Nguyễn Văn Tuấn
Tôi
đang định viết một bài commentary cho báo Tây về sự kiện mới nhất ở Biển
Đông, nên phải đọc nhiều bài viết trên báo chí nước ngoài. Đọc qua
những bài này tôi nghĩ Việt Nam lúc này quả thật là một nước tương đối
cô đơn. Không có nước nào chính thức và trực tiếp ủng hộ Việt Nam.
Có một thông tin trong bài “China and Vietnam at Impasse over Drilling Rig in South China Sea” (New York Times)
làm tôi chú ý. Thông tin này trích nguồn từ một nhà ngoại giao thâm
niên cho biết ông Tổng bí thư đảng CSVN đề nghị đi thăm Bắc Kinh để nói
chuyện với Tập Cận Bình, nhưng phía Tàu đã từ chối đề nghị này. Có người
nhận xét rằng đó là một nỗi nhục cho phía Việt Nam.
Báo
chí Việt Nam thì nói rằng bài phát biểu của ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng trong Hội nghị ASEAN vừa qua ở Miến Điện là “đanh thép” và nhận
được sự ủng hộ của các bạn trong khối ASEAN. Điều này tôi thấy không
đúng. Bài phát biểu của ngài Thủ tướng cũng bình thường thôi, ngôn ngữ
vừa phải, và theo tôi là lịch sự, chừng mực, tốt. Bài phát biểu chẳng có
chỗ nào gọi là cứng rắn hay đanh thép cả.
Chẳng
thấy nước ASEAN nào ủng hộ Việt Nam. Bản thông cáo chung được công bố
tránh đề cập đến sự hung hãn của Tàu ở Biển Đông. Thật ra, giới bình
luận quốc tế xem Việt Nam đã thất bại trong việc vận động bè bạn ủng hộ
mình trong cuộc đối đầu với Tàu (báo New York Times viết tựa đề
“Vietnam Fails to Rally Partners in China Dispute”). Vậy mà báo chí Việt
Nam cứ đưa ra ảo tưởng rằng cả thế giới đang ủng hộ Việt Nam!
Tôi
tự hỏi tại sao Việt Nam có chính nghĩa mà cô đơn như thế? Có thể người
ta nhìn vào những bước đi của Việt Nam trong quá khứ. Chẳng hạn như Việt
Nam chưa bao giờ ủng hộ Phi Luật Tân trong vụ kiện Tàu Cộng ra tòa án
quốc tế. Việt Nam cũng đàn áp những công dân Việt Nam chống Tàu. Mỗi khi
có gì căng thẳng với Tàu thì Việt Nam thường nói những câu như coi
chừng các thế lực thù địch tìm cách chia rẽ đoàn kết giữa Tàu và Việt
Nam. Tất cả những động thái đó cho người ta thấy Việt Nam muốn làm Tàu
hài lòng, hay tệ hơn nữa, là đàn em của Tàu. Với cách nhìn đó, những
nước trong khối ASEAN, vốn đã làm ăn với Tàu, thấy tranh chấp giữa Việt
Nam và Tàu là chuyện hai anh em, cứ để họ giải quyết với nhau. Có lẽ
không ít người Việt Nam cũng nghĩ thế (ví dụ như ông Đỗ Mười từng nói
rằng Tàu nó đánh ta, nhưng nó cũng là cộng sản). Có thể nói không ngoa
rằng Việt Nam tự đem sự cô đơn cho mình.
Nhưng
cô đơn thì cô đơn, chuyện chúng ta lên tiếng với bạn bè quốc tế thì vẫn
phải lên tiếng. Phải nói cho thiên hạ thấy hành động nguy hiểm và ngông
cuồng của Tàu Cộng, và để bạn bè quốc tế thấy Tàu tuy là nước lớn nhưng
cách hành xử thì rất nhỏ và rất thấp. Hy vọng tôi sẽ nói được cái ý này.
N.V.T.
Tác giả gửi BVN
SUY NGẪM VỀ CUỘC SỐNG ĐẤT NƯỚC VÀ THỜI CUỘC
CHÂN LÝ VÀ CỦ CẢI
Phạm Anh Tuấn
Câu
chuyện về Bộ quần áo mới của hoàng đế chắc ai cũng biết. Câu nói thật
của một cậu bé thật ra “ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu”. Hoàng
đế chưa chắc đã dốt, nhưng chắc chắn, trong câu chuyện trên, ông ta ít
nhất đã “tự huyễn hoặc”mình hoặc đang mang trọng bệnh.
Chân lý không phụ thuộc vào người phát ngôn.
Ví
dụ: xã hội văn minh dựa trên các “cột trụ” chính là: 1.Dân chủ - Xã hội
dân sự; 2. Nhà nước pháp quyền và 3. Kinh tế thị trường. Thế giới khẳng
định, các bậc trí thức, tầng lớp tinh hoa của dân tộc nhắc nhở, kiến
nghị, cảnh báo đã từ lâu và nhiều lần. Không những lãnh đạo không nghe
mà còn trù dập họ. Thế mà khi ông Thủ tướng đương nhiệm VN phát biểu một
số ý trong “thông điệp đầu năm” thì được ca ngợi, hưởng ứng rầm rĩ. Thế
mới biết “miệng quan” không chỉ “gang thép” mà là “ngọc châu”. Và thế
mới thấy Dân khoan dung với quan thế nào: ít ra cũng có một tí và ”muộn
còn hơn không”. Thế mới rõ việc nhận chân sự thật thấy Dân “đi trước”,
quan chức lẽo đẽo “theo sau” thế nào.
Nghĩ
lại thấy cũng hợp “quy luật” thôi: dù các ông bà quan là ai cũng đều từ
“lòng” dân mà ra cả! Cha mẹ dạy bảo, khuyên ngăn con không nghe là bất
hiếu, con áp bức, đánh đập cha mẹ là đại bất hiếu, nhà ấy vô phước và sẽ
“táng gia, bại sản”. Với một đất nước, dân tộc sẽ là thảm họa. Với một
chính thể, chế độ đó là dấu chấm hết, là diệt vong. Sự thật đó đã được
đúc kết tự ngàn đời.
Chuyện thời sự :Tàu đang
cắm giàn khoan khủng vào bờ biển nước Ta. Tàu với Ta thế nào toàn dân
đều nhìn thấy. Nhiều bậc nhân sĩ trí thức – hiền tài dân tộc đã cảnh
báo, nhắc nhở hiểm họa to lớn này từ lâu. Thực tiễn lịch sử đã minh
chứng. Ấy vậy mà Lãnh đạo cao nhất – “tứ trụ triều đình” – làm như không
thấy, như không biết, không nghe ( Vì dân không ai nghe/đọc thấy “mấy
ổng” nói gì, phát biểu gì trên báo chí cả?) Vẫn biết là phải khôn ngoan,
nhún nhường , nhưng thói đời “mềm nắn, rắn buông”. Khôn ngoan chứ không
thể hèn hạ, có thể nhún nhường chứ không thể quy phục. Có chân lý thì
phải phổ biến nó, nói cho Dân biết, cho Thế giới hay thì mới có được sức
mạnh khi hữu sự.
Nay thời cơ đã đến rồi. Đây là
lúc mà Lãnh đạo đất nước áp dụng những bài học lịch sử của chiến thắng
khi xưa để chống giặc Tàu xâm lược, chấn hưng đất nước. Đó phải chăng
là: 1 - Đại đoàn kết toàn dân; 2 - Tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi Quốc tế;
3 - Rà soát, củng cố nội lực, tăng cường sức mạnh nội tại của Dân tộc /
nhân dân và các LLVT/,... Dự liệu nhiều” kịch bản”, có các phương án
tác chiến phù hợp, v.v.
Tất cả những điều kể trên đều đúng,
nhưng nói dễ mà làm khó. Phàm để sự vật phát triển bao giờ cũng có
những điều kiện cần và đủ. Để Ta giàu mạnh và chiến thắng ngoại xâm cũng
vậy. Nói nôm na là cần điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài. Hai
cái này không phải biệt lập mà hỗ trợ, tác động lẫn nhau “một cách biện
chứng”. Muốn người ta giúp thì mình phải muốn, phải mạnh/bao gồm cả sức
lực và trí tuệ/và phải có lòng can đảm. Không ai giúp được kẻ “quyết
tâm” chết… đuối cả! Vậy rõ là: ĐK bên trong, sức mạnh nội tại của Đất
nước, Dân tộc là quyết định. Cho dù là Nga, Mỹ, Nhật hay Ấn độ,… có
chăng chỉ là “giúp thêm” mà thôi. Cần không? Cần lắm chứ, cả Asean, bạn
bè khắp năm châu và “loài người tiến bộ”. Song tất cả đều sẽ là vô ích
nếu Ta hèn hạ và yếu kém. Lòng Dũng cảm phải được thể hiện ra, phải biến
thành hành động! Không thể khác.
Nội lực ấy – điều kiện bên trong – muốn có được không gì khác chính là xây dựng Ba cột trụ đã được nhắc đến trên đây.
1. Dân chủ.
Ta
thường NÓI rất hay về dân: vì dân, do dân, nhưng THỰC THI dân chủ ở Ta
rất kém, nhân quyền – quyền con người – quyền của dân ít được tôn trọng,
thậm chí nhiều lúc, nhiều nơi còn bị chà đạp. Đó là thực tế to lớn và
đáng buồn. Quyền cơ bản bậc nhất là quyền được Mở miệng là cần và cũng
thiếu vắng nhất trong tình hình ở Ta hiện nay!
2. Nhà nước Pháp quyền.
Nôm
na là Hiến pháp, Luật pháp phải trên hết. Xã hội phải có trật tự mới
phát triển được. Đó cũng là một chân lý. Muốn vậy Hiến pháp phải được
xây dưng trên “những giá trị cốt lõi” của nhân loại vận vào điều kiện cụ
thể của dân tộc ta chứ không phải dựa trên cương lĩnh của một đảng phái
nào đó. Làm khác đi thì Nghị quyết của đảng là trên hết, tức là Hiến
pháp sẽ xuống ở ”tầng dưới” và loạn sẽ là tất yếu. Vì sao vậy? Vì Đảng
không phải là “bất biến”. Đảng là ai? Chắc chắn là một nhóm người, chứ
không phải toàn thể dân tộc. Mà đã là một nhóm thì rất dễ/ hay đương
nhiên là?/ sẽ bảo vệ quyền lợi trước hết cho nhóm mình. Hãy nhìn vào
thực tế nước ta hiện nay: nhóm đảng viên giữ các vị trí càng cao trong
bộ máy Nhà nước và xã hội thì càng có QUYỀN LỰC và do vậy càng được
hưởng LỢI LỘC lớn nhất! Mọi “đường lối”, “nghị quyết” hay các “quy định
pháp quy” và việc triển khai chúng có xu thế lái theo hướng đó (Có phải
vì thế mà con đường Trường Chinh lúc cong lúc thẳng? Phải chăng vì vậy
mà giải phóng MN, thống nhất ĐN gần 40 năm rồi mà Ta vẫn tụt hâu ngày
càng xa trong phép so sánh tương đối với các nước láng giềng? v.v.). Nếu
đúng vậy thì chẳng hóa ra là: cả dân tộc đi theo con đường có lợi nhất
cho “một nhóm” – đảng phái cầm quyền, chứ không phải Ấm no, Hạnh phúc
cho toàn dân? Có câu “Ăn cây nào rào cây nấy”. Đây cũng là Quy luật?
Xin
mở ngoặc, thực tế xã hội Ta hiện nay: tham nhũng tràn lan,thiếu vắng
niềm tin vào lãnh đạo, khủng hoảng kinh tế, đạo đức xã hội xuống cấp
trầm trọng, tệ dối trá, hối lộ là phổ biến, các lĩnh vực quan trọng, tác
động trực tiếp đến dân sinh như y tế, giáo dục, ô nhiễm môi trường,
đồng tiền mất giá,v.v. đều gặp nhiều bế tắc. Đó là những thực tế không
thể chối cãi. Nhưng khi tranh luận về nguyên nhân thì ai đó thường quy
về do “mặt trái” của kinh tế thị trường, của quá trình toàn cầu hóa,
trình độ dân trí… mà xem nhẹ “nguyên nhân bên trong” to nhất là do thể
chế: thiếu Dân chủ, chưa có xã hội dân sự và nền pháp trị theo đúng
nghĩa của nó.
3. Kinh tế thị trường – KTTT – là gì?
Việt
Nam đã có KTTT chưa? Nếu có thì nó đang ở giai đoạn nào và có đặc điểm
gì?... Báo chí “trong lề” liệt kê rất nhiều “hiện tượng” giật gân để câu
khách (Đọc đâu cũng thấy cướp, giết, hiếp, chết…), các báo “ngoài lề”
nhất là các trang mạng thì nêu đầy đủ cả “hiện tượng và bản chất”. Các
bậc trí thức, những bộ óc ưu tú nhưng bị coi là “lề trái” ở nước ta
không những nêu ra các “kết quả” nhãn tiền đã và đang diễn ra trong xã
hội và vạch rõ những “nguyên nhân” mà còn hiến kế , nêu nhiều phương
cách khắc phục. Có ai nghe họ không?
Các nhóm cố
vấn chính thức của các đời Thủ tướng trước kia đã giải tán lâu rồi, giờ
chỉ còn các “chuyên gia trong bóng tối” ư? Những khái niệm kiểu như
“nhóm lợi ích” đang trở thành các “phạm trù” phổ biến trên các báo. Các
“Nhóm” này gồm những ai? Về ”sâu và bầy sâu” cũng vậy. Ai cũng biết sâu
là loài có hại cho cây trồng, chúng luồn sâu, leo cao để hút lấy những
gì ngon nhất mặc cho cây sẽ chết. Các “bầy sâu” ở Ta “đang trên đà phát
triển” này ở đâu ra vậy? Trả lời câu hỏi này quả rất dễ. Lũng đoạn nền
kinh tế xã hội bằng sự liên kết, móc ngoặc giữa các quan chức ở “thượng
tầng”xã hội với các Doanh nhân ở” hạ tầng kinh tế”mà phần lớn trong số
đó là con, cháu, họ hàng hay chí ít cũng là “cánh hẩu”với các quan chức
đó bất chấp luật pháp và quyền lợi dân chúng, phải chăng là “nét đặc
trưng” của nền KTTT Viêt nam hiện nay? Đó cũng là một sự thật. Ở Ta tham
nhũng đang bị / được/ “đánh” bằng các “nghị quyết” của Đảng! Đánh mãi
không triệt hạ được, ngược lại chúng đã và đang trở thành “cái phổ
biến”.
Nguyên nhân của mọi nguyên nhân nằm chính
ở câu hỏi có tính tôn giáo “tồn tại hay không tồn tại”. Thật ra để lãnh
đạo phải có TẦM NHÌN. Trả lời câu hỏi có tính triết học trên đây một
cách Minh triết chính là thể hiện tầm nhìn ấy. Những người lãnh đạo cao
nhất đất nước này đã có câu trả lời chưa? Nhận thức ra chân lý thời đại
để tự thay đổi , chủ động chuyển hướng (”Tự diễn biến”) là cách tốt nhất
cho đảng lãnh đạo và cho cả dân tộc. Vận nước đã đến rồi, các vị nắm
lấy thời cơ hay “để gió cuốn đi”?
Biết nhưng
KHÔNG DÁM LÀM là vẫn còn vì mình, chứ KHÔNG PHẢI VÌ DÂN. Lòng can đảm,
dám làm là thể hiện cái TÂM cần thiết của người lãnh đạo đất nước. Thực
hiện bước nhảy trước khúc quanh này của lịch sử NHƯ THẾ NÀO là do NHÂN
DÂN (toàn thể dân tộc bao gồm cả các LLVT). Hay nói chính xác hơn: các
bậc hiền tài, nguyên khí quốc gia và toàn dân sẽ giúp các vị. Chỉ cần
các vị tập hợp họ, hãy lắng nghe mọi lời “nói phải” dù người nói là ai
và chính CÁI TÂM với dân với nước sẽ giúp các vị tìm ra cách làm được
điều đó.
Hội nghị Diên Hồng của Việt nam ở thế kỷ 21 sẽ do ai khởi xướng đây?
Chân
lý thật ra rất giản dị. Lời “nói phải thì củ cải cũng nghe”. Nhưng có
TÂM, TẦM và TÀI đủ thì mới nhận ra lẽ phải và được vậy thì hãy làm lãnh
đạo. Nếu không rồi sẽ có ngày…
“Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Kẻ thường dân nói mãi những điều ai cũng biết này cũng chẳng sung sướng gì.
Xin lỗi các quý vị lãnh đạo!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét