Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Ứng viên Phạm Quang Nghị công du Hoa Kỳ: Thất bại hay thành công?


Phạm Chí Dũng

Dù chưa có gì chứng tỏ một “thất bại”, nhưng cũng chẳng có dấu hiệu nào cho thấy cuộc “ra mắt” của ứng viên tổng bí thư Phạm Quang Nghị gặt hái được thành công trên đất Mỹ.

Về chuyến đi của ông Phạm Quang Nghị, nhà báo Phạm Chí Dũng và nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai có nhận xét như sau:

“Hai đảng anh em”


Chưa phải Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đại diện cho chính phủ Việt Nam, mà rốt cuộc người cùng họ là Phạm Quang Nghị – thay mặt bên đảng – mới trở thành nhân vật cốt cán đầu tiên trong Bộ Chính trị sang Mỹ để “mở hàng” cho chính sách âm thầm xoay trục của chính thể Việt Nam vào năm 2014.

Nhưng chỉ mới 10 tháng trước, ông Nghị còn đi thăm Bắc Kinh, nơi ông ca ngợi quan hệ truyền thống của Việt Nam với Trung Quốc với những từ ngữ tốt đẹp nhất.

Vào tháng Chín năm ngoái, tại Trung Nam Hải, ông Phạm Quang Nghị được “tiếp thân mật” bởi Trương Cao Lệ – Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cùng trong chuyến đi này, ông Nghị còn hội đàm với Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Bắc Kinh Quách Kim Long. Cả Trương Cao Lệ lẫn Quách Kim Long đều ca tụng: Đảng, Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với Việt Nam; đánh giá cao những bước phát triển mới trong quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước trong thời gian qua.

Nhưng với 84% người Việt chẳng hề thiện cảm với chính sách Đại Hán, “thời gian qua” đã quá đủ để chứng tỏ ít nhất 30 ngư dân Việt bị chết bởi tàu cá Trung Quốc tính từ năm 2002, và có đến 2.000 ngư dân Việt Nam là nạn nhân của chính sách đâm va và bắt cóc của Bắc Kinh.

Chưa “đồng cấp”


Là người hầu như lắng tiếng trước những cú đâm va xảy ra liên tục trên, điều hết sức đáng tiếc dành cho ông Phạm Quang Nghị là ông đã không gặp được bản thân ngoại trưởng Mỹ vào chuyến đi Mỹ lần này. Thay vào đó, Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman chỉ tới để “chào và chuyển tới ông lời thăm hỏi của ông Kerry”.

Vào tháng 5/2014, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã tỏ lời mời ông Phạm Bình Minh qua Mỹ. Khi đó giàn khoan HD 981 của Trung Quốc cũng đang tung hoành trên mặt Biển Đông.

Một chi tiết hết sức đáng lưu tâm là chuyến thăm Hoa Kỳ của Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị đã bắt đầu từ ngày 21/7/2014, nhưng phải đến hai ngày sau báo chí Việt Nam mới đưa tin chính thức.

Khởi đầu chuyến thăm từ thủ đô Washington DC, ông Nghị đã có các cuộc làm việc với Cố vấn cao cấp của Ngoại trưởng John Kerry là Thomas Shannon; Phó cố vấn an ninh quốc gia phụ trách đối ngoại Tony Blinken; Chủ tịch thường trực Thượng viện Patrick Leahy và Thượng nghị sỹ John McCain.

Không gặp bất cứ một người “đồng cấp” nào như trong chuyến thăm và làm việc thành công tốt đẹp ở Bắc Kinh năm 2013, ông Phạm Quang Nghị chỉ được tiếp đón bởi những viên chức chính trị Mỹ mang hàm Trợ lý Bộ trưởng – một đẳng cấp đủ thấp mà không đủ mô tả cho một tinh thần trọng thị của một nước lớn đối với một nước nhỏ.

Cũng bởi vậy, đã không thể tránh được dư luận cho rằng chuyến đi Mỹ lặng lẽ của ông Phạm Quang Nghị chỉ có ý nghĩa như một sự “ra mắt” chính giới bên lề Mỹ.

Cần tính chính danh


Điều an ủi lớn lao hơn là ông Nghị đang được đánh giá như một trong những ứng cử viên khá sáng giá cho chức vụ Tổng Bí thư tại đại hội đảng lần thứ 12 vào năm 2016. Nếu triển vọng này xảy ra, ông Nghị sẽ thay thế ông Nguyễn Phú Trọng và đứng trên cả ông Nguyễn Tấn Dũng – cũng là một nhân vật đang được dư luận đánh giá cao không kém trong cuộc chạy đua vào chức vụ lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản nước này.

Vào năm 2013, đã chỉ có ông Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước – hội kiến với Tổng thống Barak Obama tại Nhà Trắng, và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “đàm phán TPP” với Bộ trưởng Thương mại Mỹ tại New York. Còn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại đến Thái Lan để nhận tấm bằng tiến sĩ danh dự ngành chính trị học và thăm Yingluck Shinawatra – nữ thủ tướng vừa bị truất quyền.

Dù chưa có gì chứng tỏ một “thất bại”, nhưng cũng chẳng có dấu hiệu nào cho thấy cuộc “ra mắt” của ứng viên Tổng Bí thư Phạm Quang Nghị gặt hái được thành công trên đất Mỹ. Muốn được ghi dấu như Ủy viên Bộ Chính trị đầu tiên có hoạt động “dân vận” mỹ mãn ở đất nước cựu thù, có lẽ ông Nghị còn cần đi Mỹ nhiều hơn và tiếp cận được các cấp cao hơn.

Nhưng muốn vậy, điều tiên quyết là ông Phạm Quang Nghị cần rũ bỏ vai trò một người làm công tác đảng thuần túy, thay vào đó nên tiến chiếm một cương vị hành pháp mang tính danh hơn nhiều.

P. C. D.(vietinfo.eu)

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Rút giàn khoan - TQ muốn hợp tác phát triển trong vùng đặc quyền kinh tế của VN


Việc Trung Quốc quyết định rút giàn khoan dầu HD 981 khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trước thời hạn đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về động cơ đích thực của nước này sau hành động này. Bên cạnh đó là những câu hỏi là liệu phản ứng của Hoa Kỳ có thực sự tạo sức ép lớn lên hành động này của Trung Quốc. Đã có nhiều bài phân tích về hành động này của Trung Quốc. Chuyên gia về châu Á và Trung Quốc thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), bà Bonnie Glaser, đưa ra những nhận định khác so với những phân tích từng được đưa ra trước kia.

Việt Hà: thưa bà, sau vụ Trung Quốc đặt giàn khoan dầu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam, nhiều chuyên gia quốc tế nói đến việc Hoa Kỳ phải có những động thái để cho Trung Quốc thấy hậu quả của họ phải gánh chịu nếu có những hành động đáng tiếc. Theo bà, những hậu quả gì mà Hoa Kỳ có thể cân nhắc đối với Trung Quốc trong những trường hợp Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng trong khu vực?

Bonnie Glaser
: Theo tôi đây là một thách thức không chỉ với Mỹ mà còn với các nước khác trong khu vực. Nhưng các bạn cũng biết là đây không phải là việc mà Mỹ có thể tự làm một mình. Đây là một việc đòi hỏi phải có chiến lược trong khu vực. Cho nên tôi nghĩ là các thành viên của ASEAN nên có nhiều hành động hơn với Trung Quốc và nên tạo ra những hậu quả đối với các hành động của Trung Quốc. Ví dụ như khả năng Việt Nam có thể đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế tương tự như Philippines đã làm. Đây là điều mà tôi nghĩ là Hà Nội đang cân nhắc mặc dù chưa có quyết định. Nhưng tôi nghĩ là có nhiều điều mà ASEAN nên cố gắng làm để cho Trung Quốc thấy là những hành động mà họ làm đang gây lo ngại và gây mất ổn định. Cùng lúc đó, theo tôi, cũng còn cần phải có những khuyến khích tích cực mà ASEAN nên thử với Trung Quốc. Mỹ cũng nên tích cực hơn với Trung Quốc.

Tôi nghĩ là các thành viên của ASEAN nên có nhiều hành động hơn với Trung Quốc và nên tạo ra những hậu quả đối với các hành động của Trung Quốc. Ví dụ như khả năng Việt Nam có thể đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế tương tự như Philippines đã làm.<

Bonnie Glaser


Thực tế là Hoa Kỳ đã để Trung Quốc tham gia vào cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương đang diễn ra, theo tôi, là một khuyến khích tích cực. Nếu TQ có hành động đóng góp vào ổn định và có nỗ lực hợp tác vì an ninh, thì đó là điều tốt. Tuy nhiên tôi không nghĩ là Trung Quốc nên được bao gồm vào các hoạt động này nếu họ làm mất an ninh khu vực…. Trung Quốc đã lo ngại về tiếng tăm quốc tế của họ trong quá khứ, nhưng theo tôi bây giờ họ không lo ngại nhiều như thế nữa. Vì vậy cần phải có những hậu quả thực sự, có thể là một số hậu quả về kinh tế. Chúng ta đã thấy trường hợp của Trung Quốc và Nhật là ví dụ. Đầu tư mới của Nhật vào Trung Quốc trong 6 tháng qua đã giảm xuống còn 50% so với năm ngoái. Có nhiều lý do cho điều này nhưng một trong những lý do là do sự xuống dốc của quan hệ chính trị. Ảnh hưởng xấu lên nền kinh tế Trung Quốc đã khiến lãnh đạo Trung Quốc phải chú ý và đó là điều họ không muốn. Cho nên chúng ta cần phải có cách nghĩ sáng tạo là làm cách nào để thu hút sự chú ý của họ và đưa ra những khuyến khích bên cạnh những hậu quả khi Trung Quốc chỉ quan tâm đến quyền lợi của họ mà quên mất của người khác.


Bà Bonnie Glaser, chuyên gia về châu Á và Trung Quốc thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế - CSIS. (CSIS.org)

Việt Hà: việc Hoa Kỳ rỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam theo một số chuyên gia có thể là một ví dụ mang tính biểu tượng cho Trung quốc thấy hậu quả do hành động của họ. Bà có nhận xét gì về điều này?

Bonnie Glaser: Tôi không biết về khả năng mà Hoa Kỳ sẽ rỡ bỏ lệnh cấm vận này, nhưng tôi không nghĩ là Hoa Kỳ nên làm trừ khi Việt Nam thực sự muốn. Nói theo cách khác điều này không nên chỉ là tính biểu tượng. tôi không biết về thực tâm muốn mua vũ khí của Hà Nội. Nếu Việt Nam thực sự muốn thì tôi nghĩ là Hoa Kỳ nên bỏ lệnh cấm… Với Việt Nam đây cũng là một câu hỏi mang tính chính trị. Tức là liệu họ có muốn phải chịu những hậu quả có thể xảy ra trong quan hệ với Trung Quốc khi họ mua vũ khí từ Mỹ. Đây là một tranh luận đang diễn ra ở Việt nam liên quan đến khả năng Việt Nam mở rộng quan hệ an ninh với Mỹ.

Việt Hà: nền kinh tế Mỹ cũng có những lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc, liệu khi Hoa Kỳ cân nhắc những hậu quả với Trung Quốc thì điều này có ảnh hưởng thế nào tới quyền lợi của Mỹ?


Lý do mà họ dịch chuyển giàn khoan một phần do thời tiết, đó là mùa bão, một phần là vì hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN sắp tới và thực tế là Trung Quốc không muốn phải đối mặt với những chỉ trích từ những người tham gia cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao

Bonnie Glaser


Bonnie Glaser: nó phụ thuộc vào hậu quả nào, cần phải biết cụ thể là gì để có thể phân tích được vấn đề này. Có những vấn đề trong quan hệ song phương khi Mỹ cố gắng áp đặt những hậu quả, ví dụ như trường hợp Trung Quốc dùng tình báo mạng để ăn cắp các bí mật thương mại từ Mỹ. Trên thực tế sự trả đũa từ Trung Quốc có thể là có nhiều ảnh hưởng xấu lên Hoa Kỳ và lợi ích về kinh tế của Mỹ hơn là những cấm vận từ Mỹ áp dụng với các sĩ quan của quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc. Cho nên vấn đề này cần phải được xem xét kỹ lưỡng, cân nhắc cẩn thận. Cho đến giờ phần lớn hậu quả mà chúng ta thấy là chỉ tên và làm cho mất mặt. ASEAN có một thông báo riêng rẽ nêu quan ngại về ứng xử trên biển Đông nhưng không chỉ đích danh Trung Quốc, nhưng tất cả đều biết đó là Trung Quốc vì nó xảy ra ngay sau vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu. Những hành động đó có lợi và quan trọng nhưng chưa đủ.


Hợp tác phát triển chung là một ý tưởng tốt nhưng câu hỏi là ở đâu. Tôi nghĩ là Việt Nam không muốn có hợp tác phát triển chung trong vùng 200 hải lý EEZ (đặc quyền kinh tế) của mình. Việt Nam sẽ chỉ muốn hợp tác phát triển chung ở khu vực mà họ nghĩ là đang tranh chấp

Bonnie Glaser


Việt Hà: theo bà, sức ép của Mỹ có tầm quan trọng thế nào trong việc Trung Quốc rút giàn khoan trước thời hạn?

Bonnie Glaser: tôi không nghĩ là nó có chút ảnh hưởng nào. Tôi nghi ngờ là vấn đề này đã được nêu ra trong cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình. Cuộc nói chuyện đó chính là về Iran và nó không phải về Việt Nam hay vụ giàn khoan. Nó có một phần về Bắc Triều Tiên. Theo tôi thì sức ép từ Mỹ không có chút quan trọng gì. Tôi nghĩ lý do mà họ dịch chuyển giàn khoan một phần do thời tiết, đó là mùa bão, một phần là vì hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN sắp tới và thực tế là Trung Quốc không muốn phải đối mặt với những chỉ trích từ những người tham gia cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao (ARF), mà họ biết là sắp xảy ra. Thứ ba là Trung Quốc vẫn có thể kéo cái giàn khoan đó lại bất cứ lúc nào. Bằng cách dịch chuyển giàn khoan ra sớm họ gửi cho Việt Nam một tín hiệu là Trung Quốc muốn tham gia vào hoạt động khai thác phát triển chung với Việt Nam. Nếu Việt Nam đồng ý làm vậy thì quan hệ hai nước sẽ tốt hơn. Nếu Việt Nam từ chối thì Trung Quốc có một cây gậy dơ lên trên đầu Việt Nam, họ sẽ vẫn cứ vào khu vực khai thác đơn phương, và họ sẽ tiếp tục làm nghiên cứu và phát triển ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cho nên tôi nghĩ họ đang dùng cách này để gây sức ép lên Việt Nam.

Việt Hà: bà nhận xét thế nào về khả năng Việt Nam tham gia hợp tác phát triển chung với Trung Quốc?

Bonnie Glaser: Theo tôi thì hợp tác phát triển chung là một ý tưởng tốt nhưng câu hỏi là ở đâu. Tôi nghĩ là Việt Nam không muốn có hợp tác phát triển chung trong vùng 200 hải lý EEZ (đặc quyền kinh tế) của mình. Việt Nam sẽ chỉ muốn hợp tác phát triển chung ở khu vực mà họ nghĩ là đang tranh chấp. Theo tôi khu vực mà Trung Quốc đặt giàn khoan chỉ là vùng tranh chấp nếu anh thừa nhận quần đảo Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc. Việt Nam không công nhận điều này. Vì vậy vùng nước này vẫn thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam dù nó là phần kéo dài từ bờ biển hay từ quần đảo Hoàng Sa. Tôi nghĩ ý tưởng về hợp tác phát triển chung là hay nhưng câu hỏi đặt ra là ở đâu. Trung Quốc dường như thích tìm kiếm việc hợp tác phát triển chung trong vùng 200 hải lý đặc quyền kinh tế của Việt Nam tính từ bờ biển.

Việt Hà: Xin cảm ơn bà đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn.

Ông Phạm Quang Nghị kết thúc chuyến thăm, làm việc tại New York


TTXVN/Vietnam+ lúc : 29/07/14 06:11


Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị gặp Thượng nghị sĩ John McCain tại Trụ sở Quốc hội Mỹ ngày 22/7 (giờ địa phương). (Ảnh: Phạm Đạt - TTXVN) 


Tiếp tục chuyến công tác theo lời mời của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ngày 23/7/2014, ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đã tới New York.

Tại đây, ông Phạm Quang Nghị đã có cuộc gặp Phó Tổng Thư ký thứ nhất Liên Hợp Quốc Jan Eliasson; dự cuộc Tọa đàm do Hội châu Á tổ chức; trao đổi với Ban Lãnh đạo Quỹ Hòa giải và Phát triển; gặp gỡ đại diện các bạn bè cánh tả; bà con Việt kiều, và thăm một số cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội tại New York.

Trong các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, ông Phạm Quang Nghị đã giới thiệu tổng quan tình hình Việt Nam, chính sách đối nội, đối ngoại, thành tựu Đổi mới của đất nước, những thách thức và giải pháp trong thời gian tới.

Ông Phạm Quang Nghị chân thành cảm ơn các bạn bè cánh tả và nhân dân Mỹ đã kiên trì ủng hộ và giúp đỡ cách mạng và nhân dân ta trong những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Ông Phạm Quang Nghị cảm ơn các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc đã hợp tác và giúp đỡ có hiệu quả nỗ lực xóa đói, giảm nghèo và phát triển của Việt Nam, góp phần vào thành tựu Đổi mới của Việt Nam; khẳng định chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh với bà con Việt kiều chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam; ghi nhận và hoan nghênh những tình cảm và đóng góp của bà con Việt kiều đối với quê hương, đất nước, nhất là những hoạt động vừa qua của cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới đã biểu thị lòng yêu nước, lên án, phê phán những hành vi xâm phạm độc lập, chủ quyền biển đảo của nước ta. Đồng chí đã động viên, nhắc nhở bà con Việt kiều tiếp tục phát huy truyền thống yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và tôn trọng luật pháp của sở tại, tiếp tục hướng về Tổ quốc.

Đặc biệt là cuộc gặp gỡ, trao đổi với các đại biểu từ nhiều cơ quan, tổ chức Mỹ do Hội châu Á tổ chức, ông Phạm Quang Nghị đã điểm lại tình hình diễn biến ở biển Đông trong thời gian qua, nêu bật quyết tâm, chủ trương, biện pháp đấu tranh đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ngoại giao hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, đồng thời hết sức coi trọng, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước; giữ gìn và củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước, trước hết là các nước láng giềng.

Phó Tổng Thư ký thứ nhất Jan Eliasson hoan nghênh ông Phạm Quang Nghị tới thăm Trụ sở Liên Hợp Quốc, đánh giá cao sự hợp tác và đóng góp tích cực trong 37 năm qua của Việt Nam; hoan nghênh Việt Nam chính thức tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc; ca ngợi những thành tựu đáng khâm phục của Việt Nam trong xóa đói, giảm nghèo và thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ; mong muốn Việt Nam tiếp tục chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong phát triển cho các quốc gia thành viên khác của Liên Hợp Quốc, đồng thời cam kết tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.

Trao đổi với Hội châu Á với sự có mặt của nhiều vị học giả, nhà nghiên cứu, hoạt động xã hội có uy tín – một tổ chức xã hội của Hoa Kỳ có vị thế lớn trong quan hệ với châu Á nói riêng và với thế giới nói chung, các đại biểu đều bày tỏ sự quan tâm sâu sắc trước những diễn biến phức tạp, nhất là ở biển Đông do việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam gây ra; nhiều vị học giả đánh giá cao các ý kiến trình bày thẳng thắn, cởi mở và xây dựng của ông Phạm Quang Nghị, làm rõ chủ trương đúng đắn, cách tiếp cận có nguyên tắc và thái độ kiềm chế của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề phức tạp, căng thẳng vừa qua do Trung Quốc gây ra; bày tỏ mong muốn tình hình khu vực sớm trở lại bình thường, bảo đảm hòa bình và ổn định ở một khu vực mà cộng đồng quốc tế có nhiều lợi ích chung.

Trước khi tới New York, đoàn đã có những cuộc tiếp xúc, làm việc tại Washington DC, gặp-làm việc với Cố vấn cao cấp của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Thomas Shannon; Phó Cố vấn An ninh Quốc gia phụ trách đối ngoại Tony Blinken, Chủ tịch thường trực Thượng viện Patrick Leahy; Thượng Nghị sĩ John McCain.

Do việc Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry phải đi công tác đột xuất để giải quyết tình hình tại Trung Đông nên đã cử bà Wendy Sherman, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, thay mặt đến chào và trao đổi. Ông Phạm Quang Nghị cũng đã có cuộc trao đổi làm việc với Chủ tịch Viện Dân chủ Quốc gia (NDI) Kenneth Wollack và Chủ tịch Viện Cộng hòa Quốc tế (IRI) Mark Green trao đổi về những vấn đề hai bên cùng quan tâm. Các cuộc gặp, làm việc diễn ra trong bầu không khí cởi mở, xây dựng, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau.

Ông Phạm Quang Nghị đã tới thăm, thông báo tình hình đất nước với Lãnh đạo và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ và Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc.

Ngày 28/7/2014, ông Phạm Quang Nghị đã rời New York, kết thúc chuyến công tác thành công tới Hoa Kỳ./.

Nguồn: TTX Việt Nam.
____________________
BASAM bình luận:


- A, ông Phạm Quang Nghị đây rồi! Ông Phạm Quang Nghị kết thúc chuyến thăm, làm việc tại New York (TTXVN). Mấy hôm nay điểm tin, tìm đỏ con mắt không thấy bóng dáng ông Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị ở đâu. Khi ông Nghị ở Mỹ được 2 ngày, thì bất ngờ tối 23/7, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin ông đang công du ở xứ “giãy chết”. Tưởng ông đã âm thầm trở về VN ngay sau ngày hôm đó, vì từ hôm đó tới nay ông mất hút. Không một mẫu tin nào nhắc tới chuyến đi của ông sau đó, nên chẳng biết ông còn ở Mỹ hay đã về Việt Nam. Kế hoạch chuyến thăm Mỹ của ông mấy ngày, cũng không ai biết. Mãi cho tới hôm nay, khi chuyến công du của ông Nghị kết thúc, mới thấy tin từ TTXVN.

“Ông Phạm Quang Nghị chân thành cảm ơn các bạn bè cánh tả và nhân dân Mỹ đã kiên trì ủng hộ và giúp đỡ cách mạng và nhân dân ta trong những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay“. Vậy là ông Phạm Quang Nghị qua Mỹ là để thăm “bạn bè cánh tả”, tức những người liberal và người dân Mỹ đã ủng hộ cuộc kháng chiến “chống Mỹ cứu nước”? Ông muốn cám ơn họ để nhờ họ tiếp tục giúp đỡ VN “chống Mỹ cứu nước”?

“Ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh với bà con Việt kiều chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam; ghi nhận và hoan nghênh những tình cảm và đóng góp của bà con Việt kiều đối với quê hương, đất nước...”. Vậy là ông Phạm Quang Nghị có gặp bà con Việt kiều ở Mỹ. Nhưng “bà con Việt kiều” nào đã gặp ông Nghị, mà không thấy tờ báo nào trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt đưa tin, cũng không thấy tờ báo Mỹ nào nói về sự kiện này?

Đảng viên lão thành kêu gọi thoát Trung


 


Hơn 60 Đảng viên Cộng sản lão thành vừa gửi thư ngỏ lên Ban Chấp hành Trung ương kêu gọi từ bỏ con đường xây dựng XHCN và thoát khỏi lệ thuộc vào Trung Quốc.

Bức thư mà BBC có trong tay đề ngày 28/7/2014 với 61 chữ ký của nhiều nhân vật hoạt động lâu năm và có tiếng ở Việt Nam như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Thứ trưởng Chu Hảo, các kinh tế gia Lê Đăng Doanh và Phạm Chi Lan… được gửi tới Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nội dung thư bắt đầu bằng nhận định rằng từ nhiều năm nay, Đảng CSVN đã “dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin”.


“Công cuộc đổi mới gần ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc.”

Đường lối chính sách của Đảng và nạn tham nhũng, theo các tác giả bức thư, đã “đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh”.

Thư nhắc tới Hội nghị Thành Đô năm 1990, mà nhiều người cho là mốc dấu cho một giai đoạn Việt Nam bị lệ thuộc về chính trị-kinh tế vào Trung Quốc.

Từ đó tới nay, “Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt và càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới”.

Theo các Đảng viên chấp bút thư, thực trạng yếu kém của Việt Nam phơi bày sự bất cập “cả về trách nhiệm và năng lực của lãnh đạo Đảng và nhà nước trong thời gian qua”.
Khuyến cáo

Những người này cũng thừa nhận rằng toàn thể Đảng CSVN, trong đó có bản thân họ, phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về tình hình nói trên nhưng phần trách nhiệm chủ yếu và trước hết thuộc về Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị.

Bức thư nêu ra một số yêu cầu chính, mà trước tiên là Đảng CSVN cần thay đổi Cương lĩnh và “từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa”.

Chỉ có hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ mới có thể mở ra thời kỳ mới phát triển cho Việt Nam, theo nhận định trong thư.

Họ cũng kêu gọi quyết tâm thoát khỏi tình trạng lệ thuộc nghiêm trọng vào Trung Quốc.

Giai đoạn này, Đảng CSVN đang chuẩn bị tiến tới đại hội Đảng các cấp trước khi tổ chức Đại hội Đảng lần thứ XII vào năm 2016. Các tác giả bức thư cho rằng đây là thời điểm thuận lợi để tiến hành thay đổi thể chế chính trị một cách thực sự.

Đặc biệt, lá thư đề cập tới quan hệ đối ngoại, mà trước hết là với Trung Quốc.

Các tác giả kêu gọi lãnh đạo Đảng CSVN và nhà nước “thống nhất nhận định về mưu đồ và hành động của thế lực bành trướng Trung Quốc đối với nước ta, từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng; và có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc”.

Họ yêu cầu minh bạch hóa sự thật về quan hệ Việt – Trung và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế …

Lá thư cũng khuyến cáo nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về tình hình tranh chấp căng thẳng trên Biển Đông.

“Quan điểm ‘không liên minh với nước nào nhằm chống nước thứ ba’ là tự trói buộc mình, không phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi.”

Trước đây đã một vài lần các thư ngỏ với nội dung kêu gọi thay đổi đã được gửi tới lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam nhưng không thấy có phản hồi công khai từ người nhận.

Nguồn: BBC

——
“ĐƯỜNG LỐI SAI LẦM”!?

Nguyễn Văn Hoàng

29-07-2014

Một bức thư gửi “Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam” đề ngày 28/7/2014 đang gây bão trong dư luận.

Trong danh sách 61 lão thành cộng sản ký dưới bức thư, người ta dễ dàng tìm thấy chữ ký của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Thứ trưởng Chu Hảo, GS Hoàng Tụy, Nhà văn Nguyên Ngọc, NSUT Nguyễn Thị Kim Chi, Giáo sư Tiến sĩ Ngữ văn Trần Đình Sử, GS Tương Lai, kinh tế gia Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan…

Nội dung bức thư mạnh mẽ, thẳng thắn và mang nhiều hơi hướng buộc tội: “từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc. Đường lối sai cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa tạo điều kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh”.

Có thể nói sau Kiến nghị 72 năm 2013, đây là một sự kiện hết sức… “suy thoái” bởi luận theo quán triệt của PGS.TS. Đại tá Trần Đăng Thanh – Học viện chính trị Bộ Quốc phòng thì những người đang hưởng chưa “trọn vẹn sổ hưu” này không coi “sổ hưu” là cái đinh gì trong khi báo chí chính thống thì mải lên gân cốt đe dọa các tổ chức hội đoàn tự do do vài con người vô danh đứng ra thành lập gần đây, gán ghép mưu đồ “cách mạng hoa nhài”, “cách mạng Mùa xuân Arập”.

Chắc chắn bức thư sẽ gây hoang mang cực độ cho những người tin tưởng vào đảng và tuyệt đối trung thành. Không hiểu người ta có định quy cho bức thư âm mưu “diễn biến hòa bình”!?

Dù thế nào nhà nước cũng cần giải thích trước công luận về sự xuất hiện của bức thư, có hay không sự mạo danh, nội dung bức thư đưa ra sai hay đúng? Thiết nghĩ một nhà nước có đầy đủ tính chính danh không thể im lặng khi có cá nhân hay tập thể chỉ ra “đường lối sai lầm” của mình.

Dư luận nhân dân đang chờ câu trả lời.

Nguồn: FB Hoang Nguyen Van

Trung Quốc muốn gì?



Cao Huy Thuần

Cách đây chỉ hơn hai mươi năm, thế giới nói đến Trung Quốc như một cường quốc đang lên – a rising Power. Và lo ngại đặt câu hỏi: ông lên như thế thì ông sẽ lên đến đâu, và lên đến đó thì ông sẽ làm gì? Hai mươi năm sau, Trung Quốc đã lên vượt bực, lên cực nhanh, làm cả thế giới chóng mặt, và câu hỏi đâm ra lo ngại một cách chính xác hơn: ông lên như thế thì liệu chiến tranh có xảy ra không?

Mươi năm trước đây, dưới khẩu hiệu của Đặng Tiểu Bình, "thao quang dưỡng hối" giấu sức mạnh chờ thời gian, Trung Quốc đã làm thế giới tưởng rằng ông trỗi dậy một cách hòa bình, rằng "Trung Quốc mạnh lên thì cả thế giới đều được phúc lợi chung". Sau đó không lâu, thế giới bừng tỉnh giấc nam kha hòa bình khi giọng ông thay đổi, tác phong thay đổi, từ mềm thành cứng, từ thủ thành công, từ lịch sự đến đe dọa, gây hấn, trịch thượng. Ông bốp chát với Mỹ, căng thẳng với Nhật, trấn áp lân bang, lè lưỡi bò liếm hết Biển Đông, liếm tất, không chừng liếm qua đến cả Ấn Độ Dương. Vậy thì chiến tranh là hậu quả phải tiên liệu cùng với cái đà trỗi dậy của ông? Ông muốn gì? Đó là câu hỏi đặt ra trong sách báo ngày nay.

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Luân Chuyển Cán Bộ và Nhân Sự Cho Đại Hội


Sau một quyết định luân chuyển, 44 vụ trưởng, thứ trưởng… bỗng trở thành phó tỉnh[1]. Nhiều người trong đó sau Đại hội sẽ lại ra Hà Nội làm Bộ trưởng, vào Trung ương. “Luân chuyển cán bộ” là một giải pháp được Hội nghị Trung ương Ba, khóa VIII (6-1997), đặt ra. Nhưng phải tới Hội nghị Trung ương Sáu (lần 2), khóa VIII (1998), mới bắt đầu được Tổng bí thư Lê Khả Phiêu áp dụng.

Chỗ Trống

Nếu những nỗ lực đưa tuổi về hưu lên 65 không thành công, Đại hội sắp tới hứa hẹn sẽ có rất nhiều “chỗ trống”. Tuổi để không “tái ứng cử” của ủy viên Trung ương hiện là 60, tức là những người sinh từ năm 1956 trở về trước sẽ phải ra đi. Có tới 81/154 ủy viên trung ương (không tính Ban bí thư, Bộ chính trị) có năm sinh từ 1951-1956. Trong số này có 11 bộ trưởng, 15 bí thư tỉnh ủy và hai vị chủ tịch 2 thành phố Hà Nội, Sài Gòn.

Hy vọng không phải hoàn toàn tắt hết cho 15 vị ủy viên Trung ương sinh năm 1956. Nhưng cũng phải nhớ là ở Đại hội XI chỉ có 4 vị sinh năm 1951 (tương đương 1956 ở đại hội XII) lọt vào Trung ương: Phó chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy viên Thường vụ Quốc hội Đào Trọng Thi, Bộ trưởng Giàng Seo Phử. Năm 2011, cũng có ba vị bộ trưởng khác “cố đấm” nhưng không “ăn được xôi”: Lê Doãn Hợp (1951), Trần Đình Đàn (1951), Phạm Khôi Nguyên (1950).

Tuổi về hưu của ủy viên Bộ chính trị là 65. Có ít nhất 4 ủy viên Bộ chính trị chắc chắn sẽ bị vấn đề tuổi tác loại ra khỏi danh sách nhân sự Đại hội 12: Nguyễn Phú Trọng (1944), Nguyễn Sinh Hùng (1946), Ngô Văn Dụ và Tô Huy Rứa (cùng sinh năm 1947). Cũng có không nhiều cơ hội cho: Lê Hồng Anh (12-11-1949), Phùng Quang Thanh (2-2-1949), Phạm Quang Nghị (2-9-1949) và Lê Thanh Hải (20-2-1950).

Hai ủy viên Bộ chính trị, Phạm Gia Khiêm (6-8-1944) và Hồ Đức Việt (13-8-1947) đã bị đánh rớt tại Đại hội XI. Chỉ có một tiền lệ là trường hợp của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, ông được tái cử để đưa lên ghế Chủ tịch Quốc hội khi chỉ còn vài ngày là 65 tuổi (18-1-1946).

Quy định tuổi tác và giới hạn hai nhiệm kỳ cũng có tác dụng tích cực trong một nền chính trị cả nể như Việt Nam. Ông Phạm Văn Đồng từng làm Thủ tướng từ năm 1955 đến 1987. Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn đều giữ chức cho đến “hơi thở cuối cùng”. Trước Đại hội VIII, Đỗ Mười đã 79 tuổi nhưng vẫn còn “bám trụ”.

Bộ Tứ

Từ sau Đại hội IX, tuổi không tái ứng cử của “bộ tứ” được quy định là 67. Đại hội XI diễn ra vào tháng Giêng 2011, khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng vẫn còn 3 tháng… để trở thành Tổng bí thư (ông Trọng sinh ngày 14-4-1944).

Nếu Đại hội XII tổ chức vào đầu năm 2016, Ông Trương Tấn Sang có thể chạm vào giới hạn tuổi tác (ông sinh ngày 21-1-1949) nhưng lại có lợi thế là mới giữ chức Chủ tịch Nước một nhiệm kỳ. Ông Nguyễn Tấn Dũng đang còn mấy tháng tuổi (ông sinh 17-11-1949) nhưng chỉ có một con đường “đi lên” vì đã có hai nhiệm kỳ Thủ tướng[2].

Rất nhiều “hồng y” muốn trở thành “giáo hoàng” nhưng ai cũng phải giữ bề ngoài đạo mạo. Ai cũng cần người thay họ nói ra “tham vọng” đó (bằng cách đề cử trong những hội nghị trung ương cuối nhiệm kỳ). Trước Đại hội XI, cho dù uy tín của Nông Đức Mạnh thế nào, lời giới thiệu người kế vị của ông vẫn vô cùng quan trọng. Năm 2011, nếu không được Nông Đức Mạnh giới thiệu, Nguyễn Phú Trọng có thể chỉ là một ông già 67 tuổi về hưu.

Đề cử người kế vị của ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắn vẫn có trọng lượng nhưng cách vận hành Bộ chính trị và Ban chấp hành Trung ương giờ đây đã phức tạp hơn. Nó chịu chi phối rất nhiều của vấn đề “thế – lực”.

Nguyễn Tấn Dũng là ủy viên dự khuyết từ tháng 12-1986. Trong khi tháng 1-1994 Nguyễn Phú Trọng mới được đặc cách vào Trung ương. Tuy vào Bộ chính trị gần như trong cùng một thời gian, mãi tới năm 2006 Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng mới có một ví trí có quyền lực ở tầm quốc gia. Trong khi từ năm 1996, Nguyễn Tấn Dũng đã được đưa vào nhóm năm người quyền lực nhất (Thường vụ Bộ chính trị) và lần lượt giữ những chức vụ mà các quyết định có thể “quy ra thóc”, chi phối tới mọi ngóc ngách của hệ thống chính trị: Phó thủ tướng thường trực (1997); Thủ tướng (2006).

Người thắng cuộc là người có nhiều phiếu hơn. Người có nhiều phiếu hơn không hẳn vì uy tín lớn hơn mà còn có thể là người có nhiều “gót chân A-Sin” để sau khi bầu lên “đàn em” dễ dàng trục lợi.

Thành phần bỏ phiếu trong Đại hội không bị chi phối một cách trực tiếp bởi nguyên tắc lợi ích như trong Bộ chính trị, Trung ương, nhưng đại biểu lại thường là những người “phục tùng”. Cho dù xác suất rất thấp, Đại hội vẫn có thể tạo ra bất ngờ nếu như các đại biểu hiểu là lá phiếu của họ có thể chỉ tập trung đặc quyền, đặc lợi cho một số người nhân danh “tập trung dân chủ”.

Tại Sao Luân Chuyển

“Luân chuyển”, theo Nghị quyết Trung ương Ba, là để “giúp cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn”. Nhưng, tại sao một ông phó chánh án Toà án Nhân dân Tối cao lại phải “rèn luyện” bằng cách về tỉnh làm phó bí thư; một ông Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi lại phải cần “thực tiễn” ở ủy ban nhân dân một tỉnh..

Ban Tổ chức Trung ương có bao giờ hỏi ông Nguyễn Văn Giàu, hai năm cách ly với chuyên môn ở Ninh Thuận (2004-2006) có giúp được gì cho ông khi làm Thống đốc. Bí thư tỉnh ủy là một nhà chính trị địa phương trong khi Thống đốc ngân hàng làm công việc của một nhà kỹ trị. Ban Tổ chức cũng có bao giờ hỏi ông Nguyễn Hòa Bình (luân chuyển về Quảng Ngãi 2010-2011), kinh nghiệm làm Bí thư có giúp gì để một ông tướng công an trở thành Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Đứng đầu “viện công tố” mà học được cái lắt léo của “chính trị gia” thì liệu có còn “độc lập, chỉ tuân theo pháp luật”.

Cũng có những cán bộ được quy hoạch để làm chính trị khi về địa phương, bị đặt trước thách thức phải tự “tìm chỗ trống có cơ cấu” như Thứ trưởng Trần Thế Ngọc (trước đương kim Bí thư Trần Thị Kim Cúc ở Tiền Giang hồi năm 2010); Phải phản công tự vệ như phó ban Tư tưởng Văn hóa Phạm Quang Nghị khi về làm Bí thư Hà Nam (1997-2001). “Đấu đá nội bộ” cũng có tác dụng trui rèn bản lĩnh nhưng không phải là con đường nhất định để trở thành chính trị gia.

Không thể coi luân chuyển là “thử thách” khi đó chỉ là quy trình một cán bộ được Ban bí thư xếp sẵn ghế rồi “ẵm” về địa phương. Chỉ có rất ít trường hợp thất bại như Vũ Trọng Kim (Quảng Trị 2001-2005). Luân chuyển chỉ là cơ hội để các bên cài đặt nhân sự của mình vào những vị trí có cơ cấu. Cả khách lẫn chủ đều biết chịu đựng nhau. Xuôi chèo mát mái thì đến hẹn họ mới đi cho. Đó là thời gian “nín thở qua sông” chứ không phải là “rèn luyện”.

Cho dù Đảng kiểm soát tuyệt đối về công tác cán bộ nhưng không có nghĩa là cán bộ của Đảng thì có thể ngồi bất cứ chỗ nào. Có những bí thư tỉnh ủy có thể làm bộ trưởng. Nhưng không có nghĩa ai có “hàm bộ trưởng” là có thể phiên ngang. Chính trị địa phương không giống như chính trị quốc gia và điều quan trọng hơn, viên chức hành chánh, viên chức chính trị và chính khách là những vị trí không thể luân qua, chuyển lại.

Hành Chánh Chuyên Nghiệp

Cho dù độc đảng hay đa đảng một quốc gia muốn ổn định đều cần phải thiết lập được một nền hành chánh công vụ chuyên nghiệp và độc lập. Các viên chức hành chánh, nếu muốn vẫn có thể “học tập đạo đức Hồ Chí Minh” và chính trị Marx – Lenin, nhưng điều họ bắt buộc phải học là chỉ được làm những gì pháp luật cho làm, tuân thủ các chuẩn mực hành chánh một cách chính xác và không cần sáng kiến.

Bộ máy hành chánh có thể hình thành từ trong các bộ, ngành, từ tỉnh, quận, huyện và phường xã. Đứng đầu các bộ máy hành chánh ở tất cả các cơ quan này là những người được đào tạo trong trường hành chánh. Họ là các chủ sự, các đốc sự và tham sự hành chánh. Họ có thể có hàm tương đương với thứ trưởng, phó tỉnh trưởng hay phó quận trưởng…

Các bộ trưởng, tỉnh trưởng có thể bị thay thế sau mỗi nhiệm kỳ, nhưng người đứng đầu bộ máy hành chánh thì chuyên nghiệp. Khi nào có bộ trưởng, tỉnh trưởng mới tới, họ lại giúp tập huấn để các chính trị gia biết giới hạn, thủ tục khi ứng xử các quyền hành chánh.

Viên chức hành chánh là một “ngạch” có thể chọn qua thi tuyển.

Viên chức chính trị bổ nhiệm (political appointee)


Đây là một lực lượng hết sức hùng hậu, trung ương có các bộ trưởng, các thẩm phán (bao gồm cả chánh án), công tố viên (kiểm sát viên – bao gồm cả viện trưởng viên kiểm sát)…; địa phương có các giám đốc sở… Họ được bổ nhiệm bởi những chính trị gia được quốc hội hoặc các cuộc tổng tuyển cử bầu lên như thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch tỉnh… và thường phải được phê chuẩn của quốc hội hay hội đồng nhân dân các cấp.

Quyền lựa chọn nhân sự cho các vị trí này thuộc về các chính trị gia. Nếu họ đưa “em út” hay đưa những kẻ “chạy chức, chạy quyền” vào thì có thể sẽ bị phát hiện trong quá trình điều trần. Nếu người mà họ bổ nhiệm không được phê chuẩn thì họ sẽ rất có thể mất uy tín, phải từ chức hoặc chịu thất cử trong nhiệm kỳ kế tiếp.

Tuy quyền lựa chọn là của cá nhân nhưng để có sự hậu thuẫn chính trị các chính trị gia buộc phải lựa chọn nhân sự từ nhiều nguồn khác nhau. Thay vì dựa vào “kho dự trữ cán bộ” của Bộ chính trị, Ban bí thư, Thủ tướng sẽ lựa chọn các bộ trưởng trong hàng các chính trị gia hoặc trong các nhà kỹ trị, các nhà văn hóa lớn; Chủ tịch nước sẽ chọn các thẩm phán không phải từ những người được quy hoạch mà có thể từ các luật sư nổi tiếng, giỏi nghề nghiệp và liêm chính.

Chính Trị Gia

Công tác cán bộ như hiện nay không thể làm xuất hiện chính trị gia cho dù vẫn có những chức danh được đặt vào thông qua bầu cử. Chính trị gia thực thụ phải là những người trưởng thành từ các hoạt động chính trị, xã hội… được công chúng biết đến và chọn lựa.

Không phải tự nhiên, cho dù có học vấn cao hơn, phẩm chất chính trị gia của lãnh đạo càng ngày càng tụt xuống. Trước đây, các lãnh đạo địa phương được điều ra Trung ương thường nhờ thành tích “đổi mới” (như Võ Văn Kiệt, Đoàn Duy Thành, Nguyễn Văn Chính – Chín Cần…). Ngày nay, không ai biết thành tích ở địa phương của các bí thư tỉnh ủy được đưa lên là gì. Không có môi trường chính trị để những người trở thành lãnh đạo thực sự cao hơn các đồng chí của họ “một cái đầu”, các nhà lãnh đạo đã chọn những kẻ kém mình “một cái đầu” cho dễ bảo.

Hiện tượng xuất hiện các nhà lãnh đạo dưới 40 tuổi có học vấn cao, được đào tạo ở Mỹ, ở Canada như Nguyễn Thanh Nghị (phó bí thư Kiên Giang), Nguyễn Xuân Anh (phó bí thư Đà Nẵng) lẽ ra phải được coi là tích cực. Nhưng họ lại đang trở thành đối tượng để dư luận “xì xào”. Vấn đề là tại sao lại chỉ có hai vị ấy mà không phải là những người xuất sắc khác trong số hàng chục ngàn bạn trẻ vừa du học trở về.

Nếu không có một môi trường chính trị minh bạch thì những người tử tế rất khó có chỗ đứng trong giới cầm quyền. Nếu không có một môi trường tranh cử công khai thì người tài không thể xuất hiện và được thử thách. Nếu đội ngũ kế cận chỉ gồm những người được cha chú “lôi từ trong túi áo ra” thì cho dù họ lên tới cấp nào cũng chỉ có thể hành xử như hàng thuộc hạ.

Huy Đức


[1] Trong 44 cán bộ được luân chuyển đợt này, có 2 ủy viên dự khuyết Trung ương, 19 thứ trưởng và tương đương; 25 cục trưởng, vụ trưởng và tương đương; 3 cán bộ nữ. Theo Quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, 25 người giữ chức Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; 19 người giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.

[2] Theo Nghị quyết Trung ương Ba, Khóa VIII: “Cán bộ đứng đầu từ cấp huyện, quận trở lên không giữ một chức vụ quá hai nhiệm kỳ”.

TRUNG QUỐC ÂM MƯU ĐẶT ỐNG DẪN DẦU DƯỚI BIỂN ĐÔNG


Anh Tú - motthegioi




Trong việc khai thác dầu mỏ ngoài khơi biển Đông, kể cả ở những khu vực không thuộc đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, thậm chí vi phạm khu vực thuộc đặc quyền của nước khác, Bắc Kinh đối mặt với nhiều vấn đề về kỹ thuật: chuyển nhiên liệu khai thác về đất liền. Nhưng họ có thể giải quyết trở ngại này nếu lắp đặt được đường ống dẫn dầu dưới biển.

Trong bài "Trung Quốc hăm he đưa giàn khoan trở lại biển Đông" mà Một Thế Giới đã đăng hôm 24.7, chúng tôi đã phân tích:
"Nếu không có tàu FLNG để chiết xuất và hóa lỏng khí đốt, giàn khoan trị giá 1 tỉ USD của Trung Quốc dù có hoạt động cũng chẳng hiệu quả.

Đó có thể chính là lý do khiến Trung Quốc đem giàn khoan về lãnh hải của họ. Và khi bỏ ra cả đống tiền để có FLNG thì Trung Quốc sẽ khó để không con tàu này, mà phải dùng nó đi khai thác để bù lỗ".
Tàu FLNG giống như nhà máy hóa lỏng trên biển có thể chiết xuất khí đốt và hóa lỏng nó trước khi giao nó cho tàu chở dầu vận chuyển vào bờ.
Tuy nhiên, việc đóng tàu FLNG đòi hỏi nhiều tiền bạc và công nghệ cao. Nhanh nhất, Trung Quốc cũng phải mất vài năm mới có chiếc tàu FLNG có công suất đủ lớn để phục vụ công việc "khai thác" xa bờ.
Ngoài phương án đóng tàu FLNG, Trung Quốc còn có một phương án khác mà công nghệ nằm trong tầm tay họ: đặt ống dẫn dầu.
Nếu Trung Quốc thành công trong việc đặt ống dẫn dầu trái phép từ đảo Hải Nam xuống quần đảo Hoàng Sa mà họ chiếm đóng phi pháp của Việt Nam, rồi từ đó kết nối với các giàn khoan ngoài khơi ở khu vực khác trên biển Đông thì thực sự rất nguy hiểm.


Trung Quốc rất mạnh trong việc xây dựng đường ống dẫn dầu

Phong Tần, kỹ sư trưởng của tập đoàn lọc dầu hàng đầu châu Á Sinopec Corp cũng đề cập đến chuyện xây dựng ống dẫn dầu, nhưng cho biết nó không tối ưu bằng việc đóng tàu FLNG phục vụ cho việc khai thác trên ngoài khơi.
Cái khó của phương án dựng đường ống dẫn dầu không phải là kỹ thuật mà là an ninh. Phía Trung Quốc cho rằng với đường ống dẫn dầu dài thì việc đảm bảo an toàn sẽ khó khăn hơn nhiều so với hộ tống 1-2 chiếc FLNG.
Tuy nhiên, nếu như việc đóng tàu FLNG không tiến triển (cho đến giờ chưa hãng đóng tàu nào nhận lời tham gia dự án đóng tàu FLNG mà Trung Quốc mời chào), thì rất có thể phương án xây dựng đường ống dẫn dầu sẽ được tính đến.
Phương án này sẽ tốn khoản đầu tư ban đầu rất cao và đối mặt với các thách thức về an ninh nhưng giới chuyên gia Bắc Kinh cho rằng nó sẽ tiết kiệm kinh tế về lâu dài. Hơn nữa, dựng được đường ống dẫn dầu từ Hải Nam ra biển Đông thì Trung Quốc càng có cớ để "thể hiện chủ quyền" trên biển Đông.
Trong lúc này, Trung Quốc đang tích cực nạo vét tại một số đảo ở Hoàng Sa để thúc đẩy xây dựng các cơ sở hạ tầng tại đây. Sẽ không ngạc nhiên nếu họ xây dựng một nhà máy lọc dầu tại đó và chuyển thành phẩm khai thác được về đảo Hải Nam thông qua đường ống dẫn dầu. Những kịch bản dự báo mà báo chí phương Tây đưa ra là điều mà tất cả các nước trong khối ASEAN và cộng đồng quốc tế cần quan tâm, đề phòng trước khi mọi chuyện thành quá muộn.
 

Anh Tú (tổng hợp)

EVN "VÔ CAN" TRONG VỤ TUYỂN 2100 "KỸ SƯ" TRUNG QUỐC?

VĂN CHƯƠNG & TRẦN QUYẾT - doisongphapluat


(ĐSPL)- Cách đây không lâu, tỉnh Trà Vinh đã phải đau đầu để giải quyết tình trạng hàng trăm lao động Trung Quốc không phép ở trung tâm Điện lực Duyên Hải (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh).




Tình trạng lao động không phép tại các dự án nhiệt điện khiến nhiều địa phương đau đầu.

Tuy nhiên, mới đây, bất ngờ địa phương này lại tiếp tục phê duyệt cho 2.100 lao động Trung Quốc vào làm việc tại nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 với lý do: Nhà thầu không tuyển được lao động Việt Nam.

Trong khi đó, trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, đại diện của phòng Pháp chế, ban Quản lý dự án nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 khẳng định, họ không có thẩm quyền trong việc này.

Lao động phổ thông trong "vỏ bọc" kỹ sư?

Được biết, dự án công trình nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 do EVN làm chủ đầu tư, có tổng công suất khoảng 4.400MW, thuộc quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 đến 2020, có xét đến năm 2030, do các nhà thầu Trung Quốc thi công. Mới đây nhất, là công ty China Chengda Engineering (gọi tắt là Chengda-PV), một trong số các nhà thầu Trung Quốc đã lên kế hoạch tuyển thêm 2.100 lao động Trung Quốc làm việc tại nhà máy này và được tỉnh Trà Vinh phê duyệt.

Sau khi dư luận cả nước ngỡ ngàng trước thông tin này, bà Sơn Thị ánh Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, quyết định này được ban hành ngày 2/7. Theo đó, Trà Vinh đã cho phép nhà thầu Chengda được tuyển trên 2.100 lao động Trung Quốc đến làm việc tại công trình nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3. Và lý do được vị lãnh đạo tỉnh trả lời là không tuyển được lao động người Việt Nam. "Đây là quyết định đã được thông qua nhiều cấp liên quan, có sự kiểm tra của sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Quyết định này không dựa vào báo cáo một chiều từ phía công ty", bà Hồng trao đổi với báo chí.

Giải thích thêm về vấn đề này, ông Dương Quang Ngọc, Phó Giám đốc sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho rằng, phía nhà thầu Chengda có chuyển thông tin tuyển dụng lao động đến sở và các phòng LĐ-TB&XH cấp huyện, thành phố cũng như các trung tâm giới thiệu việc làm. Toàn bộ vị trí tuyển dụng không phải lao động phổ thông mà là lao động kỹ thuật cao và chuyên gia. Theo ông Ngọc, sau khoảng hai tháng đăng tuyển, số lượng lao động trong nước có rất ít người nộp hồ sơ xét tuyển hoặc có gửi hồ sơ nhưng không đến phỏng vấn xin việc làm. Do đó phía công ty xin các cấp lãnh đạo liên quan tuyển lao động người nước ngoài (quốc tịch Trung Quốc) để đảm bảo tiến độ thi công. Tuy nhiên, số lượng 2.100 lao động được tuyển trong vòng bốn năm (2014-2018) chứ không phải tuyển đột xuất trong khoảng thời gian ngắn.

Dẫn lời ông Trần Trí Dũng, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh, theo như báo cáo của UBND tỉnh, sở dĩ tuyển lao động nước ngoài là vì nhà thầu cần những công nhân kỹ thuật cao, mà lao động của chúng ta không đáp ứng được. Thế nhưng tất cả đều chưa rõ ràng, nên đoàn ĐBQH sẽ yêu cầu giải thích cụ thể. "Chúng tôi cũng đang phải kiểm tra lại công nhân kỹ thuật cao mà bên phía Sở đưa ra là sao. Kỹ thuật cao là cái gì, theo tôi hiểu thì làm gì có phải cao hay không, nói là cao nhưng có cao thật không. Chúng tôi hoàn toàn không đồng tình với việc tuyển dụng như thế này. Đáng lẽ đầu tiên phải ưu tiên lao động Trà Vinh trước. Trà Vinh không có thì tìm lao động trên cả nước, cả nước không có thì mới chấp nhận lao động nước ngoài. Tôi sẽ làm việc trực tiếp với ban Quản lý dự án nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3, đồng thời là UBND tỉnh Trà Vinh, cùng các Sở, ngành liên quan để làm rõ sự việc này", BĐQH Trần Trí Dũng khẳng định với báo chí.

Cùng quan điểm, trao đổi với PV báo ĐS&PL, một chuyên gia ngành lao động cho biết, từ trước đến nay, các nhà thầu Trung Quốc đã có "tiếng" xấu khi đưa cả nhân viên quét rác, người nấu ăn, từng cái ốc vít sang Việt Nam để làm việc. Vậy, trong việc nhà thầu Chengda tuyển 2.100 lao động sang Việt Nam, làm sao để các cơ quan chức năng kiểm tra được họ là những kỹ sư có trình độ cao thật hay chỉ là lao động phổ trông núp trong vỏ bọc kỹ sư. Các cơ quan chức năng ở tỉnh Trà Vinh chỉ kiểm tra được họ trên mặt giấy tờ, còn về năng lực thực sự thì ai sẽ kiểm chứng. Trong khi đó, bằng cấp giấy tờ giả ở Việt Nam còn làm được nói gì đến một nước như Trung Quốc.

EVN không có thẩm quyền để can thiệp?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, dự án Nhiệt điện Duyên Hải 3 do các nhà thầu Chengda - DEC - SWEPDI - ZEPC làm tổng thầu EPC và ban Quản lý dự án nhiệt điện Duyên Hải 3 do EVN chịu trách nhiệm quản lý. Tuy nhiên, khi trao đổi với PV báo ĐS&PL qua điện thoại, ông Sơn Wi Chít, cán bộ phòng Pháp chế (ban Quản lý dự án nhiệt điện Duyên Hải 3) cho rằng, họ không đủ thẩm quyền trong việc nhà thầu Trung Quốc tuyển 2.100 lao động sang Việt Nam. ông Chít cho rằng, đây mới chỉ là kế hoạch tuyển của nhà thầu Trung Quốc và đã được sở LĐ-TB&XH tỉnh Trà Vinh phê duyệt. Chính vì vậy, đây là việc của nhà thầu và Sở. "Nhà thầu cũng có gửi cho chúng tôi kế hoạch tuyển dụng 2.100 lao động nhưng chúng tôi không có thẩm quyền để giải quyết, can thiệp, kiểm soát về việc này", ông Chít nhấn mạnh.

Xung quanh việc nhà thầu Chengda tuyển 2100 lao động Trung Quốc, trong khi bài báo này đang lên khuôn, thông tin được phát đi từ tỉnh Trà Vinh, chiều 14/7, ông Đồng Văn Lâm - Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh khẳng định, UBND tỉnh sẽ rút kinh nghiệm, cho đăng tuyển rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân trong và ngoài tỉnh biết về nhu cầu tuyển dụng này.

Về vấn đề này, GS- TSKH Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho rằng, FDI được xem là các doanh nghiệp thu hút lao động địa phương, chuyển giao công nghệ cao cho Việt Nam... Chúng ta không dại đi tuyển lao động phổ thông từ nước ngoài. Theo nguyên tắc, bất kể lao động nước ngoài nào khi vào Việt Nam cũng phải đăng ký, tuy nhiên vẫn xuất hiện những trường hợp lao động Trung Quốc đăng ký kỹ sư nhưng lại làm việc chân tay thì đó là trách nhiệm của sở LĐ-TB&XH các tỉnh. Quản lý quá lỏng lẻo, không có biện pháp kiểm tra, giám sát. "Cũng phải khẳng định việc lao động Trung Quốc tồn tại như vậy là hoàn toàn trái ngược với mục đích chính sách thu hút FDI của Việt Nam", GS. Nguyễn Mại nói.

Theo nhận định của TS. Trần Đại Phúc, chuyên gia cao cấp điện hạt nhân, giờ đang là chuyên gia của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), trong số 2.100 lao động mà nhà thầu Chengda tuyển thì chỉ có 10% chuyên gia, phần đông là các công nhân phổ thông. Trong khi lao động Việt Nam có thể đáp ứng được mà nhà thầu lại tuyển lao động Trung Quốc là bất hợp lý. Và, cái lý do công nhân của chúng ta không đáp ứng được các tiêu chuẩn chỉ là cái cớ của nhà thầu. Còn nguyên nhân thực sự là các nhà thầu Trung Quốc được chính phủ nước này trợ cấp tài chính phụ thuộc vào số lượng công nhân được đưa ra nước ngoài thi công.

"Về việc tuyển dụng 2.100 lao động là người Trung Quốc, nếu nói công nhân, lao động trong nước không đáp ứng được là không đúng. Bởi có nhiều công trình khó, lao động trong nước vẫn có thể đáp ứng được. Tuy nhiên, điều quan trọng là ai đứng ra tuyển và tiêu chí ra sao thôi? Đối với những công trình nhiệt điện, Việt Nam đã từng xây dựng rất nhiều, lực lượng lao động không phải là tay nghề yếu, cho nên cái lý do họ nêu ra ta phải xem xét. Nhiều nhà máy nhiệt điện khác trước đây được xây dựng, không phải Trung Quốc đầu tư và chúng ta đâu có sử dụng nhiều công nhân lao động Trung Quốc như vậy".
(Dẫn lời Giáo sư, Viện sỹ, TSKH Trần Đình Long, Phó Chủ tịch hội Điện lực Việt Nam)

Trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý lao động


Theo tôi được biết, khâu tuyển dụng 2.100 lao động là do nhà thầu và sở LĐ-TB&XH tỉnh Trà Vinh trình lên UBND tỉnh. Chính vì thế, về phía sở LĐ-TB&XH tỉnh Trà Vinh, tôi nghĩ nên nhìn thấy lỗi sai mà tiến hành sửa chữa, chứ không nên bao che, bao biện không có lao động kỹ thuật trong nước, đó là bao biện cực kỳ sai. Bởi việc nhà thầu Trung Quốc mang cả lao động phổ thông vào Việt Nam là lỗi của cơ quan quản lý lao động. Thậm chí, trên thực tế cho thấy, những năm qua nhà thầu Trung Quốc không đưa trực tiếp lao động của họ vào Việt Nam với danh nghĩa là công nhân mà họ đưa vào bằng con đường du lịch.
(PGS.TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch hội Khoa học Kỹ thuật Nhiệt Việt Nam trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật)


VĂN CHƯƠNG - TRẦN QUYẾT

PHẠM QUANG NGHỊ SANG MỸ LÀM GÌ ?


Nguyễn Hữu Vinh -
26-7-2014

(SGĐT) - Có dư luận cho rằng anh Nghị sang Mỹ chẳng có gì đáng nói.Thế nhưng lại gây nên nhiều chuyện ồn rất hài hước, vì sự tréo ngoe của tư cách ngưởi đi với nội dung của người ấy nói. Các chính khách Mỹ cứ ngớ người ra vì phải tiếp một người khách quá lạ, vì không biết họ đại diện cái gì. Cái hài hước ấy không phải của một người mà nó mang tầm vóc của Quốc gia. Người ta đồn rằng ông ta chuẩn bị leo lên tận đỉnh cao của của ĐCS, nếu thế cái đảng ấy sẽ nhanh chóng rơi xuống tận đáy.


Bỗng nhiên, Phạm Quang Nghị sang thăm Mỹ, làm việc với các nghị sĩ Mỹ và quan chức Bộ Ngoại giao. Điều này gây nhiều câu hỏi trong cư dân mạng vốn quen lối suy nghĩ theo quy củ, nghĩa là theo logic thông thường trên thế giới loài người hay sử dụng.



Người ta hỏi nhau nháo nhác mà không có câu trả lời chính thức, người ta đồn đoán, nhận định, rồi cả hi vọng và thất vọng. Tại sao Phạm Quang Nghị lại có chuyến đi trái khoáy này?



Lẽ thường, anh ta chỉ là Bí thư Thành ủy Hà Nội, dù có là Ủy viên Bộ Chính trị đi chăng nữa, thì cũng chỉ là một “anh đầy tớ” cấp cao trong đảng của anh ta mà thôi, chẳng có tư cách ngoại giao ngoại thớt gì hết. Hoặc cứ cho là có thể theo kiểu tay ngang đi nữa, thì anh ta cũng chỉ hoạt động cho lĩnh vực và khu vực anh ta đang làm, đang ở. Nghĩa là chỉ là về những công việc của đảng hoặc là những việc chỉ liên quan đến cái Hà Nội, nơi anh ta có chức quyền mà thôi.
Chẳng hạn, anh Nghị có thể sang thăm ĐCS Mỹ (Nghe đâu vẫn còn mấy người là thành viên), gặp các đồng chí trong Đảng bộ CS Mỹ vùng Washington DC để bàn bạc về vấn đề Quốc tế Cộng sản đã làm và đang lâm nạn mà Hồ Chí Minh đã di chúc lại là: “Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình”.
Hoặc anh ta sang gặp thủ lãnh đảng Dân Chủ Mỹ, để tìm hiểu xem cái gọi là “Dân chủ Mỹ” nó khác cái dân chủ trên Quốc hiệu Cộng hòa XHCNVN nó ra sao. Trong trường hợp cần thiết, thì anh ta có thể giảng cho họ một bài học khi mà nền dân chủ của Việt Nam đã gấp vạn lần dân chủ Mỹ. Hoặc anh ta sang gặp lãnh đạo đảng Cộng Hòa, để xem cái gọi là Cộng Hòa Mỹ nó khác cái Cộng Hòa ở Việt Nam ra sao…
Còn nếu với tinh thần hỏa giải hơn, thì có thể anh ta sang Mỹ, đến gặp một Bí thư Thành ủy nào đó của Việt Tân mà hoặc thăm hỏi, hòa giải, nhân kỷ niệm 10 năm ban hành Nghị quyết 36 về vấn đề kiều bào ra đời và “đi vào cuộc sống”. Hoặc nếu không ổn mà cần thiết thì đấu tranh “chống khủng bố” tận sào huyệt của cái đảng mà đảng của anh đã nhiều lần trao tặng danh hiệu “Khủng bố”. Ngày xưa, Nguyễn Minh Triết đã chẳng từng sang tận nơi gặp Obama để “phân hóa nội bộ” nước Mỹ đấy thôi.
Nếu anh Nghị đi Mỹ với tư càch như trên thì hẳn là chẳng ai thắc mắc làm gì, hoặc cùng lắm là anh đi thăm con, cháu đang gửi sang các nước tư bản để học xem nó giãy chết ra sao như các quan chức CS khác. Đằng này anh ta lại sang Mỹ, để làm việc với Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, rồi các nghị sĩ Mỹ... Trong các cuộc làm việc, không thấy anh ta nói về vấn đề của Hà Nội, mà to hơn, anh ta nói về các vấn đề của Việt Nam, thậm chí cả quan hệ Việt – Mỹ. Thế mới trái khoáy và cũng chính vì thế mà người dân mới có cái để đồn thổi, đoán già đoán non. Và đa số người dân thấy choáng.
Người dân thấy choáng, bởi vì nhiều điều.
Trước hết, bởi người dân ta, nhất là người dân Hà Nội đều biết Phạm Quang Nghị là ai.
Về cá nhân, từ Thanh Hóa bươn bả ra Hà Nội làm công tác của đảng, Phạm Quang Nghị đã có một thời được coi là ứng cử viên vào chân Tổng Bí thư Đảng CS, một ngôi vua thật sự của chế độ Cộng sản vốn vẫn lên án chế độ phong kiến là thối nát.
Thế nhưng, sự đời vốn nhiều khi không chiều lòng người và nói theo ngôn ngữ dân gian, thì “gieo gió, ắt phải gặt bão”. Ngay sau trận đòn oanh tạc hội đồng một cách man rợ và bẩn thỉu lên đầu TGM Giuse Ngô Quang Kiệt bằng cách cắt xén câu nói của ngài tại UBND TP Hà Nội, trận lụt lịch sử đã nhấn chìm Hà Nội chỉ trong một chiều mưa. Và cơn lụt lội đó, đã thể hiện được bộ máy chính quyền Hà Nội dưới tay Phạm Quang Nghị ra sao, nó có vì dân, vì nước như báo đài ra rả dạy đạo đức những ngày đánh TGM Hà Nội? Thực tế là sau khi dân tình chết cả hàng mấy chục, thì Phạm Quang Nghị vẫn cùng đám đàn em họp để “tổng kết vấn đề tôn giáo” mà thực chất là vụ cướp hai khu đất Tòa Khâm sứ và Thái Hà.
Hai ngày sau, ngày 2 tháng 11 năm 2008, Phạm Quang Nghị lên báo chí với lời phát biểu để đời: "Tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm..." và đến đây, thì sự phẫn nộ của người dân không còn có thể kìm nén hơn được nữa, buộc anh ta phải xin lỗi công khai.
Những tưởng với một con người, chỉ cần vậy thôi sẽ biết rõ tâm địa, tầm mức của mình có khả năng để lãnh đạo hay không. Và với cái đảng “quang vinh, đạo đức” mà đưa một người như vậy cầm đầu, e rằng hơi… cùn. Nên người ta cho rằng hi vọng của anh bị dập tắt bởi không biết ai đã bóp mồm bóp miệng anh để nói ra câu đó để trả món nợ vì đã dám “giơ chân đạp mũi nhọn”.
Về nghề nghiệp.
Nghề của anh ta là “nghề Đảng”. Trước khi về phụ trách việc đảng ở Hà Nội, anh ta là Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam. Năm 2006 anh ta về làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, thì những năm sau đó anh ta nổi tiếng với những vụ Hà Nội dẫn đầu về tình trạng cướp đất tôn giáo trắng trợn để chia chác. Điển hình là vụ Tòa Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà.
Có thể nói, đó là những thất bại thảm hại của chính Phạm Quang Nghị nói riêng và của Đảng CSVN nói chung những năm tháng anh ta làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Những hành động của Hà Nội đối với Công giáo thời gian qua, chỉ nói lên một điều: Chính sách khốc liệt, bạo lực, dối trá nhằm tiêu diệt Công giáo là điều không thể chối cãi. Nó được thực hiện bằng những biện pháp mất nhân tính và bất chấp mọi luật lệ, luật pháp và bằng mọi giá.
Tuy nhiên, quy luật tự nhiên là vậy, sức nén càng mạnh thì sức bật càng tăng. Ngay từ những năm 2007, chỉ một năm sau khi Phạm Quang Nghị cầm quyền những cuộc cướp bóc trắng trợn đất đai tôn giáo cho các tập đoàn phe nhóm để chia chác, đã làm dấy lên sự phản ứng mạnh mẽ. Và hại thay cho đảng, người công giáo đã buộc phải nhận lấy trách nhiệm đi đầu trong việc chống lại độc tài cướp bóc, bằng sự đoàn kết.
Và phong trào đấu tranh bất bạo động đã thực sự được thực hiện và “đi vào cuộc sống” như một quy luật tất yếu để tồn tại.
Dưới sự lãnh đạo của Phạm Quang Nghị với vai trò Bí thư Thành ủy, nhiều tình hình mới đã xuất hiện ở Hà Nội, thủ đô cả nước và lan rộng trong toàn quốc mấy năm qua. Nhiều sự việc lần đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội. 



Đó là lần đầu tiên, Hà Nội đã đẩy người Công giáo kết thành một khối hàng vạn người đối diện với dùi cui, súng đạn, chó và công an cũng như các vũ khí bạo lực khác. Nhưng cũng qua đó, nhà cầm quyền Hà Nội thấy được sự dũng mãnh, sự hào hùng trong việc bảo vệ Đức tin của người Công giáo Việt Nam. Họ đã bất chấp tất cả, kể cả cái chết để bảo vệ Đức tin của mình, Giáo hội của mình.
Lần đầu tiên, người dân Hà Nội vượt qua sợ hãi của mọi trò đe dọa, chia rẽ bấy lâu nay vẫn dùng đối với người dân. Người Công giáo Hà Nội được sự đùm bọc, hiệp thông không chỉ trong cả nước mà cả thế giới. Tất cả lên án một chính quyền bạo tàn và man rợ.
Lần đầu tiên, mọi trò thô bỉ, bẩn thỉu và hèn hạ độc ác như dùng dùi cui điện đàn áp giáo dân, xịt hơi cay vào phụ nữ trẻ em… được thi thố mà không có chút tác dụng gây sự sợ hãi nào.
Lần đầu tiên, nhà cầm quyền Hà Nội đưa ra lời đe dọa sắt máu “sẽ dùng biện pháp mạnh sau 17h ngày 27/1/2008” nhưng đã buộc phải dừng bàn tay bạo lực nhuốm máu của mình lại bởi sự hiệp thông trên toàn thế giới.
Lần đầu tiên, nhà cầm quyền Hà Nội sử dụng con bài “Quần chúng tự phát” để dùng côn đồ bao vây tu viện, Thánh thất, nhà thơ công khai đòi giết người, giết các lãnh đạo Giáo hội. Và thực tế thì từ đó đám “quần chúng tự phát” đã xuất hiện và “phát huy hiệu quả” khắp nơi, buộc nhà cầm quyền phải ngày đêm luyện tập trong cả nước để “chống bạo loạn và lật đổ”.
Lần đầu tiên, ở Việt Nam, người dân biết dùng mạng Internet để chống lại cơn bão truyền thông đỏ bẩn thỉu vu cáo, hù dọa, trù dập, bịa đặt với cuộc đấu tranh của mình. Giáo dân Hà Nội đã dẫn đầu trong việc tận dụng tiến bộ của mạng truyền thông quốc tế và dân sự để đấu tranh với chế độ độc tài. Chỉ với vài ba trang web, một số blog, nhưng các hình ảnh, tư liệu và thực chất cuộc đấu tranh chính nghĩa của mình cũng như những đòn bẩn thỉu của nhà cầm quyền được vạch rõ, kịp thời trước dư luận thế giới. Nhiều phen làm cho thế lực cầm quyền bạo lực không kịp trở tay. Điển hình là màn cắt xén lời nói của TGM Giuse Ngô Quang Kiệt tại UBND TP Hà Nội bị vạch trần đã cho thấy bản chất của hệ thống cầm quyền và hệ thống tuyên truyền dối trá của nó.
Lần đầu tiên dưới thời Cộng sản, ở Hà Nội có dòng người dài cả chục km đi dự Tòa án xét xử mấy giáo dân vì “tội” đã phá một hàng rào xây dựng trái phép trên đất đai của mình. Đó cũng là lần đầu tiên, người Công giáo đã thực hiện quyền được biểu tình, quyền được đi dự các phiên tòa công khai xử kín và các khẩu hiệu nói lên nguyện vọng của minh đã lần đầu tiên công khai xuất hiện trên đường phố Hà Nội.
Không chỉ ở Hà Nội mà trong cả nước, thậm chí là trên toàn thế giới, lần đầu tiên có hai vườn hoa xây dựng cấp tốc nhằm cướp đoạt bằng được đất đai của Giáo hội Công giáo khi bị bẽ gãy về luật và lý. Bất chấp bão lụt và ngày đêm, hai vườn hoa hoàn thành trong một tuần. Một kỷ lục về thời gian và là kỷ lục về sự vô liêm sỉ của một nhà cầm quyền được lãnh đạo bởi một đảng luôn tự xưng là “đạo đức, văn minh”.
Và cũng là lần đầu tiên, chế độ toàn trị đươc thực hiện bằng chính sách công an trị dựa trên sự sợ hãi vốn có của người dân đã bị thất bại thảm hại ngay giữa Thủ đô.
Có lẽ, với những “thành tích” lẫy lừng như vậy, Phạm Quang Nghị được sang Mỹ để nhân rộng mô hình này chăng?
Hà Nội, Ngày 25/7/2014
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Australia: Cần thúc ép Việt Nam Tôn trọng Nhân quyền


Human Rights Watch

25-07-2014

Đối thoại Song phương được ấn định vào ngày 28 tháng Bảy tại Hà Nội

(Sydney, ngày 25 tháng Bảy năm 2014) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Australia cần vận dụng cuộc đối thoại nhân quyền Australia-Việt Nam sắp tới để thúc ép chính phủ Việt Nam thực hiện những bước cải thiện cụ thể và hữu hình bảng thành tích tồi tệ về nhân quyền của mình. Trong đó phải bao gồm các hành động như khẩn trương phóng thích toàn bộ tù nhân chính trị và chấm dứt hạn chế các quyền tự do ngôn luận, nhóm họp, lập hội và tự do tôn giáo.

Cuộc đối thoại nhân quyền lần thứ 11 sắp tới giữa hai quốc gia là lần đầu tiên đối với nội các chính phủ của Thủ tướng Tony Abbott, được ấn định sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 28, kèm theo các sự kiện bên lề vào ngày 29 và 30 tháng Bảy năm 2014.


“Australia cần minh xác rằng Việt Nam phải đáp ứng được các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền của mình, nếu muốn được nhìn nhận như một đối tác quốc tế có trách nhiệm,” bà Elaine Pearson, Giám đốc phụ trách Australia của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Qua cuộc đối thoại này, hai bên nên cùng xác lập rõ ràng những mốc cụ thể cần cải thiện trong các lĩnh vực chính như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do lập hội.”

Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia đã tuyên bố rằng các cuộc đối thoại song phương về nhân quyền là một cơ chế quan trọng để chuyển tải các quan ngại về nhân quyền của Australia một cách thường xuyên và có hệ thống, đồng thời là một phương tiện khả dĩ thực hiện việc trao đổi thẳng thắn về những vấn đề nhạy cảm.

Trong bản phúc trình dài 7 trang gửi tới Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khuyến nghị Australia cần thúc ép chính phủ Việt Nam đạt được những tiến bộ trong ba lĩnh vực chính được quan tâm nhiều nhất, là tù nhân chính trị, cản trở quyền tự do tôn giáo và cưỡng ép lao động trong các trung tâm cai nghiện ma túy.

Hiện có khoảng 150 đến 200 nhà hoạt động và bloggers đang phải ngồi tù ở Việt Nam chỉ vì đã thực hành các quyền cơ bản của mình. Trong sáu tháng đầu năm 2014, chính quyền Việt Nam đã phóng thích một số tù nhân chính trị, trong đó có Cù Huy Hà Vũ, Đỗ Thị Minh Hạnh, Lư Văn Bảy, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Tiến TrungVi Đức Hồi. Tuy nhiên, trong cùng thời kỳ này, có thêm ít nhất 14 nhà hoạt động hoặc phê phán chính quyền bị kết án tù, trong đó có các blogger nổi tiếng Trương Duy NhấtPhạm Viết Đào. Tháng Năm, chính quyền bắt thêm một blogger nổi tiếng nữa, Nguyễn Hữu Vinh (bút danh Anh Ba Sàm) và trợ lý, cô Nguyễn Thị Minh Thúy rồi truy tố họ theo điều 258 của bộ luật hình sự về tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.”

Trong năm 2013, Việt Nam đã áp dụng những điều luật hà khắc như “tuyên truyền chống nhà nước” (điều 88 bộ luật hình sự); tham gia các “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (điều 79); “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” (điều 87); và “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước: (điều 258) để truy tố và bỏ tù ít nhất 65 blogger và nhà hoạt động ôn hòa.

“Ngoài đối thoại với các nước phương Tây, chính quyền Việt Nam cũng cần tổ chức đối thoại với chính các công dân của mình, dù các ý kiến của họ có khác ý chính quyền, thay vì cứ bắt giữ và bỏ tù để buộc họ im tiếng,” bà Pearson nói. “Chính quyền Việt Nam cần nhận thấy rằng mình không thể giải quyết các vấn nạn to lớn về chính trị và xã hội của đất nước bằng việc bỏ tù những người lên tiếng chỉ trích chính quyền.”

Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Australia cần yêu cầu Việt Nam phóng thích ngay lập tức tất cả các tù nhân chính trị, đặc biệt cần quan tâm đến những người đang gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe để họ được chăm sóc y tế đầy đủ. Vào tháng Tư năm nay, chỉ một thời gian ngắn sau khi được đặc xá và phóng thích khỏi nhà tù, blogger Đinh Đăng Định qua đời ở tuổi 51. Vào tháng Bảy, Huỳnh Anh Trí qua đời ở tuổi 42 chỉ sáu tháng sau khi mãn hạn 14 năm tù.

Cần quan tâm khẩn cấp đến nhà hoạt động Phật giáo Hòa Hảo Mai Thị Dung, người được báo là đang ốm nặng, bị liệt cả hai chân, mắc chứng sỏi mật và nhiều chứng bệnh khác. Những nhà hoạt động khác cũng có tin là đang gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe gồm có các nhà hoạt động tôn giáo Ngô Hào, Nguyễn Văn Lía, Mục sư Nguyễn Công ChínhLinh mục Nguyễn Văn Lý, nhà vận động quyền lợi đất đai Hồ Thị Bích Khương, các blogger Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong TầnĐặng Xuân Diệu.

Australia cũng cần kêu gọi Việt Nam thực hiện các cam kết tôn trọng quyền tự do ngôn luận, lập hội, nhóm họp và tôn giáo, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Hành động bác bỏ các khuyến nghị trọng yếu về nhân quyền của Việt Nam trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát mới đây trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva thể hiện sự thiếu thiện chí cải thiện thành tích nhân quyền của mình.

Việt Nam cũng cần chấm dứt việc lạm dụng trong các trung tâm cai nghiện ma túy, nơi những người bị cho là có sử dụng thuốc gây nghiện bị quản chế tới nhiều năm mà không qua một quy trình pháp lý thích hợp, bị buộc lao động cưỡng ép mà không được trả lương hoặc được trả mức lương rất thấp, và bị các cán bộ trung tâm tra tấn và ngược đãi. Nghiên cứu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho thấy hạt điều và một số hàng hóa khác được sản xuất bằng sức lao động bị ép buộc trong các trung tâm cai nghiện đã tìm đường vào dây chuyền cung cấp của các công ty xuất khẩu, rồi từ đó được bán ra các nước ngoài, trong đó có Australia.


“Australia cần kêu gọi Việt Nam đóng cửa các trung tâm cai nghiện, phóng thích những người bị quản chế và tạo điều kiện cho họ cai nghiện tại cộng đồng,” bà Pearson nói. “Nếu Australia để cho Việt Nam có một cuộc đối thoại dễ dãi về nhân quyền, chính quyền Việt Nam sẽ có rất ít lý do để thay đổi thói quen đàn áp của họ.”

Để xem thêm các tin, bài của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền về Việt Nam, xin truy cập:
http://www.hrw.org/vi/asia/vietnam

Muốn có thêm thông tin, xin liên hệ:

Ở Sydney, Elaine Pearson (tiếng Anh): +61 400 505 186; hay email: elaine.pearson@hrw.org. Theo dõi trên Twitter @PearsonElaine

Ở Boston, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): +1-917-378-4097; hay email: robertp@hrw.org. Theo dõi trên Twitter @Reaproy

Ở San Francisco, Brad Adams (tiếng Anh): +1-347-463-3531; hay email adamsb@hrw.org. Theo dõi trên Twitter @BradAdamsHRW

Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh): +1-646-479-2499 (di động); hay email: siftonj@hrw.org. Theo dõi trên Twitter @johnsifton

Ngoại giao lôi kéo và tranh thủ


Phạm Kỳ Đăng

Giàn khoan Haiyang Shiyou 981 kéo vào sâu lãnh hải Biển Đông vấp phải sự chống đối quyết liệt của người dân Việt Nam. Lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước bị Trung Quốc khóa chặt các huyệt trọng yếu, cứng họng một thời gian dài, chỉ có Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối kịp thời và kiên quyết nhất.

Giới am hiểu thời cuộc, cho rằng ngoại giao là kênh duy nhất để tranh đấu, “Kẻ yếu thì không có bao nhiêu vũ khí trong tay, ngoại trừ việc dựa vào ngoại giao và luật quốc tế” – nhà nghiên cứu Carlyle Thayer bình luận. Các nước hầu như không can dự một lời, dẫu rằng Việt Nam đã ký hiệp ước đối tác chiến lược với 14 nhà nước gì đó, nhiều trong số đó cả cường quốc. Có điều Việt Nam, từ lâu khẳng định muốn hội nhập, đều không có tiếng nói tương thanh và những thiết chế tương ứng để giao lưu và liên thông với thế giới văn minh - dân chủ, thật vô lý cho đến hôm nay vấn cố duy trì sự lệch pha về tổ chức và nhân sự đối với các đối tác chiến lược còn lại, trừ Trung Quốc.

Các nước hợp tác ấy có muốn bắt tay với Việt Nam cũng không dám, vì các bộ các sở của họ chìa tay tới các cơ quan tương nhiệm của Việt Nam, có khả năng lớn là nắm phải bộ phận đầu Ngô mình Sở, và các quan chức của họ muốn mời chủ nhân đồng cấp sang thăm viếng, lắm khi đón phải con hoang. Thêm một cản trở cực lớn, các nhà nước đối tác với Việt Nam phải dè chừng Trung Quốc. Trung Quốc, tham lam, ngạo mạn và hung đồ không kém gì phát xít, là đối tác chiến lược uy quyền nhất mà lãnh đạo Việt Nam phải triều kiến trước khi đi lại với các nước khác.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng là một thứ đầu Ngô mình Sở đó trong thúc ước luôn luôn phải hoạt động theo cơ chế phản ánh và nhận chỉ thị. Kênh hoạt động này vô cùng hẹp, trong nhiều trường hợp có thể nói là vô tác dụng nữa. Bộ trưởng từ thời sau ông Nguyễn Mạnh Cầm thôi không còn là ủy viên Bộ chính trị, theo tôi hiểu còn đứng thấp hơn ông Trưởng ban Đối ngoại của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Thế cho nên, kiện toàn thành một bộ máy cờ xí kèn quạt rợp trời, các quan chức ngoại giao có hàm bậc cũng mũ áo cân đai, giày bóng, kính mát đủ đường, người Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vẫn không thực hiện được đúng chức trách của một Ngoại trưởng. Như thể cơ quan này thân một nơi, đầu một nẻo, trên chặng công vụ rất dễ bị túm tóc gạt sang bên. Trong quá khứ ta đã chứng kiến ông Lê Đức Thọ bất ngờ sang Paris thay vào vị trí ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Xuân Thủy bên bàn đàm phán, và gần đây nhất, Ngoại trưởng Mỹ đích danh mời Bộ trưởng Phạm Bình Minh, và thật trái khoáy, sang thăm Mỹ là ông Phạm Quang Nghị.

Và cũng chỉ là một cơ quan nhận chỉ thị, nên trong rất nhiều trường hợp như vừa qua, lời tuyên bố phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh hải của Bộ ngoại giao, sớm bị phản thùng bởi diễn ngôn của ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh tại diễn đàn Shangri-La và bởi lời tuyên bố của ông đại sứ của Việt Nam Lê Hoài Trung tại Liên Hiệp Quốc đang có nhã ý làm trung gian hòa giải xung đột Trung Quốc - Việt Nam, cũng là nơi ngành ngoại giao vươn ra xa nhất. Và cất cao tiếng nói ra thế giới bên ngoài, dù có cố gắng khẩn nài tới mấy, Việt Nam vẫn bị nghi ngờ là quốc gia thiếu lòng thành thật.

Trước chuyến thăm của ông Phạm Quang Nghị, đúng trong lúc sự kiện giàn khoan trở thành sự đã rồi và có chiều hướng lắng xuống, báo chí chính thống rộ lên mấy bài về sự nghiệp và con người ngoại giao của vị Bộ trưởng giải vây Nguyễn Cơ Thạch. Có người đánh giá, đây là hành vi nâng cao vị thế bên chính phủ, của phủ Chúa hay là của một nhóm lợi ích thân Mỹ. Các cách diễn giải này đều phù hợp với hiện trạng tranh giành quyền lực trên tầng cao nhất. Nhưng tôi cho rằng, hơn thế, đây còn là nỗ lực đòi vươn tới đúng chức năng của một cơ quan cấp bộ độc lập đang đóng vai trò quan trọng, trong tình thế Việt Nam bị vây khốn chỉ có thể đấu tranh bằng luật pháp quốc tế.

Kể cũng khó đấu tranh bằng ngôn ngữ của những “lên án”, bác bỏ”, “tố cáo” cũng như “hoan nghênh”, “cổ vũ”. Và giữa những phát ngôn là tình trạng lờ đờ khó hiểu, khi nhà nước Việt Nam, từ dạo được Liên Xô và Trung Quốc công nhận về ngoại giao từ 1950, phần lớn bỏ phiếu theo Trung Quốc, và nhiều thập niên theo đuôi những nước này bỏ phiếu trống đối với các quyết định của Liên Hiệp Quốc.

Cho đến nay ngành ngoại giao luân phiên thay đổi vai tuyên giáo, lúc đóng vai công tố, lúc nó đóng vai môi giới hay tháp tùng. Lĩnh vực ngoại giao cũng được đưa lên làm mặt trận, như những mặt trận giáo dục, mặt trận văn hóa, chỉ thiếu nước giống Mặt trận Tổ quốc về mặt tổ chức. Tin tức từ mặt trận báo về dĩ nhiên toàn là thắng lợi vẻ vang.

Sau này lật lại những hồ sơ về Hội nghị Geneva, Hòa đàm Paris, v.v., người khách quan ngoài cuộc chỉ thấy được cùng lắm là những thắng lợi vớt vát, trong một cục diện thê thảm bày ở bàn cờ đại cường nhân nhượng với Trung Quốc bắt dân tộc Việt Nam trên hai miền chịu phần đớn đau, thua thiệt.

Có thể trên “mặt trận ngoại giao”, đôi khi lóe lên một vài điểm sáng nào đấy. Nhưng những điểm sáng này thường đi đôi với hỏa hoạn trên một vi mạch rằng rợ, bế tắc, phát cháy từ những mạch chập.

Ngoại giao tranh thủ lôi kéo có bao giờ được phép nói ngôn ngữ trung thực. Cũng như Đảng chỉ đạo nó xưa cướp chính quyền với lời hứa “người cày có ruộng”, rồi nuốt lời gần 70 năm nay. Hướng ra bên ngoài, ngoại giao phải khẳng định lập trường, diễn ngôn các chính sách, chỉ thị của tập thể não trạng cá sấu, u mê và độc đoán, chỉ thích nghe lời phỉnh nịnh lọt lỗ tai mình. Ở chiều ngược lại, những góp ý, phê phán từ thế giới bên ngoài cũng phải được quan chức ngoại giao bỏ đi hoặc “phiên dịch” lại cho vừa tai kẻ quyền thế, bởi thực tế, độc tài có coi ai ra gì.

Nhà ngoại giao mang tầm vóc lịch sử Metternich có câu nói sâu sắc: “Ý kiến công luận, cũng như tôn giáo, là phương tiện quyền lực mạnh nhất, tự nó xâm nhập vào góc khuất nhất, nơi các chỉ thị của chính phủ mất đi mọi ảnh hưởng”.(*)

Một nền ngoại giao loại trừ công luận, loại trừ tự do báo chí, ngôn ngữ của xã hội dân sự là một nền ngoại giao thất bại. Nhà nước đói nghèo lạc hậu, và quan trọng hơn, đàn áp nhân quyền và tự do báo chí, có gì đâu mà chào mời, quảng bá. Cho nên hành vi ứng xử của nhà nước này đối với bên trong và bên ngoài xoay trên những thao tác phù hợp với vị thế cô lập: dân vận, xin xỏ, tranh thủ và lôi kéo. Như vậy lề lối ngoại giao ra đời từ sự bế tắc của nền độc tài bạo ngược. Tiếng nói của Bộ Ngoại giao đến nơi xa nhất cũng bị gọi giật trở lại bởi chỉ đạo từ nhà ém trước ở đó bật lên phản thùng. Nói đến những bước tiến của ngoại giao ư? Bộ Ngoại giao như con giáp xác không đầu vận động loằng ngoằng, giãy giụa trong những xúc tu thò ra, cuốn giật trở lại của mình.

Làm thế nào để ngoại giao thật sự là một môi trường mở? Mở một trang Bộ Ngoại giao, tôi đọc thấy phần viết về nhiệm vụ của Bộ: “Thu thập thông tin, nghiên cứu phân tích, tổng hợp tình hình các đảng cộng sản và công nhân, các lực lượng cánh tả, các phong trào độc lập và giải phóng dân tộc, các lực lượng cách mạng và tiến bộ, các chính đảng và đảng cầm quyền trên thế giới; dự báo tình hình quốc tế, đề xuất kịp thời những đối sách của Đảng ta”. Nếu nhiệm vụ ngoại giao được hoạch định như vậy, tôi có cảm giác các nhà ngoại giao Việt Nam đang chăm chú xây dựng quan hệ chủ yếu với những người rơm và sự nghiệp giải vây cho Việt Nam vẫn còn ở xa phía trước.

P.K.Đ.

Tác giả gửi BVN.

Chú thích của tác giả:

(*) “Die öffentliche Meinung ist, wie die Religion, das stärkste Machtmittel, das selbst in den verborgensten Winkel dringt, wo Regierungsanweisungen jeden Einfluss verlieren” – Klemens Wenzel Lothar von Metternich (1773-1859): Bá tước Metternich, chính khách, nhà ngoại giao người Áo đóng góp lớn vào sự cân bằng các thế lực và thiết lập trật tự mới của châu Âu trên Đại hội Viena 1813, sau khi lật đổ Napoléon Bonaparte.

Tòa án dưới chế độ "không tam quyền phân lập"


Đỗ Thúy Hường

Không thực hiện thiên chức


Đòi hỏi mà Chủ tịch nước nêu ra với Tòa Án nhân dân tối cao hôm 15/7/2014, khiến mọi người... bổ ngửa.

Nguyên văn, câu của Chủ tịch: Tòa án phải mang lại công lý cho mọi người.

Từ thượng cổ, thiên chức của Tòa Án là thực thi công lý. Đó là lý do duy nhất để Tòa Án sinh ra và tồn tại. Nay đã là năm 2014. Tòa án ở Việt Nam đã hành xử ra sao trong quá khứ mà đến nỗi bị đích thân nguyên thủ quốc gia đòi hỏi phải thực thi thiên chức của mình?

Nếu (giả sử) một loạt các ngành khác cũng bị đòi hỏi như vậy, ví dụ:

- Đại biểu của dân phải bênh vực dân;

- Đầy tớ của dân phải phục vụ và lễ phép với dân;

- Đảng (tiêu cả đống tiền ngân sách do dân đóng) phải coi dân như bậc sinh thành...

- Quân đội do dân nuôi phải trung thành với dân;

- Công an do dân nuôi không được đánh chết dân...

- vân vân...

Thử hỏi, ai chẳng "bổ ngửa"? Và người dân vô phúc biết nhường nào?

Hai vị trí thức "bổ ngửa" khi nghe câu của Chủ tịch nước

- Đó là luật sư Ngô Ngọc Trai, với bài viết Toà án Việt Nam "không nhân danh công lý". Rà soát nhiều văn bản tư pháp, vị luật sư hầu như không tìm ra từ "công lý". Đọc lại hàng trăm bản án (sản phẩm trực tiếp của ngành Tòa Án) vị luật sư đi đến kết luận: Tòa ở Việt Nam không nhân danh công lý, mà nhân danh Nhà Nước (hoặc Nước) CHXHCN Việt Nam để kết tội bị can. Rồi luật sư phân tích sự treo ngoe (phi logic) của cái "nhân danh" này. Đã không nhân danh công lý, làm sao "mang lại công lý cho mọi người"? Tôi cũng "bổ ngửa" khi đọc bài của luật sư.

- Cũng đọc bài của luật sư, một vị trí thức khác là GS Nguyễn Văn Tuấn đã không thể nhịn được, lập tức có bài thể hiện thái độ: Toà án KHÔNG nhân danh công lí! Cái "tít" của bài gần như trùng với bài trên, nhưng thú vị là ông nhấn mạnh chữ "không", và kết thúc bằng dấu chấm than (!). Nó thể hiện sự ngạc nhiên, thất vọng. Và cả mỉa mai nữa. Nghe nói, vị giáo sư này sống ở nước ngoài, chỉ thỉnh thoảng mới về nước, nhưng vẫn dẫn ra được nhiều bản án để làm ví dụ và xếp loại, mà khi so sánh, chẳng ai thấy công lý ở đâu hết. Dưới đây, để cho tiện, tôi sử dụng cách xếp loại này.

Bị kết án nặng nề nhất là các trí thức phát biểu ôn hòa, thể hiện những bất đồng chính trị, thậm chí chỉ là phản đối sự lệ thuộc Tàu. Còn được xử nhẹ nhất là công an. Bản chất chế độ thể hiện quá rõ. Chính cách xử này khiến quan tòa vứt bỏ công tâm và lương tâm, trở nên tàn bạo, vô cảm. Sự tha hóa, thối nát khiến việc kết án nhóm thứ ba (trộm cắp, tham ô) và thứ tư (mua bán dâm) cũng tùy tiện, bất chấp công lý.

Nhớ lại mấy câu trong môt bài thơ yêu nước

(của một chí sĩ bị đi đày vì chống thực dân Pháp)

Tôi được nghe ông tôi đọc về cái thời dân ta còn sống kiếp nô lệ, cách đây trên 70 năm.

Thần Công Lý bên trời lẩn mất

Quỷ Văn Minh chật đất làm càn

Biết đâu mà giải nỗi oan

Đã đày đọa Nước, lại tan nát Nhà...

Không lạ, nếu nhìn từ bản chất

Các vị Mác và Lênin coi nhà nước là công cụ đàn áp sự phán kháng. Tòa án của Lênin (tư pháp nói chung) chĩa mũi nhọn vào mọi sự phản kháng, kể từ thái độ, lời nói, ý kiến, cho tới hành vi. Tòa án Xô Viết là công cụ của chuyên chính vô sản. Nó không độc lập, vì không có đảng cộng sản "chân chính" nào thừa nhận tam quyền phân lập.

GS Nguyễn Văn Tuấn hầu không học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, lại sống chủ yếu ở nước ngoài (đã không được Đảng dạy chủ nghĩa Mác-Lê, thì chớ) làm sao sờ, ngửi, nghe, nhìn... được sự vận dụng nó vào thực tế Việt Nam? GS ngạc nhiên là phải. Còn luật sư Ngô Ngọc Trai, ra trường trước tôi dăm-bảy khóa, tuy có được học Mác-Lê ở trường Luật, nhưng làm sao còn nhớ được bằng tôi?

Tôi xin nói ngay: Nếu Đảng "ta" còn theo chủ nghĩa Mác-Lênin thì tòa án Việt Nam vẫn không độc lập, vẫn là một công cụ chuyên chính. Các vị quan tòa, dù cao, dù chỉ èng èng, đều là đảng viên cả đấy ạ.

Bốn loại tội phạm chính

Như GS Nguyễn Văn Tuấn phân loại, trước mặt quan tòa có 4 loại tội phạm:

1) Tội dám phản đối cái chế độ đang ưu đãi quan tòa; do vậy các vị tự thấy rằng mình đang xử kẻ thù. Xin nói rằng cái từ "phản động" được gán ghép rất tùy tiện. Thật ra, "phản động" là khái niệm rất tương đối, tùy theo được nhìn từ phía nào. Hai phía đối lập coi nhau là "phản động" là tất nhiên. Tranh luận mất công, chỉ cần có cái nhìn tổng quát. Vậy, tổng quát, trong thời đại dân chủ hóa toàn cầu, một chế độ độc đảng, độc đoán chính là chế độ phản động.

2) Tội "quá tay" khi thực hiện công vụ: được xử nhẹ. Quá tay khi thực hiện chuyên chính vô sản: càng được xử nhẹ, thậm chí được khen, được tin, được cất nhắc...

3) Tội hình sự, chế độ nào cũng phải răn đe;

4) Tội vi phạm "thuần phong" được nống lên thành vi phạm đạo đức.

Tuy nhiên, do bản thân là nhân sự của bộ máy đàn áp, cho nên quan tòa sẽ mất dần lương tâm, không thể công tâm; trở thành tàn bạo, vô cảm... Do vậy nhóm 3 và 4 cũng bị xử rất tùy tiện, tùy hứng. Kể cả vi phạm quyền con người khi xử (bán dâm bị tù nhiều năm).

Còn Luật? Tất nhiên, những điều nhằm đàn áp sự phản kháng độc tài đều bị quy tội rất nặng. Phản dân chủ lộ liễu nhất nằm ngay trong cái Điều "lợi dụng tự do dân chủ dân chủ" để thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt thái độ.

Điều 77, 88 và 256, bị coi là chống tự do ngôn luận; nhưng sâu xa trong bản chất chúng chống trí thức. Đúng vậy, nó kết án những người đủ kiến thức, đủ năng lực thể hiện quan điểm và có tư duy phản biện và phản đối bất công – đó chính là tiêu chuẩn để trở thành trí thức đúng nghĩa.

Đ. T. H.

THƯ NGỎ


Ngày 28 tháng 07 năm 2014

Kính gửi: Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc. Đường lối sai cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa tạo điều kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh.

Trong khi đó, giới lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã theo đuổi mưu đồ đặt nước ta vào vị thế lệ thuộc, phục vụ lợi ích của Trung Quốc. Sau Hội nghị Thành Đô năm 1990 đến nay,Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt và càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới. Gần đây, trong bối cảnh quốc tế phức tạp, Trung Quốc có nhiều hành vi leo thang mới trong mưu đồ xâm lược và bá chiếm Biển Đông, coi Việt Nam là mắt xích yếu nhất cần khuất phục trước tiên. Thực tế bóc trần cái gọi là “cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa” chỉ là sự ngộ nhận và “4 tốt, 16 chữ” chỉ là để che đậy dã tâm bành trướng. Cho đến nay, thế lực bành trướng Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong mưu đồ biến Việt Nam thành “chư hầu kiểu mới” của họ.

Thực trạng đau lòng này phơi bày sự yếu kém cả về trách nhiệm và năng lực của lãnh đạo đảng và nhà nước trong thời gian qua.

Toàn thể ĐCSVN, trong đó có chúng tôi, phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về tình hình nói trên và phải góp phần tích cực khắc phục những sai lầm đã gây ra; trong đó phần trách nhiệm chủ yếu và trước hết thuộc về Ban Chấp hành Trung ương và Bộ chính trị.

Vì vậy chúng tôi, những người ký tên dưới đây, thấy cần bày tỏ suy nghĩ của những đảng viên ĐCSVN trung thành với tâm nguyện vì nước vì dân khi vào Đảng với mấy yêu cầu chính dưới đây:

1. Trước tình thế hiểm nghèo của đất nước, với trách nhiệm và vị thế của mình, ĐCSVN tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa. Ngay từ bây giờ, cần thảo luận thẳng thắn và dân chủ trong toàn Đảng và trong cả nước về tình hình mọi mặt của đất nước và những thách thức trước bước đi mới rất trắng trợn của Trung Quốc bá chiếm Biển Đông, vạch ra con đường chuyển đổi cơ cấu kinh tế lạc hậu và lệ thuộc nghiêm trọng vào Trung Quốc hiện nay, xây dựng hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ. Chỉ có như vậy mới phát huy được sức mạnh trí tuệ, tinh thần và vật chất của dân tộc Việt Nam, tăng cường được đoàn kết, hòa hợp dân tộc và tranh thủ được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân loại tiến bộ, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển và bảo vệ đất nước.

Quan điểm nêu trên cần được thấu suốt và thực hiện ngay trong việc chuẩn bị và tiến hành đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII với các đại biểu được bầu chọn thật sự dân chủ, đáp ứng được yêu cầu chính trị của đại hội. Đó là trách nhiệm của các tổ chức đảng các cấp và của từng đảng viên có tinh thần yêu nước. Đồng thời, kỳ bầu cử Quốc hội sắp tới phải thật sự dân chủ, tạo lập một Quốc hội chuyên nghiệp, xứng đáng đại diện cho dân, đáp ứng yêu cầu lập pháp chuyển đổi thể chế chính trị.

Việc cần làm ngay để thể hiện sự thực tâm chuyển đổi thể chế chính trị, tạo niềm tin trong dân là các cơ quan công quyền chấm dứt các hành động sách nhiễu, trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước, đối với các tổ chức xã hội dân sự mới thành lập, trả tự do cho những người đã và đang bị kết án hình sự chỉ vì công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình.

2. Lãnh đạo đảng và nhà nước thống nhất nhận định về mưu đồ và hành động của thế lực bành trướng Trung Quốc đối với nước ta, từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng; và có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, xây dựng quan hệ láng giềng hòa thuận, hợp tác bình đẳng, vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Là người chủ đất nước, nhân dân có quyền được biết và phải được biết sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế v.v…

Việc cần thiết và cấp bách hiện nay là phải nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa của nước ta. Đồng thời, Việt Nam cần chủ động cùng với các nước ven Biển Đông thỏa thuận giải quyết những vướng mắc về chủ quyền trên biển với các đảo, bãi đá; củng cố sự đoàn kết, thống nhất của các nước ASEAN, trước hết là giữa các quốc gia ven biển, trong cuộc đấu tranh chống mọi hành động bành trướng của Trung Quốc muốn độc chiếm vùng biển này thành ao nhà của mình.

Quan điểm “không liên minh với nước nào nhằm chống nước thứ ba” là tự trói buộc mình, không phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi.

Tổ quốc đang lâm nguy đồng thời đứng trước cơ hội lớn để thay đổi! Trách nhiệm của các đảng viên yêu nước là phải cùng toàn dân nắm lấy thời cơ này, vượt qua thách thức, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển và bảo vệ đất nước.

Bỏ lỡ cơ hội này là có tội với dân tộc!


DANH SÁCH CÁC ĐẢNG VIÊN KÝ THƯ NGỎ GỬI BCH TW

VÀ TOÀN THỂ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

______________________

1. Nguyễn Trọng Vĩnh, vào Đảng năm 1939, Thiếu tướng, nguyên Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng khóa III, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, Hà Nội.

2. Đào Xuân Sâm, vào Đảng năm 1946, nguyên Trưởng khoa Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.

3. Trần Đức Nguyên, vào Đảng năm 1946, nguyên Trưởng ban Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Tuyến, vào Đảng năm 1946, Đại tá, Cựu chiến binh, Hà Nội.

5. Lê Duy Mật, vào Đảng năm 1947, Thiếu tướng, nguyên Tư lệnh phó, kiêm Tham mưu trưởng Quân khu II, Chỉ huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang 1979 – 1988, Hà Nội.

6. Tạ Đình Du (Cao Sơn), vào Đảng năm 1948, Đại tá, Cựu chiến binh, Hà Nội.

7. Vũ Quốc Tuấn, vào Đảng năm 1948, nguyên Trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội.

8. Nguyễn Hữu Côn, vào Đảng năm 1949, Đại tá, Cựu chiến binh, nguyên Tham mưu trưởng Hậu cần Quân đoàn 2, Hà Nội.

9. Hoàng Hiển, vào Đảng năm 1949, nguyên Trung tá Hải quân, Hà Nội.

10. Đỗ Gia Khoa, vào Đảng năm 1949, nguyên cán bộ cơ quan Bộ Công an và Tổng cục Hải Quan, Hà Nội.

11. Hà Tuân Trung, vào Đảng năm 1949, nguyên Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nguyên Tổng biên tập tạp chí Kiểm tra, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Ngọc Toản, vào Đảng năm 1949, Đại tá, Giáo sư, Cựu Chiến binh, nguyên Chủ nhiệm khoa, Quân Y viện 108, Hà Nội.

13. Phạm Xuân Phương, vào Đảng năm 1949, Đại tá, Cựu chiến binh, nguyên chuyên viên Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hà Nội.

14. Tô Hòa, vào Đảng năm 1950, nguyên Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng.

15. Võ Văn Hiếu, vào Đảng năm 1950, nguyên cán bộ thuộc Ban Tuyên huấn trung ương Cục Miền Nam.

16. Hoàng Tụy, vào Đảng năm 1950, Giáo sư Toán học, Hà Nội.

17. Huỳnh Thúc Tấn, vào Đảng năm 1951, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Hà Nội.

18. Tạ Đình Thính, vào Đảng năm 1951, nguyên Vụ trưởng Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

19. Nguyên Ngọc, vào Đảng năm 1956, Nhà văn, nguyên Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam, Hội An.

20. Tương Lai, vào Đảng năm 1959, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, TP. Hồ Chí Minh.

21. Nguyễn Khắc Mai, vào Đảng năm 1959, Giám đốc Trung tâm Minh Triết, Hà Nội.

22. Đào Công Tiến, vào Đảng năm 1960, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.

23. Vũ Linh, vào Đảng năm 1962, nguyên Chủ nhiệm chương trình PIN mặt trời, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.

24. Nguyễn Kiến Phước, vào Đảng năm 1962, nguyên Ủy viên Ban Biên tập báo Nhân Dân, TP. Hồ Chí Minh.

25. Nguyễn Thị Ngọc Trai, vào Đảng năm 1963, nhà báo, nhà văn, nguyên Phó Tổng biên tập báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội

26. Võ Văn Thôn, vào Đảng năm 1965, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

27. Nguyễn Trung, vào Đảng năm 1965, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, Hà Nội.

28. Huỳnh Kim Báu, vào Đảng năm 1965, nguyên Tổng thư ký‎ Hội Trí thức yêu nước TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

29. Hạ Đình Nguyên, vào Đảng năm 1965, nguyên Chủ tịch Ủy ban phối hợp hành động Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh.

30. Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), vào Đảng năm 1966, nguyên thư k‎ý của Bí thư Thành ủy Mai Chí Thọ, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa -Thông tin TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh

31. Lê Công Giàu, vào Đảng năm 1966, nguyên Phó bí thư Thường trực Thành đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

32. Kha Lương Ngãi, vào Đảng năm 1966, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP. Hồ Chí Minh.

33. Tô Nhuận Vỹ, vào Đảng năm 1967, nhà văn, nguyên Bí thư Đảng Đoàn kiêm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế, TP. Huế.

34. Phạm Đức Nguyên, vào Đảng năm 1968, Phó Giáo sư Tiến sĩ ngành Xây dựng, 46 tuổi đảng, Hà Nội.

35. Bùi Đức Lại, vào Đảng năm 1968, nguyên Vụ trưởng, chuyên gia cao cấp bậc II, Ban Tổ chức trung ương Đảng, Hà Nội.

36. Lữ Phương, vào Đảng năm 1968, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn Hóa Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.

37. Nguyễn Lê Thu An, vào Đảng năm 1969, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP. Hồ Chí Minh.

38. Nguyễn Đăng Quang, vào Đảng năm 1969, Đại tá công an, đã nghỉ hưu, Hà Nội.

39. Trần Văn Long, vào Đảng năm 1970, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

40. Nguyễn Thị Kim Chi, vào Đảng năm 1971, Nghệ sĩ ưu tú, Đạo diễn điện ảnh, Hà Nội.

41. Huỳnh Tấn Mẫm, vào Đảng năm 1971, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, nguyên đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Tổng biên tập báo Thanh Niên, TP. Hồ Chí Minh.

42. Võ Thị Ngọc Lan, vào Đảng năm 1972, nguyên cán bộ công an TP. Hồ Chí Minh.

43. Hà Quang Vinh, vào Đảng năm 1972, cán bộ hưu trí, TP. Hồ Chí Minh.

44. Nguyễn Đắc Xuân, vào Đảng năm 1973, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa, nguyên Trưởng Đại diện báo Lao Động tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, TP. Huế.

45. Lê Đăng Doanh, vào Đảng năm 1974, Tiến sĩ Kinh tế học, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.

46. Chu Hảo, vào Đảng năm 1974, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.

47. Nguyễn Xuân Hoa, vào Đảng năm 1974, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Thừa Thiên - Huế, TP. Huế.

48. Nguyễn Vi Khải, vào Đảng năm 1974, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, 40 tuổi đảng, Hà Nội.

49. Cao Lập, vào Đảng năm 1974, nguyên Bí thư Đảng ủy ngành Văn hóa -Thông tin TP. Hồ Chí Minh.

50. Lê Thân, vào Đảng năm 1975, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Tổng Giám đốc Liên doanh SG-Riversite, TP. Hồ Chí Minh.

51. Ngô Minh, vào Đảng năm 1975, nhà báo, nhà văn, TP. Huế.

52. Trần Kinh Nghị, vào Đảng năm 1976, cán bộ Ngoại giao về hưu, Hà Nội.

53. Hồ An, vào Đảng năm 1979, nhà báo, TP. Hồ Chí Minh.

54. Đoàn Văn Phương, vào Đảng năm 1979, nguyên chiến sĩ thuộc Ban Giao lưu trung ương Cục, TP. Hồ Chí Minh.

55. Hồ Uy Liêm, vào Đảng năm 1980, nguyên Quyền Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.

56. Trần Đình Sử, vào Đảng năm 1986, Giáo sư Tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội.

57. Lê Văn Luyến, vào Đảng năm 1987, nguyên cán bộ thuộc Ban Tuyên huấn trung ương Cục Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.

58. Nguyễn Gia Hảo, vào Đảng năm 1988, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội.

59. Phạm Chi Lan, vào Đảng năm 1989, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.

60. Đào Tiến Thi, vào Đảng năm 1991, Thạc sĩ, Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội

61. Nguyễn Nguyên Bình, vào Đảng năm 1996, Trung tá, cựu chiến binh, Hà Nội.