Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Phẫn nộ hãng tin uy tín Nga xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam

(VTC News) - Hãng thông tấn uy tín RIA Novosti của Nga đăng bài viết xuyên tạc sự thật, vu khống Việt Nam trong vụ giàn khoan Hải Dương 981.
RIA Novosti (РИА Новости) hoặc ngắn gọn là RIA là một trong những hãng thông tấn lớn nhất Liên Xô và Nga.  Mục tiêu của hãng – đưa tin một cách nhanh chóng, cân nhắc và khách quan về các sự kiện trên thế giới, truyền đạt tới công chúng quốc tế về cái nhìn của Nga đối với tình hình (Xem tại http://ria.ru/docs/about/index.html).
Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa 
Với một bề dày truyền thống và sứ mạng phát biểu như vậy, bài báo “Những thỏa thuận giữa Moskva và Bắc Kinh tốt hơn mọi thông báo” (Соглашения между Москвой и Пекином лучше всяких деклараций) của Dmitri Kosyrev đăng trên RIA Novosti đã gây thất vọng sâu sắc cho người Việt Nam.
Bài báo mở đầu bằng những nhận định của các chuyên gia khác nhau trước chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống LB Nga Vladimir Putin, và ngay sau đó là một tiểu mục về “Ukraine của Trung Quốc”.


Được Hội đồng Dân ủy Liên Xô thành lập ngày 24/6/1941, tức 2 ngày sau khi Cuộc chiến tranh Giữ nước vĩ đại của Liên Xô bắt đầu, Sovinformburo (tiền thân của RIA Novosti) đã khởi đầu bằng những tin tức chiến trận, phong trào du kích và hậu phương. Năm 1961, Sovinformburo được cải cách thành TTX APN, và trở thành hãng thông tấn hàng đầu của Liên Xô cũ. Năm 1990, tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev ra lệnh trên cơ sở TTX APN thành lập hãng thông tấn “Novosti”, và vào tháng 9/1991 thì đổi tên thành hãng thông tấn Nga RIA Novosti.
Vào ngày 09/12/2013 Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh giải thể RIA Novosti và thành lập hãng tin quốc tế Rossiya Segodnya (International Information Agency Russia Today)
Tác giả Kosyrev khẳng định một cách đầy võ đoán : "Trong các quan hệ của Trung Quốc với Mỹ và phương Tây ,Việt Nam và Philippines đóng vai trò tương tự như Ukraine trong quan hệ của Nga với Mỹ và phương Tây. Việc Trung Quốc sơ tán người dân sau những sự kiện đáng tiếc ở Bình Dương và Hà Tĩnh được Kosyrev cho rằng “Trung Quốc đã phải cứu công dân của mình khỏi bạo loạn ở Việt Nam”.

Đó là một góc nhìn kỳ lạ, cố tình gây căng thẳng và ở một mức độ nào đó, đổ thêm dầu vào lửa.
Tiểu mục tiếp theo trong bài báo “Việt Nam – không phải Trung Quốc”. Trong tiểu mục này, Kosyrev đã xuyên tạc sự thật khi viết dàn khoan là nằm trên thềm lục địa, cách bờ biển Trung Quốc 27 km và cách bờ biển Việt Nam tận 241 km, cố tình cho rằng quần đảo Hoàng Sa hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. Trong tiểu mục này, Kosyrev có một đoạn nhấn mạnh đóng khung rất đáng phê phán. Xin dẫn ra nguyên văn và phần dịch:
“Tại sao Việt Nam lại là Ukraine của Trung Quốc: đó là lịch sử lâu đời. Hai ngàn năm trước, Việt Nam là một phần của Trung Quốc. Nhưng từ năm 880 – thì không còn. Tất cả các thế kỷ tiếp theo giới trí thức Việt Nam đã bỏ ra rất nhiều công sức để chứng tỏ: Việt Nam – không phải Trung Quốc.”
Đây là đoạn trích khiến cho bất kỳ một người dân Việt Nam yêu nước nào cũng phải thấy phẫn nộ. Đúng, trong lịch sử Việt Nam có khoảng đen của 1000 năm Bắc thuộc, đó là thời kỳ Việt Nam bị Trung Quốc cai trị, nhưng trước đó và sau đó, Việt Nam luôn là quốc gia độc lập với Trung Quốc, không bao giờ khuất phục trước họ. Mỗi khi có họa xâm lăng từ Trung Quốc láng giềng, đất nước này đều xuất hiện những người anh hùng đánh bật quân thù ra khỏi bờ cõi.
Không thể hình dung được, một nhà báo chuyên về khu vực Đông Nam Á với bao nhiêu năm kinh nghiệm lại có thể thể hiện sự yếu kém về mặt kiến thức như vậy. Đây chỉ có thể là sự cố tình bẻ cong sự thật lịch sử.
Tiếp đó, tác giả Kosyrev tiếp tục đưa ra những luận cứ rất đáng tranh cãi - tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc rất giống với Việt Nam, ngôn ngữ của tỉnh này cũng khó hiểu đối với người Trung Quốc từ các tỉnh khác, cũng như tiếng Việt. Không thể hiểu nổi logic của tác giả trong luận cứ này.

Về tác giả bài báo Dmitri Kosyrev
Dmitri Kosyrev, sinh năm 1955, tốt nghiệp Viện Nghiên cứu châu Á và châu Phi của Đại học Tổng hợp quốc gia Moscow và Đại học Nanyang (Singapore). Nhà sử học, và Đông phương học. Đã từng là phóng viên khu vực Đông Nam Á (Malaysia, Singapore, Philippines) trong những năm 1988-1991 của tờ báo Sự thật (Pravda). Từ năm 2001 là bình luận viên chính trị của RIA Novosti.
Kosyrev cũng hoàn toàn bỏ qua những khác biệt về bề ngoài, ngôn ngữ, văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, để đưa đến một kết luận: tình hình làm cho Việt Nam trở thành một công cụ thuận tiện để tạo ra vấn đề cho Trung Quốc - như Ukraine đối với Nga.
Tiếp theo, trong bài báo nêu trên, tác giả thông tin về dự định muốn quay lại khu vực Đông Nam Á của Mỹ, và kết luận, tình hình hoàn toàn giống như những điều Mỹ đã làm ở Gruzia và Ukraine đối với Nga.
Chỉ có điều, vai đối trọng với Mỹ được giao cho Trung Quốc. Người đọc có thể thấy ngay – Kosyrev muốn biện hộ cho các hành động vũ lực trong tương lai gần của Trung Quốc, mong muốn hết sức ấu trĩ và hiếu chiến của tác giả.
Và trong phần kết luận, tác giả bài báo cho rằng, việc một số lượng kỷ lục các thỏa thuận được ký giữa Nga và Trung Quốc còn tốt hơn mọi tuyên bố to tát, vì những tuyên bố to tát này là dành cho công chúng, mị dân. Còn Nga và Trung Quốc thì hành động theo những gì họ thấy cần.
Không thể hiểu nổi một hãng tin được người Việt luôn xem là nguồn thông tin tin cậy về quan điểm của nước Nga đối với Việt Nam, khu vực và thế giới lại có thể dễ dàng quay lưng, phản bội lại niềm tin đến vậy.
Ngay từ khi được đưa lên trang web của RIA Novosti, bài báo này đã khiến cho nhiều người đọc Việt Nam, và không chỉ Việt Nam phẫn nộ. Những bình luận của độc giả ngay dưới bài báo, cũng như trên trang Facebook của RIA cũng cho thấy điều này.

Blog ĐS xin đưa bản tiếng Nga để các cụ xem.

Соглашения между Москвой и Пекином лучше всяких деклараций

 Сигналы, поступающие накануне визита Владимира Путина в Китай насчет "украинской" темы на будущих переговорах, предельно интересны. С одной стороны, "целью визита не является обсуждение украинской проблемы", таково мнение одного из бывших послов Пекина в Москве. С другой стороны, "поведение США на международной арене дает России и Китаю новую возможность для развития сотрудничества". Это тоже мнение бывшего посла Пекина в Москве, только другого. Наконец, для подписания подготовлен не простой, а "рекордный" и даже "фантастический" пакет соглашений и прочих документов. Это уже из высказываний помощника президента России Юрия Ушакова. Как расшифровать эту головоломку?

 Их Украина

В официальном сообщении о предстоящем визите как таковом говорится, что он пройдет во вторник, 20 мая, а 21 мая главы российского и китайского государств примут участие в четвертом саммите Совещания по взаимодействию и мерам доверия в Азии (СВМДА). На этом, втором для Путина, саммите не может не возникнуть тема, которая как бы зеркально отражает "украинский кризис". И тут, вроде бы, надо уже Москве что-то говорить — а она до сих пор этого старательно избегала.

Речь о том, что у Китая есть "своя Украина", почти полный аналог. Только это не одна страна, а две — Филиппины и Вьетнам. В том смысле, что они играют в отношениях Китая с США и Западом в целом ту же роль, которую сыграла Украина как таковая в отношениях России с теми же США и Западом в целом.

Накануне визита Владимира Путина Китай пережил большую неприятность — эвакуацию своих граждан из Вьетнама, числом около 3 тысяч человек или больше. Их пришлось спасать от погромов, во время которых двое погибли и около 100 человек были ранены. Ничего себе увертюра для разговоров о мерах доверия в Азии.

Вьетнам — не Китай

В начале мая Китай попытался начать подводную разведку нефти возле островов Сиша (Парасельских) в 27 километрах от китайского побережья и в 241 километре от вьетнамского. Но это, с точки зрения Вьетнама, спорные территории, и возле платформ появились вьетнамские лодки и суда, а в воде обнаружились аквалангисты, пытавшиеся расставить там сети. Не первая такая стычка в этих морях и не последняя.

Каким образом в этот конфликт вписались погромы на китайских фабриках на суше Вьетнама (часть которых вообще, как оказалось, принадлежит тайваньцам) — сложный вопрос. Вьетнамское правительство извинилось, арестовало около тысячи смутьянов. Кстати, эта история в очередной раз показала: сначала кто-то, может быть, думает организовать "контролируемый" Майдан, но дальше дело идет своим ходом.

Почему Вьетнам — это китайская Украина: история очень давняя. Две тысячи лет назад Вьетнам был частью Китая. Но с 880 года — уже нет. Все последующие века вьетнамские интеллектуалы тратили немало усилий, чтобы показать: Вьетнам — не Китай.

Хотя для наивного человека тут возникает много вопросов: а в чем отличия? Внешность, язык, основы культуры? Но соседняя китайская провинция Гуандун во всех этих смыслах очень похожа на Вьетнам, а, например, язык ее точно так же не вполне понятен китайцам из прочих провинций, как и вьетнамский. И вообще все провинции Китая чем-то от других отличаются… В общем, вот такой у них эмоциональный фон отношений. Который делает Вьетнам очень удобным орудием для создания проблем Китаю — как Украину для России.

И не забудем, что последняя война, которую в своей истории вел Китай (маленькая и для китайцев не очень победоносная, в 1979) была с Вьетнамом. По какому поводу — уже неважно. Но была.

Что касается Филиппин, то тут история несколько другая. Образованной элите этой страны было не по себе оттого, что американцы — бывшие колониальные хозяева Филиппин — "уходили" из Азии. Нынешнее филиппинское правительство чувствует себя спокойнее в прежней роли — союзника США, хотело бы такой союз возродить. И ведь всего-то для этого требуется поддерживать не очень сильную напряженность в отношениях с Китаем. По какому поводу? А по поводу всяких морских спорных территорий. Море большое, споров на всех хватит. Хотя нельзя не заметить, что пока США "уходили" из Азии, страны этого региона как-то обходились без конфликтов и споров.

Не тратить слов зря

Никто в США особо и не скрывает сути происходящего. Все в открытую. Нужна колючка-другая в боку Китая, показывающая всем в Азии, что дракон не всесилен. Не реагирует на территориальные притязания слабых соседей по поводу островов, которые лет 20 назад никого не волновали? Значит, сам слаб. Реагирует, обижает маленьких? Значит, плохо себя ведет, слишком силен, и тут для регионального баланса всем нужна Америка.

Вот так уже несколько лет выглядит на практике политика администрации Барака Обамы по "возвращению в Азию". Как видим, почерк точно тот же, что с Россией и Украиной (раньше — с Грузией). Нужна небольшая страна, которую в случае чего не жалко. Одна, или две. Более того, Россия и Китай не единственные мишени такой политики, нечто подобное США уже не раз проделывали в самых разных частях света. Это уже как бы норма.

И вот представим себе: что Москва должна говорить с трибун по поводу этой истории? Что она — твердо на стороне Китая, а Вьетнам неправ? Но Вьетнам — наш друг и партнер, да и Филиппины не враг. Главное же, чего конкретно мы добьемся тут громкими словами с трибун, кроме осложнений? И чего добьется Китай, если будет заявлять на всю Европу и Америку: да мы же хорошо знаем, кто и что устраивает против России с помощью украинского кризиса — потому что с нами творят то же самое?

Не говоря о том, зачем нам (или Китаю) вообще нужна вот такая поддержка друг друга, если мы никоим образом не падаем? Мы понимаем, что нас пытаются ослабить. Но можем себе позволить не обращать внимания и продолжать подписывать контракты.

Кстати, "рекордный" пакет контрактов готовился заранее, в порядке развития многих лет партнерства, без особой связи с Украиной, и это тоже своего рода ответ на самые разные вопросы и ожидания. Никто не собирается шарахаться с западного направления сотрудничества к восточному (есть такая наивная идея) просто потому, что такие процессы занимают годы. Мы с Китаем их зря не тратили.

А громкие декларации… Кто конкретно их ожидает? Не политики, а публика. Мы — по поводу Украины, китайцы — по поводу островов в Южно-Китайском море, прежде всего хотим правды, правильных слов. В нашем, массовом, человеческом сознании сильнее всего в этих историях — обида: как же можно этим американцам или европейцам так откровенно, нам в лицо, врать по каждому эпизоду украинского (южно-китайского морского) кризиса? Ведь знают же, что мы знаем, как все на самом деле. Но врут. Вот сейчас мы с русскими (китайцами) соберемся вместе и скажем все как есть.

А надо ли? Напомню, что в русской и китайской культуре есть такая особенность — не тратить слова зря. Самые важные вещи — те, о которых и говорить не нужно. Мы на кого-то обижаемся? Но на обиженных воду возят.

Дмитрий Косырев, политический обозреватель МИА "Россия сегодня".
http://moole.ru/blog/sam88/news/497685-soglashenija-mezhdu-moskvojj-i-pekinom-luchshe.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét