Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

Đõ Minh Tuấn - Vè thời đại.



Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn hữu xa gần một bài vè mà tôi có thể cả quyết rằng, đây là một BẢN ĐẠI HỢP XƯỚNG - VÈ, cổ kim như dân gian đã lưu truyền cho thấy chưa từng có một bài vè dài đến vậy. Hơn thế, đây lại là một bài vè dài và hay, hay và đúng đến từng xăng ti mét kích thước nhân tính nhân tình nhân tâm nhân phẩm của thời đại này.
Bởi vậy có thể nói: Bản đại hợp xướng - vè rất có giá trị:


ĐỖ MINH TUẤN

VÈ THỜI ĐẠI

Ve vẻ vè ve
Cái vè thời đại
Những anh ăn hại
Đè nặng đời dân
Những kẻ bất nhân
Cưỡi đầu thế kỷ
Những anh có lý
Thì bị xiềng gông
Những kẻ nói không
Lại thành lãnh đạo
Những anh trồng gạo
Thì bị đói cơm
Những kẻ buôn rơm
Lại thành tỷ phú
Đầu óc bảo thủ
Thì hưởng vinh quang
Trí tuệ mở mang
Thì thành phản động
Cứu mạng dân sống
Chỉ bỏ tiền xu
Yến tiệc lu bù
Thì vung tiển tỷ
Việc quan bé tý
Thì bắn pháo hoa
Xương máu triệu nhà
Thì im thin thít.
*
Bưng mặt kín mít
Là đám chủ trương
Phơi mặt nghị trường
Đa phần chân gỗ
Vung tay chém gió
Là đám quan ngu
Ngậm oán nuôi thù
Là anh chủ chuột
Phơi bày gan ruột
Là Facbooker
Rón rén làm thơ
Là anh dân nguyện
Quan dân trò chuyện
Toàn đứng hành lang
Kẻ sỹ nói ngang
Toàn trong quán rượu
Quan trộm ngàn triệu
Thì chẳng bị gì
Trẻ trộm bánh mỳ
Bị giam trong ngục
Cải cách giáo dục
Dạy trẻ sờ chim
Phát tán rác sim
Là anh quân đội.
*
Kinh doanh lễ hội
Phát ấn đền Trần
Kinh doanh nhân dân
Là bầy quản lý
Kinh doanh nghệ sỹ
Là báo thời nay
Vô học mặt dày
Thổi thành thần tượng
Kinh doanh định hướng
Là chợ quan trường
Một chữ chủ trương
Thu về ngàn tỷ
Kinh doanh công lý
Là đám quan toà
Kinh doanh ông cha
Là quan chức trẻ.
*
Thằng sai đè thằng đúng
Thằng cầm súng lại đi buôn
Thằng lú dạy thằng khôn
Thằng cũ thắng thằng mới
Thằng đeo sao đi cướp đất
Thằng mù mắt lại dẫn đường
Thằng yêu thương thua thằng ác
Thằng xả rác lại có tiền
Thằng xỏ xiên dạy đạo đức
Thằng có chức lại phản dân
Thằng ngu đần thành Tiến sỹ
Thằng chơi đĩ lại đòi tiền
Thằng tu thiền đeo súng lục
Thằng giáo dục ngọng líu lô
Thằng bưng bô thành chí sỹ
Thằng nghị sỹ lại chửi dân
Thằng quân nhân ôm két sắt
Thằng mất đất lại bị tù
Thằng lù đù lên vùn vụt...

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

Linh nghiệm



Trần Huy Quang, Hà Nội 1992, Internet 2005

LTS. Nhân Ngày Lễ Mẹ, trong khi khắp thế giới vinh danh hình ảnh phụ nữ với vai trò người mẹ, nhiều nhà nghiên cứu bùi ngùi vì thấy tội nghiệp cho các phụ nữ bị Ông Hồ vùi dập, bỏ rơi, như quý bà Nguyễn Thị Minh Khai, Tăng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Xuân, Irene… Truyện ngắn “Linh Nghiệm” của nhà văn Trần Huy Quang đã được lưu hành trên các trang web trong dịp Lễ Mẹ này. Truyện viết về ông Hồ Chí Minh, gọi tắt là HINH, đã từng đăng nhiều năm trứơc trên báo quốc nội và tức khắc, cả báo và nhà văn cùng bị kỷ luật. Truyện cho mùa Lễ Mẹ này như một bản tiểu sử HCM cực ngắn mà rất đầy đủ như sau.

Linh Nghiệm

Hinh là con trai thứ ba trong một gia đình nông dân, không nghèo nhưng cũng chẳng giàu có gì lắm. Cha anh ta có đỗ đạt, đã từng làm quan nhưng tính khí thất thường, lòng đầy ham hố nên quan trên không mặn mà gì nên đã bỏ quan, khi đi dạy học ở chốn kinh kỳ, khi ngồi bốc thuốc ở vùng sơn cước. Hinh thừa hưởng ở dòng họ và khí chất của vùng chôn rau cắt rốn cái nết cơ bản cần cho kẻ có hoài bão tham chính là tính đa mưu túc kế, lòng dạ thật không bao giờ lộ ra mặt, bạn bè cùng lứa không ai dám kết làm bằng hữu. Hinh sáng dạ, lại có chí, học đâu biết đó, hai mươi tuổi làm thơ chữ Hán, đọc Rút-xô, Mông-tét-ski-ơ…bằng nguyên bản, nhưng Hinh chán học, chỉ nhăm nhăm một dạ xuất ngoại. Đạo học không có đường tắt, mà lập thân bằng con đường học vấn thì mù mịt, xa vời quá. Bằng văn chương thì chỉ khi thế cùng lực tận, bất đắc dĩ mà thôi.

Hằng ngày Hinh sống như người nuốt phải quả chuỳ gai vào bụng, buốt nhói, nhăn nhó, bồn chồn, vừa ngồi đã đứng lên, mới ngủ đã vùng dậy, trán nhăn tối, mắt xa xăm. Như đang phải lòng một tiểu thư khuê các. Nhưng Hinh đâu phải là người dại dột, không bao giờ để phí chí khí, sức lực vào chuyện đàn bà. Vớ vẩn ! Chiếm mười trái tim đàn bà đâu có khó nhưng một trái tim nhân loại thì phải vượt trùng dương. Hinh ngước cái đầu mong đợi lên bầu trời, hoài vọng bóng dáng một con tàu, tìm kiếm một phép thần thông, mong đợi một dấu vết của cõi Thiên hoặc hơi hướng của miền Cực lạc để đưa về cho chúng sinh.

Tháng ngày như sợi chỉ căng mà lòng khao khát làm trai hải hồ, khắc khoải mong một phút được quỳ dưới chân bậc Chí Thánh và nói :"Ơn người. Người là nguồn ánh sáng dẫn dắt chúng con…Lũ chúng sinh con khao khát được gặp Người…"

Thế rồi, như sự linh nghiệm của lời nguyện cầu, một đêm giông tố bão bùng đất trời như trong cơn đau sinh nở, Hinh đã lên chín tầng Thánh địa để được gặp đấng Chí linh.

Bắt đầu là một ngọn nến, ánh lửa dịu ấm, toả một quầng sáng hình nón. Vầng sáng ấy toả hào quang, tia hào quang không thẳng mà có hình gấp khúc. Cuối cùng ở trung tâm vầng sáng ấy hiện ra khuôn mặt kiều diễm của một cô gái tóc vàng.

- Kính thưa…Hinh bàng hoàng thốt lên.

- Không phải ! – cô gái mỉm cười độ lượng – Tôi chỉ là sứ giả của đấng Lập đạo. Anh có lời thỉnh cầu gì gấp lắm không ? Người đang bận, việc hành đạo chỉ ở bước khởi đầu.

- Kính thưa, tôi là người của xứ Nhọc nhằn tăm tối…

- Thôi, anh không cần phải nói, chàng trai ạ, người xứ Nhọc nhằn có khát khao ánh sáng thì việc hành đạo mới càng được dễ dàng. Đây anh cầm lấy, theo Đạo thư này, anh sẽ tìm được chân lý.

Vị sứ giả trao cho Hinh Đạo thư quý giá ấy rồi nhỏ dần, nhỏ dần cho đến khi chỉ còn như một cái chấm chính giữa vầng hào quang rồi biến mất giữa bao la. Hai tay đỡ cuốn sách trước trán, Hinh vẫn quỳ và thành kính đặt lên đó một cái hôn, rồi anh run run dở ra đọc :

"Hãy đi về phía Nam theo con đường một bên là cây và một bên là nước, cuối con đường có quán bia hơi và thịt chó ; đừng nhìn vào chốn đam mê ấy và đi thật chậm. Dọc đường sẽ có người hỏi :"Có đi không ?" thì đừng đi. Đó cũng là người cần lao chứ không phải ma quỷ cám dỗ, nhưng phải đành từ chối. Đi tiếp, sẽ gặp một ki-ốt sách báo nên rẽ trái, trước mặt đã là vườn hoa nhỏ. Bây giờ anh phải khom người xuống, đi chậm bước từng bước một, mắt nhìn xuống mặt đất để "tìm cái này". Cứ thế…chỉ cần một lúc sau,anh sẽ có được thiên hạ."

Hinh ấp cuốn Đạo thư vào ngực tức tưởi : "Trời ơi,bảo bối, bảo bối…". Hinh sung sướng hét toáng lên. Tiếng anh vang rất to trong đêm và lúc ấy Hinh mới biết mình vừa qua một giấc mơ. Nhưng trời ơi, tại sao những điều anh nung nấu trong tâm can bấy lâu nay lại được giải đáp trong mơ. Anh sung sướng và cảm động đến mức nước mắt giàn giụa. "Ôi chúng sinh nhọc nhằn và tăm tối của ta, bảo bối này sẽ soi sáng đường chúng ta đi…"

Sáng hôm sau, Hinh thành kính chuẩn bị lên đường. Quần áo tươm tất ,mũ miện đàng hoàng. Trước nhà anh có một đại lộ chính Nam, có lẽ đúng là con đường này nên anh dấn bước ra đi. Một bên cây và một bên nước, hay một bên rừng một bên biển. Anh cứ đi, qua vài đoạn phố nữa thì anh thấy mình đi đúng con đường men theo cái hồ. Và giữa phố có hàng bia hơi thịt chó mà vài lần anh cũng đã bị cuốn vào đó. Ôi sự linh nghiệm không sai một dấu phẩy. Đường phố trong veo, lui cui mấy chiếc xe đạp chở kẹo bánh, than tổ ong đi bỏ mối cho các hàng nước vỉa hè, lọc cọc đôi chiếc xích-lô cà tàng đi tìm khách. Vài cô gái điếm vật vờ.

- Có đi không ?

Một cô gái điếm rủ rê. Hinh nhớ đến giấc mơ mà thấy lạnh xương sống ; trong mơ cũng ba chữ ấy. Đến cuối phố, Hinh thấy một ki-ốt sách báo thật ; chủ quán vừa mở cửa. Tại sao có sự kỳ diệu thế này, khi tỉnh anh nào có biết chỗ này có một quán sách ? Đi tiếp gặp một ki-ốt sách báo nên rẽ trái, trước mặt là vườn hoa nhỏ. Hinh liền rẽ trái, đi một đoạn qua các cửa hàng bách hoá đã thấy vườn hoa Mùa Xuân.

Kẻ hành đạo không chần chừ đắn đo, đi tới giữa vườn hoa, lòng ngây ngất hơi men, một nửa muốn bay lên, một nửa trì xuống. Mắt Hinh hoa lên, đâu Thiên Thần, đâu Địa Thánh, không biết con đang đứng giữa Địa đàng hay mặt đất. Rồi anh chợt tỉnh lại..."Tìm cái này" là tìm cái gì , anh không hiểu nhưng không dám nghi ngờ lời vàng ngọc của đấng Tiên tri. Vườn hoa nằm cạnh đại lộ, lúc này đang vắng hoa, chỉ có mấy ông già tập thể dục muộn, dăm chàng thanh niên đá bóng và một tốp học sinh cấp ba đi học sắp qua. Bây giờ anh phải khom người xuống, đi chậm từng bước một, mắt nhìn xuống mặt đất… Hinh vừa cúi lom khom chăm chú tìm kiếm vừa lẩm nhẩm đọc. Anh như bị thôi miên, không biết mình đang tìm cái gì, nhưng anh cứ trung thành với lời chỉ gíáo, người cúi lom khom, mắt dán xuống đất và bước từng bước một chậm rãi.

Những người đang qua đường lấy làm lạ. Bắt đầu là nhóm học sinh cấp ba, mấy đứa con trai vốn hiếu kỳ đi đến và tự hỏi, không biết ông kia tìm cái gì nhỉ ? Chúng không thể tự giải đáp được.

- Anh ơi, anh tìm cái gì đấy ?

Hinh mải mê không hề nhìn lên, chỉ buột miệng trả lời :

- Tìm cái này.

Đối với chúng, câu trả lời ấy, làm ngứa ngáy chân tay. Nhất định cha này mất nhẫn, dây chuyền hay hạt xoàn gì đó thôi, chúng mình mà vớ được thì hay lắm.

Thế là cả bọn, cặp sách dồn lại một đống, nhảy vào cuộc tìm kiếm. Khi cả một đám người bò ra sục sạo tìm kiếm thì sự lạ càng tăng lên hàng chục lần. Người đi qua vườn hoa không bao giờ hết, dân lang thang thất nghiệp, dân nhà quê bỏ ra thành phố kiếm cơm…đang đói rách hy vọng vớ được một chút may mắn, những người này đi đến và không thể không hỏi:

- Tìm cái gì đấy ?

Lần này thì tụi trẻ con đã mau miệng trả lời :

- Tìm cái này !

Câu này đối với người lớn làm ngứa ngáy đầu óc. Thế là họ bỏ cả gồng gánh, xe cộ, nhảy vào quảng trường.

Rồi tiếp đến... Bây giờ là dân xích-lô, ba gác, dân ăn xin, trẻ mồ côi bán báo, dăm cô điếm, đám bụi đời móc túi nghe tin cũng tìm đến.

- Tìm cái gì đấy ?

- Tìm cái này.

Mả mẹ chúng nó, giấu như mèo giấu cứt. Nhất định là hạt xoàn, ru-bi, có lẽ tối qua tụi đào đá đỏ qua đây đánh nhau đổ ra một bị đá đỏ không chừng. Mẹ chúng nó, ông mà biết trước, ông rào lại, ông đuổi tất. Ông kia được một viên rồi hả , bắt nộp phạt, chúng mày !

Cứ thế...

Và số người hy vọng có một chút no ấm bò lê trên vườn hoa để tìm vật báu, đến lúc này đã đông như đàn kiến.

Hinh chợt nhận ra tiếng ồn của đám đông và anh ngạc nhiên đứng nhìn họ. Hoá ra thiên hạ đang bu lại xung quanh mình. Một lúc sau anh sẽ có được thiên hạ. Hinh sung sướng đến rơm rớm nước mắt và mãn nguyện ra về.

Cái đám đông ấy cứ như dòng nước trong lòng sông, trôi đi chứ không cạn. Người đến trước thất vọng ra về trước, người đến sau thất vọng ra về sau. "Tìm cái này" là cái gì thì không ai biết, nhưng cứ hy vọng có chút no ấm mờ mờ phía trước cũng đã hấp dẫn lắm, để họ trở thành một dòng nước.

Trưa.

Rồi chiều.

Và... vẫn còn đám đông xúm xít giữa vườn hoa Mùa Xuân. v

Trần Huy Quang

(Truyện ngắn này được đăng trên tuần báo Văn Nghệ, số 27 ra ngày 04.7.1992. Bị thu hồi và có lệnh hủy sau khi phát hành 4 ngày, nhưng càng được tìm đọc. Tác giả Trần Huy Quang bị treo bút 3 năm. Tổng biên tập lúc ấy là Hữu Thỉnh, tuy đi vắng, vẫn bị nghiêm khắc khiển trách. Tác giả cho biết phải suy nghĩ hơn 10 năm mới viết được truyện ngắn cô đọng này ; anh phải suy nghĩ chọn từng câu, từng chữ, từng ý, từng hình ảnh...)

(Từ Internet 2005) v

Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

Bình luận Văn học của Lê Mai
Chẳng hiểu sao, đột nhiên trên “mạng” @ và trong xã hội hồi này lại ồn ĩ lên chuyện “Chân dung các Nhà văn”…hết Xuân Sách, đến Trần Nhương, Đỗ Hoàng rồi lại Nguyễn Khôi… Lê Mai tôi thấy có cái gì đó bức xúc, không bình thường trong đời sống xã hội, mà cụ thể là trên Văn đàn đương đại của ta  hôm nay. Đó là ngẫu nhiên hay tất nhiên của dòng chảy lịch sử ? Thiển nghĩ, văn chương của cái thời minh họa – trại lính- “tố cáo”, “nâng bi” lừa mị đến trơ trẽn … thứ văn chương đó đã đóng góp được gì cho Nhân dân, cho Tổ Quốc ? có xứng đáng cho người đời khắc họa Chân dung các Nhà văn ? Phải chăng đó là hiện tượng “tự sướng”, đầy ngộ nhận của các Văn nghệ sĩ?
Tuy nhiên,  khi ta đọc Xuân Sách và Nguyễn Khôi (cách nhau 25 năm, mỗi người một vẻ) thì tưởng vậy mà không phải vậy!
Chân dung đầu tiên mà Lê Mai tôi tìm đọc là Hồ Chí Minh- nhà thơ lớn của dân tộc, tác giả của “Ngục trung nhật kí”, người đã sáng tác bài chữ Hán “NGUYÊN TIÊU” hay đến mức được ông Hữu Thỉnh tôn vinh là bài thơ Việt hay nhất thế kỉ và làm tiêu chí tổ chức ngày Thơ Việt Nam…. nhưng ở Xuân Sách thì tìm mãi không thấy chân dung Hồ Chí Minh. Tìm ở Nguyễn Khôi thì… chính danh cũng không thấy, chỉ thấy bóng ông thấp thoáng trong chân dung nhà thơ :
HOÀNG VĂN HOAN
Anh Ba quy : Việt gian
Sang nương vây lão Đặng
Xuống địa phủ viết văn
Gặp cụ Hồ đặng đặng ?
Đọc đến đây, tôi chưa hiểu Nguyễn Khôi định nói gì ? Hoàng Văn Hoan xuống địa phủ viết văn gặp nhà thơ Hồ Chí Minh sao lại “đặng đặng” – được được hay đặng đặng  Đặng Tiểu Bình … Nhưng thôi, OK, cho qua…
Nhưng sự thấp thoáng của Cụ lại thấy trong chân dung nhà thơ Bút Tre:
BÚT TRE
Người bút lông, bút sắt
Lão quê mùa Bút Tre
Dám “biên tập” lời Bác
Vào đền Hùng khắc bia.
Thế là có chuyện rồi!  Cái tấm bia trên đền Hùng khắc câu ” Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” là do Bút Tre (Phó Ty văn hóa Phú Thọ) đã “văn bản hóa” những câu nói tản mạn của cụ Hồ mà ra. Vậy thì, theo luật bản quyền, câu này phải thuộc về Bút Tre cớ sao lại gán cho Cụ. Trên tinh thần của người cộng sản: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, Lê Mai tôi đề nghị dời tấm bia đó ra khỏi khu Di tích Đền Hùng.
Chân dung Nhà thơ TỐ HỮU (nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban tuyên huấn Trung ương) người lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng / văn hóa nghệ thuật của đất nước trong một thời gian dài. Xuân Sách vẽ  khá chuẩn :
Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta.
Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường, hoa ở đây.
Xuân Sách “định luận” về  Tố Hữu ngay cả khi nhà thơ còn sống, thì phải nói là ông rất dũng cảm, đáng khâm phục. Câu “Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt” là nói thẳng: Thơ đó là thơ “diễn ca chính trị” thùng rỗng kêu to, nặng về hô hào, tuyên huấn, nghèo chất văn chương; và cái kết: “máu ở chiến trường , hoa ở đây”, làm tôi nhớ tới Việt Phương trong “Cửa mở”:
“Anh dâng em
bài thơ anh mà em là
tác giả
Đóa hoa anh mà em là
sắc hương
Thanh gươm anh mà em là
chất thép.”
của cái thời “dãi thây trăm họ làm công một người”.
Tuy vậy, ở Xuân Sách, chân dung Tố Hữu mới chỉ là đặc tả được cái hiện tượng bên ngoài “cây táo ông Lành” mà thôi! Đến Nguyễn Khôi tôi thấy ông đi thẳng vào chân tướng, vào bản chất của nhà thơ cầm quyền toàn trị này:
TỐ HỮU
Tự nhận mình là Lành
Mọi người thấy rất dữ
mác lê bọc bằng Thơ
Đã đâm chỉ có “tử”.
*
Tung hoa máu xung trận
là Hịch chống xâm lăng
lời Thề với Đảng, Bác
“Từ ấy” “Sáng tháng 5”.
Sao thế nhỉ? Mác lê sao lại viết thường mà không viết hoa, có ẩn ý gì ở đây không? Mác Lê viết hoa bọc bằng thơ hay cái mác cái  lê được Tố Hữu bọc bằng thơ, cái này thì phải hỏi ông Nguyễn Khôi thôi, còn Lê Mai tôi thì mác lê bằng chữ thường hay chữ hoa cũng chỉ là một thứ vũ khí sắc bén “ Đã đâm chỉ có “tử””. Không tin mọi người hãy hỏi “bè lũ Nhân văn Giai phẩm” mà xem.
Chân dung Nhà thơ CHẾ LAN VIÊN  được Xuân Sách khắc họa:
Điêu tàn ư ? đâu chỉ có Điêu tàn
Ta nghĩ tới Vàng Sao từ thuở ấy
Chim báo bão, lựa chiều cơn gió dậy
Lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa
Thay đổi cả cơn mơ
ai dám bảo con tàu không mộng tưởng
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng
Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống
Mặt anh em trong suối cạn
Hội Nhà văn.
Khắc họa như thế là tài, nhưng chưa nói được bản chất của một thi sĩ tài bậc nhất, xảo trá bậc nhất, hãnh tiến bậc nhất, tráo trở bậc nhất…của văn đàn Việt Nam đương đại. Ta hãy xem lúc ông được  trọng dụng thì thơ ông ca ngợi Đảng, Bác hết lời: “Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi”. Khi thất sủng thì “trở giáo” bằng những bài thơ trong “DI CẢO”:
* Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là Bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
cầm lên nhấm nháp
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
đêm vui…   (BÁNH VẼ)
*Sau này anh đọc thơ tôi thì nên nhớ
có phải tôi viết đâu ! một nửa
cái cần đưa vào thơ, tôi đã giết rồi (TRỪ ĐI)
*Tôi viết bằng xương thôi, nhưng không có
cái thịt của mình.
Biết rõ những điều này, chúng ta hãy xem Nguyễn Khôi vẽ chân dung nhà thơ:
CHẾ LAN VIÊN
Tài thơ đến như Chế
Đời thật khó khen chê
Bẻ cành Phong lan bể
“con cá Song cầm đuốc dẫn Thơ về ”
*
Bắn pháo hoa Tư Tưởng
Vờ khóc nước non Hời
Tháp Bay On bốn mặt
Giấu đi mặt ma trơi.
Hình như Nguyễn Khôi vẫn chưa tin ông, ngay cả “Di cảo”!
Chân dung PHẠM TIẾN DUẬT, ta xem Xuân Sách vẽ:
Trường Sơn đông em đi hái măng
Trường Sơn tây anh làm thơ cho lính
Đời có lúc bay lên vầng trăng
Lại rơi xuống Chiếc xe không kính
Thế đấy ! giữa chiến trường
Nghe tiếng bom cũng mạnh.
Ông xứng đáng là Nhà thơ anh hùng thời chống Mỹ, được Tố Hữu, Xuân Diệu gọi là “con Đại bàng non” với câu thơ được truyền thông, báo chí thời ấy quảng bá hết cỡ “Đường ra trận mùa này đẹp lắm”. Nhưng khi trải qua lửa đạn, máu xương của các chiến sĩ, thì ông đã tỉnh ngộ viết “Vòng trắng”, bị Tố Hữu coi là “rễ thối”, bị loại bỏ. Bi kịch này của Duật đã được Nguyễn Khôi kết thành vành tang đưa thơ Duật vào Trường Sơn để tạ lễ đám trai làng mà ông từng lừa mị:
PHẠM TIẾN DUẬT
“Đường ra trận…đẹp lắm”
Lừa mị lũ trai làng
Chết hồn kết “vòng trắng”
đưa Thơ vào Trường Sơn.
Nhưng thôi, anh Duật đã mất rồi nên chúng ta không cần nói đến “luật nhân – quả” ở đây, vì kết cuộc anh đã bị trời báo ứng!
Ngoài Chân dung các nhà thơ, nhà văn đã kể  trên, Lê Mai tôi còn chú ý tới Chân dung các vị bị xếp vào loại Nhân văn- Giai phẩm (chống đối chế độ) … tìm  ở Xuân Sách thì không thấy! Có cái gì “nhậy cảm”, kỵ húy chăng mà ông phải né tránh? Nhưng may quá, tìm ở Nguyễn Khôi lại có :
HOÀNG CÔNG KHANH
Tù Tây, lại tù Ta
“Quyền được rên” chẳng có
Bởi luôn đòi Tự Do
Gánh văn là gánh khổ.
Theo chỗ chúng tôi biết, nhà văn Hoàng Công Khanh có một số phận kì lạ. Mọi diễn biến của đời ông đều gắn chặt với hai chữ tự do. Nhớ khi Hoàng Công Khanh bị tù Tây ở Sơn La
Ông Tô Hiệu, đã gợi ý ông Khanh vào Đảng, nhưng ông đã khéo léo từ chối “anh cho em ở ngoài tổ chức, để có tự do mà viết văn”. Nhớ lần trong  Hội nghị chỉnh huấn “đánh” Nhân văn- Giai phẩm, ông lại buột miệng nói: “Viết văn không có tự do thì không thể viết được!” Thế là ông lại được đi tù. Lại nhớ lần đang ở tù ông được viên giám thị trại giam gọi  lên cho tự do để ngồi viết kịch phục vụ Hội diễn văn nghệ giữa các nhà tù. Nhờ “thành tích” sáng tác đó mà Hoàng Công Khanh được ra tù về với gia đình ở Hà Nội, để rồi lại được  “tự do” thất nghiệp(! !!???) Và đời ông, đến cái quyền “tự do” tối thiểu nhất của con người là “Quyền được rên” cũng không có!
Đến thời kỳ Đổi Mới  mở cửa, tưởng rằng Văn nghệ sĩ đã được “cởi trói”, sự ấu trĩ tàn khốc của thời Nhân Văn – Giai phẩm tưởng không bao giờ tái diễn lại nữa. Nào ngờ, lúc này Xuân Sách đã mất được trên 20 năm, thế thì Nguyễn Khôi lại phải khắc chân dung :
NHÃ THUYÊN
“Nhà xuất bản Giấy vụn”
Mấy thầy cô muốn “nghiên”
cánh “Phê bình chỉ điểm”
“Chém” cô trò Nhã Thuyên.
Cái này thì phải thông cảm với Xuân Sách thôi, sự kiện này nó  mới xảy ra, mong vong linh ông siêu thoát và mỉm cười nơi Tây phương cực lạc!
Nguyễn Khôi nhắc đến “vụ Nhã Thuyên” phải chăng ông muốn nhắn nhủ chúng ta, đổi mới là sự nghiệp cực kì khó khăn phức tạp, đặc biệt là đổi mới tư duy. Công cuộc đổi mới đã tiến hành vài chục năm mà ngay trong đội ngũ trí thức tiên tiến vẫn còn những loại người như:
NGUYỄN VĂN LƯU
Hơn lão Vũ Đức Phúc
Vượt trên tầm Đông La
“Luận chiến văn chương”…hả ?
Chỉ điểm bãi tha ma.
Chúng tôi đã khóc khi biết về thân phận hiện nay của các nạn nhân trong vụ Nhã Thuyên. Họ  chỉ là những  người phụ nữ đẹp và tài, trung thực, tử tế vốn chỉ biết mưu sinh, và khát khao cống hiến cho nền khoa học nước nhà. Họ có tội gì? Thôi thì đành nhờ Nguyễn Du “Trăm năm trong cõi người ta / Chữ tài chữ chữ mệnh khéo là ghét nhau” cho lòng mình thanh thản! Còn thực chất Nguyễn Văn Lưu ra sao? Xin mọi người hỏi những nhà văn dự Đại hội Nhà văn Hà Nội (lần 1, năm 2016) thì sẽ rõ chân tướng ông ta. N hưng thật buồn, ngay tại thời điểm hiện nay, loại phê bình chỉ điểm ấy vẫn còn đất dụng võ, vẫn tác oai tác quái. Ta hãy xem chân dung số 57 của nhà thơ Nguyễn Khôi:
VI TÙY LINH
Chẳng cần tốc váy đỏ
“Quốc sư” vẫn say thơ
Văn em không có sex
Đếch ai thèm tìm mua.
Chúng nó chỉ ông nào là “Quốc sư” của cái nước Việt  nghìn năm văn hiến này. Tôi nhớ, đóng góp to lớn của ông là việc đề xuất lấy hoa mào gà làm “quốc hoa” cho đất nước chúng ta. Đề xuất ngớ ngẩn tới mức một tiến sĩ rất khát khao cống hiến phải bật thét lên: – Thưa cụ, con đã đi khắp đất nước này, con thấy hoa mào gà đéo có thuộc tính nào có thể vin vào làm biểu tượng quốc hoa được. Họa chăng chỉ có mào con gà trống oai hùng (Đêm nằm thì gáy o o / Sáng ra đạp mái không lo trả tiền). Xin tiến sĩ hãy bình tâm trên đất nước này hoa mào gà có thể là không tiêu biểu, nhưng bệnh sùi mào gà thì chắc chắn sẽ rất đặc trưng. Bài chân dung Vi Thùy Linh mở đầu tôi thấy rất lạ. Sao chẳng cần tốc váy đỏ “Quốc sư” vẫn say thơ”? Nguyễn Khôi muốn khắc họa chân dung Vi Thùy Linh hay chân dung quốc sư? Hay ông muốn mượn việc khắc chân dung để nói lên cái nhí nhố của thời cuộc kiểu Xuân tóc đỏ của Vũ Trọng Phụng hay:
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng
Viết đến đây, Lê Mai tôi giật mình nhận thấy phải thế chăng mà Nguyễn Khôi còn khắc họa Chân dung của một số nhà văn trong “Ban vận động Văn đoàn Độc lập” mà người đứng đầu là:
NGUYÊN NGỌC
Chết rồi Anh hùng Núp
Rừng Xà nu bị nghiền
lập “Văn đoàn Độc lập”
mơ “Đất nước đứng lên”.
Ta hãy xem lại 25 năm trước, Xuân Sách nói về Nguyên Ngọc :
Mấy lần Đất nước đứng lên
Đứng lên cũng mỏi cho nên phải nằm
Hại thay một Mạch nước ngầm
cuốn trôi Đất Quảng lẫn Rừng Xà nu.
Ở đây chúng tôi thấy có sự đồng điệu về cách đánh giá khi tạc Chân dung Nguyên Ngọc của Nguyễn khôi và Xuân Sách. Nhưng đến Trần Đĩnh thì ta lại phải thông cảm với ông Xuân Sách thôi, Lại xin ông mỉm cười nơi chin suối!
TRẦN ĐĨNH
Chính sự theo “Đèn Cù”
“Bất khuất” nên bị thiến
Đang diễn Hề hầu vua
Hí trường đột tai biến.
Đọc “Chân dung 99 Nhà văn Việt Nam đương đại” của Nguyễn Khôi, còn nhiều điều khiến chúng ta phải suy ngẫm ở cái thì hiện tại  với “Chính sự theo Đèn Cù”/ “Quyền được rên” chẳng có!… Ông Nguyễn Khôi ơi! Đọc “Chân dung 99 Nhà văn Việt Nam đương đại” của ông, chúng tôi không chỉ thấy chân dung chân tướng các nhà văn
mà còn thấy sự xoay vần của thế cuộc. Nguyễn Khôi thực sự là “Người thư ký của Thời đại” mà chúng ta đã và đang sống qua khắc họa bằng Thơ. Là nhà văn đọc tác phẩm “Chân dung 99 nhà văn Việt Nam đương đại” của ông tôi ngẫm mà hổ thẹn!
Hà Nội , ngày 2-6-2017
LÊ MAI
( Nhà văn Hà Nội)

* CÁI TỰA CỦA MỘT BÀI BÌNH LUẬN VĂN HỌC
Ngẫm mà hổ thẹn với “Chân dung 99 nhà văn đương đại” của Nguyễn Khôi.
Đọc cái tựa một bài bình luận khá dài của nhà văn Lê Mai tôi chợt giật mình. Nghe nói nhà văn Lê Mai và nhà thơ Nguyễn Khôi thân nhau lắm mà sao giờ một nguời viết về tác phẩm của người kia mà ngay từ cái tựa đã dùng lời lẽ “nặng nề” như vậy.
Vâng! Tôi hiểu cái tựa ấy như sau: nhà văn Lê Mai “Ngẫm Mà Hổ Thẹn” khi đọc (tác phẩm) Chân Dung 99 Nhà Văn Đương Đại của Nguyễn Khôi. Suy ra là tác phẩm ấy quá kém cỏi (hoặc có điều gì đó tệ hại) khiến người đọc (Lê Mai) phải hổ thẹn giùm cho tác giả.
Nhưng đọc hết bài bình luận ấy thì thấy không phải vậy. Ý của nhà văn Lê Mai hoàn toàn khác.
Theo tôi, nhà văn Lê Mai nên chọn cái tựa khác. Nếu để như vậy, sau này trong một khung cảnh văn học nào đó, người ta chỉ nhắc đến tựa đề mà không có bài viết đi kèm thì “oan” cho nhà thơ Nguyễn Khôi lắm lắm.
Phạm Đức Nhì

VĨNH BIỆT NỮ SĨ MINH ĐỨC HOÀI TRINH



Theo gia đình và thân hữu, nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh, tác giả hai bài thơ được phổ nhạc nổi tiếng Kiếp nào có yêu nhau và Đừng bỏ em một mình vừa qua đời ngày hôm nay 10-6 (ngày 9-6, giờ địa phương) tại California, Mỹ.


Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh tên thật là Võ Thị Hoài Trinh, sinh ngày 15-10-1930 tại Huế. Bà là con quan Tổng đốc Võ Chuẩn, ông nội là Thượng thư Bộ Lễ Võ Liêm. Bà du học ngành báo chí tại Pháp từ năm 1964 và học Hán văn tại Trường ngôn ngữ Đông Phương La Sorbonne Paris.

Năm 1967 bà ra trường, làm phóng viên cho Đài truyền hình Pháp ORTF. Cũng trong khoảng thời gian này bà từng đi làm phóng sự chiến trường ở nhiều nơi nguy hiểm như Algerie, Việt Nam. . . Năm 1972 bà được cử theo dõi và tường thuật cuộc hòa đàm Paris. Năm 1973 bà sang Trung Đông theo dõi cuộc chiến Do Thái. Sau đó bà trở về Việt Nam giảng dạy khoa báo chí tại Viện Đại Học Vạn Hạnh năm 1974-1975. Bà sang Mỹ định cư tại Mỹ từ năm 1982 và tiếp tục làm báo. Bà đã đi hết năm châu lục và nhiều chiến trường lửa đạn trong cuộc đời làm báo của mình.



Thời trẻ bà sống, làm việc tại Pháp.

Ngoài bút hiệu Minh Đức Hoài Trinh, bà thường lấy các bút hiệu là Hoàng Trúc, Nguyễn Vinh, Bằng Cử. Bà viết nhiều văn thơ có giá trị nghệ thuật được đánh giá cao, có nhiều bài nổi tiếng như Kiếp nào có yêu nhau, Đừng bỏ em một mình… được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.

Người phụ nữ xinh đẹp và ăn mặc rất có "gu" này là Minh Đức Hoài Trinh, tác giả bài thơ "Kiếp nào có yêu nhau" mà Phạm Duy đã rải lên đó những nốt nhạc buồn tan tác. Bà là một nhân vật hiếm có, thông thạo ba ngoại ngữ : Anh, Pháp, Hoa. Bà làm thơ, viết văn, viết kịch bản sân khấu, viết báo và dạy cả đàn tranh.
Nhưng tất nhiên, người ta chỉ biết đến bà nhiều nhất thông qua hai bài thơ được Phạm Duy phổ nhạc là "Kiếp nào có yêu nhau" và "Đừng bỏ em một mình". Đây là hai trong số hơn chục bài Phạm Duy lấy chủ đề là hiện sinh và cái chết.
Hoài Trinh thừa nhận:
nếu không có nét nhạc tài tình của Phạm Duy, "Kiếp nào có yêu nhau" đã không có một sức sống mãnh liệt đến thế. Bài hát mở đầu với một lời nửa yêu cầu, nửa van xin, được cất lên một cách đầy thảng thốt:
“Đừng nhìn em nữa anh ơi”
Hoài Trinh không bao giờ nói quang cảnh của cuộc gặp gỡ trong bài thơ này là khi nào. Nhưng người nghe bàng bạc nhận ra nó là cõi mộng.
Đấy là cái cõi mà Phạm Duy từng đau khổ đến mức muốn "giết người trong mộng vẫn đi về" sau này.
Bài "Kiếp nào có yêu nhau" rất đau khổ, nhưng qua giọng ca Thái Thanh còn được phủ thêm một chút liêu trai.
Nếu nghe thêm bản "Đừng bỏ em một mình" cũng của Hoài Trinh, nói về lời van xin, năn nỉ của một cô gái... đã chết ở trong nguyệt, sẽ càng nhận ra:
quang cảnh của cuộc gặp gỡ này khó có thể ở ngoài đời thực.
Trong một đoạn sau, Hoài Trinh viết:
"Kiếp nào có yêu nhau
Nhớ tìm khi chưa nở
Hoa xanh tận ngàn sau
Tình xanh không lo sợ"

Đoạn thơ ấy nghe như một lời trối. Phạm Duy còn sợ thính giả chưa hiểu, đã cẩn thận thêm vô mấy câu không có trong bài thơ gốc:
"Đôi mi đã buông xuôi,
môi răng đã quên cười."
Bài thơ lẫn bài hát là sự dằn vặt muôn đời của những kẻ yêu nhau. Ở đây, nỗi dằn vặt ấy lại mang một màu sắc rất phụ nữ. Nàng quay mặt đi bảo "Anh đừng nhìn em nữa", nhưng đến câu áp chót lại thảng thốt lần nữa: " Anh đâu, anh đâu rồi".
Bài này, Phạm Duy sửa lời nhiều, không phải vì ông không có khả năng giữ nguyên tác mà vì ông sợ người ta không thật sự cảm được tinh thần bài thơ.
Bởi nếu chỉ là chuyện yêu đương bình thường, giận hờn bảo "Đừng nhìn nhau nữa" thì không có gì đặc biệt. Phạm Duy sửa lời một vài chỗ để nổi bật sự bất lực của con người, tình yêu và thân phận trước cái chết. Những người yêu nhau có thể làm gì trước tạo hóa, trước "trăng thu gãy đôi bờ, chim bay xứ xa mờ". Họ còn biết làm gì trước cái chết, ngoài việc "Nhắn cho ta. Hoa xanh đã bơ vơ. Đêm sâu gối ơ thờ".
Hoài Trinh là một trong những "Huế nữ" mà Phạm Duy đã gặp những ngày ở Huế khi đi theo gánh hát của Đức Huy hơn nửa thế kỷ trước. Họ gặp nhau lần thứ hai ở vùng kháng chiến. Phạm Duy kể khi nàng rời Huế để ra vùng kháng chiến đã mang theo "đôi gót chân đỏ như son và đôi mắt sáng như đèn pha ô tô".
Lần thứ ba tương hội là ở Paris. Họ đã nói với nhau những chuyện gì, giữa họ là một mối giao tình văn nghệ nào rất ít người biết. Chỉ biết Phạm Duy đã trổ hết tài nghệ để chấp cánh cho hai bài thơ của nàng. Trong đó, "Kiếp nào có yêu nhau" xứng đáng được gọi là một kiệt tác. Ca khúc có những đoạn chuyển rất đột ngột để diễn tả cái tột cùng của tình yêu : hạnh phúc lẫn khổ đau. ..... .

Các tác phẩm của bà đã xuất bản gồm:

Lang thang (1960),

Thư sinh (1962),

Bơ vơ(1964),

Hắn (1964),

Mơ (1964),

Thiên nga (1965),

Hai gốc cây(1966),

Sám hối (1967),

Tử địa(1973),

Trà thất (1974),

Bài thơ cho ai(1974),

Dòng mưa trích lịch ( 1976)…

HÒA BÌNH

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Ngẫm mà hổ thẹn với “Chân dung 99 nhà văn đương đại” của Nguyễn Khôi *



Bình luận Văn học của Lê Mai

Chẳng hiểu sao, đột nhiên trên “mạng” @ và trong xã hội hồi này lại ồn ĩ lên chuyện “Chân dung các Nhà văn”…hết Xuân Sách, đến Trần Nhương, Đỗ Hoàng rồi lại Nguyễn Khôi… Lê Mai tôi thấy có cái gì đó bức xúc, không bình thường trong đời sống xã hội, mà cụ thể là trên Văn đàn đương đại của ta hôm nay. Đó là ngẫu nhiên hay tất nhiên của dòng chảy lịch sử ? Thiển nghĩ, văn chương của cái thời minh họa – trại lính- “tố cáo”, “nâng bi” lừa mị đến trơ trẽn … thứ văn chương đó đã đóng góp được gì cho Nhân dân, cho Tổ Quốc ? có xứng đáng cho người đời khắc họa Chân dung các Nhà văn ? Phải chăng đó là hiện tượng “tự sướng”, đầy ngộ nhận của các Văn nghệ sĩ?

Tuy nhiên, khi ta đọc Xuân Sách và Nguyễn Khôi (cách nhau 25 năm, mỗi người một vẻ) thì tưởng vậy mà không phải vậy!

Chân dung đầu tiên mà Lê Mai tôi tìm đọc là Hồ Chí Minh- nhà thơ lớn của dân tộc, tác giả của “Ngục trung nhật kí”, người đã sáng tác bài chữ Hán “NGUYÊN TIÊU” hay đến mức được ông Hữu Thỉnh tôn vinh là bài thơ Việt hay nhất thế kỉ và làm tiêu chí tổ chức ngày Thơ Việt Nam…. nhưng ở Xuân Sách thì tìm mãi không thấy chân dung Hồ Chí Minh. Tìm ở Nguyễn Khôi thì… chính danh cũng không thấy, chỉ thấy bóng ông thấp thoáng trong chân dung nhà thơ :

HOÀNG VĂN HOAN

Anh Ba quy : Việt gian

Sang nương vây lão Đặng

Xuống địa phủ viết văn

Gặp cụ Hồ đặng đặng ?



Đọc đến đây, tôi chưa hiểu Nguyễn Khôi định nói gì ? Hoàng Văn Hoan xuống địa phủ viết văn gặp nhà thơ Hồ Chí Minh sao lại “đặng đặng” – được được hay đặng đặng Đặng Tiểu Bình … Nhưng thôi, OK, cho qua…

Nhưng sự thấp thoáng của Cụ lại thấy trong chân dung nhà thơ Bút Tre:

BÚT TRE

Người bút lông, bút sắt

Lão quê mùa Bút Tre

Dám “biên tập” lời Bác

Vào đền Hùng khắc bia.

Thế là có chuyện rồi! Cái tấm bia trên đền Hùng khắc câu ” Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” là do Bút Tre (Phó Ty văn hóa Phú Thọ) đã “văn bản hóa” những câu nói tản mạn của cụ Hồ mà ra. Vậy thì, theo luật bản quyền, câu này phải thuộc về Bút Tre cớ sao lại gán cho Cụ. Trên tinh thần của người cộng sản: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, Lê Mai tôi đề nghị dời tấm bia đó ra khỏi khu Di tích Đền Hùng.

Chân dung Nhà thơ TỐ HỮU (nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban tuyên huấn Trung ương) người lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng / văn hóa nghệ thuật của đất nước trong một thời gian dài. Xuân Sách vẽ khá chuẩn :

Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng

Mắt trông về tám hướng phía trời xa

Chân dép lốp bay vào vũ trụ

Khi trở về ta lại là ta.

Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát

Trông về Việt Bắc tít mù mây

Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt

Máu ở chiến trường, hoa ở đây.

Xuân Sách “định luận” về Tố Hữu ngay cả khi nhà thơ còn sống, thì phải nói là ông rất dũng cảm, đáng khâm phục. Câu “Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt” là nói thẳng: Thơ đó là thơ “diễn ca chính trị” thùng rỗng kêu to, nặng về hô hào, tuyên huấn, nghèo chất văn chương; và cái kết: “máu ở chiến trường , hoa ở đây”, làm tôi nhớ tới Việt Phương trong “Cửa mở”:

“Anh dâng em

bài thơ anh mà em là

tác giả

Đóa hoa anh mà em là

sắc hương

Thanh gươm anh mà em là

chất thép.”

của cái thời “dãi thây trăm họ làm công một người”.

Tuy vậy, ở Xuân Sách, chân dung Tố Hữu mới chỉ là đặc tả được cái hiện tượng bên ngoài “cây táo ông Lành” mà thôi! Đến Nguyễn Khôi tôi thấy ông đi thẳng vào chân tướng, vào bản chất của nhà thơ cầm quyền toàn trị này:

TỐ HỮU

Tự nhận mình là Lành

Mọi người thấy rất dữ

mác lê bọc bằng Thơ

Đã đâm chỉ có “tử”.
*

Tung hoa máu xung trận

là Hịch chống xâm lăng

lời Thề với Đảng, Bác

“Từ ấy” “Sáng tháng 5”.

Sao thế nhỉ? Mác lê sao lại viết thường mà không viết hoa, có ẩn ý gì ở đây không? Mác Lê viết hoa bọc bằng thơ hay cái mác cái lê được Tố Hữu bọc bằng thơ, cái này thì phải hỏi ông Nguyễn Khôi thôi, còn Lê Mai tôi thì mác lê bằng chữ thường hay chữ hoa cũng chỉ là một thứ vũ khí sắc bén “ Đã đâm chỉ có “tử””. Không tin mọi người hãy hỏi “bè lũ Nhân văn Giai phẩm” mà xem.

Chân dung Nhà thơ CHẾ LAN VIÊN được Xuân Sách khắc họa:

Điêu tàn ư ? đâu chỉ có Điêu tàn

Ta nghĩ tới Vàng Sao từ thuở ấy

Chim báo bão, lựa chiều cơn gió dậy

Lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa

Thay đổi cả cơn mơ

ai dám bảo con tàu không mộng tưởng

Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng

Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống

Mặt anh em trong suối cạn

Hội Nhà văn.

Khắc họa như thế là tài, nhưng chưa nói được bản chất của một thi sĩ tài bậc nhất, xảo trá bậc nhất, hãnh tiến bậc nhất, tráo trở bậc nhất…của văn đàn Việt Nam đương đại. Ta hãy xem lúc ông được trọng dụng thì thơ ông ca ngợi Đảng, Bác hết lời: “Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi”. Khi thất sủng thì “trở giáo” bằng những bài thơ trong “DI CẢO”:

* Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là Bánh vẽ

Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn

cầm lên nhấm nháp

Chả là nếu anh từ chối

Chúng sẽ bảo anh phá rối

đêm vui… (BÁNH VẼ)

*Sau này anh đọc thơ tôi thì nên nhớ

có phải tôi viết đâu ! một nửa

cái cần đưa vào thơ, tôi đã giết rồi (TRỪ ĐI)

*Tôi viết bằng xương thôi, nhưng không có

cái thịt của mình.

Biết rõ những điều này, chúng ta hãy xem Nguyễn Khôi vẽ chân dung nhà thơ:

CHẾ LAN VIÊN

Tài thơ đến như Chế

Đời thật khó khen chê

Bẻ cành Phong lan bể

“con cá Song cầm đuốc dẫn Thơ về ”
*

Bắn pháo hoa Tư Tưởng

Vờ khóc nước non Hời

Tháp Bay On bốn mặt

Giấu đi mặt ma trơi.

Hình như Nguyễn Khôi vẫn chưa tin ông, ngay cả “Di cảo”!

Chân dung PHẠM TIẾN DUẬT, ta xem Xuân Sách vẽ:

Trường Sơn đông em đi hái măng

Trường Sơn tây anh làm thơ cho lính

Đời có lúc bay lên vầng trăng

Lại rơi xuống Chiếc xe không kính

Thế đấy ! giữa chiến trường

Nghe tiếng bom cũng mạnh.

Ông xứng đáng là Nhà thơ anh hùng thời chống Mỹ, được Tố Hữu, Xuân Diệu gọi là “con Đại bàng non” với câu thơ được truyền thông, báo chí thời ấy quảng bá hết cỡ “Đường ra trận mùa này đẹp lắm”. Nhưng khi trải qua lửa đạn, máu xương của các chiến sĩ, thì ông đã tỉnh ngộ viết “Vòng trắng”, bị Tố Hữu coi là “rễ thối”, bị loại bỏ. Bi kịch này của Duật đã được Nguyễn Khôi kết thành vành tang đưa thơ Duật vào Trường Sơn để tạ lễ đám trai làng mà ông từng lừa mị:

PHẠM TIẾN DUẬT

“Đường ra trận…đẹp lắm”

Lừa mị lũ trai làng

Chết hồn kết “vòng trắng”

đưa Thơ vào Trường Sơn.

Nhưng thôi, anh Duật đã mất rồi nên chúng ta không cần nói đến “luật nhân – quả” ở đây, vì kết cuộc anh đã bị trời báo ứng!

Ngoài Chân dung các nhà thơ, nhà văn đã kể trên, Lê Mai tôi còn chú ý tới Chân dung các vị bị xếp vào loại Nhân văn- Giai phẩm (chống đối chế độ) … tìm ở Xuân Sách thì không thấy! Có cái gì “nhậy cảm”, kỵ húy chăng mà ông phải né tránh? Nhưng may quá, tìm ở Nguyễn Khôi lại có :

HOÀNG CÔNG KHANH

Tù Tây, lại tù Ta

“Quyền được rên” chẳng có

Bởi luôn đòi Tự Do

Gánh văn là gánh khổ.

Theo chỗ chúng tôi biết, nhà văn Hoàng Công Khanh có một số phận kì lạ. Mọi diễn biến của đời ông đều gắn chặt với hai chữ tự do. Nhớ khi Hoàng Công Khanh bị tù Tây ở Sơn La

Ông Tô Hiệu, đã gợi ý ông Khanh vào Đảng, nhưng ông đã khéo léo từ chối “anh cho em ở ngoài tổ chức, để có tự do mà viết văn”. Nhớ lần trong Hội nghị chỉnh huấn “đánh” Nhân văn- Giai phẩm, ông lại buột miệng nói: “Viết văn không có tự do thì không thể viết được!” Thế là ông lại được đi tù. Lại nhớ lần đang ở tù ông được viên giám thị trại giam gọi lên cho tự do để ngồi viết kịch phục vụ Hội diễn văn nghệ giữa các nhà tù. Nhờ “thành tích” sáng tác đó mà Hoàng Công Khanh được ra tù về với gia đình ở Hà Nội, để rồi lại được “tự do” thất nghiệp(! !!???) Và đời ông, đến cái quyền “tự do” tối thiểu nhất của con người là “Quyền được rên” cũng không có!

Đến thời kỳ Đổi Mới mở cửa, tưởng rằng Văn nghệ sĩ đã được “cởi trói”, sự ấu trĩ tàn khốc của thời Nhân Văn – Giai phẩm tưởng không bao giờ tái diễn lại nữa. Nào ngờ, lúc này Xuân Sách đã mất được trên 20 năm, thế thì Nguyễn Khôi lại phải khắc chân dung :

NHÃ THUYÊN

“Nhà xuất bản Giấy vụn”

Mấy thầy cô muốn “nghiên”

cánh “Phê bình chỉ điểm”

“Chém” cô trò Nhã Thuyên.

Cái này thì phải thông cảm với Xuân Sách thôi, sự kiện này nó mới xảy ra, mong vong linh ông siêu thoát và mỉm cười nơi Tây phương cực lạc!

Nguyễn Khôi nhắc đến “vụ Nhã Thuyên” phải chăng ông muốn nhắn nhủ chúng ta, đổi mới là sự nghiệp cực kì khó khăn phức tạp, đặc biệt là đổi mới tư duy. Công cuộc đổi mới đã tiến hành vài chục năm mà ngay trong đội ngũ trí thức tiên tiến vẫn còn những loại người như:

NGUYỄN VĂN LƯU

Hơn lão Vũ Đức Phúc

Vượt trên tầm Đông La

“Luận chiến văn chương”…hả ?

Chỉ điểm bãi tha ma.

Chúng tôi đã khóc khi biết về thân phận hiện nay của các nạn nhân trong vụ Nhã Thuyên. Họ chỉ là những người phụ nữ đẹp và tài, trung thực, tử tế vốn chỉ biết mưu sinh, và khát khao cống hiến cho nền khoa học nước nhà. Họ có tội gì? Thôi thì đành nhờ Nguyễn Du “Trăm năm trong cõi người ta / Chữ tài chữ chữ mệnh khéo là ghét nhau” cho lòng mình thanh thản! Còn thực chất Nguyễn Văn Lưu ra sao? Xin mọi người hỏi những nhà văn dự Đại hội Nhà văn Hà Nội (lần 1, năm 2016) thì sẽ rõ chân tướng ông ta. N hưng thật buồn, ngay tại thời điểm hiện nay, loại phê bình chỉ điểm ấy vẫn còn đất dụng võ, vẫn tác oai tác quái. Ta hãy xem chân dung số 57 của nhà thơ Nguyễn Khôi:

VI TÙY LINH

Chẳng cần tốc váy đỏ

“Quốc sư” vẫn say thơ

Văn em không có sex

Đếch ai thèm tìm mua.

Chúng nó chỉ ông nào là “Quốc sư” của cái nước Việt nghìn năm văn hiến này. Tôi nhớ, đóng góp to lớn của ông là việc đề xuất lấy hoa mào gà làm “quốc hoa” cho đất nước chúng ta. Đề xuất ngớ ngẩn tới mức một tiến sĩ rất khát khao cống hiến phải bật thét lên: – Thưa cụ, con đã đi khắp đất nước này, con thấy hoa mào gà đéo có thuộc tính nào có thể vin vào làm biểu tượng quốc hoa được. Họa chăng chỉ có mào con gà trống oai hùng (Đêm nằm thì gáy o o / Sáng ra đạp mái không lo trả tiền). Xin tiến sĩ hãy bình tâm trên đất nước này hoa mào gà có thể là không tiêu biểu, nhưng bệnh sùi mào gà thì chắc chắn sẽ rất đặc trưng. Bài chân dung Vi Thùy Linh mở đầu tôi thấy rất lạ. Sao chẳng cần tốc váy đỏ “Quốc sư” vẫn say thơ”? Nguyễn Khôi muốn khắc họa chân dung Vi Thùy Linh hay chân dung quốc sư? Hay ông muốn mượn việc khắc chân dung để nói lên cái nhí nhố của thời cuộc kiểu Xuân tóc đỏ của Vũ Trọng Phụng hay:

Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt

Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng

Viết đến đây, Lê Mai tôi giật mình nhận thấy phải thế chăng mà Nguyễn Khôi còn khắc họa Chân dung của một số nhà văn trong “Ban vận động Văn đoàn Độc lập” mà người đứng đầu là:

NGUYÊN NGỌC

Chết rồi Anh hùng Núp

Rừng Xà nu bị nghiền

lập “Văn đoàn Độc lập”

mơ “Đất nước đứng lên”.

Ta hãy xem lại 25 năm trước, Xuân Sách nói về Nguyên Ngọc :

Mấy lần Đất nước đứng lên

Đứng lên cũng mỏi cho nên phải nằm

Hại thay một Mạch nước ngầm

cuốn trôi Đất Quảng lẫn Rừng Xà nu.

Ở đây chúng tôi thấy có sự đồng điệu về cách đánh giá khi tạc Chân dung Nguyên Ngọc của Nguyễn khôi và Xuân Sách. Nhưng đến Trần Đĩnh thì ta lại phải thông cảm với ông Xuân Sách thôi, Lại xin ông mỉm cười nơi chin suối!

TRẦN ĐĨNH

Chính sự theo “Đèn Cù”

“Bất khuất” nên bị thiến

Đang diễn Hề hầu vua

Hí trường đột tai biến.

Đọc “Chân dung 99 Nhà văn Việt Nam đương đại” của Nguyễn Khôi, còn nhiều điều khiến chúng ta phải suy ngẫm ở cái thì hiện tại với “Chính sự theo Đèn Cù”/ “Quyền được rên” chẳng có!… Ông Nguyễn Khôi ơi! Đọc “Chân dung 99 Nhà văn Việt Nam đương đại” của ông, chúng tôi không chỉ thấy chân dung chân tướng các nhà văn

mà còn thấy sự xoay vần của thế cuộc. Nguyễn Khôi thực sự là “Người thư ký của Thời đại” mà chúng ta đã và đang sống qua khắc họa bằng Thơ. Là nhà văn đọc tác phẩm “Chân dung 99 nhà văn Việt Nam đương đại” của ông tôi ngẫm mà hổ thẹn!

Hà Nội , ngày 2-6-2017

LÊ MAI

( Nhà văn Hà Nội)



* CÁI TỰA CỦA MỘT BÀI BÌNH LUẬN VĂN HỌC

Ngẫm mà hổ thẹn với “Chân dung 99 nhà văn đương đại” của Nguyễn Khôi.

Đọc cái tựa một bài bình luận khá dài của nhà văn Lê Mai tôi chợt giật mình. Nghe nói nhà văn Lê Mai và nhà thơ Nguyễn Khôi thân nhau lắm mà sao giờ một nguời viết về tác phẩm của người kia mà ngay từ cái tựa đã dùng lời lẽ “nặng nề” như vậy.

Vâng! Tôi hiểu cái tựa ấy như sau: nhà văn Lê Mai “Ngẫm Mà Hổ Thẹn” khi đọc (tác phẩm) Chân Dung 99 Nhà Văn Đương Đại của Nguyễn Khôi. Suy ra là tác phẩm ấy quá kém cỏi (hoặc có điều gì đó tệ hại) khiến người đọc (Lê Mai) phải hổ thẹn giùm cho tác giả.

Nhưng đọc hết bài bình luận ấy thì thấy không phải vậy. Ý của nhà văn Lê Mai hoàn toàn khác.

Theo tôi, nhà văn Lê Mai nên chọn cái tựa khác. Nếu để như vậy, sau này trong một khung cảnh văn học nào đó, người ta chỉ nhắc đến tựa đề mà không có bài viết đi kèm thì “oan” cho nhà thơ Nguyễn Khôi lắm lắm.

Phạm Đức Nhì

Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2017

Xu hướng đa đảng sắp trở thành xu thế ở Việt Nam?

Đại nghị hay Tổng thống lưỡng tính?
Ngày 17/5/2017, Tạp chí Tia Sáng (thuộc Bộ Khoa Học Công nghệ) – một tờ báo nhà nước được xếp vào số ít ỏi cơ quan báo chí mang quan điểm phản biện và có hơi hướng cấp tiến, đã chính thức đăng bài viết “Nhất thể hóa: Phân tích để lựa chọn mô hình” của tác giả Nguyễn Sĩ Dũng – cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Khi còn đương chức, ông Nguyễn Sĩ Dũng là người làm công tác nghiên cứu cho Quốc hội, thường đề cập đến các vấn đề về cơ chế, chính sách, nhưng vẫn theo “đường lối chủ trương” mà chưa “xé rào”.
IMG_0658
Còn hiện thời, tuy khởi đầu bằng việc phân tích chủ trương nhất thể hóa của đảng cầm quyền, nhưng bài viết trên của quan chức về hưu Nguyễn Sĩ Dũng lại đề cập đến một vấn đề được xem là “rất nhạy cảm” đối với thể chế độc đảng ở Việt Nam: chọn mô hình đại nghị hay mô hình Tổng thống lưỡng tính?
Trước đây, trên mặt báo chí nhà nước thỉnh thoảng cũng có vài bài viết đề cập đến “đa nguyên” hay bóng gió về “đa đảng”, nhưng hàm lượng và tính rõ ràng là khá mờ nhạt.
Có thể cho rằng đây là lần đầu tiên xuất hiện một bài viết trên báo nhà nước mang tính hàm ý rõ ràng đến thế.
Do tính quan trọng và tính “tín hiệu” của bài viết này, dưới đây xin trích dẫn phần lớn nội dung bài “Nhất thể hóa: Phân tích để lựa chọn mô hình” để độc giả tham khảo:
“Mô hình thủ tướng chế còn được gọi là mô hình đại nghị gồm cộng hòa đại nghị và quân chủ đại nghị… Trong mô hình đại nghị, đảng nào thắng cử và có đa số trong quốc hội, thì đảng đó đứng ra thành lập chính phủ. Nghĩa là, đảng thắng cử vừa nắm cả quyền lập pháp và cả quyền hành pháp ở trong tay. Chính vì vậy, không có sự phân lập hay kiểm soát lẫn nhau rõ ràng giữa quyền hành pháp và quyền lập pháp trong mô hình đại nghị. Thực tế là trong mô hình này, quyền lập pháp và quyền hành pháp hòa lẫn (fusion) vào nhau. Đây là mô hình rất cần được cân nhắc khi tiến hành nhất thể hóa vì các lý do sau đây:
Một là, mô hình đại nghị đã mang lại sự thịnh vượng và phát triển cho nhiều nước nhất trên thế giới. Chúng ta có thể kể ra đây các nước như Anh, Úc, Canada, New Zealand, Đức, Thụy Điển, Đan Mạch, Nhật Bản, Singapore…
Hai là, cách thức tổ chức hệ thống của chúng ta đang có khá nhiều điểm tương đồng với mô hình này. Có thể kể ra đây một số điểm tương đồng như: Đảng có đa số trong Quốc hội nên Đảng lựa chọn nhân sự cho Chính phủ và thực chất là thành lập Chính phủ; Đảng nắm cả quyền lập pháp và quyền hành pháp; Chính phủ hình thành trên cơ sở Quốc hội và chịu trách nhiệm trước Quốc hội…
Mô hình tổng thống chế còn được gọi là mô hình cộng hòa tổng thống. Trong mô hình này, chính phủ không hình thành trên cơ sở của quốc hội và cũng không chịu trách nhiệm trước quốc hội. Người dân bầu trực tiếp ra tổng thống và trao quyền hành pháp cho tổng thống. Người dân cũng bầu ra quốc hội và trao quyền lập pháp cho quốc hội. Nhiều người gọi đây là mô hình phân quyền cứng vì không có sự hòa lẫn giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp. Tuy nhiên, cũng cần chú ý là trong mô hình này, nguyên tắc cơ bản vẫn không hoàn toàn là tam quyền phân lập, mà là cân bằng và kiểm soát lẫn nhau giữa các quyền. Ví dụ quốc hội thông qua luật thì tổng thống có quyền phủ quyết luật và tòa án có quyền phán xử về tính hợp hiến của luật. Mô hình cộng hòa tổng thống chỉ nên được coi là một mô hình được nêu ra để tham khảo. Lý do là vì ngoài nước Mỹ ra, mô hình này gần như đã không đưa lại sự thịnh vượng và phát triển cho bất kỳ một nước nào khác.
Sự kết hợp giữa mô hình đại nghị và mô hình tổng thống đã cho ra đời một mô hình thiết kế hệ thống thứ ba được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Đó là mô hình tổng thống lưỡng tính. Đặc điểm nổi bật của mô hình này là chính phủ vừa có tổng thống và vừa có thủ tướng. Quyền hành pháp được phân chia cho hai yếu nhân nói trên theo những tỷ lệ khác nhau tùy vào mỗi nước. Tuy nhiên, quyền hoạch định những chính sách lớn và quyền về quốc phòng, an ninh và ngoại giao thường thuộc về tổng thống. Trong mô hình này, tổng thống thường có vị thế độc lập với quốc hội, nhưng thủ tướng và nội các của thủ tướng lại phải chịu trách nhiệm trước quốc hội. Đây là mô hình mà Liên bang Nga và đa số các nước cộng hòa xô-viết trước đây đã lựa chọn trong quá trình chuyển đổi. Đối với chúng ta, đây cũng là mô hình rất cần tham khảo vì những lý do sau.
Một là, đây là mô hình duy nhất mà lịch sự hiện đại của thế giới đã ghi nhận là đưa được Hàn Quốc và Đài Loan từ thế giới thứ ba lên thế giới thứ nhất. Không có một mô hình thể chế nào khác nữa làm được điều này, ngoại trừ trường hợp mô hình đại nghị đối với Singapore. Tuy nhiên, Singapore thực chất là một thành phố vì quốc gia này rất nhỏ bé.
Hai là, thực chất chúng ta đã từng có mô hình tổng thống lưỡng tính theo Hiến pháp năm 1946. Trong nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời đó chúng ta đã từng có Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đều nắm quyền hành pháp.
Như vậy, thực chất là có hai mô hình chúng ta có thể lựa chọn để nhất thể hóa giữa Đảng và Nhà nước. Đó là mô hình đại nghị và mô hình tổng thống lưỡng tính…
Nếu nhất thể hóa là việc Đảng hóa thân vào Nhà nước, thì lựa chọn mô hình để nhất thể hóa là điều đầu tiên quan trọng nhất chúng ta phải làm. Bởi vì rằng, nếu chúng ta lựa chọn mô hình thủ tướng chế thì người đứng đầu Đảng sẽ phải làm thủ tướng như ở Anh, ở Nhật… Nếu chúng ta lựa chọn mô hình tổng thống chế thì người đứng đầu Đảng phải làm tổng thống như ở Mỹ, ở Indonesia…”
Bế tắc
Đáng chú ý, Nguyễn Sĩ Dũng đã đăng bài “Nhất thể hóa: Phân tích để lựa chọn mô hình” trên facebook của ông trùng với thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương 5 của đảng cầm quyền.
Việc Tạp chí Tia Sáng “dũng cảm” đăng bài viết “Nhất thể hóa: Phân tích để lựa chọn mô hình”, như một công bố chính thức trên hệ thống truyền thông, có thể được xem là một tín hiệu về những thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam trong tương lai, mà gần nhất có thể trong 1-3 năm tới.
Bài viết trên xuất hiện trong bối cảnh vừa âm ỉ, vừa râm ran dư luận về khả năng có thể hình thành thể chế “đảng trong đảng” ở Việt Nam. Từ năm 2016, đã xuất hiện những cuộc trao đổi trong giới quan chức cao cấp hưu trí và giới trí thức “phản biện trung thành” về khả năng đổi tên đảng Cộng Sản trở về tên đảng Lao Động như trong quá khứ xa. Hoặc có thể “tách đảng” thành hai – vừa đảng Cộng Sản vừa đảng Lao Động trong tương lai gần.
Từ trước Tết nguyên đán 2017, lại râm ran dư luận trong giới “phản biện trung thành” về khả năng có thể đề nghị hình thành thể chế “đảng trong đảng”, nhưng với một cái tên mới hoàn toàn cho đảng cầm quyền.
Dường như chưa bao giờ, kể từ thời Liên Xô sụp đổ vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, không khí và nhu cầu về đa nguyên và đa đảng lại cấp thiết như lúc này ở Việt Nam.
“Bế tắc” là từ ngữ không còn lấp ló nơi cửa miệng của giới quan chức, mà đã được một số quan chức can đảm và bạo miệng nhất nói ra hoặc thốt ra. Vào năm 2015, Bộ trưởng Kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh đã trở thành một trong số những người dám nói thẳng ngay trong một cuộc tập huấn chính trị “có thứ đó đâu mà tìm”, khi ông được học viên hỏi về tương lai của chủ nghĩa xã hội.
Quan chức đã thế, nhưng giới trí thức có hơi hướng cấp tiến còn mạnh miệng hơn nhiều. Nói đủ thứ, từ chuyện nội bộ “đảng nát như tương” đến chuyện kinh tế suy sụp, xã hội nhiễu loạn, còn lý tưởng xã hội chủ nghĩa hay “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của ông Nguyễn Phú Trọng đã không còn ăn nhập gì với một hiện thực đầy rẫy bế tắc…
Nguồn gốc của căn bệnh quá trầm kha, rốt cuộc được cho rằng chủ yếu do cơ chế một đảng gây ra. Cho đến giờ này, chống tham nhũng đã trở nên vô phương ở Việt Nam. Độc đảng chính là nguồn cơn sinh ra quốc nạn tham nhũng.
Chỉ còn cách đa đảng thì may ra mới cứu vãn được dân tộc, người nghèo và đương nhiên cứu cả giới quan chức đương chức lẫn về hưu.
Xu thế
Nhưng không chỉ phản ứng đối với ý thức hệ giáo điều, tự thân “xung đột nội bộ” cũng góp phần đẻ ra nhu cầu hướng đến đa đảng.
Sau Đại hội 12 vào đầu năm 2016, những nhóm quyền lực cũ và mới song song tồn tại và sinh sôi nảy nở ngày càng nhiều. Nhưng cốt tử hơn, những nhóm này – trong mối kết nối chặt chẽ với các nhóm lợi ích cũ và mới – đang ngày càng nhận ra tương lai hoàn toàn bế tắc nếu cứ cắm đầu tuân theo những bản nghị quyết vô hồn về “chủ nghĩa xã hội” hoặc “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Một trong những lý do đơn giản nhất là ngày càng lo sợ sự bùng nổ phản kháng và hành động trả thù của dân chúng, đặc biệt từ những người dân đã bị biến thành nạn nhân khốn cùng của chế độ. Một bài toán rất thực tế: giới quan chức tìm đâu ra lối thoát chính trị và lối thoát sinh mạng ở Việt Nam và cả trên “trường quốc tế”, trong khi tài sản và thân nhân của họ đã hiện diện ở khắp các nơi – Mỹ, Canada, Úc, Tây Âu…?
Bài viết “Nhất thể hóa: Phân tích để lựa chọn mô hình” của tác giả Nguyễn Sĩ Dũng là một chỉ dấu đầu tiên cho thấy nhu cầu đa đảng đã không chỉ chìm ẩn trong não trạng, không chỉ mấp mé nơi cửa miệng, không chỉ đã được phát ngôn với sự bức xúc nhất định, mà còn bắt đầu được khơi mào bằng truyền thông.
Để có thể đưa chúng ta đến một kết luận sơ bộ về bầu không khí chính trị – xã hội Việt Nam: xu hướng đa đảng đang và sẽ trở thành xu thế, có thể là xu thế lan rộng, chỉ trong ít năm nữa.
Tuy nhiên trong vài ba năm tới, xu thế đa đảng không phải xuất phát từ “thế lực thù địch” hay “xã hội dân sự” chính quyền thường quy kết, mà có thể bắt nguồn từ chính nội bộ đảng. Xu thế này đang và sẽ mang tính xác đáng đủ lớn để những quan chức như ông Trương Minh Tuấn không thể viện lý do “chống tự diễn biến, tự chuyển hóa” để ngăn chặn. Thậm chí đến một lúc nào đó, cả những người cực kỳ bảo thủ như Nguyễn Phú Trọng cũng có thể phải chép miệng “Đành vậy, không còn cách nào khác…”.
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link http://79797.info/ hoặc https://vv.comfortband.info để vượt tường lửa)

4 BÀI THƠ TÌNH BẤT HỦ CỦA T.T.KH.

Những bài thơ tình của T.T.Kh. Chỉ gồm có 4 bài: Hai Sắc Hoa Tigôn, Bài Thơ Thứ Nhất, Bài Thơ Cuối Cùng và Bài Thơ Đan Áo nhưng T.TKh. đã để lại một dấu ấn quá đậm đà trong nền thi ca nước nhà. Đặc biệt bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn được đánh giá là một trong những Bài Thơ Tình Hay Nhất trong lịch sử Thi Ca Việt Nam từ trước đến giờ, và mãi mãi về sau...



HAI SẮC HOA TIGÔN

Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người ấy với yêu thương

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương cát,
Tay vít dây hoa trắng lạnh lòng.

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài trong lúc thấy tôi vui.
Bảo rằng hoa dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng thế thôi.

Thuở đó nào tôi có hiểu gì,
Cánh hoa tan tác của sinh ly,
Cho nên cười đáp: mầu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy.

Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời đau khổ chết yêu đương.
Người xa xăm quá, tôi buồn lắm
Trong một ngày vui, pháo nhuộm đường.

Từ đấy thu rồi thu lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ.
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
"Người ấy" cho nên vẫn hững hờ.

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời,
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tâm bóng một người.

Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhung hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm phai

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi,
Một mùa thu cũ rất xa xôi.
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!

Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu hoa đỏ rụng, chiều thu...
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người ấy ngang sông đứng ngóng đò.

Nếu biết rằng tôi đã có chồng,
Trời ơi, người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ,
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng.
T.T.Kh.



BÀI THƠ THỨ NHẤT

Thủa trước hồn tôi phơi phới quá,
Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương
Nhưng nhà nghệ sỹ từ đâu lại
Êm ái trao tôi một vết thương.

Tai ác ngờ đâu gió lại qua
Làm linh giấc mộng những ngày hoa
Thổi tan âm điệu du dương trước
Và tiễn người đi bến cát xa

Ở lại vườn Thanh có một mình
Tôi yêu hoa rụng lúc tàn canh
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo
Yêu bóng chim qua, nắng lướt mành.

Và một ngày kia tôi phải yêu
Cả chồng tôi nữa lúc đi theo
Những cô áo đỏ sang nhà khác
Gió hỡi làm sao lạnh rất nhiều.

Từ đấy không mong, không dám hẹn
Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ
Người ấy ghi lòng vẫn nhớ em.

Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên
Bỗng ai mang lại cánh hoa tim
Cho tôi ép nốt dòng dư lệ
Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên.

Đẹp gì một mảnh lòng tan vỡ
Đã bọc hoa tàn dẫu xác xơ
Tóc úa giết tàn đời thiếu phụ
Thì ai trông ngóng chả nên chờ.

Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
Vì tôi còn nhớ hẹn nhau xưa
Cố quên đi nhé, câm mà nín
Đừng thở than bằng những giọng thơ.

Tôi run sợ nốt lặng im nghe
Tiếng lá thu khô xiết mặt hè
Như tiếng chân người len lén đến
Song đời nào dám tưởng ai về.

Tuy thế tôi tin vẫn có người
Thiết tha theo đuổi nữa than ôi!
Biết đâu tôi một tâm hồn héo
Bên cạnh chồng nghiêm đứng tuổi rồi.
T.T.Kh.



BÀI THƠ CUỐI CÙNG

Anh ạ, tháng ngày xa quá nhỉ...
Một mùa thu cũ một lòng đau.
Ba năm ví biết anh còn nhớ
Em đã câm lời có nói đâu?

Đã lỡ thôi rồi chuyện biệt ly,
Càng khơi càng thấy luỵ từng khi.
Trách ai mang cánh ti-gôn ấy
Mà viết tình em được ích gì?

Chỉ có ba người được đọc riêng
Bài thơ đan áo của chồng em.
Bài thơ đan áo nay rao bán
Cho khắp người đời thóc mách xem.

Là giết đời nhau đấy biết không?
Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung.
Giận anh, tôi viết dòng dư lệ
Là chút dư hương, điệu cuối cùng.

Từ nay anh hãy bán thơ anh,
Và để yên tôi với một mình.
Những cánh hoa lòng, hừ! đã ghét
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.

Ngang trái đời hoa đã úa rồi,
Từng mùa gió lạnh sắc hương rơi.
Buồng "nghiêm" thơ thẩn hồn eo hẹp
Ai nhớ người không muốn nhớ lời.

Tôi oán hờn anh mỗi phút giây,
Tôi run sợ viết bởi rồi đây,
Nếu không im được thì tôi chết.
Đêm hỡi làm sao tối thế này?

Năm lại năm qua cứ muốn yên,
Mà phương trời gió chẳng làm quên.
Mà người vỡ lở duyên thầm kín
Lại chính là anh, anh của em.

Tôi biết làm sao được hỡi trời!
Giận anh không nỡ, nhớ không thôi.
Mưa buồn mưa hắt trong lòng ướt
Sợ quá đi anh... có một người.
T.T.Kh.



BÀI THƠ ĐAN ÁO

Chị ơi, nếu chị đã yêu,
Đã buồn lỡ hái ít nhiều đau thương.
Đã xa hẳn quãng đời hương,
Đã đem lòng gởi gió sương mịt mùng.
Biết chăng chị mỗi mùa đông,
Đáng thương những kẻ có chồng như em.
Vẫn còn thấy lạnh trong tim,
Đan đi đan lại áo len cho chồng.
Như con chim hót trong lồng,
Hạt mưa rụng xuống bên sông bơ thờ.
Tháng ngày nổi tiếng tiêu sơ,
Than ôi gió đã sang bờ ly tan!

Tháng ngày miễn cưỡng em đan,
Kéo dài một chiếc áo len cho chồng.
Như con chim hót trong lồng
Tháng ngày mong đợi ánh hồng năm nao.
Ngoài trời mưa gió xôn xao,
Ai đem khóa chết tim vào lồng "nghiêm".
Ai đem lễ giáo giam em,
Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái đời...
Lòng em khổ lắm chị ơi!
Trong bao tủi cực với lời mỉa mai.
Quang cảnh lạ, tháng năm dài,
Đêm đêm nghĩ đến ngày mai giật mình.
T.T.Kh.
Đến đây Mai Tú Ân đã đăng hết bốn bài thơ nổi tiếng của T.T.Kh. Nhưng có một bài thơ "ăn theo" cũng nổi tiếng không kém. Và nhắc đến bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn của T.T.Kh. thì không thể không nhắc đến bài thơ Màu Máu Tigon của thi sĩ Thâm Tâm, cũng như khi nhắc đến T.T.Kh. (Trần Thị Khánh) thì cũng không thể không nhắc đến...nguời tình Thâm Tâm.

MÀU MÁU TIGÔN

Người ta trả lại cánh hoa tàn
Thôi thế duyên tình đã dở dang
Màu máu tigon đà biến sắc
Tim người yêu cũ phủ màu tang

K. hỡi, người yêu của tôi ơi
Nào ngờ em giết chết một người
Dưới mồ đau khổ anh ghi nhớ
Hình ảnh em hoài, mãi thế thôi

Quên làm sao được thuở ban đầu
Một cánh tigon dạ khắc sâu
Mỗi cánh hoa xưa màu kỷ niệm
Nay còn dư ảnh trái tim đau

Anh biết làm sao được hỡi trời
Dứt tình sao nổi, nhớ không thôi
Thôi, em hãy giữ cành hoa úa
Kỷ niệm ngàn năm của cuộc đời.

THÂM TÂM

Tú Ân Mai vào lúc 03:43

Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

Chính trường hay chiến trường.

Chính trường cộng sản Việt Nam đang bước vào một giai đoạn hỗn loạn nhất trong lịch sử đảng cộng sản, tình trạng năm phe bảy phái tranh giành triệt hạ nhau bắt đầu từ việc xây dựng đảng mà Nguyễn Phú Trọng học được từ Trung Cộng.

 Do Nguyễn Phú Trọng  cần phải có những quan chức bị mang ra kỷ luật để hoàn thiện chương trình của mình dẫn đến các quan chức và phe phái thay vì hợp lực để chống lại kế hoạch của Nguyễn Phú Trọng, thì các phe phái lại nghĩ rằng nên đưa người của phe khác ra mà mồi cho Nguyễn Phú Trọng để được một công đôi việc. Việc thứ nhất là thoả mãn yêu cầu của Nguyễn Phú Trọng có vật tế , việc thứ hai là làm suy yếu thế lực khác.

Không phải Nguyễn Phú Trọng không biết các thế lực chính trị khác muốn gì, thậm chí Trọng còn biết rõ đến mức để lợi dụng nó, thúc đẩy nó cho các phe phái đấu đá, tố cáo nhau khốc liệt hơn. Mục đích của Trọng làm vậy là gì, là để nuốt lời hứa việc về giữa nhiệm kỳ do tuổi tác quá cao. Việc các nhóm mâu thuẫn, đâm chém nhau sẽ không nhóm nào muốn người của nhóm khác làm tổng bí thư,  trong tình huống thế đương nhiên ai cũng muốn Trọng ở lại.

Và để được ở lại thì Trọng luôn thúc đẩy tìm mồi, để các con mồi tìm mọi cách đẩy con mồi khác ra cho Trọng xơi. Cuộc chơi cứ vòng xoay như vậy và Trọng vẫn nghiêm nhiên ngồi thị uy thiên hạ.

Phe Trương Hoà Bình, Trương Tấn Sang hầu hạ và phục vụ kế hoạch của Trọng là lùa con mồi Đinh La Thăng vào lưới. Mục đích là để hạ Thăng và cho người của mình vào làm bí thư thành phố Hồ Chí Minh.

Đinh Thế Huynh kẻ đồng hương với Đinh  La Thăng theo Trọng tấn công Thăng để lấy lòng , ngoài ra Đinh Thế Huynh còn muốn hạ Thăng vì Thăng thuộc cánh của phe khác. Trong tương lai người của phe ấy có thể cạnh tranh chức tổng bí thư với Huynh.

Nguyễn Xuân Phúc có quá nhiều sân sau ở thành phố HCM, việc thờ ơ để mặc Thăng bị hạ vì Phúc cũng trùng mục đích như Huynh, cũng muốn lấy lòng Trọng và cũng muốn phe khác yếu để không cạnh tranh tổng bí thư với mình. Ngoài ra nếu người của họ Trương nắm được thành phố Hồ Chí Minh tất sẽ san sẻ những mồi ngon ở thành phố này cho Phúc.

Từng ấy phe có lợi ích chung nếu Đinh La Thăng bị hạ, việc Đinh La Thăng bị hạ khó mà có thể tránh khỏi.

Thế nhưng một điều rất thú vị ở đây là nếu như Đinh La Thăng quyết chống cự như kiểu Trịnh Xuân Thanh  thì liệu Nguyễn Phú Trọng và cả đám kia có hạ nổi không.?

Chắc là không dám, vì căng quá đứt dây, có thể làm chế độ lung lay.

Nhưng nếu Thăng không bị hạ, liệu Trọng có để yên không. Chắc chắn không, nếu không được thoả mãn ông già này chả có gì để mất, điên cuồng với danh vọng, ông ta sẽ đập toán loạn đến cùng kể cả vỡ chế độ cũng làm.

 Đến đây một tình huống thoả thuận đã xảy ra, Đinh La Thăng bị cách chức về làm phó ban kinh tế nhưng vẫn còn là uỷ viên trung ương đảng, một kiểu thay người ra sân khi bị dính thẻ vàng. Người thay thế Thăng làm bí thư TPHCM là Nguyễn Thiện Nhân chứ không phải là người của phe Phúc, hay Trương. Hãy nên nhớ Đinh La Thăng đã viết lá đơn hơn 20 trang định làm nổ tung dư luận, thể hiện ý chí phản kháng, nhưng rồi bỗng nhiên Thăng im lặng và còn cất lời xin lỗi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để mang lại danh tiếng cho cá nhân Trọng.

 Nguyễn Phú Trọng đã thoả thuận với thế lực khác đồng ý cho Trọng hạ Thăng để được danh dự, đổi lại người của thế lực ấy được làm bí thư thành uỷ Hồ Chí Minh. Đây thực sự là nước cờ cao của Nguyễn Phú Trọng, một nước cờ cực độc đáo.

Thứ nhất Trọng biết bụng dạ của những kẻ hùa theo mình đánh Đinh La Thăng đều có mục đích muốn đưa người của họ vào thế chỗ Thăng. Nếu để cho đám này thoả mãn, chúng sẽ như con chó no mồi không còn hăng hai đi săn nữa, chúng sẽ bằng lòng vài năm với những mầu mỡ ở TPHCM để cũng cố sức mạnh. Khi chúng có sức mạnh rồi hẳn chúng sẽ chẳng còn coi Trọng ra gì. Để Nguyễn Thiện Nhân về đó, các nhóm như Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình vẫn còn phải tiếp tục tranh đoạt, tiếp tục tìm cách nịnh bợ Trọng trong những cuộc săn mồi khác.

Việc Nguyễn Thiện Nhân về làm bí thư TPHCM, muốn hạ được Đinh La Thăng phải mất một năm, muốn hạ một người như Nguyễn Thiện Nhân vốn không có tỳ vết chắc hẳn phải mất hơn 2 năm, mà hơn 2 năm nữa lại sắp hết nhiệm kỳ, đây sẽ là điều khó, vì thế chắc chắn Nguyễn Thiện Nhân sẽ không bị đụng đến vì không ai muốn mất công vào việc vô ích.

 Câu chuyện Đinh La Thăng đến đây tạm dừng, Nguyễn Thiện Nhân ổn ở TP HCM. Mặt trận này tạm thời yên tĩnh.

Bây giờ là cuộc chiến về một đối tượng khác mà Trọng và các phe khác lo ngại hơn, đó là chủ tịch nước Trần Đại Quang.

 Trần Đại Quang phải đối diện với nhiều kẻ thù hơn Đinh La Thăng, bởi tất cả các phe nói trên dù xung khắc với nhau nhưng đều sẵn sàng hùa theo Trọng để hạ Trần Đại Quang.  Gây áp lực phong toả và lôi được ra lỗi lầm của Quang sẽ làm cho Trọng ngồi yên hết nhiệm kỳ mà không sợ ai đòi ghế, còn các phe phái khác thì muốn một lão già háo danh , cuồng tín ngồi ghế tổng bí thư hơn là một con người sắc sảo, thâm trầm đáng sợ như Quang.

 Có thể thấy những mũi giáo của đồng đảng tứ phía nhăm nhe lao vào mình, Trần Đại Quang phải xuống nước với Trung Cộng qua chuyến đi thăm Trung Cộng sau một thời gian nhậm chức chủ tịch nước.

 Các doanh nghiệp đánh nhau tìm đến Nguyễn Xuân Phúc xin che chở, chính Phúc là người kích động các doanh nghiệp đánh lẫn nhau. Các uỷ viên trung ương đánh nhau tìm đến Nguyễn Phú Trọng để làm chỗ dựa, tất cả là do Trọng khuấy động. Các uỷ viên bộ chính trị, tứ trụ đánh nhau ắt phải tìm đến Trung Cộng làm chỗ dựa.

 Vậy đương nhiên Trung Cộng là người chơi cho nước đục, ngao cò tranh nhau, ngư ông thủ lợi.

 Chính trường Việt Nam phức tạp là vậy, trong vài t

Việt Nam có cần nhất thể hoá chưa.?

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng người từng giữ chức phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội mới đây đã có bài viết trên Facebook của mình, đề cập đến vấn đề nhất thể hoá chức tổng bí thư với một chức khác như chủ tịch nước.

https://www.facebook.com/nguyensidzung/posts/1243716619060561


Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng cũng đưa ra nhiều mô hình nhất thể, nhưng có vẻ xu hướng của ông cho nghiêng về việc người đứng đầu đảng với người đứng đầu nhà nước là một hơn. Nếu xét theo quan điểm nhất thể hoá thì điều này hợp lý với Việt Nam vì mô hình Trung Quốc đã như vậy.

Những ý kiến của ông Nguyễn Sĩ Dũng trên lý thuyết là vậy. Tuy nhiên Việt Nam có nhất thể hoá được hay không, nếu có bao giờ nhất thể hoá được, đó là chuyện đáng bàn.

 Việt Nam chịu nhiều tác động của Trung Quốc về vấn đề đường lối, vì chịu ảnh hưởng về đường lối dẫn đến phải bị chi phối về nhân sự. Tức phải chọn nhân sự phù hợp với đường lối. Ở vấn đề này, Trung Quốc là người dạy đường lối cho Việt Nam, đương nhiên là thầy. Ông thầy có quyền chọn người học trò để theo đuổi môn phái của mình là đặc tính của người Trung Quốc.

 Nếu Việt Nam muốn nhất thể hoá như Trung Quốc, điều chắc chắn người được chọn phải là người được Trung Quốc đồng ý nhưng cũng phải là người được trung ương đảng CSVN nhất trí.

Trong trường hợp bây giờ xảy ra nhất thể hoá, ai sẽ là người ấy.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là một ứng cử, nhưng ông ta quá già. Nếu ông ta muốn mình là người nắm cả chức tổng bí thư lẫn chủ tịch nước, ông ta phải cần hạ bệ được chủ tịch nước đương nhiệm Trần Đại Quang. Nguyễn Phú Trọng không phải là không có tham vọng này, hạ các đối thủ chính trị trong nội bộ đảng là chuyên ngành của tiến sĩ xây dựng đảng Nguyễn Phú Trọng. Lường xa là điều cần thiết, bởi thế trước trung ương 5 những đòn tấn công của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc nhằm vào Trần Đại Quang tăng với mật độ dày dặc. Trọng sử dụng một phần lực lượng công an, quân đội mà mình nắm được tung những tài liệu tố cáo nhóm Trần Đại Quang. Nguyễn Xuân Phúc lợi dụng quyền thủ tướng để thanh tra, đình chỉ những cơ sở hậu cần của Trần Đại Quang. Cuộc tấn công này nếu chiến thắng, hạ được Trần Đại Quang thì dù nhiều tuổi cũng không là vấn đề gì với Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng có thể lươn lẹo và trơ tráo ngồi vào cái ghế nhất thể hoá đấy và xua lũ bồi bút ca tụng đó là ý nguyện của toàn đảng, toàn dân chọn ông ta. Khi đã đạt đến quyền lực ấy thì đổi trắng thành đen không có gì là khó cả. Về phía Trung Quốc thì chọn người học trò trung kiên với chủ nghĩa Mác Xít như Nguyễn Phú Trọng là điều chấp nhận được.

 Chủ tịch nước Trần Đại Quang là ứng cử viên thứ hai, ông Quang có thuận lợi đang giữ chức chủ tịch nước , trong khi ông Trọng đã quá già đang giữ chức tổng bí thư. Lý do sức khoẻ để đưa ông Trọng về hưu luôn hợp lý vào bất cứ lúc nào, nhưng có tạo được áp lực để thực hiện lý do đó không lại là trở ngại lớn nhất. Hơn nữa bênh cạnh ông Quang là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang hừng hực tham vọng không cần che đậy mong muốn được làm thống lĩnh chế độ. Trước trung ương 5 Phúc đi đến tỉnh nào cũng khẳng định sắp tới sẽ làm tổng bí thư, khiến nhiều địa phương tưởng thật chay về xin làm sân sau cho Phúc. Cũng bởi trước đại hội 12 cả năm trời Phúc khẳng định mình sẽ làm thủ tướng vì có Tư Sang, Cả Trọng đã đỡ đầu, kết quả đúng như lời Phúc, nên giờ Phúc nói sẽ làm tổng bí thư , nhiều người tin là không có gì khó hiểu. Phúc  đang hợp lực với Trọng tìm mọi cách để kỷ luật Trần Đại Quang vì những thiếu sót khi làm bộ trưởng bộ công an đã không làm rõ một số vụ án kinh tế. Trần Đại Quang còn gặp khó khăn ở phía quân đội, với sự ganh ghét và bì tị phía quân đội và một số uỷ viên Bộ Chính Trị vốn trước kia là xuất thân từ công an như Phạm Minh Chính, Tô Lâm.

Ứng cử viên thứ ba sáng giá nhất đó là Nguyễn Xuân Phúc, xin nói sự sáng giá ở đây không phải nói về tài năng, đức độ . Sự sáng giá ở đây là cơ hội tiếp cập vị trí và những thuận lợi của thời thế. Nguyễn Xuân Phúc là trò cưng của Nguyễn Phú Trọng, là người giảo hoạt miễn được lợi bất cần tư cách, Phúc có thể năn nỉ, nịnh nọt cả cấp dưới hay địa phương để được phiếu bầu. Chính vì sự nịnh bợ, hứa hẹn với cả cấp dưới này mà Phúc được nhiều tín nhiệm. Một chế độ khốn nạn thì sự tín nhiệm cũng mang nghĩa khốn nạn. Tâm lý được cấp trên nịnh bợ, coi trọng sẽ khiến bọn quan chức cấp thấp nghĩ rằng mình làm ơn cho cấp trên, ông ta càng lên cao càng phải chú ý đến mình. Đấy là sự tín nhiệm của của cơ chế cộng sản mà Phúc rất rành. Phúc có một thuận lợi nữa là những tâp đoàn sân sau của Phúc đều có yếu tố Trung Quốc, bản thân Phúc là người gây được thiện cảm với Trung Quốc khi có chuyến đi thăm sau vài tháng nhậm chức, việc này thể hiện thái độ sẵn sàng thần phục biết nghe lời. Từ khi Phúc làm thủ tướng đến nay đã không để xảy ra cuộc biểu tình nào ở Việt Nam phản đối Trung Quốc xâm lược, dẹp tan được dư luận bức xúc về biển đảo. Mới đây Phúc cùng với Trương Hoà Bình  chỉ đạo trấn áp Formosa ở hội nghị an ninh trật tự mà báo Nghệ An đã nêu. Trở ngại lớn nhất của Nguyễn Xuân Phúc thật bất ngờ lại chính là Nguyễn Phú Trọng. Có lẽ Phúc thừa biết đồng minh lớn nhất lại là kẻ đáng ngại nhất. Trọng là kẻ mưu kế sâu thẳm khó lường, Trọng dùng Phúc như dùng tay chân tin cẩn hay dùng như một tên nô tài xảo trá, đó là nghệ thuật của kẻ làm vua mà chỉ có Trọng mới hiểu.

 Cuộc chiến tay ba Trọng và Phúc liên thủ đánh Quang nếu chiến thắng thì Trọng là người được ngồi ghế nhất thể hoặc là Phúc. Nhưng nếu đánh giằng co cả ba đều sa lầy , mất uy tín vì đấu đá tranh giành. Một người mới sẽ lên để nắm chức nhất thể, Trọng đã phòng xa điều ấy khi đưa Huynh làm con bài dự trữ ở chiếc ghế thường trực ban bí thư. Cuộc chiến không ngã ngũ khiến tất cả phải rời vũ đài chính trị, tình thế ấy Trọng trên cương vị tổng bí thư sẽ đưa nguyện vọng cuối cùng của mình là để Huynh đảm nhận vị trí tối cao.

 Trên lý thuyết việc nhất thể hoá tạo nhiều thuận lợi vì người đứng đầu đảng cũng là người đứng đầu nhà nước, có tư cách tiếp xúc bang giao, ký kết những hiệp định, bàn bạc và thoả thuận có sự chủ động hơn. Nhưng nhìn bối cảnh nhân sự hiện nay như Việt Nam, để làm được điều đó quá khó khăn vì nội bộ cộng sản giờ chỉ là những phe cánh rình rập triệt hạ nhau, không có chuyện đồng tình thống nhất được việc chọn người nhất thể hoá, điều đó chỉ xảy ra khi một phe nào đó thắng áp đảo và áp đẳt được ý chí của mình.

Việt Nam cần nhất thể hoá, trong bối cảnh cần phát triển nâng cao quan hệ quốc tế để phát triền kinh tế việc này cần gấp hơn bao giờ hết. Nhưng chuyện những cái cần thiết mà không làm hoặc không làm được là vấn đề muôn thuở của chế độ cộng sản Việt Nam.