Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Hồi hương người Tân Cương, Việt Nam có vi phạm luật quốc tế?

Đoan Trang

Báo chí Việt Nam đưa tin, vào rạng sáng ngày 18/4/2014, “một nhóm đối tượng người Trung Quốc” (không nói họ là người Duy Ngô Nhĩ) đã “vượt biên trái phép vào Việt Nam” và bị bắt giữ, dẫn giải ra cửa khẩu để trả về Trung Quốc. Sự việc này dẫn tới một vụ nổ súng giữa họ với cơ quan biên phòng Việt Nam, làm chết 7 người, trong đó có 2 chiến sĩ Việt Nam.
Sau sự cố ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, trong cộng đồng mạng nảy sinh một số câu hỏi: Nên hay không nên thương xót những người Trung Quốc bị bắn chết, tự sát, hoặc bị trả về Trung Quốc? Việc họ nhập cảnh trái phép vào Việt Nam có cần phải bị trừng phạt bằng cách cưỡng bức hồi hương? Nếu không thì nên cư xử với họ như thế nào? Hành động của nhà chức trách Trung Quốc trong trường hợp này có vi phạm chủ quyền Việt Nam?
Bài trả lời phỏng vấn dưới đây của luật sư Vi Katerina Tran, Văn phòng Luật Vi K. Tran, San Jose, California, có thể cung cấp cho độc giả Việt Nam một số thông tin để giúp giải đáp các câu hỏi đặt ra.
* * *
1. Báo Tiền Phong, dẫn lại Cổng Thông tin  Điện tử tỉnh Quảng Ninh, cho biết: “Vào hồi 4 giờ 20 sáng ngày 18/4/2014, một nhóm 16 người Trung Quốc gồm 10 nam, 4 nữ và 2 trẻ em đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh), trên đường thâm nhập sâu vào nội địa đã bị các cơ quan chức năng của Việt Nam phát hiện, bắt giữ và dẫn giải ra cửa khẩu để tiến hành làm các thủ tục trao trả lại phía Trung Quốc theo quy định và thông lệ quốc tế.”

Xin luật sư cho biết quy định và thông lệ quốc tế cụ thể nào có thể được dẫn chiếu trong trường hợp này?

Tôi nghĩ đó là Cao ủy LHQ về Người Tị Nạn (UNHCR), Công ước LHQ về Người Tị Nạn năm 1951 và Nghị định thư năm 1967 của nó. Còn có một số công ước và tuyên bố khác, phù hợp cho từng khu vực cụ thể. Ví dụ, có các công cụ pháp lý về người tị nạn áp dụng cho châu Phi, châu Mỹ Latin, và EU. Cũng có khá nhiều điều luật về nhân quyền quốc tế bổ sung thêm cho các quyền của người tị nạn được quy định trong Công ước năm 1951. Các nhà nước thực hiện cam kết bảo vệ quyền của người tị nạn thông qua những nghĩa vụ của họ về nhân quyền.

2. Người tị nạn chính trị được định nghĩa như thế nào? Nói cách khác, có những tiêu chí nào để chúng ta xác định một cá nhân nào đó là người tị nạn chính trị?

Không có khái niệm “người tị nạn chính trị”, mà chỉ có khái niệm “người tị nạn” thôi bạn. Theo Cao ủy LHQ về Người Tị Nạn, Công ước LHQ về Người Tị Nạn năm 1951 quy định rằng người tị nạn là bất cứ ai “vì một nỗi sợ thâm sâu về khả năng bị ngược đãi, do các lý do liên quan đến sắc tộc, tôn giáo, quốc tịch, tư cách thành viên của một nhóm xã hội cụ thể, hoặc do quan điểm chính trị, mà phải ở bên ngoài quốc gia mà người đó mang quốc tịch, và không thể, hoặc – cũng vì nỗi sợ đó – không muốn tìm kiếm sự bảo vệ của quốc gia đó”.

3. Vậy trong vụ việc gần đây ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, chúng ta có thể coi những người Duy Ngô Nhĩ đó là người tị nạn không?

Cách hành xử đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Hoa trong những năm gần đây đã gây ra sự quan ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế. Tôi nhớ là vào năm 2009, quốc tế từng kêu gọi không trục xuất 9 người Duy Ngô Nhĩ khỏi Campuchia. Mới đây, lại có những lời kêu gọi tương tự trong cộng đồng quốc tế, yêu cầu chấm dứt việc trục xuất những người tị nạn Duy Ngô Nhĩ đang ở Thái Lan.

Tôi tin rằng căng thẳng giữa sắc tộc Duy Ngô Nhĩ và tộc Hán ở tỉnh Tân Cương đã leo thang kể từ tháng 7/2009, sau vụ đụng độ giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán ở Urumqi [Urumqi, tiếng Hán Việt là Ô Lỗ Mộc Tề, thủ phủ của khu tự trị Tân Cương – PV]. Từ những gì tôi đọc được, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương không được đối xử bình đẳng với người Hán, và cũng chưa bao giờ được đối xử bình đẳng kể từ khi Trung Hoa kiểm soát khu vực này vào khoảng năm 1949. Họ không được phép làm một số công việc thuộc khối chính quyền. Việc hành đạo của họ bị kiểm soát và ngăn cản. Họ bị bắt giam, bị đánh đập nếu dám đòi quyền bình đẳng và các quyền con người cơ bản. Theo tôi, sắc tộc Duy Ngô Nhĩ ở Trung Hoa chắc chắn phù hợp với định nghĩa về người tị nạn của Công ước LHQ năm 1951.

clip_image002
Xác những người Duy Ngô Nhĩ bị chất lên ba xe bò, trả về Trung Quốc.
Hình như bức ảnh đã bị gỡ khỏi các trang báo (chính thống) của Việt Nam.

4. Theo luật quốc tế, những người đó nên được đối xử như thế nào?

Khi một người chạy vào một quốc gia khác, gọi là “nước chủ nhà”, thì nước chủ nhà có nghĩa vụ tiến hành tự đánh giá để xác định xem người đó có đáp ứng định nghĩa quốc tế về người tị nạn hay không.
Một trong các quyền căn bản của người tị nạn là được nước chủ nhà bảo vệ khỏi nước mà họ chạy trốn, và không bị trao trả về nước mà họ chạy trốn đó, bởi vì nếu không người tị nạn đó có thể phải đối mặt với những đe dọa nghiêm trọng về tính mạng hoặc quyền tự do. Đây là nguyên tắc không trao trả, nằm trong Điều 33 Công ước LHQ năm 1951.

Công ước năm 1951 này cũng quy định các quyền cụ thể của người tị nạn trên nước chủ nhà. Ví dụ, quyền không bị trục xuất (Điều 32), quyền có chỗ ở (Điều 21), quyền được giáo dục (Điều 22), quyền được làm việc (Điều 17-19), v.v.

Mặc dù Việt Nam không ký Công ước LHQ năm 1951, song nguyên tắc không trao trả – cấm việc gửi trả người tị nạn về lãnh thổ nơi tính mệnh hoặc quyền tự do của người đó bị đe dọa – được coi là một quy định thuộc tập quán pháp quốc tế. Với đó, Nghị định thư năm 1967 quy định rằng nguyên tắc không trao trả có tính ràng buộc đối với tất cả các nước, bất kể họ có tán thành Công ước 1951 hay Nghị định thư 1967 hay không. Không được phép ngăn chặn một người tị nạn – vốn đang đi tìm sự bảo vệ cho mình – nhập cư vào một quốc gia khác, nếu không thì sẽ tạo thành hành động trao trả.

Việt Nam ở trong số nhiều nước Đông Nam Á không có điều luật nào quy định về quyền của những người đang xin tị nạn hoặc người tị nạn. Tuy nhiên, tôi tin rằng UNHCR thực sự đã xây dựng các quy định về tị nạn, mặc dù thiếu vắng một cơ chế cho tị nạn mang tính quốc gia trong khu vực. Trong trường hợp Việt Nam, UNHCR đã làm việc với chính phủ Việt Nam về vấn đề người vô tổ quốc (tức là không được công nhận quốc tịch, không được có tư cách công dân của quốc gia nào – PV). Do đó, có sự hiện diện của UNHCR ở Việt Nam chứ không phải là không.

Cá nhân tôi muốn đề nghị Nhà nước Việt Nam cấp nơi trú ẩn tạm thời cho người tị nạn, đồng thời tìm sự hỗ trợ và hướng dẫn từ UNHCR để giải quyết vấn đề này, nếu Việt Nam không có điều luật nào liên quan đến người tị nạn và người đang xin tị nạn.

Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa, rằng bất kể các quy định và luật lệ riêng của Việt Nam về người tị nạn là như thế nào, thì Chính phủ Việt Nam vẫn bị buộc phải thực hiện đúng nguyên tắc không trao trả, có nghĩa là họ không được phép gửi trả những người tị nạn ở nước mình về nước xuất phát để rồi những người đó sẽ bị ngược đãi; họ cũng không được từ chối, không cho những người tị nạn đó vào Việt Nam, khi mà người ta đang chạy trốn khỏi quốc gia xuất thân của người ta.

Ở một nước có luật pháp quy định về quyền của người tị nạn và người đang xin tị nạn, nói chung, từ phía nước đó sẽ phải có sự tiếp nhận và hỗ trợ di chuyển, quá cảnh, với sự hỗ trợ từ UNCHR.

UNHCR phối hợp với chính phủ các nước trên khắp thế giới để giúp họ giải quyết các khó khăn mà họ phải đương đầu trong vấn đề người tị nạn và người đang xin tị nạn (người đang xin tị nạn là người nhận họ là người tị nạn, tuy nhiên, tư cách tị nạn của họ chưa được xác định rõ ràng). Ví dụ như một chương trình 10 điểm mà UNHCR đang triển khai, chương trình này xác lập các lĩnh vực chính cần có hành động để giải quyết vấn đề nhập cư giữa các nước xuất phát, nước quá cảnh và nước định cư cuối cùng.

-------
Luật sư Vi Katerina Tran là thành viên của Đoàn Luật sư Quốc tế (International Bar Association, IBA), và có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo vệ nhân quyền theo luật pháp quốc tế.

Kỳ sau: Sự hiện diện của phía Trung Quốc và vấn đề chủ quyền
Đ.T.

Tự do học thuật qua vụ Đỗ Thị Thoan


Có l trong lch s đào to Đi hc Vit Nam, chưa có mt lun văn thc sĩ nào làm hao tn giy mc bng lun văn thc sĩ ca ging viên Đi hc Sư phm Hà Ni Đ Th Thoan, nht là k t cô b thu hi bng Thc sĩ. V này đt ra vn đ v t do hc thut Vit Nam, khiến nhiu trí thc trong và ngoài nước đã phi lên tiếng phn đi, trong đó có giáo sư Phm Xuân Yêm, nguyên Giám đc Nghiên cu ca Trung tâm Quc gia Nghiên cu Khoa hc Pháp CNRS. 

RFI : Thưa Giáo sư Phm Xuân Yêm, vi tư cách là mt cu giám đc nghiên cu CNRS, ông đánh giá thế nào v v thu hi bng thc sĩ ca Đ Thi Thoan?

GS Phm Xuân Yêm : Dù là khoa học nhân văn, xã hội, kinh tế hay tự nhiên, ngành khoa học nào cũng vậy, nếu có sự thu hồi văn bằng đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) theo tôi, phải tuân thủ những quy tắc phổ quát về đạo đức và những tiêu chuẩn thuần túy khoa học. Thực ra trong môi trường đại học và nghiên cứu nói chung, ở nhiều nước đã từng xảy ra sự rút lại công trình nghiên cứu đã được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành khi người ta phát hiện có sự đạo văn nghiêm trọng, các dữ liệu được ngụy tạo, hoặc có gian dối.

Sự thu hồi, sau bốn năm cấp phát, bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan (nhà văn Nhã Thuyên) đã phạm phải ba sai lầm nghiêm trọng: (1) vi phạm qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thu hồi bằng cấp đã phát; (2) vi phạm những nguyên tắc căn bản và đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi phải công bằng và minh bạch; (3) vi phạm quyền tự do học thuật ở Đại học, nhất là Đại học Sư phạm là nơi đào tạo giáo chức thì lại càng phải tôn trọng mẫu mực tự do nghiên cứu và giảng dạy. Đại học Sư phạm không thể phản sư phạm được.

Luận văn thạc sĩ của nhà văn Nhã Thuyên đã được hội đồng giám khảo cho điểm tối đa, được các chuyên gia và những người có chuyên môn trong lĩnh vực văn học như GS TS Trần Đình Sử, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nhà văn hóa Nguyên Ngọc, nhà báo và bình luận gia Nguyễn Vạn Phú và nhiều người nữa đánh giá cao. Thế mà sau 4 năm, đùng một cái, ai đó trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã lén lút thiết lập một Hội đồng tái thẩm định việc cấp bằng thạc sĩ cho Nhã Thuyên và quyết định thu hồi văn bằng này một cách độc đoán, phi lý và phi pháp mà không cho đương sự, giáo sư hướng dẫn luận văn (bà Nguyễn Thị Bình) và hội đồng Đánh giá luận văn được biết để phản biện, đặt mọi người vào sự đã rồi, thực là xúc phạm họ.

Luận án của Nhã Thuyên không có chuyện đạo văn, gian lận dữ liệu, nhờ người viết giùm, không vi phạm bất cứ điều gì trong Qui chế cấp bằng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc tước bằng thạc sĩ của Nhã Thuyên chỉ vì bà đã chọn đề tài nghiên cứu là nhóm Mở Miệng. Ông Phan Trọng Thưởng, một thành viên trong hội đồng Thẩm định lại luận văn của Nhã Thuyên, cho rằng nhóm Mở miệng là một ‘’hin tượng ni lon, không chính thng, mt hin tượng bên l, mt dòng ngm không ch mang ý nghĩa văn chương đơn thun mà còn mang ý nghĩa chính tr phn kháng, phn đng." Ông còn viết thêm : ‘’Lun văn li được viết bng mt văn phong trôi chy, có s m rng trên c hai lĩnh vc văn chương và chính tr, vì vy, đây là lun văn nguy him, cn được ch ra các sai sót đ hn chế các tác đng tiêu cc đến xã hi và văn hc.’’( http://vanvn.net/news/14/4614-pgsts-phan-trong-thuong--de-hieu-ro-hon-thuc-chat-cua-mot-luan-van.html )

RFI: Báo chí chính thc Vit Nam, như t Nhân Dân, cho là Đ Th Thoan đã sai lm khi chn đi tượng nghiên cu là nhóm M Ming, mt nhóm b coi là "phn văn hóa", "có ý đ chính tr đen ti". Giáo sư nghĩ sao v lp lun này?

GS Phm Xuân Yêm: Dĩ nhiên ai cũng có quyền phê bình đề tài nghiên cứu của luận án (hiện tượng Mở miệng), nhưng giá trị tự tại và tố chất của luận án là do sự bình phẩm, đánh giá nghiêm túc của giới văn học và chuyên gia trong ngành mà trước hết của hội đồng giám khảo luận án. Đề tài luận án là một chuyện, còn nghiên cứu về đề tài đó - theo những phuơng pháp luận thuần túy khoa học - lại là chuyện khác. Dùng quan điểm chính trị giáo điều mang nặng tư duy của thời chiến tranh lạnh để quy chụp và vu khống Nhã Thuyên trong việc chọn chủ đề nghiên cứu là vi phạm nghiêm trọng tinh thần tự do học thuật. Tự do học thuật được hiểu là "sự tự do của người dạy và người học trong việc dạy, học, tìm hiểu kiến thức và nghiên cứu mà không có sự can thiệp hay giới hạn vô lý của pháp luật, nội quy hay áp lực công cộng."

Đó là một nguyên tắc không nên được rút gọn bởi những toan tính chính trị. Như nhà bình luận Nguyễn Vạn Phú viết : hận cá (Mở miệng) mà chém thớt (Nhã Thuyên và gián tiếp bà Nguyễn Thị Bình) ! Thay vì ném sự phẫn nộ của họ vào nhóm Mở Miệng họ lại chĩa mũi dùi vào người nghiên cứu nó, đi phê bình một luận văn thạc sĩ của một trường đại học, mà không nói gì đến phương pháp luận, tính khoa học, cách thể hiện của luận văn, mà chỉ tìm những câu trích phục vụ cho việc phê phán nói trên. Một giấu ngoặc : Nhà xuất bản Giấy vụn của nhóm Mở miệng đã ấn hành chui 40 tác phẩm chất lượng, trong đó có cuốn ‘’Mekong, dòng sông nghẽn mạch’’ của tác giả Ngô Thế Vinh.

Vì vậy tôi cho rằng điều này vi phạm nghiêm trọng tinh thần tự do học thuật, sự vụ đã bị chính trị hóa theo quan điểm của nhà cầm quyền. Chính vì vậy chúng tôi đã soạn thảo lá Thư Ngỏ để ủng hộ các đồng nghiệp trong cộng đồng giáo dục và nghiên cứu sinh hoạt ở trong nước, chia sẻ những bức xúc với các đồng nghiệp trong và ngoài nước, phản đối sự vi phạm nghiêm trọng tinh thần tự do học thuật, phản đối sự chính trị hóa công việc giảng dạy và nghiên cứu trong nhà trường.

Chúng ta nói nhiều, bàn nhiều về đổi mới và cải cách toàn diện nền giáo dục nước nhà, nhưng điều này chỉ có thể nếu những nhà chức trách nhận thức rõ tầm quan trọng của tự do học thuật, và tôn trọng các nguyên lý của chúng.

RFI : Ti Pháp, theo ông biết, trong nhng trường hp nào có th rút bng thc sĩ hoc tiến sĩ?

Giáo sư Phm Xuân Yêm : Nói chung, việc thu hồi bằng cấp đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) tôi chưa hề biết một trường hợp nào đã xảy ra, ít nhất là trong môi trường đại học và nghiên cứu ở Pháp. Việc thu hồi văn bằng thạc sĩ, tiến sĩ theo tôi hiểu chỉ có thể nếu phát hiện rõ rằng trong luận án có sự đạo văn nghiêm trọng, hoặc các dữ liệu trong luận văn được ngụy tạo, có sự gian dối của tác giả luận án. Việc xem xét để rút bằng phải tuân thủ các qui trình công khai, minh bạch, công bằng và tất cả những người liên quan đến văn bằng được phản biện.

RFI : Mc đích ca bc thư ng phi chăng là đ đòi hi chính quyn Vit Nam phi tôn trng quyn t do hc thut, t do nghiên cu nói riêng và t do tư tưởng nói chung?

GS Phm Xuân Yêm : Như đã nói ở trên, mục đích chính của Thư Ngỏ là để chia sẻ những bức xúc của các đồng nghiệp trong nước, tán thành ủng hộ họ, đồng thời phản đối sự vi phạm nghiêm trọng nguyên lý tự do học thuật, phản đối chính trị hóa mọi công việc nghiên cứu và giảng dạy trong nhà trường.

Theo tôi, rõ ràng có sự can thiệp với động cơ chính trị từ cấp cao mà trường Đại học Sư phạm Hà Nội chỉ là đơn vị thừa hành. Hành động phi học thuật, phản khoa học, phản dân chủ này có mục đích ngăn cấm tự do nghiên cứu và tự do tư tưởng, răn đe những người làm luận văn thạc sĩ hay tiến sĩ trong tương lai không được chạm vào những đề tài ‘’nhạy cảm’’. Đây là một bước thụt lùi lớn trong tiến trình hội nhập thế giới văn minh, nhất là khi các nhà lãnh đạo luôn luôn nhắc nhở giáo dục đại học phải nỗ lực đạt "đẳng cấp quốc tế’’.

Để kết thúc, xin kể một câu chuyện có thực, nhà vật lý học Albert Einstein vinh tặng nhà toán học Kurt Goedel huy chương Einstein đợt đầu tiên với một câu đại khái như sau: bạn đâu cần gì huy chương này, nhưng nó lại rất cần uy tín của bạn cho những đợt sau.

Theo tôi, Nhã Thuyên đâu cần bằng thạc sĩ của Đại học Sư phạm Hà Nội, nhưng nếu trả lại văn bằng cho Nhã Thuyên thì danh tiếng của trường tăng lên gấp bội trong lòng dân tộc vì đã dám phá rào.

RFI : Xin cám ơn Giáo sư Phm Xuân Yêm.

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Nhà thầu Trung Quốc lúng túng

duongsat-hadong

Đây là lần đầu Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc nhận thầu với tư cách là tổng thầu EPC trên lĩnh vực đường sắt đô thị, nên việc điều hành tại công trường không tránh khỏi lúng túng…
Đó là ý kiến nhận xét của ông Trần Văn Lục, Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt, Cục Đường sắt, Bộ GTVT (chủ đầu tư Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, Hà Nội).
Trao đổi với Tiền Phong ngày 24/4 về Dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) Cát Linh – Hà Đông đội giá hơn 300 triệu USD do phải điều chỉnh thiết kế, ông Trần Văn Lục, Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt, Cục Đường sắt, Bộ GTVT (chủ đầu tư) cho rằng, nếu phía Trung Quốc không cấp số vốn trên, dự án sẽ phải dừng.
Ông Trần Văn Lục cho biết, hiện dự án đã triển khai thi công trên toàn bộ phạm vi từ Cát Linh đến khu đề-pô (Hà Đông).
Tổng khối lượng công việc đạt khoảng 50%. Tuy nhiên, hiện dự án đang có 9 hạng mục phải điều chỉnh nên cần nguồn vốn bổ sung là 339 triệu USD (tương đương 7.144 tỷ đồng).
Bộ GTVT vừa có báo cáo để Chính phủ có chỉ đạo các bộ ban ngành có liên quan thẩm tra, sau đó đàm phán với phía Trung Quốc bổ sung nguồn vốn cho năm 2015.

Siêu dự án… hết tiền


Thưa ông, trong các hạng mục điều chỉnh thì xử lý nền đất yếu khu đề-pô chiếm hơn 13 triệu đô (273 tỷ đồng), đây là hạng mục lẽ ra phải có trong thiết kế, tại sao nhà thầu và tư vấn giám sát lại bỏ qua?
Ngày ấy (trước thời điểm dự án được phê duyệt 2008) theo thuyết minh của tư vấn giám sát là Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT – TEDI (Bộ GTVT) có nói: Trong khu vực đề-pô phát hiện đất yếu ở độ sâu 2 đến 3 m. Bề dày của đất yếu khoảng 20 m trở lên. Nhưng trong thiết kế kỹ thuật sau này không thấy TEDI đề xuất hạng mục này.
Với kinh nghiệm thực tế của tôi, khi xây dựng các công trình giao thông tại Việt Nam không thể không có hạng mục xử lý nền đất yếu. Không hiểu vì lý do gì trong thiết kế cơ sở không thấy TEDI đưa vào (?!). Và thực tế khi triển khai thi công đề-pô, các đơn vị thi công đã phải xử độ lún lên đến hơn 1m. Tổng số tiền phát sinh cho hạng mục này là 13 triệu đô (273 tỷ đồng).
Trước khi trúng thầu tại Việt Nam, nhà thầu này chưa từng xây dựng tuyến đường sắt đô thị nào theo hình thức tổng thầu EPC. Cho nên việc điều hành của nhà thầu tại công trường hiện nay có phần lúng túng, đôi khi là khó kiểm soát.
Ông Trần Văn Lục
Với 339 triệu đô kinh phí phát sinh, đại diện chủ đầu tư đã có phương án huy động?
Hầu hết 9 hạng mục điều chỉnh, bổ sung sau khi được Bộ GTVT chấp thuận, Ban đã cho ứng vốn dự án ra để triển khai đồng loạt cho kịp tiến độ. Về nguồn vốn phát sinh, chúng tôi rất mong các bộ ngành liên quan sớm hoàn thiện thẩm tra để Chính phủ đàm phán với Chính phủ Trung Quốc bổ sung nguồn vốn cho dự án.
Nếu tìm được nguồn vốn trên lãi suất sẽ được tính thế nào? Đặt ra tình huống nếu phía Trung Quốc không thể giải ngân thì dự án sẽ thế nào?
Ngoài vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 133 triệu USD, hiện chúng ta đang được phía Trung Quốc cho vay 419 triệu USD để xây dựng dự án theo hai dạng ODA. Thứ nhất, vay ưu đãi được 169 triệu đô, thời hạn vay 15 năm, ân hạn (không phải trả lãi) 5 năm, lãi suất 3%/năm. Nguồn vốn vay thứ hai, vay ưu đãi bên mua, vốn vay 250 triệu đô, thời hạn vay là 15 năm, ân hạn 5 năm, lãi suất 4%.
Với phần vốn tăng thêm 339 triệu đô, Bộ GTVT đã đề xuất Chính phủ đàm phán với phía Trung Quốc bổ sung vay dưới hình thức vốn ODA. Lãi suất cao hay thấp do phía bạn quyết định. Tính đến thời điểm hiện nay dự án đang rất cần vốn, nguồn vốn dự án hiện nay chỉ có thể làm hết 2014, sang đến 2015 là chưa có nguồn. Nếu không có vốn bổ sung thì năm 2015 dự án phải dừng.

Tư vấn giám sát phải giải trình


Điều chỉnh thiết kế là nguyên nhân chính khiến dự án tăng 62% tổng mức đầu tư, dư luận cho rằng, năng lực nhà thầu và tư vấn giám sát yếu. Ông nghĩ sao về việc này?
Ngoài là đơn vị tư vấn giám sát, TEDI còn là đơn vị lập thiết kế dự án cơ sở. Tuy nhiên, thiết kế dự án cơ sở vênh với thực tế thi công trong đó không có hạng mục xử lý nền đất yếu ở đề-pô thì TEDI phải giải trình với Bộ GTVT. Thiết kế cơ sở chưa phù hợp là một trong những nguyên nhân làm tăng vốn đầu tư.
Với tổng thầu là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, sau khi tìm hiểu chúng tôi được biết đây là nhà thầu lần đầu tiên nhận thầu với tư cách là tổng thầu EPC trên lĩnh vực ĐSĐT.
Trước khi trúng thầu tại Việt Nam, nhà thầu này chưa từng xây dựng tuyến ĐSĐT nào theo hình thức tổng thầu EPC. Cho nên việc điều hành của nhà thầu tại công trường hiện nay có phần lúng túng, đôi khi là khó kiểm soát. Đây là nhà thầu chuyên về xây lắp, không phải tổng thầu.
Theo quy định, nếu là tổng thầu EPC phải có kỹ thuật thiết kế. Do không có thiết kế nên khi thi công tại dự án nhà thầu này phải đi thuê thiết kế bên ngoài. Do vậy mới có chuyện thiết kế kỹ thuật khác với thực tế tại Việt Nam.
Cụ thể, với hạng mục xử lý nền đất yếu khu đề-pô, nhà thầu đề xuất xử lý cọc PPC. Đây là phương án thi công mới của thế giới, VN chưa có kinh nghiệm để làm nên chúng tôi đã yêu cầu làm theo thiết kế cơ sở là xử lý bằng giếng cát. Với hạng mục mặt bằng nhà ga, nhà thầu áp dụng theo thông số của Trung Quốc, từ móng nhà ga đến nhà dân phải cách 6m. Như vậy sẽ có bao nhiêu nhà dân mặt phố phải giải phóng. Không khả thi nên chúng tôi yêu cầu làm 2m…
Với năng lực nhà thầu như vậy tại sao lại trúng thầu, thưa ông?
Chúng tôi biết năng lực nhà thầu, tuy nhiên đã có sự ràng buộc. Trong hiệp định vay ODA từ phía Trung Quốc, phía đối tác được xác định nhà thầu. Trong điều khoản vốn vay ưu đãi có nêu “do Công ty TNHH Cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện”. Như vậy, được hiểu rằng khi hai Chính phủ đàm phán ký kết hiệp định thì phải thống nhất nhà thầu sẽ thực hiện dự án.
Cảm ơn ông!
Theo Tiền phong


Tạm đình chỉ Cục trưởng Cục Đường sắt 


Cục trưởng Nguyễn Hữu Thắng cho rằng, dự án đường sắt đô thị Hà Nội mới điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên…
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng vừa ký quyết định tạm đình chỉ chức vụ đối với ông Nguyễn Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đường sắt, đơn vị thuộc Bộ.
Lý do tạm đình chỉ là trước đó, sau khi báo chí phản ánh dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông bị đội vốn thêm 339 triệu USD so với kế hoạch phê duyệt ban đầu, ông Thắng phát ngôn trên báo chí rằng: “Mình đã làm hết mức rồi, nhìn các dự án như tuyến số 3: Nhổn – Ga Hà Nội hai lần khởi công đến giờ phút này đã làm được gì đâu. Chúng tôi làm được nhiều cũng không ai khen ngợi hết, điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên”.
Phát ngôn này ngay lập tức nhận được những phản ứng gay gắt và gây nhiều bức xúc trong dư luận.
Cùng với quyết định đình chỉ chức vụ, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng yêu cầu ông Thắng kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm cá nhân trong việc phát ngôn, cũng như nguyên nhân làm tăng tổng mức đầu tư dẫn đến phải điều chỉnh dự án nói trên, báo cáo Bộ trưởng trước ngày 7/5 tới.
Ngay sau đó, Phó cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Trần Phi Thường được giao phụ trách Cục Đường sắt Việt Nam trong thời gian ông Nguyễn Hữu Thắng bị tạm đình chỉ chức vụ.
Đầu tuần này, sau khi Bộ Giao thông Vận tải báo cáo về việc đội vốn của dự án nói trên, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải và UBND thành phố Hà Nội căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình chỉ đạo kiểm điểm nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về việc chất lượng thiết kế cơ sở của dự án hạn chế dẫn đến phải điều chỉnh, chậm trễ trong giải phóng mặt bằng, kéo dài thời gian thi công làm tăng tổng mức đầu tư tới 339 triệu USD.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông khởi công vào tháng 10/2011, có tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD, trong đó vay vốn ODA Trung Quốc 419 triệu USD. Gói thầu chính của dự án là thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp do Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC. Dự kiến tuyến đường sẽ đi vào khai thác vào tháng 6/2015.
Theo lý giải của ban quản lý dự án, do vướng mắc về giải phóng mặt bằng và sự phối hợp thực hiện, kinh nghiệm của ban quản lý dự án và năng lực nhà thầu đã khiến dự án chậm trễ, đội vốn đầu tư.

THEO VnEconomy

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Những cái chết ở Bắc Phong Sinh

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
clip_image002
Bộ đội Biên phòng Việt Nam bàn giao nhóm đối tượng ăn mặc theo kiểu Hồi giáo cho phía Trung Quốc. Nguồn báo Tiền Phong
16 người Duy Ngô Nhĩ nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà ngày 18 tháng 4 và gây ra cái chết cho  7 người cùng 4 người bị thương, trong đó, phía bộ đội biên phòng VN có 2 chết, 4 bị thương, phía nhóm người Tân Cương có 5 người chết.
Cái chết của 2 bộ đội biên phòng Việt Nam và 5 người Duy Ngô Nhĩ đang làm dư luận nóng lên trên báo chí. Việc cướp súng và bắn vào biên phòng là hành vi xâm phạm luật pháp Việt Nam với mức độ cao nhất. Giết người, xâm phạm lãnh thổ bất hợp pháp và cố ý gây thương tích cho người thi hành công vụ là các tội danh mà những người Duy Ngô Nhĩ này phải trả lời trước pháp luật Việt Nam.
Vội vã trục xuất không xét xử nghi phạm tấn công đồn biên phòng
Tuy nhiên dư luận rất bất bình khi tất cả những người Duy Ngô Nhĩ gồm 5 đàn ông 4 phụ nữ và 2 trẻ em cùng cả 5 xác chết đã nhanh chóng được trao trả về bên kia biên giới khi đích thân cán bộ cửa khẩu Trung Quốc sang Việt Nam dẫn độ họ.
Câu hỏi đặt ra, tại sao Việt Nam không có những hành xử đúng pháp luật như tất cả các nước khác trên thế giới? Bất cứ vụ án lớn nhỏ nào xảy ra trên đất nước mà người vi phạm là công dân ngoại quốc cần phải được xét xử trước khi có quyết định trao trả họ về nguyên quán dưới hình thức trục xuất, hoặc bắt buộc họ phải thi hành án tại nước họ gây án rồi sau đó mới trục xuất.
Sự việc đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì trước hết phía Việt Nam phải xử lý đã. Có thể bàn giao thi thể của người đã chết về cho phía Trung Quốc sau khi đã khám nghiệm, đã lập biên bản còn những người còn lại thì phải xử lý theo pháp luật Việt Nam. Mình không thể trả một cách vội vàng như vậy
GSTS Nguyễn Minh Thuyết
Hành động tống khứ những người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc chỉ trong 12 tiếng sau khi vụ án xảy ra được GSTS Nguyễn Minh Thuyết nguyên đại biểu quốc hội Việt Nam phân tích:
- Tôi cũng rất thắc mắc với việc này bởi vì khi mà sự việc đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì trước hết phía Việt Nam phải xử lý đã. Có thể bàn giao thi thể của người đã chết về cho phía Trung Quốc sau khi đã khám nghiệm, đã lập biên bản còn những người còn lại thì phải xử lý theo pháp luật Việt Nam. Mình không thể trả một cách vội vàng như vậy. Sau khi xử lý xong ở phía Việt Nam thì trả họ về hay không hoặc là phía Trung Quốc có tiếp tục xử lý họ hay không thì đấy lại là chuyện khác.
clip_image004
Một thiếu tá và một thiếu úy thuộc lực lượng biên phòng Việt Nam đã thiệt mạng trong vụ nổ súng tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà. Source zing.vn/ttre
Hiện tượng người Duy Ngô Nhĩ đào tỵ khỏi đất nước không phải là điều mới lạ. Đất đai, văn hóa, tài nguyên kể cả tôn giáo của họ đã và đang tiếp tục bị Trung Quốc chiếm dụng, tha hóa và cấm đoán. Họ sống trong sợ hãi và luôn phải đối diện với bạo lực xảy ra trong bất cứ lúc nào. Người Duy Ngô Nhĩ cùng với Tây Tạng là hai sắc dân bị Trung Quốc đàn áp mạnh mẽ không hề ngưng nghỉ và sự chống đối của hai dân tộc này đang làm nhức nhối thế giới trước những cái chết thương tâm của họ
Chính sách Hán hóa vùng Tân Cương của Trung quốc lên tới cực điểm đã nổ ra xung đột đẫm máu làm cho gần 200 người chết tại Urumqi, thủ phủ của Tân Cương và sau đó kéo theo các vụ sách nhiễu, trả thù và đàn áp người Duy Ngô Nhĩ một cách dã man đã làm cho sắc dân này bùng lên phản kháng mạnh mẽ. Các vụ tấn công công an Trung Quốc và những nhóm dân quân do Trung Quốc lập ra đã khiến hàng trăm người chết cùng hàng trăm người khác bị bắt giam vẫn liên tiếp làm cho người Duy Ngô Nhĩ tháo chạy ra khỏi vùng đất của tổ tiên họ.
Nếu người dân Tây Tạng chống lại Trung Quốc bằng hình thức tự thiêu thì người Duy Ngô Nhĩ chấp nhận dùng máu của mình ra để đổi lấy tự do. Bạo động chống lại người Hán tại Tân Cương đã khiến Trung Quốc có cơ hội lên án họ là khủng bố, tuy nhiên với kết quả điều tra của các tổ chức nhân quyền quốc tế thì chính nhà nước Trung Quốc mới là tác nhân gây ra các vụ bạo động đó.
Điển hình cho các tranh cãi này là vụ 213 người Duy Ngô Nhĩ xin tỵ nạn chính trị tại Thái Lan vào tháng 3 vừa qua đã gây tranh luận về vấn đề này và quốc tế trong đó có Hoa Kỳ đã buộc Thái Lan không được trục xuất họ về Trung Quốc. Cao Ủy tị nạn UNHCR tại Thái Lan đang giải quyết tình trạng di dân của họ thông qua ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có cùng tiếng nói như người Duy Ngô Nhĩ.
Giới chức Thái Lan nói với RFA về vụ này rằng họ đang xác minh xem những người Duy Ngô Nhĩ đó có bị buôn bán hay là chạy trốn do bị đàn áp. Một khi hồ sơ hoàn tất họ sẽ được di dân sang nước thứ ba. Hiện nay đa số đã được công nhận bởi Cao ủy tị nạn Liên hiệp quốc.
Khác với Thái Lan, các nước Campuchia, Lào và Malaysia đã không chấp nhận cho người Duy Ngô Nhĩ được sự bảo vệ của Cao Ủy LHQ. Tháng 12 năm 2009 Campuchia trục xuất 20 người Duy Ngô Nhĩ ngay cả khi họ nhận được giấy công nhận của UNHCR và sau đó Lào cũng giải giao cho Trung Quốc hai người còn lại. Malaysia thì trục xuất 6 người về lại Trung Quốc vào năm 2012 bất kể UNHCR đã cấp quy chế cho họ.
Trung Quốc rất sợ khi những người Duy Ngô Nhĩ vượt thoát ra nước ngoài họ sẽ tiếp tục tổ chức việc chống Trung Quốc và họ sẽ tố cáo những hành động của TQ tại Tân Cương cho thế giới biết. Họ trốn sang Việt Nam là để tiếp tục sang một nước khác ... vì vậy cần phải mang họ về Trung Quốc gấp
Giáo sư Calr Thayer
Để trả công cho những hành động này, Campuchia nhận được hơn 1 tỷ đô la viện trợ của Trung Quốc, Lào được hứa sẽ nhận đầu tư cho đường sắt, chỉ có Malaysia là không nhận được gì khi trả họ về lại đất nước mà họ chạy trốn. Đổi lại Malaysia đã nhận không ít lời lên án của quốc tế trong đó có EU và Hoa kỳ.
Giáo sư Calr Thayer nói về việc Campuchia trục xuất người Duy Ngô Nhĩ về lại Trung Quốc như sau:
- Trường hợp này cũng giống như Cambodia trước đây, Trung Quốc muốn trừng phạt những người này. Trung Quốc rất sợ khi những người Duy Ngô Nhĩ vượt thoát ra nước ngoài họ sẽ tiếp tục tổ chức việc chống Trung Quốc và họ sẽ tố cáo những hành động của Trung Quốc tại Tân Cương cho thế giới biết. Họ trốn sang Việt Nam là để tiếp tục sang một nước khác và nếu để lâu tại Việt Nam không có gì bảo đảm rằng tin tức sẽ không lọt ra ngoài và vì vậy cần phải mang họ về Trung Quốc gấp.
Việc bảo vệ biên giới
Phản ứng của người Duy Ngô Nhĩ tại cửa khẩu Bắc Phong Sơn là điều dễ hiểu khi họ biết rằng bị trao trả cho Trung Quốc đồng nghĩa với trở về địa ngục và sẽ chết trong địa ngục ấy. Cướp súng bắn lại biên phòng, nhảy lầu chạy trốn là phản ứng tuyệt vọng, không ai muốn. Chỉ có bộ đội Việt Nam thiếu kinh nghiệm khi làm hồ sơ trục xuất mà không hiểu cảm giác của nạn nhân như thế nào.
Bộ đội biên phòng Việt Nam lơ là đến nỗi bị cướp mất vũ khí là sai lầm rất lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam. Giống với năm 1979, quân đội không ngờ được sự tấn công của Trung Quốc vào Lạng Sơn vì cứ nghĩ tình nghĩa hai đảng sẽ không có chiến tranh xảy ra và cơn đột biến tình nghĩa ấy đã lấy đi sinh mạng của hàng chục ngàn người.
Giấu diếm các tin tức xấu của Trung Quốc, không cập nhật tình hình chính trị, xáo trộn và bất mãn của người dân Duy Ngô Nhĩ cũng như Tây Tạng đến với toàn quân đã khiến quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục ngủ quên trên tư duy bạn bè đồng chí một lần nữa.
Khi vụ việc cướp súng giết bộ đội đã bùng ra trên hệ thống truyền thông đại chúng nhưng người trách nhiệm vẫn không công nhận họ là người Duy Ngô Nhĩ mặc dù quần áo, tướng mạo của họ đã cho biết điều ấy. Tuyên bố này cho thấy hai điều: nếu người phát ngôn không thể phân biệt người Duy Ngô Nhĩ và Trung Quốc khác nhau thế nào chứng tỏ hệ thống tình báo Việt Nam quá chủ quan. Ngược lại nếu biết nhưng vẫn cố tình đánh đồng sự việc nhằm nhanh chóng bàn giao những người này cho Trung Quốc để lấy điểm thì Việt Nam đã tán đồng hành vi đàn áp người Duy Ngô Nhĩ trong đất nước của họ.
Hai bộ đội bị giết do sự khủng hoảng của người Duy Ngô Nhĩ không phải là nhiều nhưng bức tranh đổ máu vì chủ quan ấy cần phải được sửa sai triệt để nếu không sẽ còn nhiều vụ Duy Ngô Nhĩ khác khi họ tràn vào Việt Nam mà không mang trang phục của người Hồi giáo.
M.L.
Nguồn: rfa.org

Thân xác của một cuộc Cách mạng

 

Đoan Trang biên dịch

Ngày hôm nay tôi đã lặng đi rất lâu khi thấy bức ảnh do một người bạn Việt Nam trên Facebook của tôi, anh Henry Pham, chia sẻ: Vài xác chết nằm ngổn ngang như mấy cái bao tải cát trên ba chiếc xe bò nhỏ; có mấy xác tay vẫn bị còng sau lưng. Khoảng hơn chục người đứng cách đó vài mét, nhìn. Henry viết cho tôi rằng anh phải mất một lúc mới bình tĩnh lại được, và anh suýt nôn thốc. Một người bạn Việt Nam khác, Vi K. Tran, là người đầu tiên kể cho tôi nghe về câu chuyện này bằng cách dịch một số bài báo và thông tin tiếng Việt trên Facebook. Cô ấy phẫn nộ, và sẵn sàng làm tất cả để phổ biến thông tin. “Tôi muốn lên tiếng” – cô ấy viết cho tôi như thế.

Nhiều bạn Việt Nam như Henry, và một số bạn phương Tây, đã đặt câu hỏi tại sao các nạn nhân lại bị còng tay? Làm sao những nạn nhân đó có thể cướp súng được, chứ đừng nói đến là nổ súng. Ai mà biết? Truyền thông ở cả Việt Nam và Trung Quốc đều bị Đảng Cộng sản kiểm soát rất chặt và tất cả tin bài liên quan của báo chí phương Tây đều chỉ dẫn lại báo quốc doanh của Việt Nam. Bắc Phong Sinh, cửa khẩu biên giới tại tỉnh Quảng Ninh, nơi thảm kịch xảy ra, đã ngăn cản báo chí độc lập và truyền thông quốc tế. Tất cả đều giống như ở Trung Quốc. Và tất cả đều rất gây phẫn nộ.

Theo dõi tin tức về vụ này liên tục cho người ta cảm giác đã gặp chuyện tương tự đâu đó rồi (déjà vu) – nó gợi nhớ về những câu chuyện mà báo chí từng đưa về Tân Cương hay Tây Tạng. Nhưng nhờ có mạng xã hội và một mạng lưới Facebook rất sôi nổi ở Việt Nam (một nhà báo Việt Nam từng nói với tôi là đồng bào của anh ta có khoảng 20 triệu người dùng Facebook), một bức ảnh như thế, cùng với nhiều ảnh khác mà tôi chia sẻ trên Facebook và Twitter từ hôm thứ sáu, cộng với các thông tin giá trị, các bài phân tích sâu từ các bạn Việt Nam của tôi đã đem đến rất nhiều sự thật. Bây giờ thì chúng ta biết rằng có 16 người đến từ Tân Cương, trong đó có bốn phụ nữ và hai trẻ em, đã bị bộ đội biên phòng Việt Nam bắt giữ. 5 người trong số họ bị bắn chết hoặc thiệt mạng do nhảy từ trên tầng cao của một ngôi nhà, vào hôm thứ sáu (18/4). Phía Việt Nam có hai sĩ quan chết. Bốn người bị thương.

Tôi thật sự xúc động trước nhiệt huyết, trước sự quan tâm và nhận thức chính trị của những người bạn Việt Nam của tôi. Tôi vốn được dạy dỗ để tin rằng quân đội Trung Hoa xâm lược Việt Nam vào năm 1979 là việc làm đúng đắn trong một cuộc chiến đấu nhằm “phản kích tự vệ”. Tôi học tiểu học ở Chengdu (Thành Đô) và trông thấy những xe tải quân sự phủ lá ngụy trang, đầy chật lính và quân dụng chạy ngang qua nhà tôi ngày này qua ngày khác trên đường ra ga xe lửa. Chúng tôi đã xem những đoạn phim quay cảnh người Việt Nam “cướp bóc” các làng mạc ở Trung Quốc, và nghe những anh hùng trong chiến tranh kể chuyện về các trận chiến đấu của họ…

Tôi đã mất nhiều thập kỷ để biết được sự thật về cuộc chiến, và chính là tình cảm và nhiệt huyết của những bạn Việt Nam của tôi – về nhân quyền và tự do – đã cho tôi thêm sức mạnh để đấu tranh chống chế độ cộng sản. Suy cho cùng, Việt Nam đã là tiểu đệ của Trung Quốc suốt trong những thập kỷ đó.

Thay vì phàn nàn về những người nhập cư bất hợp pháp, các bạn Việt Nam của tôi chỉ trích thái độ hèn mạt của chính quyền trong việc xử lý vấn đề này theo lệnh Bắc Kinh, và họ lên án việc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. Tôi gửi những thông điệp đó từ họ đến các độc giả của mình trên Twitter, mà hầu hết là người Trung Quốc (tôi có khoảng 2700 người theo dõi). Các bạn Việt Nam cũng bày tỏ sự cảm thông và thương xót những người tị nạn Duy Ngô Nhĩ. Nhiều bạn hỏi tại sao chính quyền Trung Quốc lại cảnh báo cho nhà chức trách Việt Nam trước khi những người tị nạn vượt qua biên giới, thay vì tìm cách ngăn chặn họ? Tấn thảm kịch cũng gây ra tranh cãi trên Twitter về sự đàn áp của Trung Quốc đối với Tân Cương và Tây Tạng. Cho nên, ít nhất đây cũng là một lời cầu nguyện ngấm ngầm và chua xót, trước cảnh nhiều mạng người bị cướp đi một cách vô nghĩa như thế. Một cán bộ biên phòng Việt Nam đã bị chết, vợ anh ta đang mang bầu. Theo báo chí Việt Nam, cả hai nạn nhân đều không phải quân nhân trực tiếp chiến đấu. Còn về phía các nạn nhân người Tân Cương và những người còn sống sót, thì chúng ta chẳng có thông tin gì. Hoàn toàn không, nhưng đã có những bức ảnh như thế, ghi lại những cái chết tức tưởi và cảnh người ta bị cưỡng bức hồi hương!

Sau khi tôi đăng tải ảnh các nạn nhân trên ba chiếc xe bò, một Twitterer Trung Quốc tên là Wang Bing ở địa chỉ tom2009cn (giới thiệu về bản thân là “Kẻ thù của Độc tài”) viết cho tôi như sau: “Chở xác người kiểu ấy cho thấy rõ ràng hai nhà nước cộng sản thờ ơ và vùi dập nhân phẩm của bất kỳ ai như thế nào. Họ giống nhau cả”. Tôi đáp: “Dưới chế độ độc tài, người sống còn chẳng có nhân phẩm, thì chắc chắn sau khi chết càng không có”. Wang viết: “Chuyện này nhất định phải chấm dứt”. Tôi đáp: “Sự thật và công lý sẽ chiến thắng dối trá và bạo tàn. Tôi tin chắc như thế”. Wang viết: “Chắc chắn vậy!”.

clip_image001
Nguồn ảnh: FB Rose Tang

Vâng, câu chuyện về các nạn nhân Duy Ngô Nhĩ này và những người còn sống sót rồi sẽ được đưa ra ánh sáng vào một ngày nào đó, và công lý sẽ đến với họ. Dù chính quyền Trung Quốc và Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp đối kháng và bỏ tù người bất đồng chính kiến, nhưng sự chống đối thậm chí càng mạnh mẽ hơn. Họ có thể bắt giam chúng ta, nhưng không bao giờ họ bắt được tất cả chúng ta. Họ có thể giết chúng ta, nhưng không bao giờ họ giết được tất cả.
Đến đây, tôi muốn trích dẫn một đoạn trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản của Các Mác và Ăng-ghen, mà hồi còn bé tôi từng bị bắt phải học thuộc: “Chúng quẳng công nhân, những người vốn đã tuyệt vọng, ra đường. Chúng tiến xa hơn và sâu hơn vào các thị trường chưa bị bóc lột hoặc các thị trường còn có thể bị bóc lột hơn. Và khi làm như vậy, chúng đang tự đào huyệt chôn mình. Tư sản đã mở đường cho khủng hoảng tồi tệ hơn bao giờ hết”. Những tên độc tài ở Trung Quốc và Việt Nam không phải là cộng sản thật sự; chúng là lũ tư sản giả danh cộng sản. Chúng là Tư sản Quyền lực, khái niệm do nhà báo lão làng người Trung Quốc Yang Jisheng (Dương Kế Thằng [?]), tác giả cuốn “Tombstone: the Great Chinese Famine, 1958-1962” (Bia mộ: Nạn đói khủng khiếp ở Trung Quốc giai đoạn 1958-1962), đưa ra. Cha của ông chết đói trong thời kỳ Đại Nhảy Vọt, và ông Yang đã bỏ ra hơn 10 năm nghiên cứu các ghi chép chính thức về nạn đói và ăn thịt người ở Trung Quốc – đếm được vô số xác chết – khoảng 50 triệu người, trong số đó có 11 người là họ hàng của tôi.
Nhiều thập kỷ sau, những con quỷ hút máu người, thèm khát quyền lực đó vẫn tưởng là chúng có thể kiểm soát hàng tỷ người chỉ bằng dối trá và bạo lực. Chúng tưởng chúng có thể chặn Internet, bỏ tù các nhà hoạt động và kiểm soát suy nghĩ của chúng ta. Chúng nhầm rồi. Không lẽ chúng không nhận ra là chúng đang tự đào sâu hơn huyệt mộ của mình? Và thậm chí một vài kẻ trong số chúng đã kết thúc cuộc đời một cách khá bạo lực, như những tên cán bộ quản lý đô thị (chengguan - một lực lượng được nhà nước thuê để quản lý đô thị, có lẽ cũng giống như dân phòng ở ta - ND) tàn bạo đã phải vật vã mà chết sau khi bị đám đông đánh tơi bời, vào hôm thứ bảy (19/4) tại thành phố Ôn Châu ở miền đông Trung Quốc. Chúng đã đánh đập tàn nhẫn một người dân, vì anh này quay phim cảnh chúng đánh một người bán rau. Hàng nghìn người xúm lại và đánh trả chúng, bằng bất kỳ thứ vũ khí gì họ có thể tìm được: gậy, bình cứu hỏa… Hàng trăm cảnh sát chống bạo động được điều động tới hiện trường, dùng hơi cay giải tán đám đông. Nhưng thiệt hại đã xảy ra rồi… máu đổ khắp nơi. Thi thể tả tơi của đám cán bộ nằm ngổn ngang rất nhục nhã trong một xe tải đầy máu.
Trong khi rất nhiều người Trung Quốc trên mạng xã hội reo hò ủng hộ hành động trả đũa, coi đó là một hành vi đúng đắn, thì một số, kể cả tôi, kêu gọi mọi người bình tĩnh lại. Bạo lực không thể là giải pháp cho khủng hoảng, cũng như không thể là vũ khí chống lại bạo lực. Nhưng Trung Hoa thật sự là một ngọn núi lửa; bất kỳ cái gì giống như vụ việc ở Ôn Châu này đều có thể châm ngòi cho hiệu ứng domino lan rộng trên khắp đất nước, để rồi sẽ đưa đến một chính biến vốn được trông đợi từ lâu, và sẽ san phẳng đất nước. Tôi sợ phải hình dung đến cái cảnh những xác chết đầy máu nằm vạ vật khắp nơi, dù đó là thi thể của người vô tội hay của thủ phạm. Tôi đang cố hết sức để có được một cuộc cách mạng ôn hòa, và tôi hy vọng đổ máu càng ít càng tốt. Trong khi “tư sản mở đường cho khủng hoảng tồi tệ hơn” như Mác từng rao giảng 166 năm về trước, tôi thật sự hy vọng cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của Đảng Cộng sản rồi cuối cùng sẽ đến, nhưng tôi sợ phải nhìn thấy thêm nhiều thi thể đẫm máu… Tôi chỉ muốn những tên độc tài kia và đồng chí của chúng sẽ phải ra tòa và bị tống giam, tài sản của chúng trên khắp thế giới bị phong tỏa. Tôi nóng lòng muốn thấy chúng bị Interpol truy nã, và những của cải, tiền bạc chúng ăn cướp của người dân sẽ được trả lại cho người dân. Nhưng, mặc dù tôi đang góp phần vào một tiếng nói ngày càng lớn để lật đổ Đảng Cộng sản, tôi cũng muốn góp thêm tiếng nói của tôi vào một phong trào đấu tranh ôn hòa, phi bạo lực.
Sự thật và tình thương là vũ khí thật sự của chúng ta. Tôi mong chờ đến cái ngày tôi không còn phải nhìn vào những bức ảnh xác chết hay là ngày nào cũng phải viết về những thảm kịch…
clip_image003
Nguồn ảnh: revolution-news.com
-------
Chú thích:
Để các bạn biết thêm về tác giả Đường Hồng (Rose Tang): Dưới đây là một đoạn trong bài báo trên tờ MintPress viết về cô, tháng 6/2013:
“Vào cái đêm 3/6/1989, Rose Tang, 20 tuổi, mặc đồ đen từ đầu đến chân để tránh bị phát hiện, vớ lấy con dao găm và lẻn ra ngoài Học viện Ngoại ngữ Bắc Kinh, rồi đạp xe đến quảng trường Thiên An Môn.
“Lúc đó, tôi đã sẵn sàng chết cho dân chủ” – cô nói với phóng viên Mint Press trong cuộc phỏng vấn (sau này).
“Buổi sáng hôm sau, tôi ở trong số những người cuối cùng rời khỏi quảng trường. Hỗn loạn. Tôi giẫm lên những xác chết. Tôi không biết họ chết chưa. Nhưng tôi đã bị đánh; công an cầm gậy dài quật chúng tôi túi bụi”.
“Tôi bị ép vào giữa đám đông và xe tăng, thế là tôi trèo lên xe tăng để chạy ra ngoài. Tôi đã phải bò dưới nòng súng máy của một công an”.
Nhảy được ra bên ngoài, cô thấy một toán phóng viên CNN đứng trước mặt, đang tìm người để phóng vấn. “Họ chĩa máy quay phim vào tôi, và tôi nói tôi đang phẫn nộ. Nhiều người chết lắm rồi”.
Sau đó Tang và các bạn ở trường phải lẩn vào các con ngõ nhỏ của Bắc Kinh để trốn khỏi đám lính, rồi họ bắt xe chạy về ký túc xá. Mặc dù nhiều sinh viên trốn học ở nhà với bố mẹ ở Bắc Kinh hoặc các nơi khác, nhưng Tang vẫn ở trường. Có tin đồn là nội chiến sắp bùng nổ, và cô không muốn đứng ngoài sự kiện đó. Vài ngày sau, chính quyền ra lệnh bắt tất cả các sinh viên đứng đầu cuộc nổi dậy, trong đó có Tang. Nhưng may là khi công an đến nhà, cô lại đang ngủ và không nghe tiếng gõ cửa. Họ bắt nhầm người khác.
Tang chỉ biết về cuộc thoát nạn trong gang tấc này của cô vào ngày hôm sau, khi phòng công tác chính trị ở khoa của cô thông báo lại cho cô về những gì vừa xảy ra...”.
Hiện nay, Tang là một người viết, một họa sĩ ở New York.

 

Người Uighur kêu gọi LHQ điều tra VN

clip_image002
Ông Dilshat Rashit kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra Việt Nam
Hội Người Uighur Thế giới kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra Việt Nam về vụ đổ máu ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh.
Ông Dilshat Rashit, phát ngôn viên của hội có trụ sở tại Đức nói với BBC tiếng Trung chiều 22/4:
"Chúng tôi khẩn thiết đề nghị Liên Hiệp Quốc hành động của chính quyền Việt Nam, vốn làm chết người Uighur, xem liệu họ có vi phạm Công ước Liên Hiệp quốc về Người Tị nạn hay không."
Điều 31 của Công ước được gần 150 nước phê chuẩn cấm các nước thành viên trừng phạt những người vào nước họ từ nơi tính mạng hay sự tự do của họ bị đe dọa với điều kiện người nhập cư trái phép phải trình diện chính quyền và chứng minh được họ có lý do chính đáng để vượt biên.
Tuy nhiên Việt Nam chưa phải là thành viên của công ước có hiệu lực từ năm 1954 này.
Trong vụ người Uighur bị cho là cướp và nổ súng ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, hai lính biên phòng Việt Nam thiệt mạng.
Năm người Uighur cũng tử vong, ba người nhảy từ trên tầng ba xuống "tự tử" và hai người bị "bắn chết", theo lời Đại tá Lê Tiến Thanh, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Việt Nam nói với VTV hôm 18/4.
"Khi đã hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ thì bạn [công an Trung Quốc] sang tiếp nhận để chuẩn bị ký vào hồ sơ thì bất ngờ vùng dậy, có hành động cướp súng của chiến sỹ biên phòng làm nhiệm vụ và đập vỡ ghế lấy chân để chống đối lại lực lượng công vụ và chúng đã cướp được một súng của biên phòng và dùng súng đó bắn lại lực lượng chức năng tại cửa khẩu."
Chỉ huy Biên phòng Quảng Ninh, Đại tá Lê Tiến Thanh
Về nội tình vụ cướp và nổ súng, ông Thanh nói:
"Khi đã hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ thì bạn [công an Trung Quốc] sang tiếp nhận để chuẩn bị ký vào hồ sơ thì bất ngờ vùng dậy, có hành động cướp súng của chiến sỹ biên phòng làm nhiệm vụ và đập vỡ ghế lấy chân để chống đối lại lực lượng công vụ và chúng đã cướp được một súng của biên phòng và dùng súng đó bắn lại lực lượng chức năng tại cửa khẩu."
Trong khi đó phát ngôn viên Dilshat của Hội người Uighur Thế giới nói nhóm 16 người Uighur, trong đó có bốn phụ nữ và hai trẻ em, muốn được gặp các quan chức Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên phía Việt Nam hoặc không hiểu hoặc hiểu nhưng không đáp ứng.
Ông nói nhóm người Uighur đã chống cự khi thấy cảnh sát Trung Quốc xuất hiện ở Bắc Phong Sinh và dẫn tới vụ đổ máu.
Trang Facebook của Hội Người Uighur Thế giới cũng dẫn lại lời một blogger của Việt Nam, người đặt câu hỏi ai đã cho phép cảnh sát Trung Quốc mang theo vũ khí vào Bắc Phong Sinh và tại sao phải mất ba tiếng người ta mới có thể khống chế được nhóm người Uighur vốn chỉ có một khẩu súng và "không quá năm viên đạn".
Không cấp hộ chiếu
Phát ngôn viên này nói hiện Hội Uighur Thế giới cũng không thể xác định được tung tích của nhóm người bị Việt Nam trả về và nói thêm.
"Sau sự cố này, cảnh sát địa phương [Trung Quốc] đã có đợt trấn áp người Uighur và bắt một số người cũng như tăng cường giám sát."
Chỉ trong những ngày cuối tuần trước đã có 37 người bị bắt khi toan vào Việt Nam và 15 người bị bắt ở biên giới Thái Lan/Campuchia.
Cả Thái Lan và Việt Nam đều không phải là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Người Tị nạn trong khi Campuchia đã phê chuẩn công ước này hồi năm 1992.
Một phóng viên của BBC tiếng Trung cũng nói một trong những lý do người Uighur chọn qua Việt Nam là vì họ không cần hộ chiếu mà vẫn có thể qua lại biên giới.
Chính quyền Trung Quốc bị cáo buộc không cấp hộ chiếu cho người Uighur để họ có thể ra nước ngoài hợp pháp.
Nguồn: bbc.co.uk

Thư của các giáo sư Hồ Tú Bảo, Ngô Bảo Châu, Trần Văn Thọ, Cao Huy Thuần gửi Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội

Ishikawa, Chicago, Tokyo và Paris, ngày 18 tháng 4 năm 2014
Thư gửi ông Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội
Kính gửi  Giáo sư Nguyễn Văn Minh,
        Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Thưa ông Hiệu trưởng,
Chúng tôi được các bạn đồng nghiệp ở trong nước cũng như ở ngoài nước cho biết xúc động của họ về việc tái thẩm định luận văn thạc sĩ của cô Đỗ Thị Thoan và hậu quả khắc nghiệt mà việc đó đã đem lại cho cô giáo Đỗ Thị Thoan và bà Nguyễn Thị Bình, người đã hướng dẫn luận văn của cô. Là những người đã từng làm việc lâu năm trong các đại học ở nước ngoài, chúng tôi chưa thấy một trường hợp nào tương tự đã xảy ra, và cũng không hình dung được khả năng nào có thể xảy ra hiện tượng đó về mặt khoa học. Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn chia sẻ nỗi xúc động chính đáng của các đồng nghiệp ở trong nước và bày tỏ mối quan tâm của chúng tôi đối với hiện tình của nền học thuật đại học tại Việt Nam qua sự cố này.
Trong sự việc đang làm dấy lên phản ứng, chúng tôi thấy cần phải phân biệt rõ ràng hai chỗ đứng khác nhau: một đằng là một hiện tượng văn học, một đằng là việc nghiên cứu hiện tượng đó. Nghiên cứu một hiện tượng không có nghĩa là người nghiên cứu đồng ý với hiện tượng ấy. Giá trị của luận văn, vì vậy, không thể căn cứ trên xét đoán chủ quan của người này người nọ về tính cách đúng sai của hiện tượng mà chỉ duy nhất căn cứ trên những tiêu chuẩn khoa học liên quan đến công trình nghiên cứu. Và người thẩm định duy nhất về giá trị khoa học đó không có ai khác hơn là hội đồng giám khảo. Khi một hội đồng giám khảo (do nhà trường lập ra theo đúng quy trình) đã tuyên bố kết quả của việc thẩm định rồi thì không có cơ quan nào khác có thẩm quyền truất phế kết quả ấy. Tất nhiên ai cũng có quyền phê bình luận văn, nhất là trên những sách báo chuyên môn, nhưng phê bình là một chuyện mà trừng phạt là chuyện khác. Sự “trừng phạt” duy nhất mà các luận văn kém chất lượng khoa học phải chịu là sự phê phán của giới khoa học trong ngành, và bất lợi trong các cuộc tuyển chọn giáo chức. Nhưng dù bị loại trong các cuộc tuyển, tác giả cũng không bị mất danh vị tiến sĩ, thạc sĩ. Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến một việc trừng phạt đau xót và bất nhẫn như hình phạt mà cô Đỗ Thị Thoan và, gián tiếp, bà Nguyễn Thị Bình đã phải chịu.
Chúng ta hằng mong muốn chứng tỏ đại học của chúng ta xứng tầm với các đại học trên thế giới tiên tiến. Muốn thế, chúng ta phải tôn trọng những nguyên tắc căn bản của đại học, trong đó phê phán chỉ có thể dựa trên những tiêu chuẩn thuần túy khoa học là một nguyên tắc tối thiểu.
Cuối cùng, chúng tôi cũng mong muốn rằng thái độ cư xử giữa các đồng nghiệp với nhau, cũng như giữa giáo sư và sinh viên trong đại học của ta, không khác với tinh thần trong các đại học của thế giới văn minh: rộng mở, tự do, bình đẳng, nhân ái.
Chúng tôi cám ơn sự chú ý mà ông Hiệu trưởng dành cho bức thư này.
Trân trọng kính chào ông Hiệu trưởng
Hồ Tú Bảo, Giáo sư Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản, Ishikawa, Nhật Bản.
Ngô Bảo Châu, Giáo sư Đại học Chicago, Hoa Kỳ.
Trần Văn Thọ, Giáo sư Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản.
Cao Huy Thuần, nguyên Giáo sư Đại học Picardie, Paris, Cộng hoà Pháp.

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Bao giờ người Việt ngừng ra đi?

Các cô gái VN tố cáo họ bị bóc lột như những nô lệ. Ảnh BBC
Các cô gái VN tố cáo họ bị bóc lột như những nô lệ. Ảnh BBC
Thế kỉ 20 đánh dấu sự hình thành cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Sự thất thủ của Sài Gòn và làn sóng di cư ồ ạt sau đó tạo nên các cộng đồng người Việt ở Mỹ, Úc, Canada và một số nước phương Tây. Tiếp đến, sự tan rã của khối XHCN góp phần hình thành một cộng đồng Việt Nam ở các nước đông Âu lên tới khoảng nửa triệu người.

Nhưng 2 biến cố lớn đó chỉ là những dấu mốc. Thực tế, người Việt vẫn lũ lượt ra đi sau gần 40 năm đất nước thống nhất và gần 30 năm Việt Nam vận hành một nền kinh tế thị trường.

‘Top’ đầu về vượt biên

Nếu mấy chục năm trước, đường biển gần như là con đường duy nhất để người Việt vươn ra với thế giới bên ngoài, thì ngày nay họ được các công ty môi giới, các đường dây đưa người đưa tới mọi ngóc ngách. Và chính sách tăng cường ‘xuất khẩu’ lao động của nhà nước là một trong những nhân tố khiến cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài tăng từ 2,5 triệu vào thập niên 90s lên chừng 4 triệu vào thời điểm hiện nay.

Chủ đề người Việt bị bắt, giam giữ vì vượt biên trái phép xuất hiện khá thường xuyên trên các trang báo nước ngoài cho thấy làn sóng di cư bất hợp pháp chưa bao giờ có xu hướng suy giảm.

Trong 7 tháng đầu năm, gần 800 người Việt đã tới Úc trên những con tầu thế này.
Trong 7 tháng đầu năm, gần 800 người Việt đã tới Úc trên những con tầu thế này.
Chính phủ Úc cho hay, trong 7 tháng đầu năm 2013 đã có 759 người Việt vượt biên tới xin tị nạn ở nước họ. Rất có thể đây không phải là con số thực, do nhiều người vượt thoát không có sự khai báo.

Trên báo chí một số nước phương Tây, đặc biệt là Anh, người Việt không xa lạ với cái tên ‘người rơm’. Nếu ‘thuyền nhân’ là phát hiện của thế kỉ 20 thì ‘người rơm’ là từ mới gắn với người vượt biên trong thế kỉ 21.

Nhưng ở Ba Lan và một số nước đông Âu những người sống chui lủi, không giấy tờ được gọi bằng một từ khác: “bộ đội”. Trên báo chí Ba Lan, những bản tin về các vụ bắt giữ người Việt vượt biên trái phép luôn chiếm số lượng hàng đầu so với các sắc dân khác. Hầu như tháng nào cũng có dăm ba vụ bắt giữ người Việt Nam vượt biên. Ở những trại giam giữ di dân trái phép, số lượng người Việt cũng luôn ở thế ‘áp đảo’.

Vụ bắt giữ người Việt mới nhất ở biên giới Ba Lan hôm 7/8/2013. Ảnh esanok.pl
Vụ bắt giữ người Việt mới nhất ở biên giới Ba Lan hôm 7/8/2013. Ảnh esanok.pl
Người Việt bị bắt trong nhiều hoàn cảnh khác nhau: Có toán lúc đang vượt rừng, có nhóm nằm/ ngồi trong (cốp) xe, cá biệt có những người đang đu bám dưới gầm xe tải.

Nhưng dù sao, tất cả những trường hợp kể trên vẫn may mắn hơn so với những gì mà các đồng hương Việt Nam đã và đang phải hứng chịu ở một quốc gia vốn được coi là anh em hữu nghị của Việt Nam là nước Nga. Mấy năm gần đây, báo chí, nhất là truyền thông tự do ở hải ngoại đã gióng lên hồi chuông về tình trạng lao động khổ sai của các công nhân Việt Nam trong các xưởng may chui. Họ bị bỏ đói, rét, lao động 15, 16 tiếng/ ngày trong điều kiện tồi tệ và luôn nơm nớp vì cư trú bất hợp pháp.

Trong chiến dịch nhắm vào di dân diễn ra mới đây, ngay trong những ngày đầu tiên, phía Nga đã bắt giữ 1200 công dân Việt Nam và con số này có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong những đợt càn quét sắp tới. Hiện họ bị giam giữ trong các lán trại dựng tạm với điều kiện ăn ở hết sức đáng ngại  để chờ thủ tục trục xuất.

Ở những thị trường hình thành sau này như Nam Hàn, Đài Loan, Nhật, số di dân cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp cũng tăng lên không ngừng trong những năm qua.

Bi kịch vẫn tiếp diễn

Thảm kịch về thuyền nhân kéo dài gần 2 thập niên sau năm 1975 với khoảng nửa triệu người bỏ xác giữa biển cả đã khiến cả thế giới xúc động,  nhưng nó không khép lại những bi kịch mà vẫn tiếp diễn tới các thế hệ di dân tiếp theo.

Không còn làm mồi cho cá dữ hay bị chém giết vô tội vạ bởi hải tặc, nhưng trang sử di dân sau này, nếu được chép lại một cách trung thực, sẽ không thiếu nước mắt.

Đã từng xảy ra chuyện mấy chục người bị nhồi nhét trong chiếc xe tir chở hàng bịt kín chạy qua biên giới và họ đã chết vì ngạt không còn một ai. Chuyến xe nghiệt ngã đó cướp đi sinh mạng của hơn 40 người. Nhưng có nhiều cái chết âm thầm trong rừng, không ai biết tới, thậm chí cả những người thân của nạn nhân. Chết vì đói, vì rét và kiệt sức. Từ một nước nhiệt đới, nhiều người vượt biên đã phải đi bộ cả chục km trong thời tiết lạnh nhiều độ dưới 0 của mùa đông khắc nghiệt tại châu Âu. Có người bỏ xác trong rừng, có trường hợp lê được tới nơi, nhưng phải cưa bỏ chân do hoại tử vì lạnh.

Con sông biên giới giữa Ba Lan và Đức cũng đã không ít lần đón vào lòng nó những thân phận vượt biên. Khúc hẹp nhất của sông thường là nơi người vượt biên đi bộ qua vào mùa đông, lúc sông đóng băng; hoặc được kéo qua bằng dây vào mùa nước chảy. Và đã có không ít trường hợp bỏ xác ở đây do băng vỡ hay nước xiết. Có gia đình chết cả 2 vợ chồng, đứa con vài tháng tuổi của họ được người dẫn đường giấu trong cốp xe chở qua biên giới nên sống sót. Cháu bé sau đó được một gia đình nhận nuôi.

Nhưng bi kịch không chỉ tới với những người đã mất, nó còn đeo bám theo số phận của nhiều di dân. Khi rơi vào một môi trường ‘vô chính phủ’, phụ nữ biến thành những con mồi trong tay những kẻ dắt mỗi, dẫn đường. Nhiều người trở thành nô lệ tình dục, bị bán sang tay, rơi vào nhà thổ hoặc tới được quốc gia thứ 3 với cái bụng chửa lùm lùm. Nhưng thông thường nhất, họ bị lạm dụng bởi những kẻ dẫn dắt và cả những di dân nam giới (cùng và khác chủng tộc) trên suốt chặng đường ăn chực nằm chờ, có khi kéo dài nhiều tháng, thậm chí 1 năm trước khi tới được miền đất hứa.

Nhưng cũng có những người nếm trải đủ thứ cơ cực trong hành trình vượt biên, có ‘lịch sử’ dăm bẩy lần vượt rừng nhưng vẫn không thể thoát nổi và phải chịu cảnh trục xuất trở về Việt Nam mang theo món nợ do vay mượn cầm cố trước lúc ra đi.

Chính trị và kinh tế – 2 trong 1

Thảm kịch thuyền nhân mấy thập niên trước là nỗi đau của nhân loại, nhưng bù lại, những người vượt thoát được đón tiếp chu đáo, được giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần. Họ được coi là những người tị nạn chính trị. Chế độ cộng sản ngày nay vẫn còn đó, nhưng những người ra đi, tuyệt đại đa số, bị cho là vì lý do kinh tế.

Việc phân loại người di cư và câu hỏi về lý do họ bỏ nước ra đi không ít lần đã gây tranh cãi và là chủ đề dễ động chạm về quyền con người. Đa số các quốc gia ngày nay, trong đó có Ba Lan, ít thừa nhận tị nạn chính trị, trừ một số trường hợp những người hoạt động có tên tuổi. Lý do, có thể vì mối quan hệ tế nhị với Việt Nam, một đất nước đang phát triển với những tiềm lực kinh tế nhất định; cũng có thể vì những chính sách đãi ngộ kèm theo với di dân chính trị mà không phải nước nào cũng có đủ điều kiện đáp ứng…

Trên thực tế, khó có sự tách bạch rõ rệt giữa kinh tế và chính trị. Giống như nhiều sản phẩm mang tính thời đại khác, ở đây tồn tại một công thức “2 trong 1″. Những nạn nhân trực tiếp của hệ thống chính trị theo cách hiểu như tù nhân lương tâm, người bị quản chế, bắt bớ, bạc đãi, kỳ thị tôn giáo… không (lộ diện) nhiều trong số di dân, ít nhất là với khu vực đông Âu; nhưng thay vào đó là những nạn nhân gián tiếp và vô thức của một chế độ hà khắc. Nhiều người ra đi vì lý do kinh tế kèm theo sự ngột ngạt về môi trường xã hội trong nước. Họ không hẳn ý thức về chính trị, nhưng muốn tìm một nơi an lành hơn cho bản thân và nhất là cho tương lai của con cái. Họ than vãn về chế độ bên những bàn tiệc, trong lúc trà dư tửu hậu, hay khi ‘chém gió’ với bạn bè.

Rõ ràng, dù thể chế ngày nay đã dễ thở hơn phần nào so với mấy chục năm trước kia, chính trị vẫn là một phần khá lớn nguyên nhân của làn sóng di dân không ngừng nghỉ từ Việt Nam.

Khi “tổ quốc bằng Tây”?

Vậy khi nào làn sóng di cư này dừng lại?

Vào thập niên 70s, 80s của thế kỉ trước, những sinh viên Việt Nam trốn ở lại đông Âu sau khi tốt nghiệp – ngôn ngữ khi đó gọi là ‘lưu vong’, ‘tuột xích’ – thường bị các ‘chú sứ’ truy lùng ráo riết hoặc ít nhất cũng gây khó dễ trong việc cấp đổi hộ chiếu. Họ bị gọi về nước. Và việc ở lại, có những lúc, từng bị coi như tội phản quốc. Giới sinh viên khi đó lưu truyền mấy câu thơ:

“Tổ quốc cũng như tổ cò
 Có đói có khổ mới mò sang đây  
Bao giờ Tổ quốc bằng Tây  
Đếch cần giấy gọi ta đây cũng về”

Ước mơ “Tổ quốc bằng Tây” để trở về hay để khỏi ra đi, trải qua mấy chục năm, có lẽ vẫn còn xa vời vợi. Theo tính toán được công bố gần đây, thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam phải mất ít ra nửa thế kỉ nữa mới đuổi kịp một vài nước trong khu vực và có thể phải mất chừng 150 năm mới bằng Singapore.

Đó là về mặt kinh tế. Về chính trị mà nói – khỏi sánh với Tây cho thêm phiền phức – thể chế độc đảng của Việt Nam hiện nay tụt hậu so với chính các quốc gia vốn được coi là ‘chậm tiến’ trong khu vực như Capuchia hay Miến Điện. Cuộc bầu cử đa đảng ở Campuchia còn nhiều chuyện phải bàn, nhưng ít nhất đó cũng là những bước tiến cần thiết để có một xã hội thực sự dân chủ. Miến Điện ngày càng cởi mở với sự tham gia của đảng đối lập vào quốc hội, cho phép xuất bản báo chí tư nhân và thả hàng loạt tù chính trị.
Chỉ có cải thiện về kinh tế và thay đổi tận gốc về chính trị, làn sóng di cư của người Việt mới có thể giảm đi hoặc ngừng lại. Và lúc đó, những trang đau buồn trong lịch sử di dân Việt Nam mới thực sự được khép lại.

Chuyện người vượt biên nhìn từ vụ nổ súng

Một biến cố bất thường xảy ra ở biên giới Việt – Trung vốn đã im ắng tiếng súng từ hơn 2 thập niên nay. Theo báo chí trong nước, nhóm 16 người, gồm 10 nam giới, 4 phụ nữ và 2 trẻ em đã thâm nhập nội địa Việt Nam, lúc 4 giờ sáng ngày 18/4. Trên đường vượt biên họ bị công an cửa khẩu bắt và đưa ra cửa khẩu để “làm thủ tục trao trả Trung Quốc theo quy định và thông lệ quốc tế”. Thủ tục trao trả đang được tiến hành ở phía Việt Nam thì vụ thảm sát xảy ra.

Vẫn theo báo trong nước, những người vượt biên đã cướp súng của bộ đội biên phòng Việt Nam và chống cự lại. Việc vổ súng khiến 7 người chết, trong đó có 2 bộ đội biên phòng Việt Nam. 5 người vượt biên thiệt mạng do kết quả của vụ đọ súng và nhẩy lầu tự tử.

Câu hỏi xung quanh những bức ảnh

Sau khi vụ việc xảy ra ít giờ, có những hình ảnh về nhóm người vượt biên này không xuất hiện trên bất kỳ tờ báo chí chính thống nào, nhưng lại được chia sẻ nhanh chóng trên một số trang mạng xã hội. Trái với tâm lý bài Trung Quốc như thường thấy lâu nay trong dân chúng, những hình ảnh được công bố đã nhận được sự cảm thông, xót xa của nhiều người.

duynhi-2

Những bức ảnh cho thấy, nhóm người vượt biên, được báo chí viết  chung chung là người Trung Quốc, thực chất là sắc dân hồi giáo Duy Ngô Nghĩ (Uyghur) thuộc khu tự trị Tân Cương.

4 người phụ nữ với khăn trùm và trang phục hồi giáo cùng 2 đứa trẻ sợ sệt dắt díu nhau được trao trả cho một đám lính  Trung Quốc với súng ống đầy người cho thấy một viễn cảnh không lấy gì làm sáng sủa đang chờ đợi họ phía bên kia biên giới.

Do yếu tố lịch sử và địa lý để lại, người Uyghur luôn bị coi như đứa ‘con ghẻ’ ngay trên mảnh đất của cha ông mình. Sau những xung đột với người Hán mấy năm gần đây, người Uyghur càng bị thanh trừng và phân biệt đối xử. Chính sách hà khắc và bất công của nhà cầm quyền khiến nhiều người bỏ quê hương ra đi, tạo nên một luồng di dân. Không có điều gì đảm bảo, đám đàn bà trẻ nhỏ không bị trừng phạt khi rơi vào tay công an Trung Quốc – bộ máy cai trị vốn nằm trong tay người Hán.

duynhi-1

vuotbien

2 bức hình gây sốc khác là thi thể của những người chết và có thể cả người bị thương nằm chồng chất lên nhau trên mấy chiếc xe bò. Trong số đó, có người bị còng tay, không rõ đã chết hay bị thương. Đành rằng, hành động cướp súng của mấy người trong toán vượt biên và chống trả lại lực lượng biên phòng là vi phạm pháp luật nghiêm trọng và gây ra cái chết cho 2 bộ đội Việt Nam. Nhưng, ngay cả khi họ là tội nhân họ vẫn có những quyền tối thiểu, như được băng bó hay sơ cứu vết thương, nếu đã chết phải được che đậy mặt mũi, thân thể.

Một số bình luận trên các trang mạng xã hội bày tỏ sự lo ngại cho số phận những người bị hồi hương cũng như lên án sự vô nhân đạo được phơi bày trên mấy bức hình. Cũng có những câu hỏi đặt ra xung quanh hành xử của phía Việt Nam đã đúng chuẩn mực hay chưa, điều gì đã khiến những di dân này quẫn bách tới mức cướp súng chống trả. Và điều gì đã khiến họ chấp nhận cái chết bằng cách nhảy lầu, thay vì bị trả về phía bên kia biên giới?

Bên cạnh chuyện nhân đạo, không ít người đặt vấn đề chủ quyền khi trong bức ảnh là hình những lính Trung Quốc mặc quần áo rằn ri qua lãnh thổ Việt Nam để áp giải người Uyghur. Mặt khác, nếu những người vượt biên đã phạm tội gây chết người trên lãnh thổ Việt Nam, thì họ phải bị giam giữ, lấy cung, điều tra và xét xử theo khuôn khổ pháp luật Việt Nam. Việc trao trả vội vã khiến người ta liên tưởng, Việt Nam chỉ là một tỉnh lị của Trung Quốc, chứ không phải một quốc gia có chủ quyền.

Vượt biên -góc nhìn từ châu Âu

Việt Nam chưa phải là một quốc gia đủ giầu có và đủ nhân ái để trở thành đích đến cho những người nhập cư. Nhưng do vị trí địa lý, Việt Nam có thể trở thành điểm ‘quá cảnh’ cho một số người xuất phát từ những dân tộc ít may mắn hơn như người Tân Cương, Tây Tạng, Bắc Hàn để họ đến được với thế giới tự do. Một trường hợp khá nổi tiếng được ghi nhận đã vượt biên qua ngả Việt Nam để tới Đức là nhà văn Lưu Diệc Vũ của Trung Quốc. Và may mắn, ông đã vượt thoát.

Nhà nước Việt Nam có thể chưa có những chính sách hay kinh nghiệm ứng xử với người nhập cư nói chung và vượt biên vào lãnh thổ Việt Nam nói riêng, nhưng trong mấy thập niên qua, Việt Nam nằm trong top đầu về vượt biên cả bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ.

Gần triệu người đã ra đi sau chiến tranh qua làn sóng thuyền nhân, trong đó chừng vài trăm ngàn nằm lại biển cả. Và tiếp theo là những người vượt biên vào châu Âu vẫn lắc rắc diễn ra cho tới nay.

Chưa có ai viết cặn kẽ về những ‘rừng nhân’ và chặng đường khổ ải mà họ phải luồn rừng lội suối kéo dài hàng tháng, thậm chí có khi cả năm để tới được châu Âu; từ đi bộ luồn rừng, bị lèn trong các xe bít kín, bị xếp lẫn với hàng hóa, nằm chồng chất trong cốp ô tô, bị bắt đi bắt lại. Mỗi ngườicó thể  có một kết cục khác nhau, nhưng châu Âu nói chung và Ba Lan nói riêng có những chính sách nhất quán và khá cởi mở với người vượt biên.

Những người vượt thoát sau vài năm sinh sống,thường làm được giấy tờ cư trú, trở thành người hợp pháp qua những đợt ân xá của chính quyền. Nếu sang được Đức hay các quốc gia giầu có hơn, các trại viên còn được nhận tiền trợ cấp và được tự do đi lại, đi làm chui, rồi thỉnh thoảng trình diện sở di trú. Tùy theo chính sách cũng như ngân sách của từng quốc gia, những người nhập sư được hỗ trợ hội nhập bằng việc học tiếng miễn phí, tìm hiểu pháp luật, thậm chí học nghề.

Những người vượt rừng bị bắt được đưa vào các trại dành cho người tị nạn, được ăn uống và chăm sóc y tế đầy đủ. Rồi, tùy theo thỏa thuận của các bên liên quan, họ được trả tự do hoặc trả lại phía bên kia biên giới. Thông thường, những người này lại tiếp tục đợt vượt biên khác, cho tới khi thoát được.

Nhưng cũng có trường hợp, người vượt biên chứng minh được, sẽ bị ngược đãi khi trở về hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo mà chỉ điều kiện y tế ở châu Âu mới có thể chữa được, thì họ sẽ được chấp nhận tị nạn.

Anh Đoàn Hoa, một người thông thạo về vấn đề nhập cư tại Séc chia sẻ về trường hợp, một phụ nữ Việt Nam đã tìm đường qua Séc xin tị nạn kinh tế. “Trong các trường hợp khác thì chắc chắn đơn của chị sẽ bị bác bỏ và trong vòng 15 ngày sẽ phải rời đất Séc. Khi vào nhập trại tị nạn, như tất cả mọi người khác, chị cũng phải qua khâu kiểm tra sức khỏe. Chính nhờ kiểm tra mà các bác sĩ đã phát hiện được chị ta mắc bệnh ung thư. Giám đốc trại báo cáo lên Bộ Nội Vụ. Bộ Nội Vụ trao đổi với Bộ Ngoại Giao và cuối cùng ĐSQ Séc ở Hà Nội được giao trách nhiệm xác minh khả năng chữa ung thư ở Việt Nam. Tất nhiên việc chữa bệnh không thể trì hoãn nên dù chưa có kết quả nhưng chị ta vẫn được đưa vào bệnh viện. Sau khi nhận được báo cáo từ Hà Nội về khả năng xấu nếu người phụ nữ này phải trở lại Việt Nam thì Bộ Nội Vụ đã đồng ý cho chị đó hưởng chế độ tị nạn”. Cũng xin lưu ý rằng, người phụ nữ này đã không phải trả một đồng nào trong suốt quá trình khám chữa bệnh, và những năm sau bệnh viện vẫn tiếp tục kiểm tra định kỳ miễn phí cho chị.

Từ câu chuyện trên, anh Đoàn Hoa đưa ra so sánh, nếu người Uyghur vượt biên trái phép thì công an cửa khẩu cũng phải giữ họ lại dưới hình thức tạm giam để lấy khẩu cung chứ không thể ngay lập tức lùa họ trở lại Trung Quốc như lùa cừu

Cần phải thừa nhận rằng, chính sự rộng lượng và chính sách nhân đạo của nhiều quốc gia đã góp phần hình thành nên cộng đồng người Việt hải ngoại với hơn 4 triệu dân hiện nay. Và cộng đồng này đang làm giầu cho đất nước bằng hàng (chục) tỉ đô la kiều hối gửi về hàng năm.

Chưa ai đòi hỏi Việt Nam phải xây trại hay chữa bệnh miễn phí cho  người tị nạn, nhưng là một quốc gia mang ơn thế giới vì họ đã cưu mang cả triệu người vượt biên, có lẽ đã đến lúc Việt Nam cần có cái nhìn cởi mở hơn và nhân ái hơn với những người ở các dân tộc khác, vì lý do gì đó buộc phải trốn chạy khỏi quê hương mình.