Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Ai đã biến Hãng phim truyện Việt Nam thành ‘làng Vũ Đại ngày ấy’?



Lỗ suốt 20 năm, nợ tiền thuê đất 21 tỷ đồng, Hãng phim truyện Việt Nam với quá khứ hiển vinh đã trở thành tay trắng.


Trụ sở rộng 5.500 m2 nằm bên Hồ Tây của Hãng phim truyện Việt Nam hiện hữu trong tình trạng ẩm mốc, xập xệ. Những dãy nhà cũ kỹ, chỉ còn một vài phòng có thể sử dụng. Những thước phim và đạo cụ nằm lăn lóc trên nền nhà tróc lở.

Chiếc xe của đoàn làm phim nằm im trong thời gian dài, chưa rõ còn sử dụng được không. Hàng quán mọc lên trong ngoài khuôn viên hãng. Phòng truyền thống hay còn gọi là Nhà phủy phi cơ nằm sát Hồ Tây hiện cũng bị bỏ hoang tầng một và đóng kín ở tầng 2. Căn nhà bị xuống cấp nghiêm trọng và từng bị một số đối tượng đập phá vào năm 2016.

Hãng phim truyện Việt Nam đang xuống cấp trầm trọng.


Hãng phim truyện Việt Nam đã tồn tại như vậy nhiều năm trước khi bị cổ phần hóa và thuộc về tay đại gia Nguyễn Thủy Nguyên. “Làng Vũ Đại ngày ấy” có thể xem như cách nói hình ảnh về một xã hội thu nhỏ, mà ở đó sự túng thiếu, bế tắc đã biến hành trình tồn tại trở nên “sống mòn”.
Sống mòn

Năm 2011, người viết có cuộc trò chuyện với đạo diễn - NSƯT Phạm Nhuệ Giang, khi đó đang tập trung cho dự án phim Tâm hồn mẹ. Đạo diễn Phạm Nhuệ Giang chia sẻ về quá trình đằng đẵng 20 năm theo đuổi dự án, từ những ngày thai nghén kịch bản, trình duyệt kịch bản lên Cục Điện ảnh, đợi rót vốn sản xuất… với muôn vàn vất vả.

Sau nhiều năm chờ đợi, cuối cùng nhà nước cũng cấp 70% vốn cho dự án Tâm hồn mẹ, khoảng gần 1 tỷ đồng. Với số tiền này, đạo diễn Phạm Nhuệ Giang cho biết chỉ chi phí đi lại tìm bối cảnh, casting diễn viên đã hết phân nửa.

Để tiếp tục thực hiện được dự án phim của mình, nữ đạo diễn đã phải gửi kịch bản đến nhiều tổ chức quốc tế, chạy vạy nhiều nơi để “giật gấu vá vai”, kiếm tiền làm phim.

Khi dự án phim hoàn tất, Tâm hồn mẹ lại rơi vào một bi kịch khác, đó là không có đơn vị nào chịu đứng ra phát hành giúp. Ở thị trường phim Việt Nam, phát hành một bộ phim nghệ thuật (không thuộc dòng giải trí), kinh phí quá thấp, chất lượng chưa rõ ràng là một điều quá ư mạo hiểm.

Cũng giống như Tâm hồn mẹ, có rất nhiều dự án phim được rót 70% vốn của Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất trong điêu đứng.

Một cảnh trong phim Tâm hồn mẹ của đạo diễn - NSƯT Phạm Nhuệ Giang.


Dự án Mùi cỏ cháy (đạo diễn Hữu Mười) ban đầu có ý định mời Lưu Trọng Ninh làm đạo diễn. Nhưng với số tiền quá eo hẹp, dự án phim đã bị từ chối. Trung úy của đạo diễn Hà Sơn quay cuồng trong suốt nhiều năm ròng không thể hoàn tất vì cứ đang quay lại… hết tiền.

Hãng phim truyện Việt Nam đã tồn tại trong nhiều thập niên mà không có nguồn thu. Trải qua các đời giám đốc từ thời ông Nguyễn Nam, ông Lê Đức Tiến, đến đạo diễn Vương Đức, hãng “vật vã” trong số tiền được rót ngày một ít đi, và xoay vần kiếm thêm từ các dự án phim truyền hình.

Trả lời Zing.vn, đạo diễn Vương Đức - giám đốc cuối cùng của Hãng phim truyện Việt Nam - từng cho biết: “Khi tôi lên giữ chức giám đốc hãng năm 2009, hãng đã gặp muôn vàn khó khăn. Cơ sở vật chất tồi tàn. Những thiết bị chúng tôi được nhà nước cấp vốn cho thay thế lần gần nhất cách đây đã 10 năm. Ở hãng gần như không có tài sản gì đáng kể”.

Mang theo mình một quá khứ hiển vinh với 400 bộ phim điện ảnh, với niềm kiêu hãnh vô tận về những giá trị kinh điển, nhưng như một “đứa trẻ bị bỏ rơi”, rời khỏi “bầu sữa” tiền nhà nước, Hãng phim truyện Việt Nam đã hoàn toàn tê liệt trước cơn lốc kinh tế thị trường.

Các nghệ sĩ lý luận rằng “chúng tôi làm phim nhà nước đặt hàng, không phải để kiếm lãi”, rằng “những phim bán vé ngoài kia là nhố nhăng, phim của chúng tôi mới là nghệ thuật”..

Nhưng điều đó chỉ càng chứng minh rằng họ đã bị thời đại của những bài toán kinh tế hóc búa bỏ rơi lại phía sau hoàn toàn.

Vĩ tuyến 17 ngày và đêm - một bộ phim kinh điển của đạo diễn - NSND Hải Ninh do Hãng phim truyện VN sản xuất.


“Khi định giá, giá trị doanh nghiệp của hãng là 20 tỷ đồng. Giá trị thương hiệu bằng 0. Cũng cần phải nói cho rõ, giá trị thương hiệu ở đây không tính bằng phim, mà tính theo luật doanh nghiệp, chỉ những doanh nghiệp có lãi mới được tính giá trị thương hiệu. Hãng phim truyện Việt Nam chưa bao giờ có lãi. Chúng tôi thua lỗ triền miên”, ông Vương Đức nói.

Sự trì trệ đã đẩy hãng phim đến bờ vực tuyệt vọng. Lỗ triền miên suốt 20 năm, nợ tiền thuê đất 21 tỷ đồng, chính những số nợ ấy đã đẩy hãng phim bước vào bi kịch cổ phần hóa.

Ngày 29/ 6/2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định số 2238/QĐ-BVHTTDL phê duyệt phương án chuyển đổi Hãng phim truyện Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phim truyện Việt Nam.

Năm 2016, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phim truyện Việt Nam tiến hành cổ phẩn hóa, chuyển giao sở hữu cho Tổng công ty vận tải thủy.

Công cuộc cổ phần khiến đông đảo nghệ sĩ của hãng bật khóc. Nhưng theo nhà quay phim Nguyễn Hữu Tuấn, “các nghệ sĩ khóc nhiều quá. Chỉ khóc mà không đưa ra được phương án giải quyết nào”.

Thực tế, lẽ ra các nghệ sĩ đã phải khóc sớm hơn, khóc từ những ngày hãng thua lỗ triền miên và rơi vào tiêu điều, đổ nát.

Bộ phim Bao giờ cho đến tháng 10 - một trong những bộ phim xuất sắc nhất của điện ảnh Việt Nam. Phim do đạo diễn - NSND Đặng Nhật Minh thực hiện, Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất.

Vàng son một thuở

Thành lập năm 1953, với hơn 60 năm tồn tại, nhắc đến Hãng phim truyện Việt Nam khán giả vẫn nhớ tới hàng loạt tác phẩm kinh điển: Con chim Vành Khuyên, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Chị Tư Hậu, Đến hẹn lại lên, Làng Vũ Đại ngày ấy, Bao giờ cho đến tháng 10, Thương nhớ đồng quê…

Rất nhiều năm về sau, những bộ phim ấy vẫn giữ nguyên giá trị. Quá khứ đã để lại cái bóng quá lớn, để những thế hệ sau này không thể vượt qua. Dĩ vãng vàng son đã trở thành mảnh đất màu mỡ bị khai thác quá lâu, để đến khi, chỉ một sự cựa mình của thời thế cũng khiến hãng phim kiệt quệ.

Trong khi quá khứ ru ngủ hãng, khán giả đã thay đổi, thị hiếu đã thay đổi và cuộc sống đã thay đổi. Nói như đạo diễn Charlie Nguyễn: “Tôi làm phim, điều đầu tiên tôi phải có trách nhiệm với đồng tiền nhà sản xuất đã bỏ ra".

"Nếu bây giờ tôi mang một kịch bản đến trước nhà sản xuất và nói, đây là tâm huyết của tôi, đây là một bộ phim giàu tính nghệ thuật của tôi thì sẽ chẳng ai quan tâm. Điều mà tôi phải đảm bảo với họ chỉ là, phim sẽ bán được vé”, ông nhấn mạnh.

Khi bị chất vấn về những bộ phim làm ra để xếp kho, ông Vương Đức từng nói: “Chúng tôi ý thức được việc mình làm phim bằng tiền thuế của dân, nên mọi chi phí trong đoàn phim phải tính rất kỹ”.

Thế nhưng, không ít trong số những bộ phim được sản xuất bằng tiền thuế ấy, mỗi khi ra mắt vẫn bị chê về sự khô cứng, về sự thiếu sáng tạo, và cả lối tư duy làm phim đã cũ.

Đời cát - bộ phim được đánh giá xuất sắc nhất của đạo diễn - NSND Thanh Vân.


Trao đổi với Zing.vn, Tiến sĩ Kinh tế Bùi Quang Tín (Đại học Ngân hàng TP.HCM) nói: "Cổ phần hóa những đơn vị như Hãng phim truyện Việt Nam là tất yếu, đó là tín hiệu của kinh tế thị trường. Trong thị trường, chỉ có sự sòng phẳng của việc mua bán. Kinh tế không thể tồn tại bằng những giá trị hoài niệm quá khứ".

Theo Tiến sỹ Bùi Quang Tín, trong quá trình cổ phần hóa, bức xúc là khó tránh. Nhưng ở góc độ chuyên môn, doanh nghiệp có Luật Doanh nghiệp, Luật Lao động. Tất cả các bên đều phải làm đúng pháp luật. Và điều quan trọng nhất, cả hai bên phải có sự bình tĩnh, tôn trọng, thấu hiểu.

Những giá trị kinh điển là vô giá, sẽ không gì có thể bôi xóa, không ai có thể phủ nhận. Quá khứ hiển vinh sẽ mãi hiển vinh. Nhưng, vẫn phải nhớ rằng đó là sự hiển vinh của quá khứ.




Quá trình thâu tóm Hãng phim truyện VN của đại gia Nguyễn Thủy Nguyên Chỉ phải chi số tiền khoảng 33 tỷ đồng, doanh nghiệp Vivaso của đại gia Nguyễn Thủy Nguyên đã nắm quyền chi phối hoạt động của VFS cùng với quản lý 4 khu đất vàng của công ty.




NSND Trà Giang khóc khi nói về vụ cổ phần hóa hãng phim truyện Lần lượt NSND Trà Giang, NSND Đoàn Dũng, NSND Thế Anh và NSƯT Minh Đức chia sẻ quan điểm phản đối về những khuất tất trong vụ cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam, số 4 Thụy Khuê.


Hào Hoa - Quang Đức
Chia sẻ Zalo
Facebook
Đánh giá:

Hãng phim truyện Việt Nam cổ phần Hãng phim truyện Việt Nam Làng Vũ Đại ngày ấy


Quang Chinh Vũđổi tên hiển thịthoát


Gửi bình luận



Ý KIẾN BẠN ĐỌC (32)
Nổi bật


Hoa Thủy


Mới đây, con tôi được học lớp kỷ năng sống. Trường chiếu cho các em bộ phim " Giỏ cá và cần câu". Truyện kể về chuyện 2 anh em đói khát được Bụt cho 2 thứ: 1 giỏ cá và 1 cần câu. Người anh nhào vào lấy giỏ...+

Trả lời33 Thích11:11 23/09


hehe


VFS cũng có cái khó, trước kia họ là 1 hãng phim Nhà nước, không phải cứ thích là sản xuất phim thị trường. Còn giờ đây khi cổ phần hóa thì lại được chuyển giao cho không đúng đối tượng.

Trả lời7 Thích15:34 23/09


Phong


Hãng phim Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra những phim sinh lời cao, mấy chục năm qua lỗ là do họ chỉ chú trọng những phim nghệ thuật vị nghệ thuật. Còn muốn làm nghệ thuật vị nhân sinh chẳng thì không có gì quá khó. Thậm chí hãng phim có thể làm tốt với cơ chế hợp lý. Hãy nhìn vào "Ngươi phán xử", những con người ấy cũng từ điện ảnh hàn lâm mà ra, cũng như những người của hãng phim.

Trả lời32 Thích07:41 23/09


Lê Nam


Ông không hiểu biết gì! Phim nhà nước mà ông nói : "chỉ chú trọng nghệ thuật vị nghệ thuât "! Ai cho phép? Ông có biết, mọi nghệ thuật đều phải phục vụ nhân sinh, là "luật" đấy ông ạ!

Trả lời1 Thích12 giờ trước


Đỗ Xuân Nguyên


TP Hà Nội nên thu hồi lại miếng đất đấy làm công viên kiểu như Đại Lộ Các Ngôi Sao của làng giải trí Việt Nam. Tôt nhất cho đấu giá công khai kể cả việc cho nước ngoài đầu tư, riêng quỹ đất của hãng phim không được chuyển...+

Trả lời2 Thích14 giờ trướcXem thêm bình luận
TIN TỨC MỚI NHẤT GIẢI TRÍ




'Doanh nghiệp chỉ mượn danh cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam'

17:21 21/09/2017 0 21



Dàn MC xinh đẹp của VTV lần đầu diễn thời trang

23:13 22/09/2017 11 1967



Phó thủ tướng: Thanh tra quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện VN

18:03 21/09/2017 14 231



Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thị sát Hãng phim truyện Việt Nam

17:09 20/09/2017 12 433



Bộ trưởng Văn hóa yêu cầu minh bạch trong vụ Hãng phim truyện VN

21:37 20/09/2017 4 37


Sai lầm của người bệnh gout khiến acid uric mãi không hạ


Bộ Văn hóa: Hãng phim lỗ 20 năm, đang nợ 21 tỷ đồng thuê đất
11:15 21/09/2017
SAO VIỆT



5

Trong buổi làm việc sáng 21/9, thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cho biết Bộ VHTTDL có chủ trương cổ phần hóa hãng phim từ năm 2006, tuy nhiên, gặp nhiều khó khăn và lúng túng.


Sáng 21/9, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái đã có buổi làm việc với báo chí về vấn đề cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam đang gây bức xúc dư luận những ngày qua.

Trước đó, nhiều nghệ sĩ làm việc tại Hãng phim truyện Việt Nam đã lên tiếng việc không được trả lương, cơ sở xuống cấp, đạo cụ bị hỏng hóc… sau quá trình cổ phần hóa.




Quá trình thâu tóm Hãng phim truyện VN của đại gia Nguyễn Thủy Nguyên Chỉ phải chi số tiền khoảng 33 tỷ đồng, doanh nghiệp Vivaso của đại gia Nguyễn Thủy Nguyên đã nắm quyền chi phối hoạt động của VFS cùng với quản lý 4 khu đất vàng của công ty.

Thậm chí, trong buổi họp mặt báo chí của Hội Điện Ảnh Việt Nam cũng diễn ra sáng 21/9, nghệ sĩ Quốc Tuấn là người chủ trì đã thẳng thắn cho rằng, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch về việc nắm bắt và giải quyết tình hình quá chậm trễ, dẫn đến Hãng phim truyện ngày càng xuống cấp.

Liên quan đến những vấn đề gây bức xúc, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái trả : "Hãng phim mới cổ phần hóa 2 tháng, chưa thể đánh giá hết được. Nhưng sự việc đáng tiếc xảy ra, cổ phần chiến lược Vivaso đã nhận khuyết điểm về lương, cơ sở vật chất, và hứa sẽ sửa chữa.

Bộ trưởng yêu cầu hãng phim phải thực hiện tốt việc xây dựng quy chế làm việc, phân công cán bộ rõ ràng, sắp xếp phòng ban hợp lý, tu sửa nơi làm việc. Đề nghị không được cho thuê bất cứ thứ gì ở hãng phim…".

"Trước mắt trả lương tháng 6, tháng 7 cho cán bộ như trước khi cổ phần. Sau này sẽ tính toán lại để có phương án trả lương sau cổ phần. Nhà đầu tư chiến lược đã hứa sẽ đưa ra các biện pháp, ổn định tình hình để sản xuất phim sau khi cổ phần hóa. Hãng phim cũng hứa làm phim tốt để đưa ra rạp chào mừng ngày thành lập", ông Huỳnh Vĩnh Ái nói.

Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái trong buổi làm việc sáng 21/9.


Theo Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái, Bộ trưởng Bộ VHTTDL yêu cầu hai đại diện cổ phần Nhà nước ở lại hãng phim, giám sát việc thực hiện chủ trương. Có vấn đề gì xảy ra thì kiến nghị lại Bộ để đưa ra giải pháp.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng cung cấp nhiều thông tin xoay quanh quá trình cổ phần hóa hãng phim. Cụ thể, Bộ có chủ trương cổ phần hóa từ năm 2006 và có 30 đơn vị nằm trong danh sách phải cổ phần, bao gồm hãng phim truyện Việt Nam.

Tuy nhiên, trong quá trình cổ phần hóa hãng phim quan trọng và có nhiều di sản văn hóa, lãnh đạo bộ gặp nhiều vấn đề dẫn đến lúng túng, cần thêm thời gian để nghiên cứu.

Đứng trước thực trạng nợ tiền thuê đất lên tới 21 tỷ đồng, hãng phim buộc phải cổ phần hóa để giải quyết vấn đề. Và lãnh đạo Bộ tiến hành cổ phần từ năm 2014, nhưng đến 2016 hãng mới thực sự trở thành công ty cổ phần.

Theo Thứ trưởng, hãng phim nợ trong suốt 20 năm, trong đó tiền thuê đất là 21 tỷ đồng. Hãng phim có nhiều mảnh đất tại Hoàng Hoa Thám, Đông Anh, Thụy Khuê (Hà Nội) hay TP.HCM, tuy nhiên, tất cả đều là đất thuê. Do đó, nhà đầu tư phải lập tức trả số nợ, nếu không, cơ quan chức năng sẽ thu hồi các giấy tờ.

Tuy nhiên, sau quá trình cổ phần hóa, Bộ không thể điều chỉnh hãng phim như trước. Thay vào đó, sẽ có hai đại diện Nhà nước ở lại hãng phim và xem xét các hoạt động có đúng mục đích làm phim hay không. Nếu không đúng thì đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội rút giấy phép thi công.




'Giá 5.000 m2 đất vàng của hãng phim không bằng một căn hộ cao cấp'

NSND Trà Giang, NSND Thế Anh, đạo diễn Quốc Tuấn... đều rơi nước mắt khi nói về tình hình hiện tại của Hãng phim truyện Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét