Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Chu Xuân Phàm gởi thông điệp cho ai?

Chân trời mới Media
Bờ biển Đà Nẵng cũng bị hiện tượng cá chết hàng loạt, trôi dạt lên bãi cát. Thêm một tỉnh nữa trong chuỗi những tỉnh bị cá chết dọc bờ biển và cũng là sự trùng hợp kì lạ là các tỉnh này đều có người Trung Quốc thuê đất dọc bờ biển. Đương nhiên câu chuyện cá chết và người Trung Quốc thuê đất không có mối liên hệ trực tiếp ở từng địa phương nhưng lại có mối liên hệ sâu xa từ nền móng chính trị cho đến chủ quyền quốc gia cũng như tư cách đạo đức của nhà cầm quyền.

Vì sao Chu Xuân Phàm dám lớn tiếng trả lời VTC 14 (có kèm theo hành động gõ mạnh cây viết vào tấm bảng và huơ tay múa chân) rằng: “Việt Nam chỉ có thể lựa chọn ăn cá tôm hay là nhà máy thép, không thể có cả hai”? Thử hỏi, một kẻ đi thuê đất để kinh doanh mà dám lớn tiếng la lối ngay trên đất của người ta rằng phải lựa chọn hoặc là tài sản của anh ta hoặc là đời sống của nhân dân ở đây thì nghĩa lý gì?

Có hai vấn đề cần nói ở đây: Nhà cầm quyền đảng Cộng sản Việt Nam đã quá nhu nhược đến mức để cho một kẻ mà xét về tư cách chính trị thì y chỉ là oắt con, dám lên tiếng dạy bảo và; Một mặt cấn quai ở hội nghị Thành Đô, mặt khác nghẹn họng vì ăn xôi chùa quá nhiều nên cuối cùng một kẻ không ra gì cũng có thể dạy bảo cho đảng về lựa chọn sống chết. Rõ ràng, trong câu nói của Chu Xuân Phàm trả lời VTC 14 chứa một thông điệp không phải gởi đến truyền thông mà gởi đến nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, rằng “Mày muốn tồn tại hay là mày muốn nhân dân nổi dậy?”.

Vì sao tôi lại dám khẳng định câu nói này hàm chứa thông điệp trên? Điều này phải trở lại vấn đề tính nhu nhược của đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Có thể nói nhanh rằng từ năm 1990 trở đi, khi mà bầu sữa của bà mẹ Liên Xô bị teo tóp và không thể cho đứa con Cộng sản Việt Nam bú được nữa thì ông anh to con Cộng sản Trung Quốc đã sẵn sàng dang tay để che chở và viện trợ cho thằng em bơ vơ mất mẹ là Cộng sản Việt Nam.

Những quả viện trợ, cho vay không lãi, thậm chí không hoàn vốn và những lời hứa sẽ tiếp tục tài trợ, sẽ che chở cho chế độ tồn tại của đàn anh Trung Quốc nhanh chóng làm đảng Cộng sản Việt Nam bị thuyết phục và mê muội. Đổi lại, để giữ được mối quan hệ hữu hảo và có bàn tay che chở của đàn anh Trung Quốc nhằm kéo dài độc tài, tiêu diệt những mầm mống dân chủ do ảnh hưởng thế giới phương Tây và Mỹ, Cộng sản Việt Nam sẵn sàng cam chịu một số điều kiện của đàn anh, trong đó gồm cả việc biến Việt Nam thành một tỉnh lẻ của Trung Quốc theo trình tự đi từ kinh tế đến hợp thức hóa đường lưỡi bò trên biển Đông.

Và để thực hiện điều này, từ những năm 1990 về sau, đảng Cộng sản Trung Quốc đã cài đặt trong hệ thống giáo dục của họ tư tưởng bành trướng đại Hán, họ luôn giáo dục cho các học sinh rằng Việt Nam là một tỉnh của Trung Quốc. Điều này không phải đảng Cộng sản Việt Nam không biết mà chẳng qua họ không nêu ra ánh sáng và họ cùng chung tay với Cộng sản Trung Quốc để che đi chuyện này, làm cho nó trở nên có mà không có, không có mà có.

Và cho đến thời điểm hiện nay, mọi chuyện đã trở nên “gạo thành cơm” kế hoạch thuê đánh cho nền kinh tế tê liệt và chiếm những vùng trọng điểm, chiến lược của Việt Nam xem như là bước đầu của kế hoạch Trung Quốc hóa Việt Nam của người Trung Quốc đã thành công. Lúc này họ có thể lớn tiếng bởi phía sau tiếng nói của họ không còn đơn giản là lợi ích kinh tế của họ nữa mà là sự sống còn cũng như hàng trăm thứ mà họ đã nhét vào mồm đảng Cộng sản. Hay nói cách khác là sự sống còn của đảng Cộng sản trên lãnh thổ Việt Nam.

Sở dĩ phải nói như vậy bởi không phải tự dưng, có nhiều tiền mà người Trung Quốc có thể thuê được những địa điểm chiến lược của Việt Nam. Bởi vì người Trung Quốc có nhiều tiền thì người Mỹ, người Anh, người Úc, người Pháp hay Thái Lan, Singapore cũng có nhiều tiền, thậm chí là nhiều hơn, thoáng hơn nữa là đằng khác. Nhưng có một điểm khác nhau là đồng tiền của người Trung Quốc có bùa chú, tiền của các doanh nhân xứ tư bản không có bùa chú.

Bùa chú ở đây chính là chiến dịch và chiến lược Trung Quốc hóa Việt Nam trong những chuyến đi đầu tư của họ. Một mặt nắm rõ tâm lý tham lam và ưa nhận hối lộ của giới cán bộ Cộng sản Việt Nam từ trung ương đến địa phương, mặt khác đã có chỉ định, được nhà nước ủng hộ cho một số tiền lớn để bằng mọi giá thuê được vị trí chiến lược của Việt Nam và được bàn tay trung ương Cộng sản Trung Quốc che chở, chỉ định cho đảng Cộng sản Việt nam phải thực thi, phải bằng mọi giá hỗ trợ cho các doanh nghiệp Trung Quốc thuê vị trí tốt nhất… Trung ương Cộng sản Việt Nam đã răm rắp tuân phục và cuối cùng là một khoản tiền lớn thổi vào tài khoản của giới quan lại từ địa phương đến trung ương, lớn có phần lớn, nhỏ có phần nhỏ.

Và người Trung Quốc sang Việt Nam với tư thế bề trên, kẻ cả, quan thầy. Họ muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói. Người Việt Nam chỉ được phép làm thuê như những kẻ nô lệ nhưng không bao giờ được phép đòi hỏi quyền lợi của chủ đất. Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng bị dập tắt thê thảm từ Nam chí Bắc Việt Nam là biểu hiện của quyền lực này. Và người Trung Quốc không bao giờ thèm đả động đến chuyện người Việt Nam biểu tình hoặc có thái độ bài xách họ. Bởi cần gì, muốn gì và thích gì, họ chỉ cần chỉ đạo cho trung ương Cộng sản Việt Nam. Chính trung ương Cộng sản Việt Nam sẽ làm những gì họ muốn, thực thi những gì họ ra lệnh, chỉ định.

Bởi suy cho cùng, trong con mắt của nhà đầu tư Trung Quốc, giới cán bộ lãnh đạo Việt Nam chỉ là một đám ham tiền, hèn nhát và dễ vâng phục, nếu tiền bạc không mua chuộc được, không sai khiến được thì thật nhiều tiền sẽ mua chuộc và sai khiến được họ. Và người Trung Quốc đã chứng minh rằng chiến thuật dán tiền vào mặt lãnh đạo Cộng sản của họ là đúng. Mà một khi họ thấy họ đúng, thấy đảng Cộng sản Việt Nam quá dễ sai bảo thì họ không ngần ngại lớn tiếng quát tháo và hù dọa.

Câu nói của Chu Xuân Phàm rằng “Muốn ăn tôm cá hay là muốn nhà máy thép, không thể được cả hai” không đơn giản ý nghĩa của nó là vậy. Bởi người Trung Quốc vốn rất khôn ngoan và ma mãnh, họ không bao giờ ngu ngốc đến nỗi thuê một thằng nói năng bậy bạ, phát biểu lung tung để làm giám đốc đại diện, thậm chí là một đặc phái viên quan sát, thậm chí là gián điệp cho họ ở Việt Nam. Mà trong câu nói này chứa một kịch bản tung hứng, vừa đấm vừa xoa đối với đảng Cộng sản.

Câu nói nhằm gởi thông điệp đến đảng Cộng sản rằng “Mày muốn tồn tại hay là mày muốn chết để nhân dân của mày tự do quyết định vận mệnh đất nước hay là muốn tao che chở cho mày?!”. Bởi hiện tại, cái nhà máy thép chẳng liên quan gì đến sự sống còn hay lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam mà bờ biển mới quyết định sống còn của nước Việt Nam. Ngay cả trong phép toán kinh tế, nếu cộng tất cả những loại hình kinh doanh dọc bờ biển miền Trung lại rồi cộng với hàng trăm ngàn nồi gạo của các ngư dân thì cả chục cái Formosa cũng không đổi được một nửa đáp số của bài toán cộng trên đây.

Câu nói của Chu Xuân Phàm là nhắm vào trung ương đảng Cộng sản Việt Nam, y đã đe dọa hệ thống cầm quyền Trung ương với thông điệp rất rõ ràng: “Nếu chúng mày cứ khuấy chuyện này lên và để nhân dân nổi dậy làm ảnh hưởng đến miếng ngon của bọn anh thì bọn anh sẽ cắt mọi thứ, bọn anh sẽ không che chở cho chúng mày và một khi đã như vậy thì chúng mày thừa biết chuyện gì đã xảy ra chứ!”.

Ông Nguyễn Phú Trọng đến thăm Formosa Hà Tĩnh nhưng hoàn toàn im lặng về thảm họa cá chết hàng loạt.

Trước đó, như để chuẩn bị, Tổng Trọng đã đến thăm Hà Tĩnh nhưng không đả động gì đến bờ biển và những con cá chết. Sau đó để đáp lại thông điệp của Chu Xuân Phàm, các bộ Nông Nghiệp Phát triển nông thôn, bộ công an, bộ tài chính, bộ tài nguyên môi trường, bộ khoa học và công nghệ cùng các loại bộ khác phải họp kín, xong rồi hủy bỏ họp báo và bắn tiếng rằng nguyên nhân cá chết là do thủy triều đỏ!

Mọi chuyện đã rõ, thông điệp của Chu Xuân Phàm đã có hiệu lực. Đó là cú đấm rất hiệu quả. Và sau đó, để xoa dịu, để khỏi mất mặt đàn em (hay tôi tớ cũng được!), người Trung Quốc lại tổ chức họp báo để xin lỗi qua loa. Nói cho cùng thì cú này người Trung Quốc quá thành công và cái giá cho sự thành công của họ là nỗi đau dai dẳng của dân tộc này. Một dân tộc phải gánh nặng trên vai một thằng liều mạng và một thằng tham lam, hung hãn!

Khi Vũng Áng trở thành vũng lầy của Đảng



Chân trời mới Media


Vũng Áng là cái tên từng đâm thẳng vào tim người dân Hà Tĩnh từ lâu chứ không phải mới đây, khi vụ cá chết hàng loạt bắt đầu từ ngày 6 tháng 4 tại xã Kỳ Lợi sau đó lan sang các xã Kỳ Hà, Kỳ Ninh gây phẫn nộ cho người dân khắp nước. Vũng Áng hiền lành nay chợt bùng lên như một ngọn lửa, không phải thứ lửa được tô vẽ bằng chiếc áo cách mạng, mà ngọn lửa âm ỉ bấy lâu nay gặp chất dẫn cháy đã rực lên thứ ánh sáng lương tâm, thức tỉnh người dân cả nước vốn âm thầm trước mọi nguy biến của dân tộc. Ngọn lửa Vũng Áng không bao lâu nữa sẽ đốt rụi mọi u mê mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang cố lấp liếm che giấu những gì mà họ đã và đang làm cho người dân.

Hơn 250 cây số chiều dài dọc bờ biển 4 tỉnh duyên hải Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế đã chứng kiến hàng chục ngàn tấn cá chết tấp vào bờ. Trong khi báo chí, người dân hớt hải đi tìm nguyên nhân cũng như loan tải những thông tin cần thiết về nhà máy Formosa, nơi bị cho là xả chất thải kịch độc làm môi sinh bị hủy diệt thì Đảng Cộng sản Việt Nam được dẫn đầu bởi ông Nguyễn Phú Trọng cho thấy bất cần sinh mạng cũng như cuộc sống người dân lên tới đỉnh cao nhất của mọi đỉnh cao.

Cá chết hôm nay thì mai đây có thể sẽ được phục hồi bằng hàng tỷ con cá khác theo quy luật sinh tồn của tạo hóa, nhưng cái quan trọng trong biến cố này là hàng loạt các vấn đề như cây kim lâu ngày trong bọc lòi ra cắm sâu vào tay người dân, nhức nhối âm ỉ trước một chính quyền vô trách nhiệm, táng tận lương tâm từ lời nói tới việc làm của bọn tự xưng là đày tớ.

Ngày 22 tháng 4, người đày tớ số má nhất là Nguyễn Phú Trọng vẫn lầm lì như mọi lần, dắt một đoàn đày tớ cộm cán tới thăm và làm việc tại Hà Tĩnh, Vũng Áng nơi đang xảy ra vụ cá chết hàng loạt bắt đầu từ ngày 6 tháng 4 tức là 16 ngày trước. Ông Trọng tới không phải để tìm hiểu vụ cá chết mà để kiểm tra mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, khu dân cư mẫu nông thôn mới và tiến độ dự án Formosa.

Báo chí tường trình vụ này mà không có lấy một lời quan tâm của ông Trọng về diễn biến cá đang chết đầy các bờ biển được xem do nhà máy Vũng Áng xả chất thải vào biển gây ra sự cố. Ông Trọng cùng với phái đoàn Đảng của ông ngày hôm sau tiếp tục quan tâm tới một ông tổ cộng sản khác là Hà Huy Tập để ăn mừng ngày sinh thứ 110 của ông cố Tổng này.

Một lần nữa, các ông Nguyễn Phú Trọng, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng ngồi ngây dại trong hội trường, mắt mở to nhìn băng trôn đỏ thắm khắp phòng mà không một lời nhắc nhở cái màu đỏ phủ khắp mọi nơi tại Hà Tĩnh, Vũng Áng cùng các tỉnh miền trung khác. Màu đỏ ấy không phải là màu cờ cộng sản mà là máu cùng nước mắt nhân dân.

Phái đoàn ông Nguyễn Phú Trọng dự buổi văn nghệ mừng sinh nhật 110 tuổi Hà Huy Tập, cố tổng bí thư đảng CSVN, được tổ chức tại Hà Tĩnh, 23/4/2016.

Người tại chỗ không thể sinh sống bằng nghề cá còn kẻ ở nơi khác thì nhìn vào đó để thấy rằng tương lai u ám của một Việt Nam bị lệ thuộc quá sâu nặng vào đồng tiền, vào yếu tố nước ngoài do Đảng đang áp đặt lên đất nước mà hệ lụy đầu tiên là mất chủ quyền không cần che dấu.

Những ai bi quan cho rằng nước đã mất vào tay ngoại bang nay có dịp chứng minh lập luận của họ một cách thuyết phục. Chủ quyền quốc gia đã rơi khỏi bàn tay chính phủ, nơi dại diện cho dân chúng, và điều này được báo chí công khai tường thuật không cần lạng lách. Cụ thể nhất là ông Phạm Khánh Ly, vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn nói với báo chí rằng phái đoàn của ông không được phép vào Vũng Áng để điều tra vì Khu công nghiệp Vũng Áng có yếu tố nước ngoài nên muốn vào phải có giấy phép của trung ương.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã công khai bảo kê cho tập đoàn Formosa bằng các rào cản hành chánh núp dưới hình thức bảo vệ đầu tư nước ngoài thay vì bảo vệ quyền lợi và an ninh quốc gia.

Bên trong dãy hàng rào kiên cố ấy Formosa còn được bảo vệ bởi một thứ quyền lực kiên cố hơn đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng đã cho phép Formosa làm nhiều điều vượt khỏi mọi quy tắc thông thường của một đất nước có chủ quyền bởi vì Đảng tự cho mình là đất nước. Cầm tay Formosa chỉ cho tập đoàn này cách vượt thoát mọi con mắt người dân bằng hàng rào sắt chưa đủ, Đảng đã trói tay luôn những cán bộ ăn lương nhà nước thực hành nhiệm vụ của mình vì một lý do rất đơn giản: Formosa trả lương cho Đảng để bảo vệ nó.

Với 97 tỷ cho phép khai thác trong vòng 70 năm, Formosa bấm chặt cặp môi của Đảng bằng đồng tiền rẻ mạt nhưng Đàng vẫn cúc cung tận tụy bảo vệ nó thì người dân có quyền nghĩ đến một đáp án khác: Phải chăng ông Trọng đã lĩnh cả gói lương hưu do Formosa cấp để đích thân tới Vũng Áng chỉ đạo cho người dân tại đây không nên lo lắng về cái họa Formosa?

Vũng Áng, sau gần một tháng tang thương, sáng hôm nay màu trởi trở nên trong veo đến kỳ lạ. Trong veo vì tấm màn bí ẩn xả chất độc vào biển nay đã được vén lên bởi chính người trong cuộc. Nhân vật trong cuộc ấy có lẽ không hiểu lắm cung cách của Đảng Cộng sản Việt Nam làm từ gần trăm năm qua đó là không nói tới, không bình luận và không xác nhận hay phủ nhận việc của nó làm.

Ông Chu Xuân Phàm – Giám đốc đối ngoại Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã phạm sai lầm nghiêm trọng vì qua mặt “đối tác” của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Trả lời kênh truyền hình VTC News rằng Hà Tĩnh “không thể được cả hai nên phải lựa chọn, hoặc là nhà máy thép, hoặc là cá tôm”.

Chỉ bằng ấy chữ, ông Chu Xuân Phàm đã làm rơi chiếc mặt nạ dày cộm của Đảng Cộng sản Việt Nam, qua đó người dân thấy rằng Formosa là nơi xả chất thải hủy diệt môi sinh biển là có thật, và cái có thật thứ hai là Đảng đang âm thầm ra sức bao biện cho sự thật này bằng các công bố lững lờ sai trái.

Chỉ một ngày trước khi Chu Xuân Phàm lỡ miệng, ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cung cấp thông tin liên quan đến đường ống xả thải nhằm đánh tan nghi vấn là tập đoàn này lắp đặt đường ống xả bất hợp pháp. Ông Tuấn xác nhận “Đường ống xả thải của phía Formosa đi ra biển là được các Bộ ngành cấp phép, chứ không phải là đường ống được lắp đặt lén lút. Trước khi xả thải ra biển, phía Formosa đều phải tuân thủ các quy trình xử lý chất thải một cách chặt chẽ”

Cùng lúc, dàn đồng ca của các tỉnh có cá chết được Đảng cầm cây gậy chỉ huy lên tiếng với lập luận rằng: đã bước đầu xác định cá chết không phải là do dịch bệnh, cũng không phải do nguồn nước bị ô nhiễm. Đến nay tình trạng cá chết đã giảm. Các thông số về môi trường phân tích như nhiệt độ, pH, độ mặn… đều nằm trong giới hạn cho phép.

Ông Phàm đã làm bể bí mật của Đảng vì tức tối cá nhân: tại sao cho Formosa khai thác trên vùng biển Vũng Áng mà lại cấm xả thải? Vừa muốn lấy tiền cho thuê biển lại vừa muốn có cá là…sao?

Tội nghiệp ông Phàm, tập đoàn của ông làm việc có trả tiền thuê Vũng Áng cho dân đâu mà lại bảo là họ muốn cả hai? Cái phần tiền thuê đã chạy thẳng vào túi của Đảng còn phần cá của nhân dân thì các ông không được phép đụng vào là đúng rồi còn ca cẩm gì nữa.

Đóng bài viết này lại, lần đầu tiên không còn buồn như hàng trăm bài viết trước đây. Ít ra dân tôi cũng he hé được đôi mắt của họ một chút để thấy rằng đất nước hôm nay không còn của họ nữa, vậy thì việc gì lại nghe theo cái Đảng đã dâng hiến chủ quyền quốc gia cho ngoại bang, nhất là trong cái cảnh mà Vũng Áng đang trở thành vũng lầy của Đảng?







30/4, nói về một cuộc chiến thống nhất khác




Sau khi cá và biển chết, những con người Việt Nam đầu tiên chịu nạn bởi ánh hào quang phát triển XHCN đang bắt đầu quằn quại trên đất liền. Miền Trung giàu có biển khơi sẽ còn nhiều năm nữa nằm trong sự sợ hãi của khách du lịch toàn cầu, bởi sự chọn lựa dứt khoát giữa thép và cá tôm từ chính quyền.

41 năm sau ngày chấm dứt cuộc chiến tranh có tên gọi thống nhất Bắc Nam, vào 30/4 năm nay, nhân dân Việt Nam lại có dịp nhìn thấy một cuộc chiến “thống nhất” khác đang phủ bóng lên quê hương mình: Cuộc chiến âm thầm từ lâu mang bóng dáng của người bạn Trung Quốc.

Chưa bao giờ trên trên toàn Việt Nam, nỗi sợ hãi có tên gọi Trung Quốc đang hình thành rõ như vậy, bao gồm thực phẩm, hàng hoá, văn hoá mới, môi trường, chính trị… Khắp nơi, một cuộc chiến không tiếng súng đang diễn ra nhưng thất bại luôn thuộc về con người Việt Nam.

Mỗi lúc càng không thể chối cãi: nạn ung thư về thực phẩm tăng nhanh trong toàn dân, nền kinh tế lệ thuộc leo thang một cách ngu ngốc vào Bắc Kinh, biển và đất liền bị công khai cưỡng đoạt dần dần, người Trung Quốc di cư ồ ạt và thiếu minh bạch vào Việt Nam, biến nhiều điểm quan yếu của tổ quốc thành tô giới riêng của người Trung Quốc.

Thậm chí năm 2016, đã có những nơi chỉ buôn bán, sinh hoạt cho người Trung Quốc và dùng tiền nhân dân tệ, không tiếp người Việt. Giai đoạn mới cuộc chiến “thống nhất” đã đến.

Mới đây, từ thảm hoạ môi sinh kinh hoàng xảy ra ở Vũng Áng, nhiều người Việt vẫn nghĩ rằng Formosa Hà Tĩnh chỉ là công ty Đài Loan. Thế nhưng tiết lộ trên trang web mang tên Trần Đại Quang, tên của chủ tịch nước hiện tại ở Việt Nam, cho biết hệ thống đó hoàn toàn là Trung Quốc.

Tin cho biết, theo công văn số 1407114 của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đề đạt với chính quyền Hà Tĩnh về số lượng nhà thầu làm việc cho hệ thống này, thì trong số 28 công ty thầu, đã có đến 25 công ty Trung Quốc (không phải Đài Loan), chỉ có 3 công ty Việt Nam. Số lượng công nhân Trung Quốc cũng lên đến 10.000 người.

Bài viết trên trang web Trần Đại Quang làm một phân tích ngắn về số tiền đầu tư và cổ phần mà các công ty mang mác Đài Loan đại diện ở Vũng Áng, đã chỉ ra một khoảng trống bí mật, cho thấy các công ty vỏ bọc này sau một thời gian ra mặt đã im lặng rút dần, nhường chỗ cho “ông chủ” mới, ẩn danh, chiếm gần 50% vốn. Nguyên văn của bài viết, khẳng định rằng “Formosa Hà Tĩnh không còn là doanh nghiệp nước ngoài 100% vốn Đài Loan như đã đăng ký”.

Với cái cách hết sức trịch thượng và được ưu ái kỳ lạ, hơn hẳn mọi quốc gia khác trên đất nước này, chúng ta hãy im lặng tự xét giờ đây Formosa Hà Tĩnh là ai.

Với cái cách bẻ cong được mọi thứ, đủ sức đẩy được thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Võ Tuấn Nhân bước ra đọc một thông cáo lừa dối và bệnh hoạn vào ngày 27/4, để bao che tội ác cho Formosa, chúng ta hãy im lặng tự xét giờ đây Formosa Hà Tĩnh là ai.

Câu chuyện Formosa giống như là một phần, trong chương trình chiến tranh im lặng “giải phóng” Việt Nam, bắt đầu bằng cuộc tận diệt môi sinh và con người suốt hàng trăm cây số bờ biển.

Sự kiện này chỉ là một giọt nước làm tràn ly, nhắc mọi người dân nhớ rằng từ sau 30/4 của hơn 40 năm trước, về một cuộc “giải phóng” khác từ người bạn Trung Quốc. Và họ đang thống nhất dần dần đất nước Việt bằng chiếm đóng, nạo vét tài nguyên, kiểm soát các điểm trọng yếu quốc phòng, tàn phá thiên nhiên và sức sống của một dân tộc. Dĩ nhiên, còn phải với sự tiếp tay của những kẻ buôn quê hương, bán dân tộc.

Suốt hơn 40 năm nay, người dân Việt đã “kháng chiến” âm thầm trong ý thức, kể cả với tuyệt vọng. Họ chịu đựng sự đàn áp từ những kẻ có quyền vốn muốn bắt tay, quỳ luỵ với Trung Quốc. Cuộc kháng chiến đủ hình thái, bắt đầu từ việc đặt câu hỏi thắc mắc Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan giờ ở đâu, cho đến xuống đường phản đối chống Trung Quốc giết hại ngư dân Việt, chống đồng hoá và thậm chí tự mình “kháng chiến” mỗi ngày khi bước ra ngõ, đến chợ… đều hỏi nguồn gốc món hàng có phải từ Trung Quốc hay không.

Cuộc kháng chiến để sống sót tự phát đó, nhiều lúc trở thành nghịch cảnh vì bị các quan chức, chính quyền bác bỏ, thậm chí khuyến cáo người dân hãy đầu hàng. Nhân dân bị kêu gọi hãy chấp nhận cuộc “giải phóng” mới bằng ngôn ngữ khốn nạn như thức phẩm độc nhưng ăn được, hàng lậu thối nát Trung Quốc được làm ngơ ầm ầm nhập qua biên giới, các dự án nhận đút lót luôn mời và ưu tiên cho các nhà thầu Trung Quốc xây dựng những sản phẩm tồi tệ chết người trên toàn quốc gia…

Trung Quốc, bằng cách nào đó, đã biến dân tộc Việt Nam thành một quốc gia công dân hạng hai. Bất kỳ ai khi nói về sự sai trái và tàn bạo của họ, chỉ được nói vu vơ là “người lạ”, như một sự kỵ huý. Một sự trấn áp về tinh thần hiện rõ trong truyền thông nhà nước, mỗi khi muốn đề cập nhắc đến đại quốc. Sự trấn áp hiện rõ từ bảng thông cáo vừa qua của Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc Formosa “vô can” với thảm hoạ chất thải hoá học độc hại.

Những ngày cuối tháng 4/2016, những con cá chết nằm dọc bờ biển Việt Nam như những xác người, nhắc cho hàng triệu người nhớ về một cuộc chiến từ năm 1975 đã dừng tiếng súng, nhưng rồi mở ra một cuộc chiến khác khốc liệt hơn. Cuộc chiến không có tiếng súng, chỉ có tiếng vỗ tay, hoa, hữu nghị và những mất mát lớn lao không được nhắc tên. Một cuộc chiến mà toàn dân tộc Việt, đất nước Việt đang là kẻ chiến bại.

Những con cá biển miền Trung đáng thương không có quốc hội để kêu than. Chúng chết lặng lẽ ngay trên bến bờ của hy vọng. Chúng chết ngay tại chỗ đã ngàn đời dung thân. Có khác gì những người dân nghèo ven biển, đen đủi và im lặng cầm trên tay con cá chết nhìn chúng ta như những bóng ma chết oan. Hàng triệu triệu giòi bọ đang lúc nhúc rứt rỉa các thân cá chết lúc này. Những kẻ làm ngơ thảm cảnh hay chỉ muốn cố bám víu quyền lợi Bắc Kinh, cũng đang rứt rỉa sinh lực cuối cùng của quê hương này.

Một cuộc thống nhất khác, ngay từ sau 30/4 của nhiều thập niên trước. Trên tấm bản đồ đầy những điểm đánh dấu sự có mặt của người Trung Quốc, nhân danh thịnh vượng, bạn hãy làm một đường nối tất cả, để nhận ra đó là hình thù một tấm lưới lớn. Chúng ta rồi như cá, không còn đường đến với biển khơi tự do, và chỉ còn được sống – ăn loại thức ăn nào mà họ đã chọn. Như những con cá trong lưới, nhưng chúng ta được chết trong “thống nhất” mà không được giãy giụa hay cất tiếng.

——————————————

Tham khảo thêm:

http://trandaiquang.org/vung-ang-cua-dai-loan-hay-trung-quoc.html

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

THỦY TRIỀU ĐỎ VÀ FORMOSA HÀ TĨNH - LỜI NÓI LÁO KHIẾM NHÃ



Hình ảnh thủy triều đỏ do Cyanobacterium phát quang xanh lam gây ra ở bờ biển California những vệt xanh lam nhạt bên cạnh màu xanh thẫm của biển qua hình chụp của Google Map


Bài đọc liên quan:
+ Hãy kiện Formosa Hà Tĩnh ra tòa án quốc tế
+ Phải đóng cửa không chỉ Formosa Hà Tĩnh


MỞ ĐẦU


Hôm 25/4/2016, Formosa Hà Tĩnh họp báo đã có một lời nói láo khiếm nhã là họ khóng có liên quan đến vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung, nhưng họ không đưa được chứng cứ bẻ gãy được thí nghiệm 2 con cá chết chỉ sau vài phút bị bỏ vào xô nước lấy lên từ vùng biển của khu công nghiệp. Nhưng thông cảm, vì họ là dân con buôn cần nói láo lúc dầu sôi lửa bỏng.


Vấn đề nói láo trơ trẽn của đại diện một quốc gia dân tộc mới đáng quan tâm. Vì nó là danh dự, sĩ diện của một chế độ, quốc gia. Sáng nay sau khi đi làm tôi đọc được bài báo: Bộ TN&MT: "Cá chết do thủy triều đỏ, không phải Formosa" của báo Giao Thông, về trả lời nguyên nhân cá chết lúc 20:05' tối 27/4/2016 của đại diện chính phủ đượng thời.


Nội dung trả lời của người đại diện bộ tài nguyên môi trường là hoàn toàn không khoa học, thiếu hiểu biết, hoàn toàn sai. Vì vấn đề thủy triều đỏ có liên quan đến bệnh ngộ độc Saxitoxin. Saxitoxin được sinh ra do vi sinh nhân sơ phát huỳnh quang xanh lam và tảo nở hoa. Vì thế, tôi quyết định viết bài này đề vạch trần bộ mặt vô liêm sĩ của một đội ngũ chính quyền thói nát cả năng lực lẩn đạo đức.


ĐỊNH NGHĨA VÀ TÊN GỌI THỦY TRIỀU ĐỎ


Thủy triều đỏ là thuật ngữ chuyên môn dùng để chỉ một loạt các hiện tượng tự nhiên được gọi là tảo nở hoa gây hại - harmful agal blooms: HABs - hoặc vi khuẩn có khả năng phát quang màu xanh lam - Cyanobacterium thuộc họ Prokaryote không nhân - chúng có chứa sắc tố quang hợp từ màu xanh đến màu đỏ, phát triển với một nồng độ cao ở dưới biển làm thay đổi màu ở bề mặt nước biển.



Hình ảnh thủy triều đỏ tảo nở hoa đỏ cả biển ở Vịnh Mexico qua Google Earth


Thuật ngữ Thủy triều đỏ đặc biệt dùng để nói sự liên quan đặc biệt của một loài tảo nở hoa dưới biển có tên khoa học là Karenia brevis đã được CDC - Center of Disease Control and Prevention - của Hoa Kỳ xác định là chỉ cần hình ảnh vệ tinh cũng là căn cứ khoa học để chứng minh thủy triều đỏ đang hoạt động ở vùng biển liên quan đến nó.


Ban đầu, người ta phát hiện loại tảo nở hoa Karenia bravis này thường xuất hiện ở bờ Đông nước Mỹ dọc theo bang Florida, nên nó còn có tên là Thủy triều đỏ Florida - Florida red tide. Ở Vịnh Maine vùng Đông Bắc Hoa Kỳ cũng tìm thấy một loài thủy triều đỏ khác do một dòng tảo khác có tên là Alexandrium fundyense gây ra.


ĐẶC ĐIỂM, PHÂN BỐ VI SINH VÀ TẢO


Đặc điểm:


Sau khi tìm thấy có nhiều dòng tảo và vi sinh nhân sơ - không nhân - có phát quang thì người ta đưa ra 3 đặc điểm như sau về hình ảnh của mặt nước biển qua vệ tinh và qua máy bay quan sát trên biển:


1. Thủy triều đỏ không nhất thiết có màu đỏ, mà có thể màu xanh lam nhạt phát quang, hoặc không đổi màu mặt nước biển khi tảo nở hoa hoặc vi khuẩn nhân sơ phát triển không có nồng độ cao, nên không đổi màu mặt nước biển.


2. Thủy triều đỏ không liên quan đến sự di chuyển của dòng thủy triều. Có nghĩa là các loại tảo và vi sinh chỉ ở yên một chỗ mà ở đó nước biển đủ điều kiện để sinh sôi nẫy nở, không thể sống ở nơi khác khi các yếu tố sinh sống của tảo và vi sinh không thể phát triển.



Dễ dàng nhìn thấy màu hồng đến đỏ do tảo nở hoa của mặt biển qua hình chụp từ máy bay.


3. Thuật ngữ thủy triều đỏ - red tide - này về mặt khoa học không được chính xác, nên nó được thay thế bằng những thuật ngữ cụ thể hơn để chỉ cụ thể hơn cho từng loại tảo, vi sinh gây hại và không gây hại khi nở hoa.


Phân bố:


Dọc bờ Đông và bờ Tây của Hoa Kỳ đều có tất cả các loài Karenia brevis, Alexandrium fundyense và cả Cyanobacterirum.


Riêng loài Alexandriun fundyense thì phân bổ cả ở vùng biển hàn, ôn và cận nhiệt đới. Nên loài Alexandrium fundyense có mặt ở bờ Tây Hoa Kỳ, vùng biển Caribe, Vịnh Mexico, và bờ Đông của Thái Bình Dương.


ĐỘC TỐ VÀ CƠ CHẾ TÁC DỤNG


Theo CDC, không phải tất cả các loài tảo đều sinh ra độc tố. Nhưng, dù tảo không sinh ra độc tố, mà chúng sinh sôi nẫy nở với nồng độ quá cao, chúng sẽ chặn ánh nắng mặt trời cho sinh vật cần thiết sống ở dưới biển sâu. Và khi tảo không độc hại này sinh nở, phân hủy, chết đi sẽ làm cho nồng độ oxy trong nước giảm sụt cũng làm cho cá và thực vật biển chết đi, gây tổn hại sinh vật biển.


Các loài tảo và vi sinh nhân sơ phát quang sinh ra loại độc tố có tên là saxitoxin vào môi trường nước chúng đang sống. Vậy saxitoxin là gì?


Công thức hóa học của saxitoxin là một hydoxyte có 4 vòng nhân thơm (Xem hình). Nó có tên gọi là saxitoxin vì lần đầu tiên phát hiện ra nó từ một bệnh nhân ngộ độc do ăn sò - Saxidomus: ngao - chiên bơ bị nhiễm độc saxitoxin từ tảo và vi sinh của thủy triều đỏ gây ra. Có tất cả 50 loại độc tố thần kinh độc hại thuộc vào loại kinh khủng nhất có cùng nhóm độc tố có tên chung saxitoxins được sản xuất ra từ vi sinh nhân sơ phát quang xanh lam - Cyanobacterium - và tảo. Trong 50 loại đó chia ra làm 4 dòng độc tố có tên là: saxitoxin gốc (STX), neosaxitoxin (NSTX), gonyautoxins (GTX) và decarbamoylsaxitoxin (dcSTX).



Cấu trúc hóa học của độc tố saxitoxin từ tảo và vi sinh nhân sơ phát huỳnh quang xanh lam


Saxitoxin khi vào máu, nó sẽ gắn vào cửa kênh Natri của tế bào thần kinh, làm nghẽn đường truyền các xung điện thần kinh, và gây tê liệt hoạt động thần kinh.



Thủy triều đỏ là nguyên nhân cá chết hàng loạt


Saxitoxin có một tác động môi trường và kinh tế to lớn, khi sự hiện diện của nó trong động vật có vỏ hai mảnh như trai, sò, hàu và sò điệp thường xuyên dẫn đến lệnh cấm thu hoạch sò ốc thương mại và giải trí ở nhiều vùng nước ven biển ôn đới trên thế giới bao gồm cả phía đông bắc và miền tây Hoa Kỳ, miền tây Châu Âu, đông Nam Á, Úc, New Zealand và Nam Phi. Tại Hoa Kỳ, liệt do nhiễm độc do ăn động vật có 2 vỏ đã xảy ra ở California, Oregon, Washington, Alaska và New England.


BIỂU HIỆN LÂM SÀNG NHIỄM ĐỘC SAXITOXIN


Độc tố này làm tê liệt thần kinh trung ương, nên làm cho cá đã nhiễm độc tố sẽ ngưng thở mà chết.


Khi độc tố này vào nước sẽ có mấy vấn đề sau:


1. Chim và động vật có vú ăn cá bị chết hoặc bị yếu do nhiễm độc tố này cũng bị ngộ độc suy hô hấp, ngưng tim.


2. Triệu chứng nhiễm độc saxitoxin từ nhẹ đến nặng như sau: sau khi ăn hoặc uống saxitoxin bệnh nhân sẽ có cảm giác tê niêm mạc miệng chỉ sau 30 phút. Nặng hơn sẽ xuất hiện các triệu chứng tiêu hóa như, buồn nôn hoặc nôn; và những triệu chứng thần kinh trung ương như, người bệnh có cảm giác nhức đầu, người như say sóng bồng bềnh khó giữ thăng bằng đến chóng mặt, toàn thân yếu lã đến liệt. Và cuối cùng là suy hô hấp, tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.


Việc điều trị ngộ độc saxitoxin rất đơn giản khi chẩn đoán đúng, kịp thời. Đó là việc của bác sĩ, tôi không bàn ở đây.


BÀN LUẬN


1. Không có sự tham gia của ngành Y tế trong hội đồng khoa học tìm ra nguyên nhân cá chết ở miền Trung là một sai lầm to lớn của chính phủ, mà đại diện chủ trì ở đây lại là phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, một người cả đời chỉ làm việc phân lô, bán nền và bán nhà. Trong khi đó, vấn đề lớn lại liên quan đến y học, sinh học, môi trường, hải dương học.


2. Không có nguyên nhân từ thủy triều đỏ vì các chứng cứ sau đây:


2.1. Thủy triều đỏ không di chuyển theo dòng thủy lưu như tình trạng cá chết ở miền Trung.


2.2. Không có hình ảnh thủy triều đặc trưng trên ảnh chụp vệ tinh của Google Earth mà tôi đã chụp và khu trú từng cảng biển từ Bắc tới Nam Việt Nam, cuối cùng dừng ở hình ảnh đoạn từ Vinh đến Đà Nẵng.


2.3. Nếu do thủy triều đỏ thì tại sao không có chứng minh lâm sàng và xét nghiệm lâm sàng độc tố saxitoxin do Viện chống độc quốc gia, mà chỉ đưa ra những cái tên các "nhà khoa học" Việt Nam và Nhật mà không ai biết mặt đặt tên?


2.4. Thời gian hơn 1 tuần là quá thừa thời gian để làm hơn 1.000 xét nghiệm định lượng saxitoxin các mẫu cá, rong biển và người ăn cá, nước biển có nồng saxitoxin cao, cũng như ghi hình biển nhiễm vi sinh nhân sơ phát huuỳnh quang xanh lam và tảo nở hoa đỏ trên mặt biển.



Hình tác giả bài viết chụp bờ biển miền Trung đoạn Hà Tĩnh - Đà Nẵng từ Google Earth lúc 9:59'48" ngày 28/4/2014


3. Khi thủy triều đỏ làm cá tôm sò chết hàng loạt thì nồng độ trên biển nó rất cao làm thay đổi màu sắc mặt nước biển, nhưng tại sao Google Earth không cho thấy? Và tại sao các nhà khoa học hàng đầu của cả Nhật Bản có 5% cổ đông ở Formosa Hà Tĩnh cũng không biết chụp 1 tấm hình để chứng minh, như hình tôi chụp qua Google Earth lúc 9:59'48" và 13:58'06" hôm nay 28/4/2016?



Hình bờ biển từ Hà Tĩnh đến Đồng Hơi, Đông Hà ẹẹp như tranh vẽ trên Google Earth mới chụp lúc 13:58'06" hôm nay 28/4/2016 của tác giả bài viết


4. Đây có phải là sự yếu kém của chính phủ và các bộ liên quan, hay là kiểu trả lời bừa, xem thường sự hiểu biết của các nhà khoa học từ một bộ máy chính trị gồm những kẻ vô liêm sĩ, buôn bằng bán chức, thiếu năng lực đang điều hành, và đưa đất nước xuống bùn nhơ nô lệ ngoại bang không? Vì không có bằng chứng nào của người đại diện chính phủ đưa ra để chứng minh là do thủy triều đỏ, dù chỉ 1 tấm hình.


KẾT


Có lẽ chỉ cần một câu kết luận là nhân vật lịch sử ảo Lê Văn Tám tẩm xăng đốt cháy kho xăng thời pháp thuộc và nguyên nhân thủy triều đỏ gây cá chết hàng loạt ở miền Trung hiện nay cùng một kịch bản nói láo của những kẻ thiếu năng lực, nhưng thừa vô liêm sĩ đang làm đất nước điêu linh.


Asia Clinic, 14h55' ngày thứ Năm, 28/4/2016

GIA LONG NGUYỄN ÁNH GÓC NHÌN LỊCH SỬ NÀO CHO ÔNG?



Ta sẽ bắt đầu câu chuyện này vào một ngày mùa xuân của năm 1777, Nguyễn Huệ thống lĩnh một đạo quân Tây Sơn đánh thẳng vào Gia Định. Nơi trú ẩn cuối cùng của chúa Nguyễn. Gia Định nhanh chóng thất thủ. Và cuộc tàn sát bắt đầu. Định Vương Nguyễn Phúc Thuần, Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương và cháu trai Nguyễn Phúc Đồng đều bị giết, chưa kể hàng chục người khác trong hoàng tộc. Trong cơn binh loạn. Chỉ có một ông hoàng duy nhất chạy thoát khỏi cuộc tàn sát.

Kẻ hoàng tộc cuối cùng của nhà Nguyễn đó tên là Nguyễn Phúc Ánh. Hay còn gọi là Nguyễn Ánh. Nhân vật của chúng ta trong câu chuyện hôm nay.

Năm đó Nguyễn Ánh 15 tuổi. Chứng kiến tất cả người thân chết về tay Tây Sơn. Ông mang trong mình một mối hận không bao giờ rửa sạch. Ông trốn về tận Cà Mau, lưu lạc ra đảo Thổ Chu. Và sau khi nghe tin Nguyễn Huệ đã rút về. Liền kéo đến Sa Đéc, Long Xuyên, đưa lời hịch kêu gọi và đến tháng 11/1777, cùng đoàn quân mang áo tang tấn công Gia Định. Và lấy lại thành.

Trong vòng 5 năm, Nguyễn Ánh thể hiện rõ tầm nhìn chính trị của mình khi sắp đặt việc quân, quản lý hành chính, lập mối bang giao với Chân Lạp, vỗ về dân chúng. Nguyễn Ánh đã biến cái tên mình trở nên ăn sâu bén rễ trong lòng dân đất Gia Định.

Năm 1782, Nguyễn Huệ lần thứ hai đánh thẳng vào Gia Định. Cùng với anh trai Nguyễn Nhạc đưa hàng trăm chiến thuyền xuống Nam. Trước sức mạnh khủng khiếp của Tây Sơn, quân Nguyễn đại bại nhanh chóng. Nhưng một lần nữa, Nguyễn Ánh lại chạy thoát. Lần này thảm hơn lần trước. Đợt này ngài phải chạy ra đảo Phú Quốc, ăn cỏ và nuốt lõi chuối để cầm hơi.

Chúng ta nói thêm về chiến dịch thứ hai này. Quân Tây Sơn mắc hai sai lầm.Thứ nhất là phá tan Cù Lao Phố (Biên Hòa hiện nay), đó là một điểm giao thương quan trọng, phồn hoa đô hội và phát triển kinh tế. Đồng thời Nguyễn Nhạc sai giết hàng trăm thương nhân Hoa kiều. Gây ra mối phẫn uất cho người Hoa và họ chuyển sang ủng hộ Nguyễn Ánh. Sai lầm thứ hai là tuy khiến Chân Lạp thần phục nhưng lại để một cánh quân ở lại đóng Gia Định rồi lại kéo về. Và Nguyễn Ánh nhân cơ hội đó, quay trở lại lần 2.

Tức giận, một năm sau, Nguyễn Huệ lại vào đánh. Lợi dụng sức gió và thủy triều, Bắc Bình Vương đánh tan hạm đội thủy quân của Nguyễn Ánh. Nhưng Nguyễn Ánh lại một lần nữa chạy thoát. Ông chạy dài ra Phú Quốc.

3 lần bị quân Tây Sơn mà cụ thể là Nguyễn Huệ đích thân cầm quân đánh không còn mảnh giáp. Trong cơn túng quẫn, thấy sức mình không đủ. Nguyễn Ánh nghĩ đến việc nhờ ngoại bang trợ giúp để lấy lại đất của tổ tiên. Và lần này là nhờ vua Xiêm. Quân Xiêm cho ông 20.000 quân và 300 chiến thuyền.

Năm 1785, quân Xiêm bước vào một trận địa mà sau này rền vang non sông. Đưa tên tuổi Nguyễn Huệ lên phần rực rỡ và khiến hình ảnh Nguyễn Ánh trở nên xấu xí: Rạch Gầm – Xoài Mút. Không cần nói thêm về Nguyễn Huệ và trận đánh này. Chỉ biết sau đó quân Xiêm “Ngoài miệng thì nói khoác mà sau lưng sợ Huệ như sợ cọp”.

Trong cơn khói lửa ngút trời ấy, Nguyễn Ánh lại vẫn chạy thoát. Thường có câu “Kẻ nào suýt chết thì sẽ sống rất dai.” Câu này chắc chắn là ứng với Nguyễn Ánh.

4 lần đại bại trước Nguyễn Huệ, kể cả nhờ ngoại bang trợ giúp. Không còn nghi ngờ gì nữa. Trên bình diện quân sự mà xét, Nguyễn Ánh không phải là đối thủ của Nguyễn Huệ. Nhưng Nguyễn Ánh cũng chỉ thua mỗi Nguyễn Huệ, chứ ông không thua Tây Sơn. Hãy để ý mỗi lần Nguyễn Ánh vùng lên, ông đều dễ dàng đánh bại quân Tây Sơn đồn trú. Và lần nào Tây Sơn cũng phải đợi Nguyễn Huệ vào "dọn dẹp".
Quang Trung biết rõ tầm chiến lược của vùng đất Gia Định, cũng là người biết đánh giá rõ ràng nhất Nguyễn Ánh là đối thủ đáng gờm nhất của Tây Sơn sau 4, 5 lần “chết đi sống lại”. Năm 1792, ngài sắp đặt cuộc tấn công thứ 5 trong đó cắt mọi ngả đường của Nguyễn Ánh. Với kế hoạch quy mô và đáng sợ đó, Quang Trung đã gián tiếp dành lời khen cho kẻ bại tướng của mình. Nhưng khắp cả gầm trời này, cũng chỉ có Quang Trung là có khả năng tiêu diệt được Nguyễn Ánh. Không có Quang Trung, Tây Sơn không còn ai là đối thủ của Nguyễn Ánh.

Năm 1792, Quang Trung mất. Gió đã đổi chiều. Đấy gọi là chân mệnh thiên tử của Nguyễn Ánh.

Những cái chết hóa thân thành bất tử. Đấy là một trong những lý do khiến Quang Trung Nguyễn Huệ được thờ phụng. Tầm của Quang Trung vượt lên trên một khởi nghĩa nông dân thông thường. Nhưng Quang Trung mất đi, quân Tây Sơn vẫn vẹn nguyên. Tướng thì có Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Vũ Văn Dũng. Quân sư thì có Nguyễn Thiếp, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích…. Vậy thì kẻ đánh bại được Tây Sơn mà cả đời Quang Trung gây dựng há là kẻ tầm thường?

***

1. Vậy con người Nguyễn Ánh như thế nào?

Câu chuyện 1: Ta thường nghe “Lê Lai cứu chúa”, khi giặc Minh truy sát Lê Lợi. Lê Lai đã khoác người chiếc áo của Lê Lợi để đánh lừa giặc Minh, chịu chết thay cho chủ. Nhưng có ai biết cho lịch sử Việt Nam còn một câu chuyện tương tự như vậy nữa không?

Tháng 6 âm lịch năm 1783, quân Tây Sơn kéo ra Đá Chồng truy kích Nguyễn Ánh. Trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc đó, một bộ tướng của Nguyễn Ánh tên là Lê Phước Điển đã dùng kế hy sinh, ông mặc áo ngự đóng giả Nguyễn Ánh. Và chịu bị Tây Sơn bắt nhầm. Giải thoát cho chủ.

=> Bạn đánh giá Nguyễn Ánh tồi tệ thế nào, tôi không cần biết. Nhưng câu chuyện về lòng trung nghĩa này khó có thể đặt ở một vị chúa bình thường.

Câu chuyện 2: Sau trận Rạch Gầm – Xoài Mút. Nguyễn Ánh bị Tây Sơn truy kích phải trốn đi theo đường thủy qua đảo Thổ Châu rồi về Cổ Cốt với một nhóm nhỏ quân tướng. Thân tướng của ông - Nguyễn Văn Thành: người ngăn cản việc ông cầu viện quân Xiêm đã phải đi làm ăn cướp nuôi chủ và bị đánh suýt mất mạng.

=> Nguyễn Ánh phải là người thế nào mới khiến bộ tướng sẵn sàng chết vì mình như vậy? Tôi có một quan điểm riêng về người lãnh đạo: một người lãnh đạo tốt – xấu không phải theo lịch sử ghi nhận hoặc theo miệng lưỡi thế gian phán xét. Người lãnh đạo tốt là người có quanh mình những cận thần trung thành và sẵn sàng chết vì mình. Sự tôn sùng và kính trọng của kẻ dưới, chính là quy chuẩn của người lãnh đạo giỏi.

Câu chuyện 3: Người dân miền Trung giai đoạn tranh chấp giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn đã lưu truyền một câu lục bát thế này “Lạy trời cho cả gió nồm / Để cho chúa Nguyễn kéo buồm thẳng ra.” Ý câu ca dao đó là mong sao Nguyễn Ánh theo gió đưa chiến thuyền ra Bắc để đánh Tây Sơn.

=> Nguyễn Ánh là người thế nào mà ngoài người dân Gia Định. Còn một bộ phần người dân ở miền Trung và miền Bắc ủng hộ? Nếu thật sự xấu xa như chúng ta đã nghe, đã đọc, thì liệu có đáng để lòng dân phải hướng về? “Dân không thờ sai ai bao giờ”. Phải có cái gì tốt. Mới khiến dân gọi tên.
Và Tây Sơn, cuộc khởi nghĩa nông dân ấy khi có chính quyền đã mất chất như thế nào? Khi Quang Trung mất đi đã lục đục đến mức độ nào? Để khiến người dân phải lánh xa?
Đó là câu hỏi mà chúng ta cần tự hỏi mình trước khi phán xét Nguyễn Ánh.

2. Thống nhất đất nước sau hơn 2 thế kỷ nội chiến?

Sẽ không có ai rực rỡ hơn Quang Trung trong thế kỷ 18. Trong cuộc nội chiến đẫm máu của dân tộc thời đại phong kiến từ Nam Triều - Bắc Triều đến Trịnh Nguyễn phân tranh khiến bao dân lầm than oán trách. Nguyễn Huệ đã xuất hiện. Thiên tài quân sự ấy quét sạch mọi tàn dư phong kiến từ Nam đến Bắc, đánh tan nhà Trịnh, đuổi cùng nhà Nguyễn. Và thậm chí còn “thổi bay” cả hai đế quốc mạnh nhất khu vực giai đoạn ấy: Xiêm và Mãn Thanh. Với những chiến công to lớn ấy, ngài được xưng tụng ngàn đời. Và có thể coi là người dọn sạch mặt bằng Việt Nam, đặt nền móng vững bền cho dân tộc.
Nhưng.
Số phận không chọn ngài.
Số phận không chọn ngài ở 3 điểm:

1/ Trời đã lấy đi sinh mệnh của người anh hùng áo vải này quá sớm. Quá nhiều dự định dở dang.

2/ Ngài đã gieo ác với nhà Nguyễn quá nhiều. Vua Quang Trung cho quật mộ của Nguyễn Phúc Côn (phụ thân của Gia Long), đem hài cốt đổ xuống sông năm 1790. Ngài đã gieo một cái nhân ác. Và đó là lý do cho sự trả thù tàn khốc đến tiểu nhân mà hậu thế không bao giờ tha thứ cho Nguyễn Ánh sau này. Nhưng lỗi cũng từ ngài.

3/ Tây Sơn chỉ có Quang Trung là có tầm. Chứ thực tế nó mục ruỗng từ bên trong. Mất Quang Trung là mất cột chống vĩ đại nhất của tập đoàn quân sự mạnh nhất lịch sử Việt Nam: Tây Sơn. Nguyễn Lữ chỉ là kẻ bất lực, tệ đến mức mà Nguyễn Ánh đánh đến đâu là chạy đến đấy. Nguyễn Nhạc lúc mới xuất hiện anh hùng bao nhiêu thì càng về sau càng thể hiện bộ mặt tiểu nhân ti tiện, ghen tị, dốt nát, kiêu ngạo và dâm loạn bấy nhiêu.

Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc từng chiến tranh nhỏ. Đó là sự phân rã của Tây Sơn. Tây Sơn nắm quyền nhưng lại tách ra 3 vùng. Và nó cần hoặc là Quang Trung tàn bạo như Lý Thế Dân ở Huyền Vũ Môn. Hoặc cần kẻ đứng ngoài dẹp sạch nó cho đất nước thống nhất.

Vế 1 không thực hiện được. Dù Quang Trung sẵn sàng làm điều đó nếu kế hoạch 1792 của ngài thành công. Thực hiện theo kế “Mượn đường diệt Quắc”. Nhưng như đã nói ở trên, số phận không chọn ngài. Và chiến công thống nhất dân tộc là của Nguyễn Ánh. Dù tầm vóc quân sự của Nguyễn Vương là không đủ khả năng cho việc chấm dứt Trịnh Nguyễn phân tranh lẫn đánh tan quân xâm lược hai đầu đất nước (Xiêm và Mãn Thanh). Quang Trung đã làm việc đó thay cho. Nhưng không thể nói rằng Gia Long bất tài. Chính sự kiên gan bền chí, tài năng quân sự, chính trị linh mẫn mới giúp ngài làm nên sự nghiệp sau bao lần bị vùi xuống bùn đen.

3. Nguyễn Ánh là kẻ “rước voi về giày mả tổ”?

Cũng như việc trả thù nhà Tây Sơn man rợ đến đi ngược với mọi truyền thống tốt đẹp của tổ tiên. Chuyện Nguyễn Ánh viện quân Xiêm, nhờ quân Pháp, và dự định cho hai thuyền chở lương ra cho quân Thanh là 2 chuyện mà hậu thế không bao giờ tha thứ cho Nguyễn Ánh.

Nhưng hãy chú ý. Dưới thời nhà Nguyễn, diện tích Việt Nam là rộng lớn nhất lịch sử, và trong thời Gia Long không có ai động vào được VN.

Nguyễn Ánh là một tài năng gian hùng bất chấp sĩ diện để nhờ ngoại bang khi loạn lạc. Nhưng sau khi ngoại bang không giúp gì được, ông tự mình đi lên và chiến thắng Tây Sơn đã không còn Quang Trung. Và khi ông có được dải thiên hạ nước Nam thì đó là một vị vua khác.

Chú ý cái tên Gia Long mà Nguyễn Ánh đặt rất là ý nghĩa. Gia là Gia Định. Long là Thăng Long. Ý bảo quốc gia đã liền một mối.

Lên nắm quyền. Gia Long ra uy với quân Xiêm, cùng nhau chia ảnh hưởng với Chân Lạp, ông cấm người Pháp đồn trú, hạn chế giao thương và chỉ cho một số chức quan hữu danh vô thực, không giao thương với nước Anh, đồng thời đặt yêu sách với Mãn Thanh. Không một mảnh đất nào của dân tộc thời nhà Nguyễn mất đi.

Gia Long coi trọng giáo dục. Không có một vị vua nào coi trọng giáo dục cao hơn ông. Kẻ sĩ trong tầng lớp xã hội cực kỳ được coi trọng.

Thời đại nhà Nguyễn tuyệt không thể phủ nhận hai di sản để lại cho dân tộc: thứ nhất là kiến trúc và thứ hai là văn học. Với đền đài miếu mạo ở cung đình Huế, với di sản Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thực sự thời nhà Nguyễn là một giai đoạn rực rỡ về kiến trúc và thơ văn của Việt Nam.

Chúng ta trách nhà Nguyễn “bế quan tỏa cảng”. Không hẳn. Gia Định trấn vẫn là nơi buôn bán sầm uất. Gia Long vẫn rất phát triển các trung tâm như Hội An, Phố Hiến. Và thực tế hãy hiểu cho Gia Long ở giai đoạn này. Khi bạn nhìn sang bên láng giếng và thấy tấm gương tày liếp của Ấn Độ và Singapore nằm sờ sờ ra trước mắt (bị Anh chiếm làm thuộc địa vì để Anh vào quá sâu), nên ngài rất đề phòng với phương Tây. Kể cả việc lựa chọn Minh Mạng cũng vì Minh Mạng theo Nho học hơn là Tây Học.

Gia Long đã làm mọi cách để giữ được độc lập và toàn vẹn lãnh thổ dân tộc trong thời đại Nho giáo đó của ngài. Cái ngày mà Gia Long mất ông bảo Minh Mạng rằng “Con hãy cư xử lịch sự với người Pháp. Nhưng cần cẩn thận họ”. Việc nhà Nguyễn là triều đại bị Pháp xâm lược là một vấn đề liên quan đến thời đại, không phải vấn đề cá nhân.

Nhà Nguyễn mất nước là vì tư duy quá trì trệ và thiếu đổi mới chứ không phải họ không yêu nước. Đây là một vấn đề liên quan đến bài học: một tấm gương về sự uyển chuyển phù hợp với hoàn cảnh thế giới.

***

4. Công lao của Nguyễn Ánh để cho hậu thế?

Hãy nhìn khắp cả đất nước Việt Nam này, có con đường nào mang tên Gia Long không? Chẳng lẽ thủy tổ hoàng đế của nhà Nguyễn lại không xứng đáng cho một tên đường. Bây giờ, ta hãy coi ngài đã làm được những gì nhé.

- Có một câu chuyện trong nền kinh tế thị trường ngày nay mà chúng ta để ý sẽ thấy. Các các thương hiệu lớn nước ngoài khi muốn xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Họ luôn chọn SaiGon đầu tiên. Nếu tại SaiGon mà ok thì mới tiến hành đánh ra Hà Nội. Ví dụ: KFC, McDonald's, Starbuck…

Tại sao lại vậy? Bởi tính người miền Nam dễ chịu và phóng khoáng. Sẵn sàng chấp nhận cái mới dễ hơn người miền Bắc. Ok. Một lý do. Lý do thứ hai là bản năng người miền Nam ngay từ khi lập quốc vốn đã “thị trường” rồi. Và bạn có biết gốc gác của nó không? Đấy là Nguyễn Ánh những năm đóng quân ở Gia Định để chống Tây Sơn. Ông biến miền Nam thành nơi sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ra toàn Đông Nam Á để đổi lấy các sản phẩm công nghiệp phương Tây, các vũ khí để đánh Tây Sơn.

Ông chính là người đặt nền móng cho kinh tế thị trường ở Miền Nam. Và văn hóa đó còn đến ngày nay.

- Hôm nay 14/3/2016, kỷ niệm 28 năm trận hải chiến Gạc Ma. Nơi Trung Quốc nổ súng chiếm đảo Gạc Ma. Đánh chìm hai tàu hải quân và bắn chết 64 chiến sĩ Việt Nam ta. Hãy dành 1 phút tưởng niệm cho vong linh những con người đã ngã xuống vì biển đảo dân tộc. Cho đến bây giờ ta vẫn thi gan với Trung Quốc ngoài bờ biển. Và vẫn nói cho thế giới biết rằng: Các tư liệu lịch sử cho thấy đây là mảnh đất tổ tiên của dân tộc này.

Vậy tổ tiên đó là ai? Đó là Gia Long.

Gia Long là vị vua đã chính thức xác định chủ quyền của Việt Nam trên khu vực quần đảo Hoàng Sa khi ông chiếm đóng quần đảo này năm 1816. Nếu chưa bao giờ quên rằng “Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam”, thì hãy nhớ rằng cái tên mà ta đang tranh luận là người đã lấy hai quần đảo đó về cho dân tộc.

- Một năm về trước, xảy ra vấn đề tranh chấp biên giới giữa Campuchia và Việt Nam. Campuchia đòi lại miền Tây. Chúng ta phản đối. Các anh hùng bàn phím (như thường lệ) đòi đưa 5 vạn quân qua đánh Campuchia. (IS mà còn đòi bán sim, Cam là cái chi).

Hãy cùng xem lại lịch sử. Gốc gác ngày xưa Chân Lạp của người Khơ Me. Nhưng với tầm nhìn chính trị, quân sự, cùng sự chăm lo cho dân trong việc khai khoản đất hoang. 9 đời chúa Nguyễn và kế tục là vua Gia Long đã đưa cả dân tộc này phát triển từ Phú Yên đi tận đến Châu Đốc, Cà Mau. Một mảnh đất trù phú xứng đáng “rừng vàng biển bạc”. Một Việt Nam rộng nhất lịch sử mà chẳng cần đòi Lưỡng Quảng. Một dòng tộc nhà Nguyễn đã mở rộng số diện tích cho dân tộc hơn cả 5 triều Đinh, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê cộng lại. Chưa kể là các công trình khai khẩn đất hoang ở các tỉnh Thái Bình và Ninh Bình trong thời đại này. Và đặc biệt là kênh Vĩnh Tế có giá trị lớn về các mặt trị thủy, giao thông, thương mại, biên phòng.

Cái công sức kỳ vĩ đó không xứng đáng để đặt tên đường ư? Hãy tự vấn lương tâm của mình.

***

Kết luận:

Nhà Nguyễn tồn tại gần 150 năm. Trong gần 150 năm ấy, sử sách gần như lãng quên Quang Trung. Nhưng người dân vẫn thầm lặng thờ cùng và kể các câu chuyện về vua Quang Trung. Bây giờ chúng ta lại đang thấy người ta lãng quên đi Gia Long. Sự lãng quên Quang Trung bởi Quang Trung thuộc về nông dân trong thời đại quý tộc cầm quyền. Sự lãng quên Gia Long là vấn đề vô sản mác xít. Nhưng lịch sử là câu chuyện của lịch sử. Hậu thế chúng ta thời đại bây giờ cần nhìn về cha ông với cái nhìn công bằng nhất. Đã có một người tạo cho đất nước Việt Nam thế cong cong hình chữ S ngày hôm nay.

Cái gì cũng vậy, luôn có mặt tốt, mặt xấu. Không có gì tốt hoàn toàn, chẳng có gì xấu hoàn toàn. Bên cạnh Quang Trung có những người sẵn sàng chết vì ông, thì bên cạnh Gia Long cũng có người suốt 25 năm bôn ba chịu bao đắng cay khổ nhục cùng Gia Long. Và từ cậu bé 15 tuổi luôn bị truy sát, không một tấc đất, chỉ vài ba tùy tùng, sống bằng ngọn cỏ, lõi chuối vẫn vùng lên đánh bại kẻ thù, làm vua thiên hạ, lấy được một dải đất từ Nam chí Bắc. Thì người đó đừng bảo họ tầm thường. Cỡ anh Leonardo DiCaprio trong phim mới đoạt giải Oscar vừa qua hay vụ trở về từ cõi chết của “Bá tước Monte Cristo” chỉ là … muỗi so với Gia Long.

Than ôi ! Treo lên đỉnh cao vạn trượng không thấy Quang Trung đâu. Nhìn khắp góc bể tự hỏi Gia Long nơi nào. Hai con người ấy, cùng nhau tạo dựng nên một phần lịch sử dân tộc. Hậu thế nhìn về với bao nhiêu cảm khái. Hận thù nhau tro bụi lịch sử làm cái gì cơ chứ?

______

© Dũng Phan
SaiGon 14 /3 / 2016.

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Vũng Áng của Đài Loan hay Trung Quốc?



Gần đây, rất nhiều bạn đọc đã gửi thắc mắc cho Ban biên tập về việc “Vũng Áng là của Đài Loan hay Trung Quốc?”. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin để rộng đường các bạn đánh giá và đưa ra câu trả lời riêng cho mình.




>> Cá chết hàng loạt: Tại sao Huế kết luận được, Hà Tĩnh lại không?

>> 12 đơn vị chức năng ráo riết phân tích vụ cá chết ở miền Trung

>> “Dằn mặt” Trung Quốc, Mỹ lên nhiều kịch bản xung đột Biển Đông

>> Tổng thống Mỹ: Trung Quốc hành xử như đứa trẻ to xác ở biển Đông

>> Lo sợ nhiễm độc, người dân quay lưng với các loại hải sản




Nghi vấn 1: Vũng Áng là của Đài Loan?

Báo Lao động ngày 17/10/2014 cho biết: “UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo, tính đến 11.10, có 37.511 người lao động làm việc tại Khu kinh tế Vũng Áng. Trong đó, lao động trong nước là 31.594 người, lao động nước ngoài là 5.917. Báo cáo cũng cho biết, đến nay các nhà thầu mới chỉ trình cấp phép được 1676/4658 lao động người Trung Quốc (chiếm 36%). Tại Formosa, hiện có 92 nhà thầu thi công, trong đó có 36 nhà thầu chính, 56 nhà thầu phụ (15 Trung Quốc, 12 Đài Loan, 43 VN, 21 Hàn Quốc, 01 Bỉ.”

Tại thời điểm tháng 10/2014, Khu kinh tế Vũng Áng đã có 15 nhà thầu Trung Quốc, nhiều hơn so với 12 nhà thầu Đài Loan; số lượng lao động người Trung Quốc chiếm 4.568/5.917 lao động nước ngoài (hơn 77%). Một lực lượng lao động Trung Quốc đã theo chân các nhà thầu Trung Quốc & Đài Loan tiến thẳng vào Việt Nam, tạo thành một khu vực “nội bất xuất ngoại bất nhập”, như thông tin đăng trên báo Tiền Phong ngày 17/6/2013.


Vũng Áng của Đài Loan hay Trung Quốc?

Đáng chú ý, văn bản số 1407114 ngày 29/07 của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gửi UBND tỉnh còn đề nghị chấp thuận để 28 nhà thầu của FHS, gồm 25 Trung Quốc, 3 nhà thầu Việt Nam, tuyển dụng hơn 10.000 lao động nước ngoài, với gần 90% quốc tịch Trung Quốc, đến Formosa thực hiện các hạng mục lò cao số 1, số 2 và các công trình dự án cảng Sơn Dương; và đã được UBND Hà Tĩnh phúc đáp trong công văn số 3793/UBND-VX1 đã liệt kê rõ danh mục các nhà thầu Trung Quốc.

Vậy, một dự án mà Tập đoàn Đài Loan (vốn luôn chịu sự chi phối và kiểm soát từ Trung Quốc; lập trường CHND Trung Hoa cho rằng “Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đối với Trung Quốc và Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc”) trúng thầu đầu tư vào Việt Nam nhưng sau đó lần lượt giao lại phần lớn cho các nhà thầu Trung Quốc, toàn bộ nhân công sử dụng là lao động Trung Quốc thì có được xem là dự án của Đài Loan nữa hay không?

Nghi vấn 2: Hưng Nghiệp Formosa có phải là nhà đầu tư vốn Đài Loan 100%?

Trên website giới thiệu, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh được thành lập 100% vốn Đài Loan, trực thuộc Tập đoàn Formosa Đài Loan, do 9 cổ đông góp vốn, trong đó có 7 cổ đông là các đơn vị thành viên của Formosa Group, nắm gần 95% cổ phần. Dự án chính của Formosa Hà Tĩnh là khu liên hợp gang – thép và cảng Sơn Dương.

Trang cafef.vn ngày 22/04/2016 cho biết: “Được thành lập năm 1954, Formosa Plastics Group (FPG) là một trong những nhà sản xuất nhựa lớn nhất châu Á. Từ một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh nhựa, ngày nay FPG đã phát triển ra một mạng lưới hàng trăm công ty con, với 4 đơn vị lớn nhất bao gồm Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics (sản xuất nhựa), Formosa Petrochemical (hóa dầu), và Formosa Chemicals & Fibre (sợi nhựa, vải)”

Như vậy, FPG có 4 đơn vị lớn nhất. Chúng ta thử tìm hiểu Formosa Hatinh Steel và các công ty này có liên quan gì đến dự án này?


Hình ảnh Google Earth thời điểm ngày 19/08/2015 ở độ cao >3km dễ dàng nhìn thấy nước thải từ Khu liên hợp Gang Thép Formosa Vũng Áng xả thẳng ra biển từ các kênh lộ thiên (thời điểm đường hầm chưa xây xong).

Theo Vietnam Investment Review, dự án gang thép Vũng Áng của Formosa Hatinh Steel có tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 10 tỷ USD, với công suất hàng năm là 7,5 triệu tấn thép do Formosa nắm giữ cổ phần 95%và China Steel – 5%.

Tuy nhiên, theo thông tin từ Taipei Times ngày 28/9/2013 thì tập đoàn Formosa Plastics Group (Đài Loan) chỉ còn làm chủ 59% của Formosa Hatinh Steel qua 4 công ty con là Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics Corp, Formosa Chemicals & Fibre Corp, và Formosa Petrochemical Corp, vì mỗi công ty con này đã giảm sở hữu cổ phần từ 21.25% xuống 14.75%.

Tìm kiếm thông tin trên báo cáo tài chính của tập đoàn Formosa Plastics Group năm 2013, chúng tôi không thu được bất kỳ thông số cũng như thông tin gì về thương vụ này, hay tên đối tác chuyển nhượng. Chỉ trong phầnTổng quan hoạt động của Formosa Plastics Corp (trang 16) đề cập như sau: “Moreover, our 14.75%-owned Formosa Ha Tinh Steel Corporation (FHS) with 7.10 million MT/year of crude steel in Ha Tinh Province, Vietnam is an integrated steel plant that is capable of billet, Hot Rolled Coil and Bar in Coil/Wire Rod mainly supplied to the local market as well as other Asian markets.”

Tại Trang 1 Báo cáo Tài chính này, chúng tôi cũng chưa xác định Formosa Hatinh Steel nằm ở mục nào. Tính gộp cho 4 công ty con của Formosa Plastics Group (theo thứ tự từ 1 đến 4)? mục Other Foreign Companies? hay mục Subtotal of Foreign Companies?

Do đó, chúng ta chưa cần tìm hiểu thêm các cổ đông của tập đoàn FPG và 4 công ty con là những ai. Chỉ cần xem Formosa Hà Tĩnh thông báo tập đoàn FPG sở hữu 95% FHS thông qua 4 công ty con Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics Corp, Formosa Chemicals & Fibre Corp, và Formosa Petrochemical Corp – có nghĩa là mỗi công ty con làm chủ 23.75% – vậy:

(1) Mỗi công ty con giảm từ sở hữu 23.75% xuống 21.25%, trước khi giảm tiếp sở hữu từ 21.25% giảm xuống 14.75% khi nào?

(2) Ai, hay những ai, là chủ sở hữu mới 36% Formosa Hatinh Steel (từ tổng sở hữu của tập đoàn Formosa Plastics Group là 95% giảm xuống 59% sau ngày 26/9/2013) – là Đài Loan, hay Trung Quốc hay là nước khác? Chính phủ Việt Nam có được thông báo không?

(3) Formosa Petrochemical Corp giảm cổ phần từ 21.25% xuống 14.75% dẫn đến cắt giảm đầu tư vào dự án từ 744 triệu USD xuống còn 516 triệu USD, vậy còn 3 công ty con Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics Corp và Formosa Chemicals & Fibre Corp thì sao? Và chủ sở hữu mới 36% có sẽ bù đắp cho các khoản cắt giảm đầu tư này không?

Với tất cả những số liệu trên, có thể khẳng định là Formosa Hà Tĩnh không còn là doanh nghiệp nước ngoài 100% vốn Đài Loan như đã đăng ký.


Phát biểu đầy “trách nhiệm và nhân văn” của Giám đốc đối ngoại Formosa.

Fomosa Hà Tĩnh quá quắt thế nào?

Formosa Hà Tĩnh mong muốn gì khi gửi công văn số 1406022/CV-FHS đề xuất thành lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng.

Như Báo Người Lao Động ngày 25/06/2014 ghi rõ: “Formosa đề xuất được xây ký túc xá hộ gia đình để cho thuê, bán lại cho nhân viên, trong đó nhân viên người Việt có thể nhận được quyền sử dụng đất lâu dài trong đặc khu.”

Một doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% nước ngoài lại “dám cả gan” đề xuất xây ký túc xá hộ gia đình và “cho thuê, bán lại cho nhân viên” với “quyền sử dụng đất lâu dài”. Nghĩa là, Formosa yêu cầu quyền cho thuê, bán lại và sử dụng lâu dài cho nhân viên (phần lớn là người TQ) ngay trên Việt Nam. (Xem báo Tuổi trẻ)

Trong khi Điều 43 Luật Đầu tư 2014 vốn quy định thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm, và 50 năm đối với dự án ngoài khu kinh tế. Một doanh nghiệp nước ngoài như Formosa mà muốn đứng trên cả pháp luật Việt Nam ư?

Liệu có thế lực nào “chống lưng” cho doanh nghiệp này để ngang nhiên đòi hỏi như thế? Tại sao những ưu đãi này lại dành cho “con cưng” của một tập đoàn Đài Loan? Đáng lẽ phải dành cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, vốn có thể bị tiêu diệt, bị bóp chết bởi chính sách bất công ngay chính trên sân nhà này.


Khu Liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương thuộc khu Kinh tế Vũng Áng nằm ở vị trí địa lý nhạy cảm về mặt quân sự.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành từ Hà Nội phân tích: “Vùng Vũng Áng-Hà Tĩnh đó đối diện và gần với Hải Nam. Nếu ngày nào Trung Quốc xây dựng cảng Vũng Áng ấy mà bên Hải Nam chĩa qua ngay Vũng Áng, thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ sẽ trở thành một ao hồ của Trung Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam, sẽ ra sao đây?”

ĐB Phạm Chi Lan bày tỏ đáng tiếc về quyết định này: “Địa điểm địa lý nhạy cảm như thế nào về quốc phòng an ninh thì ai cũng biết cả rồi.” Bà Chi Lan nhấn mạnh tới việc nhà thầu Trung Quốc và công nhân Trung Quốc tham gia phần lớn các gói thầu của dự án này. Được biết công nhân Trung Quốc có thói quen đem theo gia đình sang và ở gần công trường thi công, khá nhiều nơi trở thành những cụm dân cư người Hoa.



Thùy Linh

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Phải truy cứu hình sự cựu Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng



Phạm Chí Dũng

24-4-2016


Ông Vũ Huy Hoàng. Nguồn: Zing

Quan chức Vũ Huy Hoàng

Vào thời điểm kết thúc “chế độ Nguyễn Tấn Dũng” và cũng chấm dứt vai trò bộ trưởng công thương của ông Vũ Huy Hoàng, trên mặt báo chí nhà nước bất chợt rộ lên một chiến dịch lên án “những dự án nghìn tỷ đắp chiếu gây lãng phí, lãi mẹ đẻ lãi con, ngân sách thất thoát… thiệt hại lớn hơn cả tham nhũng.”

Ông Vũ Huy Hoàng là một bộ trưởng đã tồn tại đủ lâu dưới thời một thủ tướng bị quá đủ chỉ trích “phá chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.”

Những dẫn chứng điển hình về nạn lãng phí chỉ có ở Việt Nam là nhà máy xơ sợi 7,000 tỷ đồng ở Hải Phòng “đắp chiếu” và dự án nhà máy lên đến 8,104 tỷ đồng đang phơi mưa nắng của công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên (TISCO).

Con số 15,000 tỷ đồng bốc hơi lên trời ấy có thể xây được vài chục trường trung học khang trang hoặc hàng trăm trạm xá, cùng vô số nhà tình thương.

Cái gì xéo lắm cũng quằn. Nếu trước đây, báo chí và giới chuyên gia chỉ dè dặt khi nêu về các vụ việc lãng phí, thì nay bắt đầu có nét truy buộc “trách nhiệm các khâu phải rõ và ai vi phạm phải truy cứu, xử nghiêm. Nhà máy 7,000 – 8,000 tỷ đồng bằng tiền thu ngân sách nhiều tỉnh trong nhiều năm.”

Ít nhất đã có vài chuyên gia như ông Trần Ngọc Hùng, chủ tịch Tổng Hội Xây Dựng Việt Nam, có yêu cầu truy cứu trách nhiệm như trên khi trả lời công khai với báo giới nhà nước.

Ông Hùng tiết lộ: Không chỉ dự án của TISCO mà nhiều dự án “có yếu tố Trung Quốc” đều chậm tiến độ, bị đội vốn và sản phẩm làm ra không đạt thông số ban đầu… Ngay từ khâu làm hồ sơ mời thầu và thương thảo hợp đồng, nhiều chủ đầu tư Việt Nam đã bị “quả đắng,” bị tăng vốn, chậm tiến độ, nhà máy khó khăn. Tuy nhiên, điều đáng nói là khi làm dự án, các cán bộ liên quan rất hay đi nước ngoài tìm hiểu… mô hình, thường do chính một nhà thầu nào đó mời. Không những giới thiệu rất hay, các nhà thầu này thường chiêu đãi vô cùng long trọng từ ăn uống, đi lại, tham quan, quà cáp… Do đó trong thương thảo hợp đồng nhiều điều khoản bị hớ, nhất là vấn đề điều chỉnh giá cả, tiến độ thực hiện, các điều khoản về phạm vi hợp đồng.

Trong vực thẳm lãng phí vô cùng tận ở Việt Nam, nguồn vốn ODA “từ trên trời rơi xuống” lại là cái đáy tận cùng của mọi loại đáy. Năm 2015, báo chí phản ánh công trình cầu vượt Giá Rai (thị xã Giá Rai, Bạc Liêu) được xây dựng với tổng vốn đầu tư 290 tỷ đồng rồi… bỏ không khoảng ba năm nay do hết vốn làm đường dẫn, gây lãng phí. Hoặc dự án trích dầu cám ở Bến Tre, dự án dây chuyền dệt bao đay ở Sài Gòn, dự án nhà máy thủy sản đông lạnh Hạ Long, chương trình phát triển dâu tằm tơ ở Lâm Đồng và hàng loạt dự án cơ khí, cấp nước, nông nghiệp vay vốn ODA từ Pháp, Đức không hiệu quả.

Một loạt dự án sử dụng vốn ưu đãi, nhất là lĩnh vực giao thông, chậm tiến độ và đội vốn lớn so với tổng mức dự kiến đầu tư ban đầu như dự án tuyến metro Nhổn – Ga Hà Nội, dự án xây dựng tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) và dự án metro tuyến Bến Thành – Tham Lương ở Sài Gòn.

Nhân nào quả đó. Từ năm 2013, hàng loạt quốc gia viện trợ ODA cho Việt Nam đã quyết định ngừng một phần hoặc toàn phần viện trợ của họ.

Lãng phí và vi phạm đã quá rõ. Nhưng truy cứu và xử lý cán bộ lãnh đạo nào? Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có chống được tham nhũng như đã tuyên thệ trước Quốc Hội hay không?

Với tư cách từng là người lãnh đạo cao nhất ngành công thương vào thời tham nhũng và lãng phí “quyết liệt” nhất, cựu Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng là người đầu tiên phải được đưa ra để truy cứu trách nhiệm, đặc biệt về trách nhiệm hình sự. Trong những năm qua, quan chức này đã hoàn toàn phớt lờ phản ứng dữ dội của dư luận về quá nhiều sự việc do hai nhóm lợi ích tung hoành là Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) và Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex) gây ra.

“Tận trung:” Những kẻ nối giáo cho Trung Quốc

EVN, từng được một tờ báo Anh vinh phong là “cậu ấm hư hỏng” do người mẹ đỡ đầu của nó là Bộ Công Thương, là tiếp dẫn ngoan ngoãn vô song cho chiến dịch tiếp tay cho Trung Quốc đến mức phản nghịch tình dân tộc.

Thậm chí, EVN mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào, vin vào lý do vì hợp đồng mua điện với Trung Quốc được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ 2009. Thái độ kinh doanh bất chấp này đã bất chấp một thực tế là trong thời gian gần đây, nguồn điện trong nước được tăng cường nhiều hơn, nhiều nhà máy điện ngoài EVN chưa huy động hết công suất, có thời điểm điện dư thừa, giá lại rẻ hơn nhiều giá điện Trung Quốc bán cho Việt Nam. Nhưng bởi lối hành xử đầy ngờ vực “dưới gầm bàn” về bao thư và cả những ẩn giấu chính trị, EVN đã cố tâm mua điện trong nước với giá chỉ bằng 1/3 giá mua điện của Trung Quốc, kèm theo các điều kiện rất khắt khe.

Ở Việt Nam, EVN là một trong những dẫn chứng sống động và dối trá nhất về việc người ta đã mượn lý thuyết kinh tế chỉ huy thời chiến để trục lợi như thế nào vào thời bình. Trong điều kiện nền chính trị độc đảng, thủ đoạn lợi dụng càng trở nên thâm ý hơn. Độc quyền và đặc lợi cũng vì thế đồng nghĩa với tội đồ, đối với nền kinh tế và đời sống dân sinh.

Đó chính là tội ác.

Năm 2011, vào lúc nền kinh tế Việt Nam dợm chân vào suy thoái, sự đổ bể của hai thị trường chứng khoán và bất động sản đã kéo theo một phát minh không tiền khoáng hậu kể từ thời mở cửa 1990: Những doanh nghiệp nhà nước đặc trưng bởi chủ thuyết “giá chỉ có tăng chứ không giảm” như EVN và Petrolimex đã tạo thành cặp song sinh có chung hậu môn. Hàng loạt chiến dịch đầu tư trái ngành của các tập đoàn này vào chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm rốt cuộc đã tích đọng gánh nợ đến trên 40,000 tỷ đồng.

Trong suốt năm năm qua, toàn bộ số nợ nần đó đã được EVN và Petrolimex tuồn qua tuyến đại tràng để đổ lên đầu người dân đóng thuế.

Nhưng cũng trong suốt năm năm qua, bất chấp những đợt tăng giá điện vô tội vạ của EVN, đã không có bất cứ cuộc kiểm tra nào được làm tới nơi tới chốn.

Vào năm 2013, một cuộc thanh tra của thanh tra chính phủ đã phát hiện trong bảng giá thành của mình, EVN đã hạch toán cả các công trình xây bể bơi, sân quần vợt và biệt thự vào giá bán điện. Giá bán điện lại được phổ cập cho mặt bằng dân trí thấp kém trong dân chúng. Và thêm một lần nữa, người ta có được bằng chứng về cái được coi là “trận đánh đẹp” của EVN: Cuộc chiến bù lỗ vào dân.

Nhưng sau đó, đã không có bất kỳ “phản tỉnh” nào từ phía cơ quan thanh tra và chính phủ. Mọi thứ đều chìm xuồng.

Tất cả những dấu hiệu khuất lấp về tài chính và số lương “nghèo khổ” ít nhất vài chục triệu đồng theo đầu người ở EVN mà dư luận bức xúc từ năm 2011, đã hầu như không bị cơ quan chủ quản của EVN là Bộ Công Thương có phản ứng gì.

Cùng với EVN, cựu Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng còn phải chịu trách nhiệm về một thực tế quá khốn quẫn: Nền kinh tế và sản xuất của Việt Nam đã phụ thuộc ghê gớm vào Trung Quốc.

Xét về giá trị, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc tăng gần 26 lần sau 13 năm, từ $1.4 tỷ năm 2000 lên $36.9 tỷ. Trong khi đó, giá trị hàng xuất cảng chỉ tăng khoảng chín lần, từ mức $1.5 tỷ năm 2000 lên $13.3 tỷ năm 2013.

Nếu năm 2002, nhập cảng từ Trung Quốc chiếm 8.9% tổng nhập cảng, thì đến năm 2011, tỷ lệ này đã là 23.3% và tăng lên 27% vào năm 2013.

Quá nhiều thứ phải nhập từ Trung Quốc. Chỉ còn thiếu việc nhập cảng người.

Những kẻ “giết sống” dân nghèo

Nhưng một sự việc khủng khiếp mà đã hoàn toàn chìm xuồng là cú xả lũ đồng loạt của 15 nhà máy thủy điện của EVN ở miền Trung vào cuối năm 2013 đã “giết sống” đến năm chục mạng người nghèo nơi rốn lũ.

Tất cả đều biết cấp trên trực tiếp của các nhà máy thủy điện là EVN, còn thủ trưởng trực tiếp của EVN là Bộ Công Thương. Tuy nhiên, sau vụ “giết sống” trên, nhiều phóng viên báo chí quốc doanh đành nuốt nhục vì bị cơ quan tuyên giáo “chặn họng.” Công lý đã trở nên trơ trẽn nhất khi đã không có bất kỳ một quan chức vô cảm và vô trách nhiệm nào phải đối mặt với vành móng ngựa, mặc dù chính vào lúc người dân chết chìm trong nước lũ xả trắng mênh mông, Bộ Trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng còn bận “công du” ở nước ngoài.

Sau năm năm kể từ lúc các chiến dịch “thủ ác” được kích phát dồn dập và bất chấp oán thán dân tình, kẻ tội đồ EVN đã có đủ thời gian chứng tỏ nó có năng lực gây ra tội ác ghê gớm đến thế nào, kể cả thành tích nối giáo ngoại xâm kinh tế.

Nếu chính phủ Nguyễn Xuân Phúc không bắt đầu chống tham nhũng từ việc tổ chức điều tra cựu Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng và những thủ hạ liên đới, chính phủ mới này sẽ chẳng mấy chốc đi vào lối mòn tham nhũng và mị dân thời chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Nguồn gốc TÔ GIỚI FORMOSA - TRUNG QUỐC HÀ TĨNH.





TÔ GIỚI FORMOSA HÀ TĨNH (1)

Nguồn gốc TÔ GIỚI FORMOSA - TRUNG QUỐC HÀ TĨNH.

Có lẽ nhiều người trong chúng ta ít ai biết được sự quan hệ, nguồn gốc của tập đoàn Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.


Gốc của công ty FORMOSA chính là ông tỉ phú Đài Loan Y. C. Wang hay được gọi là Wang Yung-ching 王永慶, ông qua đời năm 2008, hưởng thọ 91 tuổi.

Wang Yung-ching cưới bà Guo Yueh-lan và có 2 con trai, 8 gái. Ông lập gia đình với một tì thiếp sau đó và có được người con trai đầu tên là Winston Wang (chủ tịch Formosa Plastics Group), là bạn thân của Jiang Mianheng con trai của Giang Trạch Dân (Jiang Zemin).

Winston Wang và Jiang Mianheng cùng sáng lập công ty Trung Quốc Grace Semiconductor Manufacturing, một công ty chuyên sản xuất linh kiện điện tử cho Quốc Phòng Trung Quốc có cơ sở tại số 1399 Zu Chong Zhi Road Zhangjiang Hi-Tech Park Shanghai, 201203 China.

William Wong (chủ tịch Formosa Chemicals & Fibre) là cháu của ông Wang Yung-Ching cùng với cậu mình là Winston Wang (chủ tịch Formosa Plastics Group) cùng góp vốn để mở tập đoàn Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Tuy Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh mang tiếng là một Công Ty Đài Loan, tuy nhiên sự "dây mơ rễ má" liên quan sâu nặng với Quốc Phòng Trung Quốc.

Năm 2009, Formosa đã được Chính Quyền cấp cho thuê hơn 33 triệu m2 với thời hạn 70 năm, giá thuê đất là 80 đồng/m2/năm, giá thuê mặt nước là 10 triệu đồng/km2/năm. Khu Công Nghiệp nầy được hưởng chế độ ưu đãi là miễn tiền thuê đất 15 năm đầu và chỉ thu tiền thuê đất trong thời hạn 55 năm về sau.

Như vậy hiện nay Formosa được hoạt động CHÙA, không cần phải trả tiền cho Hà Tĩnh, hơn nữa tiền đặt cọc để thuê đất, Formosa đã thiếu nợ 46 tỉ không chịu trả, xù luôn 136,76 tỉ thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường. Tính đến nay Formosa đã thiếu Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng và Chính quyền Hà Tĩnh là 182,76 tỉ đồng.

Hà Tĩnh đã phải bỏ tiền túi ra chi trả gần 33 tỉ đồng cho việc "Giải Phóng Mặt Bằng", bồi thường gần 42 ha đất cũng như chi trả 15,5 tỉ đồng bồi thường di dời các hộ trong khu vực.

Formosa hiện nay khước từ, không chịu trả cho Hà Tĩnh 182,76 tỉ tiền nợ thuê đất và thuế, đồng thời trước đó đã bắt Hà Tĩnh phải ứng trước số tiền 48,5 tỉ để đuổi hằng nghìn hộ gia đình ở Vũng Áng đi nơi khác để chiếm đất làm Khu Công Nghiệp.

Formosa không phải trả phí thuê đất trong vòng 15 năm đầu, không đóng thuế cho Việt Nam, đồng thời hủy hại môi trường biển trầm trọng...

Vậy mà ngày 25/4/2016, Ông Chu Xuân (楚轩) Phàm - trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội đã phát biểu: "Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi! Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…”

(*) Xem phần (2) chi tiết về TÔ GIỚI FORMOSA HÀ TĨNH, THUỘC ĐỊA TRUNG QUỐC.


Nguyễn Thùy Trang

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Ba son và bi kịch của quy hoạch đô thị Sài Gòn

Ván đã đóng thuyền các em ạ, báo từ chối đăng nên anh đăng lên đây... buồn... bài dài lắm đọc mỏi mắt ráng chịu...anh đi chạy bộ cho quên sầu đây...
Bạn hãy nhìn vào tổng mặt bằng và phối cảnh của khu đô thị Vinhomes Golden River Bason. Đây là một quần thể phức hợp gồm thương mại, văn phòng, căn hộ và biệt thự. Tất cả đều cao cấp, tất cả đều đem lại cho những người sinh hoạt ở đấy một môi trường sống tốt nhất mà không phải ai cũng có được.

Khu Ba Son hiện hữu

Tổng mặt bằng dự án Vinhomes Golden River

Phối cảnh dự án Vinhomes.
Nếu khu đô thị này được đặt ở Thủ Thiêm, hay quận 7, những nơi xung quanh và kết nối tốt với trung tâm Sài Gòn, còn nhiều quỹ đất, thì không ai phàn nàn gì. Thành phố cần những công trình như thế để phát triển. Khu Phú Mỹ Hưng sau 20 năm đã thành một khu đô thị đáng sống, là một ví dụ cụ thể về sự thành công của mô hình phát triển đô thị vệ tinh chất lượng cao.
Nhưng đây là Ba Son, một khu di tích quan trọng trong lịch sử xây dựng Sài Gòn, chứng kiến và trải qua nhiều biến cố của thành phố này. Những nhà xưởng đồ sộ và ụ tàu trong khu Ba Son không chỉ đơn thuần là những công trình phục vụ cảng tàu. Chúng là những tài sản vô giá, góp phần giữ những ký ức đô thị của Saigon, cũng như tạo nên bản sắc của thành phố.
Khu đô thị Vinhomes sẽ đập hết những nhà xưởng này, cũng như cho lấp luôn ụ tàu 122 năm tuổi, để thay vào đó là những cao ốc và biệt thự mà chúng ta có thể gặp ở bất kỳ nơi đâu. Có nhất thiết, có tất yếu phải quy hoạch, phải xây dựng khu Bason như nội dung của dự án Vinhomes đang thực hiện? Chúng ta có đành lòng để Saigon mất đi di sản có một không hai, vô giá về lịch sử, tinh thần và bản sắc, để cho những khối kiến trúc hào nhoáng – vô hồn dày đặc chiếm chỗ?
1. Lịch sử và giá trị khu Ba son
Báo Tuổi Trẻ tháng 8 năm 2015 đã có một loạt bài khá chi tiết của tác giả Phạm Vũ về giá trị lịch sử kéo dài 225 năm của Ba Son. Khởi đầu là xưởng thủy của chúa Nguyễn cuối thế kỷ 18, đến xưởng sửa chữa, đóng tàu của người Pháp thế kỷ 19, Ba Son “là một bức tranh sống động minh chứng cho ngành công nghiệp, nền kinh tế biển ở Việt Nam, một dấu ấn của sự ra đời giai cấp công nhân Việt Nam cùng phong trào đấu tranh của họ...” (Thạc sĩ Phạm Lan Hương, Trường ĐH Văn hóa).
Theo cùng bài báo, trong hội thảo khoa học tổ chức nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng, tất cả những nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa đều đồng tình với ý tưởng “phát huy sức sống cho “di tích sống” Ba Son” này.
Giá trị lịch sử của Ba Son, tuy rất cao, nhưng không mấy ai của thành phố này biết, bởi một phần nó là công trình quốc phòng, bị ngăn cách bằng những bức tường quân sự kiên cố, suốt 40 năm từ ngày thống nhất ít ai được phép ra vào.
Ngày 28/06/2013, Phó chủ tịch UBND Nguyễn Hữu Tín ký quyết định số 3457/QĐ-UBND, thông qua và ban hành “Quy chế quản lý không gian, kiến trúc đô thị khu trung tâm hiện hữu thành phố Hồ Chí Minh 930 Ha” (Design Guidelines) do Nikken Sekkei lập. Quy chế này là tiểu chuẩn quan trọng, là công cụ để thành phố kiểm soát hoạt động phát triển đô thị trong khu vực nội đô.
Điều 41 của quy chế có ghi rõ về phương châm quy hoạch của Ba Son.
“Tổng quát Khác với các tiểu khu còn lại của Khu bờ Tây sông Sài Gòn, Khu Ba Son phải được phát triển hài hòa với những công trình kiến trúc lịch sử còn được giữ lại trong khu vực nhằm truyền tải ký ức về một xưởng tàu xưa cho thế hệ tương lai.
Các kiến trúc lịch sử này(*) sẽ được gìn giữ và tồn tại cùng những công trình mới. Việc phát triển mới phải tôn trọng ý nghĩa vị trí của xưởng tàu Ba Son lịch sử, đồng thời tạo sự hài hòa với các công trình kiến trúc được bảo tồn trong khu hải quân.
(*) Các công trình và kiến trúc cần được bảo tồn Năm công trình lịch sử sau đây phải được giữ lại trong khu vực (hình 41-1), kể cả việc tái bố trí công năng sau này. A. Depot: Công trình kết cấu bê tông chịu lực có mái 3 cột nhìn ra sông Sài Gòn. B. Xưởng nhỏ: Nằm gần depot, ngay góc phải ra sông Sài Gòn. C. Xưởng lớn: Nằm xéo ra sông Sài Gòn. D. Văn phòng 1: Cổng Tôn Đức Thắng, kế cận Văn phòng 2. E. Văn phòng 2: Cổng Tôn Đức Thắng, kế cận Văn phòng 1.”

Các công trình cần được bảo tồn trong khu Ba Son theo quy định của Tp
Rõ ràng chính quyền thành phố đã có những chuẩn bị để có thể phát triển hòa hợp với kế thừa di sản ở khu Ba Son
2. Thông tin về dự án Ba Son
Chính quyền Thành phố đã thuê tư vấn uy tín của nước ngoài để làm ra quy định rõ ràng, chi tiết và có tầm nhìn như vậy, nhưng thực tế đã diễn ra khác hẳn với mong muốn đó.
Sau khi có quyết định di dời cảng Ba Son để phát triển đô thị, đã không hề có một thông tin công khai – chính thức và chi tiết về chủ đầu tư chính thức, về nội dung đồ án quy hoạch của dự án, cũng như phương hướng giữ gìn di sản này. Không hề có một công bố về tổ chức thi tuyển phương án thiết kế khu Ba Son, mà thành phố đã làm với những khu quan trọng khác, như phố đi bộ Nguyễn Huệ, hay khu tứ giác trụ sở UBND Thành phố. Quy chế quản lý mà thành phố ban hành như trên có được tuân thủ hay không, cũng không ai biết. Và thông tin trên báo là những tin vắn, nếu không để ý thì sẽ rất khó nhận ra.
Xin được điểm lại các tin về dự án Ba Son theo Báo Tuổi Trẻ.
Năm 2009, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP.HCM đề nghị được bổ sung ụ tàu lớn với tuổi đời hơn 120 năm vào di tích lịch sử xưởng cơ khí - địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Cục Di sản văn hóa đồng ý và yêu cầu lập hồ sơ trình lên Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch. Hồ sơ đã được lập nhưng việc xếp hạng di tích thì dừng ở đó. (theo loạt bài của tác giả Phạm Vũ)
Ngày 26/2/2013, “UBND TP.HCM có văn bản điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 khu trung tâm phức hợp Sài Gòn - Ba Son. Theo đó, TP đề nghị giữ lại ụ tàu và công nhận cụm di tích lịch sử quốc gia đối với khu vực ụ tàu và xưởng cơ khí Ba Son (đã được xếp hạng di tích quốc gia).”
24/4/2015, “Bộ Quốc Phòng đề nghị Thủ tướng cho phép chỉ định nhà đầu tư mua tài sản trên đất gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng khu đất Ba Son hiện hữu.Thường vụ Quân ủy trung ương và Bộ Quốc phòng thống nhất chọn Công ty cổ phần Đầu tư dịch vụ thương mại TP.HCM là nhà đầu tư mua tài sản trên đất và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng khu đất Ba Son”. (Bài báo không đăng chi tiết nội dung quy hoạch và phương hướng bảo tồn di sản)
23/11/2015 “Sở VH&TT TP.HCM đã có kiến nghị với cấp lãnh đạo về việc giữ lại một số công trình của di tích cảng Ba Son. Những công trình được kiến nghị giữ lại bao gồm nhà lưu niệm, xưởng cơ khí nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng từng làm việc, ụ tàu. Thông tin này được ông Tôn Thanh - phó giám đốc Sở VH&TT TP.HCM - đưa ra tại đại hội lần II Hội Di sản văn hóa TP.HCM tổ chức sáng 22-11 ở Bảo tàng Hồ Chí Minh TP.HCM.”
Tin vắn ngày 23 tháng 11 là thông tin cuối cùng người dân được biết về Ba Son, cho đến khi người ta thấy Vinhomes rao bán dự án rầm rộ vào cuối tháng 3 vừa rồi. Phải chăng người ta đã nhắm mắt làm ngơ để Ba Son không còn bị trói buộc bởi một quy luật nào khác ngoài quy luật thị trường, và có lẽ của cả những luật chơi riêng mà người dân không được biết. Chuyện gì đã xảy ra khi Quy chế quản lý của thành phố rõ ràng đã không được tôn trọng.
3. Làm gì để giữ gìn-phát triển khu Bason – một vài gợi ý
Thế giới có rất nhiều ví dụ về giữ gìn và khai thác di sản lịch sử, cho dù đó không phải là những công trình có giá trị kiến trúc cao. Phần nhiều những di sản này là công trình xây dựng phục vụ công nghiệp, cầu cảng, kho bãi, được giữ lại để ghi nhớ quá trình phát triển của đô thị ấy. Ở bài này xin kể ra hai ví dụ ở Nhật, một là Nhà kho gạch đỏ ở thành phố Yokohama, và một là khu cảng xưởng Toyosu, Tokyo.
Nhà kho gạch đỏ Yokohama là công trình kho vận trong hệ thống cảng Yokohama, được xây vào thời Minh Trj Duy Tân. Nó gồm hai kho, kho số 1 xây năm 1908, hoàn thành năm 1913, kho số 2 xây năm 1907, hoàn thành 1911. Gạch được nung hoàn toàn tại Nhật, và đương thời là công trình kho vận hiện đại nhất của Nhật, với hệ thống thang máy chở hàng, hệ thống vòi phun chữa cháy trong nhà và cửa chống lửa.

Nhà kho gạch đỏ đầu thế kỷ 20
Trong suốt gần 80 năm, nhà kho gạch đỏ đã hoàn thành nhiệm vụ của nó, tham gia vào suốt quá trình mở mang và hiện đại hóa nền kinh tế của Nhật Bản, vượt qua được trận động đất lớn năm 1923, là chứng nhân quan trọng trong lịch sử cận đại của Nhật. Năm 1989, nhà kho hoàn thành sứ mệnh của mình, và bị bỏ hoang phế sau đó.

Nhà kho gạch đỏ trong thời gian bị bỏ hoang
Năm 1992, với ý muốn bảo tồn di tích này, thành phố Yokohama đã mua lại và lên kế hoạch bảo dưỡng rồi tái sinh cho nó. Trải qua quá trình trùng tu và nghiên cứu phương án khai thác, năm 2002, với ý tưởng biến nơi đây là “không gian sáng tạo văn hóa – nơi giao lưu của bến cảng”, Nhà kho gạch đỏ được hồi sinh và trở thành trung tâm du lịch nổi tiếng của Yokohama. Đây là một tổ hợp thương mại – văn hóa, với hơn 50 cửa hàng và nhà hàng, khu hội trường và không gian triển lãm. Từ khi mở cửa nơi đây đã đón tổng cộng hơn 70 triệu lượt khách, riêng năm 2015 lượng khách là hơn 6 triệu lượt, là điểm đến được yêu mến của cả người Nhật và khách nước ngoài.

Nhà kho gạch đỏ sau khi được trùng tu và khai thác thành điểm đến du lịch nổi tiếng của Yokohama

Năm 2010, nơi đây là nơi đầu tiên của Nhật Bản được nhận giải thưởng Di sản Châu Á Thái Bình Dương nhằm bảo tồn di sản văn hoá của Unesco. Có rất nhiều sự kiện văn hóa lớn nhỏ được tổ chức tại đây như lễ hội hoa mùa xuân, trượt băng chỉ có trong mùa đông, chợ Giáng sinh, lễ hội Oktoberfest, fashion show, triển lãm mỹ thuật.
Ví dụ thứ hai, là phát triển đô thị tại phần cảng xưởng trong khu Toyosu, Tokyo. Khu Toyosu là một khu công nghiệp nặng – cảng vận lớn nằm trên vịnh Tokyo, với diện tích hơn 100ha. Hình thành từ dự án lấp biển đầu thế kỷ 20, Toyosu là một trong những đầu tàu về công nghiệp nặng của vùng đô thị Tokyo. Đến đầu thế kỷ 21, cùng với xu hướng thay đổi cơ cấu nền kinh tế, công nghiệp nặng không còn giữ vai trò mũi nhọn. Theo đó những nhà xưởng trong khu Toyosu bị đóng cửa hoặc di dời, nhường chỗ cho một khu đô thị mới với hàng loạt cao ốc văn phòng, căn hộ và khối thương mại. Tại phần cảng xưởng có ụ đóng tàu - được quy hoạch lại thành công trình thương mại, người ta đã giữ lại ụ tàu và biến nó thành biểu tượng của ký ức phát triển công nghiệp, làm điểm nhấn của không gian công cộng cho toàn khu vực.

Khu cảng xưởng Toyosu trước và sau khi được phát triển thành khu đô thị mới. Lưu ý chỗ lõm vào bờ biển là ụ tàu được giữ lại như một ký ức đô thị.
Cận cảnh Ụ tàu được bảo tồn thành một phần của không gian công cộng. Bao quanh nó là các khối công trình thương mại
4. Kết luận
Khi giữ gìn một di sản lịch sử, luôn luôn có xung đột giữa kinh tế và văn hóa, giữa những thứ rất rõ ràng có thể đong đếm bằng tiền, với những lập luận-phân tích phần nhiều là định tính, giữa những thế lực mạnh gạo bạo tiền, với giới học thuật hay tầng lớp bình dân kém sức ảnh hưởng. Nhiệm vụ của quy hoạch đô thị là cân bằng mâu thuẫn này, để không vì di sản mà hạn chế xu hướng phát triển, cũng như xóa sạch tất cả chỉ để xây lên cái mới.
Trong những cuộc tranh đấu để giữ gìn di sản đó, không một thế lực nào được quyền đứng trên lợi ích chung của đô thị - của mọi công dân sống trong đô thị ấy. Thông tin về di sản, về quy hoạch phải được công khai, phải được đưa ra cho người dân biết và bàn. Việc hạn chế thông tin đến người dân có thể coi là một tội ác, khi đặt họ vào trong thế đã rồi, và khi biết ra thì tất cả đã quá muộn.
Trong trường hợp Ba Son, người dân không có thông tin về lịch sử của di tích, không có cơ hội để nhận thức hết giá trị vì không được quyền tiếp cận. Khi di dời cảng Ba Son, người dân cũng không hề được thông tin về định hướng quy hoạch cũng như bảo tồn. Vì vậy khi có thông tin dự án, mà phần đông đều không có đủ tiền để mua, người ta cũng dễ thờ ơ, hoặc có thể còn háo hức, với sự biến đổi này.
Chúng ta có quyền đặt câu hỏi về quy trình thẩm định và phê duyệt dự án Vinhomes Golden River. Nó có hợp lý, minh bạch hay không, nó có đánh giá và đưa ra phương hướng bảo tồn những công trình hiện hữu hay không, và ý kiến phản biện có được tham khảo hay không? Chính quyền thành phố đã làm gì không áp dụng được công cụ quản lý do chính mình tạo ra. Phải chăng chính quyền đã hơi coi thường người dân thành phố khi “đóng cửa bảo nhau”, và đặt mọi người trong thế đã rồi.
Nếu để Ba Son được xây như dự án Vinhomes đang rao bán, thì chỉ một nhúm nhỏ những nhà đầu tư, những người rất giàu hưởng lợi, cả về giá trị kinh tế lẫn môi trường sống hạng nhất, nhưng Sài Gòn và gần 10 triệu dân của nó sẽ mất đi một tài sản vô giá về lịch sử-văn hóa và bản sắc, cái mà không thể có trong ngày một ngày hai, không thể mua bằng tiền, và nếu mất đi thì không bao giờ lấy lại được.
Ba Son, với vị thế trung tâm của nó, cần được phát triển, nhưng không phải bằng mọi giá, xóa sạch quá khứ. Ba Son cần thêm thời gian để có phương án phát triển hài hòa với di sản, để người dân góp ý với phương án đó. Chúng ta – những công dân của Sài Gòn, có quyền thừa hưởng những không gian, những ký ức mà tiền nhân để lại, cũng như nghĩa vụ trân trọng, giữ gìn, trau chuốt những di sản đó để truyền lại cho những thế hệ sau.