Câu trả lời đơn giản là: CÓ!
Sau đây là những nhận định để có câu trả lời trên:
1.
Để thực hiện được “đường lưỡi bò” thì buộc China phải dùng chiến tranh
xâm lược; bởi vì không ngẫu nhiên các nước có tranh chấp với China lại
giao biển đảo cho China. Như vậy, sớm hay muộn, chiến tranh giữa China
với láng giềng trên Biển Đông buộc phải xẩy ra. China sẽ ra tay khi họ
xét thấy “thế và thời” đã đủ chín mùi đối với họ.
2.
Tập Cận Bình là người có tham vọng. Kể từ ngày được bầu là TBT và kiêm
Chủ tịch nước (15/11/2012), ông ta đã thực hiện một loạt các biện pháp
chống tham nhũng, ngay cả những người giữ chức vụ cấp cao nhất cũng
không được an toàn, như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang….; không chỉ thể hiện
quyền lực, mà ông ta thực sự muốn thể hiện bản lĩnh trong việc thực
hiện chủ thuyết của ông ta, đó là “Giấc mơ Trung Hoa”, hay “Phục hưng
Trung Hoa”.
3. Sau hơn 30 năm đổi mới (từ 1978),
China bây giờ là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Những chi phí khổng lồ
đầu tư cho quốc phòng liên tục trong nhiều năm, trong mưu đồ cạnh tranh
với Mỹ về quân sự, nay Bắc Kinh cũng tự tin để khẳng định vai trò của
mình trước thế giới. Riêng so sánh tương quan lực lượng quân sự với Việt
Nam, thì China gấp hàng chục, thậm chí có lĩnh vực hơn hàng trăm lần.
Nhân Dân Trung Quốc đang có một tinh thần Đại Hán rất cao, có đến 80%
dân cư mạng China là muốn “dạy cho Việt Nam một bài học nữa”.
Về mặt này, có nghĩa là China đang rất tự tin về sức mạnh của mình, và rất muốn gây chiến.
Nội
bộ China cũng đang rất bất ổn, việc gây chiến tranh bên ngoài lãnh thổ
cũng là để giảm áp lực trong nước, hướng lòng dân ra ngoài lãnh thổ.
4.
Bằng biện pháp “lạt mềm buộc chặt”, kể từ HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ, tháng
9/1990 đến nay, Bắc Kinh đã làm cho Việt Nam phụ thuộc họ về mọi mặt
(kinh tế, chính trị, ngoại giao). Về kinh tế: Chỉ riêng năm 2013, “mức nhập siêu đối với thị trường này đã lên tới 23,8 tỷ USD”(1);
như vậy, có thể suy đoán, chỉ riêng nhập siêu thôi (tích lũy các năm
cộng lại), thì Việt Nam còn nợ China khoảng 50-70 tỷ USD, chưa kể khoản
cho vay đầu tư ưu đãi khoảng 20-30 tỷ USD nữa. China cho rằng, nếu chiến
tranh xẩy ra, thì kinh tế Việt Nam sẽ sụp đổ, và kéo theo cả thể chế.
Và đây là lý do quan trọng để China không ngừng tăng sức ép, buộc lãnh
đạo Việt Nam phải nhượng bộ hết cái này sang cái khác, trong nhiều năm
liên tục. Nay là lúc Việt Nam đang yếu nhất, nếu không ra tay, thì nếu
có một biến cố nào đó thay đổi thể chế ở Việt Nam theo hướng dân chủ,
thân Mỹ thì China đã bỏ mất cơ hội nghìn năm mới có một này.
Như vậy, quyết đánh Việt Nam trong lúc nước Việt yếu nhất sẽ là thượng sách. Khả năng dành thắng lợi đã hơn 60%.
5.
Là cường quốc kinh tế, China hiện nay quan hệ và tài trợ, cho vay với
hầu hết các nước trên thế giới; Bắc Kinh cho rằng, việc các nước phản
đối China trong trường hợp China gây chiến với Việt Nam sẽ là thấp nhất.
6. Mâu thuẫn nội bộ, một tập thể Bộ Chính trị yếu đang đưa đất nước Việt Nam đến rối loạn, phân rã.
Trong bài viết “Bắt cá nhiều tay và không chốn dung thân”(2), nhà báo Phạm Chí Dũng đã viết: “…
Tình hình đó đang phát triển nhanh đến mức mà một số giới quan sát cho
rằng trong thời gian tới, Bộ Chính trị Việt Nam có thể bỏ mặc cho người
Hán muốn làm gì thì làm ở khu vực biển Đông”.
Trong
một diễn biến hôm qua, bài phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị Trung
ương 9, vào chiều 14/5/2014, của ông TBT Nguyễn Phú Trọng có đoạn:
“Đặc
biệt là tình hình Biển Đông hiện đang diễn biến phức tạp, nghiêm trọng,
đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải hết sức tỉnh táo, sáng
suốt, tăng cường đoàn kết, cả nước một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập,
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đồng thời giữ vững môi
trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước”.
Không
khó để nhận ra từ lời phát biểu trên đây của ông Trọng, ẩn sâu trong
lời phát biểu là thể hiện sự buông xuôi. Phải chăng, vì nguồn lực kinh
tế suy kiệt, trong khi bạn bè thực tâm của Việt Nam lúc này chẳng có ai
cả (mặc dù các nước có quan hệ “đối tác chiến lược” đã gần đến 10 nước);
cho nên phải tính bài “giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước”. Một khi giặc đã vào nhà rồi mà vẫn giữ quan điểm như vậy, thì phải hiểu đó là gì?
Rõ ràng, Bắc Kinh thừa khôn ranh để hiểu rằng, toàn bộ BCT Việt Nam đang nghĩ gì, và họ sẽ không bỏ qua cơ hội này.
7. Mâu thuẫn giữa Nhân Dân và Chính quyền là chưa từng có trong lịch sử.
Việc
bắt bớ bỏ tù những người yêu nước trong nhiều năm qua, và việc dân oan
khiếu kiện ở khắp cả nước trả lời cho nhận định này. Một đất nước như
thế, thì không thể là một đất nước mạnh, và giặc ngoại xâm lợi dụng để
xâm lăng là chuyện dễ thấy.
8. Quan tham bị Bắc Kinh mua chuộc.
Bằng
nhiều hình thức, người Tàu đã mua chuộc được rất nhiều quan tham ở Việt
Nam ở tất cả các Bộ, ngành và địa phương; kể cả là ở cấp cao nhất. Cho
China vào khai thác bauxite tại Tây Nguyên là một ví dụ.
Phải
có sự chỉ đạo từ cấp cao, thì China mới trúng thầu đến 90% công trình
trọng điểm quốc gia. Tương tự như thế, China mới thuê được đất trồng
rừng 50 năm; thuê Cảng Vũng Áng đến 70 năm v.v.; Riêng tỉnh Quảng Ninh
còn muốn cho thuê 120 năm, thật là không còn gì để nói nữa!
Báo
chí đưa tin, có đến 60% các mỏ khoáng sản ở miền Bắc là do người Tàu
đứng sau, cho thấy họ đang làm chủ nền khai thác mỏ của Việt Nam, lĩnh
vực kinh tế chủ yếu của Việt Nam hiện nay.
Bọn
người Tàu đã trà trộn khắp nơi ở Việt Nam. Ngay tại Hà Nội, các cuộc
biểu tình trước đây có đám người Tàu, mà người biểu tình chụp ảnh được.
Việc để người Tàu có mặt khắp nơi ở Việt Nam, một mối nguy hiểm không
thể lường hết được.
Có thể nói, Bắc Kinh đang chờ cơ hội để ra tay xâm lược Việt Nam bằng quân sự trong thời gian tới.
Với
việc đưa giàn khoan HD-981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam, Bắc
Kinh thực sự đã tuyên bố chiến tranh. Và với danh dự nước lớn và tầm
quan trọng của sự kiện, thì không bao giờ Bắc Kinh rút ra khỏi vị trí
đó, trừ việc bị quốc tế cấm vận (điều này không thể xẩy ra).
Với quan điểm “giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước”, thì
xem như Việt Nam đã chấp nhận bỏ cuộc đối với HD-981, đúng như nhà báo
Phạm Chí Dũng đã viết trên đây, ngoại trừ một diễn biến khác ngoài sự dự
đoán của nhiều người.
14.5.2014
H.M.
Run sợ trước kẻ địch thì không bao giờ THẮNG nó.
Trả lờiXóaTQ đang áp dụng chiến thuật "trong phá ra, ngoài đánh vào ",rất nguy hiểm. Thử hỏi ai đó đã ra lệnh cho CA, CSCĐ v.v án binh bất động trọng vụ công nhân đốt phá, vậy rất có thể cũng sẽ ra lệnh cho QĐ buông súng khi xe tăng giặc tiến vào lãnh thổ. Nguy tai Nguy tai.
Trả lờiXóaMột lần nữa chúng ta lại chỉ hy vọng vào lòng dân không chịu Hán hóa...Dường như tất cả đã được TQ tính toán đặt lên bàn cân, chỉ còn một ẩn số mà chúng còn chưa thể đo lường được : sức mạnh của lòng yêu nước của dân tộc Việt. Nếu chủ quan gây chiến đánh VN, chúng sẽ phải trả giá đắt...