Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

DỰ ÁN CÁT LINH – HÀ ĐÔNG: TRUNG QUỐC ĐÃ CHƠI XẤU NHƯ THẾ NÀO ?



Ngày 20/5, dự án đường sắt trên không Hà Đông – Cát Linh chính thức được mở cho người dân Hà Nội tham quan. Sau hơn sáu năm khởi công, lần đầu người dân Việt Nam được tận mắt được chứng kiến chiếc tàu metro. Tuy nhiên, đây có phải là một “thành quả” như báo chí vẫn đang ra sức tâng bốc hay chỉ là một cú lừa lớn của Trung Quốc với Việt Nam?

Dự án đường sắt Hà Đông – Cát Linh để lại nhiều hậu quả nặng nề, đầu tiên có thể thấy rõ nhất ngân sách quốc gia và nhân dân phải cõng một khoản tiền oan. Dự án được phê chuẩn và đi vào thi công vào cuối năm 2011 với những ưu đãi đầy “hứa hẹn”. Đầu tiên, tổng đầu tư 552,66 triệu với chiều dài 13.1 km. Con số này bề ngoài nhìn có vẻ hợp lý và thậm chí khá mềm so với các dự án đường sắt khác trên thế giới. Tại Pháp, chính phủ bỏ ra 39 tỷ để xây dựng hệ thống đường sắt mới dài gần 200 km. Nếu tính ra đơn vị trên 1 km và trừ các khoản chi phí lặt vặt thì mức giá trên của nhà thầu Trung Quốc có vẻ rất phải chăng. Thêm vào đó, chính phủ Trung Cộng hứa hẹn cho chính phủ Việt Nam mượn 169 triệu vốn vay ưu đãi thông qua hình thức ODA. Như vậy bên Việt nam có được gói thầu rẻ và chỉ phải bỏ ra khoảng 80% vốn trước mắt. Tuy nhiên, khi kí thỏa thuận xong cũng chính là lúc Việt Nam rơi vào cái bẫy kinh tế của Trung Quốc giăng ra.



Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông “uốn lượn” đẹp mắt

Hợp đồng không rõ ràng

Qui tắc tối thiểu trong kinh tế là hợp đồng kinh tế phải rõ ràng. Tuy nhiên bên tổng thầu Trung Quốc đã cố tình chia nhỏ hợp đồng, để khi quá trình thi công bắt đầu mà các hợp đồng quan trọng nhất vẫn chưa được kí hết. Hậu quả là khi mọi chuyện đâu vào đấy rồi bên thầu Trung Quốc trở mặt dừng thi công để đòi thêm phía Việt Nam 315,18 triệu (Con số này bằng hơn nửa số vốn ban đầu). Sau khi “thỏa thuận lại” so với thầu Trung Quốc số vốn bỏ tăng gần gấp đôi và hoàn toàn do bên Việt Nam chịu.

Phụ thuộc liên tiếp vào Trung Quốc

Trung Quốc cố tình làm kích thước của thanh ray đường sắt to hơn bình thường để phù hợp với các loại tàu Trung Quốc sản xuất. Như vậy, Việt Nam rõ ràng sẽ phải chấp nhận mua loại tàu sản xuất từ phía Trung Quốc. Còn giá cả bao nhiêu thì Trung Quốc hoàn toàn có lợi thế trong việc quyết định

Nguy cơ đổ vỡ kinh tế từ những khoản vay “ngoài dự tính”

Các dự án kinh tế như vậy đã làm Việt Nam trở thành con nợ lớn của Trung Quốc. Nguyên tắc khi đi vay nợ là quốc gia đó phải có đủ điều kiện chi trả. Vay một số tiền quá lớn ngoài sức chịu đựng của những khoản thu của ngân sách nhà nước thì dĩ nhiên chính phủ buộc phải tăng thuế. Rõ ràng trong dự án đường sắt Cát Linh số vay thêm là “ngoài dự tính” và gấp 3 lần số vay ban đầu. Chỉ riêng dự án đường sắt Hà Đông-Cát Linh, Việt Nam nợ Trung Quốc gần nửa tỷ USD. Vậy ta đã có kế hoạch chi trả cho số tiền nợ “ngoài dự tính” đó chưa hay tất cả sẽ quy về đồng tiền thuế của của dân? Cộng thêm số lãi hàng năm, ngân sách quốc gia và nhân dân sẽ phải cõng một khoản thuế lớn để trả giá cho sự thiếu tính toán của các bộ ngành khi quyết định vay nợ Trung Quốc. Trong lịch sử kinh tế thế giới đã có rất nhiều quốc gia vỡ nợ vì chi-vay không có kế hoạch. Nếu tiếp diễn tình trạng này thì nguy cơ khủng hoảng tài chính của Việt Nam là rất cao, hoặc Việt Nam chấp nhận vỡ nợ, hoặc chấp nhận phụ thuộc sâu hơn vào Trung Quốc.

Dự án lộn xộn, thiếu quy hoạch

Nhìn từ trên không có thể thấy rõ dự án Hà Đông – Cát Linh đi theo một hướng uốn éo lởm chởm, không hơn một công trình rẻ tiền là bao. Theo phản ánh nhiều người tham quan, công trình có nhiều khe kích thước lớn, hành khách có thể dễ dàng gặp tai nạn. Các khu vực được bố trí không hợp lý dẫn tới việc di chuyển vô cùng mệt mỏi. Một vấn đề lớn đặt ra nữa là không hề có khu vực để xe đạp, xe máy dành cho hành khách trong thiết kế. Bây giờ muốn xây thêm chỗ gửi xe “chưa được dự tính trước” thì ban quản lý sẽ sử dụng phần đất nào đây? Nhất là một thành phố đất chật người đông như Hà Nội như hiện nay, chắc chắn dự án Hà Đông-Cát Linh sẽ góp phần làm cho mức độ hỗn độn của đô thị trở nên nghiêm trọng thêm.



Phần khe nối giữa tàu và nhà ga khoảng cách khá rộng, chân trẻ em dễ dàng lọt qua, có thể gây nguy hiểm nếu không có người lớn giám sát (Ảnh Vietnamnet)

Cuối cùng, dự án của Trung Quốc xây liệu có an toàn, người dân Việt Nam có dám đi không? Hơn nữa, một công trình giao thông chỉ được sử dụng khi nó đi vào hoàn thiện. Ví dụ để đến công sở, người dân phải lái xe máy đến ga tàu, rồi lại phải mất tiền gửi xe máy và thêm một khoảng thời gian đi bộ để đến chỗ làm việc. Vậy, so với phương tiện truyền thống cái nào lợi hơn? Quy mô của dự án chỉ kéo dài 13km, rõ ràng chẳng đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân thủ đô, chưa kể những bất tiện và độ rủi ro khi tham gia phương tiện này. Nếu phát triển thêm dự án liệu Việt Nam có tiếp tục chịu sự dắt mũi của Trung Quốc không? Và tiền đâu ra tiếp để phát triển thêm tuyến đường?

Cảnh khủng khiếp dưới gầm công trường đường sắt Cát Linh-Hà Đông

Trong mọi vấn đề, Tổng thầu hứa cả trăm lần nhưng không thực hiện, cứ như họ đang giấu giếm điều gì đó…

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông phá sản chạy thử vào tháng 10, còn phía dưới các nhà ga đang là rác thải, bơm kim tiêm la liệt.

Tại công trường thi công, đoạn qua đường Trần Phú, phường Mộ Lao (Hà Đông, Hà Nội) xuất hiện hàng loạt kim tiêm vứt la liệt, khiến nhiều người lo lắng.

Bà Tú sống gần khu vực này chia sẻ, thấy hiện tượng này xuất hiện từ lâu, nhất là ở khu vực cầu thang xây lên. Ngoài ra, nước tù đọng, rác dồn ứ lâu ngày gây ô nhiễm.

“Cứ dựng một đống bê tông lên rồi để đó, không sớm thì muộn chỗ này dễ thành bãi rác to” – bà Tú lo lắng.



Kim tiêm đã qua sử dụng vứt la liệt tại khu vực nhà ga ở đường Trần Phú

Một người dân ở đây cho biết: Thỉnh thoảng tôi lại thấy có vài người vào đây chích rồi vứt kim tiêm la liệt, thời gian vào ra không cố định, ban ngày cũng có”.

Trao đổi với VietNamNet, ông Bạch Hồng Hiếu, Phó chủ tịch UBND phường Mộ Lao, quận Hà Đông xác nhận tình trạng này. Ông khẳng định sẽ có phương án vào cuộc xử lý dứt điểm.



Phó chủ tịch phường Mộ Lao Bạch Hồng Hiếu thị sát khu vực kim tiêm vứt la liệt

Ông Hiếu thông tin: Phường thường xuyên phối hợp với công an phường rà soát, xử lý vấn đề liên quan đến an ninh trật tự. Tuy nhiên, khu vực xảy ra hiện tượng trên giáp ranh với quận Thanh Xuân, có vị trí khuất và là nơi đang thi công công trường nên các đối tượng lợi dụng để làm tụ điểm.

Một cán bộ công an phường Mộ Lao cho biết, tình trạng trên mới xuất hiện, công an phường đã cử cán bộ xuống xác minh và xử lý.

Tại một số điểm thi công nhà chờ đường sắt trên cao xuất hiện tình trạng người dân lợi dụng công trình xây dở để xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.



Nhà ga trên đường Nguyễn Trãi, gần chợ Phùng Khoang thi công dang dở, hiện đang vây kín bạt lưới



Cầu thang dẫn lên nhà chờ được gắn cọc thép, vây lưới tạm trên đường Nguyễn Trãi



Rác thải chất đống tại khu vực thi công nhà ga gần hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa)



Công trường ngổn ngang gạch vữa trên đường Hoàng Cầu hướng ra đường Láng



Cũng tại nhà ga đang xây dở này, rác thải, củi khô, thùng xốp nổi lềnh bềnh trên vũng nước đen ngòm



Cầu thang dẫn lên nhà chờ đường sắt trên cao đang xây dở, nước tù đọng bốc mùi hôi thối. Ảnh chụp tại nhà ga giao nhau giữa đường Ô Chợ Dừa và Hoàng Cầu (quận Đống Đa)



Một số hộ dân sống cạnh công trường đường sắt trên cao đoạn qua đường Nguyễn Trãi bày tỏ bức xúc khi việc xây dựng chậm tiến độ, nhiều rác xả ra gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe



Kim tiêm vứt chỏng chơ khu vực đường Trần Phú, Hà Đông



Gạch vữa chất đống





Cầu thang dẫn lên nhà ga trên đường Hoàng Cầu mới trơ khung thép



Đại diện BQL dự án Đường sắt (Bộ GTVT) cho biết: Do vướng mắc về nguồn vốn bổ sung nên việc thi công dự án diễn ra cầm chừng



Nhà ga trên đường Láng (quận Đống Đa) ngổn ngang vật liệu xây dựng



Bộ GTVT đang chỉ đạo phía Tổng thầu TQ đề nghị bổ sung nguồn vốn lưu động cho dự án, tuy nhiên tổng thầu báo cáo phần vốn này chỉ ưu tiên dành cho tạm ứng mua sắm thiết bị dự án (Ảnh chụp nhà chờ trên đường Nguyễn Trãi, đoạn gần Nguyễn Xiển)



Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thừa nhận, mốc thời gian trước đây đưa ra dự kiến chạy thử vào tháng 10 khó đạt được vì nhiều hạng mục dở dang do thiếu vốn



Bộ GTVT cho biết, sẽ đề nghị Đại sứ quán TQ làm việc với lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn cục 6 Đường sắt TQ yêu cầu thực hiện tiến độ cam kết

2 nhận xét: