Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Góp ý với Bộ chính trị và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng


BBT nhận được thư góp ý với Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của Đảng viên lão thành Lương Thanh Sở. Trong nội dung lá thư, ông Sở đưa ra nhiều vấn đề cốt lõi liên quan đến nguyên nhân vì sao đã cận kề ngày Đại hội XII mà Bộ Chính trị vẫn chưa chốt được phương án nhân sự thuộc trường hợp "đặc biệt" ra tái cử.
Chỉ còn không đầy 1 tháng nữa Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII sẽ khai mạc, nhưng đến nay vẫn chưa ai rõ về phương án nhân sự cấp cao vì HNTW 13 chưa bàn tới vấn đề này. Dư luận cán bộ, Đảng viên rất sốt ruột, không hiểu ông Nguyễn Phú Trọng và Bộ chính trị đang làm gì mà chưa đưa ra được phương án nhân sự các chức danh chủ chốt của Đảng được tái cử trong HNTW 13. Tìm hiểu thông tin nội bộ mới biết chủ trương của ông Nguyễn Phú Trọng là “không đưa ra bàn ở hội nghị này mà đợi đến HNTW 14 mới đem ra bàn”, lý do là tại HNTW 13 dư luận không ủng hộ việc tái cử chức Tổng bí thư của ông. Ở HNTW 12 ông đưa ra 03 phương án các chức danh chủ chốt tái cử (phương án 1 người, phương án 2 người và phương án 03 người), nhưng hướng mọi người vào phương án chọn 1 người vào chức Tổng bí thư cùng với các tiêu chí bắt buộc nhưphải là người miền Bắc, phải là người có lý luận,… với lý do nếu chọn sai tiêu chí này tình hình sẽ “phức tạp”. Theo đó, trong nội bộ lan truyền tin trong 04 ông (Sang-Trọng-Hùng-Dũng) chỉ có ông Trọng tái cử làm Tổng bí thư Khoá XII, có thể đến nửa nhiệm kỳ sẽ chuyển giao cho người khác.

Ông Nguyễn Phú Trọng: "Tổng Bí thư phải là người miền bắc, phải là người có lý luận!"(!?)


Tại HNTW 13, khi Tiểu ban nhân sự đưa ra tiêu chí này, mọi người hiểu ngay là muốn ám chỉ chính bản thân ông Trọng nên đã có nhiều ý kiến phát biểu phản bác, phê phán về tiêu chí vùng miền thiển cận hay đây là lúc cần người có tư tưởng đổi mới, có bản lĩnh, có trách nhiệm, có kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn chứ không cần người có lý luận suông, giáo điều,… Theo các tiêu chí này dư luận lại hướng vào một đồng chí khác, người mà ông Trọng muốn làm mất uy tín ngay từ đầu khoá!


Nhận thấy tình hình bất lợi, ông Trọng chuyển sang chiến thuật “toạ sơn quan hổ đấu”, ông ra sức chỉ đạo Uỷ ban chống tham nhũng mở các cuộc điều tra các vụ án để tìm ra các sai phạm của đồng chí X và sử dụng ông Trương Tấn Sang đi đầu trong việc này bằng cam kết nếu ông Trọng tiếp tục làm Tổng bí thư thì ông Sang sẽ làm Thủ tướng. Ở hướng khác nếu chỉ dùng ông Sang cũng chưa đủ sức để loại đồng chí X mà cần liên kết với nhiều ông khác để cô lập đồng chí X ngay trong Bộ chính trị với hy vọng số phiếu giới thiệu đồng chí X sẽ thấp, khi đó sẽ không được giới thiệu ở HNTW như nghị quyết của BCH TW đã nêu. Để làm được điều này người ông Trọng chọn là Nguyễn Sinh Hùng với “mồi nhử” là nếu tái cử được sẽ chuyển giao chức Tổng bí thư cho ông Hùng sau nửa nhiệm kỳ. Ông Trọng đánh đúng tâm địa của ông Hùng nên trong kỳ họp Quốc hội vừa qua ông Sinh Hùng tỏ ra là người có quyền bính nhất, chống Chính phủ và Thủ tướng ra mặt. Ông Trọng cũng không bỏ qua việc lôi kéo ông Út Anh thông qua việc bắn tin ông Út Anh có thể giữ chức Chủ tịch nước, úp mở việc ông Tô Huy Rứa có thể là ứng viên cho chức Tổng bí thư nếu ông Trọng không được đề cử. Ông Trọng cũng không quên ủng hộ ông Phạm Quang Nghị tái cử làm Chủ tịch Quốc hội như can thiệp của ông Lê Khả Phiêu. Để cô lập đồng chí X, ông Trọng gặp các ông Phan Diễn, Nguyễn Đức Bình để viết đơn tố cáo đồng chí X; ông Sang xui 03 vị giáo sư ký đơn bôi nhọ đồng chí X;… những câu chuyện này đã lan truyền khắp nơi trong nội bộ. Tất cả những cáo buộc này đều là những chuyện đã kết luận từ ĐH XI hoặc đều là những vu khống bịa đặt vô căn cứ nhưng ông Trọng và Bộ chính trị cử thả nổi, không có kết luận gì! Kể cả những lời tố cáo mang danh là địch nguỵ cũng tin là có thật rồi cử cán bộ sang Mỹ để tìm gặp kẻ viết đơn tố cào là địch nguỵ để xác minh về đồng chí X, một sự kiện xưa nay chưa từng có! Thật là nguy hiểm vô cùng!


Đến đây ta có thể hiểu được vì sao ở HN TW 13 không đưa ra BCH TW cho ý kiến về nhân sự các chức danh chủ chốt một phần là do chưa hạ được đồng chí X, một phần là ông Trọng cảm thấy không yên tâm khi chưa đánh giá được tương quan lực lượng giữa ông và đồng chí X. Rất có thể ông sẽ thất bại nếu lấy ý kiến một lần nữa. Chính ông Trọng là người đã tạo ra tình trạng các ông trong Bộ chính trị quá tuổi đều thấy mình còn điều kiện tái cử nên không ông nào tự nguyện rút không tái cử. Không ai chịu ai!!! Vì vậy các quân sư của ông Trọng khuyên ông lùi một bước để có thời gian chuẩn bị lực lượng quyết chiến tại HN TW 14 sắp đến.


Khi biết được thông tin này, dư luận trong TW và trong cán bộ rất phản ứng. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao BCH TW lại để nhóm Nguyễn Phú Trọng hoành hành trong TW như vậy. Và mọi người đều có chung nhận định, nếu để ông Nguyễn Phú Trọng tái cử sẽ là tai hoạ cho đất nước vì sẽ chìm đắm vào sự khủng hoảng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng. Tình hình sẽ rối loạn, phức tạp đe doạ tồn vong của đất nước, lúc đó Phú Trọng chỉ còn một con đường là cầu cứu Tập Cận Bình đưa tay cứu giúp!


Trước tình hình khó khăn hiện nay, xin ông Trọng, các ông trong Bộ chính trị, Ban bí thư cần tỉnh táo lại, lấy vận mệnh đất nước, dân tộc làm trọng để từ đó đoàn kết với nhau, xem xét khả năng của mình của đồng chí để lựa chọn được người thực sự có tâm, có tài lãnh đạo đất nước trong điều hiện vô cùng khó khăn hiện nay.


Nhân đây cũng khuyên ông Nguyễn Phú Trọng hãy bình tĩnh nhìn lại mình để đo mức tín nhiệm đến đâu. Với sức khoẻ, tuổi tác và khả năng của ông đã thể hiện trong 5 năm làm Tổng bí thư thì đến lúc này ông nên kết thúc sự nghiệp, coi đó là sự đóng góp cho Đảng, cho đất nước, bản thân ông sẽ được lưu danh tử tế hơn.


Nếu ông Nguyễn Phú Trọng vẫn nuôi ý đồ tái cử Khoá XII chức Tổng bí thư bằng mọi giá thì chẳng khác gì ông đang chơi “một canh bạc” nguy hiểm mà chắc chắn sẽ thất bại. Điều đó không chỉ hại cho bản thân ông mà còn làm ông trở thành tội đồ phá hoại ĐH Đảng lần thứ XII.


Rất mong BCH TW nhận rõ tình hình này, ngăn chặn không để xảy ra kịch bản như ông Trọng đã toan tính.


Lương Thanh Sở

Kami - Trước HNTW14: Đường cùng, rứt dậu


Lịch sử sẽ điền tiếp những cái tên: Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng vào danh sách những kẻ bán nước

Theo định kỳ, cứ 5 năm một lần Đảng CSVN sẽ tổ chức đại hội toàn thể để bầu ra một ban lãnh đạo mới, trong đó sẽ chỉ định các chức danh lãnh đạo chủ chốt nhất cho bộ máy nhà nước. Đây là một việc làm thường lệ. Tuy vậy từ trước đến nay, chưa bao giờ thấy trước đại hội đảng lại có nhiều diễn biến đầy kịnh tính như lần đại hội này - Đại hội 12. Điều đáng chú ý là, trong cuộc đua nhằm tới chức vụ cao nhất trong Đảng CSVN hiện nay đã xuất hiện sự tác động của nước ngoài một cách công khai.

Nội bộ phân hóa sâu sắc

Nhận xét về việc chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ 12, người ta cho rằng ban lãnh đạo đã quá mải mê và mất nhiều thời giờ cho việc lựa chọn nhân sự, mà phần báo cáo chính trị liên quan đến chủ trương ,đường lối của Đảng CSVN trong 5 năm tới (2016-2020) đã không được quan tâm đúng mức.

Việc trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt nam có sự chia rẽ sâu sắc là điều không thể chối bỏ. Đó là mâu thuẫn giữa phe bảo thủ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và một bên là phe "cải cách" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây không chỉ là sự mâu thuẫn về quyền lợi giữa các cá nhân lãnh đạo đảng CSVN, mà là việc mâu thuẫn về chủ trương, chính sách và đường lối giữa 2 thế lực chính trị. Đó là một phe với chính sách đối ngoại thân và dựa hẳn vào Trung quốc, đối nghịch với chính sách chống sự bành trướng của Trung quốc và ngả về phương Tây của phe bên kia. Cũng như về đường lối kinh tế, cũng có sự khác biệt rất cơ bản giữa 2 phe. Trong lúc phe "cải cách" chủ trương theo đuổi một nền Kinh tế thị trường đầy đủ, lấy kinh tế tư nhân làm động lực để thúc đẩy nền kinh tế. Thì ngược lại, phe bảo thủ vẫn chủ trương "Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN", trong đó lấy kinh tế Quốc doanh làm chủ đạo.

Việc ban lãnh đạo đảng thiếu thống nhất về đường lối và chính sách là nguyên nhân đã khiến họ quan tâm quá nhiều về công tác nhân sự. Hiện nay nội bộ lãnh đạo đảng CSVN đã phân hóa thành hai phe, với sự khác biệt cơ bản về các đường lối và chính sách. Điều đó cho thấy, vấn đề độc quyền lãnh đạo của đảng CSVN đã được ghi rõ trong điều 4 của Hiến pháp song cũng đã lung lay, khi mà một bộ phận không nhỏ các đảng viên đã và đang nghi ngờ sự chuyển hướng của người đứng đầu chính phủ - ông Nguyễn Tấn Dũng. Theo đó, họ cho rằng một khi quyền lực tối cao tập trung nằm trong tay ông Dũng, thì việc ông ta trở thành một vị tổng thống độc tài và sẽ xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng CSVN là nguy cơ có thật. Việc truyền thông tiết lộ rằng "Theo một quan chức cao cấp Việt Nam giấu danh tính, Nguyễn Tấn Dũng gần đây trong một buổi tiệc có nói rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ có đi theo những giá trị phổ quát của thế giới, mới có thể tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam, nếu không sẽ vĩnh viễn không thể thay đổi diện mạo độc tài biến tướng này, nếu như không có cách nào cải cách, sẽ lập tức giải tán", là điều hoàn toàn có cơ sở.

Từ đấu đá...

Hội nghị Trung ương 13 phải họp kéo dài hơn dự kiến, song không đạt được kết quả trong việc lựa chọn ứng viên "đặc biệt", đó là người trong tứ trụ khóa 11 sẽ tiếp tục ở lại nắm trọng trách Tổng Bí thư Đại hội 12. Điều đó kéo theo việc biểu quyết danh sách ứng viên cho các chức vụ Thủ tướng, Chủ tịch Nước và Chủ tịch Quốc hội cũng không thực hiện được. Vì thế Ban Chấp hành TƯ phải giao lại cho Bộ Chính trị xem xét tiếp để trình Hội nghị TW14 sắp tới để biểu quyết thông qua. Điều đó cho thấy đề cử ai là quyền của Bộ Chính trị, song việc lựa chọn ai làm Tổng Bí thư thì là quyền của các Ủy viên trung ương Đảng.

Đây cũng là một phần của lý do vì sao Hội nghị TW13 đã không đạt được kết quả như dự tính. Một phần phe của ông Trọng, được đa số thành viên Bộ Chính trị ủng hộ đưa ra các yêu cầu cho ứng viên chức danh Tổng Bí thư phải đảm bảo các yêu cầu như ... của ông Nguyễn Phú Trọng. Đó là: người miền Bắc, có trình độ lý luận, kiên định với Chủ nghĩa Marx-Lenin và là người thực sự trong sạch. Tất nhiêu những yêu cầu đó đã không được đa số các trung ương ủy viên không chấp nhận, mà theo họ tiêu chuẩn cho ứng viên chức danh Tổng Bí thư phải là người có dũng khí và trình độ, có bản lĩnh chính trị để có những quyết định đột phá cho đất nước trong tương lai.

Các nhà quan sát đều có chung một nhận định rằng, sau Hội nghị TW13 tương quan giữa các phe phái trong đảng đang ở thế giằng co, tuy có phần nghiêng về phía phe "cải cách" của ông Nguyễn Tấn Dũng. Bên cạnh đó vấn đề thời gian càng ngày càng có lợi cho phe ông Dũng, vì việc chọn ứng viên "đặc biệt", người sẽ nắm trọng trách Tổng Bí thư Đại hội 12 là điều bắt buộc phải làm và chắc chắn phải thực hiện. Nếu Hội nghị TW14 sắp tới không ngã ngũ thì trong kỳ Đại hội 12, Ban Chấp hành trung ương vẫn phải biểu quyết thông qua. Và người có khả năng nắm chức vụ Tổng Bí thư Đại hội 12 sẽ là ông Nguyễn Tấn Dũng.

Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Sinh Hùng từ ngày 23-27/12/2015 được thực hiện một cách nhanh chóng và rốt ráo như vậy?

... đến mượn tay nước ngoài


Ngay sau khi Hội nghị TW13 kết thúc (ngày 21/12/2015), thì theo "mật lệnh" chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Sinh Hùng bắt đầu từ ngày 23-27/12/2015. Trên danh nghĩa, chuyến thăm Trung quốc lần này của ông Hùng theo lời mời của Chủ tịch Nhân đại toàn quốc Trung Quốc, ông Trương Đức Giang. Song dư luận thì cho rằng thực chất là chuyến thăm này để báo cáo kết quả nhân sự Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12, sau Hội nghị TW13 với ban lãnh đạo Trung quốc. Sâu xa hơn, đó còn là việc đi xin kế sách của phía Trung quốc để giúp cho ông Nguyễn Phú Trọng giành được chức vụ Tổng Bí thư Đại hội 12.

Ngay trong chuyến đi của ông Nguyễn Sinh Hùng đến Trung Quốc, thì chiều 27/12/2015, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc đã thông qua dự luật chống khủng bố đầu tiên của nước này đã khiến cho người ta nghi ngờ. Theo VTV cho biết: "Trong cuộc thảo luận lần này, khái niệm "khủng bố" được định nghĩa là mọi ý kiến hay hành động nhằm mưu đồ chính trị và hệ tư tưởng, thông qua bạo lực, hăm dọa, gây hoang mang trong xã hội, phá hoại an ninh công cộng, xâm phạm quyền và tài sản cá nhân và đe dọa các tổ chức chính phủ và quốc tế. Định nghĩa này đã được mở rộng hơn so với khái niệm trước đó đưa ra hồi tháng 2/2015, khi đó không đề cập đến quyền và tài sản cá nhân cũng như mục đích chính trị và hệ tư tưởng." Và theo luật chống khủng bố mới này của Trung quốc, thì quân đội Trung Quốc và các lực lượng cảnh sát vũ trang của nước này có thể thực hiện các sứ mệnh chống khủng bố ở nước ngoài nếu được Quân ủy Trung ương Trung Quốc chấp thuận, song phải được sự cho phép của Quốc Vụ Viện cùng với các thỏa thuận được ký kết với những nước hữu quan.

Việc ngay lập tức, phía Việt nam, Đại tá Hà Minh Trân – Phó Cục trưởng Cục A67 cho biết: “Tại Việt Nam… lực lượng Công an đã phát hiện 10 đối tượng khủng bố quốc tế là thành viên chi nhánh tổ chức khủng bố quốc tế Al Qaeda và JI nhập cảnh vào Việt Nam”. Phải chăng đây là một hành động nội công, ngoại kích mang tính dọn đường, nhằm cho phép quân đội nước Trung quốc có thể tham gia vào các hoạt động chống khủng bố ở Việt nam trong giai đoạn Đại hội 12 sắp tới?

Chính vì thế, đầu giờ chiều ngày 28/12/2015, báo Tuổi trẻ có đăng bài "Ngăn chặn âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước" đã làm dư luận hết sức xôn xao. Điều đáng chú ý là, bản tin này nói về hoạt động của Chính phủ trong khuôn khổ một hội nghị và nội dung về vấn đề này chỉ vẻn vẹn 02 dòng, với nội dung "Tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo. Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn các hoạt động, âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước.". Song nó được đặt thành tựa đề của bài báo, khiến dư luận bức xúc và không biết tin đó có liên quan gì đến bản tin "5.200 cảnh sát, bộ đội tập phương án bảo vệ Đại hội Đảng 12" của phe ông Nguyễn Tấn Dũng đã triển khai sẵn sàng đối phó, trong khi không có báo chí chính thống khác đưa tin này.

Nghi vấn về chuyến thăm Trung quốc của ông Nguyễn Sinh Hùng cũng được báo chí nước ngoài đề cập tới. Dưới tựa đề "Việt Nam sắp đại biến, Chủ tịch Quốc hội cầu cứu Tập Cận Bình", một tờ báo Đài loan đã có nhận xét rằng: "Trong hai ngày 23- 24/12/2015, Tập Cận Bình và Du Chính Thanh tại Bắc Kinh đã lần lượt tiếp kiến Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng. Giới quan sát cho rằng, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sắp diễn ra, cạnh tranh trên chính trường đang rất kịch liệt, người được mệnh danh “đả phá diện mạo độc tài biến tướng”* thuộc phe cải cách là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đang chiếm lấy ưu thế. Việt Nam sắp có biến cố lớn, Nguyễn Sinh Hùng thăm Bắc Kinh lần này có thể là để cầu tiếp viện."

Và 29/12/2015 báo chí trong nước đưa tin, Cục Hải sự Trung Quốc thông báo giàn khoan bán chìm Hải Dương 981 sẽ khoan thăm dò ở khu vực có tọa độ 17-29.53N, 110-57.18E từ ngày 28/12 đến 10/2/2016. Về mục đích của phía Trung quốc khi đưa giàn khoan HD-981 vào Biển Đông lần này, trong suốt thời gian trước và sau Đại hội Đảng lần thứ 12, được các nhà bình luận cho rằng, đó là một hình thức gây hấn nhằm gây áp lực trực tiếp cho các trung ương Uỷ viên khi bỏ phiếu chọn lựa chức danh Tổng Bí thư Đại hội 12. Họ sẽ phải chọn ai, giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng? Song có lẽ đây là một tính toán sai lầm từ phía Trung quốc, vì hành động này tựa như đổ dầu vào lửa và một điều chắc chắn rằng, đa số các Ủy viên Trung ương có lòng với đất nước sẽ không bỏ phiếu cho những kẻ phản quốc.

Điều đó cho thấy, trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng CSVN hiện nay đã có một phe đang dựa vào ngoại bang để hòng thâu tóm quyền lực vì quyền lợi của cá nhân và đồng bọn của mình và thực chất đây là việc rước Voi về giày mả tổ. Chắc chắn lịch sử Việt nam sẽ điền tiếp những cái tên: Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng vào danh sách những kẻ bán nước trước đây, như: Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Hoàng Văn Hoan... còn ô danh đến muôn đời.

Kết

Trong tâm thức của những người Việt có lương tri thì, không phải chỉ bây giờ mà hàng ngàn đời nay Trung quốc luôn là kẻ thù truyền kiếp, bởi vì dã tâm thôn tính Việt nam đã trở thành ý thức thâm căn cố đế của những nhà lãnh đạo Trung hoa. Bình luận về bài viết "Ngăn chặn âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước", có người nhận xét và cảnh báo rằng:

"Sáng ngày 28/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng truyền đi một thông điệp quan trọng, cho thấy Trung Quốc đang can thiệp nghiêm trọng vào nội bộ VN, phe thân Trung Quốc gồm Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Xuân Phúc, Phùng Quang Thanh, Phạm Quang Nghị,...đang dựa hơi Trung Quốc để lũng đoạn nội bộ VN, tấn công phe ông Nguyễn Tấn Dũng. Đây là lời "hiệu triệu" nội bộ của ông thủ tướng, nếu để phe thân TQ nắm quyền sau Đại hội 12, VN sẽ rơi vào thời kỳ bắc thuộc tăm tối. Nhân dân VN tiếp tục ăn thực thẩm bẩn nhập lậu của TQ, xài hàng dỏm của TQ, mất chủ quyền biển đảo vĩnh viễn vào tay Trung Quốc."

Tuy vậy, trên mạng xã hội cũng lan truyền một status của facebooker Truong Huy San với nội dung:·

Thủ tướng rất biết làm "nức lòng dân chúng" bằng những tuyên bố bóng bẩy [Hôm nay là: Ngăn chặn âm mưu can thiệp công việc nội bộ đất nước]. Kể từ sau "Nghị quyết TW 4", ông thường xuyên xuất hiện trước công chúng với lá bài chủ quyền.

Đành rằng Trung Quốc là kẻ duy nhất có khả năng đe dọa chủ quyền nhưng làm sao có thể chống Trung Quốc bằng miệng lưỡi.

Trong hai nhiệm kỳ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã mở toang cửa cho Trung Quốc dùng công nghệ ô nhiễm, kém hiệu quả để khai thác Bauxite ở Tây Nguyên; đưa công nghệ luyện thép lò đứng đã bị truy đuổi ở chính Trung Quốc vào Vũng Áng; để cho công nghệ nhiệt điện đã từng hủy hoại môi trường Trung Quốc tràn ngập lãnh thổ VN.

Bắc Kinh không thể nắm đầu VN bằng ý thức hệ, thứ mà cả Hà Nội lẫn họ đều chẳng ai tin. Bắc Kinh chỉ có thể nắm đầu những kẻ liên quan quá nhiều đến tiền bạc.

Sự lựa chọn ủng hộ ai và cách đánh giá thế nào là quyền của mỗi cá nhân và không ai có thể xâm phạm vào cái quyền ấy của họ. Tuy nhiên riêng cá nhân tác giả thì thấy rằng: Cho dù chúng ta không thể chống Trung Quốc bằng miệng lưỡi, nhưng ở cương vị người lãnh đạo quốc gia, thì dẫu bất lực (vì nhiều lý do) đến cỡ nào thì cũng nên biết "Ẳng" lên một tiếng cho người khác biết rằng mình biết đau, biết nhục. Vì làm như thế thì còn hơn ngàn vạn lần cái lũ lãnh đạo đang cõng Rắn về cắn Gà nhà.

Ngày 01/01/2016

© Kami

(Kami Blog)

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Xung quanh Hội nghị 13: Những ai tung ra ‘tài liệu chính trị nội bộ’?



Phạm Chí Dũng

25-12-2015

Ảnh: AP

Hội nghị Trung ương 13 đảng Cộng sản Việt Nam kéo dài quá khổ đã để lại một chút gợn buồn. Cuộc tranh đấu còn lâu mới khoan hòa giữa các lực lượng chính trị trong đảng vẫn bế tắc đến mức giờ đây phương án tái nhiệm tổng bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng lại có vẻ một chiều hơn cả.

Tuổi tác “không thành vấn đề”.

Dĩ nhiên phái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn lâu mới hài lòng.

‘Tài liệu chính trị nội bộ’

Càng khó hài lòng hơn khi ba ngày trước khi Hội nghị Trung ương 13 kết thúc, trên mạng xã hội bất thần hiện ra “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị”.

“Chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí à” – lời “hiệu triệu” trước đây về facebook của Thủ tướng Dũng rất có thể bị phản tác dụng vào lần này. Không gì khác hơn là facebook chính là phương tiện truyền dẫn “bức thư của Thủ tướng Dũng’’ với tốc độ kinh hoàng.

Cùng hoàn cảnh trên, trước và trong Hội nghị 13, một tổ chức chưa từng nghe tên tuổi là “Câu lạc bộ nhà báo trẻ” đã nhờ một trang mạng xã hội, chứ không thể là báo chí nhà nước, đăng tải loạt bài viết tấn công dữ dội nguyên tổng biên tập báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế. Song hai bài gần nhất trong loạt bài này lại tràn ngập ẩn ý về một trong những ứng cử viên cho chức tổng bí thư tại Đại hội 12: Trương Tấn Sang.

Có lẽ chỉ rất ít tổ chức và nhân vật nắm được “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ chính trị” là thật hay giả. Bức thư dài đến 9 trang đánh máy này được đóng dấu treo “Thủ tướng chính phủ”, và hơn nữa là dấu đỏ – một chỉ dấu cố ý làm cho người đọc hiểu đó là bản gốc, lấy thẳng từ nguồn trong nội bộ chứ không phải là tài liệu photo chuyền tay tam sao thất bản.

Tuy chưa biết độ tin cậy của bức thư trên đến mức nào, nhưng khá nhiều nội dung trong bức thư này lại không quá lạ lẫm với dư luận trong nội bộ và cả ngoài xã hội. Có chăng là chi tiết gia đình ông Dũng thông gia với ‘đại tá tình báo Mỹ Nguyễn Bá Bang” – được xem là “tài liệu nội bộ về lịch sử chính trị” – có thể gây tò mò đáng kể nơi những người hám chuyện.

“Chính trị nội bộ” lại là một đòn được một số quan chức Việt ưa dùng để thanh loại nhau. Cứ mỗi lần gần đến đại hội đảng, cơ quan Ban bảo vệ chính trị nội bộ của một số tỉnh thành lại có cơ hội để phô trương quyền lực ngầm. Những “đồng chí có vấn đề” như có thân nhân ở những nước “thù địch” như Mỹ, hoặc có “quá trình khai báo trong nhà tù Mỹ ngụy”, đều có thể bị đưa lên bàn mổ.

Tuy nhiên, đó là chuyện quá khứ, vào thời chưa có Internet. Vào thời đó, những đơn thư tố cáo về hoạt động khai báo chỉ được lan truyền dưới dạng giấy tờ thủ công trong phạm vi nội bộ các cơ quan nhà nước, cùng lắm thì đến những cán bộ về hưu.

Còn bây giờ thì quá nhiều chuyện được tung lên mạng. Nguyễn Công Khế là nạn nhân mới nhất khi bị “Câu lạc bộ nhà báo trẻ” công bố một tài liệu thuộc độ “tuyệt mật”, vốn chỉ được lưu giữ trong hệ thống đảng và chính quyền, về nội dung khai báo của ông Khế trong “nhà tù Mỹ ngụy”.

Khỏi phải diễn tả là tài liệu của hiếm trên đã thu hút mối quan tâm lẫn tò mò của công luận đến thế nào. Nếu từ lâu dư luận đã thắc mắc về những chuyện cung đình của 70 năm lịch sử đảng Cộng sản vẫn chưa được bạch hóa, thì nay “tài liệu chính trị nội bộ” tự nhiên mọc cánh bay ra ngoài.

‘Tình đồng chí’

Sau 40 năm “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, vấn đề “lịch sử chính trị” vẫn tỏ ra phần nào hữu hiệu trong cuộc chiến quyền lực giữa các đồng chí không đồng lòng. Một trong những loại tài liệu “có giá” được sử dụng để moi móc tấn công nhau có nguồn gốc từ “Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo ngụy” – theo cách gọi của giới chính quyền và công an Việt Nam. Các bản khai báo cá nhân từ đây mà ra.

Hẳn nhiên cuộc đấu đá giữa các phe nhóm trong nội bộ đảng cũng đang dâng trào như thể “thế nước đang lên” – một luận điểm mà giới chuyên gia phản biện trung thành đang ra sức cổ vũ – trong không gian ngập ngụa nợ công, nợ xấu và mới nhất là nạn cạn kiệt ngân sách. Cùng với thủ đoạn moi móc “sân sau” của nhau ở những tổ hợp ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, vấn đề “lịch sử chính trị” hoặc cả “chính trị hiện nay” được khai thác tối đa để hạ uy tín đối thủ, khiến đối thủ không thể được giới thiệu vào “cấp ủy” và do đó có thể bị “loại từ vòng gửi xe”.

Khi chứng kiến cung cách tung tài liệu chính trị nội bộ lên mạng như thế, một cán bộ nhà nước phải nhận xét: “Gọi là đồng chí mà chơi nhau đến vậy là quá tàn mạt, không còn gì để nói!”.

Câu hỏi còn lại nhằm mục đích gì và từ ai đã khiến lộ ra những tài liệu đó trên mạng Internet?

Về nguyên tắc, “tài liệu chính trị nội bộ” nằm trong danh mục bảo vệ bí mật nhà nước, được lưu giữ bởi cơ quan công an một số cấp, cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ, cơ quan nội chính và một số quan chức có trách nhiệm liên quan. Nhưng nếu hiện thời mở một cuộc điều tra để tìm xem ai đã tiết lộ những tài liệu chính trị nội bộ lên mạng Internet, e rằng quá khó do phạm vi điều tra là quá rộng so với nguyên tắc. Ngay cả có thành lập một ban chuyên án an ninh cấp quốc gia để dò tìm nguồn gốc của “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị” cũng là một nhiệm vụ quá nan giải.

Chỉ biết rằng khi thủ đoạn đã trở nên công khai đến mức sẵn lòng dùng tài liệu chính trị nội bộ để đấu tố nhau, những người đang được coi là “đồng chí” đã thực sự biến thành kẻ thù của nhau, đẩy chế độ lao nhanh đến cuối đường tận diệt.

Cuộc bỏ phiếu sinh tử

“Tình đồng chí” biểu cảm đến thế và câu hỏi từ đâu xuất hiện những tài liệu thuộc độ “tuyệt mật” trên mạng xã hội là hoàn toàn xứng đáng được áp vào trường hợp “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị”. Nếu quả bức thư này là thật, xác suất tài liệu này được “vô tình” lộ ra từ nội bộ là rất nhỏ.

Trừ phi ai đó cố ý làm điều đó.

Tuy nhiên, nếu tạm gác lại nhiều nội dung giải trình của bức thư trên mà một số dư luận đã ít nhiều nghe đến, có lẽ chi tiết làm người ta ngạc nhiên và phải luận bàn nhiều nhất là một đoạn trong bức thư “Tôi đã ghi rõ nguyện vọng gửi đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là: TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ”.

Chưa cần biết nội dung trên là thật hay giả, nhưng một cựu quan chức nhà nước có nhiều kinh nghiệm về công tác tổ chức cán bộ đã khẳng định rằng nếu biết trước về ứng viên chủ động xin “rút”, ông sẽ không viết phiếu giới thiệu/bỏ phiếu thuận hoặc sẽ lưỡng lự khi viết phiếu/bỏ phiếu cho ứng viên đó.

Hội nghị Trung ương 13 vừa chìm xuống và Hội nghị Trung ương 14 đang ập đến lại là những cuộc chiến mang tính sinh tử về bỏ phiếu cho thành phần Bộ Chính trị, trong đó có các vai trò của “tứ trụ” và đặc biệt là cái ghế tổng bí thư. Hệ quả nào đã và sẽ xảy ra nếu một số ủy viên Trung ương đảng đinh ninh rằng Thủ tướng Dũng đã chính thức có thư xin “nghỉ”?

Không cần hồ nghi rằng khi chỉ còn chưa đầy một tháng nữa sẽ diễn ra Đại hội 12 của đảng cầm quyền, những cú ra đòn độc đáo lẫn độc địa nhất sẽ không còn cần mai phục chờ thời nữa.

Con đường làm Tổng bí thư của ông Dũng còn lận đận

Một tuần trước khi khai mạc Hội nghị trung ương 13, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói trong một cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội hôm 8/12 rằng công tác nhân sự cho Đại hội Đảng XII còn “rất khó khăn.”

Trong bài diễn văn bế mạc hội nghị trung ương 13 hôm 21/12, ông Nguyễn Phú Trọng, tuy không lập lại chữ ‘rất khó khăn’ nhưng đã cho thấy là công tác nhân sự vẫn còn khó khăn vì … chưa hoàn tất. Trung ương đảng phải họp thêm kỳ 14 để giải quyết một số ủy viên bộ chính trị hiện nay, tuy đã đến tuổi hưu (trên 65) nhưng lại muốn tái ứng cử hoặc tái đề cử để đảm nhận chức danh lãnh đạo chủ chốt, đặc biệt là ghế Tổng bí thư.

Khó khăn mà ông Nguyễn Phú Trọng nêu ra, đến từ vài nguyên do:

Thứ nhất, ông Nguyễn Tấn Dũng, tuy muốn làm Tổng bí thư nhưng không tự mình điền đơn tái cử như các ủy viên bộ chính trị khác mà để cho các đàn em trong trung ương đảng đề cử. Ông Dũng muốn dùng chính lá phiếu của đàn em để dằn mặt phe chống đối rằng ông “không tham quyền cố vị” mà là do nhu cầu của đảng yêu cầu ông phải…. tiếp tục “hy sinh”. Sở dĩ làm như vậy, ông Dũng muốn chấm dứt thời kỳ “cá mè một lứa” giữa các nhân sự trong bộ chính trị để tóm thu quyền lực dễ dàng hơn khi nắm ghế Tổng bí thư qua đa số phiếu bầu của Trung ương đảng mà ông Dũng biết là khó ai có thể cạnh tranh.

Thứ hai, những người ở tuổi hưu không chỉ vài nhân vật mà có đến trên 6 người như Lê Hồng Anh, Phạm Quang Nghị, Lê Thanh Hải, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng muốn được tái ứng cử hay đề cử để tiếp tục. Những người này cũng đang nhắm đến ghế tổng bí thư và họ không muốn ông Dũng quá mạnh, trở thành một thế lực chi phối toàn bộ sinh hoạt chính trị và kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ ba, vấn đề sắp xếp nhân sự trước đây nằm trong tay Tổng bí thư và Bộ chính trị đương nhiệm và Trung ương đảng (TƯĐ) chỉ biểu quyết lấy lệ; nhưng kể từ năm 2014 trở đi, qua chỉ thị 244 của Bộ chính trị, mọi vấn đề sắp xếp nhân sự trong bộ phận trung ương và các chức danh lãnh đạo chủ chốt đều phải mang ra thảo luận và bỏ phiếu kín tại Hội nghị TƯĐ.

Nhưng những khó khăn nói trên chỉ là bề nổi. Vấn đề then chốt hiện nay là sự ảnh hưởng của Trung Quốc lên bài toán nhân sự thượng tầng, đặc biệt là đối với việc ông Dũng lên làm Tổng bí thư.

Trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng 11 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã gặp gỡ tứ trụ nhưng chỉ đưa ra lời mời ông Nguyễn Tấn Dũng viếng thăm Trung Quốc. Lúc đó, dư luận đánh giá rằng lời mời này đã biểu hiện sự ủng hộ của Bắc Kinh hay ít ra là của Tập Cận Bình đối với ghế Tổng bí thư tương lai cho ông Nguyễn Tấn Dũng.

Thực tế, lời mời của họ Tập chỉ là “kế sách” khích động sự khởi đầu cho một chiến dịch tấn công cá nhân và gia đình nhằm răn đe ông Nguyễn Tấn Dũng về mối quan hệ Việt – Trung.

Hàng loạt những thư nặc danh tấn công đời tư, chuyện gia đình của ông Dũng được phổ biến rộng rãi trên Internet. Nhưng quan trọng nhất là việc “buộc tội” ông Dũng đã khơi mào cho làn sóng chống Trung Quốc, dẫn đến cuộc đốt phá 1000 công ty, nhà máy tại Bình Dương sau khi xảy ra vụ Bắc Kinh mang giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam vào tháng 5/2014.

Nội dung lá thư gửi Bộ chính trị, Trung ương đảng của ông Nguyễn Tấn Dũng đã cho thấy là ông Dũng đã chơi “bài ngửa” đối với phe thân Trung Quốc.

Trong 12 vấn đề nêu ra trong lá thư, những phản bác của ông Dũng về các cáo buộc liên quan đến chuyện gia đình, con cái, tài sản và năng lực lãnh đạo phải nói là khá thuyết phục. Ông Dũng không những chứng minh dựa trên các báo cáo của ủy ban kiểm tra hay của bộ chính trị mà còn luôn luôn đặt mình và gia đình dưới sự chỉ đạo, sắp xếp của đảng.

Nhưng phần trả lời yếu nhất, và là tâm điểm của vấn đề, chính là những lý luận mà ông Dũng đưa ra nhằm viện dẫn lý do vì sao có những phát biểu phê phán Trung Quốc mạnh vào lúc đó. Lời giải thích đã không mấy thuyết phục. Dành gần 1/3 lá thư, ông Dũng cho rằng ông chỉ phản ảnh quan điểm của Bộ chính trị vào lúc xảy ra vụ giàn khoan đầu tháng 5/2014, khi nói “không hy sinh chủ quyền lãnh thổ cho những quan hệ hữu nghị viển vông.”

Trong vụ giàn khoan HD 981, ông Dũng là người đầu tiên và cũng là duy nhất lên tiếng mạnh mẽ chống việc Trung Quốc mang giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam, trong khi ông Nguyễn Phú Trọng tìm cách liên lạc riêng để gặp Tập Cận Bình nhưng bị từ chối. Lúc đó, ông Dũng còn “dọa” Bắc Kinh rằng mọi hồ sơ kiện Trung Quốc đã chuẩn bị xong chỉ chờ bộ chính trị bật đèn xanh, trong khi thực tế bộ chính trị CSVN không hề thảo luận về vụ việc này.

Qua lá thư 9 trang, người ta mới thấy là những phát biểu về vụ giàn khoan HD 981 xảy ra hồi tháng 5/2014 đang là trở ngại cho chính ông Dũng để được chọn làm Tổng bí thư.

Điều này cho thấy là bóng ma Trung Quốc còn rất lớn trong nội bộ đảng CSVN, khi thành phần đã ít nhiều chịu ơn của Bắc Kinh đang rất lo ngại sự mất quyền lực nếu để cho phe Nguyễn Tấn Dũng thắng thế.

Ngay cả Bắc Kinh cũng vậy, tuy không còn khả năng chi phối nhân sự qua việc “khống chế” tổng bí thư như trong các kỳ đại hội trước dưới triều đại Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Trung Quốc lần này không muốn Nguyễn Tấn Dũng mạnh lên để chèn ép các phe nhóm khác. Ngược lại Trung Quốc muốn tình trạng “cá mè một lứa” tiếp tục duy trì trong thượng tầng lãnh đạo để dễ dàng khuynh loát, hơn là tập trung vào tay một người dù là Nguyễn Tấn Dũng hay Trương Tấn Sang.

Nói tóm lại, hiện chưa có một nhân vật nào đủ tầm vóc về tiền, về quyền, và về gian xảo để qua mặt Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng bí thư. Nhưng chính quan điểm chống Trung Quốc về vụ giàn khoan của ông Dũng đã làm Trung Quốc có lý cớ để hậu thuẫn cho phe thân Trung Quốc tạo áp lực cũng như dằn mặt Nguyễn Tấn Dũng chơi trò “thoát Trung” sau khi lên làm Tổng bí thư.

Với quá nhiều bằng chứng “nói một đằng, làm một nẻo” và con người mưu mô của ông Dũng, không ai tin “ảo thuật” thoát Trung và cải cách của Nguyễn Tấn Dũng sẽ mang lại lợi ích cho đất nước. Dũng hay Trọng đều không phải lá phiếu mà người dân Việt Nam sẽ chọn.

Trung Điền

"NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM."

(Các bạn share tự nhiên.Cám ơn các bạn đã quan tâm)

Phần 01: https://www.facebook.com/duonghoaduc/posts/1233545243329152
Phần 02: https://www.facebook.com/duonghoaduc/posts/1233569906660019
Phần 03: https://www.facebook.com/duonghoaduc/posts/1233857286631281
Phần 04: https://www.facebook.com/duonghoaduc/posts/1233858483297828
Phần 05: https://www.facebook.com/duonghoaduc/posts/1234195166597493
Phần 06: https://www.facebook.com/duonghoaduc/posts/1234212956595714
Phần 07: https://www.facebook.com/duonghoaduc/posts/1234632403220436
Phần 08: https://www.facebook.com/duonghoaduc/posts/1235398733143803
Phần 09: https://www.facebook.com/duonghoaduc/posts/1235727833110893
Phần 10: https://www.facebook.com/duonghoaduc/posts/1236234119726931
Phần 11: https://www.facebook.com/duonghoaduc/posts/1237489636268046
Phần 12: https://www.facebook.com/duonghoaduc/posts/1237551756261834
Phần 13: https://www.facebook.com/duonghoaduc/posts/1237560322927644
Phần 14: https://www.facebook.com/duonghoaduc/posts/1237806562903020
Phần 15: https://www.facebook.com/duonghoaduc/posts/1237828822900794
Phần 16: https://www.facebook.com/duonghoaduc/posts/1238033466213663
Phần 17: https://www.facebook.com/duonghoaduc/posts/1238313012852375
Phần 18: https://www.facebook.com/duonghoaduc/posts/1238323226184687
Phần 19: https://www.facebook.com/duonghoaduc/posts/1238802966136713
Phần 20: https://www.facebook.com/duonghoaduc/posts/1238808529469490
Phần 21: https://www.facebook.com/duonghoaduc/posts/1239786912704985
Phần 22: https://www.facebook.com/duonghoaduc/posts/1240200499330293
Phần 23: https://www.facebook.com/duonghoaduc/posts/1240408792642797
Phần 24: h
ttps://www.facebook.com/duonghoaduc/posts/1240778695939140

Giờ G đã điểm

Nguyễn Trung Chính

 

Hội nghị Trung ương 13 vẫn không giải quyết được cái gốc của sự tranh giành quyền lực: đó là trong tứ trụ triều đình hiện nay, giữa Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Tấn Dũng ai sẽ ở lại trong Bộ chính trị tương lai và ai sẽ phải khoác áo ra đi. 

Đây không còn là vấn đề cá nhân nữa mà ít nhất thể hiện hai đường lối đối với Bắc Kinh: "Không đổi toàn vẹn lãnh thổ lấy hữu nghị viển vông" và "Tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt – Trung sống bên cạnh nhau bao giờ cũng là thật, không khi nào viển vông ". Bên cạnh đó cũng là giữa hai đường lối "bảo thủ triệt để" hay "đổi mới toàn diện".


Nếu  "Thư của TT Nguyễn Tấn Dũng gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị  không phải ngụy tạo thì chứng tỏ rằng qua hội nghị nói trên có kẻ hạ màn đánh lén trong bóng tối và người bị đánh lén đã trả lời công khai trước bàn dân thiên hạ.  

Có hai điều nổi bật trong thông cáo chính thức bế mạc Hội nghị Trung ương 13 đã diễn ra từ ngày 14 đến 18/12 

1/ "giao Bộ Chính trị tiếp tục chuẩn bị nhân sự trường hợp đặc biệt là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI quá tuổi, tái cử, để đảm nhiệm chức danh chủ chốt của Đảng và Nhà nước, trình Hội nghị Trung ương 14 xem xét, quyết định." 

Ai cũng biết rằng ông Nguyễn Tấn Dũng yếu thế trong Bộ chính trị, nên sẽ bất lợi cho ông Dũng nếu tương lai của ông do bộ này quyết định. Ông Trọng có vẻ yếu thế không dám để Ban Chấp hành Trung ương bỏ phiếu về việc chọn lãnh đạo trực tiếp của mình. 

2/ "Ban Chấp hành Trung ương Đảng thảo luận và thông qua dự thảo Quy chế làm việc của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, dự thảo Quy chế bầu cử tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII; giao Bộ Chính trị, căn cứ ý kiến đóng góp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, hoàn chỉnh dự thảo các Quy chế nói trên để trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng." 

Phải làm lại quy chế bầu cử có nghĩa là quy định về bầu cử do ông Nguyễn Phú Trọng ban ra trong đó cấm đảng viên tự ứng cử, nhận đề cử, nhằm cắt hết cỏ dưới chân ông Dũng đã bị phản đối nên phải làm lại. Quy định này vi phạm điều lệ của đảng một cách nghiêm trọng, nhưng ông Trọng túng thế làm bừa. Nó cho thấy ban chấp hành trung ương khóa XI đang phân hóa dữ dội, ông Trọng không áp đặt được quan điểm của ông trong Ban chấp hành hiện nay nên dằng dai thời gian bằng cách để Ban Chấp hành Trung ương XII tương lai quyết định.  

Đại Hội XII được tổ chức vào ngày 20/1/2016 tức là chỉ còn một tháng thì dù cho có tổ chức được Hội nghị Trung ương 14 cũng sẽ không giải quyết được vấn đề cốt tử của tứ trụ muốn nắm mãi trong tay vận mệnh của đảng và qua đó của đất nước.

Cùng lắm là phe ông Trọng trong Bộ chính trị áp đặt để quyết dành phần thắng nhưng thái độ của Ông Dũng và những người ủng hộ đổi mới triệt để sẽ như thế nào vẫn là một ẩn số. Trong cuộc chiến một mất một còn này, ông Dũng và phe của ông chưa chắc đã cúi đầu cam chịu. Và khi đó Đại Hội XII chắc chắn sẽ là một đại hôi cực nóng, nóng, nóng.  

Ông Bùi Đức Lại, một chuyên viên cao cấp của Ban tổ chức trung ương trong một bài nhận xét góp ý cho văn kiện đại hội đảng đã cảnh báo một cách đáng sợ rằng: "Giai đoạn tới cuộc đấu tranh giữa các thế lực sẽ có thể diễn biến gay go hơn, quyết liệt hơn, công khai hơnKhông loại trừ một số hành vi cực đoan đối với nhau và đối với những người khác chính kiến (bị đe dọa trong 2 đoạn của Dự thảo)." 

Ra tay đầu tiên là phe Nguyễn Phú Trọng với sự bắt bớ LS Nguyễn Văn Đài. Đặc biệt thời điểm bắt ông Đài cho phép truyền thông trong nước và quốc tế hô hoán lên và đây lại là chủ ý tuyên truyền hăm dọa của phe ông Trọng.  Ông Bùi Đức Lại đã chuẩn đoán đúng. Chỉ còn lại câu hỏi bao giờ đến lượt ra tay với ba người con ông Dũng và ngay cả ông Dũng để giúp Trung Quốc yên lòng về "Tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt – Trung sống bên cạnh nhau bao giờ cũng là thật, không khi nào viển vông" 

Chỉ còn một tháng nữa thôi, sẽ biết VN có được vực dậy hay không hoặc là tiếp tục xuống bùn đen với XHCN. Giờ G đã điểm.

 

Nguyễn Trung Chính

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Thêm giả thiết về hội nghị Thành Đô


Ông Trần Quang Cơ kết luận Hội nghị Thành Đô là một "vết nhơ về ngoại giao của Việt Nam"



Hội nghị Thành Đô, họp tại tỉnh Tứ Xuyên, ngày 3-4/9/1990 đạt được thỏa thuận bình thường hóa quan hệ hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Tuy vậy, sự kiện này đến nay vẫn gây tranh cãi đối với không ít người Việt vì cho rằng có những bí mật trong đàm phán đã không được Việt Nam công bố.


BBC xin giới thiệu thêm một quan điểm gần đây của một học giả người Mỹ đưa ra trong một cuốn sách về đường lối đối ngoại của Việt Nam.

Trong cuốn sách Changing Worlds: Vietnam's Transition from Cold War to Globalization, tác giả David W.P. Elliott kể lại nội dung hội nghị Thành Đô.

Sách - có tựa tạm dịch là Thế giới đổi thay: Biến chuyển của Việt Nam từ Chiến tranh Lạnh đến Toàn cầu hóa - được xuất bản lần đầu năm 2012 và in lại, có bổ sung, vào năm 2014.

Tác giả dành một phần của chương 4 để viết chi tiết về hội nghị Thành Đô diễn ra tháng 9/1990 dưới tiêu đề: “Thay đổi đối tác trong một thế giới đổi thay (1990-1991).

Tác giả David W.P. Elliot, đã dành 40 năm làm việc chặt chẽ với người dân và chính phủ của Việt Nam, ghi chép lại những diễn biến của nhà nước Việt Nam.

Ông Elliot viết: “Mùa hè năm 1990, những thay đổi chính sách đối ngoại của Việt Nam bắt nguồn từ các sự kiện diễn ra trong năm trước đó. Hồi ký 'Hồi ức và Suy nghĩ' của ông Trần Quang Cơ, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, đề cập đến bước chuyển này.

Thời điểm đó, Bộ chính trị đang tranh luận về việc có nên cố gắng thỏa thuận với Trung Quốc dựa trên hệ tư tưởng chung (‘giải pháp Đỏ’) hoặc tham gia các hoạt động ngoại giao của Liên Hợp Quốc, gồm Hoa Kỳ và Asean.

Tháng 8/1990, cố vấn Phạm Văn Đồng nói với ông Cơ: "Chúng ta phải tuân thủ luật chơi của Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Bảo an, của Hoa Kỳ và châu Âu.

Chúng ta cần tận dụng nhân tố Hoa Kỳ trong tình hình mới... Kế hoạch này rất tốt về lý thuyết, nhưng quan trọng là làm thế nào thực hiện nó. Chúng ta không nên đưa ra yêu cầu quá lớn [kiểu như là] 'nắm chắc kết quả bầu cử Campuchia). "Nếu bạn bè của chúng ta được 50% trong cuộc tổng tuyển cử, đó sẽ là kết quả lý tưởng".

Không lâu sau cuộc trò chuyện này, Bắc Kinh đã mời khẩn cấp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Cố vấn Phạm Văn Đồng hội đàm ở Thành Đô (Trung Quốc giải thích việc chọn địa điểm hẻo lánh này để bảo mật).

Mục tiêu của cuộc gặp là “nỗ lực giải quyết vấn đề Campuchia và đạt được bước đột phá trong việc bình thường hóa quan hệ Trung Quốc-Việt Nam”. Đây là một điều bất ngờ, vì Trung Quốc đến thời điểm đó kiên quyết khẳng định vấn đề Campuchia phải được giải quyết ‘theo ý họ’ trước khi đàm phán việc bình thường hóa với Việt Nam.
Các ông Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười
‘Cứu chủ nghĩa xã hội’

Ông Trần Quang Cơ cho rằng Trung Quốc bây giờ đã phải thay đổi lập trường, vì ưu tiên hàng đầu của họ là phát triển kinh tế đã bị trì hoãn bởi các biện pháp biện pháp trừng phạt của phương Tây sau vụ Thiên An Môn.

Việc các bên khác (Hoa Kỳ, Nhật Bản và Asean) tăng tốc ngoại giao, loại bỏ yếu tố là cả Trung Quốc và các nước Asean đều cho rằng Việt Nam chiếm đóng Cambodia, cùng mối quan ngại của Asean về ý đồ của Trung Quốc trong khu vực khiến Bắc Kinh khó kiểm soát giải pháp Campuchia. Do vậy mà nước này muốn nhanh chóng đạt thỏa thuận với Việt Nam.

Đoàn lãnh đạo cao cấp Việt Nam gặp phía Trung Quốc tại Thành Đô đầu tháng 9/1990.

Đáng lưu ý, đoàn Việt Nam không có Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, người mà Bắc Kinh xem là “chống Trung Quốc quá mức”.

Trong cuộc họp Bộ Chính trị, ông Thạch đã bày tỏ sự phản đối về cả ‘giải pháp Đỏ’ ở Campuchia lẫn việc Hà Nội đặt cược tất cả vấn đề ngoại giao vào ván bài lợi ích chung giữa Việt Nam và Trung Quốc trong việc "cứu chủ nghĩa xã hội", theo chủ trương của Nguyễn Văn Linh và một số ủy viên bộ chính trị khác.

Lập trường của ông Thạch đã bị suy yếu khi ông không chứng minh được kết quả nếu chơi ‘quân bài Mỹ’. Cuối cùng, Hà Nội quyết định loại bỏ ông Thạch nhằm xoa dịu Bắc Kinh.
Chỉ có Tổng bí thư Giang Trạch Dân (phải) cùng Thủ tướng Lý Bằng (giữa) tham dự Hội nghị Thành Đô
‘Xúc phạm có chủ đích’

Thoạt đầu Bắc Kinh thuyết phục ông Phạm Văn Đồng đến hội nghị Thành Đô bằng chỉ dấu là Đặng Tiểu Bình sẽ tham dự nhưng thực tế thì không.

Phía Trung quốc chỉ có Tổng bí thư Giang Trạch Dân cùng Thủ tướng Lý Bằng.

Ông Võ Văn Kiệt sau đó cho rằng đây là một sự ‘xúc phạm có chủ đích’ với Việt Nam, và rằng đoàn Việt Nam "đã rơi vào một cái bẫy" khi cử lãnh đạo cấp cao đi hội đàm mà không gặp người đồng cấp của Trung Quốc.

Đoàn Việt Nam nhanh chóng nhận ra Trung Quốc không hề quan tâm đến ‘giải pháp Đỏ’ cũng như hình thành một liên minh ý thức hệ với Việt Nam.

Trung Quốc thường viện dẫn đến khái niệm ‘đoàn kết giữa hai đảng’ chỉ khi có điều gì đó phù hợp với lợi ích riêng của họ và vẫn tiếp tục khước từ lời kêu gọi của Việt Nam muốn Trung Quốc thay Liên Xô làm ‘tường thành của chủ nghĩa xã hội’ trong một thế giới đổi thay.

Nhìn nhận hội nghị Thành Đô là một ‘thất bại ngoại giao’ của Việt Nam, ông Trần Quang Cơ giải thích nguyên do chính là Việt Nam đã tự lừa dối bằng cách bấu víu vào niềm tin rằng Trung Quốc quan tâm đến một liên minh ý thức hệ để chống lại ‘diễn biến hoà bình’ của đế quốc nhằm triệt tiêu các nước cộng sản còn lại.

Sự việc càng tồi tệ hơn khi Bắc Kinh hân hoan tiết lộ băng ghi âm các cuộc hội đàm cho thấy các nhà lãnh đạo Việt Nam nhất trí với việc lực lượng chống Hun Sen sẽ chiếm ưu thế trong chính phủ liên minh.

Điều đó có nghĩa là Hà Nội bỏ rơi Hun Sen, nhân vật được cho là ‘người của Việt Nam’ trên chính trường Campuchia.

Một trong những mục tiêu của việc Bắc Kinh hé lộ băng ghi âm là vẽ nên hình ảnh Việt Nam ‘gian dối và không đáng tin cậy’. Và họ đã thành công: trong một cuộc họp Bộ Chính trị tháng 5/1991, ông Phạm Văn Đồng thừa nhận hối tiếc vì “bị cuốn vào ủng hộ một chính sách khôn ngoan”.

Ông Nguyễn Cơ Thạch cũng nói với ông Nguyễn Văn Linh là ông Linh đã phạm phải một ‘sai lầm nghiêm trọng’.

Đúng ngày quốc khánh Việt Nam 2/9/1990, một ngày trước khi khai mạc hội nghị Thành Đô, ông Đỗ Mười chấp nhận lời kêu gọi của Lý Bằng về việc ‘hai nước láng giềng’ (chứ không phải ‘hai đồng chí’) bình thường hóa quan hệ bình thường và tìm giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia.

Động lực của việc Hà Nội nhượng bộ Thành Đô được cho là “vì lợi ích của việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc”, mang tính thực dụng (bù đắp nguồn viện trợ của Liên Xô nay không còn nữa và nhượng bộ sức ép của Trung Quốc), ngoài ra cũng có một phần của ý thức hệ.

Các ông Nguyễn Văn Linh và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh đích thân bay đến Phnom Penh và cố gắng thuyết phục Hun Sen chịu câu kết với quân Pol Pot trước viễn cảnh “đế quốc đang muốn tiêu diệt chủ nghĩa xã hội”. Họ còn nói rằng Campuchia có thể đóng góp để cứu chủ nghĩa xã hội bằng cách tiến tới sự hòa giải giữa cộng sản theo Hun Sen với Đảng Cộng sản Campuchia (Khmer Đỏ).

Ông Lê Đức Anh lập luận: "Người Mỹ và phương Tây muốn có một cái cớ để loại bỏ chủ nghĩa cộng sản. Họ đang loại bỏ chủ nghĩa này ở Đông Âu. Họ thông báo rằng sẽ tiến tới loại bỏ chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng họ là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Chúng ta phải tìm kiếm đồng minh. Đồng minh đó là Trung Quốc”.

‘Giải pháp Đỏ’ cũng khiến Campuchia từng bước trở nên xa cách Việt Nam. Đại sứ Việt Nam thông báo rằng sau cuộc họp này, thái độ của Hun Sen với Việt Nam đã thay đổi.
Ông Võ Văn Kiệt trong cuộc gặp Hun Sen
Không quan thầy, chẳng tiểu đệ

Kết cục, theo tác giả David W.P. Elliott, là một Việt Nam không có quan thầy cộng sản và cũng chẳng còn tiểu đệ cộng sản.

Ông cho biết ngay cả hồi ký thẳng thắn của Trần Quang Cơ về Hội nghị Thành Đô cũng không đề cập đến tin về một đề nghị của Trung Quốc muốn “đi xa hơn vấn đề Campuchia”.

Một tờ báo Anh dẫn nguồn tình báo phương Tây cho rằng Trung Quốc đề nghị thay thế nguồn cung hàng hóa mà Liên Xô cắt đứt, và trả lại một phần Trường Sa.

Để đổi lại sự giúp đỡ của họ, Bắc Kinh yêu cầu Hà Nội ‘phối hợp tương thích’- nói cách khác là ‘phụ thuộc’ vào chính sách đối ngoại của Bắc Kinh, theo một nguồn tình báo ở Bangkok.

Nguồn này được dẫn lời nói Hà Nội đã suy nghĩ rất lâu trước khi bác bỏ.

Tuy vậy, David W.P. Elliott cho rằng tình hình ngày càng xấu đi của Việt Nam sau đó khiến Việt Nam phải miễn cưỡng chấp nhận vai trò phụ thuộc mà Trung Quốc áp đặt, dù thậm chí không có ‘cà rốt’.

Có thể thấy nhận định và tư liệu về Thành Đô trong cuốn sách của David W.P. Elliott dựa chủ yếu vào hồi ký của nguyên thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Việt Nam Trần Quang Cơ.

Cuốn sách này chỉ công bố không chính thức năm 2001, đụng chạm tới những vấn đề vẫn được giữ kín về chính trị nội bộ và quan hệ với các nước lớn trong đó có Trung Quốc.

Ông Trần Quang Cơ đã qua đời tại Hà Nội tháng Sáu 2015.

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

Danh sách trên 300 cán bộ Cộng Sản có tài sản vài trăm triệu Mỹ kim


CSVN tham nhũng kinh khũng như vầy mà quý vị còn nói chuyện chống tham nhũng. Hãy xem lại những số tiền khổng lố của những tên quan chức CSVN. Làm sao chống tham nhũng khi CSVN là những tên tham nhũng chưa từng thấy trong lịch sữ.


Phan Văn Khải và con trai trên 2 tỷ USD

Nguyễn Thị Xuân Mỹ : Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Kiểm Soát 417 triệu USD

Thích Trí Tịnh : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, TW GHP 250 triệu USD

Lê Đức Anh : Cựu Chủ tịch nhà nước CSVN 2 tỷ 215 triệu USD

Trần Đức Lương : Chủ tịch nhà nước 2 tỷ 100 triệu USD

Đỗ Mười : Cựu Tổng Bí Thư CSVN 1 tỷ 90 triệu USD

Nguyễn Tiến Dũng : Đệ nhát Phó Thủ Tướng 1 tỷ 780 triệu USD

Nguyễn Văn An : Chủ tịch Ban Chấp Hành Trương Đảng CSVN 1 tỷ 70 triệu USD

Lê Khả Phiêu: Cựu Tổng Bí Thư Đảng 1 tỷ 430 triệu USD

Nguyễn Mạnh Cầm : Phó Thủ Tướng 1 tỷ 350 triệu USD

Võ Văn Kiệt : Cựu Tổng Bí Thư Đảng 1 tỷ 15 triệu USD

Nông Đức Mạnh : Chủ Tịch Quốc Hội 1 tỷ 143 triệu USD

Phạm Thế Duyệt : Uỷ viên Thường vụ Thường trực TW Đảng 1 tỷ 773 triệu USD

Trần Ngọc Liễng : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 900 triệu USD

Hoàng Xuân Sính : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 784 triệu USD

Lý Ngọc Minh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 750 triệu USD

Nguyễn Đình Ngộ : Chủ tịch UBMTTQ 656 triệu USD

Võ Thị Thắng : Phó Chủ tịch Trung ương HLHPN 654 triệu USD

Ma Ha Thông : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 590 triệu USD

Nguyễn Đức Triều : Chủ tịch TW Hội Nông dân VN 590 triệu USD

Trần Văn Quang : Chủ tịch Hội Cựu chiến binh VN 587 triệu USD

Nguyễn Đức Bình : Giám Đốc Viện Quốc Gia TPHCM 540 triệu USD

Vương Đình Ái : Phó Chủ tịch Uỷ ban ĐKCĐVN 512 triệu USD

Hoàng Thái : Thường trực Đoàn Chủ tịch 500 triệu USD

Nguyễn Thị Nữ : Chủ tịch UBTW MTTQVN 500 triệu USD

Nguyễn Tiến Võ : Uỷ viên UBTW MTTQVN 469 triệu USD

Nguyễn Văn Huyền : Nhân sĩ thành phố HCM 469 triệu USD

Nguyễn Xuân Oánh : Kinh tế Thành phố HCM 469 triệu USD

Phạm Thị Trân Châu : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 469 triệu USD

Thích Thiện Duyên : Giáo hội Phật giáo QN ĐN 469 triệu USD

YA Đúc : uỷ viên UBTW MTTQVN 469 triệu USD

Hà Học Trạc : Chủ tịch UBTW MTTQVN 400 triệu USD

Hoàng Quang Đạo : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh 390 triệu USD

Lê Hai : Tổng cục chính trị QĐNDVN 390 triệu USD

Lê Truyền : Uỷ viên Ban Thường trực 390 triệu USD

Lý Quý Dương : Dân Tộc Dao tỉnh Hà Giang 390 triệu USD

Phạm văn Kiết : Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc 390 triệu USD

Vương Đình Bích : Uỷ viên UBTW MTTQVN 390 triệu USD

Trần Đông Phong : Thường trực UBTƯMTTQVN 387 triệu USD

Trần Văn Đăng : Uỷ viên TƯ Đảng,Tổng Thư ký 364 triệu USD

Hoàng Đình Cầu : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 300 triệu USD

Lý Chánh Trung : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 300 triệu USD

Ngô Bá Thành : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 300 triệu USD

Trương Thị Mai : Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 300 triệu USD

Hồ Đức Việt : Bí Thư thứ nhất TW Đoàn TNCS 287 triệu USD

Lâm Công Định : Uỷ viên UBTW MTTQVN 287 triệu USD

Ngô Gia Hy : Uỷ viên UBTW MTTQVN 287 triệu USD

Trần Văn Chương : Chủ tịch Hội người Viẹt Nam 287 triệu USD

Trương Văn Thọ : Bác sỹ, dân tộc Chăm 287 triệu USD

Đỗ Duy Thường : Vụ Trưởng vụ Dân chủ pháp luật 280 triệu USD

Đỗ Tấn Sỹ : Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp 280 triệu USD

Lê Văn Triết : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 280 triệu USD

Lương Tấn Thành : Giáo Sư Bệnh viện Bạch Mai 280 triệu USD

Nguyễn Phúc Tuần : Uỷ viên UBTW MTTQVN 280 triệu USD

Phạm Thị Sơn : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 280 triệu USD

Lê Bạch Lan : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 269 triệu USD

Nguyễn Văn Vi : Uỷ viên UBMTTW 269 triệu USD

Trần Thoại Duy Bảo : Uỷ viên UBTW MTTQVN 269 triệu USD

Vũ Oanh Lão : thành cách mạng 269 triệu USD

Nguyễn Thị Nguyệt : Cao đài Ban Chỉnh tỉnh Bến Tre 264 triệ USD

Bùi Thái Kỷ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh 257 triệu USD

Hoàng Hồng : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 257 triệu USD

Lưu Văn Đạt : Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam 257 triệu USD

Nguyễn Công Danh : T P. Hồ Chí Minh 257 triệu USD

Nguyễn Túc : Uỷ viên Ban Thường trực 257 triệu USD

Nguyễn Văn Bích : Uỷ Ban Kế hoạch Nhà Nước 257 triệu USD

Hoàng Việt Dũng : Giám đốc Công ty TNHH 256 triệu USD

Phan Quang : Hội nhà báo Việt Nam, Uỷ viên UBMT 256 triệu USD

Vưu Khải Thành : Tổng công ty hữu hạn BITIS 256 triệu USD

Cao Xuân Phổ : Viện Đông Nam á 254 triệu USD

Chu Văn Chuẩn : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 254 triệu USD

Đăng Thị Lợi : Chủ tịch Hội Thân nhân Việt kiều 254 triệu USD

Hoàng Văn Thượng : Đại tá, Anh hùng quân đội 254 triệu USD

Lê Quang Đạo : Trung ương Mặt trận Tổ quốc N 254 triệu USD

Lợi Hồng Sơn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 254 triệu USD

Lý Chánh Trung : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 254 triệu USD

Ngô Ngọc Bỉnh : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 254 triệu USD

Nguyễn Kha : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 254 triệu USD

Nguyễn Văn Hạnh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 254 triệu USD

Nguyễn Văn Vĩnh : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 254 triệu USD

Đinh Thuyên : Chủ tịch hội người mù Việt Nam 250 triệu USD

Đoàn Thị ánh Tuyết : Thượng tá, Anh hùng quân đội 250 triệu USD

Lê Thành : Phó Chủ tịch Thường trực 250 triệu USD

Mùa A Sấu : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 250 triệu USD

Trần Kim Thạch : Uỷ viên UBTW MTTQVN 250 triệu USD

Lê Ngọc Quán : Mặt trận Tổ quốc tỉnh Vĩnh Phú 249 triệu USD

Nguyễn Quang Tạo : Chủ tịch liên hiệp các hội hoà bình 249 triệu USD

Nguyễn Văn Thạnh : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 249 triệu USD

Thào A Tráng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 249 triệu USD

Trần Khắc Minh : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 229 triệu USD

Lê Minh Hiền : Thường trực UBTƯMTTQVN 215 triệu USD

Hà Thị Liên : Thường trực UBTƯMTTQVN 214 triệu USD

Ama Bhiăng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD

Âuu Quang Cảnh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD

Bế Viết Đẳng : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD

Đàm Trung Đồn : Đại học Tổng hợp Hà Nội 200 triệu USD

Đặng Đình Tứ : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD

Đặng Ngọc Bân : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD

Đinh Công Đoàn : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD

Đinh Gia Khánh : Viện Văn học dân gian 200 triệu USD

Hà Phú An : Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD

Hoàng Đức Hỷ : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD

Lâm Bá Châu : Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp 200 triệu USD

Lê Văn Tiếu : Việt kiều tại CHLB Đức 200 triệu USD

Lương Văn Hận : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD

Nguyễn Văn Tư : Chủ tịch Hội Công Thương 200 triệu USD

Phùng Thị Hải : Giám đốc Công ty TNHH Thuỷ Sản 200 triệu USD

Rơ Ô Cheo : Dân tôc Gia Lai tỉnh Gia Lai 200 triệu USD

Sầm Nga Di : Dân tộc Thái, tỉnh Nghệ An 200 triệu USD

Thích Đức Phương : Thừa Thiên Huế 200 triệu USD

Thích nữ Ngoạt Liên : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD

Trần Hậu : TWMTTQVN Trưởng Ban Nghiên 200 triệu USD

Triệu Thuỷ Tiên : Dân tộc Nùng 200 triệu USD

Trương Nghiệp Vũ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD

Trương Quốc Mạo : Chủ tịch Hội nông dân 200 triệu USD

Ung Ngọc Ky : Uỷ viên uỷ ban TWMTTQ 200 triệu USD

Vũ Đình Bách : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD

Mong Văn Nghệ : Dân tộc Khơ mú tỉnh Nghệ An 197 triệu USD

Đinh Xông : Dân tộc Hrê tỉnh Quãng Ngãi 190 triệu USD

Lê Công Tâm : Phó Chủ tịch Thường trực 190 triệu USD

Mấu Thị Bích Phanh : Dân tộc Raklây tỉnh Ninh Thuận 190 triệu USD

Nguyễn Ngọc Minh : Uỷ viên UBMTTQ tỉnh Huế 190 triệu USD

Phan Hữu Phục : Cao đài Tiên thiên 190 triệu USD

Trần Thế Tục : Uỷ viên UBTW MTTQVN 190 triệu USD

Hoàng Mạnh Bảo : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 187 triệu USD

Nguyễn Thị Ngọc Trâm : Uỷ viên UBTW MTTQVN 187 triệu USD

Phạm Hồng Sơn : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 187 triệu USD

Phan Hữu Lập : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 187 triệu USD

Thái Văn Năm : Phật giáo Hoà hảo 187 triệu USD

Trần Văn Tấn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 187 triệu USD

Vi Văn ỏm : Dân tộc Xi mun tỉnh Sơn La, 187 triệu USD

Bùi Thị Lập : Uỷ viên UBTW MTTQVN 184 triệu USD

Kpa Đài : Uỷ viên UBTW MTTQVN 184 triệu USD

Lê Văn Hữu : Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Yên 184 triệu USD

Nông Quốc Chấn : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 184 triệu USD

Phạm Khiêm Ich : Viên Thông tin KHXH 184 triệu USD

Phạm Thanh Ba : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 184 triệu USD

Từ Tân Vũ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 184 triệu USD

Viễn Phương : Nhà thơ Uỷ viên UBMTTQ 184 triệu USD

Nguyễn Ngọc Thạch : Tổng Biên Tập Báo Đại Đoàn kết 180 triệu USD

Trương Hán Minh : Người Hoa TP. Hồ Chí MInh 180 triệu USD

Bùi Xướng : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 157 triệu USD

Trần Đình Phùng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt 157 triệu USD

Hồ Ngọc Nhuận : Uỷ viên UBTW MTTQVN 156 triệu USD

Phan Huy Lê : Uỷ viên UBTW MTTQVN 156 triệu USD

Nguyễn Thống : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 154 triệu USD

Trần Minh Sơn : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 154 triệu USD

Vũ Duy Thái : Giám đốc xí nghiệp trách nhiệm hữu hạn 154 triệu USD

Chu Phạm Ngọc Sơn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD

Đỗ Hoàng Thiệu : Đà Nẵng Ngân Hàng tỉnh QN ĐN 150 triệu USD

Dương Nhơn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD

Huỳnh Cương : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD

Mai Thế Nguyên : Kiến trúc sư trưởng tại Na Uy 150 triệu USD

Ngô Minh Thưởng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 150 triệu USD

Nguyễn Ngọc Sương : Đại học Tổng hợp Thành phố 150 triệu USD

Nguyễn Văn Diệu : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 150 triệu USD

Phạm Ngọc Hùng : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD

Thượng thơ Thanh : HT Cao đài Toà Thánh Tây Ninh 150 triệu USD

Trần Đức Tăng : Phối sư Hội thánh Cđ Minh Chơn đạo 150 triệu USD

Trần Phước Đường : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD

Lê Đắc Thuận : Giám đốc điều hành Cty VANOCO 107 triệu USD

Nguyễn Đức Thành : Chủ tịch Ban điều hành CLB 107 triệu USD

Trần Mạnh Sang : Uỷ viên UBTW MTTQVN 107 triệu USD

Amí Luộc : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD

Bùi Thị Lạng : Thành phố Hồ Chí Minh. 100 triệu USD

Danh Nhưỡng Dân tộc Khơ me 100 triệu USD

Đào Văn Tý : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD

Đồng Văn Chè : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 100 triệu USD

Hà Den : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD

Hồ Phi Phục : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD

Hoàng Kim Phúc : Tổng Hội trưởng Hội Thánh tin lành 100 triệu USD

Kim Cương Tử : UBTW MTTQV 100 triệu USD

Lê Ca Vinh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD

Lý Lý Phà : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD

Nguyễn Hữu Hạnh : Nhân sỹ Thành phố 100 triệu USD

Nguyễn Lân : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 100 triệu USD

Nguyễn Lân Dũng : Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội 100 triệu USD

Nguyễn Minh Biện : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 100 triệu USD

Nguyễn Phước Đại : Luật sư TP. Hồ Chí Minh 100 triệu USD

Nguyễn Tấn Đạt : Phật giáo Hoà hảo tỉnh An Giang 100 triệu USD

Nguyễn Thành Vĩnh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD

Nguyễn Thị Liên : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD

Nguyễn Thiên Tích : Chủ tịch hội y học cổ truyền VN 100 triệu USD

Nông Thái Nghiệp :Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD

Phùng Thị Nhạn : Nghệ sỹ nhân dân Thành phố HCM 100 triệu USD

Sùng Đại Dùng : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 100 triệu USD

Trương Quang Đạt : Dân tộc Sán Dìu tỉnh Vĩnh Phú 100 triệu USD

Tương Lai : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD

Vũ Mạnh Kha : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Hà Nội 100 triệu USD

Hà Thái Bình : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 56 triệu USD

Nguyễn Văn Đệ : Thượng tá, kỹ sư thuộc Bộ Quốc Phòng 56 triệu USD

Trần Bá Hoành : Uỷ viên UBTW MTTQVN 56 triệu USD

Võ Đình Cường : Uỷ viên UBTQ MTTQVN 56 triệu USD

Cù Huy Cận : Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật VN 50 triệu USD

Lê Khắc Bình : Chủ tịch, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 50 triệu USD

Huỳnh Thanh Phương : ủy Quân sự thành phố Cần Thơ 32 triệu USD

Hồ Xuân Long : Dân tộc Vân kiều, Quãng Trị 15 triệu USD


Một tài liệu cũ trong báo Quốc gia, Montreal, Canada từ tháng 2/1996 trích tin Nữu Ước cho biết :

“ Một thành viên cao cấp của Hội đồng mậu dịch Việt – Mỹ tiết lộ đảng CSVN được xem là một tỉ phú hàng đầu của thế giới vào năm 1995 với tài sản ước lượng lên đến 20 tỉ đôla…VN hiện nay có khoảng từ 80 đến 100 người có tài sản trên 300 triệu đô la, tất cả các tỉ phú này đều là cán bộ cao cấp của đảng.

“Ông John Shapiro, một cựu chiến binh Hoa kỳ sau 3 tuần lễ thăm VN để tính chuyện làm ăn buôn bán, phát biểu rằng các ông lớn trong đảng gồm các thành viên bộ chính trị, các bộ trưởng và thứ trưởng, ít nhất mỗi người có vợ hay con làm chủ một công ty. Theo ông J Shapiro, do việc chính phủ cho phép các công ty được chuyển ngân ra nước ngoài lên đến 500000 đô la, số ngoại tệ trong nước bắt đầu vơi đi.

“Vẫn theo ông Shapiro, có khoảng 700 đảng viên CSVN có tài sản từ 100 đến 300 triệu đô la. Đây là con số do một nhân vật cao cấp của ngân hàng trung ương cung cấp cho ông. Những đảng viên có tài sản từ 50 đến 100 triệu đô la khoảng 2000 người…Tất cả những con số về tài sản của đảng CSVN là do những chuyên viên thống kê của cơ quan mậu dịch quốc tế. Số tài sản lớn lao trên do thân nhân của đảng viên cao cấp ở nước ngoài làm sở hữu chủ. Ông Shapiro cũng nêu lên nhiều thí dụ điển hình như vợ bé của tổng cục phản gián làm ăn rất lớn ở Âu châu, em ruột của trung tướng VC, tổng cục phó tổng cục phản gián đang kinh doanh rất lớn ở Nam Cali, vợ con của Giám đốc tổng cục kinh tế và thân nhân của Đỗ Mười thủ đắc những tài sản nhiều triệu đô la ở Vancouver, Canada và cả ở New York, Houston. Trong niên khóa 94-95, hàng trăm du học sinh là con cái đảng viên tự túc. Niên khóa 95-96, con số này tăng lên gấp 3…”

Một tài liệu khác trong website mà tôi tạm dịch là mạng điểm ( cf. địa điểm, thời điểm) Hận Nam Quan tháng 5/2002 tựa là “ Giai cấp mới trong các chế độ CS “ cho biết :


“Theo tin của hãng thông tấn Reuter đánh đi từ Hà nội ngày 4 tháng 3 năm 2002 thì ĐCSVN sau khóa họp TƯ Đảng từ 18-2-đến 2-3-2002 đã chính thức ban hành một chính sách mới về kinh tế rất táo bạo: Đảng viên CS được phép làm kinh doanh tư nhân. Phạm Chi Lan, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và kỹ nghệ tuyên bố với phóng viên của hãng thông tấn Reuter rằng:”… Đại hội đã quyết định là các đảng viên đang quản trị các xí nghiệp tư nhân có quyền ở lại trong Đảng”.

“Thật ra thì từ nhiều năm nay, các đảng viên cao cấp tuy không chính thức sở hữu một xí nghiệp tư nào cả nhưng thân nhân bà con của họ đã là chủ nhân của những xí nghiệp tư lớn nhất trong nước.

“Cứ hỏi vợ con các ông Phan văn Khải, Võ văn Kiệt, Đỗ Mười, Phạm Thế Duyệt, Trần Đức Lương, Nguyễn Tấn Dũng…là sẽ biết ai là chủ nhân của các sân golf, các khách sạn hạng sang, hãng xe taxi, hãng hàng không, nhà máy chế biến hải sản, hãng xuất nhập cảng, siêu thị lớn nhất nước.

“Ai mà không thấy sự giàu có hiển nhiên của giới lãnh đạo CS tại VN. Họ xây nhà lầu, xài tiền như nước, xuất ngoại như đi chợ, chi tiêu một lúc hàng bó đô la tiền mặt. Giới tư bản đỏ nhờ phù phép XHCN đã biến tài sản của quốc gia thành tư sản một cách thần tình, biển thủ công quỹ, buôn lậu hàng quốc cấm thế mà cứ hò hét diệt tham nhũng đến cùng.

“Theo tài liệu FYI ( Poliburos network) ngày 19/12/2000 thì các cán bộ và nhân viên cao cấp của nhà nước CS Hà nội hiện làm chủ những số tiền to lớn gửi tại các ngân hàng ngoại quốc cộng với những bất động sản tọa lạc trong nước.

– Lê Khả Phiêu : cựu tổng bí thư ĐCSVN và gia đình có 5 khách sạn (2 ở Hànội và 3 ở Saigon), tài sản và tiền mặt trị giá 1 tỉ 170 triệu Mỹ kim (US$ 1.170.000.000)

– Trần Đức Lương: Chủ tịch nước CHXHCNVN, tài sản và tiền mặt 1 tỉ 137 triệu MK

– Phan Văn Khải: Thủ tướng chính phủ, gia đình có 6 khách sạn ở Saigon, tài sản 1 tỉ 200 triệu MK.

– Nguyễn Tấn Dũng: Đệ 1 Phó Thủ tướng, tài sản 1 tỉ 480 triệu MK

– Nguyễn Mạnh Cầm: Phó Thủ tướng, tài sản 1 tỉ 150 triệu MK

– Phạm Thế Duyệt: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, tài sản 1 tỉ 173 triệu MK

– Tướng Phạm Văn Trà : Bộ trưởng Quốc Phòng, tài sản gồm có 10 tấn vàng và tiền mặt 1 tỉ 360 triệu MK.

– Trương tấn Sang: Chủ tịch Ủy ban Kinh tế TƯ Đảng CSVN, tài sản và tiền mặt 1 tỉ 124 triệu MK

Ngoài ra, còn một số cán bộ và công chức có 1 tỉ và trên 100 triệu MK trong danh sách liệt kê của bảng FYI này là hơn 20 người nữa.

Gần đây nhất, theo điện thư Câu lạc bộ dân chủ số 39 tháng 2/2005 trong mạng điểm Y kiến thì:

“Một nguồn tin tuyệt mật đã được tiết lộ mới đây từ một quan chức cao cấp Bộ Công an cho biết số tiền khổng lồ mà các quan chức cao cấp VN gửi tại ngân hàng Thụy sĩ. Đáng chú ý là:

Cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh hơn 2 tỉ USD cộng 7 tấn vàng;

Cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười 2 tỉ USD;

Đương kim Bộ trưởng Quốc Phòng Phạm văn Trà 2 tỉ USD cộng 3 tấn vàng;

Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu 500 triệu USD;

Đương kim Chủ tịch nước Trần Đức Lương 2 tỉ USD;

Đương kim Thủ tướng Phan văn Khải hơn 2 tỉ USD;

Đương kim Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn tấn Dũng hơn 1 tỉ USD;

Đương kim Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh 1,3 tỉ USD;

Đương kim chủ tịch Quốc hội Nguyễn văn An hơn 1 tỉ USD;

Cựu phó ủy ban thể dục thể thao Quốc gia Lương quốc Đống 500 triệu USD;

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn mạnh Cầm hơn 1 tỉ USD;

Cựu Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại Mai văn Dậu hơn 1 tỉ USD.

Ngoài ra, nguồn tin cũng cho biết một danh sách dài các quan chức có số tiền gửi hàng trăm triệu USD…”

Tôi phải đưa ra 3 nguồn khác nhau để anh và các bạn trong nước thấy, báo chí trong nước nếu biết cũng không dám đăng vì toàn là “bí mật quốc gia”, internet thì không phải ai cũng có để coi, lại bị tường lửa ngăn chặn hay bị theo dõi khi dùng máy điện toán công cộng.

http://www.thienlyb uutoa.org/ Misc/NguoiLinhGi a.htm

http://minht. free.fr/tham% 20nhung%20001/ mat%20tran/ no%20le%20che% 20do%20001. html

Quan chức cao cấp của chế độ CSVN gởi tiền ở ngoại quốc


Sunday, September 11, 2005


CSVN ra luật chống rửa tiền nhưng …


GENEVA 11-9 (NV) – Một số cán bộ được tin cậy của đám quan chức cao cấp của chế độ Hà Nội đã được giao cho nhiệm vụ chuyển tiền và quản trị các tài sản khổng lồ của họ có được nhờ tham nhũng hối lộ gửi tại các ngân hàng ngoại quốc. Một nhân vật (yêu cầu dấu tên) từng giao tiếp với một số người này ở một số ngân hàng Thụy Sĩ tiết lộ như vậy trong một cuộc tiếp xúc với báo Người Việt mới đây.


“Chưa kể tại ngân hàng các nước khác ở Âu Châu và Á Châu, riêng tại Thụy Sĩ, tôi biết có hai người ở các ngân hàng thành phố Lausane và hai người ở thành phố Geneva, làm nhiệm vụ chuyển tiền và quản trị tài sản do xếp của họ gửi.” Nhân vật trên tiết lộ.

Lương bổng của đám quan chức cao cấp của đảng và nhà nước CSVN, theo sự mô tả của một viên chức ngoại giao Tây Phương thì “không đủ để họ sống 10 ngày”, nhưng họ có tiền phải gửi, hay nói đúng hơn, giấu đút, ở các ngân hàng ngoại quốc là một điều hiển nhiên bất bình thường. Cho tới nay, lương căn bản của cán bộ đảng viên CSVN chỉ có 290,000 (tương đương khoảng $18 đô la) rồi nhân theo chỉ số cao thấp tùy chức vụ, cấp bậc. Nhưng có lần Vũ Khoan, phó thủ tướng CSVN, khi thăm một xí nghiệp quốc doanh đã so sánh và thấy một viên chức nhà nước chức vụ rất cao như ông còn kém lương của một người thợ chuyên môn. Ðiều này cho thấy lương bổng cán bộ công chức CSVN, dù là quan chức cao cấp, cũng không là bao nhiêu và không đủ sống.

Theo lời nhân vật trên tiết lộ, mỗi một số viên chức cao cấp của chế độ đều sử dụng một số thuộc cấp tín cẩn vào công việc chuyển ra ngoại quốc số tài sản khổng lồ mà họ vơ vét được qua các “phi vụ” tham nhũng hối lộ.

Số tiền họ gửi mỗi lần khoảng bao nhiêu, cách bao lâu gửi một lần, các cán bộ có trách nhiệm chuyển đô la và vàng dưới nhiều hình thức khác nhau đến các ngân hàng ngoại quốc, không tiết lộ. Nhưng nếu đó không phải là các số tiền lớn bạc triệu đô la thì người ta không cần đến người chuyên trách “chuyển khoản” cũng như quản trị xuất nhập các số tiền này, ông nói.

“Họ luôn luôn có trách nhiệm đi đi về về”, ông tiết lộ tiếp. “Giữa không những Việt Nam và Châu Âu mà còn cả từ Việt Nam đến một số ngân hàng ở Á Châu cũng như cả Nga và Ðông Âu.”

Tại sao đám quan chức CSVN lại đem tiền gửi cả tại nước Nga là nước có hệ thống ngân hàng thuộc loại bấp bênh nhất trên thế giới?

“Họ gửi tiền cả ở ngân hàng Nga vì tin tưởng nguyên tắc khôn ngoan này: Không bao giờ bỏ tất cả các quả trứng vào chung một giỏ.” Ông giải thích rằng nếu một quả trứng chẳng may bị vỡ, có thể những quả trứng khác vỡ theo. Ðây là sự khôn ngoan chung của đám quan chức cao cấp của chế độ khi họ rải số tiền kiếm chác được ra nhiều nơi trên thế giới. Theo ông, có rất nhiều người khác nhau làm nhiệm vụ chuyển tiền và quản trị tài sản của “xếp” ở ngoại quốc. Nhưng cũng có những người là vợ, con, hay thân quyến của đám cán bộ đảng viên tham nhũng đóng vai trò giấu đút tiền tham nhũng hối lộ khi họ đi ra ngoại quốc.

Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn viết một bài có tính cách “mách bảo” cho cán bộ đảng viên tham nhũng trong nước cách thức gửi tiền ở hệ thống ngân hàng Thụy Sĩ với tựa đề “Gửi tiền ở nhà băng Thụy Sĩ”. Bài báo này được báo điện tử VNExpress lấy lại và phổ biến ngày Thứ Bảy 10-9-2005 mở đầu với câu hỏi “Có thể mở tài khoản ẩn danh – anonymous account – ở ngân hàng Thụy Sĩ không?” Bài báo này giải thích khá tỉ mỉ về thế nào là tài khoản ẩn danh dưới hình thức “tài khoản mang số nào đó thay vì mang tên khách hàng.” Và “tài khoản số hạn chế sự hiểu biết về chủ nhân của nó…” Bài báo phục vụ loại độc giả nào, khách hàng ngân hàng nào ở trong nước, người ta có thể hình dung ra ngay khi mà lợi tức trung bình đầu người chỉ có khoảng $500 đô la một năm.

Ngày 8-6-2005, CSVN theo áp lực của Hoa Kỳ khi lôi kéo Hà Nội hợp tác đối phó với khủng bố, rửa tiền ma túy, buôn lậu trên thế giới, ra nghị định số 74/CP để chống rửa tiền. Nghị định này buộc “Các ngân hàng, các định chế tài chính phải báo cáo về các giao dịch trong một ngày của một cá nhân hay một tổ chức có tổng trị giá từ 200 triệu đồng (khoảng $12,400 đô la) trở lên.” Theo sự tường thuật trên báo Tuổi Trẻ ngày 9-6-2005. Tờ báo này kể tiếp rằng: “Tuy nhiên, các qui định có tác động lớn nhất là các ngân hàng buộc phải báo cáo về những khách hàng có lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng từ 500 triệu đồng (khoảng $31,000 đô la) trở lên tại một ngân hàng. Lượng tiền 500 triệu đồng là tổng các khoản tiền gửi của cá nhân đó chứ không phải là một lần gửi tiết kiệm có trị giá 500 triệu đồng.”

Nhân vật trên kể cho hay, cách đây mấy năm, ông chánh văn phòng của Hội đồng Bộ Trưởng Chính phủ CSVN có lần đã thua bạc tại một casino ở Geneva “mấy trăm ngàn đô la trong một đêm”. Ðiều này, số tiền tham nhũng hối lộ mà đám quan chức CSVN giấu đút ở ngoại quốc phải “vô cùng lớn.”

Khóa họp Quốc hội CSVN hồi tháng Tư vừa qua, một dự thảo luật chống tham nhũng được bàn cãi nhưng rồi vẫn không có biểu quyết và được loan báo sẽ thảo luận trở lại vào khóa họp thứ hai của năm nay dự trù vào tháng 11 tới. Hàng năm, các khóa họp quốc hội Hà Nội đều có thảo luận chuyện chống tham nhũng và họ nhìn nhận tham nhũng đã trở thành “quốc nạn”.

Nguyễn đình Lộc, đại biểu quốc hội và nguyên là Bộ trưởng Tư Pháp CSVN nói với báo chí trong nước rằng tham nhũng chỉ bị lộ diện khi “nội bộ tham nhũng” tố cáo lẫn nhau. Trong một cuộc điều trần trước quốc hội, Phan văn Khải, thủ tướng Hà Nội, nhìn nhận tham nhũng đã “xà xẻo” khoảng 30% các dự án xây dựng, phát triển. Phần lớn các dự án này được tài trợ từ các khoản tín dụng ngoại quốc. Các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết viện trợ, tài trợ cho các dự án phát triển, xóa đói giảm nghèo cho Việt Nam năm 2005 là $3.4 tỉ đô la. (NT)


nguồn  Blog  Thơ Vi Vi

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Ba chọn hai


Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang: Cuộc đua căng thẳng
Cùng tác giả »
Hôm nay ngày 14 tháng 12 năm 2015, Hà Nội tổ chức hội nghị trung ương đảng CSVN lần thứ 13 khoá 12. Hội nghị lần này đặc biệt quan trọng vì sẽ biểu quyết thành phần nhân sự chủ chốt cho trung ương đảng khoá tới bắt đầu nhiệm kỳ vào năm 2016.


Căng thẳng nhất là cuộc đua giữa các vị cao niên của Đảng đã đến tuổi về hưu những vẫn muốn trụ lại. Đó là các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang. Trong ba ông này thì cửa của Nguyễn Tấn Dũng sáng hơn, ông Dũng có thể nhắm tới một trong hai chức là tổng bí thư hoặc chủ tịch nước. Còn ông Trọng chỉ có thể tiếp tục ứng cử vào chức TBT thêm một nhiệm kỳ nữa, như thế nếu kết thúc nhiệm kỳ nữa ông Trọng sẽ vào tuổi 71. Ở lứa tuổi 70 trên cương vị lãnh đạo, ông Trọng sẽ làm phai mờ hình ảnh cuộc đổi mới mà đảng CSVN đang quảng bá.

Để vận động cho mình, ông Trọng nhấn mạnh về chữ Đức. Đó là cái ông hơn hẳn đối thủ của ông là Nguyễn Tấn Dũng. Nói thêm chữ Đức của ông là hàm ý sự trong sạch của ông trong Đảng CSVN, chứ không phải chữ Đức mà ông làm cho nhân dân hay đất nước. Việc ông Trọng muốn thêm nhiệm kỳ nữa có từ nguyên nhân , ông nhận thấy tham vọng muốn ở lại của Sang và Dũng, ông nghĩ rằng nếu sự cạnh tranh của hai đối thủ này gay gắt không đi đến phân thua thì hẳn nhiên ông sẽ được chọn vào vị trí TBT.

Ông Trương Tấn Sang chọn cách lên án tham nhũng để vận động cho mình và giảm uy tín đối thủ. Bằng những phát biểu ở những lần gặp cử tri, nhờ tay chân của ông nằm trong một vài tờ báo phía Nam khuếch đại lên như một tuyên ngôn chính trị. Chiêu trò này của ông đạt khá hiệu quả trong dư luận. Người dân hồ hởi khi thấy ông phát ngôn về đồng chí X, về nợ công, nhóm lợi ích. Nhưng nếu nhìn kỹ thì thấy phát biểu của ông chỉ có ở những cuộc gặp không quan trọng, chỉ là những phát biểu ngoài lề hành lang. Nếu những phát biểu như vậy mà có giữa hội nghị trung ương, giữa quốc hội thì có lẽ sự chính danh của nó được khẳng định hơn. Điều này cho thấy trong trung ương ông Sang không có uy lực của mình, ông đành phải mượn những lần gặp cử tri ngoài lề để chỉ trích đối thủ. Nhiều trí thức, nhân sĩ tin rằng ông Sang là người cải cách, sẽ đem lại thay đổi đột biến cho Việt Nam. Nhưng mấy năm qua sự kỳ vọng ấy ngày càng nhạt đi, bởi không có thực lực trong tay, ông Sang chẳng có gì hơn ngoài vài ba phát biểu gây phấn khích cho dư luận, để rồi đâu lại vào đó. Hành động duy nhất của ông là thăng quân hàm cho các tướng công an, quân đội. Đó là những văn bản đề nghị hiếm hoi có tính quan trọng mà các bộ đưa tới cho ông ký.

Trước giờ khai mạc hội nghị trung ương 13 khoá 12, ông Nguyễn Tấn Dũng có vẻ đỉnh đương, nhàn nhã và không mấy lo toan. Cửa đi tiếp của ông Dũng sáng hơn hai ông Trọng và Sang ở chỗ. Ông Dũng có thể ứng cử vào chức TBT hoặc Chủ Tịch Nước hoặc bí bét nữa thì vào Chủ tịch quốc hội. Ông Dũng có thuận lợi là nắm nhiều kênh quan hệ với các nước phương Tây và nhiều tay chân thuộc nhóm lợi ích mà ông gây dựng. Ông Dũng tạo điều kiện cho các tướng lãnh quân đội, công an tham gia làm kinh tế. Không như nhiều người hình dung là tướng lãnh công an , quân đội chỉ chú trọng bảo vệ Đảng. Dưới thời ông Dũng thì tướng công an, quân đội mang hàm thứ trưởng có thể bàn bạc thẳng với các nhà tư bản tài phiệt để tiến hành đầu tư khu công nghiệp, nhà máy hoặc hợp đồng kinh tế quốc gia. Khái niệm bảo vệ Đảng không những là bảo vệ thuần tuý trước diễn biến bạo động, biểu tình, âm mưu của các thế lực thù địch như chúng ta thường nghe thấy, nhiệm vụ bảo vệ Đảng và chế độ của các tướng lãnh quân đội, công an được thêm phần "nặng nhọc" nhưng đầy hứa hẹn bổng lộc đó là tìm kiếm nguồn đầu tư, tức nguồn tiền về cho chế độ.

Như vậy trong cuộc đua giữa ba con người này, thực chất là cuộc đua giữa lý tưởng và vật chất. Một sự thống nhất ngầm giữa trung ương Đảng CSVN là dù lý tưởng hay vật chất đều phải mang mục đích giữ được sự cai trị của Đảng CSVN. Hai ông Trọng và Sang đưa ra phương án giữ chế độ CS bằng lý tưởng, còn ông Dũng đưa ra lý tưởng giữ Đảng CSVN bằng tiền.

Còn tiền thì còn Đảng CS hay còn lý tưởng thì còn Đảng CS?

Trong trường hợp cả hai đường lối này đều đúng, ông Sang và Trọng sẽ phải một người ra đi. Đó là khả năng dễ xẩy ra nhất. Trong bối cảnh kinh tế đất nước trước bờ vực đổ vỡ, bê bết như ngày nay, trung ương ĐCSVN không bao giờ dám bác bỏ quan điểm còn tiền còn Đảng là sai trái, mặc dù họ không công khai thừa nhận, nhưng chắc hẳn một số đông sẽ ngầm ủng hộ quan điểm còn tiền còn Đảng mà ông Dũng chủ trương. Tuy nhiên, trung ương đảng cũng sẽ ủng hộ quan điểm còn lý tưởng là còn Đảng để che mắt thiên hạ thấy rằng con đường Đảng dẫn dắt dân tộc đi là con đường lý tưởng trong sáng, tiến bộ. Nhưng bên trong họ sẽ bỏ phiếu cho quan điểm này ở mức độ vừa phải, để dân chúng cũng như các đảng viên cấp thấp không bị hoang mang.

Lý tưởng là thứ quá muộn để giữ vững được sự tồn tại của Đảng CSVN bây giờ, nó chỉ là thứ trang trí đánh lừa dư luận để kéo dài thời gian hấp hối. Chỉ có vật chất, tiền bạc mới là thứ giá trị duy nhất để bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng. Lý tưởng giờ chỉ là lời bao biện cho những hành động tham nhũng, xấu xa của ĐCSVN. Nhưng nếu không có những lời bao biện thì hành động tham nhũng xấu xa dễ bị lên án. Cho nên lý tưởng vẫn là thứ cần thiết cho chế độ CSVN.

Nguyễn Tấn Dũng ở lại để đại diện cho đường lối còn tiền còn đảng. Phía quan điểm còn lý tưởng, còn đảng ở bên kia thì ông Trọng có vẻ sáng giá hơn ông Trương Tấn Sang.

Nhưng thế nào đi nữa, thì tiền giữ đảng là tiền đi vay nợ nước ngoài. Sớm muộn gì cũng phải đến hạn trả nợ lúc ấy sẽ là hết Đảng CSVN. Các uỷ viên trung ương Đảng ở hội nghị lần thứ 13 này, tất nhiên hiểu rõ tính chất tương lai là như vậy. Nhiệm kỳ của các trung ương uỷ viên Đảng CSVN trong 5 năm tới đây sẽ chia làm hai loại. Một loại chú trọng tích luỹ tiền bạc để trở thành những nhà tư bản khi chế độ CNXH sụp đổ. Một loại chú trọng làm việc minh bạch, khách quan, lấy tiếng để trở thành những chính trị gia cho một chế độ tương lai. Sẽ không ngạc nhiên khi thấy ở năm tới đây hàng ngũ cộng sản VN có nhiều kẻ vội vã vơ vét nhưng cũng nhiều kẻ tỏ vẻ thanh bạch, trong sáng, có nhiệt huyết. Một bức tranh nhiều mầu sắc trái ngược nhau sẽ diễn ra trên chính trường Việt Nam sau đại hội đảng lần thứ 12 trở đi.

Người Buôn Gió