Hà Sĩ Phu
Nhà báo Trần Quang Thành thực hiện
24-5-2014
Tham vọng bành trước và xâm lược Việt
Nam của Trung Cộng không phải là điều mới xảy ra mà đã thể hiện từ hàng
chục năm nay. Trước nguy cơ đó, diễn biến trong thái độ ứng phó của đảng
và nhà nước cộng sản Việt Nam như thế nào? Với thái độ ứng phó như vậy,
tại sao vai trò của nhân dân lại đặc biệt quan trọng trong tình hình
hiện nay?
Sau đây là cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Hà Sĩ Phu về chủ đề “Biểu tình hay không biểu tình” do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện.
Nhà báo Trần Quang Thành (TQT):
Thưa TS Hà Sĩ Phu, ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau cuộc biểu
tình ngày 11/5 tỏ lòng biết ơn nhân dân đã biểu tình biểu thị lòng yêu
nước chống lại Trung Quốc xâm lược.Nhưng chỉ ít ngày sau đó thì ông lại
có hàng triệu tin nhắn gửi đến nhân dân yêu cầu mọi người không biểu
tình vào ngày 18/5 và ông chơi chữ rất hay là “không nên biểu tình trái
pháp luật”. TS. Hà Sĩ Phu nghĩ thế nào về lời nói trước sau bất nhất
như vậy của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu (HSP):
Quả là bất nhất chứ còn gì nữa! Ai cũng biết công lệnh trước, lời phát
biểu trước của ông thủ tướng rất là hoan nghênh tinh thần biểu tình của
nhân dân và coi đấy là rất chính đáng, là đáng biểu dương. Thế nhưng
đến ngày 15/5, cũng công lệnh ấy, vẫn có phần biểu dương tinh thần biểu
tình chống xâm lược nhưng chỉ dặn thêm rằng chúng ta phải cảnh giác đừng
để kẻ xấu nó kích động, gây ra những phiền toái. Đấy là ngày 15/5. Đến
ngày 17/5 cũng công điện của thủ tướng nhưng gửi qua hệ thống điện thoại
thì lại khác hẳn rồi. Nó không nhắc gì đến phần biểu dương tinh thần
biểu tình của nhân dân căm phẫn chống xâm lược, chỉ nói hẳn một điều
là hạn chế với lời lẽ rất chặt chẽ và nặng nề. Ví dụ như: thủ tướng chỉ
thị Bộ Công an, công an các cấp, rồi chính quyền cấp tỉnh cấp thành phố
phải hết sức, đồng bộ, kiên quyết, đề phòng biểu tình tự phát và cũng
chỉ nhấn mạnh mặt hạn chế thôi chứ không có hoan nghênh tinh thần yêu
nước gì cả. Rõ ràng ý kiến của một thủ tướng chứ không phải cá nhân, từ
Văn phòng chính phủ tức thay mặt Chính phủ đấy. Nó đã thay đổi rồi. Chính vì vậy mà tôi xin nói là không thể khoán cái việc chống xâm lược giữ nước cho Đảng và Chính phủ được.
Các ông ấy bất nhất đến mức độ mà hiện
nay ai cũng biết trong lãnh đạo có những nhóm quan điểm khác nhau về
việc chống bành trướng Tàu và giữ nước. Có phe gọi là nhóm lợi ích thì
hơi nghiêng sang phương Tây một chút; có nhóm gọi là nhóm thân Tàu thì
răm rắp theo Trung Quốc.
Trong một con người, ví dụ cùng một thủ
tướng thôi thì cũng có lúc nó nặng lúc thì nó nhẹ bên này, bên kia
khác nhau. Cho nên không thể khoán việc giữ nước chống xâm lược cho Đảng
và Nhà nước được. Chúng tôi muốn đặt thẳng vấn đề như trong chuyện
anh Thành đề ra trong vấn đề biểu tình.
Tôi thấy có ba vấn đề:
Thứ nhất, ta phải đặt vấn đề là tại sao lại cần có các cuộc biểu tình của nhân dân ngoài thái độ của nhà nước.
Thứ hai, ta phải xét xem cái lệnh cấm biểu tình tự phát mà vin vào cái cớ kẻ xấu kích động có đúng hay hay chỉ là ngụy biện.
Thứ ba là khi nhà nước có lệnh cấm như vậy thì nhân dân phải làm gì nhân dân ứng phó như thế nào để vẫn giữ được nước?
TQT: Thưa TS. Hà
Sĩ Phu, trước khi bàn luận ba vấn đề này chúng ta phải trở lại câu
chuyện với ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Có lẽ ông là một trong
những người nổi tiếng ở Việt Nam về những tiền hậu bất nhất trong lời
nói và việc làm của mình, có phải thế không thưa TS. Hà Sĩ Phu?
HSP: Ông nào cũng thế
thôi ông ạ! Về việc này các vị ấy lúng túng và không thể nhất quán
được. Sự khác biệt giữa nhóm nọ nhóm kia nhân vật nọ nhân vật kia, rồi
khác biệt ngay cả trong một nhân vật lúc trước lúc sau chứ cũng không
riêng gì ông Nguyễn Tấn Dũng đâu!
TQT: Khi mới lên
nhậm chức ở nhiệm kỳ đầu tiên ông tuyên bố rất hùng hồn là nếu ông không
chống được tham nhũng thì ông từ chức ngay. Thế mà gần hết hai nhiệm kỳ
khi vấn đề tham nhũng ngày càng cực kỳ nghiệm trọng và tràn lan trên
đất nước này thì ông lại nói rằng là ông làm thủ tướng ông làm cái này
cái khác là do phân công của Bộ Chính trị, do phân công của Đảng,
Đảng bảo từ chức thì ông mới từ chức. Ông ấy nói thế thì cái gì là cái
đúng cái gì là cái sai, thưa TS. Hà Sĩ Phu?
HSP: Đấy là câu ngụy
biện thôi. Rất là hay, tức là ông ấy nói mọi điều ông làm theo sự nhất
trí, theo chỉ đạo của cả Bộ Chính trị chứ không phải một mình ông ấy
được, Đảng lãnh đạo tập thể nên không thể quy trách nhiệm một mình ông
ấy được. Cái đấy có một phần đúng thôi. Nhưng mà lúc ông ấy thi hành
thì phải chịu trách nhiệm cá nhân chứ. Đó là ngụy biện.
Thứ hai là ông ấy nói tôi chỉ biết
trung thành thực hiện các nghị quyết của Đảng, thế thì Đảng chưa bảo từ
chức thì ông chưa từ chức. Giao trách nhiệm cho ông tức giao trách nhiệm
cho một người, nhưng nếu mình làm không trọn trách nhiệm hoặc mình làm
kết quả xấu thì tự mình phải đề xuất từ chức chứ ai lại đem chuyện trung
thành như một cái ưu điểm, ưu điểm tuyệt đối như thế thì cũng không ổn.
Đấy là cái biện bạch mà xuất phát từ cái câu của ông Dương Trung Quốc
gợi ý về cái tinh thần trách nhiệm của thủ tướng trước việc này như thế
nào thì ông thủ tướng trả lời là tôi chẳng làm gì riêng cho tôi cả mà
từ ngày tôi vào đảng đến giờ tôi chỉ biết chấp hành lệnh của Đảng, Đảng
giao cái gì là tôi làm, làm mãi, không có bao giờ từ chức cả, Đảng bảo
làm thì tôi làm chứ có chống gì đâu.
TQT: Một dàn khoan
khổng lồ đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nó đi không phải
nhanh như chớp mà là rất từ từ, trong khi đó thì thái độ của những người
lãnh đạo Việt Nam thì im lặng như tờ có nói chỉ nói vài câu vuốt
đuôi, ông nghĩ thế nào về thái độ yêu nước của những người có trách
nhiệm của Đảng và Nhà nước Việt Nam?
HSP: Tôi thấy là cái
tình hữu nghị có mấy giai đoạn biến chuyển, giai đoạn đầu tiên thì không
có vấn đề gì cả giữa ta và Trung Quốc. Thế nhưng biểu hiện nguy hiểm
nhất của sự giấu giếm này là cái trận Gạc Ma 1988. Chẳng có trang bị
cho các chiến sĩ ta đề phòng gì đâu vì bảo là Trung Quốc với Việt Nam
là bạn chỉ có tốt với nhau, thậm chí khi tàu của Trung Quốc nó đến rồi
nó bắn thì các chiến sĩ ta cứ tưởng là bạn đến chơi nên mình chả có
phòng bị gì cả, nó bắn mình như bắn bia vậy?! Cái sự giấu giếm đó là một
cái tội lỗi rất lớn.
Sang giai đoạn thứ hai tức là không
giấu giếm được nữa thì thỉnh thoảng cũng nói vài ba câu, thậm chí tàu
Trung Quốc lại nói là “tàu lạ”, đây là giai đoạn mập mờ. Cái mập mờ
nhất nó phủ lên tình hình là 16 cái chữ vàng và quan hệ láng giềng 4
tốt. Nó là một tấm màn che phủ, đằng sau tấm màn đó nó tiến hành tất cả
mọi việc, về chính trị các ông ấy biết quá chứ nhưng mà cứ nói thế chẳng
qua là để che mắt dân thôi. Nhưng Trung Quoốc nó không trung thành với
cái vỏ bọc ấy mãi được, cuối cùng nó cũng phải làm những việc mạnh hơn.
Vụ giàn khoan này các ông muốn nói dối nhưng không dối được cho nên nó
phải bộc lộ. Chưa có lần nào mà phản ứng của Việt Nam lại mạnh bằng lần
này. Lần này chính thức ông ấy gọi Trung Quốc là xâm lược. Mới chính
thức gọi hai bên là đối địch cả về hành động lẫn về phát ngôn. Cả một
quá trình như thế là cũng có tiến bộ nhưng theo kiểu nói dối không được
thì phải bộc lộ dần nhưng chưa đạt yêu cầu.
Nhân việc này nhân dân đặt lại toàn bộ
vấn đề chứ không thể nhập nhằng để che phủ dưới một cái màn mờ mờ sương
khói như thế. Mất một ít đất mất một ít cao điểm điểm ở phía Bắc, xong
rồi nó chiếm tất cả khoáng sản, rồi tấn công về hàng hóa kinh tế, rồi
cuối cùng nó đào xới trong đất nước mình nào là chỗ nó thuê để nó trồng
cây, chỗ thì nó thuê để nó làm bô xít, nó đào hầm hố sâu hàng mấy chục
mét hàng trăm mét dưới đất, nó đưa cái gì xuống đâu mình có biết, hàng
đoàn ô-tô của Trung Quốc nó sang nó đưa cái gì xuống đâu mình không
biết, rồi nó thuê những căn cứ ở trên đảo, nó đặt căn cứ trên Biển Đông
sẵn sàng cắt đôi nước Việt Nam này ở miền Trung. Tất cả những chuyện ấy
tới rồi thì các ông ấy cứ giấu dân, giờ ở mức độ người dân không thể để
các ông ấy tự tung tự tác như vậy được mà dân phải đứng dậy để trực
tiếp giải quyết công việc của mình.
TQT: Thưa TS. Hà
Sĩ Phu, Chúng ta đang bàn luận vấn đề là biểu tình và không biểu tình
chống Trung Quốc xâm lược, TS suy nghĩ như thế nào về ông thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng tiền hậu bất nhất, lúc thì ông ấy hoan hô bà con biểu
tình, lúc lại cấm không được biểu tình?
HSP: Sự khác nhau này
tất nhiên trực tiếp là do ông thủ tướng đặt ra hai lời nhưng nếu nói
ông ấy muốn nói hai lời thì không đâu! Đời nào ông ấy lại muốn thế, chắc
là do trong bộ chỉ huy tối cao cũng không phải nhất trí với nhau. Anh
này thì muốn thế này, anh khác lại muốn thế khác. Cái sự bất nhất ấy
nhân dân biết quá đi chứ. Trong lãnh đạo ít nhất là có hai cái nhóm. Bên
này muốn mở ra một tý thì bên kia lại muốn khép lại cho nên ông phải
nói khác đi thôi chứ ông ấy đâu thể toàn quyền chỉ huy được?! Hai phe
thì lúc thì phe này mạnh lúc thì phe kia mạnh. Nhân dân thì chứng kiến
những cái màn, cứ rối tinh rối mù như thế…
TQT: TS. Hà Sĩ
Phu vừa nêu lên ba điểm xung quanh vấn đề biểu tình hay không biểu tình
mà chuyện thứ nhất chúng ta đã đề cập đến rồi, bây giờ chúng ta đề cập
đến vấn đề thứ hai.
HSP: Trong câu chuyện
thứ nhất, chúng ta đã đặt vấn đề là vai trò của nhân dân quan trọng như
thế nào trong chuyện giữ nước tại sao không thể để yên cho Đảng và
Chính phủ lo được. Vừa rồi ta có nói chuyện Đảng và Chính phủ mỗi lúc
một khác và chính trong Bộ chỉ huy tối cao đó cũng bất nhất với nhau
thì làm sao nhân dân có thể giao khoán được.
Tôi nói thêm ở cái điểm thứ nhất, về
nguyên tắc thì việc giữ nước căn bản ở dân chứ không thể khoán cho bộ
phận lãnh đạo được. Bởi toàn dân thì mới đáng tin cậy chứ giao cho một
nhóm người thì không có gì an toàn cả. Giao cho một nhóm chỉ huy khi một
dao động dồn ép nào đó mà họ phải thay đổi ý kiến thì nhân dân đứng
ngoài cuộc à?
Thứ hai là, thực tiễn ở nước mình rất
là thậm tệ tức là cứ để các vị ấy quyết định chiêu nọ đến chiêu kia liên
tục mấy năm nay rồi đến mức độ mà nó đặt giàn khoan khủng ngay trên
thềm lục địa của mình, nó đi theo đất nước quá rõ rồi, nó là một cái
pháo đài di động nó là một cái cọc đóng vào biên giới của mình,là một
bàn đạp để làm những cái khác nữa. Thế thì cái nguy cơ mất nước là cận
kề làm sao mà để khoán cho nhà nước được. Riêng nước mình thì vai trò
của nhân dân trong việc chống xâm lược giữ nước quan trọng hơn ở những
nước bình thường khác.
Thứ ba là ngay trong việc quan trọng
nhất là cái giàn khoan, thái độ của nhà nước là rất lạ. Như người chỉ
huy tối cao khi họp Trung ương chả nói gì cái chuyện nước sôi lửa bỏng
ấy cả. Nói toàn những chuyện có tính chất của Đảng thôi, còn cái việc
to lớn nhất thì chả thấy nói gì cả, thế đến lúc mà nhân dân bức xúc quá
rồi đấy thì ông ấy lại định sang gặp ông Tập Cận Bình để nói chuyện
riêng, thế trước đây hai đảng đã ký kết ngầm với nhau cái gì rồi thì
nhân dân đâu có biết thế bây giờ trước cái việc rất to như thế này lại
công khai xin gặp thì người ta lại không cho gặp thế có nhục không? Thế
rõ ràng là thân phận của nước nhược tiểu không? Đối với ông Trọng đây
là lần thứ hai, lần thứ nhất sau sang Cuba, bà tổng thống Brazil đóng
sập cửa không tiếp đã làm ông mất mặt rồi, thế bây giờ lại sang xin gặp
ông Tập Cận Bình lại không cho gặp – quá nhục. Ông Bộ trưởng Công an lại
phải gọi điện để xin lỗi Trung Quốc vì đã để xảy ra một số việc…Sao
lại phải xin lỗi, nó làm những cái việc tày đình đến mình, nó đặt giàn
khoan vào tận thềm lục địa của mình, nó bắt và đánh đập bao nhiêu ngư
dân rồi, bắt bao nhiều thuyền của mình nó chả xin lỗi một câu gì, tại
sao bây giờ lại cần phải xin lỗi. Rõ ràng cái việc Đảng và nhà nước lo
mà thất tín với dân mà thậm chí là những việc rất là hèn, một cái anh
chư hầu rất là hèn. Nguyên tắc là những vấn đề lớn của quốc kế dân sinh
của đất nước thì dân phải được quyền tham vấn, người dân ở đất nước Việt
Nam này dưới chính thể cộng sản này thì cái việc nhân dân tham gia vào
giữ nước còn được xem trọng hơn tất cả các nước khác. Đó là lý do tại
sao việc giữ nước ở Việt Nam là rất quan trọng và không thể giao khoán
hết cho nhà nước được.
Trước đây đâu có việc biểu tình chống
Trung Quốc, nay trong cái vụ giàn khoan này nhà nước cũng phải cho
một số nơi một số tình nguyện viên là biểu tình quốc doanh, biểu tình
nhưng mà nhà nước tài trợ từ đầu đến cuối, thậm chí biểu tình trong
nhà kín…
Trước thực trạng như thế nhân dân phải
đứng dậy cất lên tiếng nói của dân tộc, ta nên đào sâu để hiểu rõ là tại
sao lại rất cần tiếng nói của nhân dân, đặc biệt là những cuộc biểu
tình của nhân dân, mặc dù nhà nước hiện nay bắt đầu đã có biểu tình mà
người ta gọi là biểu tình quốc doanh rồi.
TQT: Có người bảo
rằng nên đứng sau chính phủ chống Trung Quốc, nhưng mà chính phủ giờ đi
đêm với Trung Quốc rồi thì đứng sau chính phủ sẽ mang lại hậu quả gì
thưa ông?
HSP: Rất nhiều vị,
nhất là những vị cựu đảng viên, muốn để có tính hợp pháp cho cuộc biểu
tình và một phần muốn động viên hưởng ứng một chút trong tinh thần gọi
là chống bành trướng, thì nêu cái khẩu hiệu là đứng sau nhà nước để
biểu tình. Tôi thấy cái đứng sau ấy lại không ổn bởi vì cái anh đi trước
là nhà nước, mà như tôi đã dẫn chứng rồi, các anh ấy hèn, chậm mà lại
còn rối lên. Thế bây giờ anh có tiến bộ một chút mà ta lại mượn đứng
sau anh ấy để chống giặc, anh ấy chập chờn nay anh ấy chống mai anh ấy
lại không chống nữa thì mình có dựa không? Mình bảo mình đứng sau rồi
biết đâu ông ấy lại trở về sự hèn yếu như cũ thì mình có đứng sau nữa
không? Cái người mà nói chuyện đứng sau ấy là bởi vì sức phẫn nộ của
người dân mạnh hơn sức đề kháng của nhà nước rất nhiều. Nhân dân đi
trước trong tinh thần chống xâm lược vậy thời ta phải kêu gọi nhà nước
hãy đứng sau nhân dân hoặc đứng cạnh nhân dân trong việc bảo vệ đất
nước. Quân đội hãy đứng cạnh, đứng sau nhân dân, hỗ trợ nhân dân chứ còn
nhân dân không đứng sau ai trong chuyện này vì nhân dân mạnh hơn rồi.
TQT: TS. Hà Sĩ
Phu bình luận sao về động thái của nhà cầm quyền Trung Quốc mấy hôm nay
đưa tàu đến để sơ tán người Trung Quốc ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và
họ quyết định dừng một số công trình hợp tác với Việt Nam?
HSP: Vâng hình như nó
có liên hoàn đến chuyện gây rối ở Bình Dương và Vũng Áng. Những thế lực
gây rối ở Vũng Áng và Bình Dương thì dư luận cho là có kẻ nào đã đứng
sau những gây rối đó. Phải nói ngay rằng vu cái đó cho công nhân là rất
sai, kể cả Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cũng nói rằng trong số gây
rối ấy hầu như không có công nhân, số bị a dua, bị kích động thì rất ít
mà chủ động hoàn toàn là một bọn người xa lạ không phải là công nhân.
Chúng đặc biệt là xa lạ mà rất có tổ chức và rất có tiềm năng, nó có
tiền nó thuê, nó may cờ may áo rồi cờ đỏ sao vàng. Nó làm rất đàng
hoàng, nó làm hẳn mấy ngày trời, nó chỉ huy nó hướng dẫn đoàn biểu tình
đi khắp nơi trong khi đó thì công an chả can thiệp gì cả. Cứ để nó làm
xong rồi mới bắt như là cố ý để cho nó làm xong vậy, như sợ nó vậy. Bọn
gây rối này rất lạ, rất chuyên nghiệp chuẩn bị rất kỹ mà thậm chí công
an cũng chưa dám trực tiếp can thiệp. Bọn ấy là ai dứt khoát là nó
chống nhân dân Việt Nam biểu tình. Có hai thế lực muốn chống biểu
tình, một là bọn Tàu nó không muốn cho nhân dân biểu dương sức mạnh, thế
thì bọn Tàu là ai, là tất cả cơ cấu của Tàu, cái người nguy hiểm nhất
là cái bọn gọi là tình báo Hoa Nam Trung Quốc. Cũng không loại trừ khả
năng phía Việt Nam có cả một trường phái của an ninh là không muốn có
biểu tình.
Vậy thì bọn phá hoại đó là một trong
hai bọn đó thôi hoặc là hai là một hoặc là hai bên kết hợp. Tại sao như
vậy, bởi vì hiệu quả khai thác được từ những đám gây rối đó là gì? Thứ
nhất đó là về phía Việt Nam thì đạt cái hiệu quả là quy cho phong trào
biểu tình không cẩn thận bị xúi giục gây ra những hậu quả xấu cho nên
chống biểu tình. Đấy là cái lợi về phía an ninh lợi về phía nhà cầm
quyền Việt Nam và nếu gây được ra những cái đó thì đạt yêu cầu là cấm
biểu tình.
Thế còn đối với Trung Quốc, thì nhân
cái chuyện nó vin vào cớ Việt Nam có biểu tình gây hại về tài sản về
nhân mạng về quan hệ đối với Trung Quốc thì nó căn cứ vào đấy để làm
tiếp mấy chuyện, và nó đã làm rồi như rút người của nó về thậm chí có
thể rút tiền bạc ở một số công trình về, để gây khó cho phía Việt Nam.
Có nhiều thứ lắm như công nhân không có nhà máy thì gây thất nghiệp hàng
chục nghìn người hay một cụm kinh tế đang tiến hành thì bây giờ tự
nhiên tắc gây rối loạn cho nền kinh tế. Một số xí nghiệp bị đốt bị phá
không phải của Trung Quốc mà của Đài Loan, của Nhật, của Hàn Quốc thì
lại có một cái lợi là để đuổi một số xí nghiệp của các nước khác và rồi
sẽ trám vào đấy là các xí nghiệp của Trung Quốc sẽ đầu tư thay vào đấy.
Chưa kể người ta còn nói là đề phòng một khả năng nữa, nếu người Trung
Quốc mà còn chết nhiều hơn thì nó lấy cớ bảo vệ nạn kiều như kiểu Putin
làm với Ukraine. Họ đưa hẳn lực lượng của họ vào những vùng mà họ kinh
doanh họ bảo vệ người của họ, tức là nó đưa cái giàn khoan vào trong
lục địa luôn. Những lực lượng nào có thể khai thác những cuộc gây rối ở
Bình Dương và ở Đồng Nai thì cả hai phía đều có thể có lợi một là phía
an ninh của Việt Nam hai là phía Trung Quốc. Việc nó rút người đi, rút
tiền đi rút các đề án đi làm cớ để tung hỏa mù gây áp lực đe dọa
nếu anh không đảm bảo cho tôi thì kinh tế của anh gay ngay, kinh tế của
anh sụn đấy. Đồng thời qua một biến động như thế nó có thể biến đổi cấu
trúc đầu tư như là một số xí nghiệp của Đài Loan, của Hàn Quốc rút đi
không làm nữa thì Trung Quốc nó thay vào đấy. Căn cứ cái lợi ích đấy
thì mình biết ngay thủ phạm ủng hộ cho những vụ gây rối đó là ai.
TQT: Chúng ta
thường nói có hai ông đồng minh chiến lược rất to, rất vĩ đại là Liên Xô
trước đây và nay là Liên bang Nga, thứ hai là Trung Quốc. Hai đồng
minh chiến lược đó giờ họ cũng là đồng minh chiến lược của nhau nữa.
Trong khi giàn khoan khổng lồ của Trung Quốc lù lù đi vào biển Đông thì
chiến hạm của Nga cũng lù lù đi vào Thượng Hải để thực hiện cuộc tập
trận chung Trung-Xô. Ông thấy thế nào về vấn đề này?
HSP: Mình biết họ là
đồng chí hay là kẻ thù của nhau chỉ là tính chất giai đoạn tùy theo tiền
lệ của họ. Ngay từ đầu hai ông trùm to nhất là Liên Xô và Trung Quốc.
Hai ông này không có tin gì vào chủ nghĩa cộng sản cả mà họ mượn
chủ nghĩa cộng sản để họ thống lĩnh thế giới. Mỗi một anh bao quanh
mình những nước lân cận để làm phên dậu cho mình; anh Nga thì thâu tóm
Đông Âu, anh Trung Quốc thì cũng thâu tóm Triều Tiên rồi thì Việt Nam,
Lào xoay quanh mình. Cũng vì quan hệ đó, lúc đầu, nhất là thời kỳ
Stalin, thì Liên Xô, Trung Quốc ghét nhau. Đến thời kỳ một bên là chủ
nghĩa xét lại, một bên là chủ nghĩa giáo điều, hai bên cạnh tranh nhau
cũng là cạnh tranh trong giới cộng sản với nhau thôi. Lúc thì gây khó
cho Việt Nam. Việt Nan lúc đầu cũng muốn theo Liên Xô. Nhưng cánh theo
Liên Xô bị trừng trị ngay và toàn bộ cái bộ máy chính của Việt Nam
cuối cùng là theo Trung Quốc. Đến đoạn ấy thì Trung Quốc và Liên Xô là
mâu thuẫn nhau, Việt Nam phải tìm cách đi len giữa hai anh đó.
Đến bây giờ là thời kỳ hậu cộng sản thì
họ lại trở mặt rồi. Putin bây giờ là khác với Liên Xô ngày xưa. Trung
Quốc ây giờ cũng không phải là Trung Quốc trước đây nữa. Mỗi anh đều
có cái rất giống nhau, anh nào cũng muốn làm bá chủ cái vùng của mình.
Cho nên hai người lại tìm thấy ở nhau sự đồng thuận. Hai kẻ thù trước
đây bây giờ lại rất thân thiết với nhau, rất giống nhau thậm chí chung
nhau một cái quá khứ cộng sản. Còn giống nhau ở cái thao tác ví dụ như
cái điều Putin đã làm ở miền đông của Ukraine thì cũng giống như là
Trung Quốc nó đang đi vào Việt Nam vậy, thậm chí trong những chi tiết
như chẳng những cài người vào, cài những cơ sở kinh tế vào, mà còn cài
luôn cả người dân vào để sau này khi có cái gì mâu thuẫn thì mượn cớ bảo
vệ người dân rồi đưa dân vào chiếm từng vùng thôi. Trong cái giống nhau
đó thì Tàu còn tệ hơn Putin nhiều, Tàu rải quân ở Việt Nam rộng hơn
nhiều mà sâu hơn nhiều. Khắp nước từ biên giới phía Bắc cho tới tận Kiên
Giang Phú Quốc, thành phố nào cũng có khu của người Trung Quốc. Nhiều
vùng người Trung Quốc gần như tự trị nữa. Họ theo luật của họ chứ không
theo luật Việt Nam. Công an và nhà nước vào can thiệp không được.
Về quân sự còn nguy hiểm hơn, người ta
bảo nó cài cả vào bên an ninh, Bộ Công an cũng có người Trung Quốc, rồi
trong tối cao, trong Trung ương, trong Bộ Chính trị cũng có người kiện,
như Lê Anh Hùng đấy, tố cáo những người phản bội lại Tổ quốc nằm ngay
trong Bộ Chính trị, trong đó có cả ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nông Đức
Mạnh.
Với cái sự nó xâm nhập đến mức toàn
diện như thế, bây giờ nó trở mặt thì nó làm được nhiều việc hơn Putin.
Bây giờ trong việc Liên Xô mà lấy cái tình thân hữu cứu, ủng hộ Việt
Nam trong chuyện này để chống cái anh Tàu nó lấn át thì không phải.
Việt Nam đang rất là gay, đang rất cô lập khi Liên Xô nó sang tập trận
chung với lại Trung Quốc luôn. Tôi phải nói thêm là đã thế Việt Nam
lại mua vũ khí của Nga là quá dở, phải mua của một nước mà nó không bán
cho kẻ địch của mình. Mình mua của Nga nó bán cả cho mình cả cho Trung
Quốc thì Trung Quốc nó phải mua được nhiều hơn, tối tân hơn chứ. Mình
dùng vũ khí của Nga bán cho thì sao đọ với vũ khí của Nga bán cho Trung
Quốc được. Chưa kể trong rất nhiều nghị quyết của LHQ thì Liên Xô và
Trung Quốc đứng về một phía chống lại các quốc gia dân chủ, trong khi đó
Việt Nam tìm cách giải phóng mình lại tìm cách liên kết với Liên Xô,
mua vũ khí của Liên Xô là rất dở nên người ta bảo là mua để làm cảnh,
hay là mua để chống Tàu nhưng lại bằng sức mạnh của Nga thì rất là vớ
vẩn.
TQT: Dư luận nhận
xét rằng trong sự tranh chấp hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam thì
phía Việt Nam rất cô đơn lạnh lẽo, kể cả những đồng minh của mình là
khối ASEAN thì cũng chỉ có những tuyên bố rất chung chung thôi, vậy ông
bình luận sao về vấn đề này?
HSP: Vậy Việt Nam tìm
sức mạnh ở đâu? Sức mạnh ở Liên Xô thì tôi vừa nói là hỏng rồi. Sức
mạnh mà ở khối sát mình là khối ASEAN gần nhất là Lào hay Campuchia thì
cũng hỏng gần như hoàn toàn. Các nước ASEAN vừa rồi mà ta cho rằng thành
tích gần như tốt nhất trong mấy kỳ họp, kỳ này ông Nguyễn Tấn Dũng
phát biểu tương đối mạnh hơn nhưng cuối cùng chỉ có tiếng nói chung là
thấy có chuyện xung đột ở biển Đông đề nghị các bên nên bàn với nhau để
giải quyết một cách hòa bình, theo các tiêu chí của luật lệ LHQ thì rất
chung chung, còn cái mà ta định ta muốn làm tức là ra một quyết định của
hội nghị lên án Trung Quốc thì họ không chịu làm. Cả những nước mà họ
có liên quan trực tiếp đến chuyện tranh chấp biển thì họ cũng không mặn
mà vì họ cũng chiều Trung Quốc vì họ sợ Trung Quốc chứ. Ngay cả những
nước có mâu thuẫn với Trung Quôcd trên biển Đông thì họ cũng đã quý gì
Việt Nam đâu. Ví dụ như Philippines khi họ chống Trung Quốc họ đưa ra
kiện thì Việt Nam đâu có ủng hộ họ. Hay là Nhật có mâu thuẫn rất căng
với Trung Quốc về cái đảo Senkaku, nếu không có sự bảo lãnh của Hoa Kỳ
thì Nhật cũng chả biết dựa vào đâu. Việt Nam đâu có ủng hộ gì họ. Chính
những nước mà cùng một chiến tuyến đối lại với Trung Quốc thì Việt
Nam cũng chẳng thân được với ai thế thì ai ủng hộ ông?
Còn riêng chuyện Campuchia và Lào thì
còn tệ hơn nữa.
Campuchia thì đã biết từ ngày trước còn Xi-ha-núc thì đã
có hai mang rồi. Một ít thì do Việt Nam đào tạo và gắn bó với Việt
Nam. Một ít chuyên liên quan đến Trung Quốc. Ông Xi-ha-nuc về già ông
ấy sống bên Trung Quốc chứ có ở Việt nam đâu. Thế nên gần đây
Campuchia và Lào có chuyện gì thì theo ý kiến Trung Quốc chứ không theo
Việt Nam. Hội nghị ASEAN lần trước Việt Nam mình lại giận Campuchia
sao lại không ra được một cái quyết định cuối cùng, một cái tuyên bố lên
án Trung Quốc? Nhưng họ bảo là ông có chống Trung Quốc đâu.Dân của
ông biểu tình chống Trung Quốc mà ông còn bắt cơ mà. Ông có chống Trung
Quốc đâu mà ông lại yêu cầu tôi phải ủng hộ ông. Thế thì anh Campuchia
đã hỏng rồi.
Bây giờ lại đến anh Lào, xin thưa là
trước đây Lào phụ thuộc Việt Nam nhiều hơn, nhưng mà gần đây càng có xu
hướng tách dần Việt Nam ra và phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, bởi vì
kinh tế thôi. Gần đây chuyến máy bay chở năm cán bộ cao cấp của Đảng
Cộng sản Lào, mà toàn là những người thân Việt Nam thôi, chết bất đắc
kỳ tử trong một chuyến rơi máy bay, thế thì người ta ngờ cái chuyến đó
lắm, làm sao lại chết toàn những cán bộ cao cấp nhất của Đảng Cộng sản
Lào mà đã thân Việt Nam? Lào với Campuchia nay đã phải cảnh giác rồi.
Việt Nam rất cô đơn trong trận đấu chống Trung Quốc
TQT: Lại nói sang
một vấn đề nữa, cũng chung quanh vấn đề biểu tình hay không biểu tình.
Khi mà cần đến nhân dân thì hoan hô nhân dân, khi mà bị áp lực của nước
lớn thì lại quay lại với dân, ông thấy rằng liên tục trong mấy ngày qua
Bộ trưởng Công an Trung Quốc gọi điện cho Bộ trưởng Việt Nam, Bộ
trưởng Ngoại giao Trung Quốc gọi điện cho Bộ trưởng Việt Nam, chỉ trừ
có ông tập Cận Bình không nói chuyện với ông Nguyễn Phú Trọng thôi, vậy
thì chúng ta có nên nghĩ rằng Trung Quốc đang chỉ đạo rất lớn, áp lực
rất mạnh mà Việt Nam phải tuân thủ những chỉ đạo ấy không?
HSP:
Việt Nam đang lệ thuộc Trung Quốc, mô hình Việt Nam rập khuôn mô hình
Trung Quốc. Điều đó quá rõ rồi. Ví dụ như sau khi khối cộng sản quốc
tế tan rã, đầu tiên Việt Nam rất lúng túng sau khi Liên xô và Đông Âu
sụp đổ. Nhưng mà sau gượng lại thì Trung Quốc họ bảo họ xây dựng chủ
nghĩa cộng sản kiểu Trung Quốc thế thì Việt Nam lấy lại tinh thần
học kiểu đó. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hôi định hướng theo xã
hội chủ nghĩa nhưng vẫn làm kinh tế thị trường. Về mô hình lớn là học
của Trung Quốc rồi, về những cái nhỏ thì rất lệ thuộc Trung Quốc. Cho
nên về lý luận thì tôi nhớ là có lần ông Lê Khả Phiêu tiếp một phái đoàn
tuyên giáo tuyên truyền gì đó của Trung Quốc thì nói rằng chúng tôi
chỉ biết thực hành chứ còn các đồng chí phải chủ trì về lý luận. Tóm
lại đường hướng họ theo Trung Quốc, thậm chí kỳ nào đại hội đảng mà chả
phải có sự thông qua của phía Trung Quốc. Trước đại hội đảng thế nào
cũng có cán bộ cấp cao của Trung Quốc sang thăm, nếu mà Tổng bí thư lên
được phải có sự đồng thuận của phía Trung Quốc. Thế thì làm thế nào mà
Tổng bí thư lại chống Trung Quốc được, chỉ có ông Lê Duẩn thì không
kể. Chứ còn toàn Trung Quốc nó chỉ bảo cả. Thế còn Trung Quốc đào tạo
cái gì? Đào tạo kể cả là về an ninh rồi hợp tác về quân sự.
Tóm lại mình với Trung Quốc làm gì có
tình đồng chí với nhau, một bên bành trướng xâm lược một bên là nạn nhân
mà lại cái gì cũng kết hợp với nhau thậm chí là đường dây nóng giữa anh
xâm lược và bị xâm lược thì là cái gì, vô lý vô cùng. Tôi nghĩ sự quan
hệ không thể tách ra được ấy nó rất mập mờ tức là anh em thấn thiết là
ruột thịt hay là kẻ thù xâm lược. Thế cho nên Việt Nam rất lúng túng
trong mối quan hệ này. Khi mà còn ông Lê Duẩn lúc đánh trận ở biên giới
đã chính thức gọi Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp kia mà? Thế mà lại
chuyển sang thành bạn bè thân thiết rồi hợp tác chiến lược… Giữa hai
mối quan hệ đó là nó chọi nhau. Ở trong hoàn cảnh đó thì Việt Nam
không thể thanh thoát được. Nên giới lãnh đạo Việt Nam lúng túng thì
rất là dễ hiểu, vì giữa hai cái mục tiêu nó ngược hẳn nhau thì làm sao
có thể dung hòa được. Một đằng là kẻ thù truyền kiếp với bạn thân thiết
số một trên thế giới này. Thực ra Việt Nam tự dối mình thôi chứ còn cái
là bạn bè thân thiết, quan hệ bốn tốt là mình tự nhận hay là họ phun ra
những cái câu đó mà buộc mình phải chấp nhận rồi mình cứ bám vô chứ
Trung Quốc nó chả bao giờ coi Việt Nam như thế.
Hiện nay có rất nhiều nơi họ cho coi
một bức tranh do hai họa sĩ Trung Quốc vẽ tất cả những danh nhân thế
giới mà nhân loại không thể quên được có cả những nhà chính trị, nhà tư
tưởng, nhà thể thao, thế nhưng mà trong một trăm danh nhân thế giới
không có Hồ Chí Minh. Tuyệt đối không có Hồ Chí Minh. Thế thì còn ai
thân thiết với Trung Quốc hơn theo tuyên truyền của nước mình là cụ Hồ,
vì có cả hơn chục năm sống ở Trung Quốc mà. Thế nhưng họ vẽ danh nhân
thế giới không có ông Hồ. Vậy thì có thể nói là thực ra cái gọi là tình
thân nọ tình thân kia mà nó ban cho mình để làm cái vỏ để nó xâm lược
chứ cái đó hoàn toàn giả dối. Việt Nam thì cố tuyên truyền trong dân
chứ Trung Quốc chưa bao giờ tuyên truyền trong dân cái đó, Trung Quốc
nó chỉ tuyên truyền trong dân rằng Việt Nam là cái thằng bội ân bội
nghĩa rồi là một cái thằng dã man. Xem lại những bài Việt Nam nói lại
truyền thông của Tàu, họ gọi mình là một cái dân tộc dã man. Họ bảo với
dân của họ rằng toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển Đông ấy là của
tổ tiên Trung Quốc để lại mà bị Việt Nam xâm lược, Trung Quốc kiên
quyết vận động nhân dân đứng lên giữ biển giữ đảo do bọn vô ơn Việt Nam
chiếm chứ có phải nó quý mình đâu. Họ tuyên truyền cho dân mình thế,
nhưng mà Đảng Việt Nam có dám bảo dân như thế đâu. Tóm lại đấy là quan
hệ một chiều quan hệ tử tế giả nhưng tử tế hoàn toàn là một chiều. Họ
bảo tử tế nhưng mà còn bao nhiêu việc thế nhưng cái xử sự của mình quá
kém đến hôm nay cũng chưa dám chính thức bỏ cái 16 chữ vàng. Tôi xin
thưa là mình bị lừa một cách nhục nhã.
Còn hai ý nữa, thứ nhất là nhà nước bảo
là bị kẻ xấu kích động mà ko để cho nhân dân được biểu tình nữa đó là
một ngụy biện không thể chấp nhận được, dứt khoát là mình phải đập tan
cái luận điểm đó, mà luận điểm đó hiện nay đang dùng làm luận điểm chính
để giai quyết tình hình này. Tôi lấy ví dụ bảo rằng công nhân bị kích
động trong số cái bọn lưu manh mà phá phách bao nhiêu chuyện đó là bọn
chuyên nghiệp, chính Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã quan sát và
chứng minh là công nhân mà bị kích động là vô cùng ít mà đó là bọn
chuyên nghiệp có tổ chức rất giàu có, cái bọn ấy là bọn nào, tôi đã nói
rồi bọn ấy chỉ là một là của Trung Quốc, hai là của chính phía Việt Nam
và nó ngụy biện ở chỗ thế này là tại sao lại để yên cho nó làm cho đến
xong việc? Lẽ ra khi nó xuất hiện mà thấy ngang trái là phải can thiệp
ngay tại sao ko can thiệp lại để nó làm xong việc của nó mới can thiệp?
Đấy là rất đáng nghi cho nên đổ đấy là lý do không đúng.
Hai nữa rất lạ là thế này, trước khi
biểu tình kể cả thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đều nó là hoan nghênh cái
biểu tình của nhân dân để bộc lộ phẫn nộ trước việc Trung Quốc xâm
lược. Cả nhân dân lẫn Đảng và Nhà nước đã giao cho an ninh nhiệm vụ là
phải bảo vệ an toàn để cho nhân dân bộc lộ lòng yêu nước của mình. Thế
mà để cho xảy ra các tệ nạn rất khủng khiếp như vậy, ảnh hưởng đến rất
nhiểu mặt của đất nước, như thế phải công nhận là cái bộ phận công an là
không hoàn thành nhiệm vụ chứ. Mà không hoàn thành nhiệm vụ thì phải
xin lỗi, phải bị khiển trách. Báo đăng rằng ông Lê Hồng Anh vào tận
nơi… khen các lực lượng cảnh sát công an, thế khen cái gì, trong cả lĩnh
vực đó việc gì cũng dở hết, cái việc phá phách của bọn lưu manh là được
làm gần như trọn vẹn đến nơi đến chốn. Có khen là khen cái bọn đó chứ
sao lại khen công an. Làm một cái việccó lỗi với nhân dân, có lỗi với
nhà nước tại sao lực lượng công an lại được khen, đấy là một xử lý rất
đáng ngờ. Hay là tôi nói về cái chữ lỗi, không canh gác được để cho cái
biểu tình nhân dân yên lành thì phải xin lỗi nhân dân chứ sao lại xin
lỗi cái anh Bộ trưởng công an của Tàu tuy rằng cái điều đó là đáng tiếc
ta không muốn phá phách tài sản của dân. Doanh nhân Trung Quốc , nhân
dân Trung Quốc đâu có phải thủ phạm cùa vụ xâm lược này. Thế nhưng phía
Trung Quốc họ làm bao nhiêu điều ngang trái đối với ta. Họ chống nhân
dân ta rất là nhiều mà không xin lỗi một lời nào. Ngày càng trắng trợn
với ta lại không xin lỗi. Thế thì cũng thấy ông Nguyễn Phú Trọng không
dám khiển trách gì phía Trung Quốc mà lại tự thân xin sang để gặp Tập
Cận Bình mà lại không được đáp ứng, thì hai cái động tác xin trả lỗi ấy
là không thể chấp nhận được.
Xin có một ý nữa, Đảng từng công nhận
rằng việc nhân dân biểu tình là chính đáng là bộc lộ lòng phẫn nộ trước
việc Trung Quốc xâm lược . Nhưng sở dĩ có một bọn xấu nó phá phách thế
thì giải pháp tích cực phải trừng trị cái bọn phá phách đó để cho những
cuộc biểu tình sẽ được tiếp tục trong an toàn. Đằng này lấy cớ vì bọn đó
để không cho đi biểu tình nữa. Nhìn vào cái việc rất quan trọng của đất
nước, quan trọng đến sự tồn vong của dân tộc nhưng chỉ vì có một cái
bọn phá rối, không lẽ toàn dân Việt Nam toàn bộ lực lượng an ninh lại
thua cái bọn phá rối ấy à? Vô lý quá tôi thấy đấy là điều phải phân
tích, đấy là toàn bộ cái cớ lấy bọn xấu ra để cấm không cho biểu tình
nữa. Vậy thì nhà nước lấy cớ đó để cấm không cho nhân dân biểu tình
thì nhân dân phải có thái độ thế nào? Lý do để chống biểu tình là một sự
ngụy biện, nhân dân sẽ phải dùng một cách đấu tranh bền bỉ và cương
quyết để yêu cầu nhà nước trả lại cái quyền biểu tình cho nhân dân
nhất là trong trường hợp mà đất nước đang lâm nguy bởi vì biểu tình có
ba cái tác dụng: Thứ nhất là thức tỉnh nhân dân ; Thứ hai là hỗ trợ cho
quân đội cho nhà nước có thêm ưu thế để chống giặc; thứ ba là bộc lộ
với kẻ xâm lược cái tinh thần quyết tâm bảo vệ đất nước của nhân dân
Việt Nam. Việc biểu tình không thể vì một cái lý do không căn bản, một
lý do có thể khắc phục mà lại bỏ một cái việc rất quan trọng vì bọn xấu
thì rất là phí lý, bọn xấu thì có thể trừng trị ko khó khăn gì.
Thứ hai việc người ta biểu tình là việc
lớn như vậy sao lại vì cái vết nhỏ mà bỏ, nhân dân phải kiên trì đấu
tranh để cho nhà nước hiểu ra trả lại quyền tự do biểu tình cho nhân
dân.
Trong khi chờ đợi kết quả thì nhân dân
có nên bó tay ngồi chờ hay ko ? Tôi thấy có những hoạt động có thể làm
ngay tức khắc mà chưa cần chờ kết quả cuối cùng kia: thứ nhất là nhân
dân vẫn có thể tạm thời chấp nhận ngồi chờ cái sự cấm đoán là ko có biểu
tình rầm rộ ở ngoài nhưng có thể tiến hành các công việc khác ví dụ là
tuyên truyền tinh thần chống xâm lược đó cho nhân dân bằng cách phát các
bản tin đáng tin cậy đến từng gia đình và đưa cá khẩu hiệu chống Trung
Quốc xâm lược, Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, rút gìàn khoan
HD-981 ra khỏi thềm lục địa Việt Nam. Những khẩu hiệu chính đáng yêu
nước như thế nhân dân có thể tự in ra treo trước nhà mình. Họ không biểu
tình nữa có được không? Việc đó nếu mà cũng cấm nữa thỉ rõ ràng là họ
không yêu nước, là bán nước chứ đâu phải là vì họ sợ kẻ xấu nữa. Họ dấm
dúi đến mức độ họ biểu tình trong nhà, biểu tình mà không dám nói cho
bọn xâm lược nó biết không dám nói ở ngoài trời lại nói ở trong nhà. Thứ
hai là ở Nha Trang có cuộc họp rất là to để kỷ niệm truyền thống Trường
Sơn, truyền thống Con Đường Hồ Chí Minh biểu dương sức mạnh bảo vệ đất
nước mà đến cái phần gọi là phần meeting sẽ hô một vài khẩu hiệu Hoàng
Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Trước khi làm cái cuộc meeting đó là
phải yêu cầu có khách hàng phải đi ra ngoài, yêu cầu các cán bộ cao cấp
đến dự phải đi ra ngoài là để làm gì? Là để trong khuôn hình giơ tay
biểu quyết chống Trung Quốc xâm lược là không có cán bộ cao cấp. Hóa ra
là toàn dân đen làng nhàng là chống Tàu thôi còn chính thức là lãnh đạo
Việt Nam không có chống Trung Quốc, quân đội Việt Nam là không có
chống Trung Quốc. Nó tàn mạt đến như vậy thì đánh giặc thế nào? Ta đồng
ý là trên mặt trận cọ xát với nhau hai bên đều giữ không nổ súng, quân
đội không trực tiếp tham gia nhưng vũ khí họ để ngay trên tàu của họ, ta
kiêng cái xung đột trực tiếp, nhưng quân đội là người Việt Nam, trong
đầu phải có tinh thần chống giặc chứ, quân đội mà hô đả đảo Trung Quốc
xâm lược cũng phải sợ nữa, hèn mạt như thế làm gì mà chống cho được
giặc, dân thường thì chống Trung Quốc xâm lược chứ quân đội là không
chống Đấy là cái thông điệp rất là bất lợi cho đất nước.
TQT: Xin cảm ơn TS Hà Sĩ Phu. Mong rằng chúng ta sẽ gặp nhau trong các cuộc hội luận khác.
Bài do nhà báo Trần Quang Thành gửi cho trang Ba Sàm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét