Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Chỉ thương cho những người dân thường bao giờ mới an cư?

Минобороны Украины и РФ договорились о вывозе из Крыма украинских военных железнодорожным транспортом

Министерство обороны Украины и Министерство обороныРоссийской Федерации договорились о вывозе с территории Крыма украинских военных железнодорожным транспортом. Об этом журналистам сообщил глава Генштаба ВС РФВалерий Герасимов, передает РБК.
"В соответствии с договоренностью Минобороны России с украинским военным ведомством, военнослужащие ВСУ и члены их семей будут вывозиться из Крыма железнодорожным транспортом", - сообщил Герасимов.
На основных дорожных узлах Крымского полуострова с 26 марта резервируются плацкартные пассажирские вагоны, которые будут присоединяться к пассажирским поездам, следующим в Украину.
"После пересечения границы все военнослужащие ВСУ, прибывающие из Крыма, будут направляться на сборный пункт, развернутый на базе украинской воинской части NА-1978 (ст. Новоалексеевка), где будут получать предписания к новому месту службы", - добавил глава Генштаба ВС РФ.
Напомним, 25 марта российские военные захватили тральщик "Черкассы" - последний корабль, который оставался в Крыму под украинским флагом.


Две тысячи человек хотят выехать из Крыма и юго-востока на Львовщину

26 марта, 07:08
Две тысячи жителей Крыма, южных и восточных областей (Харьковская, Херсонская, Одесская, Запорожская) намерены выехать на временное проживание во Львовскую область по состоянию на 25 марта.

Об этом сообщил представитель Львовской областной государственной администрации.

Всего на горячую линию Львовского областного совета, открытую для жителей юго-восточных областей Украины и Крыма, обратились 412 семей, которые изъявили желание временно проживать в Львовской области.

Принять беженцев в своих домах готовы 395 семей из Львовской области.

Отмечается, что на данный момент устроены на временное проживание 1 тысяча 200 беженцев.

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Những tiên đoán của nhà tiên tri Pavel Globa cho năm 2014

Theo báo mạng của Ukraina ngày  16/01/2013
http://www.rbc.ua/rus/digests/other/predskazaniya-pavla-globy-na-2014-god-05122013190700

Предсказания Павла Глобы на 2014 год

Знаменитый астролог и предсказатель Павел Глоба нередко дает весьма точные предсказания, касающиеся как конкретного человека, так и стран и даже всей планеты на тот или иной период. В этом плане невероятно интересно, что готовит нам судьба в 2014 году.
Знаменитый астролог оценивает 2014 год как время крайне нестабильное и порой даже опасное. Все дело в расположении планет, ведь уже в начале этого года Уран входит в Овна, что предрекает немало бед и агрессивных настроений на этот год. Уже в первые месяцы наступившего года произойдет то, чего следовало опасаться - начнется мировой финансовый и экономический кризис, что за считанные месяцы приведет к упадку такую сверхдержаву как США. Экономический упадок по цепочке распространится на страны Европы, а также на Азию и африканские страны, которые первыми пострадают от экономической нестабильности. Во многих странах начнется бедственное положение, недостаток воды и пищи, что будет приводить к большому числу смертности и огромному количеству заражений, которые распространятся и на верхнюю половину экватора.

В гораздо более выгодном положении окажется Россия, которая, благодаря богатству собственных недр, одной из первых справится с негативными последствиями кризиса и уверенно начнет набирать могущество, что позволит этому государству уже во второй половине года стать одним их двух мировых лидеров, успешно обойдя США и сравнявшись с Китаем. От России в 2014 году будет зависеть очень многое, ведь эта страна будет как провокатором многих конфликтов, так и третейским судьей. Так, по предсказанию Павла Глобы, Россия весьма агрессивно начнет давить на Украину, что приведет к вооруженному конфликту между этими странами по причине деления полуострова Крым. Вполне вероятно, что Крым может стать новой Чечней. Более того, Украина рискует разделиться на две половины, и восточная ее часть может выйти из подчинения официального Киева, и примкнуть к Российской Федерации. Конфликты же этого государства на Ближнем Востоке, развязанные как раз Россией приведут к тому, что мир станет на пороге ядерной войны, так как одно из азиатских государств будет угрожать ответом именно из такого оружия массового поражения.

Практически весь год будут давать знать о себе глобальные катаклизмы, причем их количество и разрушительное действие превзойдут все произошедшее до этого. Гигантской волной цунами смоет побережье Индии и Австралии, а Китай, Япония и полуостров Сахалин подвергнутся разрушительному действию землетрясений. Но больше всего бед принесет изнуряющая засуха и всепоглощающий потоп из-за резкого подъема уровня мирового океана ввиду таяния ледников Антарктиды. Существуют серьезные опасения, что под воду может уйти часть Великобритании и Италии. Стихии будут бушевать и в Северной Америке, где разрушительные торнадо и тайфуны будут атаковать и унесут немало жизней жителей побережья Майями и провинций Канады.

Огромный прорыв в сфере технологий и развития ожидает Китайских ученых. Важными открытиями отметится середина года, особенно в изучении ДНК человека. Кроме того, китайские и российские астронавты сделают открытие, которое поможет разгадать не одну загадку вселенной. Что касается России, то, не смотря на гегемонию в науке и исследовании космоса, внутри страны во второй половине года будут преобладать революционные настроения, что приведет, в конечном итоге, к перевороту и свержению власти олигархии, а также к приходу во власть патриотически настроенных личностей. Но это совсем не подразумевает упадок, так как, по словам астролога, спустя короткое время Россия обретет былое величие и станет одной из главных стран.

Совсем наоборот будут складываться дела у нынешнего жандарма всего мира - США. Эта страна после былого величия испытает на себе все ''прелести'' рухнувшей экономики - безработицу и поголовную нищету, которая приведет к разделению страны на два лагеря и может грозить гражданской войной. Добавив к этому разрушительные торнадо, которые практически уничтожат северные штаты Америки, можно представить из какого пепелища предстоит восстанавливаться этому государству.

В целом, предсказания Павла Глобы на 2014 ожидается весьма трудным, и унесет немало жизней. Но вместе с тем он станет годом прорыва, временем, когда произойдет переоценка ценностей и человечество вплотную подойдет к созданию нового, идеализированного общества. Сбудутся ли пророчества знаменитого астролога, мы узнаем, лишь прожив 2014 год, но в том, что он будет невероятно богатым на сюрпризы и совсем непростым можно не сомневаться уже сейчас.

Vì sao Trung Quốc đánh tiếng, Campuchia mới tìm máy bay?

Lực lượng vũ trang của Campuchia được lệnh tìm kiếm chiếc máy bay mất tích điều trước đây từ chối làm, sau khi nhận được công văn của Trung Quốc. 


Phát biểu sau một cuộc họp tại Bộ Giáo dục hôm 21/3, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói: “Mới đây, Đại sứ quán Trung Quốc đã gửi công hàm đề nghị Campuchia giúp tìm kiếm máy bay MH370 của Malaysia. Vì thế, chúng tôi bắt đầu ra lệnh cho các lực lượng vũ trang tìm kiếm ở một số vùng".
Campuchia được gì từ Trung Quốc?
Động thái này của Campuchia được cho là thay đổi đột ngột, khi trước đó, chính quyền Malaysia đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia nằm trên đường bay của chiếc máy bay tham gia giúp sức tìm kiếm cứu nạn, tuy nhiên Campuchia đã thẳng thừng từ chối.
“Campuchia không được trang bị đầy đủ phương tiện để giúp Malaysia tìm chiếc máy bay mất tích MH370, mặc dù đường bay dự kiến của nó có thể qua vùng biển nước này” – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia cho biết.
Tuy nhiên,ngay sau khi nhận được công văn của Trung Quốc, Campuchia nhanh chóng thuận tình, triển khai lực lượng tìm kiếm một cách hăng hái hồ hởi, không quên kèm theo một lời mời gọi:
“Chúng tôi hoan nghênh những người bạn Trung Quốc và Malaysia đến và tìm kiếm trong lãnh thổ của chúng tôi, nếu có dấu hiệu nghi ngờ máy bay rơi ở Campuchia, lúc đó chúng tôi sẽ hợp tác” – Thủ tưởng Hun Sen nói.
Trung Quốc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
Trung Quốc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
Có thể thấy ngay sự tiền hậu bất nhất trong quyết định hành động của Campuchia. Nếu như với lý do không đủ phương tiện trang bị, vậy vì sao khi Trung Quốc “có lời” thì Campuchia lại đầy đủ trang thiết bị?
Bởi lẽ, Trung Quốc mới đây đã tặng Campuchia 4 máy bay trực thăng Z9 và nay các máy bay đó sẽ được sử dụng cho việc tìm kiếm.
Như vậy, đồ Trung Quốc tặng đã được Campuchia mang ra sử dụng để giúp đỡ lại chính người tặng, có thể thấy với Trung Quốc, quốc gia Đông Nam Á này đã biểu lộ một tấm chân tình to lớn. Đồng thời, lời của Thủ tướng Hun Sen đang nhắc nhở rằng, những sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung Quốc vào quốc gia này cũng chính là mang lại lợi ích cho họ.  
Bi mat quan su can tro cuoc tim kiem may bay Malaysia mat tich >>  Bí mật quân sự cản trở cuộc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích?
Cựu chuyên gia điều tra tai nạn máy bay David Gleave nhận định nỗ lực tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích của Malaysia Airlines bị cản trở do các nước không mặn mà chia sẻ thông tin về hoạt động của các radar quân sự.

Không riêng 4 chiếc trực thăng Z9 tặng riêng, Campuchia còn vay của Trung Quốc 195 triệu USD để mua 12 trực thăng đa năng Z-9, trong đó có 4 chiếc biến thể chiến đấu Z-9W (trang bị súng máy, rocket và tên lửa chống tăng).
Ngày 7/2/2014, đại diện quân đội Trung Quốc đã bàn giao 26 xe tải quân sự và 30.000 bộ quân trang cho phía Campuchia. Ngoài ra, hôm 22/1/2014, Campuchia cũng nhận được 600 bộ điện đàm là quà tặng từ phía Trung Quốc.
Những sự hợp tác hỗ trợ này đã khiến quan hệ quân sự của hai quốc gia vô cùng thắm thiết.
12 máy bay quân sự Z9 Campuchia nhận từ Trung Quốc
12 máy bay quân sự Z9 Campuchia nhận từ Trung Quốc

Không dừng ở viện trợ quân sự, về kinh tế, đời sống, nguồn vốn, nguồn viện trợ, công nghệ, kỹ thuật từ Trung Quốc liên tục đổ dồn về Campuchia, biến quốc gia này trở thành đất nước được Trung Quốc đầu tư nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á, và cũng là quốc gia được hưởng nhiều ưu tiên nhất trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Campuchia đã nhận được rất nhiều từ phía Trung Quốc, không riêng quân sự mà còn với mọi lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, khoa học...
May bay Malaysia mat tich dang nam trong khu vuc cua Taliban
Trung Quốc muốn gì ở Campuchia?
Tuy nhiên, có đi có lại mới toại lòng nhau, không phải ngẫu nhiên Trung Quốc đầu tư ồ ạt và thường xuyên tặng quà Campuchia. Với những sự hợp tác sâu sắc này, giới quan sát cho rằng quốc gia Đông Nam Á đang dần hành động theo ý chí của Trung Quốc, thay vì là một phần của ASEAN.
Hiện tại, trong bối cảnh ASEAN đang kêu gọi sự đoàn kết khu vực, đặc biệt trong vấn đề bàn thảo với Trung Quốc để có một bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC). Tuy nhiên, nhìn lại quá khứ, cách đây không lâu, tháng 12/2012, lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm hoạt động, các bộ trưởng ASEAN không thể đưa ra tuyên bố chung do vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, do không thể thống nhất quan điểm của Campuchia và các nước liên quan.
Sau cú sốc này, Campuchia vẫn tiếp tục khiến cả khối ngỡ ngàng khi hôm 14/8/2013, Ngoại trưởng các quốc gia thành viên ASEAN đã nhóm họp tại Hua Hin, Thái Lan để nhất trí về Bộ quy tắc ứng xử trên biển (COC) trước khi lên đường tới Bắc Kinh đàm phán vào tháng 9/2013. Tuy nhiên, cuộc họp không có sự tham gia của Ngoại trưởng Campuchia.
Ngoại trưởng các nước ASEAN tại phiên họp ở Hua Hin, Thái Lan hồi tháng 8/2013
Ngoại trưởng các nước ASEAN tại phiên họp ở Hua Hin, Thái Lan hồi tháng 8/2013
Những gói đầu tư mà Trung Quốc dồn vào Campuchia không phải là không có mục đích. Campuchia không có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, đó là việc của các quốc gia láng giềng. Và Trung Quốc đang liên tiếp đưa ra những món hời, mà trong đó, nếu chỉ có lợi mà không có hại. Có thể thấy, sức mạnh của đồng nhân dân tệ đang góp phần chia rẽ sự đoàn kết của ASEAN một cách hiệu quả.
Quay trở lại vấn đề tìm kiếm máy bay của Malaysia. Campuchia sau khi gây hàng loạt cú sốc với khu vực, quốc gia này đang nỗ lực ghi điểm, thay đổi cách nhìn của khu vực với mình trước đó.
VietBao.vn (Theo Báo Đất việt) 

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

CHÂN DUNG “NGƯỜI CẦM ĐÈN CHẠY TRƯỚC Ô TÔ”!

Phóng sự điều tra của Tô Văn Trường
Tự đặt tên thể loại là “phóng sự điều tra” nhưng thực tế đây là một bài viết nghiêm chỉnh, mổ xẻ khá kỹ lưỡng con đường hình thành một nhân cách lãnh đạo ở cấp cục vụ viện thuộc một ngành nghiên cứu kỹ thuật vào hàng quan trọng là nông nghiệp, trong bộ máy kinh tế của Nhà nước chúng ta. Con đường nhiều khuất khúc của cá nhân này rốt cuộc đã dẫn đến những hậu quả tất yếu về tất cả những gì nằm trong tay con người đó – từ tổ chức khoa học được lập ra và bị thao túng, cho đến những chương trình nghiên cứu “thượng vàng hạ cám” mà xem ra không một chương trình nào có hiệu quả, rồi đến cả những khoản kinh phí vô cùng lớn trong bao nhiêu năm Nhà nước đã ưu ái đổ vào cho những chương trình kia song cái gì thu lại thì vẫn còn là một dấu hỏi lớn tướng. Người viết, bằng những lời lẽ kiềm chế, đã giúp chúng ta hiểu rõ về một con người cùng cái cơ chế tạo nên anh ta.
Lâu nay trên báo chí thường có nhiều bài than thở về tình hình kinh tế đất nước đang chịu rất nhiều hiểm họa, bộ máy công quyền thì quan liêu lãng phí, làm việc không hiệu quả, tham nhũng tràn lan khắp nơi. Nhưng phân tích thật sâu vào trường hợp một số cá nhân người lãnh đạo có danh tính hẳn hoi để rút ra bài học thích đáng cho không chỉ một ngành mà cho toàn bộ cơ cấu (vốn rất cồng kềnh) của nền khoa học công nghệ nước nhà, thậm chí cả các ngành khoa học cơ bản, về tự nhiên cũng như xã hội, thì hình như chưa một nhà nghiên cứu nào cất công làm thí điểm. Trên tinh thần ấy, chúng tôi hoan nghênh sự mạnh bạo đầy trách nhiệm của TS Tô Văn Trường và xin trân trọng giới thiệu với độc giả bài “phóng sự điều tra” nóng hổi của ông.
Nguyễn Huệ Chi
Sau khi tôi viết bài “Toàn cảnh màu xám của ngành nông nghiệp” được rất nhiều bạn đọc trong và ngoài ngành quan tâm, chia sẻ. Có ý kiến cho rằng khuyết điểm của ngành thì Bộ trưởng gánh chịu trách nhiệm là phải nhưng tham mưu “chỉ lối, dẫn đường” cho ông là ai? Nhiều chuyên gia kỳ cựu trong ngành kể cho tôi nghe tường tận về “bồ ruột” của Bộ trưởng, là Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông thôn (IPSARD). Tham khảo các nguồn thông tin, tư liệu, điều tra đối chiếu với thực tế, tạm thời vẽ lên chân dung của “người cầm đèn chạy trước ô tô” của Bộ NN&PTNT thành viên Hội đồng lý luận trung ương, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn.
Trước hết, xin được lược qua tiểu sử của anh Đặng Kim Sơn: Sinh năm 1954 tại Thái Bình, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp ngành nông hóa năm 1976. Từ 1977-78: tham gia Quy hoạch nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long. 1979-1980: làm việc tại Tổng cục Khai hoang kinh tế mới. 1980-1983: Nông trường Thanh Niên, Hà Tiên, Kiên Giang. 1984 -1996: Trung tâm chuyển giao kỹ thuật Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ. 1997-2000: Vụ Chính sách, Bộ NN&PTNT. 2001-2005: Trung tâm Thông tin NN&PTNT. Từ 2005 đến nay: Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT.
Công bằng mà nói những thành tích của anh Sơn thời kỳ còn ở Nông trường Thanh Niên và khi về công tác Viện Lúa Ô Môn không có gì đáng nhớ ngoại trừ những điều tiếng liên quan đến mối quan hệ giữa anh và những người bạn đồng môn, đồng nghiệp của mình. Tiếng tăm của anh Sơn thực sự chỉ “nổi như cồn” khi anh được Bộ trưởng Cao Đức Phát bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Kinh tế (nay là Viện Chính sách & Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn) với những mẩu chuyện đăng trên các mặt báo tự PR (đánh bóng) tên tuổi mình (ví dụ “Tiến sỹ Đặng Kim Sơn: Người cầm đèn chạy trước ô tô”, “Không đủ tiêu chuẩn thì rời vị trí”, “Đặng Kim Sơn: Kệ nhanh, kệ chậm! miễn hiệu quả!”, v.v.).
Từ những ngày đầu được điều về làm Viện trưởng Viện Kinh tế (nay là IPSARD) anh Sơn đã hăng hái bắt tay vào “Đổi mới” Viện với hành động mạnh tay đầu tiên là hạ bệ một loạt các trưởng và phó bộ môn cũ của Viện. Một số lãnh đạo cũ không thể hoặc không tiện hạ bệ ngay (vì họ đáp ứng đủ mọi tiêu chuẩn đặt ra về học hàm, học vị lẫn ngoại ngữ) thì bị vô hiệu hóa bằng cách giao cho những việc “vặt vãnh”!. Việc vô hiệu hóa một số lãnh đạo và hạ bệ các trưởng bộ phận cũ không mấy khó khăn do trước đó Viện đã có kinh nghiệm đau đớn về việc các phe phái “đánh nhau” và mọi người đều hiểu là khi đánh nhau thì người ở cả hai chiến tuyến cùng rơi vào kết cục “Trạng chết thì Chúa cũng băng hà”! Ngoài ra, vì biết rằng các trưởng/phó bộ môn và trưởng/phó các phòng chức năng cũ hầu hết không biết ngoại ngữ, cũng chẳng ai đủ dũng cảm tự nhận mình là người có thể chủ động kiếm việc về nuôi quân nên anh Sơn đã tập hợp họ lại và nói đại ý: “Trưởng phòng, bộ môn trước hết phải là đầu tàu, chủ động tìm được việc, đi đấu phải thắng thầu cả đề tài Nhà nước và quốc tế. Các đồng chí trưởng bộ môn: Ai ở đây có thể làm được điều đó?". Tất nhiên hầu hết đều lắc đầu. Thế là việc vô hiệu hóa và hạ bệ một loạt lãnh đạo cũ của Viện diễn ra suôn sẻ.
Song song, với việc hạ bệ một loạt lãnh đạo bộ môn cũ anh Sơn xây dựng cái gọi là Trung tâm Xuất sắc (Center of Excellency) để thu hút nhân tài, tạo lập Viện chính sách như là đơn vị “think tank” về chính sách, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Kết quả của một trung tâm xuất sắc hay một Viện chiến lược tham mưu cho Bộ như thế nào thì đến nay chắc mọi người đều rõ. Xin được điểm qua một vài nét chính:
Kết quả đầu tiên phải kể đến là sự phá sản của ý tưởng tập hợp toàn những người “cực giỏi” là những thủ khoa, tiến sỹ và thạc sỹ tốt nghiệp các trường nổi tiếng trên thế giới vào cái gọi là Trung tâm xuất sắc. Công bằng mà nói, ban đầu anh Sơn cũng tập hợp được một số cán bộ trẻ được đào tạo bài bản ở các nước tư bản như Mỹ, Úc, Pháp, Canada, Nhật, Hà Lan, v.v. Rất nhiều người trong số này đi theo anh vì bị anh thuyết phục bằng mức lương cao “ngàn đô/tháng”, điều kiện làm việc tốt, v.v. Bên cạnh đó, cũng không ít người đi theo anh vì họ đã xem anh là thần tượng của mình. Phải nói rằng anh Sơn rất giỏi trong khoa nói, nhưng đừng nghe anh ấy nói, hãy xem anh ấy làm.
Một trong số những việc làm đáng ngưỡng mộ nhất của anh Sơn là đã không thương tiếc “chém cả đệ tử ruột” của mình – người được đánh giá là có năng lực và đã theo anh Sơn từ thuở hàn vi để rồi cán bộ này phải chuyển sang một Viện nghiên cứu khác. Ngoại trừ phần đông các tiến sỹ, thạc sỹ của trung tâm đến với anh Sơn vì bị thuyết phục bởi mức tiền lương hấp dẫn nên khi hết tiền dự án cũng đã “say good bye forever”, còn lại một số khác mặc dù đến với anh không hẳn vì tiền mà vì ngưỡng mộ anh nên sẵn sàng ở lại ngay cả khi không có “lương ngàn đô”, nhưng do “không hợp” với anh Sơn kể cả về quan điểm khoa học hay cung cách quản lý, cũng được anh “thu xếp” phải ra đi. Ở đây cần nói thêm rằng những người theo anh vì đã từng thần tượng anh đã mắc sai lầm khi ảo tưởng rằng những góp ý mang tính xây dựng của mình sẽ được anh trân trọng đón nhận, nhưng thực tế không phải vậy. Bất cứ ai có chủ kiến đều khó có thể đồng hành cùng anh Sơn, ngược lại, để có thể đồng hành cùng anh phải biết “gọi dạ, bảo vâng”.
Anh Sơn vẫn hay nói “người ta đến vì đồng lương còn ra đi là vì quan hệ”, ngẫm lại thấy nó đúng làm sao!!! Sự ra đi của những người này dẫn đến tình trạng hiện nay Viện thiếu vắng người đủ tầm kế vị và đó là “lý do chính đáng” để anh Sơn phải chạy lên Bộ làm đơn xin kéo dài thời gian công tác, hoãn nghỉ hưu thêm 01 năm để củng cố Viện mặc dù trước đó anh tung tin giả bộ rằng mình muốn nghỉ hưu sớm. Dư luận mất lòng tin và cho rằng gần 10 năm làm Viện trưởng còn chẳng củng cố được, liệu 1 năm kéo dài có là đủ, hay chỉ là thời gian để anh chuẩn bị cho chính sách “hậu Đặng Kim Sơn”?
Còn nhớ, ngày đầu mới về Viện anh Sơn đã có những phát biểu hùng hồn làm nhiều người ngưỡng mộ: “Hồi mới về, nhìn tên các đề tài nghiên cứu tôi đã cảm thấy đa số đều có xu hướng làm để kiếm tiền”; “Chúng ta ăn cơm dân, mặc áo dân, muốn cho tất cả các đề tài này sống được thì tự nó phải có chất lượng”; “Phải thành lập hội đồng tư vấn độc lập để tổ chức nghiệm thu đề tài”; “Người được mời tư vấn trong Hội đồng này phải giỏi hơn hẳn Viện trưởng và những người làm đề tài về lĩnh vực chuyên ngành"(1); v.v. Thực tế thì hội đồng tư vấn chỉ tồn tại được một thời gian ngắn vì nếu không thì “gậy ông lại đập lưng ông”!.
Các đề tài mà anh Sơn giao cho nhóm “con đẻ” của mình làm thực sự chỉ mang tính chất giải ngân, thậm chí còn có hiện tượng “một gà ba cỗ”, điều mà trước đó chưa từng xảy ra ở Viện Kinh tế cũ. Nhiều đề tài, dự án tiêu tốn hàng tỷ đồng nhưng không có sản phẩm, ví dụ dự án Đổi mới tổ chức ngành cà phê Việt Nam” thuộc “Chương trình cà phê bền vững Việt Nam” do IDH tài trợ với tổng kinh phí 4,23 tỷ đồng nhưng sản phẩm khoa học không có, chủ yếu là các hoạt động đối thoại và vận động chính sách và thể chế, trong đó khoản chi lương cho 3 cán bộ phụ trách dự án chiếm 49,3% tổng kinh phí đã giải ngân tính đến thời điểm 14/5/2013.
Cần nói thêm rằng trong quá trình tổ chức lại Viện, anh Sơn đã dồn tất cả các cán bộ cũ vào bốn bộ môn sau đó lại dồn lại còn hai bộ môn gồm: i) Thể chế nông thôn, và ii) Chiến lược, Chính sách và lập nên Trung tâm Tư vấn chính sách (CAP), Trung tâm Tư vấn chính sách miền Nam (SCAP), trung tâm Thông tin (AGROINFO), và Trung tâm Phát triển nông thôn (RUDEC). Cán bộ của hai bộ môn hầu như chỉ tự sống ngắc ngoải bằng các đề tài đấu thầu trong nước, còn các đề tài quốc tế hầu hết được dồn cho CAP, SCAP, AGROINFO hoặc outsource ra ngoài.
Mặc dù trong vòng 6 năm kể từ 2006 đến 2012 số tiền dành cho nghiên cứu đến từ các dự án quốc tế là rất lớn, trung bình mỗi năm lên tới 40 tỷ đồng nhưng kết quả nghiên cứu và xây dựng Viện đến nay hầu như không có gì đáng kể. Tự nhận là “think tank” của Bộ NN&PTNT nhưng tới nay Viện chưa hề đưa ra được chiến lược dài hơi nào cho ngành và cũng chưa đề xuất được những chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn nào cho ra hồn! Là viện Chính sách, Chiến lược nhưng các hoạt động nghiên cứu của Viện hầu hết chỉ là “nghe nhạc hiệu đoán chương trình”. Lãnh đạo viện thì luôn phải nhìn mặt và dỏng tai nghe ý kiến của lãnh đạo cấp trên rồi cùng đồng thanh theo chứ không có và nếu có cũng không dám đưa ra chủ kiến của một cơ quan nghiên cứu độc lập. Thậm chí, một vài người có đủ dũng cảm để nói lên ý kiến độc lập của mình còn bị lãnh đạo viện “nhắc nhở” vì sợ động chạm.
Cầm đầu ngọn cờ đổi mới, tự nguyện thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115, nhưng kết quả là sau 2 hay 3 lần xây dựng tầm nhìn của Viện (visioning) với cả trăm nghìn đô la thuê tư vấn từ Úc, Pháp và Đan Mạch làm, cuối cùng cũng bỏ vào tủ khóa chặt. Mới đây, Viện lại có mặt trở lại trong danh sách cơ cấu tổ chức của Bộ NN và PTNT, chẳng khác nào một Cục, Vụ? Trong nhiều diễn đàn, giải thích về sự thất bại này người “cầm cờ” đổ tại cơ chế bó buộc, nhất là cơ chế quản lý tài chính và khoa học! Nhưng dư luận lại đặt câu hỏi “Chẳng lẽ các chuyên gia hàng đầu về chính sách gồm cả tây và ta tự nghiên cứu cho mình mà lại không hiểu và không lường trước khó khăn đó, phải để đến lúc làm đụng vào cơ chế mới biết? Và vì sao có nhiều phiên bản về “tầm nhìn” đến thế mà vẫn không rút được kinh nghiệm?” Cũng vì sự khó hiểu này mà dư luận cho rằng có lẽ hoặc là do sự kém cỏi của mấy ông tây hoặc là tại cái “chiến lược giải ngân” nó thế!
Cũng là đi đầu, ít có Viện chính sách nào có phổ nghiên cứu rộng và bao quát như Viện chính sách và chiến lược PTNNNT. Tôi được biết, từ cái nhỏ đến cái to Viện đều nghiên cứu cả. Nhỏ thì là đi đào tạo nông dân Thái Bình quê tôi trở thành Osin ở thành thị những mong đề xuất với Nhà nước chính sách chuyển đổi nghề ở nông thôn. Lớn hơn một tí là nghiên cứu phát triển các ngành hàng nông sản. Lớn hơn nữa là một loạt các Chiến lược phát triển Khoa học công nghệ nông nghiệp, đặc biệt là Viện đã từng xây dựng Chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của Việt Nam, từng giúp các bạn Lào xây dựng “Tam nông”. Mỗi công trình này đều tiêu tốn cả bạc tỷ của Nhà nước nhưng rồi kết quả đến đâu thì ai có thể trả lời được? Tôi hỏi những người bạn ở các Viện kỹ thuật nông nghiệp về Chiến lược KHCN của ngành nông nghiệp, và các chuyên gia lão thành về ngành nông nghiệp đều phán chung một câu trả lời “No comment – miễn bàn”. Cá nhân tôi thì tự hỏi phải chăng một Viện nghiên cứu chính sách đầu ngành cần phải tham mưu cho Bộ một chiến lược về phát triển ngành nghề nông thôn, lớn hơn là về chiến lược công nghiệp nông thôn chứ ai lại đi làm công việc của một trường nghề đào tạo Osin để rồi Osin cũng chẳng ra hồn Osin…
Tôi quê miền bắc, nhưng công tác lại gắn bó nhiều với miền Nam, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long, một vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn nhất của nước ta. Ở đây, câu chuyện “được mùa mất giá” luôn là bài toán khó với các cấp ngành từ Trung ương đến địa phương. Câu chuyện, doanh nghiệp, thương lái và cả nông dân “lật kèo” xảy ra như cơm bữa. Mà nguyên nhân là các bên đều thiếu thông tin, thiếu cách tổ chức sản xuất và thương mại các sản phẩm.
Mấy năm trước, được biết Viện của anh Sơn có hẳn một dự án “Phát triển hệ thống thông tin thị trường nông sản” do Canada tài trợ kinh phí đến cả mấy triệu đô la(2). Dự án nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cho người sản xuất rau quả và các bên liên quan ở 9 tỉnh/thành phía Nam, nơi sản xuất hàng hóa phát triển để tiếp cận, thu thập, phân tích và sử dụng thông tin nhằm ứng phó tốt hơn với các tín hiệu của thị trường, qua đó tăng hiệu quả sản xuất và lợi ích kinh tế. Vậy mà gần đây, khi báo chí kêu ca về tình trạng “được mùa mất giá” tôi có dịp đi xuống miền Tây và hỏi về hệ thống thông tin này thì chẳng ai biết hệ thống đó ở đâu? Bây giờ cái gì còn, cái gì mất ai có thể biết được? Dư luận cho rằng chắc nó đi theo dự án rồi. Nhưng có người lại nói có đâu mà mất?
Chưa hết, dự án do Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ với ngân sách tổng kinh phí 2,6 triệu Euro(3) hỗ trợ phát triển được bao nhiêu doanh nghiệp nhỏ và vừa, tôi không rõ, chỉ có Bộ trưởng và bản thân Viện mới biết. Nhưng ai cũng biết rằng có thời Viện đã từng lập cả “Công ty mẹ - Công ty con” để đi buôn rau sạch. Nghe đã thấy buồn cười và tất nhiên là mô hình này làm sao có thể phát triển được bởi các chuỗi giá trị nông sản chất lượng mà các doanh nghiệp tư nhân bên ngoài và nông dân đang làm không cần mô hình “mẹ - con” như các tập đoàn nhà nước vẫn hay làm. Cuối cùng, Viện cũng đã “thanh lý” các công ty vô tích sự này, tất nhiên là sau khi đã tiêu tốn không ít tiền của vào đây. Tài sản của dự án này vẫn còn một chiếc ô tô để chở rau, mua vội vàng trước khi dự án kết thúc, hiện vẫn để ở sân cơ quan chưa biết cho ai vì có quá nhiều doanh nghiệp nên không đủ chia hay vì chẳng có doanh nghiệp nào, cũng có thể là vì cơ chế quản lý như anh Sơn vẫn nói, cho nên xe thì vẫn để không mặc cho sương gió dãi dầu hoen gỉ? Tôi tự hỏi chẳng lẽ các nhà làm chiến lược lại không hiểu về tính phức tạp của thể chế mô hình công ty mẹ, công ty con? Đem ra bàn thì dư luận cho rằng cũng lại tại cái “bệnh giải ngân mà thôi”.
Có nhiều tiền để nghiên cứu là cái tài của nhà quản lý. Nhưng xin được nhiều tiền rồi mà không biết cách giải ngân thì cũng mệt. Tôi được biết cách đây vài năm, nhóm nghiên cứu của anh Sơn đã phải “xuất toán” trên 4,5 tỷ đồng trong một dự án do Danida tài trợ vì chi sai nguyên tắc. Và đó mới chỉ là con số kiểm toán của 1 năm (năm 2008) nhưng phải “đền” đến trên 4,5 tỷ thì ai đã làm quản lý đều phải sợ. Khó có thể nói chắc rằng trong cả dự án với vốn cấp lên đến 2,75 triệu đô la thực hiện trong 5 năm 2007-2012 sẽ không còn những sai sót kiểu đó? Ấy vậy, mà tôi được biết anh Sơn và nhóm nghiên cứu đã “bỏ tiền túi” và tự “thu hồi” để trả số tiền này. Quả là có trách nhiệm! Nhưng dư luận lại băn khoăn là tại sao cả một Viện sai, lại phải để một cá nhân và một nhóm người phải “sửa sai”? Tôi còn nhớ hồi đó, ngoài Viện chính sách cũng có 1 - 2 Viện khác của Bộ NN và PTNT cũng có “sai sót” với các dự án của Danida tài trợ với số tiền phải xuất toán nhỏ hơn, nhưng tôi không nghĩ điều này lại xảy ra đối với Viện và cá nhân anh Sơn, một cơ quan tham mưu về cơ chế chính sách và đầy kinh nghiệm trong giải ngân các dự án quốc tế. Có người am hiểu sự tình, lắc đầu châm biếm “đền chi, mỡ nó rán nó cả thôi!”
Tôi thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính từ năm 2006-2013 chỉ riêng 16 dự án hợp tác quốc tế (phần lớn ODA) của IPSARD do anh Sơn chỉ đạo thực hiện tổng số vốn phê duyệt 11.517.687 đô la, tổng số tiền bằng đồng lấy tròn 203 tỷ đồng. Anh Sơn có hẳn trang trại lớn ở Lương Sơn, lấy tên “Đặng gia trang”. Trang trại này rộng khoảng 3 ha, có cả bể bơi, điện mặt trời và người trông coi trang trại được thuê từ tiền lấy từ dự án Tây Ban Nha.
Cách đây vài tháng, tôi và anh Sơn cùng tham gia nhóm chuyên gia tư vấn cho dự án của Hà Lan về Mekong Delta. Chúng tôi trò chuyện về quê hương, về chuyên môn. Với trách nhiệm của nhà khoa học, nhà báo công dân và vì sự phát triển của ngành, tôi không thể viết khác những điều mà mình biết!
Trên đây là một vài nét sơ lược về Tiến sỹ Đặng Kim Sơn để mọi người có thêm thông tin hiểu rõ hơn về một “nhà nông học xuất sắc của Việt Nam”, “Người cầm đèn chạy trước ô tô”, “Người nghĩ mở, nói thẳng”, “một tấm lòng chan chứa tình cảm, luôn trăn trở với các vấn đề nông nghiệp, nông thôn – lĩnh vực cả đời ông gắn bó!!!”.
T.V.T.
(1) http://vietbao.vn/Phong-su/Khong-du-tieu-chuan-thi-roi-vi-tri/20494387/262/

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

BÀI VIẾT CUỐI CÙNG CỦA NHÀ VĂN TRẦN DUY

Bác sĩ Đặng Văn Ngữ – Một nhân cách

Trần Duy

 Những năm 30 của thế kỷ trước, khi từ Huế ra Hà nội theo học trường Cao Đẳng Mĩ Thuật Đông Dương, tôi ở nhà người chị con cậu tôi, có họ với Bác sĩ Đặng Văn Ngữ, lúc bấy giờ ở phố Charron, nay có tên là phố Mai Hắc Đế.
 Thỉnh thoảng tôi cùng chị tôi sang thăm gia đình bác sĩ Đặng Văn Ngữ, được biết bà Đặng Văn Ngữ tên là Cung, con gái cụ Tôn Thất Đàn Thượng thư Bộ Hình của triều đình Huế.
 Đến khi bác sĩ Đặng Văn Ngữ được nhà nước Pháp cử sang Nhật nghiên cứu về Y học, bà Cung cùng các con rời Hà nội trở về Huế. Từ ngày ấy tôi không có tin tức gì của bác sĩ Ngữ và gia đình, cho đến khi cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
 Cuối năm 1949, tôi có dịp qua Chiêm Hóa (Tuyên Quang) gặp lại các bạn cũ cùng ở Ký túc xá Đông Dương : bác sĩ Nguyễn Xuân Ty, bác sĩ Bửu Triều, được biết tin bác sĩ Đặng Văn Ngữ ở Nhật đã về nước tham gia Kháng chiến.
 Năm 1950 tôi lên Chiêm Hóa thì bác sĩ Ngữ vùa từ Khu 4 ra Việt Bắc, hiện đang ở tại ngòi Quẵng, một địa điểm tập trung các cơ quan y tế Trung ương và một bệnh viện lớn trong kháng chiến . Các bác sĩ Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng đều công tác tại đó. Tôi đến gặp bác sĩ Ngữ, biết chuyện ông tìm về nước rất gian khổ, phải đi từ Nhật sang Thái Lan, nhờ những tổ chức yêu nước mới liên lạc được với Đại diện Chính phủ ta ở Bangkok… rồi được đưa theo đường bí mật về Nghệ An , từ đó lên Chiêm Hóa (Tuyên Quang).
Gặp tôi ông hồ hởi:
- Trước tên là Tăng, nay đổi tên nên không biết là ai !
Bao nhiêu ngày tháng ông vẫn còn nhớ đến tên cũ của tôi. Ông cho tôi biết ông đang nghiên cứu về một loại kháng sinh Péniciline, chế tạo ngay trong nước với những nguyên liệu sẵn có như thân cây ngô, nấu chiết lấy nước để tạo ra dung dịch cấy nấm Péniciline, một chất kháng sinh – một phát minh mới cùng với Streptominicine, chống nhiễm khuẩn hiệu nghiệm nhất, rất cần cho các trạm cứu thương tiền tuyến, cho việc chữa chạy các thương binh.
 Ông đặt làm những lọ thuỷ tinh dẹt, miệng lọ ở trên lưng; ông cho biết làm như vậy để diện tiếp xúc với không khí trong lọ nhiều, giúp nấm phát triển tốt. Nước ấy chắt lọc thành nước Péniciline kháng sinh dùng trong những ca mổ, phẫu thuật và điều trị các vết thương ở chiến trường cũng như ở các bệnh viện dã chiến.
 Ngoài ra ông còn mở những buổi nói chuyện về những thành tựu y học mới cho anh em cán bộ, sinh viên, phổ biến cho họ những kiến thức mới về y tế, khoa học hiện đại.
 Đang sinh hoạt ở một nước tiên tiến, về sống trong một môi trường thiếu thốn, ở trong một gian nhà nứa ọp ẹp, lạnh lẽo, không điện nước, ông vẫn vui vẻ, chấp nhận cuộc sống gian khổ cùng dân tộc và đất nước.
 Ông đi xem triển lãm hội họa tổ chức trong kháng chiến cùng tôi, và gặp Tố Hữu. Tố Hữu cười hỏi ông:
- Làm sao anh biết được thằng cha ni?
Ông cười thay trả lời.
Triển lãm bế mạc, ông xin bức tranh áp phích của tôi vẽ Bài ca hòa bình lấy nứa nẹp thành khung đem về nhà treo.
 Cuộc đời trôi qua những lớp chỉnh huấn, những lớp học chính trị sôi động, những thay đổi cũ, mới, tiến bộ, lạc hậu… xáo trộn nội tâm con người. Cho đến ngày bà Cung dự một lớp chỉnh huấn tại Việt Bắc và sau đó tôi được tin bà qua đời năm 1954. Cái chết đột ngột của bà trong lúc ông Ngữ đi công tác vắng đã để lại bao lúng túng cho mọi người. Ông Ngữ gặp tôi, gọi riêng ra một nơi vắng, ông hỏi:
- Anh có biết nhà tôi mất vì một nguyên do nào không?
Tôi cẩn thận trả lời:
- Em nghe hình như chị uống nhầm thuốc.
Im lặng một hồi lâu, ông nói:
- Một người cẩn thận và chu đáo như nhà tôi không thể có chuyện dùng nhầm thuốc được.
Và từ đó, ông im lặng, không hề nhắc đến sự việc này thêm một lần nào, mặc dầu im lặng trong đau thương.
Từ đó, ở cái tâm hồn thầm lặng ấy đã thấy bắt đầu có những vết thương rướm máu.
Ông đi cùng tôi về nhà, nói thêm:
- Nhà tôi là một người cẩn thận, chu đáo, từ những việc bình thường. Bà đã mang từ Huế các chăn gối của ngày mới cưới lên Việt Bắc…
Câu chuyện nghe kể như một mối tình huyền thoại.
 Từ ngày ấy tôi không có dịp trở lại Chiêm Hóa để gặp ông Ngữ. Cho đến ngày tiếp quản Hà Nội, được tin ông đã về giảng dậy ở trường Đại học Y tại Hà Nội.
 Lúc bấy giờ y học Việt Nam thiên về thuyết Missourin và Lytsenko của Nga, xem các học thuyết di truyền của các nước tư bản là phản động. Việc giảng dậy cũng gặp nhiều khó khăn, tuy vậy khi lên lớp ông vẫn giới thiệu cho sinh viên nghiên cứu học thuyết Mendel – Morgan, một học thuyết lúc bấy giờ được coi là phản động.
Việc này được báo cáo lên thủ tướng Phạm Văn Đồng và được ông trả lời:
- Những gì anh Đặng Văn Ngữ đã dậy, thì cứ thế mà học …
Tin này anh Nguyễn Hữu Đang nghe biết, bèn gọi tôi:- Nếu cậu quen với ông Ngữ, cậu nên đến đặt một bài phỏng vấn ông về vấn đề tự do dân chủ trong khoa học.
 Tôi đến gặp ông Ngữ ở văn phòng trường Y, ngỏ ý muốn mời ông cho ý kiến về tự do dân chủ – ông vui vẻ nhận lời. Bài đã được đăng ở báo Nhân Văn số 5 ra ngày 20 tháng 11 năm 1956.
Tiếp đó, tòa soạn đã nhận được rất nhiều thư của các bác sĩ, trí thức tán thành những ý kiến nêu trong baì trả lời phỏng vấn của bác sĩ Đặng Văn Ngữ.
 Ngày Quốc Khánh 2/9 năm sau , ông Ngữ dậy từ 4 giờ sáng, đạp xe đạp đến tập trung ở vườn hoa Hàng Đậu, để tham gia đoàn cán bộ công nhân viên Trường Y diễu qua lễ đài Ba đình, nơi mà những năm trước ông vẫn được mời đứng trên khán đài B .
Tôi ngỏ ý ái ngại khi gặp ông mồ hôi nhễ nhại vì nắng gắt, nhưng ông vẫn vui vẻ nói:
- Có sao đâu, được đi cùng anh em càng vui.
Cho đến khi báo Nhân Văn bị đình chỉ, bị lên án thì những trí thức đã tham gia viết bài cho báo như các ông Nguyễn Mạnh Tường, Đặng văn Ngữ, Đào Duy Anh, … chắc không tránh khỏi những hệ luỵ
 Từ ngày ấy, tôi cũng ngại không muốn đến gặp ông Ngữ, vì tôi không muốn làm ông phải bị phiền hà thêm.
 Nhưng rồi bỗng nhiên một hôm tôi mở hòm thư, nhận được giấy mời của Viện sốt rét kí sinh trùng thuộc Bộ y tế, kí tên Viện trưởng Đặng Văn Ngữ. Tôi vui mừng khôn xiết, vội vàng đến ngay.
Gặp tôi, chưa để tôi hỏi thăm, ông Ngữ đã hỏi tôi trước:
- Hiện làm gì để sống?
Rồi hỏi tiếp:
- Còn vẽ được không?
Chưa kịp để tôi trả lời, ông nói ngay:- Hôm nay mời anh đến để nghiên cứu và vẽ chân dung họ hàng nhà muỗi…
Ông giảng cho tôi biết về quá trình sinh sản truyền bệnh của con muỗi, cách đề phòng, điều trị… và đặt tôi vẽ một bộ tranh phổ biến trong nhân dân cách chống bệnh sốt rét, các dạng sốt rét, trường hợp đột biến ác tính của sốt rét có thể gây tử vong, v.v.
 Tuy biết khó vẽ, nhưng ông Ngữ khích lệ tôi làm việc, và như vậy tôi sẽ có được một số tiền để sinh sống. Tôi có cảm giác đó là một sự giúp đỡ của một người anh yêu thương tôi hơn là việc đặt hàng của một ông Viện trưởng, vì thiếu gì người ông có thể đặt làm việc đó. Tôi chào ông ra về, nhưng lần này có một linh cảm nào đó khiến tôi nghĩ đến ông với một niềm luyến tiếc thương cảm.
 Tiếp đó tôi nghe ông cùng đoàn chống sốt rét đi vào Nam… Khi tôi vào đến Viện sốt rét ở Thanh Xuân thì ông Ngữ đã đi rồi … Cho đến khi nghe tin ông mất ở Miền Trung sau một trận bom B52 ác liệt ở Bình Trị Thiên.
 Bom đạn của chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của bao nhiêu nhân tài của nhân loại, trong ấy có bác sĩ Đặng Văn Ngữ.
 Cho đến nay tôi vẫn mang trong lòng một niềm ân hận suốt đời : giá đừng có cuộc phỏng vấn, giá đừng mời ông tham gia viết bài cho báo Nhân Văn, và nói chung đừng ai quấy rầy làm phiền nhiễu ông, hãy cứ để ông làm việc yên lành trong phòng thí nghiệm của ông… chắc ông còn làm được nhiều hơn nữa cho đất nước và cho sự nghiệp khoa học của nhân loại .
 (Bài đã in trong cuốn sách “ ĐẶNG VĂN NGŨ – MỘT TRÍ THỨC LỚN, MỘT NHÂN CÁCH LỚN“ do Nhà xuất bản Y học ấn hành năm 2010)

 TÁC PHẨM NỔI TIẾNG CỦA NHÀ VĂN TRẦN DUY TRÊN TẠP CHÍ GIAI PHẨM MÙA THU
 Tiếng sáo tiền kiếp
 Ven sườn núi Mân có con sông Ô Nan. Dọc bãi sông Ô Nan là thôn Hoàng. Thôn Hoàng có một người thổi sáo. Người ấy còn trẻ, cả xóm biết chàng từ lâu, nhưng không rõ tên, chỉ quen gọi là người thổi sáo thôn Hoàng.
 Thú vật của thôn Hoàng cũng quen với tiếng sáo. Đêm đêm chàng vẫn mang sáo ra bến sông thổi. Nước chảy xoắn lại ở chân cầu; Tiếng sáo như cầm cả nước, và những con thuyền khách trôi bềnh bồng trên dòng sông.
 Đời sống cơ cực của thôn Hoàng đẹp được phần nào, nhờ tiếng sáo của chàng.
 Có một hôm, một người lạ mặt đến chơi thôn Hoàng, và tìm đến lều cỏ của người thổi sáo. Vai mang một chiếc đẫy vải sô, bên ngoài buộc lủng lẳng một chiếc sáo trúc, đầu sáo rủ xuống hai hoa tua bằng tơ vàng và hai viên hổ phách, màu đỏ như hai giọt máu tươi. Hai người nhìn chiếc sáo, chào nhau như người quen biết cũ. Đêm hôm ấy hai người đối chuyện nhau. Quá giờ Tý, chuyển sang thổi sáo. Người khách mời người thổi sáo thôn Hoàng. Hết khúc này sang khúc khác, sao hết giờ đổi ngôi, tiếng sáo vẫn còn. Sương rơi lộp bộp trên lá, người nghe có cảm giác tiếng sáo gặp khí lạnh của đêm, đọng lại thành châu và ứa ra từng giọt một. Dứt tiếng sáo hai người cùng im lặng, ngồi nghe dư âm của tiếng sáo. Bỗng người khách lạ cất tiếng nói tư lự:
 “Chỉ tiếc, không thể đáp lại món nợ này.”
 Người thổi sáo thôn Hoàng khiêm tốn:
 “E rằng tài thấp không làm vui được lòng người quý đêm nay chăng?”
 Người khách cười:
 “Tiếng sáo của nhân thế mà kỳ ảo đến thế là quá rồi. Tôi chỉ tiếc không thành con dế, ngọn cỏ sống bên cạnh lều này để suốt đời được nghe tiếng sáo.”
 Người thôn Hoàng lễ phép:
 “Đa tạ.”
 Khách thở dài:
 “Tôi xin chịu thất lễ mà không dám hoạ lại. Vì thổi vào sáo của người, bạc đầu tôi cũng không thể thổi bằng người được, còn chiếc sáo của tôi…”
 Người khách im lặng, mân mê chiếc sáo buộc vào tay đẫy. Người thổi sáo thôn Hoàng xin phép được xem. Người khách ngập ngừng đưa, hai tay vẫn giữ hai đầu sáo. Người thôn Hoàng ngạc nhiên:
 “Chiếc sáo quý quá thật rồi!”
 Khách lắc đầu thở dài:
 “Chỉ sợ làm khổ nhau suốt đời thôi.”
 Người thôn Hoàng như hờn dỗi trả lại chiếc sáo, im lặng nhìn trời. Trời sâu thăm thắm, lòng chàng như có lửa đốt cháy.
 Xưa nay sống ăn quả cây, uống nước suối, ở lều cỏ, ngủ ổ rơm, người nghệ sĩ thôn Hoàng không bị giày vò vì một hoài bão nào, chưa khổ vì một ước mơ dù lớn dù nhỏ.
 Chỉ đêm nay chàng khổ, vì đời chàng đã có một khát vọng đó là chiếc sáo của người khách lạ…
 Sao rua đã ngả về nam. Vạc đã bắt đầu bay ngược sông Ô Nan. Thuyền chài thức dậy đã lên lửa, tiếng gõ vào mạn thuyền vọng qua núi Mâu và vang về thôn Hoàng! Sương vẫn còn rơi: tiếng sáo lúc đầu hôm như chưa tan hết, còn giọt lại mấy giọt sau cùng…
 … Bỗng người khách lạ đứng dậy, đưa sáo lên thổi… Tiếng sáo ngân từ trong lòng trúc, nghe rất nhỏ… Tiếng sáo vút lên, dồn dập. Tiếng sáo càng như thắt lòng, não nuột; người thổi sáo thôn Hoàng rùng mình, tiếng sáo như lưỡi dao mỏng lùa vào xương tuỷ, lóc từng thớ gân một, chàng rợn người vì cảm xúc, lạnh buốt cả mười đầu ngón tay, sởn da gà, mồ hôi ở trán vã ra, chảy từng giọt.
 Và tiếng sáo dừng bặt. Im lặng. Hình như sau tiếng sáo, cây cỏ, đá hoa đều tan đi cả, chỉ còn lại một thứ: đó là một nỗi buồn. Cái buồn thấm thía, từ đời kiếp nào kéo về.
 Người khách thổi xong, gục đầu xuống chiếc sáo khóc nức nở. Người thôn Hoàng cũng thấy tiếng khóc ấy bắt đầu ở tâm hồn mình.
 Khách cất sáo vào đẫy phân trần:
 “Cuộc vui đêm nay vì tiếng sáo hoá thành buồn vạn thuở.”
 Người thổi sáo thôn Hoàng nằn nì xin kết bạn, cùng ra đi giang hồ.
 Khách hỏi:
 “Chủ nhân đi đâu?”
 “Ta đi theo tiếng sáo.”
 Khách đáp:
 “Tiếng là khí, tan trong gió, khách theo thế nào được!”
 Chủ nhân trả lời:
 “Ta sẽ tan trong gió, quyện vào khí để theo tiếng sáo.”
 Khách cười:
 “Ta chưa hề gặp người nào yêu sáo như chủ nhân.”
 Chủ nhân đáp:
 “Ta chưa hề gặp người nào thổi sáo như thần sầu, quỷ khóc như khách.”
 Khách thở dài:
 “Sáo hay không phải tại người thổi…”
 và kể:
 “Tổ phụ ta chết đi để lại chiếc sáo này. Tổ phụ ta xưa vốn là người yêu sáo. Một đêm mưa gió một người khách xin ghé núp mưa. Người ấy và tổ phụ ta thức suốt đêm nói chuyện về sáo. Tổ phụ ta thổi sáo, người ấy đánh nhịp, tỏ ra là một người rất sành về sáo. Bất chợt người ấy hỏi:
 ‘Ông đã biết rừng Tĩnh Tước chưa?’
 Tổ phụ ta trả lời chưa; người ấy kể:
 ‘Tĩnh Tước là một khu rừng cách đây vài nghìn dặm. Hàng năm tiên xuống một lần lấy trúc về làm sáo cho Quảng Hạc. Tiếng sáo thổi vào trúc ấy… có thể lay hồn người chết, đời sống tiền kiếp cũng trở về, thổi vào bãi tha ma người chết cậy nắp áo quan trỗi dậy, tiếng khóc chôn chặt từ ngàn đời lại nức nở oà lên… thổi vào núi, đá cây cũng thành nước mắt…’
 Tổ phục ta thao thức suốt đêm… Chợt có tiếng sét lớn choàng tỉnh dậy… Người khách lạ đã đi rồi, bỏ quên lại chiếc quạt lá vả. Tổ phụ ta treo lên giá làm kỷ niệm. Một dạo trong thôn, về tiết xuân, bướm ở đâu kéo về lắm quá, muôn mầu, nhởn nhơ. Rừng và bãi cỏ như nở hoa… Hết mùa, bướm lại bay đi… Lúc tổ phụ ta nhìn lại giá, thì chiếc quạt lá vả cũng mất từ bao giờ.
 Từ hôm tổ phụ ta nghe câu chuyện sáo ấy, người trở nên âu sầu, bỏ ăn bỏ ngủ, đi lang thang khắp xóm, gặp ai cũng hỏi khu rừng Tĩnh Tước. Mọi người đều cười. Tổ phụ ta nói:
 ‘Khu rừng ấy cách đây vài nghìn dặm.’
 Vài nghìn dặm quanh đây là chỉ rừng lá han, lá đụng vào da thịt buốt đến tận óc, biết đâu là rừng Tĩnh Tước. Tổ phụ ta bỏ nhà bỏ cửa, ra đi. Đi hàng tuần trăng, hỏi những nhà cụ già sống hơn trăm tuổi nhân trung dài quá ngón tay, họ đều trả lời:
 ‘Lâu lắm từ lúc lão còn để chỏm trái đào, cũng có nghe xôn xao tên rừng Tĩnh Tước; ở thôn lão cũng có người say, uống xong hai ché rượu ra đi tìm rừng Tĩnh Tước. Đi từ dạo ấy đến nay chưa về…’
 Tổ phụ ta lại cứ đi. Tháng này qua tháng nọ, mùa này qua mùa khác, vẫn cứ đi. Một buổi chiều dừng lại ở một chiếc quán bơ vơ giữa đèo. Quán không có người. Một chốc trời mưa như trút; bỗng có tiếng đẩy cửa, quay lại thấy một người con gái, mặc áo lụa màu khói, đai áo màu thiên thanh, hai dải lụa thắt lưng bằng nhiễu trắng và hồ thuỷ. Đôi mắt lá răm. Tổ phụ ta thoang thoảng ngửi thấy một mùi hương kỳ lạ, không phải là mùi hoa, mùi cỏ. Kẻ sành chơi các loài hoa lan, hoa mộc, nếm các vị cỏ, cỏ ô, cỏ thạch bồ, hương nhu như tổ phụ ta, vẫn cho đó là một mùi hương kỳ lạ.
 Người con gái hiểu ý cười:
 ‘Hương rừng Tĩnh Tước đấy.’
 Tổ phụ ta nghe xong lặng điếng người, run lên, chiếc đẫy rơi lúc nào không biết.
 ‘Rừng Tĩnh Tước ở về phương nào?’
 Người con gái chỉ tay trước mặt, không nói.
 Trước mặt tổ phụ ta là một khu rừng trúc. Tổ phụ ta ngồi nhớ lại, lúc chiều đến chân đèo, tuyệt nhiên chẳng thấy chung quanh một khu rừng trúc nào, chỉ toàn bãi cỏ, bông lau.
 Người con gái hỏi:
 ‘Khách đến đây tìm trúc?’
 Tổ phụ ta lại hỏi:
 ‘Sao chủ quán biết?’
 Người con gái cười không trả lời. Một chốc nàng nói:
 ‘Người tục không nên thổi sáo trúc Tĩnh Tước.’
 Tổ phụ ta hỏi:
 ‘Cớ sao tiên lại thổi được?’
 Nàng cười:
 ‘Vì tiên không có tiền kiếp.’
 Tổ phụ ta lại hỏi:
 ‘Tiền kiếp là thế nào?’
 Người con gái chỉ tổ phụ ta mà cười:
 ‘Tiền kiếp là những giọt nước mắt trong người khách!’
 Nàng tiếp:
 ‘Tiếng sáo tuy có hay, nhưng hay gì mà lại sống những nghiệp chướng đã qua.’
 Đêm ấy tổ phụ ta không ngủ được, mới sáng tinh sương đã lội suối lần vào rừng trúc. Thân trúc thẳng đuột, cao chót vót. Cật trúc màu ngà, gân xanh màu ngọc thạch… và vẫn cái mùi hương ở chiếc quán phảng phất trong khu rừng.
 Tổ phụ ta đi mãi vẫn chưa gặp một người tiên nào đẵn trúc, chỉ nghe tiếng nói xôn xao ở đâu đâu, lúc gần, lúc hiện nghe như trên cao, lúc tưởng như cạnh mình, thỉnh thoảng lại một tiếng cười ngân lên, và vẫn cái mùi hương kỳ ảo quấn quýt quanh người. Bỗng gió bay, tạt tà áo của tổ phụ ta vướng vào một cành trúc, lúc ấy ở bụi trúc vang lên một chuỗi cười, tinh nghịch, tiếng cười không dứt được. Tổ phụ ta cuống lên đưa dao chặt cành trúc. Tiếng cười cứ như thế xa dần…
 Tổ phụ ta rùng mình… Phút chốc rừng trúc tan đi từ bao giờ, quanh mình chỉ một lớp sương dày đặc bao quanh, Tiếng nói cười lao xao văng vẳng trên cao nhỏ dần, và mùi hương cũng nhạt bớt. Chợt nhìn lại trong tay vẫn còn khư khư một cành trúc.
 Tổ phụ ta lần về chiếc quán thì chân đèo bát ngát, chỉ còn bãi cỏ và bông lau.
 Từ ngày được chiếc sáo ấy, đời sống và tâm tình tổ phụ ta thay đổi hẳn. Suốt tháng ngày không rời chiếc sáo. Tiếng sáo càng thổi người tổ phụ ta càng gầy rộc. Có lúc hai tay ôm chiếc sáo khóc hằng giờ. Cứ như thế, thổi xong là khóc, hết khóc lại thổi, ngày này qua ngày nọ, mùa này qua mùa khác, người tổ phụ ta héo hon dần. Suốt ngày không ăn uống, nhắm mật hoa, uống nước mưa cầm hơi, lúc tỉnh lại thổi sao. Tiếng sáo ngày càng sầu thảm lâm ly… Rồi một hôm tổ phụ ta từ trần.
 Lúc gần chết, lạnh lên quá rốn mới chịu rời chiếc sáo, chỉ trối lại một câu:
 ‘Đời ta oan trái vì tiếng sáo này. Cuộc đời mai hậu đừng nên thổi sáo này; Tiếng sáo tuy hay, nhưng hay gì mà lại sống lại những nghiệp chướng đã qua.’
 Chiếc sáo truyền từ đời này đến đời nọ, giữ nó như một vật gia bảo oan gia, đời nào cũng xem nó là một di hoạ cho dòng giống mà không đời nào có ý nghĩ huỷ phá nó đi.
 Người thân sinh ra ta, có một hôm nằm mê, thấy chiếc sáo để ở án thờ tổ phụ tự nhiên ngân lên thành tiếng nức nở oán hờn. Người thất thanh hét lên choàng dậy… Lúc ấy chỉ có giông lùa vào liếp, rít qua các lỗ sáo. Từ đấy người sai con cháu lấy nhiễu phong chiếc sáo và buộc bằng dây ngũ sắc vào chiếc án thờ.
 Chiếc sáo truyền từ đời này sang đời khác, nằm xuống trối lại với người sống sau chỉ có một câu truyền kiếp:
 ‘Cuộc sống mai hậu đừng nên thổi sáo này. Tiếng sao tuy hay nhưng hay gì mà sống lại những nghiệp chướng đã qua…’’’
 Kể đến đây người khách lạ ôm mặt khóc nức nở. Người nghệ sĩ thôn Hoàng cũng nức nở khóc theo, và choàng thức dậy vì chính tiếng khóc của mình. Người khách lạ đã đi rồi. Lửa chài ven sông đã tắt. Lúc nhìn lại tay, người nghệ sĩ thôn Hoàng giật mình: chiếc sáo của người khách… hai viên hổ phách như hai giọt máu tươi nhỏ xuống!
 Từ ngày làm chủ chiếc sáo ấy, đời sống và tâm tình người thổi sáo thôn Hoàng thay đổi hẳn.
 Chàng bỏ ăn, bỏ ngủ; Mỗi lần thổi lên tiếng sáo, chàng lại thấy tâm tư như có một cái gì day dứt. Trước chỉ lấy tiếng sáo làm lẽ sống chính của đời mình, nay vì có tiếng sáo ấy, chàng thấy khao khát một điều gì, hoài tiếc một cái gì mà chàng không tìm thấy ở cuộc đời thực tại.
 Một hôm lính phủ giải một người tử tội đi qua thôn Hoàng. Hắn là một tên tướng núi ba mươi năm ngang dọc, xem triều thần như một ổ kiến. Chẳng may sa lưới. Hắn bị trói gô đưa ra pháp trường. Từ khi bị bắt đến lúc nghe tin xử tử, hắn chỉ cười. Lính phủ giải hắn qua lều cỏ lúc người nghệ sĩ thôn Hoàng đang thổi sáo. Bỗng hắn thở dài, gục đầu vào song cũi và khóc nức nở.
 Tên quan ngục hỏi:
 “Mày đã sợ chết rồi ư?”
 Người tử tội quắc mắt:
 “Lưỡi dao của triều thần chúng mày không làm tao sợ bằng tiếng sáo của người ngồi trong lều cỏ.”
 Người tử tội xin gặp người thổi sáo, cúi rạp đầu xuống vấn lễ:
 “Nếu người thương cái chết của kẻ sĩ này, người đừng thổi lên tiếng sáo ấy nữa, vì ta không muốn khóc để lũ chó bọ của triều đình tưởng rằng ta sợ lưỡi gươm của chúng.”
 Hôm sau mấy hồi cồng, chiếc đầu lâu người tướng núi lăn xuống đất, người nghệ sĩ thôn Hoàng ngồi thụp xuống khóc. Chàng cất tiếng sáo. Đôi mắt trên chiếc đầu lâu đang trừng trừng quắc thước nhìn bỗng nhắm nghiền lại… Hai giọt nước mắt cuối cùng lăn xuống đôi môi mấp máy như muốn nói một lời gì.
 Và cũng hôm ấy chàng châm lửa đốt lều cỏ bỏ thôn Hoàng ra đi. Đêm hôm ấy, nước sông Ô Nan xoắn lại ở chân cầu, như chờ nghe tiếng sáo. Hổ báo nằm về nằm lên đống tro của túp lều cỏ, đánh hơi tìm vết chân của người nghệ sĩ… Và từ đấy không ai ở thôn Hoàng còn nghe tiếng sáo của chàng nữa.
 Cứ đi như vậy, một hôm dừng chân nghỉ ở một ngôi chùa, tấm bia đá dựng ở đầu hiên đã đổ, mưa gió làm vẹt cả dòng chữ khắc ngày tháng dựng ngôi chùa. Ngôi chùa đổ nát. Cây rừng chen chân giữa sân tam bảo. Rêu xanh um tùm, dày từng lớp như đệm. Người thổi sáo lần qua cửa tam quan, bước vào chùa. Ở đây mấy đời rồi không ai đặt chân đến?
 Không khí trong ngôi chùa xanh rờn rợn, như rêu đã bám vào lớp không khí đọng lại ở đấy bao đời. Chàng tìm thấy một góc chùa, phủi sạch mặt bệ ngồi xuống. Chàng nhìn xung quanh. Trên một cái bục, dưới một chiếc khám đổ nát, chàng để ý đến một pho tượng. Lau sạch bụi: Đó là một pho tượng Phật Bà. Trong cảnh hoang vắng ấy tìm thấy hình dáng con người, dù chỉ là một pho tượng, chàng thấy đỡ cô quạnh. Trong chỗ tranh tối tranh sáng, pho tượng im lặng như một người đẹp ngao ngán lẽ sống, ẩn vào đây nhập định, môi như mấp máy cầu nguyện một điều gì, ngực phập phồng theo hơi thở… Dưới lớp vôi vữa ấy, chàng sờ lên mặt, lên ngực lên tay, tưởng chừng có khí ấm của da thịt người.
 Đêm hôm ấy chàng nhặt cành khô, đánh đá châm lửa. Bóng đêm chợt thức dậy… Bóng đêm chưa từng biết ánh lửa đã bao nhiêu đời?
 Chàng gối đầu lên chân pho tượng. Pho tượng cúi mặt xuống nhìn chàng. Đôi mắt bằng vôi vữa đêm nay, để lại trong tâm hồn chàng một cảm giác huyền diệu như cái nhìn của đôi mắt long lanh có đồng tử con người bằng xương máu.
 Chàng lấy sáo ra thổi. Cái sống quên lãng ở đây đêm nay xao xuyến. Bóng lửa chập chờn nhớ nhung ai? Tiếng sáo cứ đi lóc lách qua từng kẽ lá… Cái gì đã trót có một tâm hồn ở đây, đêm nay đều thao thức.
 Ánh lửa lụn dần… Giơi thôi bay…
 Bỗng chàng thấy ở cuối sân tam bảo có ánh lửa sáng rực. Tiếng sáo nhạc, sanh phách tấu lên. Đám rước đi qua cửa tam quan. Giữa đám rước có một chiếc kiệu, trên chiếc kiệu có một người đàn bà ăn mặc trang trọng, đầu đội mũ lóng lánh kim sa, ngồi bên cạnh một người con gái trạc 18, 19, tóc để đầu đính một cành hoa màu trắng gần đỉnh đầu. Chàng ngờ ngợ như đã gặp người con gái một lần ở đâu rồi. Đám rước dừng lại.
 Người đàn bà vén xiêm nhẹ nhàng xuống kiệu, dắt người con gái đến trước mặt chàng ra lệnh cho người con gái cúi đầu làm lễ:
 “Xin cảm tạ ơn chàng làm sống lại.”
 Chàng hỏi:
 “Nàng là ai?”
 Người con gái trách móc:
 “Vừa gặp nhau ban chiều đã quên rồi ư?”
 Người đàn bà ngồi kiệu nói:
 “Tiên nữ ta nhờ tiếng sáo người mà hoá kiếp. Nguyên kiếp trước vì một nghiệp trái phải chết, máu trong người ba năm không tan, nước mắt đọng dưới chân mồ. Ta xót thương tiền kiếp, biến xác nó thành vôi hồ cho thợ khéo nặn thành tượng, cho phách nhập vào rừng Tĩnh Tước, và có hẹn đến khi nào tiếng sáo rừng Tĩnh Tước thổi vào vôi hồ của bức tượng này, nàng sẽ được hoá kiếp. Hôm nay lời hẹn đã thành, để tạ ơn hoá kiếp ấy, ta cho phép tiên nữ sẽ theo người.”
 Rồi quay về phía người con gái:
 “Ở nhân thế, tiếng cười và nước mắt vẫn phải còn. Cuộc đời ngàn năm dù có muốn quên đi vẫn chẳng nguôi được, nhưng sống một ngày với nước mắt vẫn còn hơn nghìn năm với kiếp vôi hồ.”
 Dứt lời, người đàn bà lên kiệu, đám rước lại đi xa, đàn sáo nhạt dần…
 Lúc tỉnh giấc, ánh nắng yếu ớt rỏ xuống mặt người thổi sáo từ những lỗ mái thủng, một thứ ánh sáng nhạt như phấn hoa.
 Nhớ lại giấc mơ chàng nhìn pho tượng… Pho tượng đã mất chỉ còn lại trên bệ chiếc hoa sen đắp bằng đất, pho tượng vẫn cầm ở tay.
 Lúc nhìn ra cửa, người con gái đã đứng ở đấy. Chàng chạy lại cầm tay cười:
 “Hôm qua nhìn nhau chẳng nói được nên lời, hôm nay tay đã nắm được tay rồi.”
 Chàng vui vẻ chỉ bục đất:
 “Thử ngồi lại lên bệ như cũ xem!”
 Người con gái cười:
 “Đã ngồi ở đây ngót nghìn năm, còn gì phải thử.”
 Lúc hai người sắp rời ngôi chùa, người con gái bỗng ngồi xuống bệ nước mắt chạy quanh. Người nghệ sĩ thôn Hoàng hỏi:
 “Vui vì kiếp đời vôi vữa mà luyến tiếc?”
 Nàng đáp:
 “Dù sao cũng là một cuộc đời đã qua.”
 Chàng hỏi:
 “Chẳng muốn quên đi được ư?”
 Nàng đáp:
 “Muốn quên và quên là hai việc không giống nhau.”
 Một hôm ngồi cạnh nhau, người con gái nói:
 “Chiếc sáo này từ khi gặp nhau, quên mất nó.”
 Người thổi sáo ôm vợ vào lòng thở dài không nói.
 Nàng hỏi:
 “Đến bao giờ thì thôi thở dài?”
 Người thổi sáo đáp:
 “Đến khi nào tiếng sáo và nước mắt của nàng không hoà cùng nhau; vì ta không bỏ được tiếng sáo nhưng cũng sợ những giọt nước mắt của nàng.”
 Từ đó người đàn bà lại thở dài; một hôm nói:
 “Thà yêu nhau trong nước mắt còn hơn là phải xa nhau.”
 Người thổi sáo đáp:
 “Chỉ sợ có tiếng sáo rồi chẳng yêu được nhau thôi!”
 Nàng cười:
 “Sao nỡ xem tâm hồn nhau như chiếc lá, rụng khỏi cành là xong một kiếp?”
 Chàng nhìn vợ và nhìn chiếc sáo.
 Một hôm dừng lại ở một bến sông. Mây tím ngắt ứ lại, như từng mảng tiết lớn đọng trên trời. Người thổi sáo thôn Hoàng ôm sáo khóc. Vợ đang nhìn bóng mây trôi theo nước, chợt tỉnh hỏi tại sao? Chàng đáp:
 “Ta muốn vứt chiếc sáo này xuống dòng sông.”
 Người vợ hốt hoảng:
 “Để em thay chiếc sáo.”
 Chàng im lặng, hai tay giữ chiếc sáo và vợ lại.
 Nàng nói:
 “Tiền kiếp có nhất thiết chỉ là nước mắt mà thôi đâu? Tiếng cười và hoa bướm cũng bắt đầu cùng có một lúc với nước mắt và thở dài, cớ sao mà sợ?”
 Người thổi sáo lắc đầu nhìn vợ, từ từ đưa sáo lên thổi.
 Người con gái rùng mình. Tiếng sáo như một luồng gió lạnh lùa vào xiêm áo nàng. Nàng nghẹn thở, rợn người, lạnh buốt toàn thân. Tiếng sáo tan trong không, thấm vào xương tuỷ. Tiếng sáo đến với nàng như những giọt dấm thanh đổ vào đống xương mục, đống xương lụn xuống dần, rã từng mảng, hơi bốc bay theo khói.
 Người con gái ôm ngực khóc nức nở. Người thổi sáo hốt hoảng; nàng thổn thức:
 “Tiền kiếp có thể là tiếng cười và hoa bướm, nhưng khi trở về với hiện tại nó vẫn phải về theo cùng với tiếng thở dài và tiếng khóc!”
 Tiếng sáo càng lâm ly bao nhiêu, xương thịt người con gái như tan theo với tiếng sáo. Nàng gầy rạc, chỉ còn đôi mắt là sáng.
 Người thổi sáo có cảm giác mỗi lần thổi lên tiếng sáo, là thổi tan cái khí sống tụ trong người mình yêu.
 Chàng mấy lần muốn bẻ cây sáo, người vợ can:
 “Đừng nên bắt cuộc sống vô tình chỉ có hiện tại mà không có dĩ vãng.”
 “Nhưng tiếng sáo sẽ giết em.”
 “Cuộc đời lúc đã thành dĩ vãng trong những tâm hồn, thì nó cũng thành lời ca, âm nhạc và mầu sắc của những tâm hồn ấy: Có thể có một vài người chết vì dĩ vãng nhưng đừng bắt dĩ vãng phải chết vì một vài người.”
 Nàng nắm tay chồng:
 “Dù người ấy là em.”
 Cứ như thế, cho đến khi người con gái kiệt sức. Nàng nắm chặt tay chồng ra hiệu cúi xuống:
 ”Hôm nay chúng ta xa nhau rồi.”
 Người thổi sáo nói:
 ”Tiếng sáo oan trái đã giết em! Sao ta chiều em mà chẳng vứt chiếc sáo đi!”
 Nàng không trả lời.
 Nhắm mắt hồi lâu, nàng khẽ nói:
 ”Chỉ tượng bằng gỗ đá vô tri mới giữ nổi nụ cười trên môi đời đời kiếp kiếp.”
 Người thổi sáo nói:
 ”Giá cứ để em là pho tượng em sẽ không đau khổ và ta chẳng mất em!”
 Nàng cười:
 ”Em muốn khóc giọt nước mắt đau khổ của con người hơn cười nụ cười của cực lạc của pho tượng đất!”
 Người thổi sáo ôm vợ vào lòng khóc nức nở. Lúc buông tay ra, vợ đã chết từ lâu, xác nhẹ như miếng than trầm.
 Chôn vợ xong người thổi sáo lại ra đi. Tiếng sáo càng buồn lâm ly, và chàng lại buồn hơn tiếng sáo.
 Một hôm có người khách lạ nghe tiếng sáo lần lại làm quen. Người ấy ngồi nghe quên đi. Người thổi sáo dừng lại hỏi:
 ”Khách không lên đường?”
 Người khách chỉ vào chiếc sáo cười không đáp.
 Người nghệ sĩ thôn Hoàng thở dài nhìn chiếc sáo.
 Khách hỏi:
 ”Cớ sao buồn?”
 Đáp:
 ”Ta buồn, vì còn có người yêu tiếng sáo này.” Và chàng thuật lại câu chuyện chiếc sáo. Hai người cùng khóc.
 Hai người đến đầu xóm Trài. Người nghệ sĩ thôn Hoàng bảo bạn:
 “Mệnh ta khó qua khỏi đêm nay.”
 Khách ngạc nhiên, chàng nói:
 ”Đời ta như ngọn đèn cạn dầu, tuy có sáng, nhưng phút chốc tắt ngay được. Nếu ta có chết, xin người đem chiếc sáo này chôn cùng với ta.”
 Nói xong chàng tắt thở như ngọn đèn gặp gió.
 Người khách mang xác chàng ra chôn ở cuối bãi cát bồi. Hắn đặt chiếc sáo xuống rồi lại chép miệng lấy chiếc sáo lên dắt vào đẫy, mấy lần như vậy, cuối cùng hắn thở dài chôn chiếc sáo cùng với người nghệ sĩ thôn Hoàng. Ra đi ngót dặm, hắn quay trở lại moi đất tìm chiếc sáo thì dấu đất mới đào và chiếc sáo đã mất.
 Nguồn: Giai phẩm mùa Thu 1956 – Tập I. In lần thứ hai. Với sự cộng tác của Nguyễn Bính, Hoàng Cầm, Trần Duy, Quang Dũng, Phan Khôi, Hữu Loan, Trần Lê Văn, Phác Văn, Huy Phương, Lê Đại Thanh, Hoàng Yến. Phụ bản: “Nghỉ trưa” của Nguyễn Tư Nghiêm, in tại nhà in Quảng Nghi do Ngô Quang Thịnh trông nom. Bìa của Sỹ Ngọc, in tại nhà in Minh Đức, do Nguyễn Viết Thưởng trông nom. Tranh đả kích của Trần Duy – Bản khắc của nhà Tiến Mỹ, Hiệp Hưng, Tân Hưng. Minh Đức xuất bản, in tại nhà in Xuân Thu Hà Nội. Hoàn thành ngày 29-8-1956, khổ 16×24, 64 trang số in 318, số xuất bản 48. Nộp lưu chiểu tháng 9-1956 tại Hà Nội. Bản điện tử do talawas thực hiện.
 Nguồn bản digital: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=7400&rb=08

Thư gửi những nhà trí thức Dân chủ

Đỗ Hải Anh

Kính gửi các chiến sĩ đấu tranh cho Dân Chủ thực sự ở nước ta!

Thưa các ông.

Tuy xa nhà đã hơn 30 năm nhưng tôi vẫn luôn hướng về quê mẹ và thường xuyên nhận được khá đầy đủ những thông tin lành dữ trong nước; trong đó có phần rất quan trọng là những bài viết đầy tâm huyết, khá trí tuệ và đầy dũng cảm của các nhân sĩ, trí thức Dân chủ.


Suốt 30 năm ấy, qua những tin tức đáng tin cậy do bạn bè cung cấp, tôi hiểu ra một sự thật lớn và kinh khủng: nhóm lãnh đạo Cộng Sản đã nặn ra hàng loạt các bánh vẽ chứa đầy những chất độc bảng A, có khả năng không những chỉ giết người trong hiện tại mà cả nhiều đời con cháu. Và trong suốt thời gian đó, sau khi đã tiếp rất nhiều cán bộ cao cấp từ bên nhà sang Mỹ làm việc, tham quan, tôi nhận thấy: hầu như tất cả bọn họ đều mang nặng “chứng gỗ đá trí tuệ”, tỏ ra tin tưởng tuyệt đối sự lãnh đạo rất gà mờ của Đảng, rằng tiến lên XHCN rồi CSCN là đường đi tất yếu để có một xã hội văn minh hạnh phúc – kể cả GS Trung tướng Đặng Quốc Bảo vốn là một trong những người có đầu óc nhất trong đám TWCS từ trước đến nay (Tức là ông Bảo cũng coi cái bánh vẽ XHCN, CSCN là có thật!). Vậy nên tôi nghĩ, tất cả những con dân Đất Việt có lương tâm, nhất là các nhân sĩ dân chủ cần có nhiệm vụ giác ngộ quần chúng. Làm thế nào để họ hiểu được sự thật, như Gs. Huệ Chi nói: “Cái Đảng này chả là gì cả!” (Từ sau 1975 thì đúng như vậy. Còn trước 1975 thì không thể phủ nhận sạch trơn được – TS.Hải Anh). Như Hồng Hà nói: “Hiện nay Đảng chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội”. Hay như TS.Thanh Giang nói: “ĐCS Việt Nam ngày càng thối nát hư hỏng, hầu hết các vụ tham nhũng đều do Đảng cầm đầu nên chống tham nhũng là chống Đảng”, v.v. Những phát ngôn như trên là rất chí lý, rất dũng cảm. Và nhiều người đã tỉnh ngộ ra sự thật cay đắng: Đảng, Nhà nước hô hào chống tham nhũng trong cơ chế độc tài toàn trị là trò lừa bịp bỉ ổi! Tôi cho rằng, những tri thức có lương tâm là phải bằng mọi cách làm cho toàn thể nhân dân hiểu: cái Đảng này vừa không có nhân cách vừa không có khả năng quản lý vi mô lẫn vĩ mô, nên xã hội đã xuống dốc thảm hại! Đúng như vậy, nhưng phải tránh bạo động, hoặc biểu tình dẫn tới lật đổ, mà phải bằng mọi cách để lãnh đạo TW hiểu được rằng gần 70 năm qua, tính từ 1945, Chính quyền Cộng Sản đã góp phần tạo dựng nên một xã hội mất hết tính người bởi sự ngu dốt và tham lam của họ. Điều đó đã dẫn đến những chuyện bi hài đáng phẫn nộ- Như thưởng Huân chương Lao động Hạng nhất cho một cán bộ cấp cao hai lần bị kỷ luật (1). Cô phó Hiệu Trưởng trường Mầm non lừa gần 10 tỷ bị tố cáo vẫn được công nhận là “Nhà giáo ưu tú, Đảng viên tốt” (2). Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo, làm thất thoát 4911 tỷ (9 công ty, 4 ngân hàng, và mấy cá nhân bị lừa qua giấy tờ giả y như thật của y) (3). Chủ tịch hội đồng quản trị… mua chiếc ụ nổi 14.136.000 đô la về bày trên biển ngắm chơi (4). Công ty tài chính II ký khống hợp đồng, ăn cắp của nhà nước 580 tỷ. Người ký được thưởng 75 tỷ, thành viên đi vay được thưởng 40 tỷ (5). Liên doanh quái gở giữa công ty than Uông Bí với công ty VMD của Indonesia khai thác than mỏ Đồng Vông xuất khẩu 100% với tỷ lệ phân chia lợi nhuận phía Việt Nam 10%, phía “đối tác” 90%. Coi như ông Tổng cục trưởng Tông cục địa chất “đem biếu không” nước ngoài cả một mỏ than (6). Vụ án Đại tá công an Lương Ngọc Anh và nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy với hơn 10 triệu đô la lót tay để in giấy bạc Polymer ở Úc đã được bên Úc xét xử với những bằng chứng rõ ràng đã chuyển hồ sơ về Việt Nam. Sao chính quyền Việt Nam không xét xử? (Bán Nguyệt san Tổ quốc số 167) (7).

Sao lại xảy ra những chuyện kỳ lạ vậy? Xin nhấn mạnh lần nữa: vì lãnh đạo các cấp từ TW tới địa phương đều yếu kém toàn diện, cả tài lẫn đức (nói như cách nói quen thuộc của hệ thống tuyên truyền CS xưa nay: cả Hồng và Chuyên đều là con số không to tướng!). Chức vụ càng to thì tội càng nặng. Hơn thế, chỉ số trí tuệ nói chung của Bộ chính trị, của BCH TW vốn đã quá kém cỏi, lại bị TQ mua chuộc khống chế nên nhiều chủ trương chính sách đã phạm sai lầm khủng khiếp. Như chủ trương khai thác Boxit; Như xây dựng những 114 sân golf; như nhập các tỉnh phụ cận để tạo thành Hà Nội mở rộng mang hình con chó phủ phục chầu Bắc Kinh; Như chủ trương xây dựng 14 lò phản ứng hạt nhân, (trong lúc các nước văn minh Nga, Nhật, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Lan, Áo, Úc, đã tuyên bố từ bỏ. Nga, Nhật những nước có nền khoa học – kỹ thuật hiện đại đã gánh chịu tai nạn khủng khiếp khi nổ lò phản ứng hạt nhân Chernobyl (Nga) Fukushima (Nhật) làm chấn động cả thế giới mà lãnh đạo Việt Nam vẫn ném dân vào lửa!) Ai có thể giải thích được vì sao CQCS cho thuê 50 năm những 360.000 ha rừng đầu nguồn có những nơi xung yếu, là phên dậu quốc gia? Và các hệ thống trường học, từ trung cấp đến đại học và sau đại học vẫn giảng dạy CNXH ảo tưởng (không có thật không ai biết nó như thế nào). Đặc biệt sai lầm là bắt bớ bỏ tù một cách tàn bạo những người yêu nước đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ. Tóm lại, họ cố dành giật chiếc ghế TW để có lương cao, bổng hậu, để vơ vét đất đai, nhà cửa, xe cộ, chứ không hề quan tâm đến dân. Sự vô cảm, sống chết mặc bay đã trở thành cách sống không thể cải tạo của TW. Thế mà hầu hết cán bộ cao cấp, lão thành cách mạng, những nhà dân chủ tri thức, đại tri thức vẫn kiên trì góp ý là chuyện rất khó hiểu?

Thế nên dưới chế độ Cộng sản phát-xít, việc sinh hoạt Đảng, sinh hoạt các đoàn thể, kể cả Quốc hội và các tổ chức học tập Nghị quyết, góp ý sữa đổi Hiến pháp đều là trò hề bịp bợm phí phạm thời gian và tiền của, tuyệt đối không đưa lại một chút lợi lộc nào cho cộng đồng! Theo báo QĐND ra ngày 21/04/2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết đã có 25 triệu lượt ý kiến và 28.140 hội nghị, hội thảo lấy ý kiến sửa đổi hiến pháp. TS. Lê Đăng Doanh cho biết các cuộc họp và hội thảo ấy đã tốn 250 tỷ đồng. Chưa kể chi phí thời gian, chi phí các cấp các ngành tự chi để dẫn đến một kết quả thảm hại là không có ý kiến nào được tiếp thu mà còn bị Nguyễn Phú Trọng nhận định rất hỗn láo là “suy thoái đạo đức”. TW thối nát như vậy thì sinh hoạt Đảng bộ, Chi bộ để làm gì? Các đoàn thể và Quốc hội sinh hoạt cũng chỉ làm cái việc tiêu phí tiền dân vô ích.

Nguyễn Phú Trọng nói suy thoái đạo đức cũng có cơ sở. Vì tất cả mọi chuyện lớn nhỏ ở cái đất nước 90 triệu dân này đều được quyết định của mấy phần tử chóp bu (số rất ít trong bộ chính trị) chứ làm gì có dân chủ (Nhất là từ thời “Lê Mạt” – gồm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu).

Xin nhắc lại những trí thức có lương tâm, có trách nhiệm phải bằng mọi cách làm cho dân hiểu: cái Đảng này vừa không có nhân cách vừa không có chút nào khả năng quản lý xã hội. Và không khó giải thích là sao tâm địa của lãnh đạo TW và Nhà nước lại độc ác thế, như cấm cản, phạt bỏ tù, triệu tập lên đồn công an dọa nạt một số người chữa bệnh miễn phí “trên cả tuyệt vời” như Vườn lạ Thiên sứ tỉnh Long An; “bà Tiên Phú”, “bà Tiên Tranh” (“Bà tiên” Tranh có thể nhìn cái mà máy móc cực kỳ tối tăm mới soi thấy được. Không những thế bà còn nhìn thấy “tế bào lạ” ở người nhà bệnh nhân cách chỗ bà 70 cây số. Và có thể nhìn thấy phúc họa có thể xảy ra với bệnh nhân trong tương lai) – theo nhà văn Ngọc Tuệ – “Thế giới này chưa có nơi nào chữa khỏi các bệnh hiểm nghèo một cách thần diệu mà không hề dùng thuốc, không hề lấy tiền của bệnh nhân như các địa chỉ kể trên. Thế mà CQ các cấp ra sức cấm cản thì quả là độc ác, dã man. Trong đầu óc của những nhà cầm quyền không hề có chút tình thương, nên không xót xa khi dân nghèo phải chui rúc trong bệnh viện nằm ba bốn người một giường và phải chứng kiến những bệnh nhân nghèo không có tiền chữa trị đắng cay chờ chết từng khoảnh khắc mới thấy được cái “ưu Việt” XHCN và tâm địa độc ác của lãnh đạo CS!” – TS Hải Anh

Cũng không khó giải thích việc Đảng và Nhà nước suy nghĩ nông cạn trong chủ trương chính sách, giải quyết vội vàng, đối xử tàn bạo với tri thức, nhân dân lao động. Hễ có người góp ý dù thiện ý cũng đều bị quy là “phần tử chống đối” “Suy thoái đạo đức”. Chả thế mà Phạm Văn Viêm, người dịch “Chế độ phát-xít” của TS tổng thống Zheluy Zhelev đã bị công an dẫn độ từ Bungari về nước. An ninh Nội bài dẫn anh đi đâu đến giờ không ai biết. Người đọc hỏi vì sao anh Viêm chỉ dịch một cuốn sách mà bị thủ tiêu? Xin dẫn ra đây một đoạn của tác phẩm trên: “CĐPX thiết lập chính quyền độc nhất hay cơ cấu một đảng, dùng bạo lực hủy diệt tất cả những đảng phái và tổ chức quần chúng khác. CĐPX (hay đảng phát xít) khống chế Nhà nước, vô hiệu hóa tất cả các tổ chức quần chúng, Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ, kể cả Quốc hội, biến tất cả những tổ chức này thành cánh tay nối dài của nó. Nói ngắn gọn CNCS là con đẻ của CNPX”. Hay bác sĩ Phạm Hồng Sơn bị CQ cộng sản bắt bỏ tù chỉ vì dịch bài viết về dân chủ trên báo mạng Hoa Kỳ. Không những Hồng Sơn mà tất cả những nhà họat động dân chủ trong nước đều bị theo dõi đe nẹt, quấy quả, gây bất an cho bản thân và cả gia đình. Trong số này không thể không nhắc đến nhà văn Phạm Đình Trọng, Trần Mạnh Hảo là những người yêu nước thương dân thực sự đã nói lên những sai lầm trong chủ trương, chính sách, những hành xử vô nhân đạo mang tính phát xít của đảng nên đã bị công an thường xuyên bám sát. Không những bản thân ông Trọng, ông Hảo không có tự do mà con cái các ông cũng bị quấy quả trong công việc làm ăn. Chính sách tàn bạo này đã thực thi gần 70 năm, tính từ 1945 trở đi đã thành ung thư di căn của đảng cộng sản.

Lý do rất dễ hiểu là dân Việt Nam chưa bao giờ được hưởng dân chủ, mà dân chủ là linh hồn của mọi thể chế chính trị. Mất dân chủ là mất hết không còn gì để nói.

Để đặt dấu chấm kết thúc bức thư này, người viết cầu mong con dân đất Việt hãy tỉnh táo để hiểu đúng: bản chất của CS là vô lương tâm vô trách nhiệm. Bọn họ chỉ có một sự quan tâm duy nhất là tiền nên đừng mất thì giờ góp ý, kiến nghị. Tội ác của Cộng sản đã phơi bày quá nhiều, quá kinh khủng trên các mặt báo “lề phải”, và những lời lẽ mị dân của chúng không còn đánh lừa được ai nữa – kể cả những kẻ bồi bút nịnh bợ chúng để kiếm cơm thừa canh cặn!

Chỉ có một cách duy nhất là nâng cao Dân trí. Và đây là mục tiêu lớn nhất của cuộc cách mạng Dân Chủ này. Người viết mong mỏi những người dẫn dắt nhân dân phải là những nhà trí thức Dân Chủ. 

Thư này mong được gửi đến cho mọi người cùng đọc.

Kính thư 
TS Đỗ Hải Anh.

Chú thích:
(1) Huỳnh Tấn Thành cuối trang 4 (Báo Người cao tuổi 21/04/2012)
(2) Cô Lưu Thị Huệ (Báo Chuyện đời 13-42)
(3) Huỳnh Thị Huyền Như (Báo mạng)
(4) Chủ tịch Hội đồng quản trị mua chiếc ụ nổi (Báo người cao tuổi 14/07/2012)
(5) Công ty tài chính II (Báo người cao tuổi 29/04/2011)
(6) Liên doanh quái gở giữa công ty than Uông Bí với Indonesia (Báo Người cao tuổi 15/6/2012).
(7) Vụ in tiền Polymer ở Úc của Thống đốc Ngân hàng Lê Đức Thúy (Bán Nguyệt San Tổ quốc số 167)