Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Sự tột cùng của tội ác


Trước hết phải nói rằng chính quyền Trung Quốc là một tổ chức tà giáo. Văn hóa cổ truyền Trung Quốc vốn là kính trời đất, tin rằng thiện có thiện báo, ác có ác báo. Thế nhưng thời đại cách mạng văn hóa (1966 – 1976) chính quyền Trung Quốc đưa ra học thuyết “đấu trời đấu đất” khiến người ta không còn tin vào trời đất nữa, nó cũng phá bỏ văn hóa truyền thống dân tộc, tín ngưỡng của nhân dân, các tôn giáo đều bị đàn áp, chùa chiền tượng Phật bị phá bỏ. Nó không muốn nhân dân tôn thờ hình tượng của Phật hay Thần, mà chỉ treo ảnh của Mao Trạch Đông mà thôi

Về tại sao ĐCSTQ phá hoại văn hóa truyền thống, “triết học” của ĐCSTQ và văn hóa truyền thống chân chính của Trung Quốc là hoàn toàn tương phản. Văn hóa truyền thống giảng kính Trời kính Thần, giảng “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, giảng “dân là quý, xã tắc là thứ nhì”; thế nhưng ĐCSTQ không giảng thế, chỉ giảng “lợi ích của đảng”. “Thiên địa quân thần sư” cũng không thiết, chỉ có bạo quân của ĐCSTQ, những cái khác không cần, do đó những điều này đều bị ĐCSTQ đả đảo trong “đại cách mạng văn hóa”. Bản chất của tà giáo ĐCSTQ là phản truyền thống Trung Hoa, phản dân tộc Trung Hoa, phản nhân loại.

ĐCSTQ như thể có oán thù sâu nặng với văn hóa truyền thống Trung Hoa; những bức tượng phù điêu lưu ly Thiên Tôn trên đỉnh núi Vạn Thọ ở Di Hòa Viên tránh được một phen cướp bóc của liên quân tám nước xâm lược Bắc Kinh năm ấy, thế nhưng không thể thoát khỏi bàn tay quỷ dữ “phá tứ cựu” của ĐCSTQ, toàn bộ đều bị hồng vệ binh đập vỡ. Hồng vệ binh phá miếu thờ Thanh Hoa Viên, khiến cố cung trở thành “huyết lệ cung”; hồng vệ binh phá Định Lăng của triều Minh, đem ba bộ hài cốt của Hoàng đế Vạn Lịch và Hoàng hậu từ trong lăng tẩm giơ lên “đập nát thành tro”. Trong cuộc điều tra về bảo tồn văn vật năm 1958 tại Bắc Kinh, trong số 6.843 nơi có cổ tích văn vật thì 4.922 nơi bị phá sạch, 538.000 bộ văn vật các loại bị phá hủy,….


Ảnh: Đề tự “Thanh Hoa Viên” trong miếu thờ Đại học Thanh Hoa bị đập nát


Ảnh: Cố cung bị hồng vệ binh sửa thành “huyết lệ cung”



Ở gần Thổ Lỗ Phiên, Tân Cương có một động Thiên Phật; các bức bích họa trong động đều là những tác phẩm nghệ thuật quý giá, cuối cùng bị phá hoại toàn bộ. Điện chính của Viêm Đế Lăng và các kiến trúc phụ thuộc gặp phải phá hoại nghiêm trọng, ngoại trừ lăng mộ thì tất cả đều biến thành bình địa. Mộ Khổng Tử bị san phẳng, bia lớn “Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Văn Tuyên Vương” bị hủy. Thân tượng Phật Thích Ca Mâu Ni trong đền Jokhang ở Tây Tạng bị hủy mất khuôn mặt; thánh địa Đạo giáo lớn nhất toàn quốc, nơi Lão Tử từng giảng kinh và gần 100 đạo quán ở xung quanh bị phá hủy….


Ảnh: “Biển đỏ” khủng bố trên quảng trường Thiên An Môn.



ĐCS Trung không chấp nhận tín ngưỡng, quá khứ đã đàn áp thô bạo Phật Giáo, Cơ đốc giáo. Ngày nay tại Trung Quốc các học viên Pháp Luân Công tu luyện chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, họ đều là những người tốt trong xã hội, thế nhưng chính vì thế mà họ bị đàn áp thật dã man tại Trung Quốc, thủ đoạn mà chúng sử dụng là độc ác nhất từ cổ chí kim, chúng tôi xin đưa ra 2 thủ đoạn độc ác nhất hiện nay:

Mổ cắp nội tạng ngừơi đang sống

Năm 2000, La Cán mang theo mật lệnh của Giang Trạch Dân đến các nơi truyền mật lệnh trấn áp Pháp Luân Công: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể, đánh chết tính là tự sát, không tìm thân nguyên, trực tiếp hỏa tảng. Chính bởi mật lệnh diệt chủng của Giang Trạch Dân mà tại Trung Quốc đại lục trào dâng một làn sóng tội ác bí mật giết hại các học viên Pháp Luân Công, thậm chí mổ lấy nội tạng sống từ họ. Một mặt thực hiện mật lệnh của Giang Trạch dân, một mặt lấy nội tạng sống mang lại lợi ích kinh tế lớn; được thúc đẩy bởi hai động cơ này, mổ lấy nội tạng sống từ học viên Pháp Luân Công đã trở thành tội ác ngất trời bao phủ toàn Trung Quốc đại lục.

Tháng 3 năm 2006, hành vi tàn bạo mổ lấy nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công của Chính quyền Trung Quốc đã bị phơi bày: khu Tô Gia Đồn thuộc thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh là một trại tập trung bí mật của ĐCSTQ, giam giữ 6.000 học viên Pháp Luân Công kiên định tín ngưỡng “Chân-Thiện-Nhẫn”. Đồng thời tại nơi này tụ tập rất nhiều bác sĩ, với mục đích cưỡng bức mổ lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công vẫn còn sống để đem bán; thi thể các học viên Pháp Luân Công bị lấy mất nội tạng được bí mật hỏa thiêu tại chỗ. Hành vi bạo ngược khiến cả người và Thần phẫn nộ này được gọi là “tội ác chưa từng thấy trên Trái đất”, khiến toàn thế giới chấn động.


Tô gia đồn


Một bản Giấy chứng tử, ảnh tư liệu của theepochtimes

Trại tập trung Tô Gia Đồn bắt đầu đưa vào vận hành từ năm 2001; nó có một hệ thống mổ lấy nội tạng, bao gồm nơi giam giữ, nơi kiểm tra sức khỏe, và nơi phẫu thuật lấy nội tạng; nó có thể tiêu dùng nội tạng ngay tại bản địa hoặc vận chuyển đến nơi khác. Theo lời tiết lộ của nhân chứng, nơi giam giữ của trại tập trung Tô Gia Đồn ban đầu là công sự nằm dưới lòng đất, còn nơi kiểm tra sức khỏe và nơi phẫu thuật lấy nội tạng chính là Bệnh viện Tắc động mạch tại quận Tô Gia Đồn, tỉnh Liêu Ninh. Sau đó ĐCSTQ xây dựng thêm khu nhà giam quy mô lớn Khang Gia Sơn cho Tô Gia Đồn, khu nhà giam này chính là nơi giam giữ chính của trại tập trung.


Tranh sơn dầu: “Tội ác mổ cắp nội tạng”.

Trại tập trung Tô Gia Đồn đã cung cấp cho các bệnh viện ghép tạng ở Thẩm Dương một nguồn tạng lớn dị thường; 10 bệnh viện có triển khai cấy ghép tạng ở Thẩm Dương đã trở thành nơi tiêu dùng bản địa cho số tạng bắt nguồn từ trại tập trung Tô Gia Đồn. Các đơn vị chủ yếu là Bệnh viện Đa khoa Quân khu Thẩm Dương, Bệnh viện Không quân 463, bệnh viện trực thuộc Đại học Y khoa Trung Quốc và bệnh viện trực thuộc Học viện Y học Thẩm Dương, v.v. Để tiêu dùng nội tạng ngay tại chỗ, Bệnh viện Không quân 463 đã không ngừng quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, tới 3,4 lần trong một ngày về phẫu thuật ghép thận; người hiến tạng cho bệnh viện có thể được tìm thấy ngay trong ngày. Chỉ với 26 bác sĩ và y tá, Khoa Tiết niệu Bệnh viện 643 đã thực hiện hơn 1.000 ca ghép thận chỉ trong mấy năm, ở đằng sau không biết là máu của mấy trăm người. Bệnh viện trực thuộc Đại học Y khoa Trung Quốc đã thành lập Trung tâm Trợ giúp Mạng lưới Cấy ghép Quốc tế Trung Quốc (CITNAC), ra sức lôi kéo người ngoại quốc tới tiêu thụ nội tạng xuất phát từ trại tập trung Tô Gia Đồn, câu chào hàng đầu tiên trên trang mạng là: “Tại nơi đây, chúng tôi có thể nhanh chóng tìm được người hiến tạng; trước khi bệnh tình trở nên cam go, xin các bạn hãy liên hệ với chúng tôi.” Trong phần “những câu hỏi thường gặp”, người ta vô tình bắt gặp một đoạn vấn đáp như sau:

Hỏi: Tụy được dùng cho cấy ghép có đến từ bệnh nhân “chết não” hay không?

Đáp: Nội tạng của chúng tôi không đến từ bệnh nhân “chết não”, bởi vì nội tạng kiểu như vậy có thể ở tình trạng không tốt.

Hỏi: Tiếp nhận tạng thận khi cấy ghép, liệu có thể bị nhiễm một số bệnh tật, chẳng hạn như AIDS hay viêm gan hay không?

Đáp: Về việc này thì bạn khỏi phải lo. Cấy ghép tạng thận quan trọng nhất chính là vấn đề tổ chức phối hình. Trước khi tiến hành cấy ghép thận sống, trước tiên phải kiểm tra chức năng tạng thận và tế bào bạch cầu của người hiến để đảm bảo tính an toàn của tạng thận. Do đó có thể nói so với cấy ghép tạng thận thi thể ở Nhật Bản, chỗ chúng tôi càng thêm an toàn tin cậy.

Ở đây họ đã ngang nhiên thừa nhận nguồn tạng của họ là đến từ đâu rồi, điều họ làm chính là “cấy ghép thận sống”.

Hệ thống mổ lấy nội tạng ở trại tập trung Tô Gia Đồn còn thông qua vận chuyển hàng không để phân phối nội tạng đến các trung tâm cấy ghép trên toàn quốc. Địa điểm phẫu thuật lấy nội tạng nằm cách sân bay quốc tế Đào Tiên của Thẩm Dương gần 10 km, ngoài ra không quân cũng tham gia vào quá trình chuyên chở nội tạng sống.


Trong những năm ĐCSTQ tà ác bức hại Pháp Luân Công, các trại tập trung mổ lấy nội tạng giống như Tô Gia Đồn không chỉ có một, mà có rất nhiều trại tập trung phân bố tại nhiều nơi ở Trung Quốc đại lục.

Tội ác mổ cắp nội tạng của ĐCSTQ là một hành vi vô cùng tàn nhẫn; “Kẻ với gương mặt dính đầy máu” chính là những bác sĩ tử thần khoác áo blouse trắng của ĐCSTQ. Trước hết họ rạch một đường dài lên lồng ngực hoặc ổ bụng của nạn nhân, sau đó tách các tổ chức nhân thể xung quanh nội tạng; đối với học viên Pháp Luân Công, họ chỉ dùng rất ít hoặc thậm chí không dùng thuốc mê, sau đó bơm dịch làm lạnh để rửa nội tạng, các nội tạng sống được hạ nhiệt độ tới 0-4°C, sau đó bị lấy hẳn ra ngoài. Thời gian phẫu thuật khoảng 2 giờ đồng hồ; đây là một hành vi sát nhân phi thường tàn nhẫn. Trong hầu hết thời gian phẫu thuật, người bị mổ cắp nội tạng ở trong trạng thái hấp hối nhưng chưa chết và phải vùng vẫy trong tuyệt vọng.


Biểu đồ: Xu thế biến hóa số ca ghép gan của Trung Quốc (Nguồn: Báo cáo năm 2006 về đăng ký ghép gan tại Trung Quốc).

Từ biểu đồ trong «Báo cáo năm 2006 về đăng ký ghép gan tại Trung Quốc», chúng ta có thể thấy cơ bản xu thế biến hóa số ca ghép gan tại Trung Quốc trong những năm vừa qua. Số lượng ở đây chỉ là một phần trong tổng số ca ghép gan tại Trung Quốc đại lục, chủ yếu là đăng ký tại các bệnh viện dân sự Trung Quốc. Mặc dù tuyệt đại đa số các bệnh viện quân y Trung Quốc không hề đăng ký, nhưng chúng ta cũng có thể thấy được phần nào xu thế biến hóa: Sau khi ĐCSTQ tà ác bức hại Pháp Luân Công, số ca ghép gan tại Trung Quốc tăng lên nhanh chóng, số lượng mỗi năm gần như đều tăng lên theo cấp số nhân. Quá trình phát triển này là phù hợp với 5 mốc thời gian mà chúng ta đã phân tích trong dự ngôn, đặc biệt sau khi tội ác tại trại tập trung Tô Gia Đồn bị phanh phui, ĐCSTQ không thể không giải quyết vấn đề trại tập trung ở các nơi. Do đó sau tháng 7 năm 2006, nguồn cung nội tạng tại Trung Quốc đại lục giảm đi rõ rệt; năm 2006 số ca ghép gan đột nhiên giảm 30%, trái ngược với tăng trưởng cấp số nhân ở những năm trước. Điều ấy chứng tỏ: Biên độ tăng trưởng lớn của số ca ghép tạng tại Trung Quốc đại lục trong những năm trước là dựa trên mổ lấy nội tạng các học viên Pháp Luân Công. Năm 2004, Trung tâm Ghép tạng Đông phương tại Thiên Tân đã hoàn thành tổng cộng 507 ca ghép gan, vượt kỷ lục thế giới về số ca ghép gan của Trung tâm Cấy ghép thuộc Đại học Pittsburgh, Hoa Kỳ. Trong hai năm 2005 và 2006, số ca ghép gan ở đây đều vượt mức 600. Tuy nhiên nửa đầu năm 2007, họ chỉ hoàn thành vẻn vẹn 15 ca ghép gan, mà Trung tâm Ghép tạng Đông phương này 2 năm trước từng thực hiện tới 24 ca ghép gan và thận trong vòng 1 ngày. Từ đó có thể thấy, những “thành tích” trong quá khứ của họ là hoàn toàn dựa vào những trại tập trung mổ lấy nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công, đến khi rất nhiều trại tập trung bị buộc phải đóng cửa thì nguồn cung nội tạng của họ cũng đã “cạn kiệt” rồi.

Sau khi tội ác mổ cắp nội tạng học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ bị phanh phui, những trại tập trung ở các nơi được ĐCSTQ yêu cầu xử lý nốt số tù nhân trước tháng 7 năm 2006, trung tâm ghép tạng tại các nơi của ĐCSTQ tiến hành ghép tạng một cách điên cuồng. Trên thực tế, đây là phối hợp với các trại tập trung mổ lấy nội tạng để giết người diệt khẩu: Ngày 28 tháng 4 năm 2006, Bệnh viện Tương Nhã tại Hồ Nam đồng thời tiến thành 17 ca phẫu thuật ghép tạng trong 1 ngày. Cũng ngày hôm ấy, Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Nam quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện truyền thông về cấy ghép miễn phí gan và thận cho 20 người, bệnh nhân có thể đăng ký với Khoa Gan mật qua điện thoại; để tiêu thụ nốt số tạng trong trại tập trung, họ đã không tiếc biếu miễn phí.

Để kết thúc phần này, chúng tôi đưa ra đây lời thú nhận của bác sỹ quân đội nói trước vợ của mình: “Em không thể hiểu nổi nỗi dằn vặt mà anh phải chịu đựng. Những học viên Pháp luân công đó vẫn còn sống trên bàn mổ. Có lẽ phần nào anh sẽ thanh thản hơn nếu họ đã chết, nhưng đằng này họ là người sống.”

Cưa đầu người lấy não tẩm bổ

Cuối tháng 3 năm 2006, sau khi tội ác mổ cắp nội tạng học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ tà ác bị phanh phui, tại Đại Loan Khẩu thuộc trấn Thán Sơn Lĩnh, huyện tự trị dân tộc Tạng Thiên Chúc của tỉnh Cam Túc, người ta phát hiện 121 chiếc đầu lâu bị người ta giết hại. Bấy giờ cảnh sát địa phương ĐCSTQ nói dối rằng những chiếc đầu lâu này là đầu khỉ; Cục trưởng Phân cục Công an Kiểm lâm huyện Thiên Chúc Kỳ Thuận Quốc còn nói: “Những chiếc đầu khỉ này có thể là bị người ta ăn hết não rồi vứt đi”. Tuy nhiên bên trong khoang miệng những chiếc đầu lâu này có cả răng giả, nhìn thấy rất rõ ràng, có chiếc đầu lâu còn để râu; những chiếc đầu lâu này lưu lại y nguyên nét mặt bi thảm trước khi bị sát hại, khiến người ta không nỡ nhìn, phi thường khủng bố. Những chiếc đầu lâu này đều bị người ta cưa ngang từ phần lông mày, vết cắt rất phẳng. Từ bức ảnh hiện trường có thể thấy những chiếc đầu lâu này hiển nhiên là di cốt của những người bị “cưa đầu sống để ăn não”.






Ảnh: Đầu người bị cưa sống để ăn não (1)


Ảnh: Đầu người bị cưa sống để ăn não (2)





Vì các bức ảnh đầu lâu này đã bị phơi bày trên các phương tiện truyền thông nên ĐCSTQ không thể không thừa nhận chúng là đầu người, cũng không dám nhắc lại phán đoán của cảnh sát hiện trường: “Những chiếc đầu khỉ này có thể là bị người ta ăn hết não rồi vứt đi”. Kỳ thực chỉ cần đổi “đầu khỉ” thành “đầu người” thì sự thật mà ĐCSTQ giấu kín như bưng sẽ rõ như ban ngày: Những người này là bị một đoàn thể tà ác áp dụng phương pháp tương tự với ăn “não khỉ”, dùng cưa điện cưa sống đầu họ, ăn hết não rồi vứt đi.

Người ta tin rằng nạn nhân là những học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp tại các trại tập trung, và một phần là những người theo Cơ đốc giáo


Thực ra, việc ĐCSTQ dùng não người làm thuốc bổ đã có lịch sử lâu hơn. Trong thời kỳ Khmer đỏ ở Campuchia, ĐCSTQ đã lấy “phương pháp bảo vệ sức khỏe” này dạy cho Khmer đỏ, đồng thời đem khí cụ lấy não sống chuyên dụng cấp cho Khmer đỏ. ĐCSTQ chuyên môn phái các “bác sĩ” tới chỉ đạo Khmer đỏ cách sử dụng khí cụ lấy não, cũng như cách điều phối thuốc bổ từ não người. Điều này chứng minh rằng tự bản thân ĐCSTQ đã có “lịch sử lâu đời” “dày công tôi luyện” về phương diện này.

Chúng ta biết rằng Lý Chí Tuy, bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông, từng viết một cuốn sách vạch trần những vụ bê bối của ông ta: «Mao Trạch Đông và bác sĩ riêng Lý Chí Tuy», và tuyên bố sẽ viết một cuốn sách còn chấn động hơn nữa. Chưa đến 2 tuần sau, Lý Chí Tuy bị ĐCSTQ ám sát trong nhà vệ sinh tại tư gia. Hiển nhiên, các cán bộ ĐCSTQ không muốn việc họ dùng não người làm thuốc bổ bị tiết lộ.


Ảnh: Khí cụ lấy não mà ĐCSTQ cấp cho Khmer đỏ.


Ảnh: Học trò ĐCSTQ—Khmer đỏ lấy não tù nhân Campuchia (1)


Ảnh: Học trò ĐCSTQ—Khmer đỏ lấy não tù nhân Campuchia (2)

Với những tội ác như thế , thử hỏi đó đã là tột cùng của tội ác hay chưa

Nói về luật pháp tại Trung Quốc, thực ra dưới luật pháp của chính quyền, thì chính là “thẩm phán bắt tội mưu sát để tiến hành mưu sát”. Vấn đề này được phân ra làm hai tình huống. Tình huống thứ nhất chính là dưới pháp luật của chính quyền, coi mạng người như cỏ rác là chuyện xảy ra như cơm bữa. Hệ thống công an-kiểm sát-tư pháp của chính quyền hoàn toàn không có khái niệm nhân quyền, đối với kẻ tình nghi thì tra tấn bức cung là một hiện tượng phổ biến. Do đó, trong khi điều tra phá án, ĐCSTQ thường dùng tra tấn bức cung để khiến những người vô tội phải thừa nhận tội giết người, sau đó kết án tử hình họ, Ví dụ năm 1994, tại thôn Khổng Trại ở ngoại ô thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, có một người thôn nữ nọ bị kẻ gian giết hại; công an sau đó đã đưa thôn dân Nhiếp Thụ Bân ở gần đó tới xét hỏi. Sau khi chịu đựng đủ loại tra tấn và đánh đập để ép cung, Nhiếp Thụ Bân cuối cùng đã phải thừa nhận toàn bộ, kết quả bị tòa án kết án tử hình; án tử hình được thực thi vào năm 1995. 10 năm sau, hung thủ thực sự của vụ án này là Vương Thư Kim mới bị cảnh sát ở vùng khác bắt được; hắn đã thừa nhận toàn bộ hành vi sát nhân năm xưa, thế nhưng Nhiếp Thụ Bân vô tội đã sớm bị hệ thống tư pháp giết chết rồi. Cục Công an này thậm chí còn khoe khoang: “Các án mạng phàm trong phạm vi quản lý của chúng tôi thì đều bị phá hết, không có án tồn đọng bao giờ.” Lại như trong án mạng năm 2006 tại huyện Hưng Nhân, tỉnh Quý Châu, công an khẩn cấp điều tra phá án, bắt được một người hàng xóm là tù phạm mãn hạn mới được thả ra, đúng là “đối với hành vi phạm tội thì thú nhận hết”. Thế nhưng rất nhiều người cho rằng nghi phạm chính là vì bị công an đánh đập bức cung tàn nhẫn tới mức phải chịu làm “con dê thế mạng”, bởi vì chính công an đã thừa nhận vụ án này là “đầy rẫy thiếu sót”. Cách làm này của công an Trung Quốc kết quả là hết thuốc chữa.

Một tình huống khác chính là, ĐCSTQ lợi dụng cái gọi là “pháp luật” để giết người trong thời kỳ đầu kiến lập chính quyền, tùy tiện bịa đặt tội danh “phản cách mạng” hoặc “gián điệp” là đã có thể kết án tử hình, chế tạo khủng bố đỏ. Ở một phương diện khác, mỗi khi ở Trung Quốc có kháng nghị dân chủ thị uy, ĐCSTQ lại phái đặc vụ tới chế tạo sự kiện bạo lực tại hiện trường, thậm chí không tiếc giết người, lấy cớ trấn áp “bạo loạn phản cách mạng” để thảm sát vô số quần chúng kháng nghị. Cuối cùng, ĐCSTQ tra tấn bức cung một số “hung thủ bạo loạn” và đem họ xử tử.

Khi Pháp Luân Công hồng truyền tại Trung Quốc Đại Lục với nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, đến năm 1999 đã có 100 triệu người Trung Quốc theo tập môn này, giúp nâng cao đạo đức trong nhân dân. Thế nhưng ĐCSTQ. Không những không thừa nhận “Chân-Thiện-Nhẫn”, ĐCSTQ còn tuyên truyền “giả, ác, bạo”, khiến đạo đức tại Trung Quốc trượt dốc không phanh.

Một xã hội coi tiền bạc là tối thượng, mọi người đều chạy theo lợi, chỉ vì tiền mà bất chấp cả nhân cách và nhân tính; đây cũng chính là hiện tượng phổ biến tại Trung Quốc ngày nay. Như trước đã nói, dưới sự thống trị của tà giáo ĐCSTQ, danh xưng “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” chính là đồ giả; hơn nữa những thứ giả khác còn lan tràn khắp nơi, nào là thương hiệu giả, thuốc lá giả, rượu giả, văn bằng giả, sữa giả, trứng à cũng giả, thậm chí cả nghiên cứu khoa học cũng toàn là giả. Toàn bộ Trung Quốc biến thành một xã hội lừa đảo chạy theo tiền, chỉ để có tiền mà bất chấp lương tâm. Trước đây thuốc lá giả, rượu giả thì cũng chỉ là chất lượng sản phẩm không tốt, mạo nhận nhãn hiệu nổi tiếng, còn hiện tại thì nào là thuốc lá nhiễm độc, rượu nhiễm độc, thực phẩm nhiễm độc, thịt heo nhiễm thạch tín, sữa nhiễm melamine v.v. tất cả chỉ là vì cầu tài mà hại mệnh. Đạo đức xã hội xuống dốc chính là kết quả tất yếu của việc ĐCSTQ tà ác bức hại tín ngưỡng “Chân-Thiện-Nhẫn”.

Sắc dục tràn lan tại Trung Quốc, chính là bắt nguồn từ trong một xã hội tuyên dương “giả, ác, bạo”. Ở bề ngoài, ĐCSTQ trấn áp hành vi mại dâm; loại “trấn áp” này chính là công an cảnh sát Trung Quốc “phạt tiền” để bỏ túi riêng. Trên thực tế, hệ thống công an-kiểm sát-tư pháp Trung Quốc vừa là kẻ bảo hộ, vừa là kẻ hướng lợi từ ngành công nghiệp mại dâm; cảnh sát-kỹ nữ-khách làng chơi đã trở thành một loại quan hệ cộng sinh. Cái gọi là “cải cách” của ĐCSTQ đã bỏ hàng trăm triệu công nhân Trung Quốc lại đằng sau; họ không dễ kiếm việc, cuộc sống gian nan, việc gì cũng có thể làm chỉ để kiếm sống qua ngày. Điều này đã gián tiếp tạo nên một đội quân “gái mại dâm” với hàng chục triệu người phân bố khắp toàn quốc, còn có người bị bán ra nước ngoài; tại Trung Quốc, đâu đâu cũng là cảnh tượng “kỹ nữ phồn vinh”. Thế nhưng ngành công nghiệp mại dâm tại Trung Quốc lại là một loại bạo lực phi nhân tính, ở đâu cũng có thể thấy; rất nhiều thiếu nữ vô tội bị bán làm kỹ nữ, thậm chí cả trẻ vị thành niên cũng không tha. Có người ước tính chỉ riêng tỉnh Quảng Đông đã có hàng vạn thiếu nữ bị ép làm gái mại dâm; chỉ để kiếm lời và hưởng lạc, rất nhiều người đã vứt bỏ nhân tính và đạo đức của chính mình.

Ngọai tình trở nên phổ biến, những “hình mẫu” cán bộ ĐCSTQ rõ ràng là đã đổ thêm dầu vào lửa. Nguyên cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân là một đại dâm tặc, rất nhiều tình nhân của ông ta như Hoàng Lệ Mãn, Tống Tổ Anh, v.v. nhờ cặp với ông ta mà trở nên phát tài; thế là sau đó, quan chức các cấp của ĐCSTQ cũng không chịu thua. Cục trưởng Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc Khâu Hiểu Hoa không chỉ dính líu đến trùng hôn, có con riêng, mà còn ngoại tình với 29 phụ nữ khác; Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Giang Tô Từ Kỳ Diệu còn phá vỡ kỷ lục, bao nuôi 140 tình nhân, trong đó có một đôi là mẹ con. Bí thư Thị ủy thành phố Thiên Môn, tỉnh Hồ Bắc Trương Nhị Giang có quan hệ bất chính với 107 phụ nữ; Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Dệt tỉnh Hải Nam Lý Khánh Phố từng viết một cuốn nhật ký chơi gái dày 95 trang. Hiện tại, gần như quan tham Trung Quốc nào cũng đều cũng đều bao nuôi tình phụ, cuối cùng phát triển tới mức mà quan chức nào không có một, hai tình phụ thì bị các quan chức khác không coi ra gì. Chính “sự thối rữa” của các quan chức ĐCSTQ này đã kéo theo nền đạo đức toàn bộ xã hội băng hoại

Ánh Sáng


Tổng hợp

Mỹ điều 30.000 quân đối phó với Trung Quốc trên biển Đông

Nhằm đối phó với Trung Quốc trên biển tây Thái Bình Dương, quân đội Mỹ đã triển khai 30.000 lính thủy đánh bộ áp sát lãnh thổ Trung Quốc hơn nữa, theo trang tin của người Trung Quốc ở Hải ngoại Duowei News cho biết.


Trung Quốc đang thực hiện hàng loạt hành động làm gia tăng căng thẳng ở biển Đông, vì vậy Mỹ đã thực hiện kế hoạch tái triển khai 30.000 lính Thủy quân Lục chiến đến Hawaii hoặc xa hơn để đối phó với Trung Quốc trên biển.
Số lượng quân này tương đương với 15% lực lượng Thủy quân Lục chiến mà Mỹ có hiện nay, cho thấy tầm quan trọng của quyết định tái bố trí lực lượng lần này.
Tờ JoongAng Ilbo của Hàn Quốc lưu ý rằng, hiện nay Mỹ có 190.000 lính Thủy quân Lục chiến chuyên nghiệp, họ sẽ được huy động đầu tiên trong các cuộc viễn chinh của quân đội Mỹ trên khắp thế giới, đạo quân này cũng sẽ được gửi đến các điểm xung đột khắp thế giới.
Các chuyên gia quân sự tin rằng, động thái dịch chuyển tới 30.000 lính Thủy quân Lục chiến nhằm để cho quân đội Mỹ có thể phản ứng nhanh hơn trước bất cứ diễn biến nào tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đây là một phần quan trọng trong chiến lược "tái bố trí tại châu Á" của Tổng thống Mỹ Obama.
Marine Corps Times tờ thời báo của Hải quân Mỹ, đã ghi nhận các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông là nguyên nhân chính để Mỹ bố trí quân đội, bên cạnh hai nguyên nhân khác là chương trình Hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên và hoạt động của không quân Nga gần không phận của Nhật Bản.
Trong khi đó, tờ Munhwa Ilbo của Hàn Quốc cho biết rằng, Mỹ sẽ đưa "bốn loại vũ khí chiến lược" gồm tàu sân bay hạt nhân, máy bay ném bom tàng hình B-2, máy bay ném bom chiến đấu tàng hình F-22 và tàu ngầm tấn công hạt nhân đến Hàn Quốc hoặc căn cứ Guam vào tháng 10 tới, nhằm cảnh báo Triều tiên về một vụ thử hạt nhân thứ tư.
Ba máy bay ném bom B-2 đã được chuyển đến Guam hồi tháng 8, tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan và hai máy bay chiến đấu hiện đại F-22 sẽ được điều đến Hàn Quốc vào tháng 10.
Thiên Hà (theo Want China times)
>> Kỳ 37: Chu Ân Lai trăn trối những gì với ... Khmer Đỏ?

>> Sang Nhật, ông Lê Thụy Hải té ngửa khi biết chân dung HLV Miura


>> Phạm Xuân Ẩn “buồn nhất là cấp trên không cho lấy vợ Mỹ“


>> Đại gia Myanmar xuất chiêu, bầu Đức choáng toàn tập
Phớt lờ qui định, TMV Kangnam ngang nhiên quảng cáo “câu” khách hàng
“Nữ điệp viên” Mỹ gốc Hoa sinh ở Việt Nam bị Trung Quốc bắt

Đăng Bởi Một Thế Giới

ÂM MƯU KHỐNG CHẾ HOÀN TOÀN VIỆT NAM CỦA TRUNG QUỐC



Kể từ sau sự kiện Trung Quốc chiếm đóng một phần Quần Đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988, trong những năm gần đây, vấn để hải đảo biên giới khiến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên căng thẳng một cách đáng lo ngại. Tuy quan hệ ngoại giao căng thẳng nhưng quan hệ giữa hai Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn nồng ấm một cách lạ thường, Trung Quốc tiếp tục dành được nhiều dự án lớn, trọng điểm quốc gia, trong đó có dự án Bauxite Tây Nguyên, dự án xây dựng các nhà máy điện, xí nghiệp, cải tạo hệ thống cống thoát nước… Đặc biệt gần đây Trung Quốc còn hỗ trợ Việt Nam xây dựng Ký túc xá ở học viện chính trị & hành chính Hồ Chí Minh, Cung hữu nghị Việt Trung.

Trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước khi ngư dân Việt Nam liên tục bị Hải Quân Trung Quốc sách nhiễu trên biển Đông, tàu Việt Nam thường xuyên bị “Tàu lạ” đâm chìm ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Các trang mạng, báo chí chính thống của Trung Quốc liên tục khiêu khích, kích động đòi chiến tranh với Việt Nam, Hải Quân Trung Quốc thường xuyên công khai vi phạm lãnh hải Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa đặc biệt Trung Quốc còn xúc tiến việc thăm dò khai thác dầu khí tại những vùng biển đang tranh chấp thì mối quan hệ nồng ấm giữa hai Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng Cộng Sản Trung Quốc rõ ràng là không được bình thường.

Nếu nói rằng hai Đảng Cộng Sản Việt Nam và Trung Quốc chỉ “bằng mặt mà không bằng lòng” thì thiếu thuyết phục vì một nước lớn như Trung Quốc chẳng có lý do gì để phải “nể mặt” một nước nhỏ như Việt Nam. Và một mối quan hệ hình thức bề ngoài thì không thể giúp cho Trung Quốc liên tiếp dành được nhiều dự án quan trọng như dự án Bauxite Tây Nguyên; nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam không bằng lòng với Đảng Cộng Sản Trung Quốc thì không thể nào họ lại không đề phòng sự xâm nhập của Trung Quốc vào một khu vực chiến lược quan trọng như Tây Nguyên, không đề phòng việc giao cho Trung Quốc thi công những công trình, những dự án lớn trên khắp nước Việt Nam. Rõ ràng là bất chấp sự bá quyền của Trung Quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nhượng bộ một cách thái quá, bất thường đến mức tỏ ra nhu nhược mất hết tinh thần độc lập của dân tộc.

Nhiều nhà khoa học và giới trí thức cũng như các cán bộ lão thành Cách mạng đã bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực nhưng chính quyền Đảng Cộng Sản đã làm ngơ và thậm chí ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, to lớn và sâu đậm hơn. Từ đây có một câu hỏi lớn được đặt ra? Trung Quốc với tư tưởng bá quyền từ hàng ngàn năm nay muốn thôn tính Việt Nam và họ luôn coi Việt Nam là một phần lãnh thổ của họ đã bị tách ra điều này hầu như người dân Việt Nam nào cũng biết huống chi là tầng lớp lãnh đạo, vậy vì lý do gì mà những người lãnh đạo đã không ngăn cản ảnh hưởng của Trung Quốc mà thậm chí họ còn tiếp tay cho Trung Quốc? Phải chăng Trung Quốc đã khống chế được một bộ phận lãnh đạo trong chính quyền Việt Nam? Và Trung Quốc đã khống chế được lĩnh vực nào của Việt Nam từ việc bành trướng ảnh hưởng của họ trong thời gian vừa qua?

Bài viết này tôi xin được viết với tất cả tấm lòng đối với quê hương đất nước, tôi viết vì lo ngại cho vận mệnh của dân tộc đang rơi vào cảnh lâm nguy. Tôi viết để kêu gọi mọi người dân Việt Nam cho dù theo chủ nghĩa nào, hay ở đất nước nào đi nữa cũng phải quan tâm đến vận mệnh của dân tộc vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của chúng ta và con cháu chúng ta. Có lẽ những nhận định trong bài viết của tôi không hoàn toàn chính xác vì những quan điểm chủ quan của tôi nhưng tôi nghĩ nó sẽ không trở nên dư thừa khi những cảnh báo về một cuộc chiến tranh ra giữa Việt Nam và Trung Quốc không thể nào không xẩy trong tương lai, chỉ có điều chưa ai rõ nó sẽ diễn ra như thế nào mà thôi!

Trở lại vấn đề Trung Quốc đã khống chế Việt Nam, vậy Trung Quốc đã khống chế được lĩnh vực gì của Việt Nam và nếu xẩy ra chiến tranh thì việc khống chế lĩnh vực đó giúp ích gì cho Trung Quốc?

1) Lĩnh vực tư tưởng văn hóa:

Sự xâm lấn của các văn hóa phẩm Trung Quốc như phim truyện, điện ảnh đã từ lâu luôn trở thành vấn đề bức xúc của dư luận dẫn đến tình trạng người Việt Nam giỏi sử Trung Quốc hơn sử Việt Nam, người Việt Nam thần tượng các anh hùng vua chúa Trung Quốc hơn cả các anh hung vua chúa Việt Nam. Những điều đó không tai hại hằng việc học sinh thanh niên Việt Nam tập trung chơi game Online Trung Quốc như một trào lưu, đến nỗi nhà nhà chơi game, người người chơi game; điều này thật sự hết sức tai hại khi tuổi trẻ Việt Nam bị game Trung Quốc đầu độc mà bỏ bê trách nhiệm học tập, trách nhiệm quan tâm đến xã hội, đất nước. Thậm chí một số công ty game như VinaGame có các nhà đầu tư Trung Quốc đứng đằng sau còn cấm dung những từ “Hoàng Sa hay Trường Sa” trong các game và mạng xã hội của họ.

Báo chí thì hoàn toàn bị khống chế khi viết về Trung Quốc, điển hình là cuộc chiến tranh biên giới 1979 báo chí Việt Nam hầu như hoàn toàn im lặng trong khi báo chí Trung quốc vẫn kỷ niệm cuộc chiến 1979 dưới nhiều hình thức, điều lạ đời ở đây là một đất nước có hàng chục ngàn người đã hi sinh để bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc lại không hề được tưởng nhớ đến trong khi một đất nước hi sinh hàng chục ngàn người để đi “dạy cho dân tộc khác một bài học” thì lại được tưởng nhớ như những anh hùng? Vậy công lý hóa ra thuộc về Trung Quốc chăng nên Việt Nam phải im lặng như vậy? Ngoài vấn đề Hoàng Sa Trường Sa thì những nội dung khác về Trung Quốc đều rất nhạy cảm trên báo chí Việt Nam, có nhiều nhà thơ nhà văn viết về Ải Nam Quan, tinh thần yêu nước khi xuất bản đều bị xóa đi hoặc bị đình bản như Báo Du lịch với lý do “gây tổn hại đến quan hệ ngoại giao” với Trung Quốc? Trong khi báo chí Trung Quốc chẳng bao giờ sợ gây “tổn hại quan hệ ngoại giao” với Việt Nam. Điều đáng báo động là thậm chí báo chí Việt Nam lại tỏ ra ủng hộ quan điểm của Trung Quốc như trường hợp của ông Đào Duy Quát, tổng biên tập báo điện tử ĐCSVN cho đăng tin Trung Quốc tập trận “trên biển của Trung Quốc”, nhiều tờ báo không cho rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam một cách “vô ý” kỳ lạ.

2) về lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế:

Hàng hóa Trung Quốc xuất hiện dầy đặc ở thị trường Việt Nam làm nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị sụp đổ. Sản phẩm Trung Quốc thì vô cùng độc hại nhưng vẫn cứ vô tư xuất sang Việt Nam dưới sự bất lực của các cơ quan chức năng. Quan trọng hơn nữa là Trung Quốc trúng thầu hầu hết các dự án lớn xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, đường xá, hệ thống thoát nước, viễn thông, nhà máy điện, sân vận động, khu chung cư, các khu mỏ, quặng…Ngoài vấn đề chất lượng của các công trình Trung Quốc là vấn đề không cần phải bàn cãi thì ít ai nghĩ đến những âm mưu thâm độc của Trung Quốc trong các công trình mà họ thực hiện. Trong quá khứ Trung Quốc đã từng lợi dụng việc xây dựng nhà máy, xí nghiệp, đường xá để đưa tình báo vào nước ta do thám địa hình nước ta, chiếm lấy đất của chúng ta. Những bài học đó vẫn còn rất mới trong cuộc chiến 1979 vậy mà Đảng Cộng Sản Việt Nam lại để Trung Quốc khai thác Bauxite ở Tây Nguyên bất chấp sự phản đối gây gắt của dư luận.

Có một sự trùng hợp khá kỳ lạ lạ sau khi cho TQ khai thác Bauxite ở Tây Nguyên ĐCSVN lại nhanh chóng thông qua việc xây dựng các nhà máy điện Hạt Nhân với kinh phí rất lớn mặc dù vẫn chưa được sự đồng tình của dư luận, điều này đặt ra một giả thuyết khai thác Bauxite ở Tây Nguyên chỉ là phụ chứ mục đích chính của dự án là khai thác quặn phóng xạ? Việc Tây Nguyên có tìm ẩn những mỏ Phóng xạ là điều rất có cơ sở vì không phải vô tình mà Pháp lại đặt Lò Phản Ứng Hạt nhân duy nhất của Việt Nam ở Đà Lạt mà không đặt ở những nơi khác. Vừa qua Tiến Sĩ Mai Thanh Tuyết cũng có đề cập đến vấn đề này trong bài “Quặng Bauxite hay quặng phóng xạ?” và trong bài cũng đề cập đến việc công ty NWT Uranium Corp. ở Toronto Canada đồng ý chia sẻ việc triển khai và khai thác quặng mỏ Uranium ở Việt Nam đồng thời vào ngày 06/08/2009 chính ông Trần Xuân Hương Bộ Trưởng Bộ Môi Trường và Tài Nguyên đã chính thức thừa nhận Việt Nam sẽ thăm dò và khai thác quặng mỏ Phóng Xạ ở Nông Sơn và ông có nhắc đến cả Lâm Đồng trong tương lai. Như vậy phải chăng Đảng Cộng Sản Việt Nam đang ầm thầm bán rẻ một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và có giá trị về mặt quân sự là quặng phóng xạ Uranium cho Trung Quốc để đổi lại Trung Quốc sẽ cung cấp nguyên liệu cho các lò phản ứng Hạt Nhân của Việt Nam trong tương lai? Liệu âm mưu này có dừng lại ở đó hay nó còn ẩn khúc nào khác nữa?

Phải nói là giả thuyết này là rất có cơ sở vì không thể trùng hợp đến mức Đảng Cộng Sản Việt Nam thông qua việc xây dựng các nhà máy điện nguyên tử ngay sau khi đã sắp đặt yên ổn các dự án bauxite ở Tây Nguyên mà tại sao không thông qua trước hoặc đợi một thời gian sau mới đặt vấn đề xây dựng các nhà máy điện nguyên tử. Phải chăng đây mới chính là “chủ trương lớn của Đảng” mà Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu trên báo chí để nhân dân không thể bàn cãi và không thể giám sát các dự án đang diễn ra?

Sự khống chế về kinh tế còn thể hiện ở việc rất nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đang làm mưa làm gió trên thị trường Việt Nam, góp phần với các công ty đại gia của người Hoa trong giới làm ăn người ta thường bàn tán về rất nhiều “đại gia lạ” có vốn rất mạnh họ có thể huy động vài trăm đến vài ngàn tỷ ngay khi cần đến! Đặc biệt nguồn gốc của các “đại gia lạ” này không rõ ràng chỉ biết rằng đứng đằng sau họ là các công ty ở Đài Loan và Trung Quốc. Nếu cùng hợp sức lại họ có thể tạo nên những đợt biến động giá cả ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của Việt Nam, nhưng qua những đợt biến động giá cả vừa qua chỉ nghe báo chí nhắc đến “nhà đầu cơ” mà các cơ quan chức năng tuyệt nhiên không thể tìm ra bất cứ “nhà đầu cơ” nào âu cũng là điều khó hiểu?

3) Về lĩnh vực chính trị tôn giáo:

Về lĩnh vực chính trị và tôn giáo ĐCS Trung Quốc đã thành công khi gây áp lực lên ĐCS Việt Nam trục xuất các Tăng Ni Làng Mai tại Bát Nhã vì Thiền Sư Nhất Hạnh đã công khai ủng hộ Đức Đạt Lai Lạt Ma trong một cuộc phỏng vấn. Thiền Sư Nhất Hạnh được xem là người Phật Giáo nổi tiếng thứ nhì thế giới chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma. Năm 2005 Thiền Sư Nhất Hạnh đã về Việt Nam lập trai đàn cầu siêu điều đó chứng tỏ chính quyền Việt Nam không coi Tổ chức Làng Mai của Thiền Sư là một tổ chức chống đối, vì thế việc trấn áp các Tăng Ni Làng Mai ở Bát Nhã rõ ràng chỉ có một lý do duy nhất là cách mà Hà Nội làm vui lòng Bắc Kinh chứ không thể vô duyên vô cớ ĐCS Việt Nam lại dính vào chuyện đàn áp tôn giáo đối với vài trăm Tăng Ni chẳng làm gì bất lợi với họ cho thêm chuyện rắc rối.

Thời gian gần đây không có nhiều bằng chứng về áp lực của Trung Quốc trong quan hệ đối ngoại với Việt Nam, tuy nhiên nếu đọc lại hồi ký của Thứ Trưởng Ngoại Giao Trần Quang Cơ chúng ta thấy rằng quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước khác nhất là Mỹ luôn chịu áp lực rất lớn từ Trung Quốc nhất là trong quá khứ khi Việt Nam đáng lẽ có thể gia nhập WTO trước Trung Quốc lại phải đợi Trung Quốc gia nhập WTO xong Việt Nam mới có thể tham gia đã khiến Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi trong quá trình đàm phán gia nhập WTO với Trung Quốc. Dĩ nhiên là hiện nay Trung Quốc vẫn tiếp tục áp lực Việt Nam chỉ có điều chưa có người nào kể lại cho chúng ta nghe nên chúng ta không biết nhưng không phải vì thế mà chúng ta không nhận ra những dấu hiệu bất thường, và vấn đề này chúng ta sẽ đề cập đến vào một bài viết khác.

4) Về lĩnh vực quốc phòng tình báo:

Mối quan hệ giữa giữa hai Đảng Cộng Sản Việt Nam và Trung Quốc là một tập hợp một chuỗi gồm những câu chuyện hết sức bí ẩn bất thường. Một bí ẩn rất lớn được đặt ra trong ngành quốc phòng tình báo đến nay vẫn chưa có câu trả lời.

Mặc dù trong thời gian vừa qua Việt Nam đã tích cực mua sắm các phương tiện quốc phòng tối tân như tàu ngầm, máy bay để đối phó với sự tăng cường lực lượng hải quân của Trung Quốc trên biển đông điều đó tạo ra cảm giác cho nhân dân Việt Nam rằng lĩnh vực quốc phòng của Việt Nam luôn vững mạnh và luôn được đầu tư tăng cường. Nhưng hầu hết ít ai chú ý rằng cho dù quân đội của ta có hiện đại hay có mạnh đến đâu nếu bị gián điệp của Trung Quốc kiểm soát thì chúng ta sẽ thua thảm hại trước khi cuộc chiến xẩy ra. Ví dụ như nếu Trung Quốc biết được vị trí các trạm rada đi động của ta, nơi cất giấu máy bay, tên lửa chủ lực hay đơn giản hơn là cách hoạt động và thông số kỹ thuật của các vũ khí hiện đại thì họ sẽ có cách để tiêu hủy hay chế ngự khả năng quốc phòng của nước ta.

Vì vậy việc phát hiện và truy tìm gián điệp của địch là một công việc cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng nếu không làm tốt được vấn đề này thì không thể nào nói rằng quốc phòng ta đã vững mạnh, nhất là khi nước ta có sự hiện điện đông đảo một bộ phận người Việt gốc Hoa nữa. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua kể từ sau hai nước Việt Nam Trung Hoa bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1991 đến nay chưa hề có trường hợp nào Việt Nam phát hiện được gián điệp tình báo của Trung Quốc. Trong khi các nước Châu Âu, Mỹ chỉ trong chục năm trở lại đây họ đã phát hiện ra hàng trăm hàng ngàn gián điệp Trung Quốc còn Việt Nam một nước sát biên giới với Trung Quốc luôn nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc lại không tìm ra được 1 tên gián điệp nào trong 20 năm? Đó có phải là một điều kỳ lạ hay không?

Trong khi thành tích của ngành tình báo phản giản Việt Nam đâu phải là tồi khi những chiến công chống lại “bọn phản động” và “diễn biến hòa bình” của phương Tây đã bị dập tắt từ trong trứng nước. Nhất là vụ Tổng Cục 4 phát hiện nhiều lãnh đạo cao cấp trong Đảng và chính phủ là người của CIA vậy mà họ không phát hiện được tên gián điệp nào của cục tình báo Hoa Nam?

Và không biết ĐCS Việt Nam có nhận thức được rằng bọn “phản động” cùng lắm chỉ đòi đa đảng, đòi chính quyền còn Trung Quốc sẽ đòi cả nước Việt Nam, và bọn “phản động” đòi là một chuyện còn Đảng có chấp nhận hay không lại là chuyện khác nhất là khi ĐCS luôn tự tin rằng họ được sự ủng hộ và tin yêu của phần lớn người dân thì việc “chống phản động” và “diễn biến hòa bình” đâu có cấp thiết bằng chống ngoại xâm? Nhưng tại sao trong thời gian qua chiến công của ngành tình báo chỉ tập trung vào chống “phản động” chứ không hề có bất kỳ vụ nào “chống ngoại xâm”?

Trong khi tôi biết được hiện tại ở Việt Nam có một vài tổ chức người Việt gốc Hoa, họ có hai quốc tịch cùng một lúc trong đó một quốc tịch Việt Nam một quốc Tịch Trung Quốc hay Hồng Kông, nhiệm vụ của họ là đi khắp nơi thu thập tất cả các thông tin trên báo chí và những gì diễn ra trong xã hội đến cả những chuyện tâm linh của Việt Nam làm báo cáo gửi về cho tổ chức họ. Chuyện này là có thật 100% tuy nhiên vì lý do an ninh của cá nhân tôi nên tôi rất tiếc không thể nói rõ hơn về tổ chức này vì có thể họ sẽ nhận ra tôi là ai. Điều này làm tôi thực sự lo ngại về tình hình gián điệp Trung Quốc tại Việt Nam.

5) Về lĩnh vực tổ chức nhân sự trong chính quyền:

Nếu chúng ta tinh tường một chút chúng ta sẽ thấy rằng bất kỳ Đại Hội Đảng lần nào Trung Quốc cũng cử cán bộ cao cấp sang Việt Nam tham dự hội nghị, thậm chí họ còn cử đại diện sang trước khi đại hội diễn ra. Nhiều tài liệu cho chúng ta biết rằng Trung Quốc bày tỏ quan điểm công khai ủng hộ hay bất ủng hộ đối với một nhân vật nào đó vào cách chức vụ cao cấp trong chính phủ của ta khi họ tham gia hội nghị và dĩ nhiên sự ủng hộ của Trung Quốc rất có trọng lượng. Trong Hồi Ký ngoại giao của Thứ trưởng Trần Quan Cơ đã chứng minh Trung Quốc nhiều lần can thiệp vào việc xắp xếp nhân sự của chúng ta và gây áp lực đòi ĐCS phải sắp xếp những nhân vật thân Trung Quốc.

Và chúng ta biết rằng Trung Quốc không vô duyên vô cớ ủng hộ một ai đó nếu người đó không đem lại lợi ích cho Trung Quốc và các lãnh đạo của ta muốn tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc không thể nào không làm đẹp lòng Trung Quốc điều đó đã dẫn đến những hậu quả hết sức tai hại cho Việt Nam khi ký kết những hiệp định, những dự án hết sức bất bình đẳng và gây hậu quả nghiêm trọng về lâu dài cho đất nước như dự án bauxite Tây Nguyên, hiệp định gia nhập WTO của Việt Nam được ký giữa Việt Nam và Trung Quốc…

Vậy hiện nay với cách tổ chức và sắp đặt nhân sự lãnh đạo chỉ dựa vào uy tín trong Đảng, sự ủng hộ của Trung Quốc và sức mạnh bè phái của nhân vật đó thì liệu đã có bao nhiêu tên gián điệp Trung Quốc đứng trong hàng ngũ lạnh đạo của chính phủ Việt Nam? Và liệu có bao nhiêu lãnh đạo đã vô tình tiếp tay làm lợi cho Trung Quốc mà bán rẻ lợi ích dân tộc để đổi lấy quyền lực cho bản thân mình?

6) Về vấn đề biên giới lãnh thổ:

Về biên giới lãnh thổ Trung Quốc đã thành công và được rất nhiều lợi thế khi ký kết hiệp định biên giới với Việt Nam. Đến tận ngày nay bất chấp áp lực của dư luận yêu cầu Đảng Cộng Sản phải công khai bản đồ phân mốc cắm giới với Trung Quốc, nhưng bản đồ cắm mốc phân giới vẫn được giấu kín làm nhiều người bày tỏ mối nghi ngờ Việt Nam bị mất rất nhiều đất vào tay Trung Quốc như mất một phần Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, Bãi Tục Lãm…

Việc ký kết hiệp định biên giới với Trung Quốc mà không công bố bản đồ phân giới cắm mốc là việc làm không minh bạch rõ ràng và mờ ám, huống chi bản đồ phân giới cắm mốc phân giới các quốc gia đều công khai thì lý gì ĐCS Việt Nam lại phải giấu đi? Phải chăng giống như lời nói của ông Lê Công Phụng Việt Nam chúng ta “được” thêm nhiều đất của Trung Quốc nên không dám công bố chăng?

Về thác Bản Giốc ông Lê Công Phụng từng nói toàn bộ thác phụ thuộc Việt Nam ta ngoài ra chúng ta còn lấy “được” phân nửa thác chính và cho đó là một thành công trong đàm phán thì rõ ràng ông đang đùa với mọi người rồi còn gì, chẳng lẽ Trung Quốc tốt bụng đến nỗi nhường phân nửa cái Thác Bản Giốc đẹp như vậy cho Việt Nam trong khi Việt Nam đã có toàn bộ thác phụ?

7) Và cuối cùng, viễn tưởng một cuộc chiến tranh với Trung Quốctrong tương lai:

Như tôi đã đề cập ở trên Trung Quốc đã và đang âm mưu khống chế hoàn toàn Việt Nam trong tương lai và việc Trung Quốc đang gia tăng sức ảnh hưởng đã chứng minh điều đó, đây đã là một vấn đề rất rõ ràng. Nhưng nếu chúng ta cho rằng mục đích chính của Trung Quốc là xâm lược Việt Nam thì điều đó chưa hẳn đã chính xác hoặc chưa chính xác vào thời điểm hiện tại hay chưa chính xác về cách thức diễn ra cuộc xâm lược ấy.

Chúng ta biết rằng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có một lịch sử không được tốt đẹp cho lắm khi nhân dân Việt Nam luôn phải đấu tranh chống lại quân xâm lược phương Bắc, còn Trung Quốc đã nhiều lần thảm bại tại Việt Nam và đến tận bây giờ họ vẫn chưa chiếm được một nước Việt Nam nhỏ bé. Nói không chiếm được cũng không chính xác, Trung Quốc từng đã chiếm được Việt Nam nhưng họ không giữ được Việt Nam, và có lẽ sau cuộc chiến tranh biên giới 1979 người Trung Quốc đã học được một bài học rằng việc trực tiếp đem quân đánh chiếm Việt Nam không phải là một cách làm khôn ngoan và sẽ không có kết quả tốt đẹp.

Huống chi thời đại bây giờ đã khác, thế giới sẽ không ngồi yên nhìn Trung Quốc “dương oai diễu võ”, thay vì phải tốn công sức đánh chiếm Việt Nam cho dù có chiếm được cũng chưa chắc giữ được đất Việt Nam lại bị áp lực quốc tế nên Trung Quốc sẽ tìm cách kiểm soát Việt Nam biến Việt Nam trở thành một nước chư hầu, một sân sau của Trung Quốc và đó là cách xâm lược Việt Nam hiệu quả nhất trong thời điểm hiện tại mà không phải tốn nhiều công sức.

Mao Trạch Đông từng nói chấp nhận hi sinh phân nửa dân số Trung Quốc để chiếm lấy cả thế giới và Trung Quốc với tư tưởng Hán quyền hàng ngàn năm nay, khi họ luôn xem mình là trung tâm của thế giới và luôn muốn đứng trên đầu tất cả các nước khác thì lời nói của Mao Trạch Đông rất có thể trở thành sự thật trong tương lai không xa khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc còn cầm quyền. Chúng ta nên nhớ rằng liên quân phát xít chỉ có Đức – Ý – Nhật, dân số của cả 3 nước trước khi xẩy ra Thế Chiến thứ 2 cũng chỉ cỡ một trăm triệu người mà Liên Minh Phát Xít đã tạo nên một cuộc chiến tranh tàn khốc nhất lịch sử thế giới thì Trung Quốc hiện tại với hơn một 1,2 tỷ dân, nếu đem phân nửa 600 triệu dân Trung Quốc ra đánh chiếm thế giới thì Liên Minh Phát Xít trong thế chiến thứ 2 chẳng đáng là gì cả.

Như vậy cho dù Trung Quốc có muốn thôn tính thế giới hay không thì trước khi chiếm được thế giới Trung Quốc vẫn cần có đồng minh, việc Trung Quốc ngày càng tạo ảnh hưởng và đứng đằng sao những nước độc tài ở Châu Phi, Miến Điện, Bắc Hàn và tạo mối quan hệ chặt chẽ với các nước XHCN như Venezuela đã cho thấy Trung Quốc đang tập trung xây dựng một lực lượng chư hầu, đồng minh khắp thế giới. Qua đó ta thấy rằng Trung Quốc có tham vọng rất lớn trong việc bành trướng sự ảnh hưởng của họ ra khắp thế giới. Dĩ nhiên Trung Quốc cũng muốn Việt Nam trở thành một chư hầu của Trung Quốc tương tự như Bắc Hàn, Miến Điện… nhưng phải nói Việt Nam luôn là nước phức tạp nhất và khó khăn nhất trên bàn cờ chiến lược của Trung Quốc, cái khó khăn lớn nhất ở đây chính là “chủ nghĩa dân tộc” mà Trung Quốc đã nhiều lần bày tỏ lo ngại với chính quyền Việt Nam.

Trung Quốc sẽ không xâm lược Việt Nam bằng một cuộc chiến tranh quy mô nhưng sẽ xâm lược Việt Nam bằng một cuộc chiến tranh phá hoại dựa đã chuẩn bị từ trước và sau cuộc chiến tranh đó Trung Quốc sẽ khống chế hoàn toàn Việt Nam để Việt Nam ngoan ngoãn trở thành một chư hầu của Trung Quốc. Trường Sa hiện tại chỉ là con bài của Trung Quốc dung để đối phó với Việt Nam, khiến Việt Nam tập trung vào Trường Sa mà lơ là sự quan tâm trên đất liền, nếu khống chế được Việt Nam thì việc chiếm được Trường Sa đâu có cần thiết nữa.

Vậy việc khống chế các lĩnh vực kinh tế xã hội chính chị ở Việt Nam sẽ giúp gì cho một cuộc “xâm lược kiểu mới” của Trung Quốc và sau cuộc xâm lược Trung Quốc sẽ điều kiển Việt Nam như thế nào? Chúng ta đừng quên rằng người Việt Nam mặc dù rất yêu nước nhưng những người như Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắt cũng từng là người Việt Nam, thời Pháp cũng có nhiều người Việt Nam làm Việt Gian cho Pháp và Trung Quốc sẽ dùng những người như Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắt hay nói gọn là bọn Việt Gian mà chúng đã đào tạo được để điều kiển Việt Nam và cuộc chiến tranh phá hoại Việt Nam ngoài mục đích đưa Việt Nam trở lại thời kỳ nghèo nàn lạc hậu còn là cách Trung Quốc đưa những tên Việt Gian lên cầm quyền.

Cuộc chiến tranh ban đầu sẽ được bắt đầu bằng việc Trung Quốc đánh vào nội bộ Việt Nam, Trung Quốc sẽ kích động các lực lượng chính quyền thân Trung Quốc đàn áp các tôn giáo, kích động chia rẽ tôn giáo gây rối loạn tình hình xã hội Việt Nam. (Trung Quốc sẽ không bao giờ kích động lật đổ chế độ Việt Nam).Tiếp theo sau Trung Quốc sẽ dung các “đại gia lạ” của mình tạo nên những cơn sốt về giá cả, tiền tệ nhằm đánh sập nền kinh tế Việt Nam tạo ra khủng hoảng bất ổn trong xã hội, rồi chính lúc này Trung Quốc sẽ tìm lý do gây chiến với Việt Nam có thể là đánh chiếm Trường Sa, lợi dụng sự phản khán của Việt Nam để có cớ gây chiến tranh.

Trung Quốc trong khi thi công các công trình đường xá, hệ thống cống ngầm, ống thoát nước, các nhà máy xí nghiệp đã có nắm được toàn bộ các cơ sở hạ tầng ở các thành phố lớn của Việt Nam như Sài Gòn và Hà Nội. Hàng trăm hàng ngàn quân đội của Trung Quốc giả dạng công nhân sẽ biến những ống cống thoát nước thành những trái bom khổng lồ lòng các thành phố tương tự như những vụ nổ ở Guadalajara Mexico vào năm 1992 gây thiệt hại khủng khiếp chocác thành phố lớn. Ngoài ra quân đội Trung Quốc còn đặt bom phá hoại cách cơ quan xí nghiệp, các nhà máy điện, phá hoại hệ thống viễn thông, cáp ngầm… do Trung Quốc xây dựng (có thể ngay trong quá trình xây dựng họ đã đặt bom ở đâu đó chỉ chờ ngày kích hoạt) khiến toàn bộ Việt Nam bị cắt điện bị mất liên lạc với thế giới bên ngoài. Cũng có trường hợp trong quá trình xây dựng Trung Quốc đã để lại những thiết bị định vị cho tên lửa để tên lửa của Trung Quốc có thể rơi chính xác vào những vị trí mà Trung Quốc mong muốn khi tấn công Việt Nam gây thiệt hại lớn nhất cho Việt Nam ta.

Dựa vào lực lượng tình báo và gián điệp mấy chục năm hoạt động thuận lợi tại Việt Nam Trung Quốc có thể dễ dàng thủ tiêu hệ thống phòng thủ của Việt Nam, dùng máy bay tên lửa tiêu diệt các sân bay, trạm rada, các khu vực chứa tên lửa, thiết bị quân sự chiến lược khiến Việt Nam không thể chống trả. Như vậy chỉ trong một ngày cách lãnh đạo Trung Quốc chỉ ngồi một chỗ nhấn nút điều kiển các tên lửa, máy bay và gọi điện thoại để chỉ huy một cuộc chiến tranh phá hoại Việt Nam mà không phải mất một binh một tướng nào trong khi vẫn đem lại những hậu quả hết sức nặng nề cho Việt Nam. Sau đó hàng ngàn quân đội Trung Quốc giả danh các công nhân khai thác Bauxite sẽ kích động đồng bào thiểu số vốn có mâu thuẩn với chính quyền trong quá khứ, hậu thuẫn vũ khí cho họ thông qua cao nguyên bên Lào giáp ranh cao nguyên với Việt Nam đã được Trung Quốc thuê trong 50 năm để chiếm lấy Tây Nguyên thành lập một nhà nước khác ngay trong lãnh thổ Việt Nam, chiếm được Tây Nguyên thì Trung Quốc có thể tách đôi nước Việt Nam ta ra làm hai.

Hoàn cảnh bây giờ Việt Nam đã mất khả năng tự vệ do nội bộ rối loạn và những thiệt hại nặng nề sau sự phá hoại của Trung Quốc buộc phải đầu hàng nhượng bộ Trung Quốc để đổi lại Trung Quốc sẽ không đem quân qua đánh Việt Nam, các lãnh đạo không thuận theo Trung Quốc buộc phải từ chức, những gián điệp Việt Gian của Trung Quốc được đưa lên để bảo đảm “hòa bình” cho Việt Nam và Việt Nam buộc phải chịu nhiều thiệt thòi để được hưởng hòa bình với Trung Quốc. Dĩ nhiên thế giới sẽ chỉ trích mạnh Trung Quốc nhưng Trung Quốc đã khá quen với việc “chỉ trích” rồi, cuộc chiến tranh sẽ được giải thích theo nhiều cách, chẳn hạn như cuộc chiến tranh 1979 và sau này sẽ không có người Việt Nam nào được nhắc lại vì “quan hệ tốt đẹp giữa hai Đảng và nhân dân hai nước”. Cũng không loại trừ Trung Quốc sẽ thiết lập một chiến quyền tương tự như Miến Điện hay Bắc Hàn ở Việt Nam để ngu hóa dân Việt Nam cho bọn Việt Gian dễ cai trị và Trung Quốc đã hoàn toàn khống chế được Việt Nam là đều không còn gì phải nghi ngờ.

Lời Kết

Sự phân tích của tôi trong bài viết này nhất là việc suy đoán những âm mưu của Trung Quốc cũng như viễn tưởng một cuộc chiến tranh phá hoại của Trung Quốc trong tương lai rõ ràng là không đủ cơ sở, nhưng tương lai không thể biết trước được nhất là đối với Trung Quốc thì không có chuyện gì là không thể xẩy ra, do đó có thể mười điều tôi viết chỉ có một điều đúng thì ít ra nó cũng đóng góp phần nào cho những tiếng nói tâm huyết đang hết sức lo lắng cho vận mệnh của dân tộc trong tương lai khi Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ tư tưởng bá quyền của họ.

Vấn đề quan trọng bây giờ là chúng ta phải làm sao tìm ra trong hàng ngũ lãnh đạo ai là những người Cộng Sản hết lòng hết tâm vì quê hương, ai là Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắt để đề phòng và ủng hộ đúng người đúng việc. Chúng ta phải thuyết phục Đảng Cộng Sản Việt Nam rằng “chống ngoại xâm” quan trọng hơn hẳn “chống phản động” và “chống diễn biến hòa bình” và kêu gọi các Đảng Viên phải đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích của Đảng trong quan hệ với Trung Quốc để tránh thiệt thòi và những hậu quả về sau.

Sau cùng là cần phải có một cuộc kiểm tra và đánh giá chi tiết sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam, kiểm tra lại những công trình quan trọng như các nhà máy điện, xí nghiệp, các hệ thống thoát nước viễn thông do các nhà thầu Trung Quốc thi công có gì mờ ám không, ngưng ngay trái bom Bauxite đang được cài đặt trên Tây Nguyên chỉ còn chờ ngày kích hoạt.

Vì đất nước vì tương lai của chúng ta đã đến lúc mọi người quan tâm một cách thiết thực hơn!

Thiếu tá Hồ Quang

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Sức cám dỗ của tư tưởng độc tài



Phạm Nguyên Trường dịch
Nina L. Khrushcheva, Project-Syndicate

Cách đây 24 năm, những người Xô Viết cứng rắn, những người muốn chặn đứng công cuộc chuyển hóa dân chủ vừa mới hình thành ở đất nước này, đã bắt giam Mikhail Gorbachev và tuyên bố thiết quân luật. Đáp lại, hàng triệu người đã đổ ra đường phố Moskva và các thành phố khác trên khắp Liên Xô. Những lực lượng quan trọng nhất trong quân đội không chấp nhận cuộc đảo chính và chẳng bao lâu sau thì cuộc đảo chính này thất bại, kéo theo sự sụp đổ của Liên Xô.





Mặc dù trong những tháng cuối cùng của Liên Xô, điều kiện kinh tế quả là tồi tệ, nhưng người dân có thể nhìn thấy những quyền tự do đang đến gần, và khác với ngày hôm nay, họ sẵn sàng đứng lên bảo vệ những quyền tự do đó. Đúng là, trong những năm đầu của quá trình chuyển hóa dân chủ diễn ra sau đó, hầu hết các cử tri thời hậu cộng sản đã không bầu cho những kẻ cực đoan, tức là những kẻ hứa sẽ chấm dứt thời kỳ khó khăn mà họ đang chịu đựng. Thay vào đó, họ thường chọn các ứng cử viên có tư duy duy lý trong số những người ứng cử.

Ví dụ, người đã không bầu cho Vladimir Zhirinovsky, một người có tinh thần dân tộc chủ nghĩa, thô lỗ và bài Do Thái, tương tự như Donald Trump, mà ủng hộ Boris Yeltsin, người đã đứng ngay trước mũi xe tăng trong cuộc đảo chính thất bại vào năm 1991 và công nhận rằng tương lai của đất nước ông song hành với chế độ dân chủ và với phương Tây. Ở Romania, nhà thơ có tư tưởng cực đoan, Corneliu Vadim Tudor, đã thua những người tham nhũng nhưng thực dụng, bắt đầu từ Ion Iliescu, người đã lãnh đạo cuộc lật đổ Nicolae Ceauşescu, nhà lãnh đạo cộng sản cuối cùng của đất nước này.

Kể từ đó, thế giới đã bị đảo lộn từ chân lên đầu. Khi cuộc sống đã trở thành dễ dàng hơn, phần lớn những kỳ vọng về vật chất của người dân đã được đáp ứng, cử tri ngày càng ưa thích những nhà độc tài-mới, tức là những người hứa sẽ “bảo vệ” dân chúng khỏi mối đe dọa này hay đe dọa kia. Tổng thống Nga Vladimir Putin là người dẫn đầu nhóm này, nhưng ngoài ông ta còn có Thủ tướng Hungary, Viktor Orbán và Tổng thống Czech, Miloš Zeman. Và xu hướng này đang vươn ra ngoài các quốc gia hậu cộng sản, trong đó có, ví dụ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdoğan.

Nhà triết học Pháp, Jean-François Revel, thấy rằng sự ngóc đầu dậy của các chế độ chuyên chính đầy bạo lực trong thế kỷ XX là do “sức cám dỗ của tư tưởng toàn trị”. Những sự kiện mà chúng ta đang chứng kiến hiện nay không đến mức xấu như thế – xin gọi là “sức cám dỗ của tư tưởng độc tài”. Nhưng đấy là mối đe dọa đang gia tăng không chỉ đối với chế độ dân chủ mà còn đe dọa chính sự ổn định của thế giới. Nói cho cùng, các nhà độc tài hiện nay cũng như những độc tài toàn trị trước đây cùng có chung một điểm, đấy là khinh bỉ chế độ pháp quyền, cả ở trong nước lẫn trên trường quốc tế.

Một trong những nguyên nhân của sự chuyển dịch sang chủ nghĩa độc tài là nhiều nước không còn coi Hoa Kỳ là ngọn hải đăng của chế độ dân chủ và mô hình của sự ổn định và thịnh vượng cần theo nữa. Tuyên bố của Putin nói rằng quá trình dân chủ hóa trên thực tế chính là âm mưu của Mỹ “nhằm giành lợi thế đơn phương” đã được nhiều xã hội hưởng ứng, nhất là sau cuộc xâm lăng đầy bi thảm vào Iraq và những tiết lộ về việc Cơ quan An ninh Quốc gia (Mỹ) theo dõi các công dân và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới.

Nhưng ngay cả trước khi có những sự kiện này, những người đã giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh – và đặc biệt là Mỹ – đã thể hiện sự tự phụ, có khả năng làm cho nhiều người xa lánh. Ngay cả các đồng minh cũng bị đối xử một cách thiếu tôn trọng – xin hãy nhớ lại tiếng kêu của George W. Bush khi ông gọi “Này, Blair”, như thể vị thủ tướng Anh lúc đó, ông Tony Blair, chỉ là một người chăn bò vậy – tự nhiên người ta phải tự hỏi liệu nước họ cũng có bị coi là phụ thuộc hay không.

Những nhà độc tài “mềm” đang lên – những người mà nhà báo Bobby Ghosh gọi là những nhà dân chủ độc tài – đã sử dụng những cảm giác bực bội và lạnh nhạt này nhằm thu hút phiếu bầu. Những người ủng hộ họ không muốn bị áp bức, đúng là họ thực sự muốn ổn định và chủ quyền quốc gia – ước muốn này đã được các nhà lãnh đạo của họ thực hiện phần nào bằng cách hạn chế phe đối lập.

Với thành tựu của các phương tiện truyền thông đại chúng và các mạng xã hội hiện nay chỉ cần lôi kéo một ít người là có thể vươn tới toàn bộ phần còn lại của xã hội và kéo được tất cả mọi người sang phía một chính khách nào đó. Vì vậy, thay vì xây dựng những quần đảo ngục tù, các nhà độc tài mới tung ta những vụ án hình sự. Các bị cáo có thể là những đối thủ chính trị và những người phê phán ở Nga – ví dụ như nhà tài phiệt dầu mỏ Mikhail Khodorkovsky và luật sư chống tham nhũng Alexei Navalny – đến các nhà báo độc lập ở Thổ Nhĩ Kỳ của Erdoğan.

Dường như họ đã thuyết phục được công dân nước mình. Ít nhất 70% người Nga đồng ý với Putin rằng loại hình “dân chủ có quản lý” ưu việt so với các phiên bản chứa đầy hỗn loạn của hương Tây. Gần một nửa công dân Hungary cho rằng trở thành thành viên của Liên minh châu Âu – những giá trị tự do của tổ chức này bị Orbán chế nhạo – là không cần thiết. Và hơn 70% người Thổ Nhĩ Kỳ không ưa Mỹ, nước này bị Erdoğan lên án làm gia tăng các phương tiện truyền thông xã hội (“mối đe dọa tồi tệ nhất” mà Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp – thậm chí còn tệ hại hơn những cuộc tấn công chết người của Nhà nước Hồi giáo ở các thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ).

Khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, người ta chưa hiểu được mối liên hệ giữa chủ nghĩa tư bản và chế độ dân chủ. Rất nhiều người muốn lối sống phương Tây, được tiếp cận với công việc và hàng hóa như ở Mỹ, nhưng dường như họ không công nhận rằng muốn tiếp cận với lối sống đó thì tự do kinh tế và tự do cá nhân phải gia tăng – chính xác là những hình thức tự do vốn là nền tảng của xã hội dân chủ.

Nếu trong môi trường hiện nay mà các nước phương Tây tìm cách chỉ ra điều này thì có khả năng là người dân Nga, Hungary hay Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí sẽ còn tức giận hơn. Tốt nhất là làm việc với các nhà lãnh đạo của những nước đó. Nếu Putins, Erdoğans và Orbáns muốn tiếp tục hưởng lợi về mặt kinh tế từ hệ thống quốc tế mở, họ không thể tự lập ra luật lệ riêng.

Có thể thấy sức mạnh của cách tiếp cận này ở Nga, những biện pháp trừng phạt của phương Tây được áp dụng sau khi Putin sáp nhập Crimea, là tác nhân chính trong việc hạn chế sự xâm nhập của các phiến quân ủng hộ Nga vào miền đông Ukraine. Những nỗ lực của Putin đòi giành lại địa vi “siêu cường” cho nước Nga có thể được người dân Nga ủng hộ; nhưng mức độ ủng hộ sẽ giảm dần nếu người Nga phải đối mặt với viễn cảnh là mất tất cả những tiện nghi xuất phát từ nền kinh tế tương đối cởi mở mà đất nước họ đã được hưởng trong hơn hai thập kỷ qua.

Vào thời điểm khi mà ngày càng có nhiều người Nga bị tước hộ chiếu, không được đi ra nước ngoài, những người bị tư tưởng độc tài cám dỗ nên nhớ lại quan điểm căn bản do John F. Kennedy đưa ra trong bài phát biểu của mình ở Berlin vào năm 1963: “Tự do có nhiều khó khăn và chế độ dân chủ không phải là hoàn hảo. Nhưng chúng tôi không bao giờ phải xây dựng bức tường để giữ nhân dân của chúng tôi ở bên trong”.

_______

Nina L. Khrushcheva là trưởng khoa tại The New School ở New York và nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Chính sách Thế giới (World Policy Institute), bà làm giám đốc dự án nghiên cứu nước Nga của Viện này. Trước đó bà từng giảng dạy tại Columbia University’s School of International and Public Affairs và là tác giả cuốn: Imagining Nabokov: Russia Between Art and Politics và cuốn The Lost Khrushchev: A Journey into the Gulag of the Russian Mind.

Trích từ blog Phạm Nguyên Trường

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Chân dung bí thư 54 tỉnh thành



Trong số 54 Bí thư thành ủy, tỉnh ủy vừa được bầu, có 35 người tái đắc cử và 19 người mới đắc cử.



Bộ Chính trị quyết định nhân sự Bí thư Hà Nội
Ông Nguyễn Thanh Nghị làm Bí thư Kiên Giang



Tính đến trưa 25/10, đã có 54 Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 được bầu trên cả nước; trong đó, có 35 người tái đắc cử và 19 người mới đắc cử. Bí thư lớn tuổi nhất là 59 và trẻ nhất là 39 tuổi.

19 Bí thư mới đắc cử gồm:

Ông Lê Văn Thành, Phó Bí thư Thành ủy khóa XIV, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng đắc cử chức danh Bí thư Thành ủy.




Hai Bí thư trẻ nhất cùng sinh năm 1976 (từ trái sang) Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Đà Nẵng và Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư Kiên Giang


Ông Hoàng Đăng Quang sinh năm 1961, quê xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, thạc sĩ Toán học, cử nhân kinh tế, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy được Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình khóa XVI.


Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, sinh năm 1964, Phó Bí thư Thường trực Chủ tịch HĐND tỉnh khóa V được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khóa VI nhiệm kỳ 2015-2020 bầu làm Bí thư Tỉnh ủy khóa VI.

Ông Nguyễn Văn Lợi, sinh năm 1961, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2015-2020.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, sinh năm 1960, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Định.

Ông Nguyễn Văn Danh, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015- 2020. Ông Nguyễn Văn Danh sinh năm 1962, ngụ xã Phước Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Trình độ chính trị: Cao cấp; trình độ chuyên môn: Đại học Luật Hành chính, Đại học Chính trị. Nhiệm kỳ 2010-2015, ông Nguyễn Văn Danh là Phó Bí Thư thường trực Tỉnh ủy - kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang.

Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Cần Thơ lần thứ XIII đã bầu ông Trần Quốc Trung, sinh năm 1960 làm Bí thư Thành ủy Cần Thơ.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã bầu ông Lê Đình Sơn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 đã bầu ông Nguyễn Thanh Nghị, sinh năm 1976, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang khóa X. Ông là một trong hai Bí thư trẻ nhất nhiệm kỳ 2015-2020.

Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Đà Nẵng lần thứ XII bầu ông Nguyễn Xuân Anh, sinh năm 1976, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Ông Nguyễn Xuân Anh là một trong hai Bí thư trẻ nhất nhiệm kỳ này. Ông Nguyễn Xuân Anh, quê Hòa Tiến, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng; Tiến sỹ quản trị kinh doanh; Trình độ lý luận chính trị- cao cấp

Ông Phạm Văn Rạnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy khóa IX được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Long An nhiệm kỳ 2015-2020.

Ông Dương Văn Trang, sinh năm 1961, được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khóa XV, nhiệm kỳ 2015-2020.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020đã bầu ông Huỳnh Tấn Việt, sinh năm 1962 Chủ tịch HĐND tỉnh giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy khóa XVI.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk khóa XVI bầu ông Êban Y Phu, sinh năm 1956, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk, giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ. Ông Êban Y Phu cũng là Bí thư lớn tuổi nhất nhiệm kỳ này tính đến ngày 25/10.

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên khóa XIII đã bầu ông Trần Văn Sơn, sinh năm 1961, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy khóa XII giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2015-2020.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông đã bầu ông Lê Diễn, sinh năm 1960 làm Bí thư Tỉnh ủy khóa XI, nhiệm kỳ 2015-2020.






Từ trái sang, Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan; Bí thư Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh; Bí thư An Giang Võ Thị Ánh Xuân.



Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ 10 nhiệm kỳ 2015-2020 đã bầu ông Nguyễn Phú Cường, sinh năm 1967, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai.

Ông Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1961, Phó Bí thư Tỉnh ủy được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020.

Ông Đoàn Hồng Phong, sinh năm 1963, Chủ tịch UBND tỉnh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy khóa XIX.

35 Bí thư tái đắc cử gồm:

Ông Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang khóa XV tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Chẩu Văn Lâm sinh năm1967; quê quán xã Khuôn Hà, huyện Na Hang (nay là huyện Lâm Bình), tỉnh Tuyên Quang; dân tộc Tày; trình độ học vấn: Thạc sỹ Quản trị kinh doanh.

Bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng được Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X tiếp tục tín nhiệm bầu làm Bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2015-2020. Bà Võ Thị Ánh Xuân sinh năm 1970. Bà từng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ Nữ tỉnh khóa VIII (2006 – 2011). Từ 1/2011 đến nay là Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa IX, Bí thư Thị xã ủy Tân Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy An Giang. Bà Võ Thị Ánh Xuân đang là nữ Bí thư trẻ nhất nhiệm kỳ này.

Ông Lê Viết Chữ tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi khóa XIX, nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Lê Viết Chữ sinh năm 1963, quê Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, đã từng giữ các chức vụ: Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi, Bí thư Thành ủy Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng khóa X đã bầu ông Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng tái đắc cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy.

Ông Trần Công Chánh tái đắc cử chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang. Ông Trần Công Chánh, sinh năm 1959, quê quán xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Ông đã từng giữ các chức vụ: Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự Thành phố Cần Thơ; Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hậu Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang và đầu tháng 10 này ông vừa được Bộ Chính trị chuẩn y đảm trách chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVIII bế mạc vào chiều 16/10 tiếp tục tín nhiệm bầu ông Nguyễn Hoàng Anh làm Bí thư tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020.

Ông Dương Thanh Bình, sinh năm 1961, tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau khóa XV, nhiệm kỳ 2015-2020.

Ông Triệu Tài Vinh sinh năm 1968, tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang khóa XVI.

Ông Mai Tiến Dũng, sinh năm 1959, tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam nhiệm kỳ 2015-2020.

Ông Bùi Văn Tỉnh, sinh năm 1958, tái cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình nhiệm kỳ 2015-2020.

Ông Lê Thanh Quang, sinh năm 1960, tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa khóa XVII.

Ông Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1964, được tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum khóa XV.

Ông Nguyễn Khắc Chử, sinh năm 1958, tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu khóa XIII.

Ông Nguyễn Văn Vịnh, sinh năm 1960, được tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai khóa XV.

Ông Nguyễn Xuân Tiến, sinh năm 1958, được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng.

Bà Nguyễn Thị Thanh, sinh năm 1967, được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình khóa XXI.

Ông Nguyễn Đức Thanh, sinh năm1962, tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận.

Ông Hồ Đức Phớc, sinh năm 1963, tái đắc cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.

Ông Hoàng Dân Mạc, sinh năm 1958, được tín nhiệm tái cử giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ.

Ông Nguyễn Ngọc Quang, sinh năm 1958, được tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.

Ông Nguyễn Văn Đọc, sinh năm 1959, tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2015-2020.

Ông Hoàng Văn Chất, sinh năm 1959, tiếp tục được tín nhiệm bầu tái giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Sơn La.

Ông Trần Lưu Quang, sinh năm 1967, được tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh nhiệm kỳ 2015-2020.

Ông Phạm Văn Sinh, sinh năm 1958, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình.

Ông Trịnh Văn Chiến, sinh năm 1960, Bí thư Tỉnh ủy khóa XVII tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa khóa XVIII.

Ông Trần Trí Dũng, sinh năm 1959, tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh nhiệm kỳ 2015-2020.

Ông Trần Văn Rón, sinh năm 1961 được Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy khóa 10 nhiệm kỳ 2015-2020.

Bà Hoàng Thị Thúy Lan tiếp tục được Đại hội tín nhiệm bầu và tái đắc cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Ông Phạm Duy Cường, sinh năm 1958, tái đắc cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái khóa 18.

Ông Lê Trường Lưu (52 tuổi), Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên- Huế tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy, khóa 15, nhiệm kỳ 2015-2020.

Ông Lê Minh Hoan (54 tuổi), tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp

Ông Bùi Văn Hải, sinh năm 1960 tiếp tục được bầu giữ chức vụ danh Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX, tín nhiệm bầu ông Nguyễn Nhân Chiến, sinh năm 1960 tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy.

Ông Nguyễn Văn Du, sinh năm 1960, được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ X bầu ông Võ Thành Hạo, sinh năm 1959, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.

Tỉnh ủy khóa mới đã bầu ông Nguyễn Mạnh Hùng, sinh năm 1960 tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận.

Riêng TP.HCM, theo phân công của Bộ Chính trị, ông Lê Thanh Hải tiếp tục chỉ đạo Thành ủy cho đến ĐH Đảng toàn quốc lần thứ 12.

Tại ĐH Đảng bộ TP.HCM vừa qua, có 4 Phó bí thư Thành ủy được bầu là: ông Võ Văn Thưởng, Phó bí thư thường trực, phụ trách điều hành hoạt động của Thành ủy; ông Nguyễn Thành Phong; ông Tất Thành Cang và bà Nguyễn Thị Quyết Tâm.

(Theo VOV)

Ông Trần Quốc Tỏ, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.

Sáng nay, đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ 19 tổ chức ra mắt Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ mới, thông báo kết quả làm việc phiên họp thứ nhất.

Tại phiên họp thứ nhất, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã bầu 16 người vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa mới.

Tân Bí thư Thái Nguyên Trần Quốc Tỏ


Ông Trần Quốc Tỏ, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.


Ông Vũ Hồng Bắc, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và ông Bùi Xuân Hòa, Bí thư Thành ủy Thái Nguyên được bầu giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy.

Cũng tại phiên họp thứ nhất, hội nghị đã bầu 11 người vào Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.

Phát biểu tại đại hội, ông Trần Quốc Tỏ nhấn mạnh, tập thể Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa 19, nhiệm kỳ 2015-2020 tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất, dân chủ, kỷ cương và trách nhiệm; vững về bản lĩnh chính trị và kiên định về lập trường quan điểm; linh hoạt sáng tạo, vận dụng thời cơ, khắc phục khó khăn và vượt qua thử thách, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ về kinh tế - xã hội, ổn định về chính trị, quốc phòng và an ninh, xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đưa tỉnh Thái Nguyên phát triển nhanh và bền vững.

Theo Chinhphu.vn

Về các đền thờ Hai Bà Trưng tại đất Trung Quốc ngày nay


Biên giới quốc gia ngày nay giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải là cương giới thời cổ. Vì vậy, rất có thể lãnh thổ nước ta thời Trưng Vương đã lan đến gần như toàn bộ khu vực nay là hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và một phần nhỏ của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Tuy nhiên, lãnh thổ này là dựa trên cơ sở kế thừa lãnh thổ nước Nam Việt cũ (tương ứng với bộ Giao Chỉ/châu Giao thời Hán thuộc), chứ thực sự là nó rộng lớn hơn rất nhiều so với thời Văn Lang. Hơn nữa, trong sách "Đại Việt sử ký tiền biên", Ngô Thì Sĩ có lời bình: "Cho nên tiếc Ngũ Lĩnh, là tiếc cái sau khi bà Trưng mất". Ngũ Lĩnh là tên hệ thống các dãy núi mà nay chạy qua các tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc. Các sử gia thời phong kiến quan niệm: dãy Ngũ Lĩnh chính là ranh giới phía Bắc của nước Việt ta thời nhà Triệu và thời Trưng Vương, ngăn cách với lãnh thổ nhà Hán (Trung Quốc).


Bản đồ nước Văn Lang vào thế kỷ 3 TCN


Bản đồ nước Nam Việt (khoảng thế kỷ 2-3 TCN)


Bản đồ Lĩnh Nam thời Trưng Vương (40-43 sau Công nguyên)

Thời nhà Triệu nước Nam Việt, phần lớn lãnh thổ Quảng Tây hiện nay là quận Quế Lâm, khu vực tỉnh Quảng Đông là quận Nam Hải, phía tây nam Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam là quận Giao Chỉ. Cũng thời bấy giờ, khu vực Hồ Nam ngày nay chính là nước Trường Sa, chư hầu phiên thuộc nhà Tây Hán.

TRƯỚC thời nhà Triệu thì Quảng Đông, Quảng Tây là đất đai của người Bách Việt (tuy còn hoang sơ, dân cư thưa thớt so với miền Bắc Việt Nam cùng thời), còn Hồ Nam là một phần của nước Sở.

Sau đây là danh sách đền thờ Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh tại lãnh thổ miền nam Trung Quốc bây giờ:


1. Tại Quảng Đông:

* Thờ Hai Bà Trưng: Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Người dân đã dựng đền thờ Trưng Nữ Vương ở xã Hát Giang, huyện Phúc Lộc (nay ở Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) và ở đất cũ thành Phiên Ngung cũng có."

Phiên Ngung là kinh đô nước Nam Việt xưa, nay là thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

* Thờ các tướng lĩnh: Hiện nay, tại quận Khúc Giang thuộc địa cấp thị Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông còn đền thờ nữ tướng của Hai Bà Trưng là Đàm Ngọc Nga, tước Nguyệt Điện Tế Thế công chúa, giữ chức Tiền Đạo tả tướng quân, phó thống lĩnh đạo binh Nam Hải. Tại đây còn nhiều di tích trong trận chiến long trời lở đất của bà với quân Mã Viện.

Cũng tại Khúc Giang, còn có đền thờ nữ tướng Trần Thị Phương Châu, tước Nam Hải công chúa. Bà tuẫn tiết tại đây vào đầu cuộc khởi nghĩa năm 39. Sử Việt có ghi vào năm 1288, vua Trần Nhân Tông đã sai Đại thần Đoàn Nhữ Hải qua Khúc Giang trùng tu đền thờ bà.

Tại Quảng Đông còn nhiều đền thờ nữ tướng Nguyễn Thánh Thiên, tước Thánh Thiên công chúa, giữ chức Bình Ngô đại tướng quân, thống lĩnh binh mã trấn thủ vùng Nam Hải. Bà hi sinh tại vùng này vào năm 42.

Tại dọc bờ biển các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến và đảo Hải Nam có nhiều đền thờ nữ tướng Trần Quốc (Nàng Quốc), tước Gia Hưng công chúa, giữ chức Trung Dũng đại tướng quân, Đô đốc, trưởng quản thuỷ quân trấn bắc Nam Hải. Bà có trận thuỷ chiến lẫy lừng ở quận Uất Lâm (nay thuộc Quảng Tây). Dân các vùng này đã tôn bà là Giao Long Tiên Nữ giáng trần vì bà rất hiển linh.

Nguồn:http://diendannguoivietquocgia.com/N...icle%20168.htm


2. Tại Quảng Tây:

* Thờ Hai Bà Trưng: Nhà báo Phạm Hồng cho biết, ông đã thấy những ngôi đền thờ "Mụ Trưng", "Mụ Trắc" trên đất Quảng Tây.

Nguồn: http://kienthuc.net.vn/phong-thuy/tr...ba-120434.html

* Thờ các tướng lĩnh: Tại Quảng Tây cũng còn nhiều đền thờ nữ tướng Nguyễn Thánh Thiên, tước Thánh Thiên công chúa, giữ chức Bình Ngô đại tướng quân, thống lĩnh binh mã trấn thủ vùng Nam Hải. Bà hi sinh tại vùng này vào năm 42.

Nguồn:http://diendannguoivietquocgia.com/N...icle%20168.htm


3. Tại Hồ Nam:


* Thờ Hai Bà Trưng: Trên đất Trung Quốc mà lại có đền thờ Bà Trưng? Lạ, nhưng có thật. Vì nguồn thông tin này do hai nho sĩ Việt Nam từng đi sứ sang Trung Quốc, từng nhìn thấy ngôi đền và ghi chép lại trong thơ văn của họ. Đó là Nguyễn Thực và Ngô Thì Nhậm.

Nguyễn Thực (1554 - 1637) người làng Vân Điềm (tên nôm là làng Đóm), nay thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh. Ông đỗ tiến sĩ nhị giáp khoa thi đình đầu tiên của nhà Lê Trung hưng mở tại Thăng Long (năm 1595).

Nguyễn Thực là vị quan thanh liêm, chính trực, được người đương thời trọng vọng. Trong thời gian được cử đi sứ sang Trung Quốc, ông có làm một số thơ, nhưng sau đó bị thất lạc.

Tới thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn sưu tầm được 10 bài, trong đó có 4 bài làm trong thời gian đi sứ. Trong 4 bài này, có một bài cho biết là ở Trung Quốc, phía nam dãy núi Ngũ Lĩnh có đền thờ Trưng Vương. Đó là bài "Nam hoàn chí Ngũ Lĩnh" (về Nam đến rặng núi Ngũ Lĩnh):

Ngũ Lĩnh điêu nghiêu trấn Việt thùy
Hứa đa cảnh trí chiếm thanh kỳ
Uất thông đông hậu thùy thiên cán
Nùng diễm xuân tiền mai nhất chi
Đồng trụ Trưng vương lưu cựu tích
Thạch nhai Trưng tướng phục tùng từ
Phong cương tự cổ phân trung ngoại
Thậm tiễn thiên công xảo thiết thi

Dịch:

Núi Ngũ Lĩnh chất ngất trấn ở vùng biên cương đất Việt
Biết bao cảnh trí tươi tắn kỳ lạ
Sau mùa đông ngàn cây tùng xanh um
Trước mùa xuân một nhành mai diễm lệ
Cột đồng còn lưu dấu cũ Trưng Vương
Đường đá nghiêng bên ngôi đền Trưng tướng
Chốn biên cương từ xưa phân rõ trong, ngoài
Rất phục thợ trời sao khéo đặt bày

Tác giả viết bài này khi về tới dãy núi Ngũ Lĩnh ở Trung Quốc, tức dãy núi làm ranh giới hai nước Sở, Việt thời cổ. Sở là khu vực tỉnh Hồ Nam (phía Nam hồ Động Đình) và Việt là khu vực tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay. Về tứ thì đây là bài thơ đẹp một cách hồn hậu. Có thể, khi đó là cuối mùa đông nhưng gió xuân đã thổi nên tùng bách vẫn xanh um, mà một bông hoa mai trắng đã nở chào mùa xuân mới đang tới.

Song, chúng tôi lại lưu ý tới một chi tiết về lịch sử ở câu thứ 5 - Cột đồng lưu dấu cũ Trưng Vương. Trưng Vương ở đây chính là vua bà Trưng Trắc của chúng ta, người đã giành lại độc lập cho đất nước và làm vua trong 3 năm, từ năm 40 đến 43.

Cột đồng là muốn nhắc lại việc Mã Viện cướp các trống đồng đất Việt, đúc thành cột dựng ở một số nơi để ghi chiến công (cũng như đem về Trường An đúc ngựa đồng đặt ở cung vua).

Còn dấu cũ Trưng Vương, hẳn là dùng để chỉ ngôi đền đã được dựng lên để thờ vị nữ anh hùng của dân Việt. Nói rằng đó là ngôi đền thờ bà Trưng vì còn một chứng cứ nữa. Đó là điều mà hai thế kỷ sau Ngô Thì Nhậm có dịp nhắc lại khi ông đi sứ.

Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) quê ở Tả Thanh Oai (tên nôm là làng Tó) nay thuộc huyện Thanh Trì. Năm 1793, ông có đi sứ nhà Thanh, có sáng tác tập Hoàng Hoa đồ phả - một tập thơ có cả những bức vẽ. Trong tập đó có một bài nhan đề Phân Mao lĩnh (Núi Phân Mao):

Nhất đái thanh sơn Sở, Việt giao
Hoàng Mao dịch lộ nhậnPhân Mao
Thiên thư bất tận Hành Sơn Lĩnh
Địa khí hoàng phù Nhạn Trạch Mao
Trưng Trắc kiếm mang khai động phủ
Uy đà quế đố lạc sơn sào
Phong lai giải uấn tay nam lợi
Vị ứng Hùng Bi vạn nhận cao

Nghĩa là:

Một dải núi xanh ở nơi giáp giới với Sở và Việt
Trên đường đến trạm Hoàng Mai nhận ra đó là núi Phân Mao
(Ranh giới của Trung Hoa là do) Sách trời định ra không quá núi Hành Sơn (1)
Khí đất làm trôi ngược lông chim nhạn ở Nhạn Trạch (về phía nam)
Lưỡi kiếm của bà Trưng mở ra động phủ
Sâu quế của Triệu Đà còn đầy trong hang núi
Gió từ tây nam làm nguôi cơn nồng
Coi thường núi Hùng Bi dù cao tới muôn sải (2)

Ngô Thì Nhậm có lời chú thích rằng: “Núi Phân Mao ở địa giới Hành Sơn, tỉnh Hồ Nam, có cỏ mao rẽ hai ngả Nam Bắc, trên đường đi có biển đề Phân Mao lĩnh”.

Như vậy thì núi này là chỗ ranh giới hai nước Sở, Việt. Như đã nêu ở trên, Sở là khu vực tỉnh Hồ Nam và Việt là khu vực hai tỉnh Lưỡng Quảng ngày nay. Và vậy là, theo bài thơ này, tại Hồ Nam có đền thờ bà Trưng Trắc.

Không rõ về sự kiện này thì Ngô Thì Nhậm rút từ tư liệu nào? Chính sử Việt Nam và Trung Quốc không có ghi chép gì về sự kiện đó. Có thể đó chỉ là truyền thuyết? Nhưng cơ sở để hình thành truyền thuyết này thì có thể giải thích được.

Các sách chính sử có ghi là sau khi Mã Viện hoàn thành công việc xâm lăng đã bắt trên 300 cừ suý (có thể hiểu là “tướng lĩnh cừ khôi”) người Việt đưa về Trung Quốc, an trí tại Linh Lăng. Linh Lăng chính là phần đất phía Nam tỉnh Hồ Nam.

Số ba trăm cừ suý đó, tất phải là các thủ lĩnh nghĩa quân, tướng lĩnh của Hai Bà và các lạc hầu, lạc tướng, đã kiên quyết chống lại quân Mã Viện. Những người dân Việt yêu nước này, tuy bị đầy ải xa quê hương nhưng vẫn hướng về đất Tổ, lập “miếu Bà Trắc” để tưởng nhớ thủ lĩnh của mình, thể hiện ý chí bất khuất của người Việt.

Những câu chuyện về cuộc khởi nghĩa kháng chiến ngày đó tất cũng được lưu truyền trong cộng đồng đó, nhưng rồi trải qua bao đời, chuyện bị “khúc xạ”, trở thành truyền thuyết Hai Bà Trưng đánh Mã Viện trên đất Hồ Nam.

Miếu Bà Trắc ở bên hồ Động Đình đúng là biểu tượng hiên ngang bất khuất của người Việt thời Hai Bà Trưng, dù bị tách khỏi quê hương. Còn về cột đồng được nhắc tới trong thơ Nguyễn Thực thì có thể hiểu là Mã Viện sau khi an trí các cừ suý Việt ở Linh Lăng thuộc Hồ Nam, Ngũ Lĩnh thì cho dựng một (hoặc nhiều) cột đồng để tự biểu dương chiến công. Nhưng các cừ suý Việt đã xây ngay đền thờ Hai Bà ở chỗ có cột đồng nọ để khẳng định bản lĩnh của cộng đồng mình.

Dù sao, “Miếu thờ Trưng Vương” ở đất Hồ Nam là có thật.

Báo hanoimoi.com.vn
- - - - - - - -
(1) Hành Sơn: tên dãy núi trùng điệp trên địa bàn huyện Hành Dương.
(2) Hùng Bi là một dãy núi ở huyện Kỳ Dương, huyện cực Nam của tỉnh Hồ Nam.

Nguồn:http://www.nguyenthaihocfoundation.o...ngnuvuong4.php

* Thờ các tướng lĩnh: Nữ tướng Phật Nguyệt, được Trưng Vương phong làm Phật Nguyệt công chúa, giữ chức Thao Giang Thượng tả tướng thuỷ quân, Chinh Bắc đại tướng quân, tổng trấn khu hồ Động Đình - Trường Sa. Bà có trận đánh kinh hồn chiến thắng Mã Viện, Lưu Long và Đoàn Chí ở hồ Động Đình (nay ở phía Đông Bắc tỉnh Hồ Nam). Hiện di tích về bà còn rất nhiều: tại chùa Kiến Quốc thuộc thành phố Trường Sa (thủ phủ tỉnh Hồ Nam), tại ngôi chùa trên núi Thiên Đài trong hệ thống dãy núi Ngũ Lĩnh.

Tại cửa Thẩm Giang chảy vào hồ Động Đình còn có miếu thờ nữ tướng Trần Thiếu Lan. Cả ngàn năm qua, mỗi lần sứ thần của Việt Nam đi ngang qua đều vào tế lễ bà. Hiện nay cũng còn một ngôi mộ mang tên bà.

Nguồn:http://diendannguoivietquocgia.com/N...icle%20168.htm]
thay đổi nội dung bởi: Talent Manager, 16-02-2015 lúc 22:33
10 vạn câu hỏi vì sao

1. Tại sao chế độ độc tài ở các nước tư bản châu Á lại "dọn đường" cho kinh tế phát triển?
2. Về nền dân chủ kiểu châu Á Khổng giáo
3. Tinh thần dân chủ ở nước ta thời Hùng Vương
4. Mùa đông thời Hùng Vương thì dân ta mặc gì?
5. Xã hội Việt Nam hiện nay giống với thời kỳ Pháp thuộc ở những điểm nào?
6. Công nghệ thông tin và Công nghệ văn hóa trong thế kỷ 21
7. Học Lịch sử để làm Kinh tế, Văn hóa và Du lịch

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Điều cần đổi mới là dân chủ trong bầu cử




Ông Võ Viết Thanh, nguyên ủy viên Trung ương Đảng khóa VI, nguyên chủ tịch UBND TP.HCM, vào thẳng ngay vấn đề khi trao đổi với chúng tôi về những điều mà ông mong mỏi nhất trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc.


Tiến sĩ Phạm Bá Khoa (đứng) góp ý về công tác cán bộ: “Trẻ ở đây không chỉ tuổi mà còn có cách nhìn, tư duy mới, sáng tạo, sát cuộc sống và gần dân hơn” - Ảnh: Lâm Hoài

"Đảng đã đi tiên phong trong đổi mới kinh tế, giờ đây Đảng cũng phải đi tiên phong trong lộ trình đổi mới hệ thống chính trị với tư duy tiến bộ. Đó là quy luật khách quan và tất yếu... Tại Đại hội Đảng toàn quốc tới đây, điều cốt tử cần đổi mới là dân chủ trong bầu cử".

Ông Võ Viết Thanh, nguyên ủy viên Trung ương Đảng khóa VI, nguyên chủ tịch UBND TP.HCM, vào thẳng ngay vấn đề khi trao đổi với chúng tôi về những điều mà ông mong mỏi nhất trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc.

Thực hiện “Dân bầu Đảng cử”


*Hẳn nhiên là điều đó ông đã rút ra từ kinh nghiệm tham dự liên tiếp sáu kỳ đại hội Đảng toàn quốc của mình?

- Ông Võ Viết Thanh: Từ những trải nghiệm của mình qua nhiều công việc khác nhau và từ những thúc đẩy, đòi hỏi đổi mới, điều chỉnh không ngừng của sự hội nhập ngày một sâu rộng của đất nước, tôi không thể không nói ra những bức xúc này dù có chạm vào vấn đề thường được coi là nhạy cảm.

Đảng của chúng ta đã đủ trưởng thành và từng trải để chủ động đổi mới một cách trí tuệ, không chờ đợi hoặc bị tác động tiêu cực từ bất cứ đâu.

Tôi muốn trong văn kiện đại hội lần này phải nêu thật rõ ràng: thực hiện thể chế dân chủ trong Đảng một cách thực chất, từ đó tiến tới hoàn thiện hơn thể chế dân chủ, tự do trong xã hội.

Nếu trong Đảng không có dân chủ, không tôn trọng tự do của đảng viên thì xã hội còn rất lâu mới có dân chủ. Đảng nhất định phải đi tiên phong trong vấn đề này.

* Cụ thể vấn đề dân chủ trong Đảng mà ông đề cập là gì?

- Thể chế chính trị của chúng ta hiện nay từ phường xã, quận huyện, tỉnh thành, trung ương đều có hệ thống Đảng và chính quyền song hành, mỗi cấp quản lý hàng ngàn, vạn, triệu dân.

Thế nhưng, người dân lại chưa được quyền chọn lựa những cán bộ quản lý họ, chỉ một số người được biết và được bầu ở mỗi cấp. Đường lối cán bộ như vậy không còn phù hợp, khiến cho dân chủ bó hẹp trong một tổ chức, một nhóm người.

Cứ tiếp tục như vậy, ngay những người tài đức trong Đảng cũng khó được phát huy, phát triển, số người tài ngoài Đảng ít có cơ hội.

Lâu nay cơ chế ấy đã sinh ra nạn chạy chức, chạy quyền và sau khi có chức, quyền rồi thì sinh ra nạn tham nhũng mà các cấp lãnh đạo cao nhất đã phải gọi là “quốc nạn, nội xâm”, tức là không còn từ gì nặng hơn nữa nhưng bệnh lại vẫn không chữa được.

Tôi cho rằng bầu cử từ cấp thấp đến cấp cao cần phải tổ chức thật dân chủ, tranh cử nhiều người, thực hiện phổ thông đầu phiếu. Chưa thể làm ngay tất cả thì cũng phải để ứng viên tranh cử, người dân bầu cử trực tiếp ở một cấp nào đó, quận huyện, tỉnh thành chẳng hạn. Và tổng bí thư thì đại hội trực tiếp bầu, thủ tướng được bầu tại Quốc hội...

Đường lối thể hiện trong báo cáo chính trị, nghị quyết đại hội không phải là bất biến trong năm năm, nhất là khi tình hình thế giới thay đổi nhanh như lúc này. Chỉ có chọn nhân sự đúng thì mới làm được, đổi mới được, phát triển được.

Ông Võ Viết Thanh - Ảnh: Tự Trung


Chọn người có dũng khí

* Như thế nào là một người mà ông gọi là “nhân sự đúng”, và nên làm thế nào để chọn được họ?

- Không cần nói nữa về những tiêu chuẩn “tài, tâm, đức” mà đã có hàng vạn, hàng triệu người dân đòi hỏi. Tôi muốn thêm vào một tiêu chuẩn: nên lựa chọn người có dũng khí, quyết đoán để trong lúc cần sự quyết liệt họ sẽ có được quyết định có lợi cho quốc gia, dân tộc.

Và không nên chọn những người bảo thủ, giáo điều, nói nhiều làm ít, không dám đột phá. Những cán bộ như vậy không nên bầu, chức quyền của họ càng cao thì tác hại cho dân, cho nước sẽ càng nhiều.

Chỉ có thể nhận ra đúng “họ” trong một cuộc tranh cử thật sự dân chủ. Thể chế bầu cử của chúng ta chưa công nhận các hoạt động vận động bầu cử, nhưng thực tế nó vẫn tồn tại, diễn ra ngấm ngầm và biến thành tiêu cực.

Tôi ủng hộ vận động bầu cử công khai, minh bạch, vì lợi ích quốc gia dân tộc. Các ứng cử viên trình bày, tranh luận, trả lời chất vấn trước đại hội và trước những ứng viên khác về những quan điểm của họ, tâm huyết của họ, những gì họ đã làm, sẽ làm, thể hiện những thành công họ đã đạt được, những sai lầm họ đã mắc phải...

Cử tri sẽ nhận ra và hiểu được tâm, đức, tài của họ trong các cuộc tranh luận ấy, sẽ đánh giá được dũng khí của họ nếu họ dám thừa nhận sai và dám sửa...

Cử tri cũng có quyền yêu cầu ứng viên công khai tài sản để kiểm soát. Lúc đó sẽ giảm được tối đa những kẻ cơ hội, bất tài lên làm lãnh đạo, giảm tối đa nạn chạy chức, chạy quyền, tham nhũng...

* Vậy làm thế nào để những mong ước mang tính lý tưởng ấy của ông và nhiều người khác có thể trở thành hiện thực?

- Phải chuẩn hóa thể chế dân chủ ấy bằng luật pháp ở các vấn đề cán bộ, bầu cử. Muốn vậy cần phải thật sự đột phá, thay đổi từ quan điểm.

Phải thay “Đảng cử Dân bầu” bằng “Dân bầu Đảng cử”. Trước nay, chúng ta tìm cán bộ trong đội ngũ, lấy quan điểm đấu tranh giai cấp làm động lực phát triển.

Hiện nay phải lấy lòng yêu nước làm động lực phát triển, tạo điều kiện để mọi người Việt Nam dù xuất thân từ đâu, có là đảng viên hay không, nếu có tài, có đức, được dân chúng lựa chọn, tín nhiệm bầu chọn đều có thể trở thành lãnh đạo, cầm quyền ở các cấp của hệ thống chính trị.

Điều này nhất định phải làm. Tự do, dân chủ, nhân quyền không thuộc sở hữu bất cứ nước nào mà đó là nguyện vọng của nhân loại tiến bộ, trong đó có nhân dân Việt Nam.

Không có dân chủ thì không thể phát huy được tài năng, trí tuệ cá nhân, ẩn chứa những mầm mống mất ổn định xã hội trước mắt và lâu dài.

Trong lịch sử Đảng ta đã có nhiều sai lầm mà đều xuất phát từ nguyên nhân mất dân chủ, thiếu dân chủ, chỉ một số người biết, một số người quyết. Những bài học đó không bao giờ được quên...

Đoàn cần tham gia giám sát và phản biện xã hội

Đó là kiến nghị của đại biểu tại hội nghị lấy ý kiến cán bộ, đoàn viên thanh niên cơ quan Trung ương Đoàn góp ý kiến dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng do Trung ương Đoàn tổ chức ngày 26-10.

TS Lê Văn Cầu (tổng biên tập tạp chí Thanh Niên) cho rằng trong dự thảo báo cáo chính trị cần nhấn mạnh thêm vai trò, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về giám sát và phản biện xã hội vì Đoàn là tổ chức chính trị - xã hội gần Đảng nhất, được Đảng xác định “xây dựng Đoàn là xây dựng Đảng trước một bước”.

Ngoài ra, theo TS Lê Văn Cầu, cần xác định rõ hơn trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong lãnh đạo và tạo cơ chế để Đoàn giám sát và phản biện xã hội một cách có hiệu quả thiết thực...

Cho rằng trong báo cáo chính trị về chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là nhân tài trẻ, chưa thật sự rõ nét, còn chung chung, tiến sĩ Phạm Bá Khoa (giám đốc Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam) đề nghị trong công tác xây dựng Đảng cần lấy công tác cán bộ làm khâu đột phá quyết định, trong đó cần quyết liệt trong công tác trẻ hóa cán bộ lãnh đạo các cấp.

Đây là hội nghị thứ 12 liên tiếp được Trung ương Đoàn tổ chức trong các giới, ngành để lấy ý kiến góp ý cho dự thảo văn kiện đại hội.

LÂM HOÀI

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Ngục Trung Nhật Ký không phải của HCM



Bút Sử (taytienhai76-79) – Theo học giả Lê Hữu Mục, trong quyển sách “Hồ Chí Minh Không Phải Là Tác Giả “Ngục Trung Nhật Ký”, 1990, ông đã đưa ra đầy đủ bằng chứng để kết luận tập thơ này ra đời dưới sự dàn dựng công phu của ban biên soạn thuộc hệ thống Đảng Cộng Sản Việt Nam.



Một bằng chứng hùng hồn nhất là hình bìa nguyên thủy của tập thơ chữ Hán in hình hai bàn tay bị xiềng nắm chặt lại đưa lên, phía trên đề ngày 29-8-1932 đến 10-9-1933, nghĩa là tập thơ được sáng tác trong giai đoạn trên. Nhưng theo cộng sản Việt Nam thì tập thơ được “Bác” sáng tác từ 29-8-1942 đến 10-9-1943, trong giai đoạn “Bác” bị bắt tại biên giới Trung Việt, bị giam nhà tù của Tưởng Giới Thạch qua nhiều trại từ Tĩnh Tây, Thiên Bảo, Long Tuyền, Điền Đông, Quả Đức, Long An, Đồng Chính, Nam Ninh, Bào Hương, Lai Tân, Liễu Châu. Cứ như thế Hồ Chí Minh bị chuyển đi chuyển lại 30 nhà tù của 13 huyện tỉnh Quảng Tây.

Ông Đặng Thai Mai với chức vụ Chủ Tịch Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật được giao nhiệm vụ hiệu đính cuốn thơ trong thời gian 1959-1960 đã bị Đảng cho là có những câu hỏi “lẩm cẩm.” Ông đã đặt thắc mắc lên Ban Tuyên Giáo để ban này đưa lên Hồ Chí Minh. Câu hỏi : Tại sao hình bìa cuốn thơ có ghi 29-8-1932 đến 10-9-1933 mà khi dịch ra thì phải sửa thành 29-8-1942 đến 10-9-1943? Hồ Chí Minh không trả lời gì cả, giữ mãi thái độ lặng im, lại ve vuốt ông Mai và vội vàng thăng chức cho Đặng Thai Mai làm Viện Trưởng Viện Văn Học, một chức vụ bao trùm mọi sinh hoạt văn học.

Nếu Hồ Chí Minh làm ra những bài thơ này vào giai đoạn 1942-1943, tại sao Trần Dân Tiên (bút danh của Hồ Chí Minh) không đề cập tới những sáng tác của ông khi cho ra cuốn “Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Chủ Tịch Hồ Chí Minh” vào 1948? Đây là một cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó ông Hồ tự viết về mình, tự ca ngợi đánh bóng cá nhân ông ta. Những bài thơ hay như vậy mà ông không nhớ ra để ghi vào sách hay sao?

Theo giáo sư Lê Hữu Mục, 1958 sau khi dẹp xong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, Đảng thấy cần “sáng tạo” ông Hồ thành một lãnh đạo văn nghệ để ngăn ngừa những vụ nổi dậy sau này.

Tập thơ gốc và tập thơ do Đảng tạo ra lại cách nhau khỏang 10 năm. Ban dịch thuật ngụy ra những ngày tháng trong đó cho tương xứng với những ngày Hồ Chí Minh bị giải đi các nhà giam bên Trung Quốc. Hầu hết là thơ chính gốc và một số ít thơ thật của Hồ Chí Minh. Người ta thấy ngay hai cách hành văn, hai tư tưởng, hai hoàn cảnh khác nhau…

Nhân vật Già Lý là ai trong “Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch” của Trần Dân Tiên?

Trần Dân Tiên viết (trang 87): “Hai người bị bắt làm ông chú ý hơn cả: một em bé học nghề mười ba tuổi….; và một tướng cướp già bị bắt vì bị bạn tố giác. Người này độ sáu mươi tuổi, hoà nhã, mưu trí và gan góc, giỏi chữ Trung-quốc, làm được thơ. Y tự cho mình là một anh hùng và cho ông Nguyễn cũng là một anh hùng. “Tôi là một con sư tử rơi xuống hố. Anh cũng là một con rồng mắc cạn,” y vừa nói vừa thở dài. Nhưng y rất lạc quan, nói tiếp thêm: “Sư tử một ngày kia sẽ trở về làm chúa sơn lâm, còn rồng một ngày kia sẽ bay lên trời và làm chúa tể gió mây.” Già Lý làm chúa một dãy núi…Lý khá ác với người giàu, nhưng rất tử tế với người nghèo. Vì vậy Lý đưọc nhân dân trong vùng vừa yêu vừa sợ.”

Trên là một số nét chánh về Già Lý mà Hồ Chí Minh đã tả trong sách khi ở tù chung với Lý tại nhà khám lớn ở Hong Kong từ 1932-1933. Lúc này Già Lý đã 60 tuổi , Hồ Chí Minh chỉ khoảng 42.

Lão phu nguyên bất ái ngâm thi (bài 2, Khai quyển)

Lão phu hoà lệ tả tù thi (bài 110, Thu dạ).

Theo giáo sư Lê Hữu Mục, 60 tuổi thì gọi là kì, 70-80 là điệt, 80-90 là mạo. Như vậy, những bài thơ trong đó tự xưng “lão” chắc chắn là của một người già, không phải ở tuổi 52 của Hồ Chí Minh, nếu cho rằng ông ta làm lúc ở tù tại Trung Quốc 1942.

Bài sau đây chứng tỏ tác giả là một người Trung Hoa (Hán):

Anh nói (bài số 7)

Trung thành, ta vốn không thẹn
Lại bị hiềm nghi là Hán gian!
Vốn biết là đời không dễ xử
Đến nay càng khó xử muôn vàn!

Hán gian nghĩa là người Trung Hoa mà đi làm tay sai cho giặc. Nếu Hồ Chí Minh bị nghi làm tay sai cho người Trung Hoa thì gọi là Việt gian.

Nhà ai hoa kết với đèn chưng
Quốc khánh vui reo cả nước mừng (bài 26)

Song Thập là ngày 10 tháng 10, tức ngày lễ lớn của Trung Hoa. Hồ Chí Minh là người Việt Nam thì hà cứ gì phải vui mừng trong ngày lễ của nước khác. Hơn nữa, năm 1942, nếu coi như thơ của Hồ thì lúc này bị ở nhà tù Tưởng Giới Thạch thì tại sao lại reo vui với kẻ thù?

Một bài thơ nói lên cảnh tù văn minh, không thể là cảnh nhà giam ở Trung Quốc:

Nhà Ngục (Nam Ninh)

Phòng giam kiến trúc rất ma-đăng
Đèn điện thâu đêm chiếu sáng trưng
Mỗi bữa chỉ vì duy có cháo
Cho nên cái bụng sợ chằng chằng!

Ma-đăng là phiên âm chữ modern của tiếng Anh, nghĩa là hiện đại, văn minh. Chỉ có nhà tù ở Hong Kong mới xây bằng xi măng cốt sắt với kiến trúc tân thời, có đèn điện thâu đêm. Nhà giam ở Quế Lâm, Liễu Châu v.v.., lúc Hồ Chí Minh ở tù 1942 thì làm gì có những tiện nghi như ở Hong Kong. Như vậy thì chắc chắn bài thơ này của Già Lý ở tù 1932. Hơn nữa, trong “Những Mẩu Chuyện…” còn kể về 1942, Hồ Chí Minh đa phần bị xích xiềng, bị dẫn dắt đi từ nhà tù này tới nhà tù nọ trong nhiều tháng. Khi được nghỉ ngơi thì Hồ lại chán, không biết phải làm gì. “Nhưng cụ khổ nhất là mất thì giờ ngồi không. Trong khi Cụ Hồ la lết tấm thân mệt lử từ nhà giam này đến nhà giam khác, có lẽ những việc lớn đang dồn dập trong nước và trên thế giới.” (trang 97).

Nhiều bài thơ trong Ngục Trung Nhật Ký thể hiện nhân cách một con người thoát tục, có tính siêu nhiên, tuy là một kẻ giang hồ. Một cái nhìn duy tâm của Già Lý trong:

Cảnh Chiều

Hồng nở rồi mai hồng lại rụng
Hoa tàn hoa nở những vô tình
Hương hoa bay thấy vào song ngục
Hương đến người tù tố bất bình!

Tư tưởng trên không thể là “tư duy” của những người cộng sản theo chủ thuyết duy vật. Khi ta đọc về Hồ Chí Minh của Trần Dân Tiên ta thây thể hiện một con người hoạt động đấu tranh, có tính mưu cầu. Hai nhân vật hoàn toàn khác nhau.

Phong cách thật của Hồ Chí Minh trong Ngục Trung Nhật Ký qua một ít bài thơ như:

Hạn chế (103)

Đau khổ chi bằng mất tự do
Đến buồn đi ỉa cũng không cho
Cửa tù khi mở, không đau bụng
Đau bụng thì không mở cửa tù!

Thiên bảo ngục (31)

Năm mươi ba dặm, một ngày dài
Aó mũ dầm mưa, giày rạc rài
Chỗ ngủ yên thâu đêm chẳng có
Ngồi trên hố xí đợi ngày mai

Cảnh tình này rất đúng trong trường hợp Hồ Chí Minh làm bài thơ trên khi bị tù tại Trung Quốc 1942. Trong “Những Mẩu Chuyện…”(trang 96): “Ăn uống thiếu, không khí thiếu, bẩn thỉu, ở lẫn với những người mắc bệnh giang mai, nghiện thuốc phiện. Nhà tù thường chật ních, người đến sau không có chỗ nằm. Ban đêm Cụ Hồ thường ngồi trên cầu xí ở ngay trong phòng giam. Nhưng cụ vẫn không được yên ổn. Lâu lâu cụ lại phải đứng dậy nhường chỗ cho một người đi ỉa đêm.” Ngôn ngữ và phong cách của hai bài thơ trên và trong sách Trần Dân Tiên hầu như giống nhau hoàn toàn. Cách dùng chữ rất trần trụi (ỉa) mà trong thơ Già Lý thì nhã và kín đáo hơn.

Trần Dân Tiên cho đó là phòng giam. Điều này chứng tỏ rằng những“nhà tù” mà Hồ Chí Minh trải qua trong giai đoạn 1942-1943 tại Trung Quốc chỉ là những trại giam với phòng giam chật hẹp, khác hẳn nhà tù lớn ở Victoria Hong Kong. Đa phần những bài thơ của Già Lý nói về nhà tù, nhà lao, không phải phòng giam.

Bài viết này chỉ đưa ra một vài điều chứng minh trong rất nhiều chi tiết mà học giả Lê Hữu Mục đã trình bày. Tuổi trẻ tại Việt Nam đến ngày nay vẫn còn phải học cái gọi là “tác phẩm” văn học của Hồ Chí Minh. Một vài sách báo của Mỹ khi viết về ông Hồ trong giai đoạn bị tù 1942 lại dẫn chứng bằng những bài thơ tù trên. Đó là điều đáng tiếc!


.
Tác giả NGỤC TRUNG NHẬT KÝ là ai? (Đỗ Thông Minh) – Một trong số 60 bài về “Nhật Ký Trong Tù” đăng trong một cuốn sách là của tác giả Trần Dân Tiên (chính là Hồ Chí Minh), giới thiệu về “Cụ Hồ thời gian ở tù bên Trung Quốc”.

Mặc dù người viết bài này cũng như không mấy ai được xem trọn vẹn bản gốc vì bản gốc cũng giống như “Di Chúc Hồ Chí Minh” hầu như không được phổ biến đầy đủ để tha hồ tuyên truyền tùy theo tình hình. Nhưng qua những gì chúng ta biết được, cũng có thể thấy hàng chục điều chứng tỏ Hồ Chí Minh không phải là tác giả của tập thơ. Cuốn sổ tay được nói là gồm phần đầu là thơ với 53 trang và phần sau ghi chép cũng bằng chữ Hán, nhưng nét bút khác hẳn và có thêm chú thích tiếng Việt và Pháp.

Cuốn này nguyên từ Trung Quốc lưu lạc qua Việt Nam, hay HCM mang về, bị bỏ quên ở chỗ nào đó, sau mới được lôi ra và trao cho trách nhiệm đánh bóng HCM… theo đúng tinh thần cực kỳ tự ái, luôn muốn tự đề cao và muốn người khác lầm tưởng mà đề cao mình của HCM.

Tham khảo các bài của BBC, Lê Hữu Mục (2003), Đỗ Nam Hải, Tâm Việt (2007), trang nhà Thi Viên, VN Thư Quán, Internet… (Xem theo link, bài viết dài có nhiều dẫn chứng)

Có người nghi ngờ, có người tin, có người cho là HCM lấy thơ người khác và viết thêm thơ mình vào, lập lờ đánh lận con đen…!?
Bìa Ngục Trung Nhật Ký
– Có viết bài “Vô Đề”.

Nhưng căn cứ vào những chứng cứ hiển nhiên, HCM không thể là tác giả của Ngục Trung Nhật Ký gốc được.

(無題)
精欲精身
神成神体
更大在在
要事獄獄
大業外中

(Vô đề)
Thân thể tại ngục trung
Tinh thần tại ngục ngoại
Dục thành đại sự nghiệp
Tinh thần cánh yếu đại.

(Người dịch không rõ)

(Không đề)
Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao;
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần phải càng cao.

Thêm một phát hiện mới về Ngục Trung Nhật Ký

Trần Đông Đức (RFA Blog) – Ngục Trung Nhật Ký của Hồ Chí Minh xưa này vẫn bị nhiều nghi vấn về sự đa dạng của cách hành văn. Nhiều học giả đã chăm chú vào nguồn gốc tác giả và tác phẩm qua các bài thơ và những năm tháng sáng tác đi đến nhiều kết luận rất gay cấn về tung tích và những năm tháng ở tù vào năm 1942 của tác giả.

Hiện nay, muốn tìm hiểu Ngục Trung Nhật Ký người ta không những phải tìm hiểu cách hành văn thời Nguyễn mạt khi chữ Hán thoái trào mà còn tìm đến những khẩu ngữ phía Nam Trung Quốc như Khách Gia, Quảng Đông rồi các thể loại Bạch Thoại trong tiếng Trung Quốc vì cách điệp âm điệp vận trong thơ này rất “ảo” không theo cơ sở thuận thính âm của Hán ngữ phương ngôn nào một cách dứt khoát. Nghi vấn có cơ sở lắm!

Nhiều người cứ tưởng tập này là thơ Đường chứ gì? Không đúng. Đường thi ý tự cô động, niêm luật nghiêm chỉnh, bằng trắc đối ngẫu rất có phương pháp mang tính kinh điển. Làm sai luật là không được với văn ngôn thi tập đâu!. Tuy vẫn có nhiều bài thơ Đường từ thời Đường cố ý phá chấp về luật thi để tạo tính phác họa đột phá vượt qua khỏi khuôn phép như kiểu Hoàng Hạc Lâu thì thi nhân rõ ràng đã có chủ ý mang tính khắc họa cao độ về mặt nghệ thuật bút pháp rồi. Không chê được.

Tiếng Hán đời sau bị các bộ tộc du mục như Mông Cổ, Nữ Chân (nhà Thanh), gọi chung là người Hồ vào cai trị Trung Quốc mà làm lu mờ âm điệu thời Đường. Chắc là do tầng lớp cai trị Mông Cổ, Mãn Châu nói lớ làm sao rồi cũng thành ngữ chuẩn, miệng của vua quan cai trị mà! Dân gian phải học theo mệnh khẩu nên dù có phát âm lệch lạc nhưng nay lại thành phổ thông thoại. Lại nói thêm, tiếng Trung Quốc ngày nay, đặc biệt là tiếng Phổ Thông không còn giữ được tiêu chuẩn bằng trắc như thời Đường nữa. Thanh điệu thì rút lại còn 4 dấu (“tái” trong tái giá và “tại” trong tại gia – không phân biệt), các âm vận phức tạp bị rút ngang xương hoặc cào bằng (“nam” trong nam nữ và “nan” trong nan giải – không phân biệt, “dục”trong dục vọng và “ngọc” trong ngọc thể – không phân biệt).

Do đó, người Trung Quốc ngày nay làm thơ Đường không còn chuẩn mực được nữa. Ngoài ra, từ đồng âm dị nghĩa quá nhiều, Hán ngữ hiện đại phải có biện pháp từ vựng hóa theo kết hợp hai chữ, ba chữ, hoặc bốn chữ Hán(thường là thành ngữ) gộp lại để dễ bề định nghĩa. Kiểu dùng đơn độc từng chữ từng nghĩa như thời xưa sẽ làm người Trung Quốc phải trở thành bà nội hết.

Lấy ví dụ chữ nãi trong tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là bà nội. Nhưng nếu gọi một chữ nãi trống không thì bà nội sẽ bị nặng tai không phân biệt cháu đang gọi cái gì. Do đó phải gọi là nãi nãi, bà nội mới nghe được rõ. Đây là sự ví von về đặc điểm đồng âm và biến âm trong tiếng Trung Quốc. Tương tự như thúc thúc, cô cô, ba ba, má má cần phải điệp âm để thành định nghĩa tạo nên sự thân thiết và không dễ lộn với các chữ đồng âm khác. Hiện nay, có khuynh hướng là chữ nào không điệp được thì thêm các tiền tố hoặc hậu tố… vào cho nó đa âm như kiểu thạch đầu, hầu tử… thuận tiện lúc diễn đạt, khỏi mất công giải thích từng chữ.

Đối chiếu theo đặc điểm tiếng Trung Quốc cổ đại để gọi là thơ thì bút tích trong Ngục Trung Nhật Ký phải nói là tuỳ tiện, bất chấp lề luật, từ vựng thì theo thể loại “bán văn bán bạch” mang tính hỗn dụng, có nghĩa là vừa nôm na vừa hoa lá theo tiếng Trung Quốc hiện đại.

Đặc điểm của Hán Ngữ của Việt Nam

Người Việt Nam viết chữ Hán vốn dựa theo tiêu chuẩn văn phong cổ Hán ngữ mang tính kinh điển cao mà trở thành sắc thái trang trọng điển nhã. Nếu tính chuyện nôm na theo thể loại quốc âm thi tập thì văn nhân sẽ viết chữ Nôm để tạo chất hương âm “phong thổ nhân tình” về bút pháp. Ngục Trung Nhật Ký không phù hợp vào hai tâm trạng này của người Việt Nam viết chữ Hán. Lạ quá!

Hiện nay đã có một số tìm tòi nhưng chủ đề này chắc là cần một luận án hàng tiến sĩ, cần được bảo vệ trước hội đồng hàn lâm mới chứng minh được chân tướng và trường phái nào của Ngục Trung Nhật Ký.

Trở lại vấn đề phát hiện về Ngục Trung Nhật Ký qua bài thơ “Văn Thung Mễ Thanh”, sách giáo khoa dịch là Nghe Tiếng Giã Gạo, bài thơ như sau

Hán:

Mễ bị thung thì, hấn thống khổ
Ký thung chi hậu, bạch như miên;
Nhân sinh tại thế dã giá dạng,
Khốn nạn thị nhỉ ngọc thành thiên.

Văn Trực – Văn Phụng dịch sang thơ Nôm:

Gạo đem vào giã, bao đau đớn
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông;
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công.

Ba câu đầu trong thơ Hán, rõ ràng mang nhiều dáng dấp của ngữ văn hiện đại Trung Quốc. Đây là loại bán văn bán bạch hỗn dụng theo kiểu dân gian. Rõ ràng chữ hấn (rất) và từ giá dạng (như vậy) là bạch thọai. Đem loại ngữ văn này vô thơ Đường đối với người biết chữ nghe kỳ lắm. Tuy nhiên, đây thuộc về cá tính phong cách thì phải tôn trọng nguyên tác.

Đặc biệt, tới cái câu thứ tư “Khốn nạn thị nhỉ ngọc thành thiên”, nếu dịch trắng ra tiếng ta là “khó khăn cho mày ngọc thành thiên (ngọc thành trời). Cái câu như này mà dịch thành “gian nan rèn luyện mới thành công” đúng là dịch kiểu trời chào luôn. Thế mà trích dẫn dạy con người ta mấy chục năm trong sách giáo khoa như là đúng rồi về đạo đức cách mạng.

Khi nói đến câu này, bạn Trần Quang Đức vốn là một người học sâu hiểu rộng về Trung Văn, Hán Việt, Hoa Ngữ thuộc bậc tài hoa về cổ học hiện nay đã viết trên facebook rằng:

“Trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh có một bài thơ thế này: Mễ bị thung thời hẩn thống khổ, ký thung chi hậu bạch như miên, nhân sinh tại thế dã giá dạng, khốn nan thị nhĩ ngọc thành thiên. (Bài nghe tiếng giã gạo – Văn thung mễ thanh). Ba câu đầu tuy rằng văn ngôn bạch thoại dùng lẫn lộn với nhau, song ý tứ cả bài có thể nhìn qua là rõ. Có điều câu cuối cùng ‘khốn nan thị nhĩ ngọc thành thiên – khó khăn là ngươi ngọc thành trời (ngày)’, xưa nay được giải thích là ‘phải qua rèn luyện gian khó mới có thể thành công’, song bất kể phân tích từ khía cạnh ngữ pháp, hay cách dùng từ, đều không thể giải thích cho thông suốt được. Đâu là chủ ngữ? Đâu là vị ngữ? Đâu là tân ngữ? Khốn nan (khó khăn) là gì? Khốn nan (khó khăn) thị (là) nhĩ (ngươi) sao? Nhĩ (ngươi) là ai? Nhĩ (ngươi) là ngọc? Ngọc biến thành thứ gì? Ngọc biến thành trời? Những câu hỏi này rõ ràng chỉ là trò đùa. Tuy nhiên nếu miễn cưỡng dịch theo từng chữ, cũng có thể hiểu thế này: Khó khăn là (một nhân tố, sẽ mang lại) ngày ngươi (chỉ hạt gạo) trở thành ngọc. Dẫu rằng như vậy, song khi đọc lên vẫn cảm thấy câu thơ trúc trắc. Do nghĩ mãi vẫn không có lời giải đáp, đành mong các bạn học rộng nhớ lâu giúp đỡ!” Hết trích

Nguyên văn đoạn trên Trần Quang Đức viết bằng chữ Hán:

胡志明詩集《獄中日記》有這麽一首:米被舂時很痛苦,既舂之後白如綿,人生在世也這樣,困難是你玉成天(聞舂米聲)。頭三句雖然文白相混,但整體意思可一目了然。不過最後一句“困難是你玉成天” ,向來被解釋為“經過艱難的鍛煉才能成功”,不管從語法上分析還是從用詞上講,都是講不通的。哪是主語呢,哪是謂語呢,哪是賓語呢?困難又是什么?困難是你嗎?你是谁?你是玉?玉變成什麽?玉變成天?这样提問显然只是玩笑話。勉強逐字翻译的话,倒也可以这么理解:困难是(一个因素,會带来)你变成玉的一天。儘管這樣,但是讀起來還是覺得文氣阻塞。在百思不得其解之下,只好有勞各位博學強記朋友幫忙幫忙!

Cái câu thơ cuối này thật là tối nghĩa. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng Ngọc Thành Thiên là tên của một loại gạo hay là tên của ai đó mang tính gợi ý theo dân gian! Vất vả cho mày quá “Ngọc Thành Thiên” ơi!.

Vậy thì đúng vấn đề! Con người được ví là hột gạo bị bầm dập trong cối hay là người đứng giã quá cực nhọc vất vả. Đứng ở góc cạnh nào thì cũng thấy sự ví von này hơi bị hỗn hàm.

Đọc Ngục Trung Nhật Ký theo tinh ý về Hán ngữ, Trung văn, cộng với một số kiến thức phương ngôn Trung Quốc và Hán Việt của Việt Nam ta thì thấy có nhiều điểm rất buồn cười. Tuy nhiên, các đoạn buồn cười này thì thường bị dịch một cách xuyên tạc qua tiếng Việt để khoả lấp nội dung và sự tối nghĩa của nó. Có khi lại được xào nấu lại để sáng tạo nên một góc cạnh tư tưởng mà không hề có trong nguyên tác.

Phân tích của Trần Quang Đức trong như kính, do đó nhận xét này không thể nào hời hợt và sai trật.

Tuy lời nhận xét trên facebook nhưng qua đó người ta thấy rõ một sự khám phá bắt đầu qua bài “Nghe Tiếng Giã Gạo”.

Con người được rèn luyện là hạt gạo, cái chày, cái cối hay là chính đương sự đứng giã vẫn là câu trả lời không dứt khoát. Ngục Trung – trong ngục phải nói là u ám bí mật. Không lẽ Ngọc Thành Thiên là bí danh của một đồng chí cách mạng nào chăng. Dù thế nào đi nữa “gian nan rèm luyện mới thành công” là dịch điêu để qua mắt thiên hạ.



Thư Pháp chữ Nôm của Trần Quang Đức – Bốn chữ tượng hình đọc từ trên xuống: Lấy Thúng Úp Voi.

Xuân về, đọc ba bài thơ thời niên thiếu của Bác Hồ(Tapchihuongnghiep) – Tháng 6 năm 1950, khi đang công tác ở Liên khu Bốn, nhà văn Sơn Tùng được cụ Cả Khiêm (tức cụ Nguyễn Sinh Khiêm) – anh ruột của Bác Hồ đưa cho một cuốn sổ ghi chép, ngoài bìa đề “Tất Đạt tự ngôn”.

Ba bài thơ bác Hồ làm lúc năm tuổi hay thơ ăn cắp Uyển Thi (Danlambao) – Đang lang thang trên mạng bỗng đọc được bài thơ của một thần đồng Việt Nam mới 5 tuổi, ở cái tuổi mà ăn uống còn phải đút mớm, đi tè đi ị còn ra quần mà lại biết làm thơ. Tôi mới vào trang đọc thì ra đó là cu Nguyễn Tất Thành (tức bác Hồ sau này) đúng là CSVN xạo đến thế là cùng, nói phét cũng phải có căn có ke chứ, đằng này một đứa bé lên năm chưa biết chữ mà lại làm thơ có vần có điệu, đặc biệt hơn còn có ý có tứ thì không thể có thật, thế mà đích danh thi sỹ có danh như Tố Hữu lại nhảy vào ca ngợi (1) hết lời mà không suy xét thì thật là tức cười.