Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Nguyễn Tấn Dũng - Nhân vật năm 2015???



Năm 2015 là năm sửa soạn cho Đại Hội 12 nên hứa hẹn nhiều tranh chấp về cả nhân sự lẫn đường lối của đảng Cộng sản, ông Nguyễn Tấn Dũng lại đang được dư luận nhắc tới như một Tổng Bí Thư đảng Cộng sản hay một Tổng Thống tương lai cho Việt Nam, nên một số vấn đề cần đưa ra nhằm nhận định và ước đoán tình hình của năm nay.



Thay đổi từ bên trong và bên trên


Thời gian qua đảng Cộng sản đã có một vài thay đổi lớn: nhiều vấn đề đã được mang ra Trung Ương Đảng bàn thảo để đi đến quyết định chung.


Như, Hội Nghị 10 lần này, theo nhiều nguồn tin thì ông Dũng đã dẫn đầu số phiếu tín nhiệm cao với trên 77 phần trăm phiếu. Đây là lần đầu tiên đảng Cộng sản để các Ủy viên Trung Ương Đảng đánh giá mức độ tín nhiệm các thành viên Bộ Chính trị.


Hay tại Hội Nghị 6, 10-2012, các Ủy viên Trung Ương Đảng đã từ chối lời đề nghị của Bộ Chính trị về “một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị”.


Người bị đề nghị kỷ luật được nêu danh “đồng chí X”, nhưng qua đồn đoán chính là ông Nguyễn Tấn Dũng. Lý do ông Dũng bị đề nghị kỷ luật và các ý kiến trong Hội Nghị 6 vẫn là chuyện nội bộ của Trung Ương.


Hai dẫn chứng bên trên cho thấy những thay đổi từ bên trong và bên trên của đảng Cộng sản đã có lợi cho ông Dũng, nó giúp ông củng cố uy lực và quyền hành.


Thêm vào đó nhiều vấn đề từ lý thuyết đến chính sách cũng đã được công khai đưa ra thăm dò bàn luận. Thắng lợi ông Dũng chính là thắng lợi chung của phe cánh muốn thay đổi, nhất là thay đổi quan hệ giữa đảng và nhà nước Cộng sản.


Lấy thí dụ muốn gia nhập Hiệp Ước Đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cánh nhà nước phải điều hành trong khuôn khổ quốc tế dựa trên các điều khoản thỏa thuận với các quốc gia liên hệ, trong khi cánh bảo thủ thì vẫn cố bám vào các tín điều không còn giá trị.


Hay phía nhà nước muốn đánh giá đúng các hoạt động thì cần minh bạch việc thu chi tài chánh và trong tình trạng bội chi, tiếp tục thất thu phía nhà nước cần cắt giảm ngân sách. Ảnh hưởng nặng trong việc cắt giảm này là các sinh hoạt không cần thiết của đảng Cộng sản và của Mặt Trận Tổ Quốc, và hoạt động không mang lại lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước.


Bế mạc Hội Nghị 12 ông Nguyễn Phú Trọng cho biết không thể để tư nhân sở hữu báo chí và báo chí nhà nước không được chạy theo lợi nhuận. Nhưng ngay sau đó ông Dũng lại tuyên bố thông tin là nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm và để cạnh tranh thì thông tin của nhà nước cũng cần kịp thời và chính xác.


Tuyên bố của ông Dũng cho thấy sẽ có nhiều thay đổi về nội dung và phương cách đưa tin của truyền thông “chính thống”. Ngân sách các Tổ Chức trong Mặt Trận Tổ Quốc bị cắt giảm sẽ ảnh hưởng việc trợ cấp cho những tờ báo thiếu khả năng cạnh tranh thông tin.


Trong vai trò Thủ Tướng ông Dũng sẽ đẩy mạnh cải cách truyền thông và trong chính trị người nắm được truyền thông là người nắm được quyền lực.


Nói đến truyền thông cũng cần nhắc đến diễn đàn Chân Dung Quyền Lực đang đưa nhiều thông tin về giới lãnh đạo cộng sản. Diễn đàn này nhanh chóng thu hút người đọc và lan tỏa ảnh hưởng từ không gian ảo ra dư luận dân gian.


Vì nhiều thông tin được cho là từ nội bộ, cách đưa tin khá kịp thời và chính xác, lại có lợi cho Nguyễn Tấn Dũng nên nhiều người tin rằng ông Dũng chính là chủ nhân của diễn đàn.


Cũng có người tin rằng từ phe cánh của Nguyễn Bá Thanh, Tổng Cục 2, gián điệp Trung Quốc, hay do chính Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA) dựng lên.


Các nỗ lực thay đổi từ bên trong của ông Dũng thích hợp với chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ do đó đã được chính giới Hoa Kỳ công khai ủng hộ. Con gái của ông Dũng lại vừa trở thành công dân Hoa Kỳ. Nên nếu diễn đàn do CIA hỗ trợ thì cũng không có gì phải ngạc nhiên.


Thay đổi về bang giao quốc tế


Tại Hoa Kỳ, đảng Cộng Hòa đã nắm cả Thượng viện lẫn Hạ viện, đảng này tích cực ủng hộ TPP và nếu được gia nhập Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất. Nhưng để được gia nhập TPP Việt Nam cần cải thiện nhân quyền, tôn trọng các quyền tự do tín ngưỡng, lập hội, ngôn luận, thực thi quyền thành lập nghiệp đoàn độc lập, cải thiện hệ thống tư pháp, minh bạch thông tin và nhất là cải cách để thật sự có thị trường thương mại tự do.


Đảng Cộng hòa ủng hộ việc tăng cường quân sự và thắt chặt bang giao với Á châu và đưa ra chính sách cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Đường lối đó sẽ giúp giảm thiểu tham vọng bá quyền bành trướng của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh.


Việt Nam là nước nhỏ, đang bị Trung Quốc đe dọa, ông Dũng đã có những tuyên bố khá mạnh như:


“Trong quá trình hợp tác, những mâu thuẫn về lợi ích buộc mỗi quốc gia phải đấu tranh để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình,... không thể có kiểu nhà tôi là nhà anh, của tôi là của anh được”, hay


“Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.


Lẽ đương nhiên Trung Quốc không thể làm ngơ trước những cố gắng thay đổi của Việt Nam, nhất là đang cố gắng để xích gần hơn với Hoa Kỳ quốc gia đối thủ của Trung Quốc. Vì thế tờ Hoàn Cầu Thời báo cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc vừa nêu đích danh Nguyễn Tấn Dũng là “đại diện cho phe thân Mỹ”.


Điều lạ là trên blog Nguyentandung.org lại trích dẫn nguyên văn Hoàn Cầu Thời báo như sau:


“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nếu trở thành Tổng bí thư khóa tới có thể sẽ làm thay đổi đáng kể chiến lược quốc gia và chính sách đối ngoại của Việt Nam, chào đón sự tham gia sâu hơn của Mỹ vào Việt Nam. Washington đã nhận ra ‘tiềm năng’ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đại hội 12 có thể là cơ hội duy nhất cho ông lên nắm quyền lực tối cao, Mỹ có ý định ca ngợi kết quả của các cuộc đàm phán TPP là một trong những thành tựu lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”.


Bản tin đã được nhiều tờ báo trong nước đăng tải, ngầm chuyển tải một thông điệp Bắc Kinh không muốn ông Dũng làm Tổng Bí Thư vì ông là “đại diện cho phe thân Mỹ”. Ông Dũng đã biết khai thác yếu tố “Trung Quốc” để củng cố quyền hành, còn ông có thực sự “thân Mỹ thoát Trung” là một câu hỏi chưa có câu trả lời.


Một số người đi xa hơn cho rằng ông Dũng có thể trở thành Tổng Thống hay sẽ tóm thu cả hai chức Tổng Bí Thư Đảng và Chủ tịch Nhà nước. Thực tế cho thấy muốn giành được chức Tổng Bí Thư không phải là dễ. Ông Dũng phải thỏa hiệp và phân chia quyền lực với những người khác trong Bộ Chính Trị.


Đối với người dân và các đảng viên bình thường


Ở các quốc gia dân chủ nếu một người lãnh đạo đưa quốc gia vào vòng khủng hoảng người dân sẽ sử dụng lá phiếu để chọn người khác thay thế.


Trong khi đó ở Việt Nam, mọi quyết định đều xuất phát từ Bộ Chính Trị bởi thế trong vụ Vinashin ông Dũng mới tuyên bố “Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai.”


Chính vì thế khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện cũng không có người đứng ra nhận trách nhiệm và không có cơ chế để chế tài người được đảng Cộng sản giao công việc.


Công bình nhận xét ông Dũng là khuôn mặt sáng giá nhất trong Bộ Chính trị, thậm chí ông Dũng hơn cả Thủ tướng tiền nhiệm Phan Văn Khải. Như khi gặp Tổng thống Bush, ông Khải phải cầm giấy đọc mà lại đọc không được suôn sẻ.


Những phát biểu khá dứt khoát về chủ quyền biển đảo và thay đổi thế chế của ông cũng được đa số dân chúng ủng hộ (so với những người khác trong Bộ Chính Trị).


Đối với Phong Trào dân chủ


Vào ngày 15-10-2014 tại viện Körber ở Berlin Đức, ông Nguyễn Tấn Dũng đã cho biết “Chúng tôi tin rằng nhân quyền, tự do, dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược và là đòi hỏi khách quan của xã hội loài người. VN không phải ngoại lệ, không đứng ngoài xu thế này”.


Ông Dũng nói thế, nhưng điều nghịch lý là trong 9 năm ông Dũng cầm quyền Phong Trào dân chủ đã bị ông thẳng tay đàn áp. Ngay cả những blogger đơn độc như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Nguyễn Hữu Vinh, Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Ngọc Già... cũng bị bắt và bị kết án.


Mà nhân quyền lại là điều kiện để Việt Nam gia nhập TPP, nên nếu Hoa Kỳ quyết định bất lợi cho Việt Nam là điều có thể đoán trước.


Và để sửa soạn cho Đại Hội 12, tình trạng bắt bớ vi phạm nhân quyền trong những ngày sắp tới có thể sẽ tăng thêm.


Tạm Kết


Năm 2015 sẽ có nhiều biến động chính trị. Nếu ông Dũng tiếp tục nắm quyền hành thì không chắc cơ chế sẽ thay đổi. Nếu cơ chế vẫn chưa thay đổi thì tình trạng vẫn như cũ không có gì thay đổi.


Nhận định đúng tình hình và ước đoán đúng tương lai sẽ giúp mỗi người trong chúng ta quyết định đúng hành động của mình.


Tương lai Việt Nam không phải của riêng ông Dũng, hay của đảng Cộng sản mà là của tất cả chúng ta.


Melbourne, Úc Đại Lợi
28-1-2015

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

MỘT LẦN NỮA THỬ NHẬN DIỆN TRANG MẠNG CHÂN DUNG QUYỀN LỰC



Posted by admin on January 29th, 2015


Đào Như

27-01-2015

Ngược dòng, lần theo ‘Bài đăng cũ hơn’ tôi mới hay “Chân Dung Quyền Lực “ đến với quần chúng dân cư mạng từ ngày 22-7-2011, nghĩa là cách đây trọn đúng 3 năm 6 tháng. Trang mạng Chân Dung Quyền Lực-CDQL- trong số ra mắt với bài: “Tố cáo Nguyễn Hòa Bình bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi: Sau khi bị phanh phui nhiều sai phạm, Nguyễn Hòa Bình bị kỷ luật nhưng nhờ dâng vợ cho cấp trên là ông Lê Thế Tiệm nên Bình được thoát nạn…”(1).

Cũng như mọi bài viết khác của CDQL trong suốt hơn 3 năm, bài “Tố cáo Nguyễn Hòa Bình” không có tên tác giả. Mặc dầu thế, tác giả của bài viết tố cáo đích danh thủ phạm, tên họ, chức năng, bằng chứng tội phạm có hình ảnh văn bản rõ ràng, cụ thể. Điều này chứng tỏ tác giả phải là ‘tay trong’, nằm trong chính quyền nhà nước, phải là dòi trong xương dòi ra.

Mới đọc thoáng qua, tôi cứ tưởng đây là chuyện tham nhũng, chuyện hối lộ dưới hình thức tình dục, chuyện thường tình trong hàng ngũ huyện ủy, tỉnh ủy của chế độ CSVN. Đâu có ngờ khi đọc kỹ hơn, mới biết Nguyễn Hòa Bình là một nhân vật tầm cỡ trong hàng ngũ cấp lãnh đạo CSVN, có nhiều khả năng làm Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao mà lại là người bất nhân, đã từng hãm hại những người không chịu thỏa mãn tham vọng quyền lực, cũng như tham vọng tham nhũng của ông ta. Đặc biệt bài “Tố Cáo Nguyễn Hòa Bình” xuất hiện vào lúc Hội Nghị Trung Ương 2 chuẩn bị khai mạc.

Như vậy, ngay từ trang mạng đầu tiên, CDQL nhầm báo động đảng CSVN tệ trạng tham nhũng trong hàng ngũ lãnh đạo đã đến lúc nghiêm trọng cũng nhầm làm áp lực trên Hội Nghị Trương Ương 2.

Sau khi tiếp cận được trang mạng CDQL trong 4 tháng qua gần đây, quần chúng dân cư mạng mới hay nội dung CDQL gồm toàn những chủ đề lớn: Tham nhũng và Lạm dụng quyền lực trong hàng ngũ lãnh đạo của đảng CSVN. Bản cáo trạng có bằng chứng cụ thể, có hình ảnh, có văn bản, có ghi âm, video, một cách khoa học chính xác, được viết dưới với văn phong trong sáng minh bạch chứng tỏ rằng tác giả là những người người có học, có hiểu biết, có trách nhiệm. Trong suốt hơn 3 năm qua, những kẻ bị tố cáo phải ngậm miệng, không đưa ra được, ngay cả một lời tranh cãi hay tư biện hộ. Phản ứng của quần chúng dân cư mạng trong 4 tháng qua đã trở nên dữ dội, sục sôi, tác động đa chiều, mạnh mẽ, tai hại, xoi mòn quyền lực lãnh đạo của Nhà Nước và Chính phủ Việt Nam. Trang mạng CDQL chỉ mặt đặt tên tố cáo đích danh với tội trạng lạm dụng quyền lực, bao cáp, tham nhũng, bè phái, âm mưu hãm hại người khác. Từ những nhân vật của Ban Chấp hành Trung ương, thành viên Bộ Chính Trị, các chóp bu lãnh đạo Ba Đình đến Chủ tịch Quốc Hội, các đại biểu Quốc Hội, từ các Thứ, Bộ trưởng đến các Tuớng lãnh: Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Quang Nghị, Phùng Quan Thanh, Lê thanh Hải, Trương Hòa Bình, Nguyễn Hòa Bình…tất cả hầu như có chung tội trạng: lạm dụng quyền lực, độc tài, bao cáp, tham nhũng…Nhưng tác giả của các bài báo CDQL không hề đưa ra biện pháp trừng phạt hay kỷ luật. Vì thế sau khi đọc trang mạng CDQL hôm 22 tháng 7-2011 tôi không rõ số phận của Nguyễn Hòa Bình ra sao? Tôi đã phỏng đoán sai lầm cho rằng chắc là bi đát lắm. Nhưng khi tiếp cân trang mạnh CDQL mới nhất hôm 26-1-2015 qua bài viết:” Điểm Mặt Hàng loạt căn nhà mặt tiền, biệt thự, căn hộ cao cấp của gia đình Viện Trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình tại Hà Nội “ (2) tôi mới hay Nguyễn Hòa Bình chẳng những không bị kỷ luật mà còn được cất nhắc lên làm Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao. Trách nhiệm trước mắt hôm nay của VKKSND Tối cao là phòng chống, tố cáo, tham nhũng. Thật là khôi hài, hôm đến dự lễ và chỉ đạo VKSND tại Hà Nội, TBT Nguyễn Phú Trọng khẳng định và ngợi khen toàn ngành VKSND Hà Nội là trong sạch và cho rằng “Cán bộ làm công tác mà tay đã nhúng chàm (nghĩa là đã từng tham nhũng) thì không thể chống lại được tham nhũng…”.(3) Và sau đó Viện trưởng Nguyễn Hoà Bình long trọng khẳng định toàn ngành sẽ quán triệt chỉ đạo của tbt Nguyễn Phú Trọng “. Nghĩa là hứa sẽ không tham nhũng…Các báo Thanh Niện, Tuổi Trẻ, Người Lao Động …đồng loạt nêu lên câu đối đáp giữa TBT Nguyễn Phú Trọng và Viện Trưởng Nguyễn Hòa Bình với ngụ ý đầy bí ẩn. Theo tôi đó chẳng qua là Ngưu tầm Ngưu-Mã tầm Mã. Những kẻ giống nhau thường đề cao nhau hầu bao che cho nhau. Chớ lẽ nào TBT Nguyễn Phú Trong không được quá khứ tham nhũng của Viện trưởng VKSND Tối cao-Nguyễn Hòa Bình.

Nhờ đọc trang mạng CDQL: “Mũi Thuyền Xé Sóng- Mũi Cà Mau’ hôm 25-1-2015 (4) tôi mới được biết rằng các nhân vật của Ban Chấp Hành Trung Ương-BCH-TU, thành viên Bộ Chính Trị-BCT- cũ xa xưa cũng không được tha, tất cả đều bị sờ lưng, đều bị các bài báo của trang mạng CDQL chỉ mặt tố giác, nhất là các vị nguyên Tổng Bí Thư, nguyên Chủ Tịch Nước:

- Nguyễn Văn Linh: Thủ đoạn, thành kiến

- Đỗ Mười: Mắc bệnh Bảo Thủ, Gia trưởng

- Lê Khả Phiêu: Thủ cựu, bè phái

- Nông Đức Mạnh: Yếu kém toàn diện…

- Và những ai nữa…

Nói chung, mấy ông này mặt ông nào cũng dính lọ lạm dụng quyền lực, tham nhũng, bè phái, bảo thủ. bao cáp, tính tình nham hiểm, âm mưu ám hại những kẻ đối trọng với mình.

Cũng trên trang mạng CDQL hôm 25-1-2015, qua bài viết: “Mũi thuyền Xé sóng-Mũi Cà Mau” tác giả có đề cập đến trường hợp của cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt: “Năm 1995 uy tín Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc đó lên rất cao. Ông có hy vọng trở thành ứng cử viên cho chức Tổng Bí Thư vào Đại Hội VIII, vì lúc đó ông Đỗ Mười đã 80…”. Thủ tướng Võ Văn Kiệt liền bị nhóm Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Hà Phan liền dàng dựng nên những sự tích nhầm bêu xấu ông , tìm cách chụp mũ ông. Và họ đã thành công. Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt bị loại trừ khỏi sân chơi chính trị Hà Nội từ đó. Tuy nhiên tác giả tiếp tục đào sâu những sai lầm, những bịa đặt của nhóm Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười…và đồng thời ca tụng cuộc đời và đạo đức cách mạng, tư tưởng tiến bộ dân chủ của cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, chính ông đã đề xuất đa phương hóa đa diện hóa nền ngoại giao Việt Nam.

Nhưng tại sao đạo đức cách mạng của cố Thủ Tướng Võ văn Kiệt được đề cao được ca tụng vào thời điểm này? Có người cho rằng cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt có quan hệ mật thiết với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm nay. Thân phụ của ông Dũng là người bảo vệ của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong thời mật khu kháng chiến, thân phụ của ông Dũng bị thương nặng trong một cuộc đụng độ trong lúc bảo vệ ông Kiệt. Tuy được cấp cứu phẫu thuật điều trị tốt, vết thương lành lặn, nhưng sức khỏe của ông tiếp tục hao mòn không bình phục được như xưa. Những năm 60 ông thấy mình khó sống lâu hơn nữa, ông bèn đứa con trai của ông, Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó còn thiếu thời, đến gửi gấm với thủ trưởng của ông, ông Võ Văn Kiệt và nhờ ông Kiệt chỉ dạy Nguyễn Tấn Dũng cho nên người. Từ đó, Nguyễn Tấn Dũng lớn lên dưới bóng râm của ông Võ Văn Kiệt. Đó là giai thoaị lịch sử của mối quan hệ giữa cố Thủ tướng Võ văn Kiệt và đương nhiệm Thủ tương Nguyễn Tấn Dũng. Mặc dầu chưa có văn bản kiểm chứng, nhưng dựa trên quá khứ đấu tranh và trên chiều hướng tư tưởng lãnh đạo chính trị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phản ảnh những nét đậm đặc về tác phong và chiều hướng lãnh đạo chính tị của cố Thủ tướng Võ văn Kiệt. Do đó một số ngưới, ngay cả các cán bộ cao cấp ở Hà Nội cũng cho rằng mối quan hệ bi tráng giữa cố Thủ tướng Võ Kiệt và đương nhiêm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là điều có thật.

Do đó không ai ngạc nhiên khi thấy ở cuối bài viết “Mũi thuyền xé sống-Mũi Cà mâu” trên trang mạng CDQL hôm 25-1-2015, tác giả quay sang đề cao Nguyễn Tấn Dũng:

“Trình độ nhận thức của các ủy viên Bộ Chính Trị hiện tại rất yếu, không theo kịp bánh xe lịch sử, cứ loay hoay bám víu giao điều cũ nát. Hình như một mình Nguyễn Tấn Dũng có những thay đổi từ nhận thức trong thời gian gần đây, nhất là từ vụ Giàn Khoan HD-981. Thảng hoặc ông có những phát biểu khá táo bạo, hợp với lòng dân hơn…Khi nói về mối quan hệ Việt Trung, ông nói: “Không thể đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy tính hữu nghị viễn vông…Không có câu chuyện nhà anh cũng là nhà tôi…Chỉ ông Dũng dám nói” người dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm”, ông công khai đề nghị phải có luật biểu tình, được đưa thông tin lên mạng, tôn trọng quyền được biết của dân. Ông ủng hộ gia đình Đoàn Văn Vượn. Những bài phát biểu của ông có mang chút hơi hướng của nhân văn, của khai phá…Lý lịch của ông rõ ràng không mờ ám như Lê Đức Anh. Đời tư của ông trong sạch, không ngoại tình tai tiếng như Lê Khả Phiên, hay Nông Đức Mạnh…” Do đó ông Nguyễn Tấn Dũng không sợ cánh bảo thủ có thể chụp mũ ông như họ đã làm với Trần Xuân Bách hay Võ Văn Kiệt.

Sau khi đề cao Thủ tướng Dũng, tác giả nhìn về nhóm Nguyễn Phú Trọng, Trương tấn Sang, Phùng Quang Thanh…Tác giả miêu tả tbt Nguyễn Phú Trọng như một kẻ gian dối vờ vĩn khóc lóc vì xin kỷ luật mà BCH không cho. Chủ tịch Trương Tấn Sang, thiếu thẳng thắng, hay “bóng gió” “đồng chí X”, “bầy sâu”,“cay đắng lắm!”. Bộ trưởng Quốc Phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh thì ăn không nên đọi, nói chẳng nên lời và nhu nhược trước Trung Quốc…

Kết thúc bài viết, tác giả đánh gia ông Dũng như sau:“Ông Dũng đã vượt lên như một người thuyền trưởng. Liệu ông có thể đưa con thuyền vượt qua sóng gió. Liệu ông có thể trở thành mũi thuyền rẽ song ra khơi?”. Trong thực tế, trong suốt những tháng qua, không phải chỉ một mình Thủ tướng Dũng được trang mạng CDQL nói đến và ngơị ca. Bên cạnh ông Dũng, trang mạng CDQL cũng đề cập đến Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng kim Ngoai trưởng Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Đinh La Thăng… với lời xưng tụng rất nồng hậu. Nhất là Phó Thủ tướng Vũ Đúc Đam được coi như người tiến bộ, đối thoại cởi mở với thế hệ trẻ, không lạc hậu, không giáo điều, và được xem như là nhà lãnh đạo thế hệ trẻ của ViệtNam hôm nay…

Tuy nhiên về trang mạng Chân Dung Quyền Lực vẫn còn có nhiều câu hỏi hơn cần được chia sẻ rộng rãi với quần chúng dân cư mạng. Tại sao trang mạng CDQD đã xuất hiện từ lâu tròn đúng 3 năm 6 tháng (từ ngày 22-7-2011), nhưng mãi đến 4 tháng gần đây đồng bào trong nước và hải ngoại mới được tiếp cận nội dung của trang mạng CDQL? Trong khoảng thời gian gần 3 năm 2tháng (thời gian mà dân cư mạng không hay biết gì sự hiện hữu của trang mạng CDQL) những ai là người đã đọc trang mạng này? Chắc chắn trong đó có ĐCSVN, Chính phủ và Nhà Nước Việt Nam. Tại sao tất cả đều im hơi lặng tiếng? Chủ máy trang mạng CDQL là ai? Hiện đang ở đâu? Mục đích của trang mạng CDQL là gì? Đâu là cứu cánh của trang mạng CDQL? Do đâu mà quần chúng dân cư mạng mới được hay biết và tiếp cận được nội dung trang mạng CDQL trong 4 tháng gần đây?

Biết đến bao giờ những câu hỏi trên mới được trả lời thỏa đáng? Phải chăng, phải đợi đến khi nào Chuyên Chính Vô Sản hoàn toàn biến mất, đất nước thật sự đổi mới mở cửa, những ai đó mới dám nói lên sự thật về trang mạng Chân Dung Quyền Lực ?

ĐÀO NHƯ

Email: thetrongdao2000@yahoo.com

Oak park, Illinois, USA

Ghi chú:


(1)-TỐ CÁO NGUYỄN HÒA BÌNH BÍ THƯ TỈ NH ỦY QUẢNG NGÃI

(2)- ĐIỂM MẶT HÀNG LOẠT CĂN NHÀ MẶT TIỀN, BIỆT THỰ, CĂN HỘ CAO CẤP CỦA VIỆN TRƯƠNG VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình tại Hà Nội

(3)- Tay Đã Nhúng Chàm Thì không Thể Chống tham nhũng

(4)- MŨI THUYỀN XÉ SÓNG-MŨI CÀ MAU

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Điểm mặt hàng loạt căn nhà mặt tiền, biệt thự, căn hộ cao cấp của gia đình Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình tại Hà Nội

Chưa tính những bất động sản hàng trăm ha đất chiếm được của dân nghèo tại quê nhà Quảng Ngãi, chỉ tính những bất động sản tại nội thành Hà Nội, gia đình ông Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Thành viên Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng Nguyễn Hòa Bình đang sở hữu sơ sơ tới 8 căn nhà mặt tiền, biệt thự và căn hộ cao cấp, cụ thể như sau:
1- Căn nhà mặt tiền 3 tầng tại đường Giải Phóng


Căn nhà mặt tiền 3 tầng lầu tại số 1307 đường Giải Phóng, P. Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, Hà Nội là nơi ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình và gia đình đăng ký hộ khẩu thường trú. Năm 2007, sau khi được phong hàm Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Phó Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an, ông đã xây dựng trái phép căn nhà 3 tầng tại địa chỉ trên. Theo chứng thư thẩm định giá số 13.05.1743/CT ngày 24/5/2014 của Công ty TNHH MTV Tư vấn & Thẩm định giá Sao Mộc, mảnh đất này (không tính giá trị căn nhà vì xây dựng trái phép) trị giá 22,5 tỷ đồng.


Bìa sổ đỏ số AD 585275 của UBND Q. Hoàng Mai cấp cho ông Nguyễn Hòa Bình năm 2005



Sổ đỏ số AD 585275 của UBND Q. Hoàng Mai cấp cho ông Nguyễn Hòa Bình năm 2005



Sổ đỏ số AD 585275 của UBND Q. Hoàng Mai cấp cho ông Nguyễn Hòa Bình năm 2005



Bìa sổ đỏ số AI 341714 của UBND Q. Hoàng Mai cấp cho ông Nguyễn Hòa Bình năm 2007



Sổ đỏ số AI 341714 của UBND Q. Hoàng Mai cấp cho ông Nguyễn Hòa Bình năm 2007



Sổ đỏ số AI 341714 của UBND Q. Hoàng Mai cấp cho ông Nguyễn Hòa Bình năm 2007



Trích chứng thư thẩm định giá số 13.05.1743/CT ngày 24/5/2014 của Công ty Sao Mộc, mảnh đất này (không tính giá trị căn nhà vì xây dựng trái phép) có giá 22,5 tỷ đồng



Trích chứng thư thẩm định giá số 13.05.1743/CT ngày 24/5/2014 của Công ty Sao Mộc, mảnh đất này (không tính giá trị căn nhà vì xây dựng trái phép) có giá 22,5 tỷ đồng
2- Căn biệt thự Vinhomes Riverside BL09-02


Ngày 7/5/2013, theo bản hợp đồng số BL09-02/VV/HĐMBBT, ông Nguyễn Hòa Bình và bà Phùng Nhật Hà đã mua căn biệt thự số BL09-02, đường Bằng Lăng 9 trên nền đất rộng 524,30m2 tại khu Vinhomes Riverside với giá 21,8 tỷ đồng, sau đó chi thêm hàng chục tỷ đồng vào việc tôn tạo, sửa chữa và chuyển về cư ngụ tại đây.


Căn biệt thự thô khi ông Nguyễn Hòa Bình mua vào thời điểm tháng 5/2013 với giá 21,8 tỷ đồng



Bản thiết kế 3D của căn biệt thự nguy nga tráng lệ so với những căn nhà xiêu vẹo của người dân nghèo Quảng Ngãi



Một góc sân vườn chẳng khác gì thiên đường mà nằm mơ cũng không thể tưởng tượng được của người dân xứ Quảng



Mặt tiền căn biệt thự bề thế sau khi hoàn chỉnh thêm hàng chục tỷ đồng



Là nơi nghỉ ngơi của những mối quan hệ của bà Phùng Nhật Hà mỗi dịp cuối tuần



Bà Phùng Nhật Hà và một góc sân vườn của căn biệt thự



Nữ đại gia Minh Kỳ, một trong những nữ tướng đô la của bà Phùng Nhật Hà trong lần viếng thăm căn biệt thự



Cơ man là đồ cổ, tranh cổ quý hiếm chất đống trong (một góc) căn biệt thự, bà Phùng Nhật Hà đã từng thách đố khách dự tiệc về tổng giá trị của các món đồ cổ này, nhưng không ai trả lời được, cuối cùng được bà Hà bật mí lên tới hàng trăm tỷ đồng, “bạn bè thân thiết” được phen tái xanh mặt mũi



Tiền lương công chức của Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình có lẽ chỉ đủ trang trải chi phí phát sinh hàng tháng cho căn biệt thự?
3- Căn biệt thự Vinhomes Riverside AD01-58


Cùng ngày ký hợp đồng căn biệt thự BL09-02 nêu trên, ông Nguyễn Hòa Bình cũng đầu tư cho cậu quý tử Nguyễn Việt Anh (sinh ngày 27/9/1990) căn biệt thự số AD01-58 tại đường Hoa Anh Đào 1 trên nền đất rộng 305,89 m2 với giá 13 tỷ đồng theo bản hợp đồng số AD01-58/VV/HĐMBBT ký ngày 7/5/2013. Căn biệt thự này cũng tốn thêm hàng chục tỷ đồng nữa của ông Nguyễn Hòa Bình cho chi phí sửa chữa, hoàn thiện và trang trí nội thất.


Căn biệt thự AD01-58 tại đường Hoa Anh Đào 1 trị giá phần thô đã là 13 tỷ đồng của cậu quý tử sinh năm 1990 Nguyễn Việt Anh



Cậu quý tử Nguyễn Việt Anh cùng bạn gái tại căn biệt thự riêng vào dịp tết 2014

4- Căn biệt thự Vinhomes Riverside HP08-33


Căn biệt thự tại số HP08-33, đường Hoa Phượng 8 cũng nằm trong khu Vinhomes Riverside thuộc sở hữu của Nguyễn Tuấn Anh và Hoàng Minh Thủy vừa được mua vào ngày 19/11/2014 trên nền đất rộng 430m2 với giá 18,9 tỷ đồng, hiện đang trong giai đoạn thiết kế.


Hiện căn biệt thự thứ 4 trị giá phần thô 18,9 tỷ đồng của vợ chồng Nguyễn Tuấn Anh đang trong giai đoạn hoàn chỉnh thiết kế
5- Căn biệt thự Vinhomes Riverside HS06-29


Cũng “có hiếu” không khác gì Vũ Chí Hùng, con rể Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tháng 12/2014 vừa qua, Nguyễn Tuấn Anh đã “trả ơn” kèm “bịt miệng” gia đình bên vợ vì đã đứng tên giúp hàng loạt doanh nghiệp ma bằng căn biệt thự số HS06-29 trên lô đất rộng 266 m2 tọa lạc tại đường Hoa Sữa 6, khu Vinhomes Riverside với giá 19,9 tỷ đồng, hiện Nguyễn Tuấn Anh cũng đổ thêm kinh phí 1,6 tỷ đồng nữa để đẩy mạnh giai đoạn hoàn thiện. Vợ chồng họa sỹ Hoàng Đăng Định và Nguyễn Thị Hằng đang chuẩn bị rời khu Láng Thượng để về hưởng thụ cuộc sống gần nhà sui gia Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình.


Bản thiết kế phòng ngủ căn biệt thự số HS06-29 trị giá 19,9 tỷ đồng do Nguyễn Tuấn Anh trả ơn cho gia đình nhạc phụ - họa sỹ Hoàng Đăng Định



Bản thiết kế phòng khách căn biệt thự số HS06-29 trị giá 19,9 tỷ đồng do Nguyễn Tuấn Anh trả ơn cho gia đình nhạc phụ - họa sỹ Hoàng Đăng Định
6- Căn E-01, Dự án khu nhà ở thấp tầng số 15, Ngõ 91, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

Căn nhà số E-01 thuộc Dự án Khu nhà ở thấp tầng số 15 ngõ 91 Phố Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội do công ty CP Đầu tư & Xây dựng Phú Điền là chủ đầu tư được con dâu ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình là Hoàng Minh Thủy đứng tên mua ngày 4/11/2013. Diện tích đất 94,88 m2, tổng diện tích sàn 428,9m2 với giá 10,8 tỷ đồng.



Trích hợp đồng Hoàng Minh Thủy đứng tên mua căn E-01 với giá 10,8 tỷ đồng (trang 2)



Trích hợp đồng Hoàng Minh Thủy đứng tên mua căn E-01 với giá 10,8 tỷ đồng (trang 5)
Hiện căn nhà trên được Công ty thiết kế MoreHome (19 Nguyễn Phong Sắc kéo dài, Cầu Giấy, Hà Nội) thiết kế lại nội thất.



Bản thiết kế phòng khách căn nhà E-01 trị giá 10,8 tỷ đồng của Hoàng Minh Thủy



Thiết kế phòng ăn căn nhà E-01 trị giá 10,8 tỷ đồng của Hoàng Minh Thủy
7- Căn hộ 1411 Vincom Centre Hà Nội


Căn hộ số 1411 tại khu căn hộ cao cấp Vincom Centre (114 Mai Hắc Đế, Hà Nội) được Nguyễn Tuấn Anh mua vào ngày 17/5/2009 với giá 6,7 tỷ đồng. Hiện căn hộ đang được vợ chồng Nguyễn Tuấn Anh cho nước ngoài thuê với giá 52 triệu/tháng.


Trích sổ đỏ căn hộ 1411 tại khu căn hộ cao cấp Vincom Centre của vợ chồng Nguyễn Tuấn Anh



Trích sổ đỏ căn hộ 1411 tại khu căn hộ cao cấp Vincom Centre của vợ chồng Nguyễn Tuấn Anh

8- Căn hộ C (25.3), tầng 25, Tòa nhà CT1-Vimeco


Vẫn chưa hết, vợ chồng Nguyễn Tuấn Anh và Hoàng Minh Thủy còn sở hữu căn hộ cao cấp số C(25.3), tầng 25, Tòa nhà CT1-Vimeco, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội có diện tích sàn 143,84 m2.


Trích sổ đỏ căn hộ cao cấp C (25.3), tầng 25, Tòa nhà CT1-Vimeco của vợ chồng Nguyễn Tuấn Anh



Trích sổ đỏ căn hộ cao cấp C (25.3), tầng 25, Tòa nhà CT1-Vimeco của vợ chồng Nguyễn Tuấn Anh

Như vậy, thống kê cho thấy tài sản của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSND Tối cao cũng là khủng khiếp, không thua kém mấy so với gia đình Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong bài trước chúng tôi đã chỉ mặt thủ đoạn của hai cha con ông Nguyễn Hòa Bình nhằm chiếm đoạt đất và nhà của bà con nghèo Quảng Ngãi để làm 2 dự án lên đến gần một ngàn năm trăm tỷ đồng (1.500.000.000.000 VNĐ). Lòng tham của ông Nguyễn Hòa Bình cũng như ông Nguyễn Xuân Phúc là vô hạn, cơ man nào là đất đai như thế nhưng vẫn bằng mọi thủ đoạn gian trá để vơ vét cho mình hàng loạt biệt thự và căn hộ cao cấp như độc giả vừa thấy. Chỉ mới cộng sơ giá trị các biệt thự và căn hộ cao cấp tại nội thành Hà Nội đã lên đến hàng trăm tỷ đồng, chưa tính tại Đà Nẵng và TP.HCM, chưa tính bao nhiêu là đồ cổ, kim cương và đô la giấu trong nhà, chưa tính những cổ phiếu tại các Ngân hàng và các Tập đoàn, chưa tính những khu đất vàng tại Hà Nội nấp dưới danh nghĩa các doanh nghiệp của con trai Nguyễn Tuấn Anh...


Cả gia đình ông Nguyễn Hòa Bình đều là Đảng viên, công chức nhà nước, con thì đứa vừa ra trường, đứa còn đang đi học nhưng sơ sơ về tài sản tính theo bất động sản tại nội thành Hà Nội đã lên đến hàng trăm tỷ như thế, độc giả có thể suy xét tay và cả người của Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình xem đã nhúng chàm hay chưa? Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ trong các phóng sự tới, mong độc giả đón chờ.


Nguồn: Thanh tra Nhân dân

Mũi thuyền xé sóng – Mũi Cà Mau


Xin kính gửi đến quý độc giả bài viết của tác giả Trần Hồng Tâm đăng tải trên trang mạng Đàn Chim Việt về những thăng trầm trong sự nghiệp của ông Nguyễn Tấn Dũng và nhận địnhcủa tác giả đối với các lãnh đạo trong thời điểm hiện tại và tương lai sắp tới.


ông Nguyễn Tấn Dũng

Để tiện theo dõi câu chuyện, tôi có đôi dòng về cấu trúc thượng tầng quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).


Năm năm Đại hội đại biểu một lần, bầu ra Ban Chấp hành Trung ương (BCH –TU). Từ đó, BCH –TU bầu Tổng Bí thư, và các Ủy viên Bộ Chính trị (BCT). Nói một cách lý thuyết thì BCH –TU là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng. Điều 36 mục 3, Điều lệ Đảng viết: “Ban Chấp hành Trung ương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị.”


Bài học Trần Xuân Bách


Tháng Ba năm 1990, Nguyễn Văn Linh ra tay trừng trị Trần Xuân Bách. Trong BCT lúc đó có đến ba nhân vật cấp tiến: Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch và Võ Văn Kiệt. Cả hai ông Thạch và Kiệt thúc thủ. Ông Bách đơn thương độc mã, chống đỡ trong vô vọng dưới trận đòn của Nguyễn Văn Linh.


Cuối cùng, ông Bách không những bị đuổi ra khỏi BCT mà còn bị trục xuất ra khỏi BCH –TU. Lần đầu tiên trong lịch sử ĐCSVN có một Ủy viên Bộ Chính trị bị kỷ luật nặng đến như thế.


Cũng trong khoảng thời gian đó, ông Linh còn lạm quyền, vi phạm nguyên tắc, điều lệ đảng, tùy tiện không cho hai Ủy viên Trung ương vào phòng họp.


Hội nghị Trung ương 6, Khóa XI



Giữa năm 2012, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng định lặp lại thủ đoạn này với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Trọng dùng bài “Phê và tự phê” trong nội bộ BCT. Ông Dũng cùng hàng trợ lý không khoanh tay chịu trận, không để cho Tổng Bí thư lấn sân. BCH – TU là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng mới đủ thẩm quyền quyết định.


Tháng Mười năm 2012, Hội nghị BCH – TU 6 khai mạc. Ông Trọng tuyên bố: “Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị BCH – TU cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị.”


Cùng lúc, blog Quan Làm Báo ra đời, tung những thông tin cá nhân tấn công Nguyễn Tấn Dũng. Thậm chí, còn tung tin gia đình ông Dũng đã bắt đầu di tản khỏi Việt Nam.


Hội nghị BCH – TU 6 bế mạc. Thế cờ lật ngược. Ông Dũng bình an. Ông Trọng diễn một màn bi hài chưa từng có trong lịch sử: Khóc trên kênh truyền hình quốc gia, xin BCH – TU cho Bộ Chính trị một hình thức kỷ luật nhưng không được.


Từ đó, uy tín cá nhân của ông Trọng lao xuống vực trong khi uy tín của Thủ tướng Dũng bắt đầu có dấu hiệu khôi phục.



Hội nghị Trung ương 7, Khóa XI


Tháng Năm năm 2013, Hội nghị BCH – TU 7 khai mạc. Tổng Bí thư đích thân đứng ra giới thiệu hai đồng chí: Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị.


Cuộc bầu bán vô cùng gian nan, kéo dài đến ba giờ sáng vẫn không ngã ngũ. Bầu chính thức, bầu lại, rồi bầu bổ sung. Cả hai ứng cử viên trên vẫn không hội đủ số phiếu quy định, nhưng Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Kim Ngân đắc cử ngoài dự kiến.


Lại một chuyện chưa từng có trong lịch sử của ĐCSVN đã xảy ra ở Hội nghị này. Ý kiến của Tổng Bí thư Trọng không trọng lượng. Hay nói một cách khác, ông không được các Ủy viên Trung ương tôn trọng.


Những ngày cuối tháng Sáu, 2013, Quốc hội Việt Nam họp lấy phiếu tín nhiệm, ông Dũng chỉ đạt 42.14% phiếu tín nhiệm cao. Cuối tháng 11 năm 2014, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm lần hai: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chiếm tỉ lệ 64,39% tín nhiệm cao.


Ông thở phào nhẹ nhõm. Nếu hai năm liền ông đạt tỷ lệ dưới 50%, các đấu thủ sẽ gây sức ép bắt ông phải từ chức. Giờ đây, cơn giông tố đã qua. Ông lấy lại được sự quân bình.



Hội nghị Trung ương 10, Khóa XI


Tháng Giêng 2015, tại Hội nghị 10, Trung ương lấy phiếu tín nhiệm các Ủy viên Bộ Chính trị. Kế quả bị giấu kín, coi đó là bí mật quốc gia. Nhưng có tin đồn: Thủ tướng Dũng đạt số phiếu tín nhiệm cao nhất.


Người ta không phải mất quá nhiều thời gian và công sức để xác minh tính chân thực của thông tin trên. Vài ngày sau blog Chân Dung Quyền Lực công bố kế quả. Lời đồn đoán trên đây là chính xác. Nếu chỉ tính riêng phiếu “tín nhiệm cao” thì ông Dũng đứng đầu. Nếu tính tổng số phiếu “tín nhiệm cao” và “tín nhiệm” thì ông Sang cao hơn, nhưng chỉ hơn đúng một phiếu.


Điều này khẳng định rằng, sự nghiệp chính trị của ông Dũng chưa thể kết thúc ở cuối nhiệm kỳ này. Hoặc ông vẫn giữ chức Thủ tướng, hoặc ông sẽ lên làm Tổng Bí thư khóa XII. Ở lại chức thủ tướng có lẽ không mấy khó khăn, nhưng leo lên tổng bí thư thì vô vàn những gian nan, rủi ro và cạm bẫy đang rình rập ông phía trước.



Bài học Võ Văn Kiệt


Năm 1995, uy tín của ông Kiệt trong đảng và trong dân rất cao. Tổng bí thư Đỗ Mười ở tuổi 80. Ông Kiệt trở thành ứng cử viên cho chức tổng bí thư vào Đại hội VIII. Điều này đã làm cho Trung Quốc và đặc biệt là Nguyễn Văn Linh không loại trừ một thủ đoạn nào để loại ông Kiệt ra khỏi sân chơi.


Bắt đầu bằng việc bôi xấu vợ ông Kiệt, bà Phan Lương Cầm. Hình bà Cầm mang gói quà được truyền tay nhau: “Ông xem, nó chỉ đi để lấy quà”, và lời đồn thổi về chuyên cơ chở bà Cầm mang nhiều hàng hóa. Ông Linh công khai: Bà Cầm tham nhũng.


Ông Kiệt lấy vợ, ông Linh cho là “ẩu”, “không thèm hỏi ai”, “không chấp nhận được”. Ông Kiệt chơi tennis, ông Linh cho là “xa rời lối sống và đạo đức cách mạng”, “tốn kém” và “học đòi”. Ông Kiệt có con ngoài giá thú, ông Linh chỉ mặt từng đứa một. Ông Linh công khai: “Tham nhũng đâu cần chống ở đâu, cứ chống ngay trong nhà Thủ tướng”.


Ông Linh dựng một nhân vật cũng gốc miền Tây, Nam Bộ, Nguyễn Hà Phan vào Bộ Chính trị. Từng là đệ tử ruột, nay Nguyễn Hà Phan trở thành người đối đầu trực tiếp với Võ Văn Kiệt. Tháng 1 năm 1994 tại hội nghị giữa nhiệm kỳ, ông Phan đưa ra một bản thống kê mười sáu điểm chệch hướng của ông Kiệt.


Một vây cánh bền vững gồm: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Hà Phan được dựng lên để cô lập và loại Võ Văn Kiệt ra khỏi sân chơi.


Tất cả những hoạt động trên mới làm giảm uy tín, chứ chưa thể kết liễu sự nghiệp chính trị của ông Kiệt. Cho đến khi ông Kiệt công bố “Thư gởi Bộ Chính Trị”. Lá thư này được cho là do Nguyễn Trung, thư ký của ông, chấp bút.


Đối thủ của ông Kiệt đã không bỏ lỡ cơ hội. “Thư gởi Bộ chính trị” bị hình sự hóa. Ông Lê Hồng Hà bị khám nhà, hưởng hai năm tù giam vì tội tàng trữ lá thư. Tiến sỹ Hà Sỹ Phu hưởng một năm tù giam vì tội chuyên chở lá thư. Nguyễn Kiến Giang 15 tháng tù treo vì tội đọc lá thư.


Người chống đối lá thư này mạnh nhất là Nguyễn Hà Phan. Phan kết tội ông Kiệt là “nối giáo cho giặc”, “không vững vàng”, “chệch hướng 100%”. Lê Khả Phiêu người đập lại lá thư này bằng hàng loạt bài đanh thép trên tờ “Quân đội nhân dân” đã trở thành Tổng Bí thư sau đó.


Người ta phải dàn xếp để Nguyễn Văn Linh không “đao to búa lớn” với ông Kiệt như từng làm với Trần Xuân Bách. Nhưng sự nghiệp chính trị của ông Kiệt coi như đã cáo chung.



Bài học Trường Chinh


Tháng Bảy năm 1986, Lê Duẩn trước khi chết, chỉ định Trường Chinh thay ông làm Tổng Bí thư. Khác với những người đồng chí chỉ đổi mới bằng đầu môi chóp lưỡi, Trường Chinh thay đổi từ trong nhận thức. Ông công khai tuyên bố đoạn tuyệt với “Quan liêu bao cấp”, xóa bỏ lệnh “Ngăn sông cấm chợ”. Ông mời gọi những chuyên gia giỏi, có tấm lòng về giúp việc, viết lại toàn bộ văn kiện Đại hội VI.


Uy tín của ông lên cao, đặc biệt những đảng viên gốc miền Nam, sau cuộc “Hội đàm Đà Lạt”. Ông nắm chắc ghế Tổng Bí thư ở Đại hội VI tháng 12 năm 1986.


Lê Đức Thọ thèm muốn ghế tổng bí thư từ Đại hội III, năm 1960. Đi đến đâu ông cũng bảo lũ đàn em: “Giờ đến lượt tao”. Nhưng bóng của Lê Duẩn quá lớn, ông không thể vượt qua. Giờ đây Lê Duẩn chết, cơ hội để ông thực hiện giấc mơ. Bất hạnh thay, uy tín cá nhân của ông không cao. Hơn nữa, trong hơn một phần tư thế kỷ làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, vô tình hay cố ý, ông đã sản sinh ra bao kẻ thù chính trị.


Lê Đức Thọ nhìn chiếc ghế tổng bí thư đang từ từ tuột khỏi tầm tay, vô phương cứu vãn. Bất ngờ, hai giờ đêm trước ngày khai mạc Đại hội VI, ông cùng Phạm Văn Đồng đến nhà riêng Trường Chinh và bảo: “Anh mà không rút lui thì Đảng ta tan nát mất”. Trường Chinh lặng lẽ rút lui, rồi qua đời do bị té cầu thang hai năm sau đó.



Những liệt sỹ của Đổi Mới


Từ Đại hội VI đến nay, ĐCSVN đã thay đổi nhiều theo chiều hướng phức tạp. Càng về sau, càng phức tạp, không thể chọn ra được những người tài đức. Nguyễn Văn Linh thủ đoạn và thành kiến. Đỗ Mười bảo thủ và gia trưởng. Lê Khả Phiêu thủ cựu và bè phái. Nông Đức Mạnh non kém toàn diện. Nguyễn Phú Trọng giáo điều và lạc hậu. Ngược lại, những nhân vật có uy tín, có tấm lòng và có tài năng, thường chết ngay ở loạt đạn đầu.


Trường Chinh kiến trúc sư của Đổi Mới chết tươi trong trong tay Lê Đức Thọ và Phạm Văn Đồng. Trần Xuân Bách kêu gọi đổi mới kinh tế phải song song với đổi mới chính trị, chết thê thảm duới tay đao phủ Nguyễn Văn Linh. Võ Văn Kiệt người dấn thân cho Đổi Mới chết dần chết mòn trong bàn tay lông lá của một bầy đoàn bảo thủ giáo điều đứng đầu là Nguyễn Văn Linh.


Nhìn lại ba “liệt sỹ của phong trào Đổi Mới”, người quan sát nhận ra cả ba nạn nhân đều có điểm chung: Ba ông cùng chọn trợ lý là những chuyên gia giỏi chuyên môn, có tâm huyết, nhưng lại vắng bóng những nhà mưu lược.


Nếu Trường Chinh và ban tham mưu đánh giá đúng, và hiểu rõ ý đồ Lê Đức Thọ, hẳn ông không bị động mà chấp nhận rút lui một cách dễ dàng như vậy. Nếu Trường Chinh quyết mang vấn đề ra trước Đại hội, để đại biểu quyết định. Có lẽ sự nghiệp chính trị của ông kết thức ở một ngả khác và ĐCSVN không thể nằm gọn trong tay của nhóm vừa bảo thủ vừa thủ đoạn.


Trần Xuân Bách cũng mắc sai lầm tương tự. Ông cùng ban tham mưu không đấu tranh đến cùng để đưa sự việc ra trước Ban Chấp hành Trung ương, không thể để một mình Nguyễn Văn Linh thao túng, lạm quyền, vi phạm vào điều lệ Đảng một cách trắng trợn. Nếu Ban Chấp hành Trung ương giải quyết vụ Trần Xuân Bách, có lẽ kết quả hoàn toàn khác. Tại sao ông Bách và nhiều Ủy viên Trung ương lại không nắm lấy vũ khí “Điều lệ Đảng” đứng lên bảo vệ quyền lợi sinh mạng chính trị cho mình mà chỉ biết nghiến răng chịu đựng.


Trường hợp Võ Văn Kiệt có hơi khác. Ban tham mưu của ông không đánh giá đúng tình hình. Công bố lá thư vào một tình huống mà ông Kiệt đang bị bao vây bởi cánh bảo thủ, và ở vào một thời điểm trước đại hội, khi mà các phe nhóm đang tính sổ với nhau, là một sai lầm chiến lược.



Bó đũa chọn lấy cột cờ


Trình độ nhận thức của các Ủy viên Bộ Chính trị hiện tại rất yếu, không theo kịp bánh xe lịch sử, cứ loay hoay bám víu lấy một mớ lý thuyết bảo thủ đã cũ nát. Hình như một mình Nguyễn Tấn Dũng có những thay đổi từ nhận thức trong thời gian gần đây, nhất là từ vụ Giàn khoan HD 981. Thảng hoặc, ông có những phát biểu khá táo bạo, hợp với lòng dân hơn.


Khi nói về mối quan hệ Việt – Trung, ông bảo: “Không thể đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy tình hữu nghị viển vông”, hay “không có chuyện nhà anh cũng là nhà tôi.” Hai câu nói này không thể nằm ngoài tai của Trung Nam Hải.


Cho đến giờ, chưa một ai đụng đến, chỉ ông Dũng dám nói “Người dân được làm tất cả những gì luật pháp không cấm”. Ông công khai đề nghị phải có luật biểu tình, được đưa thông tin lên mạng, tôn trọng quyền được biết của dân. Ông ủng hộ gia đình Đoàn Văn Vươn v.v.


Trong BCT, ông là người có học vấn thấp nhất, trưởng thành từ chiến tranh. Nhưng những bài phát biểu của ông đỡ mùi bảo thủ, mùi giáo điều, mùi dậy dỗ, mùi trịch thượng, mùi rao giảng. Nó mang chút hơi hướng của nhân văn, của khai phá, vượt xa những ủy viên mang học hàm học vị đầy mình.
Tuy vậy, những lời phát biểu có thể thành mục tiêu để đối phương khai thác. Bài học của Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chứng minh. Ông Thăng chỉ phê bình nhà thầu Trung Quốc vô trách nhiệm gây ra tai nạn chết người tại công trường xây dựng ở Hà Nội, nhưng bị quy chụp kích động tư tưởng bài Hoa.


Nếu cần, cánh bảo thủ có thể chụp mũ ông những tội không thua kém gì Trần Xuân Bách hay Võ Văn Kiệt.


Lí lịch của ông rõ ràng, không mù mờ ám muội như Lê Đức Anh. Đời tư của ông cũng trong sạch, không ngoại tình, tai tiếng như Lê Khả Phiêu, hay Nông Đức Mạnh.


Ngôi nhà thờ họ của ông ở Rạch Giá bị dư luận rùm beng một thời. Thực ra, nó cũng chỉ bằng cái gác xép của những quan chức khác. Con cái ông học hành thành đạt, còn tốt hơn nhiều lần những kẻ mượn quyền lực danh vọng của cha anh để ăn chơi quậy phá.


Ông Trọng ngậm ngùi khóc lóc xin kỷ luật mà BCH không cho. Ông Sang bóng gió “đồng chí X”, “bầy sâu”, “cay đắng lắm”. Nguyễn Sinh Hùng dí dỏm, hài hước. Phùng Quang Thanh ăn không nên đọi, nói chẳng nên lời, và nhu nhược với Trung Quốc. Phạm Quang Nghị mang thành tích dọn vệ sinh thủ đô đi ngoại giao.


Ông Dũng vượt lên như một người thuyền trưởng. Liệu ông có thể đưa con thuyền vượt qua sóng gió. Liệu ông có thể trở thành mũi thuyền rẽ sóng ra khơi như một câu thơ mà tôi thuộc từ hồi còn bé, hình như của Xuân Diệu, viết về Việt Nam, về đất mũi Cà Mau quê hương ông:


Tổ quốc tôi như một con thuyền


Mũi thuyền xé sóng – mũi Cà Mau



Tháng Giêng 2015


Trần Hồng Tâm


Nguồn: Đàn Chim Việt

Chân Dung Quyền Lực muôn năm…



FB Mai Tú Ân

25-01-2015

Hiện tượng do trang mạng Chân Dung Quyền Lực đang làm cho dân Việt ta, vốn bị bưng bít thông tin về những ông đại quan xứ ta, thấy khoái trí quá. Bất ngờ, kinh ngạc và cuối cùng thì say sưa đọc và hả hê chém gió vù vù…

Cũng là lẽ thường tình, ở đời cái gì cứ bưng bít che dấu mãi thì người ta hay tò mò cố tìm hiểu. Giống như chị nạ dòng che kín thân thể sẽ khiến cho thiên hạ cố dòm nhiều hơn là dòm các em chân dài khoe hàng. Mặc dù biết đâu có gì phải xem trong váy áo nạ dòng, cũng như chuyện tham nhũng, bè phái… của các quan chức chính quyền ta là chuyện biết rồi, khổ lắm…

Nhưng sự xuất hiện của trang CDQL và những điều tiếng mà trang web này đưa ra đã đánh động dư luận như một tiếng sét nổ giữa trời quang. Các bài viết chắc, chuẩn như một tờ báo lớn có sự tài trợ, có nhiều người chuyên nghiệp tham gia chứ không phải chỉ một người như các trang web, blog, facebook bình thường khác. Về tính xác thực hay độ đáng tin cậy của nó thì cần có thời gian, nhưng đến giờ này thì chưa có một điều gì chỉ ra rằng, đây là trang thông tin đáng tin cậy nhưng cũng chẳng có gì nói đây là trang thông tin không đáng tin cậy…

Nhưng qua những gì mà trang mạng này đã đưa ra thì cũng quá đủ để chứng tỏ nhiều điều. Nó đưa ra thông tin bất ngờ nhưng không bất thường về những nhân vật chóp bu không ít thì nhiều có tỳ vết và luôn cùng số liệu, hình ảnh… về công việc làm ăn kinh doanh của các ông quan quyền lực của xứ ta và gia đình vợ con họ. Như chuyện cha con ông Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cha con ông BTQP Phùng Thanh Quang, cha con ông Viện trưởng VKS Hòa Bình…(Và không biết còn có con nhạn là đà nào trong đỉnh cao trí tuệ lọt vào tầm ngắm của em Lực nữa hay không) Mà những thông tin đó thì trước nay dân đen làm gì mà biết được. Nếu không phải là người ở chung nhóm, hay đã từng ở chung nhóm với các tên tuổi trên thì không thể có được những thông tin đã đưa ra. Chắc chắn là người đứng sau trang mạng này là người đã cùng ngồi chung một con đò, hoặc cùng bị một con rận đốt chung vì từng đắp chung chăn với mấy quan to đã nêu trên. Và nếu thế thì đây là lần đầu tiên có sự phản kèo chơi qua chơi lai như thế này trong hàng ngũ chóp bu của chính quyền VN.

Và với truyền thống nói một đằng làm một nẻo, ăn đằng mô nói đằng tê thì giờ đây các anh lớn của chính quyền gặp phải một tay đối thủ đồng hạng chơi chiêu. Mờ mờ ảo ảo, sương sương khói khói, thực thực hư hư…. không biết nó còn ra chiêu gì nữa không, còn khai tên ai ra nữa không…Đó là Chân Dung Quyển Lực, một đối thủ thông tin lề trái đúng tầm với chính quyền kiểu như Kẻ Cắp Bà Già.

Còn nhiều điều để nói về Trang mạng CDQL này, và chắc nó sẽ còn gây khốn đốn cho những anh quyền cao chức trọng mà xưa nay vốn không sợ ai và không thèm đếm xỉa gì đến thông tin mạng. Nhưng giờ thì khắc tinh xuất hiện từ trên Giời và có hàng triệu độc giả. Nó tấn công trực diện, quyết liệt không chừa một ai trong thượng tầng kiến trúc lẫn đỉnh cao trí tuệ. Tất cả những anh to đầu đang cùng lúc gặp cơn bĩ cực chưa từng có, chưa từng xảy ra. Tất cả đang bị vạch mặt chỉ tên tới từng người, từng cái thẹo của họ, cùng các công việc lem nhem của gia đình họ.

Chả biết vụ này tới đâu, chả biết có đưa được con chuột cống tham nhũng nào lên đĩa được không nhưng dân đen ta vừa ăn cơm với mì gói vừa được xem diễn tiến màn đấu võ miệng cung đình này, giống như xem cảnh lột truồng mẹ nạ dỏng vậy. Còn những kẻ đại tham quan giờ đây phải run sợ trước mọi nguồn thông tin phải, trái, đa chiều chứ không còn lộng hành như khi họ một mình môt chợ với một hệ thống thông tin quốc doanh chỉ có mỗi một chiều như trước nữa. Mặc dù các quan anh chơi tình vờ, thấy có mà làm như không thấy bóng ma của CDQL đang lan tỏa nhưng bên trong thì loạn nhịp cu dế, ăn không ngon ngủ không yên và hẳn Tết này Chùa Bà cùng các chùa linh thiêng khác sẽ có lắm anh to đầu đến quì lạy cầu mong cho tai qua nạn khỏi, cầu cho thằng CDQL chết sớm hoặc không chểt thì nó cũng bỏ sót tên mình…

Hoặc ngửa cổ lên Trời mà kêu lên rằng:

- Trời đã sịnh ra Đỉnh Cao Trí Tuệ rồi sao còn sinh ra Chân Dung Quyền Lực nữa…

Trâu bò húc nhau ruồi muỗi hưởng lợi. Câu chân ngôn ngược này lại đúng cho dân ta lúc này. Các bác to đầu cứ chơi nhau đi, chơi thật lực vào, nếu không ích nước lợi nhà, không có thằng chết thằng bị thương thì ít ra phận dân đen muỗi mòng cũng có cái chùa để xem giải trí…

Chân Dung Quyền Lực sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!

Chân dung nội bộ quyền lực



Nguyễn Trung Chính

26-1-2015

Sau khi khối Cộng sản tan vỡ vào năm 1990, lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã họp nhiều lần rút kinh nghiệm. Có hai luồng ý kiến nổi bật lúc ấy: một của ông Hoàng Chí Bảo và một của nhóm ông Khổng Doãn Hợi.

Ông Bảo cho rằng sự sụp đổ nói trên chủ yếu có nguyên nhân từ việc nhân dân không ủng hộ Đảng Cộng sản Liên Xô nữa.

Ông Hợi khẳng định ngược lại và cho rằng nguyên nhân của sự sụp đổ là do chính lãnh đạo dao động, nói chữ là “tự diễn biến”, không còn tin ở đường lối đã được Đại hội đảng đề ra.

Suy nghĩ của ông Hợi đã thắng, được Đảng chấp nhận. Ông Hoàng Chí Bảo đành bó miệng nói theo để được tiếp tục có ghế và bổng lộc cao trong Hội Đồng Lý Luận Trung Ương hiện nay.

Năm 1990, Nạn nhân đầu tiên của “tự diễn biến” là một người có lúc được cơ cấu làm Tổng Bí Thư : ông Trần Xuân Bách. Sau khi đọc diễn văn bày tỏ công khai ở Hội nghị Trung ương đổi mới kinh tế phải song song với đổi mới chính trị, ông Trần Xuân Bách lập tức được Ban Nội Chính Trung Ương hộ tống về nhà treo giò, truất hết chức tước cùng bổng lộc, thậm chí mỗi ngày bị cắt luôn hai lít sữa dành cho Trung ương lúc đó, ông Bách chết trong sự đơn độc, thầm lặng.

Nhiều trí thức lúc đó nghĩ rằng ông Trần Xuân Bách đã hành động quá sớm khi chưa tạo được một hậu thuẫn cần có trong nhân dân, trí thức.

Những Ủy viên Bộ Chính trị muốn đổi mới trước kia như Trường Chinh, Nguyễn Cơ Thạch từ năm 1986, Võ Văn Kiệt sau này, lần lượt rớt đài vì sợ “vỡ bình”, không quyết tâm vượt lên vì đất nước, đã cho phép Đảng, với một lũ bất tài, ê kíp sau còn lú hơn ê kíp trước, đưa đất nước đến tan hoang hiện nay.

Ít nhất là hai vị muốn đổi mới thật sự, Trường Chinh và Võ Văn Kiệt, đã về nơi cụ Mác với kiểu chết đột tử mà dư luận rất hoài nghi.

Vài năm gần đây, tình hình trong đảng có vẻ xáo động khi TBT Nguyễn Phú Trọng giựt lại chức trưởng ban phòng chống tham nhũng từ tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khôi phục lại Ban Nội Chính Trưng Ương cho ông Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban.

Tuy nhiên, để duy trì được một chế độ độc tài lâu dài, cần phải có những nhân vật lãnh đạo tầm vóc, hét ra lửa, như Hồ Chí Minh, Lê Duẫn…Còn TBT Nguyễn Phú Trọng hiện nay chẳng những thiếu tầm vóc phải có, mà còn được các đồng chí và dư luận biết đến với biệt hiệu “Trọng Lú”.

Trong nhiệm kỳ XI, BCHTƯ không còn nghe TBT và đôi khi quyết định ngược lại trong việc bầu bán, có nguồn tin nói rằng lỗi của ông Trọng là đã làm rùm beng lên Nghị Quyết TƯ 4 về chống tham nhũng, nó như lưỡi cưa muốn cưa cành cây mà toàn bộ BCHTƯ đang ngồi trên đó.

Điều người ta sợ là người lú đôi khi còn có những quyết định rất lú, chết người, sẵn súng trong tay có thể bóp cò bất cứ lức nào, mà ngay cả những người thông minh nhất cũng không thể đoán trước được.

Mặc dầu hội nghị Trung ương 10 ngày 05/01/2015 đã quyết định “đổi mới đồng bộ hơn giữa chính trị và kinh tế” nhưng TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn răn đe: “Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta… “ .

Anh nào trong Trung ương, Bộ Chính trị có tư tưởng “diễn biến” như Trần Xuân Bách trước đây hãy coi chừng. Ban Nội Chính Trung Ương, Ban bảo vệ chính trị nội bộ, đã được lập lại rồi đó!

Bão nổi lên rồi, Sài Gòn Quật khởi, Nổi lửa lên em…

(tựa những bài hát nổi tiếng một thời)

Qua hội nghị TƯ 10, kẻ thù của TBT Nguyễn Phú Trọng đã chính thức lộ diện: đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã một lần làm cho ông Trọng ngấn lệ trực tiếp (live) trên đài truyền hình, khi đòi kỷ luật ông Dũng mà không được BCHTƯ nghe theo.

Biết được thóp của TBT Trọng là theo Trung Quốc, ông Dũng không từ bỏ cơ hội nào để xoáy sâu lưỡi đao vào tử huyệt này trước dư luận đảng viên và quần chúng:

- Không thể đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy tình hữu nghị viển vông; – Không có chuyện nhà anh cũng là nhà tôi.

- Đầu năm 2015 ra lịnh chuẩn bị bảo vệ đất nước từ Trung ương đến làng xã địa phương;

- Đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào chương trình giáo dục;

- Cho Bộ trưởng Đinh La Thăng phê bình công khai nhà thầu Trung Quốc vô trách nhiệm gây ra tai nạn chết người tại công trường xây dựng ở Hà Nội (chửi con mắng cha!)…

Biết TBT Nguyễn Phú Trọng bảo thủ giáo điều, ông Dũng “Đốt lò” với những tuyên bố:

- Người dân được làm tất cả những gì luật pháp không cấm;

- Công khai đề nghị phải có luật biểu tình;

- Không thể cấm thông tin trên mạng xã hội;

- Tôn trọng quyền được biết của dân;

- Phải thay đổi thể chế; …

- Ông lại còn cho đàn em là Bộ trưởng Kế hoạch/ Đầu tư Bùi Quang Vinh đi rao cho những đảng viên, cán bộ và quần chúng: Kinh tế thị trường là tinh hoa nhân loạỉ; Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm;…

Cần nói ở đây là bất chấp văn kiện Đại hội XI khẳng định phải có “Định hướng Xã hội chủ nghĩả”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã rõ ràng dẫm lên “19 điều cấm đảng viên không được làm”. Ông Vinh và bệ đỡ của ông là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bớt sợ “vỡ bình” để phải thất thủ như các ông Trường Chinh, Nguyễn Cơ Thạch, Trần Xuân Bách, Võ Văn Kiệt trước kia.

Từ đầu năm 2015, cuộc chiến đến hồi ngoạn mục: Hai bên đều có đầy đủ hồ sơ tham nhũng do các trưởng ban phòng chống tham nhũng của chính phủ, rồi của Đảng, cung cấp; đã có trang Chân Dung Quyền Lực bươi ra mọi chuyện; đã có những bức thư nặc danh chống nhau, tố nhau là theo Tàu, đòi xin nhau tí huyết, gửi đến các trang mạng xã hội lề…không theo đảng.

Ai tin, Tin ai?

Có một điều nực cười là nhân dịp đi thăm chính thức Cộng Hòa Pháp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong cuộc họp báo tại phòng khách phủ Thủ tướng Pháp, cứ nhìn dớn dác cái cửa sổ đằng sau lưng mà chưa chịu mở lời. Phải năm phút sau, Thủ tướng Pháp mới hiểu ra và kéo tấm màn che cửa sổ sau lưng ông Dũng lại, từ đó ông Dũng mới “được lời như cởi … kéo tấm màn”, để phát biểu mà không còn ớn ớn, dớn da dớn dác sau lưng. Video cảnh này vẫn còn nằm trên Youtube và đài truyền hình Pháp.

Qua đến Pháp mà Thủ tướng vẫn còn sợ phát súng đến từ sau lưng. Ở Việt Nam Thủ tướng sợ là phải, ở trong chăn mới biết chăn có rận, biết người biết ta trăm trận trăm thắng!

Nhiều người nói rằng, ông Thủ tướng nói mà không làm: Ông phán chính quyền Tiên Lãng – Hải Phòng phạm pháp trong việc cưỡng chế gia đình ông Đoàn Văn Vươn, nhưng vẫn để cho ông Vươn lãnh 5 năm cấm cố, đến nay vẫn chưa ra…Ông nói không thể cấm thông tin trên mạng nhưng vẫn bỏ tù Ba Sàm, Bọ Lập, Người Buôn gió…Cho công an phối hợp côn đồ hành hung thường trực những người viết blog…

Ai tin ông?

Có một điều rất rõ là tình trạng an ninh nội chính hiện nay loạn cào cào. Quân đội theo ai, công an theo ai, Bộ trưởng theo ai, Thứ trưởng theo ai, tướng này theo ai, tướng kia theo ai…mà bắt người này người nọ trong bối cảnh Việt Nam cần hội nhập, đang thương lượng vào TPP là nhằm mục đích gì? Đang cần thế giới hậu thuẫn trong tranh chấp hải đảo mà vi phạm nhân quyền liên tục, lại đánh trống thổi kèn không dấu diếm là có mục đích gì?

Và một tin nguy hiểm nhất là tin ông Nguyễn Bá Thanh có thể bị đối phương đầu độc như trường hợp Chủ tịch Palestine Arafat bị đầu độc bằng phóng xạ mà từ từ chết.

Trong bối cảnh đó cũng có nguồn tin ông Thủ tướng đang đi những bước rất thận trọng, phải “lăng ba chi bộ” như Đoàn Dự để tránh rơi vào miệng hùm beo.

Đã có bài viết tung lên mạng nói rằng cả ông Trường Chinh, Nguyễn Cơ Thạch, Trần Xuân Bách, Võ Văn Kiệt thất thủ vì bộ tham mưu dại. Có ý nói rằng bộ sậu Thủ Tướng hiện nay không dại gì lộ diện đầu trọc. Điều này cũng có lý vì đấu tranh chính trị hoàn toàn khác với đấu tranh tư tưởng.

Những người chỉ dựa trên tư tưởng mà vứt bỏ mọi chuyện là không hiểu gì về đấu tranh chính trị. Một trong trường hợp đó là các tập đoàn chống cộng cực đoan chỉ biết trắng hoặc đen, cờ vàng hoặc cờ đỏ, kêu gọi diệt cộng, diệt hết, nhưng sau 40 năm Saigòn thất thủ, những người này cùng lắm chỉ trùm được lên cổ ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải cái khăn choàng ba sọc (chứ không dàm dùng lá cờ vàng chính chủ) mà ông Điếu Cày tế nhị không gỡ ngay ra, nhưng đã khéo léo cho biết đó không phải là lá cờ của ông.

Những người này đã mòn gót, mòn đời ở các nước dân chủ tự do mà còn hành xử độc đoán như thế thì rủi mai kia họ nắm quyền thì cũng nguy hiểm cho dân tộc không thua gì cộng sản.

Tuy nhiên, nếu ông Thủ tướng muốn người ta tin thì phải làm gì đi chứ, lòng tin đòi hỏi phải có thời gian, mà chỉ còn hơn năm nữa thôi là đến hẹn lại lên, Đại hội XII lại đến, không thể bắt dân tộc và đất nước thiệt thòi thêm 5 năm nữa.

Trở lại vấn đề của chúng ta

Phải nói rằng một số điểm mốc như Kiến Nghị 72, Thư ngỏ đòi Đảng cho biết có kiện Trung Quốc hay không của hai đảng viên, Thư ngỏ gửi Ban Chấp Hành Trung Ương, toàn thể đảng viên và nhân dân, Kiến nghị của 20 cựu tướng lãnh, cán bộ quân đội vừa qua đã tạo nên được một làn gió mới. Mọi người hy vọng áp lực của đảng viên còn quan tâm tới đất nước sẽ còn lên cao, lên cao nữa.

Hiện nay chỉ có hai yếu tố có thể đổi đời:

Một là một số lãnh đạo Đảng trở cờ, làm đảng trong sạch, trở về với dân tộc để đưa đất nước tiến lên. Trong bối cảnh còn độc tài, độc đảng hiện nay con đường này có lẽ là tối ưu (!?). Người ta hay nói lập đảng này, đảng nọ để đấu tranh nhưng tất cả đều, tôi không biết dùng từ gì nên cứ tạm gọi là hữu danh vô thực, vì không thể nhảy vào sân chơi độc tài bằng cách đưa đầu ra cho nó đập, tức là áp dụng luật chơi dân chủ đa đảng như ở các nước dân chủ. Các đảng thành lập ở trong nước như Đảng dân chủ 21 của cụ Hoàng Minh Chính rồi cũng vượt biên ra hải ngoại, các đảng thành lập ở hải ngoại để “đưa lửa” vào trong nước thì hiện nay nếu không tan thì cũng còn trong tình trạng “Đốt lò”.

40 năm Saigòn thất thủ, 40 năm đảng cộng sản toàn trị trên cả nước rồi chứ có ít ỏi gì nữa.

Yếu tố thứ hai là toàn dân nổi dậy dẹp đảng cộng sản để cứu đất nước. Điều này có thể xảy ra. Có ai đoán trước được Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, có ai đoán trước được các dân tộc Trung đông nổi lên tiêu diệt các tay độc tài?

Hiện chỉ thấy khả năng trong đảng trở cờ là có khói bay lên.

Trong trường hợp này nếu đảng viên và quần chúng không làm áp lực mạnh thêm lên để tạo thế thì khó còn hy vọng nào nữa.

Nếu không có những hành động mạnh hơn, cao hơn để quần chúng và đảng viên đi theo thì e rằng đến cuối năm nay quần chúng và ngay cả đảng viên tiến bộ cũng sẽ thất vọng.

Và nếu ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thật lòng muốn thay đổi đảng của ông để trở về với dân tộc thì những đảng viên cùng trí thức tiến bộ sau khi kêu gọi mọi người ký tên trong các kiến nghị rồi dừng ở đó thì lịch sử rồi cũng chỉ nằm trong tay một cá nhân, vuột hẳn khỏi tầm tay quần chúng.

Nếu thế tương lai đất nước chỉ còn là việc trông trời trông đất trông mưa…

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Chân Dung Quyền Lực vẫn chưa ra đòn chí tử



Blog RFA

VietTuSaiGon

22-01-2015

Cho đến thời điểm hiện nay, có nhiều người hoài nghi trang blog Chân Dung Quyền Lực (CDQL) là của phe Nguyễn Bá Thanh gồm Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Bá Thanh dùng đế đấu tố phe Nguyễn Tấn Dũng. Điều này đúng sai, thực hư vẫn chưa xác định được. Cũng có giả thiết cho rằng CDQL là của phe Nguyễn Tấn Dũng đưa ra nhằm “phân hóa cái nội bộ” Nguyễn Phú Trọng. Vậy đúng sai ra sao và nếu CDQL của một phe nào đó thì đòn chí tử của nó sẽ là gì?

Trước nhất, giả thiết CDQL là của phe Nguyễn Phú Trọng dùng để đánh phe Nguyễn Tấn Dũng, theo giả thiết này, chỉ có phe này mới có đủ thông tin về đối thủ, đánh vào uy tín của bộ sậu Chính phủ nhằm làm mất uy tín của bộ sậu này, sau đó, nhân Hội nghị trung ương 10 đại hội thứ XII, sẽ đưa ra một số điều khoản nhằm làm giảm bớt quyền lực của Nguyễn Tấn Dũng và các Thủ tướng sau NguyễnTấn Dũng, thu hồi quyền lực về tay Tổng Bí thu Cộng sản Việt Nam, sau đó sẽ là cú đánh chí tử vào tài sản và gia đình Nguyễn Tấn Dũng.



Giả thiết này mới nghe cũng có lý vì sau Hội nghị trung ương 10, đã có một số đề xuất nhằm làm giảm bớt quyền hạn của Thủ tướng. Nhưng nghe ra những đề xuất này khó thành hiện thực vì nó được đá qua đá lại giữa Nguyễn Sinh Hùng và một số đại biểu thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đá riết một hồi rồi đâu cũng lại vào đó bởi điều này đã thành thói quen, thông lệ của đảng Cộng sản Việt Nam, cứ mỗi kì họp, đại hội, hội nghị đưa ra hàng loạt ý kiến, đề xuất nhưng vài tháng sau thì chìm xuồng, xem như chưa hề có ý kiến ý cò nào cả…

Và ở hướng giả thiết này, nếu như CDQL là của phe Nguyễn Phú Trọng đưa ra nhằm đấu tố Nguyễn Xuân Phúc, Phùng Quang Thanh thì ảnh hưởng gì đến Nguyễn Tấn Dũng? Có thể trả lời nhanh là không hề ảnh hưởng, nếu không nói là cơ hội đánh bóng của Nguyễn Tấn Dũng sẽ rất cao nếu ông có những phát biểu và đường hướng (dù là nói miệng) tốt trong hội nghị lần này.

Vì sao? Vì những đối thủ nặng ký nhất ngồi vào ghế Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Việt Nam trong đại hội đảng Cộng sản sắp tới đây xem như mất điểm hoàn toàn. Dù nói theo cách gì thì Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Xuân Phúc và Phùng Quang Thanh cũng là những ứng cử viên nặng ký trong chiếc ghế Tổng Bí Thư đảng Cộng sản sắp tới.

Ở giả thiết thứ hai, trang CDQL là của phe Nguyễn Tấn Dũng. Giả thiết này, có những dấu hiệu sau: Đây là trang blog có giọng văn của một nhà báo chuyên nghiệp cố tình viết theo lối thả lơ cảm xúc; Thông tin về tài sản của các quan chức trong trang này có sức thuyết phục rất lớn, họ đưa ra được những bằng chứng cụ thể; Trang này đặt nặng vấn đề sức khỏe của Nguyễn Bá Thanh và đưa ra thông tin khẳng định Nguyễn Xuân Phúc ám hại Nguyễn Bá Thanh; Trang này đánh Phùng Quang Thanh và Nguyễn Xuân Phúc đến độ không kịp vuốt mặt.

Nhưng, CDQL có những điểm lạ: Chưa đụng đến gia đình và tài sản Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Chưa đụng đến tài sản của những quan chức đàn em Nguyễn Tấn Dũng; Riêng vụ Nguyễn Bá Thanh bị bệnh, CDQL có được bức ảnh ông Thanh nằm viện tại Mỹ củng thời gian Nguyễn Thị Thanh Phượng, con gái rượu Nguyễn Tấn Dũng chính thức thành công dân Mỹ; Sau khi Nguyễn Bá Thanh về Đà Nẵng điều trị, CDQL không thể đưa ra bất cứ hình ảnh hay thông tin nào về Nguyễn Bá Thanh.

Điều này đặt ra câu hỏi: Phải chăng khi về Đà Nẵng điều trị, với lực lượng và phe nhóm bảo vệ hết sức nghiêm ngặt, hình ảnh của Nguyễn Bá Thanh được giữ kín, khác với lúc điều trị ở Mỹ, mặc dù vẫn được bảo vệ trong chừng mực nào đó nhưng các y tá, điều dưỡng, hộ lý vẫn có thể bị mua chuộc để thành một tay chụp hình trộm vì khoản thù lao quá cao. Và hình ảnh tiều tụy của Nguyễn Bá Thanh sẽ là một nắm muối xát vào những “vết thương chính trị” vốn mưng mủ trong mối quan hệ Nguyễn Xuân Phúc – Nguyễn Bá Thanh do CDQL kiến tạo?

Và cũng chính vì thế, để xoa dịu dư luận, khi Nguyễn Bá Thanh về Đà Nẵng điều trị, Nguyễn Xuân Phúc là một trong những người đến thăm ông Thanh sớm nhất và ở lại với ông Thanh lâu nhất, hơn nửa giớ đồng hồ trong phòng điều trị của ông Thanh, họ đã nói với nhau những gì, CDQL tịt ngòi, không có ý kiến?!

Cũng theo hướng này, CDQL là của phe Nguyễn Tấn Dũng thì đòn thế của họ như thế nào? Có thể nói, đòn khởi sự mà Nguyễn Bá Thanh đánh Nguyễn Tấn Dũng nằm trong cuộc họp Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng, trong cuộc họp này, Nguyễn Bá Thanh đã chửi khéo Nguyễn Tấn Dũng không biết nhục, không có văn hóa từ chức, chỉ biết xin lỗi qua loa cho xong chuyện… Và tuyên bố sẽ “hốt liền” khi thấy dấu hiệu tham nhũng chứ không cần bằng chứng cụ thể, hốt trước rồi điều tra sau. Tiếp nối sê ri đòn này, Nguyễn Bá Thanh hốt cũng khá nhiều, những vụ hốt này không cần bàn thêm ở đây.

Đáp trả, Nguyễn Tấn Dũng cho chuyên viên Chính phủ vào Đà Nẵng điều tra làm rõ vụ Nguyễn Bá Thanh mờ ám trong quản lý đất tại Đà Nẵng (phải khẳng định là do Nguyễn Tấn Dũng điều động, hạ lệnh, không có lệnh của Dũng thì có ăn gan trời các chuyên viên cũng không dám làm điều này). Đòn này xem như một cú đánh vỗ mặt, cảnh cáo cho Nguyễn Bá Thanh bớt nói bung lung boa loa.

Tiếp theo, sau khi Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội nhậm chức, đương nhiên không thể nói là Thanh bị cô lập, không có đồng minh ở Hà Nội được bởi chính những đồng minh đã kéo Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội, họ thấy được hiệu dụng ở ông và họ phải vỗ béo ông để được việc cho họ. Công cuộc “chống tham nhũng” trên thực tế là đấu tố tham nhũng để hạ thủ phe đối phương, cuộc chiến ủy nhiệm đánh vào Nguyễn Tấn Dũng do Nguyễn Bá Thanh cầm trịch và chịu đạn bắt đầu. Nhiều nhân vật vốn là cánh tay đắc lực ở sân sau Nguyễn Tấn Dũng bị dính chưởng như Dương Chí Dũng, Nguyễn Đức Kiên, Phạm Quí Ngọ… Đương nhiên là Nguyễn Bá Thanh đã “bứt dây động rừng” ở Hà Nội.

Tháng 5 năm 2014, Nguyễn Bá Thanh lâm bệnh, đến tháng 8 thì bệnh chuyển sang giai đoạn bạo phát, phải đi điều trị nước ngoài, đây cũng là giai đoạn CDQL xuất hiện, nhiều câu chuyện “thâm cung bí sử” được phơi bày, các quan tham lộ diện từng chân tơ, kẽ tóc. Nhưng có một điều lạ là tài sản của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không được nhắc đến.

Và CDQL đưa tin khá chi tiết về vụ việc Nguyễn Bá Thanh bị ám sát bởi tình báo Hoa Nam, do Nguyễn Xuân Phúc sang Lào nhờ Tổng Đại sứ Trung Quốc can thiệp, để thời gian này, nhân lúc Nguyễn Bá Thanh công du Trung Quốc mà ra tay. CDQLcũng đưa tin khá rõ về bệnh tình của Nguyễn Bá Thanh ở Mỹ. Nhưng khi ông Thanh về đến Đà Nẵng thì mọi thông tin về Nguyễn Bá Thanh rất nhạt, nếu không muốn nói là không có gì!

Đến đây, mối nghi vấn CDQL là của phe Nguyễn Tấn Dũng nghe ra có sức thuyết phục hơn. Bởi lẽ, tranh nhau chiếc ghế Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Việt Nam sắp tới, những ứng cử viên cao cấp sẽ có Nguyễn Sinh Hùng (nhưng Hùng quá già so với Dũng,Thanh quân đội và Phúc), Nguyễn Tấn Dũng, Phùng Quang Thanh, Giàng Xeo Phử, Phạm Quang Nghị, và Nguyễn Xuân Phúc. Trong đó, ba đối thủ nặng ký nhất là Phùng Quang Thanh, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Tấn Dũng.

Diệt được hai đối thủ Phùng Quang Thanh và Nguyễn Xuân Phúc thì xem như con đường bước lên ghế Tổng Bí Thư của Nguyễn Tấn Dũng rất hanh thông. Và đây cũng là thứ mà Nguyễn Tấn Dũng cần nhất. Bởi ông từng làm nhiều nhiệm kì Thủ tướng, nếu bây giờ ông làm tiếp là chuyện không thể xảy ra, nhưng ngồi ghế Chủ tịch nước thì chẳng có bao nhiêu quyền lực vì mọi thứ quyền lực kinh tế đã tập trung trong tay Chính phủ. Bây giờ, với kinh nghiệm làm Thủ tướng và nắm được mọi đường đi lối về trong Chính phủ, nếu ngồi ghế Tổng Bí Thư đảng Cộng sản thì xem như Nguyễn Tấn Dũng đã nắm trọn vẹn quyền lực trong tay, Chính phủ khó bề mà qua mặt Tổng Bí Thư, khác với Nguyễn Phú Trọng không biết gì về hệ thống quyền lực trong Chính phủ nên đâm ra ngớ ngẩn, bị coi là Trọng Lú.

Và một khi Nguyễn Tấn Dũng nắm ghế Tổng Bí Thư, ông có thể là một Tập Cận Bình của Việt Nam, thế hệ Hậu Cộng sản chính thức lên ngôi ở Việt Nam. Và lúc đó, Phạm Quang Nghị hay Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Sinh Hùng, Vũ Đức Đam, Giàng Xeo Phử… hay bất kì ai lên làm Thủ tướng Chính phủ cũng không thoát khỏi tay Nguyễn Tấn Dũng. Chính vì những đường hướng chính trị này mà CDQL nhắm vào Phúc và Thanh quân đội để đánh, Nguyễn Tấn Dũng cố tình phát biểu hớ hênh trong Hội nghị trung ương 10 rằng “các trang mạng xã hội rất khó mà quản lý, không thể quản lý…”. Điều này chẳng khác nào gợi ý cho các đảng viên khác tiếp tục vào đọc CDQL để hạ điểm các đối thủ và cuối cùng là chỉ còn mỗi Nguyễn Tấn Dũng đủ tư cách, nghiễm nhiên ngồi vào ghế này.

Và, nếu thật sự CDQL là của phe Nguyễn Tấn Dũng thì đòn thế tiếp theo sau vụ này sẽ là gì? Bây giờ, lại phụ thuộc vào sức khỏe của Nguyễn Bá Thanh, nếu ông Thanh không khỏe lại, nghỉ hưu vì bệnh tật hoặc chết đi thì CDQL sắp tới sẽ im hơi lặng tiếng về Nguyễn Bá Thanh nhưng lại phanh phui các quan chức khác không đáng kể (như Nguyễn Hòa Bình chẳng hạn!), duy trì một thời gian ngắn nữa rồi im lặng, đóng cửa sau Hội nghị trung ương 10. Ngược lại, sức khỏe ông Thanh là một ẩn số, ông khỏe lại và ra Hà Nội để làm việc lại, tiếp tục phanh phui tham nhũng thì người kế tiếp sẽ là Nguyễn Bá Thanh, đánh Nguyễn Bá Thanh gục, xem như đánh phe đang đấu tố Nguyễn Tấn Dũng gục và quyền bính sẽ trở lại tay của Dũng.

Và đương nhiên đây chỉ là những giả thiết, dẫu sao thì CDQL vẫn đưa ra những bằng chứng tham nhũng cộm cán, rất tiếc là chưa đủ, nếu đưa được thông tin về tài sản, gia đình Nguyễn Tấn Dũng một cách rõ nét thì mọi chuyện lại khác?!

Cafe cuối năm, internet



Nhạc sĩ Tuấn Khanh


Những buổi sáng cafe ở Sài Gòn 10 năm trước cho đến nay dường như vẫn không có gì thay đổi. Vẫn ly cafe nhạt đó, những câu chuyện hỏi han nhau lệ thường, những cuộc tranh cãi vu vơ giữa người với người để chứng minh sự tồn tại như lẽ thật trên trần gian. Khác chăng là những đứa trẻ đánh giày nhiều hơn, những người già vé số tuyệt vọng hơn. Và đặc biệt lượng người trầm ngâm với điện thoại hay máy tính bảng ở mọi góc, ở mỗi giờ.

Thế giới đã khác, những tờ báo giấy mòn mỏi và chậm chập như những chuyến xe liên tỉnh không đến kịp thời gian. Con người Sài Gòn hôm nay ngồi chạm lướt vào hiện tại tức thì để nói về cuộc sống của mình, buồn phiền hay vui cười những tin tức chớp tắt từng giờ. Sài Gòn ngồi một chỗ có thể nhìn mọi nơi, nghe những chuyển động của người Việt, có thể cười cợt với những vận may hạnh phúc và cũng có thể chết lặng với những đảo điên của giống nòi.

Lại một buổi sáng như mọi buổi sáng ở Sài Gòn, anh bạn làm trong ngành toà án nói rằng từ internet, tin tức liên quan về luật pháp có thể những người quan tâm đến stress nặng. Anh bạn làm báo thì kể có lúc anh đọc tin, thấy những trái ngang đến mức bị trầm uất, ngồi hàng giờ ở nhà mà không nói tiếng nào, đến mức gia đình lo sợ.

Là người, chắc không ai quên được vụ thảm sát công dân Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên (2014), mà thủ phạm lại là 5 công an viên do bức cung, nhục hình, bất chấp nạn nhân kêu oan. Tin tức về sự kiện này thoạt đầu, báo chí không đưa nhiều, thậm chí nương nhẹ, giấu bớt phần tội ác của các công an viên. Thế nhưng tin tức trên internet bùng nổ lên tiếng, mang đi hình ảnh những đứa trẻ đeo khăn tang, người vợ mang bức hình thi thể dập nát của chồng mình kêu oan trước những ánh mắt nhân viên an ninh trừng trừng vô hồn đe doạ. Có một bức ảnh được truyền đi trên mạng, cho thấy đứa trẻ đang hôn vào di ảnh của cha mình. Nhiều người đã bật khóc vì khoảnh khắc đó. Nhiều người như anh bạn làm ở ngành toà án hay nhà báo của tôi, và cả tôi đã nhưng nghẹt thở khi nhìn thấy. Tíc tắc của hình ảnh đó có thể theo tôi đến tận cuối đời như một lời nhắc nhở rằng xứ sở mình, người Việt mình đã oan khiên như thế nào, và may mắn thay, nếu không có internet, những điều như thế này sẽ không bao giờ chạm được vào đời thường để được sẻ chia công lý.

Tin tức trên internet như một cuộc cách mạng thầm lặng và vĩ đại đã thay đổi đất nước này, dù không phải ai cũng hân hoan đón chào nó. Trước khi có internet, mọi thứ bị kềm hãm trong truyền hình và báo giấy, trở thành một lá bài ma thuật muôn mặt với công chúng.

Những người bạn ngồi cafe gợi nhớ ngày tháng mọi thứ lệ thuộc vào các bản tin nhanh. Từ bóng đá cho đến các sự kiện thế giới như Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, chiến tranh Vùng Vịnh... Dòng người nôn nao đứng trước Thông Tấn Xã VN chờ mua vào lúc 4g chiều - những ngày tháng đó đã nói hết mọi điều. Những bản tin một chiều, bị kiểm duyệt và thậm chí bóp méo đã được nâng niu, bàn tán từng ngày. Cuộc sống trong một cái nồi đậy nắp kín vẫn luôn đau đáu ngóng chờ một giây phút nào đó để nhìn thấy bầu trời bên ngoài. Hôm nay thì mọi thứ đã thay đổi, dù cá mập có xuất hiện từng đàn theo ước hẹn trước để cắn các dây cáp quang dưới lòng biển, internet xoay tròn tìm kiếm, người ta vẫn tìm thấy đủ cách để tiếp nhận thông tin quanh mình.

Không thể nào dừng được thông tin đến với mọi người, và càng không thể che đậy hay ngăn chận. Vụ thảm sát ở Phú Yên lộ dần bộ mặt của các ác và sự thống trị như cát cứ của chính quyền địa phương, đặc biệt là ngành công an ở đó. Và cũng nhờ đó, mà người ta biết đến chân dung của một người luật sư trẻ đáng kính trọng, Võ An Đôn.

Hãy hình dung vào 10 năm trước, nếu vụ án oan này xảy ra mà không có internet, có lẽ số phận gia đình của nạn nhân Ngô Thanh Kiều sẽ nguy nan biết mấy trước sự bao che, cấu kết lộ rõ ở vùng đất đó. Và luật sư Võ An Đôn chắc cũng sẽ bị xô vào một góc tối khác, nơi công lý chỉ còn một hình hài rách rưới và cam chịu.

Có thể anh Võ An Đôn cũng có một trái tim bình thường như mọi con người khác. Anh cũng biết sợ hãi và biết mình đang đối diện với điều gì. Khi bị cáo công an Lê Minh Phát nổi giận, đạp ghế và chửi bới trước toà khi nghe án tù 6 năm của mình cho tội giết người, nhiều người đã lo sợ. Và chắc anh Võ An Đôn cũng có một tíc tắc bất an nào đó. Ai cũng hiểu hành động của viên công an giới thiệu một bộ mặt khác của Phú Yên, nơi công an là trời, là núi cao, là cát cứ trong sự sợ hãi của dân chúng. Cú đạp của viên công an chỉ là sự bày tỏ rằng vì sao có một loại công lý nào đó có thể chạm được đến họ.

Vụ án kết thúc, nhưng đến năm 2015, cuộc trả thù đánh với vẫn dai dẳng, khi đoàn luật sư tỉnh Phú Yên loay hoay tìm cách rút thẻ hành nghề của luật sư Võ An Đôn. Thậm chí đòi thanh tra nơi làm việc của luật sư Đôn để "quét nhà ra rác". Nhưng may sao, câu chuyện này với các mặt phải-trái của nó đã nhiều đến mức mọi người đứng về vị luật sư cô đơn ngay trên quê mẹ của mình. Bộ mặt quyền lực cát cứ và dẫm đạp lên cả đồng loại mình bị xé toạc ra, lộ ra giòi bọ nhun nhúc trong đó. Nhưng cũng từ đó, những người biết chuyện lại thêm sự lo ngại, rằng cuộc chiến đó chưa yên, quyền lực đó vẫn sẽ âm mưu phục kích công dân tử tế của mình một ngày nào đó để kiểm soát mọi thứ.

Tôi chưa một lần gặp mặt luật sư Đôn, chỉ thấy anh qua hình ảnh. Trong sự rắn rỏi và quyết liệt của anh, dường như tôi còn nhìn thấy sự liều chết của một kẻ đánh bom, muốn phá tan các bức tường che đậy tội ác, bứt đứt những bàn tay đang nắm chặt với nhau vượt qua các giá trị luân lý và nhân tính. Hôm nay, một phần bóng tối đó bị đẩy lùi không chỉ bằng sự cao quý trong trái tim luật sư Đôn, mà còn cả truyền thông nhà nước lẫn tự do cũng lên tiếng. Internet mang đi xa câu chuyện nhức nhối đó, các câu chuyện cafe chia sẻ mạnh mẽ hơn. Sài Gòn xa Phú Yên hàng trăm cây số, nhưng gần bởi cùng sự căm giận cho số phận con người.

Những buổi sáng trôi qua chầm chậm, giật mình lại thấy đã cuối năm. Những câu chuyện từ internet thì dồn dập đến mức khó mà nhớ hết được, nhất là khi mảnh đất Việt Nam này sáng nào mà không đọc thấy một chuyện đáng ngậm ngùi. Trong tập cuối bộ phim Rurouni Kenshin, thầy của tay lãng khách sát thủ đã nói rằng "sao nhìn con như đang mang giùm nỗi đau cho cả đất nước này vậy." Nhìn mặt của nhiều người tiếp nhận tin tức buổi sáng cafe hôm qua và hôm nay, vẫn có thể thấy được những điều u uất đó lởn vởn chung quanh. Nhưng nếu không là vậy, hoá ra, chúng ta đã trở thành loài súc vật công cụ vô tri sao?

Tôi chép lại câu chuyện này như một thứ nhật ký, bằng một niềm hy vọng nhen nhúm. Những ghi chép này như một thứ nhật internet ghi lại sức mạnh của chính nó, ghi lại con người đã ra sao từ đó, và ghi lại một phần những câu chuyện không bao giờ được quên lãng trên đất nước này.

Đây là một lời cảm ơn thầm lặng của tôi đến luật sư Võ An Đôn và chia sẻ đến gia đình của nạn nhân Ngô Thanh Kiều. Và đây cũng là lời cảm ơn đến những ai đã từng chia sẻ câu chuyện này và biến nó thành một sức mạnh công lý của chúng ta.

T.K.

Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

Nhân sự cấp cao Việt Nam: ai đi, ai ở?



Trong cả ba danh sách không chính thống, những cái tên như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Thị Kim Ngân và Phùng Quang Thanh đều ở top đầu.

Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã bế mạc được 10 ngày, nhưng dư âm của kỳ họp mà giới quan sát cho là ‘đặc biệt’ này vẫn còn.


Một điểm gây nhiều đồn đoán nhất, đó là cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần đầu tiên đối với các lãnh đạo chóp bu của Đảng Cộng sản Việt Nam, gồm 16 Ủy viên Bộ Chính trị và 4 thành viên Ban Bí thư, nhưng kết quả lại không được công bố.


VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện các nhà quan sát tình hình chính trị Việt Nam ở cả trong lẫn ngoài nước, nhưng đa phần đều từ chối đưa ra nhận định vì “không có đủ thông tin”.


Tuy nhiên, cuối tuần qua, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về chính sự Việt Nam, đã công bố một bản phân tích và đánh giá cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này, dựa trên các nguồn tin của ông cũng như kết quả (chưa được nhà nước xác nhận) đăng trên trang blog 'Chân dung Quyền lực'.


Theo trang blog được hơn 15 triệu người truy cập này, 197 ủy viên trung ương (3 người dự khuyết) đã được yêu cầu đánh giá các vị lãnh đạo theo các mức “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”.


Giáo sư Thayer cho biết, có hai danh sách kết quả chưa hoàn chỉnh đã được lan truyền trong giới quan sát ở Hà Nội trước cả khi được trang blog “bí hiểm” công bố.
Các tin đồn ở Hà Nội cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng có tham vọng trở thành Tổng bí thư kế tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và nhiều khả năng, ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Phú Trọng sẽ phản đối điều này. - Giáo sư Carl Thayer viết.
Trong cả ba danh sách không chính thống, những cái tên như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Thị Kim Ngân và Phùng Quang Thanh đều ở top đầu.


Chuyên gia về chính trị Việt Nam viết rằng vì thiếu thông tin từ những người bỏ phiếu nên không thể biết được lý do vì sao các thành viên Bộ Chính trị, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhận được số phiếu ‘tín nhiệm cao’ nhiều nhất.


Theo ông Thayer, hiện có nhiều đồn đoán ở trong nước về người nhắm vào ghế Tổng bí thư.


Ông viết: "Các tin đồn ở Hà Nội cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng có tham vọng trở thành Tổng bí thư kế tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và nhiều khả năng, ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Phú Trọng sẽ phản đối điều này".


Giáo sư Carl Thayer viết thêm: "Trong khi đó, cũng có tin đồn về việc ông ông Trọng đang vận động cho ông Phạm Quang Nghị hoặc Trần Đại Quang lên thay thế ông. Còn các trang blog chính trị thì lại gợi ý đương kim Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh".



Hình ảnh trang web 'Chân dung Quyền lực'.


Còn trong một bài viết mới có tên gọi “Những bất ngờ trên đường lựa chọn lãnh đạo kế vị”, Tiến sỹ Jonathan London, chuyên gia về Việt Nam, tại Đại học Thành thị Hong Kong, cho rằng việc lựa chọn nhân sự kế vị ở Việt Nam “được che giấu một cách có hệ thống”.


Ông London cũng nói thêm rằng “diễn biến của các sự kiện hiện nay đang vén bức màn phơi bày hoạt động chính trị chóp bu ở Việt Nam mà xưa nay chưa có tiền lệ”.


Ông viết: “Kết cuộc đáng chú ý và có phần oái ăm cuối cùng của Hội nghị Trung ương 10 chính là những kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Được biết chẳng ai khác hơn chính Nguyễn Tấn Dũng nhận được số phiếu cao nhất. Ngược lại, nhiều ứng cử viên khác, trong đó có hai người được đề cập trên trang 'Chân dung Quyền lực' trước cuộc lấy phiếu tín nhiệm, xếp gần chót bảng”.


Tranh giành quyền lực


Nhà quan sát này từng nói với VOA Việt Ngữ rằng nhiều người Việt, cả ở trong lẫn ngoài nước, “đều muốn Việt Nam hướng tới một chế độ chính trị minh bạch hơn”.
Việc đảng cộng sản Việt Nam chưa sẵn sàng công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm là một hạn chế. Và nếu đảng cộng sản Việt Nam thực sự muốn nâng cao lòng tin của dân thì họ phải phấn đấu để làm cho quá trình này hết sức minh bạch. - Tiến sỹ Jonathan London nói.
Ông London nói: "Việc Bộ Chính trị Việt Nam có một quá trình lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá sự hài lòng đối với việc lãnh đạo đảng cũng có thể được xem là một phát triển hứa hẹn cho nền chính trị của Việt Nam nếu ý nghĩa của quá trình này là cố gắng nâng cao hiệu quả của lãnh đạo chính trị Việt Nam".


Nhà quan sát này nói thêm: "Việc đảng cộng sản Việt Nam chưa sẵn sàng công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm là một hạn chế. Và nếu đảng cộng sản Việt Nam thực sự muốn nâng cao lòng tin của dân thì họ phải phấn đấu để làm cho quá trình này hết sức minh bạch".


Tờ Nikkei Asian Review, thuộc quyền sở hữu của một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất Nhật Bản, nhận định rằng “các trang mạng xã hội như Facebook và các trang blog bí hiểm sẽ được dùng làm công cụ tranh giành quyền lực trước khi một bộ chính trị mới được lựa chọn”.


“Các trang này sẽ rò rỉ các thông tin về một số cá nhân nhất định, làm sao nhãng công chúng trước các vấn đề quốc gia cấp bách khác”, tờ báo viết.


Ban biên tập trang blog Chân dung Quyền lực mới thông báo sẽ ‘dọn dẹp bất cứ lúc nào’ các thông tin mà họ cho là ‘thóa mạ Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh’, dẫn tới các đồn đoán về những người đứng sau trang này.

Thứ trưởng Bộ Giao Thông bị đòi lại tiền chạy dự án



Ông Nguyễn Hồng Trường, thứ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN bị nêu tên “nhắn tin” qua điện thoại di động với một phụ nữ mà bà này đòi lại “phong bì” mà không được việc.



Đoạn nhắn tin thứ nhất giữa Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường và nữ doanh nhân. (Hình: GDVN)


Trên mục “Bạn Đọc” của tờ Giáo Dục Việt Nam có một bài viết kèm theo một số hình ảnh chụp lại ba mẩu tin nhắn trên điện thoại di động giữa ông và một phụ nữ. Sau khi báo GDVN đưa ra tin này, báo Bảo Vệ Pháp Luật của Viện Kiểm Sát Trung Ương đã tới phỏng vấn ghi âm lời giải thích của ông Nguyễn Hồng Trường.


Các bài về tin nhắn qua lại trên tờ GDVN cũng như trả lời phỏng vấn trên tờ BVPL hôm Thứ Sáu 23/1/2015 về chuyện ông Nguyễn Hồng Trường bị lại đòi tiền “quà” (mà không được việc) hiện đều đã bị các tờ báo vừa kể gỡ xuống. Tuy nhiên, chúng đã được nhiều mạng khác tải xuống và phát tán rộng rãi trên mạng.



Đoạn nhắn tin thứ hai giữa Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường và nữ doanh nhân. (Hình: GDVN)


Số điện thoại của máy ghi tin nhắn có thể không đầy đủ vì bị xóa một số được đọc thấy trong bản chụp tin nhắn trên mạng là 091 32(?) 3438 mà trong cuộc phỏng vấn của tờ BVPL, ông Trường nhìn nhận là số máy của ông. Hai bản tin nhắn đầu trao đổi với nhau dẫn đến tin nhắn thứ ba người phụ nữ cho biết đã đưa “phong bì” 7 lần cho ông Nguyễn Hồng Trường, nhưng chỉ nhớ rõ 4 lần trao tiền tổng cộng 200 triệu đồng Việt Nam và 10,000 đô la Mỹ.


Trên bản tin của tờ GDVN người ta thấy viết lại các tin nhắn nói trên với các lời diễn giải những chữ viết tắt hay sai chính tả, có thể là cố ý, như sau:


Đoạn tin nhắn thứ nhất:
Số máy từ một nữ doanh nhân: A ơi nhờ a nói giúp a trường ban 3 hộ e một tiếng với ạ, cảm ơn anh... A oi a đã ở phòng chưa e vào?
(Tạm dịch: Anh ơi! nhờ anh nói giúp anh Nguyễn Xuân Trường, Tổng Giám đốc Ban Quản lý Dự án 3 hộ em một tiếng với ạ. Em cảm ơn anh!... Anh ơi anh đã ở phòng chưa em vào?).
Đoạn nhắn tin thứ nhất giữa Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường và nữ doanh nhân
Số máy 0913xxx438: Amh dang hop gan xong, hom truoc em dua bso nheu dsy.
(Tạm dịch: Anh đang họp gần xong, hôm trước em đưa bao nhiêu đấy?
Số máy từ một nữ doanh nhân: Vâng để e dở sổ xem bao nhieu chắc chỉ bữa nhậu của a thoi mà.
(Tạm dịch: Vâng, để em dở sổ xem bao nhiêu, chắc chỉ bữa nhậu của anh thôi mà!).
Đoạn tin nhắn thứ 2:
Số máy từ nữ doanh nhân: Thôi e cũng chẳng hợp làm việc với a đâu, cũng sẽ không bao giờ làm việc nữa a cho e xin lại phong vì mà mấy lần e đưa cho a, a cũng nói giúp a trường trưởng ban giúp e. Phong vì e đưa doi với các a ko nhieu, nhưng là mà đối với e thì rất quan trọng, nén a gũi lại cho e nhé!!! Nếu a có cho thêm e thì tốt vì e rất nghèo a ạ!


Đoạn nhắn tin thứ hai giữa Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường và nữ doanh nhân
(Tạm dịch: Thôi, em cũng chẳng hợp làm việc với anh đâu, cũng sẽ không bao giờ làm việc nữa. Anh cho em xin lại phong bì mà mấy lần em đưa cho anh. Anh cũng nói giúp anh Trường, Giám đốc Ban quản lý dự án 3 giúp em. Phong bì em đưa đối với các anh không nhiều nhưng mà đối với em thì rất quan trọng nên anh gửi lại cho em nhé! Nếu anh có cho thêm em thì tốt vì em rất nghèo anh ạ!).
Số máy 0913xxx438:Luc nao den anh gui lsi cho. Anh cung phe binh em day.
(Tạm dịch: Lúc nào đến anh gửi lại cho. Anh cũng phê bình em đấy).


Đoạn tin nhắn thứ 3:
Số máy từ nữ doanh nhân: Chiều nay a cho dua cho e chứ e ko len lấy nữa đau, tông e đưa cho a bảy lần, 4 lần nhớ chính xác tổng là 200 triệu và 10 ngàn đô, còn ba lần nữa e ko nhớ vì sáng nay e ko cầm sổ, để e hỏi lại cậu thư ký hay đi cùng .a thích trả cho e bao nhieu thì trả, e phải vay lãi 1 trieu/10 nghìn ngày đó a a!.
Đoạn nhắn tin thứ ba giữa Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường và nữ doanh nhân
(Tạm dịch: Chiều nay anh đưa cho em chứ em không lên lấy nữa đâu. Tổng em đưa cho anh bảy lần, 4 lần nhớ chính xác tổng là 200 triệu đồng và 10 ngàn đô, còn ba lần nữa em không nhớ vì sáng nay em không cầm sổ. Để em hỏi lại cậu thư ký hay đi cùng. Anh thích trả cho em bao nhiêu thì trả, em phải vay lãi 10 nghìn/1 triệu đồng/ngày đó anh ạ!)
Số máy 0913xxx438: Ko dau, anh chi gap em thoi nhe, ko co nhueu the dsu.
(Tạm dịch: Không đâu, anh chỉ gặp em thôi nhé, không có nhiều thế đâu).
Số máy từ nữ doanh nhân: Vậy sao sang nay a ko đưa cho e, e đâu có nhiều thời gian vậy…???? a tương e rỗi tg thế sao????
(Tạm dịch: Vậy sao sáng nay anh không đưa cho em, em đâu có nhiều thời gian vậy? Anh tưởng em rỗi thời gian thế sao?)



Đoạn nhắn tin thứ ba giữa Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường và nữ doanh nhân.(Hình: GDVN)


Trên tờ Bảo Vệ Pháp Luật, thấy phổ biến nhiều chi tiết hơn các “text” nhắn qua lại giữa ông Nguyễn Hồng Trường và người phụ nữ. Ông phủ nhận chuyện nhắn tin liên quan tiền bạc với một nữ doanh nhân khi nói “Tôi chẳng bao giờ làm việc ấy cả”.


Nhưng khi bị phóng viên yêu cầu giải thích “Tin nhắn anh nhắn lại cho chị H, anh bảo không nhiều thế đâu. Vậy thì cái gì là không nhiều thế đâu, trong khi tin nhắn của người ta nhắn cho anh là nói về chuyện tiền bạc?”


Ông thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói “Cái đó là việc của tôi với cái H. Còn tôi, nó là cái gì đó thuộc về không phải bí mất đâu, nhưng nó là chuyện riêng.”



Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường được mô tả là có nhiều bút phê "lạ" vào đơn xin dự án của doanh nghiệp. (Hình: GDVN)


Phóng viên lại hỏi: “Anh có bao giờ cầm tiền hay vay mượn của doanh nghiệp không? Anh có bao giờ trả lại 100 triệu không?” Ông Thứ trưởng Trường trả lời: “Tôi không trả lại 100 triệu cho ai cả.”


Các công ty của Bộ Giao Thông Vận Tải là chủ đầu tư của rất nhiều dự án cầu đường lớn ở Việt Nam. Tai tiếng các dự án ODA bị tham nhũng rất nhiều nhưng chúng chỉ lộ ra khi nước ngoài trừng phạt người của họ tội hối lộ cho quan chức CSVN. Các cơ quan thanh tra, giám sát của nhà cầm quyền có ở nhiều cấp bậc nhưng không hề phát hiện. (TN)


(Người Việt)