Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã phạm những “sai lầm” gì?


VietTimes -- Trên website của mình, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính VN (VAFI) vừa đưa ra ý kiến được cho là sai lầm của cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, trong công tác quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp thuộc bộ này.
Nhật Minh -
Cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng


Ngày 19/7/2016, tại địa chỉ website: www.vafi.org.vn của Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) có đăng tải một bài viết “Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã sai lầm gì trong công tác quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp” của Phó chủ tịch VAFI – Nguyễn Hoàng Hải. Chưa đầy 1 tháng, VAFI đã có 7 bài viết, văn bản liên quan trong vấn đề hoạt động của Bộ Công thương và DN trực thuộc Bộ này trong thời gian tại vị của Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.

Bài viết của Phó Chủ tịch Nguyễn Hoàng Hải đưa ra quan điểm được cho là sai lầm của Cựu Bộ trưởng trong công tác quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp. Để rộng đường dư luận, VietTimes xin dẫn lại nguyên văn bài viết này:

1. Việc bổ nhiệm các chức danh chủ chốt tại một số Tập đoàn , Tổng công ty nhà nước trực thuộc Bộ Công thương quản lý đã không đòi hỏi nhiều về kinh nghiệm và thành tích quản trị cao :

Nhìn vào việc bổ nhiệm các chức danh Chủ tịch HĐQT tại 3 Tập đoàn kinh tế lớn là Sabeco, Habeco, Vinataba thì thấy :

Thành tích quản trị doanh nghiệp của Chủ tịch Habeco, Vinataba hết sức nghèo nàn, họ không phải là những người thành công và đi lên từ Habeco, Vinataba . Họ chưa đáp ứng được yêu cầu phải là linh hồn của doanh nghiệp, phải được đào tạo thủ thách và có nhiều thành tích tại các vị trí đã kinh qua ;

Với Chủ tịch Sabeco, hầu như không có kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, thành tích về quản trị doanh nghiệp, tuy nhiên hiện nay vị này còn kiêm nhiệm luôn cả chức danh Tổng giám đốc SABECO

Hành vi bổ nhiệm này là sai Luật Doanh nghiệp và Luật quản lý vốn nhà nước . Vấn đề đặt ra là tại sao Bộ Công thương không có phương án bổ nhiệm TGĐ Sabeco ? Chẳng nhẽ Sabeco không còn ai có thể đảm đương vị trí TGĐ để đến mức phải bổ nhiệm 1 người không có kinh nghiệm quản trị làm TGĐ ? Đây là vấn đề hết sức nguy hiểm trong công tác quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp;

Nhìn chiến lược hoạt động của Petro Viet nam, EVN, TKV…Chúng ta có thể nhận thấy không 1 HĐQT nào sốt sắng với định hướng cổ phần hóa cả tập đoàn. Suất đầu tư trong lĩnh vực điện, dầu khí, than khoáng sản là rất cao so với lĩnh vực tư nhân. Bộ máy quản lý cồng kềnh , các đơn vị trên chưa thực sự hoạt động theo mô hình Tập đoàn mà thực chất chỉ là những đơn vị quản lý hành chính ở cấp trung gian ;

Hiện nay các Tập đoàn, Tổng công ty của Bộ Công thương như Tổng công ty Thép, Tâp đoàn Hóa Chất, TKV ở 1 vị thế tài chính rất yếu so với 10 năm trước kia. Mang tiếng là công ty mẹ nhưng mẹ không có khả năng cứu được con mà phải trông chờ nhà nước hỗ trợ hay bơm vốn, điều này đang diễn ra tại Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, Công ty Gang thép Thái nguyên….?

Nếu nhìn vào cách bổ nhiệm nhân sự chủ chốt tại đa phần doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả như Vinamilk, Hòa Phát , FPT, Nhựa Bình Minh, Coteccons…. thì thấy rằng không bao giờ có cách thức bổ nhiệm như trên. Mọi chức danh chủ chốt phải được đào tạo và rèn luyện , thử thách qua nhiều vị trí khác nhau, từ thấp lên cao . Trong quá trình làm việc, nếu cán bộ lãnh đạo nào không đạt yêu cầu thì phải tự nguyện thôi chức nếu không sẽ bị sa thải và điều chuyển bởi HĐQT hay Đại hội cổ đông ;

Với những doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp gia đình hay công ty tư nhân lớn cũng không bao giờ xảy ra chuyện ông Bố bổ nhiệm người con không có kinh nghiệm quản trị nắm giữ các chức danh chủ chốt trong công ty vì nếu làm như vậy thì coi là hành động tự sát của chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp đó sẽ bị tổn thất nặng nề hoặc thua lỗ phá sản . Bố có thương con, muốn con nối nghiệp thì họ phải đào tạo và luyện cho người con tại nhiều vị trí công việc trong doanh nghiệp . Còn nếu người con không giỏi hoặc chưa đủ tầm quản lý thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải tuyển chọn người tài để quản lý & phát triển cho cơ nghiệp của họ, đồng thời bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho con họ.

2. Chậm bàn giao một số doanh nghiệp đã cổ phần hóa về cho SCIC quản lý :

Hơn 10 năm trước , dưới thời nguyên Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải quản lý thì sau khi SCIC được Chính phủ thành lập, nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa trực thuộc Bộ được nhanh chóng bàn giao về cho SCIC quản lý phần vốn nhà nước .

Tuy nhiên trong 9 năm dưới thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thì lại làm ngược lại, điển hình tiêu biểu là Sabeco, Habeco sau 9 năm cổ phần hóa vẫn không được chuyển giao về cho SCIC ;

Mục tiêu của việc thành lập SCIC là nhằm chuyên môn hóa công tác quản lý vốn nhà nước, tách biệt vai trò quản lý nhà nước và vai trò quản lý doanh nghiệp của các Bộ để tránh xung đột lợi ích, giúp các Bộ ngành địa phương có nhiều thời gian cho công tác quản lý nhà nước nhưng tai sao có tình trạng níu kéo , chậm trễ trong việc bàn giao vốn cho SCIC ;

Giới đầu tư tài chính & thị trường chứng khoán không xa lạ gì với hoạt động của SCIC, SCIC vẫn còn nhiều yếu kém trong công tác quản lý cổ phần nhà nước, tuy nhiên năng lực quản lý vốn của SCIC còn hơn nhiều năng lực quản lý vốn của Bộ ngành địa phương, thể hiện ở các điểm sau :

Thúc đẩy doanh nghiệp niêm yết ;

Trong khâu bổ nhiệm nhân sự chủ chốt như Chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc thì SCIC không dám làm liều như Bộ Công thương . Sau vài lần thất bại thì cán bộ của SCIC không dám đảm nhận chức danh Chủ tịch, TGĐ mà thường những chức danh này được tuyển chọn từ doanh nghiệp ;

Vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê bình bộ máy quản lý của Bộ Công thương cồng kềnh cần phải tái cơ cấu. Tuy nhiên tại sao cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng lại chậm bàn giao một số doanh nghiệp đã cổ phần hóa về cho SCIC ? Một điều chắc chắn rằng việc chậm trễ bàn giao không phải là do Bộ Công thương có khả năng quản lý vốn tốt hơn SCIC ?

Tại sao cựu Bộ trưởng cứ thích quản lý những doanh nghiệp không còn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ mình ? Nếu tình trạng này không được khắc phục sẽ là 1 thách thức cho sự thành công của việc ra đời Ủy Ban quản lý doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Chính phủ .

3. Nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa trực thuộc Bộ Công thương "trốn" niêm yết, người đại diện không thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ:

Từ 15 năm trước cho đến nay, để phát triển thị trường chứng khoán, thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa & phát triển doanh nghiệp, Đảng & Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách gắn cổ phần hóa với việc niêm yết chứng khoán ;

Hơn 10 năm trước đây, VAFI từng có nhiều văn bản gửi Bộ trưởng Hoàng Trung Hải kiến nghị bán bớt cổ phần nhà nước, thúc đẩy doanh nghiệp trực thuộc Bộ niêm yết nhằm tạo hàng hóa phát triển thị trường chứng khoán. Nguyên Bộ trưởng Hoàng Trung Hải đã rất cầu thị và thị trường chứng khoán liên tục đón nhận nhiều hàng hóa chất lượng được bán bớt cổ phần nhà nước và IPO như Vinamilk, Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiến phong, Đạm Phú Mỹ, Khoan Dầu khí….

Tuy nhiên đến thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thì không như vậy ? Nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa như Sabeco, Habeco, Vinatex, Petrolimex, nhiều đơn vị thành viên đã cổ phần hóa trực thuộc các tập đoàn …không chịu niêm yết.

Để thúc đẩy mạnh mẽ việc thoái vốn nhà nước và niêm yết chứng khoán, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành QĐ 51/2014/QĐ-CP ngày 15/9/2014 mà tại Điểm 2 Điều 14 của QĐ này qui định : “ Đối với doanh nghiệp đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần trước ngày quyết định này có hiệu lực thi hành, đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo người đại diện phối hợp, đôn đốc doanh nghiệp hoàn tất việc thực hiện đăng ký giao dịch và niêm yết trong thời hạn tối đa 1 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành “ . Nhưng Quyết định này đã không làm cho nhiều đại diện cổ phần nhà nước tại Bộ Công thương tuân thủ thực hiện ?

Sabeco và Habeco là điển hình của việc tìm mọi cách trốn tránh niêm yết, không thực hiện chỉ thị của Chính phủ. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng là thành viên Chính phủ, chắc phải nhiều lần nghe Thủ tướng nói về việc thúc đẩy doanh nghiệp niêm yết nhưng tại sao cựu Bộ trưởng không chấp hành lệnh của cấp trên, không triển khai thúc đẩy việc niêm yết nhiều doanh nghiệp trực thuộc Bộ. Bộ trưởng mà không quan tâm đến việc thúc đẩy sự minh bạch thì cấp dưới cũng không thực hiện hoặc như Sabeco có nói rằng họ không có quyền cho doanh nghiệp niêm yết.

Cựu Bộ trưởng có biết rằng việc không tuân thủ QĐ 51 là gây thiệt hại cho nhà nước hay không ?

Việc nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa rồi trốn tránh niêm yết tức là không thực hiện cam kết của Chính phủ với nhà đầu tư chứng khoán, từ đó làm giảm lòng tin từ giới đầu tư ;

Thực tế nhiều DNNN khi IPO mà nhà nước còn nắm giữ cổ phần chi phối xảy ra 2 kịch bản :

Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả thì không bán được cổ phần hoặc chỉ bán được ít ;

Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả có bán được nhiều cổ phần nhưng với giá thấp hơn so với giá trên thị trường chứng khoán, thường chỉ bằng từ 30%-50% vì người đầu tư phải phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra với họ như : DN cổ phần hóa trốn tránh niêm yết, việc bổ nhiệm người đại diện vốn nhà nước chất lượng kém .

4. Dưới thời cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, phong trào cổ phần hóa đi xuống và trì trệ :

Không thể sôi nổi và tích cực như thời BT Hoàng Trung Hải ;

Bộ Công thương nắm nhiều doanh nghiệp ở vị thế kinh doanh thuận lợi nhưng phong trào cổ phần hóa trong nhiệm kỳ 2010- 2015 còn thua xa Bộ Giao thông của nguyên BT Đinh La Thăng ;

Các con số thống kê thực tế nói lên tất cả ;

5. Việc bổ nhiệm Vũ Quang Hải làm thành viên HĐQT kiêm PTGĐ Sabeco mang đậm tính vụ lợi và hành vi này bị nghiêm cấm theo Luật Phòng Chống tham nhũng :

VAFI từng đặt câu hỏi VQH về Cục XTTM để làm gì ? Chắc chắn không phải vì yêu thích công việc xúc tiến thương mại, hay vì muốn tiến thân theo con đường thuần túy là công chức nhà nước , trả lời cho câu này là VQH chỉ ở Cục XTTM có 1 năm rồi đi về Sabeco ;

Trong thời gian ngắn ngủi ở Cục XTTM với vai trò là Phó GĐ Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu , VQH còn được ưu ái và được bổ nhiệm chức danh Kiểm soát viên Tổng Công ty thuốc lá VN ( Vinataba ) . Việc bổ nhiệm này hoàn toàn phi lý, sai Luật và cũng mang tính vụ lợi :

Luật Công chức nhà nước qui định điều kiện để làm thành viên BKS tại DNNN , người đó phải là công chức nhà nước, tuy nhiên VQH nói với Báo Tuổi trẻ rằng khi được tuyển dụng về Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu là không theo cơ chế tuyển dụng ngạch công chức nhà nước ? Như vậy có thể ở thời điểm VQH về Cục XTTM vẫn chưa phải là công chức nhà nước ?

Theo Điểm 1e Điều 3 qui định về tiêu chuẩn điều kiện bổ nhiệm thành viên Ban kiểm soát của (Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 1/8/2011 qui định việc áp dụng Luật cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty TNHH 1 TV do nhà nước làm chủ sở hữu ) thì :

Việc bổ nhiệm KSV phải tuân thủ qui định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2005 và các qui định khác của pháp luật ;

Điểm 1b Điều 122 Luật DN 2005 qui định : “ Thành viên BKS không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ , mẹ nuôi, con, con nuôi, anh,chị, em ruột của thành viên HĐQT, giám đốc hoặc TGĐ và người quản lý khác “ . Ông Vũ Huy Hoàng là BT, là người đại diện quản lý vốn cao nhất có quyền bổ nhiệm các thành viên HĐQT thì rõ ràng việc bổ nhiệm VQH là không đúng Luật ;

Bổ nhiệm VQH làm KSV tại Vinataba để làm gì ? VQH có xứng đáng được bổ nhiệm không ? Có phải là vì mục tiêu quản lý vốn nhà nước cho Bộ không ? Rõ ràng là không vì chỉ sau 1 năm ở Cục XTTM, VQH lại nhảy về Sabeco ?

Thông thường khi người ta chọn người làm KSV ở Bộ để thực hiện giám sát vốn nhà nước người ta thường lấy người ở các Vụ, Cục có nhiệm vụ quản lý vốn nhà nước tại DNNN đó, tức là kiểm soát viên phải lấy từ Vụ Tài chính, Vụ Tổ chức hay Vụ quản lý ngành chứ người ta không lấy người ở Cục , Vụ khác không có nhiệm vụ quản lý vốn tại doanh nghiệp đó . Và Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu không có nhiệm vụ quản lý vốn nhà nước tại Vinataba .

Để làm được thành viên Ban Kiểm soát tại các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước, ngoài việc bằng cấp về tài chính thì còn đòi hỏi KSV phải ít nhất có kinh nghiệm quản lý vốn và tài sản nhà nước trong 3 năm , bởi vì người KSV phải cập nhập kiến thức và chế độ chính sách của nhà nước liên quan đến rất nhiều lĩnh vực từ quản lý tài chính kế toán, luật doanh nghiệp, bất động sản, xây dựng, chế độ chính sách về tiền lương….Với trường hợp bổ nhiệm VQH tin rằng xuất phát điểm là không có kiến thức quản lý nhà nước về những nội dung nêu trên .

Từ phân tích trên để khẳng định rằng VQH không đủ tư cách làm Kiểm soát viên tại Vinataba và không thể có chức Phó Vụ trưởng . Việc bổ nhiệm chức PVT cho VQH cũng là hành vi mang tính chất vụ lợi và bị pháp luật nghiêm cấm .

Trong vòng 1 năm, VQH có đóng góp gì cho Cục XTTM hay không ? Không thể có đóng góp gì dù là người có năng lực , vì sao :

Phải mất nhiều thời gian tìm hiểu công việc mới ;

Phải mất rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành các khóa học về hành chính công, quản lý nhà nước, các khóa tập huấn về chính trị…

Cho nên có thể khẳng định thêm rằng VQH về Cục không phải là cống hiến sức lực của tuổi trẻ mà chỉ là tạo ra 1 lý lịch đẹp để trở thành hàng ngũ lãnh đạo của Bộ Công thương và từ đó có thế mạnh về làm lãnh đạo Sabeco ; Nếu điều chuyển thẳng VQH từ TGĐ PVFI về Sabeco chắc là không thể thành công , cho nên hành vi điều động VQH về Sabeco hay dưới dạng Sabeco tha thiết xin VQH mang đậm tính chất vụ lợi.


Hiệp hội các nhà Đầu tư Tài chính Việt Nam - VAFI là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 74/2003/QĐ - BNV của Bộ Nội Vụ ngày 05/11/2003.

Hiệp hội được thành lập với chức năng và nhiệm vụ:
Đề xuất các giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư, góp phần làm cho môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn để thúc đẩy thị trường tài chính hội nhập.
Bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, giúp các nhà đầu tư am hiểu pháp luật và an tâm bỏ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp.
Xúc tiến đầu tư tài chính trong nước và nước ngoài. Đào tạo, tư vấn, hướng dẫn đầu tư để cho thị trường vốn phát triển.
Nghiên cứu phát triển một số mô hình đặc thù, các định chế tài chính trung gian nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn và để thị trường tài chính Việt Nam hội nhập với thị trường tài chính Quốc tế.
Tham gia góp ý, kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về các chính sách liên quan đến việc phát triển thị trường tài chính, các định chế tài chính góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam.
Đại diện các nhà đầu tư tài chính xây dựng và quan hệ hợp tác với các Hiệp hội khác nhằm thiết lập mối quan hệ giữa các nhà đầu tư tài chính với các nhà đầu tư chiến lược để góp phần phát triển thị trường tài chính và môi trường đầu tư Việt Nam.
Thực hiện các quan hệ hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
Tuyên truyền và quảng bá về hoạt động của hiệp hội.
Thực hiện các hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật.Theo danh sách nhân sự của hiệp hội, ông Nguyễn Hoàng Hải hiện là Phó Chủ tịch VAFI - Nguyên Tổng thư ký VAFI nhiệm kỳ I,II.


Tin liên quan

Kiểm tra dấu hiệu vi phạm nguyên bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng
Thua lỗ hơn 3.200 tỷ: Cần xem xét trách nhiệm ông Vũ Huy Hoàng
Yêu cầu Bộ Công Thương làm rõ việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải tại Sabeco
Nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói gì về việc bổ nhiệm con trai?

Tuấn Khanh – Chào ánh sáng, chào những ánh mắt mở ngủ mê



Sự kiện tặc Trung Cộng tấn công vào hệ thống IT của phi cảng Tân Sơn Nhất và Nội Bài, ngày 29/7, như có một luồng ánh sáng chớp lóe lên trong suy nghĩ của hàng triệu người dân Việt. Hy vọng thay, đó là khoảnh khắc sẽ thức tỉnh được nhiều con người về hiện trạng đất nước.

Có lẽ, bất kỳ ai vẫn lớn tiếng kêu to rằng đừng quan tâm chính trị, hãy chỉ lo làm ăn – làm giàu, và hãy cứ phỏ mặc cho Nhà nước giải quyết mọi chuyện, lúc này sẽ phải dành chút ít thời gian nghĩ về thân phận của mình và gia đình mình. Trên các chuyến bay của ngày 29/7, một nhà triệu phú hay một người nghèo khó đều có thể bỏ xác ngay trên đất nước mình trong niềm tin cố thơ ngây phi chính trị ấy. Có hơn 400.000 hành khách đã bị ảnh hưởng như vậy từ hành động cảnh cáo của nhóm tin tặc 1937cn, do Bắc Kinh tài trợ và nuôi dưỡng, mà bên cạnh đó, có những lời tố cáo cho biết các thành viên của nhóm này đã xâm nhập từ lâu vào hệ thống IT của Việt Nam. Dĩ nhiên, còn chưa tính tới việc có ai đó là kẻ phản bội và bán đứng các thông tin quan trọng cho giặc phương Bắc.

Nhưng vì sao, giữa vô vàn thống khổ lâu nay của quê hương – từ nạn bauxite đang giết dần mòn Tây Nguyên, từ biển và đảo đang mất dần, ngư dân bỏ mạng trên biển và tuyệt vọng trên bờ, cho đến những dự án nguy nga giả tạo xây lên để tạo ra ngân khoản rút rỉa mồ hôi nước mắt nhân dân, những cuộc cưỡng chiếm đất đai của nông dân như bọn thổ phỉ chiếm đóng – chuyện mất an ninh mạng của các phi cảng Việt Nam lại gây chấn động như vậy?

Người dân Việt Nam bị ru ngủ trong một thông điệp mơ hồ là hãy chỉ nên lo cho bản thân mình, lâu nay đã trở thành những vùng quần cư ích kỷ và hẹp hòi, nên rồi chỉ biết nẹp mình trong chén cơm và manh áo. Họ quên cả đồng bào, quên cả tổ quốc, quên cả số phận tương lai của mình. Sự xót thương không còn nhưng lại liều lĩnh tội nghiệp như những hành khách theo lệnh ra khơi mà không bao giờ được chu cấp một chiếc phao cứu sinh. Những ngày cá chết, ngư dân tuyệt mạng thì nhiều người Việt nghe chừng đâu đó rất xa xôi. Bùn đỏ tràn miền Thượng thì nghe như bản tin quốc tế thoáng qua với họ. Chỉ đến khi sinh mạng của từng người bắt đầu bị đe dọa thì mới xuất hiện sự hoảng sợ và ý thức. Nhất là đối với từng con người đang chăm chút cho số tiền để dành, cho sự bình yên phi chính trị… chợt bừng tỉnh rằng mọi thứ là vô nghĩa trước một tình cảnh quá hoang tàn.

Có ý kiến hùng tráng cho rằng dân tộc Việt Nam đang bật lên đoàn kết sự kiện hoảng hốt này. Đó là một loại ngụy biện đáng thương. Sẽ không có chứng cứ nào về loại đoàn kết từ sự rúm ró sợ hãi và mơ hồ về tương lai của mình như vậy. Những con cừu chỉ còn đứng tụm vào với nhau trong niềm đau đớn bất lực trước những con sói bất kỳ giờ phút nào cũng có thể xông vào trang trại, trong khi các chủ trại chỉ biết chè chén mỗi ngày và ngủ mê với cái nhìn tin yêu, rằng bọn chó sói có thể trở thành chó chăn cừu.

Những con cừu ấy, vốn sống theo tiếng gậy chăn dắt, mang niềm tin rằng chúng cứ ăn no, dâng hiến đời mình cho chủ trại là trọn phận. Sống ngu ngơ và chết lặng im.

Từ vụ tấn công ngày 29/7/2016, hãy nghĩ đến những ngày về sau. Đáp trả lại một câu, mà một nhân viên hải quan Việt Nam nào đó ghi trên hộ chiếu có đường lưỡi bò, Bắc Kinh đã gửi đến một thông điệp đầy tính đe dọa không đơn giản, rằng họ đang ở khắp mọi nơi.

Mà không phải chỉ riêng hôm nay, các vụ tấn công nằm sâu trong các tin tức bị ỉm đi, bị che giấu như chuyện tầm phào, từ truyền thanh ở Đà Nẵng, Huế bị chiếm sóng, tia laser tấn công vào các phòng lái máy bay ở phi trường, kể cả những lần bị mất sóng kiểm soát không lưu khiến đường bay hỗn loạn, các sự cố mất điện bất thường ở sân bay… nhân dân bị đối xử như trẻ dại, không nên bàn đến, không cần biết đến – mặc dù những người có trách nhiệm thì ngày càng giới thiệu rõ sự bất lực của mình.

Nhưng chính nhân dân cũng bất lực. Họ nhận ra cái chết của mình mỗi ngày, nhận ra nỗi khốn khổ của quê hương này mỗi ngày bên cạnh các tuyên bố thề trung thành với tình hữu nghị bất chấp. Vận mệnh dân tộc đang bị nhấn chìm trong biển hữu nghị ấy – bao gồm lời gào thét của các quan chức cấp cao khi một mực đòi chấp nhận cho Trung Cộng nắm giữ các dự án quan yếu của đất nước, thậm chí nhượng bộ các yêu sách của Trung Quốc liên quan đến an ninh quốc gia. “Các người đã làm được gì cho đất nước chưa?” – dĩ nhiên là chưa, vì với mọi sắp đặt tàn độc đó, người Việt chỉ còn rơi nước mắt nhìn tổ quốc mình trong tay những kẻ thỏa hiệp và bọn phản bội.

Giờ thi không ai còn hồ nghi nữa, rằng Trung Cộng đã có một bước đi thâm hiểm từ rất lâu, và chỉ đợi thời cơ để chứng minh khả năng đè bẹp Việt Nam. Đừng trút mọi oán giận lên kẻ thù – vì đó là một kẻ thù đã được nhận biết rõ từ lâu – hãy oán giận những suy nghĩ kết thân với kẻ thù, tay bắt mặt mừng, thề thốt và rước kẻ thù vào nhà. Nếu không có những kẻ đó, hàng trăm cây số biên giới Việt Nam không mất cùng Thác Bản Giốc, biển Việt Nam không nguy hiểm chập chờn từng ngày, Tây nguyên không suy kiệt và Formosa Hà Tĩnh không thể hủy diệt môi trường và con người Việt Nam.

Và vì sao, những người anh chị em Việt Nam xuống đường kêu gọi chống lại âm mưu xâm lược của Bắc Kinh luôn bị đánh đập, giam cầm?

Trong một bài thơ của Bùi Chí Vinh, ông có viết rằng:

Mãi quốc cầu vinh tất quả báo nhãn tiền
Chào một ngày soi rõ mặt anh em!

Trong bất lực, người ta chỉ còn biết nghĩ đến quả báo, như một cách tự an ủi mình, và mong manh hy vọng kẻ ác có thể tỉnh giác để trở lại làm người. Nhưng với hiện thực hôm nay, mọi thứ sẽ như một luồng ánh sáng soi rọi đến từng trái tim con người Việt. Thức tỉnh từng con mắt đang mở mà như vẫn ngủ mê. Hãy biết qúy trọng từng cơ hội đi qua sợ hãi – chào một ngày mới, không phải để đoàn kết mộng mị – mà dựa vào đó để soi rõ mặt các loại anh em, bao gồm loại anh em đang phản bội lại máu thịt và tương lai dân tộc.

Tuấn Khanh

5 TƯ TƯỞNG MAO TRẠCH ĐÔNG VÀ CỘNG SẢN TOÀN CẦU



Người ra đi để lại sách đỏ cho quốc tế cộng sản
Bài đọc liên quan:
+ Đặng và Mao
+ 6 đời chủ tịch quân ủy trung ương Trung Hoa
+ 3 sách lược cai trị Trung Hoa của Mao
+ Ai là người cứu sống các đảng cộng sản trên toàn thế giới?


Phong trào cộng sản thế giới chỉ có 4 nhà tư tưởng. Hai trong số đó là những nhà tư tưởng mang tính lý thuyết là Friedrich Engels và Karl Marx. Hai còn lại là những nhà tư tưởng thực hành gồm Lenin và Mao Trạch Đông. Những lãnh tụ còn lại không phải nhà tư tưởng, mà chỉ là những chính khách thực hành theo tư tưởng của 4 vị kia.


Lịch sử Trung Hoa cũng chỉ có 3 lãnh tụ thống nhất được giang sơn: Hán Cao Tổ, Tần Thủy Hoàng và Mao Trạch Đông. Nhưng mở rộng giang sơn Trung Hoa to lớn nhất gấp 3 lần so với thời Tần Thủy Hoàng, nhằm nắm yết hầu Châu Á qua nguồn nước chi phối 80% các dòng sông lục địa này ở Tây Tạng, thì chỉ có Mao. Một bài viết ngắn về tư tưởng của Mao không thể giải thích hết ý nghĩa của 5 tư tưởng của ông, công tội của ông với nhân dân Trung Hoa và nhân loại.


Mao Trạch Đông là một nhà tư tưởng mang dấu ấn đậm nét nhất trong quá trình vận hành, và phát triển, cũng như sự tồn tại của các đảng cộng sản cầm quyền trên thế giới. Có 5 tư tưởng được Mao vận hành rất thành công trong lúc lãnh đạo, và nó đã được các đảng cộng sản cầm quyền khác thực hiện theo.


Hội nghị Bắc Đới Hà diễn ra hằng năm ở Trung cộng là một hội nghị bất thường, không quy định ngày tháng, vô cùng quan trọng. Nó giống như Hội Nghị Diên Hồng của nước Việt ngày xưa. Hội nghị này lần đầu tiên được Mao Trạch Đông tổ chức đầu tiên năm 1950 để lên danh sách tiêu diệt những đồng đội vào sanh ra tử với mình trong Vạn Lý Trường Chinh, trong đó có người vợ đầu ấp tay gối, đồng cam cộng khổ với Mao là Hạ Tử Trân. Vì Mao cho rằng vĩ nhân cũng tầm thường với vợ, nên cần khớp mõm đầu tiên! Tất cả nhằm thâu tóm quyền lực sau khi thống nhất Trung Hoa và giữ ngai vàng.


Trước Hội Nghị Bắc Đới Hà lần thứ nhất, Mao thức trắng 3 ngày 3 đêm và ghi ra danh sách cần thủ tiêu, cùng ý tưởng: "Họng súng đẻ ra chính quyền". Mao có một sinh hoạt ngược đời là ngày ngủ, đêm làm việc, rồi đưa ra những công việc mới cho hôm sau quan quân tùy tùng cộng sản Trung Hoa thực hiện. Ban ngày khi Mao ngủ, không được ai đánh thức, nhưng với Mao, có khi nửa đêm, ông triệu tập thường trực ban bí thư trung ương đảng cộng sản họp khẩn cấp, nếu ông thấy cần, thì mọi người phải thức dậy đến nơi ông ngủ với gái tơ để làm việc. Ý nghĩ phải có Hội nghị Bắc Đới Hà hằng năm của Mao cũng xuất phát từ 1 đêm toan tính mưu đồ bá nghiệp này.


Kể qua chuyện này, để thấy Bắc Đới Hà nghị đàm là một hội nghị vô cùng quan trọng với Trung cộng hằng năm. South China Morning Post, ngày 30/7/2015 đưa tin, các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Hoa đương nhiệm cũng như nghỉ hưu tuần tới sẽ tề tựu về khu nghỉ mát Bắc Đới Hà nhóm họp để giải quyết các vấn đề hệ trọng, cấp bách. Suy giảm kinh tế và những biến động của thị trường chứng khoán Trung Quốc, chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình được cho là những nội dung chính của hội nghị này.


Sóng gió khu vực Thái Bình Dương sẽ nổi lên kể từ cái Bắc Đới Hà nghị đàm sắp tới của họ Tập chăng?


Sau Đại Nhảy Vọt, Mao không còn uy tín trong đảng và trong dân. Mao đẻ ra tư tưởng: "Nông thôn bao vây thành thị" nhằm dùng dân ngu, đám đông vô thức để tiêu diệt đồng đội. Kết quả là, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Bành Đức Hoài và một số đồng đội bị tiêu diệt hoặc giam lỏng để ngai vàng của mình được giữ vững. Sử dụng nông dân để đánh ai trong chính quyền mà Mao e ngại sẽ chiếm quyền mình, và cũng đồng thời làm việc mà Mao ảo tưởng.


Để bóp họng trí thức và sai khiến dân ngu cùng đám đông vô thức, Mao đưa ra tư tưởng: "Trí thức là cục phân" nhằm biến khối lãnh đạo của cộng sản không phải là những chính khách có tầm vóc kỹ trị, mà chỉ là những người hoạt động chính trị đi lên từ cơ sở. Nó cũng nhằm để ông thao túng quyền hành và giữ ngai vàng. Có không biết bao nhiêu trí thức đã bị tiêu diệt ở Trung Hoa trong số 37.5 triệu người mà Mao đã làm chết trong 2 cuộc cách mạng về kinh tế là Đại Nhảy Vọt và Cách mạng Văn hóa ở Trung Hoa trong từ 2 thập niên 1950 và 1960. Nó là nguyên nhân biến các chế độ chính trị cộng sản sống bằng bán tài nguyên và đi vay nợ để ăn chia, chứ không sáng tạo ra của cải vật chất để tự lực, tự cường.


Cái cuối cùng mà Mao đưa ra để nhằm giữ khối đoàn kết giả tạo, nhưng bền vững trong đảng cộng sản là tư tưởng "Hai cái phàm là". Phàm là đảng và Mao nói là đúng, cấm cãi là thứ nhất. Thứ hai là, cán bộ cốt cán của đảng phải có tỳ vết, là cái phàm là thứ hai như cái thòng lọng treo lơ lửng trên đầu mỗi đảng viên, để họ trung thành tuyệt đối với đảng, dù đảng có sai trăm phần. Hai cái phàm là này đã biến đảng cộng sản cầm quyền thành một đảng ăn chia. Cái sổ hưu, cái lượng thì ít, lậu lậu thì nhiều, v.v... vô cùng quan trọng trong khối đoàn kết, thống nhất trong đảng. Ai thoát ra khỏi 2 cái phàm là, chắc chắn số đông còn lại sẽ trùm mền thủ tiêu hoặc hạ bệ.


Nhìn lại, hầu hết các đảng cộng sản cầm quyền ở các quốc gia trên thế giới từ Đông sang Tây đều áp dụng 5 tư tưởng trên của Mao. Năm tư tưởng này, nó giúp hình thái kinh tế chính trị đơn nguyên, tập quyền của những nhà nước cộng sản vẫn cứ tồn tại trên sự thói nát. Đó là vết nhơ của nhân loại. Nó kéo nhân loại về lại thời kỳ Trung Cổ - chế độ chiếm hữu nô lệ kiểu mới rất tàn độc trong 3 sách lược cai trị Trung Hoa của Mao.

Ôn lại 5 tư tưởng của Mao để soi rõ quá khứ, và hiện tại nhằm hiểu những nhà nước cộng sản mà tránh, và nên xóa bỏ cái gì, xây dựng cái gì là điều phải làm. Tôi đã từng viết, đọc sách là đọc tư tưởng của sách, chứ đừng đọc những gì sách viết. Đọc tư tưởng các vĩ nhân là điều khó, nhưng đọc được thì sẽ thoát tư tưởng xấu của họ được, phải không?


Asia Clinic, 11h22' ngày thứ Sáu, 31/7/2015



BA SÁCH LƯỢC CAI TRỊ TRUNG HOA CỦA MAO

Bài đọc liên quan:
+ Ai là người cứu sống các đảng cộng sản còn sót lại trên thế giới?
+ Ngây thơ và không tưởng
+ Bò, sói, sư tử và người
+ Thuận lợi và khó khăn cho tương lai Việt Nam
+ Đảng cộng sản còn tồn tại ở Trung Hoa được bao lâu nữa?


Nghiên cứu về Mao Trạch Đông là việc rất nên làm. Vì công Mao với Trung Hoa được một vị đại tá Tân Tử Lăng viết trong cuốn Mao Trạch Đông ngàn năm công tội, liệt kê lắm công, nhưng tội nhiều hơn công. Theo tác giả họ Tân thì, bảy phần tội, chỉ ba phần công.


Nhưng để tổng kết những sách lược trị nước của Mao thì hình như chưa ai tổng kết ngắn gọn cho mọi người hiểu. Bài viết này tôi xin làm một cái tổng kết ngắn và đơn giản 3 sách lược "vĩ đại" của Mao trong cai trị Trung Hoa.


Khi Tôn Dật Tiên lật đổ nền phong kiến trị vì Trung Hoa hàng ngàn năm, và xây dựng nền cộng hòa với việc sao y bản chính của Hoa Kỳ và Pháp một thể chế tam dân. Nó là nền tảng để Mao gầy dựng chế độ cộng sản toàn trị trên đất nước có diện tích, dân số, lịch sử và văn hóa lớn hàng đầu thế giới này. Tuy ít học, nhưng khả năng tự học và đúc kết tư tưởng nhân loại của Mao có thể nói là vô địch thiên hạ.


Công lao của Mao với Trung Hoa không ai có thể chối cãi khi ông mở rộng lãnh thổ Trung Hoa lên gấp 3 lần so với triều đại phong kiến cuối cùng của thời nhà Thanh. Trong đó, một số sách lược đi kèm với mở rộng lãnh thổ Trung Hoa cũng không kém phần quan trọng. Ví dụ như, nếu sách lược Hoa Kỳ là chiếm lấy năng lượng để điều hành toàn cầu thì, Mao chiếm lấy nguồn nước của châu Á: Tây Tạng - nơi cung cấp đến 80% nước sạch cho các dòng sông ở châu Á - là sách lược vô cùng thâm độc để sai khiến lục địa này. Đó là chưa kể, bằng mọi giá phải hất Đài Loan của Tưởng Giới Thạch ra khỏi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, và Trung Hoa lục địa thay thế, và Trung Hoa phải có bom hạt nhân để có tiếng nói của mình trong những quốc gia điều khiển toàn cầu.


Nhưng tội của Mao không nhỏ với Trung Hoa và với nhân loại, khi 3 sách lược của ông được hầu hết các nhà độc tài trên toàn cầu học tập và áp dụng theo.


Sách lược cai trị Trung Hoa đầu tiên của Mao giúp ông thao túng quyền bính về tay mình ai cũng rõ là, súng đẻ ra chính quyền. Sau khi nắm lấy súng, ông làm đất nước Trung Hoa đảo điên với những chính sách hại dân, hại nước như Đại Nhảy Vọt làm chết đói đến 37,5 triệu dân nước này. Và với việc giữ lấy súng, ông thao túng chính trường và xã hội Trung Hoa đến lúc trút hơi thở cuối cùng trên giường bệnh, mà các cận thần của ông không dám có bất kỳ một hành động nào làm suy suyển quyền lực của ông. Nó được mô tả rất chi tiết trong cuốn, Mao cuộc đời chính trị và tình dục của bác sỹ riêng của ông - Lý Chí Thỏa.


Sách lược thứ hai của Mao, là nhằm tạo sự đoàn kết giả tạo trong đảng cộng sản cầm quyền. Bằng vào 2 cái phàm là của ông đưa ra, Mao đã làm nên một sự đoàn kết trong giới chóp bu cầm quyền Trung Hoa để chia phần miếng bánh. Hai cái phàm là của Mao rất đơn giản, nhưng vô cùng ghê gớm để mọi đảng viên đảng cộng sản ở Trung Hoa răm rắp tuân theo. Một là, Mao và đảng nói là đúng. Hai là, cán bộ của đảng phải có tỳ vết. Tỳ vết là cái để cán bộ luôn phải biết giữ gìn sự đoàn kết và trung thành tuyệt đối với đảng cầm quyền. Ai đi ra khỏi cái đường ray định hướng, chiến lược sẽ bị cái phàm là thứ hai nghiền nát.



Báo chữ to - 大自报 - của Mao chỉ đạo nhóm Hồng Vệ Binh thực hiện ở Đại Học Thanh Hoa để đánh Bành Đức Hoài và Lưu Thiếu Kỳ vào năm 1964


Và sách lược cuối cùng của Mao là, phát huy sách lược tuyên truyền của Joseph Goebbels đến tuyệt đỉnh - chân lý là hàng ngàn lần nói láo. Mao đã dùng báo chữ to để tiêu diệt đồng đảng như Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài, v.v... Mao đã dùng sách đỏ để tuyên truyền để nói láo làm ngu dân Trung Hoa từ thế hệ này sang thế hệ khác, và cả các Hồng Vệ Binh, mà ngày nay gọi là Dư luận viên. Bằng vào kết hợp 3 sách lược trên Mao đã tạo ra quanh mình những con rối công thần, thành những con sói biết ăn thịt người, và biến hơn 600 triệu dân Trung Hoa lúc bấy giờ là những con bò người để xẻ thịt khi cần.


Ba sách lược trên của Mao được ông sử dụng một cách có nghệ thuật cao trong chính trường Trung Hoa. Và ngày nay, tại Trung Hoa được các thế hệ kế tiếp áp dụng rất nhuần nhuyễn. Còn hơn thế nữa, các quốc gia chư hầu của Trung Hoa cũng áp dụng không thua gì Mao.


Và 3 sách lược ấy ngày nay được các thế hệ cầm quyền ở tại Trung Hoa và các chư hầu nâng tầm lên cao hơn Mao một bậc là, xưa Mao chỉ dùng cho riêng mình, thì nay nó được dùng cho quyền lợi nhóm. Vì để có một sức mạnh đủ để diệt một cá nhân dễ hơn nhiều lần diệt một tập thể hơn 80 triệu đảng viên như ở Trung Hoa.


Suy cho cùng, ngày nào nhân loại còn tư tưởng cai trị quốc gia dân tộc dã thú như tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản thì, ngày ấy 3 sách lược của Mao vẫn còn đứng vững như bài phát biểu của giáo sư gần đây: cai trị ngàn thu và vạn thế hệ cũng không ngoa.

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

Nguyễn Thị Kim Ngân: “Đã làm gì cho đất nước…”

Nguyễn Tường Thụy

"Tôi coi đây là cuộc nói chuyện giữa cá nhân với nhau. Xét về mặt công dân thì tôi và cô như nhau. Về địa vị thì cô là chủ tịch quốc hội còn tôi là một cựu chiến binh, nhưng chức vụ hay tài sản không làm nên giá trị con người. Xét về độ trải đời thì cô chỉ kém tôi 2 tuổi. Nói thế để nhắc rằng cô cũng đã già, đi xe bus thì được nhường chỗ, đi xe lửa thì được giảm vé.

Tuổi tác không nói lên sự khôn ngoan của con người nhưng qua theo dõi lời nói, việc làm của cô, tôi chắc rằng, cô còn ấu trĩ, dại dột, cho dù cô ngầm có mục đích sâu xa đi chăng nữa thì vẫn cứ dại dột. Điều chắc chắn hơn là cô không thể yêu nước, thương dân hơn tôi. Chỉ riêng chuyện cô phấn đấu lên đến Chủ tịch Quốc hội dưới chế độ cộng sản đã nói lên điều đó.

Sau khi cô nhậm chức Chủ tịch quốc hội được 1 ngày, trong buổi gặp mặt báo chí ngày 23/7/2016, cô nói:

“Bảo vệ hòa bình không phải hô hào cho thật to, kích động thế này thế khác là có được chủ quyền, không có đâu. Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước? Chưa làm gì cả…”

Tôi giật mình khi cô phát ngôn như vậy. Không phải tôi lạ vì câu đó mà lạ vì người nói ra câu đó lại là cô.

Cô phát ngôn trong bối cảnh đang nói về chủ quyền, biển đảo của đất nước. Bảo vệ chủ quyền của đất nước không của riêng ai mà là của mỗi người dân. Khi chủ quyền của đất nước bị đe dọa, người dân thường dù không có quyền chức trong tay đều phải thể hiện tình yêu đối với Tổ Quốc dưới mọi hình thức, mà hình thức đầu tiên nghĩ đến là biểu tình phản đối quân xâm lược. Ngoài ra, còn nhiều hình thức hoạt động khác. Công dân nào có điều kiện, khả năng mà không làm điều đó là vô trách nhiệm với đất nước. Trước đây, Đảng csVN đã chẳng từng phê phán những hạng người như thế là “đắp chăn chờ độc lập” đó sao?

Ấy thế mà nhà cầm quyền lại đàn áp người biểu tình chống giặc, đánh đập họ, bắt đi cải tạo, bắt tù, gán cho họ cái nhãn phản động. Nếu là phản động thì họ chỉ phản động đối với kẻ xâm lược và bọn bán nước, chứ đối với Tổ quốc thì không.

Bằng việc đàn áp biểu tình yêu nước, nhà cầm quyền đã tước đi của người dân quyền con người đã được ghi vào Hiến pháp và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Và khốn nạn hơn là tước đi của họ quyền yêu nước.

Có một bài mà nhà cầm quyền rất hay sử dụng, đó là “đã có Đảng và Nhà nước lo”.

Những người yêu nước chân chính và tỉnh táo không bao giờ yên tâm để cho Đảng và Nhà nước lo. Họ đã để cho Đảng và Nhà nước lo nhiều rồi, từ năm 1930, từ 1945 cơ và họ không dám tin Đảng và Nhà nước nữa. Bằng chứng là lãnh thổ Việt Nam đã co lại so với thời kỳ năm 1954. Co lại ở đâu ư? Hãy nhìn lên thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, nói chung toàn bộ biên giới Việt Trung, hãy nhìn ra Hoàng Sa, Trường Sa thì biết.

Trước kẻ thù xâm lược, dù chỉ có tay không, nhưng còn trái tim, khối óc, người yêu nước không thể ngồi im. Kẻ thù rất sợ tình cảm yêu nước, lòng tự tôn dân tộc của người dân ở đất nước chúng lăm le xâm chiếm. Viêc làm của họ không thể gọi là kích động như cô nói. Vậy trước đây, trong cuộc chiến tranh với Mỹ và Việt Nam cộng hòa, ai là kẻ kích động hàng vạn người dân xuống đường? Và hồi đó, nếu xuống đường không có tác dụng gì sao họ lại phải làm thế?

Đành rằng biểu tình không quyết định việc giữ được chủ quyền, nhưng việc làm này góp phần giữ chủ quyền. Cô nên nhớ, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã hỗ trợ rất nhiều cho Nhà nước trên mặt trận ngoại giao. Còn nếu chỉ im lặng, nhịn nhục, xin xỏ, đặc biệt là mơ hồ trước lời mật ngọt mà không nhìn thấy mũi dao sau lưng thì không những không giữ được chủ quyền mà còn làm cho giặc lấn tới, mất nước lúc nào không hạy. Trên thực tế thì VN đang mất dần chủ quyền vào tay Trung Cộng, điều này ai cũng thấy.

Cô đặt câu hỏi: “…những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước?…” rồi khẳng định: “Chưa làm gì cả”.

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo viết:

Đến ông Hồ Chí Minh cũng chưa dám hỏi nhân dân câu hỏi kiêu ngạo, trịch thượng này như bà chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân:

Chưa ai như bà Kim Ngân…

Huyênh hoang dám hỏi nhân dân câu này

Bà làm được gì xưa nay

Leo lên bằng cái vốn vay ngân hàng…?

Bạn đã làm gì cho đất nước chưa? Câu hỏi này tôi đã đọc và nghe không biết bao nhiêu lần, được coi là bài tủ của đám dư luận viên hạng bét nhằm tấn công những người chống Trung Quốc mà người ta cho chung vào một rọ phản động.

Tôi đi bộ đội vào lúc vừa đủ tuổi nghĩa vụ quân sự cho đến khi về hưu, trong đó có 5 năm khốc liệt nhất của cuộc chiến. Thế mà có những cháu 18, 20, thậm chí còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông dám hỏi tôi: “Chú đã làm gì cho đất nước chưa?”

Tưởng bài ấy đã cũ mèm, ai ngờ nay nó lại xuất hiện từ miệng một vị lãnh đạo nằm trong tứ trụ hẳn hoi. Thì ra, trình độ của Chủ tịch quốc hội nước ta chỉ đến như vậy.

Trước câu hỏi ấy, tôi không bao giờ trả lời vì nó quá ngây ngô, ấu trĩ, vì mất thời gian với đám trẻ ăn chưa no, lo chưa tới ấy. Nhưng khi nó được phát ngôn từ miệng vị Chủ tịch quốc hội, tôi buộc phải có lời.

Câu hỏi này là cô dành cho những người được cô gọi là đám người ồn ào, kích động. Cô đã rất coi thường quần chúng. Cô cho rằng chỉ có đảng của cô và những người nghe theo hoặc sợ đảng mà im thin thít mới gọi là làm được gì cho đất nước. Cho đến nay, đảng csVN đã thành công trong việc triệt tiêu lòng yêu nước của người dân nhưng chưa được hoàn toàn, có phải vì thế nên cô chưa mãn nguyện? Giọng cô tỏ ra hằn học với họ. Cô nên biết trong số ấy, có nhiều trí thức của chế độ, cựu chiến binh, những người từng là quan chức cao cấp của Nhà nước đấy cô Ngân ạ.

Ai cũng hiểu, nộp thuế là nghĩa vụ công dân. Mà đã nộp thuế tức là đã đóng góp vào ngân sách nhà nước. Dù muốn hay không, mỗi người khi mua một sản phẩm là đồng nghĩa với đóng thuế. Đóng thuế tức là đã làm cho đất nước, chẳng lẽ cô không hiểu điều đó sao.

Đóng góp cho đất nước không kể người dân bình thường hay người có chức quyền. Có khi chức càng cao, làm cho đất nước thì ít nhưng làm hại đất nước thì nhiều chứ đâu phải kẻ có quyền mới làm được gì cho đất nước. Cô biết Lê Chiêu Thống chứ. Ông ấy to nhất nước đấy, to hơn cả cô bây giờ. Vậy mà hắn đã làm gì cho đất nước, cô cứ hỏi một em học sinh lớp 4 thì biết. Tôi chỉ sợ cô và Đảng của cô đang giẫm phải bước chân Lê Chiêu Thống mà thôi.

Xin lấy vài ví dụ những việc Đảng của cô đã làm cho đất nước:

Cải cách ruộng đất đã qui địa chủ cho 172 nghìn người, trong đó 71,66% bị oan sai, hành quyết và bức tử hàng chục nghìn người. Còn điều không tính được thành con số như không khí sợ hãi, nghi kỵ, oán thù bao trùm lên nông thôn miền Bắc; luân thường đạo lý bị đảo lộn, con tố cha, vợ tố chồng…

Đảng của cô đã triệt tiêu kinh tế cá thể, đưa nông dân vào Hợp tác xã, triệt tiêu kinh tế tư bản tư doanh, tịch thu nhà máy, hầm mỏ của họ để Đảng quản lý. Đảng của cô cứ tưởng giỏi đánh nhau thì cũng giỏi quản lý kinh tế, giỏi quản lý đất nước nên mới dẫn đến tình cảnh đất nước đứng bên bờ vực thẳm vào năm 1986.

Cuộc chiến tranh 1955 – 1975 cướp đi sinh mạng của khoảng 4 đến 5 triệu người. Tuy thống nhất được đất nước nhưng Đảng đã kéo miền Nam tụt xuống bằng miền Bắc. Mà không hiểu tại sao Đảng của cô đi đến đâu, dân sợ đến đấy. Năm 1954, 1 triệu dân miền Bắc di cư vào Nam. Sau 1975, hàng triệu thuyền nhân bỏ nước ra đi, bất chấp đói khát trên thuyền, bất chấp hải tặc, làm mồi cho cá biển, không thiết đến những nhà lầu, xe hơi bỏ lại Sài Gòn, không thiết vàng bạc đút lót để vượt biên, chỉ cần tay không miễn là đến được bến bờ tự do.

Còn bây giờ, không biết Đảng của cô đóng góp những gì cho đất nước mà các lĩnh vực kinh tế xã hội mặt nào cũng nát bét. Đảng cứ động vào chỗ nào là y như rằng tham nhũng, đổ bể chỗ ấy, từ các “quả đấm thép” đến hệ thống ngân hàng, đến các dự án trọng điểm… Bauxite Tây Nguyên thì thua lỗ nhưng cố đấm ăn xôi. Khắp nơi chỗ nào cũng có công trình Trung Quốc trúng thầu, xây lắp bằng công nghệ lạc hậu, khắp nơi, chỗ nào cũng có người Trung Quốc ngông nghênh, coi thường dân Việt… là nỗi ám ảnh cho những người biết lo đến an ninh của đất nước.

Những kẻ chiếm đoạt tiền thuế làm của riêng, dùng tiền thuế của dân ăn chơi đàng điếm trụy lạc, đầu tư bừa bãi, không sinh ra hiệu quả còn vốn của dân đóng góp cụt dần thì có gọi là làm cho đất nước không. Và xin hỏi cô, những người ấy là Đảng của cô hay là những người mà cô gọi là ồn ào kích động? Đến đứa trẻ cũng biết là Đảng của cô tham nhũng, chứ người không có quyền thì tham nhũng sao được. Trẻ con vừa ra đời, Đảng của cô đã giao ngay cho 30 triệu đồng nợ công.

Còn sự kiện thời sự nóng bỏng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và mưu sinh của người dân là gì, chắc cô cũng hiểu. Đó là Đảng rước thằng Pormosa về để nó giết chết biển Miền Trung, giết rừng ngập mặn, giết cả chim muông, còn người dân thì đang chết dần chết mòn. Vậy mà Đảng nhẫn tâm cầm 500 triệu đô la Mỹ đánh đổi, khoe chiến công. Thật là vô liêm sỉ.

Chẳng hiểu Đảng của cô đóng góp được gì cho đất nước mà đất nước lúc nào cũng hụp lặn ở vùng trũng của thế giới và khu vực, không ngóc đầu lên được. Ngay cả Căm Pu Chia hay Lào nó cũng dễ dàng vượt mặt, bỏ lại ông anh VN đang lóp ngóp phía sau còn nó không hơi đâu dừng lại đợi. Người Việt Nam đi làm thuê, làm ô sin khắp thế giới, được gọi dưới cái tên mỹ miều là hợp tác lao động. Năm 2014, Liên Hợp quốc xếp Việt Nam áp chót trong bảng xếp hạng các quốc gia đáng sống, thứ 124/125 số nước được xếp hạng, cô có thấy tự hào không?

Sao những gì Đảng của cô làm cho đất nước kinh sợ đến như vậy. Giá ngày ấy, Đảng của cô không sinh ra thì đất nước đâu đến nỗi nát như tương Bần thế này. Bây giờ trót rồi, tôi chỉ mong Đảng của cô né sang một bên cho người khác làm, hoặc hợp tác với các đảng phái khác cùng làm. Đừng khư khư ôm lấy một mình rồi chê người khác không làm gì.

Cũng trong buổi tiếp xúc với báo chí hôm ấy, cô còn dám đứng ở vị trí cha mẹ dân mà phán rằng: “Ngay trong gia đình, nếu bố mẹ không tôn trọng con cái thì ra đời con cái không tôn trọng người khác”

Cũng nhà thơ Trần Mạnh Hảo:

Bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân xưng mình là mẹ nhân dân Việt Nam, còn cha nhân dân là ai, xin bà nói rõ?

Đảng là đầy tớ nhân dân

Ông Hồ đã dạy bà Ngân quên rồi

Ghế trên bà tót lên ngồi

Xưng mình là mẹ dân, ôi sỗ sàng …

Cô ngụy biện: “Nếu đâu đó xảy ra mất dân chủ, dân chủ hình thức, thì đó là cái sai của của tổ chức, cá nhân cụ thể, không phải bản chất nhà nước”.

Nhưng thôi, tôi viết cũng đã dài. Khi nào có thời gian, sẽ bàn đến hai câu này của cô. Lời cuối khuyên cô rằng, đừng vì choáng ngợp với chức vụ mới mà say sưa “nổ”. Hồi chưa làm Chủ tịch Quốc hội, cô đâu đến nỗi đáng ghét như thế. Phụ nữ mà ham quyền lực thì kinh khủng lắm đấy, kinh hơn đàn ông rất nhiều. Là chính khách, cô cần phải học nhiều lắm, từ lời ăn tiếng nói, từ dáng đi, cách lựa trang phục sao cho phù hợp với lứa tuổi, với bối cảnh. Cô đừng dại dột mà tiếp tục đứng ra phát ngôn thay mấy lão khôn ngoan, lọc lõi đang đứng đằng sau cô kia kìa.

Nhưng điều quan trọng hơn cả là cô phải có cái tâm – cái tâm đối với đất nước, với nhân dân. Khi đó, nếu cô có vụng dại thì nhân dân cũng dễ thể tất."
Blogger Nguyễn Tường Thụy, nguồn:https://anhbasam.wordpress.com/…/9342-nguyen-thi-kim-ngan-…/

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

ĐS Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Iran khuyên nhà báo Lê Bình nên khiêm tốn

2016-07-28T10:23:22+07:00

Ông Nguyễn Hồng Thạch chia sẻ: " Nếu không/chưa thành công, thì càng không nên làm rầm rộ, nên nhẹ nhàng, khiêm tốn thôi".

Cách đây vài tiếng, ông Nguyễn Hồng Thạch đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Cộng hòa Hồi giáo Iran đã chính thức lên tiếng về chương trình Ký sự Syria do nhà báo Lê Bình và ê-kíp VTV thực hiện.


Ông Nguyễn Hồng Thạch - Đại sứ Việt Nam tại Iran.

Theo trong bài chia sẻ, ông Nguyễn Hồng Thạch đã viết:

"Quả là nhiều người quan tâm đến ký sự Syria của Lê Bình và với tư cách là một người có ít nhiều liên quan nên tôi thấy cần viết rõ để rộng đường dư luận, và hy vọng có thể kết thúc câu chuyện ở đây để chuyển sang chuyện khác, hay hơn, thú vị hơn.

- Đối với tôi đây là một tác phẩm báo chí kém. Bản thân tôi cố gắng vượt qua định kiến để xem cũng chỉ xem được 1-2 phút (nói 1/2 phút ở đâu đó thì có thể là hơi quá, nhưng bản chất không thay đổi). Tác phẩm báo chí phải có thông tin. Ở đây tôi chỉ thấy những lời cảm thán "khủng khiếp quá" (đại loại vậy) nên nếu nói là kịch và diễn viên dở (vì tôi thấy giọng chị LB trong ký sự không phải... dễ nghe) thì cũng không phải không có lý. Tất nhiên có nên nhận xét thế không lại là chuyện khác.

- Việc chị Lê Bình giới thiệu Lãnh sự quán Việt Nam ở Li Băng để xác minh câu chuyện xin phỏng vấn Tổng thống Syria là có lý vì ông Lãnh sự danh dự thu xếp việc này. Thuật ngữ Lãnh sự quán VN tại Li Băng thì không đúng, nhưng cũng không có vấn đề gì.

- Tuy nhiên, phóng viên Việt Nam đi Syria thì nên liên lạc với ĐSQ VN tại Iran vì ĐSVN tại Iran kiêm nhiệm Syria. Đi làm báo ở đất nước có chiến tranh rất cần hiểu bản chất cuộc chiến; Cuộc chiến ở Syria là cực kỳ phức tạp, nói sao cho phải, đưa tin sao cho phải không đơn giản. Nên ngoài việc đấy là địa bàn phức tạp cần có hỗ trợ lãnh sự của ĐSQ, việc tìm hiểu là rất quan trọng. Liên lạc với ĐSQ là tối cần thiết, nhưng vẫn không phải là bắt buộc.

- Tôi đã giải thích là tôi được giao nhiệm vụ đại diện cho Nhà nước VN ở Syria thì việc hỏi các vấn đề liên quan đến quan hệ Việt Nam - Syria thì tôi là địa chỉ để hỏi và có trách nhiệm để trả lời/giải quyết. Lãnh sự danh dự của VN ở Li băng hoàn toàn không có trách nhiệm này. Nhưng điều này hoàn toàn không có ý là xin phỏng vấn Tổng thống Syria thì chỉ có ĐSQVN ở Iran mới có thẩm quyền.

- Việc có lời hứa thu xếp được phỏng vấn rồi được thông báo phải chờ là một việc bình thường. Thậm chí nếu đến giờ mà bị huỷ cũng là bình thường, nhất là trong tình hình chiến sự. Không nên suy rộng là việc này ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.

Kết luận, có thể đây là nỗ lực của nhóm phóng viên VTV muốn làm một tác phẩm báo chí, nhưng theo tôi là không thành công. Có rất nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm. Nếu không/chưa thành công, thì càng không nên làm rầm rộ, nên nhẹ nhàng, khiêm tốn thôi. Mấy lời với các bạn quan tâm. Đây có thể là bài học cho tất cả. Tôi nghĩ chúng ta có thể khoá đề tài này để làm cái gì đó có ích hơn."

Một Ký sự Syria quá ồn ào nhưng chưa khắc họa được bản chất của chiến tranh, của cái gọi là Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến.

Huyền An

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Formosa Hà Tĩnh chuyển chất thải độc hại từ Đài Loan vào Việt Nam đổ !?

Người Kỳ Anh - Việt Nam thực sự là một địa điểm lí tưởng cho một tập đoàn lưu manh như Formosa tẩu tán rác thải công nghiệp không qua xử lí từ công ty mẹ tại Đài Loan cũng như từ Formosa Hà Tĩnh. Tại Việt Nam với một hệ thống pháp luật có quá nhiều yếu kém, thiếu sót, được xây dựng bởi một bộ máy chính quyền chỉ biết có tiền đút túi riêng cùng với đó quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân và đại bộ phận dân chúng không quan tâm đến xã hội, môi trường sống của chính mình thì không quá khó hiểu với câu chuyện về Formosa và thảm hoạ miền Trung hiện tại. Một kịch bản đau đớn của Campuchia năm 1998 lại đang tái diễn, và khủng khiếp hơn tại Việt Nam.




Formosa từng nhập đổ hàng nghìn tấn chất độc ở Campuchia

Sihanoukville là một trong những khu nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng ở Campuchia. Nhưng nó nhanh chóng trở thành cơn ác mộng đối với người dân địa phương. Vào cuối tháng 11/1998, tàu Chang Shun của tập đoàn Formosa Plastics Group đã “xuất khẩu” 5.000 tấn rác thải độc hại, bao gồm 3.000 tấn có nhiễm thủy ngân đến thị trấn Sihanoukville nằm ở phía Tây Nam Campuchia. Rác thải bao gồm những khối nén được bọc trong bao nhựa khá dày. Chỉ trong vòng 4 ngày, hơn 90 xe tải đã chuyển số rác thải công nghiệp này đến một bãi rác ở ngoại ô Sihanoukville. Đây là một khu vực mở, không có ai canh gác cũng như không có bất cứ cảnh báo nguy hiểm nào và ai cũng có thể vào.


Người dân khu vực Sihanoukville đã đến bãi rác để nhặt lấy những túi nilon mà Formosa đã thải ra (ảnh: BAN)
Điều đặc biệt, cách bãi rác này chỉ 1 km là một khu dân cư có gần 3.000 người sinh sống. Mỗi ngày, người dân xung quanh đã đổ xô đến nhặt các bao tải nhựa về nhà đựng rác, thậm chí là đựng gạo. Một vài ngày sau đó, những người này gặp nhiều triệu chứng sức khỏe bất thường như sốt cao và tiêu chảy. Đỉnh điểm là một công nhân làm việc tại bến cảng có tham gia vào quá trình tháo dỡ rác phải nhập viện và sau đó đã thiệt mạng.
Nghi ngờ bãi rác có thể chứa chất độc, người dân đã tỏ ra vô cùng phẫn nộ và yêu cầu chính quyền địa phương tiến hành điều tra tìm hiểu rõ ngọn ngành. Sau đó các quan chức môi trường ở địa phương đã phải hứa sẽ tiến hành kiểm tra về mức độ độc hại trong các bao nhựa nilon tại bãi rác.

Trẻ em chơi cạnh bãi rác (ảnh: Stephen O'Connell)
Quá trình điều tra đã cho thấy khối chất thải mà Formosa bỏ lại ở Sihanoukville có nồng độ thủy ngân vượt qua mức giới hạn an toàn lên đến 20.000 lần. Ngoài ra các chỉ số về dioxin và chất polychlorinated biphenyls (PCB) cũng đều ở mức nguy hiểm. Đáng chú ý, Formosa là nhà sản xuất nhựa Polyvinyl clorua (PVC) lớn nhất thế giới, do vậy thủy ngân trong quá trình sản xuất ra dung môi dùng cho sản phẩm PVC đã được tích lũy trong hàng ngàn tấn rác độc hại.
Tuy nhiên phía Formosa dường như lại muốn “giấu nhẹm” mức độ nguy hiểm của hàng ngàn tấn rác thải đã được âm thầm “tuồn” vào lãnh thổ Campuchia. Người phát ngôn của Formosa cho rằng rác thải gửi theo tàu Chang Shun vào Sihanoukville chỉ nhiễm thủy ngân “hơi vượt mức quy định một chút) (0,2 phần triệu). Tuy nhiên khi các cơ quan chức năng Campuchia đem mẫu đi xét nghiệm ở nước ngoài, tất cả mẫu đều cho kết quả thủy ngân ở mức nguy hiểm (0,284 phần triệu, so với mức an toàn 0,2 phần triệu).
Sau khi sự việc được phanh phui, người dân địa phương đã kéo đến đập phá một khách sạn của tập đoàn, đồng thời tổ chức biểu tình trước các cơ quan cho phép nhập khẩu chất thải. Theo lý lẽ của người dân, vụ việc không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của họ, mà còn gây thiệt hại nặng nề tới nền kinh tế khu vực. Được biết Sihanoukville vốn là một điểm du lịch hấp dẫn của Campuchia, tuy nhiên khối lượng rác thải công nghiệp độc hại đã tàn phá cảnh quan khu vực.


Đoàn kiểm tra tiến hành khảo sát khu vực mà Formosa đã đưa chất thải công nghiệp vào (ảnh: Stephen O'Connell)
Trong vụ này, Việt Nam đã cấp tốc viện trợ cho Campuchia 500 bộ quần áo và mặt nạ phòng độc để giúp tẩy độc. Chính phủ Campuchia sau đó đã vào cuộc để điều tra và xử phạt một công ty của nước này đã ký hợp đồng nhập khẩu số rác thải độc hại trên. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng buộc tội Formosa mua chuộc các nhà chức trách địa phương bằng số tiền “bôi trơn” 3 triệu USD. Trước sức ép từ người dân và các quan chức Campuchia, hai tuần sau khi vụ việc bị phanh phui, Formosa đã phải lên tiếng xin lỗi vì đã “gây mất trật tự” cho người dân Campuchia, đồng thời tiến hành bồi thường và vận chuyển số rác thải này quay trở về Đài Loan.

Chất thải của Formosa Đài Loan đang ở đâu?

Dưới áp lực từ dư luận thế giới, vào cuối tháng 12/1998, Formosa Plastics đã buộc phải đưa hàng tấn rác thải công nghiệp ra khỏi lãnh thổ Campuchia. Trước đó, phía Mỹ đã từ chối tiếp nhận số chất thải độc hại này trước sự phản đối dữ dội từ phía những người biểu tình.
Mặc dù không nhận được sự chấp thuận từ phía Cơ quan bảo vệ Môi trường Đài Loan, vào tháng 4/1999, 4.600 tấn rác vẫn được đưa vào cảng Cao Hùng để lưu trữ tạm thời với điều kiện số chất thải sẽ được vận chuyển ra khỏi đất nước một lần nữa.
Thế nhưng bảy tháng sau, hàng nghìn tấn rác vẫn còn nằm trơ trơ ở đó. Những nỗ lực để đưa số chất thải sang Pháp và Mỹ đã thất bại, chủ yếu là do áp lực từ các nhà hoạt động môi trường nước ngoài.


Người dân Đài Loan biểu tình phản đối hành vi phá hoại môi trường của Formosa 

Vào tháng 7/1999, liên minh các nhà hoạt động môi trường thuộc Mạng lưới hành động Basel (BAN) và Hiệp hội ngư dân Tacoma đã phản đối kế hoạch vận chuyển hàng nghìn tấn chất thải độc hại từ Đài Loan sang Seattle (Mỹ). Mặc dù đã chuyển hướng sang Pháp và Đức, Formosa vẫn vấp phải sự từ chối đến từ chính phủ hai quốc gia này.
Tình hình cũng không diễn biến thuận lợi cho Formosa tại chính quê nhà Đài Loan. Tập đoàn đã cố gắng giải quyết vấn đề Campuchia bằng cách lên kế hoạch vận chuyển các chất thải tới các nhà máy tại quận Yunlin, cũng như thị trấn Jenwu và thành phố Cao Hùng. Tuy nhiên những người dân địa phương đã ngay lập tức tổ chức các cuộc biểu tình phản đối hậu quả hủy hoại môi trường mà tập đoàn Formosa gây ra.
Các nhà hoạt đông môi trường địa phương cho rằng, Cơ quan bảo vệ môi trường Đài Loan nên tiến hành các thủ tục kiểm tra hoạt động xử lý chất thải độc hại trước khi cấp giấy phép cho Formosa. Theo lý lẽ của những nhà hoạt động này, hệ thống xử lý chất thải của Formosa nằm ở thượng nguồn hai con sông Tunkang và Kaoping, nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân thành phố Cao Hùng. Đặc biệt, tại khu vực Chihshanyen thuộc thành phố Cao Hùng, người dân đã phát hiện ít nhất 4.800 tấn chất thải nhiễm thủy ngân được các nhà thầu của Formosa thải ra biển.
Trước những bằng chứng từ người dân địa phương, các cơ quan chức năng Đài Loan đã nhanh chóng bắt tay vào cuộc. Vào tháng 1/2000, giới chức Đài Loan đã đến kiểm tra hệ thống xử lý chất thải của Formosa tại các nhà máy của công ty được đặt ở miền nam Đài Loan. Tại đây, cơ quan chức năng đã phát hiện ra hàng ngàn thùng chất thải được chôn sâu dưới lòng đất và tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
Trong khi số liệu thống kê chính thức từ Cơ quan bảo vệ môi trường và Sở Phát triển công nghiệp không có sự thống nhất, các nhà hoạt động môi trường khẳng đinh rằng, một số chất thải đã được Formosa “hô biến” trái phép thành các vật liệu xây dựng phục vụ cho thi công nền đường.

Bên cạnh đó, theo một báo cáo của Cơ quan bảo vệ môi trường Đài Loan, người dân ở các khu vực nằm gần hệ thống xử lý chất thải của Formosa phải đối mặt với những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Cơ quan này đặt ra nghi vấn đất và nước ngầm tại khu vực đã bị nhiễm hóa chất độc hại. Ngoài ra, Quỹ bảo vệ chất lượng môi trường cũng tiết lộ, có khoảng 100.000 tấn chất thải chứa thủy ngân được Formosa thải ra đã “bốc hơi” một cách kỳ bí.

Formosa Hà Tĩnh đang làm gì ở Việt Nam, sản xuất thép hay sản xuất rác thải?!

Formosa nhập gần 300 tấn hóa chất vào Việt Nam để phục vụ quá trình thi công và chuẩn bị vận hành các nhà máy nhiệt điện trong thời gian qua và xả thải ra biển mà chưa qua xử lý. Với thực tế, khu vực cá chết lan ra hơn 250km bờ biển miền Trung, chỉ có thể là do một nguồn chất độc có tải lượng rất lớn, nồng độ cao, mà phải bao gồm những hóa chất cực độc. Dấu hỏi lớn được đặt ra là 300 tấn hoá chất này chỉ là bề nổi của tảng băng chìm không? Formosa còn "nhập khẩu" những gì nữa?

Chỉ trong vòng gần 10 ngày nay từ hôm 11/7, người dân và các cơ quan chức năng đã liên tiếp phát hiện thêm nhiều "thành tích" phân phối chất thải của Formosa ở nhiều nơi trên đất liền chứ không phải chỉ trên biển ! Chất thải không chỉ bí mật ẩn náu trong tư gia của sếp Môi trường với 300 tấn , mà còn nằm trong công viên, ở ngay cạnh nguồn nước sinh hoạt của dân, và trút lên cả vùng Đất Tổ cách nhà máy thép của Formosa tới gần 450 km!. Đâu dừng ở đó, từ năm 2015, hàng tấn bùn thải của FHS cũng đã được vận chuyển về chôn lấp tại bãi rác Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên. Rồi cái ống xả ngầm được Formosa lén đặt, nối từ bên trong nhà máy ra ngoài mương thoát lũ của phường Kỳ Phương. Hôm 18/7 là phát hiện thêm 10 điểm đổ chất thải xung quanh khu vực dự án của Formosa, tiếp tục ngay hôm sau là hàng trăm tấn rác thải CN Formosa chôn trong một trang trại 16 ha ở Kỳ Long. Rác thải Formosa còn được vận chuyển vào chôn lấp ở thành phố Đồng Hới, Quảng Bình (!?)[2]

Hiện trong khuôn viên Công ty Formosa Hà Tĩnh còn tồn đọng khoảng hơn 700 tấn chất thải bùn đen. Đây là bùn ép từ công đoạn bể lắng tại tổ xử lý chất thải công nghiệp của công ty này. Trước kia, Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh từng hợp đồng vận chuyển loại chất thải trên. Tuy nhiên sau sự việc tự ý chôn lấp trái phép ở trang trại, đơn vị này đã bị nhà chức trách Hà Tĩnh lập biên bản, hợp đồng với Formosa đã được dừng lại. Lúc này phía Formosa không thể xử lý 700 tấn chất thải bùn ép và cũng chưa ký hợp đồng với bất kỳ đơn vị nào để xử lý bùn thải sau sự nhiều sự cố liên quan đến chất thải thời gian qua.[3]
Dư luận hoài nghi, dường như vẫn còn đâu đó những điểm đang chôn trộm chất thải của Formosa mà... “chưa bị lộ”! Điều gì đã dẫn đến một cuộc tạm gọi là khủng hoảng về quản lý chất thải rắn như thế tại Hà Tĩnh, khi mà dự án khu liên hợp sản xuất gang thép lớn nhất Đông Nam Á này còn chưa vận hành toàn bộ các dây chuyền sản xuất?
Theo “Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án luyện gang thép” năm 2009 của Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (Tổng cục Môi trường, Bộ TN-MT), có thể tính toán được toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của Formosa Hà Tĩnh với công suất vận hành 15 triệu tấn/năm (xem bảng).

Như vậy, toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của Formosa Hà Tĩnh có thể lên đến 8.787.000 tấn/năm, hay 26,627 tấn/ngày (giả sử hoạt động 330 ngày/năm với công suất 15 triệu tấn). Trong đó, chỉ riêng bùn thải đã là 840.000 tấn/năm hay 2.545 tấn/ngày.
Trong khi đó, theo thống kê của Bộ TN-MT, tính đến năm 2015, tổng lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ tất cả các khu công nghiệp của Việt Nam khoảng 7 triệu tấn/năm và lượng chất thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc khoảng 800.000 tấn/năm, tính ra toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của Việt Nam, không kể Formosa Hà Tĩnh, là 7,8 triệu tấn/năm.

Từ đó có thể thấy, chỉ một mình Formosa Hà Tĩnh đã phát sinh một lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại gấp 1,13 lần so với toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của Việt Nam![4]
Vậy tóm lại là, Formosa Hà Tĩnh đang làm gì ở Việt Nam? Sản xuất thép hay sản xuất rác thải hay đầu mối tẩu tán chất thải cho Formosa Đài Loan?

Với Camphuchia, Formosa chỉ dám lén lút mang chất thải rắn đựng trong các thùng phuy sang đổ. Dưới sức ép của người dân, Formosa buộc phải dọn dẹp và đưa toàn bộ khối chất thải rời khỏi Campuchia. Về Đài Loan, 5.000 tấn này phải vất vả mãi 2 năm sau đó Formosa mới tẩu tá đi được bằng cách “hô biến” trái phép thành các vật liệu xây dựng phục vụ cho thi công nền đường. Câu chuyện đâu kết thúc ở đây, Formosa vẫn đang hoạt động, nghĩa là đã và đang tiếp tục xả thải, số phận lượng chất thải này sẽ đi về đâu với một tập đoàn lưu manh, có một bề dày giết người và tàn phá môi trường ngay cả tại quê nhà như Formosa. Formosa là nhà sản xuất nhựa PVC hàng đầu thế giới, do sử dụng thủy ngân và các hóa chất cực độc khác trong quá trình sản xuất PVC, họ luôn thải ra và tích lũy lại hàng ngàn tấn rác độc mà không nơi nào nhận chứa chấp. Thực tế tại Đài Loan, Quỹ bảo vệ chất lượng môi trường cũng tiết lộ, có khoảng 100.000 tấn chất thải chứa thủy ngân được Formosa thải ra đã “bốc hơi” một cách kỳ bí.



18 năm trước, 1998 Formosa xả 5000 tấn ra đất Campuchia, người ta bảo hộ chống độc xử lý. Năm 2016, 100 tấn chất thải của Formosa chôn lấp trong trang trại Lê Quang Hòa, giám đốc môi trường đô thị Kỳ Anh, Hà Tĩnh, thì Võ Tá Đinh, giám đốc sở TNMT Hà Tĩnh cùng cán bộ đi kiểm tra bằng cách dùng mũi ngửi và hít, dùng tay kéo và co với rác.

Với Việt Nam với một hệ thống pháp luật có quá nhiều yếu kém, thiếu sót, được xây dựng bởi một bộ máy chính quyền chỉ biết có tiền đút túi riêng cùng với đó quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân và đại bộ phận dân chúng không quan tâm đến xã hội, môi trường sống của chính mình thì không quá khó hiểu với câu chuyện về Formosa và thảm hoạ miền Trung hiện tại. Việt Nam thực sự là một địa điểm lí tưởng cho một tập đoàn lưu manh như Formosa tẩu tán rác thải công nghiệp không qua xử lí từ công ty mẹ tại Đài Loan cũng như từ Formosa Hà Tĩnh. Một kịch bản đau đớn của Camphuchia năm 1998 lại đang tái diễn, và khủng khiếp hơn tại Việt Nam.

Tài liệu tham khảo
[1]: http://vntinnhanh.vn/tin-24h/ho-so-den-cua-formosa-bi-campuchia-tra-lai-chat-doc-va-bi-my-phat-nang-98811
[2]: https://www.facebook.com/nguoikyanh/posts/1216423088389398
[3]: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/hon-700-tan-bun-ep-cua-formosa-chua-duoc-xu-ly-3441440.html
[4]: http://nguoikyanh.blogspot.com/2016/07/formosa-xa-thai-vuot-gap-1.13-lan-so-voi-toan-bo-luong-chat-thai-cua-ca-nuoc.html


Trần Xuân
Người Kỳ Anh

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

LỊCH SỬ KHÔNG THỂ CHỐI CÃI: PHÁP ĐÃ CHỨNG MINH “HOÀNG SA TRƯỜNG SA”… LÀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM

July 22, 2016by chrisvietstar






Nhật, Pháp đưa ra những bằng chứng công nhận Hoàng sa, Trường Sa của VN khiến Trung Cộng tím mặt

Việt nam là thuộc địa của Pháp.

Trong thế chiến thứ 2, Nhật có một thời gian khá lâu ở VN. Hai nước này có nhiều bằng chứng cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của VN.

Điều này làm cho Trung Công mặt tái ngắt.
Về tính liên tục của sự chiếm hữu thực sự, Tiến sĩ Trần Công Trục đưa ra một số mốc lịch sử hết sức cụ thể, có ý nghĩa: Với tư cách là đại diện Nhà nước Việt Nam về đối ngoại trong thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp, Cộng hòa Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo Hiệp ước Patenotre năm 1884, Chính quyền thuộc địa Pháp đã tiến hành các hoạt động đại diện cho Nhà nước Việt Nam trong việc tiếp tục bảo vệ, quản lý và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Cụ thể, sau một thời gian tổ chức các cuộc nghiên cứu, khảo sát tại thực địa của các nhà khoa học và những cuộc trao đổi giữa những chính khách Pháp có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, ngày 8/3/1925, Toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố khẳng định, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bộ phận lãnh thổ thuộc địa của Pháp.

Ngày 19/3/1926, Thống đốc Nam Kỳ cấp giấy phép nghiên cứu mỏ ở đảo Trường Sa cho Công ty Phosphat của Bắc Kỳ.
Ngày 13/4/1930, Thông báo hạm Malicieuse do thuyền trưởng De Lattre điều khiển ra quần đảo Trường Sa theo chỉ thị của Toàn quyền Đông Dương dựng bia chủ quyền, đóng giữ đảo Trường Sa và các đảo, đá, bãi phụ thuộc.

Ngày 23/9/1930, Chính phủ Pháp gửi thông báo ngoại giao cho các cường quốc về sự kiện đóng giữ quần đảo Trường Sa theo đúng thủ tục.


Ngày 31/12/1930, Phòng Đối ngoại Phủ Toàn quyền Đông Dương gửi báo cáo lên Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp về những hoạt động đóng giữ đảo Trường Sa và các đảo phụ cận, cũng như các tư liệu khảo cứu về pháp lý bảo vệ cho sự kiện đóng giữ này.
Ngày 4/1/1932, Chính phủ Pháp gửi Công hàm tới Công sứ Trung Quốc tại Paris khẳng định chủ quyền của Pháp đối với Hoàng Sa và đề nghị giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hữu nghị hoặc bằng phương thức trọng tài quốc tế. Trung Quốc từ chối đề nghị này.
Ngày 18/2/1937, Pháp lại chính thức yêu cầu Trung Quốc áp dụng phương thức trọng tài quốc tế để xác định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa; Trung Quốc lại khước từ.
Ngày 26/11/1937, Pháp phái kỹ sư trưởng J. Gauthier ra Hoàng Sa để nghiên cứu tìm địa điểm xây dựng đèn biển, bãi đỗ cho thủy phi cơ, nghiên cứu các điều kiện định cư ở quần đảo này.

Năm 1938, Pháp phái các đơn vị Bảo an đến đồn trú trên các đảo và xây dựng một hải đăng, một trạm khí tượng được Tổ chức Khí tượng Thế giới cho đăng ký với số hiệu là 48859 ở đảo Phú Lâm, một trạm vô tuyến điện TSF trên đảo Hoàng Sa.
Ngày 15/6/1938, Pháp xây xong trạm khí tượng ở đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa.

Ngày 30/3/1938, vua Bảo Đại ký Dụ số 10 sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên thay vì Nam Ngãi trước đây.

Ngày 15/6/1938, Toàn quyền Đông Dương Jules Brevie ký Nghị định 156-S-V thành lập đơn vị hành chính cho quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.


Tháng 6/1938, một đơn vị lính Bảo an Việt Nam được phái ra đồn trú tại quần đảo Hoàng Sa. Một bia chủ quyền đã được dựng tại đảo Hoàng Sa có khắc dòng chữ: “Republique Francaise-Empire d’Annam-Achipel de Paracel 1816-Ile de Pattle 1938”.
Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản tuyên bố sáp nhập các quần đảo trong Biển Đông vào các vùng lãnh thổ mà Nhật đã chiếm đóng. Ngày 4/4/1939, Chính phủ Pháp gửi Công hàm phản đối các quyết định nói trên của Nhật và bảo lưu quyền của Pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 15/8/1945, Nhật thua trận phải rút khỏi Đông Dương và

ngày 26/8/1945, quân đội Nhật phải rút khỏi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Sau khi Nhật rút đi, mở ra một thời kỳ mới vô cùng phức tạp.
Tiến sĩ Trục cho biết, trong hoàn cảnh lịch sử cuối năm 1946, đầu năm 1947, mặc dù Việt Nam đã tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945, không còn ràng buộc vào Hiệp định Patenotre 1884, song Pháp cho rằng, theo Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, Việt Nam Dân chủ cộng hòa còn nằm trong khối Liên hiệp Pháp, về ngoại giao vẫn thuộc Pháp nên Pháp có nhiệm vụ thực thi quyền đại diện Việt Nam trong vấn đề chống lại mọi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Theo Hiệp định ngày 8/3/1949, Pháp dựng lên chính quyền thân Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu. Tuy nhiên, trong thực tế quân đội Pháp vẫn làm chủ Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Cũng trong năm 1949, Tổ chức Khí tượng Thế giới đã chấp nhận đơn xin đăng ký danh sách các trạm khí tượng do Pháp xây dựng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào danh sách các trạm khí tượng thế giới: Trạm Phú Lâm, số hiệu 48859, Trạm Hoàng Sa số 48860, Trạm Ba Bình số 48419.

Ngày 14/10/1950, Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã chủ trì việc bàn giao quản lý quần đảo Hoàng Sa giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Bảo Đại.

Từ ngày 5/9 đến ngày 8/9/1951, Hội nghị San Francisco có đại diện của 51 nước tham dự để ký kết Hòa ước với Nhật. Tại phiên họp toàn thể mở rộng ngày 5/9, với 48 phiếu chống, 3 phiếu thuận, hội nghị đã bác bỏ đề nghị của Ngoại trưởng Gromyco (Liên Xô cũ) về việc tu chỉnh khoản 13 của Dự thảo Hòa ước, trong đó có nội dung: Nhật thừa nhận chủ quyền của CHND Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa về phía Nam.

Ngày 7/9/1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã long trọng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Không một đại biểu nào trong hội nghị này có bình luận gì về tuyên bố này.

Ngày 8/9/1951, Hòa ước với Nhật được ký kết. Điều 2, Đoạn 7, của Hòa ước đã ghi rõ: “Nhật Bản từ bỏ chủ quyền, danh nghĩa và tham vọng đối với các quần đảo Paracel và Sprathly” (khoản f).

Ngày 20/7/1954, Hiệp định Geneve được ký kết đã công nhận một nước có nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất. Điều 1 của Hiệp định đã quy định lấy sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) làm giới tuyến tạm thời để phân chia quyền quản lý lãnh thổ giữa hai miền Nam-Bắc của Việt Nam. Giới tuyến tạm thời này cũng được kéo dài bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi (Điều 4). Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 nên thuộc quyền quản lý của chính quyền miền Nam Việt Nam.

Tháng 4/1956, khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Cộng hòa, đã ra tiếp quản nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa.Trướcnhững hành động xâm chiếm một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Trung Quốc tiến hành vào thời điểm giao thời này, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối.

Ngày 24/5 và 8/6/1956, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra thông cáo nhấn mạnh, quần đảo Hoàng Sa cùng với quần đảo Trường Sa “luôn luôn là một phần của Việt Nam” và tuyên bố khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam.

Ngày 13/7/1971, tại Hội nghị ASPEC Manila, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Lắm đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Từ ngày 17/1 đến 20/1/1974, Trung Quốc huy động lực lượng quân sự đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Trên mặt trận ngoại giao, Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ trước Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.

Cũng trong thời gian này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tuyên bố nêu rõ lập trường của mình trước sự kiện này.

(source from NGUYEN Van Mui’s blog)

Chiêm ngưỡng nhà gỗ "khủng" của nguyên Chủ tịch huyện ở Đắk Lắk


Khu nhà gỗ của ông Trần Ngọc Quang ở huyện nghèo Ea Súp (Đắk Lắk) khá nổi bật trong huyện. Ông Quang là nguyên Chủ tịch UBND huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, vừa nghỉ hưu từ 2016.





Nhìn từ xa, nhà ông Trần Quang xây tường bao rất cao, phía trên bờ tường là lưới thép gai và những mũi thép nhọn hoắt.







Trụ cổng nhà là trụ vuông, có bề ngang khoảng 3 gang tay, là gỗ căm xe. Để có được những trụ vuông này, thợ rừng phải tuyển chọn những cây căm xe lâu năm tuổi.







Lối đi vào nhà toàn cột gỗ cỡ lớn.







Nhà thủy tạ bên tay phải dùng để thưởng trà.







Công trình phụ dọc lối đi.







Trước nhà là kênh thủy lợi.







Một lối đi dẫn vào công trình phụ bên phải cũng toàn gỗ to.







Tường cao, lưới thép bảo vệ căn nhà.







Vách căn nhà cũng là gỗ.







Bộ ghế gỗ rất to bằng gỗ cẩm chỉ, ông Quang nói có giá một tỷ đồng và gỗ ông mua từ trước.







Phóng viên thử nằm trên tấm ván nguyên khối, rất lớn.

Nhận diện “nhóm lợi ích bán nước”



(GDVN) - Những kẻ đang làm cho đất nước “đội sổ”, khiến lòng dân không yên có phải là những kẻ bán nước?
“Nhóm lợi ích” đang chuẩn bị để đối phó với quyết tâm của Tổng Bí thư?Tiền có cánh, đất có chân và những thứ đúng quy trình!Họ "múa gậy vườn hoang", xuyên tạc lịch sử - sao ta trầm tĩnh được


Khái niệm “bán nước” đề cập trong bài viết này không liên quan đến quán nước vỉa hè, đến những xe téc chở nước ngọt bán cho đồng bào vùng khô hạn Đồng bằng sông Cửu Long hay cư dân Hà Nội khi đường ống nước sinh hoạt sông Đà vỡ 18 lần.

“Bán nước” nói ở đây liên quan chủ quyền quốc gia, đến khả năng đất nước có đủ lực lượng và sức mạnh quốc phòng khi buộc phải chiến đấu chống ngoại xâm, đến một xã hội mà người dân giàu có, hạnh phúc vẫn được sống trong an bình chứ không phải nghèo mà an bình.

Từ xưa đến nay, quan niệm phổ biến cho rằng “bán nước” là hành động cấu kết, tiếp tay cho các thế lực ngoại bang nhằm mưu lợi cho bản thân, dòng tộc, phe nhóm… gây thiệt hại tới chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc, nói theo ngôn ngữ dân gian là “rước voi về giày mả tổ”.

Hiểu như thế đúng nhưng chưa đủ.

Những hành động làm băng hoại đạo đức xã hội, biến Nhà nước thành công cụ trấn áp nhân dân, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; gây thiệt hại kinh tế… không đơn thuần chỉ là hại dân, hại nước.

Đó chính là hành động bán nước bởi chúng làm suy yếu khối đoàn kết dân tộc, suy yếu lực lượng vũ trang, khiến đất nước lệ thuộc vào nước ngoài về kinh tế, quân sự, bị đồng hóa về văn hóa…

Những kẻ đang hàng ngày đem tiền thuế của dân mua đồ phế thải từ nước ngoài, biến đất nước thành bãi rác công nghiệp;

Đổ hàng nghìn tỷ tiền mồ hôi, nước mắt của dân vào các công trình để rồi bỏ hoang;… làm cho đất nước nghèo đi, khiến đứa bé vừa chào đời đã trở thành con nợ, khiến tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm tràn lan, tệ nạn xã hội hoành hành;

Khiến người dân suy giảm niềm tin vào thể chế, vào đội ngũ cán bộ, không thể gọi với cái tên nào khác ngoài cụm từ “bọn bán nước, hại dân”.

Theo nghĩa đó, những cá nhân ở Cục Trồng trọt - Bộ Nông Nghiệp dung túng cho 11 đơn vị cấp chứng nhận bừa bãi hàng nghìn sản phẩm phân bón vô cơ và hữu cơ trên địa bàn cả nước, gây thiệt hại không thể đo lường hết nền cho nông nghiệp và nông dân chính là hành động bán nước.

Theo nghĩa đó, những công bộc ở Tổng cục Thủy Sản - Bộ Nông Nghiệp, bán giấy chứng nhận cho 668 sản phẩm dùng cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, 140 sản phẩm thức ăn thủy sản không qua kiểm định chất lượng khiến thế giới cảnh giác với sản phẩm thủy sản Việt Nam, khiến người Việt phải ăn thực phẩm độc hại chính là bán nước.

Không phải chỉ có thế, những kẻ tiếp tay cho người nước ngoài thuê đất thuê rừng tại các địa bàn chiến lược, tạo điều kiện cho họ đầu độc cả đất, cả biển, cả trời khiến người dân phải rời bỏ nơi sinh sống (Tienphong.vn 22/7/2016); những cá nhân đang tiếp tay cho người Trung Quốc bôi xấu lịch sử đất nước và con người Việt Nam ngay trên quê hương mình chính là bọn bán nước.

Còn những ai tiếp tay cho việc phong danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ Đổi mới đối với Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) hay danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho cựu Bí thư Thừa Thiên - Huế Hồ Xuân Mãn nên gọi họ là gì?

Đâu phải cứ cầu xin ngoại bang đem quân vào giày xéo quê hương, “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” mới là kẻ bán nước?

Theo thông tin mà Tuoitre.vn cung cấp, tháng 1/2016 đã có đoàn Thanh tra của Tổng cục Môi trường về Formosa, Hà Tĩnh làm việc.

Không biết có phải dựa vào kết luận của Thanh tra Môi trường mà ba tháng sau Formosa đã “tự tin” xả độc ra biển, tự tin tuyên bố làm đúng quy trình, khiến biển không còn cá, ngư dân không thể ra khơi, cuộc sống chỉ còn trông vào nguồn cứu trợ?

Nếu không có sự chống lưng từ đâu đó thì nhân vật cỏn con như Chu Xuân Phàm có dám mạnh miệng rao giảng người Việt cần phải “chọn thép hay chọn tôm cá”?

Đoàn Thanh tra của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn không thể vào thanh tra khu công nghiệp Vũng Áng (trong đó có doanh nghiệp thép Formosa) vì đây là khu công nghiệp “có yếu tố nước ngoài” (Vietnamnet.vn 21/4/2016).

Ai và vì sao phải tạo nên một vương quốc cho người nước ngoài trong lòng Hà Tĩnh đến nỗi Thanh tra cấp Bộ của Việt Nam cũng không thể vào kiểm tra?

Đất đai, tài nguyên biển ở Vũng Áng có phải thuộc chủ quyền của Việt Nam khi cơ quan chức năng Nhà nước lại không thể vào giám sát?

Phải gọi những người ban hành chính sách thu hút đầu tư kiểu Vũng Áng là gì?

Bà dân biểu Trần Thị Quốc Khánh tại diễn đàn Quốc hội đã dùng cụm từ “há miệng mắc quai” để nói về cách thức xử lý vi phạm tại một vài công trình ở Hà Nội.

Báo chí dựa vào đó đánh giá về đoàn Thanh tra của Tổng cục Môi trường như sau:

“Đoàn thanh tra như thế có còn mặt mũi nào để gặp người dân miền Trung, để tiếp xúc với các đại biểu Quốc hội miền Trung không?

Và trong những ngày qua, trước hậu quả biển chết, dân trắng tay, mất nghề, tấn hoàng du lịch biển, có ai trong số họ áy náy với cái "quái" của mình không?

Và tới lúc nào thì tên tuổi và hành vi thiếu trách nhiệm của họ mới đưa ra ánh sáng?”. [1]

Những quan Thanh tra Môi trường ấy không biết có những ai sinh ra, lớn lên ở miền Trung?

Điều chắc chắn là có những người quê cha đất tổ ở đó, khi mà “biển chết, dân trắng tay, mất nghề, tan hoang du lịch biển” thì ngậm miệng không thốt nổi một lời, họ không muốn hay không dám thăm hỏi, động viên người dân quê mình?


(GDVN) - Muốn thương người thì trước hết phải thương mình. Nhân đạo với kẻ bất nhân là có tội với người lương thiện. Người xưa dạy thế!.


Chỉ khi đích thân chủ tịch Quốc hội lên tiếng thì người ta mới đưa ra đủ thứ lý lẽ biện minh cho sự “đúng quy trình” của mình?

Tiếc rằng có một quy trình mà chẳng người nào dám viện dẫn, thậm chí còn cố tình bưng bít, đó là “Quy trình ban hành các quy trình”!

Có ý kiến cho rằng “nhóm lợi ích tư bản thân hữu” là nhóm lợi ích nguy hiểm nhất vì nó có thể làm đất nước phát triển “chệch hướng”.

Chệch hướng hay đúng hướng sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình phát triển xã hội cần có thời gian kiểm chứng, chưa thể khẳng định từ lúc này.

Tuy nhiên có một nhóm lợi ích được hình thành từ mọi thành phần xã hội, từ những công chức bình thường đến quan chức cao cấp, từ thành viên các “nhóm lợi ích chính sách”, “nhóm lợi ích kinh tế”, “nhóm lợi ích tư bản thân hữu”…

Chúng đang từng ngày, từng giờ làm người dân mất niềm tin, làm dân tộc còi cọc về thể lực, làm văn hóa xã hội suy đồi…

Điều nguy hiểm là chúng gây tổn thất khủng khiếp về kinh tế, khiến Nhà nước phải đắn đo từng đồng khi cần mua vũ khí trang bị cho các lực lượng vũ trang.

Một đất nước 90 triệu dân với rừng vàng, biển bạc nhưng máy bay, xe tăng, tên lửa, tàu chiến… chưa sản xuất được, đều phải mua của nước ngoài với số lượng hạn chế, vậy thì khả năng phòng thủ trước họa xâm lăng hiện hữu từ biên giới đến hải đảo sẽ như tăng hay giảm?

(GDVN) - Nếu không có sự vào cuộc của truyền thông, Hà Tĩnh có tự mình phát hiện ra những sai phạm của Formosa như ông Dương Tất Thắng khẳng định?

Thế giới ngày nay, cuộc chiến đang dần được “tự động hóa” với máy bay không người lái, tàu ngầm không người lái, với robot chiến đấu… chúng ta không thể chiến thắng ngoại xâm chỉ với tinh thần yêu nước và những vũ khí cổ điển sản xuất từ thế kỷ trước.

Một nền quốc phòng trang bị kém liệu có đủ sức răn đe mộng bành trướng, bá quyền của những cái đầu nóng?

Làm yếu khả năng bảo vệ Tổ quốc chính là tạo điều kiện cho bọn xâm lược đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ.

Những kẻ đang làm cho đất nước “đội sổ”, khiến lòng dân không yên có phải là những kẻ bán nước?

Vậy, liệu đã đủ bằng chứng để kết luận, rằng đã hình thành “nhóm lợi ích … bán nước”?

Nếu không gọi họ là “bán nước” thì phải gọi họ bằng tên gì?

Để bảo vệ Tổ quốc, để đoàn kết toàn dân, để xây dựng một thể chế chính trị “do dân và vì dân” có cần tiêu diệt những kẻ bán nước, hại dân đó?


Tài liệu tham khảo:

[1]http://infonet.vn/shop-tin-247-nghi-ngo-ha-mieng-mac-quai-post204491.info

[2]http://congan.com.vn/vu-an/mot-can-bo-22-thang-dang-ky-14-giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-trong-noi-o-thanh-pho_22988.html

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

CÂU CHUYỆN GIA ĐÌNH CÁCH MẠNG VÀ HỌA DIỆT VONG GẦN KỀ

(Tâm thư của Phạm Hồng Thúy, Kỹ Sư điện lực EVN)

Hồng Thúy sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Ông bà nội ngoại của HT đều tham gia các hoạt động chống Pháp từ trước năm 1945. Bố HT là trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Mẹ HT là chủ nhiệm Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị, đã cùng đồng đội vượt qua bom đạn, đưa lời ca tiếng hát tới các trận địa, góp phần vào nhiều thắng lợi trong sự nghiệp độc lập dân tộc.


Hồng Thúy giới thiệu như vậy chỉ để các anh chị biết rằng những dòng này không phải do một “phần tử phản động” viết ra. Bản thân HT và anh chị HT đều từng là cán bộ nhà nước. Anh Q. và chị K. làm việc trong ngành quốc phòng. Trước kia HT đã lập gia đình với anh H, một thượng úy công an đẹp trai, chính trực, liêm khiết và có với anh một con gái. Năm lên 7 tuổi cháu bị sốt xuất huyết và đã mất. Bẩy tháng sau anh H. hy sinh trong khi điều tra một vụ án hình sự. Từ đó HT về ở với bố mẹ và không có ý định lập gia đình nữa.

Tháng 8 năm 2011 nhân dân cả nước sôi sục biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm vùng biển, cắt cáp tầu thăm dò dầu trên biển VN, HT tham gia biểu tình và bị bắt giam. Chờ tới chiều không thấy con về, bố HT gọi điện cho chú N, thượng tướng công an, trước kia làm việc dưới quyền bố. Ngay sau đó HT được tự do và được một thiếu tá công an chở về nhà. Anh thiếu tá nói với bố HT:

“Chú nói chị Thúy đừng tham gia biểu tình nữa, không được phép đâu. Chính bọn cháu đã đưa lên mạng kêu gọi biểu tình để bọn đầu sỏ kích động lộ mặt và xử lý đấy chú ạ”.

Chủ nhật tuần ấy, chú thượng tướng N đến thăm và ngồi nói chuyện rất lâu với bố mẹ. Sau khi chú về, bố mẹ HT đều rất buồn, suốt ngày bố ngồi trước máy vi tính, thỉnh thoảng lắc đầu và thở dài, mẹ HT vẫn lúi húi với những việc hàng ngày, không nói gì. Đôi khi HT thấy có ngấn nước trên khóe mắt mẹ.

Chủ nhật tuần sau đó, bố mẹ gọi cả gia đình anh Q và chị K đến ăn cơm. Sau bữa cơm, bố bảo các cháu ra ngoài sân chơi, trong phòng khách còn lại bố mẹ và các con trai, gái, dâu, rể. Bố nói giọng nghẹn ngào:

“Nước mình sắp thành một khu tự trị của Trung Quốc rồi các con ạ”.

Bố nói như khóc, mắt ướt đẫm. Anh Q kêu lên:

“Kìa bố, làm gì có chuyện ấy. Bố đừng tin, bọn phản động tuyên truyền bậy đấy bố ạ”.

Bố chậm rãi nói:

“Chú N nói với bố đấy con ạ. Chú đang giữ trọng trách trong Đảng và Nhà nước, sao có thể tung tin đồn bậy được”.

Rồi bố kể lại cho mấy anh chị em những điều chú N đã nói, và sau đó bố đã lên mạng kiểm tra lại:

“Trước đây thế giới có 13 nước XHCN, Việt Nam là một. Cuối năm 1989 các nước Đông Âu đồng loạt bỏ CNXH, Liên xô đang gặp khó khăn nên không can thiệp được. Nước mình lúc ấy đang có chiến tranh biên giới với TQ và chiến tranh Campuchia, lại bị Mỹ cấm vận nên tình hình hết sức khó khăn.

Bộ Chính trị quyết định đề nghị bình thường hóa quan hệ với TQ. Nhân dịp ấy, TQ ép mình sát nhập vào TQ sau 30 năm. Trước đây bố đã nghe nói đến Hội nghị Thành Đô năm 1990 nhưng bố không tin. Sau khi chú N nói, bố đã lên mạng đọc hồi ký của cựu thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng, cũng nói đến Hội nghị này, có cả ảnh các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười chụp với Giang Trạch Dân, Lý Bằng tại Hội nghị nữa”.

Anh Q nói:

“Sát nhập vào thì mình cũng thành công dân TQ như hàng tỷ người TQ thôi, có sao đâu bố?”.

Bố trả lời, mặt rất buồn:

“Không đâu con ạ! Các con có biết ý nghĩa năm ngôi sao trên cờ TQ là gì không? Ngôi lớn nhất để chỉ người Hán, 4 ngôi sao nhỏ dành cho các dân tộc Mãn, Hồi, Mông, Tạng, là 4 sắc tộc đông nhất trong số hơn 100 dân tộc thiểu số ở TQ. Trước đây Mãn, Hồi, Mông, Tạng đều là những nước lớn và rất hùng mạnh. Người Mông Cổ đã thôn tính các nước từ Á sang Âu, cai trị cả TQ qua hàng thế kỷ. Người Mãn Thanh cũng cai trị TQ suốt 3 thế kỷ, trong khi họ chỉ coi nước mình là Man Nam xứ hay An Nam nhược tiểu quốc thôi.

Bây giờ riêng VN mình đã 86 triệu dân, trong khi cả 4 dân tộc Mãn-Hồi-Mông-Tạng cộng lại chưa tới 20 triệu người. Các con có biết vì sao không? Họ bị diệt chủng! TQ đã làm cho các dân tộc khác suy kiệt đi, để không bao giờ có thể giành lại độc lập được nữa. Riêng với Tây Tạng thì từ sau khi bị TQ chiếm năm 1959, hầu hết đàn ông và con trai Tạng bị đưa đi khai phá các vùng đất ở Tân Cương và Nội Mông, không trở về nữa. Sau này VN mình cũng sẽ như Tây Tạng thôi các con ạ”.

Các anh chị đều ngồi yên lặng, HT hỏi:

“Không thể khác được hay sao bố? Con đi biểu tình, thấy nhân dân mình vẫn hừng hực khí thế, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tuyên bố cương quyết bảo vệ chủ quyền đất nước mà”.

Bố lắc đầu, mắt lại ướt đẫm và nói :

Bố cũng hy vọng như thế đấy. Bố già rồi, không còn được bao lâu nữa. Các con nhớ mình là người VN, phải có trách nhiệm trước sự tồn vong của đất nước và dân tộc”.

Nhìn sang bên, HT thấy hai dòng nước mắt chảy dài trên gò má mẹ.

Từ hôm ấy, bố ngồi suốt ngày bên máy vi tính, đọc và viết rất nhiều. Bốn tháng sau bố qua đời. Năm 2014 TQ đưa dàn khoan 981 vào hải phận VN, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phản đối kịch liêt, HT lại thấy tin yêu Đảng và không nghĩ đến chuyện bố nói nữa.

HT là kỹ sư làm việc trong ngành điện lực, nhận thấy hầu hết các nhà máy điện và công trình điện quan trọng đều do các công ty TQ thắng thầu. Các anh chị kỹ sư lâu năm trong ngành thường nói: dòng điện là dòng máu của đất nước, khi có xung đột quân sự, TQ chỉ cần làm cho các nhà máy và trạm điện ngừng hoạt động thì toàn bộ hoạt động quân sự, kinh tế, xã hội của VN sẽ tê liệt. Những người nói như vậy đều lần lượt phải ra khỏi ngành điện lực.

Đầu năm 2015 có một việc lớn làm cho HT thức tỉnh: Tỉnh Nình Thuận và Tập đoàn điện lực EVN đưa ra đấu thầu dự án Nhà máy điện gió Phú Lạc ở Tuy Phong – Nình thuận. Hồng Thúy chịu trách nhiệm kiểm tra về kỹ thuật các hồ sơ đấu thầu. Nhiều nhà thầu bị loại từ các vòng ngoài, đến vòng cuối còn lại một tập đoàn Đức và hai công ty TQ. Nếu TQ thắng thầu sẽ rất nguy hiểm cho nền quốc phòng VN, vì trong mỗi máy phát điện gió trên cao hàng trăm mét, TQ đều có thể đặt thêm các thiết bị khác và trở thành một trạm quan sát, trạm thông tin, trạm rada và gây nhiễu các rada khác…(Chính phủ Mỹ đã quyết định cấm sử dụng các máy phát điện gió TQ trên toàn bộ lãnh thổ Mỹ (Xemhttp://www.reuters.com/…/us-usa-china-turbines-idUSBRE88R19…).

Nhà máy điện gió Phú Lạc nằm gần các hệ thống phòng thủ bờ biển nam Trung bộ. Với hàng chục máy phát điện gió, TQ có thể quan sát và tiếp nhận thông tin đồng thời từ mọi hướng, theo dõi mọi hoạt động quân sự của Việt Nam trên biển và trên đất liền. Nếu xẩy ra đụng độ quân sự, quân đội TQ hoàn toàn khống chế mọi hoạt động của VN từ đất liền tới quần đảo Trường Sa. Hồng Thúy đã đề nghị loại bỏ các nhà thầu TQ, nhưng sau cùng công ty Hydrochina vẫn trúng thầu.

Nghĩ rằng UBND tỉnh Ninh Thuận và tập đoàn EVN ăn cánh với nhà thầu TQ nên HT đã gửi thư trình bày sự việc lên thủ tướng, chủ tịch nước, tổng bí thư ĐCSVN và các Bộ, Ngành có liên quan. Những bức thư đó đều không được trả lời mà Hồng Thúy còn bị đuổi ra khỏi biên chế nhà nước. Đã có một sự thống nhất từ trên xuống dưới về việc giao cho TQ những công trình tuyệt mật này sao?

HT càng bức xúc hơn khi cá ở biển miền Trung chết hàng loạt, ai cũng biết do Formosa thải ra chất độc, giám đốc Chu Xuân Phàm cũng đã tự nhận lỗi khi nói “chọn nhà máy thép hay chọn tôm cá”, hôm sau cả ban giám đốc Formosa còn cúi đầu xin lỗi “tại hạ đáng chết”… Nhưng rồi Nhà nước lại công bố với báo chí : “cá chết vì thủy triều đỏ” và cương quyết không cho phép điều tra nguyên nhân.

Những cuộc biểu tình nổ ra khắp nơi, tố cáo Forrmosa phá hoại môi trường, đều bị đàn áp thô bạo. Ngày 30 tháng 6 Forrmosa tự nhận là thủ phạm và bồi thường 500 triệu USD. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chấp nhận ngay và kêu gọi “đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại”, khác hẳn với các trường hợp vi phạm trước đây, thủ phạm đều bị đưa ra xét xử và chịu án rất nặng, bị tịch thu tài sản và lãnh cả án tử hình…

Ngay trong việc Formosa nhận lỗi cũng còn nhiều điều vô lý: Formosa nói vì mất điện 4 ngày nên hệ thống lọc ngừng hoạt động, vậy máy bơm hoạt động bằng điện nào để đẩy hàng chục ngàn m³ nước thải độc hại ra biển? Tháng sáu Formosa mới hoạt động, nhưng việc thải độc đã xẩy ra từ tháng tư, và lượng chất độc rất lớn, đủ hủy diêt một vùng biển rất rộng, vậy chất độc từ đâu ra mà nhiều thế?

Chất thải Formosa còn độc hại gấp ngàn lần chất độc da cam trước đây. Nạn nhân không chỉ là thế hệ hôm nay ăn phải cá và muối biển nhiễm độc mà còn di truyền cả cho con cháu sau này. Formosa là khối ung thư khổng lồ, toàn dân Việt Nam đòi cắt bỏ nhưng lãnh đạo nhà nước tìm mọi cách giữ lại. Rõ ràng đàng sau sự kiện là một ý đồ hủy diệt tàn bạo, và đàng sau Formosa là một thế lực rất mạnh, Đảng và Nhà nước VN đang bị thế lực đó điều khiển.

Tháng 6.2016, hai máy bay quân sự VN bay ra biển liên tiếp bị rớt. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Ai đã điều máy bay quân sự ra biển trong lúc TQ đang tập trận trên biển Đông? Máy bay chiến đấu luôn xuất phát từng phi đội từ hai chiếc để bảo vệ lẫn nhau, tại sao SU30 phải bay một mình ra biển? Tại sao anh phi công Cường lại thấy hai tầu chiến Trung Quốc trong hải phận VN khi nhảy dù khỏi máy bay? Tại sao sau khi nói ra điều này, anh Cường đang khỏe mạnh phải vào bệnh viện và không được đi dự đám tang anh Khải? Cái gì gây ra vết thương lớn ở đốt sống cổ anh Khải trước khi anh rơi xuống biển?

Máy bay SU30 phát tín hiệu gặp nạn ở bờ biển Nghệ An, ai đã phát lệnh cho máy bay CASA C-212 ra Hạ Long để tìm và rơi ở đấy? Cả hai máy bay rơi xuống nước đều bị xé tan từng mảnh nhưng chỉ đưa tin máy bay gặp tai nạn, sao không nghĩ rằng máy bay bị bắn hạ? Tại sao chỉ nói đến việc tìm kiếm và đưa tang, không hề nói đến việc điều tra nguyên nhân máy bay rơi? Rõ ràng sự kiện này cũng bị một thế lực rất mạnh dàn dựng. Hai chiếc máy bay quân sự hiện đại của VN được điều ra biển để làm mục tiêu bay cho hải quân TQ tập trận mà thôi!

Thiếu tướng anh hùng quân đội Lê Mã Lương nói “..chúng ta đã mất quyền bay trên Biển Đông…”; Thiếu tướng nguyên phó tư lệnh Quân khu 5 Trần Minh Hùng nói: “Toàn bộ tuyến đường Trường Sa, Hoàng Sa và Võ Nguyên Giáp (từ chân núi Sơn Trà đến phường Điện Nam, xã Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) là tuyệt mật, bất khả xâm phạm, nhưng đã nằm trong tay người Trung Quốc…”

Hai vị trung tướng Đồng Sỹ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh tố giác 10 tỉnh phía Bắc cho TQ thuê 305.535 ha rừng đầu nguồn là “hiểm họa cực lớn đối với an ninh nhiều mặt của quốc gia…”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng 165 nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam đã ký giấy phản đối việc cho Trung Quốc khai thác bauxite Tây nguyên là một “nguy cơ cực kỳ lớn đối với an ninh quốc phòng”. Tất cả đều chỉ là những tiếng kêu vô vọng, không ai có đủ quyền hạn để ngăn chặn những hiểm họa đe dọa sự sống còn của đất nước !

Cũng trong thời gian này, hàng trăm ngàn “khách du lich” từ TQ tràn vào các thành phố Đà Nẵng, Hội An, Cam Ranh, Nha Trang… quậy phá. Hàng ngàn hướng dẫn viên du lich TQ công khai giới thiệu với du khách TQ rằng đây là vùng biển của TQ, lãnh thổ của TQ đã bị đánh cắp, đang trở lại với TQ, và chúng đe dọa tấn công các hướng dẫn viên du lịch người Việt. Các hàng quán TQ mở ra khăp nơi, cấm người Việt không được bước vào. Trước tất cả các hiện tượng đó, không hề thấy công an hay thanh niên xung phong được điều đến để giải quyết, và chính quyền các cấp hoàn toàn làm ngơ! Rõ ràng sự việc này cũng bị một thế lực rất mạnh dàn dựng, không phải từ Đà Nẵng, Nha Trang, Hà nội, mà từ Bắc Kinh.

Ngày 12.07.2016 Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong “đường lưỡi bò”. Philippine chỉ là nước nhỏ, bị thiệt hại một phần nhưng đã đứng ra kiện TQ và đã thắng lợi. Việt Nam với 93 triệu dân, lại là nước bị thiệt hại nặng nề nhất, sẽ mất toàn bộ biển vì “đường lưỡi bò” nhưng không dám làm việc này. Lãnh đạo Nhà nước Việt Nam chỉ còn là những tên tay sai đắc lực của TQ, đâu nghĩ đến đòi quyền lợi cho đất nước.

Những điều bố HT nói sau khi gặp cố thượng tướng N. trước đây 5 năm, giờ đây rõ ràng là sự thật. Nếu toàn dân VN không đứng lên đẩy lùi thế lực đen tối đang điều khiển Đảng và Nhà nước thì VN sẽ bị sát nhập vào TQ và dân tộc VN sẽ bị diệt vong. Thời gian 30 năm kể từ Hội nghị Thành Đô đã gần hết, chỉ còn lại 4 năm nữa thôi. Con tàu Đất Nước đang bị những kẻ phản bội bán rẻ cho một đảng cướp tàn ác và hiểm độc, nhưng hầu hết người trên tầu chưa biết mình đang bị lừa vào chỗ chết !

KÍNH GỬI CÁC CHIẾN SỸ CÔNG AN VÀ QUÂN ĐỘI NDVN!

Những sự việc trên đây đã thể hiện rất rõ: Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta đang bị Trung quốc thôn tính. Đội tiền trạm của quân xâm lược TQ đang nấp dưới danh nghĩa những công nhân nhà máy thép, nhà máy điện, công nhân xây dựng, khai thác bauxite, những đội trồng rừng, những thương lái và khách du lịch …đang lộng hành trên khắp dải đất Việt Nam, làm nội ứng cho những binh đoàn TQ sẽ tràn vào cướp nước ta một ngày gần đây.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước CHXHCN là những kẻ nội ứng nguy hiểm nhất cho giặc. Chính họ đã cấp giấy phép cho Formosa để chúng vào và đầu độc biển VN. Chính họ đã điều công an, quân đội cải trang thành thanh niên xung phong đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa, để bao che cho Formosa hủy diệt môi trường VN; Chính họ đã điều hai máy bay quân sự VN ra biển Đông làm mục tiêu bay cho hải quân TQ tập trận, để uy hiếp tinh thần các tướng lĩnh và sỹ quan Quân đội NDVN.

Vô hình chung chúng ta đang phục vụ cho mưu đồ xâm lược của Trung Quốc. Công an và thanh niên xung phong đàn áp các cuộc biểu tình để bảo vệ cho Formosa, đâu phải để giữ trật tự đường phố? Không quân bay ra biển để làm mục tiêu cho hải quân TQ tập trận, đâu phải để bảo vệ biển trời tổ quốc. Giờ đây những nơi đang bị người TQ quậy phá, cần được phục hồi trật tự là Cam Ranh, Đà Nẵng, Nha Trang …chứ đâu phải những cuôc biểu tình ôn hòa bảo vệ môi trường.

Có người nghĩ: chống lại TQ có thể dẫn đến xung đột đổ máu, nhiều người sẽ phải hy sinh? Hãy nghĩ lại: nếu không chống lại TQ, đất nước Việt Nam sẽ bị TQ thôn tính, cả dân tộc VN sẽ bị diệt vong. Chúng ta chỉ còn một con đường duy nhất: đứng lên giữ lấy đất nước để cho cả dân tộc cùng tồn tại.

Cũng có người nghĩ: bây giờ mình tận tụy phục vụ, sau này có thể mình cũng được chính quyền TQ trọng dụng. Những gì đã xẩy ra ở Tây Tạng thì hoàn toàn ngược lại: cảnh sát và binh lính bản địa là những người đầu tiên bị điều tới những nơi xa xôi để không thể quay về với người Tạng được nữa. Công an và bộ đội người Việt sau này cũng sẽ như vậy, các bạn sẽ bị điều đi rất xa, sau khi VN bị sát nhập vào TQ. Cảnh sát và quân đội người Hán sẽ đến thay thế các bạn để trấn áp mọi phản kháng của người Việt. Những binh đoàn xe tăng TQ sẽ nghiền nát những đoàn biểu tình của người Việt, như họ đã từng nghiền nát hàng chục ngàn sinh viên TQ ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Trong số những người bị giết hại sau này sẽ có cả người thân của các bạn đấy! Cảnh sát và binh lính TQ sẽ thay các bạn đi cưỡng chế người Việt, cướp nhà cướp đất của cha mẹ các bạn để binh lính và dân Hán đến sinh sống. Chính sách diệt chủng với người Việt sau này chắc chắn còn tàn bạo hơn với người Tạng rất nhiều, vì VN chúng ta đã từng bị TQ thôn tính nhưng đã giành lại độc lập năm 905, trước đây 1111 năm. Bốn con số 1 liên tiếp như đang nhắc nhở chúng ta: quá khứ đau thương một ngàn năm Bắc thuộc chỉ được phép xẩy ra một lần thôi ! Nếu lại chiếm được VN, TQ sẽ không để nền độc lập của VN tái diễn một lần nữa, bằng cách tận diệt người Việt, xóa sạch mọi dấu vết của dân tộc Việt trên mảnh đất này !

Từ nhiều năm nay, chính sách của TQ “mỗi gia đình chỉ có một con” cộng với thói quen “trọng nam khinh nữ” của người Hán đã làm cho số nam ở TQ nhiều hơn số nữ tới trên 200 triệu người. Sau khi đàn ông VN bị lùa tới các vùng xa xôi phía bắc TQ, hàng chục triệu đàn ông Hán sẽ lao vào VN như lũ quỷ thèm khát tình dục, bắt vợ và con gái, chị và em gái của bạn làm vợ và làm nô lệ tình dục cho chúng như đa số phụ nữ Tạng ngày nay, không ai ngăn cản được nữa.

Giữa lúc tổ quốc đang lâm nguy, các chiến sỹ quân đội và công an NDVN là những người mà cả dân tộc đang trông đợi. Sức mạnh của đất nước, sự tồn vong của dân tộc đều đang nằm trong tay các bạn và các anh chị. Hồng Thúy tin rằng các bạn, các anh chị sẽ là những người đẩy lùi ý đồ xâm lược của TQ, phá tan âm mưu của những kẻ đang tâm bán rẻ đất nước cho giặc, giữ cho tổ quốc và dân tộc Việt Nam mãi mãi trường tồn. Nhiều người nghĩ rằng Trung Quốc là siêu cường, Mỹ còn nể sợ, VN chống lại TQ như trứng chọi đá, chống sao nổi?

Xin đừng quên thế kỷ 13, quân Mông Cổ thôn tính hầu hết các quốc gia trên khắp lục địa Á – Âu, chiếm cả TQ, nhưng cả ba lần đều bị quân dân nhà Trần đánh cho tơi tả phải bỏ chạy. Cũng đừng quên quân Mãn Thanh đã chiếm trọn nước Trung Hoa khổng lồ và nhiều nước lân cận, nhưng đã tan nát trước đoàn quân thần tốc của vua Quang Trung. Dân tộc Viêt Nam với 93 triệu người là sức mạnh vô địch sẽ cùng với các bạn và các anh chị đẩy lùi quân xâm lược TQ một lần nữa. Trước đây tổ tiên ta luôn phải một mình chống trả lũ ác quỷ khổng lồ phương bắc và đã nhiều lần chiến thắng, ngày nay cả thế giới tiến bộ đứng hẳn về phía chúng ta trong cuộc đấu tranh này. Thắng lợi của Philippine tại Tòa Trọng tài Quốc tế ngày 12 tháng 7 vừa qua lại một lần nữa khẳng định điều đó.

Sau khi gửi bức thư này tới các bạn và các anh chị, Hồng Thúy sẽ bị bắt và bị sát hại. Cái chết ấy sẽ góp phần cùng với các bạn và các anh chị giữ mảnh đất này cho con cháu chúng ta mãi mãi về sau, nên HT đã sẵn sàng đón nhận. Mong rằng những lời tâm huyết này sẽ là khúc quân hành nâng bước chân các bạn và các anh chị trong cuộc hành quân vĩ đại vì sự nghiệp thiêng liêng bảo vệ tổ quốc.

Hồng Thúy xin gửi tới các bạn và các anh chị những tình cảm yêu quý và kính trọng, như với các anh chị, cha mẹ, ông bà ruột của Hồng Thúy, cũng từng là những quân nhân Việt Nam đã cống hiến hết mình cho đất nước.

Phạm Hồng Thúy
Văn Giang – Hưng Yên