Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

Trung Quốc và Việt Nam trong cuộc đụng độ gay gắt tại Biển Đông



Lichteinstyle chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Richard Javad Heydarian

Báo động đỏ từ gần 4 tháng qua về cuộc đụng độ mạnh mẽ trên biển giữa lược lượng hải quân hai nước Việt Nam – Trung Hoa nảy lên cuộc khủng hoảng ngoại giao lớn nhất giữa hai nhà nước Cộng sản từ khi kết thúc cuộc chiến tranh Lạnh, quyết định mới đây của Trung Quốc rút giàn khoan hiện đại nhất từ vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam được tiếp nhận một cách thận trọng từ các nước lân cận và cộng đồng thế giới.

Từ đầu đến cuối cuộc khủng hoảng dài hàng tháng về quyết định đơn phương của Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương 981 trị giá 1 tỷ USD tại vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, quan chức chính phủ Hà Nội phải chạm trán tới một tình huống khó xử mang tính sống còn : một bên, họ trong tình trạng báo động cao bởi sự bùng nổ lòng nhiệt huyết dân tộc trên những đường phố Hà Nội và trên toàn nước, dẫn đến nhà mày của doanh nghiệp nước ngoài bị phá hủy và hàng nghìn công dân Trung Quốc rời khỏi Việt Nam, trong khi mặt khác phải đối mặt với sự quấy nhiễu thách thức trên mặt lãnh hải với đội tàu bán quân sự được trang bị tốt hơn của Trung Quốc.



Vẫn còn choáng váng bởi quyết định hủy bỏ đàm phán song phương trước đó để làm giảm bớt căng thẳng biên giới tại biển Hoa Nam, chính phủ Việt Nam hoàn toàn không yên tâm bởi bản thông báo về kế hoạch rút giàn khoan vào giữa tháng 8. Đại sứ của Việt Nam tại Manila, ông Dương Triều Vũ mới đây đã nói với tôi rằng : « những hoạt động của Trung Quốc đã xâm phạm vào bản hiệp định cấp cao giữa hai nước tuyên bố không làm trầm trọng và rắc rối thêm về tình hình biển Hoa Nam ». Người ta có thể cảm nhận được một cảm xúc dai dẳng về sự phản bội giữa các nhà nhà ngoại giao Việt Nam, những người không ngừng nghỉ cảnh báo về sự chạm trán quân sự và sự căng thẳng lãnh thổ trầm trọng hơn với người hàng xóm đầy quyền lực. Việc triển khai giàn khoan dầu được nhìn nhận một cách rộng rãi như một thủ đoạn cơ hội gia tăng lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và làm dịu đi nhóm lợi ích dân tộc trong lục địa.

Có tồn tại những lo lắng thực sự rằng Trung Quốc đã nghĩ đến sự có mặt thường xuyên tại những vùng tranh chấp, thúc đẩy mạnh mẽ hơn những lời tuyên bố chủ quyền bằng cách gửi đi nhiều đợt giàn khoan được bảo vệ bởi đội tàu hộ tống của hải quân Trung quốc và thuyền của lực lượng cảnh sát biển. Sau tất cả, trong suốt những năm cuối cùng của cuộc chiến tranh Lạnh, Trung Quốc đã tỏ ra lưỡng lự với cuộc cưỡng chiếm chuỗi quần đảo Hoàng Sa từ VNCH và sau này là những vị trí chiến lược từ chuỗi quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Nhìn nhận được sự mất cân bằng sức mạnh ngày càng sâu thêm trong những thập kỷ gần đây, Hà Nội lo lắng chừng nào thì những hành động gây hấn của Trung Quốc sẽ bị cản trở. Cùng một lúc, Chính phủ Việt Nam lo lắng về tính hợp pháp thể chế chính trị, giữa khi nền kinh tế đang đi xuống. Và vẫn còn nhiều mối lo về những làn sóng chống Trung Quốc mới, làm giảm sự thu hút không thể cứu vãn được đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những doanh nhân Trung Quốc quan tâm tới giá nhân công rẻ và đia điểm hợp lý.

Dĩ nhiên, quyết định rút giàn khoan một tháng trước thời hạn đã làm cản trở chính phủ cũng như các chuyên gia khu vực nghiên cứu. Để giải nghĩa cho hành động đó, các nhà phân tích đã nêu lên một số những yếu tố tác động, bắt đầu từ tính chất nguy hiểm của việc duy trì khai thác dầu mỏ phức tạp giữa mùa bão cho đến giả định về một sự giàn xếp chính trị giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Nhưng lời giải thích hợp lý hơn là Trung Quốc đã có thể tái xác lập quyền lực trên mặt lãnh thổ của mình, quay trở lại chiến thuật trước đó của nó cùng các biện pháp hạ nhiệt căng thẳng tạm thời để giảm tải áp lực quốc tế và sự cách li.

Trong cuốn sách có uy tín của mình, « Luận về Trung Hoa »,Henry Kissinger phân tích chiến lược văn hóa của Trung Quốc một cách thông mình bằng cách nhấn mạnh sự quan trọng của những khái niệm như là chiến lược xung động và cân bằng quyền lực trong các bước đi ngoại giao của Bắc Kinh. Trong khi Trung Hoa, như một diễn viên sắc xảo thực dụng, phô trương sức mạnh cứng trong cuộc theo đuổi lợi ích quốc gia, các yếu tố tâm lý và sự cảm nhận về những xung động lững lờ nước đôi của các thế lực thế giới, và rồi lần lượt, giữ vai trò lèo lái định hương tư duy các lãnh đạo Trung Hoa.

Trung Quốc có thể được ví như nhân vật người bản địa quyền lực nhất tại châu Á, những nhà lãnh đạo của đất nước này cũng hiểu rằng quyền lực cứng không thể nào đảm bảo thành công để có được vị trí lãnh đạo khu vực. Nếu những nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn thay thế Mĩ như một quyền lực vượt trội tại châu Á, Trung Quốc không thể nào cố gắng phô trương sự hung hăng chỉ vì lợi ích của mình và mặc kệ các nước hàng xóm bé nhỏ hơn. Những cuộc xung đột đang diễn ra tại phía Tây Thái Bình Dương (có lẽ tác giả nhìn từ vị trí của Mỹ), đặc biệt tại biển Hoa Nam, đang làm suy giảm hình ảnh của Trung Hoa đối với các quốc gia lân cận, và trên toàn thế giới.

Ví dụ, một cuộc nghiên cứu mới đây của Trung tâm nghiên cứu Pew chỉ ra rằng trong 8 nước châu Á đa số cẩn trọng với sự tranh chấp lãnh thổ ngày càng sâu hơn của Trung Quốc với các quốc gia cạnh tranh tại biển Hoa Nam và Hoa Đông. Sự hoang mang gắn kết các quốc gia láng giềng đang cảm thấy mối nguy xâm hại ngày càng tăng trước năng lực hải quân của Trung Quốc và những lời khẳng định lãnh thổ cứng rắn. Ở Philippines, được nhìn nhận rộng rãi như là đất nước yếu nhất giữa những nước phản kháng tại biển Hoa Nam, 93% người trả lời nói rằng họ thực sự lo lắng với cuộc xung đột đang diễn ra, tiếp theo đó là Nhật Bản (85%), và Việt Nam (84%). Những quốc gia ko phản kháng như là Nam Hàn, đất nước vốn phụ thuộc vào tuyến đường nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ qua vùng biển tranh chấp, cũng tỏ ra sự cẩn trọng rõ ràng hơn, với 83% người trả lời thể hiện trạng thái tương tự. Ngay cả tại Trung Quốc, nhân vật quyền lực nhất trong cuộc xung đột, trên 60% người dân tỏ ra lo lắng về tình hình các cuộc đụng độ có vũ trang có những nét đặc biệt gây tranh cãi.

Đáng lo ngại, sự ác cảm với Trung Quốc đã trở thành một trào lưu mới : công dân tại các nước Philippine, Việt Nam và Nhật Bản nhìn Trung Quốc như một mối hiểm họa lớn nhất đối với nền an ninh quốc gia, cản trở việc tạo lập các thỏa thuận ngoại giao ý nghĩa nào trong tương lai gần. Trong khi ấy, nỗi lo lắng của khu vực về các lời khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tạo điều kiện cho sự nổi lên đáng chú ý hình ảnh của nước Mĩ, đặc biệt là tại châu Á, bất chấp những lời bàn tán xì xào về sự cam kết về chính quyền Obama và sự cần thiết đẩy lùi các thế lực mới nổi như Trung Hoa để bảo vệ các đồng minh vây quanh Hoa Kỳ. Dĩ nhiên, nước Mỹ nằm ở mức đồng thuận cao trong các nước châu Á.

Trong những tuần vừa qua, những chuyên gia như Alexandera Vuving và Zachary Abuza đã phản biện rằng sự rút lui giàn khoan vừa mới đây của Trung Quốc có thể do bởi sự giàn xếp chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đổi lại việc ngừng hoạt động tạm thời tại vùng tranh chấp, có khả năng là Việt Nam làm như là chấp nhận xem xét lại chiến lược thắt chặt với Mĩ và từ bỏ kế hoạch đệ trình đơn lên trọng tài thứ ba phân xử cuộc tranh chấp chủ quyền tại biển Hoa Nam – vốn đang hỗ trợ cho cuộc phân xử đang diễn ra của Philippines tại Tòa án quốc tế La Haye.

Dựa trên những cuộc nói chuyện của tôi với những viên chức chính phủ Việt Nam, gần như khá rõ ràng rằng Hà Nội đã không tìm thấy một dấu hiệu nào về sự thỏa hiệp chân thành từ phía Trung Quốc. Dĩ nhiên, họ từ chối một cách cương quyết rằng không tồn tại bất cứ sự giàn xếp nào với Trung Quốc, như lập luận của Vuving và Abuza. Từ khi Trung Quốc có thời gian và một lần nữa phô trương xu hướng đơn phương gây ra các sự kiện trên vùng biển Hoa Nam, Việt Nam không có sự lựa chọn nhưng luôn giữ mọi phương án trên bàn nghị luận, đặc biệt cẩn trọng với nhu cầu thắt chặt liên minh phòng vệ với sức mạnh bên ngoài như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga. Đối với phương án nộp đơn khiếu nại chống Trung Quốc, người ta có thể phản biện rằng sẽ có nhiều ý nghĩa hơn đối với Hà Nội nên rút ra những điểm yếu từ các tòa án pháp lý, thận trọng quan sát và rút ra những bài học từ trường hợp của Philippine (chưa kể, sự phức tạp về thời gian để mở một tòa án pháp lý và lựa chọn cơ chế tòa án hợp lý để xét xử những tuyên bố và hành động của Trung Quốc).

Trong khi chiến thuật « cắt nhỏ xúc xích » và « ngoại giao nhỏ – dính » (ám chỉ chiến lược chia rẽ các nước khu vực và đi đến giải quyết song phương) của Trung Quốc trên biển Đông đã được chứng minh là khá thành công, người ta phải xem xét thực tế rằng Bắc Kinh không phải là không hoàn toàn nhạy cảm với cái giá ngoại giao về cách ứng xử về chủ quyền của mình. Bên cạnh những khó khăn về hậu cần về việc duy trì các hoạt động bán quân sự và quân sự rộng lớn trên các vùng tranh chấp, giới cầm quyền Trung Quốc cũng luôn lo lắng trước sự phát triển đồng bộ các chiến lược của các quốc gia đối thủ tại biển Hoa Nam, cụ thể là Việt Nam, Philippine và Malaysia, những nước đã nồng nhiệt chào đón những bước đi chiến lược của Mĩ trong khu vực.

Trên thực tế, ngay cả Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), dưới sự chủ trì của Myanmar, một đồng minh lịch sử của Trung Quốc, đã thường xuyên nhắc lại mối lo ngại nghiêm trọng về các cuộc tranh chấp đang diễn ra tại biển Hoa Nam. Trong cuộc hội nghị bộ trưởng các quốc gia ASEAN mới đây, các nước thành viên ủng hộ một cách rõ ràng việc giải quyết các vụ tranh chấp dựa trên nguyên tắc, hoàn thiện gấp một bộ quy tắc ứng xử áp dụng chung và chấm dứt các hành động đơn phương của các bên tranh chấp. Tất cả các lời nhận định này như là một lời chỉ trích được che giấu nhẹ nhàng các hành động gây hấn của Trung Quốc, khuyến khích các quốc gia đầy tiềm năng chiến lược khác, như là Ấn Độ, hành động mạnh mẽ hơn tại Đông Nam Á. Ấn Độ không chỉ tăng cường đầu tư dầu khí tại các vùng biển tranh chấp, với việc tập đoàn nhà nước OVL gần đây đã có thêm các hợp đồng khai thác dầu mới (không phải do thắng thầu) trong những tháng gần đây, nhưng cũng đã quyết đoán hơn trong việc bảo vệ lợi ích của mình tại biển Hoa Nam và chỉ trích các hành động của Trung Quốc.

Đáng lo ngại hơn với Trung Quốc, mọi hành động cũng đã kích thích Nhật Bản nhìn lại tầm nhìn chiến lược, nâng cao khả năng phòng thủ, và tiến đến gần hơn một cách chủ động các quốc gia Đông Nam Á và của Thái Bình Dương, như Úc hay Ấn Độ, bằng việc triển khai các dự án hợp tác phòng vệ. Bất chấp những cố gắng của Trung Quốc tận dụng các ảnh hưởng ngoại giao lên các quốc gia hiếu chiến như Bắc Hàn, và cung cấp các thỏa thuận thương mại và đầu tư quy mô lớn để quyến rũ các đồng minh Hoa Kỳ như là Bắc Hàn và Úc, thì luôn có những dấu hiệu ngày càng tăng rằng các đối tác khu vực của Mỹ quyết tâm giữ lại món cược của họ trước Trung Quốc.

Quay trở lại vào giữa năm 2011, Taylor Fravel đã giải thích một cách ngắn gọn, Bắc Kinh đã tìm kiếm hạ nhiệt căng thẳng với những người hàng xóm bằng việc thể hiện một cách bất thình lình mối quan tâm tìm kiếm một giải pháp dựa trên nguyên tắc cho cuộc tranh chấp biển Hoa Nam. Điều này được đi kèm với các cam kết song phương với các quốc gia yêu sách khác, như Việt Nam. Dù thế nào, đó là biện pháp đã được kiểm định để làm dịu các quốc gia láng giềng lo lắng và làm dịu đi sự hấp dẫn chiến lược tái cân bằng của chính quyền Obama trong khu vực. Khi Trung Quốc phải chạm trán với các áp lực thế giới và làm hỏng vị trí chiến lược trong khu vực, nước này đang phải cân nhắc những bước đi tương tự như việc rút dàn khoan sớm hơn khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhưng vẫn còn phải xem Trung Quốc sẽ giảm bớt các thái độ tuyên bố chủ quyền đến đâu. Phần lơn phụ thuộc vào bước hành động chống đối của các nước láng giềng, cũng như là mức độ và tính chất những cam kết của Hoa Kỳ trong khu vực.

Về tác giả: Richard Javad Heydarian là một giảng viên về các vấn đề quốc tế và khoa học chính trị tại Đại học Ateneo De Manila, và một cố vấn chính trị cho Quốc hội Philippine. Là một chuyên gia về địa chính trị châu Á và các vấn đề kinh tế,ông đã viết và được phỏng vấn bởi Al Jazeera, Asia Times, BBC, Bloomberg, The New York Times, The Huffington Post, The Diplomat, The National Interest, và USA Today, cũng như các ấn phẩm quốc tế hàng đầu khác.Ông là tác giả của « Làm thế nào chủ nghĩa tư bản không thành công tại Ả Rập »: Nguồn gốc kinh tế và tương lai bấp bênh của Trung Đông (Zed, London), và cuốn sách sắp tới« Philippines: Hoa Kỳ, Trung Quốc và cuộc đấu tranh cho nhà nước trụ cột châu Á » (Zed ,2015).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét