Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

ĐÓN ĐỢI GÌ TỪ AMF-5 VÀ EAMF-3 (26-28/8) TẠI ĐÀ NẴNG?


FB Đinh Hoàng Thắng

26-08-2013

ĐIỀU NGẠC NHIÊN LÀ SÁNG NAY HẦU NHƯ KHÔNG THẤY MỘT TỜ BÁO VIỆT NAM NÀO PHÂN TÍCH VỀ SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VÀ CÓ Ý NGHĨA CẢ VỀ SONG PHƯƠNG LẪN ĐA PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NÀY? LẠI BẮT ĐẦU ĐIỆP KHÚC “LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI…” NƯỚC NGOÀI NÀO? LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG MỸ HAY CỦA EU SẮP SANG VIỆT NAM LÀM VIỆC À?

Sáng 26/8/2014 – Tại Diễn đàn Biển ASEAN lần thứ 5 (AMF-5) và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 3 (EAMF-3), nhiều khả năng vấn đề an ninh/an toàn hàng hải tại khu vực Đông Á, đặc biệt ở Đông Nam Á, TỨC LÀ “TRẬT TỰ HÀNG HẢI TRÊN BIỂN ĐÔNG” sẽ trở thành vấn đề “dầu sôi lửa bỏng” . Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép một giàn khoan trong vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam cùng với những hành động và tuyên bố sau khi buộc phải rút giàn khoan ấy đã/đang đẩy quan hệ ngoại giao trong khu vực đến mức căng thẳng chưa từng có, gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến các mối quan hệ quốc tế.

– Tùy theo “đầu ra” của 2 ngày họp cấp cao ở Bắc Kinh và 3 ngày họp đa phương ở Đà Nẵng để dư luận có thể thấy sự kết hợp giữa ngoại giao song phương và đối ngoại đa phương này sẽ đưa tới một kết quả ngoạn mục hay sự kết hợp ấy lại truyền đi một thông điệp sai lạc, làm yếu tư thế đàm phán cả của ASEAN lẫn Việt Nam.

– Hai vấn đề dư luận có thể đón đợi trong 3 ngày tới: ASEAN có thảo luận tiếp đề nghị của Mỹ về “đóng băng” các hoạt động khiêu khích trên BĐ và các bên có thỏa thuận mới gì không giữa ASEAN và TQ về các cuộc hiệp thương/đàm phán COC trong tương lai gần? Kết quả cụ thể này sẽ quy định vị thế của hai diễn đàn thường niên này trong 11 cơ chế hiện hành của ASEAN nhằm giải quyết vấn đề hợp tác hàng hải.

– Vấn đề tiếp theo là châu Á sẽ đối phó với sức nóng của “vạc dầu” đang sôi trong khu vực như thế nào? ASEAN SẼ CÓ SÁNG KIẾN MỚI GÌ ĐỂ THIẾT LẬP MỘT TRẬT TỰ HÀNG HẢI TRÊN BIỂN ĐÔNG? Riêng đối với Việt Nam tình hình khẩn trương thể hiện ở chỗ đặc phái viên của Tổng bí thư Đảng đã sang đang hội đàm cấp cao tại Bắc Kinh 2 ngày trùng với 3 ngày họp của AMF-5 và EAMF-3?

– Một lưu ý tiếp theo nữa là trước khi có 2 cuộc họp thường niên năm nay, TQ bất ngờ trong hai ngày 21-22/8 đã tổ chức một Hội thảo có hơn 40 chuyên gia, học giả tham gia, tập trung thảo luận về các vấn đề liên quan vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc. Ý nghĩa của hội thảo ở Bắc Kinh này là gì?

– Thành phần của AMF và EAMF hàng năm có sự tham dự của các quan chức cao cấp chính phủ, các nhà nghiên cứu và chuyên gia các nước ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và các nước đối tác của ASEAN gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Australia, Nga và New Zealand.

– Sau Manila (2012) và Kuala Lumpur (2013), năm nay, AMF-5 và EAMF-3 diễn ra tại Đà Nẵng, Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng, tức là giữa ASEAN với 8 quốc gia Đông Á, đối tác của ASEAN; sáng kiến này ban đầu là của Nhật Bản từ năm 2011-2012. Mục đích hàng đầu của forum này là tìm cách thiết lập một trật tự hàng hải hiệu quả ở Đông Á để đảm bảo một vùng biển tự do, đi lại an toàn và giao thương không bị cản trở.

– Hai EAMF đầu 1&2 tổ chức vào tháng 10, năm nay diễn ra sớm hơn. Điều này chắc chắn nó có lý do sâu xa, có logic riêng (raison d’etre) của nó.

– Ta hãy quan sát AMF-5 & EAMF-3 TRONG BỐI CẢNH, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM của năm nay có thể thấy phần nào nội dung của kỳ họp này.

– Năm nay nên nhìn hai diễn đàn này từ ba góc độ: 1) Những chuyển động “nóng” trong khu vực; 2) Các tương tác “mới” giữa 3 thực thể địa-chính trị và 3) Vai trò chủ động của Việt Nam trong việc đăng cai/tổ chức hai cuộc họp tại Đà Nẵng.

1) Thứ nhất, câu chuyện giàn khoan 981 rất có khả năng vẫn chưa nguội tại các diễn đàn lần này, nếu như không nói còn tiếp tục nóng lên. Bởi vì nguyên nhân của việc TQ hạ đặt nó quá nhiều dimensions, quá đa chiều kích: thách thức Mỹ, chia rẽ ASEAN, cảnh báo VN, phục vụ mục tiêu địa-chính trị, nhưng không loại trừ thử nghiệm về kinh tế/công nghệ… Vì thế, tuy rút rồi mà vẫn nóng. Nóng vì TQ tiếp tục xua “các vũ khí bí mật”, đó là hàng vạn tàu cá xuống BĐ, tiếp tục lắp ráp các ngọn hải đăng, tiếp tục hoàn thiện các công trình nổi, các căn cứ TQ tranh thủ xây lắp trong thời gian hạ đặt giàn khoan. TQ tuyên bố có thể làm bất cứ điều gì trên BĐ nếu như TQ muốn…

– Trên thực tế diễn ra đúng như vậy: TQ tập trận trên BĐ, xây các trạm hải đăng trên các đảo ở TS, HS. Liên quan đến những hành động đơn phương, vi phạm tuyên bố DOC, có thể thấy ASEAN đã sai lầm khi không chịu thảo luận đề nghị của phía Mỹ “đóng băng” (ngưng) các hoạt động khiêu khích và xâm lấn trên BĐ (Mỹ+Phi/kế hoạch TAP, hành động 3 bước).

– Phải thấy rằng, nếu ASEAN không bàn tiếp sáng kiến “đóng băng” của Mỹ và “kế hoạch ba bước” TAP của Phi thì đấy là một thụt lùi.

2) Thứ hai là các tương tác mới, rất nguy hiểm giữa các thực thể địa-chính trị. 18 nước có 18 lợi ích quốc gia, lợi ích địa-chính trị. Tập trung vào 3 thực thể nổi bật: Trung Quốc, Mỹ và ASEAN. Trung Mỹ đang giải quyết hệ lụy của việc hai máy bay suýt đâm nhau. Rõ ràng vụ này làm phực tạp thêm mối quan hệ giưa hai nước vốn nghi kỵ nhau sâu sắc. Cả Washington và Bắc Kinh đều coi vụ chạm trán hôm 19/8 giữa máy bay trinh sát P8 chiến đấu cơ J11 là hành động mang tính xung đột. Mỹ cho biết từ đầu năm đến nay đã xẩy ra 3 vụ Mỹ cho là hành động hung hăng của TQ.

– Liên quan đến va đập Trung-Mỹ: tháng 4/2014, các quan chức hải quân Trung-Mỹ cùng các tướng lĩnh hải quan khác ở các nước lớn thuộc CÁ-TBD đã thông qua 1 Bộ Quy tắc đầu tiên về những cuộc va chạm ngoài ý muốn giữa các tàu chiến và máy bay hải quân hai nước. Mỹ công nhận từ ấy đến nay, ngoài vụ 19/8 chưa có vụ gây rối/kích động giữa các tàu 2 nước.

– Tuy nhiên, 1 quan chức cao cấp của hải quân TQ có tuyên bố các quy tắc nói trên chỉ có giá trị khuyến cáo, không nhất thiết phải tuân thủ khi TQ hành xử trên biển Hoa Đông và Biển Đông.

– Một số nhà phân tích cho rằng, TQ đang chuẩn bị thiết lập ADIZ trên BĐ.

– ASEAN đang cố chèo chống giữa Mỹ và TQ.

– Hai vấn đề dư luận đón đợi trong 3 ngày tới: ASEAN có thảo luận tiếp đề nghị của Mỹ “đóng băng” các hoạt động khiêu khích trên BĐ và sẽ có thỏa thuận gì mới không giữa ASEAN và TQ về quá trình hiệp thương/đàm phán COC trong thời gian tới. Nếu mọi việc không có gì mới, trong khi TQ tiếp tục lấn lướt trên BĐ, TQ sẽ phải đối phó với điều mà các nhà quan sát gọi là “THẨM HỌA VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG GIỮA TRUNG QUỐC VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG NHƯ THẾ NÀO”.

3) Thứ ba là chủ động của VN thể hiện trong việc đăng cai tổ chức 2 hội nghị hàng năm này.

– Có thể là ngẫu nhiên, nhưng quốc tế đang chứng kiến VN đang thúc đẩy, đang kết hợp các ngoại giao song phương và đa phương để giải quyết xung đột trên Biển Đông với TQ. Đúng với tình thần của hội nghị quốc tế về ngoại giao đa phương ngày 12/8 vừa qua (30 năm mới có 1 hội nghị như vậy). Tuy nhiên, tùy theo “đầu ra” của 2 ngày họp cấp cao ở Bắc Kinh và 3 ngày họp đa phương ở Đà Nẵng để dư luận có thể thấy sự kết hợp giữa ngoại giao song phương và đối ngoại đa phương này sẽ đưa tới một vài kết quả ngoạn mục hay sự kết hợp ấy lại truyền đi một thông điệp sai lạc, làm yếu tư thế đàm phán cả của ASEAN lẫn Việt Nam.

– Dù sao mặc lòng, rõ ràng sức nóng của “vạc dầu sôi” châu Á thể hiện ở chỗ đặc phái viên của Tổng bí thư của Đảng sang đang hội đàm cấp cao tại Bắc Kinh 2 ngày trùng với 3 ngày họp của AMF-5 và EAMF-3.

– SÁNG NAY HẦU NHƯ KHÔNG HỀ THẤY TỜ BÁO VN NÀO PHÂN TÍCH VỀ SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VÀ CÓ Ý NGHĨA CẢ VỀ SONG PHƯƠNG LẪN ĐA PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NÀY.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét