Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014
Ba nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam lãnh từ hai đến ba năm tù
Không khi bên ngoài phiên xử bà Bùi Thị Minh Hằng
Tú Anh
Bà Bùi Thị Minh Hằng , ba năm tù, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, 2 năm và anh Nguyễn Văn Minh, 2 năm rưỡi tù giam. Đó là bản án mà chính quyền Việt Nam dành cho ba nhà tranh đấu cho nhân quyền trong phiên xử sơ thẩm vào hôm nay 26/08/2014 tại Đồng Tháp. Công an ngăn chận và bắt đi khoảng 80 người muốn tham dự phiên tòa bị xem là « dàn dựng ».
Bà Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh, một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo bị công an Việt Nam quy cho tội « gây rối trật tự công cộng, cản trở giao thông » và bị bắt từ tháng 2 năm 2014. Với tội danh này lẽ ra các bị cáo chỉ bị phạt vạ nhưng không rõ vì lý do nào mà tòa án Việt Nam lại đưa ra bản án rất nặng. Ba năm tù cho blogger Bùi Thị Minh Hằng, hai năm rưỡi tù cho phật tử Hòa Hảo Nguyễn Văn Minh và hai năm cho Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, một dân oan .
Theo thông tin trên mạng Danlambao thì tình hình bên ngoài « phiên tòa ô nhục, xử tội người yêu nước » rất căng thẳng.Chính quyền Đồng Tháp đã huy động một lực lượng công an đông đảo, lục soát khách sạn, canh chừng bến xe đò, bắt giữ hơn 80 người trong đó có nhiều tín đồ Hòa Hảo, blogger, nhiều cựu phóng viên của các tờ báo chính thức như Trương Minh Đức, Huỳnh Ngọc Chênh.
Từ nhiều ngày trước , công an Việt Nam đã gia tăng canh chừng bao vây nhà cửa các blogger, các nhà hoạt động nhân quyền trên khắp nước để không cho những người tranh đấu về Đồng Tháp tham gia phiên tòa được nhà nước khẳng định là « công khai ». Các trang mạng xã hội dân sự cập nhật hóa danh sách dài những người bị công an đến tận nhà cảnh cáo hoặc mời « làm việc » đúng vào ngày mở phiên tòa tại Đồng Tháp.
Theo hãng tin Công giáo Asia News, giới bảo vệ nhân quyền lên án chính quyền Việt Nam “ngụy tạo chứng cớ” để truy bức phong trào xã hội dân sự tại Việt Nam.
Các cơ quan nhân quyền quốc tế cũng cùng nhận định. Tổ chức Human Rights Watch, qua phát biểu của Phó giám đốc khu vực Á Châu Phil Robertson nhận định là chính quyền Việt Nam “hình sự hóa một lỗi nhỏ để truy bức các nhà hoạt động nhân quyền”.
Chủ tịch Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền FIDH Karim Lahidji mỉa mai cách hành xử của chính quyền Việt nam: sách nhiễu, bắt bớ tùy tiện, dàn dựng phiên tòa theo kịch bản cố hữu cho thấy chính quyền Việt Nam không tôn trọng những cam kết về nhân quyền đã ký với cộng đồng quốc tế.
Bà Bùi Thị Minh Hằng từng bị chính quyền bắt giam trong trại tù cải tạo hai năm sau các vụ biểu tình chông Trung Quốc xâm lăng và ủng hộ dân oan chống tham nhũng. Còn anh Nguyễn Văn Minh là phật tử Hòa Hảo và cô Thúy Quỳnh là một dân oan tranh đấu mới ở tù ra.
Được RFI đặt câu hỏi, từ Đồng Tháp, cô Quỳnh Anh, con gái của bà Bùi Thị Minh Hằng mô tả không khí bên ngoài tòa án và hành vi của công an :
Quỳnh Anh, con gái bà Bùi Thị Minh Hằng
26/08/2014
Nghe (01:27)
"Sáng nay, tình hình hết sức căng thẳng. Chúng em đều phải ngồi ở đầu đường cách toà án 500m-700m. Bởi vì công an rất là nghiêm khắc, ai đi ngang qua đều bị đuổi đi hết, không có ai được phép dừng lại ở đây cả. Ở đây, hiện đang có rất nhiều công an mặc quân phục, thường phục … có lúc họ cũng gây khó khăn, nhưng hiện giờ chúng em chờ đợi kết quả phiên toà từ phía các luật sư …
Những bằng hữu của mẹ em muốn theo dõi kết quả phiên toà đều bị bắt. Theo thông tin thì cho tới buổi chiều hôm nay, đã có khoảng từ 80 đến 90 người đã bị bắt, còn lại ở đây thì chỉ có vợ chồng em, cháu bé, cô Tân, vợ (cũ) Điếu Cày, vợ của luật sư Miếng và anh Minh. Những thông tin cụ thể truyền từ những người bị bắt ra ngoài, em cũng không có, bởi vì chúng em đều có vấn đề điện thoại, hay là đi lại bởi vì họ chỉ cho chúng em ngỗi một chỗ ở đây thôi …"
Vừa rồi là tường thuật của con gái bà Bùi Thị Minh Hằng từ Đồng Tháp. Được biết bốn luật sư bào chửa đã bị phía chính quyền không cho mời nhân chứng gỡ tội. Sau phiên tòa, Luật sư Trần Thu Nam cho biết một số chi tiết cụ thể bên trong tòa án :
Họ đưa ra bản tuyên án nói rằng chị Minh Hằng, cô Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh đã vi phạm điều 245 bộ luật hình sự, có nghĩa là gây rối trật tự, làm ùn tắc giao thông trên hơn hai tiếng. Cả ba người bị cáo buộc đều không nhận tội, nói rằng họ chẳng có hành vi phạm tội. Theo các bị cáo thì vụ việc mang tính chất dàn dựng.
Phía chúng tôi gồm có 4 luật sư bào chữa cho 3 người. Tất cả 4 luật sư chúng tôi đều đưa ra lập luận : chỉ ra những vi phạm tố tụng, và đưa ra những căn cứ cho thấy là những bị cáo không có hành vi phạm tội … Chúng tôi yêu cầu toà tuyên án họ không phạm tội và thả họ ngay sau phiên toà. Thế nhưng, lời bào chữa của các luật sư đã không được chấp nhận, và rốt cuộc các bị cáo đã bị kết án từ hai đến ba năm tù, phía chúng tôi bị sốc trước những kết qủa như vậy.
Về diễn biến phiên toà, thì điều đáng nói nhất là tất cả những nhân chứng có lời khai rửa tội cho các bị cáo, thì hầu hết đều không được tham dự phiên toà. Họ chủ yếu dựa vào các lời chứng mang tính cách buộc tội đối với các bị cáo. Họ vẫn tôn trọng quyền của các luật sư, để cho chúng tôi thực hiện phần bào chữa, đưa ra các phần tranh luận, nhưng họ không tranh luận lại … để rồi kết quả vẫn là như vậy …
Luật sư Trần Thu Nam
26/08/2014
Nghe (02:07)
Những chứng nhân và phiên tòa bóng-đêm-kết-án-một-vầng-trăng
Họ đã có mặt và trở thành những chứng nhân của lịch sử cho một cuộc đấu tranh cương quyết nhưng đầy tình người. Họ đã có mặt để là chứng nhân cho một thể chế cai trị bất nhân, một guồng máy công an trị và một nền pháp lý rừng rú.
Họ là chứng nhân cho sự dối trá của những cái gọi là thông điệp dân chủ đầu năm, cho bài ca độc lập - tự do - hạnh phúc truyền đời từ mùa thu cướp chính quyền đã được phát đi phát lại trong suốt những ngày tháng 8 này.
Họ là chứng nhân cho sự thật về bản chất của chế độ để những ai đang còn nuôi dưỡng một niềm hy vọng vào tập đoàn dối trá, còn mong đợi một cuộc thoát xác từ một lãnh đạo cộng sản thức thời phải soi gương nhìn lại.
Họ là những công dân Việt Nam từ khắp các nẻo đường đất nước có mặt tại Cao Lãnh để tham dự, đồng hành và đòi tự do cho Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh.
26 tháng 8 năm 2014. Sáu mươi chín năm bảy ngày sau thời khắc được tô vẽ là khởi đầu của độc lập - tự do - hạnh phúc, những thông tin từ phiên tòa xét xử 3 công dân yêu nước không gì khác ngoài những cụm từ chặn chốt, bao vây, bố ráp, tấn công, khủng bố, đánh đập và bắt.
Chính sách "hốt liền, không nói nhiều" của Trưởng ban Nội chính Trung ương đã được áp dụng triệt để, không phải cho những "con sâu đỏ", mà cho những công dân đổ về thành phố Cao Lãnh để tham dự phiên tòa "công khai" xét xử người yêu nước.
Nhưng không một ai ngạc nhiên. Thản nhiên rời khỏi nhà, bình tâm bước xuống bến xe, tiến về địa điểm tòa án, tất cả đều biết mình sẽ bị bắt. Biết nhưng vẫn đến vì tình chí hữu. Biết nhưng vẫn đi vì nghĩa đồng bào. Và có mặt vì biết rằng những gì sẽ xảy ra cho mình cũng là bằng chứng hùng hồn nhất nói lên bản chất của chế độ.
Và những người anh em của chúng ta đã là chứng nhân cho tội ác của chế độ ngày hôm nay.
6 giờ 45 phút chiều. Bản án 3 năm, 2 năm rưỡi, 2 năm tù giam đối với Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh là con dấu sau cùng của ngày 26 tháng 8 đóng lên bản cáo trạng dành cho đảng cộng sản.
Bản án 7 năm rưỡi ấy cũng là câu trả lời đắt giá mà 3 công dân phải trả cho câu hỏi: có nên tin và hy vọng vào những ai đó trong lãnh đạo đảng cộng sản còn một chút lương tri con người, còn biết quay lưng với độc tài để chào đón dân chủ, còn biết dũng cảm với kẻ thù xâm lược và đồng hành với người dân Việt Nam yêu nước?
Và bản án đó cũng là món quà đầy "tình nghĩa 2 đảng cộng sản Tàu Việt đời đời bền vững" mà Lê Hồng Anh đã đem qua dâng tặng cho giặc vào đúng ngày xử 3 công dân Việt Nam chống giặc ngoại xâm. Tự do của 3 công dân yêu nước đã được đem đánh đổi bằng những thứ hữu nghị viển vông nhưng nhiều quyền và nhiều tiền.
Ngày 26 tháng 8 năm 2014 cũng là ngày mà nhiều người trong chúng ta là chứng nhân cho sự thiếu vắng lòng dũng cảm, tinh thần dấn thân của chính mình. Nếu chỉ một phần trăm trong chúng ta "là Bùi Thị Minh Hằng" thì sẽ không có hình ảnh chị đứng trước vành móng ngựa của bầy quạ đen để nghe "bóng đêm kết án một vầng trăng". Nếu mỗi người chúng ta không tự trói đôi chân mình và dừng lại ở những lời kết án côn an, những phẫn nộ đối với cường quyền, hay những tiếng vỗ tay bên lề hoan hô tinh thần yêu nước, chí nghĩa chí tình của hơn 100 người bị an ninh khủng bố tại Cao Lãnh thì sẽ không có hơn 100 người yêu nước trong cô đơn giữa lòng 90 triệu người Việt Nam bị trị.
Ngày 26 tháng 8 năm 2014 và bản án tổng cộng 7 năm rưỡi tù dành cho 3 công dân Việt Nam yêu nước một lần nữa chứng minh: Đảng cộng sản chỉ có thể thay thế chứ không thay đổi; Sẽ còn nhiều lần nữa những bản án tương tự, sẽ vẫn những cuốn phim hốt liền hốt hết tiếp tục quay, nếu cũng chừng đó những con người mà chúng ta thương yêu, quý trọng phải cô đơn đứng ở tuyến đầu; Nếu chúng ta không thay đổi thì đừng mong đảng cộng sản thay đổi khi mà chúng đúng ra là phải được thay thế.
Phản ứng của một số Blogger Việt Nam sau phiên xử người yêu nước ngày 26/8/2014
“Những bản án táng tận lương tâm như thế này là nguyên nhân đẩy xã hội đến chỗ mất lương tri và vòng xoáy bạo lực. Kêu gọi lương tri và nhân tính của chính quyền như tiếng nói thều thào vào tai kẻ điếc... Nếu họ muốn ổn định xã hội bằng bạo lực thì sẽ đến lúc bạo lực không những phá tan sự ổn định họ mong muốn, mà còn kết liễu số phận của họ... Nhân dân đang kết thành một khối căm hờn - đó chính điều các nhà cách mạng vô sản trước đây đã lợi dụng để làm cuộc cách mạng lật đổ chế độ cũ. Giờ ngày ấy không xa nữa đâu...” - Nhà văn Thùy Linh.
*
Với bản án 7,5 năm rưỡi tù giam dành cho 3 người yêu nước, trong đó chị Bùi Thị Minh Hằng: 3 năm tù giam; Nguyễn Văn Minh: 2,5 năm tù giam, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh: 2 năm tù giam, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nguyên hình là nhà cầm quyền lưu manh, sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để bịt miệng những người yêu nước. Phiên xử ngày hôm nay đã nói lên điều này.
Trong phiên tòa xử người yêu nước, phía bên trong tòa án, nhà cầm quyền cộng sản bất chấp mọi thủ đoạn để tạo ra bản án oan sai, bất công; phía bên ngoài có gần 100 người yêu nước bị lực lượng côn an bắt và giam giữ phi pháp khi họ tới tham dự phiên tòa được gọi là “công khai”. Một trong những nạn nhân là cô Nguyễn Ngọc Lụa, con của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Lía, đã bị một tên côn an đánh ngất xỉu. Bên cạnh Nguyễn Ngọc Lụa còn rất nhiều người yêu nước khác có thể cũng nằm trong tình trạng tương tự mà chúng ta chưa liên lạc được với họ.
Trước sự giam giữ tùy tiện, tạo dựng vụ án “gây rối trật tự công cộng” và bản án 7,5 năm tù giam dành cho 3 người yêu nước, CTV Danlambao có cuộc trao đổi với một số blogger Việt Nam trên khắp mọi miền về phản ứng của họ sau phiên xử.
Từ Hà Nội, nhà văn Thùy Linh nói về bản án:
“Những bản án táng tận lương tâm như thế này là nguyên nhân đẩy xã hội đến chỗ mất lương tri và vòng xoáy bạo lực. Kêu gọi lương tri và nhân tính của chính quyền như tiếng nói thều thào vào tai kẻ điếc... Nếu họ muốn ổn định xã hội bằng bạo lực thì sẽ đến lúc bạo lực không những phá tan sự ổn định họ mong muốn, mà còn kết liễu số phận của họ... Nhân dân đang kết thành một khối căm hờn - đó chính điều các nhà cách mạng vô sản trước đây đã lợi dụng để làm cuộc cách mạng lật đổ chế độ cũ. Giờ ngày ấy không xa nữa đâu...”
Từ Hải Phòng, blogger Phạm Thanh Nghiên, một tù nhân đang chịu án quản chế, nhận xét:
“Từ sáng, tôi cũng có dịp chia sẻ trên một diễn đàn rằng tôi không mấy hy vọng chị Bùi Thị Minh Hằng anh Nguyễn Văn Minh, chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh sẽ được phóng thích tại tòa bằng một bản án tương ứng với thời hạn tạm giam như một số người đã dự đoán. Tuy nhiên, năm tù dành cho 3 nhà hoạt động nhân quyền này dưới một tội danh được ngụy tạo là “Gây rối trật tự công cộng”, theo điều 245 Bộ Luật HS là một điều khiến tôi khá bất ngờ. Thường thì một vụ vi phạm giao thông nếu có chăng nữa thì cũng chỉ bị nộp phạt hành chính vài trăm ngàn đồng là xong. Tất nhiên, đối với giới tranh đấu thì bất cứ điều gì thậm chí liên quan đến sinh hoạt hàng này cũng đều có thể được giàn dựng thành một tội danh nào đó theo ý muốn của nhà cầm quyền.
Nhìn không khí khủng bố bao trùm khắp ba miền mấy ngày nay trước phiên xử này đã cho thấy quyết tâm, chủ trương của nhà cầm quyền trong việc thủ tiêu các tiếng nói tự do, từ chối thậm chí diệt trừ quyền căn bản của công dân VN. Từ hôm qua đến hôm nay, số người bị bắt chỉ vì đến Đồng Tháp ủng hộ tinh thần cho ba nhà hoạt động này đã lên đến gần 90 người theo một số trang “lề dân” ghi nhận, cho thấy lực lượng gia nhập đội ngũ “đối kháng” với chính quyền đã đông hơn rất nhiều. Không như bốn năm truớc trong phiên tòa kết án tôi, không ai đến và cũng không ai có thể đến tham dự. Nhưng công an cũng phong tỏa mọi ngã đường dẫn đến tòa án. Trước đây, Mẹ tôi cũng không được đến dự phiên tòa của con gái mình.
Với những gì diễn ra trong ngày hôm nay, có thể khẳng định được ba điều. Thứ nhất, người dân đã dần dần ý thức được quyền của mình và vượt qua sự sợ hãi để mạnh dạn cất lên tiếng nói, bất chấp những hiểm nguy rủi ro thậm chí đánh đập và nhà tù đang đợi. Thứ hai, không bao giờ được phép đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ thể chế độc tài, độc đảng của CQCS cho dù họ đứng truớc bất cứ sức ép nào đi nữa. Họ chỉ buông bỏ quyền lực, ngừng gây tội ác khi không thể tiếp tục được nữa. Nói khác đi, đừng bao giờ “mủi lòng” trước một vài động thái được cho là mang ý nghĩa thay đổi của nhà cầm quyền. Thứ ba, cộng sản thực sự sợ hãi truớc sức phản kháng của người phụ nữ mang tên Bùi Thị Minh Hằng nói riêng và của chúng ta, những người đang đấu tranh chống độc tài và kiến tạo dân chủ.
Tôi nghĩ, vì chị Hằng, anh Minh, chị Quỳnh không chịu khuất phục nên mới nhận bản án nặng nề như thế. Chúng ta tự hào về họ.
Chúng ta tự hào về họ! chúng ta tự hào về những bước chân trên khắp nẻo đường đất nước đã đến với đồng tháp ngày hôm nay”.
Từ Nha Trang Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nói về bản án 7,5 năm tù giam đối với 3 người yêu nước:
“Chưa cần kể đến bản án, việc bắt người và giam giữ cả ba người trên trong điều kiện đối xử khắc nghiệt như không cho gia đình thăm gặp, ngụy tạo bằng chứng là chị Bùi Hằng từ chối luật sư trước đó cho thấy rõ, nhà cầm quyền Việt Nam không từ bỏ bất kỳ cơ hội nào để đàn áp những người mạnh mẽ chống Trung Cộng.
Cùng với sự bắt giữ, đàn áp cả trăm người muốn đến tham dự phiên tòa công khai hôm nay cho thấy Việt Nam bất chấp các quy định của pháp luật do mình đề ra để đạt được mục đích là làm hài lòng “láng giềng”.
Tôi cho rằng, bản án quá nặng nề với tội danh phi lý cho chị Bùi Hằng, anh Nguyễn Văn Minh và chị Thúy Quỳnh một lần nữa nhắc chúng ta nhớ rằng, cần phải nỗ lực và dấn thân hơn để chấm dứt tình trạng đàn áp, bắt giữ người bất đồng chính kiến tùy tiện như hiện nay.”
Từ Daklak, blogger Gió Lang Thang - Trịnh Anh Tuấn khẳng định:
“Phiên tòa vừa rồi là một minh chứng cụ thể nhất về chế độ cộng sản. Đó là sự dối trá, hèn hạ và tàn bạo. Sự dối trá thể hiện qua việc dàn dựng một vụ án hết sức vô lý, thể hiện trình độ ngu dốt và bản chất bất lương. Sự hèn hạ qua việc xử án một cách lén lút, không cho bất cứ người nào mà họ không muốn vào, ngay cả người thân của bị cáo. Và sự bạo lực, thể hiện rõ ràng nhất của chế độ này khi không thể che khuất được sự xấu xa, đê hèn của mình; sẽ sử dụng bạo lực để khiến những người khác phải run sợ. Ngày hôm nay, cả trăm người bị bắt khi đến tham dự phiên tòa. Rất nhiều trong số đó bị cướp đồ đạc, hành hung từ thương nhẹ cho đến ngất xỉu, phải đi cấp cứu. Phiên tòa hôm nay, đó là bộ mặt của chế độ cộng sản.”
Từ Sài Gòn, Blogger Kim Tiến - Trịnh Kim Tiến, là con gái của ông Trịnh Xuân Tùng và từng chứng kiến phiên tòa bất công xét xử kẻ đã đánh chết cha mình, nhận định:
“Với bản án 7,5 năm cho cô Hằng, anh Minh và chị Quỳnh, tôi cho rằng là bản án quá nặng nề và bất công. Bởi lẽ, ngay từ ban đầu, khi bắt người cho đến khi tạm giam và đem ra xét xử họ đều không công khai, minh bạch. Họ bất chấp luật pháp để bắt giữ và tạm giam 3 người.
Họ tạo ra bản án, tạo ra hiện trường, tạo nhân chứng và họ kết án bằng cách ngăn chặn tất cả những nhân chứng có lợi cho 3 người trong phiên xử ngày hôm nay.
Một phiên tòa mà ngay cả con cái đương sự cũng không được tham gia xét xử, bị đàn áp ngăn chặn là một phiên tòa phi nhân.
Một bản án được dựng lên với lập luận ‘2 xe đi hàng 3...’ cũng đủ để thấy họ coi thường luật pháp và người dân.
Bản án minh chứng cho việc lạm dụng quyền lực, một tay che trời của chính quyền hiện nay. Và kết án là một sự răn đe mà họ dành cho những người dám có tiếng nói khác trong xã hội.
Đây không phải là bản án bất công đầu tiên của họ dành cho những người bất đồng chính kiến và tôi tin rằng sẽ còn rất nhiều bản án tương tự nếu chúng ta chấp nhận và im lặng trước sự bất công”.
Từ Long An, cô Nguyễn Thị Kim Liên, là mẹ của hai người con đang chịu án từ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, người từng chứng kiến 2 phiên tòa tương tự như vậy đối với 2 người con trai là Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy, chia sẻ:
“Tôi cho rằng phiên sơ thẩm tuyên án nặng như vậy để phiên phúc thẩm tới có thể có động thái giảm án. Nhà nước Việt Nam muốn cho mọi người biết là họ nhân đạo, giống như diễn biến ở phiên xét xử của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên. Vụ án ‘gây rối trật tự công cộng’ được đưa ra xét xử hôm nay là phiên xử có nhiều người bị coi là phản động bị bắt giữ nhất. Tôi mong rằng mọi người tiếp tục ủng hộ Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh trong phiên phúc thẩm tới.”
Từ Hà Nội, blogger Lan Lê nhận định:
“Bản án này rất bất công cho thấy nhà cầm quyền lúng túng trong việc đàn áp phong trào dân chủ. Bên cạnh đó tôi quan sát cách đấu tranh của chị Bùi Hằng có ít nhiều hiệu quả cho phong trào dù còn nhỏ lẻ. Trước khi chị Hằng bị bắt cũng đã có vài anh em có khả năng dẫn dắt, nối kết cũng bị nhà cầm quyền dàn cảnh và bắt giữ. Vì lẽ này cho nên chị Bùi Hằng cũng không tránh khỏi việc bị đàn áp bằng một phiên toà như hôm nay. Khi chị Bùi Hằng, anh Minh và Thuý Quỳnh bị bắt và sát ngày ra tòa, nhiều người khắp 3 miền đều tin chị Bùi Hằng sẽ chỉ bị án treo nhưng tôi không nghĩ như vậy. Một câu kết tôi xin mượn câu của anh Điếu Cày khi con trai anh là Nguyễn Trí Dũng vào thăm đã nhắn gửi rằng: “Cuộc đấu tranh còn gian nan và trường kì”.
Và từ Australia, blogger Ngọc Nhi Nguyễn bực bội thốt lên:
“Tôi rất tức giận vì bản án quá oan sai, sau đó là nghĩ nhà cầm quyền lại đang dùng 3 người yêu nước này để trả giá với Mỹ”.
Cần nhắc lại, trước khi phiên xử diễn ra, lực lượng côn an được điều động để đeo bám và ngăn chặn những người yêu nước tới tham gia phiên xử 3 người hoạt động. Số người yêu nước bị lực lượng côn an đeo bám và ngăn chặn lên đến mấy chục người.
Với những việc làm trên, nhà cầm quyền cộng sản xứng đáng với tên gọi nhà cầm quyền lưu manh nhất trong lịch sử Việt Nam khi ra sức đàn áp những người yêu nước tới tham dự phiên tòa, và đặc biệt là việc bắt giam và tuyên án 7,5 tù giam đối với 3 người yêu nước: Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh. Rất nhiều blogger cho rằng bản án 7,5 năm là món quà của cộng sản Việt Nam “kính dâng” lên gã láng giềng gần, bởi chị Bùi Hằng là người luôn chống lại sự xâm lăng của cộng sản Trung Quốc.
Sẽ còn nhiều phiên tòa phi lý, nhiều bản án bất công dành cho những người bất đồng chính kiến được đưa ra trong tương lai nếu chúng ta tiếp tục im lặng và ngồi yên.
Phản ứng của quốc tế về phiên tòa và bản án xử người yêu nước ngày 26/8/2014
Ngay sau khi nhà nước Việt Nam kết án tù Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã ra tuyên bố "Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc chính phủ Việt Nam kết án và phạt tù các nhà hoạt động là bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thuý Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh 36 tháng, 24 tháng, và 30 tháng, theo thứ tự, tù giam theo Điều 245, về “trật tự công cộng”. Việc các cơ quan chức năng Việt Nam sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một các ôn hoà là điều đáng báo động."
Tuyên bố này cho rằng: "Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế. Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả vô điều kiện ba cá nhân này, cũng như các tù nhân lương tâm khác, và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ." (1)
Những cụm từ đáng được ghi nhận trong tuyên bố ngắn ngủi này là "quan ngại sâu sắc", "điều đáng báo động" và "dường như không phù hợp" thể hiện phần nào thái độ ngoại giao... "dường như" dè chừng của Hoa Kỳ đối với nhà nước Việt Nam về vấn đề nhân quyền.
Vài giờ sau Tuyên bố của ĐSQ Hoa Kỳ, hãng thông tấn Reuter phổ biến bài viết của ký giả Martin Petty với nhan đề "Hoa Kỳ báo động việc nhà nước Việt Nam bỏ tù những nhà hoạt động vì cản trở giao thông". (2)
Theo ký giả Petty thì bản án này là dấu hiệu mới nhất của thái độ không khoan nhượng từ phía nhà cầm quyền đối với thành phần phản kháng vào thời điểm mà những người cai trị cộng sản đang tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với các cường quốc Tây phương.
Bài viết này cũng đã trích dẫn tuyên bố của ĐSQ Hoa Kỳ về "việc các cơ quan chức năng Việt Nam sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một các ôn hoà là điều đáng báo động.". Đồng thời ông nhận định rằng tự do ngôn luận được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam, nhưng những người bất đồng chính kiến đã bị bỏ tù vì "tuyên truyền chống nhà nước".
Cũng theo nhà báo Martin Petty, án tù này là một trở ngại cho Hoa Kỳ trong nỗ lực phát triển quan hệ thương mại và quân sự với Việt Nam nhằm giảm bớt ảnh hưởng của láng giềng khổng lồ Trung cộng. Washington đã đề nghị những ưu đãi lớn nếu nhà nước Việt Nam có thể cho thấy sự tiến bộ về nhân quyền, bao gồm tự do ngôn luận, hội họp và thờ phượng.
Về vụ việc lực lượng an ninh, công an đàn áp những người đến tham dự phiên tòa, Tổ chức Ân xá quốc tế đưa tin với nhan đề "Việt Nam: Công an đánh đập bên ngoài tòa án trong bối cảnh đàn áp các hoạt động." (3)
Ân xá quốc tế cũng lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải chấm dứt việc tấn công vào những người hoạt động ôn hoà sau sự việc công an đã đánh đập và bắt giữ những người ủng hộ Bùi Hằng, Thuý Quỳnh và Nguyễn Văn Minh. Tổ chức này cũng đòi nhà nước Việt Nam thả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho những người bị giam tù chỉ vì thể hiện quyền con người của họ một cách ôn hòa.
Kết quả của phiên tòa cũng được hãng thông tấn AFP gửi bản tin đến nhiều tờ báo, trang mạng quốc tế đăng tải. Bản tin này cũng đề cập đến việc 60 đến 70 người bị bắt giữ và đánh đập, cũng như dữ kiện chị Bùi Hằng đã từng bị nhà cầm quyền bắt giam vào "trung tâm cải tạo". (4)
AFP cũng nhắc đến chuyến đi của Ủy viên Bộ chính trị Lê Hồng Anh đến Bắc Kinh vào thời điểm xử án như Dân Làm Báo đã đưa tin trước đó (5). Theo AFP thì chuyến đi của Lê Hồng Anh là để nhằm làm giảm những căng thẳng trong quan hệ Việt-Trung sau những cuộc nổi loạn bạo động chống Trung cộng vào tháng Năm.
Cũng theo AFP thì các nhà ngoại giao cho rằng trong năm nay dường như đã có ít hơn những trường hợp kết án đáng chú ý dành cho những nhà hoạt động khi mà Hà Nội đang tìm kiếm những hậu thuẫn quốc tế trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung cộng. Hoa Kỳ cũng đã nhắm đến việc bãi bỏ đạo luật cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, được thành hình vì những quan ngại về tình hình nhân quyền tại VN, dựa vào những cải thiện về nhân quyền tại Việt Nam.
Tin tức về phiên tòa xử và công an đàn áp người tham dự cũng đã được một số cơ quan truyền thông tại châu Á đưa tin:
scmp.com/news/asia/article/1581018/vietnam-activists-sentenced-three-years-after-one-day-trial
bangkokpost.com/lite/news/428886/vietnam-jails-activists-for-up-to-three-years
straitstimes.com/news/asia/south-east-asia/story/vietnam-jails-activists-three-years-lawyer-20140826
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét