Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Đặc phái viên Lê Hồng Anh nói gì với quan chức Trung Quốc?



Đặc sứ của ông Nguyễn Phú Trọng nói với các quan chức nước chủ nhà rằng mục đích chuyến thăm Trung Quốc của ông là để ‘trao đổi về các biện pháp nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ’ giữa hai nước.

Trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam dẫn lời ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ chính trị, nói như vậy trong cuộc gặp với ông Vương Gia Thụy, Phó Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc, ở Bắc Kinh.

Đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được trích lời nói rằng việc hai bên ‘tăng cường hợp tác, duy trì quan hệ phát triển lành mạnh, ổn định là hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay và tình hình Biển Đông có những diễn biến căng thẳng, phức tạp’.


Ông Lê Hồng Anh cũng ‘đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ trong thời gian qua giữa Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Việt Nam với Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc’.

Trang web của Bộ Ngoại giao cũng dẫn lời ông Thụy nói rằng Trung Quốc ‘rất coi trọng chuyến thăm’ của ông Lê Hồng Anh, và ‘tin rằng chuyến thăm sẽ góp phần giải quyết thỏa đáng tranh chấp, bất đồng đang tồn tại giữa hai nước’.

Trong khi đó, Tân Hoa Xã không đưa tin chi tiết về cuộc gặp giữa ông Lê Hồng Anh và ông Vương Gia Thụy.

Bản tin ngắn của cơ quan thông tấn của nhà nước Trung Quốc chỉ đưa tin chung chung về cuộc tiếp kiến đầu tiên của ông Lê Hồng Anh với quan chức nước chủ nhà, đồng thời dẫn lời của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói hôm qua, rằng ‘chuyến thăm của đặc sứ Việt Nam tới Trung Quốc để thảo luận các biện pháp nhằm làm dịu tình hình, không để tái diễn các vụ việc căng thẳng như vừa qua’.

Giáo sư Tương Lai, một nhà quan sát mối quan hệ Việt – Trung, cho VOA Việt Ngữ biết rằng ông đặt dấu hỏi lớn về hai từ ‘khôi phục’ của ông Lê Hồng Anh.

Nhà nghiên cứu này nói: “Khôi phục cái gì? Khôi phục mối quan hệ mà Trung Quốc đã đưa ra những lời bịp bợm 4 tốt và phương châm 16 chữ? Tất cả những cái đó đã bị lột trần với hành động kẻ cướp của giàn khoan 981. Và giàn khoan ấy, tôi đã viết bài cám ơn cái giàn khoan, chữ cám ơn trong ngoặc kép. Vì sao? Nó như một tờ giấy quỳ, nhúng vào dung dịch để nó hiện lên cái màu gì nó ra màu ấy, màu tím, màu đỏ, hay màu xanh. Với hình giàn khoan ấy, nó lột trần bộ mặt xâm lược của bọn hiếu chiến trong thế lực cầm quyền Bắc Kinh, đồng thời nó cũng lột mặt nạ của những kẻ lâu nay ăn phải bả của Trung Quốc, ra rả nói lên 4 tốt và 16 chữ [láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai]”.

Tháng trước, giáo sư Tương Lai cùng hàng chục đảng viên lão thành là các nhân sỹ, trí thức có tiếng ở trong nước mới viết một bức thư ngỏ gửi Ban chấp hành trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó kêu gọi “nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa” của Việt Nam.

Ông Lê Hồng Anh, được coi là nhân vật quyền lực thứ 5 trong Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam, tới thăm Trung Quốc trong hai ngày từ 26 tới 27/8.

Chưa rõ là vị đặc phái viên này sẽ gặp quan chức cao cấp nào của Trung Quốc trong ngày thứ hai ở thăm quốc gia láng giềng phương Bắc.

Đây là cuộc tiếp xúc đầu tiên của một giới chức cấp cao của Việt Nam với chính quyền Bắc Kinh sau chuyến công du Hà Nội của Ủy viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc Dương Khiết Trì hồi tháng 6.

Mối bang giao Việt – Trung đã rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền hồi tháng Năm, dẫn tới đối đầu nhiều ngày trên biển Đông.

Nguồn: MOFA, Xinhua, VOA



Việt Nam ‘muốn khôi phục’ quan hệ với TQ



Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố Việt Nam muốn “khôi phục và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh”.

Ông Lê Hồng Anh đã gặp ông Vương Gia Thụy, Phó chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc trong ngày đầu tiên tại Bắc Kinh.

Ông Lê Hồng Anh là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông thăm Trung Quốc từ ngày 26 đến 27/8 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đài Tiếng Nói Việt Nam dẫn lời ông Lê Hồng Anh nói khi gặp phía Trung Quốc rằng mục đích chuyến đi của ông là nhằm “trao đổi về các biện pháp nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài”.


Ông Anh nói thêm “việc hai Đảng, hai nước tăng cường hợp tác, duy trì quan hệ phát triển lành mạnh, ổn định là hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay và tình hình Biển Đông có những diễn biến căng thẳng, phức tạp”.

Được biết chuyến thăm lần này được thực hiện theo lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Xử lý ảnh hưởng

Trong một thông cáo giải thích về chuyến đi của Đặc phái viên của Tổng Bí thư, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: “Phía Việt Nam lấy làm tiếc về vụ việc xảy ra đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp và công nhân Trung Quốc trong tháng Năm vừa qua, đồng thời lấy làm buồn về việc một số công nhân Trung Quốc bị thiệt mạng, bị thương trong vụ việc này”.

Việt Nam cũng gọi các vụ biểu tình hồi tháng Năm là “gây rối, mất trật tự tại một số địa phương”.

Bộ Ngoại giao hứa rằng Việt Nam “sẽ có hình thức hỗ trợ nhân đạo đối với công nhân Trung Quốc bị nạn”.

“Hội hữu nghị Việt–Trung sẽ cử đoàn sang Trung Quốc thăm hỏi một số gia đình đại diện cho những người bị nạn.”

Thông cáo của Bộ Ngoại giao cho hay phía Việt Nam “đã và sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách, biện pháp hỗ trợ mà Chính phủ đã công bố đối với các doanh nghiệp để doanh nghiệp khắc phục khó khăn, giảm bớt thiệt hại và triển khai hoạt động bình thường”.

“Việt Nam đã và đang tiếp tục điều tra vụ việc một cách nghiêm túc và xử lý nghiêm những người gây rối vi phạm pháp luật; đồng thời áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh, an toàn cho công nhân, doanh nghiệp Trung Quốc và các nước tại Việt Nam.”

Văn bản nói trên gây ra suy đoán là thời gian gần đây đã có áp lực nào đó lên phía Việt Nam đòi “xử lý bất đồng”, vì các vụ biểu tình căng thẳng nói trên xảy ra cách đây đã hơn ba tháng.
Giới quan sát nói gì?

Trong làn sóng biểu tình chống Trung Quốc hồi tháng Năm, sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan 981 vào vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam, hàng chục cơ sở của các công ty Trung Quốc tại miền Trung và miền Nam đã bị tấn công. Ít nhất bốn người bị cho là thiệt mạng và hàng nghìn người Trung Quốc đã được rút đi khỏi Việt Nam.

Bắc Kinh đã rút giàn khoan 981 giữa tháng Bảy, trước kễ hoạch một tháng.

Sau khi có thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm thứ Hai 25/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nhanh chóng ra thông cáo hoan nghênh quyết định bồi thường cho công nhân Trung Quốc của phía Việt Nam.

Người phát ngôn Hồng Lỗi cho hay Việt Nam lấy làm tiếc về những gì đã xảy ra và hứa hỗ trợ nhân đạo cho người bị ảnh hưởng.

Ông Hồng nói: “Trung Quốc ghi nhận công tác và thái độ của phía Việt Nam, hy vọng rằng phía Việt Nam sẽ thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phù hợp”.

Một số nhà phân tích thì cho rằng chuyến đi của Đặc phái viên Lê Hồng Anh có thể là quyết định của một bộ phận ban lãnh đạo Việt Nam, những người vẫn tin rằng cần giữ hòa hiếu với Trung Quốc cho dù nước này ngày càng có nhiều hoạt động độc đoán trên Biển Đông.

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người từng làm đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, được hãng AP dẫn lời nói ông cho rằng chuyến thăm sẽ không mang lại kết quả gì.

”Trung Quốc sẽ không bao giờ nhượng bộ. Họ chỉ tạm thời rút giàn khoan đi mà thôi. Họ sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông.”

Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một nhà quan sát khác, thì được dẫn lời nói ông hoan nghênh chuyến đi nhưng lo rằng Bắc Kinh sẽ thuyết phục Hà Nội từ bỏ kế hoạch xem xét kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế như từng đe dọa.

Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố Việt Nam muốn “khôi phục và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh”.

Ông Lê Hồng Anh đã gặp ông Vương Gia Thụy, Phó chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc trong ngày đầu tiên tại Bắc Kinh.

Ông Lê Hồng Anh là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông thăm Trung Quốc từ ngày 26 đến 27/8 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đài Tiếng Nói Việt Nam dẫn lời ông Lê Hồng Anh nói khi gặp phía Trung Quốc rằng mục đích chuyến đi của ông là nhằm “trao đổi về các biện pháp nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài”.


Ông Anh nói thêm “việc hai Đảng, hai nước tăng cường hợp tác, duy trì quan hệ phát triển lành mạnh, ổn định là hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay và tình hình Biển Đông có những diễn biến căng thẳng, phức tạp”.

Được biết chuyến thăm lần này được thực hiện theo lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Xử lý ảnh hưởng

Trong một thông cáo giải thích về chuyến đi của Đặc phái viên của Tổng Bí thư, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: “Phía Việt Nam lấy làm tiếc về vụ việc xảy ra đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp và công nhân Trung Quốc trong tháng Năm vừa qua, đồng thời lấy làm buồn về việc một số công nhân Trung Quốc bị thiệt mạng, bị thương trong vụ việc này”.

Việt Nam cũng gọi các vụ biểu tình hồi tháng Năm là “gây rối, mất trật tự tại một số địa phương”.

Bộ Ngoại giao hứa rằng Việt Nam “sẽ có hình thức hỗ trợ nhân đạo đối với công nhân Trung Quốc bị nạn”.

“Hội hữu nghị Việt–Trung sẽ cử đoàn sang Trung Quốc thăm hỏi một số gia đình đại diện cho những người bị nạn.”

Thông cáo của Bộ Ngoại giao cho hay phía Việt Nam “đã và sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách, biện pháp hỗ trợ mà Chính phủ đã công bố đối với các doanh nghiệp để doanh nghiệp khắc phục khó khăn, giảm bớt thiệt hại và triển khai hoạt động bình thường”.

“Việt Nam đã và đang tiếp tục điều tra vụ việc một cách nghiêm túc và xử lý nghiêm những người gây rối vi phạm pháp luật; đồng thời áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh, an toàn cho công nhân, doanh nghiệp Trung Quốc và các nước tại Việt Nam.”

Văn bản nói trên gây ra suy đoán là thời gian gần đây đã có áp lực nào đó lên phía Việt Nam đòi “xử lý bất đồng”, vì các vụ biểu tình căng thẳng nói trên xảy ra cách đây đã hơn ba tháng.
Giới quan sát nói gì?

Trong làn sóng biểu tình chống Trung Quốc hồi tháng Năm, sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan 981 vào vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam, hàng chục cơ sở của các công ty Trung Quốc tại miền Trung và miền Nam đã bị tấn công. Ít nhất bốn người bị cho là thiệt mạng và hàng nghìn người Trung Quốc đã được rút đi khỏi Việt Nam.

Bắc Kinh đã rút giàn khoan 981 giữa tháng Bảy, trước kễ hoạch một tháng.

Sau khi có thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm thứ Hai 25/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nhanh chóng ra thông cáo hoan nghênh quyết định bồi thường cho công nhân Trung Quốc của phía Việt Nam.

Người phát ngôn Hồng Lỗi cho hay Việt Nam lấy làm tiếc về những gì đã xảy ra và hứa hỗ trợ nhân đạo cho người bị ảnh hưởng.

Ông Hồng nói: “Trung Quốc ghi nhận công tác và thái độ của phía Việt Nam, hy vọng rằng phía Việt Nam sẽ thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phù hợp”.

Một số nhà phân tích thì cho rằng chuyến đi của Đặc phái viên Lê Hồng Anh có thể là quyết định của một bộ phận ban lãnh đạo Việt Nam, những người vẫn tin rằng cần giữ hòa hiếu với Trung Quốc cho dù nước này ngày càng có nhiều hoạt động độc đoán trên Biển Đông.

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người từng làm đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, được hãng AP dẫn lời nói ông cho rằng chuyến thăm sẽ không mang lại kết quả gì.

”Trung Quốc sẽ không bao giờ nhượng bộ. Họ chỉ tạm thời rút giàn khoan đi mà thôi. Họ sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông.”

Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một nhà quan sát khác, thì được dẫn lời nói ông hoan nghênh chuyến đi nhưng lo rằng Bắc Kinh sẽ thuyết phục Hà Nội từ bỏ kế hoạch xem xét kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế như từng đe dọa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét