Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Dư luận chính thống Trung Quốc trong thời gian phái viên Lê Hồng Anh thăm Trung Quốc



Bài dịch dưới đây do dịch giả Lệnh Lỗi Dương thực hiện có kèm theo lời bình, lấy nguồn từ một bài báo trên trang Lôi đình quân sự nhưng cũng có gốc từ trang Hoàn cầu là phụ trương tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc, viết vào những ngày phái bộ ông Lê Hồng Anh đang thăm “nước lớn”, bộc lộ mưu đồ thâm hiểm cũng như thái độ xấc xược rất kẻ cả của Cộng sản Tàu đối với Cộng sản “em út An Nam”. Trong khi đăng lại, chúng tôi có thêm vào một vài từ ngữ hoặc đoạn câu đặt trong ngoặc vuông, cốt để bạn đọc hiểu rõ hơn nghĩa của bản gốc.

Bauxite Việt Nam

Cẩn bạch

Tôi không bao giờ có ý định coi thường nhận thức của bạn đọc, nhất là những người cất công vào đọc những vấn đề hóc búa và trừu tượng trong blog này. Càng không có ý định dẫn dắt áp đặt dư luận. Theo tôi, các độc giả phù hợp với blog này đều là những người có suy nghĩ độc lập, đáng tin cậy, chắc chắn có khả năng tự nhận thức vấn đề.

Tuy nhiên, đây là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, có nguy cơ hiểu lầm thậm chí có thể được các cơ quan hữu quan hỏi thăm. Vì vậy, tôi sẽ kèm theo những lời bình làm rõ vấn đề, mong chư vị khách hàng ủng hộ cho việc kinh doanh "buôn vỏ cam" của blog nhà.

Hiện nay, Phái viên Tổng bí thư Lê Hồng Anh đang công cán tại Trung Quốc. Nếu có được những động thái khôn khéo, có khí phách, chuyến công cán này sẽ bảo vệ được quyền lợi quốc gia. Một trong những vấn đề quan trọng là biết được ý đồ thực sự của Trung Quốc. Chúng ta biết rõ, lập trường thực sự của Trung Quốc không nằm trên những trang báo chính thức như Nhân dân nhật báo hay Hoàn cầu.

Lôi đình quân sự là trang báo mạng được chính phủ tài trợ, nhưng phản ánh quan điểm hết sức hiếu chiến của giới quân sự Trung Quốc. Trong khi xung đột xảy ra, Lôi đình quân sự không ngừng kêu gọi những biện pháp quân sự cứng rắn, dùng những từ ngữ mạnh như "đánh Việt Nam như chó rớt xuống nước", "tràn ngập lãnh thổ Việt Nam trong ba ngày",...

Tuy nhiên, với những động thái ngoại giao đa phương gần đây, Lôi đình quân sự bắt đầu có đổi giọng. Đặc biệt, Lôi đình quân sự không hề nhắc một câu đến chuyến công cán của Phái viên Tổng Bí thư Lê Hồng Anh.

Chúng tôi giới thiệu với bạn đọc bài dịch dưới đây và xin cáo lỗi trước về những bình luận đáng ra không nên có.

Lệnh Lỗi Dương



越南应摒弃妖魔化中国宣传 否则别怪中国不友好

2014/8/28 11:42:40 来源:雷霆军事网 责任编辑:朱剑秋

Việt Nam phải chấm dứt tuyên truyền yêu ma hóa Trung Quốc nếu không đừng trách Trung Quốc không hữu hảo

Nguồn gốc: Mạng Lôi đình quân sự. Chịu trách nhiệm biên tập: Chu Kiếm Thu

Người dịch và bình: Lệnh Lỗi Dương

越南该早日抛弃机会主义幻想

Việt nam cần sớm từ bỏ huyễn tưởng cơ hội chủ nghĩa

越 南拥有上千年与中国打交道的经验。它与中国相处的一个特点就是,中越交恶后,不论输赢,越南总 要主动来华示好,以稳定关系。当前,维护越中关系平稳,符合越南的利益,因为面临一个大发展、大繁荣的难得战略机遇期,它不会轻易放弃。我们也必须承认, 很多时候越南掌握着中越两国关系的主动权。当前要稳定乃至改善中越关系,还需越南做出更多努力。

Việt Nam có trên nghìn năm kinh nghiệm quan hệ bang giao với Trung Quốc. Suốt quá trình bọn họ chung sống cùng với Trung Quốc có một đặc điểm chung là, mỗi lần sau khi Trung-Việt trở mặt bất hòa, bất luận thắng thua, Việt Nam nói chung phải đến Trung Quốc làm hòa, để ổn định quan hệ. Hiện nay, để bình ổn quan hệ Việt-Trung, phù hợp với lợi ích của Việt Nam, bởi vì đang có một cơ hội chiến lược khó có để đại phát triển, đại phồn vinh, bọn họ không nên dễ dàng vứt bỏ. Chúng ta nhất định phải nhìn nhận rằng, sau một thời gian dài Việt Nam đang nắm trong tay quyền chủ động về quan hệ hai nước Trung-Việt. Trước mắt để ổn định, thậm chí cải thiện quan hệ Trung Việt, Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều.

Lời bình

Nhận thức của Trung Quốc về chuyến công cán của ông Lê Hồng Anh là "sau khi trở mặt bất hòa" và "phải đến Trung Quốc làm hòa". Điều đó cho thấy rằng, tuy quan niệm của Trung Quốc về thế giới đã thay đổi rất nhiều, quan niệm của họ về Việt Nam không hề thay đổi (có lẽ có phần có trách nhiệm của chúng ta).

Đáng chú ý là ở đây Trung Quốc đã bắt đầu thò ra một củ cà rốt "cơ hội chiến lược khó có để đại phát triển, đại phồn vinh". Thái độ từ hăm dọa đã chuyển qua hứa hẹn. Vấn đề là liệu Trung Quốc có đáng tin hay không, cơ hội đó là cái gì, chúng ta sẽ phân tích sau. Sau khi giơ củ cà rốt mơ hồ ra, bài báo lại tiếp tục thái độ dạy dỗ bề trên "Việt Nam phải cố gắng nhiều". Cố gắng thì dĩ nhiên là cần thiết, nhưng xem họ muốn khuyên bảo ta điều gì.

一是抛弃无益幻想,回归“共同开发”。 越南以“合作共发展”来应付中国“共同开发”的主张,其最重要特点就是否定中国九段线主张,它主张的专属经济区和大陆架范围内是拒绝与中国共同开发的,它 认为争议区在这之外。按照越南的主张,中国不能进入西沙群岛以南的大部分海域进行开发。越南如在这方面不改变态度,而中国继续维权,两国矛盾和冲突只会增 加甚至扩大。

Một là từ bỏ ngay huyễn tưởng vô ích, quay đầu trở lại với khẩu hiệu "Cộng đồng khai phát". Việt Nam đem khẩu hiệu "Hợp tác cùng phát triển" để ứng phó với chủ trương "Cộng đồng Khai phát" của Trung Quốc, mà đặc điểm trọng yếu nhất của nó là phủ định chủ trương đường chín đoạn của Trung Quốc, bọn họ chủ trương cự tuyệt việc cùng mở mang bên trong phạm vi khu kinh tế đặc quyền và thềm lục địa phạm vi, họ cho là việc này nằm ngoài khu vực tranh nghị.

Lời bình:

Lần đầu tiên Lệnh tôi nghe được khẩu hiệu "Cộng đồng Khai Phát" (để nguyên văn cho đúng ý khẩu hiệu). Nghĩa của nó khá mơ hồ. Đối với những người nhẹ dạ hay mơ giữa ban ngày có thể hiểu là "Cùng chung sức mở mang". Nghe cũng na ná như "Hợp tác cùng phát triển", nhưng ở đây có một sự tinh vi về chữ nghĩa kiểu Tàu. Cộng đồng mở mang có nghĩa là Trung Quốc xây dựng cộng đồng, Việt Nam tham gia, sẽ được tưởng thưởng theo ý Trung Quốc, quăng cho cục xương cũng phải vẫy đuôi mới hợp đạo lý. "Hợp tác cùng phát triển" là tư cách bình đẳng, rõ ràng là Trung Quốc chưa chuẩn bị cho công luận có thái độ này.

Đặc biệt bọn họ xem nền tảng của "Cộng đồng khai phát" là đường chín đoạn, việc mở mang sát ngay cạnh đường ranh giới phía Tây của đường chín đoạn.

当前要越南撤销其专属经济区和大陆架诉求是不可能的,但它可以将其视为争议区,与中国共同开发,这样双方能够有一个公约数,实现双赢。只要越南努力,加强国内宣传和解释,这是可行的,也是当前中国坚定国家合法权益的情况下,中越避开冲突的唯一办法。

Nếu căn cứ vào chủ trương của Việt Nam, Trung Quốc không thể đi vào đại bộ phận hải vực phía Nam của quần đảo Tây Sa tiến hành mở mang. Nếu như Việt Nam ở phương diện này không thay đổi thái độ, Trung Quốc tiếp tục tùy cơ ứng biến, mâu thuẫn cùng xung đột chỉ có thể gia tăng thậm chí khuếch đại.

Lời bình

Nói trắng ra bài báo đe dọa nếu Việt Nam còn dám giữ tư thế bình đẳng, không công nhận đường chín đoạn, Trung Quốc sẽ gia tăng xung đột. Không biết điều kiện đó ai có thể chấp nhận được, trong khi bài báo nói Việt Nam đang nắm trong tay quyền quyết định về triển vọng quan hệ Việt-Trung. Triển vọng đó là gì, "mày trở thành con chó của tao thì sẽ có cơ hội được cục xương", nếu không "tao sẽ đánh cho mày như chó rớt xuống nước", "quyền lựa chọn là ở bọn mày".



二是抛弃激烈手段,回归平和理性。此次对中建南项目,越南一开始就采用激烈的对抗手段,并迅速在国际上制造舆论,使得两国间无法通过原有的沟通渠道缓和或解决问题。越方的手法来源于其历史经验,过去这些做法曾经十分有效,那是因为中国方面为顾全大局而做出的忍让,当中国决心维护自身合法权益时,这些手法便不再可行。

Hai là phải từ bỏ thủ đoạn kích động, trở lại ôn hòa có lý trí. Lần này đối với hạng mục kiến tạo phía nam của Trung Quốc, Việt Nam một mặt mở đầu chọn dùng thủ đoạn kịch liệt đối kháng, đồng thời cấp tốc trên trường quốc tế tạo ra dư luận, khiến cho giữa hai nước không có cách nào thông qua việc khai thông tư tưởng nhằm xoa dịu hoặc giải quyết vấn đề.

Lời bình:

Nếu Việt Nam không tỏ thái độ quyết liệt, dư luận quốc tế có ủng hộ Việt Nam hay không. Sau hòa ước Trianon, nước Hung mất hơn nửa đất đai, trí thức của Hung đã tuyên bố: mất đất đã nhục nhã, nhưng không biết tỏ thái độ, chấp nhận việc mất đất còn nhục nhã hơn.

Nếu không có nhà lãnh đạo Việt Nam nào, không có người dân Việt Nam nào phản ứng lại sự kiện này, Việt Nam còn có thể tồn tại là một quốc gia hay không.

Và cũng phải nói hành động của Trung Quốc không hề ôn hòa và có lý trí. Việc khai thông tư tưởng, lúc nào cũng không muộn, và chỉ có thể tiến hành nếu hai bên nắm được một số nguyên tắc của nhau.

不仅如此,激烈的对抗方式迅速诱发越南国内的暴力事件,恶化其国内安全环境,这对它而言是一个惨痛教训。越南历来善于根据形势变化调整策略,经此次冲突,它应当认识到过去的手段已经不适应新形势。静悄悄的外交更有利于其管控与中国方面的矛盾和冲突。

Nguồn gốc thủ pháp [sách lược] của phía Việt Nam là có được từ kinh nghiệm lịch sử, trong quá khứ những trò làm [thủ đoạn] này đã từng mười phần hữu hiệu, chính là vì phía Trung Quốc đã lấy bảo toàn đại cục mà nhường nhịn, nhưng vào lúc này Trung Quốc đang quyết tâm giữ gìn quyền lợi hợp pháp của bản thân, những thủ pháp này không thể thực hiện lại được nữa.

Lời bình

Có thể giả thiết là người viết không hề biết Trung Quốc đã nhường nhịn Việt Nam tại Vị Xuyên thế nào, giết hại ngư dân và chiến sĩ Việt Nam "để bảo toàn đại cục" ra sao. Bây giờ Trung Quốc không chủ trương bảo toàn đại cục nữa, liệu sẽ xảy ra những chuyện gì. Ai có thể chấp nhận được?

三 是抛弃错误宣传,回归正确舆论导向。长期以来,越南在南海问题的国内宣传上采取了“人民战争”的方式,除宣传自身主张外,还大张旗鼓地丑化甚至妖魔化 中国形象,激起全民对南海问题的狂热,也极大恶化越南民众对中国的感情和印象,这是越国内反华思潮的根本原因。这种情况不改变,越国内对华情绪不会有根本 改变,而这种情绪的不断发酵,又将极大限制越南党和政府与中国缓和和解决相关问题的手段和政策空间。越方最终将作茧自缚。

Ba là phải vứt bỏ việc tuyên tuyền sai lầm, trở lại việc hướng dẫn dư luận chính xác. Từ lâu, Việt Nam đối với việc tuyên truyền trong nước về vấn đề Nam Hải đã thi hành phương thức "Chiến tranh nhân dân", ngoài việc tuyên truyền chủ trương của mình, la lối om sòm bôi nhọ thậm chí yêu ma hóa hình tượng Trung Quốc, kích động toàn dân cuồng nhiệt [đấu tranh] về vấn đề Nam Hải, khiến cảm tình và ấn tượng của dân chúng Việt Nam đối với Trung Quốc chuyển biến cực kỳ xấu, chính đây là nguyên nhân căn bản đã gây ra trào lưu phản Hoa trong nước. Nếu tình hình này không thay đổi, thái độ trong nước Việt Nam đối với Trung Quốc sẽ không thể có thay đổi căn bản, vì loại tình cảm này sẽ không ngừng lên men, lại làm hạn chế tối đa không gian chính sách và các biện pháp của Đảng và Chính phủ Việt Nam nhằm xoa dịu và giải quyết vấn đề liên quan với Trung Quốc. Phía Việt Nam rốt cuộc sẽ thành mua dây để tự trói mình.

Lời bình:

Qua đó có thể thấy Trung Quốc chưa hiểu tình cảm thái độ nhân dân Viêt Nam. Việt Nam không giống với Trung Quốc ở chỗ mọi bày tỏ tình cảm, biểu dương thái độ đều không phải là do Chính phủ sắp xếp chỉ đạo. [Ngược lại] Trung Quốc xúi giục học sinh từ Thành Đô về Bắc Kinh đốt Sứ quán Mỹ sau vụ bắn nhầm vào tòa đại sứ ở Nam Tư là có [kèm theo] tưởng thưởng, cung cấp phương tiện đi lại [cho người biểu tình]. Nhân dân, trí thức Việt Nam cuồng nhiệt về vấn đề biển Đông là tình cảm thực.

Nhưng có thể thấy Trung Quốc khá e ngại với phản ứng của nhân dân [Việt Nam] và muốn yêu cầu Đảng và Chính phủ Việt Nam phải trấn áp dân chúng, đe dọa không làm sớm sẽ không kiểm soát được nữa.

越南党和政府应切实负起责任,管控好国内舆论,让人民全面了解越中关系,客观认识越中矛盾,冷静对待两国冲突。这是判断越方是否真心实意稳定两国关系的重要指标,如果连舆论都管控不好,让我们如何相信它们能稳定中越关系?

Đảng và Chính phủ Việt Nam phải thực sự gánh vác trách nhiệm, khống chế tốt được dư luận quốc nội, để nhân dân biết rõ toàn diện về quan hệ Việt-Trung, nhận thức khách quan về mâu thuẫn Việt-Trung, bình tĩnh mà đối xử với xung đột giữa hai nước. Cần đánh giá được chỉ tiêu trọng yếu là phải chăng phía Việt Nam đã chân tâm thực ý ổn định quan hệ hai nước hay chưa, nếu như việc quản lý giám sát dự luận còn không xong, thì chúng ta làm thế nào mà tin được bọn họ có thể ổn định quan hệ Trung-Việt?

四是抛弃机会主义,回归双边轨道。历史给了越南许多启示,其中之一就是越中相互尊重、相互友好带给越南的利益,要比它拉拢外来势力对付中国带来的多得多。两国以友好协商的方式解决了陆地边界和北部湾划界问题,这充分说明双边轨道对越南而言并不“吃亏”。

Bốn là phải vứt bỏ cơ hội chủ nghĩa, quay lại quỹ đạo song biên. Lịch sử đã cho Việt Nam rất nhiều gợi ý, trong đó điều thứ nhất [cấp thiết nhất] là việc Việt-Trung tôn trọng lẫn nhau, cùng hữu hảo với nhau sẽ đem đến lợi ích cho Việt Nam, so với việc bọn họ lôi kéo các thế lực ngoại lai để đối phó Trung Quốc sẽ thực sự được lợi hơn rất nhiều. Hai nước sẽ đem phương thức hiệp thương hữu hảo để giải quyết xong vấn đề phân định biên giới lục địa và vịnh Bắc Bộ, điều này giải thích rõ quỹ đạo song biên đối với Việt Nam mà nói chẳng hề "chịu thiệt" .

Lời bình

Liệu các nhà lãnh đạo của Việt Nam có dám gánh trách nhiệm nếu quay lại "quỹ đạo song biên" với điều kiện là nhân dân không thể biểu lộ nhiệt tình với vấn đề chủ quyền của quốc gia, các lực lượng quốc tế đang ủng hộ Việt Nam không còn quan tâm đến vấn đề Việt Nam. Lúc đó Trung Quốc nắm trong tay quyền chia bánh, ai sẽ đảm bảo rằng Việt Nam sẽ "không hề chịu thiệt". Lich sử có dạy rằng chúng ta có thể tin ở Trung Quốc hay không? Thậm chí nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có đáng tin không.

Vì sao những người dân trong các khu tự trị [của Trung Quốc] phải liều chết trở thành khủng bố để cố thoát ra, nếu họ chỉ toàn hưởng lợi [từ nhà nước Trung Quốc]? Có nước láng giềng nào của Trung Quốc được hưởng lợi từ quỹ đạo song biên hay là Trung Quốc có lý do gì đặc biệt yêu quý Việt Nam đến mức dành riêng cho Việt Nam một chính sách béo bở đến thế?

但 越南似乎对这一历史经验认识不足,近年来不断希望通过国际化南海问题来达到“我赢你输”的结果。这种做法只能被中方视为不友好的举动,加之域外大国围 堵中国的政策因素,我们不能不对越南的目的和手段产生不正面的想法,也不得不进行坚决反制。最终,越南或许会得到一些虚幻的“同情”和“声援”,但换来的 是与中国矛盾的加深和升级。孰轻孰重,尽可自行判断。如果越南不希望中国对其产生“错误”想法,那它就不要采取这些容易造成误会的做法。

Nhưng Việt Nam tựa hồ đối với kinh nghiệm lịch sử này chưa nhận thức được đầy đủ, những năm gần đây không ngừng hy vọng thông qua việc quốc tế hóa vấn đề Nam Hải để đạt tới kết quả "tôi kinh doanh anh thu hoạch". Cách làm này chỉ có thể bị phía Trung Quốc làm ra các cử động [đối phó bằng các hành động] không hữu nghị, gia tăng nhân tố chính sách của nước lớn ngoài khu vực bao vây Trung Quốc. Chúng ta không thể không nảy sinh cách nghĩ không chính diện về mục đích và thủ đoạn của Việt Nam, càng không thể không tiến hành phản công chế phục kiên quyết. Cuối cùng, Việt Nam có lẽ sẽ đạt được một số "đồng tình" và "ủng hộ" giả tưởng nào đó, nhưng đối lại mâu thuẫn với Trung Quốc sẽ nặng nề và thăng cấp. Ai khinh ai trọng, phải tự phán đoán lấy cho hết lẽ. Nếu như Việt Nam không hy vọng Trung Quốc đối với họ mà nảy sinh cách nghĩ "lỗi lầm", thì bọn họ không được thi hành những cách làm dễ dàng tạo thành hiểu lầm như thế.

Lời bình

Ý "tôi kinh doanh anh thu hoạch" ở đây là muốn nói Trung Quốc đã mất nhiều công xây dựng khai thác trên địa phận Hoàng Sa Trường Sa, Việt Nam chớ hòng nhảy vào đòi phần. Nếu vậy thì cái gọi là "chẳng hề chịu thiệt" là cái gì.

Có thể thấy được Trung Quốc cực kỳ lo sợ dư luận quốc tế và các động thái ngoại giao gần đây của Việt Nam đã đi đúng hướng và chích đúng vào điểm yếu của Trung Quốc.

Bài báo này tuy do một tên hoặc ngu hoặc đểu (hoặc cả hai) viết ra, nhưng có mấy điều đúng, có thể gạn đục khơi trong mà dùng:

1. Việt Nam cần từ bỏ chính sách cơ hội chủ nghĩa trong ngoại giao. Cần phải có một chiến lược nhất quán, đường lớn mà đi.

2. Ai khinh ai trọng, phải tự phán đoán lấy. Chỉ dựa trên luật pháp quốc tế, lương tri của người tiến bộ và quyền lợi của cả dân tộc, quyết không nghe xúi dại của anh nào.

L.L.D

Nguồn: http://aivietnguyen.blogspot.com/2014/08/du-luan-trung-quoc-trong-thoi-gian-phai.html

Nguồn bản gốc: mil.huanqiu.com

Bài học Ukraine cho Việt Nam


Đoàn Hưng Quốc


Ukraine và Việt Nam cùng giống nhau ở chỗ nằm sát cạnh Nga và Trung Quốc nên thường bị hai cường quốc này xem như khu vực sân nhà. Đến năm 2013 chính quyền Ukraine bị lật đổ vì tham nhũng và đánh mất lòng dân, nhưng trước đó cánh thân Nga rất mạnh do nhận được nhiều quyền lợi kinh tế và hậu thuẫn chính trị. Ngược lại khuynh hướng thân Tây phương và ước vọng vào nền dân chủ pháp trị ngày càng rõ rệt trong quần chúng. Ukraine nay trở thành tiền đồn tranh chấp giữa Nga và Âu-Mỹ thì chúng ta cần thiết phải phân tích những bài học của đất nước bất hạnh này để suy nghĩ về con đường tương lai cho Việt Nam.

Bài học thứ nhất là các quốc gia độc tài chuyên chế như Nga (hay Trung Quốc) không thể nào chấp nhận để Ukraine (hay Việt Nam) trở thành dân chủ kiểu Tây phương. Có nhiều nguyên do lịch sử và địa chính trị khiến hai cường quốc lớn xem những nước nhỏ láng giềng như chư hầu trong vòng kiềm toả của sân nhà; nhưng cạnh đó còn thêm nỗi quan ngại sâu xa rằng thay đổi thể chế tại Ukraine (hay Việt Nam) sẽ lan rộng để trở thành mối đe dọa cho sự sống còn (existential threat) của hệ thống cầm quyền chuyên chế trong chính nước họ. Do đó vào năm 2013 khi nhà nước thân Nga tại Ukraine bị dân chúng biểu tình chống đối, Mạc Tư Khoa đã có những đề nghị vô cùng hào phóng nhằm giảm 50% giá khí đốt cộng thêm 15 tỷ USD trợ giúp kinh tế để cứu vớt cho Tổng thống Viktor Yanukovich không bị lật đổ; ngược lại khi cách mạng quần chúng thành công và Ukraine có triển vọng sẽ ký kết hiệp ước tham gia Liên Hiệp Âu Châu, Putin đã không ngần ngại tung ra mọi thủ đọan kinh tế và quân sự để nước này nếu không trở lại quỹ đạo của Nga cũng sẽ mãi mãi bị chia rẽ và suy yếu.

Phong trào quần chúng tại Ukraine dù chống phe thân Nga nhưng không hề có mục tiêu trở thành bàn đạp bành trướng dân chủ sang cường quốc lân bang. Ngược lại Putin có quan điểm hoàn toàn đối nghịch xem một nước Ukraine dân chủ và cải cách như mối đe dọa trực tiếp cho hệ thống cầm quyền tại Nga, vì ông sợ dân Nga sẽ bị kích động để lật đổ ngôi vị Tổng thống của chính mình. Cá nhân Putin tự xem mình là đấng cứu rỗi để mang nước Nga trở lại vai trò cường quốc sau một thời gian dài bị Tây phương xem thường từ sau Chiến Tranh Lạnh, nên mọi toan tính liên hệ đến vai trò của ông tức nhằm ngăn trở sự trổi dậy của nước Nga. Chúng ta có thể liên hệ đến Bắc Kinh mang quan điểm tương tự đối với Việt Nam. Cũng thế, Tây phương xem việc Ukraine xích gần với Âu Châu như tiến trình tự phát theo đòi hỏi của quần chúng mong muốn dân chủ chớ không phải do Tây phương dàn cảnh và xúi dục trong chiến lược siết chặc vòng vây phong tỏa nước Nga; ngược lại Putin đánh giá đây là bước kế tiếp trong những toan tính của NATO để lật đổ chính quyền hợp pháp tại Nga. Cuộc đối đầu xảy ra tại Ukraine có thể ví như tranh chấp giữa hai loại người sống ở sao Hỏa và sao Thủy vốn mang quan điểm trái ngược nên thái độ vô cùng khác biệt, và điều không may là sự kiện tương tự có thể tái diễn tại Việt Nam.

Putin nhanh tay chiếm đoạt Crimea để phòng trường hợp chính quyền cách mạng Kiev hủy bỏ hiệp ước quân sự cho phép Hạm Đội Hắc Hải đặt bản doanh tại cảng Sevastopol, và ngăn ngừa không cho hải cảng tối quan trọng này trở thành căn cứ quân sự của NATO. Người ta có thể tiên liệu Bắc Kinh sẽ phản ứng giống vậy dù với cung cách hành xử khác đi, nhưng mục tiêu vẫn nhằm ngăn cản không cho Mỹ sử dụng Cam Ranh do vị trí quan trọng chiến lược nhìn ra Biển Đông – cho dù là nhà nước Việt Nam có sẽ thân Trung Quốc hay không.

Nga trả giá đắt vì các biện pháp phong tỏa kinh tế của Tây phương nhưng Putin không vì đó mà lùi bước. Khi nước lớn tự xem quyền lợi cốt lõi bị xâm phạm thì họ sẽ chấp nhận các mất mát vô cùng to lớn để thỏa mãn tham vọng – giống như Hitler đến giờ phút cuối vẫn tự xem mình là cứu tinh cho dù đã đưa dân tộc Đức đến thảm hoạ lịch sử. Hơn nữa trong tình trạng căng thẳng thì các nhà lãnh đạo độc tài rất khó thối lui vì quyền lực của họ đặt trên nền tảng của tinh thần dân tộc vốn bị khơi dậy và đang bùng phát rất mạnh – sự kiện này, một lần nữa có thể sẽ lại tái diễn tại khu vực Đông Á.

Ngược lại những biện pháp cấm vận sẽ khiến nền kinh tế Tây phương vốn chưa phục hồi càng thêm chậm lại. Dân chúng càng bất mãn nên các nước Âu Châu sẽ trở nên yếu ớt và dễ bị chia rẽ. Tổng Thống Putin tính toán mở rộng thương mại với Trung Quốc và các nước đang trỗi dậy (như Nam Mỹ) để bù đắp cho các thiệt hại do lệnh phong tỏa từ Âu-Mỹ. Nếu thành công, Nga sẽ là nước đầu tiên phá vỡ chính sách phong tỏa kinh tế của Tây phương. Nga sẽ chứng minh được rằng một khối kinh tế mới có thể được thành hình đủ khả năng đối đầu với sức mạnh quan trọng nhất của Âu-Mỹ, khi đó một trật tự thế giới mới mà Tây phương không còn nắm vai trò chủ động mới thật sự bắt đầu, những nước như Iran hay Cuba không còn sợ bị Hoa Kỳ cô lập nữa.

Bắc Kinh theo dõi kỹ lưỡng phản ứng của Mỹ tại Ukraine. Nga và Hoa Lục đều có lợi thế sân nhà nên dùng đủ mọi thủ đoạn công khai hay mờ ám nhằm tạo áp lực lên các nước lân bang. Trong khi đó Ukraine (và Việt Nam) lại không nằm trong khu vực an ninh cốt lõi của Mỹ. Trường hợp Nga tấn công Tây-Âu hay Trung Quốc đe dọa nền an ninh Nhật-Hàn thì Hoa Kỳ sẽ phải can thiệp, nhưng ngược lại không thể có chiến tranh giữa Mỹ-Nga-Hoa do các xung đột biên giới hay lãnh hải với Ukraine hay Việt Nam, nhất là khi hai nước này không có liên minh quân sự với Tây phương. Cho đến nay Âu-Mỹ-Nhật vẫn không có biện pháp răn đe hữu hiệu đáp trả khi Nga-Hoa dùng các kế hoạch xâm lăng phi quy ước (non-conventional aggression) vào những nước láng giềng yếu kém. Trung Quốc xử dụng tàu kiểm giám phun vòi rồng; Nga dùng quân nhân ngụy trang thành dân sự; bước kế tiếp sẽ là những leo thang mới, dù tác động chính trị rất sâu xa nhưng vẫn không đủ để trở thành một cuộc đối đầu quân sự giữa các cường quốc.

Ngược lại Âu-Mỹ cũng phải tự xét lại chính sách ngoại giao của chính mình: NATO có thể nào tiếp tục thu nhận thành viên mới trong khi dân chúng Tây phương không hề có quyết tâm bảo vệ trong trường hợp bị xâm lược? Hoa Kỳ có thể thành hình hay tăng cường những liên minh quân sự nào (như với Úc-Nhật) mà họ có thể tin tưởng vào đồng minh, và quyền lợi đủ thiết yếu để họ phải giữ trọn lời cam kết?

Trở lại Ukraine, trong khi mục tiêu của cuộc cách mạng quần chúng là thiết lập nền dân chủ kiểu Tây phương thì nay bị Nga dùng mọi thủ đoạn để phá hỏng. Chính quyền tại Kiev thay vì tập trung chống tham nhũng, cải tổ hệ thống luật pháp và hành chính để phục hồi kinh tế nhưng nay bị chi phối vào các đe dọa quốc phòng. Mùa hè đang chấm dứt, người dân Ukraine bi quan nhìn đến một mùa Đông thiếu khí đốt trong lúc chi phí chiến tranh ngày càng đè nặng. Một nước nhỏ, xã hội bị phân hoá và nhà nước yếu luôn là mục tiêu cho nước lớn lũng đọan. Nhà cầm quyền độc tài vốn dễ bị hăm dọa hay mua chuộc, còn một chính quyền dân chủ nhưng phôi thai lại dễ bị phá hoại!

Một điểm đáng lưu ý là Thượng nghị sĩ McCain đã sang Ukraine vào tháng 12-2013 khi cao trào dân chủ chống Nga đang lên, nay ông lại sang Việt Nam vào tháng 08-2014 khi tình hình Việt-Trung trở nên căng thẳng. TNS McCain nhiều uy tín thuộc cánh diều hâu, ông chủ trương phát huy vai trò lãnh đạo của nước Mỹ trên toàn cầu và đã hô hào dội bom Syria, cung cấp thiết bị cho Ukraine… ngược lại Hành pháp vốn thi hành chính sách ngoại giao thường tỏ ra thận trọng hơn nhiều.

Trong cuộc đấu trí giữa các cường quốc thì nguyện vọng dân tộc của những nước nhỏ thường bị bỏ quên. Nhưng chính khát vọng dân chủ của người dân Ukraine đã làm thay đổi bàn cờ Âu Châu. Đất nước của họ phải trả giá bằng chiến tranh và đối diện với tương lai vô cùng bấp bênh chính là những thách đố không may cho thân phận nhược tiểu. Liệu các nhà dân chủ có đủ kiên cường và tài ba để thu phục lòng dân và lèo lái con thuyền đất nước trong phong ba bão táp, câu hỏi này chỉ có dân tộc Ukraine - và Việt Nam - mới tự tim ra lời giải đáp.

Đ.H.Q.

ĐẠI KỶ NGUYÊN thời báo Mẹo Hay Phân Biệt Hoa Quả Trung Quốc Trà Trộn Trong Hoa Quả Sạch

Nhiều hoa quả Trung Quốc được phát hiện chứa chất độc hại đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Nếu ăn những loại quả này nguy cơ ung thư, vô sinh… có thể đến với người dùng.

Táo Trung Quốc: nhiễm độc 




Táo Trung Quốc thường có màu hồng phấn, hồng nhạt chứ không đỏ sẫm như táo Mỹ, Úc.

Loại táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc cách đây không lâu rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Loại táo này có màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sản lượng cả triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên vừa qua, thông tin táo Fuji được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam nhanh chóng quay lưng.

Được biết, chất bột trong các bọc nhựa chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen). Nhiều nông dân Trung Quốc trồng táo đã bọc táo từ lúc còn non đến lúc chín bằng loại túi tẩm thuốc trừ sâu này.

Tháng 3 năm 2012, cơ quan chức năng ở Trung Quốc đã tịch thu 200 triệu túi nhựa độc hại trên và ra lệnh cấm sử dụng phương pháp ủ trái cây này. Song, một lượng lớn các túi nhựa như thế vẫn đang được sản xuất và cung ứng cho các nông trại trồng táo.

Được biết, trong thành phần nguyên liệu sản xuất túi nhựa có cả thuốc trừ sâu pha loãng với nước. Nhưng trên bao bì của túi nhựa ghi chú là “túi chỉ dùng bọc táo” chứ không có cảnh báo về thành phần thuốc trừ sâu bên trong. 


Lê Trung Quốc: có chất gây vô sinh



Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 4 năm 2012 đã phân tích 315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu và phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Đáng lưu ý, trong số đó có một mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan.

Endosulfan là hoá chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu của Liên Hợp Quốc. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.
Nho Trung Quốc: hóa chất vượt ngưỡng



Khoảng đầu tháng 7 năm 2012, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) đã lấy 104 mẫu trái cây, rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam để phân tích chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua kiểm tra, đã phát hiện 3 mẫu trái cây, rau củ đều của Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam. Trong đó, 2 mẫu nho Trung Quốc nhập qua cửa khẩu Lào Cai có dư lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3 – 5 lần.

Nho này được nhập từ Trung Quốc, đựng trong những thùng xốp rồi vận chuyển qua cửa khẩu Lào Cai vào Nam rồi về chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM) sau đó được đổ xuống Đồng bằng Sông Cửu Long. Đặc biệt, nho được bày bán ngoài trời nắng suốt ngày nhưng vẫn không hư hỏng. Các cơ quan chức năng nghi ngờ có điều này là do hóa chất bảo quản.
Cách nhận biết một số loại quả Trung Quốc

Hiện có rất nhiều người lo ngại về hiện tượng hoa quả nhập ngoại và hoa quả Trung Quốc được bán trà trộn lẫn nhau. Vậy làm cách nào để có thể nhận biết được điều này?

- Táo:

Thông thường táo nhập từ Châu Âu, Mỹ, hay Newzeland có màu đỏ sẫm, có nhiều sọc đốm sẫm trên quả chạy theo từng thớ dọc từ cuống quả xuống dưới đáy. Còn táo Trung Quốc do được trồng ở vùng khía hậu Châu Á có địa chất, thổ nhưỡng khác hoàn toàn nên màu thường có là màu phấn hồng, hồng nhạt.

Và khi bổ ra một quả táo Newzeland có mùi thơm đậm đặc, còn táo Trung Quốc gần như không có mùi gì, lòng quả táo Newzeland có màu vàng, còn táo Trung Quốc lòng có màu vàng trắng. Táo nhập từ Châu Âu có độ ngọt, độ thơm khác hẳn, táo Trung Quốc ăn thường xốp hơn, độ ngọt có vị lợ lợ.

- Cam:


Cam Trung Quốc ngoài bề mặt thường có độ bóng rất cao và dính, có màu vàng sẫm, loang lổ, không đều có thể do sử dụng các hoá chất kích thích tạo màu. Trong khi đó một quả cam Úc có màu vàng đều từ đầu đến chân quả cam.

Khi bổ ra ăn, cam Úc có vị ngon, thơm, nhưng cam Úc thường bị khô ở đầu quả, ít nước hơn, lòng quả cam có màu vàng sẫm tương đương màu vỏ. Còn cam Trung Quốc khi bổ ra lòng có màu vàng nhạt, so với cam Úc có màu vàng nhạt hơn rất nhiều.

Nước được vắt từ một quả cam Úc được ít hơn rất nhiều so với nước vắt từ một quả cam Trung Quốc, thường chỉ bằng một nửa so với cam Trung Quốc. Nước vắt từ cam Úc cũng có màu vàng đậm hơn, mùi nước thơm vừa phải, vị ngọt, còn nước vắt từ cam Trung Quốc vàng nhạt, mùi hăng hắc.

- Cherry:

 


Cherry Trung Quốc ăn mềm, nhạt chứ không giòn và ngọt như cherry Úc.

Với cherry thì khó nhận biết hơn một chút, nhưng cherry Úc có màu đỏ đậm hơn một chút, ăn giòn và ngọt, còn cherry Trung Quốc ăn có vẻ nhũn hơn, vị nhạt hơn, lợ hơn…

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Trưởng Ban Nội chính Trung ương bị nhiễm xạ ngay trước Đại hội XII?



Đôi lời: Nếu ông Nguyễn Bá Thanh có bị ung thư máu do “nhiễm xạ” thì chắc chắn không liên quan tới “Chuyên án 027Z” vì chuyên án này xảy ra ở Hà Nội gần 20 năm trước, với 40 công an tham gia chuyên án bị nhiễm xạ, nhưng có lẽ ông Thanh bị “nhiễm xạ” do các phe phái đánh nhau dẫn tới việc ông bị …”trúng xạ”, nên phải đi chữa trị gấp. Hehehe

Facebooker Robert Le bình luận: “Sự việc ông Thanh không đi chữa bệnh ở Trung Quốc mà lại ở Mỹ là một hiện tượng hơi lạ. Nếu không tin vào hệ thống y tế của Mỹ và biết chắc chính quyền Mỹ không chơi bẩn thì không có chuyện này. Có lẽ việc trị bệnh cũng có, nhưng là việc nhỏ, việc lớn hơn là: trong cuộc tranh chấp quyền lực trước thềm ĐH12, ông Thanh đã thay đổi thế đứng, đi lánh nạn và tạo thế liên minh/liên kết. Việc ông trị bệnh ở thủ đô HK mà không phải là nơi khác, cùng với truyền thống lâu đời trong đảng là khi tranh chấp, ai xin nằm bệnh viện tức là treo cờ trắng và đối phương không ra độc chiêu, cho thấy trong cuộc chiến chống tham nhũng ông đã thua, và để tránh hiểm nguy, ông chỉ còn con đường… đi trị bệnh“.

29-08-3014

Được sự cho phép của Bộ Chính trị, giữa tháng 8, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương đã bay sang Hoa Kỳ ghép tủy trị bệnh ung thư máu vừa phát hiện lâm sàng. Mới đây, trước khi ra Hà Nội lãnh trách nhiệm Trưởng Ban, ông Nguyễn Bá Thanh còn được Hội đồng bảo vệ sức khỏe Trung ương kết luận là có sức khỏe tốt, đủ đảm đương công việc. Trước khi sang Hoa Kỳ ghép tủy, ông là trụ cột chỉ đạo đánh một số chuyên án lớn có đụng chạm nhiều quan chức cao cấp và ông là đích ngắm của không ít âm mưu đen tối.


Nơi ông Thanh tìm kiếm phép cải tử hoàn sinh là Bệnh viện Johns Hopkins Medicine (Baltimore – HK) đơn vị chuyên nghiên cứu và điều trị mạnh nhất của Hoa Kỳ về các bệnh do nhiễm xạ gây ra. Tiền thân là một nhóm chuyên gia hàng đầu do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tài trợ nghiên cứu về tác hại đối với con người do phơi nhiễm phóng xạ sau khi chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc.




Như vậy việc ông Thanh bị nhiễm xạ không còn là tin đồn và thời gian phơi nhiễm trùng khớp với giai đoạn ông ra Hà Nội chỉ đạo đánh mấy vụ án lớn. Còn nhớ, Chuyên án 027Z mà Công an Hà Nội từng thực hiện đã khiến hơn 50 sỹ quan chết dần chết mòn do phơi nhiễm nguồn phóng xạ, sau khi họ tịch thu cục kim loại được cho là thanh Uranium nghèo của đường dây buôn chất xạ hiếm xuyên quốc gia.

Trong bối cảnh công tác nhân sự Đại hội XII đang được khẩn trương tiến hành, với uy tín đang lên, việc ông Thanh vào Bộ Chính trị là điều mà nhiều người mong đợi nhưng cũng không ít thế lực tìm mọi cách để ngăn trở việc này xảy ra như họ đã từng thành công một lần đối với ông Thanh hồi Hội nghị Trung ương VII.

—–

VNN/ Việt-báo
Thực hư chuyện 39 chiến sĩ công an nhiễm “phóng xạ”

20-08-2007

Cách đây hơn 10 năm, các chiến sĩ công an quận Hai Bà Trưng đã triệt phá thành công một vụ buôn bán trái phép chất Uranium . Tuy nhiên, thời gian gần đây, được nghe có một số chiến sĩ sức khỏe sút kém, hoặc bị bệnh nan y như ung thư máu, u phổi, sụt giảm hồng cầu…

Nhiều người nghi rằng cục Uranium (thường gọi là uran) kim loại tang vật là “thủ phạm” gây nên tai họa trên, nhưng giới khoa học lại khẳng định không phải như vậy.

Chuyên án 027Z và những căn bệnh kỳ lạ

Giữa tháng 6/1995, đội cảnh sát kinh tế, Công an quận Hai Bà Trưng được lệnh tham gia chuyên án 027Z, triệt phá một vụ buôn bán trái phép chất Uranium. Đối tượng bán cục Uranium 4,6 kg là tên Nguyễn Anh Hùng, SN 1936, ngụ tại phường Phan Đình Phùng, Hà Nội.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, các chiến sĩ tham gia ban chuyên án đã đóng giả làm người mua, nhử mồi và bắt gọn Hùng cùng đàn em khi chúng chuẩn bị giao hàng.

Chuyên án 027Z kết thúc thắng lợi, song những người tham gia vụ án, có tiếp xúc ít nhiều với tang vật lại bắt đầu lo lắng, đặc biệt khi thấy cục Uranium tang vật của chuyên án 027Z đã bị vạt mất một góc lớp chì bao bọc bên ngoài. Nguyên nhân do vợ của một đối tượng không biết nên đã mang ra kê để chặt củi.

Cục Uranium này nằm lại hai ngày tại phòng họp giao ban của đội Cảnh sát kinh tế, Công an quận Hai Bà Trưng. Trong thời gian đó, các chiến sĩ Công an vẫn ngồi họp giao ban, trực như ngày thường.

Sau đó tang vật đã được các chuyên gia ở Trung tâm An toàn phóng xạ, thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân xác định không phải là một nguồn phóng xạ mà là một chất Uranium kim loại, suất liều bên ngoài rất yếu, rồi chuyển cho cơ quan chức năng. Và chuyên án 027Z chìm vào quên lãng.

Hơn 10 năm sau, nhiều người liên quan tới chuyên án được báo là lâm trọng bệnh. Cụ thể thượng tá Lê Quý Dương, nguyên Phó trưởng công an Quận Hai Bà Trưng bị ung thư máu và rối loạn tuỷ xương. Trinh sát Lương Hoàng Dũng, một trong những người đầu tiên chạm vào cục Uranium, bị một khối u gần xương chậu. Chiến sĩ Nguyễn Quang Gia vừa bị u phổi, vừa u đại tràng. Trinh sát Lê Quý Hùng bị u não. Một số người khác được báo là bị suy giảm lượng hồng cầu hoặc tiểu cầu…

Nhiều người đã nghĩ tới thủ phạm gây nên trọng bệnh của các chiến sỹ Công an là cục Uranium tang vật trong chuyên án 027Z ngày nào. Nhưng cũng được biết thêm rằng, nhiều người tiếp xúc với cục Uranium ngày đó lại vẫn khỏe mạnh, như đồng chí Hòe v.v…

Giới khoa học nghi ngờ

Thông tin về việc 39 chiến sĩ công an nhiễm phóng xạ đã được dư luận quan tâm, dù rằng chưa có một cuộc tiếp xúc, điều tra khách quan và khoa học nào của báo giới hoặc các nhà chuyên môn liên quan.

Ngày 17/8, Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ Khoa học Công nghệ đã có cuộc thảo luận về vấn đề này.

Tại cuộc thảo luận, TS Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân cho biết đã cử cán bộ gặp gỡ, trao đổi ý kiến với các nhà khoa học, tìm hiểu về nguồn phóng xạ được phát hiện trong chuyên án 027Z. Cục trưởng cũng đã trực tiếp gặp các cán bộ có trách nhiệm của cơ quan Công an.

Theo những hồ sơ lưu trữ còn lại, rõ ràng nguồn phóng xạ tang vật thu được là khối Uranium nghèo (depleted uranium) có tổng khối lượng 4,6 kg.

Ông Nhân cho rằng, việc các cán bộ, chiến sĩ công an bị ung thư là rất đáng lưu tâm. Tuy nhiên, nhiều khả năng có sự trùng hợp ngẫu nhiên; ung thư có thể là do các nguyên nhân khác, ngoài khả năng do phóng xạ gây ra.

Được mời đến dự cuộc thảo luận, một chuyên gia vật lý hạt nhân đầu ngành, TS Trần Thanh Minh, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, khẳng định: Uran nghèo là loại vật liệu uran mà chất Uranim 238 chiếm hầu hết. Tức là loại Uranium đã bị tách chiết cạn chất U235 (để dùng làm nhiên liệu hạt nhân trong lò phản ứng hay trong bom nguyên tử), chỉ còn lại chủ yếu làchất U238. Một số báo đưa tin nhầm rằng tang vật là loại Uran giàu (tức giàu U235).

Về cơ lý, uran nghèo rất nặng và đặc biệt rất cứng. Trong quân sự, uran nghèo được dùng làm vỏ bọc đầu đạn chống tăng hoặc dùng để che đạn cho xe tăng. Trong dân dụng, uran nghèo dùng làm bộ phận thăng bằng trong máy bay và tàu thủy, hoặc để chế tạo các công-tơ-nơ chứa chất phóng xạ hoạt độ mạnh.

Theo khoa học, do hoạt tính phóng xạ yếu, tác động của uran nghèo không thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và dù có cũng không gây ra ung thư đối với những người có thời gian tiếp xúc từ vài giờ đồng hồ đến vài ngày.

Chất này “có phát ra bức xạ, nhưng tác động do chiếu xạ ngoài đối với cơ thể con người là không đáng kể. Nó chỉ có thể gây nguy hiểm bằng chiếu xạ trong nếu con người hít thở hoặc ăn uống vào cơ thể một lượng lớn vi hạt uran”.

Một Giáo sư, bác sĩ đầu ngành về Y học hạt nhân, nguyên Phó Giám đốc Học viện Quân y 103, Trưởng Ban chỉ đạo kiểm tra sức khỏe cho 31/39 cán bộ, chiến sĩ công an tham gia chuyên án 027Z, TS Nguyễn Xuân Phách, kể lại: Các cán bộ, chiến sĩ công an tham gia chuyên án 027Z ngay sau đó đã được kiểm tra xem có bị nhiễm xạ cấp tính không. Kết quả cho thấy, họ đều không có các dấu hiệu bị nhiễm xạ cấp tính như bị nôn, giảm bạch cầu. 31 chiến sỹ cũng đã được theo dõi một thời gian sau đó và không thấy có dấu hiệu bị nhiễm xạ.

Theo TS Nguyễn Xuân Phách, nhiễm xạ mãn tính khó có khả năng xảy ra đối với những người chỉ tiếp xúc với uran nghèo trong vòng vài ba ngày. Nhiễm xạ vào bên trong cơ thể chỉ có thể xảy ra khi có bụi uran mà trong chuyên án 027Z không có hiện tượng bụi phóng xạ.

TS Phách cho biết, sau chuyên án, đã dùng thiết bị đo toàn thân và không phát hiện có dấu hiệu nhiễm xạ do tồn đọng phóng xạ bên trong cơ thể các chiến sĩ Công an. Nếu ung thư do phóng xạ, thì thường có hiện tượng giảm bạch cầu lympho liên tục từ ngày tiếp xúc đến khi phát bệnh.

Nếu đột xuất phát sinh ung thư mà không có số liệu về giảm bạch cầu thì khó có thể khẳng định là ung thư do phóng xạ. Cũng theo GS Phách, tuổi trung bình bị ung thư, di căn vào xương là 51. Nên nếu có hiện tượng một vài người bị ung thư thì có thể căn cứ vào tuổi trung bình của họ để xác định có là phù hợp với thống kê của ngành y tế hay không.

Trao đổi với PV, GSTS Phách cho biết, hiện ở Việt Nam đã có các máy móc như máy cộng hưởng từ, máy Spect để xác định một người có bị nhiễm phóng xạ hay không. Chính vì vậy, việc xác định 39 chiến sỹ Công an có bị trọng bệnh do nhiễm xạ hay không là việc hoàn toàn có thể thực hiện được.
S Ngô Đăng Nhân: Chúng tôi đã làm việc với TS Thái Bá Cầu, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ Xạ Hiếm giai đoạn 1992- 1995 và nhận được câu trả lời rằng ông Cầu chưa bao giờ cử bất kỳ một cán bộ nào xuống trụ sở Công an quận Hai Bà Trưng để giám định bất kỳ một cục phóng xạ nào như một số báo đã nêu.Nh iều nhà khoa học đều khẳng định, uran giàu hiện ở nước ta vẫn phải nhập ngoại, đang sử dụng làm nhiên liệu chạy Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, được bảo quản hết sức nghiêm ngặt. Hoàn toàn không có thông tin nào về chuyện uran giàu trôi nổi trên thị trường Việt Nam .


(Theo VNN)

Xem thêm: Chuyên án 027Z và nỗi đau còn lại (HNM).

Hiến pháp 2013 – Sửa nhầm hay đổi thiệt?


Hoàng Xuân Phú

29-08-2014

Vậy là đã được Quốc hội khóa XIII thông qua vào ngày 28/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Nếu coi là “Hiến pháp mới”, thì e rằng ăn quá non nên gạo còn sống sượng. Còn nếu gọi là “Hiến pháp sửa đổi”, thì có lẽ hâm quá đà nên cơm cũ đã cháy khê.

Dù muốn hay không, Hiến pháp 2013 cũng chi phối cuộc sống của Nhân dân ta và sự phát triển của Dân tộc ta trong thời gian tới. Do đó, thay vì ca ngợi ngất trời hay chê bai triệt để, nên tìm hiểu những biến đổi về nội dung của Hiến pháp, để đoán biết hệ quả mà phòng xa hay tận dụng, đồng thời để thấy rõ hơn tâm và tầm của bộ máy lập hiến. Theo tinh thần ấy, bài này trao đổi về hệ quả của một số thay đổi trong Hiến pháp 2013.

Phần 1 nhận diện mấy nội dung vốn tồn tại trong Hiến pháp 1992, nay bị Hiến pháp buông rơi, mặc dù vẫn còn cần thiết. Chẳng hạn:

- Đòi hỏi “Các cơ quan Nhà nước… đơn vị vũ trang nhân dân… phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật”;

- Qui định trách nhiệm của công an nhân dân là phải “bảo đảm… các quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân“;

- Cam kết “Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ”.

Phần 2 điểm mặt ba thay đổi theo hướng tiến bộ liên quan đến quyền sau song sắt, mà những người dính vòng lao lí nên biết để đấu tranh đòi thực hiện.

Phần 3 đề cập đến hiện tượng rộ nở thuật ngữ “công khai” trong Hiến pháp 2013. Đáng lưu ý là hai khoản hiến định mà công dân quan tâm đến vận nước nên tận dụng, đó là:

- “Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác… phải được sử dụng… công khai” (Khoản 1 Điều 55 Hiến pháp 2013),

- “Quốc hội họp công khai” (Khoản 1 Điều 83 Hiến pháp 2013).

Phần 4 cảnh báo nguy cơ quyền con người và quyền công dân có thể bị khước từ hay cản trở bởi mệnh đề: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” – Một mối họa chỉ tương xứng với chính trường hoang dã và xa lạ với nhà nước pháp quyền đích thực. Buồn thay, căn cứ vào nguyên tắc lập hiến và lập pháp, thì mưu mô đó thuộc loại mánh lới bất thành.

Phần 5 phân tích sai lầm tai hại trong việc dùng Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 để hiến định khả năng hạn chế quyền con người và quyền công dân. Sơ sẩy khi hiến định “quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở” tại Điều 22 Hiến pháp 2013 là ví dụ điển hình, cho thấy có những thay đổi chưa chắc đã phản ánh đúng dụng ý của tác giả. Do đó, thay vì ghi nhận một số thể hiện có vẻ tiến bộ trong Hiến pháp 2013, ta lại phải băn khoăn với câu hỏi: Thực ra họ sửa nhầm hay đổi thiệt?
Hiến pháp buông rơi

Chẳng nhất thiết và cũng chẳng thể ghi hết mọi điều quan trọng vào Hiến pháp. Nhưng khi Lời nói đầu khẳng định rằngHiến pháp 2013 “kế thừa… Hiến pháp năm 1992″, thì việc nó buông rơi một số nội dung vẫn còn hợp lý và cần thiết của Hiến pháp 1992 có thể bắt nguồn từ dụng ý sâu xa, mà ta không thể làm ngơ.
1.

Lạm dụng quyền lực là xu hướng mang tính bản năng của thế lực cầm quyền. Do đó, với tư cách là công cụ pháp lý cơ bản để điều khiển hoạt động của Nhà nước, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Hiến pháp phải là kiểm soát và kiềm chế bộ máy Nhà nước. Trong hoàn cảnh nhà cầm quyền hay hành động bất chấp Hiến pháp và pháp luật, thì khoản hiến định sau đây tại Điều 12 Hiến pháp 1992 là rất cần thiết:

“Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phảinghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.”

Tiếc rằng, như đã trao đổi ở bài “Uẩn khúc trong Điều 4 Hiến pháp”, khi liệt kê những đối tượng “phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật”, cả Hiến pháp 1992 lẫn Hiến pháp 2013 đều chừa lại thế lực “siêu nhà nước”, cần phải kiềm chế nhất, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Điều ấy cũng phi lý như chỉ nhìn nhận cái “nhà” (“nhà ngói” thay vì“nhà nước”) từ “trần giả” trở xuống và cố tình bỏ qua cái “nóc”, rồi khi bị “dột” thì lại giả vờ ngu ngơ “không rõ nước rơi từ đâu”. Đáng tiếc hơn nữa, đòi hỏi “Các cơ quan Nhà nước… đơn vị vũ trang nhân dân… phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật“ (trong Hiến pháp 1992) đã bị bỏ rơi, và được nới lỏng trong Hiến pháp 2013 như sau:

“Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.” (Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp 2013)

Điều tệ hại là, sau khi cố tình bỏ đi chữ “phải”, điều khoản trên không còn thể hiện trách nhiệm hiến định, bắt buộc Nhà nước phải thực hiện, mà trở thành mệnh đề khẳng định, công chứng cho một trạng thái phi thực tế, như thể nó đã mặc nhiên tồn tại. Hơn nữa, cho dù hiểu đó là một yêu cầu, thì các cơ quan Nhà nước “muốn theo” hay “theo được” bao nhiêu thì “theo”, không nhất thiết phải “chấp hành”, càng không cần phải “nghiêm chỉnh”. Vậy là tấm gương xấu của Điều 4 dành cho ĐCSVN đã phản chiếu sang Điều 8 dành cho các cơ quan Nhà nước.

Vốn dĩ đã quen hành động bất chấp pháp luật, nay được Hiến pháp “giải thoát” khỏi nghĩa vụ “nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật”, thì các “con trời” sẽ còn lộng hành đến mức nào nữa?

Từ lúc Hiến pháp 2013 có hiệu lực, các vụ tử vong trong khi hoặc sau khi “làm việc” với công an diễn ra dồn dập hơn, mặc dù “đang xét xử 5 công an… đánh chết anh Ngô Thanh Kiều” (vào ngày 13/5/2013 tại Phú Yên). Nếu không cóthương tích đầy mình làm bằng chứng, như trường hợp Huỳnh Nghĩa (39 tuổi, ở tỉnh Đắk Nông, chỉ vì bị nghi là hái trộm hạt tiêu mà tử vong sau khi “làm việc” với công an vào ngày 13/2/2014), thì lý do tử vong được công bố “đương nhiên” là do “tự tử”. Chẳng hạn, Huỳnh Nhất Trung (20 tuổi, ở tỉnh Bình Định) “treo cổ tự tử chết trong nhà tạm giữ công an huyện Vân Canh” vào tối 11/3/2014. Sáu ngày sau (tức 17/3/2014), Bùi Thị Hương (42 tuổi) “được công an phường Tân Đồng (thị xã Đồng Xoài, Bình Phước) mời lên trụ sở làm việc vì nghi ngờ liên quan đến việc đem đi bán 2 chỉ vàng giả… chết trong tư thế treo cổ bằng áo gió trên cửa phòng tạm giữ hành chính.”

Phải chăng, sự gia tăng tử vong do “làm việc” với công an là hệ quả của việc Hiến pháp 2013 bỏ rơi đòi hỏi “Các cơ quan Nhà nước… đơn vị vũ trang nhân dân… phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật”?
2.

Vốn dĩ, Hiến pháp 1992 quy định về lực lượng công an như sau:

Điều 47 Nhà nước xây dựng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, dựa vào nhân dân và làm nòng cốt cho phong trào nhân dân để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,bảo đảm sự ổn định chính trị và các quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng ngừa và chống các loại tội phạm.“

Điều này được “đơn giản hóa” đáng kể trong Hiến pháp 2013 như sau:

Điều 67 Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.”

Vậy là, khi đã được nuôi no đủ, có vũ khí tối tân, thậm chí sắp được trang bị cả máy bay, tàu thủy, thì cũng qua cái thời hiến định “công an nhân dân” phải “dựa vào nhân dân”. Đồng thời, Hiến pháp 2013 cũng “giải phóng” công an khỏi trách nhiệm “bảo đảm… các quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản xã hội chủ nghĩa“.

Thực ra, thiên hạ vẫn thường chứng kiến công an xâm phạm “các quyền tự do, dân chủ của công dân“, còn chuyện công an “bảo đảm” các quyền đó thì nghe giống như cổ tích. Cho nên, có lẽ sẽ trung thực hơn nếu xóa bỏ chuyện hoang đường ấy ra khỏi Hiến pháp.

Nhưng tại sao lại “giải phóng” lực lượng công an khỏi cả trách nhiệm “bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân“, trong khi họ sống và hành nghề bằng tiền của Nhân dân? Đừng ngụy biện rằng nội dung ấy đã chứa đựng trong nhiệm vụ “bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm”. Bởi vì nhiệm vụ còn sót lại này cũng đã từng tồn tại song song trong Hiến pháp 1992 cùng với nội dung vừa bị bỏ rơi. Hơn nữa, đối với những tay súng“chỉ biết còn Đảng, còn mình” (xem Ảnh 1) thì “trật tự, an toàn xã hội” trước hết là sự an toàn của lãnh đạo, của chế độ,và “chống tội phạm” trước hết là chống những người mà giới cầm quyền không ưa nên quy kết là “thù địch”.

Ảnh 1: “CÔNG AN NHÂN DÂN CHỈ BIẾT CÒN ĐẢNG, CÒN MÌNH” (Nguồn: Internet)

Nếu có biểu tình, dù chỉ lác đác mươi người thực thi quyền hiến định và chỉ nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo hay phản đối tham nhũng, thì họ cũng coi đó là hành động đe dọa sự an toàn của chế độ, và ngay lập tức huy động lực lượng đông đảo để giải tán, thậm chí để đàn áp. Còn nếu tính mạng và tài sản của Nhân dân bị đe dọa, thì điều động lực lượng“mỏng” và can thiệp “thận trọng” đến mức… trật tự xã hội ngày càng thêm hỗn loạn. Viết như vậy, bởi tin rằng: Nếu thực sự muốn thì lực lượng công an thừa sức để điều tra và khống chế nhiều tệ nạn xã hội đang hoành hành.

Thay vì bảo vệ, họ lại cư xử với nạn nhân như với kẻ thù của chế độ. Họ đang tâm xả đạn như mưa vào nhà dân, để mở đường cướp tài sản hợp pháp của dân, như đã diễn ra ở Tiên Lãng ngày 5/1/2012. Coi người dân như hình nộm để tập bắn, nên gọi cuộc xả đạn về phía người dân là “diễn tập”, và cao hứng tự ca rằng “không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này“. Rồi còn công khai tuyên bố rằng: “Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách… rất là đẹp, đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả.” Cứ tưởng, hành động và phát ngôn như vậy trong Nhà nước của Nhân dân thì bị cách chức, thậm chí bị loại khỏi ngành công an và bị truy tố trước pháp luật. Ai dè sau một thời gian ngắn còn được vinh danh bởi quân hàm Thiếu tướng.

Chưa đầy năm tháng sau trận xả đạn ở Tiên Lãng, vào ngày 24/4/2012, họ lại điên cuồng đánh đập dã man cả hai phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam đến tác nghiệp ở Văn Giang, vì tưởng đó là dân đen, dám đứng nhìn bầy quân cướp đất.

Những hành động ngạo ngược hại dân diễn ra nơi nơi, nhiều không kể xiết… Khi còn hiến định trách nhiệm “bảo đảm… các quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân” mà họ còn hành động như vậy, thì rồi đây sẽ còn tệ hại đến mức nào nữa?
3.

Hiến pháp 1992 quy định về quyền bầu cử và ứng cử như sau:

Điều 54 Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.”

Điều này được viết lại trong Hiến pháp 2013 như sau:

Điều 27 Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.”

Nghĩa là bỏ đi mệnh đề “không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú”, vốn dĩ đã xuất hiện tại Điều 23 Hiến pháp 1959, sau đó được tiếp tục duy trì trongĐiều 57 Hiến pháp 1980Điều 54 Hiến pháp 1992.

Thuở còn quy định “không phân biệt… thành phần xã hội…” thì đã rất phân biệt, đến mức khó lòng tự ứng cự nếukhông thuộc “thành phần xã hội” được bộ máy cầm quyền lựa chọn và đề cử. Vậy thì rồi đây sẽ ra sao?
4.

Về quyền khiếu nại, tố cáo, Điều 74 Hiến pháp 1992 quy định:

“Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định.”

“Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh.”

Nội dung trên được thay bằng một câu gọn lỏn như sau trong Điều 30 Hiến pháp 2013:

“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo.”

Nghĩa là đòi hỏi “xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định” và “kịp thời xử lý nghiêm minh” bị loại bỏ ra khỏi Hiến pháp 2013. Để thấy rằng việc loại bỏ này không phải là vô tình, hay do các tác giả của Hiến pháp 2013 muốn lược bớt tất cả các ràng buộc về thời gian, chỉ cần lưu ý rằng quy định những người bị chất vấn “có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định” tại Điều 98 Hiến pháp 1992 vẫn được bảo lưu nguyên vẹn tại Điều 80 Hiến pháp 2013.

Bấy lâu nay, khiếu nại, tố cáo của công dân hay bị ngâm tôm quá lâu, khiến nhiều người phải lang thang khiếu kiện suốt chục năm trời. Rồi đây, khi ràng buộc về thời gian xử lý đã bị xóa khỏi Hiến pháp, thì người dân sẽ phải mòn mỏi chờ đợi thêm bao lâu nữa?
5.

Đáng lưu ý là quy định

“Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ”

tại Điều 70 Hiến pháp 1992 đã bị loại bỏ ra khỏi điều hiến định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong Hiến pháp 2013 (tức là Điều 24). Tại sao lại như vậy? Chẳng nhẽ quy định ấy không còn cần thiết trong chế độ đã từng diễn ra phong trào đập phá đền chùa nhân danh chống mê tín dị đoan? Hay là để tránh mâu thuẫn với thực tế chiếm đất tôn giáo vẫn xảy ra đó đây?

Mấy vị Hòa thượng, Thượng tọa, Linh mục… trong Quốc hội có đấu tranh đòi bảo lưu điều hiến định bảo hộ nơi thờ tự hay không? Hay vì quá mải lo thực hiện sứ mạng bảo vệ chế độ, mà quên mất vai trò phải đóng trong Quốc hội, là đại diện và bảo vệ tín ngưỡng, tôn giáo?

Điều đáng lo ngại là: Liệu việc chiếm đất của các cơ sở tôn giáo có gia tăng sau khi xóa bỏ hiến định “nơi thờ tự… được pháp luật bảo hộ” hay không?
Quyền sau song sắt

Một trong những tên gọi trớ trêu nhất trong tiếng Việt thời nay là “cơ quan bảo vệ pháp luật”, vì chính các cơ quan đó lại hay vi phạm pháp luật nhất. Vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn chỉ là một ví dụ điển hình trong muôn vàn vụ việc, đã và đang xảy ra thường xuyên trên mọi miền Tổ quốc. Tại sao nhân danh bảo vệ pháp luật mà lại vi phạm pháp luật như vậy? Chắc hẳn, pháp luật chỉ là thứ mà họ vin vào, chứ không phải là cơ sở pháp lý mà họ tôn trọng và tuân theo khi thao túng quyền lực.
1.

Những người bị bắt, bị giam “thân cô thế cô” trong chốn ngục tù, dù “đúng người đúng tội” cũng rất cần được luật sư bảo vệ và trợ giúp pháp lý. Nếu bị bắt oan thì lại càng cần luật sư bênh vực. Thế nhưng, bộ máy điều tra, giam giữ thường cô lập nghi can, bị can, bị cáo, không cho họ có điều kiện lựa chọn và tiếp xúc với luật sư, đặng dễ bề tra hỏi, ép cung, dàn dựng… Thậm chí, nhiều người bị ép buộc phải khước từ luật sư do người nhà đứng ra mời và chấp nhận luật sư do bên điều tra áp đặt, nên dù có bào chữa cũng bằng… âm.

Về “quyền bào chữa”, Hiến pháp 1992 quy định như sau, trong khuôn khổ hiến định trách nhiệm của Tòa án:

Điều 132 Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình…”

Như vậy, Hiến pháp 1992 chỉ đề cập đến “quyền bào chữa của bị cáo“, tức là của “người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử” (theo định nghĩa tại Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự). Nếu Hiến pháp chẳng hề đề cập tới “quyền bào chữa” thì có thể cũng chẳng hề chi, nhưng khi đề cập một cách không đầy đủ thì lại trở thành tai hại, vì có thể tạo ra cách nghĩ sai lầm là người bị bắt, người bị tạm giam giữ (theo định nghĩa tại Điều 48 Bộ luật tố tụng hình sự) và bị can (tức là “người đã bị khởi tố về hình sự” – theo định nghĩa tại Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự) không có “quyền bào chữa”.

Tuy nhiên, hạn chế của Hiến pháp 1992 không phải là lý do duy nhất khiến “quyền bào chữa” của “người bị tạm giữ, bị can” bị xâm phạm tràn lan. Bởi vì Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định rõ ràng rằng:

“Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.”

“Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này.”

Hạn chế kể trên của Hiến pháp 1992 được khắc phục một phần bởi Khoản 7 Điều 103 Hiến pháp 2013, trong khuôn khổ hiến định trách nhiệm của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân:

“Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm.”

(Tức là ngoài “bị cáo” thì thêm đối tượng “bị can” cũng được bảo đảm “quyền bào chữa”.) Và nó được khắc phục nhiều hơn bởi Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp 2013, trong khuôn khổ hiến định quyền con người:

“Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.”

Như vậy, theo quy định của Hiến pháp 2013, kể từ khi “bị bắt” đến khi “bị xét xử”, mọi người đều “có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”.

Có điều, một khi đã đề cập đến quyền con người trong vòng lao lí, thì Hiến pháp viết như vậy vẫn chưa đầy đủ. Từ “bào chữa” khiến người ta chỉ chú tâm vào việc “bênh vực cho đương sự trước tòa án”, tức là khi xét xử, và cùng lắm là mở rộng ra lúc điều tra, khi công an thẩm vấn đối tượng để xác định tội phạm. Nhưng lúc ở sau song sắt, ngoài giờ hỏi cung hay xét xử, dù trước khi ra tòa hay đang thi hành án, thì đương sự vẫn cần được luật sư trợ giúp và bảo vệ trước sự cư xử trái pháp luật của bộ máy điều tra và giam giữ. Vậy nên cần sửa lại Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp 2013, bằng cách bổ sung thêm thời gian “thi hành án” cũng như “quyền được luật sư bảo vệ và trợ giúp pháp lý”, đại loại có thể viết như sau:

“Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, hoặc thi hành án có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, có quyền được luật sư bảo vệ và trợ giúp pháp lý.”
2.

Khoản 2 Điều 103 Hiến pháp 2013 hiến định:

“Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.”

Vốn dĩ, quy định “xét xử độc lập” và “chỉ tuân theo pháp luật” đã có trong Điều 130 Hiến pháp 1992, song khoản hiến định đó tỏ ra vô dụng trên thực tế. Các thẩm phán vẫn hay bị các loại cấp trên chi phối.

Nay có thêm quy định “nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử”, liệu nó có thể góp phần kích hoạt lòng tự trọng của các thế lực quen thói lộng quyền và đánh thức lương tâm nghề nghiệp của các thẩm phán quen phán xử theo lệnh trên hay không?

Ít nhất, về mặt pháp lý, các thẩm phán không thể biện hộ cho hành vi uốn cong cán cân công lý để xử sai, và các tầng thượng cấp không thể chối tội nếu bất chấp Hiến pháp để can thiệp vào việc xét xử của tòa án. Và họ không thể dùng pháp luật hiện hành để gỡ tội khi đứng trước vành móng ngựa trong chế độ kế tiếp.
3.

Khoản 5 Điều 103 Hiến pháp 2013 hiến định:

“Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.”

“Nguyên tắc tranh tụng” là gì? Trong bài “Bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa, cơ sở hình thành phán quyết của Tòa án”, Tiến sĩ Nguyễn Sơn – Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao – đã giải thích:

“Tranh tụng trong tố tụng hình sự: là sự tranh luận của bên buộc tội và bên bào chữa, dựa trên những chứng cứ được đưa ra trước phiên tòa do các bên thu thập theo quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, là cơ sở để Tòa án ra phán quyết có hiệu lực thi hành, nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của con người.”

Khi viết “là cơ sở…”, chứ không phải “là một trong những cơ sở…”, thì có nghĩa đó là “cơ sở duy nhất”. Tức là: Khi phán quyết, Tòa án phải dựa và chỉ được dựa trên kết quả tranh luận trước tòa giữa bên buộc tội và bên bào chữa.Không được khăng khăng bám vào những chứng cứ hay lời khai nhận do bên điều tra và công tố đưa ra, bất chấp lập luận của bên bào chữa. Càng không thể phán quyết theo “bản án bỏ túi”, được thế lực nào đó ấn định từ trước khi diễn ra tranh luận tại phiên tòa.

Hệ quả của Điều 103 Hiến pháp 2013 là: Những thẩm phán chân chính có thêm cơ sở pháp lý để phán xử tử tế, theo đúng lương tâm nghề nghiệp. Còn những thẩm phán bù nhìn thì mất bớt đường biện hộ cho bản lĩnh kém cỏi và hành động vô lương của mình. Số phận dân oan sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào việc họ có được thẩm phán chân chính xét xử và được luật sư đủ tài năng bào chữa hay không.

Rộ nở“công khai”

Một trong những nét đặc biệt trong Hiến pháp 2013 là từ “công khai” đột nhiên “nở rộ”. Từ này vốn chỉ xuất hiện hai lần trongHiến pháp 1946 và đúng một lần trong mỗi bản Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980Hiến pháp 1992. Nhưng nó xuất hiện đến 7 lần trong Hiến pháp 2013.
1.

Về cơ bản, đó là một triệu chứng tốt. Nhưng đôi khi, ý nghĩa của từ “công khai” lại khá khó hiểu, chẳng hạn:

“Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.” (Khoản 2 Điều 28 Hiến pháp 2013)

“Công khai… trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân” có nghĩa là thế nào? Nếu công dân “kiến nghị” về vấn đề gì đó, thì cứ việc lặng lẽ mà “tiếp nhận”, xem xét và giải quyết nghiêm túc, rồi “phản hồi” trực tiếp cho người có kiến nghị. Như vậy đã có thể coi là đủ. Có nhất thiết phải “công khai”, công bố với thiên hạ, rằng ông nọ bà kia kiến nghị cái ấy,nhưng chẳng được chấp thuận vì lý do nào đấy, khiến người đó bị cười chê, hay không? Đặc biệt, khi công dân muốn kiến nghị, tố cáo một cách kín đáo về hành vi tham nhũng của quan chức, thì có nên “công khai” cho tham quan biết để trả thù hay không?

Và đây nữa:

“Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phảicông khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.” (Khoản 3 Điều 54 Hiến pháp 2013)

Tại sao lại đưa ra đòi hỏi “phải công khai” (khi đã có yêu cầu “minh bạch”) trong hoàn cảnh này? Nếu không hiến định “công khai”, thì người dân có thể chấp nhận để cho “việc thu hồi đất” diễn ra kín đáo, vụng trộm hay không? Và “phải công khai” đến mức độ nào? Điều mà người dân muốn biết là danh tính của các thế lực nấp sau “việc thu hồi đất” để chia chác lợi lộc, vậy thì có định “công khai” về chúng hay không?
2.

Có một yêu cầu “công khai” đã trở thành kinh điển, đó là:

“Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.” (Khoản 3 Điều 103 Hiến pháp 2013)

Nội dung “Tòa án nhân dân xét xử công khai” đã xuất hiện trong tất cả các hiến pháp của chế độ này, tại Điều 67 Hiến pháp 1946, Điều 101 Hiến pháp 1959, Điều 133 Hiến pháp 1980Điều 131 Hiến pháp 1992. Tiếc rằng, cái đòi hỏi chính đáng đó đã trở thành hiện thân của sự dối trá trắng trợn. Tuyên bố là “xét xử công khai”, nhưng lại tung ra lực lượng dày đặc để ngăn cấm những người quan tâm tiếp cận khu vực xử án, đến mức cả bố mẹ, anh chị em ruột của bị cáo cũng không được vào phòng xét xử. Thực tế đó diễn ra triền miên, ngang nhiên… Ấy vậy mà các cấp lãnh đạo vẫn cứ làm ngơ, như thể không hề hay biết. Trớ trêu hơn, với tư cách “đại biểu cao nhất của Nhân dân”, “thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp” và “giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước” (Điều 69 Hiến pháp 2013), đại biểu Quốc hội vẫn bỏ qua, không đòi hỏi Thủ tướng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Công an (là những chức vụ do Quốc hội “bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm” hoặc “phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức” theo quyền hạn được hiến định tại Điều 84 Hiến pháp 1992Điều 70 Hiến pháp 2013) ra lệnh thuộc hạ chấm dứt cái tệ nạn vi hiến, phi pháp ngang nhiên ấy.

Lần này, bên cạnh đòi hỏi “xét xử công khai” trong khuôn khổ hiến định trách nhiệm của tòa án, Hiến pháp 2013 còn bổ sung thêm quy định “xét xử công khai” vào quyền con người, là “được… xét xử công khai”:

“Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.” (Khoản 2 Điều 31 Hiến pháp 2013)

Hy vọng rằng, khi được nhấn mạnh đến hai lần trong Hiến pháp, nhà cầm quyền sẽ không tiếp tục coi quy định “xét xử công khai” như một trò đùa pháp lý. Và người dân cũng ý thức rõ hơn quyền hiến định của mình, để mà cương quyết đấu tranh, đòi nhà cầm quyền phải tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh.
3.

Đòi hỏi “công khai” mới mẻ sau đây kéo theo một hệ quả quan trọng:

“Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.” (Khoản 1 Điều 55 Hiến pháp 2013)

Có nghĩa là từ nay, các cơ quan Nhà nước phải “công khai” mọi khoản chi tiêu thuộc “ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý”.

Cơ sở chính đáng của quy định này là: Tiền bạc và của cải mà Nhà nước đứng ra quản lý chính là của Nhân dân, nênNhân dân có quyền biết và phải biết để giám sát xem Nhà nước chi tiêu có hợp lý hay không. Biết để còn can thiệp, hay ngăn chặn trong trường hợp cần thiết, chứ không phải biết chỉ để mà tức… Vì thế, Nhân dân phải biết đủ sớm, chứ không phải đợi đến lúc mọi chuyện trôi qua, khi tiền bạc, của cải của Nhân dân đã “không cánh mà bay”, và thủ phạm đã “hạ cánh an toàn”… Quy định “phải được sử dụng… công khai” cần được hiểu là phải “công khai” từ trước khi “sử dụng”, tức là từ khi lập kế hoạch “sử dụng”. Điều đó cũng giống như việc người điều khiển phương tiện giao thông phải có tín hiệu báo hướng rẽ từ trước khi rẽ, chứ không phải rẽ xong rồi mới phát tín hiệu rẽ. Muộn nhất thì cũng phải “công khai” trong khi đang “sử dụng”, chứ không thể đợi đến lúc xong xuôi hay sau một thời gian thì mới “công khai”.

Cần phải nhấn mạnh, rằng Điều 55 Hiến pháp 2013 quy định phải “công khai” tất cả các khoản chi tiêu đó, không có ngoại lệ. Nghĩa là phải “công khai” cả các khoản chi cho đảng cầm quyền, cũng như chi cho bộ máy quốc phòng và bộ máy an ninh…

Hệ quả hiển nhiên là: Không được coi những thông tin ấy là “bí mật Nhà nước” và không được phép đóng dấu “mật” hay “tuyệt mật” lên các tài liệu liên quan, bởi vì như vậy là vi hiến. Hơn thế nữa, không được kết tội những công dân lưu trữ hay công bố tài liệu liên quan là “chiếm đoạt bí mật Nhà nước” hay “làm lộ bí mật Nhà nước”(theo Điều 263 Bộ luật hình sự).

4.

Với việc thông qua Hiến pháp 2013, Quốc hội đã tự dành cho mình một cam kết “công khai”, đó là:

“Quốc hội họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín.” (Khoản 1 Điều 83 Hiến pháp 2013)


Việc hiến định “Quốc hội họp công khai” không phải là ngoại lệ hiếm hoi, mà là thông lệ khá phổ biến trong hiến pháp của các nước trên thế giới, ví dụ như Hiến pháp Ba Lan (Điều 113), Hiến pháp Bỉ (Điều 47), Hiến pháp Bồ Đào Nha (Điều 116), Hiến pháp Đan Mạch (Điều 49), Hiến pháp Đức (Điều 42), Hiến pháp Hungari (Chương Nhà nước, Điều 5), Hiến pháp Hy Lạp(Điều 66), Hiến pháp Na Uy (Điều 84), Hiến pháp Nhật (Điều 57), Hiến pháp Pháp (Điều 33), Hiến pháp Thụy Điển (Chương 4, Điều 9)…


Ở Việt Nam, nội dung Quốc hội “họp công khai” đã xuất hiện trong Hiến pháp 1946 (Điều thứ 30), nhưng nó bị thủ tiêu trong ba bản hiến pháp kế tiếp (từ năm 1959), để rồi sau 54 năm mới lại được tái hiện trong Hiến pháp 2013.

“Quốc hội họp công khai” có nghĩa là thế nào? Có thể tìm thấy câu trả lời rõ ràng ngay trong Hiến pháp 1946 của chính chế độ này:

“Điều thứ 30 Nghị viện họp công khai, công chúng được vào nghe. Các báo chí được phép thuật lại các cuộc thảo luận và quyết nghị của Nghị viện. Trong những trường hợp đặc biệt, Nghị viện có thể quyết nghị họp kín.”

Vâng, đặc điểm tối thiểu của “họp công khai” là “công chúng được vào nghe”…

Hiển nhiên phải là như vậy! Vì “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân”, do Nhân dân bầu ra, để thay mặt Nhân dân đóng vai trò “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” trong đất nước mà “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”, nên tất nhiên Nhân dân có quyền chứng kiến “cơ quan đại biểu” của mình họp hành, hoạt động như thế nào.

Nếu muốn thì công chúng phải được chứng kiến trực tiếp. Tức là “vào nghe” trực tiếp ngay trong phòng họp của Quốc hội, chứ không phải gián tiếp, qua thông tin tường thuật của tivi, đài, báo, đã bị biến dạng qua lăng kính chủ quan của nhà báo và bị bóp méo bởi cái gọi là “định hướng tuyên truyền”. Kể cả xem “truyền hình trực tiếp” trong phòng cách biệt (với phòng họp Quốc hội) hay qua chương trình TV cũng không phải là “chứng kiến trực tiếp”, vì tín hiệu truyền hình có thể “bị trục trặc” đúng những lúc gay cấn, hay ống kính ghi hình có thể bị quay lệch khỏi hướng đáng quan tâm.

Để công chúng có thể “vào nghe” trực tiếp thì phòng họp của Quốc hội phải được thiết kế và xây dựng tương ứng, có đủ chỗ cho công chúng “vào nghe”. Một hình mẫu có thể tham khảo là phòng họp của Quốc hội CHLB Đức, trong đó 6 khán đài với khoảng 430 chỗ ngồi (chưa kể chỗ đứng) được dành cho công chúng, khách và nhà báo, để họ có thể trực tiếp chứng kiến toàn cảnh phiên họp công khai của Quốc hội (xem Ảnh 2). Đương nhiên, công chúng phải tiến hành đăng ký và đợi đến lượt mình; còn Quốc hội thì phải có hướng dẫn cụ thể và cung cấp công cụ đăng ký trực tuyến để công chúng có thể đăng ký thuận lợi.

Liệu Nhà Quốc hội Việt Nam đang được xây dựng có phù hợp với tinh thần “Quốc hội họp công khai” (nghĩa là có chỗ cho công chúng “vào nghe”) hay không? Nếu không phù hợp, thì nhân dịp đề nghị bổ sung hơn 2.000 tỷ đồng cho Dự án Nhà Quốc hội, với lý do “thiết kế công trình Nhà Quốc hội được điều chỉnh theo hướng điều chỉnh lại công năng cho phù hợp với yêu cầu sử dụng mới”, phải nhanh chóng tạo dựng thêm chỗ cho công chúng “vào nghe”. Nếu phớt lờ, không chịu hiệu chỉnh theo tinh thần của Hiến pháp mới được thông qua, thì những người chịu trách nhiệm xây dựng Nhà Quốc hội và điều khiển các cuộc họp Quốc hội trong tương lai sẽ bị coi là vi phạm Hiến pháp.

Điều đáng lo hơn là liệu những người lãnh đạo Quốc hội đã thực tâm chấp nhận việc “Quốc hội họp công khai” hay chưa? Vốn dĩ, nhân danh “bảo vệ an ninh”, họ có thể chặn cả đường giao thông công cộng, ngăn không cho dân chúng đi qua khu vực mà Quốc hội họp. Thậm chí, họ từng ngang nhiên đưa ra lệnh cấm: “Phóng viên không được phỏng vấn và chụp ảnh đại biểu Quốc hội trong khu vực sảnh trước của hội trường – nơi đại biểu Quốc hội giải lao”. Phóng viên của báo chí chính thống, vừa thực hiện nhiệm vụ của bộ máy tuyên truyền “lề đảng” và thực thi quyền tự do báo chí, vừa đáp ứng yêu cầu truyền tải thông tin để cử tri cả nước theo dõi và giám sát hoạt động của Quốc hội, mà còn bị cản trở thô bạo như vậy, thì làm sao người lao động chân quê có thể len vào chốn “Quốc hội họp công khai”?

Đây là một trong những thử thách đầu tiên đối với Quốc hội sau khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực. Người dân có thể kiểm nghiệm thái độ tôn trọng và chấp hành Hiến pháp của chính bản thân Quốc hội, bằng cách sớm đăng ký tham gia chứng kiến trực tiếp các cuộc “họp công khai” của Quốc hội. Để tránh ngụy biện về hoàn cảnh chật chội, do chưa xây xong Nhà Quốc hội mới, có thể viết thẳng vào đăng ký rằng sẵn sàng đứng nghe hoặc mang theo ghế xếp để ngồi nghe.

Nếu Quốc hội viện cớ quanh co, không chịu thi hành cái điều khoản hiến định có thể dễ dàng thực hiện ngay lập tức, chẳng bị ai cản trở ngoài chính bản thân, thì chứng tỏ họ coi Hiến pháp vừa thông qua chỉ là trò đùa. Và nếu cơ quan lập hiến nhìn nhận như vậy thì đừng có hy vọng hão huyền vào sự tôn trọng Hiến pháp của bộ máy cầm quyền.

Ngược lại, nếu Quốc hội thực sự chấp nhận để người dân nào “vào nghe” các cuộc họp được hiến định là “công khai”, thì đó là một tín hiệu tốt, chứng tỏ Quốc hội cũng muốn xây dựng nhà nước pháp quyền.
Mánh lới bất thành

Trong Hiến pháp 2013, có ba điều hiến định về quyền công dân được kèm theo câu “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” hay “… do luật định”, đó là:

Điều 23 Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.“

Điều 25 Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.“

Điều 27 Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.“

Câu kèm theo đó mang dụng ý gì?
1.

Để trả lời câu hỏi trên, ta điểm lại quá trình thay đổi, biến dạng của điều hiến định về quyền “tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” qua các đời Hiến pháp của chế độ này.

Trong hai bản hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp 1946Hiến pháp 1959), các quyền công dân thuộc thể loại này được hiến định một cách vô điều kiện, không bị hạn chế (xem Phụ lục I). Có lẽ, đó là biểu hiện của thế hệ cầm quyền mới thoát thân từ cương vị bị trị, chưa kịp lĩnh hội đầy đủ kỹ năng quản lý xã hội, và cũng chưa bị nhiễm nặng “hội chứng cầm quyền”.

Hiến pháp thứ ba được thông qua vào năm 1980, giữa lúc đất nước đã thống nhất dưới sự lãnh đạo độc quyền của ĐCSVN. Trên đỉnh cao quyền lực, nhà cầm quyền không cần lấy lòng dân chúng như thời kỳ còn phải tranh chấp, nên một số quyền tự do của công dân trong Hiến pháp 1980 được hiến định kèm theo ràng buộc:

Điều 67 Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình,phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân.

Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó.

Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân.”

Tức là “các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình” của công dân phải “phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân”, trong đó “lợi ích của chủ nghĩa xã hội” chiếm vị trí hàng đầu, còn “lợi ích của nhân dân” chỉ đứng hạng hai. Cả hai loại lợi ích đó và cái gọi là “lợi ích của Nhà nước” đều trừu tượng, nên dễ quy chụp những hành động của dân chúng mà nhà cầm quyền không thích là “không phù hợp” hay “xâm phạm”các lợi ích đó.

Hiến pháp thứ tư – Hiến pháp 1992 – ra đời vào lúc Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở châu Âu đã sụp đổ đồng loạt,“chủ nghĩa xã hội” trở nên tai tiếng. Vì vậy, các nhà lập hiến Việt Nam đã xóa bỏ điều kiện “phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội” và thay bằng ràng buộc “theo quy định của pháp luật”:

Điều 69 Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”

Việc đột nhiên hủy bỏ nội dung “Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó” (vốn có trong Điều 67 Hiến pháp 1980Điều 25 Hiến pháp 1959) cho thấy: Ngay từ khi ban hành Hiến pháp 1992 nhà cầm quyền đã không muốn chấp nhận người dân thực thi các quyền hiến định ấy. Trên thực tế, họ đã dựa vào điều kiện “theo quy định của pháp luật” để “câu giờ”, cố tình không ban hành các luật liên quan, để lập luận rằng: Khi chưa có pháp luật quy định cụ thể thì chưa thể hành động “theo quy định của pháp luật”.

Nguy hiểm tiềm tàng của thuật ngữ “theo quy định của pháp luật” ẩn chứa trong không gian bao la của cái gọi là “pháp luật”. Theo Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 172008/QH12, thì trong “Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật” không chỉ có Hiến pháp và các luật, mà còn có cả “Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân”. Hơn nữa, Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân số 31/2004/QH11 cho phép

“Hội đồng nhân dân ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong những trường hợp… quyết định những chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp…”

và cho phép

“Uỷ ban nhân dân ban hành văn bản quy phạm pháp luật… để thi hành Hiến pháp…”

Như vậy, cả Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp phường, xã cũng có thể viện cớ hiến định để hạn chế quyền công dân. Vì Hiến pháp không quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, nên khó chỉ ra một cách trực tiếp rằng các hành vi sai trái hạn chế quyền công dân của các cơ quan đó là vi hiến.

Trong khi trì hoãn hơn nửa thế kỷ, cố tình không ban hành luật để bảo đảm thực hiện các quyền hiến định, thì nhà cầm quyền lại sinh ra một số nghị định và thông tư để hạn chế quyền tự do của công dân. Điển hình là cặp Nghị định số 38/2005/NĐ-CPThông tư số 09/2005/TT-BCA nhằm ngăn cấm thực thi quyền hội họp, biểu tình, và cặp Nghị định số 136/2006/NĐ-CPThông tư số 04/2010/TT-TTCP nhằm cản trở khiếu nại có nhiều người tham gia. Song bài “Lực cản Nhà nước pháp quyền“ đã chỉ ra rằng các nghị định và thông tư đó vi phạm Hiến pháp và luật.

Như đã khẳng định trong bài “Quyền biểu tình của công dân”: Chừng nào chưa có “quy định của pháp luật”, thì chừng ấy chưa có hạn chế đối với quyền biểu tình, nên công dân có quyền biểu tình một cách hoàn toàn tự do, theo đúng tinh thần của Hiến pháp 1992, không phải đợi đến lúc có Luật biểu tình hay một văn bản tương tự.

Sau mấy phương án dự thảo nhằm khắc phục tình trạng đuối lý (xem Phụ lục II), cuối cùng Hiến pháp 2013 (Điều 25)quy định:

“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.”

Mệnh đề “theo quy định của pháp luật” (trong Điều 69 Hiến pháp 1992) được xóa đi, không phải vì sự hào phóng đột biến, mà để thay bằng câu sau:

“Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Nghĩa là vẫn bảo lưu khả năng thao túng bao la của cái gọi là “pháp luật”. Đáng nói hơn, là ba chữ “việc thực hiện” được huy động vào cuộc. Để làm gì?

Một mặt, mục tiêu đặt ra chỉ là sửa đổi chứ không phải viết mới Hiến pháp, nên những chỗ thực sự cần thiết mới được sửa, nghĩa là thay đổi kể trên không thể vô tình, mà chắc đầy dụng ý. Mặt khác, bộ máy đương quyền càng tỏ ra ngu ngơ và gắn bó với đồng chí phương bắc bao nhiêu, thì lại càng ranh mãnh và đối kháng với Dân ta bấy nhiêu, cho nên chẳng ngạc nhiên khi năng lực sáng tạo của nhà cầm quyền lại được huy động để đối phó với Dân ta. Vì thuật ngữ “theo quy định của pháp luật” vẫn chưa đủ thuyết phục, nên nay thay nó bằng mệnh đề “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”, hẳn là để nhấn mạnh rằng “các quyền này” chỉ được “thực hiện” khi có “pháp luật quy định”.

Với mánh lới mới mẻ này, một bức tường pháp lý vững chắc hơn trước được dựng lên vô thời hạn để cản công dân đến với quyền tự do. Nếu sau này bất đắc dĩ phải để công dân “thực hiện” quyền nào đó, thì họ sẽ dùng pháp luật để hạn chế đáng kể quyền ấy.

Đó có lẽ cũng là chìa khóa để giải mã thâm ý của Điều 23 (về quyền tự do đi lại và cư trú, quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước) và Điều 27 (về quyền bầu cử và ứng cử) trong Hiếp pháp 2013.
2.

Nếu đấng sinh thành ra Hiến pháp 2013 nghĩ như vậy, thì đấy chỉ là ý muốn chủ quan của họ.

Không thể trì hoãn mãi mãi việc ban hành các luật liên quan. Chớ viện cớ thiếu thời gian hay thiếu kinh phí. Gần 70 năm đã trôi qua kể từ khi chế độ này ra đời, chẳng nhẽ vẫn chưa đủ thời gian để làm các luật bảo đảm thực thi quyền công dân hay sao? Bỏ hàng núi tiền của Nhân dân nuôi béo tham nhũng thì được, chẳng nhẽ trích một phần nhỏ kinh phí để làm luật lại không được hay sao? Hơn nữa, nhiều người sẵn sàng cùng nhau viết luật, và có đủ khả năng hoàn thành sản phẩm với chất lượng tốt trong thời gian ngắn. Chỉ cần Quốc hội chân thành đề nghị, thì họ sẽ ra tay. Nếu quả thật Quốc hội thiếu tiền, thì họ sẵn sàng làm không công, giống như bỏ công viết những bài như thế này.

Trong một thể chế xưng danh “Nhà nước pháp quyền” (Điều 2 Hiến pháp 2013) thì đảng cầm quyền cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Một khi đã hiến định rằng “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” và “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị” (Điều 16 Hiến pháp 2013), thì không thể đòi hỏi các tổ chức và cá nhân khác phải thực hiện những điều mà đảng cầm quyền và các đảng viên của nó không cần thực hiện.

Nếu đòi hỏi các tổ chức khác phải đăng ký và chỉ được hoạt động sau khi được cấp phép, thì sẽ vấp phải các câu hỏi sau đây: ĐCSVN đã làm thủ tục đăng ký thành lập khi nào? Đã được chính quyền thời đó cấp phép hay chưa? Cho đến nay, Luật quy định quyền lập hội, ban hành bởi Sắc lệnh số 102/SL-L004 do Chủ tịch Quốc hội Hồ Chí Minh ký ngày 20/5/1957, vẫn còn nguyên hiệu lực, và nó được lấy làm căn cứ cho Nghị định số 33/2012/NĐ-CP, mới được ký vào ngày 13/4/2012. Sắc lệnh này quy định:

Điều 4. Những hội đã thành lập trước ngày ban hành luật này và đã hoạt động trong vùng tạm bị chiếm trong thời kỳ kháng chiến, nay muốn tiếp tục hoạt động, đều phải xin phép lại.”

Rõ ràng, ĐCSVN là “hội đã thành lập trước ngày ban hành luật này” và “đã hoạt động trong vùng tạm bị chiếm trong thời kỳ kháng chiến”. Vậy thì, sau ngày 20/5/1957, ĐCSVN đã làm thủ tục “xin phép lại” hay chưa?

Điều 4 Hiến pháp 2013 quy định:

“Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”

“Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

Cho đến tận bây giờ, Hiến pháp vẫn chưa xác định nhiệm vụ và quyền hạn của “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, trong khi hiến định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Hiến pháp và pháp luật cũng chưa hề ban hành “khuôn khổ” hoạt động của đảng. Song ĐCSVN không hề chờ đợi, mà vẫn ngang nhiên “hoạt động”. Vậy thì tại sao lại không chấp nhận cho công dân thực thi các quyền hiến định, mà đòi họ phải chờ đợi, đến khi có “pháp luật quy định” thì mới được “thực hiện các quyền này”?
3.

Như đã viết ở trên, các quyền công dân tại Điều 23, Điều 25Điều 27 được hiến định không kèm theo ràng buộc, chẳng phải vì hào phóng bất thường, mà do dự định dùng luật và các văn bản dưới luật để “siết lại”. Tiếc thay, hiện trạng của Hiến pháp 2013 không cho phép bất kỳ ai triển khai ý đồ “siết lại” nữa. Vì sao?

Nguyên tắc sơ đẳng trong kỹ thuật lập hiến và lập pháp là: Luật và các văn bản dưới luật chỉ có thể hạn chế một quyền hiến định nào đó, nếu Hiến pháp cho phép hạn chế đích danh quyền ấy. Ví dụ, Hiến pháp CHLB Đức quy định như sau:

Điều 5

(1) Mọi người có quyền tự do phát biểu và phổ biến quan điểm của mình bằng lời nói, chữ viết và hình ảnh, và tự do tìm hiểu thông tin từ các nguồn có thể truy cập phổ thông. Tự do báo chí và tự do thông tin được đảm bảo. Không được kiểm duyệt.

(2) Những quyền này bị hạn chế bởi quy định trong các luật phổ quát, bởi quy định của Luật bảo vệ thanh thiếu niên, và bởi quyền được bảo vệ danh dự cá nhân…”

Điều 8

(1) Mọi người Đức đều có quyền tụ họp một cách hòa bình và không mang theo vũ khí, mà không cần phải trình báo hay được chuẩn y.

(2) Đối với các cuộc tụ họp ngoài trời, quyền này có thể bị hạn chế bằng luật hoặc trên cơ sở của một luật.”

Nguyên tắc sơ đẳng đó không phải là quá xa lạ với các nhà lập hiến Việt Nam. Có điều, lẽ ra phải được trình bày một cách rõ ràng và chính xác, Hiến pháp Việt Nam lại bị lây nhiễm cái ngôn ngữ của chính trường hoang vắng lòng trung thực: Khi nói thẳng thì không thật, còn sự thật thì lại bị úp mở, trình bày quanh co… Thay vì viết rõ là “quyền… có thể bị hạn chế bằng pháp luật”, thì lại che dấu sau thuật ngữ “có quyền… theo quy định của pháp luật”.

Trong Hiến pháp 1992, cụm từ “theo quy định của pháp luật” đã được viết kèm theo một số quyền công dân, đó là:

- Quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Điều 54);

- Quyền tự do kinh doanh (Điều 57);

- Quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp (Điều 63);

- Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước (Điều 68);

- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình (Điều 69).

Và quyền xây dựng nhà ở thì được gắn với điều kiện “theo quy hoạch và pháp luật” (Điều 62). Viết như vậy có nghĩa là có thể dùng pháp luật để hạn chế các quyền ấy.

Hiến pháp 2013 bỏ hiến định về quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp, đồng thời bỏ hiến định về quyền xây dựng nhà ở của công dân. Quyền tự do kinh doanh được hiến định đơn giản và rõ ràng hơn:

Điều 33 Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.”

Đây cũng là một cách hiến định, rằng có thể ban hành pháp luật để hạn chế quyền tự do kinh doanh.

Cách hiến định này cũng “tế nhị” như thuật ngữ “trái luật” trong hai ngữ cảnh sau đây:

“Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.” (Điều 19 Hiến pháp 2013)

“Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.” (Điều 21 Hiến pháp 2013)

Ngụ ý là: Có thể ban hành luật để “tước đoạt tính mạng” của ai đó và cho phép một số đối tượng được quyền “bóc mở, kiểm soát, thu giữ… thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”.

Rõ ràng là Hiến pháp 2013 không lãng quên nguyên tắc lập hiến: Để có thể hạn chế một quyền hiến định bằng luật hay văn bản dưới luật, thì trước hết phải hiến định về khả năng hạn chế ấy. Vậy mà Hiến pháp 2013 lại hiến định mấy quyền một cách vô điều kiện tại Điều 23, Điều 25Điều 27, không kèm theo hạn chế và cũng không có hiến định về khả năng hạn chế các quyền ấy bằng pháp luật.

Mệnh đề “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” được kèm theo chỉ cho phép ban hành pháp luật để hướng dẫn cách “thực hiện”, mà kết quả cuối cùng phải là người dân được “thực hiện” các quyền đó. Luật và các văn bản dưới luật không được phép gây khó dễ, nhằm cản trở hay tạo cớ ngăn cấm “thực hiện”, vì như vậy là vi phạm Hiến pháp 2013.

Có thể một số vị sẽ cố lập luận, rằng mệnh đề “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” chứa đựng khả năng dùng pháp luật để hạn chế hay khước từ “việc thực hiện các quyền này”. Song họ sẽ vấp phải câu hỏi: Tại sao không viết thẳng, viết rõ dự định hạn chế hay khước từ ấy trong Hiến pháp? Cố tình mập mờ để đánh lừa ai?

Khoản 1 Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 12/2008/QH12 quy định:

“Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.”

Theo đó, nếu nhà cầm quyền dự định dùng pháp luật để hạn chế một quyền hiến định nào đó, thì phải trình bày dự định ấy trong Hiến pháp một cách “rõ ràng, dễ hiểu”, chẳng hạn: “Quyền này có thể bị hạn chế bằng pháp luật.”

Hiến pháp đích thực phải được viết một cách trung thực. Hiến pháp dành cho toàn thể Nhân dân, nên nó phải được “diễn đạt… rõ ràng, dễ hiểu” đến mức dân thường cũng có thể hiểu để thi hành. Không được vận dụng kỹ năng lập lờ lươn lẹo từ chính trường vào Hiến pháp nhằm đánh lừa người dân.

Có lẽ các nhà lập hiến CHXHCN Việt Nam chẳng có ý định đi xa đến mức chấp nhận những quyền con người, quyền công dân hoàn toàn “bao la”, không hề bị hạn chế. Nhưng “bút sa gà chết”, câu chữ mà họ sử dụng trong Hiến pháp 2013 chỉ cho phép kết luận như trên.
Sai lầm tai hại

Điều gì khiến các nhà lập hiến sơ suất như vậy? Hẳn là do chủ quan, quá ỷ lại vào khả năng thao túng của Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013, quy định rằng:

“Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”

Ý đồ và hệ quả của nước cờ lạ lẫm này là gì?
1.

Vốn dĩ, nội dung của điều khoản trên được thể hiện trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (được đăng tải để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 2/1/2013) tại Khoản 2 Điều 15 như sau:

“Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.”

Bài “Teo dần quyền con người trong Hiến pháp” đã phê phán khoản dự thảo này và chỉ rõ: Danh sách “lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng” rộng đến mức có thể bao trùm mọi hoàn cảnh thông thường. Cho nên, nhà cầm quyền luôn có thể viện dẫn những lý do đó, nhằm giới hạn quyền con người và quyền công dân. Và bất cứ lúc nào họ muốn thì đều quan niệm là “trường hợp cần thiết”. Vì vậy, việc nhét chữ “chỉ“ vào điều khoản ấy chẳng hề có tác dụng hạn chế phạm vi hành động của giới cầm quyền, mà cốt để ngụy trang, che đậy mục đích hiến định hóa việc chính quyền có thể giới hạn quyền con người và quyền công dân. Hơn nữa, dự thảo không hề đề cập ai và cấp nào có quyền giới hạn. Điều đó mở đường cho bộ máy cầm quyền các cấp có thể can thiệp tùy tiện vào quyền con người và quyền công dân.
2.

Để khắc phục nguy cơ tùy tiện, các nhà lập hiến đã bổ sung thêm ràng buộc “chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật“ vào Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013. Điều kiện này kéo theo hệ quả gì?

Trước kia, bài “Lực cản Nhà nước pháp quyền“ đã dựa vào nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ được hiến định tạiĐiều 112 Hiến pháp 1992 để chỉ ra tính vi hiến của Nghị định số 38/2005/NĐ-CPNghị định số 136/2006/NĐ-CP. Vì Hiến pháp không quy định nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy nhà nước từ cấp bộ và tỉnh thành trở xuống, nên không thể sử dụng cách lập luận này để chỉ ra tính vi hiến của văn bản pháp quy do các cấp dưới ban hành.

Nhưng bây giờ thì việc chứng minh tính vi hiến trở nên đơn giản hơn. Theo Điều 14 Hiến pháp 2013, ngoài Hiến pháp, chỉluật mới được hạn chế quyền con người, quyền công dân. Có nghĩa là: Tất cả các nghị quyết, pháp lệnh, lệnh, quyết định, nghị định, thông tư… đều trở nên vi hiến nếu chúng hạn chế quyền con người, quyền công dân. Chẳng hạn như các văn bản hạn chế quyền hội họp, biểu tình (Nghị định số 38/2005/NĐ-CP), hạn chế quyền khiếu nại, tố cáo (Nghị định 136/2006/NĐ-CP), hạn chế quyền lập hội (Quyết định 97/2009QĐ-TTg, Nghị định 45/2010/NĐ-CP, Nghị định 33/2012/NĐ-CP), hay hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin trên mạng internet (Nghị định 72/2013/NĐ-CP)…

Đáng lưu ý là: Giữa thời buổi bộ máy cầm quyền đã tha hóa, phạm trù “công vụ” thường bị lạm dụng để ngụy trang cho những hành động xấu xathuật ngữ “chống người thi hành công vụ” hay bị lạm dụng để vu khống dân lành, thì Chính phủ lại mới ban hành Nghị định 208/2013/NĐ-CP, trong đấy cho phép:

“… người thi hành công vụ được… nổ súng để phòng vệ chính đáng, tấn công, khống chế, bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ.”

Có nghĩa là nghị định này cho phép người thi hành công vụ xâm phạm “quyền bất khả xâm phạm về thân thể” (hiến định tại Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013), thậm chí có thể “tước bỏ tính mạng” và “quyền sống“ (hiến định tại Điều 19 Hiến pháp 2013) của người dân trong một số trường hợp. Như vậy là vi phạm Điều 14 Hiến pháp 2013.

Nghị định 208/2013/NĐ-CP có quy ước:

“Việc nổ súng trong khi thi hành nhiệm vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Nhưng pháp lệnh không phải là luật, nên việc Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 cho phép “nổ súng” vào người dân cũng là trái với quy định của Điều 14 Hiến pháp 2013. Do đó, viện dẫn pháp lệnh đó không có tác dụng cải thiện tình trạng vi hiến của Nghị định 208/2013/NĐ-CP.

Điều nghiêm trọng là: Nghị định 208/2013/NĐ-CP được ban hành vào ngày 17/12/2013, tức là 19 ngày sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp 2013, và nó có hiệu lực từ ngày 1/2/2014, tức là một tháng sau khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực. Như vậy, việc ban hành Nghị định 208/2013/NĐ-CP rõ ràng là một hành vi vi phạm Hiến pháp 2013 trong thế chủ động, không phải bị động như những nghị định đã được ban hành từ trước khi Hiến pháp 2013 được thông qua. Vì sao Chính phủ lại hành động bất chấp Hiến pháp như vậy? Quốc hội định “xử lý” thế nào đối với “hành vi vi phạm Hiến pháp” đó của Chính phủ?
3.

Như đã viết trong phần 5.1, khi được đưa vào dự thảo, mục đích nguyên thủy của Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 lànhằm hiến định khả năng hạn chế các quyền con người, quyền công dân. Song họ đã đi sai nước cờ, chọn nhầm cách thể hiện.

Với cách viết như hiện nay, họ mới thể hiện điều kiện cần, là nếu được phép hạn chế thì “chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật“. Nó chưa thể hiện được điều kiện đủ cho việc hạn chế quyền con người, quyền công dân, tức làchưa hề cho phép ban hành luật để hạn chế các quyền ấy.

Những ai đã lĩnh hội kiến thức ở trường phổ thông đều phân biệt được giữa “điều kiện cần” và “điều kiện đủ”, và đều hiểu rằng “chỉ có thể…” không có nghĩa là “có thể…”. Ví dụ: Chắc mọi người đều đồng ý là “chỉ có thể làm Chủ tịch Quốc hội nếu không mù chữ”. Nhưng như vậy không có nghĩa là thừa nhận mệnh đề “có thể làm Chủ tịch Quốc hội nếu không mù chữ”.

Để thể hiện “điều kiện cần và đủ”, lẽ ra phải viết thêm vào Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 một từ “có thể” nữa, chẳng hạn:

“Quyền con người, quyền công dân có thể và chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
4.

Nhưng đấy chỉ là xét về lô-gíc ngôn ngữ thuần túy. Còn về mặt pháp lý, thì không thể hiến định như vậy. Bởi lẽ, nếu chấp nhận việc hiến định một cách chung chung, thì có thể thay điều khoản trên bằng một câu còn tổng quát hơn nữa, đó là:

“Mọi quy định của Hiến pháp đều có thể thay đổi trong trường hợp cần thiết.”

Và khi đó Hiến pháp cũng trở nên vô dụng, chẳng cần tốn công bàn luận về nó làm gì nữa.

Khoản 2 Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 12/2008/QH12 viết rõ:

“Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định trực tiếp nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung.“

Trong Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013, phạm trù “quyền con người, quyền công dân” quá chung chung và các “nội dung cần điều chỉnh” không hề được “quy định trực tiếp”. Chùm “lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” cũng quá chung chung, bao la đến mức có thể quy chụp mọi hoàn cảnh. Khi nhà cầm quyền muốn, thì tất nhiên họ coi đó là “trường hợp cần thiết”. Cho nên, nếu hiến định như vậy, thì bất cứ quyền con người và quyền công dân nào cũng có thể bị chà đạp một cách “hợp pháp”.

Có thể ai đó sẽ ngụy biện, rằng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới phải phù hợp với Hiến pháp, còn Hiến pháp không cần phải phù hợp với luật ấy. Đừng quên, rằng khi viết và thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, thì Hiến pháp 1992 vẫn còn có hiệu lực, và Khoản 2 Điều 5 Luật số 12/2008/QH12 hoàn toàn hợp hiến, nên họ vẫn phải tuân theo.Nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp có thể không cần phải tuân theo luật, nhưng hành vi của những người viết và thông qua Dự thảo thì vẫn phải tuân theo luật hiện hành.

Thế nào mới có thể coi là “quy định trực tiếp nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung”? Thông thường, trong điều hiến định về quyền nào đó thì cần quy định luôn hoàn cảnh và hình thức có thể hạn chế quyền ấy – Như vậy là“trực tiếp” nhất. Nếu có một hoàn cảnh cần phải hạn chế một số quyền khác nhau, thì có thể sinh ra một điều hiến định cho hoàn cảnh ấy, nhưng trong đó phải nêu đích danh các quyền cần phải hạn chế một cách cụ thể (tức là “không quy định chung chung”). Như vậy mới là “quy định trực tiếp nội dung cần điều chỉnh”.

Một ví dụ minh họa là Điều 17a Hiến pháp CHLB Đức. Khoản 2 của điều này viết rằng:

“Các luật phục vụ mục tiêu quốc phòng và bảo vệ thường dân có thể quy định hạn chế quyền cơ bản về tự do cư trú, đi lại (Điều 11) và bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 13).”

Ở đây, hoàn cảnh “có thể quy định hạn chế quyền cơ bản” được viết cụ thể là “phục vụ mục tiêu quốc phòng và bảo vệ thường dân”. Hình thức, phương tiện hạn chế được quy định cụ thể là “luật”. “Nội dung cần điều chỉnh” được quy định cụ thể là “quyền cơ bản về tự do cư trú, đi lại (Điều 11) và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 13)” – Nghĩa là không chỉ nêu đích danh quyền bị hạn chế, mà còn phải viết rõ là quyền đó được quy định ở điều nào của Hiến pháp. Như thế mới có thể coi là “quy định trực tiếp”, “không quy định chung chung”.

Trong thể chế Cộng hòa, Nhà nước phải là “của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân”, và đương nhiên Hiến pháp cũng phải là “của Nhân dân” và “vì Nhân dân”, bất kể nó “do” ai viết ra và “do” ai thông qua. Vì vậy, nhiệm vụ của Hiến pháp là hạn chế sự tùy tiện của bộ máy Nhà nước, để bảo vệ Nhân dân, bảo vệ quyền con người và quyền công dân, chứ không phải là khống chế Nhân dân, hạn chế quyền con người và quyền công dân, để bảo vệ Nhà nước và để bộ máy ấy dễ hành xử tùy tiện.

Tóm lại, không thể biến báo Điều 14 Hiến pháp 2013, hay tạo mới một điều khoản duy nhất, để hiến định khả năng hạn chế tất cả các quyền con người và quyền công dân một cách chung chung! Do đó, không tồn tại khả năng hợp hiến nào để nhà cầm quyền có thể hạn chế các quyền được hiến định tại Điều 23, Điều 25Điều 27 của Hiến pháp 2013.
5.

Để ý thức rõ hơn hậu quả tai hại của nước cờ lập hiến sai lầm, hãy xem xét điều khoản hiến định về “quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở”.

Vốn dĩ, Điều 71 Hiến pháp 1980 quy định:

“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Việc khám xét chỗ ở phải do đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành, theo quy định của pháp luật.”

Sau đó, Điều 73 Hiến pháp 1992 bỏ bớt câu thứ ba và chỉ giữ lại hai câu đầu:

“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.“

Nghĩa là cả hai Hiến pháp “tiền nhiệm” đều “trừ trường hợp được pháp luật cho phép” ra khỏi phạm trù “Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý”.

Nhưng bây giờ mệnh đề “trừ trường hợp được pháp luật cho phép” bị xóa khỏi Hiến pháp 2013:

Điều 22
Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
Việc khám xét chỗ ở doluậtđịnh.”

Như vậy, Hiến pháp 2013 quy định dứt khoát rằng: “Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.” Và không hề loại trừ bất cứ trường hợp nào.

Hệ quả pháp lý của Khoản 3 Điều 22 chỉ là: “Việc khám xét chỗ ở” phải “do luật định”, tức là phải dùng luật, chứ không được dùng các văn bản dưới luật, như nghị định, thông tư…, để quy định việc khám xét chỗ ở. Khoản 3 không hề hạn chế hay phủ định Khoản 2, nghĩa là không hề cho phép ban hành luật quy định “việc khám xét chỗ ở” của bất kỳ người nào trong trường hợp “không được người đó đồng ý”.

Vậy thì nhà cầm quyền sẽ làm thế nào khi cần khám xét chỗ ở của nghi can nhưng “không được người đó đồng ý”?

Trong tiếng Việt thì “không ai…” có nghĩa là “không người nào…”, kể cả công an và các loại “tay chân” của họ. Cho đến nay, họ thường cho người đóng vai “quần chúng bức xúc”, hay giả dạng “côn đồ tự phát”, thậm chí huy động cả côn đồ đích thực, để đàn áp công dân thực thi các quyền hiến định. Bây giờ, khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực, nếu cần khám xét chỗ ở của đối tượng nào đấy nhưng “không được người đó đồng ý”, chẳng nhẽ lại bắt con người đóng con vật hay sao? Hay tự phủ định tư cách “người” của mình? Hay ngang nhiên hành động bất chấp Hiến pháp?

Ai cũng biết cái thông lệ được thừa nhận khắp thế giới, là bộ máy công an, cảnh sát phải được Hiến pháp và luật cho phép khám xét chỗ ở trong một số trường hợp cần thiết, cho dù chủ nhân có đồng ý hay không. Vậy mà, thông qua câu chữ đã thể hiện trong Hiến pháp 2013, Quốc hội khóa XIII đã tước bỏ mất khả năng khám xét hợp lý ấy. Buồn thay…

*

* *

Những điều đã trao đổi trong bài này dựa trên tư duy và lô-gíc thông thường, dưới giả thiết là nhà cầm quyền thực tâm tôn trọng và chấp hành Hiến pháp. Tiếc rằng, bằng hành động thực tế, họ thường xuyên phủ định giả thiết đó. Hiển nhiên, nếu nhà cầm quyền chỉ coi Hiến pháp là một thứ “tập làm văn”, thì mọi suy luận về hệ quả của nó đối với thực tế cuộc sống là hoàn toàn vô nghĩa.

Đọc những điều mà ta đã và sẽ còn tiếp tục rút ra, chắc hẳn nhiều vị đại biểu Quốc hội giật mình, khi thấy rõ hơn hình hài cái Hiến pháp mà mình đã tắc trách nhấn nút “tán thành” lúc mới hiểu lõm bõm. Ngược lại, có thể một số vị đã trực tiếp tham gia viết và chỉnh sửa dự thảo Hiến pháp sẽ phản ứng và quả quyết rằng họ nghĩ hoàn toàn khác. Nhưng đối với văn bản Hiến pháp thì các tác giả nghĩ ra sao chỉ là chuyện phụ, điều quyết định là họ đã viết như thế nào. Bởi không phải cái tư duy quanh co hay ý đồ mập mờ của phía lập hiến, mà chính câu chữ, lời văn được thể hiện trong Hiến pháp mới xác định nội dung hiến định. Do đó, dù tuân theo nguyên tắc khách quan, ta chỉ cần dựa trên thực trạng văn bản Hiến pháp đã được Quốc hội thông qua và đang có hiệu lực để suy luận, chứ không phải lệ thuộc vào những gì đã diễn ra trong đầu của thế lực cầm quyền và quân sư của họ.

Có lẽ do ỷ thế lập pháp, nên chủ quan mà đi sai nước cờ lập hiến. Bây giờ biết tính sao đây? Vừa thông qua Hiến pháp 2013 với sự tán thành gần như tuyệt đối, chẳng nhẽ bây giờ Quốc hội lại đem nó ra mà tẩy xóa? Đã quả quyết rằngHiến pháp 2013 “thể hiện được ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, ý Đảng hợp với lòng dân”, thì bây giờ Quốc hội có quyền bất chấp “nguyện vọng của Nhân dân” và “lòng dân” để sửa chữa nó hay không?

Trước sự cố ngoài ý muốn kiểu này, thông thường có ba cách xử lý như sau.

(1) Quân tử nhất ngôn: Đành chấp nhận hậu quả do sai lầm của chính mình gây ra, thực hiện đúng văn bản Hiến pháp mà mình đã ban hành, dù trái ý và bất lợi cho nhà cầm quyền.

(2) Kiên định & trung thực: Không muốn rời bỏ ý định vốn có, nên thẳng thắn thừa nhận sai lầm, xin lỗi và xin phép Nhân dân cho sửa chữa các lỗi đã phạm phải, để Hiến pháp thể hiện đúng ý định của thế lực cầm quyền, dù nó mới được thông qua, còn chưa ráo mực.

(3) Ù lì bất chấp: Không chịu thừa nhận sai lầm, mà vẫn hành động theo ý mình, bất chấp hiện trạng của văn bản Hiến pháp.

Không hiểu Quốc hội (với tư cách cơ quan lập hiến) và thế lực thực quyền (điều khiển hành vi của Quốc hội) sẽ chọn cách nào?

* * * * * * * * * *

Phụ lục I

Điểm chung trong hai bản hiến pháp đầu tiên của chế độ này là một số quyền công dân được hiến định một cách đơn giản, vô điều kiện, không bị hạn chế. Hiến pháp 1946 quy định như sau:

“Điều thứ 10

Công dân Việt Nam có quyền:

- Tự do ngôn luận

- Tự do xuất bản

- Tự do tổ chức và hội họp

- Tự do tín ngưỡng

- Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.”

Mười ba năm sau, Hiến pháp 1959 sửa lại thành:

Điều 25 Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó.”

Phụ lục II

Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (được đăng tải để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 2/1/2013), Điều 69 Hiến pháp 1992 đã được sửa lại như sau:

“Điều 26 Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”

Điều gì thay đổi ở đây? Như đã phân tích trong bài “Teo dần quyền con người trong Hiến pháp”, họ xóa đi hai chữ “có quyền” trước đoạn “được thông tin” và trước đoạn “hội họp, lập hội, biểu tình”. Đồng thời, dùng chữ “được” (vốn dĩ chỉ là một thành phần của từ “được thông tin”) thay cho hai chữ “có quyền” ấy. Để làm gì? Để xóa bỏ những quyền cơ bản đó của công dân. Từ chỗ công dân luôn “có quyền” (kể cả khi không có luật hoặc chưa có luật liên quan), bây giờ bị tước“quyền”, và “quyền” bị hạ cấp xuống thành những thứ “được” ban phát. Mà “được… theo quy định của pháp luật” thì cũng có nghĩa là “chỉ được… theo quy định của pháp luật”. Tức là công dân “chỉ được” ban phát nếu nhà cầm quyền đã ban hành “quy định của pháp luật”. Khi nhà cầm quyền chưa muốn, lờ đi việc ban hành “quy định của pháp luật”, thì người dân sẽ không “được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”. Qua đó ta thấy, nhà cầm quyền vẫn duy trì ý chí cản trở công dân thực thi các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình.

Cuối cùng, trong Hiến pháp 2013 mới được thông qua, các tác giả đã bỏ từ “được” và thay nó bằng từ “tiếp cận”:

“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.” (Điều 25)

Như vậy là cụm từ “Công dân có quyền” ở đầu câu không còn bị chữ “được” chặn đường, mà có thể tác động liên thông tới tận từ “biểu tình” ở cuối câu.

Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2014