Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Mập mờ lá bài chính trị Việt Nam

Blog Diễn đàn Dân sự: Tiếp lời tác giả bài viết về điều mà ông gọi là vừa “rất gia đình” vừa hơi “giang hồ".
 1

xin mời tham khảo một ví dụ rất đặc trưng qua câu chuyện quanh một bài báo cách nay đúng 2 năm, mà nó đã khiến cho tờ báo ngay tức khắc phải “tự xử”, tự nhận mình đã đưa thông tin “hoàn toàn bịa đặt”, xin bị kỷ luật. Nghe nói báo này đã bị đình bản 3 tháng, vài nhà báo phải điêu đứng “sự nghiệp chính trị”. Chất “gia đình” và “giang hồ” càng rõ hơn khi câu chuyện chẳng có vẻ gì là “chính trị” cả, mà lại là chuyện … bóng đá:


“Buổi ăn tối giữa các doanh nhân hàng đầu Việt Nam với người đứng đầu Chính phủ kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ (khoảng 18h00 đến 21h00).  (Tối 11.1)


Sau cuộc gặp gỡ với Thủ tướng, tối khuya hôm đó, 4 lãnh đạo VPF đã ngồi thảo luận tiếp với nhau và kết quả là sáng ngày hôm sau (12/1), VPF đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ (CV 38). Và không lâu sau ngay sau khi CV 38 của VPF được gửi đi, buổi trưa hôm qua (12/1), Văn phòng Chính phủ đã có đáp công văn được in chữ “Hỏa tốc” (CV 268/VPCP-KGVX) gửi cho Bộ VH-TT&DL.

 Với cú ra chân dứt điểm bất ngờ này, VPF đã thay đổi hoàn toàn cục diện “trận đấu” để đưa ngược liên minh VFF-AVG vào thế phòng ngự.”

.

Có lẽ Bộ 4T cùng Bộ Văn-Thể-Du nên sớm lĩnh hội ý kiến Thủ tướng trong “Thông điệp đầu năm” để “minh bạch hóa” vụ giải quyết thần tốc và tự xin kỷ luật cấp tốc đó vì đã dám “công khai”, “minh bạch”. Và cũng xin gửi ý kiến này tới mục “Mời bạn đọc hiến kế” trong Diễn đàn “Làm thế nào thực hiện thông điệp của Thủ tướng?” do báo Tuổi trẻ khơi mào, may ra được tiếp thu.

.


.

BT

BBC tiếng Việt
Tiến sỹ Đoàn Xuân Lộc. Gửi cho BBC Việt ngữ từ London
Cập nhật: 14:09 GMT – thứ sáu, 10 tháng 1, 2014
1Một trong những điểm quan trọng được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu lên trong thông điệp đầu năm của ông là ‘xây dựng một Nhà nước pháp quyền’, trong đó ‘mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch’.
Những chi tiết liên quan đến ‘vụ án’ Dương Chí Dũng mới được tiết lộ trong những ngày qua – như tham ô, hối lộ, mật báo, chạy tội – cho thấy để có thể phát triển, hơn bao giờ hết Việt Nam cần ‘xây dựng một Nhà nước pháp quyền’.
Nhưng chính những lời khai, tiết lộ chấn động ấy cũng minh chứng thêm rằng trong một thể chế coi trọng tình ‘đồng chí’ và nặng tình ‘huynh đệ’ như Việt Nam xây dựng một Nhà nước thực sự thượng tôn pháp luật quả là không dễ – nếu không muốn nói là không thể.
Nặng tình ‘đồng chí’, ‘anh em’
Có một thuật ngữ, dù chỉ mới chỉ xuất hiện trong ‘chính trị’ Việt Nam kể từ hơn một năm nay nhưng lại là một cụm từ rất phổ biến, được viết, được dùng nhiều trong thời gian qua: đó là ‘đồng chí X’. Vừa mới gõ ‘đồng chí X’ vào mục tìm kiếm của Google, chỉ trong vòng 0.25 giây, tác giả bài viết này đã thấy có đúng 37 triệu kết quả liên quan đến thuật ngữ đó.
Thuật ngữ ấy được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dùng để nói về ‘một đồng chí trong Bộ Chính trị’ không bị thi hành kỷ luật tại Hội nghị 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 10 năm 2012.
Trước khi Hội nghị 6 diễn ra, dư luận quốc tế và Việt Nam đồn đoán rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị kỷ luật.
Và mấy ngày qua, báo chí và dư luận Việt Nam lại biết đến một thuật ngữ khác 2được ông Dương Chí Dũng dùng khi khai về người đã báo tin cho mình bỏ trốn là ‘một ông anh’ trong ngành Công an. Danh tính của người ‘ông anh’ được (hay bị) ông Dũng tiết lộ là Phạm Quý Ngọ – Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an, Cựu Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm.
Khi tường thuật về phiên tòa xét xử ông Dương Tự Trọng về tội ‘Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài, một số báo Việt Nam đăng (rồi gỡ xuống) đã nêu đích danh người mật báo cho ông Dũng là ông Ngọ, trong khi một số báo khác chỉ gọi người báo tin ấy là ‘một ông anh’.
Cũng trong phiên tòa này, ông Dũng còn khai ra một số ‘anh’, ‘chị’ khác biết hay liên quan đến ‘công việc làm ăn’ hoặc chuyện hối lộ của mình như ‘chị Lan’, ‘anh Tiệp’, ‘anh Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an’.
Khác hẳn với mối tương quan nặng tình ‘đồng chí’ giữa ông Trọng, ông Sang và ‘một ủy viên Bộ Chính trị’ không bị thi hành kỷ luật, ‘quan hệ’ giữa ông Dương Chí Dũng với những người được ông tiết lộ lại đậm tình ‘anh, chị, em’ – vừa rất gia đình nhưng nghe cũng có chút gì đó hơi ‘giang hồ’.
Câu chuyện về ‘đồng chí X’ và người ‘ông anh’ trên hé mở nhiều điều đáng bàn, đáng lo về chính trị ở Việt Nam – trong đó có tình trạng không minh bạch, thiếu pháp quyền trong tổ chức, quản lý Nhà nước. Đây vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của những bất cập, bê bối, tệ nạn, nhức nhối khác, như tham nhũng hay những ‘đại án’, như Vinalines – tại Việt Nam.
Quan hệ mờ ám
Trong cuộc nói chuyện với cử tri tại TP Hồ Chí Minh hai ngày sau Hội nghị 6 kết thúc, được Đài Truyền hình Trung ương VTV1 cũng như báo chí Việt Nam tường thuật rộng rãi, ông Trương Tấn Sang giải thích rằng Hội nghị không tiến hành kỷ luật ‘đồng chí X’, không phải vì cá nhân đó ‘không có lỗi’ mà ‘chỉ vì cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại’.
4Khi trả lời những chất vấn, bức xúc của dân trong một lần ông tiếp xúc với cử tri tại Hà Nội vào đầu tháng 12 năm 2012 và cũng được báo chí Việt Nam trích dẫn, tường thuật, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì cho rằng kỷ luật không phải là tốt và đúng vì làm vậy ‘mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán, thù oán, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ’.
Chuyện ông Sang và ông Trọng không dám nêu đích danh ‘một ủy viên trong Bộ Chính trị’ ấy là ai – và đặc biệt cách họ giải thích, biện hộ cho việc không tiến hành kỷ luật nhân vật ấy – cho thấy giới lãnh đạo chóp bu của Việt Nam không chỉ mập mờ, né tránh mà còn cả nệ, lãnh đạo bằng tình cảm hơn là bằng luật pháp và vẫn coi trọng quyền lợi của đảng, của ‘đồng chí’ mình hơn quyền lợi của người dân, đất nước.
Những chuyện như thế chắc chắn không xẩy ra tại một nước dân chủ, đa đảng vì tại những quốc gia đó – dù là quan chức cao hay thấp, thuộc bất cứ đảng phải nào – nếu bị phát hiện làm những điều phi pháp, gây tổn hại cho dân, cho Nhà nước đều bị truy tố, xét xử, trừng phạt.
Chẳng hạn, cách đây hai năm, tại Anh, ông Chris Huhne buộc phải rời bỏ chức dân biểu đảng Dân chủ Tự do và vị trí Bộ trưởng Bộ Năng lượng khi bị cáo buộc đã đổ cho vợ lái xe vượt quá tốc độ cho phép 10 năm về trước. Và trong phiên tòa vào tháng Ba năm 2013, ông buộc phải thừa nhận tội đó và bị kết án tám tháng tù.
Nếu sống trong đất nước pháp luật công minh hay trong một quốc gia thượng tôn pháp luật, ông Trọng chắc chắn không phải sợ chuyện ‘ân oán, thù oán’ vì những chuyện đó thường chỉ diễn ra trong một xã hội không có pháp luật hay ở những chốn giang hồ.
Sự không minh bạch, thiếu thượng tôn pháp luật trong quản lý Nhà nước hay công tư nhập nhằng tại Việt Nam thể hiện khá rõ qua những lời khai gây sốc của ông Dương Chí Dũng.
Chưa bàn đến những tiết lộ chấn động của ông Dũng đúng hay không – và nếu 4đúng, đúng đến mức độ nào. Nhưng cách ông gọi ông Phạm Quý Ngọ và ông Trần Đại Quang, hai vị tướng trong ngành công an – một người mới đây được giao làm Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines  và người kia là một Ủy viên Bộ Chính trị và Bộ trưởng Bộ Công an – bằng ‘anh’ một cách thân thiện trong một phiên tòa đang được công luận quan tâm như thế chứng tỏ rằng họ có liên hệ với nhau và mối quan hệ đó khá mật thiết, rất riêng tư.
Trong thời gian qua dư luận và thậm chí một số lãnh đạo Việt Nam cho rằng ở Việt Nam tham nhũng nhiều vì các ‘nhóm lợi ích’ câu kết với nhau, lũng đoạn và chi phối kinh tế, xã hội Việt Nam.
Những lời khai và cách xưng hô của ông Dũng trong phiên tòa giờ còn cho thấy giữa một số quan chức Việt Nam và một số lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt cách doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước, có những mối quan hệ ‘làm ăn’ gần gũi, đặc biệt.
Và phải chăng đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nạn tham nhũng, tham ô hay những vụ như Vinalines?
Dù sao đi nữa những tiết lộ và cách xưng hô của ông đã đặt ra biết bao nhiêu câu hỏi, nghi ngờ về sự minh bạch trong quản lý, tổ chức Nhà nước và chính trị Việt Nam nói riêng và buộc giới lãnh đạo Việt Nam phải trả lời nếu họ thực sự muốn ‘xây dựng một Nhà nước pháp quyền’.
Nói dễ làm rất khó
Nếu theo dõi những phát biểu hay động thái gần đây của một vài lãnh đạo cao cấp của Việt Nam – như ông Nguyễn Phú Trọng hay Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh, người đã đến dự hai phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng và cũng là người đã từng tuyên bố sẽ ‘hốt hết, hốt liền’ những kẻ tham nhũng – xem ra chính quyền Việt Nam (hoặc ít ra một số lãnh đạo) mong muốn và quyết tâm chống tham nhũng.
6Có thể nói, trong giới lãnh đạo Việt Nam hiện tại, ông Trọng được coi là người trong sạch hơn hay ít tì vết hơn và ông Thanh là người khá cương quyết, mạnh bạo và được cho là ‘nói ít làm nhiều’.
Nhưng liệu hai ông và những quan chức khác ủng hộ lập trường của họ có thể giải quyết được nạn tham nhũng khi – như ông Trọng thừa nhận trong một lần tiếp xúc với cử tri tại quận Ba Đình vào tháng 9 năm 2013 và được báo giới trích dẫn – ‘có tham nhũng trong lực lượng chống tham nhũng’?
Xem ‘vụ án lộ bí mật nhà nước’ được tiến hành như thế nào và những nhân vật ông Dũng khai đã mật báo cho ông bỏ trốn, nhận tiền hối lộ của ông hay biết đến việc làm ăn của ông có bị điều tra trong những ngày tháng tới hay không sẽ biết được quyết tâm cũng như thực lực của họ trong việc chống tham nhũng.
Tuy vậy, dù kỳ vọng, mong đợi chắc có không ít người cho rằng chúng sẽ khó được tiến hành minh bạch, đến nơi đến chốn vì trong một thể chế chính trị như Việt Nam việc kỷ luật, điều tra hay xét xử một quan chức cao cấp liên quan đến tham ô, tham nhũng hoặc làm những sai trái gây tổn hại lớn cho Nhà nước và Nhân dân là một điều không dễ.
Chỉ khi nào mô hình, cơ cấu chính trị, kinh tế của Việt Nam – từ việc phân bổ quyền hành, chọn nhân sự đến việc lấy quyết sách – có sự minh bạch, cạnh tranh và bình đẳng thì quốc gia này mới hy vọng không còn những vụ án như vụ Vinalines và mới có thể xây dựng được ‘một Nhà nước pháp quyền’ như ông Nguyễn Tấn Dũng nêu trong thông điệp đầu năm của mình.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một nghiên cứu viên tại tổ chức Global Policy Institute tại Anh Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét