Mặc dù BCT đã nhất trí không có vùng cấm
vụ Dương Chí Dũng, song công tác điều tra đã bộc lộ nhiều cản trở do
tính chất cực kỳ nghiêm trọng của vụ việc. Nếu chứng minh được tướng Ngọ
cầm 1,6 triệu đô như ông Dũng khai thì chắc chắn tướng Ngọ sẽ đối mặt
với mức án tử hình và đây là lần đầu tiên VN tử hình một Ủy viên TƯ.
Ngay từ đầu, Cơ quan An ninh Bộ Công an đã “bó tay” không thể điều tra
ra nổi người dích tin mặc dù ông Dũng khai rất rõ trước tòa rằng người
điện thoại dích tin chính là tướng Ngọ và có đưa cho đ/c này tổng cộng
1,6 triệu đô.
Về mặt nghiệp vụ, ngành Công an có thừa “võ” để làm án.
Vấn đề là ai sẽ làm mà thôi. Hãy xem vụ đánh án cách đây 20 năm trong đó
một tướng cấp dưới “rất quèn” được sử dụng để hạ cấp trên là Ủy viên
Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ CA đang có cơ lên Bộ trưởng.
Thực ra Bộ lúc đó là Bộ Nội vụ. Một
ngày Hà Nội mùa thu đẹp trời năm 1994. Đồng chí Thiếu tướng Trịnh Thanh
Thiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục CSND (lúc đó Bộ Nội vụ chỉ có 3 Tổng
cục: XDLL, An ninh ND và Cảnh sát ND) được cơ sở là đặc tình Hạnh “sự”
báo tin cho biết có một đường dây chuyên trấn tiền của đám buôn xe ô-tô
Phnom Penh – TPHCM – Cao Bằng – Trung Quốc. Người cầm đầu đường dây trấn
tiền là Đại úy Phạm Xuân Liên, đội trưởng một đội CSGT của Công an HN,
con trai Trung tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ
Nội vụ Phạm Tâm Long.
Nếu vào tay người khác thì có lẽ thông
tin này đã bị bỏ qua. Cần lưu ý, Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp là tay
nam chinh bắc chiến rất lão luyện, tôi rèn nghiệp vụ ở thành phố dệt Nam
Định, được thử thách bản lĩnh trong khói lửa của những năm chiến tranh
ác liệt tại miền Bắc. Ngay sau 30/4, tình hình trật tự trị an tại Sài
Gòn hết sức rối ren, Trung tá Trịnh Thanh Thiệp được trên tin cậy điều
vào làm Trưởng Phòng Cảnh sát Hình sự tại đây và là sếp trực tiếp của
các tay SBC nổi tiếng một thời như Ba Tung, Sáu Ngọc. Chính ông là người
có công lớn nhất phá vụ án sát hại nữ nghệ sỹ Thanh Nga năm 1978. Sau
khi lập được nhiều thành tích, ông được điều ra HN làm Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục Cảnh sát Nhân dân.
Sau khi được tin về đường dây trấn
tiền, bằng độ nhạy bén nghề nghiệp, đồng chí xin báo cáo riêng (vượt
cấp) với đ/c Ba Ngộ (Bộ trưởng). Đ/c Ba không khỏi phân vân. Đánh thì sẽ
gây tiếng rất lớn về chính trị. Không đánh thì không hoàn thành trách
nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Mà dùng ai để đánh đây khi mà đ/c Tâm
Long phụ trách toàn bộ mảng cảnh sát, là Ủy viên Trung ương Đảng, là Phó
Bí thư thường trực Đảng ủy Công an Trung ương, là một lãnh đạo uy tín
cao và đã nằm trong quy hoạch vào Bộ Chính trị, lên Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Cả quy trình về đảng và về chính quyền đều buộc công tác phá án phải
được báo cáo và xin ý kiến đồng chí này. Suy đi, tính lại, đ/c Ba Ngộ
xin gặp riêng Tổng Bí thư Đỗ Mười.
Đ/c Mười nhấn mạnh về trách nhiệm trước
Đảng, trước dân. Đánh là để nâng cao uy tín cho Đảng nên không sợ tổn
hại về chính trị. Vấn đề là cách làm. Quy trình chỉ đạo, báo cáo cũng có
thể thay đổi cho phù hợp với tính chất và đặc thù vụ việc, theo đó đ/c
Trịnh Thanh Thiệp được phép tham mưu và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo trực
tiếp từ Tổng Bí thư.
Ngay sau đó, đ/c Trung tướng Thứ trưởng
thường trực Phạm Tâm Long được Bộ Chính trị cử đi công tác tại một nước
Đông Âu. Để chuyến đi thêm dài ngày, đoàn được phép đi qua ngả Paris.
Ngay trong ngày họp đầu tiên của Thứ trưởng tại nước bạn thì ở nhà một
số trinh sát được tin cẩn tuyển chọn trong lực lượng của Tổng cục CSND
đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Đại úy Phạm Xuân Liên, con trai Trung
tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Nội vụ Phạm
Tâm Long, người đang có uy tín rất cao trong ngành và vừa trước đó ít
lâu được quy hoạch vào Bộ Chính trị để sẽ thay thế đ/c Ba Ngộ làm Bộ
trưởng.
Theo Cau Nhat Tan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét