Tư Mã Phong
10-01-2014
1. Giám sát chặt chẽ Phạm Quý Ngọ.
a. Do Ngọ đang nghỉ chữa bệnh nên sẽ có
chế độ chăm sóc đặc biệt về y tế và bảo vệ đối với Ngọ. Lựa chọn các bác
sỹ y tế, bảo vệ không phải là người quen, thân tín của Ngọ mà là người
ban chuyên án (“BCA”) tin cậy, có trách nhiệm báo cáo với BCA. Yêu cầu
Ngọ chỉ sử dụng một điện thoại, không được sử dụng sim rác, báo cho Ngọ
biết (không báo Ngọ cũng biết) toàn bộ các cuộc điện thoại đi và đến đều
được ghi âm. Trong khu vực Ngọ nghỉ đều được gắn camera 24/24h quan
sát.
b. Trong trường hợp chưa áp dụng biện
pháp giám sát a trên, có động thái “mật báo” cho Ngọ biết có nhiều thế
lực “thù địch” nên Ngọ phải cẩn thận về ăn uống, trao đổi qua điện
thoại, gặp gỡ, kể cả những kẻ quen biết với Ngọ nên BCA có trách nhiệm
đối với Ngọ. Trường hợp Ngọ yêu cầu BCA bảo vệ thì áp dụng biện pháp a
trên.
2. Phối hợp với các cơ quan thẩm quyền của Bộ Công an, của Đảng, yêu cầu Ngọ làm những bản tường trình, kiểm điểm sau:
a. Bản tường trình của Ngọ về tài sản,
thu nhập của Ngọ và gia đình từ năm 2006 đến nay (kể từ thời điểm Ngọ
chuyển công tác từ Thái Bình lên Bộ Công an). Đặc biệt Ngọ cần giải
thích đã mua mấy căn hộ tại khu chung cư cao cấp Pacific Palace và một
số bất động sản cao cấp ở nơi khác. Trong trường hợp Ngọ khai không mua
mà do người khác biếu tặng hoặc cho ở nhờ, cần làm rõ mối quan hệ của
những người đó với Ngọ. Cần thiết phải yêu cầu những người đó giải trình
nguồn thu của họ và tại sao họ biếu Ngọ, cho Ngọ ở nhờ. Cần tìm hiểu
doanh nghiệp của những người này (nếu có) để xem họ có lợi nhuận bao
nhiêu, nộp thuế bao nhiêu mà lại đủ tiền làm từ thiện cho Ngọ? Kiểm tra
những biên lai, chứng từ ai đã nộp tiền mua và duy trì những bất động
sản cao cấp trên (kiểm tra thông tin bồ của Dương Chí Dũng có liên
quan). Thu thập các bản kê khai tài sản thu nhập của Ngọ và những người
nhà của Ngọ (thuộc đối tượng kê khai theo pháp luật).
b. Bản tường trình của Ngọ về quan hệ với Dương Chí Dũng (cùng Vinalines) và Dương Tự Trọng, phải nói rõ:
- Có quan hệ thân thiết, làm ăn, riêng tư với Dũng (cùng Vinalines), Trọng trước ngày 29/4/2012 hay không ?
- Nếu Ngọ nhận có quan hệ thân thiết với Dũng và Vinalines, Ngọ đã thông báo với cấp trên chưa?
- Từ ngày 29/4 đến 17/5/2012 Ngọ đã gặp và liên lạc với Dũng như thế nào, đã sử dụng số điện thoại nào, có sim rác không?
- Ngày 29/4 có ở Tuần Châu, Quảng Ninh
không? Có tiếp Dũng và vợ Dũng (như lời khai của Dũng và vợ tại tòa)
không? Nếu tiếp, có bàn về nội dung chuyên án Vinalines không?
- Ngày 2/5, 6/5 và 13/5/2012 có tiếp
Dũng tại nhà Ngọ ở Pacific không? Nếu có thì hai bên nói về những nội
dung gì, có nội dung liên quan đến chuyên án Vinalines không? Trong tối
13/5 có nghe điện thoại của vị lãnh đạo nào (như lời Dũng khai tại tòa)
không? Nếu có tiếp Dũng, đã báo cáo cấp trên chưa khi Dũng bỏ trốn?
- Ngày 17/5 Ngọ có đi công tác ở ngoài
Hà Nội về, qua sân bay Nội Bài? Buổi chiều cùng ngày có tham gia báo cáo
Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp của Ban chỉ đạo chống tham nhũng
không? Sau buổi chiều có gọi điện thoại với ai (kể cả sim rác)?
- Với tư cách điều tra viên có kinh
nghiệm, Ngọ cần giải thích nếu lịch trình của Ngọ đúng như Dũng khai tại
Tòa, tại sao Dũng biết lịch trình đó?
- Tự kiểm điểm về việc Trưởng ban chuyên án tiếp đối tượng tại nhà riêng nhiều lần (nếu có). Có vi phạm gì không?
3. Triệu tập một số người có dấu hiệu chiếm đoạt hoặc tiết lộ bí mật trong chuyên án Vinalines
a. Triệu tập ông Hoàng Kông Tư –
Thủ tưởng Cơ quan An ninh điều tra, yêu cầu giải thích ngày 8/1/2014
(tại thời điểm Tòa án khởi tố vụ án làm tiết lộ bí mật công tác) đã
thông tin cho báo chí về việc cơ quan điều tra đã xác minh list điện
thoại của ông Phạm Quý Ngọ nhưng không thấy những cuộc trao đổi giữa
Dũng và ông Ngọ như Dương Chí Dũng khai báo. Theo điều 103 Bộ luật Tố
tụng Hình sự, lời khai của Dũng tố Ngọ tiết lộ bí mật và nhận hối lộ
được coi là tố giác, tin báo về tội phạm. Khi nhận được tin tố giác, tin
báo, cơ quan điều tra được quyền kiểm tra, xác minh và quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Vậy Cơ quan An ninh điều tra đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình
sự chưa khi cho rằng lời tố của Dũng chưa đủ căn cứ? Nếu chưa ra quyết
định không khởi tố phải giải thích tại sao? Nếu chưa ra quyết định này,
tại sao lại thông tin với báo chí về việc đã xác minh list điện thoại để
cho rằng không có trao đổi giữa Ngọ và Dũng. Yêu cầu ông Hoàng Kông Tư
giải trình xem có sai phạm gì không khi chưa ra quyết định khởi tố và thông tin cho báo chí về việc xác minh các cuộc gọi giữa Ngọ và Dũng.
Trường hợp có dấu hiệu tiết lộ bí mật (thông tin xác minh, điều tra
chưa được công bố), cần xem xét trách nhiệm người đã tiết lộ.
b. Ông Nguyễn Như Phong – Tổng biên tập báo Petrotimes đã viết bài báo ngày 9/01/2014: trước
phiên tòa 7 ngày, đã gọi điện cho Ngọ hỏi về khả năng Dũng sẽ khai ra
tình tiết đưa hối lộ 500.000 USD cho Ngọ trước tòa. Ông Ngọ bình thản
nói: “Kệ nó. Nó muốn khai gì thì khai”. Trước phiên tòa xử Dương Tự
Trọng, thông tin này chỉ Cơ quan điều tra biết, chưa công bố công khai,
tại sao ông Phong lại biết? Thông tin này có phải là bí mật điều tra
không (trước khi Dũng khai tại Tòa) ? Ai đã tiết lộ cho ông Phong? Nếu
thông tin này về nguyên tắc thuộc thông tin mật, nhưng ông Phong biết
được, cần xem xét trách nhiệm về hành vi chiếm đoạt, mua bán bí mật. Ông
Phong phải giải trình cho BCA.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét