Tin này được phổ biến trên mạng sáng nay qua phát biểu của ông Phạm Anh Tuấn, Phó Ban Nội chính Trung ương với truyền thông báo chí.
Theo lời ông Phạm Anh Tuấn, ý nghĩa của việc thành lập tổ công tác liên ngành là để bảo đảm điều tra khách quan tránh điều gọi là “chuyện trong nhà” trong bối cảnh xã hội dị nghị về vụ việc.
Cựu Cục trưởng Hàng Hải đã bị kết án tử hình về tội tham nhũng, nhưng khi xuất hiện với tư cách nhân chứng tại phiên tòa xử em trai là nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng Dương Tự Trọng, ông Dương Chí Dũng đã bất ngờ khai trước tòa: chính Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo tin để đương sự bỏ trốn. Tử tội cũng cho biết đã hối lộ ông Ngọ 3 lần tổng cộng 1.510.000 USD.
Ngay sau lời khai gây chấn động, Hội đồng Xét xử của Tòa án đã quyết định khởi tố Vụ án làm lộ bí mật nhà nước.
Khía cạnh pháp lý trong lời khai của Dương Chí Dũng
Phiên tòa xử Dương Tự Trọng vào ngày 7 tháng 1 về tội tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài đã dấy lên một làn sóng dư luận chưa từng có khi Dương Chí Dũng với tư cách nhân chứng khai rằng chính thứ trưởng Bộ công an là Thượng tướng Phạm Quý Ngọ đã nhận nửa triệu đô la để thông báo cho đương sự chạy trốn. Mặc Lâm phỏng vấn Luật sư Trần Vũ Hải để tìm hiều thêm khía cạnh pháp lý về lời khai quan trọng này.Thưa luật sư như ông đã biết việc Dương Chí Dũng tố cáo Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ trước phiên tòa về việc ông này nhận số tiền 500 ngàn đô la để rò rỉ thông tin tư pháp. Trước nhất xin luật sư cho biết nhận xét tổng quát của ông về vụ này ra sao dưới khía cạnh pháp lý.
Theo tôi hiểu lời khai của ông Dương Chí Dũng về ông Phạm Quý Ngọ thực chất có thể coi là một lời tố cáo và do đó pháp luật Việt Nam phải xem xét vấn đề trong tình huống này. Ông Dương Chí Dũng đã khai điều này tại cơ quan điều tra nhưng cũng không rõ những lời khai này không có trong các hồ sơ vụ án của Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng hay không. Cũng có thể tòa có xem rồi nhưng cho tới nay báo chí chưa loan tải rằng có những lời khai đó.
Đến nay thì tòa đã chấp nhận những lời khai đó một cách công khai thì đương nhiên tòa án phải xem xét theo bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam đó là yêu cầu tòa khởi tố vụ án ngay tại lúc này.
Nếu cơ quan điều tra Bộ công an biết rồi mà không có quyết định khởi tố vụ án thì Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có quyền ra quyết định khởi tố vụ án và giao cho cơ quan điều tra của Bộ công an điều tra tiếp.Xâm phạm hoạt động tư pháp
Luật sư Trần Vũ Hải
Để tránh tình trạng công an xử công an, theo Bộ luật hình sự hiện hành thì cơ quan nào, ngoài Bộ Công an, có thể ra quyết định khởi tố ông Phạm Quý Ngọ thưa luật sư?
Nếu cơ quan điều tra Bộ công an biết rồi mà không có quyết định khởi tố vụ án thì Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có quyền ra quyết định khởi tố vụ án và giao cho cơ quan điều tra của Bộ công an điều tra tiếp. Hoặc nếu cho rằng đây là hành động xâm phạm tư pháp thì cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao có thề điều tra, bởi vì cơ quan điều tra của Viện Kiềm sát Nhân dân Tối cao có trách nhiệm trước việc xâm phạm hoạt động tư pháp.
Trong vụ này thì ông Phạm Quý Ngọ là trưởng ban chỉ đạo chuyên án tham nhũng Vinalines tức là người có vai trò nhất định trong cuộc điều tra nên đây có thể coi là hành động xâm phạm hoạt động tư pháp. Xâm phạm hoạt động tư pháp là gì? Đó là lẽ ra cơ quan điều tra phải tiến hành bắt giam ngay ông Dương Chí Dũng nhưng người trong cơ quan điều tra cụ thề là Phạm Qúy Ngọ lại báo cho Dương Chí Dũng biết đề bỏ trốn. Hơn nữa theo lời khai của Dũng thì ông này đã đưa tiền cho ông Phạm Quý Ngọ và nếu lời khai này là đúng thì rõ ràng là phải khởi tố vụ án.
Tuy nhiên chưa thể dùng những lời khai này để kết tội ông Phạm Quý Ngọ được mà cần phải tìm những chứng cứ khác để xem những lời khai đó như báo chí đã viết có chân thật hay không. Ông Phạm Quý Ngọ có bổn phận phải trả lời cho dư luận những lời khai đó là như thế nào.
Lẽ ra cơ quan điều tra phải tiến hành bắt giam ngay ông Dương Chí Dũng nhưng người trong cơ quan điều tra cụ thề là Phạm Qúy Ngọ lại báo cho ông Dũng biết đề bỏ trốn. Hơn nữa theo lời khai của Dũng thì ông này đã đưa tiền cho ông Phạm Quý Ngọ và nếu lời khai này là đúng thì rõ ràng là phải khởi tố vụ ánCơ sở nào để kết tội Phạm Quý Ngọ?
Luật sư Trần Vũ Hải
Vâng ngay sau khi ông Dương Chí Dũng tố cáo công khai trước tòa thì ông Phạm Quý Ngọ đã lên tiếng cho công luận ngay rằng ông ta không phạm tội và không có bằng chứng gì để khép tội ông ta cả. Ngay các cuộc gọi điện thoại thì trên cái list mà ông ta có cũng không có cuộc gọi nào của Dương Chí Dũng. Luật sư nghĩ sao về một phản ứng nhanh chóng như vậy?
Lời khai của Dương Chí Dũng rất là chi tiết và còn nhiều người làm chứng thì dụ như vợ ông tài xế của Dương Chí Dũng và khi ông này đến nhà Dương Chí Dũng như thế nào…và những lời khai phải được xem là ít nhất những động thái ấy có đúng hay không còn câu chuyện số tiền 500 ngàn đô la thì lại khác. Rất khó xác minh nhưng ít nhất về hành tung của Dương Chí Dũng đã khai thì theo chúng tôi xác minh việc này không phải là quá khó.
Đối với những cuộc gọi điện thoại với ông Phạm Quý Ngọ thì ông này khi trả lời báo chí đã nói có một cái list rồi và không có đâu, tuy nhiên Dương Chí Dũng lại nói rằng đây là gọi qua những sim rác thì tôi nghĩ rằng giờ đây điều khó khăn là nếu kiểm tra lại các cuộc gọi giữa sim rác này tới sim rác kia là việc khó khăn. Nếu cách đây chỉ vài tháng thì còn khá dễ nhưng thời gian đã lâu, hơn một năm rồi có còn lưu lại hay không cũng không rõ lắm. Việc này đã xảy ra 20 tháng rồi.
Theo luật, do ông đã tố cáo việc đưa hối lộ nên ông cũng được miễn truy cứu về tội đưa hối lộ. Nếu vụ đưa hối lộ này là đúng thì thậm chí theo luật VN ông sẽ được coi là đoái công chuộc tội và có thể được ân giảm án tử hìnhTóm lại cần phải có những cuộc điều tra kỹ hơn và Dương Chí Dũng là nhân chứng chính trong vụ này. Theo luật, do ông đã tố cáo việc đưa hối lộ nên ông cũng được miễn truy cứu về tội đưa hối lộ. Nếu vụ đưa hối lộ này là đúng thì thậm chí theo luật Việt Nam ông sẽ được coi là đoái công chuộc tội và có thể được ân giảm án tử hình trong phiên sơ thẩm vừa qua.
Luật sư Trần Vũ Hải
Án tại hồ sơ?
Chúng tôi đặc biệt chú tới câu tuyên bố của ông Phạm Quý Ngọ là “án tại hồ sơ”. Điều này gợi lên sự nghi ngờ là ông Ngọ đã chủ động xem xét tất cả hồ sơ mà Dương Chí Dũng khai với cơ quan điều tra?
Chúng ta thấy ngạc nhiên tại sao ông Ngọ lại biết rõ hồ sơ của mình? Hồ sơ về ông phải được giữ bí mật, ông có thề biết kết quả điều tra như thế nào một cách tổng quát thôi. Tuy nhiên ông Phạm Quý Ngọ là một Thứ trưởng Bộ Công an trước đây thì việc phụ trách điều tra chắc chắn sẽ có sự nhạy cảm. Tôi nghĩ rằng việc này lãnh đạo cấp cao nhất phải xem xét và trả lời trước công luận.
Chúng ta nên nhớ rằng Việt Nam cũng như nhiều nước khác không phải chỉ có một cơ quan điều tra. Ví dụ như ngoài cơ quan của Tổng Cục cảnh sát còn có cơ quan điều tra của an ninh và cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát họ có điều kiện điều tra chéo nhau và những lời khai của Dương Chí Dũng phải được làm rõ.
Chúng ta thấy ngạc nhiên tại sao ông Ngọ lại biết rõ hồ sơ của mình? Hồ sơ về ông phải được giữ bí mật, ông có thề biết kết quả điều tra như thế nào một cách tổng quát thôi. Tuy nhiên ông Phạm Quý Ngọ là một Thứ trưởng Bộ Công an trước đây thì việc phụ trách điều tra chắc chắn sẽ có sự nhạy cảmThoát tội từ cánh cửa của Đảng.
Luật sư Trần Vũ Hải
Theo báo chí cho biết thì ông Ngọ đang nằm nhà thương khi vụ án Dương Tự Trọng bắt đầu đưa ra xét xử, theo ông thì trong Bộ luật hình sự Việt Nam có điều khoản nào miễn giảm cho tội phạm khi đương sự bệnh nặng hay mất khả năng trả lời trước tòa hay không?
Đây cũng là chi tiết khá lý thú. Nếu thật sự ông Phạm Quý Ngọ đang điều trị một bệnh hiềm nghèo thì theo quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam thì không bị xem xét kỷ luật. Ở Việt Nam muốn xử lý hình sự một đảng viên thì ít nhất phải tìm cách đình chỉ đảng viên của ông ta và tôi nghĩ đây là một vấn đề khá khó khăn. Việc ông ta lách điều khoản của Đảng đã chứng tỏ ông ta có vấn đề.
Còn việc triệu tập ông ta như một bị cáo thì Đảng cộng sản có quy định nào cho đảng viên hay không? Cơ quan nào có quyền triệu tập thưa luật sư?
Cái việc triệu tập nếu có thì có thể do Viện kiểm sát đề nghị, hai là luật sư đề nghị. Thí dụ luật sư của ông Dương Tự Trọng có thể đề nghị triệu tập và tòa án nếu thấy cần thiết cũng có thể triệu tập. Tuy nhiên nó có một cái khó, theo luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam thì lệnh triệu tập phải được đưa ra trong quyết định ra xét xử hoặc ngay trước khi phiên tòa mở ra.
Trong trường hợp này thì luật sư có quyền đề nghị hoãn phiên tòa và trả lại hồ sơ cho Viện Kiểm sát. Hiện này thì luật sư của ông Dương Tự Trọng đang đề nghị như vậy và khi ấy mới có thể triệu tập ông Ngọ. Còn đang trong quá trình phiên tòa mà triệu tập ai đó thì Việt nam chưa có quy định mà cuộc triệu tập phải diễn ra khi bắt đầu phiên tòa.
Theo chúng tôi thì phải hoãn phiên tòa và trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để làm rõ lời khai của ông Phạm Quý Ngọ.
Xin cám ơn luật sư.
Quá khó để che cho tướng công an Phạm Quý Ngọ
Lời tố cáo Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ ăn nửa triệu đô la hối lộ của Dương Chí Dũng khó thể bưng bít hay làm lệch những chi tiết quan trọng như những vụ án khác bởi sự vào cuộc tích cực của truyền thông nhiều phía.Phải chăng có tín hiệu tốt trong báo chí VN?
Báo chí trong các nước dân chủ được xem là quyền lực thứ tư đứng cạnh ba nhánh Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp. Chức năng theo dõi các vụ án lớn của báo chí được pháp luật bảo vệ và cũng chính từ khả năng lớn lao của truyền thông mà không ít vụ tham ô hay tai tiếng chính trị của nhiều nước bị phanh phui. Báo chí là sức mạnh của xã hội dân sự điển hình nhất nếu nó được hoạt động độc lập và thực sự được bảo vệ bởi hiến pháp.
Việt Nam chưa có nền báo chí độc lập như thế giới nên những bản tin, những bài báo được viết dưới cái nhìn đầy “trách nhiệm” của Tổng biên tập tờ báo, vốn luôn luôn là đảng viên được cử về giám sát tư tưởng chính trị của phóng viên qua định hướng của Ban truyên giáo trung ương, do đó những tin tức nhạy cảm, có thể làm hại cho đảng, cho chế độ sẽ khó mà xuất hiện trên một tờ báo chính thống.
Báo chí Việt Nam từng trải qua khá nhiều kinh nghiệm khi đưa tin những vụ tham ô của cán bộ cấp cao mà PMU 18 là một ví dụ. Phóng viên có thể bị bắt ngồi tù chung với can phạm và dù họ có bằng chứng đầy đủ trong các bản tin vẫn không thể thuyết phục được tòa án vì một lệnh ngầm nào đó cao hơn đã được ban ra trước khi tòa nghị án.
Sự đa chiều của truyền thông như vậy nên khi một sự việc nó xảy ra thì sẽ được nhìn từ nhiều góc cạnh và do đó thông tin đến với người đọc nó khách quan hơn. Họ có thông tin nhiều chiều để mà phán đoán sự việc và do vậy các cơ quan chức năng cũng không bưng bít được thông tinTuy nhiên trong vụ Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ ăn hối lộ của Dương Chí Dũng thì báo chí đã vượt qua được vùng cấm vô hình này. Lý do chủ yếu là lời khai của Dương Chí Dũng được tòa cho phép ghi âm đầy đủ và ngay sau khi phiên tòa kết thúc những âm thanh chấn động đó đã truyền đi khắp thế giới.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, cây viết của báo Thanh Niên liên tục trong 19 năm nay là một blogger cho biết nhận xét của ông về vai trò truyền thông trong vụ án này:
"Do truyền thông bây giờ nó rộng rãi không còn độc quyền của nhà nước nữa và nó có nhiều mặt trận truyền thông. Sự đa chiều của truyền thông như vậy nên khi một sự việc nó xảy ra thì sẽ được nhìn từ nhiều góc cạnh và do đó thông tin đến với người đọc nó khách quan hơn. Họ có thông tin nhiều chiều để mà phán đoán sự việc và do vậy các cơ quan chức năng cũng không bưng bít được thông tin cũng không độc đoán trong việc hành xử, giải quyết sự việc.
Qua vụ án Dương Chí Dũng cái thể hiện rất tiêu biểu về chuyện này về lợi ích của truyền thông đa chiều đó là một trong những dấu hiệu tích cực cho cái sự đổi mới của xã hội qua vận động dân sự hóa. Đây cũng là tín hiệu tốt cho chuyện dân chủ hóa đất nước trong thời gian sắp đến."
Báo chí đã có kinh nghiệm nên lần này lời tố cáo của Dương Chí Dũng đã được khai thác tối đa và phóng viên không cần tìm kiếm gì thêm để tránh dính vào lời buộc tội như công an đã từng làm đối với hàng chục nhà báo trong vụ PMU 18.
Báo chính thống loan tin hàng ngày những diễn biến mới nhất, những bằng chứng có thể được tòa sử dụng chống lại Phạm Quý Ngọ và quan trọng hơn, rất nhiều tờ báo khai thác kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia về luật pháp để hướng dẫn dư luận một cách khôn khéo.
Báo chính thống loan tin hàng ngày những diễn biến mới nhất, những bằng chứng có thể được tòa sử dụng chống lại Phạm Quý Ngọ và quan trọng hơn, rất nhiều tờ báo khai thác kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia về luật pháp để hướng dẫn dư luận một cách khôn khéoTuy nhiên, không phải tờ báo nào cũng loan tải những thông tin bất lợi cho người đang bị điều tra. Một vài tờ báo đã tách riêng ra, viết những bài nhận định theo hướng khác, phản biện lại tất cả những gì mà dư luận và báo chí mặc định. Một việc chưa từng có tiền lệ đối với các vụ tham ô trước đây đối với ngành báo chí Việt Nam khi ông Nguyễn Như Phong, một đại tá công an làm báo, đã viết trên tờ PetroTimes phản bác tất cả các luận cứ kết tội Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ và tạo thêm tội danh cho Dương Chí Dũng là vu khống ông Thứ trưởng.
Không riêng báo PetroTimes chính Cổng thông tin điện tử chính phủ , cơ quan truyền thông chính thức của nhà nước đã cho đăng bài viết bảo vệ Bộ trưởng Công an, kết án Dương Chí Dũng và cho rằng ông này là một kẻ phá bĩnh.
Chưa xét tới khía cạnh cơ quan công quyền cao nhất nước đã sử dụng phương tiện truyền thông nhà nước để bịt miệng lời cáo giác tham nhũng từ một nhân chứng có vi phạm pháp luật hay không, nếu chỉ nhìn trên mặt bằng chính trị thì phản ứng này cho thấy thế lực nào đó trong chính phủ đã rúng động trước lời tố cáo của một tử tù.
Hai bài viết trên PetroTimes và Cổng thông tin điện tử chính phủ mặc dù được một ít tờ báo đăng lại nhưng không hề nhận được bình luận nào từ báo chí chính thống, ngược lại mạng xã hội như các trang blog hay facebook ngay lập tức xuất hiện hàng trăm bài viết phản biện mạnh mẽ ý đồ bịt miệng dư luận này và số lượt người vào xem đã lên con số kỷ lục.
Ba kênh truyền thông song song với nhau trong cùng một vụ án cho thấy đang có một cuộc cách mạng trong hệ thống thông tin tại Việt Nam.
Nếu sự xuất hiện bài viết chống Dương Chí Dũng trên Cổng thông tin điện tử chính phủ là sai trái thì bài viết của nhà báo Đại tá Nguyễn Như Phong trên báo PetroTimes phải được xem là quan trọng. Vấn đề nội dung bài viết có thuyết phục hay không tùy vào khả năng của từng cây viết nhưng dám đi ngược lại với dư luận là hình thức cao nhất của việc thực hành dân chủ. Bài viết của nhà báo Nguyễn Như Phong cũng có thể được luật sư của Dương Chí Dũng thu thập làm kinh nghiệm từ ý kiến của một cán bộ công an cao cấp để chống lại chính Thứ trưởng Bộ Công an về hành vi tham nhũng của ông ta.
Sự kiện lạ trong báo chí
Nhà văn Thùy Linh cũng là một blogger nổi tiếng cho biết nhận xét của bà về vấn đề này:
"Rất nhiều người thấy khá bất ngờ vì lần đầu tiên người đọc thấy sự xông xáo một cách thẳng thắn của báo chí trong nước trước một vụ án lớn. Đây chính là điều khá lạ lùng từ xưa tới nay chắc là nó có sự thay đổi nào đó, mọi người đang tin như thế.
Rất nhiều người thấy khá bất ngờ vì lần đầu tiên người đọc thấy sự xông xáo một cách thẳng thắn của báo chí trong nước trước một vụ án lớn. Đây chính là điều khá lạ lùng từ xưa tới nay chắc là nó có sự thay đổi nào đó, mọi người đang tin như thếViệc một số tờ báo vội vàng đưa lên những lời bênh vực nó thể hiện sự ấu trĩ của người làm báo vì những việc đưa ra chưa có một kết luận nào nhưng anh đã vội vàng thể hiện quan điểm như vậy thì đấy là sự non nớt của nghề báo. Nhưng điều đó nó không lấy lại lòng tin của người dân được."
Nhà văn Thùy Linh
Thông tin đến với người dân không thể bị che đậy khi quá nhiều nguồn, nhiều phương tiện đến thẳng với họ và vì vậy nếu vụ án này được Viện Kiểm sát tuyên bố là không tìm thấy bằng chứng phạm tội của Phạm Quý Ngọ thì cũng đã muộn, vì kể từ khi bắt đầu, dân chúng đã tìm được cách tiếp cận thông tin theo lối của họ.
Nhà văn Thùy Linh cho biết nhận xét của bà về phản ứng của mạng xã hội về hiện tình tham nhũng trong các cơ quan hành pháp hiện nay mà điển hình là công an:
"Vụ án này đang được trang mạng xã hội quan tâm nhiều nhất vì lần đầu tiên một nơi có trách nhiệm bảo vệ pháp luật lại là nơi vi phạm pháp luật trắng trợn nhất. Chính vì thế mà tác động của những trang blog, facebook hay dư luận xã hội nó cũng là những áp lực đòi hỏi phải xử lý những vụ việc như thế này."
Khi người dân tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào những vụ án như vậy thì ánh sáng dân chủ có lẽ không còn le lói ở đường hầm nữa mà nó đang lan tỏa trong không gian của nhiều gia đình trên khắp nước. Mạng xã hội, các phản biện từ cán bộ chức quyền, cộng với sự cung cấp thông tin điều tra từ báo chí, ba yếu tố này hợp lại sẽ thúc đẩy nhiều hơn quyền được biết của dân chúng.
Một nguyên lý khó thể phản bác: khi dân chúng đã biết thì không ai bịt nổi sự thật tràn ra từ lời khai của Dương Chí Dũng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét