Đúng 10h25 ngày 19/1/1974, đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh tấn công các chiến hạm Hải quân Trung Quốc nhằm tái chiếm Hoàng Sa. Hải pháo hai bên nã đạn trực tiếp không ngừng.
Chuẩn bị cho trận chiến, Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 1 duyên hải Việt Nam Cộng hòa đã thành lập Hải đoàn đặc nhiệm bảo vệ Hoàng Sa, gồm các chiến hạm và sĩ quan được bổ sung từ Bộ Tư lệnh Hải quân tại Sài Gòn. Chỉ huy trưởng Hải đoàn đặc nhiệm là đại tá Hà Văn Ngạc.
Các thập niên 1950, 1960 và 1970, Hải quân Mỹ thường tân trang chiến
hạm cũ từ Chiến tranh thế giới thứ II rồi viện trợ cho đồng minh ở châu Á
như Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa, Philippines… Vũ khí, hệ thống điện tử,
hệ thống điều khiển của tàu viện trợ đều lỗi thời. Trong khi đó, Liên
Xô, Trung Quốc và một số quốc gia Đông Âu đã trang bị cho hải quân theo
quan điểm đổi tiện nghi, trang bị điện tử để lấy ưu thế về tốc độ, vũ
khí và dùng những chiến thuyền nhỏ tấn công các chiến hạm lớn.
Trận chiến Hoàng Sa diễn ra chủ yếu trong lòng của vùng đảo
Nguyệt Thiềm, chiến hạm Trung Quốc nhỏ, nằm sát mặt nước nên rất khó bắn
trúng, đồng thời dễ dàng nâng cao độ của hải pháo, tạo thế tấn công hữu hiệu.
Hải pháo của chiến hạm Việt Nam Cộng hòa nằm trên cao so với hải pháo Trung Quốc nên khó xoay trở ở cự ly gần. Hơn nữa, khi Mỹ chuyển giao các chiến hạm cho Hải quân Việt Nam Cộng hòa,
các trang bị tối tân như pháo 76,2 ly bắn nhanh tự động với hệ thống
radar kiểm soát (radar control) và khóa mục tiêu (lock-on system) đã bị
tháo gỡ hoặc không còn sử dụng được.
Khẩu 127 ly trên các tuần duyên hạm của Việt Nam Cộng hòa đều phải điều
chỉnh bằng tay nên nhịp bắn rất chậm, chỉ hữu hiệu trong việc yểm trợ
hải pháo.
Trung Quốc có đủ tất cả lực lượng hải, lục, không quân và tiềm thủy
đỉnh (tàu ngầm) túc trực, sẵn sàng tham chiến. Việt Nam Cộng hòa chỉ có
chiến đấu cơ tốt nhất là loại F5E, tầm hoạt động ngắn, đủ nhiên liệu bay
ra Hoàng Sa rồi quay về mà không thể ở lại yểm trợ hoặc chiến đấu. (Tương quan lực lượng hai bên).
Trước giờ khai hỏa
Diễn biến được coi là khởi đầu trận hải chiến vào ngày 11/1/1974, khi
Trung Quốc tuyên bố quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và quần đảo Nam Sa (Hoàng
Sa) thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Ngay lập tức, Ngoại trưởng Việt Nam Cộng
hòa Vương Văn Bắc lên tiếng bác bỏ lời tuyên bố vô căn cứ và lên án
hành động gây hấn của Trung Quốc. Từ thời điểm này, liên tục có những
diễn biến căng thẳng cả trên thực địa lẫn mặt trận ngoại giao đến khi
cuộc nổ súng bắt đầu.
Ngày 15/1/1974, Hải quân Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam khi đổ bộ chiếm đóng các đảo Quang Hòa, Duy Mộng và Cam Tuyền.
10h, HQ16 đi tuần tiễu phát hiện trên đảo Cam Tuyền cắm cờ Trung Quốc
và gần đó là một tàu đánh cá Trung Quốc màu xanh xám, mang tên Nam Ngư,
số 402, có đại bác 25 ly. Tàu HQ16 đã dùng quang hiệu yêu cầu tàu Trung
Quốc rời đảo nhưng tàu này không trả lời. Chiều cùng ngày, tàu Trung
Quốc mới rời khỏi đảo.
Ngày 16/1/1974,
Ngoại trưởng Vương Văn Bắc gửi công hàm cho Chủ tịch Hội đồng Bảo
an Liên Hợp Quốc để lưu ý tình hình căng thẳng nghiêm trọng, có khả năng
đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, xảy ra bởi lời tuyên bố chủ quyền
của Trung Quốc.
Sáng sớm hôm đó, HQ16 đi tuần và phát hiện trên đảo Quang Hòa có chòi
canh, vọng gác cao gắn cờ Trung Quốc cùng một chiến hạm Trung Quốc di
chuyển quanh đảo. HQ16 yêu cầu tàu này rút lui nhưng không có tín
hiệu trả lời. Đảo Duy Mộng không có người nhưng có hai tàu nhỏ của Trung
Quốc ở gần bờ.
Trưa 16/1, HQ16 đưa 16 nhân viên cơ hữu lên đảo Vĩnh Lạc để thám sát,
phát hiện có mộ và bia đã đề chữ Hán. Lúc 15h35, HQ16 ghi nhận tại Tây
Nam đảo Cam Tuyền có hai tàu đánh cá Trung Quốc được vũ trang đại bác 25
ly, mang số 402 và 407.
Ngày 17/1, Chính
phủ Việt Nam Cộng hòa gửi công hàm cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đề
nghị ban bố mọi biện pháp thích hợp để cải thiện tình hình.
Trên thực địa, lúc 11h, HQ16 hoàn tất đổ bộ đoàn 15 nhân viên cơ hữu
lên tăng cường giữ đảo Vĩnh Lạc. Nhóm này có nhiệm vụ phá hủy các tấm mộ
bia và tổ chức phòng thủ trên đảo.
15h cùng ngày, HQ16 đến đảo Cam Tuyền, án ngữ tại phía Đông Nam để yểm
trợ cho HQ4 đổ bộ 27 biệt hải lên phía Tây đảo Cam Tuyền trong khi hai
tàu Trung Quốc 402 và 407 đang ở phía Nam đảo Cam Tuyền.
18h, HQ4 phát hiện hai tàu Trung Quốc Kronshtadt 271 và 274 từ đảo
Quang Hòa tiến về đảo Cam Tuyền. HQ4 đã dùng quang hiện yêu cầu các tàu
này rời đi, tàu Trung Quốc cũng dùng quang hiệu trả lời rằng các đảo này
thuộc chủ quyền của họ và yêu cầu chiến hạm Việt Nam Cộng hòa rút lui.
Tiếp đó, các tàu này chạy quanh HQ4 và di chuyển chặn đầu chiến hạm, bất
chấp quy tắc hàng hải quốc tế.
Ngày 18/1, một
trong bốn tàu Trung Quốc rời đảo Quang Hòa tiến về HQ4 lúc 4h30. Nhưng
sau khi HQ4 tiến sát tàu địch thì tàu này rút lui về phía đảo Quang Hòa.
8h45, HQ16 phát hiện thêm một tàu Trung Quốc di chuyển phía Đông Nam
đảo Duy Mộng. Trên đảo đã thấy cờ Trung Quốc.
10h30, HQ4 hoàn tất đổ bộ đoàn 15 nhân viên cơ hữu lên tăng cường giữ
đảo Cam Tuyền và rút tất cả 27 biệt hải trở về chiến hạm. Tàu Trung Quốc
mang số hiệu 407 tiến về phía HQ16.
15h cùng ngày, Đại tá Hà Văn Ngạc và HQ5 đến Hoàng Sa. Hải đoàn gồm
HQ4, HQ5, HQ16 tiến về Quang Hòa với hy vọng có thể đổ bộ toán hải kích
lên đảo. Hai tàu Trung Quốc 271 và 274 tiến tới chặn đường. Hai bên liên
lạc quang hiệu, xác nhận Hoàng Sa là lãnh hải của mình và yêu cầu phía
bên kia phải rời ngay lập tức. Với hành động cố tình chặn đường có thể
gây đụng tàu, Hải đoàn trở về phía Nam đảo Hoàng Sa, tiếp tục theo dõi
chiến hạm Trung Quốc.
19h15, HQ5 phát hiện thêm hai chiến hạm Trung Quốc loại T43 cải biến mang số 389 và 396.
23h, Đại tá Hà Văn Ngạc nhận lệnh tái chiếm đảo Quang Hòa một cách hòa
bình. Vị Chỉ huy trưởng chia Hải đoàn ra làm hai phân đoàn đặc nhiệm:
Phân đoàn một gồm HQ4 và HQ5 do trung tá Vũ Hữu San, chỉ huy với nhiệm
vụ có mặt tại phía Nam và Tây Nam đảo Quang Hòa để đổ bộ hai toán hải
kích và biệt hải. Phân đoàn hai gồm HQ10 và HQ16 do trung tá Lê Văn Thự
chỉ huy với nhiệm vụ giữ nguyên vị trí trong lòng vùng đảo Nguyệt Thiềm
để yểm trợ cho việc đổ quân. Nếu cuộc đổ bộ không thành thì các chiếm
hạm sẽ dùng hỏa lực tiêu diệt hai chiến hạm chủ lực của địch (271 và
274), còn quân Trung Quốc sẽ là mục tiêu tấn công cuối cùng.
19/1/1974 - Cuộc đấu pháo 30 phút
7h sáng, HQ5 đổ bộ 22 hải kích lên bờ Tây Nam và HQ4 đổ bộ 27 biệt hải
lên bờ Nam để tái chiếm đảo Quang Hòa nhưng thất bại trước hỏa lực quá
mạnh của Trung Quốc. Cũng trong thời gian này, tàu Trung Quốc 402 và 407
tăng cường khoảng 2 đại đội lên bờ đông bắc đảo Quang Hòa.
8h50 và 10h, Tư lệnh Vùng 1 Duyên hải chỉ thị cho đại tá Hà Văn Ngạc
tấn công tối đa vào các đảo. Nếu địch bắn phá, dùng mọi khả năng để
chống trả. Nhận thấy chỉ thị này sẽ bất lợi cho hải đoàn vì chiến hạm
địch có toàn lực trong lúc hải đoàn Việt Nam đang bị phân tán nên đại tá
Hà Văn Ngạc đề nghị Tư lệnh Vùng 1 Duyên hải cho triệt hạ tàu địch
trước. Tư lệnh đồng ý.
10h, Chỉ huy trưởng Hà Văn Ngạc ra lệnh rút hải kích và biệt hải. Các phân đoàn chuẩn bị tấn công tại các vị trí ấn định. Phân đoàn một gồm HQ4 và HQ5 đối đầu với hai hộ tống hạm 271 và 274 tại phía Tây Nam đảo Quang Hòa. Phân đoàn hai gồm HQ16 và HQ10 đối đầu với hai hộ tống hạm T43 là 389 và 396 tại phía Tây Bắc đảo Quang Hòa.
Cuộc tấn công của Phân đoàn 2 gồm HQ16, HQ10 diễn ra ở phía Bắc đảo Quang Hòa. Đúng
10h25, đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh tấn công các chiến hạm Hải quân Trung
Quốc tại Hoàng Sa. HQ16 và HQ10 đứng yên, mọi ổ súng lớn, nhỏ từ mũi
tàu ra sau lái đều nhắm bắn vào tàu Trung Quốc. Hải pháo giữa chiến hạm
hai bên nã đạn trực tiếp không ngừng.
10h35, HQ10 báo cáo Đài chỉ huy trúng đạn, Hạm trưởng bị trọng thương,
hầm máy bị cháy và ngập nước. Hạm trưởng HQ16 ra lệnh cho Hạm phó HQ10
là đại úy Nguyễn Thành Trí lên thay quyền chỉ huy. HQ10 vẫn tấn công ào
ạt vào chiếc 396 của Trung Quốc đang tiến gần.
10h45, chiếc 389 bị trúng đạn bốc khói mù mịt.
10h55, chiếc 396 bị bắn không điều khiển được, đụng vào HQ10 rồi lại
bật ra xa, bị trúng thêm đạn bốc cháy xoay vài lần rồi dạt vào bãi san
hô Tây Bắc đảo Duy Mộng. HQ10 cũng bị thiệt hại nặng nề, bị trúng đạn và
không thể điều khiển được.
Trong khi đó, HQ16 bị trúng đạn lạc của HQ5, hầm máy bên phải ngập
nước, vài phút sau, tàu bị nghiêng. Phòng vô tuyến liên lạc truyền tin
bị gián đoạn vì mất điện. Nhận thấy không thể tiếp tục tham chiến, HQ16
rời khỏi lòng chảo, chạy về hướng Đà Nẵng.
11h10, HQ10 bị bỏ lại. Hạm trưởng và một số nhân viên tử thương. Hạm phó ra lệnh đào thoát.
Cuộc tấn công của Phân đoàn 1 gồm HQ5, HQ4 diễn ra ở phía Tây Nam đảo Quang Hòa. 10h25,
hải pháo 76,2 ly của HQ4 ở sân mũi gặp sự cố ngay từ phút đầu tiên và
phải chờ sửa chữa. Việc này đã làm đảo lộn các dự tính của đại tá Hà Văn Ngạc. Tuy vậy, HQ4 vẫn tận dụng hỏa lực còn lại, tiếp tục bám sát mục tiêu của mình trong tầm đại liên.
10h40, khẩu 76,2 ly của HQ4 ở sân lái sau bị hỏng bộ phận tấn công tự
động nên phải điều chỉnh bằng tay, bắn từng phát một nặng nề và chậm
chạp. Đại tá Ngạc đã ra lệnh cho HQ4 rút lui khỏi vòng chiến để sửa chữa
và chỉ thị HQ5 yểm trợ cho HQ4 rút ra xa. HQ4 tuy bị trúng nhiều đạn
nhưng máy móc chính và hệ thống truyền tin vẫn điều khiển tốt.
10h55, chiếc 274 bị trúng đạn, bốc cháy và dạt vào bờ san hô phía Nam
đảo Quang Hòa. Đa số súng trên HQ5 bị trở ngại, trừ khẩu pháo 40 ly bên
trái, máy siêu tần không còn liên lạc được, máy truyền tin trên đài chỉ
huy cũng bị trúng đạn bể nát, đại tá Ngạc phải vào Trung tâm chiến báo
dùng máy VRC46 để chỉ huy.
Sau trận hải chiến, HQ10 không điều khiển
được, bị bỏ lại và sau đó bị Trung Quốc đánh chìm; 3 chiến hạm (HQ4,
HQ5, HQ16) bị hư hại; 74 binh sĩ hy sinh, 28 người bị thương và 48 người
bị bắt làm tù binh khi Trung Quốc tăng quân đổ bộ lên chiếm các đảo vào
ngày 20/1/1974.
Về phía Trung Quốc, 2 chiến hạm (274 và 396) bị
chìm hoặc dạt vào bãi san hô; 2 chiến hạm (271 và 389) bị thiệt hại
nặng; không rõ số nhân viên bị thương và chết.
|
11h, chiếc 271 được chiếc 389 tiếp trợ, hợp lực quay lại tấn công HQ5.
HQ5 bị trúng nhiều đạn nhưng phản công dữ dội khiến tàu địch thiệt hại
nặng phải chùn lại.
Nhận được tin báo tăng viện của địch sắp đến, với tình trạng HQ10
không thể sử dụng, HQ16 nước vào hầm máy, tàu bị nghiêng, HQ4 và HQ5
trúng nhiều đạn chỉ còn hỏa lực rất hạn chế, Chỉ huy trưởng Hải đội đặc
nhiệm ra lệnh cho HQ5 rút lui về hướng Đông Nam.
Hai tàu địch cũng bị hư hỏng nặng nên rút về hướng Đông Bắc Hoàng Sa. HQ5 cùng HQ4 rút về hướng Đông Nam và tiến về Đà Nẵng.
11h10, ba chiến hạm của Hải quân Việt Nam Cộng hòa buộc phải rút khi
lực lượng tăng viện Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc nhập vùng (tàu hộ
tống 281, 282 đến nơi sớm nhất, khoảng 30 phút sau khi Hải quân Việt Nam
Cộng hòa rút). 15 nhân viên cơ hữu thuộc HQ16 bị kẹt lại đảo Vĩnh Lạc,
15 nhân viên cơ hữu thuộc HQ4 bị kẹt lại Cam Tuyền, các đảo của Việt
Nam chỉ còn lực lượng quân đội trú phòng vệ, không còn hải pháo yểm trợ.
Toàn bộ quần đảo Hoàng Sa kể từ thời điểm này rơi vào tay Trung Quốc.
Diễn biến sau trận chiến Hoàng Sa
11h50 ngày 19/1/1974, hai chiến hạm tăng viện của Trung Quốc 281,
282 nhập vùng tiếp cứu các chiến hạm thiệt hại và nhân viên Trung Quốc
bị thương, thiệt mạng. Hạm đội Trung Quốc tiếp tục sử dụng hải, lục,
không quân tấn công và chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, bắt 50 tù binh
(có 1 người Mỹ). Các tù binh này sau đó được trao trả vào ngày 17/2.
14h15 ngày 19/1/1974, HQ4 và HQ5 được lệnh quay lại Hoàng Sa
tiếp cứu nhân viên đào thoát từ HQ10 đồng thời nhận được tin HQ16 sẽ
được HQ6 hộ tống về Đà Nẵng.
17h20 ngày 19/1/1974, HQ4 và HQ5 gần đến Hoàng Sa thì nhận được lệnh trở về Đà Nẵng.
7h ngày 20/1/1974, HQ16 về đến vịnh Tiên Sa, cập cầu căn cứ hải quân Đà Nẵng.
7h30 ngày 20/1/1974, HQ4 và HQ5 cập cầu thương cảng Thống Nhất, Đà Nẵng.
Trong khi đó, ở trên bờ, 12h ngày 19/1/1974 Sư đoàn 1 không quân Việt Nam Cộng hòa nhận được lệnh chuẩn bị cuộc hành quân đánh bom các chiến hạm Trung Quốc tại Hoàng Sa. Sáng 20/1, Kế
hoạch không tập các chiến hạm Trung Quốc tại Hoàng Sa hoàn tất và lực
lượng tham chiến thuộc Phi đoàn 538 sẵn sang chờ lệnh.
Trưa hôm sau, kế hoạch dội bom các chiến hạm Trung Quốc tại Hoàng Sa bị hủy bỏ.
|
(Viện Nghiên cứu Khoa học Biển và H
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét