Võ Văn Tạo
Anh gọi các “chú”, vì xem ảnh các chú
cướp giật băng rôn trên những vòng hoa viếng anh Lê Hiếu Đằng, anh biết
các chú nhỏ tuổi hơn anh – nay đã ngoại lục tuần.
Có lẽ, lúc còn nhỏ, khi anh được biết
Bác Hồ nói cái câu “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” thì có chú còn chưa
chui khỏi bụng mẹ, chú nào nhiều tuổi nhất cũng chỉ mới mặc quần thủng
đít ở lớp mầm non hay mẫu giáo. Khi anh trong đội hình Sư đoàn 304
QĐNDVN từ Quảng Bình vào tham chiến Quảng Trị 1972, có chú vẫn chưa ra
đời. Khi anh rời Trường Sĩ quan Lục quân Sơn Tây về Đại học Ngoại
thương Hà Nội, có chú còn chưa đi học…
Khi học cấp 2 ở thị xã Phủ Lý (tỉnh Nam
Hà) – rất kiên cường trong kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của
người Mỹ, trong đội học sinh giỏi môn văn, anh được biết bác Tố Hữu có
câu “Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt” trong bài “Ba mươi năm đời ta có
Đảng”. “Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt” – câu này thì các chú hiểu rõ hơn
ai hết. Bằng chứng là trong tang lễ anh Đằng, những người nòng cốt
trong Ban tổ chức gồm các bạn hữu anh Đằng thời sinh viên tranh đấu
chống Mỹ và chế độ Sài Gòn trước 1975, tuyệt không thấy một ai là đại
diện của Thành ủy, Quận ủy, Đảng ủy phường, các chú vẫn được bề trên
phân công đến “làm nhiệm vụ”. Và các chú đã chấp hành lệnh trên một cách
hết sức mẫn cán: từ lén lút ghi hình đến ngang nhiên cản trở, hăm dọa
những người đến viếng. Từ ban đêm lẻn vào lấy cắp, đến ban ngày trắng
trợn cướp giật băng rôn… bất chấp việc Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư
Thành ủy Lê Thanh Hải, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Đua,
nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, phu nhân đương kim Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang cũng đến viếng…
“Công an nhân dân” – chắc các chú và
anh đều không thể phủ nhận một thực tế là từ chỗ lấy mục tiêu cao cả là
độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân, phồn vinh của đất nước làm
phương châm hành động đến chỗ trơ trẽn công khai trưng pano ngay mặt
tiền cơ quan Bộ cái khẩu hiện không thể thấp hèn, ti tiện hơn: “Công an
nhân dân chỉ biết còn Đảng còn mình”. Việc từ trước đến nay, các lãnh
đạo cấp cao của Đảng luôn luôn khẳng định công an là thanh kiếm trung
thành của Đảng làm anh và dư luận trong và ngoài nước không thể không
tin chắc một điều: việc các chú đến phá phách một cách hèn hạ và bẩn
thỉu trong tang lễ anh Đằng là nhiệm vụ Đảng giao, chứ không phải các
chú hành động tự phát quá lố. Bằng chứng là ngay sau khi các chú giở trò
bị ổi đến khó tin như vậy, nhiều người đã gọi điện báo ngay cho các vị
có cương vị trong bộ máy Đảng, công an, nhưng đến nay chưa thấy công bố
một ai trong các chú, hơặc sếp giấu mặt của các chú bị kiểm điểm, kỷ
luật cả.
Như đã bộc bạch cùng các chú, anh được
(hoặc bị) rao giảng về Đảng, về Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, về chế độ XHCN
tươi đẹp của chúng ta sớm hơn và nhiều hơn các chú nhiều, nhiều lắm!
Không chỉ vậy, anh còn có nhiều chục năm tự nghiên cứu về Chủ nghĩa Mác –
Lê Nin, về các trường phái kinh tế, chính trị, các trào lưu, khuynh
hướng, trường phái, tư tưởng triết học kim cổ Đông – Tây.
Quả thật, những hành vi không thể thất
đức và man rợ hơn của các chú tại tang lễ anh Đằng làm anh không đồng ý
với nhận định của Bác Hồ: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”.
Việc các chú không bị xử lý kỷ luật
(nhiều người bảo anh ngây thơ, vì rất có thể mấy chú còn được đặc cách
thăng thưởng! Anh chả tin, khi quyết định thăng thưởng chưa công bố),
làm anh và công luận hiểu rõ thêm về “Đảng quang vinh”.
Xin cảm ơn các chú!
Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014
Đôi lời về Điếu văn “Vĩnh biệt Anh Lê Hiếu Đằng!”, theo một quan điểm lịch sử (1, 2)
Chép Sử Việt
Không thể làm “Điếu văn”, cho ông Đằng
Ông đã đi vào lịch sử Việt Nam, ít ra là lịch sử của triều đại cộng sản, cùng nhiều đảng viên cao cấp khác của ĐCSVN đã từng nhận ra những sai lầm nghiêm trọng trong lý tưởng cộng sản của mình, những mối nguy lớn mà chủ thuyết cộng sản mang lại cho đất nước và nhân loại … và dám lên tiếng, hành động quyết liệt, dám “đặt cược” cả sinh mệnh chính trị của mình, quyền lợi và cuộc sống bình yên của mình và người thân vào sự “phản tỉnh” đó.
Ông đi vào lịch sử chỉ bằng quãng thời gian ngắn ngủi cuối đời, không được cái “huy hoàng” như một thời theo đảng, nhưng lại đi vào lòng người dân, bạn hữu, lặng lẽ mà trường tồn.
Đám tang của ông cũng “đi vào lịch sử”, cùng với đám tang Tướng Trần Độ, theo một cách kỳ lạ chỉ có ở chế độ cộng sản VN. Cái cách kỳ lạ đó đã minh chứng một cách hùng hồn rằng cả khi nhắm mắt xuôi tay rồi, ông vẫn góp phần vào việc vạch trần bản chất của thứ mà gần cả một đời mình ông đã tin theo mãnh liệt.
Vậy thì, theo thiển ý của người viết bài này, bản Điếu văn vĩnh biệt ông phải thể hiện một cách công bằng những gì mà ông từng ước nguyện, thực hiện và đem lại kết quả cho xã hội, nó bao gồm 2 nửa đối lập: nửa trước – hầu như cả đời là “theo đảng“, nửa sau – ngắn ngủi mà trái ngược và mang tới huy hoàng cho ông trong lòng dân – là “bỏ đảng“.
Tiếc thay bài Điếu văn đã hoàn toàn không phải theo cách đó! Mời quý độc giả đọc ở đây, và xin hẹn sẽ bàn tiếp ở bài sau.
—
Chép Sử Việt
Trước khi đi sâu bàn tới nội dung “Điếu văn”, xin được nhấn mạnh rằng lời bàn ở đây là về một bản “Điếu văn”, trong đó tóm lược cuộc đời Lê Hiếu Đằng và niềm xúc cảm tiễn biệt ông, chứ không phải là một bài báo, không có tên (các) tác giả, đã đưa ra những nhãn quan chính trị dễ gây lẫn lộn giữa của tác giả với của người đã khuất.
Mổ xẻ
Như ở phần trước đã nói, cuộc đời Lê Hiếu Đằng có 2 “nửa”, nửa trước gần trọn đời là “giác ngộ” rồi “theo đảng“, còn “nửa” sau, chỉ ngắn ngủi trong vài năm là “tỉnh ngộ” rồi “bỏ đảng“.
Thế nhưng, cái nửa trước đã được bài “Điếu văn” kể đến (“Anh Lê Hiếu Đằng sinh ngày 06.01 năm 1944 … giữ chức danh này cho đến khi về hưu”) với lời khẳng định đó đã là “xuyên suốt cuộc đời” của ông rồi, đã chứng tỏ rằng “vận mệnh của đất nước là điều không lúc nào rời khỏi sự bận tâm suy nghĩ” của ông, chứ chẳng cần cái nửa sau “tỉnh ngộ” rồi “bỏ đảng” nữa.
Vậy còn cái nửa sau ngắn ngủi đó thì sao? (Các) tác giả chỉ coi những gì ông đã làm, đã viết trong suốt mấy năm qua như là những hành động nhằm “giữ gìn sự liêm khiết”, là “thái độ bảo vệ sự trong sáng” để “thực hiện cho được lý tưởng của mình”, tức là lý tưởng cộng sản, của đảng “quang vinh”? Không hiểu vậy sao được bởi đảng của … những người chắp bút bản “Điếu văn” chỉ có những “chuệch choạc”, cùng lắm là “sai lầm”, “trong việc đem lý tưởng ra thực hiện”. Và theo họ thì ông đôi khi đã “khá gay gắt”, vì cho là đảng chỉ mắc “sai lầm” và chưa “khắc phục một cách triệt để” mà thôi. Thêm nữa, những hành động của ông chỉ là để “giữ gìn cho được những phẩm chất làm nên cái lý tưởng lành mạnh ban đầu” mà thôi.
Ấy thế mà không hiểu sao, báo đảng của các tác giả bản “Điếu văn” đã tung ra không biết bao nhiêu những bài viết dữ dội, thóa mạ, coi Lê Hiếu Đằng như kẻ tội đồ (tạm xem bài gần đây nhất: Hiện tượng Lê Hiếu Đằng và quy luật đào thải - báo Hà Nội mới). À … hóa ra là ông không những tuyên bố bỏ đảng, mà trước đó còn kêu gọi thành lập một đảng khác, làm cho cái đảng độc quyền này sợ run lên, không nghĩ nhẹ tênh như các tác giả “Điếu văn”, rằng đó chẳng qua chỉ là “khá gay gắt” trong đấu tranh mà thôi.
Thế là một Lê Hiếu Đằng cùng cái đảng từng là của ông đã được “đổ khuôn” qua bài “Điếu văn” như sau: đảng cùng lý tưởng cộng sản của nó đã và mãi là tuyệt vời. Ông cùng các bạn hữu đi theo nó là đúng đắn. Chỉ có điều ngày nay đảng bị chuệch choạc, mắc sai lầm. Ông tâm huyết sửa lỗi cho nó, nhưng vì ông quá nhiệt thành mà thiếu bình tĩnh, nên đảng hiểu nhầm ông thôi. Còn riêng đoạn ông “gay gắt” tới mức kêu gọi đa đảng, thành lập đảng Dân chủ Xã hội, rồi tuyên bố từ bỏ đảng, thì họ … quên.
Còn nhiều lắm những điều đáng mổ xẻ trong bản “Điếu văn”, ví như nửa đầu là một Lê Hiếu Đằng luôn “bận tâm suy nghĩ” trước “sự can thiệp trực tiếp của chính quyền Mỹ”, nên đã theo đảng để tranh đấu. Còn nửa sau thì … chẳng thấy đâu một Lê Hiếu Đằng đi đầu trong những đoàn biểu tình chống Trung Quốc, gửi thư phẫn nộ tới Đinh Thế Huynh, những đồng chí của ông nhưng rất có thể ra lệnh đưa ông vào tù dễ hơn “Mỹ-Ngụy” ngày xưa rất nhiều; để rồi từ đó ông ngày càng tỉnh ngộ, và quyết định bỏ đảng.
Vẫn chưa yên tâm cho những gì vương vấn khó nói ra, cho chính mình thì đúng hơn là cho Lê Hiếu Đằng, các tác giả đã dành trọn một khổ lớn cuối “Điếu văn” (“Cũng chính vì vậy mỗi khi … của nhân dân yêu quý”) để một lần nữa luận giải rằng tất cả những niềm tin, hành động theo cái lý tưởng cộng sản để dẫn tới kết cục như ngày hôm nay cũng chỉ là “hành trình thể nghiệm đầy hào sảng”. Vâng! Cái đảng của các vị nó cũng nói vậy, trước những nguyền rủa muôn đời về cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn (đánh nhau là “đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”), những cuộc cải tạo tư bản tư doanh, tập trung cải tạo, vượt biển trong chết chóc và tủi nhục hàng triệu con người v.v.. tất thẩy đều là những cuộc “hành trình thể nghiệm đầy hào sảng”.
Để tạm kết phần bình luận này, xin mời các tác giả bản “Điếu văn” đọc lại lời Lê Hiếu Đằng, trong bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…, để nghĩ lại những gì mình đã vẽ vời về ông:
Bình luận: “Chỉ tiếc rằng còn bao nhiêu người đến viếng anh mà vẫn một lòng một dạ với chiếc thẻ đoảng ôm ấp trong lòng. Nếu có 100, 1000 đoảng viên biết hành động như anh thì …tự nhiên cái đoảng tội lỗi này sẽ sụp đổ thôi.Viết những dòng này là lúc bài Điếu văn của các bạn hữu ông đang được đọc trong Tang lễ bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng nay, 26/1/2014 tại Sài Gòn.
Buồn quá cho lũ đạo đức giả này anh Đằng ơi ! Tôi đến viếng anh mà vẫn thấy bọn họ đóng kịch thương nhớ anh đấy.”
Nhạc sĩ – Blogger U90 Tô Hải
Không thể làm “Điếu văn”, cho ông Đằng
Ông đã đi vào lịch sử Việt Nam, ít ra là lịch sử của triều đại cộng sản, cùng nhiều đảng viên cao cấp khác của ĐCSVN đã từng nhận ra những sai lầm nghiêm trọng trong lý tưởng cộng sản của mình, những mối nguy lớn mà chủ thuyết cộng sản mang lại cho đất nước và nhân loại … và dám lên tiếng, hành động quyết liệt, dám “đặt cược” cả sinh mệnh chính trị của mình, quyền lợi và cuộc sống bình yên của mình và người thân vào sự “phản tỉnh” đó.
Ông đi vào lịch sử chỉ bằng quãng thời gian ngắn ngủi cuối đời, không được cái “huy hoàng” như một thời theo đảng, nhưng lại đi vào lòng người dân, bạn hữu, lặng lẽ mà trường tồn.
Đám tang của ông cũng “đi vào lịch sử”, cùng với đám tang Tướng Trần Độ, theo một cách kỳ lạ chỉ có ở chế độ cộng sản VN. Cái cách kỳ lạ đó đã minh chứng một cách hùng hồn rằng cả khi nhắm mắt xuôi tay rồi, ông vẫn góp phần vào việc vạch trần bản chất của thứ mà gần cả một đời mình ông đã tin theo mãnh liệt.
Vậy thì, theo thiển ý của người viết bài này, bản Điếu văn vĩnh biệt ông phải thể hiện một cách công bằng những gì mà ông từng ước nguyện, thực hiện và đem lại kết quả cho xã hội, nó bao gồm 2 nửa đối lập: nửa trước – hầu như cả đời là “theo đảng“, nửa sau – ngắn ngủi mà trái ngược và mang tới huy hoàng cho ông trong lòng dân – là “bỏ đảng“.
Tiếc thay bài Điếu văn đã hoàn toàn không phải theo cách đó! Mời quý độc giả đọc ở đây, và xin hẹn sẽ bàn tiếp ở bài sau.
—
Chép Sử Việt
Trước khi đi sâu bàn tới nội dung “Điếu văn”, xin được nhấn mạnh rằng lời bàn ở đây là về một bản “Điếu văn”, trong đó tóm lược cuộc đời Lê Hiếu Đằng và niềm xúc cảm tiễn biệt ông, chứ không phải là một bài báo, không có tên (các) tác giả, đã đưa ra những nhãn quan chính trị dễ gây lẫn lộn giữa của tác giả với của người đã khuất.
Mổ xẻ
Như ở phần trước đã nói, cuộc đời Lê Hiếu Đằng có 2 “nửa”, nửa trước gần trọn đời là “giác ngộ” rồi “theo đảng“, còn “nửa” sau, chỉ ngắn ngủi trong vài năm là “tỉnh ngộ” rồi “bỏ đảng“.
Thế nhưng, cái nửa trước đã được bài “Điếu văn” kể đến (“Anh Lê Hiếu Đằng sinh ngày 06.01 năm 1944 … giữ chức danh này cho đến khi về hưu”) với lời khẳng định đó đã là “xuyên suốt cuộc đời” của ông rồi, đã chứng tỏ rằng “vận mệnh của đất nước là điều không lúc nào rời khỏi sự bận tâm suy nghĩ” của ông, chứ chẳng cần cái nửa sau “tỉnh ngộ” rồi “bỏ đảng” nữa.
Vậy còn cái nửa sau ngắn ngủi đó thì sao? (Các) tác giả chỉ coi những gì ông đã làm, đã viết trong suốt mấy năm qua như là những hành động nhằm “giữ gìn sự liêm khiết”, là “thái độ bảo vệ sự trong sáng” để “thực hiện cho được lý tưởng của mình”, tức là lý tưởng cộng sản, của đảng “quang vinh”? Không hiểu vậy sao được bởi đảng của … những người chắp bút bản “Điếu văn” chỉ có những “chuệch choạc”, cùng lắm là “sai lầm”, “trong việc đem lý tưởng ra thực hiện”. Và theo họ thì ông đôi khi đã “khá gay gắt”, vì cho là đảng chỉ mắc “sai lầm” và chưa “khắc phục một cách triệt để” mà thôi. Thêm nữa, những hành động của ông chỉ là để “giữ gìn cho được những phẩm chất làm nên cái lý tưởng lành mạnh ban đầu” mà thôi.
Ấy thế mà không hiểu sao, báo đảng của các tác giả bản “Điếu văn” đã tung ra không biết bao nhiêu những bài viết dữ dội, thóa mạ, coi Lê Hiếu Đằng như kẻ tội đồ (tạm xem bài gần đây nhất: Hiện tượng Lê Hiếu Đằng và quy luật đào thải - báo Hà Nội mới). À … hóa ra là ông không những tuyên bố bỏ đảng, mà trước đó còn kêu gọi thành lập một đảng khác, làm cho cái đảng độc quyền này sợ run lên, không nghĩ nhẹ tênh như các tác giả “Điếu văn”, rằng đó chẳng qua chỉ là “khá gay gắt” trong đấu tranh mà thôi.
Thế là một Lê Hiếu Đằng cùng cái đảng từng là của ông đã được “đổ khuôn” qua bài “Điếu văn” như sau: đảng cùng lý tưởng cộng sản của nó đã và mãi là tuyệt vời. Ông cùng các bạn hữu đi theo nó là đúng đắn. Chỉ có điều ngày nay đảng bị chuệch choạc, mắc sai lầm. Ông tâm huyết sửa lỗi cho nó, nhưng vì ông quá nhiệt thành mà thiếu bình tĩnh, nên đảng hiểu nhầm ông thôi. Còn riêng đoạn ông “gay gắt” tới mức kêu gọi đa đảng, thành lập đảng Dân chủ Xã hội, rồi tuyên bố từ bỏ đảng, thì họ … quên.
Còn nhiều lắm những điều đáng mổ xẻ trong bản “Điếu văn”, ví như nửa đầu là một Lê Hiếu Đằng luôn “bận tâm suy nghĩ” trước “sự can thiệp trực tiếp của chính quyền Mỹ”, nên đã theo đảng để tranh đấu. Còn nửa sau thì … chẳng thấy đâu một Lê Hiếu Đằng đi đầu trong những đoàn biểu tình chống Trung Quốc, gửi thư phẫn nộ tới Đinh Thế Huynh, những đồng chí của ông nhưng rất có thể ra lệnh đưa ông vào tù dễ hơn “Mỹ-Ngụy” ngày xưa rất nhiều; để rồi từ đó ông ngày càng tỉnh ngộ, và quyết định bỏ đảng.
Vẫn chưa yên tâm cho những gì vương vấn khó nói ra, cho chính mình thì đúng hơn là cho Lê Hiếu Đằng, các tác giả đã dành trọn một khổ lớn cuối “Điếu văn” (“Cũng chính vì vậy mỗi khi … của nhân dân yêu quý”) để một lần nữa luận giải rằng tất cả những niềm tin, hành động theo cái lý tưởng cộng sản để dẫn tới kết cục như ngày hôm nay cũng chỉ là “hành trình thể nghiệm đầy hào sảng”. Vâng! Cái đảng của các vị nó cũng nói vậy, trước những nguyền rủa muôn đời về cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn (đánh nhau là “đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”), những cuộc cải tạo tư bản tư doanh, tập trung cải tạo, vượt biển trong chết chóc và tủi nhục hàng triệu con người v.v.. tất thẩy đều là những cuộc “hành trình thể nghiệm đầy hào sảng”.
Để tạm kết phần bình luận này, xin mời các tác giả bản “Điếu văn” đọc lại lời Lê Hiếu Đằng, trong bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…, để nghĩ lại những gì mình đã vẽ vời về ông:
“Thật
sự là Miền Nam đã giải phóng Miền Bắc trên tất cả các lĩnh vực nhất là
kinh tế, văn hóa, tư tưởng… Vì những lẽ trên tôi xin ‘tính sổ’ với ĐCS
VN và với bản thân cuộc đời của tôi …“
Tại sao lại có bản “Điếu văn” lạ vậy? Xin được bàn tiếp trong phần tới.
Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014
Thư ngỏ gửi các bạn đồng nghiệp của một cựu quan chức ngoại giao đã bỏ đảng
Chủ nhật, 19 Tháng 1 2014 00:03
Đặng Xương Hùng
Thư ngỏ gửi các bạn tham dự Phiên họp Kiểm điểm định kỳ toàn cầu về nhân quyền ở Việt Nam diễn ra vào ngày 5/2/2014 tại Genève – Thụy sĩ.
Tôi tên là Đặng Xương Hùng. Tôi từng là Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam, từng là Lãnh sự Việt Nam tại Genève – Thụy sĩ (2008-2012). Tháng 10/2013, tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam để bắt đầu cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Điều đầu tiên tôi xin bày tỏ cùng các bạn: tôi đứng lên chống lại đảng cộng sản Việt Nam, không có nghĩa là tôi chống lại các bạn. Tôi rất thông cảm với các bạn. Tôi đã cùng các bạn và tôi tin một ngày bạn cũng sẽ cùng tôi. Chúng ta, những người dân Việt Nam, đều là nạn nhân của đảng cộng sản Việt Nam.
Tôi hiểu các bạn đều đang tâm niệm mang lại những điều tốt lành nhất cho dân tộc Việt Nam. Nhưng do những trói buộc vô hình khiến các bạn đôi khi phải hành động không như mình mong muốn. Mỗi hành động và lời nói của các bạn đều phải tuân theo sự chỉ đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Tôi và các bạn đã cùng nằm trong hoàn cảnh như vậy.
Hiện nay, đảng cộng sản Việt Nam đã chọn con đường đi ngược lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam. Họ quyết tâm duy trì chế độ đảng trị, phớt lờ những đòi hỏi dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.
Tôi quan tâm không nhiều đến nội dung các bạn trình bày trong Phiên báo cáo kiểm điểm định kỳ toàn cầu lần này. Tôi biết các bạn là những người Việt Nam giỏi nhất trong việc viết báo cáo loại này và các bạn đã được cấp trên phê duyệt tỉ mỉ trước khi các bạn lên đường. Các bạn không thể nói khác được.
Những bằng chứng về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam luôn luôn thừa thãi, mà chính các bạn là người nắm đầy đủ nhất. Điều mọi người quan tâm nhất là thái độ của các bạn tại Phiên họp lần này.
Cái tâm nằm trong con tim và khối óc nhưng muốn có được cái tâm trong sáng, cần được thể hiện ra ngoài bằng thái độ và hành động.
Các bạn đã có tấm lòng thương yêu nhân dân và dân tộc Việt Nam, các bạn nên biểu hiện bằng hành động. Đó là các bạn nên chăm chú lắng nghe, ghi chép đầy đủ và báo cáo trung thực tất cả những gì mà bên ngoài nói về nhân quyền ở Việt Nam. Các bạn nên làm những điều này với sự chân thành và cầu thị nhất.
Các bạn đừng nên chú ý vào những hành động nhỏ nhen mà các bạn vẫn làm lâu nay, như là cử người đi xếp hàng sớm để lấy chỗ đăng ký cho các tham luận của một số nước bao che cho Việt Nam như Lào, Cu Ba. Tước đi cơ hội của những nước quan tâm, mong muốn góp ý về nhân quyền cho Việt Nam tại Phiên họp. Các bạn đừng nên đi thu nhặt hết những tài liệu phân phát của các đoàn, như của đoàn ông Võ Văn Ái, rồi về vứt vào sọt rác cơ quan, tước đi quyền được tiếp cận thông tin của tất cả mọi người. Các bạn đừng cử người gây cản trở hoặc gây sự mất chú ý đến các hoạt động của các đoàn đại biều trong và ngoài nước đến đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam.
Những hành động như vậy chưa chắc có sự chỉ đạo trong nước mà là tự “sáng kiến” của các bạn, với mong muốn được “ghi công” trong “thành tích” bảo vệ nhân quyền cho Việt Nam. Tôi thiết nghĩ, khi thời thế thay đổi, thì chính các bạn lại thành người bị phê phán.
Tôi rất mong tại Phiên họp lần này các bạn sẽ hành động theo đúng lương tâm của mình. Các bạn nhất định sẽ được hoan nghênh.
Con người là quý giá nhất trên hành tinh chúng ta. Nhân loại đang vươn tới mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền của mọi con người. Hội đồng nhân quyền đưa ra sáng kiến Kiểm điểm định kỳ toàn cầu về nhân quyền cũng là nằm trong mục tiêu này.
Chúng ta là công dân Việt Nam, đồng thời cũng là công dân toàn cầu. Vai trò của các bạn là rất lớn cho tương lai của dân tộc Việt Nam. Nhất là khi Việt Nam được bầu là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Một lần nói thật, ta sẽ không còn phải mất công bao bọc sự giả dối.
Tôi biết các bạn đã “mất” Tết để chuẩn bị cho Phiên họp này. Nhân dịp Tết Giáp Ngọ, tôi xin chúc các bạn một năm mới sức khỏe dồi dào, hạnh phúc tràn đầy và có tấm lòng trong sáng vì một cuộc đổi mới toàn diện cho đất nước Việt Nam chúng ta.
Đặng Xương Hùng
Thư ngỏ gửi các bạn tham dự Phiên họp Kiểm điểm định kỳ toàn cầu về nhân quyền ở Việt Nam diễn ra vào ngày 5/2/2014 tại Genève – Thụy sĩ.
Genève, ngày 19/1/2014
Các bạn thân mến,Tôi tên là Đặng Xương Hùng. Tôi từng là Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam, từng là Lãnh sự Việt Nam tại Genève – Thụy sĩ (2008-2012). Tháng 10/2013, tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam để bắt đầu cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Điều đầu tiên tôi xin bày tỏ cùng các bạn: tôi đứng lên chống lại đảng cộng sản Việt Nam, không có nghĩa là tôi chống lại các bạn. Tôi rất thông cảm với các bạn. Tôi đã cùng các bạn và tôi tin một ngày bạn cũng sẽ cùng tôi. Chúng ta, những người dân Việt Nam, đều là nạn nhân của đảng cộng sản Việt Nam.
Tôi hiểu các bạn đều đang tâm niệm mang lại những điều tốt lành nhất cho dân tộc Việt Nam. Nhưng do những trói buộc vô hình khiến các bạn đôi khi phải hành động không như mình mong muốn. Mỗi hành động và lời nói của các bạn đều phải tuân theo sự chỉ đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Tôi và các bạn đã cùng nằm trong hoàn cảnh như vậy.
Hiện nay, đảng cộng sản Việt Nam đã chọn con đường đi ngược lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam. Họ quyết tâm duy trì chế độ đảng trị, phớt lờ những đòi hỏi dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.
Tôi quan tâm không nhiều đến nội dung các bạn trình bày trong Phiên báo cáo kiểm điểm định kỳ toàn cầu lần này. Tôi biết các bạn là những người Việt Nam giỏi nhất trong việc viết báo cáo loại này và các bạn đã được cấp trên phê duyệt tỉ mỉ trước khi các bạn lên đường. Các bạn không thể nói khác được.
Những bằng chứng về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam luôn luôn thừa thãi, mà chính các bạn là người nắm đầy đủ nhất. Điều mọi người quan tâm nhất là thái độ của các bạn tại Phiên họp lần này.
Cái tâm nằm trong con tim và khối óc nhưng muốn có được cái tâm trong sáng, cần được thể hiện ra ngoài bằng thái độ và hành động.
Các bạn đã có tấm lòng thương yêu nhân dân và dân tộc Việt Nam, các bạn nên biểu hiện bằng hành động. Đó là các bạn nên chăm chú lắng nghe, ghi chép đầy đủ và báo cáo trung thực tất cả những gì mà bên ngoài nói về nhân quyền ở Việt Nam. Các bạn nên làm những điều này với sự chân thành và cầu thị nhất.
Các bạn đừng nên chú ý vào những hành động nhỏ nhen mà các bạn vẫn làm lâu nay, như là cử người đi xếp hàng sớm để lấy chỗ đăng ký cho các tham luận của một số nước bao che cho Việt Nam như Lào, Cu Ba. Tước đi cơ hội của những nước quan tâm, mong muốn góp ý về nhân quyền cho Việt Nam tại Phiên họp. Các bạn đừng nên đi thu nhặt hết những tài liệu phân phát của các đoàn, như của đoàn ông Võ Văn Ái, rồi về vứt vào sọt rác cơ quan, tước đi quyền được tiếp cận thông tin của tất cả mọi người. Các bạn đừng cử người gây cản trở hoặc gây sự mất chú ý đến các hoạt động của các đoàn đại biều trong và ngoài nước đến đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam.
Những hành động như vậy chưa chắc có sự chỉ đạo trong nước mà là tự “sáng kiến” của các bạn, với mong muốn được “ghi công” trong “thành tích” bảo vệ nhân quyền cho Việt Nam. Tôi thiết nghĩ, khi thời thế thay đổi, thì chính các bạn lại thành người bị phê phán.
Tôi rất mong tại Phiên họp lần này các bạn sẽ hành động theo đúng lương tâm của mình. Các bạn nhất định sẽ được hoan nghênh.
Con người là quý giá nhất trên hành tinh chúng ta. Nhân loại đang vươn tới mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền của mọi con người. Hội đồng nhân quyền đưa ra sáng kiến Kiểm điểm định kỳ toàn cầu về nhân quyền cũng là nằm trong mục tiêu này.
Chúng ta là công dân Việt Nam, đồng thời cũng là công dân toàn cầu. Vai trò của các bạn là rất lớn cho tương lai của dân tộc Việt Nam. Nhất là khi Việt Nam được bầu là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Một lần nói thật, ta sẽ không còn phải mất công bao bọc sự giả dối.
Tôi biết các bạn đã “mất” Tết để chuẩn bị cho Phiên họp này. Nhân dịp Tết Giáp Ngọ, tôi xin chúc các bạn một năm mới sức khỏe dồi dào, hạnh phúc tràn đầy và có tấm lòng trong sáng vì một cuộc đổi mới toàn diện cho đất nước Việt Nam chúng ta.
Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014
Lãnh đạo CSVN là người Việt hay người Tầu?
Washington
DC, USA – Lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam đã hành động
ngược với quyền lợi của Tổ quốc về Quần đảo Hòang Sa nên có nghi vấn
trong nhân dân muốn biết họ là người Việt hay người Tầu?
Sau đây là những lý do đã gây ra thắc mắc:
Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014
Chuyện viên đá bị cưa dưới tượng Lý Thái Tổ
Hiệu Minh
Vĩnh biệt ông Lê Hiếu Đằng
Ông Lê Hiếu Đằng từ trần
LÊ HIẾU ĐẰNG (1944 - 2014)
Dân Luận: Theo tin từ trong nước, Luật sư Lê Hiếu
Đằng đã từ trần lúc 22:00 giờ ngày hôm nay 22.01.2014 tại Sài Gòn, hưởng
thọ 70 tuổi. Ông Lê hiếu Đằng là một nhân sỹ yêu nước đã đứng trong
hàng ngũ những người CS Việt Nam trong cuộc chiến 1954-1975, nay đã dũng
cảm đứng lên cất tiếng nói đấu tranh cho quá trình dân chủ hóa đất
nứớc. Ông đã công khai từ bỏ đảng CSVN vì coi đảng này đã phản bội lơi
ích của dân tộc.Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÁNH PHÁ BUỔI TƯỞNG NIỆM 40 NĂM NGÀY HOÀNG SA BỊ BỌN XÂM LƯỢC TÀU CỘNG ĐÁNH CƯỚP: AI GÂY TỘI? AI CÓ TỘI? AI CHỊU TỘI ?
Nguyễn Hùng
Ngày 22/01/2014
Nhìn những đoạn video clip, những tấm hình chụp lại cảnh tượng đau lòng trước tượng đài Lý Thái Tổ vào buổi sáng ngày
19/01/2014 nhân buổi lễ do dân chúng yêu nước tại Hà Nội tưởng niệm 40 năm ngày Tổ quốc Việt Nam bị bọn đại hán xâm lược Tàu đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trước sự xả thân liều chết chống trả rất anh dũng can trường của những chiến sĩ Quân Luc Việt Nam Cộng Hòa, dân chúng Việt Nam lại một lần nữa thấy tận mắt tính nhục, tính bán nước, tính Tàu của đảng cộng sản Việt Nam qua những thanh niên công an trẻ ở lứa tuổi của thế hệ 8X trong bộ đồng phục thắt cà vạt trông rất tân thời nhưng đầu óc u mê, những tên thanh niên khác mặc đồ dân thường cũng bảnh bao trông rất học thức thuộc thành phần con cháu cán bộ đảng viên các cấp của đảng cộng sản Việt Nam tại thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến cũng là lực lượng công an trẻ tuổi trá hình đóng vai côn đồ, du đảng của đảng.
Ngày 19 tháng 01 là một ngày đau lòng nhất trong năm của Việt Nam. Ngày đánh dấu bọn xâm lược Tàu cộng đã chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa, từ năm 1974. Dù cho quần đảo này lúc đó do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa của phân nữa Tổ quốc Việt Nam từ Vĩ tuyến 17 quản lý nhưng cũng là một phần da thịt của Việt Nam từ ải Nam Quan đến mủi Cà Mau. Nếu là người Việt Nam chân chính không phân biệt đảng phái hay quan điểm chính trị, chúng ta triệu người như một đều xem ngày này là ngày quốc hận, ai ai cũng nôn nóng tìm đủ mọi phương cách, mọi kế sách tống khứ bọn Tàu xâm lược để giành lại quần đảo Hoàng Sa trở về với đất mẹ.
Nhà nước Việt Nam hiện nay- dù có được chính danh hay chỉ tự phong – với danh nghĩa là đại diện cho Việt Nam về đối nội và đối ngoại, phải có trách nhiệm tổ chức lễ tưởng niệm mỗi năm và đặc biệt trang trọng hơn vào những thời điểm đánh dấu mốc 10, 20, 30, và nay là 40 năm ngày quần đảo Hoàng Sa bị bọn bá quyền xâm lược Tàu xâm chiếm trái phép bằng vũ lực.
Trong nhiều thập niên qua chính quyền của đảng cộng sản Việt Nam vì lý do này lý do khác đã cố tình che dấu, bưng bít với toàn dân nổi đau quần đảo Hoàng Sa bị bọn xâm lược Tàu xâm chiếm bằng vũ lực- trước kia với người dân tại miền Bắc và từ 30/04/1075 trên toàn quốc. Không những người Việt Nam sinh sau ngày 30/04/1975 mà hầu hết dân chúng, đảng viên đảng cộng sản và cả một số lớn trí thức sống dưới chế dộ cộng sản miền Bắc đã không hay biết gì về sự kiện quần đảo Hoàng Sa bị cộng sản Tàu đánh chiếm từ ngày 19/01/1974. Lời thố lộ chân tình của nghệ sĩ ưu tú Kim Chi là một bằng chứng, bà cho biết: “Mãi đến những ngày gần đây, qua email của bạn bè gửi tới tôi mới biết chuyện có bảy mươi tư chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh năm 1974 để bảo vệ hải đảo Hoàng Sa. Điều này thật là một tệ hại đối với kiến thức của tôi”, và lời nói các sinh viên trẻ hiện nay là một bằng chứng đau lòng nữa về chính sách ngu dân, nô lệ Tàu của đảng cộng sản Việt Nam: “Tôi mới biết về cuộc hải chiến này cách đây 3 năm (2011), cuộc chiến do Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và 74 người lình VNCH đã hi sinh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, máu thịt cha ông”. Tin mất biển đảo Hoàng Sa ngày 19/01/1974 rồi một phần Trường Sa ngày 14/03/1988 đã bị đảng cộng sản Việt Nam bưng bít hoàn toàn. Mãi cho đến chỉ vài năm vừa qua người dân cả nước mới biết tin tức về Hoàng Sa, Trường Sa qua các lần ngư dân miền Trung đánh bắt cá và ngư sản tại vùng quần đảo Hoàng Sa bị hải quân Tàu bắn giết, bắt tịch thu tàu thuyền đòi tiền chuộc mạng được một số báo chí đăng tải. Từ khi đó người dân cả nước bắt đầu quan tâm đến quần đảo Hoàng Sa. Dân chúng cả nước với lòng yêu nước luôn có trong tim, bắt đầu từ năm 2007 dân chúng Việt Nam lien tục xuống đường lên án bọn xâm lược Tàu cộng tại Bắc Kinh khi họ tuyên bố thành lập thành phố Nam Sa tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ đang chiêm đóng phi pháp bất chấp luật pháp quốc tế. Đó là một trong số vô vàn việc làm tội lỗi của tất cả các thế hệ lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, bắt đầu từ ông Hồ Chí Minh rồi Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nồng Đức Mạnh, và cuối cùng là tổng bí thư hiện nay Nguyễn Phú Trọng. Tội thông đồng với bọn bành trướng đại hán Tàu cộng từ thời kỳ Hồ Chí Minh làm chủ tịch đảng cộng sản 1954 đến 1969 với công hàm mang tính chất bán nước do Phạm Văn Đồng ký vào năm 1958 và tiếp tục với các thế hệ lãnh đạo kế tiếp của đảng cộng sản Việt Nam sẽ được lịch sử phê phán và định tội.
Nhằm đánh dấu 40 năm ngày quần đảo Hoàng Sa bị Tàu cộng đánh cướp, trong những ngày trước ngày tưởng niệm 19/01/2014 nhiều cơ quan báo chí truyền thông của đảng và nhà nước Việt Nam được lãnh đạo trung ương của đảng cộng sản Việt Nam chỉ đạo, đã có những bài viết về trận hải chiến của quân lực Việt Nam Cộng Hòa chống lại hạm đội hải quân của bọn xâm lược Tàu cộng. Cụ thể là một loạt các bài viết và phóng sư trên báo Tuổi Trẻ, Thanh niên và những báo nhà nước lề phải khác về trận hải chiến không cân sức giữa các chiến hạm của hải quân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa oai hùng quyết tử và hạm đội hải quân của bọn Tàu cộng. Huyện đảo Hoàng Sa có trụ sở tại Đà Nẳng cũng tiến hành chương trình thấp nến, văn nghệ tưởng niệm và tri ân các tử sĩ hy sinh tại Hoàng Sa vào đêm 18/01/2014.
Người dân và một số nhân sĩ trí thức từng sống và phục vụ chế độ cộng sản miền Bắc trước ngày 30/04/1975 rồi sau đó cả nước, đinh ninh rằng các cấp lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam đã bắt đầu hồi tâm chuyển ý, lời nói của họ sẽ đi đôi với việc làm. Nhưng mọi người đã lại một lần nữa bị ngỡ ngàng, hụt hẩng trước hành vi trở cờ lường gạt của lãnh đạo trung ương đảng cộng sản Việt Nam. Ngày 18/01/2014 họ ra lệnh hũy bỏ buổi lễ thấp nến tri ân 74 tử sĩ Hoàng Sa do UBND Huyện Hoàng Sa tại Đà Nẵng tổ chức – “lệnh trên”, mà mọi người ngán ngẫm gọi là “lệnh bên (Tàu)” mặc dù chương trình này đã được chuẫn bị xong và chỉ chờ đến giờ là trình diễn. Cùng lúc đó các báo chí lề đảng viết về trận hài chiến Hoàng Sa cũng đều bị lệnh trên/lệnh bên (Tàu) ngừng viết thêm về Hoàng Sa. Trong khi đó tại tòa đại sứ cộng sản Việt Nam taị Bắc Kinh vào ngày 17/01/2014 cho thực hiện một dạ tiệc và văn nghệ “hoành tráng” thết đải các quan chức Tàu kỷ niệm cái gọi là “64 năm hữu nghị ngoại giao Việt –Tàu” mà tất cả những người Việt Nam đều biết rỏ đó là 64 năm lệ thuộc, 64 năm làm nô bộc của đảng cộng sản Việt Nam-Hồ Chí Minh trước đảng cộng sản Tàu-Mao Trạch Đông. Và đến ngày 19/01/2014 cả nước vẫn lại tiếp tục không có một buổi lễ chính thức tưởng niệm biến cố trọng đại này. Câu nói của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mà bây giờ đã trờ thành câu châm ngôn của toàn dân Việt Nam nói về đảng cộng sản: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm” một lần nữa được chứng minh là hoàn toàn đúng.
Tất cả những hành động và việc làm của
đảng cộng sản từ cơ sở phường khóm, quận huyện, tỉnh, thành phố đến cấp
trung ương và cao nhất là bộ chính trị để ngăn cấm hay chống phá các
buổi lễ tưởng niệm 40 năm ngày Tàu cộng dùng vũ lực xâm chiếm xâm chiếm
quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành động có tội lớn, thông đồng (từ
năm 1958) và nối giáo cho gặc Tàu xâm chiếm Biển Đông Hoàng Sa (1974)
Trường Sa (1988), giết hại ngư dân (từ năm 1974). Đây rỏ ràng là hành
động phản quốc bán nước cầu vinh. Đảng cộng sản Việt Nam không còn gì để
biện minh cho hành động đàn áp người dân yêu nước đứng lên chống lại
bọn xâm lược Tàu cộng đòi lại biển đảo bị chiếm đoạt. Họ đã công khai
tiếp tay cho giặc Tàu xâm lược biển đảo, giết hại dân lành Việt Nam.
Những tên cộng sản “lính sai vặt” làm những việc ti tiện như cắt đá gây bụi, cầm loa phát thanh cường dộ lớn, giả dạng côn đồ du đảng, như bọn quân khuyển, xúm nhau hành hung, khủng bố người dân đến khu vực tượng đài Lý Thái Tổ tham dự lễ tưởng nhớ công ơn các tử sĩ hy sinh mạng sống chống bọn Tàu xâm lược, chỉ là những tên thiếu học vô giáo dục, bị nhồi sọ tư tưởng ngu muội xem Tàu là đồng chí cộng sản vàng, đồng chí cộng sản tốt. Những người này tuy họ có hành động côn đồ lưu manh, nhưng cũng chỉ là bọn vá áo túi cơm vì mục đích kiếm sống, tuy tội của chúng đương nhiên đã rỏ ràng nhưng có thể được tha thứ nếu chúng biết hồi tâm trở về con đường ngay nẻo chính.
Cán bộ đảng cộng sản càng có chức tước cao mà lại có hành động tay sai cho bọn xâm lược Tàu chống lại dân tộc thì tội càng nặng hơn. Họ không thể lấy lý do mình non dại ngu muội mà biện minh cho những hành động phản quốc, tiếp tay cho bọn đại hán Tàu cộng chiếm đóng bờ cỏi Việt Nam. Rước giặc xâm lược Tàu về dầy xéo quê hương, cướp biển đảo là tội bán nước cần phải được xét xử.
Chế độ cộng sản đã bị đảo thải hầu như trên toàn thế giới từ hơn 20 năm qua. Lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam vì sự tồn vong, vì tương lai của dân tộc hãy nhanh chóng nhận thức rỏ tai hại của chủ nghĩa cộng sản vô tổ quốc, hiểu thấu lòng dạ nham hiểm của bọn Tàu cộng dù cho bọn chúng có tuyên bố cùng chung cái chủ nghĩa bánh vẽ gọi là cộng sản, tình đồng chí, tình hữu nghị 16 chữ vàng 4 chữ tốt. Bọn bành trướng Tàu dù dưới bánh vẽ chủ nghĩa nào, chúng đều có dã tâm xâm lược, chiếm trọn đất nước Việt Nam và đồng hóa dân Việt thành một tỉnh của chúng. Chủ nghĩa cộng sản với chủ trương không biên giới quốc gia là một công cụ lý tưởng cho bọn bành trướng đại hán Tàu dùng để xâm lược và xáp nhập các nước nhỏ xung quang nước Tàu. Việt Nam là một nước nằm trong tầm ngắm của bọn đại hán Tàu từ bao đời nay và hôm nay là bọn Tàu cộng.
Truyền thống từ bao đời của người dân Việt Nam là luôn luôn đối xử có tình có lý và khoan dung độ lượng với những người biết mình đã gây ra tội, biết mình có tội, chịu thú tội và thực tâm hối cải.
Lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hiện nay hãy nhanh chóng thức tỉnh, nhanh chóng trở về với dân tộc. Chỉ có như vậy thì người cộng sản mới nhận được sự khoan dung của dân tộc đối với những tội trạng mà đảng cộng sản đã liên tục gây ra cho dân tộc trên khắp đất nước trong hơn năm mươi năm qua. Nếu không thì đảng cộng sản cũng sẽ nhanh chóng bị bánh xe lịch sử nghiền nát như tại các nước Đông Âu, như chủ tịch đảng cộng sản Nicholae Ceausescu của Romania. Khi đó thì đã quá muộn.
—-
Tham khảo:
Hình ảnh của buổi tưởng niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa: - HÌNH ẢNH HÀ NỘI PHÁ QUẤY BUỔI TƯỞNG NIỆM 40 NĂM HẢI CHIẾN HOÀNG SA (Tễu). – Đội quân phá rối bằng loa phóng thanh thi nhau hò hét chí chóe (DLB).
UBND Huyện Hoàng Sa hủy bỏ chương trình tri ân 74 tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa vì lệnh trên/lệnh bên (Tàu)?: - UBND HUYỆN HOÀNG SA HỦY BỎ CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN 74 TỬ SỸ VIỆT NAM CỘNG HÒA VÌ ‘LỆNH TRÊN’? (ĐHĐT). – Thư cáo lỗi (Đà Nẵng).
Dân tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa, còn đảng cũng cố quan hệ với giặc Tà: - Người dân VN tưởng niệm 40 hải chiến Hoàng Sa thì đảng và nhà nước… (DLB). – Dân tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa, còn đảng cũng cố quan hệ với giặc Tàu (Châu Xuân Nguyễn). – Sứ quán Việt Nam kỷ niệm 64 năm ngoại giao Việt-Trung (TTXVN).
Phỏng vấn Nghệ sỹ ưu tú Kim Chi về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa: - Phỏng vấn Nghệ sỹ ưu tú Kim Chi về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa (DLB).
Phỏng vấn sinh viên, blogger trẻ về trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 và các Hải quân VNCH: - Phỏng vấn sinh viên, blogger trẻ về trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 và các Hải quân VNCH (DLB).
Phỏng vấn nhà văn Vũ Thư Hiên về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa (Phần 5): - Phỏng vấn nhà văn Vũ Thư Hiên về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa (Phần 5) (DLB).
Hình ảnh ngư dân Việt Nam bị lính Tàu cộng bắt giữ: - Hình ảnh ngư dân việt nam bị lính trung quốc bắt giữ (Hoàng Sa).
Chưa bao giờ ngư dân Việt Nam bị bọn bộ đội hải quânTàu đánh như vầy: - ‘Chưa bao giờ ngư dân bị đánh như vậy’ (VNE).
40 năm hải chiến Hoàng Sa: - 40 năm Hải chiến Hoàng sa - Kỳ 4: Lệnh khai hỏa (TT). – Hải chiến Hoàng Sa (TN).
Chủ tịch đảng cộng sản Rumani Nicholae Ceausescu:
- Làm thế nào để giết một đồng chí? Phần 2: Xử Ceausescu (pro&contra). – Quyền lực là đỉnh cao tham vọng của con người. Nhưng quyền lực cũng là nơi tha hóa con người, đẩy con người vào bi kịch thê thảm. Đó là hai mặt của một cái ghế- quyền lực. (Tin Hay). – Bạo Chúa Nicolae Ceausescu Đền Tội (TN-ĐĐ).
Ngày 22/01/2014
Nhìn những đoạn video clip, những tấm hình chụp lại cảnh tượng đau lòng trước tượng đài Lý Thái Tổ vào buổi sáng ngày
19/01/2014 nhân buổi lễ do dân chúng yêu nước tại Hà Nội tưởng niệm 40 năm ngày Tổ quốc Việt Nam bị bọn đại hán xâm lược Tàu đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trước sự xả thân liều chết chống trả rất anh dũng can trường của những chiến sĩ Quân Luc Việt Nam Cộng Hòa, dân chúng Việt Nam lại một lần nữa thấy tận mắt tính nhục, tính bán nước, tính Tàu của đảng cộng sản Việt Nam qua những thanh niên công an trẻ ở lứa tuổi của thế hệ 8X trong bộ đồng phục thắt cà vạt trông rất tân thời nhưng đầu óc u mê, những tên thanh niên khác mặc đồ dân thường cũng bảnh bao trông rất học thức thuộc thành phần con cháu cán bộ đảng viên các cấp của đảng cộng sản Việt Nam tại thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến cũng là lực lượng công an trẻ tuổi trá hình đóng vai côn đồ, du đảng của đảng.
Ngày 19 tháng 01 là một ngày đau lòng nhất trong năm của Việt Nam. Ngày đánh dấu bọn xâm lược Tàu cộng đã chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa, từ năm 1974. Dù cho quần đảo này lúc đó do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa của phân nữa Tổ quốc Việt Nam từ Vĩ tuyến 17 quản lý nhưng cũng là một phần da thịt của Việt Nam từ ải Nam Quan đến mủi Cà Mau. Nếu là người Việt Nam chân chính không phân biệt đảng phái hay quan điểm chính trị, chúng ta triệu người như một đều xem ngày này là ngày quốc hận, ai ai cũng nôn nóng tìm đủ mọi phương cách, mọi kế sách tống khứ bọn Tàu xâm lược để giành lại quần đảo Hoàng Sa trở về với đất mẹ.
Nhà nước Việt Nam hiện nay- dù có được chính danh hay chỉ tự phong – với danh nghĩa là đại diện cho Việt Nam về đối nội và đối ngoại, phải có trách nhiệm tổ chức lễ tưởng niệm mỗi năm và đặc biệt trang trọng hơn vào những thời điểm đánh dấu mốc 10, 20, 30, và nay là 40 năm ngày quần đảo Hoàng Sa bị bọn bá quyền xâm lược Tàu xâm chiếm trái phép bằng vũ lực.
Trong nhiều thập niên qua chính quyền của đảng cộng sản Việt Nam vì lý do này lý do khác đã cố tình che dấu, bưng bít với toàn dân nổi đau quần đảo Hoàng Sa bị bọn xâm lược Tàu xâm chiếm bằng vũ lực- trước kia với người dân tại miền Bắc và từ 30/04/1075 trên toàn quốc. Không những người Việt Nam sinh sau ngày 30/04/1975 mà hầu hết dân chúng, đảng viên đảng cộng sản và cả một số lớn trí thức sống dưới chế dộ cộng sản miền Bắc đã không hay biết gì về sự kiện quần đảo Hoàng Sa bị cộng sản Tàu đánh chiếm từ ngày 19/01/1974. Lời thố lộ chân tình của nghệ sĩ ưu tú Kim Chi là một bằng chứng, bà cho biết: “Mãi đến những ngày gần đây, qua email của bạn bè gửi tới tôi mới biết chuyện có bảy mươi tư chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh năm 1974 để bảo vệ hải đảo Hoàng Sa. Điều này thật là một tệ hại đối với kiến thức của tôi”, và lời nói các sinh viên trẻ hiện nay là một bằng chứng đau lòng nữa về chính sách ngu dân, nô lệ Tàu của đảng cộng sản Việt Nam: “Tôi mới biết về cuộc hải chiến này cách đây 3 năm (2011), cuộc chiến do Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và 74 người lình VNCH đã hi sinh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, máu thịt cha ông”. Tin mất biển đảo Hoàng Sa ngày 19/01/1974 rồi một phần Trường Sa ngày 14/03/1988 đã bị đảng cộng sản Việt Nam bưng bít hoàn toàn. Mãi cho đến chỉ vài năm vừa qua người dân cả nước mới biết tin tức về Hoàng Sa, Trường Sa qua các lần ngư dân miền Trung đánh bắt cá và ngư sản tại vùng quần đảo Hoàng Sa bị hải quân Tàu bắn giết, bắt tịch thu tàu thuyền đòi tiền chuộc mạng được một số báo chí đăng tải. Từ khi đó người dân cả nước bắt đầu quan tâm đến quần đảo Hoàng Sa. Dân chúng cả nước với lòng yêu nước luôn có trong tim, bắt đầu từ năm 2007 dân chúng Việt Nam lien tục xuống đường lên án bọn xâm lược Tàu cộng tại Bắc Kinh khi họ tuyên bố thành lập thành phố Nam Sa tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ đang chiêm đóng phi pháp bất chấp luật pháp quốc tế. Đó là một trong số vô vàn việc làm tội lỗi của tất cả các thế hệ lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, bắt đầu từ ông Hồ Chí Minh rồi Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nồng Đức Mạnh, và cuối cùng là tổng bí thư hiện nay Nguyễn Phú Trọng. Tội thông đồng với bọn bành trướng đại hán Tàu cộng từ thời kỳ Hồ Chí Minh làm chủ tịch đảng cộng sản 1954 đến 1969 với công hàm mang tính chất bán nước do Phạm Văn Đồng ký vào năm 1958 và tiếp tục với các thế hệ lãnh đạo kế tiếp của đảng cộng sản Việt Nam sẽ được lịch sử phê phán và định tội.
Nhằm đánh dấu 40 năm ngày quần đảo Hoàng Sa bị Tàu cộng đánh cướp, trong những ngày trước ngày tưởng niệm 19/01/2014 nhiều cơ quan báo chí truyền thông của đảng và nhà nước Việt Nam được lãnh đạo trung ương của đảng cộng sản Việt Nam chỉ đạo, đã có những bài viết về trận hải chiến của quân lực Việt Nam Cộng Hòa chống lại hạm đội hải quân của bọn xâm lược Tàu cộng. Cụ thể là một loạt các bài viết và phóng sư trên báo Tuổi Trẻ, Thanh niên và những báo nhà nước lề phải khác về trận hải chiến không cân sức giữa các chiến hạm của hải quân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa oai hùng quyết tử và hạm đội hải quân của bọn Tàu cộng. Huyện đảo Hoàng Sa có trụ sở tại Đà Nẳng cũng tiến hành chương trình thấp nến, văn nghệ tưởng niệm và tri ân các tử sĩ hy sinh tại Hoàng Sa vào đêm 18/01/2014.
Người dân và một số nhân sĩ trí thức từng sống và phục vụ chế độ cộng sản miền Bắc trước ngày 30/04/1975 rồi sau đó cả nước, đinh ninh rằng các cấp lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam đã bắt đầu hồi tâm chuyển ý, lời nói của họ sẽ đi đôi với việc làm. Nhưng mọi người đã lại một lần nữa bị ngỡ ngàng, hụt hẩng trước hành vi trở cờ lường gạt của lãnh đạo trung ương đảng cộng sản Việt Nam. Ngày 18/01/2014 họ ra lệnh hũy bỏ buổi lễ thấp nến tri ân 74 tử sĩ Hoàng Sa do UBND Huyện Hoàng Sa tại Đà Nẵng tổ chức – “lệnh trên”, mà mọi người ngán ngẫm gọi là “lệnh bên (Tàu)” mặc dù chương trình này đã được chuẫn bị xong và chỉ chờ đến giờ là trình diễn. Cùng lúc đó các báo chí lề đảng viết về trận hài chiến Hoàng Sa cũng đều bị lệnh trên/lệnh bên (Tàu) ngừng viết thêm về Hoàng Sa. Trong khi đó tại tòa đại sứ cộng sản Việt Nam taị Bắc Kinh vào ngày 17/01/2014 cho thực hiện một dạ tiệc và văn nghệ “hoành tráng” thết đải các quan chức Tàu kỷ niệm cái gọi là “64 năm hữu nghị ngoại giao Việt –Tàu” mà tất cả những người Việt Nam đều biết rỏ đó là 64 năm lệ thuộc, 64 năm làm nô bộc của đảng cộng sản Việt Nam-Hồ Chí Minh trước đảng cộng sản Tàu-Mao Trạch Đông. Và đến ngày 19/01/2014 cả nước vẫn lại tiếp tục không có một buổi lễ chính thức tưởng niệm biến cố trọng đại này. Câu nói của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mà bây giờ đã trờ thành câu châm ngôn của toàn dân Việt Nam nói về đảng cộng sản: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm” một lần nữa được chứng minh là hoàn toàn đúng.
17/01/2014: đảng cộng sản Việt Nam mừng 64 năm hữu nghị (lệ thuộc, nô bộc) với đảng cộng sản Tàu
Lãnh đạo cao cấp đcs VN tay bắt mặt mừng với lãnh đạo cs Tàu trong khi ngư phủ Việt Nam bị bọn hải tặc hải quân Tàu cộng bắn giết bắt cóc cướp của, cấm ra Biển Đông làm ăn.
Ngày
19/01/2014 đảng viên cộng sản giả dạng công nhân cắt đá tạo bụi phủ đầy
chung quanh tượng đài. Công an đội lớp du đảng đảng dùng loa với âm
thanh cực mạnh phá quấy buổi lễ tưởng niệm 40 năm hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa chống bọn xâm lược Tàu cộng của dân chúng Hà Nội.
Những tên cộng sản “lính sai vặt” làm những việc ti tiện như cắt đá gây bụi, cầm loa phát thanh cường dộ lớn, giả dạng côn đồ du đảng, như bọn quân khuyển, xúm nhau hành hung, khủng bố người dân đến khu vực tượng đài Lý Thái Tổ tham dự lễ tưởng nhớ công ơn các tử sĩ hy sinh mạng sống chống bọn Tàu xâm lược, chỉ là những tên thiếu học vô giáo dục, bị nhồi sọ tư tưởng ngu muội xem Tàu là đồng chí cộng sản vàng, đồng chí cộng sản tốt. Những người này tuy họ có hành động côn đồ lưu manh, nhưng cũng chỉ là bọn vá áo túi cơm vì mục đích kiếm sống, tuy tội của chúng đương nhiên đã rỏ ràng nhưng có thể được tha thứ nếu chúng biết hồi tâm trở về con đường ngay nẻo chính.
Cán bộ đảng cộng sản càng có chức tước cao mà lại có hành động tay sai cho bọn xâm lược Tàu chống lại dân tộc thì tội càng nặng hơn. Họ không thể lấy lý do mình non dại ngu muội mà biện minh cho những hành động phản quốc, tiếp tay cho bọn đại hán Tàu cộng chiếm đóng bờ cỏi Việt Nam. Rước giặc xâm lược Tàu về dầy xéo quê hương, cướp biển đảo là tội bán nước cần phải được xét xử.
Chế độ cộng sản đã bị đảo thải hầu như trên toàn thế giới từ hơn 20 năm qua. Lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam vì sự tồn vong, vì tương lai của dân tộc hãy nhanh chóng nhận thức rỏ tai hại của chủ nghĩa cộng sản vô tổ quốc, hiểu thấu lòng dạ nham hiểm của bọn Tàu cộng dù cho bọn chúng có tuyên bố cùng chung cái chủ nghĩa bánh vẽ gọi là cộng sản, tình đồng chí, tình hữu nghị 16 chữ vàng 4 chữ tốt. Bọn bành trướng Tàu dù dưới bánh vẽ chủ nghĩa nào, chúng đều có dã tâm xâm lược, chiếm trọn đất nước Việt Nam và đồng hóa dân Việt thành một tỉnh của chúng. Chủ nghĩa cộng sản với chủ trương không biên giới quốc gia là một công cụ lý tưởng cho bọn bành trướng đại hán Tàu dùng để xâm lược và xáp nhập các nước nhỏ xung quang nước Tàu. Việt Nam là một nước nằm trong tầm ngắm của bọn đại hán Tàu từ bao đời nay và hôm nay là bọn Tàu cộng.
Truyền thống từ bao đời của người dân Việt Nam là luôn luôn đối xử có tình có lý và khoan dung độ lượng với những người biết mình đã gây ra tội, biết mình có tội, chịu thú tội và thực tâm hối cải.
Lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hiện nay hãy nhanh chóng thức tỉnh, nhanh chóng trở về với dân tộc. Chỉ có như vậy thì người cộng sản mới nhận được sự khoan dung của dân tộc đối với những tội trạng mà đảng cộng sản đã liên tục gây ra cho dân tộc trên khắp đất nước trong hơn năm mươi năm qua. Nếu không thì đảng cộng sản cũng sẽ nhanh chóng bị bánh xe lịch sử nghiền nát như tại các nước Đông Âu, như chủ tịch đảng cộng sản Nicholae Ceausescu của Romania. Khi đó thì đã quá muộn.
—-
Tham khảo:
Hình ảnh của buổi tưởng niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa: - HÌNH ẢNH HÀ NỘI PHÁ QUẤY BUỔI TƯỞNG NIỆM 40 NĂM HẢI CHIẾN HOÀNG SA (Tễu). – Đội quân phá rối bằng loa phóng thanh thi nhau hò hét chí chóe (DLB).
UBND Huyện Hoàng Sa hủy bỏ chương trình tri ân 74 tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa vì lệnh trên/lệnh bên (Tàu)?: - UBND HUYỆN HOÀNG SA HỦY BỎ CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN 74 TỬ SỸ VIỆT NAM CỘNG HÒA VÌ ‘LỆNH TRÊN’? (ĐHĐT). – Thư cáo lỗi (Đà Nẵng).
Dân tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa, còn đảng cũng cố quan hệ với giặc Tà: - Người dân VN tưởng niệm 40 hải chiến Hoàng Sa thì đảng và nhà nước… (DLB). – Dân tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa, còn đảng cũng cố quan hệ với giặc Tàu (Châu Xuân Nguyễn). – Sứ quán Việt Nam kỷ niệm 64 năm ngoại giao Việt-Trung (TTXVN).
Phỏng vấn Nghệ sỹ ưu tú Kim Chi về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa: - Phỏng vấn Nghệ sỹ ưu tú Kim Chi về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa (DLB).
Phỏng vấn sinh viên, blogger trẻ về trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 và các Hải quân VNCH: - Phỏng vấn sinh viên, blogger trẻ về trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 và các Hải quân VNCH (DLB).
Phỏng vấn nhà văn Vũ Thư Hiên về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa (Phần 5): - Phỏng vấn nhà văn Vũ Thư Hiên về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa (Phần 5) (DLB).
Hình ảnh ngư dân Việt Nam bị lính Tàu cộng bắt giữ: - Hình ảnh ngư dân việt nam bị lính trung quốc bắt giữ (Hoàng Sa).
Chưa bao giờ ngư dân Việt Nam bị bọn bộ đội hải quânTàu đánh như vầy: - ‘Chưa bao giờ ngư dân bị đánh như vậy’ (VNE).
40 năm hải chiến Hoàng Sa: - 40 năm Hải chiến Hoàng sa - Kỳ 4: Lệnh khai hỏa (TT). – Hải chiến Hoàng Sa (TN).
Chủ tịch đảng cộng sản Rumani Nicholae Ceausescu:
- Làm thế nào để giết một đồng chí? Phần 2: Xử Ceausescu (pro&contra). – Quyền lực là đỉnh cao tham vọng của con người. Nhưng quyền lực cũng là nơi tha hóa con người, đẩy con người vào bi kịch thê thảm. Đó là hai mặt của một cái ghế- quyền lực. (Tin Hay). – Bạo Chúa Nicolae Ceausescu Đền Tội (TN-ĐĐ).
Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014
Alan Phan - Giáp Ngọ và Con Ngựa Kinh Tế Việt Nam
4 Tín Hiệu Cho Kinh Tế Việt Nam
(Bài viết đã đăng trên báo Xuân Giáp Ngọ của Doanh Nhân xuất bản ngày 11 Jan 2014)
(Bài viết đã đăng trên báo Xuân Giáp Ngọ của Doanh Nhân xuất bản ngày 11 Jan 2014)
Sau một đêm đông dài, mọi người đều mong đợi và sẵn sàng cho mùa
xuân mới. Tết Giáp Ngọ có là một khởi đầu của hồi phục sau giai đoạn suy
thoái đã kéo dài từ 2009? Theo kinh nghiệm của kinh tế thế giới, chu kỳ
suy thoái thường kéo dài trung bình khoảng 5 năm. Do đó nếu chúng ta là
một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa và đã hội nhập, nhiều chuyên gia
sẽ kết luận cuối 2014, chúng ta sẽ thấy ánh sáng le lói cuối đường hầm.
Lễ tưởng niệm 40 Năm Hải chiến Hoàng Sa & Biểu tình trước LSQ Trung Quốc, 18.01.2014 tại Hamburg – CHLB Đức
Hôm
nay (18.01.2014), từ 14 – 15 giờ 30, trước cửa LSQ CHND Trung Hoa tại
Hamburg, đã diễn ra Lễ tưởng niệm 40 Năm hải chiến Hoàng Sa và cuộc Biểu
tình phản đối những hành động xâm lược của Trung Quốc đối với hai quần
đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam suốt mấy chục năm qua.
Chứng kiến cuộc biểu tình từ đầu chí
cuối, chúng tôi ghi nhận có khoảng gần 100 người gồm đủ các lứa tuổi.
Thành phần tham gia là các anh chị em khách thợ xuất xứ từ các nước
Đông Âu, hiện đã an cư lạc nghiệp tại Landkreis Harburg – CHLB Đức.
Cũng giống như cuộc biểu tình lần trước (xem ở đây), lá cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH; cờ đỏ sao vàng CHXHCN VN và cờ ba màu đen-đỏ-vàng của CHLB Đức đều hiện diện.
Tự do cho dân, hòa giải dân tộc và dân chủ cho đất nước
Nguyễn Trung Chính
20/01/2014
Sáng 11/5/2013, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI bế mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn tổng kết trong đó ông tuyên bố: “Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị phải đồng bộ với đổi mới thể chế kinh tế.“
Nghe “Đổi mới“, mừng quá! Tưởng đã đến lúc Đảng chấp nhận đổi mới tư duy chính trị để đồng bộ với đổi mới kinh tế.
Nhưng không! Khi đọc văn kiện chính thức “KẾT LUẬN HỘI NGHỊ LẦN THỨ BẢY BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA XI: Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở” mới vở lẽ ra rằng “Đổi mới” kèm với “Hoàn thiện” chỉ có ý nghĩa trên vấn đề tổ chức nội bộ của Đảng, không mảy may chút gì dính đến một tư duy chính trị thông thoáng hơn mà cơ chế kinh tế thị trường đòi hỏi phải đồng bộ. Thực tế kết luận này chỉ nhằm “Hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa“.
20/01/2014
Sáng 11/5/2013, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI bế mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn tổng kết trong đó ông tuyên bố: “Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị phải đồng bộ với đổi mới thể chế kinh tế.“
Nghe “Đổi mới“, mừng quá! Tưởng đã đến lúc Đảng chấp nhận đổi mới tư duy chính trị để đồng bộ với đổi mới kinh tế.
Nhưng không! Khi đọc văn kiện chính thức “KẾT LUẬN HỘI NGHỊ LẦN THỨ BẢY BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA XI: Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở” mới vở lẽ ra rằng “Đổi mới” kèm với “Hoàn thiện” chỉ có ý nghĩa trên vấn đề tổ chức nội bộ của Đảng, không mảy may chút gì dính đến một tư duy chính trị thông thoáng hơn mà cơ chế kinh tế thị trường đòi hỏi phải đồng bộ. Thực tế kết luận này chỉ nhằm “Hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa“.
Nguyễn Hữu Cầu, người tù lâu nhất VN sắp được thả?
Tù nhân bất khuất Nguyễn Hữu Cầu.
Thông tin mới nhất từ gia đình ông Nguyễn Hữu Cầu cho biết công an đã gặp con trai của người tù nhân nổi tiếng này và thông báo rằng họ sẽ thả ông ra vào tuần lễ sắp tới sau khi bức thư của cháu nội ông là Trần Phan Yến Nhi gửi cho các tổ chức nhân quyền quốc tế đã gây xúc động cho hàng trăm ngàn người. Mặc Lâm có cuộc trao đổi với con trai của ông để biết thêm chi tiết về nguồn tin này.
Ông Nguyễn Hữu Cầu sinh năm 1945, quê quán Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang là tù nhân lương tâm có số năm ngồi tù lâu nhất lịch sử Việt Nam, 38 năm. Ông bị bắt làm tù binh vào năm 1975 cho đến năm 1980 mới được thả ra. Sau khi được thả ông sáng tác nhạc chống chính quyền mới và viết đơn tố cáo cán bộ cao cấp của tỉnh đã có hành vi tham nhũng và hiếp dâm. Năm 1982 ông bị bắt, bị tòa sơ thẩm kết án tội phản động với mức tử hình. Mẹ ông kháng án tại phiên xử phúc thẩm 2 năm sau đó án giảm xuống còn chung thân.
Ông bị giam tại trại Z30A thuộc huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai từ ba mươi tám năm nay và chưa bao giờ chịu ký giấy xin ân xá theo đề nghị của trại giam.
Con trai ông là Trần Ngọc Bích cho chúng tôi biết công an đã tới tận U Minh Thượng để báo tin rằng ông Nguyễn Hữu Cầu sẽ được thả ra trong tuần tới. Anh Bích kể lại:
Em nói là hiện nay giòng họ bên nội của em không còn ai hết chỉ còn em và người chị, sau khi nếu ba em được tha thì em rất mừng nếu ba ở đâu là quyền của ba. Nếu ba ở trên Sài Gòn với chị thì ba đủ điều kiên để trị bệnh khi nào hết bệnh thì về ở với em.
Mặc Lâm: Sau khi báo tin như vậy họ có hỏi gì nữa không?
Anh Trần Ngọc Bích: Hai người công an còn hỏi em ai đánh bức thư kêu gọi các tổ chức nhân quyền để cứu giúp cho ba anh? Em mới trả lời là con gái của em viết. Hai người công an nói cho họ gặp con gái của em. Lúc đó nó đang đi học em chạy đi chở nó về cho họ gặp. Hai người hỏi con gái em nội dung bức thư ai viết? con gái em trả lời tất cả nội dung trong thư đều do nó viết hết. Riêng cái khúc kêu oan từ đời cụ cố đến đời cô, rồi đời cha… khúc đó thì cha nói, còn tất cả nội dung thư đều do con viết hết. Mà con viết theo như lời của ông nội con nói chính tai con nghe bệnh tình của ông như thế. Lúc đó cũng nhân dịp ngày sinh nhật của ông.
Mặc Lâm: Anh và cháu đi thăm bác Cầu mới nhất vào lúc nào? Có phải sau lần đó thì cháu Trần Phan Yến Nhi mới viết lá thư gửi cho các cơ quan nhân quyền không?
Anh Trần Ngọc Bích: Em đi thăm ba lần đầu tiên với con gái em, nó viết thư nó kêu oan cho ông nó vào ngày 14 tháng 6 năm 2013 lúc đó bệnh tình của ba rất nặng như cháu đã nói trong thư và khi về cháu viết thư kêu gọi các tổ chức nhân quyền. Sau đó em nhờ chú Nguyễn Bắc Truyển là người ở tù chung với ba em bỏ lên mạng cho mọi người biết để giúp đỡ ba em.
Chúng tôi may mắn được nói chuyện với cháu Trần Phan Yến Nhi và được cháu cho biết:
Quay lại với anh Trần Ngọc Bích chúng tôi hỏi cuối cùng thì hai công an có giải thích là tại sao họ lại phải đến nhà để báo tin này hay không? Anh Bích cho biết:
Anh Trần Ngọc Bích: Cuối cùng hai ông công an nói cái đơn tha của chú Cầu đã gởi lên cấp trên rồi và đợi họ xét duyệt cứ an tâm. Họ cũng nói anh và cháu đừng nên tiếp xúc với người lạ về vấn đề chú Cầu. Em trả lời rằng khi nào ba em thật sự được thả thì em và con gái em sẽ không kêu gọi sự giúp đỡ nào nữa, còn nếu chưa gặp thì em phải làm đơn kêu oan để cho ông về chứ tuổi ông đã cao và ở tù rất là lâu rồi. Lúc đó công an nói anh cứ an tâm ba anh sẽ được về ăn tết với gia đình mà.
Mặc Lâm: Trong khi công an nói chuyện với anh có ai biết hay nghe việc công an báo tin này hay không?
Anh Trần Ngọc Bích: Không phải chỉ nói riêng với em mà với cả lãnh đạo (nơi trường học) và lãnh đạo bây giờ đã nói với tất cả anh em dạy chung trong trường. Mấy anh em họ cũng gởi tin nhắn chúc mừng vì công an nói trước mặt lãnh đạo mà, vì vậy em trông cho thời gian mau hết để tuần sau ba được thả như lời mấy người công an họ nói.
Được biết sở dĩ con ông Nguyễn Hữu Cầu mang tên Trần Ngọc Bích vì theo anh nói khi ba anh bị bắt thì anh còn rất nhỏ, mẹ anh lấy chồng khác và lấy họ Trần của người chồng mới làm khai sanh cho anh.
Hiện anh Trần Ngọc Bích đang dạy tại Trường Tiểu học An Minh Bắc 4 Huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang.
Thông tin mới nhất từ gia đình ông Nguyễn Hữu Cầu cho biết công an đã gặp con trai của người tù nhân nổi tiếng này và thông báo rằng họ sẽ thả ông ra vào tuần lễ sắp tới sau khi bức thư của cháu nội ông là Trần Phan Yến Nhi gửi cho các tổ chức nhân quyền quốc tế đã gây xúc động cho hàng trăm ngàn người. Mặc Lâm có cuộc trao đổi với con trai của ông để biết thêm chi tiết về nguồn tin này.
Ông Nguyễn Hữu Cầu sinh năm 1945, quê quán Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang là tù nhân lương tâm có số năm ngồi tù lâu nhất lịch sử Việt Nam, 38 năm. Ông bị bắt làm tù binh vào năm 1975 cho đến năm 1980 mới được thả ra. Sau khi được thả ông sáng tác nhạc chống chính quyền mới và viết đơn tố cáo cán bộ cao cấp của tỉnh đã có hành vi tham nhũng và hiếp dâm. Năm 1982 ông bị bắt, bị tòa sơ thẩm kết án tội phản động với mức tử hình. Mẹ ông kháng án tại phiên xử phúc thẩm 2 năm sau đó án giảm xuống còn chung thân.
Ông bị giam tại trại Z30A thuộc huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai từ ba mươi tám năm nay và chưa bao giờ chịu ký giấy xin ân xá theo đề nghị của trại giam.
Con trai ông là Trần Ngọc Bích cho chúng tôi biết công an đã tới tận U Minh Thượng để báo tin rằng ông Nguyễn Hữu Cầu sẽ được thả ra trong tuần tới. Anh Bích kể lại:
Một công an hỏi em có phải là Bích không và là con của chú Cầu phải không? Em trả lời đúng rồi. Ông công an nói chú Cầu tuần sau sẽ được thả. Sau khi chú Cầu được thả anh có dự định cho chú về ở với ai hay khôngAnh Trần Ngọc Bích: Lúc đó em đang dạy học thì cô Hiệu phó gọi cho em nói là sau khi dạy xong thì lên văn phòng có hai người công an kiếm, một người là công an tỉnh và một người là công an huyện. Thoạt đầu em không biết đó là chuyện gì, sau khi lên văn phòng thì lúc đó có sự chứng kiến của cô Hiệu trưởng, em và hai công an. Một công an hỏi em có phải là Bích không và là con của chú Cầu phải không? Em trả lời đúng rồi. Ông công an nói chú Cầu tuần sau sẽ được thả. Sau khi chú Cầu được thả anh có dự định cho chú về ở với ai hay không?
Anh Trần Ngọc Bích
Em nói là hiện nay giòng họ bên nội của em không còn ai hết chỉ còn em và người chị, sau khi nếu ba em được tha thì em rất mừng nếu ba ở đâu là quyền của ba. Nếu ba ở trên Sài Gòn với chị thì ba đủ điều kiên để trị bệnh khi nào hết bệnh thì về ở với em.
Mặc Lâm: Sau khi báo tin như vậy họ có hỏi gì nữa không?
Anh Trần Ngọc Bích: Hai người công an còn hỏi em ai đánh bức thư kêu gọi các tổ chức nhân quyền để cứu giúp cho ba anh? Em mới trả lời là con gái của em viết. Hai người công an nói cho họ gặp con gái của em. Lúc đó nó đang đi học em chạy đi chở nó về cho họ gặp. Hai người hỏi con gái em nội dung bức thư ai viết? con gái em trả lời tất cả nội dung trong thư đều do nó viết hết. Riêng cái khúc kêu oan từ đời cụ cố đến đời cô, rồi đời cha… khúc đó thì cha nói, còn tất cả nội dung thư đều do con viết hết. Mà con viết theo như lời của ông nội con nói chính tai con nghe bệnh tình của ông như thế. Lúc đó cũng nhân dịp ngày sinh nhật của ông.
Mặc Lâm: Anh và cháu đi thăm bác Cầu mới nhất vào lúc nào? Có phải sau lần đó thì cháu Trần Phan Yến Nhi mới viết lá thư gửi cho các cơ quan nhân quyền không?
Anh Trần Ngọc Bích: Em đi thăm ba lần đầu tiên với con gái em, nó viết thư nó kêu oan cho ông nó vào ngày 14 tháng 6 năm 2013 lúc đó bệnh tình của ba rất nặng như cháu đã nói trong thư và khi về cháu viết thư kêu gọi các tổ chức nhân quyền. Sau đó em nhờ chú Nguyễn Bắc Truyển là người ở tù chung với ba em bỏ lên mạng cho mọi người biết để giúp đỡ ba em.
Chúng tôi may mắn được nói chuyện với cháu Trần Phan Yến Nhi và được cháu cho biết:
Dạ thưa bác con 14 tuổi học lớp 9. Con đi thăm ông nội của con là vào ngày 4 tháng 6 năm 2013. Con lên thăm ông nội thì ông con nói là ông bị oan và kêu con kêu oan cho ông nội con. Ông nội con chỉ nơi con gởi bức thư đi và nội dung bức thư do con viết-Dạ thưa bác con 14 tuổi học lớp 9. Con đi thăm ông nội của con là vào ngày 4 tháng 6 năm 2013. Con lên thăm ông nội thì ông con nói là ông bị oan và kêu con kêu oan cho ông nội con. Ông nội con chỉ nơi con gởi bức thư đi và nội dung bức thư do con viết. Cha con chỉ hướng dẫn cái khúc là cha và cô hai con kêu oan mà những lá thư đó không được hồi âm và đều bị bỏ vô sọt rác hết.
cháu Trần Phan Yến Nhi
Quay lại với anh Trần Ngọc Bích chúng tôi hỏi cuối cùng thì hai công an có giải thích là tại sao họ lại phải đến nhà để báo tin này hay không? Anh Bích cho biết:
Anh Trần Ngọc Bích: Cuối cùng hai ông công an nói cái đơn tha của chú Cầu đã gởi lên cấp trên rồi và đợi họ xét duyệt cứ an tâm. Họ cũng nói anh và cháu đừng nên tiếp xúc với người lạ về vấn đề chú Cầu. Em trả lời rằng khi nào ba em thật sự được thả thì em và con gái em sẽ không kêu gọi sự giúp đỡ nào nữa, còn nếu chưa gặp thì em phải làm đơn kêu oan để cho ông về chứ tuổi ông đã cao và ở tù rất là lâu rồi. Lúc đó công an nói anh cứ an tâm ba anh sẽ được về ăn tết với gia đình mà.
Mặc Lâm: Trong khi công an nói chuyện với anh có ai biết hay nghe việc công an báo tin này hay không?
Anh Trần Ngọc Bích: Không phải chỉ nói riêng với em mà với cả lãnh đạo (nơi trường học) và lãnh đạo bây giờ đã nói với tất cả anh em dạy chung trong trường. Mấy anh em họ cũng gởi tin nhắn chúc mừng vì công an nói trước mặt lãnh đạo mà, vì vậy em trông cho thời gian mau hết để tuần sau ba được thả như lời mấy người công an họ nói.
Được biết sở dĩ con ông Nguyễn Hữu Cầu mang tên Trần Ngọc Bích vì theo anh nói khi ba anh bị bắt thì anh còn rất nhỏ, mẹ anh lấy chồng khác và lấy họ Trần của người chồng mới làm khai sanh cho anh.
Hiện anh Trần Ngọc Bích đang dạy tại Trường Tiểu học An Minh Bắc 4 Huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang.
Cháu nội tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu gửi thư kêu cứu cho ông
An Minh Bắc, ngày 30 tháng 12 năm 2013
Tâm thư cầu xin cứu giúp cho ông nội cháu. Ông Nguyễn Hữu Cầu - người đã phải chịu cảnh tù đày 38 năm.
Kính gửi:
- Các Tổ Chức Nhân Quyền Thế Giới;
- Các quý Ông/Bà cộng đồng người việt ở trong nước và ở nước ngoài.
Ông Nội của cháu: Ông Nguyễn Hữu Cầu.
Cha cháu tên là Trần Ngọc Bích; Cha cháu mang họ Cha dượng vì thế cháu phải mang họ Cha nhưng đích thực cháu là họ Nguyễn.
Kính thưa Các quý Tổ Chức Nhân Quyền Thế Giới cùng các Quý Ông/Bà người
Việt đang sinh sống ở trong nước và ở nước ngoài. Năm cháu được 6 tuổi
cháu có hỏi Cha cháu là Ông Nội đâu? Cha cháu bảo là Ông Nội con đang bị
ở tù, lúc đó cháu thật sự không biết ở tù là gì hết. 8 năm sau cháu
khôn lớn và nghe Cha cháu giải thích cháu mới được tường tận được việc
Ông của Cháu bị ở tù là như thế nào? Từ lúc cháu được sinh ra tới năm
cháu 14 tuổi cháu mới biết được mặt Ông nội cháu, cháu cảm nhận được ở
Ông cháu một ánh mắt hiền từ trong ảnh, một gương mặt luôn suy nghĩ như
muốn nói một điều gì mà Ông cháu không nói được. Cháu thầm nghĩ Ông cháu
là một người tốt như vậy nhưng tại sao Ông cháu lại phải bị ở tù suốt
gần 38 năm, cháu không biết ra sao nhưng đối với Ông cháu những năm
tháng ở tù đối với của Ông cháu thật là tàn nhẫn và vô nhân đạo.
Trần Phan Yến Nhi, cháu nội tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu
Cháu nói về việc tàn nhẫn:
Là chính tai cháu nghe Ông cháu kể khi
cháu được đi thăm Ông lần đầu tiên vào ngày 04/6/2013, Ông nói luôn bị
giam riêng không được tiếp xúc với bất cứ ai, bệnh tình rất nhiều, răng
còn một chiếc ăn uống rất khó khăn, đau dạ dày hành hạ suốt, thường là
ăn cháo, mắt mù một bên, bên còn lại phải nhờ vào cái kính 20 độ mới
thấy được mờ mờ, máu không lên được não thường xỉu lên xỉu xuống, nằm
nhiều hơn ngồi. Ông mới gửi thư về cho gia đình cháu, giờ Ông lại mang
thêm bệnh gút đau đớn hành hạ Ông suốt nhưng chẳng được đi khám và chữa
bệnh. Còn Ông nói nếu cho đi khám chỉ là khám giả và tất cả là khám giả
cho có khám mà thôi v.v...
Cháu nói về việc vô nhân đạo:
Cháu nghe Ông cháu kể Ông mang rất
nhiều bệnh tật như thế nhưng họ không cho Ông cháu được đi khám và chữa
bệnh. Cô và cha cháu thấy sót nên làm đơn xin cho Ông cháu ra chữa bệnh
nhưng lần nào đơn Cô và Cha cháu gửi đi cũng đều vào sọt rác!!!
Gia đình cháu đã làm đơn kêu oan cho Ông từ đời Cụ Cố đến đời Cô và cha
rồi lại đến đời cháu, đơn đã gửi đi khắp nơi nhưng vẫn một đi không bao
giờ có hồi âm. Trong số kêu oan cho Ông cháu có người đã ra đi mãi mãi,
còn người ở lại thì mỏi mòn chờ đợi trong tuyệt vọng.
Năm nào cũng vậy, cháu nghe cha cháu nói những ngày lễ, ngày tết là Ông
cháu được thả, cháu hết trông ngày 2/9 - 30/4 - rồi lại tết nguyên đán
với hy vọng là Ông cháu sẽ được tự do nhưng rồi cứ thế kéo dài, kéo dài
mãi từ đời Cha cho đến đời cháu đã lên đến 38 năm = 13870 ngày, tức hơn
1/3 thế kỉ… thật là kinh khủng.
Hôm nay nhân ngày sinh nhật lần thứ 66 của Ông cháu 30/12/1947 –
30/12/2013 còn 1 ngày nữa là Ông cháu bước sang 67 tuổi rồi mà cả đời
Ông gần như ở chốn lao tù. Hôm nay nhân ngày sinh nhật của Ông và cũng
là lần sinh nhật đầu tiên. Cháu không có quà gì để tặng cho Ông cháu,
nên cháu viết tâm thư này kêu gọi xin được cứu giúp Ông cháu để làm quà
tặng quà cho Ông. Bức tâm thư này cháu thành kính đến các quý Tổ Chức
Nhân Quyền Thế Giới cùng các Quý Ông/Bà Cộng đồng người Việt ở trong và
ngoài nước. Cháu cầu xin Các Quý Tổ Chức Nhân Quyền Thế Giới cùng các
Ông/Bà ở trong nước và ở nước ngoài lên tiếng để cứu cho Ông của cháu
sớm được thoát khỏi cảnh tù đày, sớm thoát được cái cảnh được đối xử tàn
nhẫn và vô nhân đạo suốt 38 năm qua như lời Ông cháu kể khi cháu đi
thăm Ông. Cháu rất hy vọng và cầu mong cho Ông cháu được về để hoàn lại
họ Nguyễn cho cháu và cho gia đình cháu trở về cội nguồn của mình. Nếu
không thì Ông cháu không còn hy vọng sống được và về với cháu vì bệnh
tật Ông rất nhiều, tuổi đã cao sức đã kiệt Ông cháu sẽ chết ở trong chốn
lao tù.
Cuối tâm thư cháu xin kính chúc quý Ông/Bà ở các Tổ Chức Nhân Quyền Thế
Giới cùng các Quý Ông/Bà cộng đồng người Việt trong nước và ở nước ngoài
nhân dịp năm mới An Khang – Thịnh Vượng.
Cháu chào Quý Ông/ Bà
Cháu
Trần Phan Yến Nhi
Trần Phan Yến Nhi (phải) và gia đình
Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Kinh tế Việt Nam kiệt quệ Tết Giáp Ngọ
Thụy My
Chỉ còn không đầy hai tuần nữa là đến dịp Tết Nguyên đán, nhưng theo những tin tức từ Việt Nam, thì không khí những ngày cận Tết không hề háo hức như những năm trước đây. Nhân dịp này RFI Việt ngữ đã trao đổi về tình hình kinh tế với Tiến sĩ Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng - TP Hồ Chí Minh
18/01/2014
MỜI NGHE TẠI ĐÂY
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140118-tien-si-pham-chi-dung-kinh-te-viet-nam-kiet-que-tet-giap-ngo
Chỉ còn không đầy hai tuần nữa là đến dịp Tết Nguyên đán, nhưng theo những tin tức từ Việt Nam, thì không khí những ngày cận Tết không hề háo hức như những năm trước đây. Nhân dịp này RFI Việt ngữ đã trao đổi về tình hình kinh tế với Tiến sĩ Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng - TP Hồ Chí Minh
18/01/2014
MỜI NGHE TẠI ĐÂY
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140118-tien-si-pham-chi-dung-kinh-te-viet-nam-kiet-que-tet-giap-ngo
Ngày tưởng niệm liệt sỹ Hoàng Sa và nỗi đau vong quốc
Đào Tiến Thi
Thế sự hồi đầu dĩ nhất không
Giang sơn vô lệ khấp anh hùng[1]
(Phan Châu Trinh)
Sáng 19-1-2014, tôi ra sân tượng đài Lý
Thái Tổ cùng những người dân yêu nước tưởng niệm 74 liệt sỹ đã hy sinh
trong trận hải chiến Hoàng Sa chống quân Trung Cộng xâm lược nhân sự
kiện xảy ra cách đây 40 năm (19-1-1974 – 19-1-2014).Chưa đến 8g30 theo giờ hẹn trên mạng, công an mặc sắc phục (khoảng hơn chục người) và an ninh mặc thường phục (có dễ đến hơn trăm người, về sau còn đông hơn) đã đứng vòng trong vòng ngoài. Ngay trước tượng đài Lý Thái Tổ, hình như đang có cãi cọ. Tôi đi vào thì thấy lực lượng chức năng (không sắc phục) đang đuổi mọi người ra, lấy cớ là công trình đang thi công. Ngó vào “công trình đang thi công” thì chỉ thấy mấy anh thợ đang xẻ đá. Những hòn đá nhỏ, có hòn chỉ lớn hơn nắm tay một chút và chẳng rõ xẻ như thế để làm gì. (Cho đến cuối buổi, khi người đi mít tinh đã về thì cuộc “thi công” cũng ngừng luôn và mấy cục đá xẻ lung tung đó càng tố cáo cái trò lố không che đậy được ai).
Tiếng loa ngày càng chói gắt mà người thét loa thì không sắc phục, không cả mảnh băng đỏ, cho nên không rõ thuộc lực lượng nào, cấp bậc gì, thế mà lại có quyền giải tán mọi người ở nơi công cộng này.
Lực lượng chức năng cứ dồn dần người dự mít tinh ra ngoài. Một số cố tụ lại hô được vài lượt “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” rồi cũng bị đẩy ra.
Một nữ phóng viên Nhật Bản, có lẽ thấy tôi có khẩu hiệu chữ Hán “Nhất thốn sơn hà nhất thốn kim” (Một tấc đất của Tổ quốc là một tấc vàng – thơ Phan Bội Châu) mà muốn phỏng vấn tôi. Nhưng mà (thật xấu hổ), tôi phải trả lời: “I’ m very sorry, I don’t speak English”. Tôi vừa cố diễn đạt thứ tiếng Anh “giả cầy” vừa ra hiệu cho cô rằng, tôi sẽ tìm được ai đó có thể trả lời cô. Sau vài phút tìm kiếm, may quá, vớ ngay được bác Phạm Toàn. “Bác trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh được chứ?” “Được”. “Hay quá, bác ra đây với cháu”. Và bác Phạm Toàn trả lời bằng tiếng Anh rất lưu loát, hùng hồn.
Ngoài mấy bác kiểu dân phòng rất hăng trong việc giải tán cuộc mít tinh thì so với các cuộc biểu tình gần đây, các lực lượng chức năng hôm nay không quá gây căng thẳng, thô bạo lắm. Có một số cậu thanh niên khi bị chất vấn họ chỉ biết đáp lại bằng ánh mắt buồn, trông cũng đáng thương. Tôi bảo: “Trung Cộng nó mà lấy xong nước ta thì với những người như các cháu nó sẽ thịt trước cả chúng tôi đấy. Xưa nay có ai tha cho kẻ phản quốc bao giờ”. Có cậu bảo: “Thôi bác ơi, chúng cháu hiểu mà”. Chẳng biết cậu ta có hiểu thật không, hay là nói cho qua chuyện. Cũng có cậu lý lẽ rất “củ chuối”: “Có giỏi đi ra Hoàng Sa, Trường Sa đi”. Nhiều người nghe thế thét lên phẫn nộ. Tôi liền bước theo cậu ấy, định bảo “Thế cậu cấp phép cho chúng tôi đi nhé? (Đứng đây các cậu cũng không cho thì không biết ai sẽ cấp phép cho chúng tôi ra Hoàng Sa, Trường Sa nhỉ?). Thế nhưng cậu ta miệng nói mà chân lủi nhanh, tôi chẳng muốn theo nữa.
Lúc sắp ra về, chị Hồng Xuân phỏng vấn tôi về cảm tưởng của mình hôm nay. Tôi nói nỗi buồn đau lớn nhất của tôi là nghĩ về dân tộc Việt Nam, từ một dân tộc anh hùng, hôm nay đã trở thành một dân tộc hèn nhát. Vừa nói đến đấy thì một lão già khoảng gần bảy mươi hung hăng xông đến chỉ mặt quát tôi: “Mày bảo dân tộc này hèn nhát à? Mày bảo dân tộc này hèn nhát à?”. Nếu không có mọi người xúm lại thì có thể lão ta đã đánh tôi rồi. Mọi ngườì xúm vào mắng lão. Có ai đó bảo:
- Ông bảo ông không hèn thì ông hãy nói “Hoàng Sa là của Việt Nam. Nói đi, có dám nói Hoàng Sa là của Việt Nam không?”.
Lão già chưng hửng, tìm cách lủi. Về sau có người cho tôi biết lão ta là một quận trưởng công an về hưu.
Ra đến vỉa hè gặp một cậu thanh niên trẻ chạy đến “phỏng vấn”: “Hôm nay có cuộc gì ở đây mà lạ lùng vậy chú?”. Tôi bảo: “Cháu có biết cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974 không?” “Dạ không”. “Thế cháu đã nghe nói đến vấn đề Hoàng Sa bao giờ chưa? “Dạ chưa hề nghe”. Lực lượng chức năng không sắc phục thấy hai người “tụ tập” lại đến xua đuổi. Tôi bảo cậu thanh niên: “Thôi thế cháu về vào mạng tự tìm hiểu lấy nhé. Cứ vào Goole đánh chữ Hoàng Sa là biết hết. Còn nếu nói vài câu vắn tắt thì là thế này: Năm 1974, nhà cầm quyền Trung Cộng tấn công QĐ. Hoàng Sa của Việt Nam. 74 chiến sỹ Việt Nam đã chiến đấu anh dũng và hy sinh nhưng không giữ được. Hôm nay nhân dân đến đây tưởng niệm 74 chiến sỹ ấy nhưng chính quyền không cho”. Cậu thanh niên “Vâng ạ” nhưng xem ra cậu chẳng có ý niệm mô tê gì hết”. Nhớ lại hôm 11-1 mới đây, trong cuộc tưởng niệm liệt sỹ Hoàng Sa do Trung tâm Minh triết Việt Nam tổ chức, cũng gặp một cháu sinh viên (học KHXH và NV) tương tự như vậy.
Đi thêm vài bước gặp cậu an ninh đã từng làm việc với tôi sau một cuộc biểu tình năm 2012. Thấy cậu ta có vẻ thân thiện, tôi đứng lại nói chuyện. Đang giải thích cho cậu câu “Nhất thốn sơn hà nhất thốn kim” thì lại bị đuổi tiếp, dù trong hai người có một là người của họ. Tôi bảo: “Em ạ, cái hôm ấy anh khá nóng nảy, không thể kiềm chế được vì cuộc biểu tình vừa mới bị đàn áp khốc liệt, lại thêm hai chú chẳng hiểu gì cả mà cứ đòi dạy anh về cái gọi là “thế lực thù địch”. Hôm nay anh không nóng thế nữa. Nếu chú em đồng ý thì anh em mình sang bên mép hồ ngồi nói chuyện đi. Cậu ta đồng ý.
Nhưng chỉ được vài phút thì tôi đã không chịu nổi. (Chuyện này lúc nào có dịp kể sau). Hai bác cựu chiến binh Nguyễn Quốc Ân và Đào Việt Dũng thấy thế đến can ngăn, rằng thôi, có nói thế nào nữa thì cũng vô ích, họ không thể hiểu được đâu.
Một chút an ủi hôm nay có lẽ là tôi gặp lại nhiều cô bác, anh chị em quen thuộc, những người rừng rực ngọn lửa yêu nước thương nòi, đã từng nhiều lần xuống đường phản đối Trung Cộng xâm lược: Các chị Nguyên Bình (con gái cụ Nguyễn Trọng Vĩnh), Hiền Giang, Phương Bích, Hồng Xuân, cô Hạnh Tây Hồ,… những người phụ nữ mà tôi coi như các bậc anh thư của thời đại. Các bác trí thức lớn tuổi mà tài năng và đức độ cả nước đều biết đến: Phạm Toàn, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang A,… Các bác cựu chiến binh và các nhà báo dày dạn trong các cuộc đấu tranh vì công lý xã hội và chủ quyền đất nước: Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Đình Ấm, Nghiêm Việt Anh, Nguyễn Quốc Ân, Đào Việt Dũng, Nguyễn Hữu Vinh,… Và rất nhiều các anh, các bạn từ trung tuổi đến trẻ tuổi từng hăng hái xuống đường và cũng từng “nhẵn mặt an ninh”: Nguyễn Đông Yên, Ngô Nhật Đăng, Lê Thiện Nhân, Nguyễn Xuân Diện, Lã Việt Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Văn Phương, Tiến Nam, Tuấn Anh (Gió Lang Thang),… Hôm nay còn có cả nghệ sỹ Kim Chi, người từng từ chối làm hồ sơ để thủ tướng khen. Có LS. Hà Huy Sơn, người từng bào chữa cho rất nhiều tù nhân lương tâm. Và tôi bỗng ngậm ngùi xót thương cho những người không thể có mặt hôm nay: nhà báo Phạm Viết Đào, LS. Lê Quốc Quân, bạn Trương Ba Không, bạn Aduku. Người thì đã bị kết án tù, người đang bị tạm giam chờ án, tất cả chỉ vì yêu nước, phản đối Trung Cộng xâm lược mà thôi.
Cũng thật cảm động khi thấy có cả một số bà con nông dân, dân oan tham gia. Biểu ngữ của họ thật ôn hoà, thật giản dị mà sâu sắc: “Tưởng nhớ những người con thân yêu của Tổ quốc đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược…”. Có bạn trẻ phàn nàn rằng do các bác nông dân làm “ồn ào” mà bị giải tán. Không phải thế. Bà con có phần xốc nổi, nhưng không phải lỗi ở bà con. Nhà cầm quyền đã có chủ trương kiên quyết giải tán là họ làm bằng được. Nếu cần tạo ra lý do “gây rối trật tự” thì họ
cũng làm ra được, khó gì đâu.
Nhưng tất cả niềm an ủi trên vẫn không xua được nỗi đau buồn đè nặng suốt ngày hôm nay và có lẽ còn nhiều ngày sau nữa. Cái cảm giác từ mấy năm nay, rằng đất nước này như là không còn của mình nữa, cho đến hôm nay thấy khá rõ ràng. Chỉ có việc tưởng niệm người chết vì Tổ quốc còn không được thì có cái gì còn là của mình đâu? Hôm nay tôi đi khóc các liệt sỹ Hoàng Sa và việc mất Hoàng Sa nhưng hoá ra là hai lần khóc cho cái chết của các anh và của Tổ quốc. Chẳng lẽ mảnh đất mình đang cư ngụ, con đường mình đang đi, nếu gọi là “của mình” thì chỉ còn cái nghĩa là “nền đất cũ của cha ông xưa” hay sao?
Tôi vốn không ưa than thở. Nhưng trong tâm trạng này xin quý độc giả cho tôi được than thở bằng bài thơ của cụ Đồ Chiểu dưới đây:
Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông[2]
Chúa xuân đâu hỡi có hay không?
Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn
Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng
Bờ cõi xưa đà chia đất khác
Nắng sương nay há đội trời chung
Chừng nào thánh đế ân soi thấu
Một trận mưa nhuần rửa núi sông.
(19-1-2014)
—
[1] Việc đời nhìn lại thấy chẳng còn gì
Giang sơn không còn nước mắt để khóc bậc anh hùng.
[2] Gió đông: gió từ phía đông báo hiệu mùa xuân đến, tượng trưng cho điều tốt lành.
Ghi chép Chủ nhật 19-1-2014
Cuộc gặp gỡ sáng hôm nay, chủ nhật 19 tháng 1 năm 2014, để tưởng niệm 74 chiến sĩ liệt sĩ trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, đã diễn ra thật là… vui, vui đến tức cười. Mới đầu, thấy mình cười cợt, cũng chợt nghĩ thật là thất thố trước anh linh những người đã hy sinh mạng sống cho đất nước. Sau rồi nghĩ lại, thì thấy nếu các anh hùng được chứng kiến cảnh nhà cầm quyền phô trương những cái đầu rỗng của họ qua năng lực tổ chức những tiếng loa và tiếng máy khoan… cắt chơi vào một hòn đá, cốt phá phách cuộc tưởng niệm, có lẽ các anh cũng phải… cười theo luôn.
Tôi xin kể thong thả, lần lượt, thấy đâu kể đó, nhớ gì kể nấy, kể hầu các bạn vắng mặt, và kể như một lời tôi đang khấn vong linh các anh, cả 74 anh ở trận Hoàng Sa lẫn 64 anh ở trận Gạc Ma – những người anh em bà con ruột rà chung của mỗi người dân Việt còn có liêm sỉ.
Tâm trạng riêng tôi là sự phập phồng chờ đón cuộc tưởng niệm ngày 19 tháng 1 năm 2014 này. Tôi tự nhủ mình sẽ phải có mặt trong cuộc lễ. Những cuộc “xuống đường” nhiều lần trước tôi không dám tham gia, vì tôi không thể đi bộ nhanh, càng không thể chạy, hễ vận động nhanh là nghẹt thở, mà không vận động nhanh thì làm sao tránh khỏi bị lôi sang trại giam nhân quyền ở Lộc Hà? Hơn tám chục tuổi đời, ngồi ôm máy tính làm việc dài hơi thì vẫn được, nhưng nỗ lực cơ bắp là điều rất khó. Nhưng lần tưởng niệm này, tôi có những niềm tin để hình dung một cuộc gặp gỡ của đông đảo đồng bào mà không bị gọi là “tụ tập đông người” – ít ra người ta cũng phải biết nghĩ đến những đồng bào của mình đã chết, ít ra cũng phải biết nghĩ để biến nỗi đau Hoàng Sa (và Gạc Ma) thành một giá trị gắn kết dân tộc, ít ra thì cũng phải biết lắng nghe những tiếng nói khoan thai để ngay cả những kẻ thất học cũng có dịp học thày không tày học bạn. Không! Lần này chắc chắn là không có đàn áp! Khỏi cần chạy! Khỏi sợ nghẹt thở!
Một sự tình cờ xảy đến: tối 16 tháng 1 năm 2014, tôi được mời là một trong ba diễn giả của buổi mạn đàm nhân kỷ niệm 30 năm ngày ra đời bộ phim “Chuyện tử tế” của nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Thủy. Bữa đó, khi kết thúc sự kiện, nhà thơ Dương Tường nói vui “đợi chủ nhật này, xem anh nào tử tế”. “Chủ nhật này” theo văn cảnh lời Dương Tường, đó là cuộc tưởng niệm 40 năm giặc Tàu lưu manh và ma mãnh cướp trắng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Để coi, bên biểu dương lòng yêu nước và “bên kia”, bên nào tử tế. Và thế là, ngay lập tức nhóm Cánh Buồm hẹn nhau ai ở Hà Nội, sáng sớm chủ nhật, sẽ đến cất xe ở nhà Dương Tường rồi cùng đi bộ ra địa điểm tưởng niệm ở chân tượng đài Lý Thái Tổ.
Cá nhân tôi rất muốn có dịp để mấy em trong nhóm biên soạn sách giáo khoa cùng đi dự lễ tưởng niệm. Cũng là điều tốt nếu các em chứng kiến một hành xử dân chủ và lịch sự, do đó mà biết tôn trọng những người tới dâng hương đồng bào yêu nước đã ngã xuống ở Hoàng Sa (và Gạc Ma). Càng tốt hơn nữa, nếu các em thấy những điều chướng tai gai mắt… Lý do chỉ đơn giản thế này thôi: các em quá trong trắng, các em cũng đỗ đạt này nọ đấy, nhưng một đời đi học là một đời bị bưng bít, nên các em có quá ít thông tin để có thể trưởng thành đầy đủ. Những đầu óc “trên mây” ấy khó có thể đi tiếp con đường cải cách giáo dục như nhóm từng mơ ước.
Chúng tôi đến nhà Dương Tường lúc mới hơn bảy giờ. Tường đã dậy rồi và đã ăn sáng rồi. Sự lạ! Cậu chàng thường làm việc đến gần sáng rồi ngủ dậy rất muộn! Nhưng hôm nay thì khi mọi người tới, cậu đã đóng bộ rồi.
Tường định pha nước, nhưng tôi ngăn lại. Tôi bảo, nên đi sớm trước khi người ta giở trò. Chưa kể là, mình nên đến sớm để quan sát mọi điều, cho bõ là một cuộc học hỏi tại chỗ. Vừa vặn một em trong nhóm phóng xe tới. Em cho biết, “ở khu vực sứ quán Khựa chúng nó bố trí đông lắm, nên ra sớm thôi, kẻo các ngả đường có thể bị bịt”. Thế là chúng tôi xuất hành.
Chúng tôi đi chầm chậm dọc đường Tràng Tiền rồi ra vườn hoa Chí Linh. Chúng tôi lên thẳng chỗ tượng đài và thấy một bà cụ đang quét các ngóc ngách ở chân tượng. Quét xong, cụ nhìn chúng rôi ra vẻ tạm biệt và chống gậy con cón ra đi. Tôi giữ tay cụ, hỏi tuổi. Cụ bảo “hơn chín mươi rồi, ngày nào cũng ra đây quét chân tượng”. Lát nữa, chính tôi cùng những người đến tưởng niệm mỗi người một bông cúc trắng có băng đen in chữ tưởng niệm Hoàng Sa cũng đặt hoa tại chân tượng này nơi bà cụ không tên tuổi đã quét dọn sạch sẽ. Và khi cuộc lễ tưởng niệm còn chưa kết thúc, thì lại có hai người đàn bà trẻ hơn nhiều, vội vã đến đây “quét dọn”. Một trong hai người đàn bà trẻ tuổi ấy nói với người kia như ra lênh, “quét mẹ nó hết đi”. Thật lạ lùng! Bà cụ già hơn chín mươi tuổi lưng còng kia chắc chắn không phải là sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Còn hai chị này: họ ăn lương của ai để làm công việc súc phạm anh linh những liệt sĩ đã bỏ mình cho họ được ăn nói hỗn hào? Một xã hội khuyến khích những mụ công dân thủ đô có tâm hồn eo hẹp đến vậy, bảo làm sao không đẻ ra những quái thai có học vị bác sĩ Y khoa tên là Cát Tường?
Mở màn cho cuộc vui cười ra nước mắt là một ông quãng dăm chục tuổi. Anh ta đeo một chiếc loa, tay cầm micro, đến sát chúng tôi khi đó mới chỉ có dăm bảy người quây quần trò chuyện, lần lượt gí loa vào tận mặt chúng tôi để “mời các anh các chị đi chỗ khác, ở đây sắp thi công”. Được hỏi lại, anh ta chỉ vào sợi dây điện màu vàng nằm dưới nền gạch hoa, “đấy, chúng tôi sắp thi công”. Và rồi sau đó chừng dăm bảy phút thì họ “thi công” thật. Bụi đá bay mù mịt vì vừa cắt đá vừa cho cái máy phải gió gì đấy thổi cho bụi tung lên. Cùng lúc đó, cả chục cái loa di động cũng sa sả gí sát mặt đồng bào đến dự lễ tưởng niệm mà buông những lời lẽ với âm lượng tra tấn. Đấy là một hình thức tra tấn chứ còn gì nữa? Tra tấn bằng cách bắt nghe tiếng ồn cùng những lời lẽ khó nghe. Tra tấn là như thế, chứ còn gì nữa?
Thấy cái anh gọi loa đó cứ quanh quẩn gần bên, tôi nói đùa, “anh là người Tàu phải không? Quảng Đông hay Quảng Tây?” Mọi người cười ồ lên. Anh ta đi sang nhóm bên cạnh tôi. Nghe có tiếng người hỏi anh ta, “hôm nay anh được trả mấy trăm?” Có anh còn rút ra tờ năm trăm ngàn giơ trước mặt anh ta nữa. Không nghe thấy lời nói đùa, chỉ thấy tiếng cười rộ. Một máy quay video giơ cao trên đầu nhóm người đang vui cười này. Tôi tin chắc đoạn băng này sẽ sớm được phát trên một trang mạng nào đó của những người yêu nước. Nếu coi đoạn băng đó, xin bà con chú ý tới vẻ mặt vô cảm của người gọi loa kia. Và của tất cả những người gọi loa đồng bọn với anh ta. Nhà thơ của nhóm chúng tôi bình luận thiệt chí lí, “cả đêm qua, bộ tham mưu chắc là mất ngủ để nghĩ ra cái mẹo con nít này” – những cái đầu rỗng đang được trưng ra trước công chúng! – và trưng ra giữa thủ đô yêu dấu vào một sớm chủ nhật trời quá đẹp!
Vào một sớm chủ nhật trời quá đẹp, được thấy rõ một bọn độc chiếm quyền làm bẩn thủ đô của chúng ta. Nhìn hành tung của chúng ngăn cản việc tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh khi Hoàng Sa thất thủ, có thể đoán biết chúng là hạng người thế nào. Cá nhân tôi thì đã xác định lập trường vì biết rõ bọn chúng từ lâu rồi. Dẫu sao, sớm chủ nhật Mười Chín Tháng Giếng Hai Ngàn Không Trăm Mười Bốn này, chúng ta vẫn kỷ niệm được dù không trọn vẹn ngày Hoàng Sa thất thủ và cũng vẫn dâng được hương hoa tới những liệt sĩ đã lưu danh muôn đời cho Tổ quốc, cho dù các anh có bị gán ghép là “NGỤY”.
Chưa kể là sớm chủ nhật hôm nay tôi còn làm thêm một công việc vô cùng tử tế: dắt mấy em trong nhóm soạn sách Cánh Buồm ra đường để các em chứng kiến những việc làm thay cho thói quen nghe những lời nói – và kể từ nay chắc là các em sẽ xóa cho tôi cái án treo gọi tôi là phần tử cực đoan.
Một viên đá bị cắt, những tiếng loa, và mấy cái đầu rỗng
Phạm ToànGhi chép Chủ nhật 19-1-2014
Cuộc gặp gỡ sáng hôm nay, chủ nhật 19 tháng 1 năm 2014, để tưởng niệm 74 chiến sĩ liệt sĩ trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, đã diễn ra thật là… vui, vui đến tức cười. Mới đầu, thấy mình cười cợt, cũng chợt nghĩ thật là thất thố trước anh linh những người đã hy sinh mạng sống cho đất nước. Sau rồi nghĩ lại, thì thấy nếu các anh hùng được chứng kiến cảnh nhà cầm quyền phô trương những cái đầu rỗng của họ qua năng lực tổ chức những tiếng loa và tiếng máy khoan… cắt chơi vào một hòn đá, cốt phá phách cuộc tưởng niệm, có lẽ các anh cũng phải… cười theo luôn.
Tôi xin kể thong thả, lần lượt, thấy đâu kể đó, nhớ gì kể nấy, kể hầu các bạn vắng mặt, và kể như một lời tôi đang khấn vong linh các anh, cả 74 anh ở trận Hoàng Sa lẫn 64 anh ở trận Gạc Ma – những người anh em bà con ruột rà chung của mỗi người dân Việt còn có liêm sỉ.
Tâm trạng riêng tôi là sự phập phồng chờ đón cuộc tưởng niệm ngày 19 tháng 1 năm 2014 này. Tôi tự nhủ mình sẽ phải có mặt trong cuộc lễ. Những cuộc “xuống đường” nhiều lần trước tôi không dám tham gia, vì tôi không thể đi bộ nhanh, càng không thể chạy, hễ vận động nhanh là nghẹt thở, mà không vận động nhanh thì làm sao tránh khỏi bị lôi sang trại giam nhân quyền ở Lộc Hà? Hơn tám chục tuổi đời, ngồi ôm máy tính làm việc dài hơi thì vẫn được, nhưng nỗ lực cơ bắp là điều rất khó. Nhưng lần tưởng niệm này, tôi có những niềm tin để hình dung một cuộc gặp gỡ của đông đảo đồng bào mà không bị gọi là “tụ tập đông người” – ít ra người ta cũng phải biết nghĩ đến những đồng bào của mình đã chết, ít ra cũng phải biết nghĩ để biến nỗi đau Hoàng Sa (và Gạc Ma) thành một giá trị gắn kết dân tộc, ít ra thì cũng phải biết lắng nghe những tiếng nói khoan thai để ngay cả những kẻ thất học cũng có dịp học thày không tày học bạn. Không! Lần này chắc chắn là không có đàn áp! Khỏi cần chạy! Khỏi sợ nghẹt thở!
Một sự tình cờ xảy đến: tối 16 tháng 1 năm 2014, tôi được mời là một trong ba diễn giả của buổi mạn đàm nhân kỷ niệm 30 năm ngày ra đời bộ phim “Chuyện tử tế” của nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Thủy. Bữa đó, khi kết thúc sự kiện, nhà thơ Dương Tường nói vui “đợi chủ nhật này, xem anh nào tử tế”. “Chủ nhật này” theo văn cảnh lời Dương Tường, đó là cuộc tưởng niệm 40 năm giặc Tàu lưu manh và ma mãnh cướp trắng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Để coi, bên biểu dương lòng yêu nước và “bên kia”, bên nào tử tế. Và thế là, ngay lập tức nhóm Cánh Buồm hẹn nhau ai ở Hà Nội, sáng sớm chủ nhật, sẽ đến cất xe ở nhà Dương Tường rồi cùng đi bộ ra địa điểm tưởng niệm ở chân tượng đài Lý Thái Tổ.
Cá nhân tôi rất muốn có dịp để mấy em trong nhóm biên soạn sách giáo khoa cùng đi dự lễ tưởng niệm. Cũng là điều tốt nếu các em chứng kiến một hành xử dân chủ và lịch sự, do đó mà biết tôn trọng những người tới dâng hương đồng bào yêu nước đã ngã xuống ở Hoàng Sa (và Gạc Ma). Càng tốt hơn nữa, nếu các em thấy những điều chướng tai gai mắt… Lý do chỉ đơn giản thế này thôi: các em quá trong trắng, các em cũng đỗ đạt này nọ đấy, nhưng một đời đi học là một đời bị bưng bít, nên các em có quá ít thông tin để có thể trưởng thành đầy đủ. Những đầu óc “trên mây” ấy khó có thể đi tiếp con đường cải cách giáo dục như nhóm từng mơ ước.
Chúng tôi đến nhà Dương Tường lúc mới hơn bảy giờ. Tường đã dậy rồi và đã ăn sáng rồi. Sự lạ! Cậu chàng thường làm việc đến gần sáng rồi ngủ dậy rất muộn! Nhưng hôm nay thì khi mọi người tới, cậu đã đóng bộ rồi.
Tường định pha nước, nhưng tôi ngăn lại. Tôi bảo, nên đi sớm trước khi người ta giở trò. Chưa kể là, mình nên đến sớm để quan sát mọi điều, cho bõ là một cuộc học hỏi tại chỗ. Vừa vặn một em trong nhóm phóng xe tới. Em cho biết, “ở khu vực sứ quán Khựa chúng nó bố trí đông lắm, nên ra sớm thôi, kẻo các ngả đường có thể bị bịt”. Thế là chúng tôi xuất hành.
Chúng tôi đi chầm chậm dọc đường Tràng Tiền rồi ra vườn hoa Chí Linh. Chúng tôi lên thẳng chỗ tượng đài và thấy một bà cụ đang quét các ngóc ngách ở chân tượng. Quét xong, cụ nhìn chúng rôi ra vẻ tạm biệt và chống gậy con cón ra đi. Tôi giữ tay cụ, hỏi tuổi. Cụ bảo “hơn chín mươi rồi, ngày nào cũng ra đây quét chân tượng”. Lát nữa, chính tôi cùng những người đến tưởng niệm mỗi người một bông cúc trắng có băng đen in chữ tưởng niệm Hoàng Sa cũng đặt hoa tại chân tượng này nơi bà cụ không tên tuổi đã quét dọn sạch sẽ. Và khi cuộc lễ tưởng niệm còn chưa kết thúc, thì lại có hai người đàn bà trẻ hơn nhiều, vội vã đến đây “quét dọn”. Một trong hai người đàn bà trẻ tuổi ấy nói với người kia như ra lênh, “quét mẹ nó hết đi”. Thật lạ lùng! Bà cụ già hơn chín mươi tuổi lưng còng kia chắc chắn không phải là sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Còn hai chị này: họ ăn lương của ai để làm công việc súc phạm anh linh những liệt sĩ đã bỏ mình cho họ được ăn nói hỗn hào? Một xã hội khuyến khích những mụ công dân thủ đô có tâm hồn eo hẹp đến vậy, bảo làm sao không đẻ ra những quái thai có học vị bác sĩ Y khoa tên là Cát Tường?
Mở màn cho cuộc vui cười ra nước mắt là một ông quãng dăm chục tuổi. Anh ta đeo một chiếc loa, tay cầm micro, đến sát chúng tôi khi đó mới chỉ có dăm bảy người quây quần trò chuyện, lần lượt gí loa vào tận mặt chúng tôi để “mời các anh các chị đi chỗ khác, ở đây sắp thi công”. Được hỏi lại, anh ta chỉ vào sợi dây điện màu vàng nằm dưới nền gạch hoa, “đấy, chúng tôi sắp thi công”. Và rồi sau đó chừng dăm bảy phút thì họ “thi công” thật. Bụi đá bay mù mịt vì vừa cắt đá vừa cho cái máy phải gió gì đấy thổi cho bụi tung lên. Cùng lúc đó, cả chục cái loa di động cũng sa sả gí sát mặt đồng bào đến dự lễ tưởng niệm mà buông những lời lẽ với âm lượng tra tấn. Đấy là một hình thức tra tấn chứ còn gì nữa? Tra tấn bằng cách bắt nghe tiếng ồn cùng những lời lẽ khó nghe. Tra tấn là như thế, chứ còn gì nữa?
Thấy cái anh gọi loa đó cứ quanh quẩn gần bên, tôi nói đùa, “anh là người Tàu phải không? Quảng Đông hay Quảng Tây?” Mọi người cười ồ lên. Anh ta đi sang nhóm bên cạnh tôi. Nghe có tiếng người hỏi anh ta, “hôm nay anh được trả mấy trăm?” Có anh còn rút ra tờ năm trăm ngàn giơ trước mặt anh ta nữa. Không nghe thấy lời nói đùa, chỉ thấy tiếng cười rộ. Một máy quay video giơ cao trên đầu nhóm người đang vui cười này. Tôi tin chắc đoạn băng này sẽ sớm được phát trên một trang mạng nào đó của những người yêu nước. Nếu coi đoạn băng đó, xin bà con chú ý tới vẻ mặt vô cảm của người gọi loa kia. Và của tất cả những người gọi loa đồng bọn với anh ta. Nhà thơ của nhóm chúng tôi bình luận thiệt chí lí, “cả đêm qua, bộ tham mưu chắc là mất ngủ để nghĩ ra cái mẹo con nít này” – những cái đầu rỗng đang được trưng ra trước công chúng! – và trưng ra giữa thủ đô yêu dấu vào một sớm chủ nhật trời quá đẹp!
Vào một sớm chủ nhật trời quá đẹp, được thấy rõ một bọn độc chiếm quyền làm bẩn thủ đô của chúng ta. Nhìn hành tung của chúng ngăn cản việc tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh khi Hoàng Sa thất thủ, có thể đoán biết chúng là hạng người thế nào. Cá nhân tôi thì đã xác định lập trường vì biết rõ bọn chúng từ lâu rồi. Dẫu sao, sớm chủ nhật Mười Chín Tháng Giếng Hai Ngàn Không Trăm Mười Bốn này, chúng ta vẫn kỷ niệm được dù không trọn vẹn ngày Hoàng Sa thất thủ và cũng vẫn dâng được hương hoa tới những liệt sĩ đã lưu danh muôn đời cho Tổ quốc, cho dù các anh có bị gán ghép là “NGỤY”.
Chưa kể là sớm chủ nhật hôm nay tôi còn làm thêm một công việc vô cùng tử tế: dắt mấy em trong nhóm soạn sách Cánh Buồm ra đường để các em chứng kiến những việc làm thay cho thói quen nghe những lời nói – và kể từ nay chắc là các em sẽ xóa cho tôi cái án treo gọi tôi là phần tử cực đoan.
Bài tham khảo về một cái nhìn
DIỄN ĐÀN
XÃ HỘI DÂN SỰ
Việt Nam ngày nay
Facebook Lâm Mạnh DiGiới thiệu của Lâm Mạnh Di:
Stephen B. YOUNG
Có một tổ chức hiện nay cai trị Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau như là vua chúa Phong kiến ở Tàu hay ở Âu châu thời Trung cổ. Một bộ máy võ trang tập trung các quyền hành lớn trong tay; không được dân bầu lên, và dân tuyệt đối không có quyền kiểm soát hay phê bình. Tổ chức này mang tên là “Đảng Cộng Sản Việt Nam”. Nhưng, thực sự, tổ chức nầy có phải là một Đảng đúng nghĩa của một đảng hay không?
Đáng lẽ ra một Đảng chánh trị phải có một chánh nghĩa, một sức mạnh do một lý tưởng, một nền tảng triết lý hay lý thuyết, một khuynh hướng thể hiện nguyện vọng của đảng viên để hành động nhằm phục vụ đất nước và dân tộc của mình. Vì vậy, nếu cái gọi là Đảng Cộng Sản mà không phải là một Đảng đúng nghĩa, thì bộ máy đó là cái gi?
Một tập thể những người có chung một chí hướng tôn thờ người ngoài, một công ty làm ăn, một tổ chức mafia khai thác thị trường đất nước của họ chăng? Như vậy chúng ta có vài tiêu chuẩn để đánh giá cái gọi là Đảng Cộng Sản bây giờ, đó là một đảng phái hay chỉ là một bọn làm ăn thiếu lương thiện?
Tôi đồng ý đã có thời gian cái goi là đảng Cộng Sản ngày nay có những hoạt động như là đảng phái đúng nghĩa. Nhưng những hoạt động ấy tốt xấu, hay dở, có lợi hay có hại cho đất nước Việt nam là chuyện khác. Tôi nói đó là một “thứ đảng phái” vì lúc ấy đảng Cộng Sản theo ý thức hệ Mác-Lê, vận dụng chủ thuyết Mác-Lê làm cách mạng võ trang cướp chánh quyền thực dân. Tiếp theo, đảng cộng sản phát động cuộc cách mạng xã hội, tiến hành giai cấp đấu tranh, đấu tố địa điền chủ, ám sát công chức, trí thức, lãnh đạo tôn giáo, tịch thâu tài sản của người giàu có để sau cùng đưa giới lao động, những tên du thủ du thực, lên cầm quyền và khi vào Bộ chánh trị, lại lãnh đạo đất nước, dân tộc. Hành động của đảng cộng sản lúc đó có mục đích thi hành “chính nghĩa xã hội chủ nghĩa” theo ý hệ Mác-Lê.
Nhưng từ lâu lắm rồi, cái gọi là đảng Cộng Sản không còn giống như trước đó nữa. Nó đã hoàn toàn biến chất để trở thành một cái gì khác hẳn. Tức nó không phải cộng sản, không mang nội dung Mác-Lê, không chủ trương giai cấp đấu tranh để tiến lên xã hội công bằng, người không bốc lột người, như kinh điển Mác-Lê dạy người cộng sản.
Cách đây vài năm, ông Đặng Quốc Bảo, Khoa giáo trung ương, trong một báo cáo phổ biến hạn chế cho đảng viên cao cấp, nói rằng “hiện tại đảng Cộng Sản không còn chính nghĩa chút nào vì thuyết Mác-Lê lỗi thời và cũng không đúng, không khoa học”.
Theo ông Bảo, thì đảng cộng sản không nên áp dụng thuyết ấy nữa. Hai ông Mác và Lê đã nghĩ sai về vũ trụ, về trời đất, về đời sống nhân loại. Vậy người thông minh phải vứt bỏ chủ thuyết Mác-Lê.
Nếu ông Bảo đánh giá lý thuyết Mác-Lê đúng, thì đảng Cộng Sản không có một chính nghĩa nào để vẫn khẳng định tiếp tục đưa Việt nam đi theo con đường của Mác-Lê.
Vậy đảng cộng sản là cái gì? Chỉ là một tập hợp những người đầy tham vọng và quyền lực. Họ không khác gì một thứ giặc cướp đối với nhân dân. Ông Bảo nói thêm rằng “tổ chức anh chị em cán bộ phải giữ quyền cai trị Việt Nam vài năm nữa, vì nếu không có một lực lượng mạnh giữ ổn định chính trị xã hội, thì nước sẽ loạn và dân sẽ khổ”.
Lấy sự ổn định làm chính nghĩa của mình không có ý nghĩa tốt đẹp vì hoàn toàn thiếu thuyết phục. Chính nghĩa ổn định, nhiều người bình thường có thể nói và thi hành. Cần gì phải có cái gọi là đảng Cộng Sản với 3 triệu đảng viên, với vai trò lãnh đạo toàn diện đất nước và xã hội? Quân Đội làm được. Phật Giáo làm được. Việt Quốc làm được. Ai cũng hy vọng làm được. Cái gọi là đảng Cộng Sản không thể tự cho là chỉ có họ mới làm được.
Theo tuyên truyền của đảng cộng sản, trong quá khứ, họ có công đức lớn để đứng trên và trước mọi người khác. Tức họ cho rằng họ có vai trò lịch sử Có đúng như vậy không?
Để trả lời, giờ đây, Bộ Chính Trị hãy tổ chức gọi hồn các đồng chí của họ đã chết, chết vì hi sinh hay chết oan vì đảng cũng được, để hỏi công việc đảng làm. Rồi, có lẽ họ nên gọi hồn để hỏi cái gọi là đảng cộng sản thật sự có công đức với dân tộc Việt Nam hay không? Rồi, họ có thể gọi hồn để hỏi đảng cộng sản tại sao ngày nay vẫn nói đi theo mác-lê, mà trên thực tế không thấy xã hội việt nam chuyển biến theo mô hình” chính nghĩa Mác-Lê.” một chút nào nữa. Vậy thì cái đảng này nên tự giải tán, và có mang tội với đất nưóc, với dân tộc không?
Chúng tôi cũng có thể gọi hồn như Bộ Chính Trị. Chúng tôi có thể gọi hồn các vị cũng nằm xuống, vì nhiều lý do khác nhau, hỏi họ về công đức của cái gọi là đảng Cộng Sản.
Thí dụ, hỏi Đức Huỳnh Giáo Chủ của Phật Giáo Hòa Hảo, hỏi ông Trương Tử Anh, Đảng trưởng Đại Việt Quốc Dân Đảng, ông Lý Đông A, Thư ký trưởng Đảng Duy Dân, các nhân sĩ yêu nước Ngô Đình Khôi, Nguyễn văn Bông, Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Hồ văn Ngà, Phan Văn Hùm, Nguyễn Văn Sâm,… và những người dân Huế chết hồi Tết Mậu Thân, vân vân,… cho đến 1,2 triệu người Việt Nam bình thường khác, chết trên biển cả, trong rừng sâu, trong các trại tù rải rác khắp cả nước.
Gọi hồn tất cả những người này về và lắng tai nghe họ nói số phận của dân tộc Việt Nam từ khi Đảng Cộng Sản vận dụng “chính nghĩa Mác-Lê” để cướp lấy quyền lãnh đạo đất nước và giữ độc tôn cho đảng.
Xin trả lời: Công đức ở đâu?
Bằng chứng thứ hai cho thấy cái gọi là đảng Cộng Sản là một đảng thì đảng ấy có hành động cụ thể như thế nào? Ngoài sự hiểu biết, sự suy nghĩ, sự tính toán của con người, các hành động của người đó phải cho chúng ta thấy rõ, một cách minh bạch, để kết luận người đó tốt hay xấu, giỏi hay dở, đạo đức hay gian ác, cần tồn tại hay nên vứt đi thôi?
Cái gọi là đảng Cộng Sản đó, cách đây 8 năm, đã tự động hiến dâng đất đai của tổ tiên để lại cho Bắc Triều mới. Và cả biển nữa! Tại sao?
Để đáp ứng sự đòi hỏi của Bắc Triều mới? Phải.
Ở điểm này, chúng ta hãy nhìn rõ. Cái gọi là đảng Cộng Sản đó vì nhu cầu tồn tại đã dâng đất, dâng biển cho Bắc kinh. Đây là nhu cầu sanh tử. Đảng cộng sản phải làm một việc tội lỗi như vậy chỉ vì đảng lo sợ nhân dân Việt Nam hỏi tội của họ đối với Tổ Quốc và nhân dân từ trước đến giờ. Mà nhân dân hỏi tội có nghĩa là đảng sẽ bị mất quyền cai trị. Hoặc một vụ Thiên An Môn Việt Nam sẽ xảy ra. Trước nỗi ám ảnh mất quyền lực, đảng cộng sản cần sự ủng hộ, sự tiếp tay của Bắc Triều mới, mặc dầu có tổn hại đến quyền lợi tối thượng của Quốc gia.
Như vậy đảng cộng sản ở Hà nội không thể tự cho là một đảng có chính nghĩa yêu nước được, mà phải bị kết án là một đảng bán nước mới đúng.
Nếu đảng Cộng Sản Hà nội chuyên tâm phục vụ cho đòi hỏi, tham vọng của Bắc Triều mới, thì Việt Nam tất nhiên phải lâm nguy làm thân nô lệ cho Hán Tộc. Nếu chỉ có riêng cái đảng cộng sản làm nô lệ Hán tộc thì chúng ta hà tất phải tốn lời.
Thực tế ở Việt Nam cho ta thấy công an, tình báo của Việt Nam đều do công an, tình báo Trung Quốc đào tạo và cố vấn. Nhờ đó mà công an, tình báo Hà Nội mới có đủ bản lãnh đàn áp những người dân chủ ở Việt Nam, đàn áp dân oan nạn nhân của những vụ đất đai bị đảng cộng sản tước đoạt, đàn áp những vụ biểu tình chống Trung quốc xâm chiếm đất đai bằng vũ lực và thô bạo.
Nhìn lại lịch sử Việt nam thì từ thời Ngô Quyền đến nay, chỉ có vài nhà vua Việt nam theo Bắc Triều một cách xấu hổ như vậy. Có Nhà Mạc phải xin sự ủng hộ của Hoàng đế phương Bắc để đối phó với Nhà Lê. Có vua Lê Chiêu Thống xin Trung Quốc gởi binh qua Hà Nội để đánh anh em Nhà Tây Sơn. Có vua Gia Long và Minh Mạng lấy y thức hệ Tống Nho của Nhà Thanh bên Tàu để làm nền tảng đạo lý xây dựng uy quyền cho Nhà Nguyễn. Nhưng các ông vua này không làm mất đất, mất biển vào tay ngoại bang chỉ vì quyền lợi riêng tư như đảng cộng sản ngày nay.
Cầu viện thường hay lệ thuộc tư tưởng của kẻ khác, khó tránh khỏi bị dẩn đến mất chánh nghĩa quốc gia. Phải chăng vì thế mà Nhà Mạc đã không thắng Nhà Lê, vua Lê Chiêu Thống thua Quang Trung Nguyễn Huệ. Riêng Nhà Nguyễn vì chọn lựa sai lầm học thuyết lỗi thời mà cứ khăng khăng ôm giữ nên thua người Pháp. Tức một thứ lệ thuộc tư tưởng. Khi có được chỗ dựa mạnh là Bắc kinh, cái gọi là đảng Cộng Sản sẽ đánh bại được toàn dân Việt Nam chăng? Tức đảng cộng sản vĩnh viễn đàn áp, bốc lột nhân dân chăng?
Mới đây khi nghe tin Bắc Kinh tổ chức Hoàng Sa và Trường Sa trở thành môt đơn vị hành chánh mới trực thuôc Tỉnh Hải Nam, lập tức xảy ra nhiều cuộc biểu tình của dân chúng thanh niên, sinh viên ở TP Hồ Chí Minh, ở Hà nội, chống chánh sách xâm lược của Trung Quốc. Cái gọi là Đảng Cộng Sản không dám lên tiếng phản đối kẻ cướp đất, trái lại thô bạo đàn áp dân chúng công khai bày tỏ lòng yêu nước. Khí thế của nhân dân Việt Nam bây giờ làm cho đảng cộng sản Hà Nội bắt đầu lo sợ. Nếu đảng cộng sản khôn ngoan thì hãy thấy ở đây, tức ở nhân dân, mới là chỗ dựa vững chắc hơn thế của Trung Quốc.
Nhưng cái gọi là Đảng Cộng Sản nghe theo ai?
Buồn mà nói. Vì nói cho đúng thì phải nói lớn và nói rõ phe nhóm cai trị Việt Nam hiện nay là một bọn Hán Ngụy. Tiếc vì chúng tôi biết chắc chắn có nhiều đảng viên của cái gọi là Đảng Cộng Sản không muốn như vậy. Họ thương dân, yêu nước thật lòng. Nhưng họ lo sợ, có thể vì bất lực, cho sự an nguy của bản thân và gia đình trước những thủ đoạn khéo léo, gian ác, đê hèn của lực lượng Công An, Tình Báo đang có mặt khắp nơi rình rập.
Bọn Hán Ngụy thật sự không có nhiều người, nhưng họ có thế mạnh và nhiều tiền bạc. Họ quyết tâm giữ quyền lực cai trị đất nước mãi mãi. Họ sẽ làm cái gì phải làm để không mất địa vị cầm quyền, tức quyền làm ăn, làm giàu của họ.
Lệ thuộc Bắc Kinh, đối với họ, là một giá phải trả, họ chấp nhận trả, để có phương tiện ổn định xã hội chính trị Việt nam, tức duy trì chế độ độc tài toàn trị. Ổn định là cho quyền lợi của họ. Đất nước đối với họ chỉ là phương tiện trao đổi. Trung Quốc có một triết lý bình định thiên hạ từ đời Tần Thủy Hoàng. Ông ấy lấy ý kiến của phái Pháp Gia gồm lý thuyết âm dương, ngũ hành để kiến tạo thái hòa. Làm chính trị như vậy không theo sự giảng dạy của Khổng Mạnh, trái lại, đưa ra chính sách đại đoàn kết, giữ phép nước dưới sự lãnh đạo đọc tôn theo một vị hoàng đế. Đó là thuyết của Mặc Địch.
Cái đạo chính trị này – “hoàng đế chính thuyết”– là lý thuyết xây dựng xã hội không cần nghe ý dân. Đi từ trên xuống, không phải từ dân lên. Ngày nay là tập trung dân chủ, tức dân chủ xã hội chủ nghĩa và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hoàng Đế nghe trời, ra lịnh và thiên hạ phải tuân theo. Dân không nghe theo thì sẽ bị phạt, nặng nhẹ tùy theo mức độ của sự phản bội, bất hiếu đối với chế độ.
Một ông Hoàng Đế không cần đức, không cần uy tín mà vẫn giữ được ổn định xã hội. Hiếu nghĩa thay thế nhân nghĩa. Cấp trên nói cái gì thì cấp dưới vâng dạ theo răm rắp. Nói vô phép, mất dạy, thì bị phạt, không được phần thưởng.
Đạo làm hoàng đế có mục đích lấy ý trời và qua cơ cấu hành chánh, ép thiên hạ vâng lệnh làm theo ý đó, mặc cho họ muốn hay không.
Trong lịch sử Việt Nam, các Nhà Lý, Trần và Lê không lấy đạo Hoàng Đế của Bắc Triều để trị dân. Nhà Lý và Nhà Trần theo đạo Phật. Nhà Lê cho đến Vua Lê Thánh Tôn theo quan điểm nhân nghĩa do Nguyễn Trãi viết ra.
Vua Lê Thánh Tôn bắt đầu theo chủ nghĩa Bắc Triều, tức lấy Tống Nho bênh vực ngôi vị Hoàng Đế một cách mù quáng với đạo hiếu nghĩa cha mẹ, vua chúa. Đến Nhà Mạc, Chúa Trịnh, thì ảnh hưởng Tống Nho ở cấp quan văn và các đại gia đình quan chức mở rộng. Nhà Nguyễn áp dụng Tống Nho và quan điểm hoàng đế, đưa triều đình Huế đi theo gương Nhà Thanh bên Tàu.
Trước đây, cái gọi là đảng Cộng Sản chụp mũ những người Việt Nam không Cộng Sản mà hợp tác với Mỹ Quốc để giữ độc lập cho miền Nam Việt Nam là “Mỹ Ngụy”.
Bây giờ, nhìn về quá khứ thì chúng ta có thể đánh giá ai có công lớn hơn cho Dân Tộc Việt nam: “Mỹ Ngụy” hồi đó hay “Hán Ngụy” bây giờ?
Người Mỹ khi họ giúp các Chính Phủ Việt nam Cộng Hòa, khi họ làm cố vấn cho Chính phủ và quân đội quốc gia, họ thật sự muốn gì? Họ khuyến khích người Quốc Gia làm gì? Họ đòi hỏi Chính Phủ Sài gòn có chính sách nào?
Nói chung, người Mỹ từ Tổng Thống Eisenhower cho đến Tổng Thống Nixon, từ Đại Sứ Elbridge Durbrow cho đến Đại Sứ Ellsworth Bunker, tất cả đều yêu cầu Chính Phủ Sài Gòn lo cho dân, áp dụng chế độ hiến trị, tổ chức các cuộc bầu cử từ xã ấp đến trung ương, trong sạch, dân chủ, cải cách ruộng đất, phát triển kinh tế, mở rộng giáo dục theo tôn chỉ “nhân bản, khoa học, khai phóng ”… Đối với Mỹ thì ý dân là hơn ý trời. Mỹ không bao giờ theo “hoàng đế chính thuyết”.
Như vậy làm “Mỹ Ngụy” là chọn phương pháp lo cho dân, cho quê hương Việt Nam, cho văn hóa, đạo đức dân tộc. Người Mỹ đến Việt Nam, không ở lại Việt Nam. Và “dân Ngụy.” không hiến dâng đất dai, biển cả cho ngoại bang. Hơn nữa, trong lịch sử, người Mỹ không làm thuộc địa, không làm Thái thú, chỉ làm bạn đồng minh giai đoạn.
Còn người Việt nào bây giờ làm Hán Ngụy thì phục vụ ai? Họ có lo sợ số phận Tổ quốc của họ không? Hay chỉ có chung một thứ tập hợp những người cùng chí hướng tôn thờ quyền lợi bản thân mà thôi?
Giáo sư người Mỹ Stephen B. Young là một nhà nghiên cứu Việt Nam học, đã có nhiều bài viết có giá trị về chính trị, xã hội Việt Nam. Ông lấy vợ Việt và nói, viết tiếng Việt rất chuẩn. Rất có thể ông là người sáng tạo ra danh từ Hán-Nguỵ trong bài viết bằng tiếng Việt trên đây.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)