Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015
Ý kiến của 15 tổ chức xã hội dân sự có khiến Việt Nam không gia nhập được TPP hay không.?
Một phái đoàn về nhân quyền của Hoa Kỳ đã sang Việt Nam để làm nốt phần việc còn khúc mắc giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đó là quyền về nhân quyền. Trong phái đoàn này là những gương mặt dân biểu, nghị sĩ rất quen thuộc bấy lâu nay vẫn kiên định đòi hỏi Việt Nam phải cải thiện về nhân quyền. Lúc bình thường họ cũng lên tiếng đòi hỏi, đừng nói là có dịp như thế này. Cho nên phái đoàn nhân quyền Hoa Kỳ đã tiếp xúc với 15 tổ chức xã hội dân sự, mạng lưới, phong trào , hội, tổ chức Việt Nam, đây là những tổ chức đã có hoạt động đòi hỏi về nhân quyền tại Việt Nam.
Sau cuộc gặp hỏi ý kiến này đã dấy lên những cuộc tranh luận trong dư luận, khi mà trong 15 ý kiến được hỏi có 5 ý kiến đồng ý, 1 bỏ phiếu trắng, 9 bỏ phiếu chống.
Hãy tạm gác lý luận của những người chống, người ủng hộ sang một bên. Chúng ta hãy thử đặt một câu hỏi, nếu 15 ý kiến này đồng nhất ủng hộ hoặc không ủng hộ thì sẽ thế nào.?
Hoa Kỳ sẽ không cho Việt Nam gia nhập TPP vì 15 tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam không đồng ý.?
Hoa Kỳ đồng ý cho cho Việt Nam gia nhập TPP khi 15 tổ chức xã hội dân sự này đã đồng ý.?
Mọi tiến trình đàm phán TPP đã kéo dài nhiều năm, cả hai chính phủ đã mất nhiều công sức thực hiện nhiều vòng đàm phán. Với sự phức tạp của hiệp định này, nước mới tham gia cần phải có nhiều đáp ứng, nhân quyền là một trong nhiều những đáp ứng đó.
Nếu sự đáp ứng của Việt Nam ở các vấn đề khác đã chuẩn bị tương đối đầy đủ. Có lẽ nào vì nhân quyền mà Việt Nam không chấp nhận nhượng bộ Hoa Kỳ, để bao công sức đàm phán, nỗ lực chuẩn bị cải thiện hệ thống ngân hàng, cổ phần hoá doanh nghiệp...đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc, thiết bị thành công cốc.?
Cũng như Hoa Kỳ đã nỗ lực những sự rộng lượng cuối cùng đối với một nước nhược tiểu cộng sản, để gắng đưa ảnh hưởng của mình được mở rộng ở Đông Nam Á, kiềm chế đối thủ nguy hiểm nhất là Trung Quốc đang tác yêu, tác quái ở đây. Họ sẽ vì sự không đồng ý của 15 tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam mà bỏ luôn ý đồ của mình.?
Trước tiên hãy nhìn danh sách 15 tổ chức này sau đó đến những cá nhân đại diện.
''Hội Anh em Dân chủ, Con đường Việt Nam, Lao động Việt, Hội Nhà báo Độc lập, Diễn đàn Xã hội Dân sự, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền Tự do Tôn giáo, Nhà Xuất bản Giấy vụn, No-U Sài Gòn, Hội Bầu bí tương thân, Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, Dân Làm Báo''
15 tổ chức này với các cá nhân đại diện cho tổ chức, có những tổ chức mà tôi nghĩ không qua ba người, hoặc những tổ chức chỉ có những người đăng ký tên, thực chất chỉ có vài ba người hoạt động. Có những người của tổ chức này cũng giữ vai trò chủ chốt ở tổ chức khác....có những tổ chức năm thì mười hoạ mới thấy có một hoạt động gọi là có ở trên mạng.
Không phải là chê bai hay hạ thấp gì ( tuy nhiên bạn nào nghĩ tôi hẹp hòi hoặc theo cộng sản thì cứ vô tư ) nếu không nhìn rõ thực lực của mình thì sẽ ảo tưởng. Đành rằng có những cá nhân, tổ chức trong 15 tổ chức kia có những đóng góp, hy sinh, hoạt động đáng kể...nhưng để trọng lượng đến mức ý kiến của họ sẽ làm thay đổi ngừng hay không hiệp định TPP thì quá là ảo tưởng. Để đến ngày có được ảnh hưởng như thế, thì còn phải rất cố gắng hoạt động thiết thực rất nhiều, rất nhiều hơn nữa.
Vì ảo tưởng nghĩ mình có thực lực, có tầm thay đổi đến những quyết sách lớn nên mới thành cãi nhau.
TPP là một hiệp định có tầm quan trọng đến vận mệnh đất nước, nó bao gồm cả chính trị, kinh tế , văn hoá ...và rất nhiều thứ khác, kể cả những thay đổi về luật pháp, chính sách.
Bạn hay nghĩ 15 cá nhân được hỏi kia có bao người sẽ đủ tầm nhận định được hết những điều ấy hơn Lê Quốc Quân, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Thanh Giang, bác sĩ Hồ Hải, Hà Sĩ Phu, Phạm Hồng Sơn.....?
Bạn có nghĩ rằng 15 tổ chức ấy là đại diện đầy đủ cho những người đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam.?
Bạn có nghĩ rằng Hoa Kỳ đánh giá những cá nhân ấy, những tổ chức ấy là đầy đủ nhân thức về tầm quan trọng của TPP cũng như họ đại diện đầy đủ cho những người đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam trên mọi lãnh vực.?
Một điều rõ là 15 cá nhân đại diện 15 tổ chức vừa qua do phía Hoa Kỳ chọn hỏi về TPP , ý kiến của họ không thể gây chênh lệch quá mức quyết định của Hoa Kỳ khi quyết định cho chấp nhận cho Việt Nam vào TPP.
Thiện ý của phái đoàn Hoa Kỳ lần này, là nhân lúc Việt Nam đang mong muốn tham gia TPP đã chân trong chân ngoài ngưỡng cửa. Phía Hoa Kỳ nâng sự ảnh hưởng của các tổ chức xã hôị dân sự Việt Nam qua việc hỏi ý kiến. Cũng muốn nhắm nhe phía Việt Nam rằng khi TPP hoạt động thì đồng nghĩa những tổ chức xã hôi dân sự này cũng được hoạt động. Một thông điệp bảo lãnh rất tế nhị của Hoa Kỳ với các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam trong tương lai.
Việc phái đoàn Hoa Kỳ hỏi ý kiến chỉ có mục đích vậy thôi. Đừng vặn vẹo là tại sao 5 ý kiến kia chống, rồi ảo tưởng cho rằng nếu chống cả thì Hoa Kỳ sẽ bác không cho Việt Nam gia nhập TPP. Rồi phán xét người này , tổ chức này, tổ chức kia.
5 ủng hộ, 9 chống hay 9 ủng hộ , 5 chống cũng thế mà thôi. Đừng % một ý là được rồi.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét