Việc chính quyền Trung Quốc cho bồi đắp những bãi đá ngầm trên biển Đông thành bãi nổi, và tiến tới biến thành các đảo nhân tạo, thực sự gây ra tình hình nghiêm trọng trong khu vực. Việc này cần phải tiếp tục bị lên án một cách mạnh mẽ. Không những thế, nếu chính quyền của các quốc gia liên quan thực sự quan tâm thì họ còn cần phải có những hành động cụ thể nhằm ngăn không cho TQ tiếp tục những động thái tương tự.
Mặt khác, cần nhìn nhận rõ xem việc bồi đắp và xây cất của TQ trên biển Đông có thể phục vụ được những mục đích nào của họ và gây ra những khó khăn nào cho các bên liên quan.
Khi nói đến việc bồi đắp bãi đá ngầm, đặc biệt là bãi Gạc Ma, người ta nghĩ ngay đến mục đích quân sự. Điều này thể hiện khá rõ ở chỗ bãi bồi có hình dạng giống như sân bay, đặc biệt có bề mặt khá phẳng và chiều dài phù hợp để làm đường băng cho máy bay quân sự cất cánh. Tuy nhiên, nếu quả thật giới quân sự TQ muốn biến nơi đây thành căn cứ quân sự thì đây là một việc làm vô bổ, nếu không nói là sai lầm. Vì sao vậy?
Xưa nay, một căn cứ quân sự nằm ở miền biên cương hoặc hải đảo bao giờ cũng là một trạm gác cho đất nước. Nó trước hết có nhiệm vụ phát hiện sự đột nhập của kẻ địch vào lãnh thổ hoặc lãnh hải của đất nước. Trong chừng mực có thể, nó còn tạo ra được sự kháng cự ban đầu, gây khó khăn cho bước tiến của đối phương. Đó là lợi thế của những cứ điểm như vậy.
Tuy nhiên, kèm theo lợi thế bao giờ cũng có những điểm yếu. Điểm yếu của các cứ điểm loại này, đặc biệt của căn cứ ngoài hải đảo là: trơ trọi và đơn độc, và càng xa càng khó nhận được sự tiếp viện của đất liền, đồng thời ở trong tình trạng gần như phơi bày lộ liễu trước con mắt quan sát của đối phương. Trong quân sự, sự yểm trợ lẫn nhau là vô cùng quan trọng. Căn cứ quá xa đất liền, nếu xảy ra chiến tranh thật sự, sẽ ngay lập tức bị cô lập và bị triệt hạ. Trường hợp Gạc Ma là như thế. Từ một căn cứ quân sự phía nam của TQ đại lục, với khoảng cách hơn ngàn km, ngay cả máy bay phản lực siêu thanh cũng phải cần ít nhất từ nửa giờ đến một giờ mới có thể bay tới yểm trợ cho Gạc Ma. Trong khi đó, với chiến tranh hiện đại, thì có thể hòn đảo nhân tạo đó đã bị chiếm hoặc bị phá hủy hoàn toàn bởi đối phương, thậm chí chỉ trong 5-10 phút.
Tất nhiên, khi đã biến một nơi như Gạc Ma thành căn cứ quân sự thì TQ sẽ cử một đội tàu chiến, và có thể cả tàu ngầm, thường xuyên hiện diện quanh đảo để yểm trợ cho nó. Nhưng cần nhớ rằng khi đó phải biến Gạc Ma thành một nơi neo đậu của tàu thủy và nơi tập kết của tàu ngầm. Đây là một công việc đòi hỏi phải thực hiện trong hàng mấy chục năm, với chi phí khủng khiếp, đồng thời sẽ vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía cộng đồng quốc tế, và do đó gần như bất khả thi. Còn nếu tàu bè cứ lởn vởn ngoài biển để “chơi” và yểm trợ cho Gạc Ma thì chỉ riêng tiền dầu chạy máy cũng đã là khoản chi phí khổng lồ, mỗi ngày có thể ngốn hàng triệu Mỹ kim.
Một vài cường quốc quân sự như Mỹ và Nga có hoặc từng có căn cứ quân sự ở nước ngoài, cách xa nước họ đến 6-7 ngàn km hoặc hơn thế. Nhưng nên nhớ rằng những căn cứ này hầu hết nằm trong lãnh thổ của nước đối tác, và do đó trước hết có sự yểm trợ tương hỗ với các lực lượng quân sự của nước chủ nhà. Và hãy hình dung, một nước nào đó muốn gây chiến với Mỹ trong khi không có xung đột trực tiếp với Nhật liệu có dám đem bom ném xuống căn cứ của Mỹ ở Okinawa? Có thể, nhưng có rất ít khả năng. Cam Ranh của Việt Nam, vốn đã từng là căn cứ của Mỹ rồi của Nga, và hiện nay cũng đang được cho Nga sử dụng một phần, đồng thời Mỹ cũng đang muốn trở lại, cũng không nằm trơ trọi ngoài khơi xa.
Một trường hợp ngoại lệ là căn cứ hải quân Mỹ ở Guam. Nơi này nằm giữa Thái Bình Dương và cách xa lãnh thổ chính của Mỹ hàng ngàn dặm. Nhưng với tiềm lực hải quân và kinh tế của một đại siêu cường như Mỹ, việc tiếp ứng cho căn cứ này không phải vấn đề quá khó khăn. Hơn nữa, liệu có khả năng một nước như TQ dám đem máy bay hay tàu thủy tấn công Guam trong tương lai gần hay không? Không loại trừ, nhưng khả năng đó gần như có thể bỏ qua.
Như vậy, nếu xảy ra chiến tranh thật sự chứ không phải là va chạm vặt vãnh trên biển Đông thì một căn cứ như Gạc Ma sẽ không có tác dụng gì với TQ. Thậm chí việc tạo ra một căn cứ như vậy sẽ chỉ đem lại tổn thất cho quốc gia này.
Nói như vậy thì những nhà quân sự của TQ là ngu cả chăng? Không loại trừ việc những người có kiến thức về quân sự trở nên ngu muội do tham vọng. Nhưng cái chính là người quyết định những vấn đề như vậy không hẳn là họ. Ở một đất nước như TQ, việc các chuyên gia hoặc tướng lãnh thấy sai nhưng vẫn phải nói đúng và ca ngợi thượng cấp là anh minh là chuyện thường tình.
Tuy nhiên, việc xây cất của TQ gây ra tình hình phức tạp ở những góc độ khác. Thứ nhất, nó kéo theo sự đi lại tấp nập của tàu bè TQ trên biển Đông. Những tàu bè này, trong đó có cả tàu quân sự (lộ liễu hoặc giả dạng dân sự), với thái độ hung hăng, có thể cản trở nghiêm trọng tự do hàng hải. Trong nhiều trường hợp, họ cố tình gây tai họa cho ngư dân và tàu vận tải của các nước, nhất là của Việt Nam ta. Thứ hai, TQ sẽ tuyên bố về vùng 12 hải lý chung quanh các đảo nhân tạo này. Điều này mặc dù sẽ bị phản đối bởi hầu hết các quốc gia (trừ những kẻ thực dụng thô thiển và lá mặt lá trái như Hunsen), nhưng với cách hành xử lưu manh của chính quyền TQ thì nó sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho tự do hàng hải và cho quyền khai thác biển của các nước ở những vùng biển của họ. Thứ ba, TQ sẽ đưa các giàn khoan và máy móc thăm dò, khai thác tài nguyên biển vào nhiều nơi trên biển Đông, khai thác trái phép và ngang nhiên cản trở các hoạt động khai thác hợp pháp của các nước khác, nhất là VN.
Vì vậy, càng không sớm có thái độ dứt khoát và hành động cụ thể để ngăn chặn việc TQ cải tạo và bồi đắp trái phép các bãi đá ngầm trên biển Đông, nhất là ở quần đảo Trường Sa, nguy cơ mất những vùng nước mênh mông và nguy cơ lệ thuộc TQ trên biển càng nhanh chóng trở thành sự đã rồi. Và một khi TQ đã cải tạo những nơi như vậy thành căn cứ của họ thì việc đòi lại sẽ trở thành chuyện hết sức viển vông. Trừ khi có chiến tranh lớn, mà điều đó sẽ không xảy ra vì không bên nào muốn.
NGUYỄN TRẦN SÂM
Mặt khác, cần nhìn nhận rõ xem việc bồi đắp và xây cất của TQ trên biển Đông có thể phục vụ được những mục đích nào của họ và gây ra những khó khăn nào cho các bên liên quan.
Khi nói đến việc bồi đắp bãi đá ngầm, đặc biệt là bãi Gạc Ma, người ta nghĩ ngay đến mục đích quân sự. Điều này thể hiện khá rõ ở chỗ bãi bồi có hình dạng giống như sân bay, đặc biệt có bề mặt khá phẳng và chiều dài phù hợp để làm đường băng cho máy bay quân sự cất cánh. Tuy nhiên, nếu quả thật giới quân sự TQ muốn biến nơi đây thành căn cứ quân sự thì đây là một việc làm vô bổ, nếu không nói là sai lầm. Vì sao vậy?
Xưa nay, một căn cứ quân sự nằm ở miền biên cương hoặc hải đảo bao giờ cũng là một trạm gác cho đất nước. Nó trước hết có nhiệm vụ phát hiện sự đột nhập của kẻ địch vào lãnh thổ hoặc lãnh hải của đất nước. Trong chừng mực có thể, nó còn tạo ra được sự kháng cự ban đầu, gây khó khăn cho bước tiến của đối phương. Đó là lợi thế của những cứ điểm như vậy.
Tuy nhiên, kèm theo lợi thế bao giờ cũng có những điểm yếu. Điểm yếu của các cứ điểm loại này, đặc biệt của căn cứ ngoài hải đảo là: trơ trọi và đơn độc, và càng xa càng khó nhận được sự tiếp viện của đất liền, đồng thời ở trong tình trạng gần như phơi bày lộ liễu trước con mắt quan sát của đối phương. Trong quân sự, sự yểm trợ lẫn nhau là vô cùng quan trọng. Căn cứ quá xa đất liền, nếu xảy ra chiến tranh thật sự, sẽ ngay lập tức bị cô lập và bị triệt hạ. Trường hợp Gạc Ma là như thế. Từ một căn cứ quân sự phía nam của TQ đại lục, với khoảng cách hơn ngàn km, ngay cả máy bay phản lực siêu thanh cũng phải cần ít nhất từ nửa giờ đến một giờ mới có thể bay tới yểm trợ cho Gạc Ma. Trong khi đó, với chiến tranh hiện đại, thì có thể hòn đảo nhân tạo đó đã bị chiếm hoặc bị phá hủy hoàn toàn bởi đối phương, thậm chí chỉ trong 5-10 phút.
Tất nhiên, khi đã biến một nơi như Gạc Ma thành căn cứ quân sự thì TQ sẽ cử một đội tàu chiến, và có thể cả tàu ngầm, thường xuyên hiện diện quanh đảo để yểm trợ cho nó. Nhưng cần nhớ rằng khi đó phải biến Gạc Ma thành một nơi neo đậu của tàu thủy và nơi tập kết của tàu ngầm. Đây là một công việc đòi hỏi phải thực hiện trong hàng mấy chục năm, với chi phí khủng khiếp, đồng thời sẽ vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía cộng đồng quốc tế, và do đó gần như bất khả thi. Còn nếu tàu bè cứ lởn vởn ngoài biển để “chơi” và yểm trợ cho Gạc Ma thì chỉ riêng tiền dầu chạy máy cũng đã là khoản chi phí khổng lồ, mỗi ngày có thể ngốn hàng triệu Mỹ kim.
Một vài cường quốc quân sự như Mỹ và Nga có hoặc từng có căn cứ quân sự ở nước ngoài, cách xa nước họ đến 6-7 ngàn km hoặc hơn thế. Nhưng nên nhớ rằng những căn cứ này hầu hết nằm trong lãnh thổ của nước đối tác, và do đó trước hết có sự yểm trợ tương hỗ với các lực lượng quân sự của nước chủ nhà. Và hãy hình dung, một nước nào đó muốn gây chiến với Mỹ trong khi không có xung đột trực tiếp với Nhật liệu có dám đem bom ném xuống căn cứ của Mỹ ở Okinawa? Có thể, nhưng có rất ít khả năng. Cam Ranh của Việt Nam, vốn đã từng là căn cứ của Mỹ rồi của Nga, và hiện nay cũng đang được cho Nga sử dụng một phần, đồng thời Mỹ cũng đang muốn trở lại, cũng không nằm trơ trọi ngoài khơi xa.
Một trường hợp ngoại lệ là căn cứ hải quân Mỹ ở Guam. Nơi này nằm giữa Thái Bình Dương và cách xa lãnh thổ chính của Mỹ hàng ngàn dặm. Nhưng với tiềm lực hải quân và kinh tế của một đại siêu cường như Mỹ, việc tiếp ứng cho căn cứ này không phải vấn đề quá khó khăn. Hơn nữa, liệu có khả năng một nước như TQ dám đem máy bay hay tàu thủy tấn công Guam trong tương lai gần hay không? Không loại trừ, nhưng khả năng đó gần như có thể bỏ qua.
Như vậy, nếu xảy ra chiến tranh thật sự chứ không phải là va chạm vặt vãnh trên biển Đông thì một căn cứ như Gạc Ma sẽ không có tác dụng gì với TQ. Thậm chí việc tạo ra một căn cứ như vậy sẽ chỉ đem lại tổn thất cho quốc gia này.
Nói như vậy thì những nhà quân sự của TQ là ngu cả chăng? Không loại trừ việc những người có kiến thức về quân sự trở nên ngu muội do tham vọng. Nhưng cái chính là người quyết định những vấn đề như vậy không hẳn là họ. Ở một đất nước như TQ, việc các chuyên gia hoặc tướng lãnh thấy sai nhưng vẫn phải nói đúng và ca ngợi thượng cấp là anh minh là chuyện thường tình.
Tuy nhiên, việc xây cất của TQ gây ra tình hình phức tạp ở những góc độ khác. Thứ nhất, nó kéo theo sự đi lại tấp nập của tàu bè TQ trên biển Đông. Những tàu bè này, trong đó có cả tàu quân sự (lộ liễu hoặc giả dạng dân sự), với thái độ hung hăng, có thể cản trở nghiêm trọng tự do hàng hải. Trong nhiều trường hợp, họ cố tình gây tai họa cho ngư dân và tàu vận tải của các nước, nhất là của Việt Nam ta. Thứ hai, TQ sẽ tuyên bố về vùng 12 hải lý chung quanh các đảo nhân tạo này. Điều này mặc dù sẽ bị phản đối bởi hầu hết các quốc gia (trừ những kẻ thực dụng thô thiển và lá mặt lá trái như Hunsen), nhưng với cách hành xử lưu manh của chính quyền TQ thì nó sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho tự do hàng hải và cho quyền khai thác biển của các nước ở những vùng biển của họ. Thứ ba, TQ sẽ đưa các giàn khoan và máy móc thăm dò, khai thác tài nguyên biển vào nhiều nơi trên biển Đông, khai thác trái phép và ngang nhiên cản trở các hoạt động khai thác hợp pháp của các nước khác, nhất là VN.
Vì vậy, càng không sớm có thái độ dứt khoát và hành động cụ thể để ngăn chặn việc TQ cải tạo và bồi đắp trái phép các bãi đá ngầm trên biển Đông, nhất là ở quần đảo Trường Sa, nguy cơ mất những vùng nước mênh mông và nguy cơ lệ thuộc TQ trên biển càng nhanh chóng trở thành sự đã rồi. Và một khi TQ đã cải tạo những nơi như vậy thành căn cứ của họ thì việc đòi lại sẽ trở thành chuyện hết sức viển vông. Trừ khi có chiến tranh lớn, mà điều đó sẽ không xảy ra vì không bên nào muốn.
NGUYỄN TRẦN SÂM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét