Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Trung Quốc bán cây gỗ sưa Việt Nam với giá 700 tỷ



Cây gỗ “vàng” có giá trên trời 200 triệu NDT (tương đương 700 tỷ VND) tại Thượng Hải, nhìn có vẻ như là một cây gỗ bình thường, nhưng lại là một cây gỗ hiếm thuộc họ gỗ sưa (hoàng hoa lê) cổ Việt Nam. Cây gỗ dài 8m, đường kính 52cm, đường kính gốc cây 63cm, nặng 1.5 tấn - được coi là cây gỗ sưa Việt Nam to nhất trên thế giới.







Những thớ gỗ to khỏe, chắc nịch



Được biết, cây gỗ sưa bán ở Thượng Hải này vô cùng quý hiếm.



Cận cảnh cây gỗ trị giá hàng trăm tỷ đồng


Gỗ sưa thường dùng để chế tạo các đồ nội thất cao cấp hoặc đồ vật nhỏ như vòng tay. Gỗ sưa chứa chất dầu. Hơn nữa gỗ sưa lại có một mùi hương có thể xua đuổi rắn, côn trùng, chuột, kiến, nên khi dùng làm đồ nội thất sẽ không phải lo bị mối mọt cắn. Theo quan niệm phong thủy, gỗ sưa dùng làm đồ trang trí sẽ có tác dụng vượng tài.







Đồ nội thất cao cấp và vòng tay làm từ gỗ sưa.


Bài liên quan:


6700 cây bị chặt - tại sao cây vàng tâm được lựa chọn?




Do ánh nắng mặt trời nhiều, mưa ít, Hải Nam trở thành nơi sản xuất gỗ sưa nhiều nhất. Gỗ ở đây rắn chắc, văn gỗ tinh tế, khi trời râm còn tỏa ra mùi hương thoang thoảng, là sản phẩm tinh tế được dùng làm đồ nội thất được cả thế giới công nhận.

Do cây sưa ở Hải Nam gần đây đã biến mất, nên giá cả của loại gỗ này đắt như vàng. Trên thị trường xuất hiện nhiều cây gỗ giả mạo. Nhiều người lợi dụng người tiêu dùng không hiểu rõ về cây gỗ, nên thường lấy các loại gỗ khác rẻ tiền hơn để bán thay thế.



Từ xưa đến nay, người dân Trung Quốc khi nghe tới cây sưa thường lập tức nghĩ đến cây ở tỉnh Hải Nam, nhưng đa số các loại gỗ sưa trên thị trường, thực ra lại là những cây gỗ đến từ các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma. Những cây này cũng có mùi thơm, nhưng màu sắc đậm hơn, hương thơm nồng hơn, vân gỗ không được đẹp mắt.


Huyền bí về gỗ sưa giá bạc tỷ  (trích)

Bỏ qua những đồn thổi giàu màu sắc dị đoan, có quá nhiều nhà khoa học và nhà buôn tự tìm hiểu và kết quả thu về là một đống chuyện còn dị đoan hơn. Một thương nhân buôn cây lâu năm có tặng tôi một cây sưa to đúng bằng cái…tăm xỉa răng. Anh thì thào nói “Ông chọn chỗ kín mà trồng, cây này giá 500 ngàn đó”. Và anh kể ông này vì có gỗ xưa làm tượng quan công mà chức lên vùn vụt, ông nọ chỉ có 1 miếng gỗ kê chân tượng trên bàn thờ mà buôn bán hanh thông suốt 10 năm nay thành tỷ phú, rồi cặp vợ chồng kia uống nước từ gỗ sưa luộc bao năm không con nay bỗng chửa to tướng…
Khi hỏi vì sao cây gỗ sưa đắt thế, người Trung Quốc thu mua để làm gì, hầu hết các nhà khoa học, kể cả các giáo sư, tiến sĩ chuyên môn về cây cối, thảo dược đều lắc đầu không biết tại sao. Khảo sát dọc làng Đồng Kỵ ( Bắc Ninh), nơi nhà nhà làm gỗ, người người làm mộc, đến làng Bảo Hà (Hải Phòng) là trung tâm làm tượng có từ 5 thế kỷ; Thậm chí nhiều đại gia từng vào tù vì buôn bán gỗ sưa trái phép, song cũng không thu thập được thông tin gì đáng tin cậy, ngoài những thông tin mơ hồ huyền bí không đủ tin cậy.Về phía nhà nước, cũng đã cử một đoàn khảo sát tìm hiểu về gỗ sưa tại Trung Quốc, nhưng thất bại. Theo lời kể của GS Phùng Tửu Bôi, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn tự nhiên và Phát triển cộng đồng (thuộc Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam), một đoàn khảo sát gồm các nhà khoa học nước ta đã sang Trung Quốc tìm hiểu về giá trị gỗ sưa. Tuy nhiên, kết quả thu được là con số không tròn trĩnh. Phía Trung Quốc chỉ giải thích chung chung rằng, họ mua gỗ sưa để phục vụ vấn đề tâm linh, làm đồ thờ cúng, đồ gia bảo.
Một nghệ nhân tạc tượng tại làng Bảo Hà cho rằng, trò mua bán gỗ sưa chẳng khác gì trò lừa đảo đồng đen. Đây là cách thương lái Tàu vẫn quen làm: tung tin mua gỗ sưa về làm đủ thứ huyền bí, với giá cao, khiến người Việt đổ xô chặt cây đem bán cho họ. Thế rồi, mỗi ngày họ lại thổi giá lên cao, sau đó thì bí mật chuyển gỗ sang Việt Nam bán cho giới buôn gỗ. Như vậy gỗ sưa vẫn y nguyên của Việt và tiền vẫn của người Việt, họ đứng ở giữa lấy tiền và biến cả đội quân buôn gỗ Việt thành đôi cửu vạn mất phương hướng. Đây là một trò bịp quá mức ngoạn mục. Bởi nếu cây sưa có giá trị ghê gớm vậy, sao nhà nước Trung quốc không đặt quan hệ chính thức mua nó qua đường ngoại giao và thương mại, và vì sao chỉ mỗi Trung Quốc mua?

Là một người từng sống 10 năm ở vùng giáp biên, tôi hiểu quá nhiều trò của thương lái người Tàu. Có hai giả thiết được đặt ra. Một là thương lái dùng cây làm trò bịp mua vào rồi bán ra. Hai là cây có khả năng mang những đặc tính kỳ lạ, thường là biệt dược. Nhưng quy trình lấy biệt dược đó là cả một bí mật “Thâm sâu như Tàu”. Một thời người Trung Quốc phát hiện ra cây cỏ nhung, một loại cây có khả năng điều trị ung thư, tăng cường sức khỏe, có ở rừng Hoàng Liên Sơn, từ độ cao 2.000m trở lên, họ đã tìm sang thu mua. Lúc đầu, họ mua với giá 50 ngàn đồng/kg. Thời gian sau, họ nâng lên 100 ngàn đồng/kg, rồi tới 500 ngàn đồng. Bây giờ, giá đã đã nâng lên tới 1 triệu đồng/kg, gồm cả rễ lẫn đất. Hoặc chuyện thu mua những củ “khoai lang núi” để… ăn chống đói. Lúc đầu, giá mỗi kg “khoai lang núi” chỉ vài chục ngàn, rồi tăng lên vài trăm ngàn đồng. Khi nâng giá lên vài triệu một kg, thì có "bói" cũng chả tìm ra củ nào nữa. “Khoai lang núi” thực ra là “thiết trúc nhân sâm”. Đây là một loại sâm mà thân có đốt như cây trúc, nhưng đốt rất ngắn. Mỗi năm, cây sâm này chỉ ra một đốt. Đồng bào ta đã hăng hái nhổ những củ sâm có tuổi hàng trăm năm, quý ngang sâm Ngọc Linh và sâm Triều Tiên, bán cho người Trung Quốc giá rẻ như…khoai.
Gần đây báo chí đưa tin, Ông Trần Ngọc Lâm một người từng chạy xe ở trung quốc – Ma cao – tây tạng lâu năm có kể một vài chuyện theo tôi là rất đúng. Theo ông cơn sốt gỗ sưa đã tràn sang Lào Cai đầu tiên, vì Lào Cai giáp với Trung Quốc, có cửa khẩu thuận lợi đi lại, buôn bán. Để tìm hiểu vì sao người Trung Quốc lùng mua ráo riết loại cây mà người Việt không coi trọng, ông đã sang tận Trung Quốc để dò hỏi. Ông Lâm đã gặp trực tiếp Tiến sĩ, Thiếu tướng quân y Vương Đức Tài, Chủ nhiệm Trung tâm thuốc Trung Y (Trung Quốc). Ông Tài là người đã từng gặp ông Lâm đề nghị mua công thức bài thuốc Mỹ nhân thang mà ông học được từ người Tây Tạng, song ông Lâm không bán. Vị thiếu tướng của Trung Quốc này đã nói với ông Lâm rằng, với người Trung Quốc, ngoài việc sử dụng gỗ sưa làm mộc như các loại gỗ quý khác, thì gỗ sưa còn có dược tính, đặc biệt quan trọng là trị được căn bệnh viêm xương quái đản. Từ lâu, người Trung Quốc đã chiết xuất từ lõi cây sưa đỏ ra một hoạt chất và dùng hoạt chất này điều trị bệnh viêm xương rất hiệu quả.




Nguồn http://nguyendinhminh.net/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét