Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Người dân nổi lửa chặn quốc lộ, ném bom xăng chống trả CA đàn áp



Liên tục trong hai ngày 14 và 15/4/2015, hàng ngàn người dân Bình Thuận đã tràn xuống quốc lộ 1A để biểu tình phản đối nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 do Trung Cộng xây dựng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.


Cuộc biểu tình đã khiến giao thông trên tuyến quốc lộ 1A tê liệt, xe cộ kẹt cứng kéo dài hàng chục cây số. Nhiều người dân phẫn nộ thậm chí còn dùng gạch đá, bom xăng chống trả quyết liệt khi cảnh sát cơ động kéo đến nhằm giải tán đám đông.

Trưa ngày 15/4/2015, sau cuộc giao tranh dữ dội bằng gạch đá giữa người dân với lực lượng cảnh sát cơ động, giới chức Bình Thuận tuyên bố đã giải tán thành công cuộc biểu tình. Dù vậy, các diễn biến sau đó cho thấy sự phản kháng của của người dân vẫn còn rất mạnh mẽ.

Tối cùng ngày, người dân Bình Thuận tiếp tục kéo đến ‘tái chiếm’ quốc lộ 1A, nổi lửa đốt đường.

Đáp lại, với quyết tâm bảo vệ nhà máy nhiệt điện bằng mọi giá, nhà cầm quyền CS đã huy động lực lượng cảnh sát cơ động hùng hậu kéo đến nổ súng, ném lựu đạn cay nhằm giải tán đám đông nhân dân đang rất phẫn nộ.

Hành động này như đã đổ thêm dầu vào lửa, người dân phản ứng lại bằng cách dùng gạch đá, bom xăng đánh trả lại lực lượng CA.

Xung đột giữa người dân và nhà cầm quyền nhanh chóng bùng phát thành bạo lực dữ dội. Video do một số người dân ghi lại tại hiện trường có thể nghe rõ tiếng nổ lựu đạn và những đám cháy do bom xăng.

Người dân tuyên bố sẽ biểu tình cho đến khi nào nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 chấm dứt hành vì gây ô nhiễm môi trường, không thải bụi than, xỉ… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.

Trước áp lực của người dân, chiều ngày 15/4/2015, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã phải chỉ đạo nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 khắc phục tình hình, đồng thời ra lệnh cho giới chức Bình Thuận tuyên truyền khẩn cấp cho người dân, ‘không để kẻ xấu lôi kéo, kích động’.

Được biết, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 thuộc huyện Tuy Phong, Bình Thuận có vốn đầu tư hơn 23 ngàn tỷ đồng, được xây dựng bởi tập đoàn điện khí Thượng Hải của Trung Cộng.

Nhờ hành vi ngấm ngầm tiếp tay của phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, cộng với sự hám lợi của các quan chức Bình Thuận, các nhà thầu Trung Cộng dù sử dụng công nghệ lạc hậu nhưng vẫn nghiễm nhiên trúng thầu xây dựng hầu hết các dự án nhiệt điện quan trọng tại Bình Thuận.

Đến lúc này, ‘quả đắng’ từ các nhà thầu Trung Cộng là quá rõ ràng


Người dân Việt Nam tiếp tục phải chịu đựng nhiều di hoạ khủng khiếp từ việc ô nhiêm nghiêm trọng. Thủ phạm tiếp tay cho Trung Cộng tàn phá đất nước chính là đảng CSVN.
Chính quyền địa phương đang phát loa vận động người dân để giải tỏa quốc lộ kẹt cứng hàng chục cây số. Nhưng đến hôm nay chính quyền vẫn chưa giải toả được.

Người dân tạo tường lửa, tiếp tục chặn quốc lộ 1A - VnExpress
Khi bão xỉ và ống khói tiếp tục phát tán, người dân xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận, lại tràn ra đường chặn quốc lộ. Hàng nghìn xe đang kẹt cứng hơn 20 km.


Quốc lộ 1A bị chia cắt, kẹt xe kéo dài 50 km

(PL)- Xô xát đã xảy ra, nhiều người bị thương, một khách sạn với một số ô tô bị đập phá. Cho đến 23 giờ tối qua (15-4), dòng xe bị kẹt đã kéo dài hơn 50 km ở hai đầu quốc lộ 1A với hàng chục ngàn phương tiện.

Chiều 15-4, trên quốc lộ 1A đoạn qua xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) hàng trăm người dân địa phương tiếp tục dùng bàn ghế, đá, gạch làm chướng ngại vật đưa ra giữa lòng đường chặn xe để phản đối Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm môi trường. Ngoài việc phát loa thuyết phục, Công an tỉnh Bình Thuận đã tăng cường lực lượng cảnh sát cơ động (CSCĐ) đến hiện trường.

Đập phá khách sạn, làm hư hỏng xe ô tô

Đến 22 giờ 30 tối 15-4, lực lượng CSCĐ của Công an Bình Thuận đã rời khỏi hiện trường sau khi rất đông người dân quá khích dùng gạch, đá và “bom xăng” tự chế ném vào lực lượng giữ gìn an ninh trật tự. Theo một nguồn tin, có rất nhiều người bị thương trong vụ náo loạn này. Ngay sau đó đoàn người phản đối ô nhiễm môi trường lúc này đã lên đến cả ngàn người kéo đến khách sạn Vĩnh Hảo (cách nhà máy khoảng một cây số), nơi mà họ cho rằng là “tổng hành dinh” của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 để đập phá. Ba chiếc ô tô của khách nghỉ tại khách sạn gồm Mercedes, Ford và BMW bị đập phá hư hỏng, khu vực khách sạn bị đập phá tan nát một phần. Ông S., chủ khách sạn, cho biết mình đang đi công tác ở Bến Tre và trước đó có đồng ý cho đoàn công tác của Huyện ủy, UBND huyện Tuy Phong mượn khách sạn để làm nơi giải quyết vụ người dân phản ứng vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Theo ông S., đoàn người quá khích siết chặt vòng vây và tuyên bố sẽ thiêu rụi khách sạn.

Tình hình tại khu vực trên vô cùng phức tạp, chúng tôi đã cố gắng liên lạc với những người có trách nhiệm nhưng bất thành. Đến 23 giờ ngày 15-4 sau khi chính quyền địa phương và lực lượng cảnh sát rời khỏi hiện trường thì những người tham gia phản đối cũng dẹp chướng ngại vật trả lại mặt đường và xe cộ bắt đầu lưu thông.



Lực lượng CSCĐ tham gia vãn hồi trật tự. Ảnh: PNX


Hàng chục ngàn phương tiện dồn ứ

Tại Ninh Thuận, Phòng CSGT công an tỉnh và lực lượng thanh tra giao thông phối hợp lập chốt chặn tại ngã năm Phủ Hà, cách hiện trường 50 km để thông báo cho tất cả phương tiện về tình hình kẹt xe nghiêm trọng kéo dài ở quãng đường trước mặt. Tại Cà Ná (xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận), Công an huyện Thuận Nam đã phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn dừng đỗ cho các phương tiện đi từ phía Bắc vào. Dịch vụ hàng rong và ăn uống ở khu vực này cũng tăng đột biến để đáp ứng nhu cầu của hàng ngàn phụ xe và tài xế kẹt dọc đường.

Tại Bình Thuận, Trạm kiểm soát giao thông Hàm Tân được lệnh chặn dừng để thông báo và khuyến cáo các phương tiện tìm nơi dừng đỗ hoặc chọn đường khác. Tuy nhiên, với những xe ra các tỉnh từ Ninh Thuận trở ra, lái xe chỉ có chọn lựa duy nhất là dừng lại vì khu vực kẹt là đường độc đạo không có đường rẽ nhánh vì một bên là núi và bên kia là biển.

Thượng úy Ân, CSGT tỉnh Ninh Thuận, cho hay một số phương tiện từ Nha Trang vào Sài Gòn đến ngã năm Phủ Hà (Phan Rang) đã chọn hướng rẽ qua quốc lộ 27 lên Phi Nôm rồi theo quốc lộ 20 về TP.HCM. Ông Dũng, một người kinh doanh du lịch ở Quy Nhơn, cho biết khách của ông thuê xe du lịch bảy chỗ vào Sài Gòn buộc phải tính thêm tiền vì đến Nha Trang sẽ phải rẽ lên Đà Lạt theo hướng Hòn Bà, Bio Dup để vào Dầu Giây thay vì đi theo quốc lộ 1. Trong khi đó, một doanh nghiệp du lịch tại quận 3 cho biết các đoàn khách đi Nha Trang đã phải hủy chuyến hoặc rẽ theo hướng Đà Lạt. Anh Trần Công Huỳnh Hải, nhân viên giao nhận của Công ty Võng xếp Duy Lợi, cho biết chuyến hàng của anh đã phải hoãn ngày khởi hành.



Người dân hai xã Vĩnh Tân, Vĩnh Hảo đổ ra đường chặn xe phản đối nhà máy gây ô nhiễm trong ngày 15-4. Ảnh: PNX



Chủ nhà máy (TQ) cam kết khắc phục
Tổng Công ty Phát điện 3 (GENCO3, thuộc EVN), đơn vị quản lý Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Hiện tại, theo EVN, lãnh đạo EVN và GENCO3(chủ đầu tư dự án) đang có mặt tại nhà máy trực tiếp chỉ đạo xử lý tình trạng phát tán bụi xỉ ra môi trường.

Tối qua (15-4), GENCO thông báo chính thức nguyên nhân gây bụi, ô nhiễm khiến người dân bức xúc là do gần đây thời tiết khô hạn, thiếu nước trầm trọng xảy ra trên địa bàn nhà máy, đồng thời từ 6 giờ ngày 14-4gió xoáy và lốc mạnh bất thường nên bụi xỉ, bụi đất phát tán ở nhiều nơi. Lý do thứ hai là đường chuyển tro xỉ của nhà máy đang trong quá trình thi công hoàn thiện cùng với dự án mở rộng quốc lộ 1A nên vừa qua các xe vận chuyển tro xỉ phải tạm thời đi qua đường dân sinh, phát tán bụi ra môi trường.

GENCO3 hứa trước mắt sẽ làm sạch, gia cố đường dân sinh trong thời gian hoàn thiện đường vận hành chính thức; giám sát không cho phép các xe chở xỉ che chắn không kỹ lưỡng tham gia vận chuyển, hạn chế tối đa phát tán bụi ra môi trường. Bên cạnh đó, Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 cũng sẽ tăng cường công tác tưới nước đường vận chuyển tro xỉ và bên trong khu vực bãi thải xỉ, tăng số lượng xe tưới từ bốn xe trước đây lên 10 xe; gia cố đường tạm song song với đường vận hành đi qua hầm chui quốc lộ 1A để vận chuyển nước tưới. Đồng thời sẽ quy hoạch việc đổ tro xỉ, san gạt, lu lèn, phun nước, che phủ bạt địa kỹ thuật bên trong bãi thải xỉ nhằm ngăn chặn tình trạng gió cuốn tro xỉ bay lên tạo thành bụi. Hiện tại đã phủ bạt được khoảng 3.000 m2bãi thải xỉ.

GENCO3 cam kết trong 10 ngày tới toàn bộ tro xỉ trong quá trình vận hành nhà máy trong thời gian này sẽ được lưu lại tại kho than của nhà máy, không đổ xỉ than ra bãi thải xỉ. Về lâu dài, GENCO3 nêu tình trạng phát tán bụi ở huyện Tuy Phong, Bình Thuận sẽ được hạn chế đáng kể và khắc phục hoàn toàn khi hoàn thành đường vận chuyển tro xỉ riêng; hoàn thiện hệ thống cung cấp nước chính thức ra bãi thải xỉ cùng với các hệ thống phụ trợ.

Hiện tại, những công tác này đang được Tập đoàn Điện lực Việt Nam giám sát, đôn đốc đơn vị đẩy nhanh tiến độ, dự kiến hoàn thành trong tháng 5-2015.


Phó Thủ tướng yêu cầu không để bụi xỉ ảnh hưởng đến người dân Tuy Phong

Chiều 15-4, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản hỏa tốc truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương thực hiện các biện pháp không để bụi than, xỉ ảnh hưởng đến khu vực dân cư. Bộ Công Thương chủ trì cùng Bộ Xây dựng khẩn trương chỉ đạo thực hiện các giải pháp sử dụng tro, xỉ tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân làm vật liệu xây dựng không nung, phụ gia xi măng. Báo cáo Thủ tướng những vấn đề vượt thẩm quyền.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến người dân trong khu vực nắm rõ chỉ đạo của Thủ tướng về các biện pháp khắc phục ảnh hưởng đến môi trường; bảo đảm giao thông tại quốc lộ 1A an toàn, thông suốt.

ĐỨC HIỂN - PHƯƠNG NAM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét