Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

VN phải có luật tôn trọng công đoàn độc lập thì Quốc Hội Mỹ mới cứu xét TPP



LĐV* 21/9/2014 - Một bản tường trình trong Quốc Hội Mỹ vừa tiết lộ rằng Mỹ và Việt Nam đang bàn để Việt Nam làm 2 việc, là sửa luật để trả lại quyền có công đoàn độc lập cho người lao động, và lập ra cơ chế để theo dõi coi người lao động có bị ngăn cản khi dùng quyền này hay không. Bản tường trình cũng nói rằng Việt Nam phải làm xong 2 việc này thì Quốc Hội Mỹ mới cứu xét Thương Ước Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Trong Hạ Viện Mỹ có một Ủy Ban về tài chánh, mang tên Ways & Means. Dân Biểu Sander Levin, thành viên cao cấp của ủy ban này, là người viết bản tường trình nói trên, công bố ngày 18/9. Dưới tiêu đề "Quyền lao động" trong phần có tựa đề "Chặng đường còn lại cho TPP", ông Levin viết:

"Để được chấp nhận thì TPP sẽ phải có các điều khoản về quyền lao động, các điều khoản này phải thật sự thực thi, và nếu không thực thi thì phải có quyền dùng các cơ chế trừng phạt. Các quốc gia đang thảo luận chi tiết về việc thực thi. Đối với một số quốc gia thì việc thực thi không dễ dàng, đặc biệt là ở Việt Nam, nơi mà lâu nay nhà nước cộng sản dành cho mình quyền đại diện cho người lao động, và người lao động không được quyền có tiếng nói ở nơi làm việc. Việt Nam sẽ phải sửa luật, và Việt Nam sẽ phải lập ra một cơ chế đặc biệt để theo dõi và trừng phạt những vi phạm các điều khoản lao động, sau đó Quốc Hội mới cứu xét TPP."

Trong bài thì DB Levin dùng cụm từ "Điều khoản Ngày 10 Tháng Năm" cho các điều khoản về quyền lao động, đây là cụm từ mà hành pháp và lập pháp Mỹ dùng kể từ năm 2007 để tóm gọn các điều khoản đòi hỏi phải cho các nghiệp đoàn độc lập được hoạt động, cấm dùng lao động cưỡng bức, và cấm dùng lao động dưới 18 tuổi. Cụm từ "Ngày 10 Tháng 5" này cũng bao gồm một số điều khoản về bảo vệ môi trường, bằng phát minh, và đầu tư.

GHI CHÚ (*): Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (gọi tắt: Lao Động Việt, web: laodongViet.org) là liên minh của một số tổ chức lao động trong và ngoài nước gồm: Phong Trào Lao Động Việt, Công Đoàn Độc Lập, và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam.

●|● ENGLISH ●|●

A report in the US Congress has disclosed that the US and Vietnam are discussing about Vietnam taking 2 steps, one is to amend laws to return union rights to workers, and two is to form a mechanism to monitor to see if workers are stopped from using these rights. The report also says that only after Vietnam takes these 2 steps will the US Congress consider TPP.

In the US Congress there is a committee on financial matters, called Ways and Means. Congressman Sander Levin, a ranking member of this committee, is the author of this 18 September report. In the section "Work To Be Done", he wrote:

• Worker Rights. TPP must include the May 10 labor provisions, subject to the same dispute settlement mechanism as the other provisions of the agreement. These obligations must also be fully implemented – an area that the parties are only beginning to tackle in the negotiations. That task will be challenging with several TPP countries – particularly Vietnam, a communist country under which the government, not independent labor unions chosen by the workers, is deemed the best representatives of workers in the workplace. Before Congress considers TPP, Vietnam’s labor laws and regulations must be amended to implement the labor obligations in the agreement, and a special monitoring and enforcement structure in place to ensure compliance going forward.

The phrase "May 10 provision" has been used by the US Congress and executive since 2007 as a shorthand for requirements on union rights, no use of forced labor, and no use of workers under 18. This phrase also includes requirements on the environment, patents, and investment.

NOTE (*): Free Viet Labor Federation ("Viet Labor", laodongViet.org) is an alliance of a number of labor groups inside and outside Vietnam, comprising: Viet Labor Movement, Vietnam Independent Union, and Committee to Protect Vietnamese Workers.

Nguồn: http://laodongviet.org/2014/09/21/ban-tin-ldv-20140921-vn-phai-co-luat-ton-trong-cong-doan-doc-lap-thi-quoc-hoi-my-moi-cuu-xet-tpp/


Tiết lộ gây sốc: “TPP khó hoàn tất trong 2014”


Viết Lê Quân
Tác giả gửi bài trực tiếp cho VNTB



Giáo sư Jeffrey Schott 

 
Vòng đàm phán cao cấp giữa các quốc gia về TPP ở Hà Nội, kéo dài trong suốt 10 ngày đầu tháng 9/2014 tại Hà Nội và được mô tả là “căng thẳng”, quả thật đã hoàn toàn lắng tiếng cho đến tận mới đây. Rốt cuộc, kết quả của vòng đàm phán này vẫn chưa có gì được coi là thành quả của phía Việt Nam. Jeffrey Schott đã xác nhận điều này.


Có thể ký vào… nửa đầu năm 2015

Giáo sư Jeffrey Schott - thành viên cao cấp của Viện Kinh tế quốc tế Peterson có trụ sở tại thủ đô Washington (Mỹ) và cũng là chuyên gia hàng đầu về Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương, trong cuộc trả lời phỏng vấn TTXVN, đã đưa ra một số nhận định, đánh giá về các khó khăn, thách thức và triển vọng đàm phán TPP, trong đó dự báo hiệp định này có thể kết thúc đàm phán và ký kết vào nửa đầu năm 2015.

Tin tức này thật sự là một cú sốc đối với các nhà “hoạch định chiến lược” của Việt Nam. Theo hoạch định vào giữa năm 2013, tiến độ TPP “phải” được kết thúc vào cuối năm đó. Mong ước này có lẽ được dựa vào một cơ sở sáng láng nhất là cam kết “cố gắng hoàn tất TPP vào cuối năm 2013” của Tổng thống Mỹ Barak Obama.

Nhưng rồi năm 2013 đã trôi qua mà chẳng để lại ấn tượng gì đặc biệt. Sang năm 2014, Obama lại một lần nữa hứa hẹn. Song khi nửa đầu năm nay vụt qua, ai cũng thấy rõ là chưa có gì đáng gọi là hy vọng. Và nếu không xảy ra câu chuyện giàn khoan HD 981 của Trung Quốc tấn công lãnh hải Việt Nam, có lẽ còn lâu giới cầm quyền Hà Nội mới thoát khỏi mơ màng về giấc mơ TPP.

Thế cục đã biến chuyển khác hẳn giai đoạn năm 2007-2008. Giờ đây, với quá nhiều khó khăn về kinh tế và nội trị, giới lãnh đạo Việt Nam luôn đứng trước ngã ba đường. Chính sách đu dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thực tế đã không mang lại kết quả như mong đợi, nếu không muốn nói là người đi dây còn có thể té lộn nhào vào bất kỳ lúc nào.

Thêm vào đó, thái độ ôn hòa của tổng thống và giới ngoại giao Mỹ đối với nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã không còn đạt hiệu ứng thuyết phục như trước đây đối với lưỡng đảng Hoa Kỳ. Thực tế là “quyền đàm phán nhanh” đã không còn phụ thuộc vào Chính phủ Mỹ, mà do Hạ nghị viện Hoa Kỳ quyết định. Giáo sư Jeffrey Schott cũng vừa hé lộ thông tin vừa đáng thất vọng nhưng cũng tôn tạo đôi chút hy vọng là đến đầu năm sau, Quốc hội Hoa Kỳ có thể thông qua loại quyền này cho chính quyền Mỹ, từ đó mới có thể kết thúc nhanh tiến trình đàm phán TPP cho Việt Nam.


“Sự cân bằng chuẩn xác”

Tuy nhiên, các nhà đàm phán đang tìm cách đạt tới một “sự cân bằng chuẩn xác” giữa mức độ sâu của tự do hóa mà Việt Nam cam kết thực hiện với tốc độ thực hiện các cam kết tự do hóa này - giáo sư Jeffrey Schott nhấn mạnh.

Khó có thể hiểu khác hơn, “sự cân bằng chuẩn xác” nêu trên không chỉ nhắm tới những điều kiện về sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa, nhãn mác… mà Việt Nam phải thỏa mãn, mà cả về những hình thể tự do nhạy cảm hơn nhiều như tự do lập hội, công đoàn độc lập và trả tự do cho tù nhân lương tâm. Nếu không đáp ứng được những “tiểu tiết” này, có thể còn rất lâu nữa, hoặc chẳng bao giờ, Việt Nam mới là “quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ TPP” như Bộ chính trị quốc gia này tuyên truyền.

Hy vọng gần như duy nhất của phía Việt Nam chỉ còn là những cuộc đàm phán đơn phương với Đại diện thương mại Hoa Kỳ. Sự hiện diện của phái đoàn Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh ở Washington ngay sau vòng đàm phán TPP tại Hà Nội là một trong những vớt vát cuối cùng cho năm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét