Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Hoa Kỳ có thể dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam


Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Lesley Wroughton & Andrea Shalal, Fiscal Times/Reuters

Gần 40 năm sau khi Hoa Kỳ di chuyển người lính cuối ra khỏi Việt Nam trong một cuộc chiến đẫm máu, Washington bắt đầu tiến gần đến việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với nước cựu thù, và vụ mua bán đầu tiên có thể giúp Hà Nội đối phó với những thách ngày càng gia tăng của hải quân của Trung Quốc.

Việt–Mỹ ‘nồng ấm hơn’

Các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ cho biết rằng Washington muốn hỗ trợ Hà Nội bằng cách tăng cường khả năng giám sát và bảo vệ bờ biển Việt Nam, và cho biết máy bay trinh sát không vũ trang P-3 có thể là một trong các vụ mua bán đầu tiên. Máy bay trinh sát loại này sẽ cho phép Việt Nam theo dõi những hoạt động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở ngoài khơi Biển Đông, một điểm nóng tiềm tàng vì các tuyên bố chủ quyền chồng chéo của nhiều nước trong khu vực.

“Tâm trạng hiện nay đang thay đổi, và đó là điều mà chúng tôi đang xem xét một cách nghiêm túc”, một quan chức Hoa Kỳ yêu cầu giấu tên cho biết. “Chúng tôi tìm thấy [Việt Nam] là một đối tác, trong đó lợi ích của hai nước đang hội tụ lại chung với nhau”.

Mặc dù đôi bên còn nhiều điểm chưa đồng tìnhvề vấn đề nhân quyền nhưng việc Hoa Kỳ muốn tiến đếnmối quan hệ nồng ấm hơnvới Việt Nam để gắn liền với chiến lược tái cân bằngcủa Tổng thống BarackObama, trong đó bao gồm cả lĩnh vực kinh tế,chính trịvà quân sựở khu vực châu Á. Quá trìnhdỡ bỏ lệnh cấm vận đã diễn ra sau hơn hai thập kỷ ngoại giao qua lại giữa hai nước, bao gồm mộtloạt các cuộc họpngoại giao vàquân sự cấp caotrong những thánggần đây.

Hai giám đốc điều hành cấp cao trong ngành công nghiệp vũ khí Hoa Kỳ nói với Reuters rằng họ mong đợi chính phủ Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí trong thời gian ngắn hạn sắp tới. “Có rất nhiều thảo luận về việc cấp phép bán vũ khí cho phía Việt Nam. Đây là lĩnh vực đầy hứa hẹn cho chúng tôi”, một trong những giám đốc điều hành nói, người hiện không có thẩm quyền để nói chuyện công khai với báo chí. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không thể liên lạc được để bình luận về việc này.

Căng thẳng Việt–Trung

Việt Nam đã phơi bày sự yếu kém sau khi Trung Quốc trực tiếp đặt một giàn khoan dầu nước sâu khổng lồ ở vùng biểnmàHà Nộituyên bốnằm trong vùngđặc quyền kinh tế200hải lýcủa nước này. Việt Nam trong những năm gần đây đã bắt đầu triển khai một loạt các chương trình hiện đại hóa quân sự trị giá hàng tỷđô la nhưng khả nănggiám sát của quân đội vẫncòn rất hạn chế,vàviệc Trung Quốc triển khai giàn khoankhông báo trước đã làmHà Nộibất ngờ. Tuy nhiên, Trung Quốcđã dời giàn khoanvề phíabờ biển gần đảo Hải Nam vào giữatháng Bảy.

Việt–Trung đã từng đụng độtrên biểnvào năm 1988 khiTrung Quốc chiếmmột số đảo tại quần đảoTrường Sa ở khu vực Biển Đông.Trung Quốc đãkiểm soát toàn bộquần đảoHoàng Saở Biển Đông sau một cuộc hải chiến với hải quânmiền Nam Việt Namnăm 1974.Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều lên tiếng tuyên bố có chủ quyềnởBiển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc còn cótranh chấp lãnh hảiriêng biệtvới Nhật Bản liên quan đến một sốquần đảoở Biển Hoa Đông.

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, một cựu tù nhân chiến tranh tại Việt Nam và người đã thúc đẩy Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào đầu thập niên 1990, cho biết ông sẽ sớm đưa ra đề nghị ở cả hai đảng để dỡ bỏ một số điều kiện trong lệnh cấm bán vũ khí cho phía Việt Nam. Ông McCain là một trong bốn thượng nghị sĩ Hoa Kỳ gặp các lãnh đạo Hà Nội vào mùa hè vừa qua và thảo luận về lệnh cấm vận vũ khí giữa lúc mối quan hệ Việt–Trung xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Hôm tháng Tám, sáu ngàysau chuyến thămcủa cácthượng nghị sĩ, Đại tướng MartinDempsey, Chủ tịchTham mưu Liên quânHoa Kỳ, đã có chuyến thămđầu tiêntới Việt Nam. Ông là Chủ tịch Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ đầu tiên thăm nước này kể từnăm 1971. Đô đốc Hải quânNhân dân Việt NamNguyễn VănHiềnđã sang Hoa Kỳvào tuần trước vàthảo luận về các cuộctập trận hải quân vớiBộ trưởng Hải quân Ray Mabus. Bộ trưởng Ngoại giaoViệt Nam Phạm BìnhMinh sẽthăm Washingtonvào đầu tháng Mười tới đây để hội đàm vớiNgoại trưởng JohnKerry,vàBộ trưởng Quốc phòngHoa KỳChuck Hageldự kiến ​​sẽđến thăm Việt Namtrong năm này.

Tuy hai bên có nhiều cuộc họp cấp cao nhưng Việt Namdường như sẽ khôngđi quá xavào quỹ đạocủa Hoa Kỳ.Ngay sau khi các cuộc họp với cácquan chức dân sựvà quân sự diễn ra, Hà Nội đã gửi một ủy viên Bộ Chính trịđến Bắc Kinh nhằmcố gắng chấn chỉnh lại mối quan hệgiữa hai nướccộng sản anh em Việt–Trung.

“Việt Nam hiểu rõ rằng Trung Quốc sẽ mãi là nước đứng trước cửa nhà của mình và Việt nam muốn có một chính sách đối ngoại độc lập,” Phương Nguyễn, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington cho biết.

Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cảnh báo về những luận điệu thổi phồng liên quan đến mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. “Tôi không tin rằng Việt Nam đang tìm cách thay đổi mối quan hệ lâu dài giữa hai đảng cộng sản mà họ đang có với Bắc Kinh – mặc dù hai bên đã có một số cuộc chiến tranh khá bạo lực – để đổi lấy mối quan hệ độc quyền hoặc liên minh với Hoa Kỳ”, Russel nói với Reuters.

Địa lý chiến lược

Ông Russelcho biếtvị trí chiến lượccủa Việt Nam làmột trong những lý dochính để Hoa Kỳ làm việcchặt chẽ hơn vớiHà Nội,và nói thêm rằngviệc nới lỏnglệnh cấm vận vũ khí sát thương “không phải là một điều xấu”. “Chúng tôi sẵn sàng –vàxem xét điều này đối với những lợi ích của Hoa Kỳ – nhằm giúp các nước đangphát triểnnhư Việt Namtrong lĩnh vực hàng hảicũng như khả năngbảo vệ bờ biển của nước họ,và hy vọngsẽ còn nhiều điều khác sẽ đến trong tương lai”,ông nói.

Việt Nam hiện nay là một bạn hàng mua bán vũ khí của Nga, nước đã từng bảo trợ Hà Nội trong thời Chiến tranh Lạnh. Việt Nam hiện đang có hai tàu ngầm hiện đại loại Kilo và sẽ nhận thêm tầu ngầm thứ ba vào tháng Mười một dựa theo thỏa thuận trị giá 2,9 tỷ USD với Moscow hồi năm 2009. Ngoài ra, Nga sẽ tiếp tục giao thêm cho phía Việt Nam ba tàu ngầm trong hai năm tiếp theo. Việt Nam cũng đã mua các tàu khu trục hải quân hiện đại và tàu hộ tống, phần lớn chủ yếu là từ Nga.

Tuy nhiên, máy bay trinh sát P-3 sẽ lấp đầy các khoảng cách mà Việt Nam hiện đang thiếu. Theo trang web của Lockheed Martin thì máy bay trinh sát P-3 do công ty này sản xuất hiện có 435 chiếc hoạt động trên toàn thế giới dưới sự kiểm soát của 21 chính phủ. Hải quân Hoa Kỳ hiện đang trong quá trình thay thế máy bay trinh sát P-3 với máy bay trinh sát tiên tiến P-8 do Boeing sản xuất.

Giám đốc điều Lockheed đã được trích dẫn hồi tháng Tư năm 2013 trong tạp chí IHS Janes, một ấn phẩm thương mại, cho biết rằng Việt Nam có thể đặt mua sáu máy bay trinh sát P-3, và có vẻ như yêu cầu này đang được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận. Các quan chức của Lockheed đã từ chối bình luận về vấn đề này với Reuters, vì việc mua bán vũ khí đều do phía chính phủ Hoa Kỳ quyết định. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từ chối cho biết liệu Việt Nam đã đệ trình “thư yêu cầu” chính thức để mua máy bay trinh sát loại P-3 hay chưa. Một nguồn tin quen thuộc cho biết các quan chức [Việt Nam] đang bàn luận để thông qua quyết định cuối cùng trước khi đệ trình yêu cầu này.

Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ xem việc mua bán thiết bị giám sát hàng hải có thể mở ra một chương mới trong mối quan hệ Việt–Mỹ và máy bay trinh sát P-3 có vẻ là một “lựa chọn hợp lý”, một nguồn tin cho biết.

© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét