Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Nguy nhất là tổng thầu EPC từ Trung Quốc!



14

TS Phạm Sỹ Thành


Về mối nguy của sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế, TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), cho rằng phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc đã nguy nhưng nguy nhất là việc doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu EPC (chìa khóa trao tay) hầu hết các dự án trọng điểm...


Theo ông, đâu là những tác động dễ nhận thấy đối với Việt Nam trong chuyện phụ thuộc vào kinh tế - ngay cả khi quan hệ giữa hai nước không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề chủ quyền lãnh thổ?

- TS. Phạm Sỹ Thành: An ninh năng lượng của Việt Nam! Trước mắt, nếu các nhà thầu Trung Quốc rút về không thi công, hàng chục dự án điện tiền tỉ đô la Mỹ sẽ nằm “đắp chiếu”. Điều này có thể làm gia tăng chi phí công trình. Việt Nam cũng khó có thể mời các nhà thầu khác tham gia hoàn thiện bởi lẽ toàn bộ máy móc, thiết bị và công nghệ dùng để xây dựng vận hành các nhà máy điện này đều là công nghệ Trung Quốc.

Về lâu dài, nếu các dự án này không được hoàn thiện, Việt Nam sẽ thiếu điện trên diện rộng. Doanh nghiệp có thể đa dạng hóa nguồn cung đầu vào, thậm chí chấp nhận bị đội giá trong thời điểm bất thường, nhưng rõ ràng doanh nghiệp không thể hoạt động nếu thiếu điện.

Ngoài ra, các hành lang kinh tế quan trọng của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng. Tại miền Bắc, ngoài hành lang chính Hà Nội - Hải Phòng, còn có hai hành lang phụ quan trọng là Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn. Nhiều tuyến đường cao tốc trong các hành lang kinh tế này hiện đang do nhà thầu Trung Quốc thực hiện. Không chỉ chậm tiến độ, chất lượng công trình cũng là điều cần được quan tâm sát sao.

Như chúng ta đã biết, tỷ lệ tham gia làm nhà thầu phụ của doanh nghiệp Việt Nam thấp, tỷ lệ nội địa hóa gần như bằng không. Tỷ lệ nội địa hóa của các nhà máy nhiệt điện hiện chỉ đạt 7%. Nếu tính riêng các dự án Trung Quốc làm tổng thầu, tỷ lệ nội địa hóa gần như bằng 0%. Trong ngành xi măng, khi Trung Quốc làm tổng thầu, tỷ lệ nội địa hóa không vượt quá 3%, nhiều dự án 0%. Điều này khiến thâm hụt thương mại của ta với Trung Quốc ngày càng lớn. Các nhà thầu của nước này nhập khẩu toàn bộ máy móc, thiết bị từ trong nước mang sang Việt Nam.

Lao động “chui” từ Trung Quốc và tác động đến kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng của nó là vấn đề cần đặc biệt lưu tâm. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến năm 2013 có khoảng 77.359 người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong đó, số lao động đã được cấp phép là 40.529 người, không thuộc diện cấp phép là 5.500 người và chưa được cấp phép là 31.330 người. Trong đó, phần lớn là lao động Trung Quốc. Theo báo cáo mới nhất của Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng (nơi được tỉnh Hà Tĩnh ủy quyền cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài), hiện tại ở khu kinh tế này có 3.730 người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc, nhưng chỉ có 1.560 người được cấp giấy phép lao động.

Việc mời thầu vào các dự án trọng điểm về năng lượng, khai khoáng có thể tính đến việc ban hành danh mục cấm đấu thầu đối với một số nhà thầu nước ngoài như... Trung Quốc.

Việt Nam cần phải làm gì để giảm thiểu thiệt hại trước tình thế EPC “đã rồi” như hiện nay?

- Việc giảm thiểu thiệt hại hiện nay đối với Việt Nam đang là một bài toán khó. Trước hết, chúng ta thiếu một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ liên quan đến việc đấu thầu và xử lý sai phạm. Có thể thấy nhiều trường hợp nhà thầu nước ngoài (không chỉ nhà thầu Trung Quốc) chậm tiến độ, hoặc đội giá công trình với các lý do không thuyết phục, nhưng các bộ ngành chủ quản của Việt Nam vẫn không thể xử lý mạnh tay được.

Thứ hai, các công trình Trung Quốc trúng thầu đều là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, Trung Quốc lại sử dụng gần như 100% thầu phụ là các công ty của mình, nên việc ngừng các dự án này lại để mời thầu các nhà thầu khác sẽ gặp khó khăn không chỉ về mặt pháp lý mà còn cả về mặt thiết kế, kỹ thuật, công nghệ.

Thứ ba, nhiều dự án tổng thầu của Việt Nam với Trung Quốc được thực hiện bởi vốn ODA của Trung Quốc nên Việt Nam bị các ràng buộc về việc lựa chọn nhà thầu.

Thứ tư, với vai trò người bỏ vốn, cơ quan chủ quản của Việt Nam thường chỉ có khả năng đánh giá chất lượng công trình sau khi đã hoàn thành.

Để giảm bớt những tác động tiêu cực trong tương lai, Việt Nam cần hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với hoạt động đấu thầu. Có quy định cụ thể về tỷ lệ nội địa hóa trong quá trình thi công công trình. Mạnh tay xét xử các vụ án tham nhũng, hối lộ trong các công trình liên quan đến vốn ODA và tổng thầu. Một tiêu chí đang được cân nhắc thay đổi khi mời thầu đó là vấn đề chi phí. Hiện các chương trình mời thầu của Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến vòng đời kỹ thuật hơn là chi phí rẻ. Có nghĩa là ban đầu có thể sử dụng công nghệ đắt tiền hơn so với công nghệ Trung Quốc nhưng về tổng thời gian sử dụng của công trình và công nghệ lại dài hơn.

Bên cạnh đó, việc mời thầu vào các dự án trọng điểm về năng lượng, khai khoáng có thể tính đến việc ban hành danh mục cấm đấu thầu đối với một số nhà thầu nước ngoài. Các quốc gia khác trên thế giới đều làm như vậy khi thực hiện các công trình liên quan đến an ninh (bao gồm cả an ninh truyền thống và phi truyền thống) và quốc phòng. Úc, Mỹ, Canada đều đã từng không chỉ cấm một số tập đoàn viễn thông và dầu mỏ của Trung Quốc đấu thầu các dự án trọng điểm của mình mà còn bác bỏ các vụ mua bán - sáp nhập của các tập đoàn này với các công ty trong nước vì lý do an ninh.

Thế còn đầu tư FDI của Trung Quốc tại Việt Nam, có đáng lo ngại và giải pháp nên như thế nào?

- Theo số liệu của Bộ Công Thương, tính từ ngày 1-1-2013 đến hết 15-12-2013, số dự án đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam được cấp mới là 89 dự án, vốn đăng ký cấp mới là 2,276 tỉ đô la Mỹ. Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến hết ngày 15-12-2012, Trung Quốc có 891 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt trên 4,68 tỉ đô la Mỹ, đứng thứ 14 trên 96 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, các dự án tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong nước (chiếm trên 70% tổng dự án và xấp xỉ 60% tổng vốn đầu tư).

Tổng vốn FDI của Trung Quốc chỉ chiếm 2,5-3% tổng vốn FDI mà Việt Nam thu hút được hàng năm. Tuy nhiên, cùng với việc Việt Nam đẩy mạnh đàm phán gia nhập TPP, Trung Quốc hiện đang đẩy mạnh vốn FDI sang Việt Nam trong các lĩnh vực dệt may, da giày với việc quốc gia này có thế mạnh trong các khâu sản xuất sợi, nhuộm, in của chuỗi cung ứng ngành dệt.
Tác động của việc doanh nghiệp nước ngoài (trong đó có doanh nghiệp Trung Quốc) đón đầu TPP có thể khiến Việt Nam tiếp tục rơi vào bẫy tự do hóa thương mại kiểu mới - tiếp tục đóng vai trò gia công chế biến để nhận mức lợi nhuận mỏng do không có công nghệ và không làm chủ được nguồn nguyên liệu. Ngoài ra, các vấn đề về môi trường cũng trở thành vấn đề nhức nhối hơn đối với chính quyền địa phương các cấp - nơi có đặt các nhà máy dệt, nhuộm, in, thuộc da...


Mỹ Lệ (TBKTSG) thực hiện

PHÙ THĂNG : ’’Thằng (thất) Phu’’ Hữu trách với Quốc gia.



TTXVA.NET - Published on December 29, 2014

(Bài đã bóc sau 5 giờ tồn tại trên trang chủ TTXVA)



(Tưởng nhớ 6 năm ngày mất của Nhà Văn Phù Thăng (21.2. 2009 – 21. 2.2015), 83 năm ngày sinh ( 1932 – 2015)
LÊ XUÂN QUANG

Bút kí Văn chương

(Rút trong tập CHÂN DUNG VÀ TIỂU LUẬN – Chưa xuất bản)

***

Cổ nhân có câu răn dậy hậu thế: „Quốc gia hưng vong, Thất phu hữu trách’’. Câu nói đó được dân Việt ngàn đời ghi nhớ, làm theo. Thời đại nào nước Việt cũng có hằng hà sa số Thất phu (1) , điển hình là’’Thằng Phu’’ – (đọc lái đi của bút danh Phù Thăng). Ông tên thật Nguyễn Trọng Phu, người xã Công Lạc, huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương.

Cuộc đời ông là một bi kịch nhưng thật bi tráng, cái bi tráng của người trí thức chân chính, nhà nghệ sĩ tài năng, tâm huyết với đất nước, dân tộc, người Quân tử thời hiện đại luôn giữ được tôn nghiêm của mình:


Giầu sang không thể quyến rũ
Gian khổ không thể chuyển lay
Uy vũ không thể khuất phục.

Về Phù Thăng, không ai nói vắn tắt nhưng đầy đủ, sống động bằng nhà thơ Xuân Sách (đồng thời với Phù Thăng) – qua kí hoạ bức chân dung bạn mình bằng thơ, in trong tác phẩm Chân Dung Nhà Văn của ông :


Chuyện kể cho người mẹ nghe
Biển lửa bốc cháy bốn bề tan hoang
Đứa con nuôi của trung đoàn
Phá Vây xong lại chết mòn trong vây.

Trong 4 câu thơ, có tên 3 tác phẩm tiêu biểu của Phù Thăng :

Biển Lửa (truyện phim),
Phá Vây (tiểu thuyết),
Con nuôi của trung đoàn (truyện)

Nguyễn Trọng Phu – Phù Thăng, tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1947. Theo lời Thiếu úy Đỗ Đức Dân : Nguyễn Trọng Phu là bạn thân, đồng hương, cùng đơn vi chiến đấu . Ông Dân chuyển ngành đợt 8 vạn binh sĩ giải trừ quân bị (1958), về làm phó chỉ huy công trường Khoan – Bắn mìn mỏ Cọc 6 – Quảng Ninh, nơi tác giả bài viết này đang làm thợ máy khoan BU dưới quyền ông – kể lại : Ngay từ khi làm báo tường của đơn vị,’’cậu ấy’’ (ông Phu) đã kí bút danh Phù Thăng. Bạn bè vui, hỏi, NTP xác nhận và giải thích: Tên tớ là Phu. Để nhấn mạnh với đời, tớ tự coi mình là ’’Thằng Phu’’ cho dân dã. Vả lại đang học ‘’cầy’’ – (Nông phu) – trên cánh đồng chữ nghĩa nên Thằng – Phu – Chữ , vất vả lắm !

Khi báo chi phê phán cuốn tiểu thuyết Phá Vây (1963), ông Đỗ Đức Dân mới biết tình hình của bạn mình, xúc động, kể cho mọi người nghe những kỉ niệm về người bạn chiến đấu với vẻ nể trọng, tự hào…

Sau khi chuyển ngành, trở thành hội viên Hội nhà văn, trên văn đàn Việt Nam, Nguyễn Trọng Phu vẫn dùng bút danh Phù Thăng, và ngay sau đó Phù Thăng đã trở nên nổi tiếng qua cuốn tiểu thuyết Phá Vây. Và Phá Vây đã trở thành ’’sự kiện văn học’’ xứng đáng xếp vào loại ’’độc nhất vô nhị’’ trong lịch sử văn học của làng Văn Chương Việt, ở nửa sau thế kỷ 20!

Phá Vây viết về đề tài chiến tranh.

Nhân vật chính (hóa thân của tác giả) là cán bộ chỉ huy đơn vị trinh sát, có những suy tư về chiến tranh, về hòa bình khác thường, độc đáo… Lãnh đạo Văn Nghê thời đó rất ’’cay’’ nhà văn mượn lời nhân vật để phê phán chủ trương giải quyết các tranh chấp bằng bạo lực – chiến tranh. Quan điểm của PT ngược lại quan điểm của học thuyết Mác – Lê nin đã được các «môn hộ cực đoan’’ phát triển thành nguyên lý: ”Làm Cách Mạng không thể đeo găng tay” (J.Stalin), ”Súng đẻ ra chính quyền” (Mao Trạch Đông). Sau này (1975 – 1979) – Pol Pot – tên đồ đệ quái dị của học thuyết mang mầu sắc ‘’Cộng sản kiểu Trung Hoa’’- đã phát triển hơn lên một bậc : Tiến hành đấu tranh giai cấp bằng’’bạo lực cách mạng’’, gây ra cuộc diệt chủng tàn bạo, man rợ với chính dân tộc mình)…

Trần Đăng Khoa nói văn tắt trong cuốn Chân Dung Và Đối Thoại của anh (xuất bản lần đầu 1999) về nguyên nhân Phù Thăng ‘’mang hoạ’’:


« Tập sách sẽ là con thuyền xuôi chèo mát mái nếu không có vài dòng Phù Thăng luận về chiến tranh…’’ (CD&ĐT trang 66).

Nguyễn Quang Thân trên TT&VH số 55 ngày 24.02.2008 – thì ‘’tóm tắt cụt lủn’’ về nguyên nhân tai họa của Phù Thăng chỉ do một câu than vãn: ‘’… Đời Lính là đời quá nhọc nhằn’’.

Nói và trích dẫn như vậy quá thiếu, dễ gây phản cảm cho người đọc, nhiều người đặt câu hỏi: Lẽ nào chỉ viết có thế mà các vị ‘’Trên’’đầy đoạ một con nguời – một nhà văn tài năng đến tận đáy cuộc đời?

Sự thực đoạn văn nặng kí ‘’vài dòng’’ do Giáo sư Nguyện Hưng Quốc trích – đưa vào một tiểu luận của ông – như sau :


”… Chiến tranh đã gây lên và sẽ gây lên bao nỗi đau khổ, vất vả, tủi nhục, căm giận khác nữa… Chiến tranh không có gì đáng ca ngợi cả, và đời lính chỉ là cuộc đời nhọc nhằn mà thôi. Nếu như trong chiến đấu có thu được cái vinh quang chân chính của nó, thì cũng đã trả một gía quá đắt. Phải sớm kết thúc cuộc đổ máu cùng những thảm họa của nó !”.

Có thế chứ !

Đây mới chính là nguyên nhân khiến tác gỉa Phá Vây mang họa.

Đoạn văn, tác gỉa viết ra hoàn toàn không đúng lúc. Vào năm 1963 , khi nghị quyết’’chống xét lại hiện đại’’ của Trung ương ĐLĐVN (sau đổi tên thành ĐCSVN) khóa III đang được thực hiện, NQ giải phóng miền Nam bằng ‘’vũ lực’’ đã ban hành… không khí chiến tranh đang bao trùm không gian Việt Nam, được hệ thống truyền thông truyền bá, các cán bộ tuyên huấn lí giải : Có 2 loại chiến tranh, chiến tranh Chính nghĩa và chiến tranh Phi nghĩa. Chúng ta làm chiến tranh dù dưới hình thức nào, với lí do gì cũng là Chính nghĩa. Bọn Đế quốc và bè lũ tay sai gây chiến tranh là Phi nghĩa. Cần phải ủng hộ triệt để cuộc chiến tranh CHÍNH NGHĨA, chống lại chiến tranh PHI NGHĨA.

Thế mà Phù Thăng lại nói chiến tranh chung chung… và cần phải ‘’sớm kết thúc’’. Trong thời điểm đó, các đoàn quân đang rùng rùng chuyển động hướng tới chiến trường ở bên kia vĩ tuyến 17, làm sao có thể chấp nhận, cho ‘’luồng tư tưởng’’ này tồn tại.

Hệ thống tuyên truyền và nền Văn – Nghệ XHCN được huy động tối đa ủng hộ, cổ vũ cho cuộc chiến nhằm thống nhất đất nước. Bỗng dưng cuốn sách của Phù Thăng công khai nói ngược, thậm chí phủ định quan điểm về chiến tranh cách mạng của những người lãnh đạo, đó là một ý kiến lạc lõng mang tính‘’chống đối’’. Không bị xếp vào rọ ‘’Phản động’’ là may cho Phù Thăng lắm rồi. Sếp lớn không nghi ngờ lòng trung thành của một sĩ quan quân đội nhiều năm cầm súng chống Pháp, giờ cấm bút chiến đấu trên mặt trận Văn Nghệ – chỉ gọi lên phê phán rồi yêu cầu phải sửa lại tác phẩm, (cắt bỏ những đoạn văn luận bàn về chiến tranh).

Phù Thăng không chịu, công khai từ chối :


”Thực tâm tôi nghĩ thế nào thì tôi viết ra một cách trung thực thế. Nếu các anh cảm thấy không được thì thôi, không in nữa. Nếu trót in rồi thì không phát hành nữa, chứ bây giờ bảo tôi chữa khác đi, thì thú thực tôi chẳng biết chữa thế nào”. (Chân dung và Đối thoại trang 67).

Một cuộc đối thoại’’ngầm’’ giữa hai thế lực diễn ra gay gắt:


- Thế là thế nào ?

- Nuôi quân ba năm xử dụng một ngày. Đảng và Nhà nước nuôi anh, cho anh cơm ăn, áo mặc, môi trường để viết rồi gíup anh in ấn, phổ biến, quảng bá tác phẩm để anh gặt hái vinh quang. Giờ cần anh ủng hộ, dù chỉ một đoạn văn, một câu nói (…), anh lại từ chối à ?

- Ơn đó tôi ghi nhận, nhưng đây là lương tâm, lương tri, bản lĩnh của người cầm bút chân chính, tôi không thể làm khác.

- Thế thì…được… được !…

Ngay sau đó, các Báo, Tạp chí ào ạt đăng tải những bài viết phê bình , lên án Phá Vây mà không cho tác gỉa lên tiếng thanh minh, bảo vệ. Cũng giống như trường hợp các nhà Văn cùng thời, từng bị ”Trói vào mà đánh, khen thay chịu đòn”. Kết quả là : Phá Vây bị thu hồi, tác giả bị treo bút, chuyển đi, lần lượt từ cơ quan này đến cơ quan khác, bị ‘’vô hiệu hoá’’. Từ đó không thấy ông xuất hiện trên văn trường VN nữa. Ông sống lặng lẽ cho tới khi về hưu – về quê nhà’’theo đít trâu’’ (đi cầy) với chú’’trâu điên’’ (theo CDvĐT), vui với đồng ruộng và lũ … gà – vịt (2). Đề tài này quả thật gai góc : Gần chục năm sau (1970) – Việt Phương cũng viết, bàn về chiến tranh, bằng những câu thơ ‘’Không hợp thời’’ và cũng phải về (làm) vườn… trước hạn:




Ta thắng Mỹ cho ngàn vạn năm đời sắp tới
Cho cả thời con cháu ta sẽ hỏi
Vì đâu ?
Ngày xưa trước năm 2000
Người ta giết nhau,
mạng người như hòn sỏi ?…

Sau Hiệp định Paris (1973) – Phạm Tiến Duật – cũng lại ‘’mất lập trường’’ khi than vãn về hậu qủa của chiến tranh thể hiện trong bài thơ Vòng Trắng và đã thất sủng nhiều năm tiếp theo:


”…Khói bom lên trời thành một vòng đen
Trên mặt đất hiện bao nhiêu vòng trắng



Có mất mát nào lớn bằng cái chết
Khăn tang vòng tròn như một số Không…”

Việt Phương, Phạm Tiến Duật – cũng giống như Phù Thăng – có những suy nghĩ ‘’lệch lạc’’ về chiến tranh khiến ‘’Con thuyền… cuộc đời’’ họ một thời guian dài đã không ‘’xuôi chèo mát mái’’…

Cũng không thể ‘’trách’’ những người lãnh đạo đương thời, vì lúc đó, chủ trương, đường lối, nghị quyết giải phóng miền Nam bằng vũ lực đã ban hành, muốn thực hiện được mục đích, người lãnh đạo buộc phải làm như vậy.

Nhưng cũng không thể ‘’chê’’ Phù Thăng qúa cố chấp (…). Đó là ‘’nghiệp chướng’’ của người cầm bút chân chính ! Cả hai phía hành động đều đúng theo ‘’chức trách’’ của mỗi bên… Cuộc đấu sức qúa chênh lệch khiến nhà văn phải lãnh nhận hậu qủa.

Có điều : Hành động của Phù Thăng khiến chúng ta nhớ đến chuyện viên quan viết Sử thời Đông Chu Liệt Quốc bên Trung Hoa, cách đây hơn 2000 năm, Sử gia Tư Mã Thiên đã ghi lại, có thể tóm tắt :

”Thừa tướng Thôi Trữ và phó của mình Khánh Phương muốn thâu tóm quyền lực toa rập nhau giết Tề Trang Vương . Ông ta ra lệnh cho quan Ngự sử không được chép vào sử sách hành động giết vua của mình mà phải chép khác đi… Quan Ngự sử không nghe – TT giết ngay. Người em kế của viên quan chép sử thay anh tiếp tục lặp lại: Ngày ấy… tháng ấy… Thôi Trữ giết vua. !


Thôi Trữ lại chém anh ta.

Người em thứ 3 tiếp tục vào chém thay hai anh.

Thôi Trữ chém một lúc hai người, mệt mỏi nhìn người em út kia, hỏi : Nhà ngươi có sợ chết không, sao lại chép như hai anh mình?

Người kia khẳng khái đáp : Sợ, nhưng đây là chân lí, là sự thật ta chết sẽ có người khác thay !

TT buông gươm dơ tay lên than : Ta chịu thua các ngươi – rồi tha chết cho em út người chép Sử. Khi ra về anh ta thấy có rất nhiều người đứng xếp hàng ở ngoài cổng, ngạc nhiên hỏi, đám người kia giải thích : Chúng tôi chờ, nếu ông bị chém, sẽ lần lượt thay thế chức vị của ông”.

Ta cũng lại liên tưởng tới hoàn cảnh của nhà bác học Ga li lê vì nói ngược ý của giáo hoàng (theo sử sách ghi lại). Nhà bác học lừng danh bị cột vào giàn thiêu xử chết.Trước lúc đao phủ – đồ đệ của giáo hoàng – châm lửa, họ được lệnh hỏi ông lần cuối : Có thừa nhận trái đất đứng nguyên (theo ý kiến của giáo hoàng), không, trong khi khoa học xác định trái đất quay. Trước ngọn lửa rừng rực… Ga li lê đành chấp nhận và đồng ý cải chính: ‘’trái đất đứng nguyên’’… Khi được cởi trói, chưa ra khỏi giàn thiêu, ông đã lại thốt lên : Dù sao thì trái đất vẫn cứ… quay !

Gía – Phù Thăng hành xử như Ga li lê !

Gía ông đừng cố chấp…

Nhưng ‘’Thằng – Phu – Chữ’’ đã nêu tấm gương sáng về lòng dũng cảm của người Nghệ sĩ chân chính : Thà gánh chịu tai ương chứ nhất định không chịu uốn cong ngòi bút ! Có thể coi Phù Thăng là người chép Sử lớn của Việt Nam thời hiện đại, chỉ kém sử gia của nước Trung Hoa c cổ từ hơn 2 nghìn năm trước vì chưa…rơi đầu !…

Sự bất đồng quan điểm với lãnh đạo văn hoá, văn nghệ đã đến điểm đỉnh. Phù Thăng lại không khoan nhượng… Guồng máy chỉ đạo chiến tranh không thể để cho vật chắn cản đường: Phải ‘’gạt – xúc – quẳng’’ đi ! Nó không thể tồn tại trước ‘’Ba giòng thác cách Mạng’’,’’ba mũi giáp công’’ nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ‘’dù có phải đốt cháy cả dẫy Trường Sơn…’’ !

Kết cục ‘’Không xuôi chèo mát mái’’ đã đến với nhà văn dũng cảm kiên cường !

Việt Nam ta có câu ngạn ngữ: ”Về đuổi gà cho vợ”, là ám chỉ việc các đấng trượng phu thất bại trong sự nghiệp, trở thành phế nhân, chỉ còn làm ông chồng suốt mùa đông ru rú bên bếp lửa vuốt… đuôi mèo (3), hoặc đuổi gà cho bà xã… Câu nói đó vận ngay vào Phù Thăng. Chỉ khác một điều, ông không hoàn toàn thất bại theo nghiã hẹp. Ông về phục vụ bà nhà : Đi cầy, và’’hàng phục trâu điên’’, chăn… Vịt – như Trần Đăng Khoa kể trong CD&ĐT !

Thế nhưng nếu Trâu điên, Vịt… không làm ông nhụt chí, thì…lũ GÀ lại làm ông phát điên. Trong Chân dung và Đối thoại, Trần Đăng Khoa dành cho Phù Thăng những giòng chứa chan ân tình rồi giới thiệu tóm tắt, truyện ngắn Hạt Thóc của PT. Có thể xem Hạt thóc (4) là tác phẩm‘’Nặng kí’’ trong sự nghiệp sáng tác sau Phá Vây . Người đọc ‘’rùng mình’’ khi nghe đoạn văn của Hạt Thóc, (cũng như đã từng rùng minh khi đọc ‘’vài giòng’’ trong Phá Vây) : ”… Thật tội nghiệp cho gã (nhà văn) ! Thà gã cứ coi mình là một cục cứt để rồi mà sợ chó thì đời gã chẳng đến nỗi khổ như vậy….” .

Câu văn gợi cho ta nhớ tới câu ví : ” Trí thức không đáng gía bằng cục… Phân” của ông Mao (5) ! Nhưng ‘’Trí – ta’’ hãy dẹp sự tự ái sang bên, tiếp tục nghe Phù Thăng, TĐK trần tình trong CDvĐT:


”… Chó đang thưa vắng dần… Chỉ ở Hà Nội mới có chó. Rất nhiều chó. Chó ngào ngạt suốt một rẻo đê Nhật Tân… Nhưng đó lại là những con chó hoà bình, chẳng có gì phải sợ. Khốn nỗi gã lại là hạt thóc, một hạt thóc bé nhỏ nên mới sợ Gà. Mà Gà thì ở đâu chẳng có. Chúng sinh sôi nẩy nở đàn đàn lũ lũ… đến cả những phố phường xầm uất… cũng có thể bất thần nghe tiếng gà gáy te te… bởi vậy tính mạng gã luôn bị đe dọa”. (CD&ĐT Trang 62 – 63).

Chó thì được bà con nông dân nuôi ở làng quê để giữ nhà chống trộm, để giúp các cháu bé ”làm sạch” sau khi các chắu bĩnh ra, chứ ở Hà Nội có điện, có nước máy, cần gì chó, ai nuôi chó… ta ? Thế mà bây giờ chó ở làng quê, miền ngược đang thưa dần…’’chỉ ở Hà Nội mới có chó’’… thậm chí rất nhiều chó là đằng khác ! Sao lạ vậy nhỉ ?

Chó nhiều – chẳng việc gì phải sợ : Không phải chó điên, chó sói, chó Berger to như con bê, được nuôi phục vụ việc bắt trộm cướp, bắt hung thủ trong các vụ án hình sự! Đây là những con chó không thể làm hại người – chó thuần chủng…Việt , chó gia súc – ’’chó hoà bình’’ để có thể bóp riềng mẻ mắm tôm, nướng, ninh, xáo, nhựa mận – nhắm với rượu cuốc lủi , đến độ mùi ngào ngạt chẳng những suốt rẻo đê Nhật Tân, mà còn lan ra, phát tán toàn Hà Nội, các địa phương khác cũng’’toa rập’’ bắt chước, khiến hàng ngày người ta ‘’đánh hơi’’ , lũ lượt kéo đến những quán cầy tơ 7 món rồi nhai ngồm ngoàm, nuốt ừng ực !

Chó – nhưng ”đó là những con chó hoà bình chẳng có gì phải sợ” – nghĩa là chúng không thể cắn người được. Ngược lại, chúng còn bị người ‘’cắn’’… lại – rồi ăn ‘’chín’’, nuốt ‘’tươi’’!

Một số ông chủ của đất’’Ngàn năm văn hiến’’ và ngay cả ở Sài Thành Hoa Lệ ”Hòn ngọc của Viễn Đông” – dùng chó làm phương tiện hốt vàng… Họ biến việc nuôi, cung cấp, nhập khẩu chó, (chở hàng thuyền, hàng đoàn xe) vượt biên giới đổ bộ vào đất Việt nhằm thu lợi! Rượu – thịt chó đã trở thành món hấp dẫn của cả dân Việt, khiến ngành kinh doanh’’mộc tồn – cây còn – con cầy’’ phát triển thành ngành kinh doanh xuyên quốc gia. Chó của Việt ta gần hết, các lái buôn sang Lào, Miên, Thái khai thác mang về phục vụ thị trường đầy tiềm năng. Trong nền kinh tế thị trường chó (vẫn được định hướng XHCN) ngày một phát triển, phát đạt, khiến họ hàng nhà Khuyển đi dần đến tuyệt chủng bởi đám lái buôn, đám nghiện ăn – phân loại, xếp hạng:

Nhất Vện, nhì Vàng, tam Khoang, tứ Mực – để ’’tìm…diệt’’!

Thế là người này bảo người kia, rủ nhau ùn ùn, nghìn nghịt kéo đến tụ tập, hình thành từng mâm, từng nhóm, từng cặp… Từ gìa đên choai choai. Từ các ông, gã, thằng… Phu đến các Sỹ Phu đủ kích cở, chủng loại – đều có mặt trong bữa nhậu sau khi đã ước hẹn nhau’’làm xong phi vụ…’’ – như các quan chức TP Hải Phòng và Huyện Tiên Lãng thoả thuận ’’giải quyết xong’’ đầm cá của gia đình họ Đoàn rồi cùng nhau liên hoan bằng bữa thịt chó !

Đến ngay cả các nam thanh, nữ tú – sinh viên, học sinh – cũng hăng hái tham gia mâm rượu. xếp chân bằng tròn trên chiếu, đồng loạt vui vẻ, hả hê ”đưa cay”, gào lên – ‘’trăm phần trăm’’ , thưởng thức hương vị của xâu dồi, kẹp chả, nồi nhựa mận, đĩa thịt luộc chấm mắm tôm chanh trong tâm trạng ‘’thăng hoa’’, say sưa nghẫm nghĩ về câu nói của dân gian:


Sống ở trên đời ăn miếng Dồi chó
Chết xuống âm phủ liệu có hay không.

Tiếp đó, TĐK diễn giải – Hạt Thóc (5).

Câu chuyện kể về nhà văn bị tâm thần.


Gã tâm thần mang trong lòng nỗi ám ảnh, tưởng mình là một hạt thóc… và vì là ”Thóc” nên luôn sợ…’’Gà’’ – mổ !

Nỗi ám ảnh ngày một tăng… đến độ gã phải vào nhà thương điên để chữa trị. Rất may, thời đó, cách nay năm chục năm, Băc sĩ còn trong trắng, có lương tâm và tài giỏi đối với người bệnh. Ông thân ái, thậm chí kính trọng trí tuệ gã người bệnh của mình. Ông chăm sóc con bệnh tận tình đúng như câu khẩu hiệu do đích thân cụ Hồ nói về trách nhiêm của thầy thuốc, được ghi khắp nơi trên tường của các trạm xá, bệnh viện : Lương y ‘‘kiêm‘‘ từ mẫu. (Thầy thuốc kiêm mẹ hiền – nguyên văn lúc đầu phát ra, (sau sửa ‘‘kiêm‘‘ thành ‘‘như‘‘). Gã được sống trong căn phòng : ”… chẳng có cửa rả, ngày đêm mở thông thống… bệnh viên chẳng có tường ngăn, rào chắn, bệnh nhân chẳng ai bị trói giữ giam nhốt…” (Sách đã dẫn, trang 63) – nghĩa là gã tâm thần được sống và chữa trị trong môi trường thoải mái, tự do…Nhờ vậy, nhà văn kia khỏi bệnh. Người ta cho gã xuất viện.

Trên đường từ bệnh viện về nhà, nghe thấy tiếng gà gáy… căn bệnh cũ tái phát. Người Bác sỹ lại phải ra tay cứu, chữa… khi tạm ổn, ông ta ngạc nhiên hỏi, gã trả lời : Quả thực tôi đã khỏi bệnh, tôi là NGƯỜI hẳn hoi !

- Thế sao nghe tiếng GÀ… anh lại sợ mà trở cơn vậy ?

- Đúng ! Dù tôi là NGƯƠI… Nhưng lũ GÀ kia lại cứ coi tôi là… HẠT THÓC – thì sao?…

Thực ra Phù Thăng không phài là ”Thóc”… Không phải ‘’Gà’’. Chẳng phải ’’Chó’’, lại càng không về… đuổi ”Gà” ! Theo Trần Đăng Khoa : Nhà văn tâm thần là chỉ huy của một đoàn quân… ”ông chỉ khẽ vẫy tay là cái đoàn quân ấy rùng rùng chuyển động…”, (CD và ĐT trang 67).

- Phù Thăng là ”Tư Lệnh” của đoàn quân… ”Vịt” !

Việt Nam ta khi xưa thường gọi những người lao động là PHU : Phu Mỏ (thợ mỏ), Nông Phu (thợ cầy). Phu Xe (thợ xe kéo), Phu Mộ (thợ đào, bốc mả)… Phu… Phu… Nếu là người có chữ nghiã, trí thức thì gọi là SỸ PHU. Còn nếu là kẻ tầm thường – vô tích sự thì là THẤT PHU ! Nhà văn tự nguyện đại diện cho họ hàng nhà Phu bằng bút danh PHÙ THĂNG – THẰNG PHU, là bởi ông sinh ra từ giới cần lao này. Phù Thăng tình nguyện đại diện cho những Ông, những Gã, những Thằng Phu… vì Ông muốn làm một người Phu chân chính, thực hiện lời dậy cuả tiền nhân : ”Quốc Gia hưng vong, Thất Phu hữu trách” !

Nhưng, ông đã phải trả gía quá đắt cho hành động tích cực, dám đi ra ngoài khuôn mẫu để rồi nhận lấy sự trả thù của ý thức hệ. Phù Thăng chết dần, chết mòn trong vòng vây thù địch chỉ vì yêu quý chế độ, giữ vững khí tiết của nhà văn chân chính : Vắt’’ kiệt những giọt, những giòng… mắu lầy nhầy tủy – não để’’hữu trách với quốc gia’’, mà lẽ ra ông cần phải biết, nhớ : Người cầm quyền của chế độ không thích loại ‘’mắu’’ này!

Nếu ông chiụ làm ’’cục cứt’’ chồm hỗm để mà đợi lũ chó ngoạm – thì đời ông chắc sẽ khác đi nhiều !

Nhưng khốn nỗi : Ông là Phù Thăng – Thằng Phu… Chữ !

Sau sự kiện Phá Vây, trên văn đàn Việt Nam, tên tuổi ông bị sổ thẳng.

Cho đến nay, hơn 50 năm trôi qua, kể từ ngày nổ ra sự kiện Phá Vây, người đương thời – lớp trẻ hậu sinh – không còn ai biết đến bút danh Phù Thăng nữa. Khi ông nhắm mắt suôi tay, vài ba trang mạng đăng tải truyện ngắn Hạt Thóc và vài dòng cáo phó chân tình. Đó cũng là thẻ nhang thắp, cầu cho ông về nơi chín suối thanh thản.

Giá như Phù Thăng chịu uốn cong ngòi bút !

Gía như Phù Thăng chịu sống xu thời !

Tiếc thay ông không sống, làm được như nhiều đồng nghiệp đã làm…

Phá Vây – đứa con PT rứt ruột đẻ ra – đã bị ‘’cầm tù’’ ngay khi mới chào đời. Bây giờ ‘’nó’’ cũng sắp lên lão (50). Có muốn phục vụ cho đời cũng không còn cơ hội vì cũng sắp’’lên đường theo tổ tiên’’.

Qúa muộn rồi ! Tiếc thay !

Đứa con tinh thần nào của Nhà văn cũng muốn được sống thoải mái, tự do trong cuộc đời của chúng. Người cha, người mẹ nào cũng muốn đưọc nhìn thấy con mình khôn lớn trưởng thành… Nhưng, người cha Phù Thăng – Thằng Phu đã không may mắn : Mãi hai mươi năm sau (1963 – 1983) ‘’thằng Phá Vây’’ mới mãn hạn tù’’! Khi đó – Bố gìa yếu, mòn mỏi trong vòng vây… Con ngơ ngác, lạc lõng giữa cuộc đời. Chẳng ai biết hắn là ai ?

Nếu được mãn nguyện trước khi nhắm mắt, chắc ông bố Phù Thăng sẽ ngậm cười mà an nghỉ ở thế giới bên kia !

BERLIN 10.02.2012 – 10.12.2014

Lê Xuân Quang

_______

(1) . Theo giải thích của từ điển tiếng Việt : Thất phu – Người đàn ông là dân thường, kẻ tầm thường, kẻ vô tích sự, (hàm ý coi khinh, theo quan niệm cũ) thể hiện trong câu mắng : Hạng thất phu. Đồ thất phu!

(2) – Trong phim Chuyện Tử Tế, Đạo diễn Trần Văn Thủy đã dùng câu bình rất ‘’sắc’’ :’’Xem ra khoảng cách giữa nhà quay phim và gã chăn vịt chỉ là gang tấc’’. Phù Thăng trước khi về đi cầy là nhà biên kịch ở hãng phim, là nhà văn rồi về quê đi chăn vịt . ‘’Gã chăn vịt’’ của Trần Văn Thủy chính là Phù Thăng…

(3) – Nguyên văn câu ca dao :

Chồng người đi ngược về xuôi

Chồng em ngồi bếp vuốt đưôi con mèo .

(4) – Hạt Thóc – VCV đăng ngày 23.02.2008. http://vanchuongviet.org/vietnamese/vanhoc_tacpham.asp?TPID=7452&LOAIID=2&LOAIREF=1&TGID=1514

(5) – Từ trước tới giờ các sách báo đều coi câu này là của Mao Trạch Đông. Nhưng mới đây Tiến sĩ Nguyễn Đình Dăng cho biết : Câu ví này được rút ra từ một lá thư V. Lénin gửi cho Đại văn hào M.Gorki ngày 15.9.1919 .Mao Trạch Đông chỉ lặp lại lời V.Lénin !

VĂN CAO: Uống rượu say rồi hát Quốc ca!


Published on December 31, 2014



(Kỉ niệm 19 năm ngày mất của Nhạc sĩ – Thi sĩ Văn Cao (10.07.1995 – 10.7.2014), 91 năm ngày sinh (15.11.1923 – 15.11.2014)
(Bài đăng trên tuần báo SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG số 7 ngày 20.11.2013)

 

Tấn bi kịch của giới Văn Nghệ Sĩ thời kì’’Nhân văn – Giai phẩm’’ thật đau xót, nhiều người tài năng gánh chịu tai họa, Nhạc sĩ – Thi sĩ Văn Cao là một trong những điển hình.

Xuân Sách vẽ bức chân dung ông thật rõ ràng, chân phương, chỉ đọc, ‘’xem’’ qua, người ta nhận ngay ra đó là chân dungNhạc sĩ – Thi sĩ đa tài VĂN CAO:


Thiên Thai từ gĩa về dương thế

Suối Mơ ngày ấy Buồn Tàn Thu

Sân đình ngất nghểu ngôi Tiên Chỉ

Uống rượu say rồi hát Quốc Ca!

Thiên Thai, Suối Mơ, Buồn Tàn Thu, Quốc Ca là tên những ca khúc âm nhạc nổi tiếng của nhạc sĩ lừng danh, người được làng Văn – Nghệ miền Bắc( trước những năm 60) đặt cho biệt danh: ”Cụ Tiên Chỉ”.

(Thời phong kiến trước 1945, cụ Tiên chỉ là chức to nhất ở Làng. Khi Làng xã có việc hôi họp, tế lễ, cụ Tiên chỉ được mời ngồi chiếu trên, các ý kiến của cụ được chức sắc trong làng tôn trọng, làm theo).

Viết về Văn Cao đầy đủ là từ điển Wikipedia. Ở bài này, tôi chỉ xoay quanh một vài nét đặc trưng nhất của chân dung mà Xuân Sách điểm xuyết.

Văn Cao tên thật Nguyễn Văn Cao, quê cha gốc Huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định, sinh tại Hải Phòng. Tác giả Tiến Quân Ca (được nhà nước lấy làm Quốc ca của chính thể Dân chủ Cộng hòa từ khi chế độ mới khai sinh (CHXHCN Việt Nam ngày nay): Học vẽ ở trường mỹ thuật Đông Dương cùng thời với những Họa sỹ bậc thầy của hội họa Việt Nam nhưng lại nổi tiếng ở lĩnh vực Âm nhạc. ”Cụ” là nhạc sỹ, tác gỉa Quốc Ca còn sống cùng với tác phẩm của mình thuộc loại lâu trên thế giới – 51 năm (1944 – 1995). Ngoài vẽ và sáng tác nhạc, Văn Cao còn nổi tiếng ở lĩnh vực văn thơ… Trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, ông bị xếp vào thành phần ‘’lãnh đạo’’. Biệt danh ”Cụ Tiên Chỉ” là do giới Văn Nghệ đặt cho Văn Cao để chỉ tài năng đa dạng của ông (Cầm, Kỳ, Thi, Hoạ), nhưng khi nổ ra phong trào NVGP, do từng viết bài cho 2 tờ Nhân Văn và Giai Phẩm, có một số ý kiến tán đồng, tâm đắc với bạn văn nhưng hoàn toàn không phải là người khởi xướng, lãnh đạo NVGP, biệt danh Cụ Tiên Chỉ nhân đó bị gán ghép và trở thành lời kết tội ‘’Linh hồn của nhóm NVGP’’. Tại thời điểm đó sự áp đặt này rất nguy hiểm: Bị vô hiệu hoá, treo bút (không được công bố sáng tác bằng tên thật), về làm người minh hoạ cho Báo Văn Nghệ, thiết kế Mỹ thuật cho những vở diễn và viết nhạc cho hãng phim truyện Việt Nam. Án văn chương (không có văn bản) giáng lên đầu Văn Cao kéo dài tớí gần ba chục năm.

Về vụ án này có 2 thuyết:

Một.

Do Nguyễn Nghiêm Bằng con trai thứ của NS Văn Cao nói với bạn bè: Cụ bị ‘’ông bạn thi sĩ Tố Hữu’’ trả thù. Xuất xứ , nguyên do: Vào hồi hai người – ông Văn Cao và Tố Hữu đi kháng chiến, sống trong rừng Việt Bắc, hai người đều làm thơ, lại cùng trang lứa (TH sinh năm 1920). Một lần, sau chuyến đi công tác vùng địch hậu trở về, bạn khoe với Văn Cao rằng, mới làm được một chùm thơ rất hay. Văn Cao đọc… hồn nhiên, (tếu), bảo bạn : ”Thơ cậu như ca dao ấy, có gì mà khoe!’.

Vô tâm, nói rồi quên ngay.

Chẳng ngờ, câu nói đó đã theo bạn mãi, và khi có quyền thế đã ‘’tính sổ’’ với người dám chê thơ, coi thường mình, bằng cách gán cho Văn Cao tội’’đầu têu’’ xúi bẩy Văn Nghệ Sĩ ‘’chống Đảng’’ rồi đầy đọa ông gần 30 năm. Người xưa đã từng khuyên: ‘’Nhất ngôn kí xuất, Tứ Mã nan truy’’, ‘’Uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói’’! Phải chăng VC đã mang họa chỉ vì không chịu’’uốn…(cong) lưỡi‘’ trước khi nói, làm mếch lòng bạn nên đã gánh hậu quả?

Hai.

Một số Văn Nghệ Sĩ có dịp gặp tiếp xúc với Văn Cao (lúc sinh thời) – lại nói khác về nguyên nhân ông gặp tai họa: Ông từng tâm sự rằng, giữa lúc cuộc Cải Cách Ruộng Đất có sai, toàn Đảng Cộng Sản Đông Dương tiến hành sửa sai… để làm giảm sức căng và áp lực dư luận, anh chị em Văn Nghệ Sĩ của nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm bị đưa ra ‘’trám lỗ hổng’’ thành’’dê tế thần’’ nhằm lái dư luận phản đối của nhân dân – dãn ra, giảm sức căng bề mặt nhằm cứu vãn uy tín của Đảng CSĐD (1960 đã đổi tên thành Đảng LĐVN)…

Dù cho thuyết nào đúng, hoặc cả 2 gộp lại, Văn Cao vẫn là người bị trù dập oan uổng. Vì vậy, thật đáng tiếc cho nền Âm nhạc, Thi ca Việt Nam ở nửa sau của thế kỷ 20. Nhạc sĩ tài ba bị treo bút là đã mất đi một tài năng đang độ viên mãn.

Mãi cho đến khi đất nước thống nhất (1975), ông sáng tác lại và công bố ca khúc Mùa Xuân Đầu Tiên. Ca khúc được nhân dân đón nhận nồng nhiệt, được những người yêu nhạc cả nước đánh giá cao. Trong bài hát có câu: "…Từ nay người biết yêu người…’’ – đó là niềm trăn trở trong suốt nửa cuộc đời . Cũng như nhiều người, Văn Cao thành tâm nghĩ rằng từ nay – sau ngày đất nước thống nhất – những thảm cảnh mà ông, bạn bè cùng nhân dân đã gánh chịu, sẽ không còn tái diễn:’’Từ nay người biết yêu’’, thương nhau hơn !…

Vào năm 1981, nhân một lần gặp Nguyễn Nghiêm Bằng – con trai thứ của Nhạc sĩ Văn Cao, cùng nhau học ở Đại học xây dựng. Vốn ngưỡng mộ người nhạc sĩ lừng danh, tôi ngỏ ý muốn đến thăm nhà anh với mục đích được gặp tác gỉa Tiến quân ca. Bằng vui vẻ nhận lời, đưa tôi về chơi…

Lên hết bậc thang, chợt thấy ông già mặc quần đùi áo sơ mi màu cháo lòng, đi đôi ủng của thợ lò, râu ria, gầy gò, bước ra. Tôi nhận ra ngay ông là Văn Cao.

Bằng giới thiệu: Con đưa anh bạn học đến chơi.

– Mời cậu vào, con tiếp anh ấy, mấy phút nữa bố trở lại!

Cửa vào căn hộ nằm lệch một bên. Căn hộ được ngăn thành nhiều buồng để ông bà cùng 3 người con trai và 1 cô con gái sinh sống. Căn hộ 1 buồng chừng 24 mét vuông cho 1 gia đình 6 người này, không có nhà vệ sinh, không có bếp nấu. Muốn có nhu cầu đó phải nấu ăn ngay tại chỗ ngủ, đi vệ sinh phải ra ngoài trời theo cầu thang đi xuống tầng trệt! Hôm tôi đến, đêm trước mưa rất to, khu vực đặt nhà vệ sinh công cộng của gần mười hộ bị ngập nước bẩn, mùi hôi thối nồng nặc nên NS phải đi ủng



Chủ nhân ngăn buồng lớn thành 3. Ngoài cùng là nơi ngủ, , kiêm phòng khách tiếp các bạn Văn – Sỹ .Vách ngăn là chiếc tủ gỗ chỉ hai khoang ở phía dưới có cánh cửa dùng để đựng quần áo, chăn màn, còn bên trên để trống, làm gía sách và những thứ linh tinh. Ngăn tiếp theo là nơi ngủ cho các con trai. Cạnh cửa sổ để chiếc đàn Piano cho công việc sáng tác của NS. Cạnh cửa sổ đặt chiếc Dương cầm trông cũ kĩ. Ngăn trong cùng là buồng ngủ của bà Văn Cao và cô con gái.Ỏ cuối giường đặt bếp dầu và chạn đựng thức ăn, đồ dùng nấu bếp…

Ngoài’’phòng khách’’, Trên tường ở 3 mặt – treo la liệt những bức vẽ của tác gỉa. Tôi nhớ rõ: Một bức vẽ hình người nhưng có hai mặt trên cùng một cái đầu, bức khác vẽ bà Nghiêm Thị Băng lúc còn trẻ trông bà rất đẹp… Sát tủ, song song, kê chiếc giường cá nhân ghép bằng gỗ tạp. Cạnh giường đặt một bàn gỗ,4 chiếc ghế. Để tiết kiệm diện tích và không gian, bàn, ghế được thửa vừa nhỏ để chủ nhân có thể ngồi ngay trên giường tiếp khách… rượu.

Lúc này, trên ghế có 2 người khách, trong đó một người là nhà văn Đỗ Chu (Bằng đã cho tôi biết, bố mẹ anh rất qúy Đỗ Chu, Bố thường cùng Đỗ Chu uống rượu). Tôi chào, bà Văn Cao ngẩng lên đáp lời rồi lại hướng vào ‘’thầy tướng’’ Đỗ Chu, nghe ‘’phán’’. Nguyễn Nghiêm Bằng kéo ghế mời tôi ngồi, nói với bố mẹ (ông VC vừa trở lại): Con đưa anh bạn tới chơi, nhân tiện nhờ anh Đỗ Chu bói cho anh ấy một quẻ.

– Ừ, ngồi cùng nghe rồi Chu sẽ xem cho.

Sau ít phút, Đỗ Chu kết thúc quẻ, quay sang tôi bỗ bã, hỏi: Ông muốn xem thế nào?

– Xin ông xem hộ tôi: Có thể xuất ngoại được đợt này không? Tôi nói ngày tháng năm sinh. Đỗ Chu cắm cúi lập bảng… Nhạc sĩ hướng vào tôi, hỏi nơi tôi công tác, gia cảnh… tôi trả lời… lúc này Bằng mới rút từ trong túi ra chai Russkaia Vodka đưa cho bố: Anh Quang biếu bố chai rựơu được cơ quan Cục chuyên gia phân phối nhân thể anh ấy sắp lên đường đi Hợp tác lao động.

Vào thời đó, đối với người thích rượu, chai Vodka Nga là món qùa qúy, ông Văn Cao cầm chai rượu ngắm nghía rồi cười vui…. Vừa đúng lúc ‘’Thầy’’ lập xong bảng, hướng vào tôi nói vắn tắt: Ông tuổi Nhâm Ngọ… sao này chắn… sao kia giảỉ… sẽ phát lộc ở nơi xa. Tuổi ông phải đi mới ổn… rồi cho tôi thêm những lời phán’’có cánh’’.

Chai rượu Vodka được khui ngay khiến không khí gặp mật đầy hào hứng sôi nổi…

Ở những năm đầu của thập niên tám mươi – khi mà chủ trương thay quốc ca đưa ra, Văn Cao thực sự rất buồn. Không buồn sao được khi mà dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân Việt, niềm tự hào cao nhất của nhạc sĩ – sắp bị xoá sạch dấu vết. Ông lui về ‘’cố thủ’’ trong căn phòng nhỏ bé, chật chội, vui cùng những chai rượu cuốc lủi nấu ở làng Vân – Từ Sơn – Hà Bắc (nút lá chuối khô) nức hương mùi men – nếp. Sinh hoạt của nhạc sĩ thời gian này thường gói gọn trong căn hộ của mình, nhiều bạn hữu đến thăm khiến ông suốt ngày nhận qùa rượu và đãi rượu bạn…Tài uống rượu suông – uống ‘’xếch’’ (không mồi nhắm) – của ông thật ‘’kinh người’’ khiến các đệ tử Lưu Linh của đất Hà Thành phải kính nể. Ông có thể uống rượu liền tục trong ngày với bạn bè mà vẫn tỉnh táo…

Vào những năm đầu thập niên tám mươi đó, không hiểu do từ ai, lí do gì lại đề xuất thay bản Quốc Ca đã dùng từ ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa – bằng bản Quốc Ca mới. Mọi người đều rõ: Bài Tiến Quân Ca của Văn Cao – được dùng làm Quốc ca của Chính phủ cách mạng lâm thời – ra đời năm 1944, khi ông Trường Chinh làm Quyền Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Đông Dương (tiền thân của Đảng CSVN ngày nay). Như vậy, chắc chắn thay Quốc Ca không phải do ông Trường Chinh chủ xướng. Có thể do ‘’cay cú’’ trước uy tín, tài năng của Văn Cao, người ta đi đến quyết định tai hại ”xóa sạch dấu vết” của ông bằng cách thay Quốc ca chăng?

Nhưng, đây là nghị quyết của Bộ chính trị, cần phải thực hiện nghiêm chỉnh ! Thế là một bộ máy chỉ đạo thi sáng tác Quốc ca được thành lập… tiếp theo đó, hàng chục nhạc sĩ tài năng, hàng trăm người có lòng nhiệt huyết với bản quốc thiều của nước Việt Nam – lao vào sáng tác dự thi… Ròng rã nhiều ngày, đài Phát thanh, đài Truyền hình quốc gia, địa phương thi nhau phát các bài dự thi tuyển chọn Quốc Ca để trưng cầu dân ý, chọn lấy một chiếc ”cột cờ trong bó đũa”. Xung quanh việc tuyển chọn quốc ca mới có rất nhiều giai thoại. Một nghệ sĩ danh tiếng của đất Hà Thành kể lại:

‘‘… Một lần tôi vào quán nhậu Thanh Hoa (nằm trong sân trụ sở 5 hội chuyên ngành – 51 Trần Hưng Đạo HN). Chợt nhìn thấy sát tường rào có bàn rượu đang ồn ào, với 6 người mặt mũi đỏ gay… đột nhiên một người cất tiếng hát khe khẽ nhưng rõ tiếng:


Ai đã từng nghe qua quốc ca cu (cũ),

quốc ca cu có nhiều thiếu sót

Ai đã từng nghe quốc ca cù (cũ)

quốc ca cù, quốc quốc ca cú (cũ)

Buổi xuất quân Tiểu đoàn năm ấy

cả Tiểu đoàn ca quốc ca cù

Người chiến sỹ, ca bài quốc ca cú…

Tôi dừng lại chăm chú nhìn và nghe… rồi tai ù đi vì lời bài hát do người hát nhại theo bài Tiểu Đoàn 307, với những câu ”Quốc Ca cu… Quốc Ca cù… Quốc Ca cú”… ép vần cho phù hợp với cung bậc, giai điệu của nốt nhạc, lặp đi lặp lại, làm người nghe lúc đầu ngỡ ngàng rồi sau thì không nén chịu được phải cười hết cỡ… ‘’thợ mộc’’!

Người hát vốn là nghệ sỹ có tên tuổi. Anh hát theo kiểu ép vần của Bút Tre, nhại lại giai điệu bài hát Tiểu đoàn 307, nhạc Nguyễn Hữu Trí, lời thơ Nguyễn Bính, bài tủ của nghệ sỹ Quốc Hương. Lời đặt nhại từ đầu đến cuối, mà đoạn đầu bài hát gốc – nguyên văn :


Ai đã từng đi qua Cửu Long Giang

Cửu Long Giang sóng trào nước xoáy.

Ai đã từng nghe tiếng tiểu đoàn,

tiếng tiểu đoàn Ba trăm lẻ bẩy.

Buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy,

cả tiểu đoàn thề dưới sao vàng,

Người chiến sỹ tiếc gì máu rơi…

Điều làm cho người được chứng kiến phải bật cười. Người hát có cặp mắt hơi trố, cứ long lên, đảo liên hồi, nhìn hết người này đến người kia, trong đó như ngầm bắn ra lời chất vấn ”Tại sao… tại sao?…”. Bài hát dứt, mọi người ngồi xung quanh được dịp đế vào… câu chuyện thay quốc ca cứ thế nổ ran…

Cũng từ ở đây, khi xã hội đang đói kém, kimh tế kiệt quệ… một vè ”Sấm Trạng” từ trong dân gian được phổ biến, lan truyền:


Thứ nhất là loạn Quốc Ca – (thi Quốc Ca)

Thứ nhì loạn gạo – (Đói, gạo tăng gía từng ngày…)

Thứ ba loạn tiền – (Đổi tiền, đồng tiền mất gía, trượt gía từng ngày…)

Tư – Loạn mua chức, bán quyền

Thứ Năm buôn lậu, chích, ghiền, xì ke (tệ nạn bắt đầu phát triển)

Thứ Sáu loạn hội, loạn bè (lúc này rất nhiều Hội ra đời)

Bẩy,Tám loạn Híp (HIV, AIDS), loạn nghề maị dâm

Thứ Chín – trộm, cắp tràn lan.

Mười Loạn tham nhũng, quan tham lộng hành.

Nước nghèo, Dân đói triền miên

Bao giờ hết loạn: Nước lên, Dân giầu!

(Giai đoạn này nhà thơ Tố Hữu đang làm Phó thủ tướng thứ nhất – Phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng – theo mô hình tổ chức chính phủ của Liên Xô).

Dư luận xã hội hoàn toàn không tán thành việc thay bài Quốc ca. Theo họ: ”Tiến Quân Ca – Quốc Ca – ra đời trong không khí sục sôi vùng lên của toàn dân tộc đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập. Bài hát đã thúc dục người người lớp lớp… ngã xuống… tiến lên ! Giờ đây, không có một lý do nào chính đáng để thay thế bài Quốc ca”.

Trên thực tế, hàng trăm bài, để chọn ra 10 bài hát, cũng không có bài nào sánh được bài Tiến Quân Ca của Văn Cao – xét thuần túy về nghệ thuật – âm nhạc. Văn Cao có viết một bài đăng trên báo Nhân Dân vẻ ‘’cam chịu’’ về chủ trương thay Quốc ca này… sau đó lặng lẽ lui về ”Uống rượu say rồi hát Quốc ca’’ – (của mình), nhớ về những kỉ niệm khi bài Tiến Quân Ca được Quốc Dân Đại Hội ở Tân Trào chọn làm Quốc Ca của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa…

Có thể giới quân sự ngầm không đồng tình, dư luận của nhân dân phản đối và nhất là sau khi TBT Lê Duẩn chết, Tố Hữu mất chức… chủ trương thay Quốc Ca bị lặng lẽ xóa bỏ.

Ai là người đầu tiên khởi xướng cho một việc làm tai hại này? Cho đến nay, câu hỏi vẫn không được giải đáp.

 
Năm 1986 – năm đất nước đổi mới, sau đó Văn Cao được phong tặng những danh hiệu, nhận các giải thưởng, các sáng tác của ông dưới thời Tố Hữu thống lĩnh đội quân Văn hóa – Văn nghệ , đa số hầu như bị cấm phổ biến, nay dần được phục hồi bằng cách cho tổ chức các đêm nhạc, các nghệ sĩ được công khai hát tất cả những bài hát của Văn Cao. Ông còn được cấp nhà mới – thay cho căn nhà nhỏ bé, chật chội mà ông bà cùng các con sinh sống suốt mấy chục năm. Đây thực sự là một sự đãi ngộ đền bù tuy chậm nhưng còn kịp. Văn Cao chỉ được hưởng những ‘’ân xủng’’ không bao lâu rồi theo quy luật của cuộc sống ông đã về với tổ tiên mình.

Lúc sống – một thời gian dài bị trù dập, bạc đãi, giờ nằm xuống Văn Cao gần như đã được phục vị trong lòng dân Việt, làm dịu đi phần nào ý nghĩa câu ngạn ngữ đã vận vào cuộc đời ông:


”Lúc sống thì chẳng cho ăn

Khi chết bày vẽ làm văn tế ruồi’’

Chỉ tiếc rằng : Giá… nếu như… Văn Cao không bị tù dập, treo bút thì… chắc người yêu thơ, yêu nhạc sẽ được đón nhận nhiều hơn nữa những sáng tác nổi tiếng của ông!



Berlin 5.7.2012 – 25.12.2014

Lê Xuân Quang

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

BLOGGER NGUYỄN NGỌC GIÀ THÁCH THỨC CÁC TẬP ĐOÀN DƯ LUẬN VIÊN


Tôi thách thức dư luận viên
 

Nguyễn Ngọc Già



Diễn đàn của Hội NBĐLVN cho hay có tổng cộng hơn 379.500 người của các "tổ chức" [*]:


1. Nhóm đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc (54.000 thành viên)
2. Nhóm Tôi yêu Công an nhân dân Việt Nam (trên 181.000 thành viên)
3. Hội Những người phản bác Tuyên bố 258 (3.100 thành viên)
4. Nhóm Việt Nam Quê Hương Tôi (54.000 thành viên)
5. Nhóm Người Yêu Nước Việt (trên 2.300 thành viên)
6. Nhóm Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (trên 2.000 thành viên)
7. Nhóm Cùng troll phản động (trên 3.100 thành viên)
8. Đảng Công Chính Tranh Luận Mở (28.000 thành viên)
9. Hội những người yêu nước chống phản động (trên 26.000 thành viên)
10. Nhóm Dòng máu Lạc Hồng (26.000 thành viên)


Hơn 379.500 con người nói trên, họ làm gì mà tôi phải thách? Thưa với quý độc giả, họ quyết liệt như thế này:


1/ Phản đối mọi hành vi truyền bá/phát tán những thông tin sai lệch về tình hình Nhân quyền tại Việt Nam.


2/ Phản đối mọi hành vi lợi dụng tự do tôn giáo và các cơ sở tôn giáo để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.


3/ Phản đối mọi hành vi lợi dụng các quyền tự do để xâm phạm lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác.


4/ Yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động dưới danh nghĩa “bảo vệ nhân quyền” hoặc “đấu tranh dân chủ” chịu trách nhiệm về lời nói hoặc phát ngôn của mình trên mạng xã hội.


5/ Yêu cầu không sử dụng danh nghĩa đấu tranh bảo vệ nhân quyền, tự do, dân chủ để thực hiện những hành vi lật đổ chế độ hoặc vì các mục đích chính trị khác.


6/ Yêu cầu các tổ chức quốc tế tôn trọng quyền tự quyết của chính phủ Việt Nam, không lợi dụng các yếu tố Nhân quyền để gây áp lực hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của chính phủ Việt Nam.


Và hơn 379.500 hội viên, đảng viên nói trên (không biết có định nhân danh dân tộc Việt Nam hay không nữa?) mạnh mẽ kêu gọi: "... các tổ chức, cá nhân hoạt động dưới danh nghĩa “Nhà đấu tranh” tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân không cùng quan điểm chính trị".


Tôi - Nguyễn Ngọc (bút danh Nguyễn Ngọc Già) - tuyên bố thách thức hơn 379.500 con người nói trên, như sau:


1. Hãy trình ra giấy phép thành lập chính thức các loại "Hội và Đảng".


2. Đối với "Đảng Công Chính Tranh Luận Mở" (tự họ tuyên bố có 28.000 đảng viên) tôi YÊU CẦU quý vị bước ra hoạt động chính danh, đồng thời tuyên bố tranh cử công bằng, công khai, minh bạch đối với ĐCSVN.


3. Tổ chức một cuộc biểu tình đại quy mô quảng bá rộng rãi "tổ chức" của quý vị, cũng để đồng thời tố cáo tất cả các hội đoàn XHDS khác mà quý vị "đang "phản đối" và "yêu cầu" các loại" nhằm cho toàn dân trong nước và thế giới biết rõ ràng về quý vị và các hội đoàn (khác quan điểm của quý vị). Tuy nhiên, tôi không cần cả 379.500. Chỉ cần khoảng dưới 50% con số đó mà thôi, nghĩa là 90.000 tại Hà Nội và 90.000 tại Sài Gòn.


4. Quý vị hãy tổ chức 8 đoàn (mỗi đoàn chỉ cần 10 người, quá ít đấy chứ nhỉ? Quý vị thừa sức chọn những người giỏi nhất, sáng láng nhất trong 379.500 người) đến các đại sứ quán: Mỹ, Đức, Nhật, Úc, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Nga, Cuba để trao tận tay bản tuyến bố đó và đồng thời liên hệ với 4 trang báo: Nhân Dân, QĐND, CAND và Thanh Niên đi theo lấy tin và truyền tải rộng rãi trước công luận trong và ngoài nước.


Nếu quý vị làm đúng như vậy, tôi sẽ:


1. Chấm dứt vĩnh viễn xuất hiện trên Dân Làm Báo, 12 Bến Nước, RFA - đây là 3 trang mà tôi viết thường xuyên. Trước khi chấm dứt, tôi sẽ viết một bài tạ lỗi với quý vị, một cách chân thành và tuyên bố tôi chịu thua.


2. Viết bài (cũng không nhận một đồng nào) cho bất kỳ trang nào mà quý vị chỉ định với nội dung ngược lại hoàn toàn những gì tôi từng viết trong gần 6 năm qua, tức là đứng về phía quý vị để đánh bật lại tất cả những quan điểm nào chống quý vị.


Tôi chỉ là một thường dân, không bằng cấp, không học vị - học hàm, đặc biệt không hề tham gia vào bất kỳ hội đoàn nào, nhưng tôi hiểu thế nào là Tồ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm.


Tôi cam đoan bằng sinh mạng cả gia đình gồm: Tôi, vợ tôi và 2 đứa con tôi. Một khi tôi nuốt lời thì cả gia đình tôi chết không toàn thây. Tôi là một người tin về Nhân - Quả và đã từng thấy quả báo ngay chính trong gia đình tôi (một gia đình cộng sản nòi) từ hơn 30 năm về trước.


Quý vị có dám nhận lời thách thức này?


Sau 10 ngày kể từ khi bài này được đăng tải trên Dân Làm Báo và 12 Bến Nước, nếu quý vị không dám nhận lời thách thức của tôi, thì hãy sống tuân theo Hiến pháp và các loại Luật (chính thức, chứ tôi không nói luật rừng) của ĐCSVN. Đặc biệt, quý vị mỗi người góp một tay cùng dạy dỗ các loại côn đồ đừng ăn hiếp dân đen nữa (như sinh viên đại học thú y (ý nhầm) quân y, gã này có tên Đỗ Anh Minh đã hành xử thô bỉ và bạo lực đối với ông Trương Văn Dũng), vì như vậy không xứng làm "cháu ngoan bác Hồ".




Nguyễn Ngọc Già
danlambaovn.blogspot.com


__________________________________________________


[*] http://www.ijavn.org/2014/12/ngay-quoc-te-nhan-quyen-1012-nhom.html


Ghi chú: Kính đề nghị Dân Làm Báo và 12 Bến Nước vui lòng duy trì lời thách thức này lên trang đầu trong 3 ngày liên tục để rộng đường dư luận và chứng kiến. Thành thật cám ơn Dân Làm Báo và 12 Bến Nước.


Tôi cũng kính đề nghị các trang dưới đây (và một số trang khác, tôi không thể nhớ ra ngay một lúc, xin thứ lỗi) hãy giúp tôi dẫn lời thách thức này về trang nhà để chia sẻ với độc giả của từng trang và cùng chứng kiến giúp tôi:


01. chauxuannguyen.org
02. vuhuyduc.blogspot.com
03. anhhaisg.blogspot.com
04. hennhausaigon2015.com
05. baotoquoc.com
06. chinhluanvn.com
07. son-trung.blogspot.com
08. viettan.org
09. sbtn.tv
10. nhanquyenchovn.blogspot.com
11. ttvn.org
12. nsvietnam.blogspot.com
13. fvpoc.org
14. ttxcc9.blogspot.com
15. bon-phuong.blogspot.com
16. danchimviet.info
17. vietquoc.com
18. namuctuanbao.net
19. radiodlsn.com
20. vietinfo.eu
21. khoi8406hoaky.com
22. nguoi-viet.com


 

NHÀ BÁO LÀ AI ? (Nguyễn Ngọc Già)


Trong khi Biển Đông không ngừng dậy sóng ba đào, mới đây biên tập viên đài CCTV đã "lỡ mồm" gọi Philippines là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, khiến dân Phi càng bừng bừng phẫn nộ để sẵn sàng cho cuộc xuống đường vào thứ sáu tuần này, thì ở Việt Nam đang loay hoay đối phó chuyện "trong nhà" với ruộng vườn, cây kiểng, ao cá qua cuộc cưỡng chế tại Vụ Bản không kém phần rùng rợn so với Văn Giang vừa xảy ra chưa đầy nửa tháng trước.


Song song với cướp đất, giới cầm quyền VN tiếp tục cướp "Quyền Lên Tiếng" của người dân. Họ không chỉ cướp cái quyền ấy từ những nông dân chân đất, mà họ cướp từ cả những người của họ qua hai ông "nhà báo" Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long - thuộc biên chế VOV - đơn vị truyền thông hoành tráng nhất nhì Việt Nam.


Blogger J.B Nguyễn Hữu Vinh cay đắng và chua chát nhận định, nếu không có "rác rưởi" của giới Blogger tự do, hai ông "nhà báo" này khó có cơ hội để cất lên tiếng lòng trong một việc làm mà chính ông Năm cho biết tác nghiệp theo sự phân công của ban lãnh đạo VOV theo hướng "cuộc cưỡng chế là đúng pháp luật"(!).


Nhà báo Võ Văn Tạo đem con chó ra so còn sướng hơn cái nghiệp cầm bút thì nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh dùng chữ "xổng chuồng" để mỉa mai cho cánh nhà báo trong nước đồng loạt "ẳng ẳng" sau khi đồng nghiệp xa lắc xa lơ tận bên Anh Quốc (nghĩa là đài BBC) "moi móc" đầu tiên để công bố hai người trong đoạn clip bị đánh chính là một trưởng phòng của VOV và một phóng viên thuộc quyền của ông ta. Người dân thấy lại hiệu ứng "BẦY ĐÀN" của những người cầm bút trong nước và lời xỉa xói của Nguyễn Văn Thành - Bí thư Hải Phòng bỗng ong ong trong đầu với chữ "hùa vào" được xáng thẳng vào đầu những ai đã hòa điệu mắng chửi... bọn cướp ngày!


Trách chi một tay "công an" mắng thẳng vào ông Năm rằng: Đ.M, nhà báo cũng đánh cho chết mẹ mày luôn! Rõ, "bọn cướp" vô cùng căm thù người cầm bút vạch trần tội ác của chúng.


Tội cho ông Năm và ông Long, bởi hai ông đang vâng lệnh cấp trên với bằng chứng chính ông Năm cho biết đã quay phim vài mươi giây duy chỉ hình ảnh người dân Văn Giang ném đá vào lực lượng công quyền, đó như là hành vi chứng minh ông tố cáo người dân quá khích và đứng về phía lực lượng công quyền! Sao thế?! Bọn cướp nghi ngờ. Chúng không tin ai cả. Ngay cả khi Ngọc Năm và Phi Long lên tiếng là "nhà báo"! Chúng không biết, chúng không hiểu bởi chúng chỉ là những con robot không hơn không kém. Hơn thế, chúng đang say máu! Chúng hành xử cũng bởi cấp trên của chúng và cấp trên ông Năm thiếu sự... "hiệp đồng tác chiến"!!! Nếu cấp trên hai bên có sự trao đổi, chắc chắn hai ông sẽ bình an vô sự. Sao thiếu phối hợp nhịp nhàng như lời Đảng luôn dạy?! Cũng bởi chẳng bên nào tin bên nào, dù họ cùng mục đích - bảo vệ cho bọn cướp, như Trần Mai Hạnh (nguyên Tổng thư ký hội nhà báo VN), Phạm Sỹ Chiến (nguyên Viện phó VKSNDTC), Bùi Quốc Huy (nguyên Thứ trưởng Bộ CA) đã bảo vệ Năm Cam bình an trong một thời gian dài để tung hoành ngang dọc gây chết chóc khắp Saigon một dạo.


Hai ông "nhà báo" này cũng dở ẹc! Chủ quan! Giá như hai ông chú tâm hơn trước một tình hình căng thẳng đầy mùi bạo lực thì phải nhớ nghiệp vụ cải trang là điều các nhà báo luôn được trang bị trong các bài học trên lớp. Rõ, quá chủ quan! Chỉ cần một cái băng đỏ trên bắp tay, hai ông sẽ thong dong mà "tác nghiệp"! Mà mang "chiến công hiển hách" về cho "phe nhà" với cái gọi là "cưỡng chế đúng pháp luật"!


Hoặc láu lỉnh hơn một tí, khi bị chận bắt, ông Năm chỉ cần rỉ tai: "phe mình, phe mình" và chìa ngay đoạn phim quay duy chỉ người dân Văn Giang ném đá thì đã... tránh được trận đòn nhừ tử rồi! Cay đắng!


Giả sử chiến sự bùng nổ thì trông mong gì những ông này nhỉ?! Các "phóng viên chiến trường" ngày xưa tại Việt Nam chắc cũng ê chề khi nhìn thấy hậu bối lơ ngơ lóng ngóng như thế! Đã mang danh "nhà báo" thì không những giỏi nghề mà còn phải khôn ngoan, láu lỉnh, phản ứng mau lẹ trước mọi tình huống. Hai ông này mà đi chiến trường hành nghề chắc tiêu quá!


Có phải đó là sản phẩm của nền giáo dục đào tạo ra những nhà báo nếu không gian manh, giảo hoạt như: Hồ Thu Hồng, Hữu Ước, Quý Thanh, Nguyễn Văn Minh, Hồng Đại Quang, Trần Bình Minh, Trần Gia Thái, Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh v.v...thì lơ ngơ, lóng ngóng như Nguyễn Ngọc Năm, Hán Phi Long? Tự hỏi, không biết người dân thật sự trông mong gì ở các nhà báo này? Bởi những nhà báo đúng nghĩa như Đoan Trang, Hoàng Khương, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Việt Chiến v.v...có xin cũng chẳng ai dám "phân công" họ ra hiện trường?!


Xem lại đoạn clip, ông Long với tác phong khá nhàn nhã, vô can, tự dưng bị cả bầy công an lôi ra hè nhau đập, quả là chẳng ai hiểu nổi cho đến khi biết hai ông ung dung đến hiện trường theo... phân công! Trước đó, đa số mọi người đều nghĩ đó là hai người dân trong vùng bị đánh đập.


Có người đã gọi việc hai ông "nhà báo" này bị đánh là "quân mình đánh quân ta", người khác thì nói "quả báo nhãn tiền", nhiều người thắc mắc ông Năm cũng đã từng có những bài báo lên tiếng về những tiêu cực, khuất tất cũng như lên tiếng cho người dân thấp cổ bé họng(1) sao giờ lại như thế?! "Ngu trung" và "mù quáng tuân theo" có thể lý giải cho hành động ông Năm và ông Long không? Nếu quả vậy, ông Võ Văn Tạo viện con chó ra để so sánh thân phận là chưa đủ mà đức tính trung thành tuyệt đối của chó là yếu tố đặc trưng mà ông Tạo quên lý giải cho thêm mặn mòi bài báo!


Đáng kiếp cho cái nghiệp cầm "bút có lông" cho thằng khác... đái! Ôi! Những nhà báo "của nhân dân chúng tôi"! Những "nhà báo" Hữu Ước, Hồ Thu Hồng, Trần Bình Minh, Trần Gia Thái, Hồng Đại Quang v.v... sao chưa thấy "hùa" theo sủa khi đồng loại bị đánh đau như thế!


Vẫn biết chì chiết càng làm đau lòng thêm cho những ai cầm bàn phím như cầm chén cơm! Phải vậy thôi! Nhưng lương tri đâu? Lòng trắc ẩn trước đồng bào đau khổ đâu?


***
Trong khi ngày tự do báo chí thế giới qua chưa bao lâu, giữa các nhà báo bị cầm tù bởi các chế độ độc tài, tàn bạo: Cuba, Syria, Eritrea, Ecuador... bút danh Điếu Cày - Việt Nam hãnh diện đứng giữa những người cầm bút được trân trọng nhắc nhớ bởi Tổng thống Hoa Kỳ thì cánh cầm bút trong nước thêm muối mặt với sự bê bối nói trên.


Càng xúc động về cái tên Điếu Cày được vinh danh, càng hổ thẹn cho cánh nhà báo trong nước đang bẻ cong ngòi bút, lại càng quặn lòng hơn cho Hoàng Khương đang tiếp tục bị tạm giam vô lý, càng thương cho phận hẩm hiu của Người Buôn Gió, Mẹ Nấm, Phạm Hồng Sơn, Lê Quốc Quân, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Tường Thụy, Đặng Bích Phượng, Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu, Tạ Phong Tần, Đinh Đăng Định, Anh Ba Sài Gòn v.v... bởi họ quá trơ trọi và tự chống chọi để bảo vệ bản thân!


Càng se sắt lòng khi nghĩ về Paulus Lê Văn Sơn. Anh không bao giờ còn cơ hội nhìn mẹ mình một lần cuối bởi sự hẹp hòi đê tiện của CSVN!


***


Trong số những blogger đang chịu căng thẳng thần kinh, đang chịu tù đày chẳng ai được cấp cái thứ gọi là "thẻ nhà báo", tuy vậy, người dân côi cút lại đang trông vào những "kẻ" chẳng phải là nhà báo này!
Họ - chính Họ xứng đáng được gọi là "Nhà Báo" vậy!

Nguyễn Ngọc Già

Việt Nam đang xét lại chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc?


Nguyễn Quang Duy

Năm 1989, trước tình trạng Khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô khủng hỏang tòan diện, Đảng Cộng sản giao nhiệm vụ tìm hiểu về “Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?“ cho Ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách.

Qua nghiên cứu thực tế ông Bách đã kết luận Việt Nam cần phải tìm một hướng đi riêng và cần nhịp nhàng đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị: “Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.”

Đáng tiếc, Đảng Cộng sản đã không chấp nhận còn trù dập ông, rồi quay sang Trung Quốc vay mượn chủ nghĩa xã hội mang bản sắc nước này.

Thiếu tư tưởng hướng dẫn, Đảng Cộng sản càng ngày càng đưa đất nước vào ngõ cụt…

… đi mà không rõ đi đâu

Ngày 22-12-2014 vừa qua tại cuộc hội thảo do Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương tổ chức, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thú nhận: “Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được”.

Chắc bạn đọc vẫn nhớ ngày 23-10-2013 trước Quốc hội, Nguyễn Phú Trọng đã cho biết: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.”

Và vào cuối năm 2013, tại Học viện Chính trị quốc gia, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm“.

Mô hình mà ông Vinh nhắc đến là mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là bản sao của mô hình Trung Quốc.

… Việt – Trung đi đúng hướng

Là mô hình đảng trị với bốn trụ cột căn bản là: kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xã hội xã hội chủ nghĩa và văn hóa theo bản sắc Trung Quốc.

Tạp chí Cộng sản Online, ngày 28-11-2014, vừa qua đăng bài “Góp phần tìm hiểu lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc“, giải thích lý do các nhà lý luận Việt Nam quan tâm đến chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc như sau:

“[…] do cả Việt Nam và Trung Quốc đều chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội, đều lấy chủ nghĩa Mác làm nền tảng lý luận. Ngoài ra, thời gian qua do quan hệ hợp tác và giao lưu giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều thuận lợi nên, lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc được các học giả Việt Nam rất quan tâm và về cơ bản những nội dung quan trọng nhất của hệ thống lý luận này được các học giả Việt Nam nắm bắt kịp thời. Mặt khác, công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc và đổi mới, mở cửa của Việt Nam gần 30 năm qua có nhiều điểm giống nhau nên nghiên cứu lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc để rút ra những bài học kinh nghiệm, tham khảo cho xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một việc làm cần thiết”.

Điều lý thú là bài viết lại nhìn ra thực tế:

“… xã hội Trung Quốc hiện nay cũng đang đứng trước vô vàn vấn đề gay gắt với nhiều thách thức và nguy cơ. Đó là sự phân hóa xã hội, sự phân hóa vùng miền, sự ô nhiễm môi trường, sự suy thoái về đạo đức, lối sống, bạo lực xã hội, các hành động cực đoan, chia rẽ, ly khai, sự tham nhũng, cửa quyền, sự bất ổn xã hội, vi phạm dân chủ,… Sự ổn định của kinh tế – xã hội của Trung Quốc hiện nay đang chất chứa trong nó nhiều mâu thuẫn xã hội gay gắt…”

Từ thực trạng xã hội tại Trung Quốc (và Việt Nam) như trên, bài viết đã biểu lộ nghi ngờ và đặt ra nhiều câu hỏi như: “Lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc có thực sự đưa Trung Quốc lên chủ nghĩa xã hội hay không, hay sẽ dẫn dắt Trung Quốc tới đâu?”.

Bài viết đã được phổ biến trên Cơ quan Lý luận và Chính trị của Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, lại phổ biến trước Hội Nghị 10 để sửa soạn cho Đại hội XII cho thấy quan điểm xét lại chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc đã xuất hiện từ phía bên trên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đến ngày 25-12, Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc Du Chính Thanh sang Việt Nam gặp hầu hết giới cầm quyền bao gồm: Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Hồng Anh và Nguyễn Thiện Nhân.

Tại Đại học Hà Nội, Du Chính Thanh đã chính thức khai trương Viện Khổng Tử với một mục đích truyền bá chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc, để củng cố và phát triển quan hệ Việt – Trung.

Được Tân Hoa xã phỏng vấn Du Chính Thanh cho biết: “Chuyến thăm của tôi, do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản và Tổng bí thư Tập Cận Bình yêu cầu, nhằm mục đích nâng cao hiểu biết song phương, xây dựng đồng thuận và thúc đẩy tiến bộ trong các quan hệ Trung – Việt theo đúng hướng.”

… đi chệch hướng?

Việt Nam đang muốn ký kết các hiệp định như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Các hiệp định này đòi hỏi Việt Nam phải chuyển đổi để thính hợp với các quốc gia cùng ký kết.

Cụ thể Việt Nam phải xây dựng Nhà nước thượng tôn pháp luật với bốn cột trụ chính là: kinh tế thị trường, chính trị tự do, xã hội dân sự và văn hóa nhân bản tôn trọng con người.

Gần đây giới chức và truyền thông Việt Nam có nói đến các điều kiện để Việt Nam hội nhập với các quốc gia dân chủ, nhưng rất mập mờ khi nói đến mô hình dân chủ tự do. Trong một bài khác người viết sẽ trình bày một cách cụ thể và rõ ràng mô hình này.

Nếu năm 1989, ý kiến ông Trần Xuân Bách được Đảng Cộng sản lắng nghe và tôn trọng thì ít nhất Việt Nam cũng đi được một phần của con đường hội nhập. Nhưng vì đi theo Trung Quốc, Việt Nam vẫn chỉ là một bản sao tồi của chủ nghĩa (và mô hình) xã hội mang bản sắc Trung Quốc.

Vì thế hiện nay trong nội bộ Đảng Cộng sản không phải chỉ xảy ra những tranh giành nhân sự, mà còn xảy ra những tranh chấp về tư tưởng và đường lối như vấn đề Biển Đông, Đảng hay Nhà nước nắm quân đội, tiếp tục theo hay từ bỏ chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc…

Kết

Trong guồng máy nhà nước, đến Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng mà phải còn buộc miệng than rằng: “… đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến…”.

Còn dân vẫn tiếp tục bị bịt miệng. Ba blogger Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập và Nguyễn Ngọc Già vừa bị bắt. Bài cuối cùng ông Nguyễn Quang Lập đăng trên blog Quê Choa là bài: “Vì sao cần cảnh giác với Viện Khổng Tử”.

Không màng đến nguy cơ mất nước, đến thực trạng khủng hoảng toàn diện, đến nguyện vọng của người dân, tương lai Việt Nam vẫn chỉ do một nhóm người quyết định.

Melbourne, Úc Đại Lợi

30/12/2014

Viện Khổng Tử, cơ quan tuyên truyền và tình báo Trung Cộng



Trần Trung Đạo

29-12-2014



Khổng Tử: Ngổ bây giờ cũng theo chủ nghĩa xã hội rồi



Các nước trên thế giới, dù nhỏ hay lớn đều muốn nhân loại biết đến những cái hay cái đẹp của nước mình. Viện Goethe (Goethe-Institut), đặt tên theo nhà văn và chính khách Đức Johann Wolfgang von Goethe, có 159 cơ sở hoạt động gần khắp thế giới để trao đổi văn hóa và ngôn ngữ. Viện Goethe tự trị về tài chánh và độc lập điều hành từ chính phủ Đức. Hội Liên Minh Pháp (Alliance Française) do một số trí thức Pháp trong đó có nhà khoa học Louis Paster, nhà văn JulesVerne, sáng lập từ 1883, có mặt trên 137 quốc gia với tổng số gồm 850 trung tâm cũng hoạt động độc lập với chính phủ Pháp.


Các nước Phi Châu tuy nghèo nàn, lạc hậu về kỹ thuật, bị thực dân xâm lược rồi nội chiến triền miên nhưng không phải vì thế mà họ không kiêu hãnh với nền văn hóa và cũng luôn tìm mọi cách để giới thiệu cùng nhân loại những nét đặc thù của dân tộc họ. Hiến chương Phục Hưng Văn Hóa Phi Châu được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chuẩn y ngày 24 tháng Giêng 2006 đã tạo điều kiện phục hưng các giá trị và giới thiệu văn hóa Phi Châu đến các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Ngày nay nhiều viện văn hóa Phi Châu do tư nhân tài trợ có mặt nhiều nơi trên thế giới.




Phát huy văn hóa là lẽ tự nhiên và đáng ca ngợi. Ngoài trừ những kẻ tự thu mình trong góc tối, sống trong ảo tưởng “quê hương mình là đẹp hơn cả” dù suốt đời không ra khỏi nhà để rồi trở nên ngày thêm u mê lạc hậu, phần lớn các lãnh đạo và con người trên thế giới đều biết trong cái riêng bao giờ cũng có cái chung, văn hóa của một dân tộc là một phần của văn minh nhân loại.


Thế nhưng, những khái niệm văn hóa, độc lập, tự trị, phi chính phủ của các trung tâm, các viện văn hóa nêu trên không áp dụng trong trường hợp các Viện Khổng Tử của Trung Cộng, bởi vì thực chất của các viện này chỉ là cơ quan tuyên truyền, tình báo và được đặt dưới sự lãnh đạo của Cục Tuyên Truyền Trung Ương đảng Cộng Sản Trung Quốc. Tuyên truyền là xương sống của chế độ CS. Từ khi thành lập đảng CSTQ năm 1921 đến nay, tuyên truyền luôn đóng một vai trò quyết định trong việc thực thi các chính sách của đảng. Cục Tuyên Truyền Trung Ương do Lý Trường Xuân, Ủy viên Bộ chính trị đứng hàng thứ năm làm Cục Trưởng.


Tại sao là Viện Khổng Tử mà không là Viện Mao Trạch Đông hay Viện Đặng Tiểu Bình?


Bản chất của CS từ Âu sang Á là giấu mặt và vận dụng ảnh hưởng của các nhân vật lịch sử trong đó Khổng Tử là một trong những nạn nhân.


Trong thời kỳ sau 1949 đến 1966, lãnh đạo Trung Cộng dựa vào Khổng Tử như biểu tượng của quyền hạn gia đình bởi vì trong giai đoạn đó Mao chủ trương phân tán quyền sở hữu đất đai xuống các đơn vị gia đình qua trung gian các chính sách cải cách ruộng đất và Bước Tiến Nhảy Vọt đầy thảm họa.


Mao ca ngợi Khổng Tử “nhiệm vụ của chúng ta là nghiên cứu các thành tựu lịch sử và đánh giá chúng với quan điểm Mác Lê. Trung Hoa có một lịch sử dài nhiều ngàn năm với đặc tính riêng và là những kho tàng quý báu… Chúng ta phải tổng hợp từ Khổng Tử đến Tôn Dật Tiên và kế thừa các truyền thống giá trị này”. Lưu Thiếu Kỳ còn đi xa hơn khi cho rằng Khổng Tử có nhiều đặc điểm của một người CS tốt.


Tuy nhiên, trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa, bao nhiêu thất bại, sai lầm của Mao đều được đổ lên đầu Khổng Tử khi chiến dịch Chống Bốn Cũ (nhận thức cũ, văn hóa cũ, truyền thống cũ, tập quán cũ) được phát động. Nội dung của Cách Mạng Văn Hóa được tóm tắt là “cái mới” chống “cái cũ” và trong đó Khổng Tử đại diện cho mọi “cái cũ” và biểu tượng của xã hội giai cấp. Không chỉ chống Khổng Tử về mặt tư tưởng mà cả đền thờ, di tích, sách vở đều bị đục bỏ hay đốt phá. Mao phát biểu “đọc sách nhiều quá sẽ làm tê liệt khả năng nhận thức”. Mục đích chống Khổng Tử của Mao là để đương đầu với sự thất bại kinh tế do chính y gây ra và chống lại những lãnh đạo thực tâm sùng bái Khổng Tử trong đó có Lưu Thiếu Kỳ. Kết quả, 60 phần trăm lãnh đạo CS các cấp bị thanh trừng qua nhiều hình thức.


Khi nhân loại bước vào thiên niên kỷ thứ ba, thế giới thay đổi và sẽ thay đổi một cách nhanh chóng trong thời gian tới. Sự toàn cầu hóa không chỉ diễn ra trong lãnh vực kinh tế mà cả văn hóa, xã hội. Nhân vật lịch sử cần được đánh bóng không phải là hai hồn ma CS Mao hay Đặng mà chính là Khổng Tử. Lãnh đạo Trung Cộng Hồ Cẩm Đào khi giới thiệu Khổng Tử đã ca ngợi ông ta chủ trương một “xã hội hài hòa”. Bộ máy tuyên truyền Trung Cộng in Luận Ngữ và là tác phẩm phát hành nhiều nhất ở Trung Quốc, và các ấn bản ngoại ngữ cũng được giới thiệu nhiều nơi trên thế giới.


Theo Giáo sư Gilbert Rozman thuộc khoa xã hội học, đại học Princeton, Trung Cộng “muốn thế giới nhìn vào lịch sử Trung Quốc và những vinh quang quá khứ để khuyến khích họ chấp nhận một Trung Quốc hiện nay nhiều hơn”. Phê bình quan điểm của Hồ Cẩm Đào, Giáo sư Perry Link, Ban Đông Á, đại học Princeton cho rằng có sự mâu thuẫn về căn bản là cái cách chính phủ Trung Cộng sử dụng Khổng Tử để đại diện cho văn hóa Trung Hoa hài hòa ở nước ngoài trong khi đó đảng áp dụng chính sách toàn trị hà khắc đối với người dân trong nước.


Lịch sử hình thành Viện Khổng Tử


Kế hoạch Viện Khổng Tử được chính thức ra đời vào tháng Sáu năm 2004. Sau vài lần thử nghiệm tại Uzbekistan, viện đầu tiên được khánh thành ngày 21 tháng 11 năm 2004 tại Seoul, Nam Hàn. Đến nay, 2014, đã có 480 Viện Khổng Tử rải rác khắp sáu lục địa. Lãnh đạo Trung Cộng tuyên bố vào năm 2020 con số Viện Khổng Tử sẽ lên đến một ngàn viện.


So với Hội Liên Minh Pháp (Alliance Française) được thành lập 131 năm trước, con số một ngàn đầy tham vọng và cấp bách của Trung Cộng rõ ràng không phải chỉ thuần mục đích văn hóa. Tạp chí The Economist nhận xét Viện Khổng Tử chỉ là “cơ quan nhà nước” CS và do đó chấp hành một cách nghiêm chỉnh các chủ trương của đảng. Với điều kiện thông tin ngày ngay, nhận xét của tạp chí The Economist có thể kiểm chứng một cách dễ dàng.


Các chức năng mặt nổi của Viện Khổng Tử


Theo tài liệu chính thức, Viện Khổng Tử là bộ phận của Hán Ban (汉办) “một cơ quan của Hội Đồng Quốc Tế Hoa Ngữ, một tổ chức không lợi nhuận, phi chính phủ, liên kết với Bộ Giáo Dục Trung Quốc” Nhiệm vụ công khai của Viện Khổng Tử là “giảng dạy Hoa ngữ ” và “đóng góp vào sự thành hình một thế giới đa dạng và hài hòa”.


Hán Ban, về cơ cấu trực thuộc Hội Đồng Quốc Tế Hoa Ngữ, trong thực tế chẳng phải phi lợi nhuận, tự trị gì mà do một lãnh đạo CS cấp trung ương điều hành. Chủ tịch Hội Đồng Quốc Tế Hoa Ngữ là bà Chen Zhili. Bà Chen sinh tháng 11 năm 1942, nguyên Cố Vấn Nhà Nước kiêm Bộ Trưởng Giáo Dục Trung Cộng. Bà gia nhập đảng CSTQ năm 1961. Nguyên là Bí Thư đảng bộ Ban Khoa Học Kỹ Thuật Thượng Hải, sau đó được thăng cấp giữ chức Giám Đốc Ban Tuyên Truyền Thượng Hải kiêm Phó Bí Thư Ban Chấp Hành Đảng Bộ Thượng Hải. Từ năm 2008 bà Chen là Phó Chủ Tịch Quốc Hội Trung Cộng. Về cấp bậc đảng, bà Chen là ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSTQ tại các đại hội 15, 16, 17 đảng CSTQ. Tổng giám đốc hiện nay của Hán Ban là bà Xu Lin, cấp thứ trưởng trong chính phủ, thành viên của Hội Đồng Nhà Nước và ủy viên Hội Đồng Tham Vấn Chính Trị. Điều đó cho thấy cả hai lãnh đạo Viện Khổng Tử đều là cán bộ tuyên truyền cao cấp chứ chẳng thuần túy văn hóa, ngôn ngữ gì.


Về tài chánh, theo Chinadigitaltimes, Viện Khổng Tử được sử dụng một ngân sách rất cao lên đến nhiều tỉ yuan và website của Viện Khổng Tử cũng được xếp vào một trong những website tốn kém nhất tại Trung Cộng. Bà Chen Zhili ra ngoại quốc được quyền sử dụng tiền bạc một cách rộng rãi so với các ngân sách giáo dục khác. Mặc dù rất ngạc nhiên trước thái độ yểm trợ tài chánh dồi dào của Trung Cộng, nhiều đại học quốc tế, kể cả Mỹ, cần tiền bảo trợ cho các chương trình Hoa Ngữ nên cũng không khó khăn lắm trong việc chấp nhận sự thành lập Viện Khổng Tử.


Các chức năng mặt chìm của Viện Khổng Tử


- Thực hiện chủ trương tuyên truyền “sức mạnh mềm”: Theo Giáo sư Joseph Nye Jr., sức mạnh mềm được định nghĩa như là khả năng đạt được mục tiêu bằng ảnh hưởng, hợp tác với đối phương thay vì ép buộc đối phương phải tuân hành. Người viết đã phân tích chi tiết trong bài Từ Hồ Cẩm Đào đến Obama, bài học về chính sách Sức mạnh mềm (Soft power).


Joseph Nye Jr. tóm tắt quan điểm này trong tác phẩm Sức mạnh Mềm: Phương tiện để Thành công trong Chính trị Thế giới (Soft Power: The Means to Success in World Politics): “Một quốc gia có thể đạt được kết quả mong muốn trong chính trị thế giới bởi vì các quốc gia khác – khâm phục giá trị của nó, tích cực noi gương các thành tựu nó đạt được, khát vọng để đạt đến mức độ thịnh vượng và mở rộng của nó, muốn theo chân nó. Trong ý nghĩa đó, quan trọng là đặt ra một nghị trình và thu hút các quốc gia khác trong chính trị thế giới, và không chỉ buộc họ thay đổi bằng các đe dọa quân sự hay trừng phạt kinh tế.”


Cũng theo Joseph Nye Jr., sức mạnh mềm của một quốc gia đặt trên ba nguồn: văn hóa, giá trị chính trị và chính sách đối ngoại. Áp dụng chính sách sức mạnh mềm trong phạm vi thế giới đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong chính sách tuyên truyền quốc tế của Hồ Cẩm Đào và các lãnh đạo Trung Cộng hiện nay.


Trung Cộng có hai đường lối tuyền truyền tương đối độc lập gồm tuyên truyền đối nội nhằm kiểm soát nhận thức người dân và tuyên truyền đối ngoại tập trung vào việc ảnh hưởng dư luận quốc tế một cách phù hợp với chính sách đối ngoại của đảng CSTQ. Tạp chí Economist giải thích các Viện Khổng Tử được sử dụng nhằm giành được sự đồng thuận của dư luận thế giới.


Mục đích cụ thể của đường lối tuyên truyền đối ngoại gồm (1) trấn an dư luận thế giới về một Trung Cộng đe dọa, (2) bảo đảm nguồn nguyên vật liệu cung ứng cho nền kinh tế tăng nhanh nhưng lãnh phí, (3) xây dựng các liên minh quốc tế và làm yếu vai trò của Đài Loan trong cộng đồng thế giới, và (4) phát huy một thế giới đa phương và giới hạn sức mạnh của Mỹ.


Khi Hồ Cẩm Đào công bố chủ trương áp dụng “sức mạnh mềm” trên thế giới đầu năm 2009, Lý Trường Xuân không giấu diếm khi cho rằng các Viện Khổng Tử là “cửa ngõ quan trọng để làm sáng danh văn hóa Trung Quốc, giúp mở rộng văn hóa Trung Quốc, đó là phần của chiến lược tuyên truyền quốc tế”.


Mặc dù luôn bào chữa là “khách quan”, “độc lập”, các vấn đề nhạy cảm như biến cố Thiên An Môn, Pháp Luân Công, Tây Tạng v.v. đều bị gạch bỏ khỏi các chương trình giảng dạy tại các Viện Khổng Tử và các học viên không được phép bàn đến các vấn đề này. Do đó, khác với nội dung do Joseph Nye phác họa, chính sách của CSTQ thực chất là một chính sách tuyên truyền và mua chuộc, tương tự như chính sách thực dân trước đây.


- Hang ổ tình báo: Trung Cộng hiện có 60 triệu Hoa Kiều sinh sống gần như tại hầu hết quốc gia trên thế giới và việc sử dụng nguồn lực của đạo quân thứ năm này để phục vụ một cách hữu hiệu đường lối đảng là một quan tâm lớn của lãnh đạo Trung Cộng.


Tờ báo có uy tín của Mỹ Forbes, trong tháng 10 2014, tố cáo một trong những trường đại học rất uy tín tại Mỹ, đại học Stanford, đã hợp tác với Trung Cộng qua trung gian Viện Khổng Tử. Ngân sách của viện do Trung Cộng tài trợ. Tác giả bài viết trên Forbes trích lời phát biểu của Arthur Waldron khi nói rằng “Viện Khổng Tử có thể đóng vai trò then chốt trong việc ảnh hưởng chính sách tình báo của Trung Cộng”.


Cũng trên Forbes, tác giả Eamonn Fingleton, chỉ trích các trường đại học Mỹ bán rẻ lương tâm trí thức qua việc im lặng trước sự kiện Thiên An Môn. Lý do, tiền của Bộ Giáo Dục Trung Cộng đổ vào các đại học này một cách ồ ạt qua cửa Viện Khổng Tử. Hiện nay có khoảng 220 ngàn sinh viên Mỹ theo học các Viện Khổng Tử. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên và nguy hiểm là các hợp đồng giữa Bộ Giáo Dục Trung Cộng và các đại học Mỹ đều phải được giữ kín.

Theo Abrice De Pierrebourg, một cựu chuyên viên ngành tình báo Pháp, nhiều “chuyên viên ngôn ngữ Trung Quốc” lại có lý lịch gốc an ninh tình báo. Chức năng của những người này không phải là giáo dục mà là kiểm soát sinh viên gốc Hoa sinh ra ở nước ngoài và đồng thời tuyển dụng tình báo để làm việc cho Trung Cộng.


Phóng viên Omid Ghoreishi của báo The Epoch Times, trong điều tra Bắc Kinh Sử Dụng Viện Khổng Tử cho mục đích Gián Điệp (Beijing Uses Confucius Institutes for Espionage) đã trích dẫn lời của Michel Juneau-Katsuya, cựu Trưởng Cơ Quan An Ninh Tình Báo đặc trách Á Châu Thái Bình Dương của chính phủ Canada rằng với kinh nghiệm nhiều chục năm của ông hoạt động trong khu vực, cho thấy Trung Cộng không ngừng nỗ lực để gây ảnh hưởng đến các quốc gia khác.


Cũng theo lời ông Michel Juneau-Katsuya, đương kim chủ tịch chấp hành công ty an ninh Northgate SSI và một trong những chuyên viên an ninh được trích dẫn nhiều nhất tại Canada, Viện Khổng Tử là một đe dọa đối với chính phủ và nhân dân Canada. Ông khẳng định “Có những thông tin cho thấy rõ ràng các cơ quan tình báo Tây phương đã xác định Viện Khổng Tử như hình thức của cơ quan tình báo do Trung Cộng sử dụng và cũng do Trung Cộng tuyển dụng”.


Bài báo trên The Epoch Times cũng nhắc lại lời tuyên bố của Hồ Cẩm Đào như một bằng chứng cho thấy các Viện Khổng Tử thực chất là hang ổ gián điệp. Họ Hồ phát biểu “Sau nhiều năm nỗ lực, chúng ta đã tìm ra cách để trồng cấy và chuẩn bị những người ủng hộ đảng chúng ta”. Dĩ nhiên các lãnh đạo Trung Cộng luôn bác bỏ những lời tố cáo của các chuyên viên tình báo quốc tế và uy tín như Michel Juneau-Katsuya.


Các lãnh đạo Trung Cộng hãnh diện khi nhắc đến Viện Khổng Tử như một phần của “mặt trận đoàn kết” chống kẻ thù. Nhưng kẻ thù của “mặt trận” này là ai? Không ai khác hơn là “năm nọc độc” gồm Đài Loan, Tây Tạng ly khai, thiểu số Uighurs, Falun Gong, các nhà tranh đấu dân chủ, và “thế lực thù địch Tây Phương” đứng đầu là Mỹ.


Một chế độ dựa trên lừa dối và khủng bố sớm muộn cũng sẽ sụp đổ


Mặc dù phát triển kinh tế nhanh trong hai chục năm qua, Trung Cộng đang đương đầu với những khó khăn khách quan về lâu dài không thể vượt qua bao gồm yếu tố dân số thặng dư và mất cân đối, y tế công cộng thiếu hụt trầm trọng, môi sinh độc hại nhưng quan trọng nhất vẫn là cơ chế chính trị độc tài toàn trị, bóp nghẹt hầu hết các quyền căn bản của con người và tham nhũng đã trở thành một đặc tính trong mọi ngành, mọi cấp từ trung ương đến địa phương.


Lãnh đạo CSTQ đã và đang làm mọi cách để tồn tại bất chấp dư luận và thể diện của một đất nước có nhiều ngàn năm văn hóa.


Sự lừa dối bỉ ổi thể hiện khi Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế đến kiểm nghiệm điều kiện môi sinh tại Bắc Kinh vào năm 2001 trước khi chấp thuận cho Trung Cộng làm quốc gia tổ chức. Ngày trước đó, lãnh đạo Trung Cộng đã ra lịnh xịt nước xanh lên hai hàng cây dọc đường phố có đoàn xe của Ủy Ban Thế Vận chạy qua để đánh lừa họ rằng Bắc Kinh là thành phố cây xanh. Hành động này giống hệt chuyện xảy ra hơn nửa thế kỷ trước khi các lãnh đạo CS tỉnh Hồ Bắc cho dời các ruộng lúa ra sát đường nơi có xe lửa của Mao chạy qua để gây ấn tượng cho Mao rằng mùa màng dư giả. Bản chất lừa dối của chế độ CS không thay đổi và một chế độ dựa trên lừa dối và khủng bố để tồn tại, chế độ đó sớm nay muộn rồi sẽ sụp đổ.

Trần Trung Đạo

———


Tham khảo:

– Mao’s China, A history of the People ‘s Republic. The Free Press, NY 1977

– The New Chinese Empire, Ross Terrill, Basic Books, 2003

– Hiến chương Phục Hưng Văn Hóa Phi Châu ( CHARTER FOR AFRICAN CULTURAL RENAISSANCE), Unesco, 2006

Chen Zhili

Viện Khổng Tử

– Confucius and the Cultural Revolution: A Study in Collective Memory, Tong Zhang và Barry Schwarz, International Journal of Politics, Culture and Society, Vol. 11, Nọ 2, 1997

– Propaganda in the People’s Republic of China, Wikipedia

List of all Confucius Institutes in the U.S.

Follow The (Chinese) Money: The Tiananmen Anniversary And A Scandalous Silence On U.S. Campuses

Beijing Uses Confucius Institutes for Espionage

– Joseph S. Nye, Jr. Soft Power, Hard Power and Leadership, Harvard University, 2006

Nguồn: FB Trần Trung Đạo

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Về chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Hội nghị chính trị hiệp thương Trung Quốc Du Chính Thanh



Nguyễn Trọng Vĩnh



Chừng hơn một tuần trước đây báo, đài đưa tin: "Theo lời mời của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam", Chủ tịch Hội nghị chính trị hiệp thương TQ sắp sang thăm nước ta, nhưng khi ông ta đến thì tối ngày 26/12 TV lại đưa tin là: "Theo lời mời của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam".

Theo cách đưa tin trên thì ông Du Chính Thanh sang thăm, gặp và làm việc với các nhà lãnh đạo quan trọng Việt Nam là chính: ông Lê Hồng Anh, TBT Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm thực hiện các yêu cầu của TQ là chính, dù trước đó có hội đàm với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức tương đương chỉ là phụ và cho phải phép ngoại giao.

Ông Du Chính Thanh thăm Việt Nam trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam đương khẩn trương chuẩn bị Đại hội XII. Nhân dân Việt Nam bất bình về việc TQ lấp đất đá trong cụm bãi đá Gạc Ma cướp của Việt Nam năm 1988 và sắp hoàn thành một căn cứ quân sự có đường băng, có cảng nổi, uy hiếp quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tổng tham mưu trưởng báo cáo trước Quốc hội cảnh giác đối với mưu đồ chiếm trọn Biển Đông của nhà cầm quyền TQ. Việt Nam tổ chức những cuộc triển lãm đầy đủ tư liệu lịch sử, pháp lý về quyền sở hữu của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, còn đưa ra cả bản đồ cũ của TQ xác định biên giới tận cùng của họ chỉ đến đảo Hải Nam. Việt Nam đã nộp hồ sơ lên Tòa án trọng tài quốc tế, đề nghị Tòa án trú trọng đến quyền và lợi ích của Việt Nam khi xét xử vụ Philipine kiện TQ. Tòa án, chấp nhận xem xét đề nghị của Việt Nam và cho biết đương xem xét đề nghị của Hà Nội yêu cầu bảo vệ các quyền lợi của họ trong vụ việc. Việt Nam thăm Philipine, quan hệ tốt với Nga, hợp tác đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ. Mỹ đã đồng ý bán vũ khí sát thương cho Việt Nam...

Bối cảnh trên đây thôi thúc nhà cầm quyền TQ phải hành động. Họ cử một Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị sang thăm nhằm thực hiện nhiều mục đích.

Trước hết, thăm dò phương án về đường lối và nhân sự Đại hội XII của Việt Nam, có cách gợi ý khéo để có đường lối và bố trí nhân sự, nhất là người lãnh đạo chủ chốt hợp với TQ, cảnh giác với Mỹ, đồng thời cũng nói nhỏ với TBT Nguyễn Phú Trọng vốn rất thân TQ ngăn cản bớt những việc làm của phía Việt Nam gây bất lợi cho TQ.

Thứ 2 là: trấn an Việt Nam đối với việc TQ xây dựng căn cứ trên cụm đảo Gạc Ma, nói rằng việc xây dựng công trình là bình thường, vô hại cũng như các nước có liên quan xây dựng công trình trong vùng đó. TQ rất muốn giữ hòa bình trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), tôn trọng tự do hàng hải, các vấn đề tranh chấp, thông qua đàm phán song phương từng bước giải quyết.

Ba là: ông Du Chính Thanh phỉnh rằng TQ rất tôn trọng Việt Nam, TQ và Việt Nam "cùng nhau thực hiện 16 chữ và 4 tốt" giữ gìn tình hữu nghị truyền thống nhằm cố níu giữ Việt Nam trong quỹ đạo của TQ.

Trong tiếp xúc và hội kiến cấp cao, hai bên đều chỉ đề cập "hữu nghị", cố tình quên trận chiến đẫm máu tháng 2/1979 mà ông Đặng Tiểu Bình "dạy cho Việt Nam một bài học" và biết bao hành động ác bá của TQ đối với Việt Nam trên biển từ lâu nay.

Ông Du Chính Thanh còn nhắc lại TQ và Việt Nam là hai nước láng giềng anh em, hợp tác với nhau trên mọi mặt kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội. Mỉa mai thay! Trên thực tế thì TQ lũng đoạn thị trường Việt Nam, làm nhiều việc phá hoại kinh tế Việt Nam, chi phối Việt Nam về chính trị, chiếm lĩnh hầu hết các vị trí chiến lược sung yếu, uy hiếp Việt Nam về quân sự, đưa rất nhiều người TQ tự do nhập cảnh, lập nhiều cụm, nhiều xóm người TQ cư trú trái phép.

Gần đây lại có mưu đồ kỳ quặc là đưa 1.000 xe vào "du lịch" nhằm tìm hiểu mọi đường ngang, ngõ tắt của Việt Nam.

Cần tỉnh táo, chớ vội tin vào những lời hữu nghị giả dối, phải xem những việc nhà cầm quyền TQ làm.

Mọi người Việt Nam có lương tri, có lòng yêu nước luôn phải cảnh giác với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán chưa bao giờ từ bỏ ý đồ thôn tính Việt Nam.

Thực hiện dân chủ!

Xiết chặt khối đại đoàn kết các dân tộc!

Mọi quyết định của Đại hội đều vì nước, vì dân Việt Nam không cho thế lực nào chi phối!

Phát huy tình thần tự chủ tự cường!

Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền của Tổ quốc Việt Nam!a

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Thomas A. Bass – Rừng Sát: hiện tượng kiểm duyệt tại Việt Nam ( Kỳ 1)


Phạm Hồng Sơn dịch


Lời người dịch

Truyền thông đại chúng (mass media), cạnh những đức hạnh không thể phủ nhận, có một ác tính cũng không thể phủ nhận: đẩy con người thành những đám đông, giết tư duy độc lập cá nhân. Dù đám đông không phải luôn vô ích, có lúc đám đông còn là yếu tố cốt tử cho tiến bộ, Guistave Le Bon năm 1895 đã viết thế này: “Dù sao tôi cũng phải nói với độc giả ngay rằng tại sao những nghiên cứu của tôi sẽ đưa ra những kết luận khác với những gì ban đầu mọi người có thể mong đợi, ví dụ các đám đông thường có mức độ trí tuệ vô cùng thấp, kể cả các đám đông toàn người tinh hoa”.(1)

Dĩ nhiên sự giao động của ác tính đó, giữa bị kìm chế tối đa hay được tự do tung hoành, là phụ thuộc vào mức độ dân chủ của chế độ chính trị, cũng giao động giữa hai cực: Dân chủ tự do đầy đủ (fully liberal democracy) hay Phi dân chủ-độc tài toàn trị (totalitarianism). Không nói thêm, chắc đa số chúng ta đã biết Việt Nam đang có chế độ chính trị nào và, vì vậy đang phải chịu loại “ác tính” thuộc cực nào của mass media. Nhưng chưa hết, Việt Nam chúng ta còn phải chịu một ác nghiệt khác, đó là: Kiểm-Duyệt-Giấu-Mặt hay Tự-Kiểm-Duyệt. Để dễ hình dung hơn, dù chỉ một phần, về hiểm họa của Tự-Kiểm-Duyệt, có lẽ không gì hơn bằng việc xem lại một nhận xét về các biện pháp mà chính quyền Việt Nam đã dùng để kiểm duyệt, trấn áp trong Nhân văn Giai phẩm qua lời nhà thơ Lê Hoài Nguyên, tức ông Thái Kế Toại, cựu Đại tá An ninh Văn hóa (A25 trước, nay A87): “Nói chung là cái biện pháp tổng hợp ấy có một mãnh lực vô hình ghê gớm, nó làm tê liệt mòn mỏi sức lực và tinh thần của một bộ phận trí thức tinh hoa trong thời gian dài 30 năm.“ (2)

Ai còn chưa thấy tính hủy diệt nhân sinh, vừa khủng khiếp vừa ác hiểm, của loại Kiểm-Duyệt-Giấu-Mặt hay Tự-Kiểm-Duyệt?

Đó cũng là đề tài chính trong một bài viết gần đây của một giáo sư người Mỹ, ông Thomas A. Bass. Và có một sự trùng hợp, vừa ngẫu nhiên vừa xót xa, giữa ông Lê và ông Bass: cả hai cùng mô tả một hiện thực kiểm duyệt giết chết giới tinh hoa – cái đầu của một dân tộc. Chỉ có điều hai hiện thực đó cách nhau tới nửa thế kỷ.

Tuy nhiên bài viết của ông Bass, được độc giả Việt Nam biết đến, cho tới nay, chủ yếu qua mạng và chủ yếu qua một bản dịch tiếng Việt, đã gây ra một cuộc tranh luận khá căng thẳng trên mạng với một hệ quả là dịch giả rút lại bản dịch.

Nền tảng chính của những người phản đối bài viết (bài dịch) là: tác giả vi phạm tính riêng tư, vi phạm đạo đức nghề báo trong việc bảo vệ nguồn tin và, nghiêm trọng hơn, có thể làm nguy hiểm cho những nguồn tin đang còn sống ở Việt Nam.

Trong vấn đề này quan điểm của riêng tôi xin được bày tỏ ngắn gọn thế này:

1. Sự bất đồng về bài viết của ông Bass được thể hiện công khai bằng lý lẽ là một điều lợi cho tiến bộ chung, cho tiệm cận sự thật và công lý.

2. Phẫu tích mở tung cái nội tạng hóc hiểm của con ác quỉ Kiểm-Duyệt-Giấu-Mặt ở Việt Nam là một việc khó có thể tránh hết được những đụng chạm không đáng có. Nhưng những nỗ lực phơi toàn bộ cấu trúc của con ác quỉ Kiểm-Duyệt-Giấu-Mặt ra ánh sáng để cho toàn dân Việt Nam và nhân loại biết rõ là những việc cần nhận được lời hoan nghênh hơn là chỉ trích.

3. Sợ hãi là một đặc tính chung của tất cả, không ngoại lệ, của những người phải sống trong một chế độ độc tài toàn trị. Nỗi sợ hãi đó có thể do nhìn thấy những “nòng súng”. Nhưng cũng có thể đó chỉ là “nòng súng” giả hoặc chỉ là một ảo giác của sợ hãi. Ví dụ, tôi tin những nhân viên an ninh có súng như ông Thái Kế Toại trước đây chỉ thuộc hạng “nòng súng” giả mà thôi.

4. Những suy nghĩ của ông Bass về Kiểm-Duyệt-Giấu-Mặt ở Việt Nam có thể khiến nhiều người Việt cảm thấy hơi lạ âu cũng là điều dễ hiểu, vì những người ở trên cao, thậm chí trên một cành cao sắp gãy, thường vẫn bình tâm hơn người ở xa nhìn vào.

Do vậy, tôi xin được chia sẻ hoàn toàn với những người đã băn khoăn, lo lắng hoặc có thể đang phải chịu những hệ lụy không đáng có từ bài viết của ông Thomas A. Bass. Song, tôi cũng xin được trân trọng chia sẻ với ông Thomas A. Bass. Sự chia sẻ nhỏ bé này chính là bản dịch bài phóng sự công phu, gai góc, tinh về chính trị và đẹp về văn chương của ông Bass. Hân hạnh giới thiệu.

_________

(1) “Je dois cependant expliquer au lecteur pourquoi il me verra tirer de mes études des conclusions différentes de celles qu’au premier abord on pourrait croire qu’elles comportent ; constater par exemple l’extrême infériorité mentale des foules, y compris les assemblées d’élite”, Guistave Le Bon (1841-1931), Psychologie des foules, Alcan, Paris, 1895, trang ii.

(2) Lê Hoài Nguyên, Vụ Nhân văn Giai phẩm từ góc nhìn một trào lưu tư tưởng dân chủ, một cuộc cách mạng văn học không thành.


***

Đó là những ngày đen tối ở Việt Nam khi tòa án sẵn sàng kết những án tù nhiều năm cho nhà văn, nhà báo, blogger và bất cứ ai dám chỉ trích giới lãnh đạo. Đã qua lâu rồi sự thăng hoa ngắn ngủi của văn chương Việt Nam sau khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, đó là thời kỳ được biết đến với cái tên đổi mới. Sau hai mươi năm, bằng bút đỏ và nhà tù, các nhà kiểm duyệt đã dọn sạch một thế hệ cầm bút Việt Nam, đẩy tất cả thành, hoặc câm lặng hoặc lưu vong.

Bản thân tôi cũng vừa phải trải qua năm năm vật lộn với các nhà kiểm duyệt của Việt Nam. Họ cần mẫn cắt bỏ, viết lại, rồi ngăn chặn không cho xuất bản một bản dịch tiếng Việt một cuốn sách của tôi. Đó là cuốn The Spy Who Loved Us (2009). Dựa theo một bài trên tạp chí New Yorker năm 2005, tôi viết cuốn đó để kể về Phạm Xuân Ẩn, một nhà báo miền Nam Việt Nam, người có một sự nghiệp tình báo hết sức hiệu quả và lâu dài cho những người cộng sản Bắc Việt, suốt từ thập niên 1940 cho tới tận lúc ông qua đời năm 2006 – sự nghiệp đó đã làm ông Ẩn trở thành một trong những điệp viên lớn nhất trong thế kỷ XX. Được đào tạo nghề phóng viên tại Hoa Kỳ, ông Ẩn bắt đầu hoạt động điệp báo dưới cái vỏ nhà báo. Ông Ẩn làm phóng viên cho tạp chí Time suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam và có một giai đoạn ngắn đảm nhiệm chức trưởng văn phòng của Time tại Sài Gòn. Với nhiệm vụ lập bản đồ chiến trường, nắm vững các di chuyển của quân đội và đánh giá, phân tích các thông tin chính trị, quân sự, nhà báo Ẩn đã tiết lộ các thông tin vô giá cho phía Quân đội Bắc Việt.

Sau chiến tranh, những người cộng sản chiến thắng đã trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân cho nhà báo Ẩn và đưa ông lên cấp tướng. Lẽ đương nhiên ông Ẩn trở thành một đề tài cho giới viết tiểu sử và thực tế có sáu cuốn sách đã xuất bản viết về ông, kể cả một cuốn bằng tiếng Anh do nhà sử học Larry Berman thuộc Đại học Bang Georgia viết – cuốn Điệp viên hoàn hảo (Perfect Spy) xuất bản năm 2007, cuốn sách đã khắc họa ông Ẩn là một nhà yêu nước, một chuyên gia phân tích chiến lược giàu kinh nghiệm do đã từng quan sát cuộc chiến Việt Nam từ góc rất rộng. Những khắc họa đó trong Điệp viên hoàn hảo được duy trì cho tới tận lúc ông Ẩn tận hưởng hưu trí trong phòng khách gia đình, nơi ông tiếp nhiều đoàn khách danh giá, từ Morley Safer cho tới Daniel Ellsberg.

Khắc họa của tôi về cuộc đời ông Ẩn thì phiền toái hơn. Tôi đã kết luận rằng: ông nhà báo có khiếu nói tuyệt đỉnh này đã tạo ra một vỏ bọc thứ hai, cho hoạt động tình báo của ông ấy. Tự cho là một người bạn của phương Tây, một người trung thực chưa bao giờ nói dối một câu, (dù cả cuộc đời ông Ẩn phải sống bằng thủ đoạn), nhưng ông Ẩn lại làm việc cho cơ quan tình báo quân sự Việt Nam, không chỉ trong suốt thời chiến mà còn kéo dài thêm 30 năm sau chiến tranh. Nhưng đồng thời giới mối lái quyền lực Bắc Việt không tin cậy ông Ẩn, một người gốc miền Nam có bộ óc trứ tuyệt, từng có những chỉ trích mạnh về tham nhũng, về sự bất tài của chính quyền cộng sản Việt Nam. Con đường thăng tiến trong quân đội của ông Ẩn chậm chạp, đầy hiềm tỵ và ông từng phải sống trong sự giám sát của công an trong nhiều năm. Có thể ban đầu chính quyền Việt Nam cũng thấy thích về viễn cảnh có không phải một mà là hai người Mỹ viết về người “điệp viên hoàn hảo” của họ. Nhưng càng xem cuốn của tôi về ông Ẩn họ càng hoảng và càng đòi cuốn sách phải bị chặt thêm nữa, viết lại nữa trước khi có thể được duyệt xét để xuất bản.

Nhiều nơi ở Việt Nam đã đề nghị được dịch cuốn của tôi, trong đó có Nhà xuất bản Công an Nhân dân (một cơ quan của Bộ Công an), và cả Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (một trong những nơi kiểm duyệt quan trọng nhất của Việt Nam), nhưng tôi từ chối. Cuối cùng tôi ký hợp đồng với Nhã Nam vào tháng Bảy năm 2009. Nhã Nam là một nhà xuất bản đã được tôn trọng với nhiều sách dịch của các tác gia từ Jack Kerouac, Annie Proulx đến Umberto Eco và cả Haruki Murakami. Nhã Nam là một nhà xuất bản độc lập, thuộc số không nhiều những nhà xuất bản không dính dáng tới một bộ hay một cơ quan kiểm duyệt nào của chính quyền. Nhã Nam thỉnh thoảng bị phạt vì xuất bản những cuốn sách “nhạy cảm” và đôi khi một số sách của Nhã Nam bị thu hồi, tiêu hủy. Chỉ mãi sau này tôi mới hiểu ra rằng cái danh vị độc lập trong xuất bản của Nhã Nam không đảm bảo để có được sự độc lập, nhưng Nhã Nam đã hảo tâm cho tôi biết mọi động thái diễn ra suốt năm năm qua trong việc kiểm duyệt cuốn sách của tôi, The Spy Who Loved Us.

Nhiều tác giả không thèm quan tâm tới các bản dịch tác phẩm của họ. Họ thường ủy thác việc bán tác quyền phái sinh cho đại diện của họ và chỉ liếc qua các bản dịch sau đó nếu là tiếng Đức, tiếng Hoa. Nhưng tôi lại có một ý định khác cho bản dịch tiếng Việt cuốn của tôi. Tôi đã nghi là sẽ bị kiểm duyệt và tôi muốn xem qui trình ấy diễn ra thế nào, vì thế tôi yêu cầu đại diện của tôi phải viết vào hợp đồng một điều khoản nói rõ rằng cuốn sách sẽ không được xuất bản nếu không có sự đồng ý trước từ tôi và tôi phải được có ý kiến về mọi thay đổi so với bản gốc. Còn các điều khoản khác tôi dùng để biến cuốn sách thành một cái máy dò, ghi lại các địa chấn của chữ nghĩa, văn chương. Tôi muốn nắm được hoạt động của các nhà kiểm duyệt, thấy được những quan tâm, lo lắng thực sự của họ là gì để rồi có thể biết chính quyền Việt Nam sợ hãi điều gì và muốn trấn áp cái gì.

Việc dịch cuốn sách của tôi ra tiếng Việt được bắt đầu vào tháng Ba năm 2010 khi tôi nhận được một e-mail: “Tôi là Nguyễn Việt Long từ công ty Nhã Nam, tôi đang biên tập bản dịch The Spy Who Loved Us. Tôi mong muốn được trao đổi với ông về bản dịch này.”

Và ông Long bắt đầu bằng việc hỏi tôi có biết những cái dấu chính xác trong tên của người ông của Phạm Xuân Ẩn không. Những dấu đó trong tiếng Anh không có nhưng quan trọng trong tiếng Việt. Tôi cảm kích về sự chú ý tới từng chi tiết như thế của ông Long. Nhưng đáng tiếc, phần còn lại của e-mail lại có một giọng văn dạy bảo nặng hơn. “Ông đã phạm một số sai lầm,” ông Long viết thế trước khi đưa ra chỉnh sửa cho một loạt vấn đề. Nhưng rất nhiều những lỗi đó lại không thực sự là lỗi mà chỉ thuộc vấn đề diễn giải, nhận xét hoặc là các vấn đề còn đang tranh cãi về tư liệu lịch sử. Những cái đó đại loại cũng tương tự như một cuộc “bình luận bóng chày chuyên sâu”, với những chi tiết nhỏ nhặt, rối mù nhưng rất tốt để làm các học giả phải quay cuồng quanh các tiểu tiết mà quên đi vấn đề chính.

Ví dụ, có phải đúng là Jean Baptiste Ngô Đình Diệm (Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa) đã trở thành quan đầu tỉnh lúc 25 tuổi? Câu trả lời chắc chắn phải phụ thuộc vào ngày sinh của ông ấy, mà đây lại là điều không có câu trả lời chính xác. Vì người Việt có tục nói lệch ngày sinh của mình nhằm xua đuổi ma tà, để cải thiện số mệnh và còn để hấp dẫn những bạn bè trẻ hơn. Vì vậy cùng một sự kiện, đối với một tác giả người Mỹ thì không quan trọng nhưng lại là một vấn đề lớn đối với người Việt. Còn nếu bạn tin ngay rằng Ngô Đình Diệm là một con rối của Mỹ, là một con chó dẫn đường cho đế quốc xâm lược, xong rồi mới muốn xem những thành tựu của ông ấy thời trẻ, thì cũng là điều hợp lý nếu bạn đi ngay tới chỗ phủ nhận việc ông Diệm là quan đầu tỉnh trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam và bạn sẽ làm cho vấn đề rối tung lên để dễ dàng bác bỏ.

Đáp lại một đề nghị từ đại diện văn chương của tôi, ông Long đã viết vào ngày 15 tháng Ba thế này: “Sẽ (chắc chắn) có kiểm duyệt, cuốn sách nhạy cảm. Nhưng xin đừng lo. Chúng tôi sẽ tiếp tục trao đổi với tác giả và sẽ cố hết sức để bảo vệ nhiều nhất có thể cho sự toàn vẹn của cuốn sách.”

Ông Long lúc đó đang cố làm để cuốn sách được ra đời vào dịp 30 tháng Tư –ngày chấm dứt chiến tranh Việt Nam, thời điểm thuận lợi cho cuốn sách. Nhưng sau khi đại diện của tôi nhắc ông Long phải tuân thủ hợp đồng để cho tôi xem bản dịch trước khi có thể ấn hành thì ông Long lỡ hẹn, và cứ lỡ hẹn chuyển cho tôi bản dịch thêm nhiều lần nữa cho tới tận sáu tháng sau, tháng Chín năm 2010, tôi mới nhận được một bản dịch bông. Điều đầu tiên tôi thấy lạ là có nhiều chú thích ở những chỗ mà bản gốc không có. Tôi đã tập hợp được một số bạn bè để giúp tôi soát lại bản dịch, đó là những người làm nghiên cứu, dịch thuật, và cả một cựu nhân viên CIA, một cựu nhân viên ngoại giao có vợ là người Việt. Sau khi xem họ đã cho tôi những tin không được khả quan lắm. Nhiều chú thích được bắt đầu bằng câu “tác giả đã lầm”, và tiếp đó là những diễn giải, chỉnh sửa các “sai lầm” của tôi.

Đúng là tôi đã hiểu lầm chức năng của các biên tập viên Việt Nam. Thậm chí trước khi phải gặp những nhà kiểm duyệt đích thực – những tay kiểm soát việc cấp phép xuất bản ở Việt Nam – cuốn sách của tôi đã phải để cho người trong nhà xoa nắn trước rồi. Ông Long là người ra tay đầu tiên, ông cắt xén càng hiệu suất thì càng được giới chức nhà nước hoan nghênh. Dĩ nhiên, khi cần, chính giới chức nhà nước sẽ tự ra tay, cắt bỏ thêm.

GIÁP ĐẤU BÊN LỀ VĂN CHƯƠNG

Tôi lại viết cho ông Long, đề nghị ông bỏ những chú thích ấy đi. Nhưng thật tội, ông Long bây giờ đã ở thế kẹt cứng, một bên là tác giả đầy cương quyết, còn bên kia là những người kiểm duyệt cũng đầy yêu sách. Khi sa vào những điểm tinh tế của lịch sử và địa lý Việt Nam, người biên tập viên của tôi và tôi bắt đầu một cuộc trao đổi thư từ dài dằng dặc. Cốt lõi của trao đổi này có thể được hiểu qua việc bàn luận về Rừng Sát – khu rừng của những sát thủ, và cũng là đối tượng chú thích đầu tiên của ông Long.

Rừng Sát nằm về phía đông nam Sài Gòn, nơi có các sông lạch chính cho tàu thuyền từ biển ra vào thành phố. Rừng Sát là rừng cây đặc biệt trên sình lầy vùng triều, nhiều năm từng là bản cứ của nhóm đạo tặc sông nước Bình Xuyên. Người Pháp cũng đã sử dụng nhóm đạo tặc này trong việc điều hành các hoạt động thuộc địa hóa của họ tại Việt Nam. Bảy Viễn, thủ lĩnh của quân Bình Xuyên, từng được đưa lên tới cấp tướng và được giao cho kiểm soát Sài Gòn như một lãnh địa riêng. Bảy Viễn còn sở hữu Xóm Bình Khang, một nhà thổ lớn nhất châu Á lúc đó, với khoảng 1.200 nhân viên. Ông ta cũng điều hành một sòng bạc lớn mang tên Đại Thế giới (Grand Monde) tại Chợ Lớn và một sòng khác, Kim Chung (Cloche d’Or), ở Sài Gòn. Phụ tá tâm phúc của Bảy Viễn được giao làm cảnh sát trưởng một khu vực trung tâm chạy dài khoảng 100 cây số từ Sài Gòn tới Vũng Tàu (Cap Saint Jacques- Mũi biển Thánh Giắc). Nhưng hoạt động bộn tiền nhất cho Bảy Viễn, trong đó một phần lợi nhuận phải chuyển cho chính quyền Pháp, là buôn bán thuốc phiện – hoạt động trải suốt từ Lào sang tận Marseille. Rừng Sát cũng được cộng sản dùng làm hậu cứ hay vùng đệm cho các hoạt động của họ trong suốt cuộc chiến Việt Nam. Các thủy tặc Bình Xuyên cũng có một thời gian ngắn chơi hai mặt với cộng sản trước khi chuyển sang phía đối lập.

Bảy Viễn từng phải trốn vào Rừng Sát khi Sài Gòn trở nên quá “nóng”, trước khi phải sang Paris để “gác kiếm” và thi thoảng dắt một con hổ đã thuần đi dạo trên đại lộ lộng lẫy Champs Elysée. Những chuyện đó xảy ra năm 1955, sau khi điệp viên người Mỹ huyền thoại Edward Lansdale đặt chân tới Sài Gòn. Với mục tiêu hất người Pháp ra khỏi thuộc địa của họ và trợ giúp xây dựng một chính quyền trung thành với Hoa Kỳ, Edward Lansdale cho mở một chiến dịch tấn công Bình Xuyên. Quân đội Việt Nam khi đó đã phải chiến đấu giành từng căn nhà với Bảy Viễn ở Sài Gòn. Quân số tham gia trận đánh kéo dài một tuần này nhiều hơn số quân tham chiến trong trận Tết Mậu Thân 1968 sau này. Có 500 người chết, 2000 người bị thương và khoảng 20.000 người khác mất nhà cửa. Cuộc đối đầu gián tiếp này giữa Pháp và Hoa Kỳ chính là dấu mốc cho cuộc chuyển đổi từ Cuộc chiến Đông Dương I sang Cuộc chiến Đông Dương II.

Phạm Xuân Ẩn từng nói rằng mọi ngón nghề tình báo ông biết được là đều từ Edward Lansdale. Lansdale chính là người đỡ đầu của ông Ẩn khi ông Ẩn bắt đầu nghề điệp viên quân sự và cũng chính Lansdale đã khuyên ông Ẩn đi Hoa Kỳ học nghề báo. Vì Rừng Sát có ý nghĩa quan trọng đối với cả những nhà thực dân lẫn những người cộng sản, những quân đạo tặc và giới tình báo, nên tôi đã thu thập rất nhiều tư liệu để xem lại vị trí của nó trong lịch sử Việt Nam. Chính đó là lý do tại sao tôi cảm thấy rất không vui khi nhìn thấy một chú thích ghi rằng: “Tác giả đã lầm.”

Đó không phải là Rừng Sát mà là Rừng Sác, ông Long nói. Nhưng như vậy là đã biến Khu rừng đầm lầy của những sát thủ (Swamp of the Assassins) trở thành Khu rừng của những bụi cây ở ven biển (Forest of Seacoast Shrubs) mất rồi. (khu) Rừng trong tiếng Anh là forest nhưng khi nói đến rừng ngập mặn trên vùng đất lầy thì nên gọi là swamp. Còn Sát là một từ Hán-Việt, nghĩa là giết (kill) như trong từ ám sát (to assassinate). Chính quyền vừa rồi đã đặt lại tên là Rừng Sác vì chính quyền nói rằng cái tên này chưa bao giờ được là tên đúng. Tại sao chính quyền lại cố nhấn mạnh tới chuyện này? Chính quyền giải thích rằng vì người Việt ở miền Nam đã làm sai lệch ngôn ngữ của đất nước và họ đã vô thức nói sai như thế từ hàng trăm năm nay. Với những từ có chữ tận cùng là “t” thì người Nam cũng phát âm giống những từ có chữ tận cùng là “k” hoặc “c”. Vì vậy, Rừng Sác đã bị biến nhầm thành Rừng Sát là vì người Nam không thể phát âm đúng và họ thường bị nhầm giữa các từ có cùng âm như nhau. Không nghi ngờ gì nữa, giới chức cộng sản, đằng sau việc đặt lại tên đó, đã rất nhạy cảm về việc đã từng sử dụng Rừng Sát làm căn cứ trong cuộc chiến với Mỹ. Nên họ không muốn bị đánh đồng với những sát thủ ẩn nấp trong vùng đầm lầy của rừng ngập mặn đó.

Thực ra vấn đề có thể được hóa giải hay hơn bằng cách nói rằng thôi thì trước đây vùng này được gọi là X nhưng nay đã được gọi là Y, thế là xong. Nhưng các nhà kiểm duyệt Việt Nam không làm như vậy. Vì họ có một cách nhìn toàn trị đối với lịch sử. Họ muốn xuyên lại thời gian để vặn chỉnh lại những sai sót của quá khứ cho phù hợp với hiện tại. Thậm chí nếu như phải trích dẫn trao đổi, Bảy Viễn và Lansdale hẳn sẽ bị buộc phải nói về khu rừng ven biển thay vì Rừng Sát. Có thể hình dung ra biết bao văn bản, phát biểu bị bóp méo được sinh ra từ việc đưa các di lệch niên đại cùng các thuật ngữ cộng sản vào tư liệu lịch sử. Do vậy, chẳng có cách nào khác tôi buộc phải bắt tay vào một chiến dịch nhằm chứng minh: “Biên tập viên sai”.

Tôi gửi cho ông Long nhiều bản đồ của Pháp và Việt Nam, trong đó có một bản đồ Việt Nam in năm 1955 về các kế hoạch tấn công quân Bình Xuyên. Tôi lại gửi thêm các bản đồ từ Trung tâm Chỉ huy của Hải quân Hoa Kỳ (U.S. Naval Operations) trong khu vực, thêm bản sao tấm giấy khen của Tổng thống Richard Nixon dành cho Nhóm Tuần tra Đặc khu Rừng Sát (Rung Sat Special Zone Patrol Group) và một bản báo cáo của Viện Khoa học Hoa Kỳ về Rừng Sát. Tôi gửi cả bản đồ từ vệ tinh của Google năm 2010 với khu vực được đánh dấu là Rừng Sát. Sau đó tôi còn gửi thêm cả một tấm ảnh chiếc xe bus đang rời thành phố Hồ Chí Minh với điểm đến được ghi rõ là Rừng Sát.

Ông Long thì gửi cho tôi các “dẫn chứng và cứ liệu” của ông ấy, gồm website của Khu Nghỉ dưỡng và Ăn uống Rừng Sác (Rung Sac Resort and Restaurant), một vài bản giới thiệu về các dự án nhà ở có vốn đầu tư, mà tôi nghĩ là của giới quan chức của Đảng tại địa phương. Tôi tiếp tục gia tăng lý luận qua e-mail cho tới khi ông Long viết: “Tôi đồng ý loại hoàn toàn chú thích về Rừng Sát.” Nhưng khi chúng tôi quay sang các chú thích còn lại, ông Long và tôi lại tiếp tục giáp đấu ngay bên lề văn chương. Mọi trao đổi qua e-mail đều trở thành Hành trình Ngược về Rừng Sát và cuối cùng ông Long đề nghị: “loại hết các chú thích sai hoặc những chú thích liên quan tới sai lầm của ông.” Tôi vui vẻ chấp nhận đề nghị này.

Tiếp theo chúng tôi tranh luận về nhan đề sách. Theo tôi “The Spy Who Loved Us” (“Điệp viên yêu chúng ta”) có thể dịch thành “Điệp viên yêu nước Mỹ” (The Spy Who Loved America), hoặc thi vị hơn, “Kẻ thù tuyệt nhất của Mỹ” (America’s Best Enemy), ngoại trừ bị các nhà kiểm duyệt bác bỏ. Ông Long thì diễn giải, “Kẻ thù tuyệt nhất của Mỹ” tốt đấy nhưng hơi nhạy cảm. Tại sao lại là “kẻ thù tuyệt nhất” nhỉ? Phải chăng muốn ám chỉ Phạm Xuân Ẩn không trung thành hoàn toàn với sự nghiệp cách mạng sao? Sau nhiều trăn trở thêm nữa về “lập trường đúng đắn”, ông Long thừa nhận: “vấn đề thực sự rắc rối, phức tạp hơn chúng tôi tưởng.” Sau đó tôi nhận được lời nhắn là “Điệp viên yêu nước Mỹ” (The Spy Who Loved America) vừa bị giới quản lý xuất bản “loại ngay rồi”.

Quãng thời gian này, những người giúp tôi thẩm tra lại bản dịch bông, tất cả họ đều muốn giữ kín danh tính, đã liệt kê được một loạt các câu, các chữ, các đoạn đã bị xóa, xén so với bản gốc. Tôi gửi danh sách đó cho ông Long và nhận được hồi âm: “Tôi đảm bảo với ông là người dịch không bỏ sót một câu một đoạn nào cả. Ông ấy chỉ lưu ý những câu nhạy cảm thôi. Những gì bị sót hay thay đổi là của tôi.”

Tháng Mười 2010, ông Long viết cho tôi nói rằng ông ấy đang “mệt vì dự án này” và đang thấy chán nản vì hai nhà xuất bản nhà nước đã từ chối. Ông Long lúc đó vẫn đang cố có được giấy phép xuất bản từ một nơi thứ ba nhưng mọi người lưu ý ông ấy về việc Đại hội XI của Đảng sắp diễn ra vào đầu năm 2011, “thời điểm nhạy cảm” cho giới xuất bản ở Việt Nam. Đây là lúc tế nhị vì “ai cũng làm cái-không-làm-gì cho đỡ rắc rối”, ông Long viết vậy.

Tháng Mười Hai 2010 ông Long viết cho đại diện của tôi: “Chúng tôi rất hiểu sự nóng lòng của tác giả! Nhưng tình hình ở đây xấu hơn quí vị có thể hình dung. Một nhà xuất bản nhà nước khác vừa từ chối cấp phép cho bản dịch của chúng tôi. Rõ ràng đây là một cuốn sách rất nhạy cảm vào lúc này. Mọi thứ giờ đây đang lơ lửng trước gió.”

Lúc ông Long cho tôi biết lại có thêm một loạt các nhà xuất bản khác từ chối, tôi đã hình dung ra qui trình đó có gì đó tương tự như việc Randam House phải đưa một cuốn sách soi qua một công ty xuất bản của Bộ Quốc phòng Mỹ, và nếu Ban Báo chí của Bộ Quốc phòng không duyệt thì Random House lại phải đưa sang các nhà xuất bản khác thuộc Bộ An ninh Nội địa hoặc của FBI (Cục Điều tra Liên Bang Mỹ). Những cuộc gặp gỡ, quan hệ như thế chắc chắn phải dài dòng và nhục mạ, và, trong một nền văn hóa sính quà cáp như Việt Nam, đương nhiên chúng cũng phải rất tốn kém.

Tôi nín lòng cho hết năm 2011 để cho Đảng Cộng sản Việt Nam đảo xong ban lãnh đạo mới. Tháng Hai 2012 tôi viết cho ông Long chúc ông một năm Thủy Rồng hạnh phúc và hỏi liệu ông có thể giúp tôi biết danh sách tất cả những cơ quan của chính quyền đã tham gia vào việc kiểm duyệt cuốn sách của tôi không. Một tháng sau, ông ấy viết lại và xin lỗi vì đã bỏ bẵng. Ông Long cho biết đã bỏ việc ở Nhã Nam để đi làm biên tập cho một công ty chuyên xuất bản sách toán cho trẻ em. Tôi thấy nhói lên trong lòng, có thể chính tôi là người đã gây ra sự đổi việc đó. “Về giấy phép xuất bản cho The Spy Who Loved Us”, ông Long viết, “Nhã Nam đang tiến hành và vẫn tiếp tục chờ các nhà xuất bản, không hề dừng lại như ông có thể nghĩ đâu. Tôi vừa mới hỏi và được biết là những người ở Nhã Nam vẫn hy vọng cuốn sách sẽ in được.”

“Về mặt chính thức thì chỉ các nhà xuất bản thuộc nhà nước mới được làm sách in,” Ông Long giải thích. “Vì vậy một công ty sở hữu tư nhân (non-state, phi nhà nước) như Nhã Nam buộc phải tham gia vào hoạt động gọi là liên-kết-xuất-bản để làm sách dưới sự bảo trợ của một nhà xuất bản nhà nước và trả một chi phí xuất bản cho nhà xuất bản (nhà nước) đó.”

“Về mặt luật pháp, ở Việt Nam không có kiểm duyệt,” ông Long tiếp tục, “nhưng các giám đốc, các tổng biên tập các nhà xuất bản đôi khi được yêu cầu phải loại những chỗ nhạy cảm hoặc thậm chí họ rụt rè đến mức không dám xuất bản (như trường hợp của chúng ta đây). Hành động kiểu đó chúng tôi gọi là tự-kiểm-duyệt, và đây chính là nút thắt rắc rối nhất của ngành xuất bản tại Việt Nam.”

Ông Long gửi kèm cho tôi Luật Xuất bản của Việt Nam dày khoảng 22 trang, trong đó có Điều 5.2 quả thật qui định rất rõ ràng và bình dị thế này: “Nhà nước không kiểm duyệt các tác phẩm trước khi xuất bản.” Phần còn lại của luật thì lại dành để qui định ngược với Điều 5.2 vừa nói, ví dụ như liệt kê những thứ bị “cấm trong hoạt động xuất bản. Có cả “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 10), “kích động chiến tranh xâm lược, “truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín, dị đoan hoặc phá hoại thuần phong mỹ tục.” Những điều khoản khác dành cho việc bảo vệ Đảng, quân đội, quốc phòng và những loại bí mật khác của nhà nước. “Xuyên tạc sự thật lịch sử”, đặc biệt là “phủ nhận thành tựu cách mạng” cũng bị cấm.

Ông Long nói với tôi rằng người biên tập mới cho sách của tôi ở Nhã Nam là cô Nguyễn Thị Thu Yến, người đang nhận cả trách nhiệm thương thảo các hợp đồng với nước ngoài. Sau bốn tháng trao đổi qua lại bằng e-mail với nhau, ông Long và tôi đã làm ra được bản dịch bông thứ hai đã sửa và bỏ hết các chú thích, ít nhất như những cố vấn của tôi và tôi đã yêu cầu. Nhưng bản dịch bông này vẫn bị gạt bỏ và bị viết lại ở khoảng vài chục chỗ. Tất cả những gì phê phán Trung Quốc đều bị xóa. Những gì nói tới trại cải tạo, hối lộ, tham nhũng, sai lầm của Đảng Cộng sản và nhiều chủ đề “nhạy cảm” khác cũng thế, bị loại hết. Tiếc thay, bản bông đó của Ông Long cũng sớm bị thay bằng một bản khác – bản được chính thức cấp phép. Một lần nữa, tôi lại hiểu nhầm bản chất của ngành xuất bản Việt Nam. Sau tất cả những tháng ngày như thế cuốn sách của tôi vẫn chưa bị kiểm duyệt xong. Nó vẫn còn đang ở trong vòng tái-kiểm-tiền-kiểm-duyệt, mà công đoạn cạo rửa nghiêm chỉnh những chỗ nhạy cảm trong cuốn sách của tôi lại vẫn còn ở phía trước.

TRAO ĐỔI CON TIN

Tháng Sáu 2012 tôi nhận được e-mail từ cô Thu Yến báo cho tôi biết là: Điệp viên yêu chúng ta (The Spy Who Loved Us) (hoặc với bất kỳ nhan đề nào khác của cuốn sách) cuối cùng đã được duyệt cho xuất bản. Nhà xuất bản Lao Động, thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, vừa đồng ý làm đối tác đồng xuất bản với chúng tôi. Như một bùa chú để làm ngán những nhà kiểm duyệt kém thế lực hơn, Lao Động sẽ đứng tên trên trang bìa. Nhưng cô Yến thừa nhận thỏa thuận này đi kèm một số nhượng bộ. “Sau một thời gian rất dài xin giấy phép chúng tôi cuối cùng đã có được kết quả tích cực từ Nhà xuất bản Lao Động”, cô Yến kể. “Và để cuốn của ông được xuất bản đã có một số chỗ buộc phải cắt và thay đổi, không có cách nào khác được. Tuy nhiên, lại có những điều hay là họ biên tập rất tốt về tiếng Việt và về văn chương.”

Không có một trang dịch bông nào được gửi cho tôi. Thay vào đó cô Yến mô tả văn bản bị kiểm duyệt. “Vì nội dung trong sách của ông quá nhạy cảm, tôi rất hy vọng ông sẽ xem những thay đổi đó với thiện chí ủng hộ nhất để cuốn sách được tới tay độc giả.”

Cô Yến gửi kèm theo e-mail một tập 12 trang liệt kê ít nhất 333 chỗ bị cắt thêm. Có những câu, những đoạn và có chỗ cả một trang sách mất hẳn. Người ta xén đi từ nhan đề sách cho tới cả những lời tri ân cuối sách của tác giả. Nhiều sự kiện lịch sử và nhiều nhân vật đều bị gạt bỏ. Võ Nguyên Giáp, vị tướng vĩ đại của Việt Nam từng thắng trận Điện Biên Phủ cũng biến mất trong nguồn trích dẫn. Đại tá Bùi Tín, người đã tiếp nhận sự đầu hàng của chính quyền miền Nam Việt Nam năm 1975 cũng bị cạo sạch khỏi bản dịch, cả trong lời cảm ơn cũng biến mất. Những chỗ tả cuộc tương tác của Phạm Xuân Ẩn với Đảng, quân đội, Trung Quốc và công an cũng bị loại hết. Cả những chỗ chỉ nhằm bông đùa hay một chút giễu cợt cũng bị cấm.

“Ông không thể viết sự thật ở Việt Nam được đâu,” một cố vấn của tôi nói thế, đó là một cựu giáo sư văn chương hiện đang sống tại Hoa Kỳ. “Đất nước tôi đã mất cho sự dối trá rồi. Chủ điểm trong sách của ông là về một con người nhưng giờ đây đã bị loại hết tất cả các chi tiết đã làm cho nó thành một câu chuyện đặc biệt và hấp dẫn.”

“Những người cộng sản rất muốn những người như ông phát ngôn. Vì những luận điệu tuyên truyền của họ sẽ trở nên thật hơn nếu lại do một người phương Tây viết. Ông đang bị họ sử dụng như một công cụ thôi. Ông có thể phản đối và thỏa thuận những thứ trông có vẻ là những nhượng bộ nhỏ. Nhưng cuối cùng họ sẽ thắng. Họ vẫn luôn thắng”, bà giáo sư cảnh báo tôi.

“Ngay cả ngôn từ trong bản dịch này cũng không đẹp. Nó có vẻ mù mờ chứ không sáng rõ. Nhiều từ lại mượn của Trung Hoa. Những từ khác thì lại là những chữ mà người Pháp gọi là langue de bois- lưỡi gỗ, thứ sáo ngữ của loài chính trị vẹt. Họ dùng những từ ngữ như thế là vì người cộng sản cho rằng họ là người ở bề trên. Họ muốn kiểm soát tất cả, kể cả các suy nghĩ của ông.”

“Có quá nhiều thứ trong sách làm cho các nhà kiểm duyệt không thích nên họ phải cắt, cắt và cắt.” Bà giáo sư nói thế khi so bản dịch bông của Lao Động với bản bông của ông Long và nói thêm: “Tôi quá đau đầu chỉ vì xem bản dịch này.” Phạm Xuân Ẩn không được phép “yêu” nước Mỹ hay “yêu” cái thời gian ông ta học báo ở California. Ông ta chỉ được phép “hiểu” nước Mỹ thôi. Câu nói dí dỏm mà tinh tế của ông Ẩn rằng ông ấy chưa bao giờ muốn trở thành một điệp viên và xem nghề đó là “công việc của lũ chó săn” cũng bị biến. Câu ông Ẩn nói ông đã sinh vào thời điểm lịch sử bi thảm của Việt Nam với một khí quyển toàn mùi tráo trở, cắt. Tuần lễ Vàng do Hồ Chí Minh tổ chức năm 1946 để có đủ của hối lộ cho quân đội Trung Hoa rút khỏi Bắc Việt, xóa.

Họ cũng không cho phép gia đình Phạm Xuân Ẩn “đã di cư từ Bắc vào Nam”. Cả ông Ẩn cũng vậy, không được phép là người đã Nam tiến – một sự kiện lịch sử của người Việt tiến xuống phương Nam diễn ra trong mấy trăm năm xuôi theo dãy Trường Sơn để khai khẩn, chiếm đóng những vùng đất trước đó là nơi sinh sống của người Thượng, Chăm, Khmer và nhiều dân tộc thiểu số khác. Những khen ngợi văn học Pháp, biến mất. Ông Ẩn cũng không được phép nói chính nước Pháp đã tạo ra diện mạo hiện đại cho Việt Nam. Mô tả của ông Ẩn về chủ nghĩa cộng sản như một lý tưởng hão huyền, một khát vọng không thể thực hiện được, cắt. Lời khen của ông Ẩn về Edward Lansdale là một điệp viên vĩ đại đã dạy cho ông Ẩn bí quyết nghề tình báo, cắt. Suốt cuốn sách, sự hung hãn của miền Bắc bị làm nhẹ đi, còn sự man khai của miền Nam bị cường điệu thêm. Người cộng sản luôn luôn đi đầu và nhân dân hồ hởi theo sau. Chỗ Phạm Xuân Ẩn cố gắng phân biệt giữa đấu tranh giành độc lập cho Việt Nam và đấu tranh vì chủ nghĩa cộng sản – cắt.

Chúng tôi mới chỉ xem tới trang số 38, thì bạn tôi nói. “Họ muốn giết cuốn sách này. Họ không thích cuốn sách của ông một chút nào.” Các bàn luận về chính sách ruộng đất, sở hữu tập thể của cộng sản – cắt. Người cộng sản nay không còn phải chịu trách nhiệm về vụ phục kích giết chết người thầy thời trung học của Phạm Xuân Ẩn vào năm 1947 nữa. Thay vào đó là “có một cuộc phục kích” do những kẻ vô danh thực hiện. Chuyến thăm Việt Nam của John F. Kennedy và em trai ông là Robert năm 1951, cắt. Những chỉ dẫn về biển đảo, các mỏ dầu ngoài khơi đang tranh chấp với Trung Quốc, cắt. Những chỗ nói về quân đạo tặc Bình Xuyên từng chiến đấu cho cộng sản trước khi chuyển thành đối kháng, cắt. “Những con người này càng ngày càng hoang tưởng.” bà giáo sư ngao ngán.

Cũng có rất nhiều lỗi dịch do những biên tập viên Việt Nam của tôi đã, hoặc hiểu lầm hoặc cố tình không hiểu. Ví dụ, ghost writer (người viết thuê giấu mặt), betrayal (phản bội), bribery (hối lộ), treachery (phản trắc), terrorism (khủng bố), torture (tra tấn), front organizations (tổ chức bình phong), ethnic minorities (các nhóm sắc tộc thiểu số), và reeducation camps (trại cải tạo). Họ không cho phép nói rằng người Pháp đã dạy cho người Việt nhiều thứ. Hay Việt Nam chưa bao giờ tạo ra người tỵ nạn. Nó chỉ sinh ra những người định cư ở nước ngoài. Những ám chỉ chủ nghĩa cộng sản là “thần thất bại”, cắt. Chỗ Phạm Xuân Ẩn tự mô tả mình là người có một bộ óc Mỹ ghép với cái thân Việt Nam, gạch. Phân tích của ông Ẩn về lý do và cách người cộng sản thay thế nhà nước cảnh sát của Ngô Đình Diệm bằng một nhà nước cảnh sát của chính họ, cắt.

Câu chuyện về nạn nhân người Mỹ đầu tiên trong cuộc chiến Việt Nam, Peter Dewey sĩ quan OSS (Office of Strategic Services – tiền thân của CIA) đã vô tình bị cộng sản ám sát năm 1945, biến. Các sĩ quan quân đội Việt Nam cũng bị loại ra khỏi các chiến dịch. Không được mô tả cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân như một thất bại quân sự. Viết là chó bị thui sống cũng không được nốt. Những táy máy tình dục, nhân tình nhân ngãi, lang chạ hay cưỡng hôn đều phải biến khi quan chức cộng sản có mặt. Những cảnh Sài Gòn ngay sau khi cuộc chiến kết thúc, về thiếu thốn lương thực, về tình trạng an ninh siết chặt, cũng mất. Ngay cả lệnh cấm chọi gà cũng không được đả động. Sự kiện Thuyền nhân bỏ nước ra đi sau 1975, xóa. Việt Nam chiến tranh với Cambodia năm 1978, bỏ. Việt Nam chiến tranh với Trung Quốc năm 1979, xóa. Mong ước cuối cùng của Phạm Xuân Ẩn là được hỏa táng, đem tro hài rải xuống sông Đồng Nai, cắt. (Thay vào đó, ông Ẩn khi chết đã được một tang lễ cấp nhà nước với bài điếu văn ca tụng do người đứng đầu tình báo quân đội đọc). Khi chúng tôi xem đến phần cuối thì phát hiện ra toàn bộ các trang ghi chú và ghi nguồn đều bị bỏ hết. Rồi mất cả những trang thuộc phần chỉ mục (index), nơi có rất nhiều từ hẳn sẽ phải đổi thành nghĩa ngược lại nếu vẫn được giữ lại.

“Ơn Trời, thế là chúng ta đã xong,” bạn tôi nói. “Việc này đã khiến tôi có nhiều đêm hãi hùng, bạc cả tóc.”

Bản dịch bông của Lao Động đúng là một đánh đố. Phải xử sự sao đây với một chuyện vô đạo thế này? Các cố vấn gợi ý cho tôi hai giải pháp. Một, vứt phắt dự án này đi. Hai, tiến hành một cuộc mặc cả trao đổi con tin. Nhã Nam và Lao Động sẽ được phép tiếp tục xuất bản cuốn sách nhưng chỉ với điều kiện là phải đưa cho tôi bản dịch và bản dịch này sẽ được phục hồi như nguyên bản và sẽ được công bố trên Internet.

Để chuẩn bị cho những đàm phán này, tôi phải xem lại hợp đồng đã ký với Nhã Nam ba năm trước. Nhà xuất bản chỉ được phép có những “thay đổi nhẹ so với văn bản gốc” và các thay đổi này “không được làm biến hẳn nghĩa hoặc gây ra sự thay đổi trầm trọng cho văn bản” Tôi cũng yêu cầu đại diện của tôi ở New York nói với đại diện phụ của chúng tôi ở Bangkok cảnh báo cho Nhã Nam biết là họ đang vi phạm hợp đồng khi lấy một tác phẩm tuyên truyền thay vào bản dịch.

Cùng với việc trả cho tôi tiền bản quyền dịch – việc đã bị trì hoãn vì “sơ suất ngoài ý muốn” – Nhã Nam bắt đầu rà soát lại những chỗ “phải cắt và thay đổi một cách bất đắc dĩ”. Họ đã định đặt nhan đề cho sách là “Điệp viên hoàn hảo” (Perfect Spy) nhưng bây giờ cô Yến đã đồng ý dùng lại nhan đề trước đây do ông Long và tôi đã thống nhất. “Việc bản dịch này bị kiểm duyệt là điều cả hai bên chúng ta đã trông thấy ngay từ ban đầu.” Cô Yến đã viết như thế cho đại diện của tôi vào tháng Bảy 2012. “Mức độ bản dịch bị kiểm duyệt có thể đã gây sốc cho tác giả (và cả chúng tôi nữa). Nhưng chúng tôi là người ở đây, luôn đang sống ở đây, chúng tôi hiểu tình trạng của đất nước chúng tôi. Chúng tôi đã đi gặp cả thảy bảy nhà xuất bản khác nhau của nhà nước nhưng cuối cùng chỉ có Nhà xuất bản Lao Động cho chúng tôi giấy phép kèm theo yêu cầu phải cắt và thay đổi nhiều chỗ.”

Việc tôi hủy bỏ hợp đồng xuất bản sẽ là “giải pháp giải thoát dễ dàng nhất,” như cô Yến viết, nhưng “điều này không công bằng cho chúng tôi, cho những ý định trung thực của chúng tôi. Chúng tôi sẽ rất thất vọng nếu điều đó xảy ra.” Cô Yến kết luận.

Những bàn thảo về trao đổi con tin cũng không suôn sẻ. Cô Yến đòi được quyền kiểm duyệt cuốn sách sẽ được công bố trên Internet, nghĩa là bành trướng sự kiểm duyệt của Việt Nam ra toàn cầu. Nhưng rồi cô ấy cũng rút yêu cầu xuống còn: bản dịch đầy đủ chỉ được công bố trên mạng sau khi cuốn sách ở Việt Nam ra đời được sáu tháng. Chúng tôi cũng thống nhất với nhau sẽ có một câu khuyến cáo được in trên trang bản quyền như thế này: “Đây chỉ là bản dịch một phần của The Spy Who Loved Us. Những phần khác đã bị lược bỏ hoặc bị thay đổi.”

Khoảng cuối năm, khi tôi còn chờ bản dịch bông mới để xem lại và lúc này giấy phép xuất bản cũng sắp hết hạn, cô Yến viết cho tôi: “Tại sao ông lại đồng ý làm việc với Nhã Nam trong khi ông không tin tưởng biên tập viên Việt Nam của ông?” Chúng tôi không đáng tin bằng các bạn của ông, sao?” Tôi hình dung những ngón tay có những chiếc móng tay sơn của cô ấy đang cào lên bàn phím: “Chúng tôi không muốn nghe thêm những ý kiến từ bên ngoài nữa đâu. Thế là không chuyên nghiệp.”

Tháng Sáu 2013 cô Yến gửi e-mail cho tôi thông báo rằng Nhã Nam vẫn đang cố gắng lấy giấy phép (vì giấy phép trước đó đã hết hạn) và cô ấy hy vọng sẽ sớm báo tin vui. Cô ấy thừa nhận là những người vừa đọc cuốn sách đã “hãi hùng” dự án này. Tuần sau đó tôi nhận được lời đề nghị kết “bạn” của cô Yến trên Facebook.

KHÔNG CẦN GIẾT

Qui trình kiểm duyệt ở Việt Nam đã được nhà báo Việt Nam Phạm Đoan Trang mô tả trên blog vào tháng Sáu 2013 và trích đăng trên tờ The Irrawaddy Magazine. Cô Trang cho biết hàng tuần, “ở Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và ở Thành phố Hồ Chí Minh thì bộ phận phía Nam của ban này lại triệu tập một cuộc họp ‘định hướng’ với lãnh đạo của những tờ báo lớn trong nước”. “Không phải là ngẫu nhiên khi tất cả các lãnh đạo báo đều là đảng viên. Quan chức Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Công an cũng có mặt… Tại các cuộc họp này, ai đó ở Ban Tuyên giáo sẽ đánh giá hoạt động của các tờ báo trong tuần vừa qua, biểu dương tờ nào biết phục tùng, khiển trách và đôi khi phạt những tờ nào đi chệch hướng.”

Những chỉ thị dành cho các “các đồng chí biên tập, lãnh đạo báo chí” trong các cuộc họp như thế đôi khi cũng bị rò rỉ ra và đăng trên mạng blog – những diễn đàn online ngày càng giúp người Việt biết thêm được nhiều tin tức. Chính qua đó dân tình mới biết rằng báo chí không được đưa tin về các ứng cử viên chính trị độc lập, thí dụ như nữ diễn viên Hồng Ánh; không được gọi nhà hoạt động bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ, người bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”, là “Tiến sĩ Vũ”. Thông tin về sự cố khách du lịch nước ngoài chết trong một vụ đắm tàu ở Hạ Long, về quyết định xây nhà máy điện hạt nhân của chính phủ Việt Nam, về việc Trung Quốc khai thác bauxite từ một mỏ khoáng sản lớn ở dãy Trường Sơn cũng bị ỉm đi.

Các cuộc họp hàng tuần như thế được giữ bí mật, còn các trao đổi, chỉ thị khác trong tuần thì được thực hiện theo cách gặp trực tiếp hoặc qua điện thoại. “Do không có bằng chứng vật chất nào về những định hướng như thế, cho nên khi bị chỉ trích là bịt miệng báo chí về chuyện này chuyện nọ, các quan chức của Bộ Thông tin Truyền thông có thể trả lời một cách rất nghiêm túc rằng Việt Nam bị ‘các thế lực thù địch’ vu khống, bôi nhọ”, nhà báo Trang viết. Nhưng những phủ nhận như thế đã bị lố khi một băng ghi âm bí mật một cuộc họp chỉ đạo đã được BBC cho phát vào năm 2012.

Ban Tuyên giáo coi truyền thông Việt Nam là “tiếng nói của các tổ chức Đảng, các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội.” Quan điểm này đã được pháp điển hóa trong Luật Truyền thông. Luật này yêu cầu các nhà báo “tuyên truyền đường lối và chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, và những thành tựu của đất nước và thế giới về văn hóa, thành tựu về khoa học và kỹ thuật” của Việt Nam.

Nhà báo Trang kết thúc bài viết của mình bằng một nhận định hài hước và chua chát: “Việt Nam không nằm trong số các nước nguy hiểm đối với nhà báo,” cô nói. “Nhà nước không cần phải giết nhà báo để có thể kiểm soát truyền thông, bởi vì nói chung, các nhà báo có thẻ của Việt Nam không được phép làm việc gì để đến mức phải bị giết.”

Một người khác cũng có nhiều hiểu biết về tình trạng kiểm duyệt ở Việt Nam là David Brown, một cựu nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ đã từng quay lại Việt Nam làm biên tập viên (copy editor) cho trang điện tử tiếng Anh của một tờ báo Việt Nam. Trong bài viết trên Asia Times tháng Hai 2012, Brown cho biết “Các lãnh đạo biên tập và xuất bản (trong tờ báo của ông Brown) đã phải cùng họp với Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng vào thứ Ba hàng tuần. Ở đó họ và những đồng nghiệp đồng cấp từ các báo khác được cảnh báo về những ‘chủ đề nhạy cảm’.”

Brown cho biết có những vùng “điện-cao-thế-báo-chí”, báo của ông không được phép đụng tới. Những chủ đề húy kỵ đó gồm các tin không đẹp cho Đảng Cộng sản, chính sách của chính phủ, chiến lược quốc phòng, quan hệ với Trung Quốc, quyền của các nhóm thiểu số, quyền con người, dân chủ, các cổ xúy cho chính trị đa nguyên, các thông tin về các sự kiện cách mạng ở các nước cộng sản khác, sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, và các câu chuyện về người tỵ nạn Việt Nam. Một chủ đề mà báo của ông Brown được cho phép viết là vấn đề tội phạm. Báo chí Việt Nam không phải là không có tý răng nào cả, ông Brown nhận định. Thực tế thì nhà báo có thể rất hữu dụng cho chính quyền trong việc lật tẩy các tham nhũng, tội ác ở cấp thấp. “Muốn có độc giả họ phải lao vào các vụ xì-căng-đan, truy tìm các ‘tệ nạn xã hội’ và phải giành lấy phần thắng về mình bằng mọi cách. Tham nhũng các kiểu, ít nhất ở địa phương, là một chủ đề nhà báo có thể tự do phản ánh.”

Một chuyên gia khác về kiểm duyệt ở Việt Nam là cựu phóng viên BBC Bill Hayton, người đã bị trục xuất khỏi Việt Nam năm 2007 và vẫn bị cấm cửa. Viết trên tạp chí Forbes năm 2010, Hayton cho biết những giới hạn trong lĩnh vực chính trị ở Việt Nam nằm ở Điều 4 Hiến pháp: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội..” Tất cả những điều đó có thể diễn tả lại thế này: cái gì Đảng muốn, Đảng sẽ lấy, cái gì Đảng sợ, Đảng sẽ triệt. “Việt Nam không có truyền thông độc lập hợp pháp. Mọi cơ quan xuất bản đều thuộc nhà nước hoặc của Đảng Cộng sản.” Bill Hayton kết luận.

Để chúng ta không nghĩ rằng nền văn hóa Việt Nam đã bị đông cứng ngay tại chỗ, các nhà báo Trang, Brown, Hayton và những nhà quan sát khác nhắc chúng ta rằng luật chơi vẫn đang liên tục biến đổi và được tái diễn giải. “Việt Nam… thuộc một trong những xã hội khát vọng nhất và năng động nhất trên hành tinh này,” ông Hayton nhận xét. “Đó là nhờ sự thăng bằng kỳ lạ giữa sự kiểm soát của Đảng và sự thiếu kiểm soát –đã nhiều lần tự biểu hiện bằng hiện thực phá rào ở Việt Nam.” Chừng nào bạn “không thách thức trực diện Đảng hoặc không chọc quá sâu vào tham nhũng tầng cao, biên tập viên và nhà báo có thể cứ gối cao mà ngủ.” Bill Hayton khẳng định.

Nhưng trong một số tình huống, ngay cả các nhà báo bới sâu vào vụ việc vẫn có thể yên ổn, tùy vào việc ai kiểm soát sự rò rỉ thông tin và nhằm mục đích gì. Qui trình rò rỉ thông tin một cách có kiểm soát như vừa nói đã được Geoffrey Cain, một chuyên gia khác về kiểm duyệt của Việt Nam, nói đến cách đây không lâu. Trong bản luận văn thạc sĩ làm tại Viện Nghiên cứu Phương Đông và châu Phi (School of Oriental and African Studies) thuộc Đại học London, Cain viết là Đảng Cộng sản ở Việt Nam sử dụng nhà báo và nhà văn như một “lực lượng cảnh sát phi chính thức”. Họ giúp chính quyền trung ương giữ các quan chức địa phương trong vòng qui định, hạn chế nhận của đút và tuần tiễu các mặt của đời sống công cộng, nếu không chúng vẫn có thể còn nằm trong bóng tối. Đó là hiện thân của “chế độ độc tài mềm dẻo” với đặc thù là “hàng loạt hành động xuôi, ngược nhau của giới tinh hoa được điều khiển và kiểm soát bằng một công cụ gọi là ‘sự lập lờ’”. Điều thường được mô tả ở Việt Nam như cuộc đấu giữa hai phe “cải cách” và “bảo thủ” thực ra là một phương pháp để cho một xã hội đang ngày càng ngả về phía thị trường có thể “đồng thời vừa có tính trấn áp lại vừa có khả năng đáp ứng, thích nghi.” Với cách diễn giải này, giới nhà báo và blogger đang tự đóng góp vào việc “giữ trật tự phi chính thức” cho những kẻ trục lợi của thị trường tự do.

Các cơ chế “pháp luật” để bắt các nhà báo, các blogger đã đi quá giới hạn hoặc vô tình bước nhầm vào các qui tắc đang thay đổi gồm Điều 88 Luật Hình sự, cấm “làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” và Điều 79 Luật Hình sự, cấm “hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Nhưng còn có nhiều lý do khác để bắt giữ từ “trốn thuế” cho tới “ăn cắp bí mật quốc gia và bán cho người nước ngoài.” (Đây là cáo buộc đã dùng để chống lại nhà văn Dương Thu Hương khi bà gửi bản thảo một cuốn sách của bà cho một nhà xuất bản ở California.)

Các biện pháp trấn áp khác còn nằm trong Luật Báo chí ra đời năm 1990, sửa đổi năm 1999. Luật này bắt đầu bằng tuyên bố “Báo chí ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội” (Điều 1). “Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.” (Điều 2:3). Rồi còn Luật Xuất bản năm 2004, cấm “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, “truyền bá tư tưởng phản động”, và “tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại”

Danh sách các điều luật và qui định còn gồm các nghị định và “thông tư”. Nghị định số 56 về “Hoạt động Văn hóa-Thông tin”, cấm “phủ nhận thành quả cách mạng”, Nghị định số 97 về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và Thông tin điện tử trên Internet”, cấm sử dụng Internet “làm tổn hại đến uy tín của cá nhân và các tổ chức”, Thông tư số 7 của Bộ Thông tin, giới hạn các blog vào “những thông tin mang tính chất cá nhân” và yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến phải thực hiện chế độ báo cáo định kì về người sử dụng “sáu tháng một lần và báo cáo đột xuất theo yêu cầu”, và Dự thảo Nghị định năm 2012 về “Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng”, trong đó yêu cầu các công ty nước ngoài cung cấp thông tin bằng tiếng Việt phải “lọc và loại bỏ những nội dung bị cấm”.

Dự thảo Nghị định năm 2012 này đã được thông qua vào năm sau thành Nghị định 72, nghiêm cấm các blog đưa các “thông tin tổng hợp” và chỉ được đăng các tin tức cá nhân, khiến các cá nhân đưa tin tức hoặc các bình luận chính trị lên mạng thành một việc bất hợp pháp. Tháng Tám 2013 tổ chức Nhà báo Không Biên giới đã lên án Nghị định 72 là “cực kỳ vô lý và hết sức nguy hiểm” và cho rằng Nghị định 72 chỉ có thể thực hiện được bằng “sự theo dõi của nhà nước một cách thường xuyên trên toàn bộ không gian Internet… Mục tiêu trá hình của nghị định này là để cố giữ cho Đảng Cộng sản vẫn giữ quyền lực lãnh đạo bằng mọi giá thông qua việc giữ độc quyền về thông tin và tin tức cho nhà nước.”

Việt Nam đã học rất nhiều kỹ thuật kiểm soát Internet từ Trung Quốc, nước láng giềng phía Bắc. Theo Văn bút Quốc tế (PEN International) Trung Quốc đã bỏ tù hàng chục tác giả, gồm cả người được Giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba. Tương tự Trung Quốc, Việt Nam cũng thuộc hạng gần cuối trong các bảng xếp hạng về tự do báo chí. Freedom House gọi truyền thông Việt Nam là “phi tự do”. Năm 2014 Nhà báo Không Biên giới xếp Việt Nam thứ 174, đứng giữa Iran và Trung Quốc, trong số 180 nước về tự do báo chí. Năm 2013, tổ chức Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) xếp Việt Nam đứng thứ 5 trong số những nước bỏ tù nhà báo nhiều nhất, ít nhất có khoảng 18 nhà báo đang nằm trong tù. Mới đây, lại xảy ra một cuộc trấn áp khốc liệt nhằm vào các blogger và những người phản đối Trung Quốc. Hàng chục người lại vào tù với những bản án lên tới 12 năm. Các nhà hoạt động cổ xúy dân chủ và nhân quyền, những nhà văn, blogger, các phóng viên điều tra, những dân oan phản đối chính sách đất đai, những người chỉ trích, vạch trần các nhũng nhiễu, sai phạm của chính quyền, tất cả đều đang bị lùa vào tấm lưới vét toàn trị mang tên Việt Nam.

(Còn tiếp 1 kỳ)