Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

Từ an ninh Nhật – Úc đến 50 dàn khoan TQ



BBC Việt Ngữ


Một nhóm, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, lập luận rằng Hà Nội cần đứng vững và tiếp tục vận động để Washington trợ giúp. Một phái khác, do TBT Đảng, Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu, chống lại chủ trương đó và kêu gọi để làm sao Bắc Kinh không bị bực bội thêm nữa, và phe của ông ta đã thắng.

Kết quả là, một chuyến thăm dự tính xảy ra trong tháng này của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sang Hoa Kỳ đã bị xếp lại. Về cơ bản, Hà Nội đã đầu hàng. Sẽ không có thêm cuộc biểu tình nào cả, cũng chẳng có chuyện khiếu nại gì lên Liên Hiệp Quốc, không có diễn tập quân sự với Hoa Kỳ và cũng không đi đầu một khối ASEAN thống nhất chống lại Bắc Kinh.

09-07-2014

Nhân chuyến thăm Úc của Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe và các diễn biến tiếp tục tại Biển Đông, BBC Tiếng Việt xin trích đăng một số ý kiến đánh giá cục diện an ninh và chính trị khu vực.

Hugh White, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Úc


Trả lời BBC tiếng Trung về đối thoại chiến lược Mỹ – Trung tuần này ở Bắc Kinh và về chính sách xoay trục sang châu Á của Obama:

Bằng việc dồn ép Philippines và Việt Nam, Trung Quốc đang muốn cho các đồng minh và bạn của Mỹ thấy là Hoa Kỳ không thể tin tưởng được. Bằng hành động đó, Trung Quốc hy vọng sẽ làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Họ đang đánh cược rằng Mỹ sẽ không đối đầu với Trung Quốc.

Người ta có thể hiểu vì sao Bắc Kinh nghĩ vậy. Chúng ta có thể thấy bảng thành tích của Obama ở Trung Đông, rằng Mỹ rất do dự khi quyết định tham gia vào xung đột ở đây, ở Ukraine, và các nơi khác.

Nhưng có rủi ro là suy nghĩ đó có thể sai, bởi lợi ích của Mỹ ở châu Á là rất quan trọng. Ví dụ như nếu họ thất bại trong việc trợ giúp Nhật Bản trong cuộc khủng hoảng ở Senkaku/Điếu Ngư, điều này sẽ làm tổn hại quan hệ của Mỹ với Nhật, cũng như vị trí của Washington tại khu vực.

Trung Quốc có thể đã sai bởi Mỹ có thể muốn trợ giúp Nhật Bản. Đó là lý do vì sao rủi ro đối đầu là khá cao. Chúng ta có một tình huống cổ điển ở đây như hồi năm 1914 (thời điểm Thế chiến thứ nhất diễn ra).

Trung Quốc nghĩ có thể dồn ép bởi Mỹ sẽ lùi bước, còn Mỹ cũng nghĩ có thể dồn ép bởi Trung Quốc sẽ lùi bước. Cả hai có thể đều sai.

Ở châu Á, ông Obama muốn giữ vai trò chủ đạo của Mỹ, và phản ứng lại bất cứ thỏa hiệp nào với Trung Quốc. Đó thực sự là chính sách “xoay trục” của Obama.

Ngay chính giữa của chính sách xoay trục là ý tưởng rằng nước Mỹ phải sử dụng, như lời Obama, tất cả các yếu tố của sức mạnh Mỹ để bảo vệ hiện trạng, không chấp nhận nhượng bộ với Trung Quốc. Tôi nghĩ đó là chính sách sai lầm. Tôi cho là ông ấy không thực hiện nó một cách hiệu quả.

Cuối cùng, chính sách xoay trục đã không đưa lại nhiều sức mạnh Mỹ đến châu Á. Nếu nó làm được, sẽ khó để chỉ đơn giản là chấp nhận thách thức từ Trung Quốc và từ chối thỏa hiệp. Sau cùng, Trung Quốc hiện đang gần có một nền kinh tế lớn hơn Mỹ tính theo ngang giá sức mua (PPP).

Vì thế việc Trung Quốc đối đầu với Mỹ là mối nguy lớn nhất mà Mỹ từng đối mặt.

Về mặt kinh tế, họ mạnh hơn hẳn Liên Xô ngày xưa. Vì thế tôi nghĩ sẽ không thực tế cho chính sách ngoại giao của Obama khi cứ giả định rằng Mỹ có thể duy trì địa vị số một tại châu Á và từ chối thỏa hiệp với Trung Quốc.

Nhưng đó là điều mà Obama đã cố làm. Ông ấy đã thử và thất bại, kết quả là uy tín an ninh của Mỹ tại châu Á đã bị xói mòn.

Tôi nghĩ đó là những thứ mà chúng ta thấy trong việc Nhật Bản lo lắng về tương lai đồng minh của mình. Và đó là thứ đứng phía sau các thay đổi trong chính sách ngoại giao gần đây của Nhật Bản.

Roger Mitton viết trên Myanmar Times


Sang thăm Việt Nam, Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì nói thẳng với lãnh đạo Việt Nam rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục “sử dụng mọi biện pháp có thể” để bảo vệ chủ quyền và hoạt động của dàn khoan dầu, mà theo quan điểm của Bắc Kinh, đang nằm hoàn toàn trong lãnh hải Trung Quốc.

Ông cảnh báo rằng Việt Nam sẽ hứng chịu nặng nề nếu hợp tác với các nước khác, ví dụ như Hoa Kỳ, nhằm chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc hay tham gia cùng Philippines để khiếu nại lên Liên Hiệp Quốc.

Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói thêm “Việt Nam cần phải đình chỉ quấy nhiễu đối với sự tác nghiệp của Trung Quốc, đình chỉ thổi phồng bất đồng, gây ra tranh chấp mới, xử lý và khắc phục tốt hậu quả các vụ bạo lực nghiêm trọng gần đây.”

Đắng ngắt vì bị mắng mỏ, các lãnh đạo Hà Nội đã mở một cuộc họp Bộ Chính trị nữa ngay sau khi ông Dương ra về. Một cuộc tranh luận nảy lửa đã xảy ra.

Ông Edmund Malesky, chuyên gia quan sát Việt Nam tại Đại học Duke, Hoa Kỳ nói:

“Ban lãnh đạo Việt Nam bị giằng xé về quan hệ với Trung Quốc,”

Một nhóm, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, lập luận rằng Hà Nội cần đứng vững và tiếp tục vận động để Washington trợ giúp.

Một phái khác, do TBT Đảng, Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu, chống lại chủ trương đó và kêu gọi để làm sao Bắc Kinh không bị bực bội thêm nữa, và phe của ông ta đã thắng.

Kết quả là, một chuyến thăm dự tính xảy ra trong tháng này của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sang Hoa Kỳ đã bị xếp lại.

Về cơ bản, Hà Nội đã đầu hàng. Sẽ không có thêm cuộc biểu tình nào cả, cũng chẳng có chuyện khiếu nại gì lên Liên Hiệp Quốc, không có diễn tập quân sự với Hoa Kỳ và cũng không đi đầu một khối ASEAN thống nhất chống lại Bắc Kinh.

Trong khi đó, Trung Quốc đã đưa thêm một dàn khoan vào khu vực lãnh hải tranh chấp và nói họ có kế hoạch đưa them khoảng 50 dàn khoan nữa trong những năm tới. Và đó là điều Trung Quốc sẽ làm.

Erin Zimmerman trong bài trên The Diplomat


Có nhiều lợi ích trong việc tăng cường gắn kết với Trung Quốc thông qua các diễn đàn đa phương.

Trước hết, đưa Trung Quốc vào các tiến trình khu vực sẽ tạo ra môi trường gắn kết mang tính xây dựng, khuyến khích Bắc Kinh chứng tỏ ảnh hưởng tích cực của họ đến khu vực.

Thêm vào đó, các nước châu Á nhỏ hơn có thể sử dụng các tiến trình đa phương như Hội nghị Thượng định Đông Á, Diễn đàn Khu vực ASEAN, và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM – Plus) để giảm thiểu ảnh hưởng của Trung Quốc và cho thấy một mặt trận thống nhất về những vấn đề an ninh.

Sự thật là Bắc Kinh đã tăng cường tham gia vào các đối thoại đa phương, mặc dù có quá khứ chống đối điều này.

Nó cho thấy sự cởi mở của Trung Quốc trong việc gắn kết khu vực, xu thế mà nên được khuyến khích bởi tất cả các quốc gia có lợi ích an ninh ở châu Á.

Nói tóm lại, các nhân tố chính trị ở châu Á cần hiểu rõ tình hình chính trị nội địa của Trung Quốc và nhỏ tiếng hơn trong các diễn đàn chung, nếu không họ sẽ làm tăng thêm sự bất ổn mà chính họ muốn tránh.

Các bên nên cho thấy nỗ lực công khai trong việc gắn kết Trung Quốc trong an ninh khu vực nhiều nhất có thể.

Làm như vậy, họ sẽ loại trừ được bất cứ lý do nào Bắc Kinh đưa ra cho những hành động đơn phương, và tránh kích động tình huống nội địa ở Trung Quốc mà dẫn đến cách hành vi khiêu khích.

Không nên im lặng các chỉ trích, nhưng nó nên được đưa ra một cách riêng tư hơn, qua đó cho phép Bắc Kinh phản ứng mà không chịu áp lực của chủ nghĩa dân tộc. Làm như vậy sẽ khiến sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc dễ đạt được hơn.

Celia Hutton, BBC News Blog


Trong quá khứ, lễ kỷ niệm vụ Nhật tấn công Trung Quốc 7/7/1937 (biến cố Lư Cầu Kiều hay Marco Polo Bridge Incident) thường được tổ chức rất nhỏ.

Năm ngoái, truyền hình quốc gia Trung Quốc có chạy hai phút tin mô tả quan chức Đảng Cộng sản ở địa phương đặt hoa ở Lư Cầu Kiều.

Nhưng năm nay, cả một chương trình 90 phút trên truyền hình Trung Quốc về ngày kỷ niệm có mục tiêu gây sức ép lên Tokyo để buộc Nhật xin lỗi về các tội ác chiến tranh, gồm cả chuyện buộc phụ nữ Trung Quốc làm nô lệ tình dục, và vụ thảm sát Nam Kinh năm 1937.

Cả hai nước Trung Nhật cũng vẫn đang dính vào các vụ tranh chấp trong khu vực.

Cả hai đều đang tuyên bố chủ quyền ở các dãy đảo ngoài biển Hoa Đông, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku.

Tuần trước, Nhật Bản đã khiến nhiều người Trung Quốc nhột mình sau khi diễn giải lại hiến pháp cho phép lực lượng vũ trang của Nhật nhiều khả năng tham chiến ở nước ngoài hơn.

Buổi lễ hôm thứ Hai 7/7 là chủ đề chính cho hàng triệu người dùng mạng xã hội Weibo ở Trung Quốc.

Một lời bình điển hình: “Đây là sự sỉ nhục dân tộc mà chúng ta không thể nào quên.”

Hay là câu hỏi: ”Tình hữu nghị Trung – Nhật là cái gì thế?”.

“Sói luôn ăn thịt người, và làm bạn với kẻ thù là một tội ác.”

Trong hàng nghìn lời bình trên mạng, chỉ có một thiểu số rất nhỏ đặt câu hỏi về buổi lễ được truyền hình trực tiếp với 1000 khách gồm các lãnh đạo cao cấp nhất.

“Hãy xem, chính quyền làm gì thế để khuấy động dân chúng? Tạo ra căm giận vì mục tiêu chính trị là điều xấu và sẽ chỉ làm tình hình tồi hơn,” ý kiến trái chiều viết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét