Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Tiến sĩ Trần Công Trục: Ông Dương Khiết Trì sẽ nói gì?



(GDVN) - Quan trọng nhất khi đối thoại, đàm phán với Trung Quốc là Việt Nam cần tiếp tục ngọn cờ độc lập tự chủ, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết.

Từ khi được tin của Bưu điện Hoa Nam ngày 15/6 về việc ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc sẽ sang thăm Việt Nam tham dự hội nghị hàng năm về hợp tác song phương, dư luận rất quan tâm và xôn xao bởi khá nhiều câu hỏi liên quan đến chuyên thăm khá đặc biệt này.





Tiến sĩ Trần Công Trục vạch mặt các "bằng chứng" của Trung Quốc13/06/14 06:15

(GDVN) - Những tư liệu mà phía Trung Quốc gửi tới Liên hợp quốc là cố ý bóp méo sự thật để biện minh cho hành vi sử dụng vũ lực xâm lược quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974.

Ông Dương Khiết Trì cuối cùng có đi Việt Nam không trong khi Trung Quốc vẫn duy trì hoạt đông trái phép của giàn khoan 981, và đặc biệt là họ đã hoàn toàn từ chối thiện chí của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đề nghị đối thoại với những người đông cấp phía Trung Quốc theo cơ chế đã được thỏa thuận từ trước?

Nếu Dương Khiết Trì vẫn đến dự hội nghị hàng năm về hợp tác song phương thì 2 bên sẽ nói gì với nhau về tình hình căng thăng trên biển hiện nay? Liệu có gì khác với quan điểm, lập trường mà 2 bên đã công khai bày tỏ trước dư luận về vụ giàn khoan 981?

Nhiều người mong rằng ông Dương Khiết Trì sẽ đưa ra những tín hiệu mới thể hiện tính cầu thị, trung thực, thiện chí như những gì mà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đã không dưới một lần công khai tuyên bố trước dư luận!

Cuối cùng ông Dương Khiết Trì vẫn đi thăm Việt Nam, điều này đã được xác nhận chính thức. Theo tôi, có lẽ đa số người Việt Nam đánh giá cao quyết định này và với truyền thống mến khách, chân thành và vị tha, người Việt Nam sẽ vẫn chào đón và mong đợi Bắc Kinh sẽ có cách ứng xử tích cực, cầu thị.

Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc.


Trước hết là họ phải biết tôn trọng chân lý, lẽ phải, chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký kết. Tiếp đến là họ nên giữ đúng những điều mình đã cam kết, thỏa thuận nhằm củng cố, duy trì và phát triển quan hệ hữu nghị giữa 2 nước đã trải qua biết bao thử thách thăng trầm trong lịch sử.

Tuy nhiên, với những gì đã diễn ra trong thời gian qua, đặc biệt là từ khi giàn khoan 981 hạ đặt trái phép sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, tàu Trung Quốc lại hung hăng đâm chìm tàu cá Việt Nam trong khi các quan chức ngoại giao nước này không ngừng vu cáo, bôi nhọ Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế, có lẽ mong muốn đó khó có thể trở thành hiện thực.



Ông Dương Khiết Trì sẽ đến Việt Nam, Biển Đông thành tiêu điểm16/06/14 05:50

(GDVN) - "Đây là một phiên họp thường kỳ về hợp tác, nhưng chủ đề chính lần này sẽ tập trung vào các vấn đề trên Biển Đông", Tiến sĩ Trần Trường Thủy nói.

Dư luận đều đã biết, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với ông Dương Khiết Trì hôm 6/5 khi bắt đầu cuộc khủng hoảng mang tên giàn khoan 981. Việt Nam đã lên án hoạt động triển khai bất hợp pháp giàn khoan và cụm tàu hộ tống của phía Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tuy nhiên ông Trì vẫn khăng khăng rằng giàn khoan 981 "hoạt động bình thường trong vùng biển Trung Quốc", đã vậy còn lớn tiếng vu cáo Việt Nam "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc"?!

Từ sau cuộc điện đàm này, mối quan hệ Việt - Trung tiếp tục gia tăng căng thẳng, tàu Trung Quốc nhiều lần liều lĩnh đâm va, phụt vòi rồng công suất lớn vào các tàu thực thi pháp luật Việt Nam. Thậm chí Trung Quốc điều cả tàu chiến, máy bay quân sự tham gia yểm trợ giàn khoan 981 và trực tiếp uy hiếp Việt Nam. Trung Quốc đã từ chối thiện chí của phía Việt Nam đề nghị tổ chức đối thoại/điện đàm giữa lãnh đạo cấp cao hai nước để giảm căng thẳng.

Cho nên, hiện vẫn chưa rõ trong chuyến đi này, ông Dương Khiết Trì có hội kiến với các lãnh đạo cấp cao hơn ngoài Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam hay không, chưa nói đến việc ông ta sẽ có được cách ứng xử xứng tầm, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân 2 nước Việt - Trung hay không.

Tàu Hải cảnh Trung Quốc không chỉ liều lĩnh đâm va mà còn sử dụng vòi rồng công suất lớn phụt thẳng vào các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam gần khu vực giàn khoan 981 hạ đặt trái phép.


Dù sao đi nữa, chuyến thăm của ông Trì sẽ vẫn là hoạt động tiếp xúc cấp cao nhất giữa Trung Quốc với Việt Nam kể từ khi xảy ra vụ giàn khoan 981. Tôi cho rằng, quan điểm của Trung Quốc sẽ không có gì thay đổi. Có chăng, họ vẫn tìm cách vu khống, đe dọa, gây sức ép đối với Việt Nam mạnh hơn, trắng trợn hơn, thô bạo hơn.

Trong tình huống đó, lập trường của Việt Nam sẽ không có gì thay đổi.



Không khởi kiện, Trung Quốc sẽ còn được đà lấn tới03/03/14 06:57

(GDVN) - Cho rằng không kiện Trung Quốc thì họ sẽ xuống nước ở Biển Đông là không có cơ sở thực tế và hết sức nguy hiểm. Kiện lúc này là thích hợp, đúng lúc, cần thiết.

Theo tôi, đầu tiên Việt Nam cần phải khẳng định lại một cách rõ ràng minh bạch rằng: Giàn khoan 981 và một lực lượng lớn tàu thuyền máy bay hộ tống đang hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam theo UNCLOS, hoàn toàn không liên quan gì đến cái gọi là “vùng biển thuộc quần đảo Tây Sa của Trung Quốc”, và càng không phải là một vùng biển tranh chấp. Đây là rõ ràng sự vi phạm trắng trợn quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Các lực lượng chức năng của Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ của mình theo đúng thủ tục quy định của UNCLOS và Luật Biển Việt Nam, không phải là sự tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành đông vi phạm nói trên, rút ngay lập tức và vô điều kiện giàn khoan 981 cùng lực lượng hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp hòa bình giải quyết mọi tranh chấp, trong đó có cả việc đệ trình các nội dung thích hợp lên các cơ quan tài phán quốc tế xét xử theo đúng thủ tục hiện hành.



Vụ đảo hóa Gạc Ma nghiêm trọng, nguy hiểm hơn nhiều lần giàn khoan 98116/06/14 07:32

(GDVN) - Cần nhớ rằng, đây là sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia đối với quần đảo Trường Sa chứ không còn là xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Thứ 2, Việt Nam cần phản đối mạnh mẽ hành vi bất hợp pháp của Trung Quốc biến các bãi đá thành đảo nhân tạo, bao gồm Gạc Ma, Chữ Thập, Tư Nghĩa, Gaven, Su Bi, và Châu Viên ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị họ dùng vũ lực xâm lược và chiếm đóng trái phép từ năm 1988.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, tôn trọng UNCLOS và DOC, không sử dụng bất cứ thủ đoạn nào kể cả dân sự hay quân sự để làm thay đổi hiện trạng khu vực Trường Sa. Điều này không chỉ vô cùng quan trọng đối với Việt Nam mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, tôn trọng và giữ gìn luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS mà Trung Quốc là 1 thành viên ký kết Công ước.

Hoạt động trái phép của Trung Quốc ở một số bãi đá trong quần đảo Trường Sa hiện nay như đã nêu trên còn nguy hiểm và nghiêm trọng hơn nhiều so với vụ giàn khoan, vì đó là sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia, vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế cũng như DOC.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang lợi dụng sự chú ý của Việt Nam và dư luận khu vực, quốc tế vào vụ giàn khoan 981 để tranh thủ biến đá thành đảo bất hợp pháp ở Trường Sa. Ảnh chụp đá Gạc Ma đang bị Trung Quốc đắp nền biến thành đảo nhân tạo do Philippines phát hiện, công bố gần đây.


Thứ 3, theo tôi điều quan trọng nhất khi đối thoại, đàm phán với Trung Quốc là Việt Nam cần tiếp tục ngọn cờ độc lập tự chủ, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết. Mặc dù chúng ta rất chân thành và thiện chí, nhưng cũng cần phải sòng phẳng và rạch ròi, không để những quan hệ hữu nghị viển vông nào đó chi phối, giải quyết vấn đề trên cơ sở Công pháp và thông lệ quốc tế chứ không phải lập trường chính trị.

Trung Quốc vốn có sở trường trong việc biến các vấn đề pháp lý vốn cần sự rõ ràng, minh bạch và công bằng thành các vấn đề chính trị để họ dễ bề lèo lái theo ý họ, mang lại phần lợi cho họ. Kể cả dùng sức ép kinh tế - chính trị - quân sự - ngoại giao để đạt mục đích này họ cũng sẵn sàng, nhưng tôi tin chính nghĩa thuộc về ta.

Chỉ khi chúng ta rõ ràng, sòng phẳng, nói chuyện trên cơ sở luật pháp quốc tế thì chúng ta mới mong nhận được sự ủng hộ, tương trợ cao nhất từ chính nhân dân ta cũng như bạn bè quốc tế, và nhận được sự tôn trọng của chính những người dân Trung Quốc yêu chuộng hòa bình và công lý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét