Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Hải Dương-981 là bình phong cho mưu đồ nguy hiểm hơn của Trung Quốc


Nhiều chuyên gia và học giả cho rằng, việc Bắc Kinh cải tạo đất, xây dựng các đảo nhân tạo là mối đe dọa với an ninh khu vực.

Khi nói về các hòn đảo trên đại dương, mỗi chúng ta thường hình dung ra một điểm nghỉ dưỡng với nắng vàng, cát trắng, biển xanh, các con sóng xô bờ và những cơn gió dường như cũng mang vị mặn của biển.

Tuy nhiên, trong vài tháng qua, khi nói đến những hòn đảo, người ta sẽ hình dung ngay đến căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ đang ngày càng trở nên gay gắt hơn giữa Trung quốc và các quốc gia châu Á khác ở Biển Đông.

Xây đảo để thực hiện mưu đồ thâu tóm Biển Đông

Nhiều nguồn tin cho rằng, Trung Quốc đã vận chuyển vật liệu tới khu vực các rạn san hô và bãi đá ngầm để hiện thực hóa âm mưu tạo ra một số hòn đảo mới ở quần đảo Trường Sa.

Theo giới quan sát, động thái này của Trung Quốc là một trong những nỗ lực để mở rộng tầm ảnh hưởng nhằm tiến tới đạt được yêu sách phi lý về chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông. Đây có thể chỉ là một trong những bước chuẩn bị để Trung Quốc có thể xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như căn cứ quân sự bao gồm cả các trạm radar.

Hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc diễn ra tại các bãi đá và rạn san hô ở quần đảo Trường Sa mà Việt Nam và Philippines đều tuyên bố chủ quyền. Kể từ tháng 4/2014, Philippines đã lên tiếng cáo buộc Trung Quốc cải tạo đất tại 2 rạn san hô. Gần đây nhất, trong tháng 6/2014, Tổng thống Philippines, Benigno S. Aquino III đã lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc đang có các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo ở 2 địa điểm khác.

Hành động này của Trung Quốc cũng khiến các quan chức cấp cao Mỹ lo ngại. Phát biểu tại Đối thoại Shangri-la lần thứ 13 diễn ra tại Singapore vào cuối tháng 5/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã lên tiếng chỉ trích “các hoạt động cải tạo đất tại nhiều địa điểm” của Trung Quốc.

Giới phân tích cho rằng, các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang âm mưu xây dựng sẽ cho phép nước này có địa điểm để đặt các trạm radar giám sát bao trọn khu vực Biển Đông và cũng là căn cứ hậu cần tiếp sức cho các tàu của nước này “tung hoành” trong khu vực. Xa hơn nữa, việc hiện thực hóa yêu sách phi lý ở Biển Đông được cho là một phần trong chiến lược dài hạn của Trung Quốc vươn tới vùng biển Tây Thái Bình Dương.

M. Taylor Fravel một nhà khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts nhận định: “Bằng cách tạo ra sự xuất hiện của các hòn đảo mới, Trung Quốc có thể đang tìm cách tăng cường giá trị của tuyên bố phi lý của mình”.

Các chuyên gia cũng cho rằng, hoàn toàn có khả năng Trung Quốc sẽ vin vào chủ quyền với các hòn đảo mới để tuyên bố vùng đặc quyền 200 hải lý xung quanh mỗi hòn đảo do chính tay họ tạo ra.

Điều này nghe qua dường như phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 nhưng thực tế không phải vậy bởi những đảo họ tạo ra không hội đủ điều kiện làm cơ sở để xác định chủ quyền theo các quy định của Công ước trên.

Trung Quốc trắng trợn vi phạm DOC

Tháng trước, trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh trắng trợn cho rằng, họ có quyền xây dựng ở quần đảo Trường Sa vì đây là lãnh thổ của Bắc Kinh. Bà Hoa nói: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Nam Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam)”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét