Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

KIỆN TRUNG QUỐC RA TOÀ QUỐC TẾ - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Nguồn: Facebook Đỗ Minh Tuấn

Trần Cao Sơn (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN)

"Người Trung Quốc có nguyên tắc tư tưởng chung là: Không cần phải quá quyết liệt trên chiến trường, nhất là khi đương đầu với một dân tộc anh hùng. Cứ tập trung cao độ với nhóm người đại diện trên bàn đàm phán, sử dụng mọi chiêu thức hạ gục đối phương và đưa đối phương phải cầm bút ký vào những văn bản bất bình đẳng, có lợi cho Trung Quốc. Nhóm người ngồi trên bàn đàm phán và người đang ngồi chỉ đạo ở nhà bao giờ cũng là con số ít, có thể tìm hiểu cặn kẽ chi tiết mọi kẽ hở, mọi sở trường, sở đoản, thậm chí cả những sở thích cá nhân của những cá thể này để đưa họ vào những cái bẫy mà họ không biết. Họ sẽ ký mà chỉ nhận ra sự mất mát đau đớn sau khi văn bản có hiệu lực pháp lý và đã công khai trước thế giới."

CƠ HỘI ĐẾN, ĐỪNG BỎ LỠ

Nếu để Biển Đông rơi vào tay Trung Quốc, thì đó không chỉ là thảm họa cho Việt Nam, mà là thảm họa của cả khu vực, thảm họa của cả nhân loại. Nếu để Đài Loan rơi vào tay Trung Quốc, đấy cũng là thảm họa của nhiều quốc gia, của nhân loại ,không phải chỉ riêng người Đài Loan

Nước Mỹ cũng trở thành nạn nhân khổng lồ của Hai thảm họa này.

Hoa Kỳ đã nhận thức được những sai lầm của” Thông cáoThượng Hải “1972 và những thỏa thuận Trung – Mỹ mà họ đã thực hiện với Bắc Kinh những năm sau đó, trong đó đáng chú ý là sự kiện Hoàng Sa 1974. Hoa Kỳ đã nhận thấy trách nhiệm của mình. Đó là sai lầm to lớn, sai lầm chết người . Nhưng vẫn còn cơ hội cho sự sửa sai. Kiện Trung Quốc ra Toàn án Quốc tế để trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam là việc làm chính đáng, đúng luật pháp, đúng đạo lý. Đây không chỉ là vì quyền lợi và nguyện vọng của Việt Nam , mà còn là quyền lợi và nguyện vọng của nhiều quốc gia có liên quan, trong đó có Hoa Kỳ.

Hy vọng Hoa Kỳ sẽ làm hết sức mình vì quyền lợi chính đáng này.

Hoàng Sa là đất đai của Việt Nam. Ông cha ta đã đổ xương trắng máu đào, vượt giông trời bão biển, chịu thủy quái hải tặc suốt nghìn đời để gây dựng và giữ gìn. Chúng ta không có quyền để nó nằm trong tay ngoại bang .Chúng ta có đầy đủ cơ sở, có đầy đủ khả năng để chiến thắng trong cuộc đấu pháp lý. Bao gồm:
-Các bằng chứng lịch sử
-Sự công nhân của Đại Hội đồng Liên hiệp quốc 1951
-Hiệp nghị Jenefve 1954 về Đông Dương mà Trung Quốc là một bên ký kết

Xin hãy đừng lừng khừng do dự. Biện pháp đầu tiên hay cuối cùng thì cũng phải lấy mục tiêu cơ bản là giành lại Hoàng Sa đã bị Trung Quốc cưỡng chiếm , giành lại Biển Đông cho chủ nhân đích thực của nó, cho những người đáng được hưởng.
Đây là cơ hội lớn . Nễu bỏ lỡ, cả dân tộc sẽ lại phải ân hận.

“MẬT ĐÀM TRUNG - VIỆT” : NHỮNG THÁCH THỨC LỚN

Câu hỏi lớn đặt ra: Ai sẽ là người đủ tư cách trước cuộc chiến tranh pháp lý cam go này? Đó phải là người đủ tài năng, đủ bản lĩnh và biết đặt lợi ích dân tộc lên tối thượng

“Đặt quyền lợi dân tộc lên tối thượng” , câu nói nghe dễ nhưng thực ra không đơn giản chút nào với bất cứ ai khi phải đứng trước đối tượng giàu thủ đoạn và ma thuật trong phương cách ngoại giao.

Đất nước ta do Đảng CSVN lãnh đạo. Mọi bước đi , mọi quyết định đều không được công khai trước nhân dân để có dư luận tham vấn. Những cuộc mật đàm thường chỉ diễn ra với một số người ở cấp cao. Khi hiệp định , hiệp ước ký xong thì nhân dân mới biết. Nhân dân là người đi đầu trong chiến đấu hy sinh ở chiến trường, nhưng lại là người biết sau cùng những hệ lụy của hiệp định, hiệp ước. Sự đúng sai, thua thắng, được mất sau đó mới lộ ra. Những hậu quả của nó thì cả dân tộc phải gánh chịu.

Người Trung Quốc có nguyên tắc tư tưởng chung là: Không cần phải quá quyết liệt trên chiến trường, nhất là khi đương đầu với một dân tộc anh hùng. Cứ tập trung cao độ với nhóm người đại diện trên bàn đàm phán, sử dụng mọi chiêu thức hạ gục đối phương và đưa đối phương phải cầm bút ký vào những văn bản bất bình đẳng, có lợi cho Trung Quốc. Nhóm người ngồi trên bàn đàm phán và người đang ngồi chỉ đạo ở nhà bao giờ cũng là con số ít, có thể tìm hiểu cặn kẽ chi tiết mọi kẽ hở, mọi sở trường, sở đoản, thậm chí cả những sở thích cá nhân của những cá thể này để đưa họ vào những cái bẫy mà họ không biết. Họ sẽ ký mà chỉ nhận ra sự mất mát đau đớn sau khi văn bản có hiệu lực pháp lý và đã công khai trước thế giới.

Ta có thể nhìn lại lịch sử: Nhân dân Việt Nam đánh Pháp, xương trắng máu đào ròng rã chín năm, làm nên Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Nhưng người soạn thảo văn bản Hiệp Định Jenève 1954 về Đông Dương lại là Trung Quốc và Chu Ân Lai. Trưởng đoàn đàm phán của ta lúc ấy là Ông Phạm Văn Đồng không chủ động được các nội dung Hiệp định. Ngay kể cả yêu cầu tối thiểu về vùng giải phóng Lào nên như thế nào có lợi cho cách mạng Lào cũng là do Chu Ân Lai quyết định. Hai vùng giải phóng Phong - sa - lì giáp Trung quốc và Xiêng – Khoảng cách biệt nhau bằng một vùng thuộc phía ông Hoàng thân Xu- pha - na - phu -ma kiểm soát, rất bất lợi cho cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào. Nhưng chúng ta đành phải chấp nhận. Vì quá tin tưởng vào Trung Quốc nên mới phải chịu cảnh đất nước chia đôi Nam - Bắc. Hai mươi năm hy sinh, xương cao như núi, máu nhiều như sông , mới lại thống nhất được tổ quốc. Cái giá phải trả cho sự sai lầm và yếu kém của ta và sự thao túng của Trung quốc trong Hiệp định Jenève là vậy đấy.

Thế mà sau khi đất nước vừa giành được độc lập thì Biên giới Tây – Nam đã đầy bóng xâm lăng. Ai đứng đằng sau quân Khơ me đỏ? Đau đớn hơn, năm 1979, sáu mươi vạn quân Trung Quốc tràn sang Việt Nam xâm lược gây bao nhiêu đau thương cho nhân dân.

Thế mà năm 1990 lại có cuộc gặp Thành Đô để lôi về 16 chữ vàng. Trung Quốc đã biến Việt Nam thành một cái chợ xài hàng đổ đi. Việt nam tiếp tục bị lệ thuộc. Có thể nói trong lịch sử quan hệ Trung – Việt, chưa bao giờ Việt Nam chịu sự khống chế và bị lệ thuộc Trung Quốc nhiều như mấy chục năm trở lại đây.

Trung Quốc là quốc gia rộng lớn, có biên giới đất liền với nhiều nước ( Lào, Miến Điện, Nông Cổ, Nga, Nê Phan, Pakstan, Ấn –Độ ) và có biên giới biển với Nhật bản, Philippines và Đài Loan. Nhưng không nước nào có quan hệ với Trung Quốc phức tạp và nhiều rủi ro như Việt nam. Các quốc gia khác chỉ là quan hệ theo kiểu quốc gia dân tộc, rất mạch lạc. Họ chỉ cần chú ý đến biên giới lãnh thổ. Về thể chế chính trị không liên quan gì. Việt Nam xây dựng với Trung Quốc quan hệ “ láng diềng thân thiện, vừa là đồng chí, vừa là anh em” “ môi hở răng lạnh, máu chảy ruột mềm” :” cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội”, “cùng dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản” , “cùng dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác Lê – Nin”v.v . Chính vì nhiều thứ cùng ấy nên chúng ta đã tự chụp lên đầu dân tộc cái mũ kim cô thảm họa.

Lịch sử đã chứng minh :Các triều đại bể dâu nhưng dân tộc mãi trường tồn. Triều đại này đổ, có triều đại khác thay thế, nhưng dân tộc và tổ quốc chỉ có một. Chế độ chính trị có thể thay đổi nhưng dân tộc chỉ có một. Đó là nguyên lý bất biến. Nếu ai muốn đi ngược, giữ thể chế chính trị, giữ triều đại mà làm ảnh hưởng đến an huy dân tộc, ấy chính là kẻ phản quốc, phản bội dân tộc.

Suốt hơn ba mươi năm qua, kể từ khi cuộc chiến tranh biên giới kết thúc, Trung Quốc không ngừng tố cáo ta xâm lược họ, họ bịa đặt ra chuyện quân Việt Nam tấn công , xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc. Người dân Trung Quốc luôn tin là như vậy. Họ tổ chức kỷ niệm ngày “ chiền thắng quân Việt Nam xâm lược năm 1979”.

Nhưng phía Việt nam thì nhân dân phải im lặng, không được nhắc đến chiến tranh Biên Giới năm 1979, vì phải giữ mối quan hệ hữu nghị với bạn!!! Trong cuộc chiến tranh đó, biết bao chiến sĩ đồng bào đã ngã xuống.

Lý do vì sao có cuộc gặp Thành Đô và có 16 chữ vàng??, Thật khó hiểu. Nhưng kết cục của vấn đề được khép lại: tất cả các thứ đó chỉ là giả dối. Chúng ta bị lừa. Chúng ta có cơ hội thoát ra thực sự, nhất là giai đoạn từ 1975 đến 1985 , nhưng chúng ta không chớp lấy cơ hội ấy . Tất cả chỉ vì quyền lợi ý thức hệ ích kỷ vây hãm chúng ta .

Mười sáu chữ vàng đã được trả lời bằng việc Trung Quốc không ngừng đánh chiến Biển Đông và gây hấn . Việc hiện diện Giàn Khoan HD 981 là câu trả lời vỗ mặt của Trung Quốc đối với quan hệ Trung – Việt mà nhiều người Việt Nam có trách nhiệm còn chìm đắm trong ảo tưởng...

Quan hệ Trung – Việt sẽ còn gia tăng căng thẳng và xung đột, cả trên chiến trường cả trên bàn đàm phán. Trên chiến trường thì quân đội và nhân dân sẽ cố gắng để hoàn thành tốt sứ mệnh dân tộc giao phó. Nhưng nếu có đàm phán thì người ngồi trên bàn đàm phán của phía Việt Nam có đủ khả năng giành thắng lợi hay không? Đó là điều đáng băn khoăn nhất.

Những mánh khóe, thủ đoạn, chiến thuật vây hãm nhiều vòng, ru ngủ đối phương, những thỏa thuận riêng rẽ, những áp lực kinh tế, chính trị… sẽ được đưa ra cho từng người ngồi trong bàn đàm phán là cái đáng sợ nhất.

Có thể thấy khái niệm “ Đàm Phán mật" , “mật đàm” là một nỗi ám ảnh thực sự. Vì vậy tất cả các cuộc đàm phán nếu có cần phải được công khai để tham vấn ý liến nhân dân. Một số ít cá nhân không nên làm điều đó.

Xin hãy tỉnh táo và kiên quyết. Không ai được mơ hồ; không ai được quyền thỏa hiệp.

TR. C. S




Sau khi ký thỏa thuận Thành Đô

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét