Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Hội đàm Việt - Trung 'không đột phá'


18 tháng 6, 2014


Hai nhà ngoại giao bắt tay nhưng không mỉm cười


Thảo luận giữa Hà Nội và Bắc Kinh về chuyện giàn khoan đã không mang lại tiến bộ nào, theo các hãng tin nước ngoài.

Tân Hoa Xã có bài dẫn lời Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì chỉ trích Việt Nam khi gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ở Hà Nội hôm 18/6.

Ông Dương là quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc tới Hà Nội kể từ sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển mà cả hai bên đều nhận là của mình.

Cuộc hội đàm Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Trung-Việt diễn ra tại Hà Nội sáng 18/6.

Hãng tin AP dẫn lời một nguồn tin giấu tên của Việt Nam nói Hà Nội và Bắc Kinh vẫn kiên quyết bảo vệ quan điểm trái ngược nhau quanh giàn khoan.

Hãng tin này dẫn lời ông Dương nói trong năm phút đầu tiên mà các nhà báo được phép vào để chụp ảnh hội đàm giữa ông và ông Minh:

"Có thể nói rằng phát triển quan hệ Trung - Việt là mong muốn chung của hai đảng, hai chính phủ, hai nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc," ông Dương nói.

"Quan hệ Việt-Trung đang có những khó khăn và tôi tới Việt Nam lần này theo chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương chúng tôi để có thảo luận thẳng thắn và sâu rộng với đồng chí Phạm Bình Minh."

Phóng viên của Reuters ghi nhận cảnh ông Dương và ông Minh bắt tay trước các phóng viên nhưng không mỉm cười.

Bên ngoài trụ sở nơi diễn ra cuộc họp cũng không có cờ hai nước tung bay, trái ngược thông lệ khi có quan chức cao cấp nước ngoài đến Hà Nội.

Tại một cuộc họp báo cùng ngày ở Bắc Kinh, người phát ngôn của Trung Quốc nói ông Dương yêu cầu Hà Nội ngừng “thổi phồng” vụ tranh cãi quanh giàn khoan.

Người phát ngôn Trung Quốc Hoa Xuân Oánh mô tả rằng ông Dương Khiết Trì nói với phía chủ nhà các hoạt động của giàn khoan “hoàn toàn hợp pháp”.

Bà cũng cho biết ông Dương nhắc lại quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, là “lãnh thổ của Trung Quốc”.

Dù vậy, bà nói hai phía tin rằng hội đàm “thẳng thắn và xây dựng”.

'Đình chỉ thổi phồng'

Tân Hoa Xã trong khi đó đưa tin: "Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì chỉ rõ, đối với vấn đề trên biển hiện nay, hai bên cần phải xuất phát từ đại cục gìn giữ quan hệ giữa hai Đảng và hai nước, tránh mở rộng, làm phức tạp và quốc tế hoá vấn đề liên quan.



 

Tân Hoa Xã nói ông Dương yêu cầu Việt Nam 'đình chỉ thổi phồng' vụ việc trên biển

"Điều bức xúc nhất hiện nay là Việt Nam cần phải đình chỉ quấy nhiễu đối với sự tác nghiệp của Trung Quốc, đình chỉ thổi phồng bất đồng, gây ra tranh chấp mới, xử lý và khắc phục tốt hậu quả vụ bạo lực đánh đập, cướp bóc và thiêu đốt xảy ra tại Việt Nam cách đây không lâu, đồng thời bảo đảm an toàn cho các cơ quan, doanh nghiệp và nhân viên Trung Quốc tại Việt Nam."

Về phía Việt Nam, báo chí gần như chưa đưa tin gì về nội dung bàn thảo vào cuối giờ chiều ngày 18/6.

Còn Tân Hoa Xã nói "Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết, Việt Nam trân trọng tình hữu nghị truyền thống hai nước, mong tiếp tục duy trì và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực giữa hai nước, sẵn sàng nỗ lực cùng Trung Quốc, cải thiện và phát triển quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.

"Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, Việt Nam sẵn sàng tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai nước về xử lý thoả đáng các vấn đề nhạy cảm trong quan hệ hai nước, tránh để cho các vấn đề này quấy nhiễu toàn cục của quan hệ hai Đảng và hai nước, sẵn sàng tiếp tục duy trì sự trao đổi mật thiết với Trung Quốc về tình hình trên biển hiện nay, quản lý và kiểm soát tình hình căng thẳng, giải quyết thoả đáng các vấn đề liên quan, tỏ rõ với bên ngoài rằng hai nước Việt-Trung có khả năng giải quyết bất đồng bằng phương thức hòa bình."

Hiện Việt Nam chưa đưa ra tuyên bố chính thức về cuộc gặp.

Sau cuộc họp, ông Dương Khiết Trì đã gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong tối nay, nhà ngoại giao Trung Quốc sẽ dự bữa ăn tối do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp đãi.


TQ nói gì về gặp gỡ Việt - Trung





Ông Dương Khiết Trì cũng gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Chuyến đi của Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì tới Hà Nội đã được nhiều báo Trung Quốc đề cập tới.

Bấm China Daily dẫn lời ông Ruan Zongze, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc nói rằng chuyến thăm gửi "tín hiệu đáng kể" về chuyện "không bên nào muốn quan hệ song phương bị vỡ nát".

Ông Ruan nói thêm rằng Trung Quốc muốn nói rõ với Việt Nam rằng không bên nào được lợi từ chuyện gây căng thẳng và nói thêm:

"Việt Nam sẽ không bao giờ có lợi thế nếu họ tìm cách đưa vụ việc ra tòa quốc tế.

"Họ sẽ thấy cơ hội để đàm phán sẽ giảm đi đáng kể."

China Daily cũng dẫn lời ông Ngô Sỹ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải, nói một số trao đổi song phương đã bị hoãn do căng thẳng quan hệ và chuyến đi của ông Dương cho thấy sự thành thực của Bắc Kinh.

Ông Ngô nói: "Chuyến đi là cơ hội tốt nhất để thảo luận vấn đề vì không có chuyến đi cao cấp nào khác được lên lịch.

"Trung Quốc đã kiềm chế trong vấn đề này. Giờ Việt Nam sẽ phải quyết định hướng đi của họ trong việc giải quyết vụ việc."
'Kín đáo'

Nhật báo Bấm Ta Kung Pao cho rằng cả hai bên đã xử lý chuyến thăm theo cách kín đáo và không ra tuyên bố gì chính thức.

"Điều bức xúc nhất hiện nay là Việt Nam cần phải đình chỉ quấy nhiễu đối với sự tác nghiệp của Trung Quốc, đình chỉ thổi phồng bất đồng, gây ra tranh chấp mới, xử lý và khắc phục tốt hậu quả vụ bạo lực đánh đập, cướp bóc và thiêu đốt xảy ra tại Việt Nam cách đây không lâu..."
 
"Cách xử lý kín đáo cho thấy sự phức tạp của các vấn đề được bàn tới. Bắc Kinh và Hà Nội cố gắng giải quyết xung đột và tránh kích thích tinh thần dân tộc ở cả hai nước," Ta Kung Pao nhận định.

Còn nhà nghiên cứu Sun Xiaoying của Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây nói với bản tiếng Trung của Bấm Global Times rằng Trung Quốc "thành thật trong việc cùng phát triển" với Việt Nam và thúc giục Hà Nội "cân nhắc tình hình và giành lấy cơ hội".

Còn hãng tin chính thức của Trung Quốc Tân Hoa Xã trong khi đó đưa tin: "Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì chỉ rõ, đối với vấn đề trên biển hiện nay, hai bên cần phải xuất phát từ đại cục gìn giữ quan hệ giữa hai Đảng và hai nước, tránh mở rộng, làm phức tạp và quốc tế hoá vấn đề liên quan.

"Điều bức xúc nhất hiện nay là Việt Nam cần phải đình chỉ quấy nhiễu đối với sự tác nghiệp của Trung Quốc, đình chỉ thổi phồng bất đồng, gây ra tranh chấp mới, xử lý và khắc phục tốt hậu quả vụ bạo lực đánh đập, cướp bóc và thiêu đốt xảy ra tại Việt Nam cách đây không lâu, đồng thời bảo đảm an toàn cho các cơ quan, doanh nghiệp và nhân viên Trung Quốc tại Việt Nam."

"Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, Việt Nam sẵn sàng tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai nước về xử lý thoả đáng các vấn đề nhạy cảm trong quan hệ hai nước, tránh để cho các vấn đề này quấy nhiễu toàn cục của quan hệ hai Đảng và hai nước."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét