Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Tại sao trạm Không Gian của Tàu Chệt không hoạt động lâu dài như của Mỹ?



Kính thưa quí bác và anh chị em thân mến:

Cháu trong nhóm chế power supply (1Megawatt) cho trạm không gian Mỹ (Space Station ISS), từ năm 1990-2000, và 15 năm cho Satellites (Vê-Tinh), 1980-1990 và 2010-2015. Cháu hy vọng đoán trúng “Tại sao trạm Không Gian của Tàu Chệt không hoạt động được lâu dài như của Mỹ”

Trái đất chúng ta có ngày dài khỏang chừng 12 giờ và đêm là 12 giờ. Vì trạm không gian bay ở quĩ đạo thấp( low orbital )nên Trạm không gian có ngày dài khoảng 60 phút và đêm là 30 phút.

Vì trênkhông gian có nhiều tia sáng tử ngoại, Cosmic Ray, tia sét đánh … và Plasma … do dó các đồ điện tử phải đặc biệt (Hardness, double screen) và tối thiểu phải có 100KRad mới chịu nổi các khắc nghiệt của cosmic ray.

Trong trạm không gian, nếu quí vị hắt xì hơi mà không kịp che miệng thỉ nước miếng văng ra và nhảy như cào cào (bouncing back and forth!)

Chế cái cầu tiêu trong trạm không gian là cả một vấn đề nhức đầu … người ta phải chế các máy hút (Vacuum), máy hút yết thì nước văng ra tùm lum, nhảy như cào cào còn nếu máy hút mạnh thì nó kéo cả “bộ lòng chay” ra ngoài ! (chúng cháu hay nói đùa rằng: Bắt boss mình thử trước khi giao hàng …”.

Người boss nói chế cái cầu tiêu là “tuyệt mật Hi-Secrete” vì Tàu chệt không chế được là không ở lâu được, sau vài hôm là phải bịt mũi trở về trái đất. (Trường hợp Tào-Tháo đưổi thì sao ?, Cháu không biết gỉai quyết thế nào …)

Cái máy giặt cũng là một trong cái nhức đầu, vậy xin các bác động (nhưng không đậy) não design tí coi nào ?

Ở dưới đất, dây lạnh (Negative-Return & Chassis) nối vào dây đất (Earth Ground) nhưng ở trên tàu vũ- trụ, (Space ship), tại môi trường Plasma, dậy nóng (Positive) nối vào vỏ phi thuyền (Chassis), có mỗi chuyện này mà NASA phải trả cho một viện đai-học 200 ngàn dollars để research!

Thời xưa chúng cháu được học tập trả lời khi ai hỏi “Anh làm nghề gì ?” và chúng cháu có sãn câu trả lời là:”Cháu bán bảo hiển nhân thọ!”, ở bên Mỹ khi nghe tới 4 chữ “bảo hiểm nhân thọ” chẳng ma nào hỏi câu thứ hai nữa! Thế là thoát nạn. Bây giờ cháu làm làm cho công ty tư nên không cần giữ gìn nữa nên viết ra tí-tí để qúi vị không ngán thằng Tàu chệt nữa !

Còn về Vệ-Tinh, hầu như tất cả vệ-tinh bay theo đường xích-đạo. Khó nhất là chế vệ-tinh bay theo đường bắc cực và nam cực vì từ-trường bắc cực và nam cực rất mạnh làm mất data information nên phải dùng magnetic compensate method mà từ trường là nonlinear!, Tới năm 2005, chỉ có chế và launched đươc 1 cái mà thôi.

Chế vệ Tinh viễn thông rẻ hơn vệ tinh G-Synchronous, đồ điện tử của vệ tinh viễn thông chỉ cần 100kRad tới 150Krad là đủ sống cho 10 năm tới 15 năm và bay ở low orbital còn đồ điện tử cũa vệ tinh G-Synchronous cần trên 300kRad và bay ở quỹ đạo cao (high orbital 35,786km; 22,236Miles)

À xém nữa là quên nói về trạm không gian của Tàu chệt, đồ điện tử của tàu chệt là Transistor bình thường chỉ có 5Krad tới 10Krad là cùng nên thời gian sống vài năm là cùng. Mấy tháng trước đứa em dại Bắc-Hàn thử bom nguyên tử làm đám “mây Ion” bay lên làm hư hay yếu đi mấy cái vệ-tinh của Tàu chệt rồi!

Hôm nào có người nói rằng Tàu chệt sẽ dùng tia sáng Laser chiếu lên Vệ-tinh Mỹ, xưa rồi em ơi!, năm 2000, chúng cháu có chế thêm cửa sổ để bảo vệ bằng cách đóng cửa sổ lại khi có tia Laser chiếu lên!

Vệ Tinh mới bây giờ có thể “lánh sang chỗ khác- Moving Target” khi biết tia sáng Laser chiếu lên!

Tàu chệt chưa chế ra được Atomic clock, và vẫn dùng Atomic clock và hằng số Pi của Mỹ, khi chiến tranh xảy ra, Vệ-Tinh Mỹ sẽ tắt đài (Channel) hay cộng trừ đi vài chục độ, hỏa tiễn cũa Tàu Chệt sẽ bắn sai và rơi xuống biển hết nếu may mắn thoát khỏi Patriot (PAC-3) or Thaad Missiles.

Khi nào cháu rảnh sẽ nói tới cách đáp máy bay trên hàng không mãu hạm trong lúc HKMH đang chạy gọi là interlock, chỉ có Mỹ và Nga mới có hệ thống này.
Còn phiá Tàu Chệt, máy bay phản lực muốn đáp xuống, HKMH phải đứng mà đứng thì làm mồi ngon cho hỏa tiễn, còn tới 20 năm nữa tàu chệt mới ăn cắp được “Moving Target, Interlock System”.

Kính Thư
Andrew Tran

Trạm không gian TQ mất liên lạc, có thể gây tai nạn lớn
Chuyên gia lo ngại Trung Quốc đang mất kiểm soát với một trạm vũ trụ 8 tấn và nó có thể lao xuống Trái đất bất cứ lúc nào, gây ra thảm họa nghiêm trọng nếu rơi trúng khu dân cư.

Trạm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc Tiangong-1 (Thiên Cung 1) được phóng lên quỹ đạo vào năm 2011 và đã tới thời hạn nó cần trở về Trái đất bằng cách rơi xuống đại dương một cách có kiểm soát. Tuy nhiên, các nhà quan sát nhận định, Thiên Cung 1 dường như đang rơi tự do trong không gian, trong khi Trung Quốc mất kiểm soát đối với trạm này.

Điều này có nghĩa, trạm vũ trụ của Trung Quốc có thể rơi xuống Trái đất bất cứ lúc nào. Cơ quan Kỹ thuật Vũ trụ Trung Quốc (CMSE) thừa nhận "kết nối từ xa" với trạm không gian Thiên Cung 1 đã thất bại.

Thomas Dorman, nhà thiên văn nghiệp dư thường xuyên theo dõi chuyển động của các vệ tinh, tin rằng Trung Quốc đã mất kiểm soát Thiên Cung 1. Ông nói với Space.com rằng, cho tới nay, việc Trung Quốc chưa thông báo công khai về sự an toàn của trạm không gian nặng 8 tấn đồng nghĩa họ đã mất kiểm soát với nó.

Chuyên gia lo ngại trạm vũ trụ Thiên Cung 1 của Trung Quốc sẽ rơi tự do xuống khu dân cư. Ảnh: Getty

Cũng như các vệ tinh bị mất liên lạc khác, Thiên Cung 1 sẽ vỡ và bị đốt cháy trên đường trở về Trái đất dưới dạng kim loại nóng chảy. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo khả năng “một ngày thực sự tồi tệ” xảy ra nếu mảnh vỡ khổng lồ rơi xuống khu vực đông dân. Mảnh vỡ nặng và ở nhiệt độ cao có thể gây sát thương cực kỳ nghiêm trọng.

Trạm Thiên Cung 1 được trang bị quan sát Trái đất và thăm dò môi trường không gian. Nó có nhiều ứng dụng và cung cấp các dữ liệu khoa học có giá trị cho việc nghiên cứu về tài nguyên khoáng sản, đại dương và rừng, thủy văn môi trường giám sát và hệ sinh thái, sử dụng đất đai, giám sát môi trường tại các kiểm soát nhiệt và thảm họa đô thị trong trường hợp khẩn cấp.

Truyền thông Trung Quốc từng đưa tin, các quan chức nước này cố gắng liên lạc với Thiên Cung 1. Tuy nhiên, những tháng gần đây không có thông báo về tình trạng của trạm không gian này, khiến các chuyên gia nhận định nó đã gặp sự cố và sự kiện có thể là bài thử nghiệm liệu Trung Quốc sẽ cởi mở hơn về vấn đề không gian của họ hay không.

Hải Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét