Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

ĐỘNG CƠ NÀO CHÍNH PHỦ CSVN BÀN GIAO HÀ TĨNH VÀ 200KM BIỂN CHO TRUNG QUỐC?


Như Thùy Trang đã trình bày qua bài viết trước đây là Công ty Formosa mang tiếng Đài Loan nhưng thực chất là Quốc Phòng Trung Quốc. Nếu Formosa chỉ đơn thuần là một Doanh Nghiệp thì không lý do gì chính phủ CSVN lại kêu gọi dân tha lỗi cho một doanh nghiệp như Formosa cả.

Doanh Nghiệp chẳng qua là vỏ bọc để thôn tính Việt Nam theo hiệp ước Thành Đô đã được ký kết sẵn. Không lý gì chính phủ CSVN phải huy động trên 50 nghìn lính, động binh khắp 4 tỉnh Miền Trung chỉ để bảo vệ cho một Doanh Nghiệp như Formosa.

Formosa không chỉ đơn thuần là môt Doanh Nghiệp mà Formosa là một chuẩn bị cho khu vực Tự Trị của Trung Quốc, đứng dưới danh nghĩa trá hình công ty Đài Loan.

Bằng chứng rất rõ là trong tuần qua, báo Đất Việt đưa tin một công ty khác của người Hoa có tên là Wei Yu Engineering (Đài Loan, Trung Quốc) đã đề xuất đòi lấy 1000 ha đất ở Hà Tĩnh để xây dựng "Doanh Nghiệp". Đồng thời công ty Wei Yu đòi xây dựng các cầu cảng tại Vũng Áng và khu hậu cần cảng với diện tích 96,8 ha và đòi chiếm luôn 800 ha khác để tổng hợp ngành nuôi trồng như chăn nuôi lợn, gà, sản xuất rau quả.

Phía Hà Tĩnh cho biết, đang nghiên cứu, xem xét về dự án này! Nên nhớ rằng 1000 ha đất rất lớn và Hà Tĩnh buộc phải di dời hằng nghìn hộ dân VN để có được khu đất này.

Tại sao nhà nước CSVN buộc dân Việt Nam phải lưu đày tứ xứ để dành đất Hà Tĩnh cho người Trung Quốc sử dụng? Có phải vì tiền không? Chắc chắn không phải vì tiền, mà đây là bước đường biến Việt Nam thành khu vực tự trị, tuân thủ theo Hội Nghị Thành Đô đã được ký kết giữa đảng CSVN và đảng CSTQ vào năm 1990.

Điều chứng minh khá rõ là trong tuần qua, Trung Quốc đã tặng không cho CSVN trên 100 triệu đô để xây Cung Hữu Nghị , đồng thời ký kết an ninh và hợp tác giữa Cảnh Sát Biển CSVN với Hải Cảnh TQ.

Biển Đông có thể xảy ra chiến tranh giữa Phi và Trung Quốc sau phán án của tòa án quốc tế Hague về pháp lý đường lưỡi bò trong ngày 12/7 sắp tới. Cuộc chiến Biển Đông có thể đưa đến đối đầu giữa Mỹ và TQ, vì vậy phía CSVN đã nhanh nhẩu làm đồng minh với TQ trước khi cuộc chiến Biển Đông nếu có xảy ra.

Chính phủ CSVN lúc này sử dụng kế sách "đi ăn xin chủ quyền" với TQ để tránh chiến tranh. Dĩ nhiên là tương lai Trường Sa sẽ không còn nữa, Trung Quốc sẽ chiếm hết Trường Sa và cho "thằng ăn xin" mượn vài cái đảo nhỏ ở Trường Sa để khỏi mất mặt với Quốc Tế cũng như che giấu sự thật với nhân dân VN.

Một Quốc gia, một Tổ Quốc TỰ TRỌNG như Việt Nam sẽ không để cho đảng CSVN cúi đầu ăn xin chủ quyền một cách hèn hạ như vậy. Một khi áp dụng chính sách "xin cho" thì muôn đời sau, con cái chúng ta sẽ khó lòng cất đầu lên nỗi.

Nhân dân VN không thể đứng nhìn Biển Đảo Trường Sa của tổ tiên mất dần chủ quyền vì chính sách hèn hạ của đảng CSVN ngày hôm nay.

Nguyễn Thùy Trang


Lý do thật mà nhà cầm quyền cs vn không muốn cho dân biết xin hãy đọc bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh:

Trung Quốc phát lệnh xả độc vào biển

Chỉ cần một chút tinh ý, bạn sẽ nhìn thấy đất nước Việt Nam đang lâm vào cuộc bao vây nào, cũng như sự im lặng của nhiều quan chức Việt Nam là hoàn toàn có thể phỏng đoán được vì sao.
Đầu tháng 5/2016, tương tự như người dân ở 4 tỉnh miền Trung việt Nam, những người dân Phi Luật Tân sống ở gần đảo Pag-asa (Thị Tứ), một hòn đảo ở gần vùng biển phía Tây Phi Luật Tân, cho biết họ kinh hoàng nhìn thấy hàng hàng lớp lớp các loài sinh vật biển chết, trôi dạt đầy các bờ. Thủ phạm cũng không khó tìm: chính các tàu cá giả dạng của chính quyền Trung Quốc đã đến gần, đổ hàng tấn hóa chất độc xuống nhằm hủy diệt môi trường, nhằm triệt hạ đường sống của ngư dân ở đây.

Lời tố cáo chính thức, phát đi trên trang Elitereaders, cho biết hành động hủy diệt này của Trung Quốc là có chủ ý rõ ràng. Khi môi trường của khu vực này bị hủy diệt, tức đời sống và nền kinh tế của dân cư chung quanh đó tê liệt và sợ hãi, sẽ khiến họ rời bỏ ngư trường. Đảo và biển sẽ bị bỏ hoang. Sau đó, Trung Quốc sẽ bất ngờ tiến vào kiểm soát, và thiết lập căn cứ quân sự ở đó.

Trung Quốc đẩy mạnh việc xả độc vào các vùng biển mà họ đang tranh chấp hay nhắm tới, nơi mà họ dùng ngư dân hoặc giả dạng ngư dân làm lá chắn để gây hấn. Đặc biệt, chiến dịch xả độc và gây hấn sẽ tăng mạnn trong mùa đi biển của ngư dân các nước.

"Tháng Ba, bà già đi biển", mùa làm ăn Bính Thân 2016 của ngư dân Việt vừa khởi động đã vấp phải sự cố xả độc chất ra biển của Formosa Hà tĩnh, Vũng Áng. Toàn bộ 4 tỉnh miền Trung hoàn toàn tê liệt trước thảm cảnh thủy sinh vật chết tràn ngập các bờ biển. Bên cạnh đó, hàng trăm ngàn tàu cá Trung Quốc ra khơi được trang bị vũ khí là một tín hiệu đe dọa cho bất kỳ tàu cá nào của Việt Nam muốn vượt xa ngoài 20 hải lý - đánh bắt dài ngày - để tìm nguồn cá sạch mang về đất liền. Hàng trăm cây số bờ biển Việt Nam bị cô lập.

Cùng thời điểm mà Formosa Hà Tĩnh bất ngờ đẩy mạnh việc xả hàng tấn độc chất ra biển, cũng là lúc nhiều tàu cá Trung Quốc nhận nhiệm vụ âm thầm xâm nhập sâu bờ biển Việt Nam. Nhiệm vụ của họ không phải là đánh cá. Ngày 8 tháng 4, lực lượng tuần tra biên phòng Quảng Bình chận bắt 6 tàu cá như vậy mà chỉ còn cách cửa Nhật Lệ (TP Đồng Hới) khoảng 19 hải lý về phía Đông, cách cửa Gianh khoảng 24 hải lý về phía Đông Đông Nam. Hồ sơ của biên phòng biển Quảng Bình ghi nhận rằng các ngư dân này bất hợp tác, nhiều phần là tàu trinh sát giả dạng.
6 chiếc tàu nói trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Có thể hình dung rằng ngoài việc Formosa "vô tình" ồ ạt xả độc ra biển vào thời điểm cụ thể, thì những chiếc tàu Trung Quốc như vậy cũng thực hiện nhiệm vụ thả các thùng độc chất dọc bờ biển không khác gì họ đã làm trên đảo Pag-asa mà người Phi Luật Tân báo động. Biển nhiễm độc kéo dài không điểm dừng tạo nên nỗi sợ hãi của người dân Việt, đồng thời gây hoang mang, tạo cớ cho những thành phần thông đồng với Formosa, núp bóng trong chính quyền hiện hành, lên tiếng chạy chữa, hoặc im lặng né tránh cho tội ác của khu tự trị Vũng Áng.

Nhiều ngày sau khi Formosa Hà Tĩnh ngưng xả độc và bất hợp tác với chính quyền sở tại trong việc cung cấp các dữ liệu MSDS (Material Safety Data Sheets), tức các thành tố minh chứng an toàn trong việc xả độc của họ, cá vẫn chết dọc miền Trung. Ngày 1/5, ngư dân vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị cách bờ 20 hải lý cho biết lặn sâu dưới mặt biển 5m vẫn thấy hàng đàn cá lờ đờ nhiễm độc và chết dần. Nước biển thì loang màu đỏ nâu.

Cho đến ngày 4/5 thì nước biển màu đỏ nâu này nổi rõ, xuất hiện dài đến 1,5km ở Bố Trạch Quảng Bình. Dân chúng hoảng sợ, các quan chức thì chết lặng với hiện tượng mới này, không tìm ra cách đối phó. Đồng thời ở Thừa Thiên Huế, cá nuôi nước biển cũng chết dần hàng loạt, bí ẩn. Có phải những thùng độc chất được đục thủng và cho chảy dần, thả dưới lòng biển, tương tự như ở đảo Pag-asa đã bắt đầu có tác dụng?

Ngày 4/5, ông Lê Hữu Phước, Phó Chủ Tịch UBND huyện Hải Lăng, Quảng Trị bàng hoàng trước tình trạng cá chình chết trôi lạ lùng. “Cá chình hết sức khó bắt vì nó sống ở tầng nước sâu, trong kẽ san hô nhưng giờ phải ngoi lên mặt nước là chuyện hết sức lạ thường” – ông Phước nhấn mạnh.

Đến lúc này, mọi chuyện không chỉ nên dừng ở Formosa, mà đó có thể là một nghi vấn về sự liên kết chặt chẽ trong cuộc bao vây đường biển và ngư dân Việt. Một sách lược rất quen thuộc mà ai cũng có thể biết, nếu đã từng tham chiếu phương thức lấn đất, công thành của người Trung Quốc qua các thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc: bỏ độc và bao vây.
Những ngày cá chết rộ lên, độc chất lộ ra... cũng là những ngày mà dân biển Thừa Thiên Huế nói họ nhìn thấy nhiều tàu cá Trung Quốc im lặng xâm nhập sâu. Ngày nước biển Quảng Trị bốc lên mùi hôi thối kỳ lạ, cũng là ngày mà đại tá Hồ Ngọc Hoàng, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết tàu cá Trung Quốc bất ngờ xâm phạm hải phận của tỉnh, chỉ còn cách đảo Cồn Cỏ từ 8-10 hải lý.

Chiến thuật bao vây biển cũng chặt chẽ hơn khi ngư dân Việt muốn thoát khỏi sự cùng quẫn của thảm họa gần bờ, họ đi xa hơn 20 hải lý thì luôn bị rượt đuổi, đâm tàu bởi các nhóm đi biển Trung Quốc, hơn nữa, các nhóm tàu cá Trung quốc hung dữ này giờ lại được phát súng.
Câu chuyện cá chết hôm nay, hoàn toàn khác với 15-20 ngày trước. Bên cạnh thảm họa về môi trường còn là một cảnh báo về an nguy của Việt Nam trước Trung Quốc. Viễn tượng thù trong giặc ngoài đang mỗi lúc một hiện rõ, mà nhân dân là người gánh chịu đau thương. Câu chuyện cá chết, biển nhiễm độc hôm nay chính là giờ phút đòi hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải chứng minh mạnh mẽ lời thề của mình khi nhậm chức, chứng minh sự dứt khoát chọn lựa thế đứng của mình thuộc về đâu, trước hiện thực đã quá rõ của thời cuộc.

1 nhận xét:

  1. Dù chính quyền làm rùm beng về việc Formusa xin lỗi và nhận đền bù,dù chưa có những bằng chứng cụ thể xác thực về mối liên hệ giữa DN này với Bộ quốc phòng TQ nhưng qua cách xử lý lúng túng chậm chạp của ban lãnh đạo VN ,người dân chưa thể hài lòng; thậm chí còn nhiều thắc mắc và đặt ra nhiều câu hỏi "tại sao.". Thí dụ,. Tại sao đúng lúc Formosa xả thải thì tàu cá TQ lởn vởn gần đó? Tại sao Biên phòng VN để cho tàu cá TQ vào gần bờ vậy mà không biết, không vây bắt? Tại sao lờ tịt chuyện Bộ TNMT cho phép DN Đài làm đường ống dưới đáy biển? Cũng như vậy, vụ rơi 2 máy bay, dù làm tang lễ rất to nhưng không ai trả lời được câu hỏi : tại sao chiếc SU 30 rơi ở Nghệ An mà ai đó lại điều chiếc CASA lên Bạch Long Vĩ, đến gần vùng biển TQ đang tập trận bắn đạn thật? Phải chăng để làm mục tiêu sống cho vũ khí mới của TQ? Rồi lại tại sao Trung -Việt ký thỏa thuận gì đó ở BĐ mà không công bố?
    THật không thể hiểu nổi,chỉ có thể dự đoán rằng đang có một thế lực nào đó rất mạnh làm nội gián cho TQ, đang nắm giữ những chức vụ lớn trong bộ máy cầm quyền hiện nay, kể cả trong BQF.

    Trả lờiXóa