Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016
VÌ SAO LÊ DUẨN HẠ ĐƯỢC HỒ CHÍ MINH ?
Năm 1956 nhân vụ dân chúng nổi loạn vì cải cách ruộng đất, Hồ Chí Minh hạ bệ Trường Chinh, đuổi Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương ra khỏi Bộ chính trị; toan tính đưa Võ Nguyên Giáp vào Trung ương Đảng và vào thẳng Bộ chính trị để lãnh đạo ĐCSVN. Tuy nhiên Lê Đức Thọ biết Lê Duẩn có cách trị được HCM cho nên LĐT vận động kêu Lê Duẩn đang nằm vùng tại Miền Nam ra Hà Nội để đối phó với HCM. Quả nhiên Lê Duẩn hạ HCM rất dễ dàng.
Cách của Lê Duẩn là nhân danh Tổng bí thư ĐCSVN đề nghị Liên Xô cho xem hồ sơ của HCM còn lưu trữ tại Mạc Tư Khoa. HCM sợ thành tích bất hảo của ông ta bị đưa ra ánh sáng cho nên đành chịu lép vế.
Thư tố cáo của Trần Phú
Theo chỉ thị của CSQT.3, tháng 10 năm 1930 Trần Phú mở Đại hội thành lập Đảng Cọng sản Đông Dương tại Hông Kông. Hội nghị bầu Trần Phú làm Tổng bí thư. Đặc biệt ông Nguyễn Tất Thành có mặt tại Hồng Kong nhưng không tham dự hội nghị bởi vì trước đó ông ta đã giả danh CSQT để mở một cuộc họp thống nhất 2 đảng Cọng sản của Ngô Gia Tự và Hồ Tùng Mậu mà sau này CSVN lấy làm ngày kỷ niệm thành lập ĐCSVN ( 3-2-1930 ).
Sau hội nghị, Trần Phú gởi thư tố cáo với CSQT :
“Năm 1930, ngày 9-12, một cuộc họp nội bộ ĐCSĐD kiểm điểm công khai các sai lầm của Victor ( Mật danh của Nguyễn Tất Thành ) trong việc ông ta giả lệnh CSQT họp thống nhất hai đảng mà không có chỉ thị hay tài liệu hướng dẫn của CSQT, ông ta đã tự nghiễn ra phương hướng hoạt động để chỉ thị cho các đại biểu và phạm hàng loạt sai lầm…NTT đã nhận khuyết điểm và hứa sẽ sửa chữa những sai lầm …” ( Hồ sơ lưu trữ Mạc Tư Khoa, hồ sơ mang ký hiệu RC,495,154,616 ).
Sau đó Trần Phú dời Tổng bộ ĐCSĐD về Sài Gòn. Đến ngày 17-4-1931, vài ngày trước khi Trần Phú bị bắt, ông ta đã gởi về cho MTK một bức thư cuối cùng, tố cáo Victor ( Nguyễn Tất Thành ) đã phá hoại ĐCSĐD :
“Chúng tôi lưu ý các đồng chí đến tình huống này, không phải với mục đích chỉ trích đồng chí Victor ( NTT ), mà chỉ để nhắc nhở các đồng chí về việc đảng Cọng sản Đông Dương thống nhất đã ra đời như thế nào và chỉ để chứng tỏ nó đã sai lầm cho Đảng của chúng tôi ngay cả cho đến nay…”.( Hồ sơ lưu trữ Mạc Tư Khoa, hồ sơ mang ký hiệu RC,495,32,95 ).
Thư tố cáo của Hà Huy Tập
Năm 1935, ngày 27-3, tại Ma Cao. Đại hội đại biểu toàn quốc đảng Cọng sản Đông Dương lần thứ nhất dưới sự lãnh đạo của Hà Huy Tập. Sau 3 ngày họp, đại hội bầu ra một ban chấp hành trung ương gồm 13 người, trong đó có Lê Hồng Phong đứng đầu, sau đó là Hà Huy Tập, Hoàng Văn Nọn, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Rụt, Phùng Chí Kiên, Đinh Thanh, Võ Nguyên Hiến, Thẩu Xỉ, Hoàng Văn Thụ, 1 người tuyển chọn sau, và Nguyễn Tất Thành vị trí thứ 13 là vị trí dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng.
*( Nguyễn Tất Thành sau khi ra khỏi nhà tù Hồng Kông thì chạy về Nga vào cuối năm 1934. Còn Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn thì đi MTK vào tháng 12 năm 1934 để tham dự Đại hội 7 CSQT, nhưng đại hội bị đình đến tháng 7 năm 1935 ).
Tuy nhiên khi nêu tên Nguyễn Tất Thành ( Lý Thụy ) ra trước đại hội thì nhiều đảng viên phản đối và tố cáo nhiều chuyện không tốt về thành tích của NTT. Tạm thời Hà Huy Tập phải giải quyết bằng cách ghi tên NTT trong vị trí dự khuyết nhưng ghi thêm trong nghị quyết là NTT chỉ hoạt động ở nước ngoài mà thôi ( Hồi ký Hoàng Tùng ).
Sau khi đại hội kết thúc Hà Huy Tập mới tiếp tục điều tra về các việc làm của Nguyễn Tất Thành trong thời gian hoạt động tại Trung Hoa. Kết quả điều tra rất nghiêm trọng cho nên ông phải tức thời báo cáo về Mạc Tư Khoa.
Năm 1935, ngày 20-4, Hà Huy Tập, tân bí thư Cục Hải ngoại của ĐCSĐD, gởi cho QTCS một bức thư tố cáo trước đây NTT biết Lâm Đức Thụ là một tay mật thám nhưng vẫn làm việc với Thụ. Hậu quả là cảnh sát của Tưởng Giới Thạch có hình và bắt hàng trăm đảng viên An Nam Cọng Sản đảng của Hồ Tùng Mậu, những hình này do trước đó các đảng viên đã nộp cho NTT ( Hồ sơ lưu trữ Mạc Tư Khoa, hồ sơ mang ký hiệu số RC. 459, 154, 586 ).
Theo hồi ức của một Ủy viên trung ương Đảng của Liên Xô là Anatoly Voronin thì CSQT đã họp hội đồng kỷ luật gồm có Manuilsky, Khang Sinh và Vasiliéva . Tuy nhiên NTT chứng minh được rằng Lâm Đức Thụ chỉ bán những ai không phải là Cọng sản.
Cũng theo Anatoly Voronin thì Khang Sinh đòi án tử hình, Manuilsky trung lập, còn bà Vasiliéva thì bênh vực với lý do đây chỉ là do NTT thiếu kinh nghiệm. Cuối cùng NTT chỉ bị kỷ luật phải học tập cải tạo thêm và không được giao bất cứ công việc gì trong vòng 2 năm, sau đó sẽ cứu xét lại.
Hiện nay tại Mạc Tư Khoa còn lưu trữ một văn kiện với lời phê của bà Vasiliéva về NTT: “Về chuyện liên quan đến Kvak ( Nguyễn Tất Thành có tên Nga trên giấy tờ là Nguyen Ai Kvak ), chúng tôi cho rằng trong 2 năm tới đồng chí này phải nghiêm túc chăm chỉ học tập và không thể nhận công việc nào khác. Chỉ sau khi học xong, chúng ta mới có kế hoạch đặc biệt để sử dụng đồng chí này” (Hsltr/MTK. RC, 495, 154,585 ).
*Chú giải: Theo như hồi ký của Hoàng Tùng, cựu bí thư Trung ương ĐCSVN, thì Lê Duẩn có nói rằng Nguyễn Tất Thành bị kỷ luật là do bị Hà Huy Tập báo cáo từ Hồng Kông rằng mật thám Pháp có dẫn bà chị của Nguyễn Tất Thành là Nguyễn Thị Thanh sang Tàu gặp ông để “thương lượng”. Nhưng sau khi các tài liệu của CSQT được công bố thì người ta thấy Hà Huy Tập chỉ phê phán hành vi cá nhân của NTT đối với tổ chức CSVN. Không hề có chuyện về bà Nguyễn Thị Thanh.
Tuy nhiên lời thố lộ trên đây chứng tỏ Lê Duẩn biết khá nhiều về cá nhân Nguyễn Tất Thành qua lời kể của Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai cho nên sau này ông ta tỏ ra coi thường HCM. Và trong thời gian Lê Đức Thọ làm Phó cho Lê Duẩn tại Miền Nam (1946 – 1950 và 1952 – 1954 ) thì Lê Duẩn có hé lộ cho Thọ biết rằng ông ta đang nắm trong tay bằng cớ HCM chẳng ra gì. Vì vậy mà hồi ký của Nguyễn Văn Trấn cho thấy Lê Đức Thọ cũng coi HCM chẳng ra gì :
“Mày coi, coi nó tội nghiệp không. Đồng chí Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta bận đồ lụa gụ, chủ trì hội nghị mà mặt day ra sân. Có lỗ tai tự nhiên phải hứng những lời mạt sát Liên Xô. Khi chướng tai quá, quay vô, đưa tay để nói, thì thằng Thọ lễ phép Bắc hà: “Bác hãy để cho anh em người ta nói đã mà”. Tao đếm lão Hồ đưa tay mấy lần, lần nào thằng Thọ cũng kịp ngăn ( Nguyễn Văn Trấn, nói với mẹ và Quốc hội ).
Thú nhận của Nguyễn Tất Thành
Năm 1938, ngày 6-6, tại Mạc Tư Khoa, Nguyễn Tất Thành gởi cho Trung ương CSQT một bức thư thống thiết : “Hôm nay là kỷ niệm 7 năm tôi bị bắt ở Hồng Kông. Ngày này cũng là khởi đầu năm thứ 8 tôi nằm không, không được hoạt động . Tôi viết thư này với mục đích xin các đồng chí thay đổi tình cảnh đau lòng này của tôi.
Xin các đồng chí phái tôi đi bất cứ nơi nào hoặc giữ tôi tại đây cũng được. Nhưng hãy dùng tôi trong bất cứ việc gì mà các đồng chí thấy là có ích. Tôi chỉ yêu cầu các đồng chí đừng bắt tôi phải sống một thời gian quá dài mà không sinh hoạt gì cả và ở bên ngoài đảng”. ( HCM Biên niên tiểu sử, Hà Nội,1992, tập 2, trang 60 ).
Bà Vasiliéva, Ủy viên Trung ương CSQT, chuyển thư này lên Bí thư CSQT là Dimitrov với một ghi chú ngắn bên lề rằng ông NTT bất hòa với giới lãnh đạo của ĐCSĐD ( Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai …) mà hiện nay mối bất hòa đó vẫn còn. Dimitrov quyết định cho Nguyễn Tất Thành về Trung Hoa phục vụ cho quân đội Mao Trạch Đông. *( Sau này tự truyện của HCM với tên T.Lan kể lại rằng ông phục vụ trong vai Thiếu tá chính trị tên là Hồ Quang ).
*Chú giải : Trước năm 1990 không ai biết về các bức thư xin ra khỏi diện kỷ luật của ông NTT, nhưng cho tới khi hồ sơ CSQT sắp sửa được đưa ra cho công chúng thì chính quyền Liên Xô cho phép ông Nguyễn Mạnh Cầm là đại sứ Việt Nam tại Nga được đến xem các tư liệu có liên quan đến Việt Nam và còn cho phép ông Cầm được mang về những tài liệu nào mà phía Việt Nam thấy là cần thiết cho Việt Nam.
Lúc đó phái đoàn của ông Cầm chỉ lấy 2 hồ sơ. Một liên quan đến bức thư NTT xin về Việt Nam năm 1928 và một liên quan đến bức thư NTT xin được ra khỏi tình trạng bị kỷ luật năm 1938. Sở dĩ đoàn của Nguyễn Mạnh Cầm lấy lại 2 tài liệu này là nhằm mục đích muốn thủ tiêu bằng cớ chứng minh lãnh tụ Hồ Chí Minh quá tệ.
Tuy nhiên khi mang về giao cho Viện nghiên cứu lịch sử Đảng thì lúc này tại Việt Nam cũng có phong trào đổi mới, cho nói thẳng, nói thật. Nội vụ được trình lên cho Trưởng Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương Đảng là ông Trần Độ thì ông này chủ trương cứ cho công bố sự thật.
Các nhà viết sử Hà Nội đã cho công bố các bức thư này trong sách “HCM, Biên Niên Sử” phát hành năm 1992. Tuy nhiên trước khi Hà Nội phát hành, vào năm 1990 sử gia Duiker của Hoa Kỳ đến Hà Nội “điều đình” với Viện Sử học và có được phóng ảnh của 2 bức thư này, ông công bố trong sách của ông xuất bản năm 2.000.
Lẽ ra vào năm 1992 Hà Nội không cho công bố 2 bức thư này vì lúc đó cánh cửa nói thẳng nói thật đã bị khép lại, Trần Độ bị mất chức và Đào Duy Tùng thay thế. Đào Duy Tùng muốn ém luôn 2 tài liệu này trong hồ sơ mật của Đảng nhưng ông cũng biết chắc chắn là Duiker sẽ công bố trong sách của mình cho nên ra lệnh tìm cách đưa tài liệu này ra công chúng với lời giải thích nghe xuôi tai để cho dân chúng không xôn xao khi mà sách của Duiker xuất bản.
BÙI ANH TRINH
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét