Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016
Lãnh Đạo Mới Nhưng Việt Nam Vẫn Cũ, Tổng Bí Thư Và 3 Chức Danh Chủ Chốt Đã Thành Hình
Phạm Trần
22-1-2016
Nhà nước và Đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam có lãnh đạo mới sau Đại hội đảng XII (từ ngày 20 đến 28/01/2016), nhưng Việt Nam sẽ tiếp tục nằm gọn trong gọng kìm Trung Quốc và nhân dân chưa có cơ may được sống dân chủ tự do.
Lý do chính vì Tổng Bí thư khóa XI Nguyễn Phú Trọng, người thân Bắc Kinh, dự kiến sẽ tiềp tục nắm chức vụ này ở khoá XII để yên lòng Trung Quốc theo chủ trương “đảm bảo tính kế thừa, ổn định và tạo điều kiện trẻ hóa cán bộ”.
Theo tiết lộ của Ủy viên Trung ương đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hòang thì việc bầu Bộ Chính trị và phân công các chức danh chủ chốt do Ban chấp hành T.Ư khóa mới quyết định, nhưng ông nói: “Bộ Chính trị (BCT) khóa XI có 16 người, đến khi T.Ư xác định độ tuổi để xem xét các trường hợp tái cử thì chỉ còn lại 6 người, còn 10 người đã quá tuổi. Khi xem xét các chức danh chủ chốt (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), Bộ Chính trị và Tổng Bí thư đề nghị xem xét trước tiên những nhân sự còn trong độ tuổi, tất cả trường hợp quá tuổi tạm thời chưa xem xét.
Tuy nhiên, quá trình T.Ư xem xét bằng hình thức phiếu kín với chức danh Tổng Bí thư cho khóa XII, các đồng chí trong độ tuổi đạt số phiếu giới thiệu quá thấp, dẫn tới chưa chọn được nhân sự dự kiến Tổng Bí thư từ các đồng chí còn trong độ tuổi.
Từ thực tế này, T.Ư quyết định phải có trường hợp đặc biệt, tức là trong số các nhân sự quá tuổi đang là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI phải có ít nhất một người ở lại để bảo đảm tính kế thừa, ổn định và tạo điều kiện trẻ hóa cán bộ.” (theo báo Lao Động, ngày 20/01/2016)
TRONG ĐỘ TUỔI – QÚA TUỔI – NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Như vậy, 6 Ủy viên Bộ Chính trị khoá XI còn trong độ tuổi gồm:
1.-Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trường Công an, sinh năm 1956 ở Ninh Bình (60 tuổi).
2.-Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tồ Quốc, sinh năm 1953 ở tỉnh Trà Vinh (63 tuổi).
3.-Ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng, sinh năm 1954 ở Quảng Nam (62 tuổi).
4.-Bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội, sinh năm 1954 ở tỉnh Sơn La (Dân tộc Thái) (62 tuổi).
5.-Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội, sinh năm 1954 ở Bến Tre (62 tuổi).
6.-Ông Đinh Thế Huynh, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, sinh năm 1953 ở Nam Định (63 tuổi).
Và 10 Ủy viên BCT khoá XI đã qúa tuổi gồm:
1.-Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944 ở Hà Nội (72 tuổi).
2.-Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, sinh năm 1949 ở Long An (67 tuổi).
3.-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sinh năm 1949 ở Cà Mau (65 tuồi).
4.-Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, sinh năm 1946 ở Nghệ An (70 tuổi).
5.-Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trường Quốc phòng, sinh năm 1949 ở Hà Nội (67 tuổi).
6.-Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, sinh năm 1949 ở Kiên Giáng (67 tuổi).
7.-Bí thư Thành Ủy Tp, Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải, sinh năm 1950 ở tỉnh Tiền Giang 66 tuổi.
8.-Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, sinh năm 1949 ở Thanh Hóa (67 tuổi).
9.-Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa, sinh năm 1947 ở Thanh Hóa, 69 tuổi.
10.-Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ, sinh năm 1947 ở tỉnh Vĩnh Phúc, 69 tuổi.
Vậy ai là người “trúng số đỏ” để được để cử vào chức danh Tổng Bí thư khoá XII trong số 10 Ủy viên BCT/XI đã qúa tuổi ?
Ông Vũ Ngọc Hòang, tuy úp mở nhưng theo cách miêu tả khá rõ thì Nguyễn Phú Trọng đã vượt lên cao nhất, sau khi 9 Ủy viên còn lại, kể cả đối thủ chính trị Nguyễn Tấn Dũng rút lui.
Ông Hòang nói với báo Lao Động: “T.Ư đã thảo luận qua hai kỳ và quyết định chọn phương án giữ lại một trường hợp đặc biệt để giới thiệu Tổng Bí thư. Tập thể Bộ Chính trị đã họp, thảo luận và thống nhất rất cao, giới thiệu một đồng chí ở lại tham gia khóa XII, còn 9 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị còn lại đều xin rút để tạo điều kiện trẻ hóa đội ngũ cán bộ. Có lẽ đây là nhiệm kỳ có số Ủy viên Bộ Chính trị không tái cử nhiều nhất.”
Mặc dù ông Hòang không nói tên Ủy viên BCT đặc biệt này, nhưng ai cũng biết người hội đủ tiêu chuẩn nhất là ông Nguyễn Phú Trọng.
Ông Hòang cũng tiết lộ thêm về việc Ban Chấp hành Trung ương XI đã chọn 3 chức danh lãnh đạo chủ chốt còn lại để đề nghị ra Đại hội XII quyết định.
Ông nói: “Các chức danh chủ chốt còn lại được chọn trong số Ủy viên Bộ Chính trị còn trong độ tuổi tái cử, T.Ư giới thiệu mỗi chức danh từ 3- 4 phương án, sau đó xem xét lập danh sách và bỏ phiếu kín để chọn phương án giới thiệu. Kết quả thống nhất rất cao, có trường hợp đạt gần 96%.
Vậy ai trong số 6 Ủy viên BCT/XI “còn trong độ tuổi tái cử” được may mắn đề cử làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng ?
Các tin rò rỉ từ Trung ương đã nói đến trường hợp ông Trần Đại Quang thay ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước; Bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm Chủ tịch Quốc hội thay ông Nguyễn Sinh Hùng và ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ giữ chức Thủ tướng thay thế Nguyễn Tấn Dũng.
Nếu sự phân công này được hợp thức hóa tại Đại hội XII thì tính đại diện cho 3 miền đất nước Bắc, Nam, Trung đã được giải quyết, kể cả chức Tổng Bí thư đảng XII sẽ nằm trong tay người Bắc như dự kiến ban đầu ở sau hội trường của ông Nguyễn Phú Trọng và phe cánh.
Trước đây từng có tin lan truyền ở Việt Nam về trường hợp ông Nguyễn Thiện Nhân, người từng du học Mỹ và rất quen thuộc với chính giới Mỹ có thể được đề cử làm Thủ tướng vì ông là người hiền hòa, chưa làm mất lòng ai và thân Tây phương. Nhưng cũng có người phê bình ông Nhân thiếu cương quyết và thân Trung Quốc trong vai trò đại diện của Việt Nam trong Hội hữu nghị Việt-Trung.
Tương lai chính trị của ông Đinh Thế Huynh, một người thân Trung Quốc khác vẫn chưa sáng tỏ sau Hội nghị Trung ương 14/XI. Riêng vai trò của bà Tòng Thị Phóng, Dân tộc Thái, tại Đại hội đảng XII vẫn còn mờ mịt.
Tuy nhiên, dù bất kể ai được bầu vào 4 chức danh chủ chốt gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng thì Việt Nam cũng vẫn như cũ vì:
Thứ nhất, đảng đã quy định Ủy viên của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII phải tiên quyết “tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích dân tộc.”
Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin tuy còn nhưng Nhà nước Nga và các nước Xã hội Chủ nghĩa theo Chủ nghĩa này đã nguyển rủa và từ bỏ nó từ 1989 để cứu dân và xây dựng đất nước. Đảng Cộng sản chỉ còn là thiểu số không đáng kể ở Nga hay các phần tử Cộng sản trá hình “Xã hội Chủ nghĩa” ở các nước cựu Cộng sản Đông Âu.
Sau khi nhà nước Cộng sản của Liên bang Sô viết tan rã năm 1991, thế giới chỉ còn lại 4 nước theo Chủ nghĩa Cộng sản là Trung Quốc, Việt Nam, Cuba và Bắc Hàn (Bắc Triều Tiên). Nhưng Cuba đang chuyển hướng cởi mở sau khi bình thường quan hệ ngoại giao với Mỹ sau 50 năm bị Hoa Thịnh Đốn cô lập. Bắc Hàn tiếp tục là nước đóng kín với bên ngoài, nghèo nàn và lạc hậu.
Riêng Việt Nam vì mang ơn và mang nợ với láng giềng khổng lồ Trung Quốc và từng bị Trung Quốc cai trị cả ngàn năm nên không dám tự ý tách ra khỏi quỹ đạo Cộng sản với Trung Quốc. Hai nước Việt-Trung đã nối lại bang giao năm 1991, tiếp theo sau Hội nghị lịch sử ở Thành Đô (Tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) năm 1990.
Nhưng 26 năm sau (1990-2016) ngày ký thỏa hiệp Thành Đô, hai nước Việt-Trung vẫn giữ kín những điều cam kết. Tuy vậy tin đảng CSVN đã nhượng bộ lãnh thổ và quyển lợi kinh tế cho Trung Quốc để được bảo vệ tiếp tục cầm quyền đã lan rộng ở Việt Nam.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ CSVN tại Bắc Kinh tiết lộ phía Trung Hoa đã buộc Việt Nam cam kết “không nhắc đến cuộc chiến biên giới đẫm máu giữa 2 nước năm 1979” làm thiệt mạng trên 40 ngàn quân và dân Việt Nam và “phải rút quân khỏi Kampuchia” để có bang giao.
Hai bên cũng cam kết giữ vững lý tưởng Cộng sản và kiên định phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt do phiá Trung Quốc đặt ra cho Việt Nam thi hành. Đó là: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.”
Thời gian trôi qua đã chứng minh Việt Nam làm đúng đòi hỏi của Trung Quốc, mặc dù ngoài miệng vẫn khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Đảng cũng luôn miệng hứa tiếp tục bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và sự toàm vẹn lãnh thổ, nhưng không dám đụng đến chân lông Trung Quốc khi nước này công khai và tự do tân tạo thành đảo lớn để xây phi trường và bến cảng cho quân đội và dân sự sử dụng trên 7 đảo và đá ngầm chiếm của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988.
CƯƠNG LĨNH THOÁI TRÀO
Thứ hai, Đảng XII cũng sẽ tiếp tục làm theo “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa” do khóa đảng XI phát triển và bổ sung năm 2011. Điều này có nghĩa khoá đảng XII sẽ tiếp tục chũi đấu xuống cát để đi vào thế giới hoang tưởng, giáo điều và phiêu lưu như các khoá đảng trước đây.
Bởi vì Tổng Bí thư khóa đảng XI, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng: “ Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng xã hội chủ nghĩa còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có Xã Hội Chủ Nghĩa hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” (Tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngày 3/20/2013)
Một người đứng đầu đảng, Tiến sỹ, chuyên viên Xây dựng Đảng, cực kỳ bảo thủ, giáo điều và trung thành với Trung Quốc như ông Nguyễn Phú Trọng mà còn mơ hồ, viển vông như thế thì nếu chẳng may ông lại giữ nguyên chức Tổng Bí thư trong khóa đảng XII thì Việt Nam có mở mắt ra được không ?
Tất nhiên là không vì ông Trọng và đảng CSVN chưa bao giờ dám tách khỏi Trung Quốc để “đổi mới chính trị”cho dân tham gia gánh vác việc nước. Đảng CSVN chỉ muốn độc quyền, độc đảng để bảo vệ quyền lợi cá nhân và phe nhóm. Do đó, dù ông Trọng hay bất cứ người nào lên cầm thì chủ trương đặc quyền để đặc lợi vẫn mãi mãi được bảo vệ cho đảng để có sức và có lực duy trì độc tài quyền lực.
Hơn nữa, đối với 3 người được phao đồn đã được cơ cấu làm Chủ tịch nước là Đại tướng Bộ trưởng Công an Trần Đạ Quang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (Phó Chủ tịch Quốc Hội khóa 13), và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ( Phó Thủ tướng khóa đảng XI), là những lãnh đạo chưa hế có lời nói hay hành động nào làm phiến lòng Trung Quốc.
Riêng ông Quang đã sang Trung Quốc nhiều lấn và đã đóng góp nhiều cho hợp tác giữa Công an hai nước.
Vì vậy, nếu họ trúng cử thì Trung Quốc sẽ rất hài lòng cũng như Bắc Kinh đã yên tâm khi có đa số, nếu không phải là tuyệt đối trong số 16 Ủy viên Bộ Chính trị khóa đảng XI, đã thồng nhầt không muốn đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông.
KINH TẾ ĂN ĐONG
Lý do đảng XII sẽ không thay đổi vì văn kiện đảng đã quy định Kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo để tiếp tục làm “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” do Nhà nước điều chế như đã quy định trong Cương lĩnh đảng và Hiến pháp sửa đổi năm 2013.
Trong khóa đảng XI, nhà nước đã “tái cơ cấu kinh tế” đến 3 lần, nhưng càng cơ cấu lại nhà nước càng đẻ ra thêm nhiều thủ tục hành chính chỉ để hành dân và các doanh nghiệp là chính.
Tại một Hội nghị về nền kinh tế đầu năm 2015 của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), các chuyên viên đã kết luận “ tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu đầu tư công vẫn còn nhiều điểm nghẽn.”
Tin của tờ Việt Báo (Việt Nam) viết: ”Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, mặc dù có kết quả tích cực về cải thiện hiệu quả đầu tư công, nhưng sau 4 năm tái cơ cấu, nợ công lại tăng mạnh, theo hướng gia tăng rủi ro khủng hoảng nợ công. Về trung hạn, rủi ro lớn nhất đối với ổn định kinh tế vĩ mô là nợ công tăng lên trên 65% GDP và ở mức không bền vững.
“Trong phân tích bền vững nợ công cho Việt Nam – năm 2014, IMF (International Money Fund) đã phân tích rằng việc Chính phủ duy trì mức thâm hụt ngân sách trong giai đoạn tới ở mức như hiện nay thì tỷ lệ nợ công/GDP sẽ tăng tới mức không bền vững”.
Vậy nợ công của Việt Nam là bao nhiều? Theo Wolrd Bank (Ngân hàng Thế giới) thì nợ công của Việt Nam là 110 tỷ US Dollars và mỗi đầu người Việt Nam, trong tổng số dân trên 90 triệu người, phải gánh 1,200 dollars. (ViệtnamExpress, 21/07/2015).
Trong khi đó, khối Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là trung tâm gây ra nợ nần và gánh nặng cho ngân sách quốc gia. Nhiều chuyên viên kinh tế, kể cả Qũy tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới đã khuyến cáo Việt Nam giải tán các Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nợ nần không trả nổi nhưng vì doanh nghiệp nào cũng có giây mơ rễ má chằng chịt của các nhóm lợi ích trong đảng nên giái thề hay đóng cửa không phài là việc dễ làm.
Tại hội nghị của CIEM, các chuyên viên Việt Nam đã nói: “ Nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn là gánh nặng lớn đối với nền kinh tế (tổng nợ phải trả của 781 DNNN tính đến cuối 2014 là 1,87 triệu tỷ đồng).”
Chuyên gia kinh tế Đặng Đức Thành cảnh giác tại một cuộc họp giữa năm 2015 rằng: “Cả nước làm trong cả năm cũng không đủ để doanh nghiệp nhà nước trả nợ trong suốt từ năm 2006 đến nay.”
Bên cạnh những “thành tích” của 5 năm khoá đảng XI, không ai có thế làm ngơ trước báo cáo đã có gần 178.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp ở Việt Nam.
Theo thống kê, số người thất nghiệp theo trình độ chuyên môn đại học và sau đại học tăng khoảng 16.000 so với cùng kỳ năm 2014.
Ngày 20/7, Viện Khoa học Lao động và Xã hội công bố bản tin cập nhật thị trường lao động quý I/2015. Bản tin ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm đều gia tăng.
Theo đó, trong 3 tháng đầu năm, cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp, tăng 114.000 người so với cùng kỳ năm 2014. Số lao động trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng từ hơn 162.000 lên gần 178.000 người; lao động tốt nghiệp cao đẳng thất nghiệp tăng từ 79.000 người lên hơn 100.000; lao động không có bằng cấp từ gần 630.000 lên 726.000. (báo ViệtNam Express, ngày 20/7/2015)
Lý do vì nền giáo dục của đảng CSVN vẫn còn lạc hậu, nhiều lý thuyết hơn thực hành. Ngoài thiếu các trường dạy nghề, thực dụng, học sinh Việt Nam còn mang nặng tư duy bẳng cấp trong các ngành ngồi văn phòng và ngồi mát ăn bát vàng nhờ vào lý lịch con ông cháu cha.
Do vậy mà Việt Nam vẫn chưa làm nổi con ốc vít và phải nhập càng nguyên nliệu và máy móc của Trung Quốc để sản xuất gần như trong tất cả mọi lĩnh vực của doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê ngày 26/12/2015 thì khi xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc đạt 17 tỷ USD thì giá trị nhập khẩu lên đến 49.3 tỷ USD, như vậy mức nhập siêu là 32.3 tỷ USD tăng 12,5% so với năm 2014.
Tiến Sỹ Lê Xuân Nghĩa (thành viên Hội đồng Chính sách tài chính tiền tệ quốc gia) nói với báo Thanh Niên ngày 29/05/2015: “Thông tin tại hội nghị ASEAN vừa rồi, đại diện Trung Quốc cho biết, thâm hụt của VN với TQ năm 2015 lên tới 44 tỉ, chứ không phải 29 tỉ dollars như thống kê của VN. Sở dĩ có sự khác biệt nói trên do TQ đã thống kê giao dịch qua biên giới hai nước rất chi tiết, kể cả tiểu ngạch, buôn lậu. Trong khi đó, VN chỉ thống kê các con số chính ngạch. Nhập siêu từ TQ tăng chóng mặt và quá phụ thuộc vào thị trường này là do các nhà sản xuất VN chỉ có thể nhập khẩu nguyên liệu rẻ tiền, sản xuất ra sản phẩm rẻ tiền và xuất khẩu vào các thị trường dễ tính.”
CHỐNG ĐA NGUYÊN CHÍNH TRỊ
Thứ ba, các tài liệu của đảng cũng ấn định tiếp tục mở rộng dân chủ trong đảng nhưng kiên quyết không để thành hình đảng chính trị đối lập với đảng cầm quyền CSVN.
Do đó, đảng XII cũng sẽ kiên quyết đấu tranh chống điều được gọi là “diễn biến hòa bình”, “các thế lực thù địch” và “các phần tử cơ hội” trong nước để “bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.
Mục tiêu của kế họach là phối hợp Công an và Quân đội để kiểm soát “an toàn thông tin mạng”, “các nhóm Xã hội Dân sự, “Blogger” và “Facebook” để nắm vững mặt trận tư tưởng trong dân và trong đảng.
Song song với công tác này, các cơ sở đảng phải theo dõi tư tưởng đảng viên, trong Quân đội, Lực lượng Công an và trong dân để kịp thời giải thích, giáo dục, phản bác, không để tiết lột bí mật, mất đoàn kết nội bộ và không để bị lối kéo bởi những phần tử xấu.
LẠI XÂY DỰNG ĐẢNG
Tại Đại hội XII, số 1,510 Đại biểu của 4.5 triệu đảng viên sẽ thảo luận cống tác xây dựng đảng dựa trên tiêu chuẩn trong sạch và đòan kết như đã đề ra trong Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, nhưng vẫn chưa làm được.
Những căn bệnh như quan liêu, cửa quyền, xa dân, không tôn trọng dân, vô cảm trước những hành động vi phạm đến quyền dân chủ và lợi ích chính đáng của nhân dân, cá nhân chủ nghĩa, nạn tham nhũng, tham quyền, nhóm lợi ích đã được thảo luận trong suốt 5 năm, từ 2011 đến ngày khai mạc Đại hội XII nhưng xem ra vẫn như nước đổ đầu vịt.
Đảng thừa nhận quốc nạn tham nhũng vẫn tinh vi và phức tạp, dù ông Nguyễn Phú Trọng đã đích thân chi huy công tác này trong cương vị Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Đảng XII cũng sẽ phải đương đấu với tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên. Từ 4 nguy cơ đảng nhận ra từ năm 1994 gồm: tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nay đảng phải đương đầu thêm 2 nguy cơ “Tự diễn biến” và “Tự chuyển hoá” trong nội bộ.
Vì vậy mà công tác được gọi là “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phát động trên cả nước từ năm 2007 vẫn như nước đổ lá khoai vì tổ chức chỉ có hình thức.
Trước ngày khai mạc Đại hội XII các viên chức Tuyên giáo và Tổ chức đảng đã thay phiên nhau phản bác các tin đồn chia rẽ và chống đối nhau trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao, đích danh giữa hai ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng.
“Do đó, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh mới cho biết: “ Chủ đề chính của Đại hội XII là “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Ngay trong nội dung này đã thấy có sự thay đổi trong công tác làm kinh tế. Trong các khóa đảng trước, Ban Chấp hành Trung ương đã lấy năm 2020 làm cái đích để Việt Nam trở thành “nước công nghiệp”. Nhưng từ cuối khóa đảng XI, đảng thừa nhận không đạt được mục tiêu này nên đã đổi thành “phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.”
Bằng chứng Việt Nam chỉ biết đi làm thuê, không sản xuất được nguyên liệu mà phải nhập càng gần như mọi thứ từ Trung Quốc nên đã lệ thuộc kinh tế sâu rộng hơn vào nước này.
Nhưng “sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” là bao nhiêu năm hay sẽ chẳng bao giờ đạt được ? Chủ trương mơ hồ này chỉ kéo dài suy thoái và chậm phát triển nếu Việt Nam tiếp tục đổi mới nửa vời; tiếp tục nuôi dưỡng khối doanh nghiệp nhà nước thua lỗ vì lợi ích phe nhóm và cứ kế thừa chủ trương làm kinh tế thị trường theo “định hướng xã hội chủ nghĩa” không hề có trong thực tế.
Tính hoang đường và lý luận cùn của đảng CSVN về nền kinh tế do nhà nước chủ đạo đã được viết trong định nghĩa mới “không ra khoai ngô” rõ rệt rằng: “ Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường.”
Lối giải thích rối như tơ vò này đã bị chỉ trích là lung tung xòe vừa đánh vừa run không dám bỏ cái đuôi “theo định hướng xã hội chủ nghĩa” của nhà nước CSVN.
Nhiều chuyên gia kinh tế trong nước đã cảnh giác “cái đuôi” này chỉ kéo dài thêm thời gian chậm phát triển, và không bao giờ đạt được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” như đảng đã đề ra từ ngày Đổi mới năm 1986.
Và như vậy, dù có thành công hay đại thành công thì Đại hội đảng XII cũng chỉ đẻ ra được một Tổng Bí thư và 3 chức danh lãnh đạo chủ chốt giáo điều và lệ thuộc vào Trung Quốc như cũ.
Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XII-Những điều cần nhìn lại, từ phía người dân
Song Chi
26-1-2016
Nếu bạn sống ở VN, đi ngoài đường, bạn sẽ dễ có cảm giác rằng người VN bây giờ chả mấy ai quan tâm đến tình hình chính trị của đất nước, ai cũng lo làm ăn, nuôi thân và nuôi gia đình, lo tương lai cho con cái, lo tuổi già của chính mình. Cuộc sống ngày càng khó khăn, có vẻ như chả ai hơi đâu mà nghĩ đến chuyện đại sự, một phần vì cái sợ đã ăn sâu vào trong máu-sợ dính đến chuyện chính trị, một phần vì sự thờ ơ đến vô cảm, ôi dào những chuyện lớn đã có đảng lo, nhà nước lo, phận dân đen có làm được gì đâu, và nếu có hỏi họ về đại hội đảng cộng sản lần thứ XII đang diễn ra tại Hà Nội thì họ cũng chẳng mấy hào hứng, ông nào lên ông nào xuống thì cũng thế. Suy cho cùng đó cũng là một thái độ chính trị-chuyện bầu bán là chuyện riêng của đảng các ông, người dân chúng tôi chả có quyền gì cho nên chúng tôi cũng chả buồn quan tâm!
Nhưng nếu theo dõi trên các trang mạng xã hội, các trang báo độc lập bên ngoài suốt thời gian qua thì sẽ thấy tình hình khác hẳn. Người Việt, dù sống ở trong hay ngoài nước, đều theo dõi sát sao tình hình đại hội đảng XII từ lúc các dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng được công bố toàn văn trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân và các tổ chức tham gia góp ý kiến vào khoảng giữa tháng 9.2015 (tất nhiên chỉ là hình thức, dân góp ý là một chuyện, đảng có nghe không là chuyện khác), cho tới Hội nghị lần thứ 12 vào tháng 10.2015, Hội nghị lần thứ 13 vào tháng 12.2015, Hội nghị lần thứ 14 vào tháng 1.2016 và cuối cùng là đại hội XII diễn ra từ ngày 20-28.1.2016.
Càng gần đến ngày và trong những ngày đại hội đảng XII đang diễn ra, không khí trên các trang mạng, báo “lề trái” và cả báo chí nhà nước càng “nóng”. Mối quan tâm lớn nhất, chủ đề được bàn luận, tranh cãi nhiều nhất là đại hội đảng XII, vấn đề nhân sự ai lên ai xuống, tình hình VN sẽ ra sao sau đại hội…Và dù thừa biết rằng nhân dân chẳng có quyền gì và cũng chẳng hy vọng sẽ tác động được gì vào kết quả của đại hội, người ta vẫn cứ bàn luận, suy đoán, hy vọng, mong chờ một cái gì đó sẽ xảy ra từ đại hội và sau đại hội.
Có thể rút ra những kết luận gì từ thực tế trên?
1. Người Việt không phải không quan tâm đến chính trị, và người Việt đang khao khát thay đổi.
Sự khát khao đó là rất lớn. Dù bất luận thay đổi như thế nào, nhưng không thể cứ mãi như thế này. Tâm trạng chung ở nhiều người là như vậy.
2. Một đại hội mà sự chia rẽ đã trở nên vô cùng nghiêm trọng, đấu đá nhau không chút khoan nhượng.
Chưa bao giờ có một đại hội đảng nào mà vấn đề nhân sự lại gay gắt đến thế, sự mất đoàn kết, chia rẽ, đấu đá lẫn nhau để tranh giành “ghế” lại căng thẳng đến thế. Đấu đá nhau để lọt vào Bộ Chính trị, lọt vào 4 vị trí cao nhất, và sau cùng là cuộc tranh giành chức Tổng Bí thư giữa đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng.
Từ trước Hội nghị 13, 14 cho tới khi đại hội XII diễn ra, những thông tin có tính chất nội bộ, những tài liệu có tính tuyệt mật cứ “tự nhiên” rò rỉ ra ngoài, do các nhân vật thuộc các phe nhóm khác nhau tung ra để đánh nhau, lôi tất tần tật từ quá trình công tác có những “nghi án”, khoảng tối nào cần làm rõ, lý lịch rồi đời tư có những tì vết gì cho tới tài sản cá nhân “khủng” không minh bạch ra sao…Các trang blog, trang web với những bài báo nặc danh xuất hiện tố cáo ông này ông kia cũng như đơn thư tố cáo tới tấp gửi về Bộ Chính trị…
Người dân qua đó tha hồ được biết thêm những góc khuất xấu xí của các ông lãnh đạo mà xưa nay họ vẫn ra sức dấu kín cho mình và bao che cho nhau. Tất nhiên ai cũng thấy phải là những người trong đảng, thậm chí trong bộ máy khá cao của đảng và nhà nước mới có thể có được những thông tin nội bộ cỡ đó. Tình hình căng đến nỗi trước và trong suốt thời gian diễn ra đại hội, quân đội, công an, xe tăng…các loại được điều động để bảo vệ đại hội, canh cả bếp ăn của đại hội 24/24…cứ như thể sắp có chuyện gì, sắp có đảo chính diễn ra không bằng.
3. Đảng cộng sản hoàn toàn thất bại trong nỗ lực bưng bít thông tin và thuyết phục người dân tin rằng mọi chuyện vẫn rất ổn.
Trong lúc trên mạng tràn ngập các thông tin tố cáo lẫn nhau như vậy thì nhà cầm quyền, thông qua phát ngôn của các nhân vật có quyền lực trên báo chí chính thức, ra sức bác bỏ, rằng đó là do các thế lực xấu, thế lực thù địch tung ra, rằng không hề có biểu hiện tranh giành quyền lực, người thì tự nguyện xin rút để dồn phiếu cho người ở lại, người ở lại thì nhận được đa số đồng thuận, tín nhiệm rất cao, rằng nội bộ rất ổn, việc bầu cử, ứng cử…rất dân chủ v.v…
Nhưng chỉ trừ những người không hề đọc báo bên ngoài và phải mê muội lắm mới còn tin vào những lời nói đó, nhà cầm quyền thực sự đã thất bại trong nỗ lực cố gắng bưng bít, phản bác những thông tin bị rò rỉ và thuyết phục người dân tin rằng mọi chuyện vẫn rất ổn định, tốt đẹp. Ngay cả báo chí quốc tế cũng biết rõ đại hội đảng VN đấu đá, bế tắc về vấn đề nhân sự ra sao. Tình hình đại hội đảng cộng sản VN lần này khiến người ta liên tưởng đến một phiên chợ chiều sắp rã đám của một đảng cầm quyền đã quá lâu và đã bộc lộ hết mức sự thối nát của nó.
4. Bất chấp mọi hy vọng của người dân, tất cả những ai có hiểu biết đều biết rằng mọi chuyện sẽ chẳng có gì thay đổi, từ đại hội này và sau đại hội.
Nếu thử nghe những bài diễn văn, bài tham luận, những phát biểu… tại đại hội với những từ ngữ sáo mòn bộc lộ tư duy cũ kỹ, lạc hậu (trừ một vài trường hợp, như bài phát biểu thẳng thắn gây xôn xao dư luận của ông Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, mà thật ra thì những điều ông nói đa phần người dân cũng biết cả, tuy nhiên khi một quan chức cộng sản nói thì khác, hoặc trong số các quan chức đang ngồi trên đầu dân kia cũng có những người nhìn ra vấn đề, nhưng cái đáng khen ở ông Vinh là đã dám nói thẳng ra).
Nếu nhìn vào những khuôn mặt được đề cử vào 4 vị trí chủ chốt hiện nay: một ông Tổng Bí thư người cũ ngồi lại thêm nửa nhiệm kỳ, mà từ tư duy, tầm nhìn, quan điểm, năng lực…đã được chứng minh trong suốt nhiệm kỳ qua là một con người bảo thủ, giáo điều, xơ cứng, tư duy lạc hậu, mụ mẫm, kiên trì bảo vệ đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác Lênin và chủ nghĩa xã hội tới cùng, sợ Tàu, khiếp nhược, luôn đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi của đất nước, dân tộc; một ông đại tướng đương kim Bộ trưởng Bộ Công an-một cái ngành coi dân như kẻ thù, vấy máu nhân dân nhiều nhất, sẽ lên làm Chủ tịch nước; một ông Thủ tướng tương lai chưa ngồi vào chỗ nhưng đơn thư tố cáo tài sản và mức độ tham nhũng cũng chẳng thua kém gì ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nếu ngồi vào ghế Thủ tướng sẽ còn tiếp tục ăn dài dài; một bà Chủ tịch Quốc hội tương lai mặt mũi có vẻ sáng sủa nhất nhưng trong suốt thời gian qua cũng chẳng ai nhớ được đã có những hành động gì, phát biểu gì gây ấn tượng…
Cứ nhìn vào đó thì người VN cũng hiểu rằng tương lai vận mệnh đất nước chả có gì thay đổi, nếu không có một sự cố gì đó hoặc nếu người dân không vùng đứng dậy.
5. Nhiều nhân vật trong đảng cộng sản đã biết sử dụng vũ khí truyền thông phi chính thống/ ngoài luồng.
Không chỉ lợi dụng truyền thông ngoài luồng bằng cách dựng lên những trang blog, trang web mới hay gửi tin, bài đến những trang báo “lề dân” vốn đã có lượng người đọc khá cao để tố cáo, triệt hạ nhau hoặc dựa vào dư luận để nghe ngóng tình hình, tâm tư của nhân dân mà nhiều cá nhân, phe nhóm còn tìm cách lèo lái, hướng dẫn dư luận theo hướng có lợi cho cá nhân đó, phe nhóm đó. Việc có những thông tin nội bộ, thông tin mật mà phải là người trong cuộc tuồn ra, việc có những bài viết phải do người trong cuộc viết ra, chỉ trích, hạ bệ ông này, nâng ông kia…là những bằng chứng.
Và càng về sau, khi những thông tin rò rỉ cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại thêm nửa nhiệm kỳ và ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải ra đi thì càng thấy rõ “bàn tay” của phe ông Nguyễn Tấn Dũng tích cực tìm cách hướng dẫn, tác động đến dư luận, tác động đến việc bỏ phiếu, chọn lựa của các đại biểu bằng cách đưa ra những hình ảnh, thông tin bất lợi cho ông Trọng và tô vẽ cho ông Dũng-tạo hình ảnh ông Trọng thì bảo thủ, thân Tàu, ông Trọng mà còn ngồi đó thì đất nước này chắc chắn rơi vào tay Tàu trong khi ông Dũng là người cấp tiến, thân Mỹ, thân phương Tây, chống Tàu, ông Dũng mà lên thì hứa hẹn sẽ có nhiều cải cách v.v…
6. Điều quan trọng nhất, thông qua thái độ, ý kiến, bài viết, những cuộc tranh luận của những người dân VN có quan tâm đến tình hình chính trị nói chung và những nhà báo, blogger, nhà hoạt động dân chủ…nói riêng xung quanh đại hội đảng XII, chúng ta nhận ra một số vấn đề đáng suy nghĩ.
Như nhà phê bình văn học, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc có nhận xét trong bài “Khi lòng yêu nước bị từ khước” đăng trên blog VOA, thái độ quan tâm theo dõi tình hình đại hội đảng chứng tỏ người Việt có tinh thần yêu nước, lo lắng đến vận mệnh đất nước (dù biết rằng có lo cũng chả làm được gì); nhưng bên cạnh đó những khía cạnh đáng buồn, đáng lo cũng bộc lộ ra.
Thứ nhất trong sự trông chờ, hy vọng vào một điều gì đó sẽ thay đổi của đám đông có cái gì đó rất ngây thơ, viển vông. Hết trông chờ, hy vọng đại hội sẽ chọn ra được những khuôn mặt xuất sắc vì dân vì nước (ở đâu ra?), đại hội sẽ vạch ra những đường hướng mới, bước đi mới cho đất nước, sau đó lại gửi gắm hy vọng vào ông này ông kia lên làm Tổng Bí thư sẽ thay đổi. Trong đó đáng nói nhất là hy vọng vào ông Nguyễn Tấn Dũng.
Như một sự thay đổi ngoạn mục trong suy nghĩ của mọi người, ông Nguyễn Tấn Dũng từ một nhân vật bị chĩa mũi dùi chỉ trích nặng nề vì thao túng quyền lực, cực kỳ tham nhũng, với những chính sách gây tác hại kinh khủng cho nền kinh tế của đất nước trong thời gian dài nắm quyền, đồng thời đẩy đất nước lún sâu trong sự lệ thuộc vào nền kinh tế của Trung Cộng, nợ công nợ xấu ngập đầu, từng suýt bị kỷ luật tại Hội nghị Trung ương 6 năm 2012, và bị đồng chí cho tới nhân dân gọi bằng biệt danh “đồng chí X”, nay bỗng trở thành biểu tượng của sự cấp tiến, cải cách, chống Tàu, là niềm hy vọng của nhiều người.
Nếu chúng ta tin rằng phe Nguyễn Tấn Dũng đã sử dụng truyền thông ngoài luồng để nâng hình ảnh ông Dũng lên và tác động đến dư luận, thì đây rõ ràng là ảnh hưởng, là kết quả của sự tác động đó. Dù tất nhiên đó chỉ là một phần nguyên nhân vì sao nhiều người quay sang bênh vực, tin tưởng ông Dũng, phần khác có lẽ do tâm lý khát khao thay đổi, nhưng tuyệt vọng, bế tắc vì không nhìn thấy một đường hướng nào, một khuôn mặt nào vừa nổi trội vừa có quyền có thế lực nên đặt hy vọng vào ông Dũng chăng?
Có những người còn tin rằng nếu ông Dũng ngồi vào ghế Tổng Bí thư, sẽ giải tán đảng cộng sản, tuyên bố thành lập một nước cộng hòa, dù không/chưa phải là một nước dân chủ thật sự nhưng trước mắt là xóa sổ đảng cộng sản, và lên làm Tổng thống. VN sẽ trở thành mô hình kiểu như nước Nga hậu cộng sản, thậm chí có bài báo bên ngoài đã gọi ông Dũng là “Putin của Việt Nam”. Có người lập luận rằng dù sao độc tài cá nhân còn dễ đối phó hơn độc tài tập thể hoặc mô hình kiểu như Nga vẫn cứ tốt hơn mô hình hiện nay với đảng cộng sản cầm quyền.
Tất cả những điều đó phản ánh một thực tế là người dân chúng ta không có quyền gì trong việc chọn lựa ai sẽ là người lãnh đạo đất nước, đất nước này sẽ phát triển theo mô hình nào, sẽ đi về đâu, chúng ta chỉ biết hy vọng và ước mơ. Và hành động duy nhất mà chúng ta làm, đó là hoặc gửi kiến nghị cho…đảng cộng sản đề nghị đổi tên đảng, đổi tên nước, và những thứ đại loại như vậy, hoặc viết bài, hy vọng tác động được đến những suy nghĩ của đám đại biểu đang dự đại hội, tác động được đến nhà cầm quyền.
Mặt khác, trong sự tuyệt vọng, dường như chúng ta rất dễ bị tác động. Không chỉ các phe nhóm đấu đá nhau mà trên mạng, người ta cũng nhận thấy sự tranh cãi giữa người ủng hộ ông này với người ủng hộ ông khác, người viết bài chỉ trích ông X bênh ông Y và ngược lại…Và trong lúc cố gắng chứng minh lập luận của mình trong việc ủng hộ hay chỉ trích một ông nào đó, nhiều người dường như đã không còn giữ được sự tỉnh táo, khách quan cần thiết, sẵn sàng “ném đá”, “chụp mũ” ai đó không đồng quan điểm với mình. Chưa kể những người có tâm lý “ăn theo”, thấy dư luận hy vọng, ca ngợi ông X nhiều thì cũng đồng ý theo, chẳng hạn.
Mà những thông tin mọi người dựa vào thì hầu hết là thông tin “gián tiếp”, hoặc do chính các phe nhóm tung ra để triệt nhau và không dễ kiểm chứng thực hư, hoặc từ việc đọc “giữa hai hàng chữ” những thông tin trên báo chính thức và suy luận. Có thể nói hầu như chẳng có mấy ai có được những thông tin trực tiếp, do chính mình tham dự đại hội hoặc phỏng vấn những người đang tham dự, phỏng vấn các ứng viên…
Chính những nhà báo, blogger độc lập có xu hướng tiến bộ, những nhà bất đồng chính kiến, nhà hoạt động dân chủ…cần phải tỉnh táo hơn nữa, để tránh bị tác động và ngược lại, mình cũng tác động đến tâm lý chung của người dân.
Và một điều mà ai cũng biết, nếu chỉ trông mong, hy vọng vào sự thay đổi của đảng và nhà nước cộng sản thì chẳng bao giờ sự thay đổi ấy đến, bởi đối với một đảng cầm quyền đang nắm giữ quyền lực tuyệt đối trong tay hàng chục năm nay tha hồ muốn làm gì thì làm, tại sao họ lại phải nhường bước, chia sẻ quyền lực, thậm chí rút lui? Sự thay đổi ấy chỉ có thể diễn ra khi chính người dân gây sức ép cho họ bằng hành động. Lâu nay chúng ta đã hành động bằng những bài viết, ý kiến, kiến nghị, thư gửi ông này ông kia…nhưng điều đó rõ ràng là chưa đủ. Một ví dụ gần đây nhất, sự thay đổi của Miến Điện là kết quả của cả từ hai phía: nhận thức, tự giác thay đổi vì đã nhận ra nguy cơ cũng như triển vọng phát triển của đất nước từ phía chính quyền, và sự tranh đấu không mệt mỏi của người dân.
Phỏng vấn TS Vũ Hồng Lâm: Đại hội Đảng: Hy vọng của dân chúng không phải là của đảng viên
“Bất kể ông nào lên làm Tổng bí thư thì đất nước Việt Nam không còn là đất nước Việt Nam trước đại hội 12 nữa. Đại hội 12 này tạo ra một bước ngoặt. Bước ngoặt đấy là bởi gì những gì người ta đấu tranh với nhau ở trong đảng, và người ta tung ra ngoài mạng xã hội lần đầu tiên trong mấy chục năm cầm quyền của đảng cộng sản Việt Nam. Tất cả những cái đo khiến hình ảnh của đảng ở bên trong được người bên ngoài nhìn thấy… Trước đây người ta chỉ nói thầm thì với nhau thôi, nay người ta nói công khai không giấu diếm gì nữa, thì đó là điều hoàn toàn mới“.
____
Việc chuyển giao quyền lực ở đại hội 12 của đảng cộng sản Việt Nam có nhiều diễn biến không giống như những kỳ đại hội trước. Cuối ngày 24 tháng giêng, báo chí Việt Nam cho hay là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại được nhiều người đề nghị tái ứng cử vào trung ương đảng. Tuy nhiên đến ngày 25/1 thì Đại hội lại chấp thuận cho TT Dũng rút lui.
Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm , làm việc tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á Thái Bình Dương ở Hawaii có nhận định về đại hội đảng lần này với đài RFA.
Tranh giành quyền lực đến phút chót
Đầu tiên ông cho biết những khác biệt của đại hội lần thứ 12 này so với các kỳ đại hội trước.
TS Vũ Hồng Lâm: Những diễn biến về quyền lực của nội bộ đảng cộng sản Việt Nam được đưa ra ngoài, và nó được cập nhật khá là nhanh chóng, còn chuyện tranh giành quyền lực giữa các phe phái, giữa các cá nhân mỗi lần bầu đại hội, đặc biệt là chức tổng bí thư thì chuyện này diễn ra từ lâu lắm rồi. Đại hội nào cũng vậy thôi, thậm chí có đại hội còn có kịch tính cao hơn như đại hội 9, khi ba ông cố vấn lật ông Tổng bí thư đương nhiệm là Lê Khả Phiêu, thì kịch tính nó còn cao hơn bây giờ.
Cái thứ hai là sự căng thẳng giữa các phe phái tranh giành quyền lực trở nên rất ghê gớm đến tận phút chót, gần như là trò chơi một mất một còn. Trước đây thì tuy là họ tranh giành quyền lực với nhau, nhưng mà đến khi mà người ta cảm thấy là cán cân lực lượng đã đi đến chỗ nào đó thì phe có cảm tưởng thua cũng chấp nhận và họ đi đến việc thỏa hiệp với nhau một cái gì đó. Lần này dường như là mức độ thỏa hiệp thấp hơn những kỳ trước.
Kính Hòa: Khi nói đến những nhân vật trung tâm của đại hội kỳ này chúng ta thấy có hai nhân vật trung tâm là Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, Cho đến giờ phút này thì theo những thông tin chính thống là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ trở thành tổng bí thư cho nhiệm kỳ mới, còn ông Dũng sẽ về hưu. Thế nhưng dường như vẫn có một làn sóng ủng hộ ông Dũng, vậy theo ông là tại sao?
TS Vũ Hồng Lâm: Làn sóng ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng thì tôi cho rằng nó lớn ở bên ngoài hơn là ở bên trong.
Có thể nói là đa số trên mạng xã hội người ta ủng hộ ông Dũng chứ không phải ông Trọng. Lý do thì rất nhiều. Có những người trước đây chống đối chế độ, thì nay quay sang ủng hộ ông Dũng. Có rất nhiều người như vậy. Tôi nghĩ một lý do khá lớn trên mạng xã hội ủng hộ ông Dũng vì người ta đặt niềm tin vào ông Dũng như là một người mang lại sự thay đổi. Xã hội Việt Nam đã đi đến chổ ước vọng thay đổi rất là ghê gớm, ai cũng muốn thay đổi. Chỉ cần thay đổi thôi, còn thay đổi theo hướng nào thì họ không cần quan tâm lắm. Cái quan trọng nhất đối với họ là thay đổi. Rất nhiều người với những quan điểm lập trường khác nhau ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng, vì người ta nghĩ ông ấy mang một ngọn cờ thay đổi không lớn thì nhỏ.
Thế nhưng trong đảng thì người ta có những suy nghĩ khác, bên ngoài xã hội người ta ủng hộ ông Dũng vì người ta nghĩ đơn giản rằng ông ấy chống Trung Quốc, ông ấy thân phương Tây, ông ấy muốn đổi mới. Trong đảng thì cũng có những người chống Trung Quốc, thân phương Tây, muốn đổi mới, nhưng không có nghĩa là người ta ủng hộ ông Dũng. Bản thân những người chống Trung Quốc, thân phương Tây đó cũng chia rẽ. Một số ủng hộ ông Dũng, một số ủng hộ ông Trọng, một số khác chẳng ủng hộ ông nào. Lại có những người chống ông Dũng thì lại vô hình chung là ủng hộ ông Trọng, hay chống ông Trọng thì vô hình chung ủng hộ ông Dũng.
Nhưng cái quan trọng nhất đối với 1500 đại biểu đi dự đại hội đảng, là sự nghiệp cá nhân của họ. Họ cần giữ cái chức vụ của họ, cái đó nó khác rất xa với khát vọng của người dân bên ngoài.
Những người bên trong đảng họ cần sự ổn định để tiếp tục cầm quyền và hưởng lợi từ những cái đó.
Ở bên ngoài tôi không nghĩ là có ảnh hưởng lớn đến việc bầu bán bên trọng đại hội đâu.
Kính Hòa: Nhưng mà theo số liệu chính thống của Việt Nam đưa ra cũng có đến 38 đoàn đại biểu đề nghị ông Dũng ứng cử vào danh sách ứng cử bổ sung. Vậy thì cũng có một số đông người ủng hộ ông ấy trong đảng đó chứ?
TS Vũ Hồng Lâm: Theo như tin đồn thì dường như có khoảng 270 phiếu đề nghị ông Dũng, tức là 270 phiếu trong ba mươi mấy đoàn, 35 hay 38, không có nghĩa là toàn bộ những đoàn ấy người ta ủng hộ. Ông Dũng được 270 phiếu đề cử, ông Dũng muốn được đưa vào danh sách cuối cùng để bầu ban chấp hành trung ương mới thì ít nhất ông phải được quá bán. Đại hội là 1500 đại biểu, quá bán là 750. Hiện ông có 270 phiếu, vậy ông phải làm sao kiếm thêm được 500 phiếu nữa, theo tôi cũng khó.
Kính Hòa: Trở lại kịch bản bộ máy quyền lực của Việt Nam có ông Dũng hoặc không có ông Dũng thì ông thấy sau đại hội này nó có gì khác không?
TS Vũ Hồng Lâm: Bất kể ông nào lên làm Tổng bí thư thì đất nước Việt Nam không còn là đất nước Việt Nam trước đại hội 12 nữa.
Đại hội 12 này tạo ra một bước ngoặt. Bước ngoặt đấy là bởi gì những gì người ta đấu tranh với nhau ở trong đảng, và người ta tung ra ngoài mạng xã hội lần đầu tiên trong mấy chục năm cầm quyền của đảng cộng sản Việt Nam. Tất cả những cái đo khiến hình ảnh của đảng ở bên trong được người bên ngoài nhìn thấy.
Tất nhiên có những cái mình thấy ở bên ngoài là nhiễu, nhiều thông tin là sai, thế nhưng cái người ta nhìn thấy là sự đấu tranh rất khốc liệt ở trong đảng được tung ra bên ngoài để tất cả mọi người cùng nhau chiêm ngưỡng.
Trước đây người ta chỉ nói thầm thì với nhau thôi, nay người ta nói công khai không giấu diếm gì nữa, thì đó là điều hoàn toàn mới.
Tôi nghĩ là điều đó thứ nhất nói lên vai trò của mạng xã hội. Thứ hai là không gian bên ngoài sự kiểm soát của đảng cộng sản. Tuy là có sự lũng đoạn của đảng cộng sản nhưng cho thấy là phần dư luận bên ngoài hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh nội bộ của chính bản thân đảng.
Đây là một yếu tố mà tôi nghĩ là bất kỳ ai lên cầm quyền ở Việt Nam sau này đều phải tính tới. Tức là sức mạnh của một xã hội dân sự manh nha, của một không gian công cộng. Đảng cộng sản không còn có thể tiếp tục cầm quyền theo kiểu ngày xưa nữa. Tôi nghĩ đó là ảnh hưởng lớn nhất của đại hội 12 này lên nền chính trị Việt Nam.
Chưa thể thay đổi thể chế?
Kính Hòa: Còn đường hướng phát triển của Việt Nam sắp tới, về phương diện thể chế lẫn quan hệ ngoại giao trên trường quốc tế thì theo ông nó sẽ như thế nào sau đại hội này?
TS Vũ Hồng Lâm: Về ngoại giao thì tôi nghĩ không có thay đổi lớn, ông Dũng hay ông Trọng cũng không làm thay đổi lớn đến chính sách ngoại giao. Một mình các ông này không quyết định được, mà chính sách ngoại giao của Việt Nam là một sự đồng thuận.
Gần đây thì Việt Nam đã tạo được một sự đồng thuận nhất định. Trước đây thì họ có nhiều xu hướng, nhiều phe phái, bất đồng giữa họ cũng khá lớn. Nhưng gần đây họ có sự đồng thuận do việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải dương 981 vào vùng biển Việt Nam trong năm 2014. Cái đó nó tạo nên đồng thuận ngay cả ở những người có thể gọi là bảo thủ, ngã về Trung Quốc trước đây.
Chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng có tính chất biểu tượng ở chổ nhà Trắng đón tiếp ông Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam thì nó nói với những người ở Việt Nam còn nghi ngờ người Mỹ, rằng người Mỹ không có mưu đồ gì trong cái việc gọi là thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam.
Đường hướng đối ngoại của Việt Nam sắp tới sẽ xích lại gần Mỹ hơn, xa Trung Quốc hơn, bất kể ai là người lãnh đạo.
Kính Hòa: Trong bài diễn văn của ông Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đọc ở đại hội đảng kỳ này có đề cập đến cả ba nhánh của quyền lực kiểm soát lẫn nhau. Ông nghĩ sự tự thân thay đổi thể chế của Việt Nam trong tương lai sẽ như thế nào?
TS Vũ Hồng Lâm: Đổi mới chính trị đến mức độ như Ông Bùi Quang Vinh đề nghị thì chưa thể có được trong một vài năm tới, nhưng sẽ có những bước đi theo hướng đó.
Bài phát biểu của ông Bùi Quang Vinh thì tôi muốn so sánh nó với bài tham luận cách đây hơn 20 năm rồi, đó là bài tham luận của ông Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tại đại hội đảng lần thứ 7, năm 1991.
Trước khi về hưu, trước khi bị làm dê tế thần để Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc thì ông đưa ra một bài tham luận hết sức là tiến bộ, đưa ra những tư tưởng hết sức là cấp tiến lúc đó. Thế thì đó là bài tham luận trước khi về hưu, ông còn cái gì thì nói nốt để đỡ phải cắn rứt lương tâm với đời. Thì tôi nghĩ ông Bùi Quang Vinh cũng vậy thôi, trước khi về hưu thì ông còn cái gì bứt rứt thì ông nói nốt, điều đó không có nghĩa là người ta sẽ làm theo cái gì mà ông nói.
Kính Hòa: Xin cám ơn ông.
Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016
Hơn 20 địa điểm có tuyêt rơi
Hơn 20 địa điểm có băng tuyết ở Việt Nam
Băng giá và tuyết xuất hiện khắp các vùng núi phía Bắc những ngày cuối tháng 1 là hệ quả của đợt không khí lạnh mạnh nhất 40 năm qua.
Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016
Không Có Lý Do Gì Để Ông Nguyễn Phú Trọng Ở Lại.
Nguyễn Thanh Giang.
Phe cánh Nguyến Phú Trọng mấy tháng qua đã sử dụng nhiều chân gỗ cò mồi thượng thặng kiểu Phan Diễn và 3 giáo sư Học viện Hồ Chí Minh … để vu cáo, bôi nhọ một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị của Đảng của các đồng chí ấy.
Nay lại xuất hiện thêm thượng tướng Võ Tiến Trung cầm loa rao: “Ban chấp hành TƯ giới thiệu thêm 5 đồng chí quá tuổi, trong đó có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ở lại để mang tính chất kế thừa, giữ vững ổn định chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân và đặc biệt là giữ đoàn kết thống nhất trong Đảng”.
Ông này lập lờ đánh lận con đen làm cho dư luận tưởng vấn đề ông NPT tái nhiệm TBT đã chắc như đanh đóng cột. Thực ra đấy chỉ là chuyện của Hội nghị 14. Đại hội XII có thể sẽ không “kế thừa” những quyết định sai trái của Hội nghj 14.
Vì sao phải “Nguyễn Phú Trọng, ở lại để mang tính chất kế thừa”? Kế thừa cái gì? Ai kế thừa ai? Vì sao phải kế thừa? Chủ trương đường lối chính sách vẫn là của Đảng, điều lệ Đảng vẫn như vậy, ai lên cũng cứ thế mà làm. Nếu có làm cái gì khác đi cũng phải do BCH TW, do BCT duyệt soát chứ.
So với tất cả 15 UV BCT đương nhiệm thì ông NPT là cái thá gì. Không từng tôi luyện qua chiến trường, không từng trải nghiệm cuộc sống, không từng thâm nhập các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, ông NPT được chế độ ưu đãi quá mức làm cho ông chỉ như một cậu ấm hiện đại làm nghề cạo giấy.
Những UVBCT trong độ tuổi như Nguyễn Thiện Nhân, Trần Đại Quang, Vũ Đức Đam, Nguyễn thị Kim Ngân, Nguyễn Xuân Phúc, Đinh Thế Huynh, những UVTW như Bùi Quang Vinh, Phạm Bình Minh, Đinh La Thăng … đều chẳng có gì kém hơn NPT, trong khi tuổi trẻ của họ còn cho họ sức khỏe và sự minh mẫn hơn hẳn NPT.
Bảo ông NPT phải ở lại để dìu dắt 3 trụ khác trong trều đình là sự khinh thị con người, thóa mạ vào trí tuệ của Đảng. Riêng cái tội suốt cả nhiệm ký không lo bồi dưỡng chuẩn bị được người kế nhiệm đã chứng tỏ sự non kém, sự vô trách nhiệm của ông ta đến mức nào. Ông ta phải biết lo xa chứ, 72 tuổi rồi, mặt đã bệch ra, ngộ nhỡ Trời gọi ông đi theo Cụ Rùa Hồ Gươm thì Đảng cũng phải đi theo ông sao?!
Người thường cũng biết ông Võ Tiến Trung đang lu loa vòi vĩnh cho NPT ở lại nhưng đoạn sau đây biểu lộ cái ngờ nghệch của ông: “Đồng thời có 4 đồng chí đặc biệt ở quốc phòng, Thanh tra Chính phủ, Quốc Hội, mà vị trí đó chưa có người thay thế, thì ở lại. Còn lại tất cả các đồng chí TƯ quá tuổi, mà tôi rất khâm phục là có đồng chí ủy viên Bộ Chính trị lớn tuổi, đều xung phong rút ra khỏi Bộ Chính trị để tạo điều kiện cho lớp trẻ“. Sao NPT không noi gương các đông chí ấy “xung phong rút ra khỏi Bộ Chính trị để tạo điều kiện cho lớp trẻ“. Có phải ông Trung làm hại NPT bằng cách bêu riếu thói tham quyền cố vị, tố cáo tội tham nhũng quyền lực của NPT không?
Ông NPT ở lại để “giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân và đặc biệt là giữ đoàn kết thống nhất trong Đảng” ư?
Chưa bao giờ tình trạng mất đoàn kết trong ĐCSVN lại bộc lộ công khai một cách bệ rạc như trong nhiệm kỳ ông NPT làm TBT. Đến nỗi cùng trong BCT không đấu tranh thuyết phục nổi nhau đành phải lên tivi khóc lóc xụt xùi cho bàn dân thiên hạ “thưởng thức”
Ông NPT phải ở lại để “giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân” ư? Chỉ riêng câu nói “TBT Đảng phải là người Miền Bắc” đã như trái bom nguyên tử hủy hoại ghê gớm lòng tin vào mục tiêu xây dựng xã hôi dân chủ công bằng, vào chủ trương đại đoàn kết toàn dân của Đảng. Kỳ thị Bắc Nam ngay trong cán bộ cao cấp của Đảng thì mong gì hòa giải hòa hợp giữa những người từng bên kia chiến tuyến!
Nếu còn trong độ tuổi ông NPT cũng cần ra đi, huống chi ông đã quá già so với tất cả các thủ lĩnh trên thế giới hiện nay. Trên các trang mạng xã hội đã có rất nhiều bài phê phán ông NPT, Nếu chỉ một phần những phê phán ấy là đúng thì không thể nghi ngờ những quy kết ông là Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc.
Có thể nhiều phê phán, quy kết được xem là thiếu cơ sở, nhưng những sai trái đến mức tội trạng sau đây là hoàn toàn có thật, có thể dẫn ra từ chính lời nói của ông, văn bản của ông, việc làm của ông:
– Tội cõng rắn cắn gà nhà. Ký kết Tuyên bố chung với Hồ Cẩm Đào chính thức mở đường cho công an Trung Quốc vào hoành hành ở Việt Nam. (Gần đây có dư luận ông còn cho người sang ĐSQ Trung Quốc ở Hà Nội nhắc lại lời cầu viện ấy lấy cớ là chuẩn bị chống khủng bố bảo vệ Đại hôi XII).
– Tội bán nước. Xác nhận với Tập Cận Bình rằng Việt Nam đồng ý giữ “nguyên trạng” Hoàng Sa và một phần Trường Sa là của Trung Quốc.
– Tội chống Đảng. Ký quyết định 244 phủ nhận Điều lệ ĐCSVN hiện hành.
– Tội triệt phá lòng tin vào chủ trương Hòa giải Hòa hợp dân tộc bằng lời tuyên bố TBT Đảng phải là người Miền Bắc.
NPT không xứng làm một đảng viên bình thường, một công dân bình thường chứ đừng nói ở vị tri lãnh tụ tối cao của Đảng và Đất nước.
Rất có thể Hội nghị 14 đã mắc lừa những thủ đọan xáo trá của cái gọi là “tổ chức có bài bản”. Xin Đại hội XII hãy sáng suốt vượt qua những sai lầm ấy để tránh hiểm họa cho đất nước và nguy cơ sụp đổ nhanh chóng ĐCSVN
Hà Nội 24 tháng 01 năm 2016
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 5 ngõ 314 đường Trung Văn
Quận Nam Từ Liêm – Hà Nội
TIN HOT GIỜ CHÓT: HƠN 50% PHIẾU BCH TW ĐẢNG "ĐỀ CỬ" ÔNG NGUYỄN TẤN DŨNG TÁI NHIỆM BỘ CHÍNH TRỊ !
Chiều hôm nay, ngày cuối cùng chốt danh sách nhân sự chủ chốt của TW Đảng CSVN khóa mới... ông Dũng đã được rất đông Ủy viên BCH TW Đảng đề cử vai trò Ủy viên BCT nhiệm kỳ tới trong các chức danh mà người ta thường gọi là "tứ trụ": Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng & Chủ tịch Quốc hội.
Trước đó, ông Dũng đã có đơn xin rút, không ứng cử nhiệm kỳ mới. Tuy nhiên theo Điều lệ Đảng CSVN, các cá nhân dự đại hội dù rút khỏi dánh sách, nhưng khi được đa số phiếu đề cử tiếp tục ứng cử, trường hợp này sẽ được đưa ra bỏ phiếu toàn thể Đại hội. Nếu số phiếu là quá bán (như KQ thăm dò chiều nay), cá nhân ấy sẽ tiếp tục tại vị và phục vụ theo sự phân công của Dại hội.
Diễn biến này cho thấy, ông 3 Dũng và phe cánh ("thân USD") của mình đã đi một nước cờ cực kỳ mạo hiểm nhưng rất thông minh để tránh sự "đối đầu và/hoặc thanh trừng" của phe cánh đối địch ("thân Nhân dân tệ").
Trong ngày 25 và 26 tới... KQ bỏ phiếu toàn Đại hội sẽ quyết định chính thức việc đi hay ở của ông Dũng trên cương vị "tứ trụ" nhiệm kỳ mới.
Kịch hay ở màn chót.
Hóng.
Biểu tượng cảm xúc smile
====
P/s:
"Dù sao ông Dũng lên vẫn dễ thở hơn anh ạ. Ông Lú mà lên, bọn em dọn vào Sài Gòn ngay... chứ biết sống làm sao?" - câu này của một người bạn tui đã nhỏ to trút bầu tâm sự. Bạn ấy và GĐ là dân gốc Hà Nội và cũng rất "đỏ" đấy nhé!
Biểu tượng cảm xúc smile
Thủ tướng được đề cử vào Trung ương khoá 12
Gần 50% trong số những người được giới thiệu bổ sung là uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương khoá 11...
VNECONOMY.VN
TƯỜNG TRÌNH CHI TIẾT CUỘC BỎ PHIẾU TẠI ĐẠI HỘI ĐẢNG 12.
Thùy Trang xin tường trình lại cho các bạn vài chi tiết đáng chú ý trong cuộc bỏ phiếu của Đại Hội Đảng12 trong mấy ngày qua.
Ngày 21 tháng 1 năm 2016, Đại Hội Đảng nhóm họp để bàn về danh sách nhân sự cho 4 chức vụ Lãnh Đạo cao nhất.
Trong danh sách của BCT khóa 11 đưa ra gồm 3 lá phiếu để bầu chọn lãnh đạo trong ngày 21/1/2016 như sau:
SÁNG NGÀY 21/1/2016, CUỘC BỎ PHIẾU CHỌN 1 TRONG 3, PHIẾU CAO NHẤT SẼ GIỮ NGUYÊN NHÂN SỰ ĐƯỢC GIỚI THIỆU :
- (Phiếu 1) Nguyễn Phú Trọng giữ lại chức vụ TBT.
- (Phiếu 2) Nguyễn Phú Trọng giữ lại chức vụ TBT ; Trương Tấn Sang giữ lại chức vụ CTN.
- (Phiếu 3) Nguyễn Phú Trọng giữ lại chức vụ TBT ; Trương Tấn Sang giữ lại chức vụ CTN và Nguyền Tấn Dũng giữ lại chức vụ Thủ Tướng.
Kết quả (Phiếu 1) được chọn Cao Nhất, Nguyễn Phú Trọng giữ lại chức vụ TBT.
CHIỀU NGÀY 21/1/2016: ĐH đưa ra danh sách bao gồm 5 người tranh cử cho chức vụ Tổng Bí Thư gồm có: (1) Nguyễn Phú Trọng , (2) Trương Tấn Sang, (3) Nguyễn Sinh Hùng, (4) Nguyễn Tấn Dũng và (5) Tô Huy Rứa.
SÁNG NGÀY 22/1/2016: CÓ 4 NGƯỜI XIN RÚT TÊN VÌ VI PHẠM ĐIỀU 244 gồm có: (1)Trương Tấn Sang, (2) Nguyễn Sinh Hùng, (3) Nguyễn Tấn Dũng và (4) Tô Huy Rứa.
CHIỀU NGÀY 22/1/2016: ĐH bỏ phiếu đồng ý cho 4 người nêu trên được rút (theo điều 244) chỉ còn lại Nguyễn Phú Trọng.
SÁNG NGÀY 23/1/2016: Nguyễn Thiện Nhân giới thiệu Nguyễn tấn Dũng ở lại Khóa 12 và đề cử chức vụ Tổng Bí Thư (Chưa bỏ phiếu).
CHIỀU NGÀY 23/1/2016: Trên 26 Đại Biểu đồng ký tên giới thiệu đề cử Nguyễn Tấn Dũng tranh chức vụ Chủ Tịch Nước và chức Tổng Bí Thư, trong khi đó Trương Tấn Sang được đề cử ở lại chức vụ Chủ Tịch Nước.
SÁNG NGÀY 24/1/2016 Có 65 Đại Biểu Được đề cử vào chức vụ TW cho Khóa 12 và 10 Đại Biểu được đề nghị Bổ Sung cho TW khóa 12 bao gồm những người của khóa 11 như Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng...
(***) Điều cần chú ý là Nguyễn Tấn Dũng được hơn 800 phiếu trong số 1510 phiếu của Đại Biểu đề nghị Bổ Sung vào danh sách TW của Khóa 12, đồng thời được đề nghị tranh cử cho 2 chức vụ là Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước cho Khóa 12 ...
Đó là tất cả chi tiết chính xác trong 3 ngày qua tại Đại Hội Đảng 12.
Trong các ngày tới thì 1510 Đại Biểu sẽ bầu chọn khoảng 180 Đại Biểu vào TW và 25-30 Dự Khuyết cho TW, sau đó Trung Ương sẽ bầu 16 vị trong số 180 vào BCT.
Trong khóa 11 có 175 TW và 25 Dự Khuyết ; 2 người qua đời nên TW còn lại 173 người, trong đó có 1 người nữa qua đời trong bản Dự Khuyết, còn lại 24 người.
Số Ủy Viên TW được dưa vào danh sách cho ngày 24/1/2016 có ít nhất là 86 Đại Biểu mới thay thế cho các Đại Biểu quá tuổi.
Tường trình từ Đại Hội 12.
Nguyễn Thùy Trang
GIÓ CÓ THỂ ĐÃ ĐỔI CHIỀU TRONG ĐẠI HỘI ĐẢNG 12 - MỸ, ĐỨC VÀ NHẬT ỦNG HỘ NGUYỄN TẤN DŨNG.
Thùy Trang đang theo dõi rất chi tiết trong ngày hôm nay ở Đại Hội 12 thì thấy khả năng Nguyễn Tấn Dũng ở lại BCT của Khóa 12 là rất, rất, rất cao vì có hơn 800 Đại Biểu trong con số 1510 Đại Biểu đề nghị đề cử Bổ Sung Nguyễn Tấn Dũng vào danh sách TW Khóa 12.
Hiện nay nhiều nước đã lên báo, đài ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng làm lãnh đạo gồm các nước như Mỹ, Đức và Nhật và nhiều nước ở Âu Châu.
Theo nhận xét RIÊNG của Thùy Trang theo tình hình thì khả năng cao có 2 điều là (1) Nguyễn Tấn Dũng sẽ ở lại Khóa 12 và giữ lại chức Thủ Tướng chứ không phải là chức Tổng Bí Thư.
Hoặc là (2) Nguyễn Tấn Dũng sẽ ở lại và được bầu vào BCT khóa 12 (chắc 100%) và sẽ làm Tổng Bí Thư 1/2 nhiệm kỳ cuối.
Như vậy cuộc bỏ phiếu sẽ trở thành như sau:
(1) Nguyễn Phú Trọng ở lại chức TBT cho 1/2 khóa đầu.
(2) Nguyễn Tấn Dũng ở lại chức Thủ Tướng (hoặc CTN) 1/2 khóa đầu.
(3) Nguyễn Tấn Dũng sẽ là TBT 1/2 khóa sau.
(4) Nguyễn Xuân Phúc sẽ nắm chức Thủ Tướng 1/2 khóa sau.
Trong lúc nầy thì chức vụ Chủ Tiệm Nước thì Có 3 người được đề cử là Trần Đại Quang (BCT Khóa 11 đề cử), Trương Tấn Sang (ĐH 12 đề cử) và Nguyễn Tấn Dũng (ĐH 12 đề cử).
Nguyễn Thùy Trang
NHẬP MÔN PHÂN TÍCH ĐẠI HỘI 12 (Bài 1)
TS Nguyễn Đức Thanh
NHẬP MÔN PHÂN TÍCH ĐẠI HỘI 12 (Bài 1)
23-1-2016
(Dành cho những ai quan tâm, thích thú với những gì đang diễn ra, nhưng chưa hiểu hết mà lại không dám hỏi hoặc không biết hỏi ai)
Lưu ý 1: Bài dài, nên phải kiên nhẫn đọc. Nhưng đổi lại, sẽ hiểu biết hơn, bớt mù mờ hơn về những gì bạn đang nghe ra rả suốt cả ngày mà chẳng hiểu gì mấy.
Lưu ý 2: Nếu bài này giúp bạn hiểu hơn một chút, thì share để cho người khác hiểu cùng.
Lưu ý 3: Nếu đọc xong vẫn không hiểu, thì share và đặt câu hỏi, để những người hiểu rõ hơn, có nhiều thời gian, họ trả lời cho. Vì tôi thì bận, rỗi mới viết được tiếp.
===========
Theo dõi những gì đang diễn ra tại Đại hội Đảng lần thứ 12, thấy quả là có nhiều điều thú vị. Điều thú vị đầu tiên là hình như báo chí có đưa tin nhưng không thể hiện hết được sự thú vị của những gì đang diễn ra. Không biết là vì báo chí không hiểu hết, hay là bị chỉ đạo phải viết cho nó rối lên mới hay.
Thứ nhất, chưa bao giờ vị trí Tổng Bí Thư lại BẤT ĐỊNH như tại Đại hội lần này. Kể cả khi Đại hội ĐÃ khai mạc, và ĐANG diễn ra được vài ngày (tức là cho đến lúc status này được post lên).
Thứ hai, chưa bao giờ nguyên tắc TẬP TRUNG DÂN CHỦ được thể hiện rõ ràng, khoa học, nhất quán và đóng vai trò là một luật chơi thú vị như lần này.
[Chú thích nhanh về TẬP TRUNG DÂN CHỦ: Đây là nguyên tắc do Lê Nin đề xuất. Tức là khi một tổ chức họp với nhau về một vấn đề thì phải thật dân chủ, bình đẳng, ai có ý kiến gì cứ bàn, cứ bảo vệ. Sau đó, để đi đến thống nhất thì biểu quyết. Đó là DÂN CHỦ. Ý kiến nào chiếm đa số thì được coi là ý kiến chung của cả tổ chức. Từ sau đó, thì tất cả thành viên của tổ chức phải tuân thủ ý kiến này, kể cả những người trước đó phản đối, đó là TẬP TRUNG.]
Cần lưu ý một điều, là cho đến nay, chỉ có đồng chí Nguyễn Phú Trọng là ỨNG VIÊN DUY NHẤT được Đại hội 11 đề cử. Và điều này là chính xác, nhất quán, rõ ràng. Nghĩa là đến giờ này, sẽ không còn một ứng viên nào khác mà Trung ương Đảng khoá 11 có thể đưa thêm vào. Điều đó là biểu hiện của nguyên tắc TẬP TRUNG. Sự Tập Trung này, lại là sản phẩm của sự DÂN CHỦ trước đó giữa nhũng người đã quyết định điều đó, tức là các đồng chí Uỷ viên Trung ương Khoá 11. Nói cách khác, nếu để các đồng chí Trung ương Uỷ viên Khoá 11 bầu xem ai làm Tổng Bí Thư, thì họ dường như sẽ bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Tuy nhiên, việc quyết định ai là Tổng Bí Thư MỚI thì lại là do các Uỷ viên Trung ương Khoá 12, chứ không phải Khoá 11, quyết định. Mà Khoá 12 thì lại không phải Khoá 11, tất nhiên rồi. (Nói theo kiểu triết học của những người Marxist, thì hẳn họ sẽ gọi đó là “Biện chứng của Trung ương Đảng”). Bởi vì, Trung ương Đảng 12 thì do Đại hội Đảng 12 bầu ra. Và ngày bầu ấy, theo lịch, chỉ diễn ra vào ngày 26/1 tới.
Đấy là điều thú vị của sự DÂN CHỦ trong Đại hội.
Tiếp đến, cần lưu ý là Trung ương Đảng 12 không chỉ bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Bởi vì, đồng chí Nguyễn Phú Trọng CHỈ LÀ MỘT ỨNG VIÊN, do Trung ương 11 đề xuất cho Trung ương 12 bầu mà thôi.
Trung ương 12 có thể chọn bầu một số đồng chí khác nữa, nếu trước ngày bầu, ĐẠI HỘI 12 đề xuất một số đồng chí nữa. Đó là điểm Dân Chủ nữa của Đại hội.
Để bảo đảm nguyên tắc Tập Trung, thì chỉ những người KHÔNG PHẢI Uỷ viên Trung ương Khoá 11 mới được đề cử các ứng viên mới này. Điều này là rất hợp lý và nhất quán, bởi vì, theo nguyên tắc Tập Trung, không một đồng chí nào trong Trung ương 11 được phép làm trái quyết định ĐÃ có của Tập thể Trung ương 11, tức là có đề xuất ứng viên thì chỉ đề xuất đồng chí Nguyễn Phú Trọng mà thôi.
Tuy nhiên, vấn đề đáng lưu ý ở đây là, mặc dù người ĐỀ CỬ không phải là Uỷ viên khoá 11, nhưng người ĐƯỢC ĐỀ CỬ lại có thể là Uỷ viên Khoá 11, ví dụ đồng chí Nguyễn Tấn Dũng hoặc đồng chí Trương Tấn Sang, v.v… Vì đề cử ai, hoàn toàn là quyền của đồng chí có ý kiến đề cử.
Bây giờ lại là bước tiếp theo vận dụng nguyên tắc Dân Chủ. Tức là Đại hội 12, khi thấy có đồng chí mới được đề cử như thế, thì sẽ bỏ phiếu xem có nhất chí với ý kiến đề cử đó hay không. Và nếu trên 50% đồng ý thì đồng chí ấy được vào xếp chung danh sách với đồng chí Nguyễn Phú Trọng để bước vào vòng bầu Tổng Bí Thư, theo lịch, diễn ra vào hôm sau, ngày 27/1.
Do đó, tại phiên bầu cử Tổng Bí Thư, sẽ có khả năng là có nhiều lựa chọn, có nhiều đồng chí để bầu, chứ không phải là Đại hội Đảng 12 tổ chức bầu cử 5 năm một lần lại chỉ để chọn ra một đồng chí từ một đồng chí mà thôi.
Nhưng mà, nếu xét thật kỹ hết tất cả các khả năng, thì lại có một khả năng thế này nữa, mặc dù rất hiếm khi xảy ra, nhưng khả năng tồn tại về mặt toán học và logic học là có. Đó là, trong danh sách bầu Tổng Bí Thư ngày 27/1 lại KHÔNG CÓ ĐỒNG CHÍ NGUYỄN PHÚ TRỌNG.
Vì sao có khả năng này? Ấy là vì, có một khả năng, xin nhắc lại, có thể tồn tại về mặt toán học và logic, là đồng chí Nguyễn Phú Trọng bị trượt ngay từ Vòng bầu vào Ban Chấp hành Trung ương 12, diễn ra vào hôm 26/1 tới. Nghĩa là đồng chí Nguyễn Phú Trọng không phải là Uỷ viên Trung ương khoá 12, và như thế thì, không thể được bầu vào Bộ Chính trị và vị trí Tổng Bí Thư.
Điều này thực tình là một khả năng rất hãn hữu, hãn hữu đến mức gần như không tồn tại, không thể tin là có tồn tại.
Nhưng đã là người có tư duy phân tích, thì không có gì là không thể nghĩ tới. Cũng như, cả Hà Nội này, cả đất nước này, có một ai lại nghĩ là Cụ Rùa Hồ Gươm thì lại bị chết đuối đúng hôm Khai mạc Đại hội Đảng đâu?
Tóm lại, với nguyên tắc Tập Trung, nguyên tắc Dân Chủ, được triển khai đúng đắn, thì cho đến giờ, không ai có thể kết luận chắc chắn ai sẽ là Tổng Bí Thư Khoá 12.
Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016
Ai mà tin được ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không đam mê quyền lực?
Đôi lời: Có vẻ như đội Chính phủ vẫn chưa chịu thua trong trận tranh giải bóng đá vô địch các Ủy viên BCT, dù tiếng còi của trọng tài đã vang lên, kết thúc trận đấu. Có khá nhiều cầu thủ chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư nhảy vào trận đấu, cổ vũ cho đội trưởng đội Chính phủ, đá xoáy đội trưởng đội Đảng. Mời quý độc giả xem màn trình diễn của cầu thủ Ngô Kim Đồng …
___
Ngô Kim Đồng
21-1-2016
Thông tin được cho là “nội bộ” nhưng đăng tải tràn lan trên mạng internet, tại Hội nghị 14, Trung ương Đảng CSVN đã bỏ phiếu kín chọn một “trường hợp đặc biệt” thuộc Bộ Chính trị tái cử, thật ngạc nhiên vì đó lại là người lớn tuổi nhất, thuộc dạng “bình minh nghĩa địa” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nguyễn Phú Trọng sinh năm 1944, học ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó về công tác tại Tập chí Cộng sản rồi từ đó thăng tiến lên đến chức Tổng Bí thư Đảng CSVN. Chưa một ngày tham gia kháng chiến, chưa một ngày quản lý về kinh tế nên ông Nguyễn Phú Trọng chỉ có lý luận suông. Tuy vậy, khả năng diễn thuyết, lý luận cũng chỉ nhàng nhàng, đi phát biểu ở đâu cũng giáo điều chung chung, thường xuyên bị bóc mẽ vì hay nói hớ, đặc biệt rất thích ám chỉ, bóng gió, nói xấu đồng chí đồng đội mình, mục đích là hạ uy tín đối thủ để tiếp tục tham quyền cố vị.
Thông tin ông Trọng được giới thiệu ở lại (nếu đúng) thực sự gây bất ngờ, kèm theo phản ứng khá tiêu cực, trong khi 3 người còn lại trong “tứ trụ” trẻ hơn, có năng lực không kém, nếu không muốn nói là hơn sẽ nghỉ hưu. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có xứng đáng hay không khi tại Hội nghị 11 năm ngoái, trong phiên bế mạc, chính ông ta hăng hái chém gió nêu ra một loạt tiêu chuẩn để được bầu vào BCH Trung ương và Bộ Chính trị khóa 12 như phải còn độ tuổi trong quy định, đặc biệt không ham mê quyền lực. Nhưng hỡi ôi, đến nay Nguyễn Phú Trọng đã lộ bản chất của một con cáo già, sử dụng quyền lực của mình để ép Bộ Chính trị đi ngược lại tuyên bố của chính mình?
Lời bình của tác giả: Ai mà tin được ông già 72 tuổi Nguyễn Phú Trọng không đam mê quyền lực? Ảnh: AP
Còn nhớ, phát biểu sau khi được bầu làm Tổng Bí thư ĐCSVN cách đây 5 năm, ông Trọng đã cảm ơn những người do quá tuổi đã không ứng cử vào BCH Trung ương khóa mới để tạo điều kiện, cơ hội cho những người trẻ hơn. Vậy mà giờ đây ở tuổi 72, không hiểu ông có nghĩ và tạo điều kiện cho lớp trẻ, năng động hơn ông không? Dường như quy định giới hạn tuổi tác chỉ áp dụng với người khác, có nhiều người chỉ quá vài tháng, thậm chí vài ngày tuổi cũng bị loại ra khỏi quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo – trừ Nguyễn Phú Trọng. Ai mà tin được rằng, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không đam mê quyền lực?.
Không chỉ phản bội lại tuyên bố của chính mình, Nguyễn Phú Trọng còn lèo lái BCH Trung ương ra Quyết định 244, một quyết định chắc chắn trái với Điều lệ Đảng CSVN. Thực chất quyết định này là sợi dây trói buộc đối thủ của ông ta, đặc biệt là ông Nguyễn Tấn Dũng – người mà qua bình chọn của một vài trang mạng (mặc dù không phải là của Nhà nước vì VN không có tiền lệ thăm dò mức độ tín nhiệm lãnh đạo trong dân chúng) luôn được ủng hộ giữ vai trò tân tổng Bí thư khóa 12, cao hơn ông Trọng rất nhiều lần.
Chắc chắn nhiều đại biểu dự Đại hội 12 của Đảng CSVN đã nhận ra vấn đề, hy vọng lựa chọn và lá phiếu của họ sẽ bầu được người xứng đáng nhất để đại diện cho gần 5 triệu đảng viên Đảng CSVN.
Bài phát biểu tâm huyết, thẳng thắn của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh
(PLO)- Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, năm năm qua, chúng ta đã tích cực đổi mới về thể chế kinh tế, đạt kết quả nhất định. Nhưng đổi mới hệ thống chính trị thì hầu như chưa làm. Chính vì vậy, công cuộc đổi mới năm năm qua chưa đem lại hiệu quả như mong muốn...
Sáng 22-1, tại Đại hội Đảng XII, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh có bài tham luận với nhiều nội dung quan trọng, nóng bỏng, nhìn thẳng vào sự thật. Ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Đoàn chủ tịch, đánh giá: "Bài phát biểu tâm huyết, thẳng thắn, nhìn thẳng vào tình hình đất nước, có những phân tích khá quan trọng".
PLO xin lược ghi bài tham luận này tới bạn đọc.
***
Từ 1986 đến nay, thu nhập bình quân đầu người tăng gần bốn lần, tỉ lệ hộ nghèo từ trên 50% xuống dưới 5%. Những thành tựu của công cuộc đổi mới không thể phủ nhận. Tuy nhiên, chúng ta vẫn là nước nghèo, vì thế chưa thể bằng lòng, thỏa mãn, nhất là khi nhìn lại mình trong tương quan với các nước bên cạnh có cùng điều kiện.
Có lẽ ít ai biết rằng đầu thế kỷ 19, năm 1820, Việt Nam đã có vị thế đáng nể trong khu vực về dân số và cả quy mô kinh tế, lớn hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại, gấp hơn 1,5 lần Thái Lan, thu nhập bình quân đầu người khi đó xấp xỉ bình quân đầu người thế giới. Còn hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của ta chỉ bằng chưa đến 1/5 mức trung bình của thế giới, bằng 1/3 Thái Lan.
Mọi so sánh đều khập khiễng, vì chúng ta phải trải qua chiến tranh, giành độc lập, thống nhất. Nhưng ta cũng đã có 40 năm sống trong hòa bình, độc lập, 30 năm đổi mới. Đây là quãng thời gian dài tương đương để các quốc gia lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đưa nước mình từ nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu trở thành quốc gia phát triển.
Hơn nữa, yêu cầu đổi mới phát triển với Việt Nam cấp bách hơn bao giờ hết.
Việt Nam đang ở trong giai đoạn ngắn ngủi còn lại của cơ hội dân số vàng, bắt đầu từ 1970, thường kéo dài 50 năm mà khoảng 2020-2025 là hết cơ hội. Như vậy chỉ còn tối đa 10 năm thời kỳ mà dân số ở độ tuổi lao động cao nhất, sau đó giảm dần.
Những thuận lợi từ công cuộc đổi mới trước đây đem lại đang dần hết tác dụng. Bên cạnh đó, tăng trưởng dựa trên tăng đầu tư, sử dụng lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên khoáng sản không còn nhiều lợi thế.
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới. Ta chấp nhận hội nhập tức là chấp nhận cạnh tranh. Nâng cao năng lực cạnh tranh là đòi hỏi sống còn.
Vì ba lý do trên, Việt Nam cần tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, nếu không muốn tụt lại phía sau, hay kinh tế trì trệ kéo dài, để rồi đất nước rơi vào nhóm thu nhập trung bình thấp.
Cũng tại hội trường này, cách đây năm năm, Đại hội XI đã thông qua chiến lược phát triển KT-XH trong đó nêu rõ phải kiên trì, quyết liệt thực hiện đổi mới, đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế. Trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong XH. Nghị quyết khẳng định phải lấy việc thực hiện mục tiêu này làm tiêu chuẩn cao nhất đánh giá hiệu quả quá trình đổi mới.
Thực tế năm năm qua, chúng ta đã tích cực đổi mới về thể chế kinh tế, đạt kết quả nhất định. Nhưng đổi mới hệ thống chính trị thì hầu như chưa làm. Chính vì vậy, công cuộc đổi mới năm năm qua chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
Nhìn lại thực tế 30 năm qua, thành tựu lớn nhất, bao trùm nhất của công cuộc đổi mới là đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Chính nó làm căn bản cuộc sống, đưa đất nước phát triển.
Tuy vậy, bao năm qua, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp gần như không thay đổi. Nền chính trị phù hợp với nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa trước đây, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh, nay không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường. Thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho phát triển. Vì vậy, trong giai đoạn tới, việc đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới về kinh tế là yêu cầu hết sức cấp bách.
Đảng là người lãnh đạo cao nhất của đất nước cần chủ động, nghiêm khắc đánh giá lại chính mình, và thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết của Đại hội toàn quốc. Kiên quyết đổi mới cơ cấu tổ chức, chức năng hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị để hoạt động hiệu quả hơn, thực chất hơn.
Đây là nhân tố tiên quyết, quan trọng nhất cho đổi mới tiếp theo. Làm được điều này, Đảng sẽ lấy lại niềm tin trong nhân dân, bằng tấm gương tự đổi mới, bằng sự lãnh đạo hiệu quả của mình với đất nước, dân tộc.
Về đổi mới thể chế kinh tế, trọng tâm giai đoạn tới ở ba trụ cột chính:
Trụ cột 1: Thịnh vượng kinh tế phải đi đôi với bền vững về môi trường.
Việt Nam phải có mức tăng trưởng cao, ổn định và liên tục trong 20 năm tới, với mức tăng thu nhập bình quân đầu người 7%/năm - tương đương tăng trưởng GDP 8%/năm, để đến 2035 đạt thu nhập bình quân đầu người 15-18.000 USD. Để đạt mục tiêu này, con đường duy nhất là phải tăng năng suất.
Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel kinh tế Paul Robin Krugman đã tổng kết: “Năng suất không phải là tất cả nhưng nó gần như là tất cả. Một quốc gia có khả năng nâng cao mức sống lâu dài hay không gần như hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng nâng cao sản lượng tính trên đầu người của quốc gia đó”.
Mức tăng năng suất lao động của Việt Nam đã liên tục tụt giảm từ cuối những năm 90 đến nay khiến giờ ở mức rất thấp so với các quốc gia trong khu vực. Đặc biệt, năng suất lao động ngay trong khu vực tư nhân cũng liên tục tụt giảm, ở mức rất thấp.
Có ba nguyên nhân chính: Thứ nhất, cơ cấu lao động rất lạc hậu. Lao động trong khu vực phi chính thức cao hơn rất nhiều khu vực chính thức. Hơn 44% lao động làm việc trong nông nghiệp - khu vực tạo giá trị gia tăng rất thấp. Thứ hai, nền tảng KTTT chậm hoàn thiện gây phương hại quyền sở hữu tài sản, giảm tính cạnh tranh trên thị trường hàng hóa. Thứ ba, thị trường các yếu tố sản xuất như vốn, đất đai, tài nguyên khoáng sản được phân bổ chưa theo cơ chế thị trường, chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính.
Phải tập trung cao độ thúc đẩy phát triển DN trong nước, mà chủ yếu là DN tư nhân Việt Nam, về cả số lượng và chất lượng, coi đây là nhiệm vụ của bộ máy nhà nước các cấp. Sức khỏe của DN trong nước chính là sức khỏe của nền kinh tế. Trước mắt phải nâng cao cho được năng lực cạnh tranh và hiệu quả cho các DN trong nước thông qua hoàn thiện, củng cố nền tảng của KTTT, đặc biệt là quyền sở hữu tài sản và xác định các chính sách công bằng, cạnh tranh lành mạnh trong tiếp cận vốn, đất đai, tài nguyên và thông tin.
Phải thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp. Nhà nước phải tạo môi trường thuận lợi. Xây dựng các trung tâm hướng dẫn, đào tạo cho các DN mới khởi nghiệp. Cung cấp kiến thức, nguồn vốn thông qua hình thức quỹ - ngân hàng đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ cho các DN này, nhằm tạo ra làn sóng khởi nghiệp cùng tinh thần DN mạnh mẽ trong XH. Phải coi vị thế của DN là vị thế của quốc gia.
Trụ cột 2: Công bằng trong hội nhập xã hội, hay bình đẳng cho mọi người.
Bên cạnh sự phát triển nhanh, vận động theo cơ chế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo và cơ hội tiếp cận các phúc lợi XH cơ bản. Do đó phải xây dựng được những chính sách đảm bảo công bằng trong phát triển cũng như cơ hội tiếp cận các dịch vụ XH cơ bản cho người dân, nhất là đối tượng yếu thế, thiệt thòi - như người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người nghèo. Đây cũng chính là tính ưu việt của CNXH, là trách nhiệm của Nhà nước trong thực thi nền KTTT định hướng XHCN và cũng là hành động thiết thực để thực hiện tốt các kế hoạch hành động của LHQ về mục tiêu thiên niên kỷ sau 2015.
Trụ cột 3: Nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước
Năng suất trì trệ hiện nay và môi trường yếu kém cho phát triển khu vực tư nhân là do Nhà nước còn thiếu hiệu quả. Do điều kiện lịch sử Việt Nam mà những thiết chế công đã bị thương mại hóa, manh mún, thiếu sự giám sát của người dân.
Hiệu lực của Nhà nước dựa trên:
(1) Chính phủ được tổ chức với công chức thực tài và có kỷ luật, nỗ lực xử lý những vấn đề để tạo cấu trúc Nhà nước chặt chẽ hơn, mạnh mẽ hơn, đảm bảo chế độ chức nghiệp - thực tài.
(2) Nguyên tắc thị trường cần áp dụng đầy đủ hơn trong hoạch định chính sách kinh tế, dựa trên cơ sở phân rõ các lĩnh vực công - tư, hạn chế xung đột lợi ích, tăng cường bảo vệ quyền tài sản, đặc biệt về đất đai. Thực thi cạnh tranh thị trường và hợp lý hóa sự tham gia của Nhà nước trong nền kinh tế.
(3) Nâng cao hơn nữa trách nhiệm giải trình thông qua cơ chế hữu hiệu kiểm soát và cân bằng giữa ba nhánh quyền lực, tạo dựng khung khổ pháp lý thúc đẩy quyền công dân, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin chính xác và kịp thời, tăng cường vai trò các phương tiện thông tin đại chúng.
Khung khổ pháp lý của Việt Nam đã tạo không gian nhất định cho công dân tham gia vào quá trình quản trị nhà nước. Nhà nước của dân, do dân, vì dân; dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra là những điều đã được khẳng định rõ trong Hiến pháp. Nhưng trên thực tế vẫn có khoảng cách giữa cam kết này với thực tiễn tham gia của công dân trong quản trị nhà nước. Quy trình bầu cử, cơ chế cho sự tham gia của các tổ chức XH chưa bảo đảm tính đại diện đích thực của người dân.
Vừa qua, Bộ KH&ĐT đã chủ trì với Ngân hàng Thế giới tập hợp các chuyên gia kinh tế hàng đầu của thế giới và trong nước, xây dựng Báo cáo Việt Nam 2035 hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ. Báo cáo này xác định nền kinh tế Việt Nam đang ở đâu trong khu vực và trên thế giới? Mục tiêu, khát vọng của Việt Nam đến 2035 là gì? Những cản trở nào cho sự phát triển của Việt Nam hiện nay? Bằng cách nào Việt Nam đạt mục tiêu của mình?
Báo cáo nghiên cứu sâu về ba trụ cột phát triển nêu trên và sáu chuyển đổi lớn, phác thảo chiến lược phát triển thích hợp với xuất phát điểm của một nước có thu nhập trung bình thấp trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy biến động, nhằm đưa Việt Nam thành nước có thu nhập cao hoặc cận trên của nước công nghiệp trung bình cao đến năm 2035.
Sáu mũi chuyển đổi lớn bao gồm:
(1) Xây dựng nhà nước pháp quyền hiện đại với nền KTTT đầy đủ và XH dân chủ phát triển ở trình độ cao.
(2) Thúc đẩy hiện đại hóa nền kinh tế song hành với nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân.
(3) Phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, lấy khu vực tư nhân làm trung tâm.
(4) Bảo đảm công bằng XH cho các nhóm yếu thế và thúc đẩy XH trung lưu phát triển.
(5) Phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu.
(6) Gia tăng mật độ kinh tế trong quá trình đô thị hóa và tăng cường tính kết nối giữa các thành phố và vùng lân cận.
Hy vọng rằng báo cáo này sẽ giúp ích cho các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhất là các đồng chí trong BCH Trung ương khóa XII được trúng cử lần này nghiên cứu trong quá trình xây dựng, hoạch định chính sách của VN.
Nước ta đang đứng trước bước ngoặt của cải cách và phát triển, thời cơ thuận lợi lớn, những thách thức, khó khăn cũng không hề nhỏ. Để đạt được khát vọng hướng tới một Việt Nam thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, lựa chọn duy nhất của chúng ta là cải cách ở các vấn đề nêu trên.
Không thực hiện những cải cách đó, chúng ta không thể khai thác được cơ hội, cũng không thể vượt qua thách thức, và nguy cơ tụt hậu xa hơn, rơi vào bẫy thu nhập trung bình là khó tránh khỏi.
Tôi tin tưởng rằng những thế hệ người Việt Nam hiện nay và tương lai có đủ bản lĩnh, ý chí và năng lực để thực hiện thành công công cuộc đổi mới.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh
Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016
4 BƯỚC ĐỂ GIẢI MÃ BÍ MẬT SỐ ĐIỆN THOẠI BẠN ĐANG SỬ DỤNG
Nhiều người vẫn nghĩ những con số điện thoại hoàn toàn vô tình nhưng thật sự chúng vẫn mang một ý nghĩa nhất định cho người sử dụng, nhất là với 4 con số cuối. Hãy cùng chúng tôi khám phá nào.
Ai cũng phải thừa nhận là kho số điện thoại vô cùng bao la, vậy tại sao chúng ta lại chọn số này mà không chọn số kia? Tại sao lâu lâu chúng ta vẫn hay nhận được những tin nhắn mời mọc đổi số điện thoại? Hay những người làm ăn thường rất chú trọng vào số điện thoại của mình? Vì phần lớn người Hoa vẫn tin tưởng rằng những con số ấy mang một ý nghĩa phong thủy nào đó. Và cách tính toán bên dưới là một trong những cách phổ biến nhất, được khá nhiều người tham khảo. Hãy cùng xem thử số điện thoại của bạn có mang đến tài lộc cho bạn.
Cách tính toán để tra cứu như sau:
Chúng ta lấy ví dụ với số 0901234567
Bước 1: Lấy 4 số cuối chia cho 80. Trong trường hợp này, ta có 4567 : 80 = 57,0875
Bước 2: Lấy kết quả vừa rồi, trừ đi phần số nguyên của chính nó. Cụ thể là 57,0875 - 57 = 0,875
Bước 3: Tiếp tục nhân kết quả mới nhận được với 80. Cụ thể là 0,875 x 80 = 70
Bước 4: Sử dụng kết quả cuối cùng và tra theo bảng bên dưới
1
Đại triển hồng đô, khả được thành công
Cát
41
Sự nghiệp không chuyên hầu như không thành
Hung
2
Thăng trầm không số, về già vô công
Bình thường
42
Nhẫn nhịn chịu đựng, xấu sẽ thành tốt
Cát
3
Ngày ngày tiến tới, vạn sự thuận toàn
Đại cát
43
Cây xanh trổ lá đột nhiên thành công
Cát
4
Tiền đồ gai góc, dâu khổ theo đuổi
Hung (xấu)
44
Ngược với ý mình tham công lỡ việc
Hung
5
Làm ăn phát đạt, lợi danh đều có
Đại cát
45
Quanh co khúy khỷu khó khăn kéo dài
Hung
6
Trời cho số phận có thể thành công
Cát
46
Quý nhân giúp đỡ thành công đại sự
Đại cát
7
Ôn hòa êm dịu nhất phải thành công
Cát
47
Danh lợ đều có thành công tốt đẹp
Đại cát
8
Qua giai đoạn gian nan, có ngày thành công
Cát
48
Cặp cát được cát gặp hung thì hung
Bình
9
Tự làm có sức thất bại khó lường
Hung
49
Hung cát cùng có, một thành một bại
Bình
10
Tâm sức làm không, không được đến bờ
Hung
50
Một thịnh một suy bập bùn sóng gió
Bình
11
Vững đi từng bước, được người trọng vọng
Cát
51
Trời quanh mây tạnh nay được thành công
Cát
12
Gầy gò yếu đuối, mọi việc khó thành
Hung
52
Sướng thịnh nửa số cát trước hung sau
Hung
13
Trời cho cát vận, được người kính trọng
Cát
53
Nổ lực hết mình thành công ích ỏi
Bình
14
Nửa được nửa bại, dựa vào nghị lực
Bình
54
Bề ngoài tươi sang ẩn họa sẽ tới
Hung
15
Đại sự thành tựu, nhất điịnh hưng vương
Cát
55
Ngược lại ý mình, có có thành công
Đại hung
16
Thành tựu to lớn, tên tuổi lừng danh
Đại cát
56
Nổ lực phấn đấu phận tốt quay về
Cát
17
Quý nhân trợ giúp, sẽ được thành công
Cát
57
Bấp bênh nhiều chuyến hung trước tốt sau
Bình
18
Thuận lợi xương thịnh, trăm việc trôi chảy
Đại cát
58
Gặp việc do dự khó có thành công
Hung
19
Nội ngoại bất hòa, khó khăn muôn phát
Hung
59
Mơ mơ hồ hồ khó có định phương hướng
Bình
20
Vượt mọi gian nan, lo xa nghĩ hoài
Đại hung
60
Mây che nửa trăng dấu hiệu phong ba
Hung
21
Chuyên tâm kinh doanh hay dung trí
Cát
61
Lo nghỉ nhiều điều mọi việc không thành
Hung
22
Có tài không vận, việc không gặp may
Hung
62
Biết hướng nổ lực con đường phồn vinh
Cát
23
Tên tuổi 4 phương, sẽ thành đại nghiệp
Đại cát
63
Mười việc chín không mất công mất sức
Hung
24
Phải dựa tự lập sẽ thành đại nghiệp
Cát
64
Cát vận tự đến, có được thành công
Cát
25
Thiên thời địa lợi vì được nhân cách
Cát
65
Nội ngoại bất hòa thiếu thốn tín nhiệm
Bình
26
Bảo táp phong ba qua được hiểm nguy
Hung
66
Mọi việc như ý phú quý tự đến
Đại cát
27
Lúc thắng lúc thua giữ được thành công
Cát
67
Nắm được thời cơ, thành công sẽ đến
Cát
28
Tiến mãi không lùi trí tuệ được dung
Đại cát
68
Lo trước nghĩ sau thường hay gặp nạn
Hung
29
Cát hung chia đổ, được thua mỗi nữa
Hung
69
Bập bên khó tránh vất vả
Hung
30
Danh lợi được mùa đại sự thành công
Đại cát
70
Cát hung đều có chỉ dự chí khí
Bình
31
Con rồng trong nước thành công sẽ đến
Đại cát
71
Được rồi lại mất khó có bình yên
Hung
32
Dùng trí lâu dài, sẽ được thịnh vượng
Cát
72
An lạc tự đến tự nhiên cát tường
Cát
33
Rủi ro không ngừng khó có thành công
Hung
73
Như là vô mưu khó được thành đạt
Cát
34
Số phận trung cất tiến lùi bảo thủ
Bình
74
Trong lành có hung tiến không bằng lùi
Bình
35
Trôi nổi bập bùng thường hay gặp nạn
Hung
75
Nhiều điều đại hung, hiện tượng phân tán
Đại hung
36
Tránh được điểm ác, thuận buồm xuôi gió
Cát
76
Khổ trước sướng sau, không bị thất bại
Cát
37
Danh thì được tiếng lợi thì bằng không
Bình
77
Nửa được nửa mất sang mà không thực
Bình
38
Đường rộng thênh thang nhìn thấy tương lai
Đại cát
78
Tiền đồ tươi sang trăm đầy hy vọng
Đại cát
39
Lúc thịnh lúc suy chìm nổi vô định
Bình
79
Được rồi lại mất lo cũng bằng không
Hung
40
Thiên ý cất vận tiền đồ sang sủa
Đại cát
80
Số phận cao nhất, sẽ được thành công
Đại cát
4 chữ số cuối cùng có mang đến may mắn cho bạn? Hãy kiểm chứng ngay và rủ mọi người xung quanh cũng tham gia nhé. Nếu là kết quả là Hung hoặc Đại hung thì bạn có thể đổi ngay số điện thoại khác, hãy nhớ mang theo bảng trên để tra cứu trước khi lựa chọn số khác nhé.
VÌ SAO LÊ DUẨN HẠ ĐƯỢC HỒ CHÍ MINH ?
Năm 1956 nhân vụ dân chúng nổi loạn vì cải cách ruộng đất, Hồ Chí Minh hạ bệ Trường Chinh, đuổi Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương ra khỏi Bộ chính trị; toan tính đưa Võ Nguyên Giáp vào Trung ương Đảng và vào thẳng Bộ chính trị để lãnh đạo ĐCSVN. Tuy nhiên Lê Đức Thọ biết Lê Duẩn có cách trị được HCM cho nên LĐT vận động kêu Lê Duẩn đang nằm vùng tại Miền Nam ra Hà Nội để đối phó với HCM. Quả nhiên Lê Duẩn hạ HCM rất dễ dàng.
Cách của Lê Duẩn là nhân danh Tổng bí thư ĐCSVN đề nghị Liên Xô cho xem hồ sơ của HCM còn lưu trữ tại Mạc Tư Khoa. HCM sợ thành tích bất hảo của ông ta bị đưa ra ánh sáng cho nên đành chịu lép vế.
Thư tố cáo của Trần Phú
Theo chỉ thị của CSQT.3, tháng 10 năm 1930 Trần Phú mở Đại hội thành lập Đảng Cọng sản Đông Dương tại Hông Kông. Hội nghị bầu Trần Phú làm Tổng bí thư. Đặc biệt ông Nguyễn Tất Thành có mặt tại Hồng Kong nhưng không tham dự hội nghị bởi vì trước đó ông ta đã giả danh CSQT để mở một cuộc họp thống nhất 2 đảng Cọng sản của Ngô Gia Tự và Hồ Tùng Mậu mà sau này CSVN lấy làm ngày kỷ niệm thành lập ĐCSVN ( 3-2-1930 ).
Sau hội nghị, Trần Phú gởi thư tố cáo với CSQT :
“Năm 1930, ngày 9-12, một cuộc họp nội bộ ĐCSĐD kiểm điểm công khai các sai lầm của Victor ( Mật danh của Nguyễn Tất Thành ) trong việc ông ta giả lệnh CSQT họp thống nhất hai đảng mà không có chỉ thị hay tài liệu hướng dẫn của CSQT, ông ta đã tự nghiễn ra phương hướng hoạt động để chỉ thị cho các đại biểu và phạm hàng loạt sai lầm…NTT đã nhận khuyết điểm và hứa sẽ sửa chữa những sai lầm …” ( Hồ sơ lưu trữ Mạc Tư Khoa, hồ sơ mang ký hiệu RC,495,154,616 ).
Sau đó Trần Phú dời Tổng bộ ĐCSĐD về Sài Gòn. Đến ngày 17-4-1931, vài ngày trước khi Trần Phú bị bắt, ông ta đã gởi về cho MTK một bức thư cuối cùng, tố cáo Victor ( Nguyễn Tất Thành ) đã phá hoại ĐCSĐD :
“Chúng tôi lưu ý các đồng chí đến tình huống này, không phải với mục đích chỉ trích đồng chí Victor ( NTT ), mà chỉ để nhắc nhở các đồng chí về việc đảng Cọng sản Đông Dương thống nhất đã ra đời như thế nào và chỉ để chứng tỏ nó đã sai lầm cho Đảng của chúng tôi ngay cả cho đến nay…”.( Hồ sơ lưu trữ Mạc Tư Khoa, hồ sơ mang ký hiệu RC,495,32,95 ).
Thư tố cáo của Hà Huy Tập
Năm 1935, ngày 27-3, tại Ma Cao. Đại hội đại biểu toàn quốc đảng Cọng sản Đông Dương lần thứ nhất dưới sự lãnh đạo của Hà Huy Tập. Sau 3 ngày họp, đại hội bầu ra một ban chấp hành trung ương gồm 13 người, trong đó có Lê Hồng Phong đứng đầu, sau đó là Hà Huy Tập, Hoàng Văn Nọn, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Rụt, Phùng Chí Kiên, Đinh Thanh, Võ Nguyên Hiến, Thẩu Xỉ, Hoàng Văn Thụ, 1 người tuyển chọn sau, và Nguyễn Tất Thành vị trí thứ 13 là vị trí dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng.
*( Nguyễn Tất Thành sau khi ra khỏi nhà tù Hồng Kông thì chạy về Nga vào cuối năm 1934. Còn Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn thì đi MTK vào tháng 12 năm 1934 để tham dự Đại hội 7 CSQT, nhưng đại hội bị đình đến tháng 7 năm 1935 ).
Tuy nhiên khi nêu tên Nguyễn Tất Thành ( Lý Thụy ) ra trước đại hội thì nhiều đảng viên phản đối và tố cáo nhiều chuyện không tốt về thành tích của NTT. Tạm thời Hà Huy Tập phải giải quyết bằng cách ghi tên NTT trong vị trí dự khuyết nhưng ghi thêm trong nghị quyết là NTT chỉ hoạt động ở nước ngoài mà thôi ( Hồi ký Hoàng Tùng ).
Sau khi đại hội kết thúc Hà Huy Tập mới tiếp tục điều tra về các việc làm của Nguyễn Tất Thành trong thời gian hoạt động tại Trung Hoa. Kết quả điều tra rất nghiêm trọng cho nên ông phải tức thời báo cáo về Mạc Tư Khoa.
Năm 1935, ngày 20-4, Hà Huy Tập, tân bí thư Cục Hải ngoại của ĐCSĐD, gởi cho QTCS một bức thư tố cáo trước đây NTT biết Lâm Đức Thụ là một tay mật thám nhưng vẫn làm việc với Thụ. Hậu quả là cảnh sát của Tưởng Giới Thạch có hình và bắt hàng trăm đảng viên An Nam Cọng Sản đảng của Hồ Tùng Mậu, những hình này do trước đó các đảng viên đã nộp cho NTT ( Hồ sơ lưu trữ Mạc Tư Khoa, hồ sơ mang ký hiệu số RC. 459, 154, 586 ).
Theo hồi ức của một Ủy viên trung ương Đảng của Liên Xô là Anatoly Voronin thì CSQT đã họp hội đồng kỷ luật gồm có Manuilsky, Khang Sinh và Vasiliéva . Tuy nhiên NTT chứng minh được rằng Lâm Đức Thụ chỉ bán những ai không phải là Cọng sản.
Cũng theo Anatoly Voronin thì Khang Sinh đòi án tử hình, Manuilsky trung lập, còn bà Vasiliéva thì bênh vực với lý do đây chỉ là do NTT thiếu kinh nghiệm. Cuối cùng NTT chỉ bị kỷ luật phải học tập cải tạo thêm và không được giao bất cứ công việc gì trong vòng 2 năm, sau đó sẽ cứu xét lại.
Hiện nay tại Mạc Tư Khoa còn lưu trữ một văn kiện với lời phê của bà Vasiliéva về NTT: “Về chuyện liên quan đến Kvak ( Nguyễn Tất Thành có tên Nga trên giấy tờ là Nguyen Ai Kvak ), chúng tôi cho rằng trong 2 năm tới đồng chí này phải nghiêm túc chăm chỉ học tập và không thể nhận công việc nào khác. Chỉ sau khi học xong, chúng ta mới có kế hoạch đặc biệt để sử dụng đồng chí này” (Hsltr/MTK. RC, 495, 154,585 ).
*Chú giải: Theo như hồi ký của Hoàng Tùng, cựu bí thư Trung ương ĐCSVN, thì Lê Duẩn có nói rằng Nguyễn Tất Thành bị kỷ luật là do bị Hà Huy Tập báo cáo từ Hồng Kông rằng mật thám Pháp có dẫn bà chị của Nguyễn Tất Thành là Nguyễn Thị Thanh sang Tàu gặp ông để “thương lượng”. Nhưng sau khi các tài liệu của CSQT được công bố thì người ta thấy Hà Huy Tập chỉ phê phán hành vi cá nhân của NTT đối với tổ chức CSVN. Không hề có chuyện về bà Nguyễn Thị Thanh.
Tuy nhiên lời thố lộ trên đây chứng tỏ Lê Duẩn biết khá nhiều về cá nhân Nguyễn Tất Thành qua lời kể của Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai cho nên sau này ông ta tỏ ra coi thường HCM. Và trong thời gian Lê Đức Thọ làm Phó cho Lê Duẩn tại Miền Nam (1946 – 1950 và 1952 – 1954 ) thì Lê Duẩn có hé lộ cho Thọ biết rằng ông ta đang nắm trong tay bằng cớ HCM chẳng ra gì. Vì vậy mà hồi ký của Nguyễn Văn Trấn cho thấy Lê Đức Thọ cũng coi HCM chẳng ra gì :
“Mày coi, coi nó tội nghiệp không. Đồng chí Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta bận đồ lụa gụ, chủ trì hội nghị mà mặt day ra sân. Có lỗ tai tự nhiên phải hứng những lời mạt sát Liên Xô. Khi chướng tai quá, quay vô, đưa tay để nói, thì thằng Thọ lễ phép Bắc hà: “Bác hãy để cho anh em người ta nói đã mà”. Tao đếm lão Hồ đưa tay mấy lần, lần nào thằng Thọ cũng kịp ngăn ( Nguyễn Văn Trấn, nói với mẹ và Quốc hội ).
Thú nhận của Nguyễn Tất Thành
Năm 1938, ngày 6-6, tại Mạc Tư Khoa, Nguyễn Tất Thành gởi cho Trung ương CSQT một bức thư thống thiết : “Hôm nay là kỷ niệm 7 năm tôi bị bắt ở Hồng Kông. Ngày này cũng là khởi đầu năm thứ 8 tôi nằm không, không được hoạt động . Tôi viết thư này với mục đích xin các đồng chí thay đổi tình cảnh đau lòng này của tôi.
Xin các đồng chí phái tôi đi bất cứ nơi nào hoặc giữ tôi tại đây cũng được. Nhưng hãy dùng tôi trong bất cứ việc gì mà các đồng chí thấy là có ích. Tôi chỉ yêu cầu các đồng chí đừng bắt tôi phải sống một thời gian quá dài mà không sinh hoạt gì cả và ở bên ngoài đảng”. ( HCM Biên niên tiểu sử, Hà Nội,1992, tập 2, trang 60 ).
Bà Vasiliéva, Ủy viên Trung ương CSQT, chuyển thư này lên Bí thư CSQT là Dimitrov với một ghi chú ngắn bên lề rằng ông NTT bất hòa với giới lãnh đạo của ĐCSĐD ( Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai …) mà hiện nay mối bất hòa đó vẫn còn. Dimitrov quyết định cho Nguyễn Tất Thành về Trung Hoa phục vụ cho quân đội Mao Trạch Đông. *( Sau này tự truyện của HCM với tên T.Lan kể lại rằng ông phục vụ trong vai Thiếu tá chính trị tên là Hồ Quang ).
*Chú giải : Trước năm 1990 không ai biết về các bức thư xin ra khỏi diện kỷ luật của ông NTT, nhưng cho tới khi hồ sơ CSQT sắp sửa được đưa ra cho công chúng thì chính quyền Liên Xô cho phép ông Nguyễn Mạnh Cầm là đại sứ Việt Nam tại Nga được đến xem các tư liệu có liên quan đến Việt Nam và còn cho phép ông Cầm được mang về những tài liệu nào mà phía Việt Nam thấy là cần thiết cho Việt Nam.
Lúc đó phái đoàn của ông Cầm chỉ lấy 2 hồ sơ. Một liên quan đến bức thư NTT xin về Việt Nam năm 1928 và một liên quan đến bức thư NTT xin được ra khỏi tình trạng bị kỷ luật năm 1938. Sở dĩ đoàn của Nguyễn Mạnh Cầm lấy lại 2 tài liệu này là nhằm mục đích muốn thủ tiêu bằng cớ chứng minh lãnh tụ Hồ Chí Minh quá tệ.
Tuy nhiên khi mang về giao cho Viện nghiên cứu lịch sử Đảng thì lúc này tại Việt Nam cũng có phong trào đổi mới, cho nói thẳng, nói thật. Nội vụ được trình lên cho Trưởng Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương Đảng là ông Trần Độ thì ông này chủ trương cứ cho công bố sự thật.
Các nhà viết sử Hà Nội đã cho công bố các bức thư này trong sách “HCM, Biên Niên Sử” phát hành năm 1992. Tuy nhiên trước khi Hà Nội phát hành, vào năm 1990 sử gia Duiker của Hoa Kỳ đến Hà Nội “điều đình” với Viện Sử học và có được phóng ảnh của 2 bức thư này, ông công bố trong sách của ông xuất bản năm 2.000.
Lẽ ra vào năm 1992 Hà Nội không cho công bố 2 bức thư này vì lúc đó cánh cửa nói thẳng nói thật đã bị khép lại, Trần Độ bị mất chức và Đào Duy Tùng thay thế. Đào Duy Tùng muốn ém luôn 2 tài liệu này trong hồ sơ mật của Đảng nhưng ông cũng biết chắc chắn là Duiker sẽ công bố trong sách của mình cho nên ra lệnh tìm cách đưa tài liệu này ra công chúng với lời giải thích nghe xuôi tai để cho dân chúng không xôn xao khi mà sách của Duiker xuất bản.
BÙI ANH TRINH
Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016
Danh sách và tiểu sử 14 ủy viên Bộ Chính trị khóa XI
14 ủy viên Bộ Chính trị khóa mới gồm 9 ủy viên khóa trước: Trương Tấn Sang, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng, Lê Hồng Anh, Lê Thanh Hải, Tô Huy Rứa, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Quang Nghị và 5 tên tuổi mới: Trần Đại Quang, Tòng Thị Phóng, Ngô Văn Dụ, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Xuân Phúc.
VietNamNet trân trọng giới thiệu tiểu sử của 14 ủy viên này.
1. Tiểu sử ông Nguyễn Phú Trọng
Sinh ngày: 14/4/1944.
Quê quán: Xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Vào Đảng ngày: 19/12/1967. Chính thức: 19/12/1968.
Trình độ học vấn: Đại học ngữ văn. Giáo sư, Tiến sĩ (chính trị học).
Lý luận chính trị: Cao cấp.
Tóm tắt quá trình công tác:
Năm 1963 đến năm1967: Sinh viên khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Tháng 12/1967 đến tháng 8/1973: Cán bộ biên tập Tạp chí Cộng sản.
Tháng 9/1973 đến tháng 4/1976: Nghiên cứu sinh khoa Kinh tế - chính trị Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Chi ủy viên.
Tháng 5/1976 đến tháng 8/1981: Cán bộ biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư Chi bộ.
Tháng 9/1981 đến tháng 7/1983: Thực tập sinh, tốt nghiệp Phó tiến sĩ khoa học lịch sử (chuyên ngành xây dựng Đảng) tại Viện hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô.
Tháng 8/1983 đến tháng 8/1987: Phó Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản.
Tháng 9/1987 đến năm 1989: Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản.
Tháng 7/1985 đến tháng 12/1991: Phó Bí thư rồi Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tạp chí Cộng sản.
Tháng 3/1989 đến tháng 4/1990: Ủy viên Ban biên tập Tạp chí Cộng sản.
Tháng 5/1990 đến tháng 7/1991: Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.
Tháng 8/1991 đến tháng 8/1996: Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.
Tháng 1/1994 đến tháng 12/1997: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII, VIII)
Tháng 8/1996 đến tháng 2/1998: Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban Cán sự Đại học Thành ủy Hà Nội.
Tháng 12/1997 đến tháng 6/2006: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII, IX, X).
Tháng 2/1998 đến tháng 1/2000: Phụ trách công tác tư tưởng - văn hóa và khoa giáo của Đảng.
Tháng 3/1998 đến tháng 11/2001: Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
Tháng 1/2000 đến tháng 6/2006: Bí thư Thành ủy Hà Nội (khóa XII, XIII, XIV).
Tháng 11/2001 đến tháng 6/2006: Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng.
Tháng 5/2002 đến tháng 6/2006: Đại biểu Quốc hội (khóa XI).
Tháng 6/2006 đến nay: Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI được bầu làm Chủ tịch Quốc hội.
2. Tiểu sử ông Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày sinh: 17-11-1949. Dân tộc Kinh
- Quê quán: Thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau
- Nơi ở hiện nay: 55 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội
- Thành phần gia đình xuất thân: Cán bộ Kháng chiến
- Nghề nghiệp khi được tuyển dụng: Học sinh
- Ngày được tuyển dụng: 17-11-1961
- Ngày nhập ngũ: 17-11-1961. Ngày xuất ngũ: 1-10-1981
- Ngày vào Đảng: 10- 06-1967. Ngày chính thức: 10- 03-1968
- Trình độ được đào tạo: Giáo dục phổ thông: 10/10
Cử nhân Luật
Lý luận chính trị: Cao cấp NAQ 2 năm
- Khen thưởng: 2 Huân chương Chiến công hạng 3; 6 Danh hiệu Dũng sĩ; Huân chương Chiến sĩ giải phóng 1, 2, 3; Huân chương Hữu nghị hạng đặc biệt của Nhà nước - Hoàng gia Campuchia; Huân chương ISALA và Huân chương Vàng quốc gia của Nhà nước CHDCND Lào.
- Kỷ luật: Không
- Uỷ viên Trung ương Đảng khoá 6, 7, 8, 9, 10, 11.
- Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 8, 9, 10, 11.
- Đại biểu Quốc hội khoá 10, 11, 12
- Sức khoẻ bình thường. Có 4 lần bị thương, Thương binh hạng 2/4
Tóm tắt quá trình công tác:
Từ 11/1961- 9/1981: Tham gia Quân đội, làm văn thư, liên lạc, cứu thương, Y tá, Y sĩ và Bổ túc chương trình Phẫu thuật ngoại khoa của Bác sĩ Quân y. Và đã qua các cấp bậc - chức vụ: Tiểu đội bậc trưởng, Trung đội bậc trưởng, Đại đội bậc phó, Đại đội bậc trưởng - Đội trưởng Đội phẫu thuật, Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng Đại đội Quân y (Bí thư Chi bộ Đảng) thuộc Bộ đội địa phương tỉnh Rạch Giá.
Học khoá Bổ túc sĩ quan chỉ huy cấp Tiểu đoàn - Trung đoàn Bộ binh và đảm nhiệm nhiệm vụ Thượng uý - Chính trị viên trưởng Tiểu đoàn Bộ binh 207 (Bí thư Đảng uỷ Tiểu đoàn) và Đại uý - Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Bộ binh 152 (Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ Trung đoàn) chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp bạn Cam-pu-chia. Thiếu tá - Trưởng Ban cán bộ (Phó Bí thư Đảng uỷ Phòng Chính trị) của Bộ chỉ huy Quân sự Tỉnh Kiên Giang.
Từ 10/1981- 12/1994: Học trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (Hà Nội). Tỉnh uỷ viên - Phó Ban tổ chức Tỉnh uỷ Kiên Giang. Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ Kiên Giang - Bí thư huyện uỷ Hà Tiên. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Kiên Giang . Phó Bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Đại biểu HĐND Tỉnh. Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang, Bí thư Đảng uỷ Quân sự Tỉnh, Đảng uỷ viên Đảng uỷ Quân khu 9.
Từ 1/1995 - 5/1996: Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Đảng uỷ viên - Đảng uỷ Công an Trung ương.
Từ 6/1996 - 8/1997: Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị. Trưởng Ban kinh tế Trung ương Đảng và phụ trách công tác Tài chính của Đảng.
Từ 9/1997 - 6/2006: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ. Kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Tài chính tiền tệ Quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên; Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ; Trưởng Ban chỉ đạo TW về Đổi mới Doanh nghiệp nhà nước; Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về các công trình trọng điểm Quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo TW về phòng chống tội phạm; Chủ tịch Hội đồng đặc xá Trung ương và Trưởng Ban chỉ đạo một số công tác khác.
Năm 1998-1999: kiêm nhiệm nhiệm vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Bí thư Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước.
Từ 7/2006 đến nay (19/1/2011): Thủ tướng Chính phủ - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ; Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng; Phó Chủ tịch hội đồng Quốc phòng và An ninh. Từ tháng 2/2008 kiêm nhiệm nhiệm vụ Trưởng Tiểu ban tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm (2001-2010) và xây dựng Chiến lược Phát triển KT-XH 10 năm (2011-2020).
3. Tiểu sử ông Trương Tấn Sang
Họ và tên : Trương Tấn Sang
Tên gọi khác: Tư Sang
Ngày sinh: 21/01/1949
Quê quán: Xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: không
Ngày vào Đảng: 20/12/1969. Ngày chính thức: 20/12/1970.
Trình độ chuyên môn: Cử nhân luật.
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, VIII, IX, X.
Ủy viên Bộ Chính trị khoá VIII, IX, X.
Bí thư Trung ương Đảng khoá X (từ tháng 5/2006 làm Thường trực Ban Bí thư Trung ương).
Đại biểu Quốc hội khoá IX, X, XI.
Đã giữ các chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh; Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
4. Tiểu sử ông Lê Hồng Anh
Họ và tên thường gọi: Út Anh
Ngày sinh: 12/11/1949
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
Trình độ học vấn: Cử nhân Luật, Cử nhân Chính trị
Ngày vào Đảng: 02/03/1968 Ngày chính thức: 02/03/1969
Tóm tắt quá trình công tác:
1960-1965: Đoàn Văn nghệ xã Vĩnh Bình, nhân viên Phòng Giáo dục huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
1966-1967: Cán bộ tuyên huấn xã, Chánh văn phòng xã Đội Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
1968-05/1968: Phó bí thư xã đoàn Vĩnh Bình Bắc, cán bộ huyện Đoàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
06/1969-06/1977: Cán bộ Tỉnh đoàn, Uỷ viên BCH, UV Thường vụ Tỉnh Đoàn tỉnh Kiên Giang, Bí thư Thị đoàn thị xã Rạch Giá
07/1977-06/1982: Phó Bí thư Tỉnh đoàn, tỉnh uỷ viên, Bí thư Tỉnh đoàn Kiên Giang
07/1982-09/1986: Tỉnh uỷ viên, Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Kiên Giang
10/1986-06/1987: Uỷ viên Thường vụ, Chủ nhiệm UB Kiểm tra tỉnh uỷ Kiên Giang
07/1987-07/1990: Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Bí thư huyện uỷ Châu Thành, tỉnh Kiên Giang
08/1990-08/1991: Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Kiên Giang
09/1991-05/1996: Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang
06/1996-03/2001: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
04/2001-2002: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
2002-nay: Bộ trưởng Bộ Công an.
5. Tiểu sử ông Phùng Quang Thanh
Họ và tên thường gọi: Phùng Quang Thanh
Ngày sinh: 02/02/1949
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc
Ngày vào Đảng: 11/06/1968. Ngày chính thức: 11/06/1969
Trình độ học vấn: Đại học khoa học quân sự, Lý luận chính trị cao cấp.
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, X.
Ủy viên Bộ Chính trị khóa X.
Đã giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (20/9/1971)
Đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII.
7. Tiểu sử ông Tô Huy Rứa
Ngày sinh: 04/6/1947
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: không
Quê quán: Xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Trình độ chuyên môn: PGS. TS Triết học
Ngày vào Đảng: 6/02/1967. Ngày chính thức: 6/02/1968.
Uỷ viên Trung ương Đảng khoá VIII, XI, X
Uỷ viên Bộ Chính trị khoá X (từ tháng 01/2009)
Bí thư Trung ương Đảng khoá X.
Đại biểu Quốc hội khoá XII
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
Tóm tắt quá trình công tác:
1965: tham gia thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước.
Đầu những năm 1970: sinh viên trường Tuyên huấn Trung ương chuyên ngành triết học. Sau tốt nghiệp, làm trợ giảng Khoa Triết học. Trong giai đoạn này ông đã đỗ tốt nghiệp xuất sắc cử nhân toán Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Đầu những năm 1980: làm nghiên cứu sinh, chuyên ngành triết học tại Viện hàn lâm Khoa học xã hội tạiLiên Xô, đỗ Tiến sỹ.
Cuối những năm 80: trở lại trường và được bổ nhiệm làm Phó trưởng khoa Triết học.
Đầu những năm 90: được bầu giữ chức Giám đốc trường Tuyên huấn Trung ương (sau là Đại học Tuyên giáo, Phân viện Báo chí và tuyên truyền và nay là Học viện Báo chí và tuyên truyền - Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh). Giai đoạn này ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, học hàm Phó giáo sư triết học.
Năm 1996: được bổ nhiệm giữ chức Phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/ 1996), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được phân công làm Phó giám đốc thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Cuối năm 1999: được Bộ Chính trị bổ nhiệm làm Bí thư Thành uỷ Hải Phòng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2001), ông tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng.
Năm 2003: đượcTrung ương điều động trở lại làm Phó giám đốc thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Cuối năm 2004: được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Tháng 4/2006, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, ông tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được Trung ương bầu vào Ban Bí thư và được phân công làm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương),
Tại cuộc bầu cử Quốc hội khoá XII, được bầu làm đại biểu Quốc hội.
Tháng 1/ 2009 - nay: tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khoá X, ông được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. Trước Đại hội XI, ông là ủy viên Bộ Chính trị khóa X, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.
8. Tiểu sử ông Nguyễn Sinh Hùng
Họ và tên thường gọi: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày sinh: 18/01/1946
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Trình độ học vấn: Tiến sỹ Khoa học Kinh tế
Ngày vào Đảng: 26/05/1977 Ngày chính thức: 26/05/1978
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa VIII, IX, X,Ủy viên Bộ Chính trị khóa X.
Tóm tắt quá trình công tác:
Năm 1990 : Cục trưởng Cục Kho Bạc Nhà nước ( tức Kho Bạc Nhà nước Việt Nam). Sau đó được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Tháng 6/2006: được Quốc hội phê chuẩn làm Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ theo đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Khen thưởng: Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2002
Đại biểu Quốc hội các khóa X, XI, XII.
8. Tiểu sử ông Lê Thanh Hải
Tên thường gọi: Hai Nhựt
Dân tộc: Kinh
Sinh năm 1950, tại Xã Tam Hiệp, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang.
Trình độ chuyên môn : Cao cấp Lý luận Chính trị, cử nhân Kinh tế, cử nhân Văn chương.
Ngày vào Đảng: 17/ 4/ 1968. Ngày chính thức: 17/ 01/ 1969.
Tóm tắt quá trình công tác:
1966- 4/1975: Phó Bí thư Đoàn ủy Liên Phường, Ủy viên Ban Chấp hành Thành Đoàn Sài Gòn - Gia Định, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Học sinh, Phó Văn phòng Thành Đoàn, Phó ban Thường trực Ban Thanh niên Công nhân Thành Đoàn, Ủy viên Ban cán sự Quận Phú Tân Sơn.
5/1975-12/1989: Quận ủy viên Quận Tân Bình kiêm Bí thư Xã, Chủ tịch Xã, Bí thư Quận Đoàn; Ủy viên Ban Thường vụ Thành Đoàn kiêm Trưởng Ban Công nghiệp Thành Đoàn, Phó Bí thư Đảng ủy Cấp trên cơ sở kiêm Chỉ huy Trưởng Lực lượng Thanh niên Xung phong Thành phố.
10/1986: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa 4, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Thành phố, Ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động Thành phố.
1/1990 -12/2000: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Khóa 5, Bí thư Quận ủy Quận 5, Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Khóa 5, Ủy viên Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy viên Ban Thường vụ Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Khóa VI, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố kiêm Trưởng ban Ban Chỉ đạo Chương trình Xóa đói giảm nghèo Thành phố.
1/2001 đến nay, ông đã giữ nhiều chức vụ : Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX, X), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Thành ủy, Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Tiểu sử ông Phạm Quang Nghị
Họ và tên thường gọi: Phạm Quang Nghị
Ngày sinh: 02/09/1949
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Định Tân, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá
Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ triết học.
Ngày vào Đảng: 28/11/1973. Ngày chính thức: 28/11/1974.
Tóm tắt quá trình công tác:
Năm 1967 - 1970: sinh viên Khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội).
Năm 1970 - 1975: cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam.
Sau 30-4-1975: Học viên Trường Nguyễn Ái Quốc 5, sau đó công tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương, làm nghiên cứu sinh chuyên ngành triết học tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô.
Năm 1985-1988: cán bộ Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.
Từ 1988 đến tháng 10/1997, lần lượt đảm nhận các chức vụ Phó Giám đốc, Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương; năm 1994, Bí thư Đảng ủy cơ quan Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Ủy viên Ban Cán sự Đảng ngoài nước, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương về công tác tư tưởng.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.
Từ tháng 11/1997 đến tháng 6/2001: Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Nam.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương.
Tháng 7/2001 đến tháng 7/2006: Bộ trưởng, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Văn hóa - Thông tin.
Tháng 5/2002: Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 7/2006: Bí thư Thành ủy Hà Nội. Sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết 15 của Quốc hội, ông được Bộ Chính trị quyết định làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Tại Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ TP Hà Nội, được bầu lại làm Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2010-2015.
10. Tiểu sử ông Nguyễn Xuân Phúc
Họ và tên thường gọi: Nguyễn Xuân Phúc
Sinh ngày: 20/7/1954
Quê quán: xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: không
Trình độ học vấn: Đại học Kinh tế, Lý luận chính trị cao cấp
Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 12/5/1982. Ngày chính thức: 12/11/1983
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Đại biểu Quốc hội khóa XI
Tóm tắt quá trình công tác:
Đã từng giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.
Khen thưởng: Huân chương Lao động hạng hai, hạng ba, Huân chương Chiến công hạng ba, Chiến sỹ Thi đua toàn quốc.
11. Tiểu sử bà Tòng Thị Phóng:
Họ và tên: Tòng Thị Phóng
Ngày sinh: 10/02/1954
Dân tộc: Thái
Tôn giáo: không
Quê quán: Chiềng An, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật
Ngày vào Đảng: 20/11/1981. Ngày chính thức: 20/11/1982
Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Khoá VII, IX, X.
Bí thư Trung ương Đảng khoá IX, X
Đại biểu Quốc hội khoá X, XI, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XII
Từng giữ chức Trưởng Ban Dân vận Trung ương.
12. Tiểu sử ông Đinh Thế Huynh
Họ và tên: Đinh Thế Huynh
Ngày sinh: 15/5/1953
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
Ngày vào Đảng: 08/8/1974. Ngày chính thức: 08/5/1975
Trình độ học vấn: Tiến sĩ
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, X, Đại biểu quốc hội khoá XI
Tổng biên tập, Bí thư Đảng ủy báo Nhân dân, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội
Khen thưởng: Nhiều huân, huy chương.
13. Tiểu sử ông Ngô Văn Dụ
Năm sinh: 21/12/1947
Quê quán: xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, X.
Bí thư Trung ương Đảng khóa X (bầu bổ sung tại hội nghị lần thứ 9, tháng 1/2009).
Đại biểu Quốc hội khoá XII.
Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
14. Tiểu sử ông Trần Đại Quang
Họ và tên: Trần Đại Quang
Năm sinh: 12/10/1956
Quê quán: Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an.
VietNamNet
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)