Xuất thân trong một gia đình quyền thế và giầu có ,Dương Bích Liên là con trai duy nhất của một ông quan tri phủ. Nhưng đến năm 17 tuổi bỗng dưng máu nghệ sĩ giời cho đã nổi lên và ông đã muốn từ bỏ cảnh sống giầu sang để chạy theo cuộc đời gió bụi.
Một lối sống lập dị, bất cần
Ông là họa sĩ cô đơn và kỳ dị,"Đời không hiểu tôi và tôi cũng không hiểu đời, vì thế nên tôi xin thu mình nhỏ lại.
Lúc sinh thời, Dương Bích Liên thường hay đến chơi Bùi Xuân Phái, hai ông là bạn cùng học từ thời là sinh viên trường Mỹ thuật Đông dương. Họ thấu hiểu và cảm thông những quan điểm nghệ thuật của nhau, ngay cả đôi khi họ có những khác biệt về suy nghĩ.
Dương Bích Liên có cách nói chuyện về hội họa dễ gây ấn tượng cho người nghe, ông cho rằng hội họa là cõi riêng tư, là nơi bộc lộ những cảm xúc của mình, mỗi tác phẩm phải có dấu ấn riêng của tâm hồn, dù chưa ai hiểu, chưa ai thích cũng không cần bận tâm nhiều. Ông chỉ vẽ những vấn đề đã yêu thích và nghiền ngẫm thật sâu về nó. Mặt khác, nghệ thuật của Dương Bích Liên có tác động nhiều bởi lý thuyết sách vở mà ông nghiên cứu rất nhiều, hầu như những sách ông nghiên cứu đều bằng nguyên tác tiếng Pháp. Có lẽ vì thế đã làm ông trở nên khó tính với chính mình, ông vẽ chậm và nhọc nhằn hơn nhiều nếu so sánh với lối vẽ và quan niệm của Bùi Xuân Phái.
Chân dung họa sĩ Dương Bích Liên và họa sĩ Bùi Xuân Phái
Chân dung họa sĩ Dương Bích Liên lúc nào cũng ôm khư khư mũ cối trong tay
Giai đoạn sáng tác
Giai đoạn sáng tác sung sức nhất của Dương Bích Liên ở vào thập niên 60, 70, trong những năm tháng này, ông đã từng hăm hở gửi các tác phẩm của mình tham dự triển lãm nhưng chúng đều đã sớm bị loại, như bức "Hào" và bức "Bác Hồ nói chuyện với Vệ Quốc Quân" Riêng bức thứ 2, sau khi bị loại, người ta không bao giờ còn thấy tăm tích tác phẩm này nữa, và cũng không thấy có ai nói đến nó nữa. Bức tranh mô tả cảnh Hồ Chí Minh đang nói chuyện với người lính Vệ Quốc Quân ở trong Chiến khu Việt Bắc. Lý do bức tranh bị loại là họa sĩ đã vẽ người lính nhắm mắt trong khi vị lãnh tụ đang nói chuyện. Nhưng theo cách lý giải của Dương Bích Liên thì người lính đang ngất ngây khi nghe lãnh tụ căn dặn, chỉ bảo. Nhưng vào thời thời đó, cách diễn giải của người họa sĩ không thuyết phục được ban giám tuyển, vì họ cho rằng, lãnh tụ đang nói chuyện mà người nghe lại ngủ, thế nên tác phẩm này bị loại ngay khi họ vừa được nhìn thấy nó. Người ta cho rằng Dương Bích Liên đã tự ái và đau buồn vì sự ghẻ lạnh của giới chính thống đối với những tác phẩm của mình, thế nên về cuối đời ông đã gần như không có hứng thú sáng tác, ông rơi vào chán nản và gần như bỏ cuộc, người ta không thấy họa sĩ vẽ thêm được tác phẩm nào xuất sắc nữa. Năm 1984, Nhà nước chính thức mời bộ tứ " Sáng, Nghiêm, Liên, Phái" tổ chức triển lãm cá nhân. Chỉ có riêng Dương Bích Liên từ chối, lý do chính và cũng là sự giải thích dễ thấy nhất là trong xưởng vẽ của ông hầu như chẳng còn có bức tranh nào. Tất cả tác phẩm đã được ông cho 'lên đường' để đổi lấy những chai rượu mạnh từ trước đó.
Chân dung họa sĩ Bùi Xuân Phái (tranh của Dương Bích Liên)
Hào
Mùa gặt
Chủ đề bức tranh thiếu nữ của Dương Bích Liên
Tuyết Mai
Thiếu nữ và hoa cúc trắng
Có 1 phim tài liệu về họa sĩ D.B.Liên,cũng đã lâu rồi và được phát trên VTV. Nội dung phim nói về cuộc đời gánh nhiều cay đắng của ông. Hình như những bức tranh thiếu nữ của ông mà như chúng ta thấy đều rất đẹp, những gương mặt thiếu nữ rất đoan trang, rất Hà nội lại làm cho ông bị đánh giá là lãng mạn, đồi trụy. Ông đã có những tháng năm sống rất cô độc, bạn bè không ai giám đến thăm ông. Ngay cả đám tang của ông cũng hết sức buồn thảm . Nếu tôi nhớ khong nhầm ,thì chỉ có một con ngựa kéo chiếc xe thổ mộ và theo sau là một người đưa ông ra nghĩa địa. Bộ phim tài liệu kể trên xác nhận ông là một tài năng hội họa của đất nước nhưng đã bị vùi dập một cách cay đắng. Hình như tác giả bộ phim là đạo diễn Trần Văn Thủy, tác giả của 2 bộ phim nổi tiếng " Hà nội trong mắt ai" và " Chuyện tử tế " .
Trả lờiXóaTranh thiếu nữ của DBL đẹp quá...Thế mà cuộc đời của hs lại thật buồn.Lần đầu em được biết. Cám ơn anh!
Trả lờiXóa