Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Ai đã rước Tập đoàn Trung Cộng vào cắm chốt vị trí hiểm yếu ở Ba Đình?

Theo VOV đưa tin thì dự án này được Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ký quyết định cho phép xây dựng vào ngày 20/9/2013.

An ninh Quốc phòng) - Cả nước đang “sốt xình xịch” lên từng ngày vì cái “pháo đài” sặc mùi Trung cộng chễm chệ kia và nó vẫn đang nằm đó từng ngày như để thách thức chính quyền và nhân dân ta. Việc mọc ra một “pháo đài” mời “giặc” lên ngự trị ngay đầu não trung ương liệu có phải là quá nguy hiểm không?


>> Cận cảnh cao ốc bị Thủ tướng yêu cầu kiểm tra, báo cáo gấp

>> Báo cáo Thủ tướng việc xây dựng nhà cao tầng tại 8B phố Lê Trực-Hà Nội

>> Phải làm rõ trách nhiệm ai cấp phép cho tòa nhà “pháo đài”


Sở dĩ tòa nhà kia được mệnh danh là “pháo đài” vì nó nằm ở một vị trí trọng yếu, có thể bao quát Phủ Chủ tịch, khu Văn phòng Chính phủ, khu Cơ quan Trung ương… và có chiều cao gần như gấp đôi Lăng Bác. Nó chễm chệ nằm đó như thể để “trông chừng” và “bảo vệ” các cơ quan đầu não của nước ta.


Việc mọc ra một “pháo đài” mời “giặc” lên ngự trị ngay đầu não trung ương liệu có phải là quá nguy hiểm không?
“Pháo đài” này là tòa nhà Kinh Đô Tower thuộc dự án “Trung tâm Thương mại – Văn phòng – Nhà ở” tại số 8B phố Lê Trực (nay là 67 đường Trần Phú), quận Ba Đình, Hà Nội do Tập đoàn Kinh Đô làm chủ đầu tư. Theo VOV đưa tin thì dự án này được Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ký quyết định cho phép xây dựng vào ngày 20/9/2013. Sau khi làm mưa làm gió ở khu vực phía Nam, giờ đây Kinh Đô tiến ra Bắc với tham vọng chính trị.

Cần phải nhìn nhận vấn đề “pháo đài” này ở nhiều góc độ chứ không thể đơn thuần xem xét nó như một tòa nhà thương mại đơn thuần được. Sau khi xem xét năng lực của chủ đầu tư, có một điểm dễ dàng nhận thấy, đối tác lớn của Kinh Đô chính là Tập đoàn xây dựng Quảng Châu (GMC) của Trung Quốc. Điều mà Kinh Đô không bao giờ dại dột nhắc tới trong các quảng bá của mình.

Hơn nữa, một điều mà bất kỳ ai ở Sài Gòn đều biết Kinh Đô chính là Tập Đoàn gia đình Hoa Kiều do ông Trần Kim Thành là Chủ tịch HĐQT. Và với những gì đã diễn ra căng thẳng ở Biển Đông, nhất là sau vụ việc Trung Quốc đặt hạ giàn khoan 981 trái phép, theo một số nguồn tin không chính thức, nhiều doanh nghiệp Hoa kiều tại TPHCM đã tẩu tán tài sản về Trung Quốc đồng thời xin hủy quốc tịch Việt Nam. Vậy mà nay, tại trung tâm chính trị đầu não nhạy cảm của quốc gia như thế lại có một dự án khiến cho bất kỳ ai cũng phải đặt một câu hỏi lớn về Tập đoàn này? Có phải việc đầu tư chỉ có mục đích thương mại mà không còn mục đích nào khác?


Tập đoàn Kinh Đô được sáng lập và lãnh đạo bởi 2 anh em Trần Kim Thành làm Chủ tịch HĐQT (trái) và Trần Lệ Nguyên (làm TGĐ)
Theo thông tin ban đầu, tòa nhà chỉ được phép xây dựng 12 tầng nhưng không hiểu do phù phép hay xin xỏ thế nào lại được xây dựng lên tới 18 tầng? Nằm ở một vị trí đắc địa như vậy trong một thời gian dài mà đến khi báo chí lên tiếng thì Thanh tra Sở xây dựng Hà Nội mới bao biện là xây dựng trái phép. Nếu như không lên tiếng thì “pháo đài” ấy chắc hẳn đã chễm chễ ngồi công khai nghe ngóng tình hình chính trị của nước ta và ngang nhiên “dòm ngó” xuống Lăng Bác?

Không chỉ về mặt kiến trúc, quy hoạch của tòa nhà vi phạm mà vấn đề quan trọng hơn là tâm linh và an ninh chính trị cũng không được xem xét tới. Thử hỏi, Lăng Bác được dựng lên làm gì? Chẳng phải để cho con cháu được bày tỏ niềm yêu mến và tôn kính đối với người con ưu tú của dân tộc sao? Mỗi lần viếng chúng ta đều xếp hàng tuần tự, kính cẩn nơi Bác yên nghỉ. Còn những người đứng trên “pháo đài” kia còn cao hơn cả Lăng Bác ngang nhiên dòm xuống thì còn gì là tôn kính?


Sở dĩ tòa nhà kia được mệnh danh là “pháo đài” vì nó nằm ở một vị trí trọng yếu, có thể bao quát Phủ Chủ tịch, khu Văn phòng Chính phủ, khu Cơ quan Trung ương… và có chiều cao gần như gấp đôi Lăng Bác.
Có lẽ, cả Hà Nội không có nổi một mảnh đất cho dự án tòa nhà như thế? Nên phải hiên ngang chiếm lĩnh cả không gian yên nghỉ của Bác và sự an toàn những công trình của quốc gia xung quanh? Đó là chưa kể tới, Cụm nhà vườn gồm 05 lô với diện tích từ 100m2 đến 198m2 được bố trí bên cạnh tòa nhà?

Chỉ cần một vụ nổ như ở Thiên Tân hay hỏa hoạn với lý do bất cẩn muôn thuở xảy ra ở tòa nhà này … thì sẽ không thể hình dung được hậu họa khôn lường của nó. Hơn nữa, với một vị trí hết sức nhạy cảm như thế thì việc bị nghe lén những bí mật an ninh quốc gia ở các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước là điều dễ dàng biết trước được. Với sự bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, không điều gì là không thể.

Thật may mắn, đất nước ta vẫn chưa xảy ra bất kỳ một cuộc khủng bố đẫm máu nào. Nhưng không thể nói trước được điều gì. Việc mọc ra một “pháo đài” mời “giặc” lên ngự trị ngay đầu não trung ương liệu có phải là quá nguy hiểm không? Chẳng lẽ, với cái tầm của người lãnh đạo vì bận trăm công ngàn việc nên đã mất một điều quá khẩn thiết và cấp bách như thế?

Lo sợ liệu có là thừa đối với những gì mà Trung Quốc đã và đang đối xử với chúng ta. Từ những tranh chấp biển Đông cho tới việc giết chết nền kinh tế nước ta rồi xâm nhập thao túng nội bộ. Năm 2014, dự án xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine – Huế của nhà thầu Trung Quốc cũng đã vấp phải sự phản đối do xây dựng tại vị trí trọng yếu về phòng thủ quốc gia trên đèo Hải Vân. Hay mới đây nhất là dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã từng làm chết người và thiệt hại chưa có điểm dừng của một nhà thầu Trung Quốc là vẫn chưa đủ…? Nay lại cho phép một “pháo đài” có bóng dáng Trung Quốc mọc ra ngay trung tâm đầu não quốc gia, chẳng khác nào tự tát vào mặt mình?

Bóng đen Bắc Kinh đang bao trùm, trở thành nỗi ám ảnh của các nước, trong đó có Việt Nam. Trung Quốc sẵn sàng áp dụng mọi thủ đoạn với bất cứ quốc gia nào đặt trong tầm ngắm, nhất là những quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ và đối đầu về lợi ích với Trung Quốc như Việt Nam.

Cả nước đang “sốt xình xịch” lên từng ngày vì cái “pháo đài” chễm chệ kia và nó vẫn đang nằm đó từng ngày như để thách thức chính quyền và nhân dân ta, mong rằng các cơ quan chức năng Hà Nội nhanh chóng vào cuộc để lấy lại niềm tin và cứu an nguy của cả dân tộc.

Bạn đọc Thụy Hải


Thông tin về Kinh Đô (HOSE)


1. Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kinh Đô

Họ tên: Trần Kim Thành
Ngày sinh: 7/7/1960
Nguyên quán: Trung Quốc
Trình độ: Cử nhân
Địa chỉ: 650/13 Điện Biên Phủ, P.11, Q.10, Tp.HCM
Chức vụ:
* Chủ tịch HĐQT CTCP Kinh Đô (KDC)
* Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Thiên Long (TLG)
* Tổng giám đốc Cty TNHH Đầu tư Kinh Đô
* Tổng giám đốc CTCP Kinh Đô Bình Dương
* Chủ tịch HĐQT CTCP Địa ốc Kinh Đô (Kinhdo Land)
* Chủ tịch Cty Kinh Đô Miền Bắc, Kido
* Chủ tịch kiêm tổng giám đốc Cty TNHH Một thành viên PPK
Gia đình:
Em trai: Trần Lệ Nguyên – Tổng giám đốc CTCP Kinh Đô
Em trai: Trần Quốc Nguyên – Thành viên HĐQT Kinh Đô, TGĐ Kido
Em trai: Trần Vinh Nguyên
Vợ: Vương Bửu Linh – Thành viên HĐQT Kinh Đô
Con: Trần Tuấn Vinh
Tài sản:
Nắm giữ 14,3 triệu cổ phiếu thông qua công ty PPK
Ông Thành sở hữu 100% cổ phần của PPK



2. Tổng giám đốc Tập đoàn Kinh Đô

Họ tên: Trần Lệ Nguyên
Ngày sinh: 12/10/1968
Nguyên quán: Trung Quốc
Trình độ: Cử nhân
Địa chỉ: 203 Phú Gia, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
Chức vụ:
* Phó Chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc CTCP Kinh Đô (KDC)
* Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Thiên Long (TLG)
* Thành viên HĐQT CTCP Địa ốc Kinh Đô
Gia đình:
Anh trai: Trần Kim Thành- Chủ tịch CTCP Kinh Đô
Em trai: Trần Quốc Nguyên – Thành viên HĐQT Kinh Đô, TGĐ Kido
Em trai: Trần Vinh Nguyên
Vợ: Vương Ngọc Xiềm- Thành viên HĐQT Kinh Đô, nắm giữ 4,75 triệu cổ phiếu KDC
Con: Trần Tuyết Nhi
Con: Trần Tuyết Vân
Con: Trần Vĩ Lâm
Tài sản:
9,73 triệu cổ phiếu KDC ~ 366 tỷ đồng
345 nghìn cổ phiếu TLG ~ 6,5 tỷ đồng
Ngoài ra còn có cổ phần của Cty TNHH Đầu tư Kinh Đô…

“Bóng ma” Trung Cộng phủ trùm trung tâm chính trị Ba Đình?
Thông tin về dự án Kinh Do Tower (dự án mà cả chủ đầu tư lẫn nhà thầu, đối tác đều có bóng dáng Trung Quốc) mà nhiều tờ báo còn gọi là “pháo đài” dòm xuống Lăng Bác, đang gây...


Bàn tay Trung Cộng trong “pháo đài” dòm xuống lăng Bác
Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập, phát triển, việc các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cao ốc giữa lòng thành phố để phục vụ cho hoạt động kinh doanh là điều đáng được khuyến khích....


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét