Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

KINH ĐÔ ANGKOR & TRẤN TÂY THÀNH NƯỚC VIỆT !!!

Huỳnh Quốc Huy

Cố đô Angkor - là một quần thể kiến trúc độc đáo vưới 4 nhóm đền đài - kiến trúc - chùa tháp (đền mộ)... nhưng được biết đến nhiều nhất với cụm AngkorWat - khoảng 700 năm tuổi - đẹp lộng lẫy và uy nghiêm. Còn vùng Nam Vang - Trấn Tây Thành - Pnompenh thì là một Thủ đô phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chứng kiến sự giao thoa của văn hóa Việt - Miên chừng 200 năm ròng rã; đặc biệt gắn liền với quá trình mở mang bờ cõi của các Chúa Nguyễn - thời dựng nước của Hoàng đế Gia Long của nước Nam Việt ta.

CUỘC DỜI ĐÔ BÍ ẨN...

Cố đô Angkor cách đây từ 700 năm trước, đã từng là "kinh đô rực rỡ" với hơn 05 triệu dân cư sinh sống. Sau đó, Vương quốc Cambodia cổ bị người Xiêm (Siem) đánh chiếm; họ khởi nghĩa ròng rã và rồi được người Hoa, thắng trận quyết định, tái chiếm Kinh đô. Họ đặt tên vùng đất này là Siemriep - có nghĩa là "nơi Người Xiêm chết xác nằm chất đầy"...

Nhưng sau đó, Quốc vương Cambodia thấy rằng Kinh đô Angkor quá gần biên giới người Xiêm (Thailand bây giờ), khả năng phòng thủ rất thấp, nên họ đã quyết định bỏ Angkor, gồng gánh nhau Vua quan binh lính và thường dân mấy triệu người... ùn ùn di dời về phía Đông Nam - xây dựng nên Kinh đô Phnompenh. Từ đó, Siemriep bị lãng quên và vùi lấp bởi rừng già suốt hơn 500 năm ròng rã.

Thế sự xoay vần, Vương quốc Cambodia cổ này bị chia cắt thành 02 quốc gia: Thủy Chân Lạp (vùng thấp, châu thổ sông Mekong, hàng năm có lụt) & Thổ Chân Lạp (có sách gọi là Lục Chân Lạp - đều có nghĩa là vũng đất, cao ráo). Thủy Chân Lạp (từ Phnompenh đến cả miền Nam) dần dần được sang nhượng bằng kinh tế, ngoại giao... sát nhập vào lãnh thổ nước Nam Việt. Còn Thổ (Lục) Chân Lạp gồm hầu hết vùng đất phía Tây và Tây bắc Vương quốc cổ - từ Siemriep (Kinh đô Angkor) đến giáp biên giới Vương quốc Xiêm-la (Thailand) và Vương quốc Ai-lao (Lào)... đều tự nguyện dâng chiếu, xin "quy chế bảo hô" từ nước Nam Việt Vua Gia Long - Nguyễn Ánh, để chống nạn xâm lăng từ giặc Xiêm. (Vùng Lục Chân Lạp ngày trước còn được cư dân Nam bộ gọi là Cao Man hay Cao Miên; nên thực chất chữ "người Miên" hay "nước Miên" chẳng có nghĩa gì là xúc phạm như nhiều người ngày nay tự suy diễn cả).

Cần nói thêm là Chính sách bảo hộ mềm bằng "quy chế tự trị" của Vua Gia Long hình thánh rất sớm, rất tiến bộ; không riêng gì với 02 vương quốc Chân Lạp mà còn cả với vùng Nam Kỳ (Miền Tây) - đã có khu tự trị Basac phát triển thịnh vượng và an lạc cả một vùng Sóc Trăng - Minh Hải xưa... (Gia tộc Công tử Bạc Liêu của họ Trần Trinh... có được cơ ngơi giàu có đến nỗi có thể sánh ngang với Toàn quyền Đông dương sau này... là do di sản của quy chế này trước đó, khiến suốt cả trăm năm vùng đất và con người Bạc Liêu Minh Hải rất tự do, chí thú làm ăn...). Có lẽ chính sách "tự trị" này của Vua Gia Long, một phần chịu ảnh hưởng tư tưởng tự do từ Cha Cả - Bá Đa Lộc - một Linh mục người Pháp, rất thân thiết với triều Nguyễn.

LẬP TRẤN TÂY THÀNH - NƯỚC NAM VIỆT...

Năm 1800, Gia Long Hoàng đế ban lệnh - cử một đội quân đồn trú ở vùng biên ải (thuộc tỉnh An Giang xưa; tức bao gồm cả vùng Pnompenh - giáp với Xiêm). Nơi đóng quân này được gọi là Trạm Châu Đốc (người Pháp ghi chép lại là "Châu Đốc Post"). Đội quân này làm nhiệm vụ bảo hộ cho Vương quốc Thổ Chân Lạp chống lại sự tấn công của Xiêm-La. Sau này, Vua Cao Miên đã cho di chuyển Trạm quân này về phía tây - thị trấn Nam Vang - tức Thủ đô Phnompenh ngày nay. Trạm quân Nam Việt này làm nhiệm vụ bảo trợ - cùng với quân của Quốc vương Cao Miên (Lục Chân Lạp) - nhiều lần chống các cuộc gây hấn của quân Xiêm...

Năm 1836 (tức cách đây tròn 180 năm), do Quốc Vương Cao Miên không có con trai nối dõi, không có ai truyền ngôi kế vị, Vương quốc Lục Chân Lạp (Cao Miên) rơi vào khoảng trống quyền lực. Vua Minh Mạng (Con của Hoàng đế Gia Long) đã ban Chiếu cho lập Trấn Tây thành - đặt Dinh Tổng trấn ở thị trấn Nam Vang (tức Phnomlenh); chính thức sát nhập và xác lập chủ quyền của Nhà Nguyễn ở Lục Chân Lạp.

Một phần lãnh thổ rộng lớn phía bắc Vương quốc này - gồm cả Siemriep - Angkor, vẫn còn tồn tại và tiếp tục hưởn quy chế tự trị - bảo hộ của Triều Nguyễn. Sau đó, Tướng nhà Mạc (từ Trung Quốc sang thần phục và được Triều Nguyễn cấp đất phong hầu, trong thời gian này đã xây dựng vùng đất Hà Tiên - Kiên Giang thành một trung tâm đô thị buôn bán sầm uất và quân sự hùng mạnh. Quân Xiêm bị yếu thế, đã cầu hòa và rồi cũng dâng sớ xin Triều Nguyễn của Nam Việt bảo hộ với quy chế tương trợ lẫn nhau (như đồng minh ngày nay). Vùng Vịnh Xiêm La (tức Vịnh Thái Lan ngày nay) được nhà Mạc quản lý và khai thác, chính thức sáp nhập vào cương thổ của Nam Việt. (Đảo Ngọc Phú Quốc - nơi giá đất tăng cao nhất Việt Nam 2010s - cũng từ đây mà ra).

Trong khi đó, Cố đô Angkor của Chân Lạp lại bị chìm vào quên lãng. Vì ngoài quy chế vùng này là "tự trị", quan binh địa phương vẫn là người Chân Lạp (người gốc Camboda) & cả quan binh triều Nguyễn cử sang trấn biên ải cũng rất ít khai phá, tìm tòi... Họ cũng gần như quên luôn cố đô này, kể cả nhắc trong sách sử. Giai đoạn này ở Trấ Tây Thành - Nam Vang - Pnompenh, cư dân Nam Việt và cư dân bản địa Cambodia sinh sống rất thái bình, đoàn kết giao thương, giao thoa văn hóa rất mạnh mẽ. (Sự giao thoa về ngôn ngữ của người Cambodia với dân Miền Nam - Miền Tây là chứng cứ sinh động nhất).

BÀN TAY THỰC DÂN PHÁP LÀM "ĐẢO ĐIÊN" LỊCH SỬ!

Cho đến khi Thực dân Pháp đánh chiếm Đông dương (1890s); cương thổ các quốc gia cổ và các quy chế tự trị nói trên bị xóa nhòa bằng chính sách "chia để trị". Cố đô Angkor ngủ quên hơn 500 năm, bắt đầu được các nhà thám hiểm người Pháp phát hiện qua cổ thư, ước lượng, vẽ bản đồ, định vị và có tài liệu nhắc đến nó. Một con tàu thám hiểm của nhóm nghiên cứu lịch sử độc lập người Pháp, liều lĩnh xuyên rừng già, đi ngược sông Mekong đến biển Hồ, và tìm ra Angkor ngập trong nước (kênh - hào bị lá rừng phủ lấp), ẩn trong táng rừng sâu phủ cao lên đến mấy chục thướt...

Sau những thăng trầm của lịch sử từ Nguyễn thuộc đến Pháp thuộc rồi trả về cho Đế quốc Cambodia (Nhật thuộc); rồi bị cộng sản Kh-mer ĐỎ chiếm đóng tàn phá (Trung cộng thuộc); rồi được quân đội VN hỗ trợ "giải phóng" (Việt cộng thuộc) - sau cùng là trả về cho Vương quốc Cambodia ngày nay... Angkor may mắn vẫn còn giữ gần như nguyên vẹn hình hài và sự trầm mặc kiêu hùng mà đau đáu nỗi niềm. Những dấu tích môt thời của Kinh đô có nền văn minh lừng lẫy - 5 triệu dân; giờ là phế tích - di tích - địa chi du lịch khá xa xôi, hẻo lánh... (Nói thêm với các bạn để có sự so sánh, là thời điểm 600 năm trước, Kinh đô Paris của nước Pháp chỉ có hơn 02 triệu dân thôi).

Còn Trấn Tây Thành - Trấn Nam Vang ngày nào, theo các điều khoản ký kết về biên giới của người Pháp (sau hai cộc thế chiến); từ một Thị trấn của Quốc gia Nam Việt kiêu hùng, giờ trở thành Thủ đô Pnompenh của môt Vương quốc Cambodia mới. Thủ tướng Quốc gia này là Husen có liên quan ít nhiều đến Việt Nam (có thông tin ông có thời gian tuổi thơ sống tỵ nạn và học hành ở tỉnh Trà Vinh - Miền Tây; vì GĐ ông là nạn nhân bị Kh'mer ĐỎ truy sát).

Một nhóm người Cambodia ở Phnompenh (Nam Vang - Trấn Tây Thành) - Kinh đô Lục Chân Lạp của Cao Miên... cũng khá đông đảo... đang "đòi lại đất đai cương thổ" của Thủy Chân Lạp - Tổ tiên của người Kh'mer Nam bộ. Vùng này đã là cương thổ của nước Nam Việt (Gia Long) đến Việt Nam Cộng hòa và rồi hiện nay là CHXHCN Việt Nam. Họ cố tình "lầm", và vì vậy, họ công khai ủng hộ Trung cộng "xâm lấn" biển đảo đất đai của Việt Nam. Vùng này hoàn toàn không bị biến động bởi các hiệp ước chia biên giới của người Pháp, như cách mà Trấn Tây Thành - hay Angkor đã được "sắp xếp lại" sau Thế chiến 2...

THAY LỜI KẾT:

Muốn cảm nhận rõ nhất "thế cuộc hưng vong - thế sự xoay vần - đời người bể dâu"... hãy đến Angkor và Pnompenh. Hãy trải lòng mình cùng những tường đá rêu phong, các bức bích họa đầy bí ẩn với những câu chuyện lịch sử dấu bên trong rất ý nhị và tinh tế, lối kiến trúc Ấn (Nam Á) giáo đặc trưng và sự tiến bộ vượt bậc của nền văn minh Vương quốc Cambodia cổ xưa gần 700 tuổi ấy. Rồi hãy vượt gần 600km đến Nam Vang, để cảm nhận giá trị Việt còn sót lại ở đất Trấn Tây Thành ngày nào - rất mạnh mẽ nhưng cũng đang bắt đầu khá "nơm nớp, mong manh" vì phong trào "chống Việt - chủ ngahxi dân tộc cực đoan" của một thế lực chính trị đối lập Cambodia. Ở hai nơi đó, câu chuyện thăng trầm của nó hẳn nhiên là bài học lịch sử sinh động nhất: chẳng có gì là "quang vinh muôn năm" trên quả đất này! Tất cả đều chỉ là CÁT BỤI!

Riêng tôi, nơi đó để lại một cảm nhận sâu sắc:
Dòng thời gian "vô thủy - vô chung". Đời người quả đúng là "bạch câu quá song". Sống sao cho đừng thẹn với Tổ tiên và không mắc tội với cháu con hậu thế... là đã đáng mừng!

Hỡi ôi,
Trấn Tây Thành ơi...
Ta có tội ngàn đời với tiền nhân!

(HQH, 23/6/2016; viết nhân tuyên bố của Thủ tướng Cambodia - Hunsen về việc "ủng hộ tuyên bố của Trung cộng ở biển Đông").

...

Ảnh:
- 1&2: TUI ở Cố đô Angkor.
- 3: Công viên trung tâm Thủ đô Phnompenh - tức Thủ phủ Trấn Tây Thành - chợ Nam Vang ngày xưa.
- 4: Một góc Cung điện Hoàng gia Cambodia hiện nay ở Phnompenh.
- 5: Điệu múa Aspara huyền thoại và các vũ nữ Aspara đẹp duyên dáng và đầy bí ẩn.
- 6: Nhà lồng Chợ nam Vang, nơi có hơn 70% tiểu thương là người Việt Nam. Rất nhiều người Việt (quốc tịch Cam) đã ở đó nhiều đời rồi.
- 7: Ấn giáo không còn là Quốc giáo như hồi Vương quốc Cổ, thay vào đó là Phật giáo Nam tông (Tiểu thừa). Nên hình ảnh các sư Nam tông hiền lành và kín kẽ rất thường dễ bắt gặp ở các đường phố Pnompenh.

Dĩ nhiên, cả xe xích lô & xe lôi - một nét trùng hợp - hòa hợp văn hóa rất độc đáo của dân Miền Nam với Nam Vang.

..v.v.v..
(Còn nữa..nếu có hứng)


+3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét