Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Bà Đầm Xòe (BĐX) phỏng vấn cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (NTD).


BĐX: thưa ông cựu thủ tướng, xin ông cho biết những ngày qua ông sống không quyền lực thế nào?


NTD: Tui nhiểu lúc cảm thấy như rơi vào vũ trụ, không nơi bám víu. Xem ra thất quyền lực còn kinh khủng hơn thất tình. Thất tình anh còn có thể cua cô mới bù ngay, thất quyền lực thì coi như hết cơ. Nhưng cũng nhờ đó tui mới hiểu vì sao các bậc tiền bối ai cũng thích nắm quyền cho đến chết.

Đúng như cụ Ngyễn Khuyến ngày xưa từng nói:

“Còn quyền, còn tiền, còn đệ tử.

Hết cơ, hết vận, hết ông tôi”.



BĐX: Tại sao con người tự bản thân không thể từ bỏ quyền lực được?

NTD: So sánh một cách thô thiển thì nó từa tựa như con nghiện không thể tự bỏ bỏ nghiện.

Tui rất thích xem bộ phim “The Lord of the Rings”. Chiếc nhẫn trong phim này chính là quyền lực. Và các anh biết đấy, ai thấy nó đều muốn chiếm hữu, ai chiếm được nó đều không muốn rời ra.



BĐX: Có thể so sánh chiếc nhẫn với sự độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản khẳng định qua điều 4 trong hiến pháp Việt Nam?

NTD: Một so sánh thú vị. Trước đây tui sẽ cực liệt phản bác so sánh này.



BĐX: Cảm ơn ông cựu thủ tướng đã cho câu trả lời tử tế.

Nếu điều 4 là chiếc nhẫn tượng trưng cho quyền lực vô biên, ai có thể là cặu bé Frodo tự nguyện hủy nó đi để chấm dứt hiểm họa cho quốc qia?

NTD: Theo tui biết trong lịch sử Việt Nam chưa có một triều đại nào, một đảng phái nào tự nguyện rời bỏ quyền lực.



BĐX: Vậy ông là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam gần như tình nguyện làm điều này?

NTD: Bậy nào, tui đâu có tình nguyện!



BĐX: cách sử sự của ông trong đại hội 12 tạo cho người ngoài và những Fans của ông có cảm tưởng như vậy.

NTD: Tui cũng muốn ở lại chứ bộ. Có điều gặp địch thủ – kẻ bị đánh ngã ngựa hai lần, vẫn không hàng phục – thì tui biết mình lần tới sẽ ngã ngựa. Trong trường hợp này tui không còn lựa chọn nào khác khá khẩm hơn là “hi sinh đời bố, củng cố đời con”.



BĐX: Trở lại thời kỳ ông còn đương vị, hai công trình gây tranh cải nhất trong thời gian này là Vinasin và Boxit. Xin ông cho biết vì sao ông lại duyệt chúng.

NTD: Với Vinasin tui có một tham vọng: nếu mình đóng tầu rẻ, tốt, chạy nhanh, bán cho dân chài nội địa với giá hữu nghị, ai ai cũng có thể sắm Vinasin chạy nhanh hơn cả tầu Trung Quốc thì mình đâu còn sợ chúng húc mình?

Còn chuyện Boxit tui muốn nhử bọn Tàu vào vùng rừng thiêng nước độc Tây nguyên vẫn còn nhiễm độc da cam, bom mìn cho chúng rọn, tẩy rửa môi trường hộ.



BĐX: Ông từng có nhiều tuyên bố rất ấn tượng về chủ quyền biển đảo, về tự do dân chủ, cải cách hệ thống. Nhưng rốt cuộc tất cả đều chỉ dừng lại ở lời nói …

NTD: Nhờ trời tui cũng chưa hâm tới độ đi thăm nước ngoài rồi tuyên bố Việt Nam canh giữ hoà bình cho một nửa trái đất!



BĐX: Một trong những thất bại ngay ban đầu của ông là chương trình chống tham nhũng. Ông có thể cho biết lí do?

NTD: Khi tụt đầm lầy mà anh tự túm tóc giật lên, anh sẽ mau chóng nhận thấy chẳng tác dụng gì. Chừng nào còn chưa có tòa án độc lập, chưa có báo chí tự do phanh phui tham nhũng … chừng đó chưa thể nói tới chống tham nhũng.



BĐX: Xin cảm ơn ông cựu thủ tướng câu trả lời tử tế này. Biết vậy tại sao ông không tiến hành những cải cách giải pháp mạnh tay khi ông có quyền lực gần như tuyệt đối dưới thời Nông Đức Mạnh?

NTD: Tui cũng đã tính cho hợp pháp hoá việc mua quan bán chức, vừa khỏi phải chống lại vừa có tiền sài cho ngân sách quốc gia. Một biện pháp mà một số nước đang thử nghiệm chống buôn lậu xì ke ma túy bằng cách cho hợp pháp hóa kinh doanh chúng bây giờ.



BĐX: Ông có thể cho biết giây phút nào ý nghĩa nhất trong những năm tháng đã qua của mình?

NTD: Đấy là lúc bắt tay thông gia với ông Sui bên Mỹ – một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa hiền lành, lịch sự, hiểu biết rộng – trái hoàn toàn với những sĩ quan Ngụy mô tả qua phim ảnh, báo chí, tiểu thuyết của Bắc Việt.



BĐX: Vì sao những người mất mát nhiều trong chiến tranh như ông hay cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt lại là những người dễ hòa hợp với người bên kia nhất?

NTD: Có lẽ người Nam bộ tui không biết thù dai (cười).

Nói thực tui rất bức xúc trước đại hội 12 khi có kẻ vẫn còn gọi ông Sui của tui là thành phần “Nợ máu với nhân dân”. Tui cho rằng người Nam đã thực hiện hoà hợp hoà giải ngay sau thống nhất, đặc biệt trong những gia đình có con em chiến đấu trên cả hai chiến tuyến.



BĐX: Ông có nghĩ đã đến lúc cần xây cất một nghĩa trang chung cho chiến binh cả Bắc lẫn Nam, như kiểu ở chiến địa Verdun cho lính Pháp và Đức chết trận trong thế chiến lần thứ nhất?

NTD: Đó là một đề nghị tử tế nhất tui được biết từ trước tới nay. Tui sẽ cho nó vào chương trình học tử tế sắp tới.



BĐX: Ông có thể cho biết kết quả học hành trong mấy tháng qua?

NTD: Học hoài mà vẫn chưa nhằm nhè gì. Xem ra làm thủ tướng hay làm thủ tướng hay học lấy bằng tiến sĩ ở Việt Nam còn dễ hơn so với học hai chữ tử tế.



BĐX: Xin cảm ơn ông cựu thủ tướng đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn và chúc ông đạt nhiều kết quả trong học tập.



NTD: Cảm ơn các anh chị “Bà Đầm Xoè”.

Trương Cừ ghi 06/2016.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét