Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

7 phát ngôn "đặc biệt" của ông Phan Đăng Long



 

Vừa mới hôm trước đây, ông Phan Đăng Long đứng trước micro hùng hồn: Cần gì hỏi ý kiến dân, chặt ngay! Hôm nay ông lại đã leo lẻo cái mồm như vậy mới khiếp chứ. Là Phó Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội mà ông không hề biết tấm lòng người Hà Nội yêu quý cây xanh, thì ông còn đảm trách cái chức vụ gọi là Tuyên giáo mà làm gì? Ông lại là người đầu têu chặt phá cây xanh, là kẻ thù đối với môi trường, mà ở trong Ban tuyên giáo của Đảng thì chẳng hóa ra Đảng này là đảng phá hoại môi trường sao? Ông có biết không, hôm qua đây thôi, một số trí thức gặp gỡ nhau trong đó có vài người vào hàng Vụ trưởng ở khu Hoàng Cầu, kể cho biết câu chuyện cách đây một vài năm, ở hồ Hoàng Cầu vốn có một bán đảo, buối sáng cụ già và trẻ con thường ra đấy tập thể dục và vui chơi rất thích thú, và từ lâu đã trở thành một truyền thống sinh hoạt tốt lành của dân ở đây. Một hôm khu vực bán đảo này bỗng được quây kín lại, ngoài có một tấm phông lớn vẽ vời rất đẹp với những lời lẽ càng thêm phần hứng khởi: Khu vực này tạm thời quây lại để kiến thiết thành khu vui chơi giải trí đàng hoàng để cho dân chúng ở khu Hoàng Cầu và cả các khu khác có một địa điểm sinh hoạt lý tưởng hơn to đẹp hơn. Ai cũng tin là thực, trong lòng náo nức, mong đợi, tạm ngừng ra đấy thể dục để chờ ngày khánh thành. Thế rồi, đến lúc các bức quây được dỡ bỏ, mọi người hăm hở đến xem, nhiều người chạy ngay vào khu vui chơi giải trí mà Nhà nước đã xây xong, dành cho mình. Thì có ngờ đâu một đội bảo vệ từ bên trong đi ra ngăn lại. Người ta hỏi vì sao. Họ chỉ vào tấm biển trước ngôi nhà mới xây, đề: Nhà hàng hải sản Lã Vọng. Hóa ra người ta quây lại để bán và bán một cách âm thầm, cho đến khi xong thì mọi người mới ngã ngửa ra chưng hửng, không còn ăn nói vào đâu được nữa. Trong cuộc gặp hôm qua, có người nói: Cần phải phán đoán xem sau vụ chặt cây này thì cái "nhà nước Việt cộng Hà Nội" sẽ xoay sang dự án nào để kiếm ăn, bởi vì tình thế "túng làm liều" đã quá rõ đi rồi. Có người nói: Chắc họ sẽ đưa ra dự án... lấp Hồ Tây!!! Nhiều người đồng tình: Dám lắm!

Vậy đấy ông Long ạ. Biết ông là người có 6 phát ngôn nổi tiếng mà với 6 phát ngôn ấy ông có thể “thăng chức” được rồi (Xem đây). Nhưng nay ông lại có thêm phát ngôn thứ 7 rất hay ho nữa thì biết làm thế nào nhỉ? Ông “không ngờ được lòng dân”, thật thà quá đấy. Nhưng dân chúng chúng tôi thì rất hiểu lòng quan, lòng các vị quan còn to hơn ông nhiều. Cho nên xin tặng ông bức hý họa này của một họa sĩ vô danh đang chuyền nhau trên mạng để ông chiêm ngẫm nhé:

Bauxite Việt Nam



GDVN) - Những phát ngôn gây tranh cãi của ông Phan Đăng Long, Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội không chỉ làm nóng các cuộc họp báo mà còn gây bão dư luận. 


Dự án tiền tỷ ở Hà Nội và những nhát chém kinh hoàng hạ sát cây xanh 8 cây muỗm di sản chết khô: Cây chết, thành phố mới cho tiền ...đào nốt gốc 8 cây muỗm nghìn tuổi ở Thủ đô chết vì đói, khát và thuốc...mối?


Nhiều ngày nay, dư luận vẫn chưa hết xôn xao trước phát ngôn mới gây chú ý của Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long rằng “không cần hỏi ý kiến của người dân...” khi chặt cây. Đây không phải lần đầu ông Long có những phát ngôn gây tranh cãi như vậy.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam xin điểm lại một số phát ngôn rất đáng chú ý của vị quan chức này đã được đăng tải trên nhiều tờ báo chính thống:


"Chặt cây xanh Hà Nội không phải hỏi dân..."



Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long (Ảnh: Thanhtra)


Trao đổi với báo chí bên lề cuộc họp báo của Thành ủy chiều 17/3, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long khẳng định việc chặt cây không cần phải hỏi ý kiến của dân.

“Không phải hỏi gì cả, đấy là trách nhiệm của cơ quan quản lý, của chính quyền. Một cái cây chặt đi cũng phải hỏi dân trong khi còn rất nhiều việc khác. Cái gì cũng phải hỏi ý kiến hay sao? Bây giờ chỉ có chuyện trồng cây mà phải hỏi ý kiến dân! Tôi hỏi thế đất nước bây giờ động đến cái gì đi hỏi dân thì bầu ra chính quyền làm gì... Cái gì phải hỏi dân thì đều có quy định.

Cảm nhận của người dân rất có thể có ý kiến đúng sai. Chuyện mục đích rất rõ ràng, minh bạch rồi, người ta tuyên bố đang xây dựng đô thị có những cái phải hy sinh như thế. Thành phố đã công khai, minh bạch chuyện đó. Còn anh không đồng tình với chuyện đó thì anh cũng chỉ là một người dân thôi. Còn biết bao nhiêu người dân đồng tình thì sao”, ông Long nói.

"Cướp có văn hóa"


Chia sẻ quan điểm về một số lễ hội gây tranh cãi diễn ra đầu năm 2015 tại buổi họp báo do Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 3/3 vừa qua, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long cho rằng hình ảnh lộn xộn, đánh nhau tại lễ hội Gióng chuyện xảy ra từ những năm trước. Năm nay, các cơ quan chức năng cũng như Ban tổ chức đã vào cuộc kiểm tra và nhận thấy không hề có tình trạng đánh nhau.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết thêm, cướp hoa tre ở lễ hội đền Gióng là một phong tục từ xa xưa.

“Trong lễ hội có tục cướp lộc. Đây là tục có từ xưa, quan niệm của dân làng là nếu ai cướp được lộc thì sẽ may mắn cả năm, sinh sôi nảy nở. Nhưng cũng cần lưu ý, chữ ‘cướp’ ở đây không phải là cướp giật mà cướp có văn hóa, cướp theo tục lệ giống như tục cướp vợ của người Mông,” ông Long khẳng định.


‘Nhịn’ pháo hoa để ủng hộ người nghèo cũng không tốt!



Ông Long cho rằng ‘nhịn’ pháo hoa để ủng hộ người nghèo cũng không tốt (Ảnh minh họa: Congly)


Nói về việc có nên hủy bắn pháo hoa để dành tiền ủng hộ người nghèo hay không tại cuộc họp giao ban báo chí diễn ra chiều 14/10/2014, ông Long cho rằng cuộc sống bây giờ, đâu cần cứ phải dành tiền pháo hoa để ủng hộ cho những nhu cầu vật chất này khác. Bây giờ, kể cả đối với người nghèo, cũng đâu phải chỉ cần ăn, cần mặc. Họ còn cần đến cả đời sống tinh thần nữa.

“Trong đêm pháo hoa, từ người già cho tới trẻ em, từ người giàu cho người người nghèo… tất cả đều háo hứng ngóng chờ và reo hò vui mừng xem pháo hoa. Đó là món ăn tinh thần hết sức ý nghĩa, ai cũng có thể hưởng thụ được.

Chi phí bỏ ra để bắn pháo hoa, đem lại món ăn tinh thần cho người dân Hà Nội như vậy là việc làm rất xứng đáng, được dư luận đánh giá rất tốt”, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội khẳng định.


Lừa được tổ chức là hết sức bình thường




Dự án tiền tỷ ở Hà Nội và những nhát chém kinh hoàng hạ sát cây xanh

(GDVN) - Trải qua gần nghìn năm, những cây di sản không chết vì sự khắc nghiệt của tự nhiên mà lại chết vì những đòn chí tử của chính con người.

Trao đổi với báo chí ngày 13/1/2015, Phó trưởng ban tuyên giáo thành ủy cho hay, thông tin tiêu cực về bà Châu Thị Thu Nga ông nghe từ lâu, nhưng khi chưa phạm pháp thì bà Nga vẫn có quyền thành đại biểu Quốc hội.

Trả lời câu hỏi về quá trình bà Thu Nga trở thành đại biểu quốc hội, Phó trưởng ban tuyên giáo thông tin, quy trình được thực hiện chặt chẽ qua các bước, Mặt trận tổ quốc lấy ý kiến tại nơi cư trú, cơ quan thuộc quyền quản lý nơi sinh hoạt, kể cả trường hợp tự ứng cử như đại biểu Nga.

Lãnh đạo ban tuyên giáo cho rằng, nhân sự dù đã qua sàng lọc, được trở thành đại biểu Quốc hội nhưng lại có vi phạm là chuyện rất đáng tiếc.

“Có những người trước họ tốt, thậm chí không tốt nhưng giấu được, lừa được tổ chức, cuộc sống là hết sức bình thường”, ông Long nói.

Chưa phát hiện trường hợp nào “chạy sổ đỏ”


Về thông tin người dân phải nộp phí “bôi trơn” khi làm sổ đỏ, tại buổi giao ban báo chí chiều 21/10/2014, ông Phan Đăng Long cho biết “qua kiểm tra thực tế, chưa phát hiện được tên tuổi cụ thể nào chạy sổ đỏ”.

Đến cuộc họp thành ủy chiều 2/12/2014, ông Long lại cho rằng có cả trường hợp cán bộ cấp cao tác động với mong muốn người thân được cấp sổ đỏ.

“Thậm chí có trường hợp cán bộ cấp cao tác động làm sổ đỏ. Tôi biết điều đó. Nhưng việc cấp sổ đỏ không phải nói cấp là cấp ngay được. Có trường hợp cấp được, nhưng có trường hợp còn vướng chỗ này, chỗ khác theo quy định pháp luật”, ông Long nhấn mạnh.


Khai man vì yêu nước



Vào năm 2013, báo chí thông tin sự việc ông Nguyễn Mạnh Hoàng, Phó Bí thư Quận ủy - Chủ Tịch UBND quận Hoàng Mai khai điều chỉnh ngày tháng năm sinh từ ngày 7/2/1954 sang ngày 7/2/1955. Điều đáng nói, ông Hoàng điều chỉnh năm sinh đúng thời điểm ông 59 tuổi, sắp về hưu theo chế độ.

Tại cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 6/8/2013, ông Long cho rằng, việc ông Nguyễn Mạnh Hoàng khai tăng tuổi vì yêu nước để được đi bộ đội lúc đó là tấm gương của hàng triệu thanh niên thời bấy giờ.

"Tôi cũng có nhiều bạn bè, khai tăng tuổi, cho đá vào túi quần... để được đi bộ đội. Lúc đó, chúng ta cho rằng đó là những hành động tuy là gian dối, nhưng rất đáng yêu vì tấm lòng yêu nước", ông Long nói.


Phát ngôn hay ho thứ 7 của ông Phan Đăng Long


Ông Phan Đăng Long: Không lường được tình cảm của dân với cây


- Hà Nội sẽ báo cáo đầy đủ chi tiết vụ việc cây xanh với Thủ tướng  Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long cho hay.
Các câu hỏi xung quanh việc chặt cây hàng loạt trên các tuyến phố Hà Nội tiếp tục được đặt ra tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều nay (24/3), nhất là các vấn đề như có khuất tất, lợi ích nhóm trong việc chặt cây không, cây được thay thế là gỗ mỡ hay vàng tâm...

Sẽ báo cáo Thủ tướng

Trả lời các câu hỏi này, ông Phan Đăng Long nói: "Đề án cải tạo, thay thế cây xanh được triển khai trên cơ sở quy hoạch chung của Thủ đô trong đó có việc cải tạo công viên cây xanh. Trong khi chờ đợi thì TP ra kế hoạch thay thế cây xanh đến năm 2015, giao Sở Xây dựng thực hiện. Đây là cải tạo, thay thế, không phải chặt hạ".

Ông Long cho biết cuối tháng 12/2014 nội dung đề án đã được giới thiệu đến báo chí. Trước khi triển khai ở đường Nguyễn Chí Thanh cũng tổ chức họp báo, có mặt đại diện Công an TP và nhà tài trợ VPBank.

"Lúc đó TP không cảm nhận được sức nóng vì thông tin cũng hết sức bình thường. Nhưng dư luận nóng lên là từ khi Sở Xây dựng bắt đầu triển khai thực hiện, người dân quan tâm, báo chí quan tâm", ông Long nói.



Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long: Đây là cải tạo, thay thế cây, không phải chặt hạ. Ảnh: ND

"Thú thực là những người thực hiện cũng không lường được tình cảm gắn bó, yêu Hà Nội của người dân. Do đó mà người dân rất phản ứng".

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy cho biết sau khi có dư luận như thế, TP đã có những động tác tích cực để giải quyết: Tạm thời dừng đề án này, rà soát, mà mới nhất là cuộc họp của Thường trực Thành ủy chiều qua (23/3). Trên cơ sở kết luận của cuộc họp này, tới đây Ban cán sự Đảng Hà Nội sẽ báo cáo đầy đủ chi tiết đến Ban Bí thư, Thủ tướng và các cơ quan liên quan.

"Nhưng trước mắt, Thường trực Thành ủy nhận định đây là một chủ trương đúng. Đề án có mục tiêu đầu tiên là thay thế các cây xanh có thể nguy hiểm, sâu bệnh, cong queo. Nếu triển khai thực hiện chỉ dừng lại như thế thì chắc dư luận cũng tán thành", ông Long nói.

"Nhưng cũng có mục tiêu là thay thế trên một số tuyến đường để đảm bảo cây đồng bộ, đẹp, đúng chủng loại. Vì thế có một số cây xanh bị chặt hạ. Còn nhớ khi triển khai đường sắt trên cao có việc chặt cây thì dư luận cũng đã lên tiếng, thế nên phải nói đây là một sự cộng hưởng về tâm lý".

Dân đồng thuận mới tiếp tục triển khai

Nhưng TP cũng nhận định việc tổ chức triển khai thực hiện là "giản đơn, sơ sài, nôn nóng, đặc biệt là công tác tuyên truyền, giải thích chưa tạo được sự đồng thuận trong dân, cũng có vấn đề về công khai, minh bạch", nên vẫn còn nhiều câu hỏi đặt ra như vàng tâm hay mỡ, gỗ đi đâu...



Hơn 180m3 gỗ xà cừ chặt hạ trên đường Nguyễn Trãi được giữ trong bãi gỗ Cầu Diễn. Ảnh: Phạm Hải

"TP cho rằng việc dư luận, người dân quan tâm, bày tỏ là dễ hiểu, chính đáng. TP đã hết sức cầu thị, nghiêm túc khi tạm dừng đề án này; Giao các ngành hữu quan nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm và xử lý sai phạm ở khâu tổ chức thực hiện, rà soát lại đề án về cơ sở lý luận, thực tiễn, tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, chuyên gia, người dân, điều chỉnh, tạo được đồng thuận của dân mới tiếp tục triển khai", ông Phan Đăng Long cho biết.

Còn những dấu hỏi về lợi ích nhóm, tiêu cực, khuất tất, giá thành, cây vàng tâm hay cây mỡ, đề án sơ sài hay khả thi..., Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy xin phép không trả lời vì "TP đã quyết định lập đoàn thanh tra".

"Sau khi có kết luận thanh tra sẽ thông báo sớm nhất đến báo chí", ông Phan Đăng Long cam kết.

Ông nhấn mạnh: Cám ơn báo chí, người dân đã có ý kiến, TP qua đó nhận thấy hạn chế trong tổ chức thực hiện, nhận thấy tình cảm, tình yêu Thủ đô, yêu Hà Nội của người dân, cũng là bài học cho các cấp chính quyền không được đơn giản, chủ quan trong việc triển khai thực hiện.

20 câu hỏi tại cuộc họp báo hôm 20/3 (thay vì 21 vì có một ý kiến chứ không phải câu hỏi) thuộc trách nhiệm trả lời của Sở Xây dựng và sẽ được gửi đến từng địa chỉ các cơ quan báo chí, ông Phan Đăng Long cho biết.

C.H.




1 nhận xét:

  1. Thằng này trông mặt rất cô hồn, hoạn lợn các cụ ạ !

    Trả lờiXóa