Hoàng Mai
Đó là suy
nghĩ của người viết bài này, và có thể cũng là suy tư của rất nhiều
người Việt Nam khi nghĩ về hiện tình Việt Nam và Lào hiện nay. Nguy cơ
mất nước của người Lào về tay Trung Quốc là rất cao, nếu như nhân dân
Lào, ngay từ bây giờ không nhận thức được một cách đầy đủ, thường trực
về điều đó!
1. Nguy cơ Lào mất nước nhìn từ Việt Nam
Không
khó để nhận ra rằng, Bắc Kinh đang làm chủ cuộc chơi tại Việt Nam và
tại Lào trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa….
Quan hệ Trung-Việt, cũng như Trung-Lào hiện nay, đã vượt ra khỏi khái
niệm “láng giềng hữu nghị”.
Nhìn
cách mà Trung Quốc mua chuộc, điều hành quan chức từ Trung ương, đến
địa phương ở Việt Nam, thông qua việc hơn 90% công trình trọng điểm quốc
gia đều rơi vào tay người Trung Quốc; Trung Quốc là đối tác thương mại
lớn nhất của Việt Nam, trong tổng số 240 quốc gia và vùng lãnh thổ quan
hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
hàng hóa Việt Nam-Trung Quốc năm 2013 lên tới 50,2 tỷ USD, trong đó nhập
khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Trung Quốc là 36,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng
28,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam (1)… đủ cho ta dự đoán,
rằng Lào cũng chẳng thế khác hơn, thậm chí nguy cơ Lào bị mất nước lớn
hơn Việt Nam nhiều lần.
Lào (diện tích 236.800
km2, dân số 6,80 triệu người, mật độ dân số 26,70 người/ km2), với mật
độ dân số rất thấp, chỉ bằng một phần mười so với Việt Nam (259 người/
km2 -năm 2012) là mảnh đất vô cùng màu mỡ và thuận lợi để Trung Quốc
thực hiện di dân thông qua chính sách đầu tư tại Lào.
Cách đây hơn một năm, ngày 02/01/2013, báo infonet.vn, trong bài viết có tựa đề “Lào có thể phải trả giá vì nhận tiền đầu tư của Trung Quốc”(2), cho biết: “Chính
phủ Lào đã phê duyệt dự án xây dựng tuyến đường sắt dài 470 km nối liền
miền Bắc nước này tới tỉnh Vân Nam Trung Quốc, bất chấp những cảnh báo
của các chuyên gia kinh tế quốc tế về cái giá mà nước này sẽ phải trả”.
Một
quốc gia dân cư thưa thớt như Lào, GDP hàng năm chỉ khoảng 8 tỷ USD,
việc Lào đầu tư tuyến đường sắt nói trên, rõ ràng, chỉ có những kẻ bán
nước Lào cho Trung Quốc mới cố tình để làm như vậy.
Về nhân lực để thực hiện dự án này, bài báo cho biết:
“Wang
Quan, một ông chủ khách sạn người Trung Quốc tại một thị trấn ở vùng
núi nhiệt đới miền Bắc nước Lào, đang chờ đợi khoảng 20.000 công nhân
Trung Quốc đầu tiên sẽ đến đây sớm để bắt đầu xây dựng một tuyến đường
sắt mới.
Các tuyến đường sắt do Trung
Quốc tài trợ cho Lào khá dài và “ngoằn ngoèo”, thông qua hàng chục đường
hầm, cầu, mà mục đích cuối cùng của nó là liên kết miền nam Trung Quốc
với Bangkok, Thái Lan và sau đó là Vịnh Bengal ở Myanmar, mở rộng đáng
kể khu vực thương mại hiện đã rất lớn của Trung Quốc với Đông Nam Á”.
Bản
đồ hiển thị tuyến đường sắt nối giữa Vân Nam, Trung Quốc và Viên Chăn,
Lào dài 420 km, dự kiến tiêu tốn của Lào 7 tỷ USD và vô số những vấn đề
phát sinh đối với đất nước và con người nước này
Không chỉ nhân dân Lào lo lắng cho vận mệnh của đất nước mình, các nhà phân tích kinh tế quốc tế cũng quan ngại và cho rằng: “hầu
hết các lợi ích sẽ “chảy” về Trung Quốc, trong khi hầu hết các chi phí
sẽ do nước chủ nhà gánh chịu. Dự án đường sắt dài 420 km, trị giá 7 tỷ
USD, gần bằng GDP 8 tỷ USD của Lào. Lào sẽ vay hầu hết số tiền này từ
Trung Quốc”.
"Lào sẽ vấp phải “một sai
lầm đắt giá” nếu các điều khoản này được ký kết. Lào sẽ phải dùng các
tài nguyên thiên nhiên, các khoáng chất quý như kali và đồng để làm tài
sản thế chấp cho khoản vay khổng lồ của mình", tờ The New York Times
bình luận”.
Mưu đồ của Trung Quốc đang từng
bước chiếm lĩnh các địa danh quan trọng trong chiến lược di dân của họ
tại Lào, thông qua bài báo ta có thể nhận thấy:
“Ở
Luang Prabang, một điểm du lịch nổi tiếng, nơi tuyến đường sắt chạy
qua, Trung Quốc đã xây dựng các bệnh viện, nâng cấp sân bay.
Theo
tờ The New York Times, rất nhiều người dân Lào không hài lòng với sự
hiện diện ngày càng nhiều của Trung Quốc, đã khiếu nại rằng đất nước của
họ đang dần trở thành một tỉnh, hay nói cách khác, là một nước "chư
hầu" của Trung Quốc”.
Để trả một khoản nợ
khổng lồ như thế (không chỉ có đường sắt nói trên, mà nhiều dự án khác
nữa, lên đến hàng chục tỷ USD), Lào chỉ có thể bán tài nguyên cho Trung
Quốc, là cơ hội để Trung Quốc đưa người sang khai thác và qua đó, là cơ
hội lớn để thực hiện chính sách di dân của họ.
Với
một chính thể ngập ngụa về tham nhũng, rõ ràng, không phải ai khác,
chính Việt Nam, nước có ảnh hưởng đặc biệt với Lào, là nước “xuất khẩu”
mô hình tham nhũng sang Lào, và đến lượt nó, nay đã và đang phát huy tác
dụng và đe dọa nguy cơ mất nước không chỉ của Lào mà còn cả Việt Nam.
2. Bài học Ukraine với Lào và Việt Nam
Không
khó để nhận ra rằng, đến cuối thế kỷ này, dân số Lào vào khoảng 15 đến
20 triệu người. Khi đó người Hán tại Lào sẽ chiếm khoảng hơn 60% dân số
lại Lào. Người Lào trở thành một dân tộc thiểu số ngay trên quê hương
của họ. Một cuộc “trưng cầu dân ý” như đối với bán đảo Crimea của
Ukraine như đã được Bắc Kinh lập trình từ lâu.
Mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào, với khoảng vài trăm ngàn bộ đội Việt Nam hy sinh tại Lào trong thế kỷ XX sẽ trở nên vô ích.
Một
khi Lào đã là một tỉnh, hoặc trở thành một khu tự trị của Trung Quốc,
thì Việt Nam, cho dù có sự đề kháng mạnh mẽ thế nào đi chăng nữa, thì
cũng chỉ là “cá nằm trên thớt”. Cùng với “đường lưỡi bò”, một gọng kìm
từ phía Biển Đông, kết hợp với gọng kìm từ phía Lào sẽ bóp nát ý chí của
người Việt, và cái tên Việt Nam rất có thể sẽ biến mất sau hơn một trăm
năm nữa.
3. Kết luận
Không
còn nghi ngờ gì nữa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
(thực chất là những người cộng sản Lào), thì nguy cơ Lào bị Trung Quốc
thôn tính là rất rõ ràng và hiện thực. Nếu Việt Nam và Lào không kịp
thời chuyển đổi thể chế hiện hành sang thể chế Nhà nước pháp quyền và xã
hội dân sự thực sự, với cơ chế “Tam quyền phân lập”… thì nguy cơ cả
Việt Nam và Lào bị Trung Quốc thôn tính xem như đã được thiết lập.
Dân
số của Lào chỉ tương đương với dân số của hai tỉnh là Thanh Hóa (3,412
triệu) và Nghệ An (2,943 triệu) cộng lại. Đúng ra, Việt Nam phải là một
nước tiên phong, trở thành cường quốc… để làm chỗ dựa cho Lào về mọi
mặt. Phải xác định rằng, sự toàn vẹn của Lào cũng là sự toàn vẹn của
Việt Nam. Tiếc thay, những người cộng sản Việt Nam không có được tư duy
đó. Phải chăng, việc hàng trăm ngàn bộ đội Việt Nam hy sinh tại Lào
trong thế kỷ XX, chỉ là cách nhìn ngắn hạn của những người cộng sản Việt
Nam trước đây, vì chỉ muốn có con đường vào miền Nam Việt Nam trên lãnh
thổ Lào?
Nghĩ lại, ta thấy tư duy của người
Nhật thật sáng suốt. Việt Nam cách Nhật Bản hàng vạn dặm, nhưng với tầm
nhìn về tuyến hàng hải trên Biển Đông, người Nhật đã từng muốn thuê cảng
Cam Ranh để khống chế Trung Quốc, qua đó làm chủ tuyến hàng hải tối
quan trọng đối với Nhật. Qua đó, người Nhật đã không tiếc tiền của để
giúp Việt Nam trở nên hùng mạnh bằng việc viện trợ vốn ưu đãi cho Việt
Nam trong hơn vài chục năm qua.
Ngược lại,
những người cộng sản Việt Nam, với tư duy và tầm nhìn hạn hẹp, luôn xem
người Tàu là bậc thầy của mình, luôn tự ti, yếu thế… trước Bắc Kinh, nên
đã không nắm được những vận hội cho Dân tộc và đang sa lầy như hiện
nay.
10.4.2014
H. M.
Bài tham khảo:
Tác giả gửi BVN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét