Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Ban biên tập của báo chính thống Mỹ Washington Post mới đề nghị TT Obama gặp Mai Khôi khi thăm Việt Nam.

Tháng này Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Barack Obama sẽ có chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên – chuyến thăm cấp tổng thống lần thứ 3 kể từ khi hai nước chấm dứt chiến tranh hơn 40 năm trước. Trong bối cảnh lợi ích hai nước xích lại gần nhau hơn trong các lĩnh vực thương mại và an ninh, Tổng thống Obama cần lưu ý đến bảng thành tích tồi tệ về nhân quyền của chính phủ Việt Nam. Thời gian qua mặc dù Việt Nam có bước phát triển nhanh chóng về mặt kinh tế, đây vẫn là một nước có chế độ chính trị độc đảng cai trị bằng vũ lực và tước đoạt tự do của người dân.
Việc Việt Nam tìm kiếm mối quan hệ kinh tế và an ninh gần gũi hơn với Hoa Kỳ không có gì khó hiểu. Việt Nam đã gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ đề xuất, một ý tưởng mà theo Cơ quan Nghiên cứu Chính sách công Quốc hội đánh giá “có lẽ là Hiệp định Tự do Thương mại tham vọng nhất của Hoa Kỳ”, và là hòn đá tảng trong chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ. Việt Nam hiện cũng đang trong quan hệ căng thẳng với Trung Quốc trước tham vọng bành trướng toàn bộ vùng biển Nam Trung Hoa của nước này bất chấp lợi ích các nước láng giềng. Việt Nam rất muốn mua vũ khí công nghệ cao của Mỹ. Tổng thống Obama đang cân nhắc việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm mua bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, lệnh cấm mà hai năm trước đây đã được nới lỏng một phần thông qua việc cho phép mua bán các khí tài hải quân.
Việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí là hợp lý, nhưng Tổng thống cần yêu cầu các tiến triển thực sự trong lĩnh vực nhân quyền trước khi thực hiện. Phải làm sao để những lời nói của Tổng thống không trở thành lời nói suông, và nhà cầm quyền Việt Nam không thể nào cứ thế được chấp thuận. Đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam độc quyền lãnh đạo và hạn chế các quyền con người cơ bản như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do bày tỏ chính kiến, quyền tự do báo chí, tự do lập hội và tự do tôn giáo, thường là thông qua các hoạt động đe dọa và quấy nhiễu. Bộ Luật Hình sự của nước này cũng hình sự hóa việc thực hiện các quyền cơ bản.

Gần đây chúng ta đã kêu gọi họ chú ý đến các án tù nặng dành cho các blogger, luật sư và các nhà hoạt động khác vì họ dám nói lên chính kiến, tuy nhiên đây không phải là những nạn nhân duy nhất của sự bất dung của chế độ.
Một nhóm đáng kể các ứng viên khác nhau đã tham gia ứng cử Quốc hội trong một nỗ lực nhằm kiểm tra xem liệu những ứng viên không phải là Đảng viên có thể vượt qua các vòng bỏ phiếu, một quy trình phức tạp gồm nhiều vòng bắt đầu từ cấp khối xóm hay phường xã. Trong số đó có một nữ ca sỹ đồng thời là nhạc sỹ tên là Mai Khôi. Chia sẻ với một phóng viên, Mai Khôi cho biết cô không phải là một nhà bất đồng chính kiến, cô tham gia chỉ để tìm kiếm một cơ chế chính trị cởi mở. Cũng như phần lớn các ứng viên độc lập khác, cô đã bị ngăn lại. Tổng thống nên gặp gỡ nữ ca sỹ này, đồng thời yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho nhà sư Thích Quảng Độ, nhà lãnh đạo của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, người đã bị bắt giữ, quản thúc và bỏ tù trong suốt ba chục năm qua. Nhà sư này đã viết một bức thư cho Tổng thống Obama, đề nghị Tổng thống trong chuyến thăm này cần “nói lên nguyện vọng của hàng ngàn người dân Việt Nam”, những người đang bị đày đọa chỉ vì tìm kiếm tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền. Tổng thống không thể nào bỏ qua những việc này.
Robin Heart
Robin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét