Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Cuộc hỏi đáp thẳng thắn của nhà báo Trần Đăng Tuấn với Thứ trưởng Bộ GTVT về BOT

Ngày 30.5, Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức Chương trình tọa đàm, giao lưu trực tuyến "Chính sách, pháp luật và hiệu quả từ các dự án BOT". Chương trình đã trở nên sôi động với phần hỏi – đáp giữa các khách mời. Nhà báo Trần Đăng Tuấn đã chia sẻ nhiều trăn trở của ông về vấn đề này với các vị khách mời khác cùng tham dự.


>> Tọa đàm, giao lưu trực tuyến "Chính sách, pháp luật và hiệu quả từ các dự án BOT"

6 câu hỏi của Nhà báo Trần Đăng Tuấn

Trong những năm gần đây, chúng ta có một phẩm cấp mới của các công trình giao thông, đây là điều được cả xã hội công nhận. Đó là điều mà trước đây chúng ta cũng khó mà hình dung nổi chúng ta có thể đi trên những con đường tiện lợi như thế nào. Khi người dân, người đi đường có những thắc mắc, thậm chí là bức xúc. Cũng có ý kiến cho rằng người dân quen sử dụng miễn phí nên bây giờ gặp phí bức xúc, đây là một sự cảm tính. Tôi cho rằng đánh giá như vậy là không đúng. Dân trí bây giờ không như thế! Người dân Việt Nam dùng giá dịch vụ bao nhiêu năm nay rồi, vào bệnh viện cũng có giá dịch vụ, đi học cũng có, chọn trường này, trường kia có học phí cao hay thấp... Vấn đề ra không phải là tốt hơn hay tốt hơn, mà vấn đề đặt ra ở đây là có sự hợp lý và rõ ràng chưa, nói cách khác, chúng ta đã xây được hệ sinh thái trong chuyện này mà thành phần tham gia hệ sinh thái đó là cơ quan quản lý nhà nước, người đi đường, doanh nghiệp đầu tư BOT, những người cấp vốn. Nếu như có sự hài hòa lợi ích, sự rõ ràng thì sẽ không có những bức xúc, những thắc mắc. Tôi xin trích ý kiến từ diễn đàn Otofun.

Ý kiến thứ nhất của một người đang ở Úc: Ở Úc luôn tồn tại đường miễn phí và đường trả phí, tức là anh có thể chọn đi nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn, tiết kiệm nhiên liệu thì anh đi đường trả phí. Còn nếu không anh luôn luôn có thể đi đường nó không tiện lợi bằng nhưng miễn phí. Nếu như không đi vào đường trả phí thì mỗi năm đóng một khoản phí về đường rồi thì không phải nộp một đồng nào nữa. Ở Úc, đi một vòng xuyên qua các bang ở Úc thì không phải đóng một đồng nào ngoài phí hàng năm phải trả.

Ý kiến thứ hai cho rằng, đường huyết mạch thì phải do nhà nước làm bằng tiền thuế và không được thu phí. Dân có quyền chọn lựa đi đường quốc lộ hoặc đường BOT. Tại sao không có đường BOT song song với đường quốc lộ. Hiện giờ có hướng ép dân đi đường BOT. Ví dụ, cầu Hạc Trì vừa xong thì cấm dân đi cầu Việt Trì đối với ô tô; đường từ thành phố Quy Nhơn đi sân bay Phú Cát trước giờ vẫn lưu thông tốt và chỉ phải đi qua QL1 quãng đường khoảng 1km nhưng giờ trạm phí BOT đặt ngay vị trí giao nhau nên xe 4 chỗ phải trả 70 nghìn đồng cho lượt đi và về cho đoạn đường 1km này...



Ảnh: Duy Thông


Câu hỏi 1: Từ 2 ý kiến này nảy lên vấn đề thứ nhất là tại sao không có sự phân luồng đầu tư nhà nước để bảo trì, nâng cấp, sữa chữa những đường quốc lộ để cho dân lựa chọn đi đường quốc lộ cũ hoặc sử dụng dịch vụ cao cấp hơn, trong đó có đường BOT?

Câu hỏi 2: Trong tất cả các dự án BOT đã được thực hiện trong những năm vừa qua có bao nhiều dự án đấu thầu rộng rãi (đấu thầu trong nước, đầu thầu quốc tế), có bao nhiêu dự án chỉ định thầu. Trong trường hợp chỉ định nhà đầu tư thì liệu những cơ chế đã có, và nhất là thực hiện các quy định về kiểm tra, kiểm soát, đánh giá từ khâu phương án tài chính cho đến những khâu sau, giám sát thi công... thì có bảo đảm để xác định được đúng giá thành thật của những công trình BOT hay không? Có thông tin nói có nhiều trường hợp đầu tư cơ sở suất đầu tư để dẫn đến ký hợp đồng được đưa lên gấp 1,5 đến 2 lần so với giá trị thực tế sau này thực hiện, điều đó có hay không? Nếu có thể, có thể đưa thêm so sánh trong các trường hợp tương tự thì giá thành cho 1 km được thực hiện bằng BOT với giá thành từ trước tới giờ Nhà nước thực hiện thì rẻ hơn, bằng hay cao hơn?

Câu hỏi 3: Nhà nước có quy định nhà đầu tư phải có vốn từ 15-10% dưới 1.500 tỷ, từ 1.500 tỷ là 10%. Vậy vốn mà doanh nghiệp đầu tư BOT có được khoán trước trong một tài khoản nào đấy hay rải đều trong quá trình thực hiện này. Vidifi là trường hợp đặc biệt rất là cao. Nhiều doanh nghiệp nhiều dự án không như Vidifi không như cao tốc 5, với tỷ lệ 10 – 15%, có những dự án có thể lên đến vài trăm tỷ là đáp ứng được yêu cầu này. Với mức độ đòi hỏi này, tôi không nói với những dự án quá lớn nhưng với nhiều dự án thì chúng ta đã bảo đảm được huy động vốn của xã hội hay không? Hay chúng ta huy động chủ yếu từ ngân hàng?

Câu hỏi 4: Có phải hợp đồng BOT là hợp đồng mở phụ thuộc và việc thu phí khi đưa vào sử dụng để có điều chỉnh về thời gian khai thác. Nếu đúng một hợp đồng mở như vậy thì việc kiểm tra, kiểm soát khai thác lưu lượng xe, từ lưu lượng xe là liên quan đến tiền thu vào, dẫn đến thời gian khai thác và dẫn đến mức phí. Việc kiểm tra, kiểm soát từ khâu đầu phương án tài chính đã tính đến, nhưng trên thực tế đây không chỉ là hợp đồng “lời ăn, lỗ chịu” . Vậy, trên thực tế, việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng, các lưu lượng xe đã và đang thực hiện như thế nào, có bảo đảm chính xác hay không?

Câu hỏi 5: Có chuyện thu phí đường cũ, cầu cũ để bù cho việc làm BOT ở đường mới, cầu mới hay không?

Câu hỏi 6: BOT thì người đầu tư có thể bằng vốn của mình hay vay vốn ngân hàng, bỏ tiền ra làm đương, người trả tiền là ai? Trả tiền trong một thời gian dài là người dân. Các cơ quan nhà nước trong chừng mực nào đó thì làm chức năng của mình để đàm phán để ký kết hợp đồng để theo dõi, kiểm soát nhưng người trả tiền là người dân. Rõ ràng người bỏ tiền và trả tiền đều có vai trò chủ chốt thì người dân có vai trò nào trong việc biết về quá trình thực hiện BOT từ khâu đầu đến khâu kiểm tra, giám sát quá trình khai thác để bảo đảm quyền lợi của mình. Bản chất phí cũng là giá, có mua thì có bán, thì người mua dịch vụ này thì thông qua cơ chế nào để thực hiện quyền của mình, quyền của người mua?

Phần câu hỏi của nhà báo Trần Đăng Tuấn đã được các vị khách mời tại buổi tọa đàm trả lời như sau:

Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Hồng Trường (Ảnh: Duy Thông)


Ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT: Trước hết xin cảm ơn Tiến sỹ nhà báo Trần Đăng Tuấn đã nêu những vấn đề hết sức chính xác về những dự án BOT hiện nay, là cơ quan quyền lực nhà nước của Bộ GTVT, tôi xin làm rõ mấy ý Tiến sỹ Trần Đăng Tuấn cũng như người dân hiện nay hết sức quan tâm.

Đối với câu hỏi thứ nhất: Hiện nay chúng ta xây dựng các dự án BOT có ba loại dự án. Loại thứ nhất là xây dựng BOT các tuyến cao tốc mà vừa rồi chúng ta vừa nêu một số tuyến trên. Loại thứ hai là chúng ta xây dựng các tuyến BOT mới chứ không phải là cao tốc và loại thứ ba là chúng ta nâng cấp các tuyến quốc lộ hiện tại bằng hình thức BOT. Tôi sẽ nói 3 loại này.

Thứ nhất là đầu tư các tuyến cao tốc, khi đầu tư các tuyến cao tốc thì như tiến sỹ Trần Đăng Tuấn nói, bao giờ chúng tôi cũng đưa ra các lựa chọn cho người dân, tức là có thể đi đường cao tốc, có thể không, nếu đi đường cao tốc thì phải trả phí cao hơn. Ví dụ, cao tốc Pháp Vân lỗi rẽ vào phía trong, nếu người dân không đi tuyến cao tốc này thì vẫn có thể đi quốc lộ 1 thì sẽ không mất phí. Đây là sự lựa chọn của người dân. Tất nhiên đi đường cao tốc thì phí cao hơn so với đường nâng cấp.

Thứ hai là nâng cấp các tuyến đường quốc lộ hiện có. Ví dụ, tại sao cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã có rồi nhưng tuyến quốc lộ 5 vẫn thu phí. Ở đây, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được làm mới hoàn toàn, nhưng đường 5 cũ thì xuống cấp hết sức nghiêm trọng nhưng lượng xe đi rất lớn, mà ngân sách nhà nước để đầu tư cho đường này không có, làm mới cũng không có. Do đó, chúng tôi đã kiến nghị với Chính phủ là nâng cấp đường 5 cũng bằng hình thức BOT và đã được chinh phủ và đặc biệt là 2 tỉnh Hưng Yên và Hải Phòng hết sức đồng tình. Như vậy, 2 dự án BOT này khác nhau về mặt chủ trương là một bên là xây dựng mới, một bên là nâng cấp. Như vậy đối với đường cao tốc thì thu phí là do nhà đầu tư quyết định mức phí, tất nhiên mức phí do Bộ Tài chính quy định mức trần hiện nay là 2.000 đồng/km, còn thu dưới mức trần bao nhiêu là do nhà đầu tư quyết định, còn thu phí đối với quốc lộ 5 là hoàn toàn do Bộ Tài chính quyết định mức phi căn cứ vào mức thu nhập bình quân của người dân tại thời điểm hiện nay. Ví dụ năm 2000 chúng ta thu phí chỉ là 10.000 cho một xe ô chuyển, có thể là ô tô con, nhưng lúc đó tương ướng với mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 500 USD/năm, nhưng hiện nay thu nhập bình quân đầu người của nước ta khoảng 2.000 USD như vậy đã tăng gấp 4 lần. Trên cơ sở đó Chính phủ cũng đã giao cho Bộ Tài chính tính toán để đưa mức phí lên khoảng từ 3 – 3,5 lần, bây giờ mức phí đang ở mức khoảng 35.000 đồng cho một xe tô chuyển. Tức là mức phí ở đây đã có tính đến mức thu nhập của người dân và mức trung bình thấp chứ không phải mức trung bình cao, bởi nếu cao thì theo Bộ Tài chính hiện nay phải là 52.000 đồng/lượt xe tô chuyển, Tại sao vẫn có chuyện quốc lộ 5 cũ vẫn thu phí là do như vậy.

Thứ ba là nâng cấp đối với các tuyến đường mà chúng ta xây dựng các tuyến đường quốc lộ bình thường. Vị dụ như vừa rồi Taco thực hiện một số dự án ở phía Bắc, như vậy tuyến đường đó không có tiền để nâng cấp, vậy để làm một tuyến bên cạnh để mở rộng ra do tuyến cũ mặt bằng không thể mở rộng. Như vậy tuyến cũ mặt bằng không được thì làm một tuyến mới bên cạnh đê thu phí. Nhưng nếu đường mới không làm thì đường cũ cũng không thể đi lại được, việc nâng cấp đường cũ và làm mới đường mới cho phép thu phí ở điểm bắt đầu ở cả đường mới và đường cũ, như vậy là vừa có đường cũ được nâng cấp vừa có đường mới để đi lại.

Như vậy, ở đây không có sự lựa chọn của người dân là đúng nhưng mức phí rất hợp lý, tức là chỉ phải bỏ ra một mức phí rất thấp, ví dụ ở những đoạn đường này chỉ khoảng từ 0,5 – 0,7 so với mức phí Bộ Tài chính đưa ra. Tất cả những điều này đều đã được tính toán rất phù hợp.

Đối với câu hỏi thứ hai:Có bao nhiêu dự án đấu thầu chỉ định thầu BOT? Đầu tư BOT nhà nước đã ban hành nghị định 108, nghị định đã nêu rõ việc lựa chọn các nhà đầu tư BOT bằng hình thức đấu thầu trong nước và quốc tế. Bộ đưa ra danh mục các dự án lên mạng, báo Đấu thầu và theo quy định là được lựa chọn trong 45 ngày. Như vậy theo quy định nếu có 1 nhà đầu tư tham gia thì coi như giao cho nhà đầu tư đó. Còn nếu có 2 nhà đầu tư trở lên tham gia thì chúng tôi đưa ra giải pháp là các nhà đầu tư tự thỏa thuận với nhau và thường là họ liên doanh với nhau để thực hiện. Cũng có những trường hợp đấu thầu khi tham gia thấy khó khăn quá mà từ bỏ. Cuối cùng là họ tạo ra một liên doanh từ 3 – 4 nhà thầu để thực hiện dự án. Hình thức này ngày càng nhiều hơn, do đó số lượng các nhà đầu tư tham gia ngày càng ít hơn do các nhà đầu tư có năng lực tài chính đầu tư dự án BOT không nhiều. Do vậy mà thời gian vừa qua hầu như không có nhà đầu tư nào khiếu kiện về việc lựa chọn nhà đầu tư. Chúng tôi cũng đã đưa ra những giải pháp tích cực để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một nhà đầu tư nào tham gia đầu tư hình thức BOT. Vì những lý do họ đưa ra là thứ nhất phải bảo lãnh doanh thu, bảo lãnh trượt giá của đồng đô la và bảo lãnh về lưu lượng xe. Tất cả nhưng vấn đề đó chưa có quy định nên hiện nay vẫn còn những khó khăn như vậy.

Đối với câu hỏi thứ 3: Về vấn đề này tôi khẳng định là bắt buộc, tất cả các nhà đầu tư thì khi có được vốn sỡ hữu mà được ngân hàng chứng nhận thì mới được cấp giấy phép đầu tưmà vấn đề này Bộ GTVT kiểm soát rất kỹ vấn đề này. Đồng thời đối với các ngân hàng khi chưa có vốn chủ sở hữu này thì ngân hàng không bao giờ ký cho vay vốn tín dụng và yêu cầu giải ngân hết vốn sở hữu đó thì mới cho giải ngân vốn vay. Cho nên vừa rồi báo cáo những nhà BOT nào không có vốn chủ sở hữu thì dự án đó không thành công.

Đối với câu hỏi thứ 4: BOT là hợp đồng mở, nhưng hợp đồng mở này không có nghĩa là mở như thế nào cũng được. Đầu tiên để làm một cái giá BOT thì chúng ta phải làm dự toán, mà dự toán này phải dựa trên các thiết kế, dựa trên lãi suất ngân hàng để chúng ta có một dự toán tổng thể và sau đó phải đưa ra được năm thu dự kiến. Sau khi nhà đầu tư làm xong thì Bộ GTVT sẽ quyết toán toàn bộ dự án này. Ví dự trước đây anh đầu tư một khỏa tiền là A thì sau khi quyết toán là một khoản B, thường là B bao giờ cũng thấp hơn A bởi vi fkhi đưa A thì chúng ta đưa dự phòng rất nhiều cho nên trong quá trình đó không sử dụng hết dự phòng thì tổng số tiền B thấp hơn. Trên cơ sở quyết toán đó chúng tôi mới tính lại thời gian thu phí hoàn vốn cho dự án.

Ngoài ra, trong hợp đồng thường quy định nếu lưu lượng xe tăng giảm cộng trừ 5% thì không điều chỉnh dự án BOT, còn khi tăng giảm từ 6% trở lên thì nhà nước sẽ điều chỉnh thời gian thu phí, nếu lưu lượng xe thấp hợp 5% thì nhà đầu tư có quyền khiếu nại để nhà nước tăng thu ph, còn nếu lưu lượng xe cao hơn thì nhà nước sẽ điều chỉnh để giảm mức thu phí xuống. Cai này được giao cho Tổng cục đường bộ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo dõi tất cả các dự án BOT đê điều chỉnh hợp đồng này để đáp ứng thu đúng thu đủ.

Đối vói câu hỏi thứ 5: Chuyện thu phí các dự án cũ bù cho các dự án mới không, về vấn đề này tôi cũng đã có sự trao đổi rồi. Đây là một giải pháp mà giải pháp này có thể chấp nhận được. Tức là nếu chúng ta chỉ thu ở đường BOT không thì xe sẽ đi vào đường không thu phí, nếu như vậy nhà đầu tư sẽ không đủ khả năng để đầu tư đường mới. Do đó, nhà nước đưa ra giải pháp là cho phép đầu tư nâng cấp cả tuyến cũ, đồng thời xây dựng tuyến mới; khoản tiền thu đó sẽ được chia đều cho cả 2 tuyến đường, tuy thu hai bên nhưng tiền chỉ tương đương với thu một bên. Như vậy là chia sẻ thời gian thu phí để người dân có thể chịu đựng được trong quá trình thực hiện dự án, để nhà đầu tư thu hồi vốn được nhưng người dân cũng chịu được mức phí chứ không thể để người dân chịu gánh nặng của mức phí. Chúng tôi biết chuyển này, bởi bản thân chúng ta cũng là người dân cũng đi qua những con đường đó, chúng ta cũng phải trả phí, như vậy phải làm thế nào để hài hòa được cả 3 yếu tố này.

Như vậy ngân hàng cũng thấy được thời gian hoàn vốn của các nhà đầu tư. Ở đây chúng tôi thấy được sự công khai của các dự án, đặc biệt là chính quyền các tỉnh đó phải chấp nhận dự án đó thì dự án đó mới được thực hiện. Đối với việc người dân có được biết dự án này không? Hoàn toàn được biết, nếu người dân nào muốn biết dự án BOT này thu bao nhiêu năm và thời gian hoàn vốn như thế nào? tất cả những vấn đề này để được mở để người dân biết. Nhưng về nguyên tắc, ai có nhu cầu biết thì chúng tôi trả lời chứ không đưa lên phương tiện thông tin đại chúng vì đây cũng là quy định của nhà nước, được phép đưa thông tin nào thì chúng tôi đều đưa, còn đối với những thông tin không được đưa thì người dân có nhu cầu biết chúng tôi sẽ cung cấp với điều kiện là để hiểu, để biết chứ không phải là thực hiện những điều không phù hợp với quy định của pháp luât. Còn đối với cơ quan kiểm soát thì 1dự án BOT hay dự án nhà nước thì bao giờ cũng có quyết toán, sau quyết toán thì phải có cơ quan kiểm tra như thanh tra chính phủ, thanh tra Bộ Tài chính, thanh tra Bộ GTVT… tất cả các cơ quan này đều thanh tra và nếu như phát hiện điểm nào không đúng thì cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm, đặc biệt là Bộ GTVT phải chịu trách nhiệm trước sai sót này, cũng như nhà đầu tư đó phải chịu trách nhiệm để điều chỉnh lại. Tất cả những điểm này đểu có quy định quản lý rất chặt chẽ.

Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Hữu Quang
Ảnh: Duy Thông


Ông Nguyễn Hữu Quang - UVTT Ủy ban Tài chính- Ngân sách của QH: Trước khi nói về kế hoạch của Ủy ban Tài chính- Ngân sách về sẽ thực hiện giám sát về dự án BOT, tôi muốn thông qua buổi tọa đàm này, nói lên những mặt được của chủ trương đầu tư dự án BOT về giao thông và cũng cộng thêm 1 tiếng nói thông qua TXCT, chúng tôi nhận được từ người dân tôi nhận được để đánh giá hiệu quả của các dự án BOT. Để đánh giá hiệu quả của một dự án BOT, chúng ta phải đặt trong một bối cảnh là ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp trong lúc VIỆT NAM là 1 nước nghèo, muốn để phát triển phải đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội để phát triển. Trong bối cảnh như vậy, tất nhiên BOT thì bắt đầu từ thế kỷ trước, nhưng tôi theo dõi trong vòng 5 năm, giai đoạn 2011 – 2016, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong ngành GTVT,lấy số tròn là 383 nghìn tỷ. Trong tổng vốn đầu tư này, ngân sách nhà nước cỡ khoảng 53 nghìn tỷ, vốn ODA 30 nghin tỷ, vốn trái phiếu Chính phủ xấp xỉ 100 nghìn tỷ, phần lớn nhất để tham gia vào các dự án giao thống chính là vốn, trong 5 năm khoảng 147 nghìn tỷ, chiếm gần 1 nửa tổng nguồn vốn. Qua đó có thể thấy rằng, để chúng ta có một hệ thống hạ tầng giao thông tốt, diện mạo tốt như hiện nay, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, thì vai trò của BOT rất quan trọng. Tuy nhiên cũng qua TXCT chúng tôi cũng nhận được những ý kiến phản hồi, như nhà báo Trần Đăng Tuấn đã nêu. Tôi chưa nói là đúng hay sai, nhưng với trách nhiệm là ĐBQH, tôi cũng xin phản ánh những phản ánh này đến các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan. Ý kiến cử tri: thứ nhất họ cho rằng họ không có sự lựa chọn giữa việc đi đường phải trả tiền và những con đường trước đây làm từ ngân sách Nhà nước và không phải trả tiền. Thứ hai là mức phí, dù ô Trường đã trả lời rồi nhưng chúng ta tiếp tục phải đi sâu vào để trả lời câu hỏi này Tương tự như vậy là thời gian thu phí, dài hay ngắn. Rồi những con đường đầu tư bằng ngân sách nhà nước, bây giờ hư hỏng, được nâng cấp, rồi thu mức phí bằng những con đường mới. Rất nhiều câu hỏi tôi cũng muốn truyền tải đến Bộ GTVT. Về vai trò giám sát của QH, Hiến pháp năm 2013 đã quy định những hành vi liên quan đến quyền và trách nhiệm của công dân thì phải được điều chỉnh bằng luật. Chính vì thế năm 2015, QH đã ban hành Luật về phí và lệ phí thay thế cho Pháp lệnh về phí và lệ phí mà UBTVQH ban hành từ năm 2011. Khi QH đã ban hành về luật thì phải có giám sát. Chúng tôi đã cuộc họp thường trực Ủy ban, Trong năm 2017, UB Tài chính ngân sách chỉ có 1 cuộc giám sát, đó chính là giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phí của hệ thống BOT giao thông trên cả nước. Kế hoạch của chúng tôi trong thời gian tới là như vậy.



Ảnh: Duy Thông






Sau khi nghe phần trả lời của ông Nguyễn Hồng Trường và ông Nguyễn Hữu Quang, Nhà báo Trần Đăng Tuấn tiếp tục có phần phản biện:

Rất cảm ơn Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã đưa ra nhiều thông tin bổ ích, rõ ràng. Tuy nhiên đây là cuộc trao đổi thẳng thắn, có thể là đúng, có thể là sai nhưng qua đó giúp làm rõ vấn đề. Tôi xin trao đổi trên quan điểm của cá nhân, có tiếp xúc với nhiều người đi đường.

Vấn đề thứ nhất mà tôi đặt ra là về khả năng lựa chọn của người dân, qua trả lời của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, tôi nghĩ rằng, đúng khả năng lựa chọn này đang bị thu hẹp và sẽ còn bị thu hẹp. Có những đường như đường ở Quảng Ninh, khi trạm thu phí cũ chấm dứt thì trạm thu phí mới sẽ hoạt động. Chúng ta nói con đường tồn tại nghìn năm chỉ là tương đối thôi, sau một thời gian nào đó với một mức độ xuống cấp, hết thời hạn một BOT thì hoàn toàn có thể lại có một BOT khác chồng lên. Vì vậy, viễn cảnh hết BOT là một viễn cảnh xa.

Khi khả năng lựa chọn thấp đi như vậy, tôi nghĩ rằng, BOT ở nước ngoài, người ta cung cấp một dịch vụ cao hơn, nhưng dường như BOT ở nước ta đang cáng đáng cả hai chức năng, một chức năng là cung cấp dịch vụ cao hơn; nhưng đồng thời lại cáng đáng việc nhà nước không có tiền để làm nghĩa vụ thông thường của nhà nước là bảo đảm có những con đường bình thường để cho dân đi. Rất nhiều ý kiến cử tri có thắc mắc dường như đang có sự lẫn lộn giữa bảo dưỡng, sửa chữa, bảo trì nâng cấp và câu chuyện làm một giá trị mới để người dân được hưởng. Có người dân nói với tôi là đi từ Quảng Trị ra Hà Nội mất chi phí là 1,2 triệu đồng, cao hơn trước rất nhiều, kể cả cầu, kể cả đường. Như vậy, bây giờ mức độ trả đã bằng hoặc cao hơn xăng, đấy là tôi nói là xe thông thường chúng ta đi xe ô tô con, mà xăng đã là một bộ phận cấu thành trong phí giao thông rất nhiều, mà bây giờ thêm một cái loại như thế thì chúng ta không thể nói rằng phí đó không phải gánh nặng nữa, nó là gánh nặng thực sự.

Tôi chưa nói là chuyện cao hay thấp, mà nói chuyện về câu chuyện lựa chọn. Chúng ta đừng nói chuyện lựa chọn thay cho dân vì dân khôn lắm. Dân mà thấy cái gì lợi hơn thì dân sẽ làm hơn. Mà người ta chưa thấy có lợi hơn thì đó là lựa chọn của dân. Mà lựa chọn này thấp đi nếu như xuất phát từ chỗ cái bí của nhà nước không có tiền, thì đây không chỉ là vấn đề của Bộ Giao thông đâu, đây là vấn đề của Chính phủ, của nhà nước. Hãy nói rõ ràng, sằng phẳng với dân là nhà nước chỉ có bằng này tiền, phải ưu tiên làm an sinh xã hội, làm an ninh quốc phòng, Nhà nước lẽ ra phải bảo đảm như thế này, nhưng chỉ có chừng này tiền để chi cho giao thông trong giai đoạn này. Và cái số tiền đấy để mà bảo trì cái gì, bảo trì quốc lộ này, quốc lộ kia. Còn một số công trình, kể cả quốc lộ 1, nhà nước không thể làm được, nhà nước xin phép nhân dân, cái đó nhân dân phải đóng góp thêm. Rõ ràng, sự minh bạch này phải bắt đầu ở tầm cao hơn, tầm quốc gia, khi đó mới tạo ra đồng thuận.

Còn một điểm nữa, mà các anh lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải nên tham khảo, người ta bảo nên phân luồng, dẫu sao một nửa vẫn là tiền nhà nước, thì nhà nước nên đưa vào các tuyến đường Quốc lộ mà nhà nước đã xây dựng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau để bảo trì, bảo dưỡng, nâng cao, và tiền BOT nên nghiêng vào các công trình mới. Sự rành mạch này sẽ giúp dễ kiểm tra, kiểm soát hơn, bảo đảm cho sự đồng thuận cũng cao hơn. Vấn đề này nên nghiên cứu.
Ngoài ra, còn ý kiến tôi thấy cũng có lý, nếu như người ta nộp tiền phí hàng năm, rồi tiền phí qua giá xăng (nếu có) thì khi người ta lại đi chính con đường quốc lộ mà người ta đã nộp phí để bảo trì nó, mà bây giờ thành BOT phải nộp phí thì cũng phải tính đến cấn trừ tiền của người ta, và cái cấn trừ ấy phải phản ánh vào giá vé, đó là trách nhiệm của Nhà nước.

Tổng hợp lại vấn đề về sự lựa chọn của người dân, tôi nghĩ cần phải có sự rõ ràng, không phải chỉ ở cấp Bộ Giao thông, mà phải ở cấp Chính phủ, cần phải nói rõ ràng với người dân. Xưa nay, bất cứ việc gì, Đảng, Nhà nước mà nói rõ ràng cho người dân, những người trong chiến tranh sẵn sàng dỡ nhà làm đường, thì sự đồng thuận sẽ cao hơn.

Về điểm thứ 2, chúng ta hay nói câu chuyện về mức phí. Nhưng mức phí nó hình thành từ phương án tài chính, lựa chọn nhà đầu tư. Tôi muốn đặt vấn đề từ gốc, bởi phí nó chỉ là cái cuối cùng. Cho nên, trong câu hỏi thứ hai đề cập đến chỉ định thầu, chỉ định nhà đầu tư hay là lựa chọn. Qua thông tin Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đưa ra thì trong tâm trạng của tôi, tôi thấy thực sự lo lắng!

Theo như luật đấu thầu, theo như thực tế từ trước đến giời thì việc chỉ định thầu là việc hãn hữu, đặc biệt. Nếu như bây giờ, chuyện đặc biệt nó trở thành phổ biến, thì một cuộc đấu thầu thành công lại trở thành cái đặc biệt. Trong lĩnh vực BOT, thì đấu thầu thành công lại là trường hợp đặc biệt. Thực tế xây dựng, tôi không nói rằng đấu thầu là hình thức thật sự bảo đảm, nhưng dẫu sao trong xây dựng nó cũng là biện pháp có tác dụng nào đấy. Thực tế, nhiều công trình xây dựng nếu mà đấu thầu thì giá có thể giảm xuống 10%, thậm chí là 20%. Nếu mà chúng ta chỉ định thầu, chỉ định nhà đầu tư, tôi không nói là thực tế có xảy ra chuyện này chuyện kia hay không, tôi không có điều kiện kiểm chứng thực tế, nhưng tôi nghĩ rằng sự lo lắng là có cơ sở.

Vậy bây giờ ít nhà đầu tư chăng? Bản thân các nhà đầu tư thường lựa chọn hình thức liên danh cũng là vấn đề chúng ta cần phải xem xét. Có những công trình có khi chỉ mấy trăm tỷ là người ta có thể làm được, và nước mình có phải ít người có khả năng này hay không?! Thế nhưng mà việc tranh thầu, đấu thầu lại không nhộn nhịp, nhưng mà ngược lại, rất nhiều địa phương, nhiều doanh nghiệp lại đăng ký làm BOT, danh mục các dự án BOT là rất nhiều (76 dự án), cho nên có thể suy nghĩ của tôi sai, nhưng câu hỏi vương vấn ở trong đầu tôi: hay là người ta không có nhu cầu phải đấu thầu với nhau. Bởi vì, người này có thể làm cái này thì người kia có thể làm BOT kia. Hay là trong thực tế người ta theo hình thức liên danh nhiều hơn là đấu thầu với nhau. Thì tất cả những nội dung này tôi không có điều kiện để biết thật chính xác, nhưng tôi nghĩ đây là những vấn đề cần phải suy nghĩ. Bởi nếu không có đấu thầu canh tranh, chúng ta không có phương thức nào thực sự hữu hiệu để xác định giá thành thực tế. Tất cả các quy định kiểm tra, kiểm soát pháp luật về xây dựng đã quy định hết nhưng chúng ta đều biết rằng chưa bao giờ nó đủ mạnh để kiểm tra được chặt chẽ giá thành trong xây dựng.

Điểm thứ ba, về vốn tự có 10%, 15%, BOT có nhiều dự án to nhỏ khác nhau. Rất nhiều những người trong cuộc, nhiều chuyên gia vẫn có một suy nghĩ, với quy định về vốn tự có như hiện nay, có thể tay không làm BOT. Không ai khác, chính cựu Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng từng hỏi thẳng một nhà đầu tư rằng “các ông có tiền thật không, hay các anh định tay không bắt giặc?”. Có những người gửi đến cho tôi một phân tích, người ta phân tích một con đường từ lúc lập phương án tài chính cho đến lúc chủ đầu tư có quyền có quyền tổ chức đấu thầu cho các nhà thầu, thì có những cách để nhà đầu tư không có vốn đầy đủ vẫn có thể thực hiện được BOT. Tôi cho rằng, đúng hay sai thì cũng cần nghiên cứu khả năng này, vì rõ ràng phần 10%-15% cộng với phần còn lại là huy động ngân hàng thì là điều đáng suy nghĩ. Có người cho rằng phải nâng tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp lên, nhưng tôi nghĩ rằng cũng sẽ rất là khó cho doanh nghiệp, nhất là những công trình lớn như cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, nhưng có thể có cách tiếp cận riêng rẽ với từng quy mô hay là không? Có người đặt câu hỏi là, ở Singapore có mô hình công ty nhà nước Temasek chuyên thay mặt nhà nước đi làm những công trình kiểu BOT và họ vay vốn của ngân hàng. Người ta đặt vấn đề, cơ chế này về tỷ lệ vay vốn, cung cách vay vốn chẳng khác gì BOT cả, giữa hai cách ấy thì cách nào hơn cách nào, tại sao nhất định phải là một cách? Đây cũng là một đề xuất.

Điểm thứ tư, về hợp đồng BOT là hợp đồng mở, như đại diện Bộ Giao thông có nói là kiểm tra, kiểm soát rất là chặt. Nhưng tôi vẫn có băn khoăn, khi mà bản thân 3 nhà đầu tư dự án Pháp Vân- Cầu Giẽ còn tranh cãi nhau thu 1,2 tỷ hay 2, 5 tỷ hay là 3 tỷ, thì làm sao chúng ta, là cơ quan quản lý bên ngoài, nếu chúng ta không có các phương pháp kiểm tra, kiểm soát sắc bén, bí mật, kỹ thuật tốt, thì làm sao chúng ta xác định được điều ấy, với lưu lượng xe như thế? 4 tỷ là mức thấp mà nhà đầu tư thu được mỗi ngày trên cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, nhưng mà con mắt thường của tôi thì Pháp Vân- Cầu Giẽ là một tuyến đường mật độ rất cao. Cho nên ở đây tôi không muốn nói là con số ở đây khai là không đúng, nhưng cái băn khoăn là có về sự kiểm tra, kiểm soát này.

Điểm thứ 5 mà như Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường có nói là bắt buộc thu cả cái cũ để bù cho cái mới nhưng tổng là không tăng lên nhưng theo suy nghĩ của tôi đây là điểm mới mà Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết. Nhưng cảm nhận của tôi ở đây là vẫn còn sự băn khoăn khi mà đi đường tôi trả cho BOT bản thân tôi là “ăn bánh trả tiền”, tôi sử dụng thì tôi trả, nhưng trả phí này không thể trả theo kiểu như phí BHXH, BHYT cứ đóng góp vào rồi san sẻ cho nhau. Người không sử dụng dịch vụ đó mà vẫn bắt họ phải trả phí vẫn là vấn đề cần phải suy nghĩ. Cái gì nếu theo trách nhiệm của nhà nước nếu không mở rộng đường, không phải tạo cho con đường ấy một tiện ích cao hơn, chất lượng phẩm cấp cao hơn mà chỉ là giữ nguyên chất lượng phẩm cấp như cũ cái đấy thuộc về bảo trì. Nếu như theo phương pháp san sẻ như thế này thì rất nhiều người dân sẽ khó thuyết phục họ đồng thuận, mặc dù theo con số vĩ mô mà chúng ta hay nói thì vẫn nói là chúng ta san sẻ cho nhau cái tổng mà người dân bỏ ra, nó không phải cao lên nhưng có người dân sử dung, có người không, chúng ta phải tôn trọng quyền cá nhân của họ.

Điểm thứ 6 và cũng là điểm cuối cùng mà có lẽ người dân và các tổ chức tham gia vào giám sát, kiểm tra và phản biện đối với dự án BOT, tôi nghĩ rằng tôi đã đọc Nghị định 108 và Nghị định 15 mới đây, tôi nghĩ đây vẫn là mảng yếu và chúng ta nên nghiên cứu thêm về mảng này. Tôi không nghĩ đơn giản và chẳng ai nghĩ đơn giản là cả triệu người đi đường thì cả triệu người đứng ra mà làm việc ngã giá phí bao nhiêu, suất đầu tư bao nhiêu là không có, nhưng chúng ta phải thông qua HĐND, thông qua QH là đúng, nhưng cũng phải có những hình thức trực tiếp, không chỉ là gián tiếp đối với sự tham gia của người dân, mà chúng ta có những hiệp hội, có sự phản biện của người dân để cho người dân có đại diện, có cơ chế để việc tham gia này như tôi nói lúc nãy, người mua phải có tiếng nói. Chúng ta phải có cơ chế về vấn đề này. Nếu theo lý luận nào đấy thì các cơ quan nhà nước đại diện cho người dân làm việc này thay cho người dân, nhưng người dân làm chủ thì qua con đường như thế nào? Đầu tiên là bầu cử vào QH, bầu Chính phủ lập các bộ, các bộ lập ra các ban quản lý dự án và ban quản lý dự án là những con người cụ thể tiếp xúc xử lý những việc cụ thể. Như vậy, cũng là một con đường nhưng mức độ gián tiếp của nó quá cao đến mức là xã hội cần sự tham gia trực tiếp, tất nhiên sự trực tiếp này không phải là toàn bộ người dân cùng tham gia vào làm nhưng phải có những cơ chế thông qua những hiệp hội, những chuyên gia phải có những đại diện để làm cái này. Lúc bấy giờ sự minh bạch càng cao thì sự đông thuận sẽ càng lớn. Như chúng ta nói đến hệ sinh thái, nói đến hệ sinh thái thì phải nói đến màu xanh , vậy màu xanh ở xung quanh công trình xây dựng này chính là sự rõ ràng, minh bạch về thông tin, nếu thông tin càng rõ ràng bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Còn nếu bây giờ vẫn để tình trạng ai hỏi thì chúng ta trả lời, chứ còn sự tham gia từ khâu đầu đến khâu cuối nó có một hệ thống, một cơ chế chưa đầy đủ thì tôi nghĩ nó sẽ còn khó khăn để tạo râ sự đồng thuận ở đây.

Ông Nguyễn Hồng Trường tiếp tục đưa ra quan điểm: Qua những chia sẻ của a Tuấn tôi hoàn toàn đồng tình với những quan điểm đó, tôi cũng xin nói thêm để độc giả và mọi người thấy được cách làm của chúng ta hiện nay. Tôi đã trao đổi rất rõ, hiện nay chúng ta đầu tư các dự án BOT đối với đường cao tốc là rất ít. Chủ yếu chúng ta đang đầu tư nâng cấp các tuyến đường hiện có. Nếu đầu tư nâng cấp các tuyến đường hiện có thì người dân không có sự lựa chọn. Đáng lý ra nếu Nhà nước có tiền thì Nhà nước đầu tư vào những tuyến đường này. Nhưng như chúng ta biết bây giờ ngân sách rất khó, mà trong đó thì yêu cầu phát triển hạ tầng cái này được đưa vào Nghị quyết của QH, nghị định của Chính phủ, tức là huy động nguồn lực xã hội để phát triển nhanh, mạnh các cơ sở hạ tầng. Theo như tôi nghĩ, cái này chính là Nhà nước, Chính phủ kêu gọi người dân bằng đóng góp của mình phát triển cơ sở hạ tầng. Đấy là một hình thức để đóng góp thông qua các dự án BOT. Rõ ràng nếu chúng ta đặt vấn đề có lựa chọn hay không lựa chọn thì thành vấn đề khác. Nếu chúng ta đặt vấn đề, đây là đóng góp của người dân để phát triển cơ sở hạ tầng đối với những tuyến đường hiện có mà chúng ta chưa có tiền để nâng cấp thì là 1 cách đặt vấn đề mở hơn. Nhưng đối với cao tốc thì nếu xây dựng cao tốc người dân được lựa chọn tuyến đường bên cạnh. Thứ hai, hiện nay việc quản lý các dự án BOT có rất nhiều ký kiến, cho rằng không minh bạch, nhà đầu tư có thể tăng suất đầu tư để người dân phải chịu một phí rất cao, kéo dài nhiều năm. Đây cũng là 1 suy nghĩ chính đáng, vì người ta cho rằng các dự án BOT là dự án của nhà đầu tư chứ không phải của nhà nước. Thì đó là một cách hiểu thông thường. Nhưng không phải như vậy, Nhà đầu tư chỉ thực hiện dự án thôi còn quản lý từ khâu lập dự án đầu tư để dự toán đầu tư, tổ chức khâu thi công, rồi vấn đề thi phí, hoàn vốn đều có sự quản lý của Nhà nước hết sức chặt chẽ, không chỉ có Bộ GTVT mà có rất nhiều bộ ngành cơ quan, ví dụ như là Bộ Tài chính, Bộ KHĐT, hệ thống ngân hàng thương mại. Riêng thu phí có 4 cơ quan kiểm soát: thứ nhất là bản thân Nhà đầu tư. Thứ hai là Bộ GTVT – là người thuê anh làm dự án BOT đó thì tôi kiểm soát anh để tôi chống thất thoát trong dự án. Ở đây Nhà đầu tư 1 bên và Bộ GTVT 1 bên, không phải cùng một phía mà hai bên rõ ràng. Bộ GTVT còn là đơn vị thay mặt cho dân. Cơ quan thứ ba chính là các cơ quan thuế, ngta phải thu thuế và ngta phải kiểm soát được doanh thu của mình. Thứ tư chính là các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại cho các nhà đầu tư này vay vốn thì các ngân hàng thương mại phải biết được doanh thu để thu hồi vốn. Trong hợp đồng BOT có một điều khoản rất quan trọng, là cái thế chấp vay vốn chính là trạm BOT. Trong trường hợp nhà đầu tư có vấn đề, ngân hàng lập tức sẽ thu hồi trạm thu phí đó và ngân hàng đứng ra thu để hoàn vốn. Chứ không thể là nhà đầu tư muốn làm gì thì làm. Trong 4 cơ quan kiểm soát này, có cơ quan nghiêng về chỗ này, cơ quan nghiêng về chỗ kia, nhưng tựu chung lại con số phải giống nhau. Hiện nay Bộ GTVT đang đưa ra hai lộ trình, lộ trình thứ nhất là thu phí một dừng, lộ trình thứ hai là thu phí bán tự động và tiến tới là tự động hoàn toàn. Hiện nay, thu bán tự động cũng là thu bằng điện tử rồi, tất cả barie muốn được nâng lên thì phải có một thẻ điện tử đưa vào máy quét và lúc đó cảmera đồng thời thu lại hình ảnh đó và máy tính thu vào khoản tiền xe đó phải trả, như vậy các barie mới nâng lên. Tất cả đều được đưa vào phần mềm trong quản lý rất chặt chẽ. Vé thì chỉ có tác dụng phục vụ cho về thanh toán, đặc biệt đối với các cơ quan Nhà nước. Còn đối với người quản lý không cần vé mà vé điện tử làm chuyện đó. Nên trong 1 ngày bao nhiêu xe đi qua trạm thu phí, thu được bao nhiêu tiền thì cuối ngày cơ quan quản lý cũng nắm được và cơ quan quản lý đó phải báo với Tổng cục đường bộ, như vậy Tổng cục đường bộ cũng biết được cơ quan đó thu được bao nhiêu tiền. Cho nên vé chỉ có tác dụng thanh toán với người dùng còn đối với cơ quan quản lý không có ý nghĩa. Còn vấn đề thất thoát trong thu phí có thể có trước đây thôi còn hiện giờ là hoàn toàn không có. Từ năm 2020 trở đi, chúng tôi đang cố gắng tất cả các trạm thu vé không cần người mà chỉ có máy làm. Đi qua đó các ô tô được giảm thẻ, sẽ do các cảm biến điện tử thu cảm nhận và dâng barie lên. Hiện nay Bộ GTVT đang quyết liệt chỉ đạo để đến năm 2020 thì tất cả các trạm thu phí chính do Bộ quản lý sẽ thu phí tự động 100%. Cái này là một quyết tâm của Bộ GTVT cũng như là quyết tâm của Chính phủ giao bộ phải làm. Chúng tôi cho rằng khi làm cái đó thì mọi minh bạch sẽ được rất rõ ràng, và ngân hàng cũng rất muốn thực hiện cái đó để như vậy chúng ta tiết kiệm được một khoản chi cho lực lượng lao động rất lớn. Vừa rồi trạm Pháp vân – Cầu giẽ có chuyện như vậy, cái này đơn giản thôi. Trong quy định của hợp đồng chuyển nhượng thì đối với các dự án BOT, sau khi hoạt động có quyền chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác. Vừa rồi, tổng công ty công trình giao thông I có một số % trong dự án, chuyển nhượng cho 1 nhà thầu tư nhân tham gia dự án này. Như vậy nhà thầu tư nhân có quyền để kiểm soát lại vấn đề thu chi trước khi người ta mua lại cổ phần này. Chúng tôi đã nói rất rõ, đại hội cổ đông sẽ quyết định vấn đề kiểm tra bởi anh có quyền kiểm tra, còn cách kiểm tra như thê nào phải đúng quy định của pháp luật. chứ không thể muốn kiểm tra thế nào cũng được. Như bây giờ anh đưa ra 1 hệ thống camera mà không có ai xác thực cái đó thì hoàn toàn không hợp lý. Anh kiểm tra trên cơ sở hệ thống phần mềm đáp ứng được yêu cầu của 1 hệ thống thu phí chưa. Cái dó Bộ GTVT đã nhờ các cơ quan quản lý Nhà nước khác để kiểm soát tình trạng đó. Chúng tôi cũng đã giải thích với nhà đầu tư, việc kiểm soát tại trạm Pháp vân – Cầu giẽ hoàn toàn đáp ứng được độ chính xác và độ minh bạch rồi, anh không cần lập thêm 1 hệ thống camera nào khác, bởi lập mà không có người kiểm định thì cũng không chính xác và không đúng thẩm quyền hiện nay. Mà anh phải dùng 1 cơ quan pháp luật khác, một cơ quan tư vấn giúp anh thì mới đúng, chứ tự làm không được. CHúng tôi đã giải thích với nhà đầu tư và tại trạm Pháp vân – Cầu giẽ chúng tôi đã giải quyết xong những khúc mắc của nhà đầu tư. Về vấn đề đấu thầu các dự án BOT, tôi đã nói từ đầu, chúng tôi rất muốn công khai minh bạch ngay từ đầu, muốm chọn ra một nhà đầu tư tốt nhất để làm dự án đó. Nhưng hiện nay số nhà đầu tư đủ điều kiện để làm không nhiều, rất ít, thậm chí có những dự án không ai làm. Trong đó chúng ta cũng rất muốn đầu tư để có những con đường, như vậy vấn đề là lựa chọn nhà đầu tư. Chúng tôi cũng đưa lên mạng những thông tin dự án rất đầy đủ để các nhà đầu tư lựa chọn theo những tiêu chí như vậy. Sau đó người ta thấy rằng đây là dự án khá lớn, nếu tôi kết hợp với anh để làm thì chia sẻ được rủi ro, có thể các nhà đầu tư cũng có những tiềm năng hơn người ta cũng yên tâm hơn về vấn đề vay vốn. Hiện nay tôi khẳng định là chưa có một trạm BOT nào chỉ thầu. Đấu thầu 100%, đấu thầu đó được lựa chọn hết sức đầy đủ, minh bạch và không có một nhà đầu tư nào thắc mắc trong quá trình lựa chọn. Hôm trước tôi đã trả lời trên Cổng thông tin trực tuyến của Chính phủ, việc công bố những dự án BOT này, chúng tôi hoàn toàn mở, bất cứ một tổ chức cá nhân nào đến Bộ GTVT muốn tìm hiểu về các dự án BOT, chúng tôi đều tạo điều kiện. Chúng tôi rất đồng tình với ý kiến của a Tuấn rằng Nhà nước cần phải có một tổ chức đầy đủ hơn để kiểm soát. Cái này cũng có hết rồi chứ không phải không. Bộ GTVT là cơ quan quản lý dự án này, Bộ KHĐT là cơ quan cấp phép, Bộ Tư pháp là cơ quan thẩm định hợp đồng, Bộ Tài chính là cơ quan thẩm định về giá và cấp phí cho dự án. Như vậy, ít nhất có 4 Bộ tham gia vào một dự án BOT. Rất là chặt chẽ. Còn những vấn đề khác, tôi hoàn toàn đồng tình với những gì a Trần Đăng Tuấn nêu. Ví dụ như liên quan đến vấn đề vốn chủ sở hữu. Thực ra đây là quy định của pháp luật. Làm 1 dự án BOT thì anh chỉ cần vốn tối thiểu là 10% đến 15%, đấy là tối thiểu, còn lớn hơn thì càng tốt. Còn vốn còn lại anh được phép huy động từ các tổ chứ, doanh nghiệp khác. Chúng ta nhiều người hiểu là như vậy là tay không bắt giặc, nhưng đây không phải thế. Cái này là thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, là nhà đầu tư chỉ cần mức tối thiểu, là 10% vốn tối thiểu. Và nếu không có vốn tổi thiểu này không bao giờ Bộ KHĐT cấp giấy phép đầu tư và ngân hàng không bao giờ giải ngân nếu như vốn đó không được giải ngân trước. Còn nếu một dự án nào đó không thực hiện đúng cái này thì Bộ GTVT cũng không cho phép triển khai thi công. Mặc dù anh là chủ đầu tư rồi, nhưng vốn chủ sở hữu góp chưa đủ, các nhà đầu tư chưa thành lập doanh nghiệp dự án thì Bộ GTVT cũng không cho làm. Sắp tới đây, trong tháng 6, Bộ GTVT sẽ tổ chức tổng kết 5 năm về đầu tư các dự án BOT, chúng tôi mời rất nhiều chuyên gia, các đồng chí lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo các tổ chức của các Bộ tham gia về BOT. Chúng tôi sẽ chắt lọc ý kiến, sau đó trình CHÍNH PHỦ đưa ra các cơ chế mới. sau đó chúng tôi mới tiếp tục đầu tư các dự án BOT tiếp theo. Hiện nay chúng tôi tạm dừng không đầu tư các dự án mới để nghe lại, tổng kết lại và đồng thời chúng tôi sẽ làm việc với Bộ Tài chính để xem lại mức thu phí hiện nay ở các trạm BOT để thứ nhất có thể giãn thời gian thu phí ra để giảm áp lực vấn đề tăng mức phí hiện nay lên. Thứ hai có thể ghép các trạm này vào với nhau để giảm bớt để làm thế nào các doanh nghiệp vận tải không bị khó khăn hơn. Chúng tôi hy vọng có sự vào cuộc của các cơ quan để chúng ta thực hiện thành công việc phát triển cơ sở hạ tầng như chúng ta vẫn khẳng định nếu chúng ta không dùng các dự án đầu tư BOT thì chúng ta không thể phát triển đất nước

Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Đỗ Chí Nghĩa (Ảnh: Duy Thông)


Kết thúc phần tọa đàm, Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Đỗ Chí Nghĩa đã đưa ra các nhận định tạm khép lại phần trao đổi: Các vị khách mời có những chia sẻ rất thẳng thắn, cởi mở, đây là những thành công bước đầu. Có những vấn đề chỉ cần nêu được với nhau đã thành công, còn bài toán và lời giải phía trước có rất nhiều đáp số cụ thể cần phải nghiên cứu. Bộ GTVT và các Bộ ngành cũng đang nỗ lực cùng tiến trình minh bạch hóa cao nhất trong điều kiện hiện tại như Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã nói về Hội nghị sắp tới, ngay cả việc tạm dừng lại để nghiên cứu đã thể hiện Bộ GTVT và các Bộ ngành liên quan cũng rất trân trọng và chờ đón sự đóng góp của dư luận. Hôm nay, ý kiến của tiến sĩ Trần Đăng Tuấn và các vị khách mời góp ý những ý kiến, thực ra là các ý kiến của cử tri. Đã gửi đến đây những ý kiến rất sát sao, 6 vấn đề nêu ra đều là những câu hỏi rất hữu ích là phần trả lời của Bộ GTVT. Tuy nhiên nếu có thời gian chúng ta có thể trao đổi nhiều hơn như phía doanh nghiệp anh Chiến, anh Dũng sẽ nêu rất nhiều ví dụ, tâm tư muốn gửi gắm. Chắc chắn các anh sẽ nêu nhiều khía cạnh để công luận, xã hội hiểu hơn nữa. Trong khuôn khổ tọa đàm chung chúng ta ngồi tại đây với thời gian eo hẹp, theo tôi những thông tin ban đầu như vậy cũng rất tốt và những trao đổi này dù hay vẫn chỉ là một bước với tính chất gián tiếp như a Tuấn đã nêu về phía cá nhân anh hay các câu lạc bộ, diễn đàn mạng. Dẫu vậy, cũng cần lắng nghe những ý kiến trực tiếp của những người đi đường với những suy nghĩ cụ thể. Rất mong các vị khách mời nán lại để trao đổi với những câu hỏi của bạn đọc gửi tới trong phần giao lưu trực tuyến tiếp theo hôm nay.

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

CÓ GÌ LẠ TRONG NGHI LỄ ĐÓN OBAMA ?



Thuyết âm mưu rất hay. Nếu đúng thì bị vài gậy, nhốt ít ngày nhưng được chứng kiến sự sụp đổ của Trung+. Thông qua sự hợp tác của chính quyền Việt Nam và các cường quốc trên thế giới, nhằm cách ly, và xé nhỏ Trung Quốc, thì có đáng là gì. Bài viết từ trang ethongluan.

CÓ GÌ LẠ TRONG NGHI LỄ ĐÓN OBAMA ? (Bùi Quang Vơm)

Kết cấu và các biện pháp an ninh gay gắt và triệt để như đối phó một âm mưu khủng bố. Nhưng người ta sẽ hỏi, nếu là để chống khủng bố, hay chống ám sát, thì chủ mưu của khủng bố hay ám sát này là ai? Dễ dàng chỉ ra ngay là Trung Quốc. Chỉ có duy nhất Trung Quốc là kẻ hoảng sợ và hằn học trước sự sáp lại của Việt Nam với Mỹ. Chỉ có Trung Quốc là kẻ sẽ tìm mọi cách để phá quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương mà Mỹ sẽ trao cho Việt Nam. Và với một tâm địa ác độc, bất chấp đạo đức, văn hoá vốn có của lãnh đạo cộng sản Trung Quốc, khủng bố hay ám sát là khả năng có thật.

http://ethongluan01.blogspot.be/…/co-gi-la-trong-nghi-le-on…

Rất nhiều người trong chúng ta thắc mắc chuyện Việt Nam coi thường Mỹ. Trong khi đón Tập Cận Bình với đầy đủ các nghi lễ long trọng nhất có thể, thảm đỏ từ chân cầu thang máy bay, đội cảnh vệ danh dự sắp hai hàng, người đón là Đinh Thế Huynh, người thứ hai trong đảng cùng bộ trưởng ngoại giao, trưởng ban Đối ngoại TW, tiếp đó là 21 phát đại bác, quốc yến, dạ hội… thì ông OBAMA đến một mình với chỉ vài nhân viên an ninh, vào ban đêm, và phía Việt Nam chỉ có vài người đón, cấp cao nhất là thứ trưởng bộ Ngoại giao, và chỉ có một bó hoa mà nhiều người nhận xét là “lá nhiều hơn bông”.

Có thật là chính phủ Việt Nam và chính quyền Mỹ không xem trọng chuyến đi này của tổng thống OBAMA? Có một sự lạnh nhạt có vẻ như cố tình của các lãnh đạo cao cấp nhất trong bộ máy đảng và nhà nước. Ông OBAMA vẫn cố giữ phong cách thường có nhưng với một công tác kiểm soát an ninh nghiêm ngặt, tổ chức khép kín và không bỏ sót một chi tiết với một bộ máy đồ sộ và chuyên nghiệp.

Tại sao trước và trong chuyến đi có quá nhiều sự kiện trùng lặp? Tại sao chuyện đàn áp biểu tình, bất chấp nhân quyền xảy ra ngay trước mặt Tổng thống Mỹ, nhưng ông OBAMA làm như không hề biết, và quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương vẫn được công bố ngay những giờ phút đầu, có vẻ như chẳng cần đến đàm phán? Việt Nam đã qua mặt Mỹ? Và Mỹ cũng chỉ coi chuyến viếng thăm của ngài Tổng thống như một chuyến đi chơi?

Nhưng lại có vẻ không phải như vậy, nếu chúng ta để ý rằng quy mô chuẩn bị cho chuyến đi này đã được nghiên cứu và sắp xếp một cách kỹ lưỡng và đặc biệt là “siêu tốn kém”.

Báo Vnexpress đưa những hàng tin như sau:

“Theo lịch trình ban đầu, chuyên cơ Air Force One chở Tổng thống Barack Obama và phái đoàn Mỹ sẽ đến Hà Nội vào lúc 1h sáng ngày 23/5. Nhưng Hà Nội được báo sớm trước hai giờ rằng máy bay Air Force One chở Tổng Thống sẽ đến Nội Bài vào 21h30 ngày 22/05/2016, chiếc Air Force One đóng thế sẽ đến chậm hơn khoảng nửa giờ, tức là vào khoảng 22h”.

“Mật vụ Mỹ muốn biết vị trí, vũ khí và trang phục của đội bắn tỉa Việt Nam để họ chủ động trong quá trình bảo vệ Tổng thống Obama suốt chuyến công du. Lực lượng này đề nghị khách sạn ông Obama nghỉ sẽ do họ chịu trách nhiệm bảo vệ và chỉ họ được mở cửa xe cho tổng thống”.

“Phía Mỹ đã vận chuyển tới Việt Nam hàng trăm tấn hàng hóa, đồ dùng, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác an ninh. Số người tháp tùng, phục vụ, chuẩn bị cho chuyến thăm bao gồm quan chức chính phủ, doanh nhân, nhân viên an ninh, mật vụ… lên tới trên 1.000 người. Hàng loạt phương tiện chuyên dụng đã được Mỹ đưa tới Việt Nam để đảm bảo an toàn cho Tổng thống Obama”.

“Quy trình an ninh đối với báo chí rất ngặt nghèo với 2 lần kiểm tra: hành lý gửi vào bên trong từ trước, đến khi đoàn đón ông Obama vào hết trong sân bay phóng viên mới được vào”.

“Khi vào, an ninh dẫn từng tốp 5 người một. Trong số phóng viên, chỉ khoảng 10 người đến từ các cơ quan báo chí quốc tế. Đây đều là những người đã tới sân bay đợi từ chiều”.

“Những trường hợp có thẻ nhưng không đăng ký trước đều phải ra về”.

“Một chiếc máy bay trong đoàn máy bay hộ tống từ Nhật đã đến sớm hơn dự định”.

Đặc biệt, cách bố trí đoàn xe hộ tống:

Đi trước 2 xe Cadillac One là xe Chevrolet gây nhiễu và tác chiến điện tử, phá sóng các thiết bị nổ tự chế điều khiển từ xa, phát hiện tên lửa

Xe chở Tổng thống gồm 2 xe Cadillac The Beast giống hệt nhau, một xe chở Tổng thống và một xe đóng thế, nghi binh. The Beast bọc thép chống đạn dày 20cm, cửa sổ bằng kính 5 lớp dày12,5cm có van chống phá, có khả năng chống súng, lựu đạn, các vụ nổ, và các cuộc tấn công hoá học.Trên xe trang bị cả vũ khí tấn công, súng phóng lựu, hơi cay, lựu đạn, súng ngắn, thiết bị chữa cháy, bình ôxy, chai máu cùng nhóm với tổng thống.

Chiếc Suburban thứ hai đi sau cặp The Beast, liên kết qua vệ tinh với Nhà Trắng, trung tâm theo dõi từng diễn biến của chuyến đi.

Chiếc FORD của an ninh Việt Nam.

Tiếp đến là chiếc SURBAN chở vũ khí tấn công.

Tiếp là hai Surban chở các thiết bị chuyên dùng.

Xe tải Ford F là xe chuyên dụng của Mật vụ.

6 xe tiếp theo là xe chở các nhân viên phục vụ, hỗ trợ, các bác sĩ của Tổng thống, và đoàn chuyên viên tuỳ tùng.

Sau cùng là xe Hummer H2 của an ninh Việt Nam.

Đặc biệt tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Báo Vnexpress đưa tin, “Từ ngày 20 đến sáng 22/5, gần 10 chuyến bay của đoàn Tổng thống Mỹ Obama liên tục hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM mang theo trực thăng, trang thiết bị an ninh, cùng chó nghiệp vụ”.

Khách sạn nơi nghỉ của Tổng thống lúc đầu có tin là NEW WORLD, từng là nơi nghỉ của cả ba tổng thống Mỹ trước đó, hai ngày cuối mới được báo chính thức là khách sạn Intercontinent, được bao thuê hoàn toàn, không để trống chỗ nào. An ninh Việt Nam chỉ kiểm soát vòng ngoài.

Kết cấu và các biện pháp an ninh gay gắt và triệt để như đối phó một âm mưu khủng bố. Nhưng người ta sẽ hỏi, nếu là để chống khủng bố, hay chống ám sát, thì chủ mưu của khủng bố hay ám sát này là ai? Dễ dàng chỉ ra ngay là Trung Quốc. Chỉ có duy nhất Trung Quốc là kẻ hoảng sợ và hằn học trước sự sáp lại của Việt Nam với Mỹ. Chỉ có Trung Quốc là kẻ sẽ tìm mọi cách để phá quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương mà Mỹ sẽ trao cho Việt Nam. Và với một tâm địa ác độc, bất chấp đạo đức, văn hoá vốn có của lãnh đạo cộng sản Trung Quốc, khủng bố hay ám sát là khả năng có thật.

Một kế hoạch phá thông qua bẫy nhân quyền đã được Trung Quốc tung ra bằng vụ cá chết chưa từng có tại Vũng Áng, Hà Tĩnh. Cùng với cái bẫy cá chết, gây biểu tình rối loạn, cuốt hút mọi sự tập trung của nhà nước lẫn dân chúng vào việc môi trường và nhân quyền, trong khi đó gián điệp Trung Quốc âm thầm tổ chức khủng bố. Đây là cách mà Trung Quốc thường xuyên áp dụng. Tôn Tử gọi là chiêu dương đông kích tây. Dân gian Trung Quốc có chuyện “đạo chích trộm táo” nhà phú hộ. Để trộm táo, hắn phóng hoả đốt nhà, cốt gây rối, rồi lẻn vào vườn ung dung trộm táo, bất biết chỉ vì vài quả táo, hắn có thể giết người.

Trong những ngày này, tàu cá Trung Quốc được huy động một số đông khác thường, xâm nhập hải phận Việt Nam, tàu chở dầu vi phạm sâu trong vịnh Bắc bộ, sát đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng, Quảng Bình, Đà Nẵng đều bắt được tàu do thám trá hình của hải quân Trung Quốc..

Ngày 5/04 Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh đến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Trị

Ngày 06/04/2016, cá bắt đầu chết trên biển Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Hai ngày 13 và 14/4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đảng đã thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 22/4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã về thăm và làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh và kiểm tra tiến độ thi công dự án tại nhà máy thép FORMOSA.

Sáng 29/4, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi thăm và làm việc với cán bộ chủ chốt TP Đà Nẵng và quân khu 5.

Ngày 01/05 bắt đầu có biểu tình.

Ngày 3/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Phú Yên.

Ngày 4-5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Khánh Hòa.

Sáng 5/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm, làm việc với các đơn vị Hải quân đóng quân trong Căn cứ quân sự Cam Ranh, Vùng 4 Hải quân.

Nếu kết hợp chuyện chuẩn bị chuyến đi của tổng thống OBAMA với vụ cá chết hàng loạt đầu tháng 4, với các chuyến đi thăm và làm việc của ba lãnh đạo cao nhất của đảng tại các tỉnh ven biển, các vụ biểu tình suốt ba chủ nhật đầu tháng năm, người ta phải tự hỏi, đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay phía sau có chuyện gì. Tất cả những câu hỏi đặt ra trên kia có đáp án không?

Nếu giả thiết rằng, đã có một âm mưu từ phía Trung Quốc, và tình báo đã phát hiện và cả Mỹ lẫn Việt Nam đã được thông báo và thống nhất hành động, lập tức mọi chuyện sẽ trở nên sáng sủa.

Lãnh đạo đảng chỉ có những nhân vật cao cấp nhất được biết, âm thầm “đi thăm” và “làm việc”. Biểu tình không được phép biến thành rối loạn để không mắc mưu Trung Quốc. Biểu tình phải bị trấn áp bằng mọi giá. Nhân quyền bị thẳng tay trừng trị không che đậy, nhưng người Mỹ đã làm ngơ, “Mỹ và OBAMA đã bán rẻ nhân quyền, đổi nhân quyền và đạo đức Mỹ lấy lợi ích”!

Đến đây, chúng ta đã tạm nhất trí về khả năng một vụ mưu sát, hay một vụ khủng bố, thậm chí một vụ đảo chính chế độ, do bàn tay Trung Quốc. Chúng ta cũng không quên, một chuyện giống như một vụ đảo chính dường như đã xảy ra trong chuyến đi thăm Mỹ của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tháng 7/2015. Người ta đã buộc Phùng Quang Thanh phải nghỉ “dưỡng bệnh” trong khuôn viên Bộ Tổng Tham mưu, sau một tháng chữa bệnh tại Paris.

Sự lạnh nhạt có phần căng thẳng trong thái độ tiếp đón của các lãnh đạo Việt Nam, đã có thể hiểu được.

Sự vồn vã quá mức có thể chọc tức những cái đầu ở Trung Nam Hải, bắt nguồn cho những cú xuống tay không thể lường được.

Và sự trang trọng “hết cỡ” trong nghi thức đón Tập chỉ là “chuyện quá biết nhau” mà thôi.

Và tại sao, công tác an ninh được đặc biệt chú trọng tại Sài Gòn? Cuộc biểu tình tại Sài Gòn ngày 15/05/2016 bị đặc biệt đàn áp. Nhưng ít ai chú ý tới một chi tiết. Đó là xuất hiện sự tham gia công khai của người Việt gốc Hoa. Sẽ thấy lôgích nếu lưu ý rằng, Sài Gòn có hơn một triệu người gốc Hoa, có quận 5 với những đại gia có lịch sử hàng trăm năm, có người khổng lồ Vạn Thịnh Phát, có Hội Liên Hoa mới bị ép giải tán. Sẽ hiểu rằng cái chùa mà tổng thống Mỹ chọn đi thăm, là một chùa do một người Hoa thành lập, và hiện vẫn do người Hoa quản lý, dù đã buộc phải đổi tên và thay trụ trì chùa người Hoa bằng một vị Thượng tọa người Việt. Chỉ đơn giản là không ai cài mìn trong chính nhà mình, và phải kể thêm là yếu tố bất ngờ. Ngay chính Giáo Sư Tương Lai có một thư gửi Tổng thống OBAMA đề nghị ngài Tổng thống huỷ bỏ chuyến thăm chùa, vì chùa này không đại diện văn hoá tín ngưỡng của Việt Nam.

Nếu tin vào những gì vừa đoán nhận, chúng ta có thể thấy sự sụp đổ của Trung Quốc đang đến gần. Người trung thành cuối cùng với Trung Quốc cũng đã đoạn tuyệt, bỏ đi. Trung Quốc chỉ còn lại một mình trên mặt Địa cầu. Đó là giá phải trả cho sự xảo trá và tham lam. Đó cũng là giá phải trả cho một nhân cách lạc hậu.

Mỹ cần một sự chuẩn bị để có thể tạo ra một cuộc cấm vận Trung Quốc, như đang thực hiện cấm vận với Moscow. Nhìn bao quát sân khấu, vở diễn có thể đang bắt đầu vào những màn cao trào cuối cùng. Nếu yếu bóng vía, có thể phải nhắm mắt lại, và chờ.

Vụ Formosa sắp bùng nổ lớn?

Lữ Giang

Trong 8 năm qua, các nhà quan sát đều nhận thấy rằng việc chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho Công ty Formosa Plastics Group của Đài Loan thành lập nhà máy gang thép và khai thác cảng Sơn Dương ở Vũng Án, Hà Tĩnh, là một chuyện hoàn toàn bất bình thường, xét cả về phương diện hành chánh, pháp lý, kinh tế lẫn quốc phòng. Biến cố này đã gây ra một cuộc tranh luận gay cấn trên các báo chí do nhà nước quản lý, kéo dài từ ngày công ty này được thành lập cho đến ngày xảy ra vụ cá chết thì đột nhiên ngưng lại. Sự kiện này khiến nhiều người tin rằng vụ Formosa đã đến thời điểm phải được thanh toán.


PHẢI NHÌN VÀO MẶT TRÁI ĐÀNG SAU

Cho đến khi nộp đơn xin đầu tư sản xuất gang thép tại Việt Nam, Công ty Formosa Plastics Group của Đài Loan chưa hề có kinh nghiệm gì về ngành này. Thế nhưng khi công ty nộp đơn xin đầu tư mở nhà máy sản xuất gang thép tại Vũng Áng, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải chỉ xem xét qua loa rồi cấp giấy phép ngay và dành cho công ty rất nhiều ưu đãi, bất chấp những hậu quả có thể xảy ra. Ngày 6.4.2016, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải đã bị Quốc Hội bãi nhiệm. Theo các báo trong nước, cũng trong ngày đó, dân vùng biển Kỳ Anh ở Hà Tỉnh bắt đầu phát hiện cá chết nổi lên trong vùng… Chuyện gì đã xảy ra?

Image result for formosa vũng áng

Sau khi tiễn đưa Tổng Thống Obama đi rồi, nhà cầm quyền CSVN chắc chắn sẽ lần lượt đưa ra các pháp chiêu để phá những đòn phép của Công ty Formosa, của nhóm Nguyễn Tấn Dũng cũng như của các nhà đấu tranh. Chưởng pháp đó như thế nào, chưa ai có thể đoán được chính xác, vì đây là một biến cố rất phức tạp. Tuy nhiên, nếu không chịu nghiên cứu để hiểu rõ “địch” và “đồng minh” đang làm gì, cứ múa may quay cuồng theo các bong bóng được thả ra, đất nước ta có thể bị bán đứng từng phần và khi nhận ra thì đã quá muộn!

TỪ MỘT CÔNG TY SẢN XUẤT ĐỒ NHỰA

Công ty Formosa Plastics Group (FPG) là một công ty sản xuất đồ nhựa và các sản phẩm hóa dầu, được thành lập năm 1954 tại Đài Loan do hai anh em Vương Vĩnh Khánh (Wang Yung-ching) và Vương Vĩnh Tại (Wang Yung-tsai). Ngày nay, công ty này đã trở thành một trong những nhà sản xuất nhựa lớn nhất châu Á, hoạt động đa ngành và đã phát triển ra một mạng lưới hàng trăm công ty con. Theo sự xếp hạng của Forbes, cả 4 công ty lớn của FPG đều đứng trong Top 1000 công ty sản xuất lớn nhất thế giới năm 2015. Tổng số doanh thu của 4 công ty này đạt hơn 60 tỷ USD và vốn hóa thị trường đạt gần 70 tỷ USD.

Một số công ty con của Formosa Plastics Group đã hoạt động tại Việt Nam. Các công ty này đều có quy mô vốn cũng như doanh thu lên đến cả trăm triệu USD, đáng kể nhất là Cty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Đồng Nai. Formosa Đồng Nai là một trong những doanh nghiệp FDI lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam. Năm 2014, doanh thu của công ty này trên 17.100 tỷ đồng.

NHỮNG CHUYỆN BẤT THƯỜNG XẢY RA

Đầu năm 2008, tập đoàn Đài Loan Formosa Plastic Group đã đăng ký thành lập Formosa Ha Tinh (Cayman) Limited (Công ty trách nhiệm hữu hạn Formosa Hà Tĩnh (Cayman) tại quần đảo Cayman, một thiên đường thuế lớn và rửa tiền trong vùng Caribean. Trụ sở hoạt động đặt ở số 201 đường Đôn Hóa Bắc, Đài Loan. Sau đó, công ty nộp đơn xin đầu tư sản xuất gang thép và khai thác cảng nước sâu Sơn Dương ở Hà Tĩnh.

Ngày 4.3.2008 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký công văn mang số 323/TTg-QHQT với nội dung: đồng ý cho Tập đoàn Công nghiệp nặng Formosa được thành lập Công ty Formosa Hà Tĩnh.
Ngày 21.5.2008, Công ty Formosa Hà Tĩnh nộp đơn xin chấp nhận Dự án đầu tư nhà máy liên hợp thép tại Khu kinh tế Vũng Áng và Dự án cảng nước sâu Sơn Dương của công ty.
Ngày 6.6.2008 Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải đã ký Công văn số 869/TTg-QHQT đồng ý cho Công ty Formosa Hà Tĩnh thực hiện hai dự án nói trên.

Ngày 12.6.2008 Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp Giấy chứng nhận mang số 282023000001 cho Công ty Formosa đầu tư lần đầu với thời hạn hoạt động của dự án là 70 năm. Dự án này được quyền sử dụng trong 70 năm một diện tích 3.300 ha ở vị trí địa lý chiến lược, bao gồm 2.000 ha đất liền và 1.200 ha mặt nước ở phía Nam Vịnh Vũng Áng Hà Tĩnh.

Hợp đồng thuê đất ngày 6.2.2009 quy định: “Đảm bảo không thu hồi đất vì mục đích cộng đồng và phát triển kinh tế hay các mục đích khác; đối với thu hồi đất vì lý do quốc phòng, an ninh, hai bên tiến hành thảo luận đi đến thống nhất bồi thường dứt điểm trước khi thực hiện”. Như vậy, dự án này còn nằm ngoài sự chi phối của Điều 38 Luật Đất đai 2003 quy định về việc nhà nước thu hồi đất.

Ngoài ra, Chính phủ còn thiết lập cơ chế bảo hộ ngành thép, cho Công ty Formosa được cân đối ngoại tệ trong phạm vi hạng mục kinh doanh, được vay vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài, được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu, miễn thu thuế khấu trừ tại nguồn, được miễn thuế thu nhập 50% tức chỉ đóng 10% thay vì 20% như các doanh nghiệp khác.

TẦM VÓC DỰ ÁN SẼ THỰC HIỆN

Công ty TNHH Formosa Hà Tĩnh là một công ty có vốn 100% của ngoại quốc. Công ty do 9 cổ đông góp vốn, trong đó có 7 cổ đông là các đơn vị thành viên của Formosa Plastics Group, nắm gần 95% cổ phần với số vốn đầu tư lúc đầu là 9,9 tỷ USD. Hai cổ đông còn lại là Công ty China Steel (nắm giữ 5% vốn) và Sunsco Enterprise (0,037%). Cả hai đều của Đài Loan.

Image result for formosa vũng áng

Tuy chỉ góp vốn 5%, Công China Steel là doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong ngành sản xuất gang thép, nên “sẽ hỗ trợ nhiều cho quá trình thực hiện dự án”. Sau này có thêm Công ty JFE, một tập đoàn thép lớn của Nhật Bản nhập cuộc. Nếu thương vụ China Steel nâng tỷ lệ cổ phần lên 25% và JFE mua 5%, Dự án Formosa Hà Tĩnh coi như hoàn tất.

Formosa công bố kế hoạch sẽ nâng tổng vốn đầu tư của Dự án lên 27 tỷ USD nhằm đưa Formosa Hà Tĩnh trở thành khu liên hợp gang thép có quy mô lớn nhất Đông Nam Á. Với kế hoạch này, vào năm 2020, Dự án sẽ có 6 lò cao, sản lượng thép thô đạt 22,5 triệu tấn.

Dự án khai thác Cảng nước sâu Sơn Dương ở Vũng Áng dự trù sẽ xây cất tại đây 32 bến tàu, với lượng hàng hóa thông qua cảng là 85 triệu tấn. Ngoài ra, Công ty còn có một nhà máy điện với công suất lắp đặt 2.150 MW.

VƯỢT RA NGOÀI LUẬT PHÁP

Những vi phạm trong việc bao che cho Công ty Formosa Hà Tĩnh hình thành và hoạt động quá nhiều, chúng tôi chỉ ghi lại vài nét chính.

UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chọn chủ đầu tư là đơn vị không chuyên ngành, chưa có kinh nghiệm, trong khi dự án có quy mô và tổng mức đầu tư rất lớn, có tính chất đa mục tiêu, gồm nhiều hạng mục phức tạp, thi công trên địa bản trải rộng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, thời tiết khắc nghiệt. Thủ tục chọn chủ đầu tư dự án không tuân thủ theo quy định, thể hiện sự nóng vội và chủ quan.

Thanh tra cho rằng việc Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng cấp Giấy chứng nhận đầu tư với thời hạn 70 năm cho Công ty Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý là vi phạm Luật Đầu Tư 2005, vì luật này chỉ cho phép đầu tư 50 năm, trong trường hợp đặc biệt nếu có phép chính phủ mới được đầu tư 70 năm.

Thanh tra cũng phát hiện nhiều khuyết điểm từ năm 2012 về trước, chẳng hạn như Công ty Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Vũng Áng đã quyết định phê duyệt dự án khi chưa xác định được nguồn vốn đầu tư là không đúng quy định, vi phạm Điều 72 của Luật Xây dựng năm 2003 và Điều 27 của Luật Thực hiện tiết kiệm chống lãng phí năm 2005. Khi chưa xác định được phần vốn nhà nước trong tổng mức đầu tư đã phê duyệt mà đến ngày 15.3.2013 đã giải ngân số tiền 240/600,4 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước (chiếm gần 40%), vi phạm các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Điều 20 Luật Đấu thầu và Điều 101 của Luật Xây dựng 2003.

NHỮNG PHẢN KHÁNG GAY CẤN

1.- Formosa muốn trở thành một đặc khu biệt lập

Ngày 25.6.2014, Công ty Formosa Hà Tĩnh đã gởi văn thư mang số 1406022/CV-FHS đến Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, đề nghị thiết lập “Đặc Khu Kinh Tế Vũng Áng” để phục vụ cho việc xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và các ngành công nghiệp liên quan như gang thép, điện.

Trong bản trình bày đính theo, Formosa Hà Tĩnh nói rằng “Điều lệ quản lý thiết lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng” có rất nhiều điểm đặc thù như: xin đưa nhân viên kỹ thuật nước ngoài vào làm việc, được xây bệnh viện, trường học với lớp học song ngữ… Formosa Hà Tĩnh còn nêu ý tưởng thiết lập vành đai xanh cách ly giữa người dân xung quanh với đặc khu và quy hoạch riêng khu sinh hoạt cho nhân viên nước ngoài.

Ngoài ra, Công ty còn đề nghị đặt Formosa trực thuộc một Văn Phòng Chính Phủ, tức công ty sẽ không còn bị ai dòm ngó nữa!
Lâu nay, khu kinh tế Vũng Áng bị đồn đoán là nơi tập hợp lực lượng bí ẩn của chính quyền Trung Quốc tại Việt Nam. Cuộc bạo loạn ngày 14.5.2014 đã làm cho Trung Quốc rút đi hơn 4000 công nhân và kỹ sư về nước, nhưng số lượng này vẫn chỉ là một phần nhỏ. Hiện nay còn khoảng 10.000 người Trung Quốc ở Vũng Áng, Hà Tĩnh. Từ lâu nay, người Trung Quốc đến đây xây dựng con đường riêng, khu phố riêng, lấy vợ Việt… biến vùng này trở thành một China Town ở một cứ điểm trọng yếu của Việt Nam. Đáng lo là phần lớn công nhân ở đây đều không có giấy tờ để kiểm soát, thậm chí dân trong vùng còn cho biết rất nhiều nhóm người Trung Quốc ở đây bí mật vũ trang, phong cách không khác quân đội.

Như vậy Trung Quốc đang hình thành một nước Trung Quốc bên trong nước Việt Nam?

Bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế, nói rằng yêu cầu thành lập đặc khu kinh tế là do Chính phủ quyết định chứ không phải theo yêu cầu của một nhà đầu tư riêng lẻ như Formosa.

2.- Thị trường không cho phép phát triển ngành gang thép

Nhiều chuyên gia đã ngạc nhiên không hiểu tại sao chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lại cho đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất gang thép rất lớn tại Vũng Án Hà Tĩnh vào lúc kỹ nghệ gang thép đang càng này càng xuống giốc trên thế giới. Giá thép giảm mạnh trên khắp các châu lục đến mức 45% trong một năm qua. Nguyên nhân chính là do giá nguyên liệu như quặng sắt lao dốc cộng với nhu cầu tiêu thụ yếu trong khi nguồn cung dư thừa. Năm 2015, các nhà sản xuất tại Trung Quốc đã đổ ra thị trường quốc tế 112 triệu tấn thép, khiến thị trường toàn cầu điêu đứng vì giá thép hạ.

Hiện nay Việt Nam đã có 5 khu sản xuất gang thép là Thái Nguyên, Cao Bằng, Lao Cai, Quảng Ngãi và Ba Rịa. Nếu Formosa Hà Tĩnh đưa ra một sản lượng gang thép cao như nói trên, số phận của các khu sản xuất gang thép này sẽ đi về đâu?

GS Nguyễn Đình Lương cho rằng phát triển ngành sắt, thép không phải là xu hướng của quốc tế. Trong khi thế giới đang tìm mọi cách để đẩy ra thì Việt Nam vẫn đang và luôn luôn làm một thùng rác để nước ngoài trút bỏ vào đó.

3.- Không quan tâm đến môi trường

Về môi trường, Ông Võ Tuấn Nhân Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, khẳng định quy trình xả thải của Formosa đã được Bộ “cấp phép theo đúng quy định pháp luật Việt Nam“. Đường ống nằm dưới mực nước biển 17m, đường kính hơn 1 mét, theo quy định khi xả thải thì toàn bộ nước thải phải được xử lý. Tuy nhiên, một vài chuyên gia cho rằng để tiết kiệm, có thể công ty đã không lọc 100% nước thải, mà chỉ lọc một phần lấy lệ rồi thải ra, nên nước thải ra đã đưa tới hiện tượng cá chết như hiện nay. Đây là vấn đề đang được điều tra.

Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện chỉ có 5 nhà máy cán thép nhỏ, nhưng vấn đề xử lý bụi lò đã và đang là bài toán nan giải của các nhà máy này nói riêng và cả tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung. Lượng bụi lò ngày càng tồn dư, đe dọa ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nếu 6 nhà máy lớn của Công ty Formosa xây cất xong và hoạt động, những nguy hại về môi trường sẽ như thế nào?

4.- Không quan tâm đến an ninh quốc phòng
Vũng Áng và cảng nước sâu Sơn Dương nằm ở một vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc gia. Đó là khu hẹp nhất ở lãnh thổ miền Trung, nối liền Bắc và Nam, nếu chận ở đây đất nước sẽ bị cắt làm đôi. Ngày xưa các Chúa Trịnh – Nguyễn cũng đã phân chia lãnh thổ ở khu vực này. Trong vùng còn có quốc lộ 12-A nối liền Việt Nam với Lào và Thái Lan, nếu cắt đức sẽ phương hại về an ninh và kinh tế.
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, nghi ngờ lập luận thành lập khu kinh tế Vũng Áng với lý do để phát triển kinh tế. Bà nói rằng nguyên tắc đầu tiên là bất cứ quốc gia nào cũng không thể vì lợi ích kinh tế mà hy sinh những lợi ích về quốc phòng. Vị trí mà Formosa đang làm là vị trí rất nhạy cảm về quốc phòng, do đó không thể vì bất cứ lợi ích kinh tế nào để hy sinh lợi ích quốc phòng.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, từng bày đỏ sự quan ngại sâu sắc:

“Hà Tĩnh là cái yết hầu của miền Trung và hơn nữa nó xây dựng thành một thứ căn cứ, ở trong đó phức tạp lắm chứ không phải chỉ đơn giản là chỗ luyện thép đâu. Cho nên tôi cho là những người lãnh đạo chỉ huy các tỉnh chỉ thấy tiền mà không thấy nguy hiểm cho đất nước.”

Image result for formosa vũng áng
Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành lưu ý:
“Từ Vũng Áng ngó qua Hải Nam không bao xa, nếu ngày nào đó, Trung Quốc đưa một hạm đội từ Hải Nam sang Vũng Áng thì cả Vịnh Bắc Bộ sẽ không giao thông được nước ngoài, không giao thông được với miền Nam Việt Nam, bị biến thành một cái hồ riêng của Trung Quốc”.

GS Nguyễn Đình Lương cho rằng vị trí nhà đầu tư xây dựng ở đây không chỉ có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng mà ở đây người ta còn nói tới một chiến lược biến Việt Nam thành “cục sắt”.

CHỜ TRẬN ĐÁNH SẮP TỚI

Nhiều nhà phân tích tin rằng việc cho thành lập và bảo trợ dự án gang thép Vũng Áng và cảng nước sâu Sơn Dương là một trong những lý do chính khiến Đảng CSVN phải loại Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi các vai trò lãnh đạo Đảng và Nhà Nước. Từ năm 2012 đến nay, các báo chí trong nước đã liên tục đưa ra những phê phán nặng nề về khu tự trị Vũng Áng. Nhưng Formosa tin rằng còn Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Trung Hải, họ sẽ đứng vững. Bất thần vào đầu tháng 4 vừa qua, Quốc Hội đã bãi nhiệm sớm Nguyễn Tấn Dũng và Hoàng Trung Hãi, Formosa trở tay không kịp. Nhiều người nghi ngờ vụ cá chết là một đòn khá nặng Formosa đã giáng vào hệ thống cầm quyền mới hiện nay của Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam.
Trước sau gì rồi thủ phạm cũng sẽ bị phát hiện và cách êm đẹp nhất là Formosa tự động từ bỏ hai dự án gang thép Vũng Án và cảng sâu Sơn Dương với tổn thất khỏang 4 tỷ USA. Các cuộc biểu tình mạnh ở địa phương đang góp phần vào việc đẩy Formosa ra khỏi Hà Tĩnh. Cũng có thể các cuộc bạo loạn sẽ xảy ra ở Vũng Áng như vào tháng 5 năm 2014.

Trong khi các báo do Nhà nước quản lý được lệnh tạm ngưng oanh kích Công ty Formosa, hệ thống websites bênh vực Nguyễn Tấn Dũng lợi dụng thời cơ, đã đẩy mạnh chiến dịch “cho đám Nguyễn Phú Trọng đo ván”. Nhưng về lâu về dài thì Nguyễn Tấn Dũng sẽ lãnh đủ và lãnh nặng.

Xin đợi xem các chưởng pháp hai bên sắp tung ra.

Ngày 26.5.2016
Lữ Giang

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Bài phát biểu của Tổng thống Obama

Bài phát biểu này do Văn phòng Thư ký Báo chí của Nhà Trắng dịch toàn văn, đầy đủ và đã Việt hóa. Xin đăng lên để bạn đọc có nhu cầu tham thảo, chia sẻ, làm tư liệu
————-



TỔNG THỐNG OBAMA: Xin chào! (Vỗ tay). Xin chào Việt Nam! (Vỗ tay). Xin cảm ơn. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Xin cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho tôi sự chào đón nồng nhiệt và lòng mến khách trong chuyến thăm này. Và cảm ơn tất cả các bạn đã có mặt ở đây ngày hôm nay. (Vỗ tay). Chúng ta thấy, tới đây hôm nay là người Việt từ khắp mọi miền của đất nước vĩ đại này, trong đó có rất nhiều bạn trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng và niềm hy vọng của Việt Nam.

Trong chuyến thăm này, trái tim tôi thực sự xúc động trước tấm lòng nhân hậu vốn nổi tiếng của người Việt Nam. Qua vô số những người đứng xếp hàng trên các con phố, tươi cười và vẫy tay chào, tôi cảm nhận được tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Tối qua, tôi đã đến thăm phố cổ Hà Nội và thưởng thức một vài món ăn đặc sắc của Việt Nam. Tôi đã ăn Bún Chả. (Vỗ tay). Uống một chút bia Hà Nội. Nhưng tôi phải thú thực là đường phố thật đông đúc, cả đời tôi chưa bao giờ thấy có nhiều xe máy đến vậy. (Cười). Vì vậy tôi chưa thử đi qua đường, nhưng có thể sau này khi có dịp tôi quay trở lại, các bạn có thể chỉ cho tôi cách qua đường.
Tôi không phải là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam trong những năm gần đây. Nhưng tôi là Tổng thống đầu tiên, cũng giống nhiều bạn ở đây, đã trưởng thành sau cuộc chiến giữa hai nước chúng ta. Khi những lực lượng cuối cùng của Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam, tôi mới tròn 13 tuổi. Do vậy lần đầu tiên tôi trực tiếp biết đến Việt Nam và tiếp xúc với người Việt Nam là khi tôi lớn lên ở Hawaii, với cộng đồng người Mỹ gốc Việt đầy tự hào ở đó.

Đồng thời, nhiều bạn ở đất nước này còn trẻ hơn tôi. Cũng giống như hai cô con gái của tôi, rất nhiều bạn sinh ra và lớn lên cả đời chỉ biết một điều – đó là hòa bình và mối quan hệ đã được bình thường hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Do vậy, khi đến đây, tôi đã ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử đầy khó khăn của chúng ta, nhưng cũng hướng tới tương lai – sự thịnh vượng, an ninh và nhân phẩm mà chúng ta cùng nhau thúc đẩy.

Tôi cũng đến đây với tinh thần trân trọng sâu sắc những di sản lâu đời của Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm, những người nông dân đã vun xới cho mảnh đất này – một lịch sử được hiển hiện qua trống đồng Đông Sơn. Ở khúc ngoặt của dòng sông Hồng là Hà Nội đã có trên một ngàn năm lịch sử. Thế giới đã biết đến và trân quý những tấm lụa và những bức tranh của Việt Nam, đồng thời Văn Miếu còn là một minh chứng cho tinh thần hiếu học của các bạn. Thế nhưng, trải qua nhiều thế kỷ, vận mệnh của các bạn lại thường xuyên bị định đoạt bởi những thế lực bên ngoài. Mảnh đất thân thương này không phải lúc nào cũng là của các bạn. Nhưng giống như cây tre, tin thần bất khuất của người Việt Nam đã được đúc kết trong áng thơ của Lý Thường Kiệt – “Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận ở sách trời”.

Ngày hôm nay, chúng ta cũng nhớ tới giai đoạn lịch sử dài hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vốn vẫn thường bị lãng quên. Cách đây hơn 200 năm, khi Thomas Jefferson, người cha lập quốc của chúng tôi, tìm kiếm giống lúa cho trang trại của mình, ông đã tìm đến Việt Nam, mà theo ông, giống lúa ấy “nổi tiếng là trắng, thơm ngon và năng suất cao nhất”. Chẳng bao lâu sau, những tàu buôn Hoa Kỳ đã cập cảng của các bạn để tìm kiếm cơ hội giao thương.

Trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, người Mỹ đã đến đây để giúp các bạn trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Khi những chiếc máy bay Hoa Kỳ bị bắn rơi, người Việt Nam đã cứu những viên phi công gặp nạn. Và vào ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, người dân đã đổ ra khắp những phố phường Hà Nội và Hồ Chí Minh đã trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Ông đã nói: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Vào một thời điểm khác, việc tuyên bố những lý tưởng chung đó và cuộc đấu tranh tương tự đánh đuổi thực dân của cả hai dân tộc lẽ ra đã có thể giúp chúng ta sớm xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, sự đối đầu trong Chiến tranh Lạnh và nỗi lo sợ về chủ nghĩa cộng sản đã đẩy chúng ta tới xung đột. Cũng giống như biết bao cuộc xung đột khác trong lịch sử nhân loại, chúng ta một lần nữa đã rút ra một sự thật cay đắng – rằng chiến tranh, cho dù mục đích của mỗi bên có là gì đi chăng nữa, cũng chỉ đem lại những đớn đau và bi kịch.

Ở tượng đài liệt sỹ của các bạn cách đây không xa, và trên bàn thờ của các gia đình ở khắp nơi trong cả nước, các bạn đang tưởng nhớ tới khoảng ba triệu người Việt Nam, cả những người lính và dân thường, ở cả hai phía, đã ngã xuống. Trên bức tường tưởng niệm ở Washington, chúng ta có thể chạm vào tên của 58.315 người Mỹ đã hy sinh tính mạng của họ trong cuộc chiến. Ở cả hai nước, những cựu binh và gia đình của những người đã ngã xuống vẫn đau đáu đi tìm những người bạn và những người thân đã mất. Đúng như ở Mỹ, chúng tôi đã được học, ngay cả khi chúng ta bất đồng về một cuộc chiến, chúng ta cũng phải luôn tôn vinh những người đã đứng trong quân ngũ và mở rộng vòng tay đón họ trở về với lòng kính trọng mà họ xứng đáng được hưởng, chúng ta có thể cùng bên nhau ngày hôm nay, cả người Việt lẫn người Mỹ và cùng thừa nhận những nỗi đau và hy sinh của cả hai phía.

Gần đây hơn, trong hơn hai thập niên vừa qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn và hiện nay cả thế giới có thể chứng kiến những nỗ lực lớn lao của các bạn. Nhờ đổi mới kinh tế và các hiệp định thương mại, trong đó có hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, các bạn đã hội nhập kinh tế quốc tế, bán hàng hóa của mình khắp nơi trên thế giới. Đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều hơn. Là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Châu Á, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình.

Chúng tôi đã thấy những tiến bộ của Việt Nam qua những tòa tháp cao chọc trời và những tòa nhà cao tầng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, qua những trung tâm mua sắm và khu đô thị mới. Chúng tôi đã thấy những tiến bộ như vậy qua những vệ tinh mà Việt Nam đưa vào không gian và qua một thế hệ mới đang được kết nối trực tuyến, khởi nghiệp và điều hành những doanh nghiệp mới. Chúng tôi đã thấy những tiến bộ như vậy qua hàng chục triệu người Việt Nam kết nối trên Facebook và Instagram. Và các bạn không chỉ đăng những tấm ảnh selfies – mặc dù tôi được biết các bạn rất hay chụp như thế – (Cười) – cho đến giờ có rất nhiều bạn đã mời tôi cùng chụp selfies. Các bạn còn nói lên tiếng nói của mình về những vấn đề mà các bạn quan tâm, như bảo vệ cây cổ thụ ở Hà Nội.

Chính sự năng động như vậy đã đem lại những bước tiến thực sự trong cuộc sống của người dân. Ở đây, ở Việt Nam, các bạn đã giảm mạnh tỷ lệ nghèo đói cùng cực, nâng mức thu nhập của các hộ gia đình và giúp hàng triệu người vươn lên trở thành tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh. Đói nghèo, bệnh tật, tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em đều giảm. Số người có nước sạch và điện, số trẻ em trai và trẻ em gái được đến trường, tỷ lệ biết đọc biết viết – tất cả đều tăng lên. Đó là sự tiến bộ vượt bậc. Đó là những thành tựu mà các bạn đã có thể đạt được trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Cùng với sự chuyển mình của Việt Nam là sự chuyển biến trong mối quan hệ giữa hai nước. Chúng tôi đã rút ra một bài học từ lời răn dạy của Thiền sư Thích Nhật Hạnh, rằng “Bằng đối thoại chân thành, cả hai bên đều sẵn sàng thay đổi”. Bằng cách đó, chính cuộc chiến vốn đã chia rẽ chúng ta lại trở thành nguồn cội để hàn gắn. Điều đó đã cho phép chúng ta tìm kiếm những người đã mất tích và cuối cùng đưa họ trở về quê hương. Điều đó đã cho phép chúng ta tháo gỡ bom mìn còn sót lại, vì chúng ta không thể để những đứa trẻ phải mất chân chỉ vì vui chơi ở ngoài trời. Ngay cả khi chúng tôi tiếp tục giúp đỡ những người Việt Nam khuyết tật, bao gồm cả trẻ em, chúng tôi cũng vẫn tiếp tục loại bỏ chất độc da cam – dioxin – để Việt Nam có thể giành lại những mảnh đất của mình. Chúng tôi tự hào về công việc mà chúng ta đã cùng làm ở Đà Nẵng, và mong muốn tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực của các bạn ở Biên Hòa.

Chúng ta cũng không nên quên rằng việc hàn gắn giữa hai nước đã có những đóng góp lớn lao của những cựu binh vốn đã từng đối mặt ở hai đầu chiến tuyến. Hãy nhớ tới Thượng Nghị sỹ John McCain, người đã từng là tù binh chiến tranh trong nhiều năm ở đây, đã gặp Tướng Giáp, người đã nói hai nước không nên cứ là kẻ thù, mà hãy làm bạn. Hãy nhớ tới tất cả những cựu binh, cả Việt Nam và Hoa Kỳ, đã giúp chúng ta hàn gắn và gây dựng những mối quan hệ mới. Ít ai có thể làm nhiều hơn thế trong lĩnh vực này qua nhiều năm so với cựu Trung úy Hải quân, nay là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Kerry, người cũng có mặt ở đây ngày hôm nay. Thay mặt cho tất cả mọi người, xin trân trọng cảm ơn John vì những nỗ lực vượt bậc của mình. (Vỗ tay).

Nhờ những cựu binh đã dẫn đường cho chúng ta, nhờ những chiến binh đã có lòng quả cảm vươn tới hòa bình mà hai dân tộc chúng ta giờ đây đã gần gũi nhau hơn bao giờ hết. Thương mại song phương đã tăng mạnh. Sinh viên và học giả của cả hai bên cùng học hỏi lẫn nhau. Chúng tôi đón nhiều sinh viên từ Việt Nam sang Hoa Kỳ học tập hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á. Và mỗi năm, các bạn cũng đón ngày càng nhiều khách du lịch từ Hoa Kỳ, bao gồm cả các bạn trẻ người Mỹ đeo ba lô, tới 36 phố phường ở Hà Nội, những cửa hàng ở phố cổ Hội An và cố đô Huế. Cả người Việt và người Mỹ đều có thể đồng cảm với những lời ca của nhạc sỹ Văn Cao – “Từ đây người biết quê người; từ đây, người biết thương người”.

Với tư cách là Tổng thống, tôi đã phát huy những tiến bộ như vậy. Với mối quan hệ đối tác toàn diện mới, chính phủ của cả hai nước đang hợp tác chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết. Và cùng với chuyến thăm này, chúng ta đã đặt nền tảng vững chắc hơn cho mối quan hệ song phương trong nhiều thập niên tới. Xét từ góc độ nào đó, sợi dây dài kết nối hai nước vốn bắt đầu từ Thomas Jefferson cách đây hơn hai thế kỷ đến bây giờ đã kết trọn một vòng. Quá trình đó đã diễn ra qua bao nhiêu năm và đòi hỏi những nỗ lực to lớn. Nhưng giờ đây, chúng ta có thể nói điều mà trước kia khó có thể tưởng tượng nổi: ngày hôm nay, Việt Nam và Hoa Kỳ đã là đối tác.

Và tôi tin rằng kinh nghiệm của chúng ta sẽ là những bài học cho cả thế giới. Vào thời điểm mà nhiều cuộc xung đột dường như vô cùng nan giải, dường như không có hồi kết, chúng ta đã minh chứng rằng trái tim có thể thay đổi và rằng một tương lai khác sẽ đến nếu như chúng ta khước từ làm tù binh của quá khứ. Chúng ta đã cho thấy hòa bình có thể tốt đẹp hơn chiến tranh như thế nào. Chúng ta đã minh chứng rằng tiến bộ và nhân phẩm chỉ có thể được thúc đẩy tốt nhất qua hợp tác, chứ không phải xung đột. Đó là những gì mà Việt Nam và Hoa Kỳ có thể chứng minh với thế giới.

Giờ đây, mối quan hệ đối tác mới của Hoa Kỳ với Việt Nam được bắt nguồn từ một vài chân lý cơ bản. Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, và không có bất kỳ quốc gia nào khác có thể áp đặt ý chí hay định đoạt vận mệnh của các bạn. (Vỗ tay). Bây giờ, Hoa Kỳ có mối quan tâm ở đây. Chúng tôi quan tâm tới sự thành công của Việt Nam. Nhưng mối quan hệ đối tác toàn diện của chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu. Trong thời gian còn lại trong nhiệm kỳ của mình, tôi muốn chia sẻ với các bạn một tầm nhìn mà tôi tin rằng có thể định hướng cho chúng ta trong nhiều thập niên tới đây.

Trước hết, chúng ta hãy cùng nhau hợp tác để tạo ra những cơ hội thực sự và sự thịnh vượng cho tất cả người dân của mình. Chúng ta biết những thành tố của thành công kinh tế trong thế kỷ 21. Trong nền kinh tế toàn cầu, đầu tư và thương mại sẽ đến bất kỳ nơi nào có pháp quyền, bởi vì không ai muốn phải hối lộ để được khởi nghiệp. Không ai muốn bán hàng hay đi học nếu họ không biết mình sẽ được đối xử ra sao. Trong các nền kinh tế tri thức, việc làm sẽ được tạo ra ở những nơi mà người dân có quyền tự do suy nghĩ, trao đổi ý tưởng và đổi mới sáng tạo. Và mối quan hệ đối tác kinh tế thực sự không phải là chuyện nước này đi khai thác tài nguyên của nước khác, mà là đầu tư vào nguồn lực quý báu nhất của mình – đó chính là con người, kỹ năng và tài năng của họ, cho dù họ sống ở thành phố lớn hay ở làng quê. Và đó chính là mối quan hệ đối tác mà Hoa Kỳ đem tới.

Như tôi đã công bố ngày hôm qua, Peace Corps (Tổ chức Hòa bình) lần đầu tiên sẽ tới Việt Nam, tập trung giảng dạy tiếng Anh. Một thế hệ sau khi những thanh niên Mỹ đến đây để chiến đấu, một thế hệ người Mỹ mới sẽ tới đây để giảng dạy, xây dựng và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị giữa hai dân tộc. (Vỗ tay). Một số công ty công nghệ hàng đầu và những cơ sở đào tạo của Hoa Kỳ đang hợp tác với các trường đại học của Việt Nam để tăng cường đào tạo trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật, toán và y học. Ngay cả khi chúng tôi tiếp tục đón nhận thêm nhiều sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ học tập, chúng tôi cũng tin rằng các bạn trẻ hoàn toàn xứng đáng được tiếp cận nền giáo dục đẳng cấp quốc tế ngay tại đây ở Việt Nam.

Đó là một trong những lý do chúng tôi rất phấn khởi khi mùa thu này, trường đại học Fulbright Việt Nam sẽ đi vào hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh – đây sẽ là trường đại học phi lợi nhuận, độc lập đầu tiên của Việt Nam – đó sẽ là nơi có tự do học thuật hoàn toàn và học bổng cho những người có hoàn cảnh khó khăn. (Vỗ tay). Sinh viên, học giả và các nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào chính sách công, quản trị và kinh doanh; vào khoa học máy tính và kỹ thuật, và các môn nghệ thuật tự do – mọi lĩnh vực từ thơ của Nguyễn Du, cho đến triết lý của Phan Chu Trinh và toán học của Ngô Bảo Châu.

Và chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng các bạn trẻ và doanh nhân khởi nghiệp, bởi chúng tôi tin rằng khi các bạn có thể tiếp cận các kỹ năng, công nghệ và vốn mà mình cần thì không có gì có thể cản đường các bạn – và điều đó bao gồm cả những phụ nữ tài năng của Việt Nam. (Vỗ tay). Chúng tôi cho rằng bình đẳng giới là một nguyên tắc quan trọng. Từ thời Bà Trưng Bà Triệu đến nay, những người phụ nữ mạnh mẽ và tự tin luôn luôn có thể giúp Việt Nam tiến về phía trước. Bằng chứng rất rõ ràng – tôi nói điều này ở bất cứ nơi nào tôi đến trên khắp thế giới – gia đình, cộng đồng, và các quốc gia đều thịnh vượng hơn khi trẻ em gái và phụ nữ có cơ hội ngang bằng để thành công ở trường học và ở nơi làm việc và trong chính phủ. Điều đó đúng ở mọi nơi và điều đó đúng ở Việt Nam. (Vỗ tay).

Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để giải phóng tối đa tiềm năng của nền kinh tế của các bạn thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngay tại Việt Nam, TPP sẽ giúp các bạn bán được nhiều sản phẩm hơn ra thế giới và hiệp định này sẽ thu hút đầu tư mới. TPP sẽ đòi hỏi cải cách để bảo vệ công nhân và pháp quyền và quyền sở hữu trí tuệ. Và Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam khi Việt Nam nỗ lực thực hiện đầy đủ các cam kết của mình. Tôi muốn các bạn biết rằng, với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP bởi các bạn còn có thể mua nhiều hơn các sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ.

Hơn nữa, tôi ủng hộ TPP bởi những lợi ích chiến lược quan trọng của hiệp định này. Việt Nam sẽ bớt phụ thuộc vào bất kỳ một đối tác thương mại duy nhất nào và hưởng lợi từ quan hệ rộng rãi hơn với nhiều đối tác, bao gồm Hoa Kỳ. (Vỗ tay). Và TPP sẽ củng cố hợp tác khu vực. TPP sẽ giúp Việt Nam giải quyết bất đình đẳng kinh tế, và sẽ thúc đẩy nhân quyền, với mức lương cao hơn và điều kiện lao động an toàn hơn. Lần đầu tiên ở Việt Nam, quyền lập công đoàn độc lập và luật cấm lao động cưỡng bức và lao động trẻ em. Và hiệp định có các biện pháp bảo vệ môi trường mạnh mẽ nhất và những tiêu chuẩn chống tham nhũng cao nhất so với bất kỳ hiệp định thương mại nào trong lịch sử. Đó là tương lai mà TPP mang lại cho tất cả chúng ta, bởi tất cả chúng ta – Hoa Kỳ, Việt Nam và các quốc gia tham gia – sẽ phải tuân thủ các quy định mà chúng ta đã cùng nhau tạo nên. Đó là tương lai dành cho tất cả chúng ta. Vì thế chúng ta phải đạt được hiệp định này – vì sự thịnh vượng kinh tế và an ninh quốc gia của chúng ta.

Tiếp theo, tôi muốn nói đến lĩnh vực thứ hai mà chúng ta có thể cùng hợp tác với nhau, đó là đảm bảo an ninh chung của chúng ta. Với chuyến thăm này, chúng ta đồng thuận về việc đẩy mạnh hợp tác an ninh và tăng cường lòng tin giữa quân đội hai nước. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp các khóa đào tạo và trang thiết bị cho Cảnh sát biển Việt Nam nhằm tăng cường năng lực hàng hải của Việt Nam. Chúng tôi sẽ đồng hành để cung cấp hỗ trợ nhân đạo khi xảy ra thảm họa. Với tuyên bố tôi đã đưa ra ngày hôm qua về việc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, Việt Nam sẽ có được sự tiếp cận lớn hơn với trang thiết bị quân sự các bạn cần để đảm bảo an ninh của mình. Và Hoa Kỳ đang thực hiện cam kết của mình nhằm bình thường hóa quan hệ hoàn toàn với Việt Nam. (Vỗ tay).

Nói một cách rộng hơn, thế kỷ 20 đã cho tất cả chúng ta– cả Hoa Kỳ và Việt Nam – thấy rằng trật tự thế giới làm nền tảng cho an ninh chung của chúng ta được hình thành dựa trên những quy tắc và chuẩn mực nhất định. Các quốc gia đều có chủ quyền, bất luận quốc gia đó lớn hay nhỏ, chủ quyền của họ phải được tôn trọng, và lãnh thổ của họ không nên bị xâm phạm. Các quốc gia lớn không nên bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn. Các tranh chấp nên được giải quyết một cách hòa bình. (Vỗ tay). Và các thiết chế khu vực, ví dụ như ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, nên tiếp tục được củng cố mạnh mẽ. Đó là điều tôi tin tưởng. Đó là điều Hoa Kỳ tin tưởng. Đó là quan hệ đối tác mà Hoa Kỳ mang đến khu vực này. Tôi mong muốn thúc đẩy tinh thần tôn trọng và hòa giải vào cuối năm nay khi tôi trở thành Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm Lào.

Về Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), Hoa Kỳ không là một quốc gia tuyên bố chủ quyền trong tranh chấp hiện nay. Tuy nhiên chúng tôi sát cánh cùng các đối tác để bảo vệ những nguyên tắc cốt lõi, như quyền tự do hàng hải và hàng không, và thương mại hợp pháp không bị cản trở, và cách giải quyết những tranh chấp một cách hòa bình, thông qua các công cụ pháp lý, theo luật pháp quốc tế. Trong tương lai, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay và đưa tàu thuyền hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, và chúng tôi sẽ ủng hộ quyền của tất cả các quốc gia thực hiện việc làm tương tự như vậy. (Vỗ tay).

Ngay cả khi chúng ta hợp tác chặt chẽ hơn trong những lĩnh vực mà tôi vừa nói đến, quan hệ đối tác của chúng ta còn bao gồm thành tố thứ ba – giải quyết những lĩnh vực mà chính phủ của chúng ta còn khác biệt, bao gồm nhân quyền. Không quốc gia nào là hoàn hảo cả. Hai thế kỷ đã trôi qua, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cố gắng để thực hiện những lý tưởng có từ thời lập quốc của chúng tôi. Chúng tôi vẫn đang giải quyết những bất cập của mình – quá nhiều tiền đổ vào chính trị, bất bình đẳng kinh tế gia tăng, phân biệt chủng tộc trong hệ thống tư pháp hình sự, phụ nữ vẫn không được trả lương ngang bằng với nam giới trong cùng một công việc. Chúng tôi vẫn còn nhiều vấn đề. Và chúng tôi không phải không bị chỉ trích, tôi thú thực với bạn như vậy. Tôi vẫn nghe những lời chỉ trích hàng ngày. Nhưng chính sự giám sát đó, những cuộc tranh luận công khai, chỉ ra những điểm không hoàn hảo của chúng tôi, và cho phép tất cả mọi người có tiếng nói đã giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ hơn, thịnh vượng hơn và công bằng hơn.

Tôi đã nói điều này từ trước– Hoa Kỳ không tìm cách áp đặt mô hình chính phủ của chúng tôi lên Việt Nam. Những quyền mà tôi nói đây, tôi tin rằng không phải các giá trị Mỹ, tôi nghĩ đó là giá trị phổ quát được minh định trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. Những quyền đó được minh định trong Hiến pháp Việt Nam, khẳng định rằng “người dân có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, và có quyền tiếp cận thông tin, quyền tụ họp và quyền lập hội, và quyền biểu tình”. Điều đó được nêu trong hiến pháp Việt Nam. (Vỗ tay). Vì thế, thực sự vấn đề ở đây là tất cả chúng ta, từng quốc gia, cố gắng áp dụng nhất quán những nguyên tắc này, đảm bảo rằng chúng ta – những người đang làm việc trong chính phủ – thành thật với những lý tưởng đó.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ. Việt Nam cam kết đảm bảo pháp luật của mình sẽ thống nhất với hiến pháp mới và với chuẩn mực quốc tế. Theo quy định của một số luật mới được ban hành gần đây, chính phủ sẽ công khai nhiều hơn về ngân sách và công chúng sẽ có quyền tiếp cận nhiều thông tin hơn. Và, như tôi đã nói, Việt Nam cam kết thực hiện cải cách kinh tế và lao động theo TPP. Vì thế, tất cả đều là những bước đi tích cực. Cuối cùng, tương lai của Việt Nam sẽ được quyết định bởi chính người dân Việt Nam. Mỗi quốc gia có con đường riêng của mình, và hai quốc gia chúng ta có những truyền thống khác biệt, hệ thống chính trị khác biệt và văn hóa khác biệt. Nhưng là một người bạn của Việt Nam, cho phép tôi chia sẻ quan điểm của tôi – tại sao tôi tin tưởng các quốc gia sẽ thành công hơn khi những quyền phổ quát được đảm bảo.

Khi có quyền tự do biểu đạt và tự do ngôn luận, và khi người dân có thể chia sẻ ý tưởng và tiếp cận internet và mạng xã hội mà không bị cấm đoán, điều đó sẽ tạo đà cho đổi mới sáng tạo mà các nền kinh tế cần để có thể vươn lên. Đó là nơi nảy ra những ý tưởng mới. Đó chính là cách thức khởi đầu của Facebook. Đó chính là cách thức mà nhiều trong số những công ty vĩ đại nhất của chúng tôi đã khởi nghiệp – nhờ ai đó có ý tưởng mới. Ý tưởng khác biệt. Và họ có thể chia sẻ ý tưởng đó. Khi có tự do báo chí – khi nhà báo và blogger có thể vạch trần những bất công và lạm dụng – điều đó sẽ buộc các quan chức phải có trách nhiệm và sẽ xây dựng niềm tin của người dân để hệ thống có thể hoạt động. Khi các ứng viên có thể chạy đua vào các vị trí và tranh cử tự do, và cử tri có thể lựa chọn những người lãnh đạo của mình trong các cuộc bầu cử tự do và công bằng thì điều đó sẽ làm cho các quốc gia ổn định hơn, bởi vì người dân biết rằng tiếng nói của họ được lắng nghe và rằng những thay đổi một cách hòa bình là điều có thể. Và điều đó sẽ đưa những con người mới vào hệ thống.

Khi có quyền tự do tôn giáo, thì điều đó không chỉ cho phép người dân được bày tỏ đầy đủ tình yêu và đam mê vốn là giá trị cốt lõi của tất cả mọi tôn giáo lớn, mà còn cho phép các nhóm đức tin phục vụ cộng đồng của họ thông qua trường học và bệnh viện, và chăm sóc người nghèo và người dễ bị tổn thương. Và khi có quyền tự do hội họp – khi người dân được tự do tổ chức xã hội dân sự – thì các quốc gia sẽ giải quyết tốt hơn các thách thức mà chính phủ đôi khi không thể tự mình giải quyết. Do vậy, tôi cho rằng việc thúc đẩy các quyền này không phải là mối đe dọa đối với sự ổn định, mà thực ra là củng cố sự ổn định và là nền tảng cho sự tiến bộ.

Suy cho cùng, việc khát khao có được những quyền này đã thôi thúc người dân trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, đánh đuổi chủ nghĩa thực dân. Tôi tin rằng việc thúc đẩy các quyền này là sự hiện thân đầy đủ nhất của độc lập mà nhiều quốc gia đề cao, bao gồm cả nơi này, ở một quốc gia đã tuyên bố “của dân, do dân và vì dân”.

Cách thực hiện của Việt Nam sẽ khác với của Hoa Kỳ. Và cách thức của mỗi chúng ta cũng sẽ khác với các quốc gia khác trên thế giới. Nhưng có những nguyên tắc căn bản mà tôi cho rằng tất cả chúng ta đều cần phải cố gắng thực hiện và cải thiện. Tôi đã nói điều này với tư cách là người sắp hết nhiệm kỳ, do vậy tôi có lợi thế trong gần tám năm để giờ đây có thể suy ngẫm xem hệ thống của chúng tôi hoạt động như thế nào và tương tác với các quốc gia thế giới ra sao khi mà họ đang không ngừng cải thiện hệ thống của mình.

Cuối cùng, tôi cho rằng, mối quan hệ đối tác của chúng ta có thể ứng phó với những thách thức toàn cầu mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự giải quyết được. Nếu chúng ta tiếp tục đảm bảo sức khỏe cho người dân của mình và vẻ đẹp của hành tinh này thì chúng ta phải phát triển bền vững. Những kỳ quan tự nhiên như Vịnh Hạ Long và Hang Sơn Đoòng cần phải được gìn giữ cho con cháu chúng ta. Nước biển dâng đe dọa các bờ biển và giao thông đường thủy vốn là huyết mạch trong cuộc sống của nhiều người Việt Nam. Với tư cách là các đối tác trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, chúng ta cần thực hiện đầy đủ cam kết mà chúng ta đã tuyên bố ở Paris, chúng ta cần giúp những người nông dân và những ngôi làng và người dân mưu sinh bằng nghề cá có thể thích ứng và đem lại nhiều năng lượng sạch hơn đến những khu vực như Đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa của thế giới mà chúng ta cần để đảm bảo lương thực cho những thế hệ sau này.

Và chúng ta có thể cứu sống người dân ở ngoài biên giới của mình. Bằng cách giúp các quốc gia khác nâng cao hệ thống y tế của họ, chúng ta có thể phòng ngừa không để bệnh tật bùng phát trở thành dịch bệnh đe dọa tất cả chúng ta. Khi Việt Nam làm sâu sắc cam kết của mình với lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ tự hào giúp đào tạo các quân nhân gìn giữ hòa bình của các bạn. Và điều quan trọng ở đây là – hai nước chúng ta, từng chiến đấu chống lại nhau, giờ lại sát cánh cùng nhau và cùng giúp nhau đạt được hòa bình. Vì thế, bên cạnh quan hệ song phương của mình, mối quan hệ đối tác còn cho phép chúng ta góp phần hình thành môi trường quốc tế theo hướng tích cực.

Bây giờ, thực hiện được đầy đủ tầm nhìn mà tôi mô tả ngày hôm nay không phải là điều xảy ra một sớm một chiều, và không phải đương nhiên sẽ xảy ra. Có thể sẽ có những thăng trầm trên con đường đó. Sẽ có những lúc xảy ra hiểu nhầm. Con đường đó đòi hỏi nỗ lực bền bỉ và đối thoại chân thành trong những lĩnh vực mà cả hai bên sẽ tiếp tục thay đổi. Tuy nhiên, khi xem xét cả chặng đường lịch sử và những trở ngại mà chúng ta đã vượt qua, tôi đang đứng trước các bạn ở đây ngày hôm nay, rất lạc quan về tương lai chung của chúng ta. (Vỗ tay). Và niềm tin của tôi, lúc nào cũng vậy, luôn luôn bắt nguồn từ tình hữu nghị và khát vọng chung của cả hai dân tộc.

Tôi nghĩ đến tất cả những người Mỹ và người Việt Nam đã vượt qua biển cả mênh mông – trong đó có một số người lần đầu tiên được đoàn tụ với gia đình sau nhiều thập niên – và những người như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã viết trong ca khúc của mình, đã nối vòng tay lớn để mở tấm lòng của mình ra để thấu suốt trái tim mình và nhìn thấu tình người trong mỗi chúng ta. (Vỗ tay).

Tôi nghĩ đến tất cả người Mỹ gốc Việt thuộc mọi tầng lớp đã thành danh – từ bác sỹ, nhà báo, thẩm phán, công chức. Một trong số họ, được sinh ra ở đây, đã viết cho tôi một lá thư và nói rằng “Ơn Chúa, tôi đã có thể thực hiện được giấc mơ Mỹ…Tôi rất tự hào là người Mỹ nhưng tôi cũng rất tự hào là người Việt Nam”. (Vỗ tay). Và ngày hôm nay, ông ấy ở đây, trở lại mảnh đất sinh thành, bởi vì, như ông ấy đã nói, “niềm đam mê cá nhân” của ông là “cải thiện cuộc sống cho từng người dân Việt Nam”.

Tôi nghĩ tới một thế hệ người Việt Nam mới – với rất nhiều người trong số các bạn, rất nhiều bạn trẻ có mặt ở đây – những người luôn sẵn sàng ghi lại dấu ấn của mình trên thế giới. Và tôi muốn nói với tất cả những người trẻ đang lắng nghe tôi nói rằng: tài năng của bạn, con đường của bạn, những giấc mơ của bạn–trong tất cả những thứ đó, Việt Nam đã có có tất cả những thành tố cần thiết để phát triển. Vận mệnh của bạn là trong tay của bạn. Đây là thời điểm của bạn. Và khi bạn theo đuổi tương lai mà bạn muốn, tôi muốn bạn biết rằng Hoa Kỳ sẽ ở đó bên bạn như là đối tác của bạn và là bạn của bạn. (Vỗ tay).

Và trong nhiều năm tới kể từ bây giờ, khi ngày càng có nhiều người Việt Nam và Mỹ đang học tập với nhau; đổi mới sáng tạo và kinh doanh với nhau; cùng chung tay vì an ninh của chúng ta, thúc đẩy nhân quyền và cùng nhau bảo vệ hành tinh của mình … tôi hy vọng bạn hãy nhớ lại thời điểm này và ấp ủ hy vọng từ tầm nhìn mà tôi đã đề ra ngày hôm nay. Hay, nếu tôi có thể nói một cách khác – mượn lời của Truyện Kiều mà các bạn đều biết “Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi”. (Vỗ tay).

Cám ơn các bạn. Rất cám ơn các bạn. Cám ơn Việt Nam. Cám ơn. (Vỗ tay).

Nguồn: FB Hoàng Ngọc

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Ai có thể đánh bại được Cộng sản?

Nguyễn Hưng Quốc




Nhìn lại lịch sử tranh chấp giữa hai khối tư bản và Cộng sản trong gần suốt thế kỷ 20, nhận xét đầu tiên người ta có thể rút ra là: Không ai có thể đánh bại được Cộng sản.

Nhận xét ấy được hỗ trợ bởi hai bằng chứng:

Thứ nhất, trên phạm vi toàn cầu, trong 70 năm đầu tiên, chủ nghĩa Cộng sản phát triển cực nhanh, nhanh đến độ dường như không có ai và không có cái gì có thể ngăn cản được. Ra đời tại Nga năm 1917, năm năm sau, 1922, Liên bang Xô Viết được thành lập với vai trò nòng cốt của Nga, châu tuần bởi các nước láng giềng nhỏ của Nga, như Ukraine, Belarus, Georgia, Armenia và Azerbaijan. Sau đó, một số nước khác bị sáp nhập vào Liên bang Xô Viết, như Estonia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Lithuania, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan. Đến giữa thập niên 1980, Liên bang Xô Viết, với diện tích trên 22 triệu cây số vuông và đường biên giới trên 60.000 km, chiếm đến một phần sáu diện tích trái đất, rộng bằng cả Bắc Mỹ. Năm 1945, sau Đệ nhị thế chiến, một số nước thuộc Trung Âu và Đông Âu lần lượt rơi vào tay Cộng sản: Albania, Ba Lan, Bosnia, Bulgaria, Croatia, Đông Đức, Hungary, Macedonia, Montenegro, Romania, Serbia, Slovakia, Slovenia, Tiệp Khắc, Nam Tư. Sau đó nữa là các nước thuộc châu Á và châu Phi, như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Afghanistan, Campuchia, Congo, Mông Cổ, Yemen, Angola, Benin, Congo, Ethiopia, Somalia, Eritrea và Mozambique. Vào giữa thập niên 1980, khối Cộng sản rất mạnh, chiếm một phần ba dân số thế giới. Cho đến lúc ấy, câu khẩu hiệu chủ nghĩa Marx-Lenin hoặc chủ nghĩa Cộng sản bách chiến bách thắng vang lên khắp nơi. Dân chúng ở các nước Cộng sản, vốn bị nhồi sọ, tin điều đó, đã đành. Ngay phần lớn dân chúng ở Tây phương, tuy biết tất cả những mặt trái đầy tiêu cực của chủ nghĩa Cộng sản, vẫn không tin là Tây phương có thể đánh bại được Cộng sản.

Thứ hai, dù cả hai bên, tư bản và Cộng sản, lúc nào cũng cố gắng tự kiềm chế, nhưng ít nhất cũng có hai nơi cuộc chiến tranh lạnh đã biến thành chiến tranh nóng: Ở Triều Tiên trong ba năm, 1950-1953, và ở Việt Nam, từ 1954 đến 1975. Ở trận chiến đầu, hai bên hòa nhau, Triều Tiên bị chia đôi, Nam và Bắc. Điểm phân cách vẫn là vĩ tuyến 38, đúng với quyết định của phe Đồng Minh trong hội nghị Potsdam vào tháng 8 năm 1945. Ở trận chiến sau, Mỹ tự nhận là thua sau khi rút khỏi Việt Nam vào tháng 4 năm 1975. (Về điểm này, tôi có phân tích khá kỹ trong bài “1975: Việt Nam có thắng Mỹ?”. Ở đây, tôi tạm thời chấp nhận cách nhìn quen thuộc và phổ biến để khỏi bị gián đoạn mạch lý luận trong bài viết này.)

Có điều, từ nhận xét nêu ở đầu bài viết, không ai có thể đánh bại được Cộng sản, người ta lại chứng kiến một sự kiện oái oăm vào thời điểm bản lề giữa hai thập niên 1980 và 1990: chủ nghĩa Cộng sản đã bị sụp đổ trên phạm vi toàn cầu. Cái gọi là “sụp đổ” ấy có hai mức độ: sụp đổ hoàn toàn và sụp đổ một phần, hơn nữa, phần lớn. Nhưng dù sụp đổ hoàn toàn hay sụp đổ một phần thì cũng vẫn là sụp đổ. Một sự sụp đổ lớn lao, nhanh chóng, và đặc biệt, hoàn toàn nằm ngoài dự kiến của mọi người ở mọi phía.

Sự sụp đổ hoàn toàn diễn ra ở Nga, Đông Âu, Trung Âu, Trung Đông, Trung Mỹ và châu Phi.

Trước hết, ở châu Âu, chỉ trong vòng chưa tới ba năm, toàn bộ các đảng Cộng sản đang nắm quyền sinh sát gần như tuyệt đối ở Đông Âu và Trung Âu đều mất sạch quyền hành; chế độ độc đảng trở thành đa đảng; bầu cử tự do được tổ chức khắp nơi, các thành phần đối lập hoặc lên cầm quyền hoặc được chia quyền (ở Ba Lan, ngày 4/6/1989; Turkmenistan 7/1/1990; Uzbekistan 18/2/1990; Lithuania 24/2/1990; Moldova 25/2/1990; Kyrgyzstan 25/2/1990; Belarus 3/3/1990; Nga 4/3/1990; Ukraine 4/3/1990; Đông Đức 18/3/1990; Estonia 18/3/1990; Latvia 18/3/1990; Hungary 25/3/1990; Kazakhstan 25/3/1990; Slovenia 8/4/1990; Croatia 24/4/1990; Romania 20/5/1990; Armenia 20/5/1990; Tiệp Khắc 8/6/1990; Bulgaria 10/6/1990; Azerbaijan 30/9/1990; Georgia 28/10/1990; Macedonia 11/11/1990; Bosnia & Herzegovina 18/11/1990; Serbia 8/12/1990; Montenegro 9/12/1990; và Albania 7/4/1991). Liên bang Xô Viết tan rã. Hầu hết các quốc gia trước đây bị sáp nhập vào Liên bang đều tuyên bố độc lập hoặc tự trị. Ngay cả ở Nga, đảng Cộng sản không những bị mất quyền mà còn bị khinh bỉ và tẩy chay, không còn đóng vai trò gì trên bàn cờ chính trị quốc nội.

Xin lưu ý; sự sụp đổ của chế độ Cộng sản ở các nước trên đều diễn ra rất gọn gàng, không gây xáo trộn và đặc biệt, không đổ máu, trừ Romania, nơi Ceaușescu bị lật đổ và giết chết, kéo theo cái chết của khoảng 1.100 người khác.

Sự sụp đổ ấy nhanh chóng lan sang các vùng khác, đặc biệt các vùng Trung Mỹ, Trung Đông và châu Phi. Năm 1990, ở Nicaragua, sau một cuộc bầu cử tự do, đảng Cộng sản mất quyền; ở Angola, cuộc chiến giữa Cộng sản và phe chống Cộng chấm dứt; năm 1991, ở Ethiopia, Trung tá Mengistu Meriam, nhà độc tài Cộng sản từng thống trị đất nước suốt gần 15 năm, chạy trốn khỏi đất nước, và Eritrea tuyên bố tách khỏi Ethopia, trở thành độc lập và từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản. Ở Trung Đông, năm 1990, chế độ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Yemen bị sụp đổ, sau đó, hợp nhất với Nam Yemen, thành lập nước Cộng hòa Yemen; ở Afghanistan, chế độ Cộng sản của Najibullah sụp đổ vào mùa xuân 1992.

Sự sụp đổ một phần diễn ra ở Trung Quốc, Lào, Cuba và Việt Nam.

Chế độ Cộng sản, như nó từng tồn tại từ năm 1917 đến cuối thập niên 1980, dựa trên ba nền tảng chính: Về ý thức hệ, dựa trên chủ nghĩa Marx-Lenin; về kinh tế, dựa trên chính sách quốc hữu hóa và nguyên tắc kế hoạch hóa tập trung; và về bộ máy quyền lực, dựa trên sức mạnh độc tôn của đảng, công an và quân đội. Ở cả bốn quốc gia kể trên, từ đầu thập niên 1990, nền tảng ý thức hệ coi như đã bị phá sản; nền tảng kinh tế cũng bị biến chất theo chiều hướng tư bản hóa. Trên cái thế kiềng ba chân của chế độ, hai chân đã bị sụp. Chỉ còn một chân là bộ máy quyền lực. Gọi chế độ Cộng sản ở bốn quốc gia này bị sụp đổ một phần, thậm chí, phần lớn, là vậy.

Trên thế giới hiện nay, chỉ có một quốc gia duy nhất còn giữ được chế độ Cộng sản chính thống và “truyền thống” trước năm 1990, đó là Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, không ai xem đó là điều đáng tự hào. Ngược lại. Nó chỉ bị xem là một thứ quái thai.

Như vậy, chúng ta chứng kiến một nghịch lý: một mặt, có cảm tưởng như không ai có thể đánh bại được Cộng sản; mặt khác, chỉ trong vòng mấy năm thật ngắn ngủi, tất cả, với những mức độ khác nhau, đều thi nhau ngã gục. Vậy thì ai đánh bại nó?

Có nhiều câu trả lời đã được đưa ra. Nhưng câu trả lời được nhiều học giả đồng tình nhất là: Không có ai đánh bại Cộng sản cả. Chỉ có Cộng sản mới đánh bại được Cộng sản.

Cộng sản đánh bại Cộng sản bằng cách nào?

Bằng nhiều cách. Thứ nhất, bằng các sai lầm có tính hệ thống trong kinh tế khiến nước Cộng sản nào cũng nghèo đói xơ xác. Giữa thập niên 1980, phần lớn các cửa hàng quốc doanh, kể cả cửa hàng thực phẩm, ở phần lớn các nước Cộng sản, bao gồm cả Liên Xô, đều trống không. Nợ nước ngoài chồng chất. Riêng Ba Lan, nơi chế độ Cộng sản sụp đổ đầu tiên, nợ các nước Tây phương đến trên 100 tỉ đô la và đối diện với nguy cơ không thể trả được. Thứ hai, tình hình kinh tế tồi tệ ấy càng tồi tệ thêm nữa do nạn tham nhũng tràn ngập ở mọi cấp. Thứ ba, những thất bại về kinh tế, sự hoành hành của tham nhũng và những chính sách độc tài tàn bạo của chính quyền làm dân chúng bất mãn và nổi dậy tranh đấu đòi thay đổi chính sách, đặc biệt, dân chủ hóa. Cuối cùng, đối diện với tất cả các vấn đề ấy, hầu như mọi người, kể cả các cán bộ cao cấp nhất, đều mất hẳn niềm tin vào chủ nghĩa Cộng sản. Họ biết chắc chắn một điều: họ không thể tiếp tục tồn tại được nếu họ không tự thay đổi. Chính sách glasnost và perestroika của Mikhail Gorbachev ra đời là để đáp ứng lại nhu cầu đó. Nhưng ngay cả khi đưa ra chính sách cải tổ và tái cấu trúc như vậy, giới lãnh đạo vẫn không an tâm hẳn. Họ biết đó chỉ là những biện pháp vá víu. Tự thâm tâm, tất cả đều mất niềm tin vào chế độ.

Chính vì mất niềm tin như vậy nên ở những thời điểm quan trọng nhất, mọi người đều đâm ra hoang mang, không ai dám quyết định điều gì. Ngày 9 tháng 11 năm 1989, khi dân chúng đổ xuống đường biểu tình trước bức tường Bá Linh, bộ đội và công an, dù đông hơn hẳn, không biết đối phó thế nào. Họ gọi điện thoại lên cấp trên. Các cấp trên của họ sợ trách nhiệm, cứ đùn qua đẩy lại với nhau: Cuối cùng bức tường bị đổ. Ở Nga cũng vậy, trước các cuộc xuống đường của dân chúng, không ai dám ra lệnh quân đội hay công an nã súng vào dân chúng: cuối cùng, chế độ sụp.

Không phải cán bộ, công an hay giới lãnh đạo bỗng dưng nhân đạo hơn. Không. Ở đây không phải là sự thay đổi trong tính khí. Mà ở nhận thức. Tất cả đều nhận thức được sâu sắc mấy điểm chính: Một, ngày tàn của chế độ Cộng sản đã điểm; nó không thể tồn tại thêm được nữa. Hai, nó cũng không thể cứu được. Mọi nỗ lực cứu vớt đều tuyệt vọng và chỉ gây tai họa không những cho đất nước mà còn cả cho chính bản thân họ. Cuối cùng, như là hệ quả của hai điều ấy, chọn lựa tốt nhất mà họ nên làm là buông tay bỏ cuộc.

Cả ba nhận thức ấy đều không thể có nếu không có hai điều kiện: Thứ nhất, người ta có dịp so sánh với sự giàu có, tự do và dân chủ ở Tây phương và thứ hai, các nỗ lực tranh đấu không ngưng nghỉ của dân chúng, đặc biệt giới trí thức, trong việc vạch trần các sai lầm và tội ác của chế độ. Cả hai điều kiện đều quan trọng, nhưng điều kiện thứ nhất chỉ có thể phát huy được tác dụng là nhờ điều kiện thứ hai. Những sự phê phán và tranh đấu cho dân chủ liên tục càng ngày càng làm nổi bật sự khác biệt sâu sắc giữa tự do và toàn trị, càng làm lung lạc niềm tin ngay cả ở những kẻ cuồng tín và mê tín nhất, cuối cùng, cô lập những kẻ lì lợm bám víu vào bộ máy độc tài. Khi sự cô lập đến mức độ nào đó, người ta chỉ còn hai lựa chọn: hoặc trở thành Gorbachev hoặc trở thành Ceaușescu (hay gần hơn, Muammar Gaddafi ở Libya).

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


Nguyễn Hưng Quốc

Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.